You are on page 1of 72

UBND TỈNH THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG CAO ĐẲNG THÁI NGUYÊN


----

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Tên đề tài: BÀI GIẢNG VẬT LIỆU ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 688/QĐ-CĐTN ngày 10 tháng 12 năm 2021 của
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thái Nguyên)

SỐ TÍN CHỈ: 2 (2/0)


CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
HỆ: CAO ĐẲNG
NĂM HỌC ĐĂNG KÝ: 2021 - 2022

(Lƣu hành nội bộ)

Chủ biên: Nguyễn Thị Thu Huyền Đơn vị: Khoa Kỹ thuật công nghiệp

Thái Nguyên , năm 2022


LỜI GIỚI THIỆU
Vật liệu điện là một môn học cơ sở trong chƣơng trình đào tạo học sinh sinh viên
chuyên ngành điện nói chung và điện công nghiệp nói riêng.
Vật liệu điện có vai trò rất lớn trong ngành công nghiệp điện. Với mục tiêu và yêu
cầu đào tạo học sinh sinh viên nhà trƣờng, Bài giảng tập trung vào các vấn đề chính sau:
Những kiến thức cơ bản về vật liệu cách điện, vật liệu dẫn điện và vật liệu dẫn từ. Trình
bày khái niệm cơ bản về vật liệu điện, cách phân loại và ứng dụng chủ yếu của vật liệu
điện trong đời sống và kỹ thuật.
Môn học Vật liệu điện đƣợc bố trí học sau môn học An toàn điện và học song
song với các môn học, mô đun: Lý thuyết mạch,Vẽ kỹ thuật, Khí cụ điện.
+ Thời lƣợng môn học: Số tín chỉ: 2(2/0) – 30 giờ (Lý thuyết: 29 giờ; kiểm tra: 01 giờ).
+ Chƣơng trình Bài giảng bao gồm 3 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Vật liệu cách điện (Lý thuyết: 12 giờ, thực hành: 0 giờ)
Chƣơng 2: Vật liệu dẫn điện (Lý thuyết: 11 giờ, thực hành: 0 giờ, kiểm tra 01 giờ)
Chƣơng 3: Vật liệu dẫn từ (Lý thuyết: 06 giờ, thực hành: 0 giờ).
Chắc chắn Bài giảng không tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc ý kiến đóng
góp để Bài giảng đƣợc chỉnh sửa và ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cám ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022

Biên soạn

Nguyễn Thị Thu Huyền


MỤC LỤC
BÀI GIẢNG MÔN HỌC ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN .......................................................................................... 2
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN ...................................................... 2
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................................... 2
1.1.2. Phân loại ........................................................................................................................ 2
1.1.3. Dẫn điện của vật liệu cách điện ..................................................................................... 4
1.2. SỰ PHÂN CỰC CỦA VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN .................................................................... 5
1.2.1. Khái niệm về sự phân cực ............................................................................................. 5
1.2.2. Các dạng phân cực xảy ra trong vật liệu cách điện ....................................................... 6
1.3. TỔN HAO VÀ SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN ................................. 7
1.3.1. Khái niệm về tổn hao vật liệu cách điện ........................................................................ 7
1.3.2. Các dạng tổn hao trong vật liệu cách điện ..................................................................... 8
1.3.3. Sự phóng điện trong vật liệu cách điện ......................................................................... 9
1.4. TÍNH HÚT ẨM VÀ TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN .....................10
1.4.1. Độ ẩm không khí .........................................................................................................10
1.4.2. Độ ẩm của của vật liệu ................................................................................................10
1.4.3. Tính hấp thụ (thấm ẩm) ...............................................................................................11
1.5. TÍNH CHẤT NHIỆT, HOÁ HỌC CỦA VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN ......................................11
1.5.1. Tính chịu nóng, tính chất hóa học ...............................................................................11
1.5.2. Độ dẫn nhiệt ................................................................................................................14
1.5.3. Sự giãn nở nhiệt ...........................................................................................................14
1.6. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN THỂ KHÍ, LỎNG .........................................................................14
1.6.1. Không khí, Ni tơ, Hyđrô ..............................................................................................14
1.6.2. Dầu mỏ cách điện, dầu tụ điện, dầu cáp điện ..............................................................16
1.6.3. Vật liệu cách điện lỏng tổng hợp .................................................................................17
1.7. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN THỂ RẮN .....................................................................................18
1.7.1. Vật liệu cách điện hữu cơ cao phân tử ........................................................................18
1.7.2 Vật liệu cách điện vô cơ ...............................................................................................21
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN ..........................................................................................24
2.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN .....................24
2.1.1. Khái niệm ....................................................................................................................24
2.1.2. Phân loại ......................................................................................................................24
2.1.3. Các tính chất cơ bản của vật liệu dẫn điện ..................................................................25
2.2. VẬT LIỆU CÓ ĐIỆN DẪN SUẤT CAO ..............................................................................29
2.2.1. Các tính chất chung của kim loại và hợp kim có điện dẫn suất cao ............................29
2.2.2. Các loại vật liệu cáo điện dẫn suất cao ........................................................................31
2.3. CÁC HỢP KIM CÓ ĐIỆN DẪN SUẤT THẤP ....................................................................40
2.3.1. Hợp kim điện trở suất cao - ứng dụng .........................................................................40
2.3.2. Hợp kim làm cặp nhiệt điện.........................................................................................41
2.3.3. Than kỹ thuật điện .......................................................................................................44
2.4. CÁC KIM LOẠI KHÁC, THUỐC HÀN VÀ CHẤT LÀM CHẢY ......................................45
2.4.1. Vôn fờ ram (W) ...........................................................................................................45
2.4.2. Mô líp đen....................................................................................................................45
2.4.3. Bạc (Ag), vàng(Au) ......................................................................................................45
2.4.4. Bạch kim (Platin) .........................................................................................................46
2.4.5. Niken (Ni) ....................................................................................................................46
2.4.6. Thiếc (Sn) ....................................................................................................................46
2.4.7. Thuốc hàn và chất làm chảy ........................................................................................46
CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU DẪN TỪ ..............................................................................................50
3.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI VẬT LIỆU DẪN TỪ ....................................50
3.1.1. Khái niệm về vật liệu dẫn từ. .......................................................................................50
3.1.2. Đặc điểm của vật liệu dẫn từ .......................................................................................50
3.1.3. Phân loại vật liệu dẫn từ ..............................................................................................51
3.2. QUÁ TRÌNH TỪ HOÁ VẬT LIỆU SẮT TỪ ........................................................................52
3.2.1. Hiện tƣợng từ hóa và đƣờng cong từ hóa ....................................................................52
3.2.2. Các loại vật liệu dẫn từ thƣờng dùng...........................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................65
BÀI GIẢNG MÔN HỌC
Tên môn học: Vật liệu điện
Mã môn học: MH 09
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:
- Vị trí: Môn học Vật liệu điện đƣợc bố trí học sau môn học An toàn điện và học
song song với các môn học, mô đun: Lý thuyết mạch,Vẽ kỹ thuật, Khí cụ điện.
- Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Cùng với sự phát triển của điện năng, Vật liệu
điện ngày càng phát triển đa dạng và phong phú, đã có tác dụng tích cực trong việc nâng
cao năng suất, an toàn cũng nhƣ hiệu quả sử dụng điện năng .
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Về kiến thức: Sau khi hoàn thành tốt học phần này ngƣời học:
+ Biết đƣợc các khái niệm, đặc tính của vật liệu điện.
+ Phân tích đƣợc các tính chất của vật liệu điện.
- Về kỹ năng: Ngƣời học sử dụng thành thạo các kỹ năng:
+ Phân loại đƣợc các loại vật liệu điện thông dụng.
+ Trình bày đƣợc đặc tính của các loại vật liệu điện.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có khả năng làm việc độc lập khi phân loại
các loại vật liệu điện. Rèn luyện tính chính xác trong học tập.
Nội dung chính của môn học:

1
CHƢƠNG 1: VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN
MH 09 - 01
Giới thiệu
Chƣơng 1: Khái niệm và phân loại vật liệu cách điện; trình bày các tính chất của
vật liệu cách điện; sự phân cực của vật liệu cách điện, tổn hao và sự phóng điện trong vật
liệu cách điện, tính hút ẩm và tính chất cơ học của vật liệu điện, tính chất nhiệt, hoá học
của vật liệu điện; vật liệu cách điện thể khí, lỏng, vật liệu cách điện thể rắn.
Mục tiêu
- Nắm đƣợc các đặc tính cơ bản của một số loại vật liệu cách điện thƣờng dùng.
- Phân loại đƣợc các loại vật liệu cách điện dùng trong công nghiệp và dân dụng.
- Rèn luyện đƣợc tính cẩn thận, chính xác, chủ động trong công việc.
Nội dung chính
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN
1.1.1. Khái niệm
Vật liệu cách điện còn đƣợc gọi là điện môi, là các chất mà trong điều kiện bình
thƣờng điện tích xuất hiện ở đâu thì ở nguyên ở chỗ đó, tức là ở điều kiện bình thƣờng
điện môi là vật liệu không dẫn điện, điện dẫn của chúng bằng không hoặc nhỏ không
đáng kể.
Vật liệu cách điện có vai trò quan trọng và đƣợc sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật
điện. Tiến hành nghiên cứu vật liệu cách điện để tìm hiểu tính chất, đặc điểm để từ đó
đƣa ra lựa chọn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
1.1.2. Phân loại
1.1.2.1. Phân loại theo trạng thái vật liệu
Vât liệu cách điện có thể ở thể khí, thể lỏng và thể rắn. Ở giữa thể lỏng và thể rắn,
còn có một thể trung gian, gọi là thể mềm nhão nhƣ: các vật liệu có tính chất bôi trơn, các
loại sơn tẩm.
1.1.2.2. Phân loại theo thành phần hóa học
Theo thành phần hoá học, ngƣời ta chia vật liệu cách điện thành: vật liệu cách điện
hữu cơ và vật liệu cách điện vô cơ.
Vật liệu cách điện hữu cơ: chia làm hai nhóm, nhóm có nguồn gốc trong thiên
nhiên và nhóm nhân tạo.

2
+ Nhóm có nguồn gốc tự nhiên sử dụng các hợp chất cơ bản có trong tự nhiên
hoặc giữ nguyên thành phần hóa học nhƣ: Cao su, lụa, phíp …
+ Nhóm nhân tạo: thƣờng đƣợc gọi là nhựa nhân tạo gồm có nhựa Phenol, nhựa
amino, nhựa polyeste, nhựa epoxy…
Vật liệu cách điện vô cơ: gồm các chất khí, các chất lỏng không cháy, các loại vật
liệu nhƣ: sứ gốm, thủy tinh, mica, amiăng v.v…
1.1.2.3. Phân loại theo tính chịu nhiệt
Khi lựa chọn vật liệu cách điện, trƣớc tiên ta phải biết vật liệu có khả năng chịu
nhiệt theo cấp nào trong số bảy cấp độ chịu nhiệt của vật liệu cách điện theo bảng sau:
Bảng 1.1: Các cấp chịu nhiệt của vật liệu cách điện

Cấp cách Nhiệt độ cho


Các vật liệu cách điện chủ yếu
điện phép (0C)
Y 90 Giấy, vải sợi, lụa, phíp, cao su, gỗ và các vật liệu tƣơng tự,
không tẩm và ngâm trong vật liệu cách điện lỏng. Các loại
nhựa nhƣ: nhựa polietilen, nhựa polistirol, vinyl clorua,
anilin...
A 105 Giấy, vải sợi, lụa đƣợc ngâm hay tẩm dầu biến áp. Cao su
nhân tạo, nhựa polieste, các loại sơn cách điện có dầu làm
khô, axetyl, tấm gỗ dán, êmây gốc sơn nhựa dầu.
E 120 Nhựa tráng polivinylphocman, poliamit, eboxi. Giấy ép
hoặc vải có tẩm nha phenolfocmandehit (gọi chung là
bakelit giấy). Nhựa melaminfocmandehit có chất độn
xenlulo, têctôlit. Vải có tẩm poliamit. Nhựa poliamit, nhựa
phênol - phurol có độn xenlulo, nhựa êboxi.
B 130 Nhựa polieste, amiăng, mica, thủy tinh có chất độn. Sơn
cách điện có dầu làm khô, dùng ở cá bộ phận không tiếp
xúc với không khí. Sơn cách điện alkit, sơn cách điện từ
nhựa phênol. Các loại sản phẩm mica (micanit, mica màng
mỏng). Nhựa phênol-phurol có chất độn khoáng. Nhựa
eboxi, sợi thủy tinh, nhựa melamin focmandehit, amiăng,
mica, hoặc thủy tinh có chất độn.
F 155 Sợi amiăng, sợi thủy tinh không có chất kết dính. Bao gồm
micanit, êpoxi poliête chịu nhiệt, silíc hữu cơ.
H 180 Silicon, sợi thủy tinh, mica có chất kết dính, nhựa silíc hữu
cơ có độ bền nhiệt đặc biệt cao.
C Trên 180 Gồm các vật liệu cách điện vô cơ thuần túy, hoàn toàn
không có thành phần kết dính hay tẩm. Chất vật liệu cách
điện oxit nhôm và florua nhôm. Micanit không có chất kết
dính, thủy tinh, sứ. Politetraflotilen,
polimonoclortrifloetilen, ximăng amiăng v.v..

3
1.1.3. Dẫn điện của vật liệu cách điện
1.1.3.1. Khái niệm chung về tính dẫn điện của vật liệu cách điện
Vật liệu cách điện là một loại vật liệu đƣợc dùng để chế tạo cách điện nhƣng thực
tế không là một vật liệu cách điện hoàn toàn vì trong vật liệu cách điện cũng có một số
tuy không nhiều, các điện tích tự do và các tạp chất (không đồng nhất). Do vậy sẽ có
dƣới tác dụng của lực điện trƣờng vẫn có dòng điện đi qua. Tuỳ theo nguyên nhân sinh ra
dòng điện mà ngƣời ta phân ra dòng điện chạy trong vật liệu cách điện ra nhƣ sau :
a) Dòng điện chuyển dịch
Do tác dụng của cƣờng độ điện trƣờng E làm cho điện tích trong vật liệu cách điện
chuyển dịch có hƣớng. Các điện tích đó sẽ chuyển dịch từ trạng thái cân bằng này sang
trạng thái cân bằng khác, nói cách khác đó là sự chuyển dịch năng lƣợng và nó biến thiên
trong khoảng thời gian rất ngắn.
b) Dòng điện hấp thụ
Là thành phần do phân cực chậm gây lên, dƣới tác dụng của một điện áp đặt vào
vật liệu cách điện thì các phân tử lƣỡng cực sẽ xoay hƣớng và tạo nên dòng điện hấp thụ.
Sự phân cực này phụ thuộc vào loại điện áp tác dụng. Nếu là điện áp một chiều thì dòng
điện chỉ xuất hiện khi đóng cắt mạch, còn nếu là điện áp xoay chiều thì dòng điện này tồn
tại trong suốt thời gian đóng mạch
c) Dòng điện rò
Nguyên nhân sinh ra là do các điện tích tự do nhƣ bụi bẩn bám trên bề mặt của vật
liệu cách điện hoặc là có ở bên trong chất vật liệu cách điện. Dƣới tác dụng của điện
trƣờng các điện tích tự do có thể dịch chuyển theo hƣớng của điện trƣờng, trị số dòng
điện rò này rất nhỏ.
Trong vật liệu kỹ thuật điện có nhiều loại điện tích tự do khác nhau tham gia vào
quá trình dẫn điện. Dựa vào thành phần của dòng điện dẫn ngƣời ta chia điện dẫn thành
ba loại sau đây:
- Điện dẫn điện tử: thành phần của loại điện dẫn này chỉ là các điện tử tự do chứa
trong vật liệu cách điện.
- Điện dẫn ion: thành phần của loại điện dẫn này là các ion dƣơng và âm. Các ion
sẽ chuyển động đến điện cực khi có điện trƣờng tác động, tại điện cực các ion sẽ trung
hoà về điện và tích luỹ dần trên bề mặt điện cực giống nhƣ quá trình điện phân.Vì vậy, nó
còn đƣợc gọi là điện dẫn điện phân.
4
- Điện dẫn điện di (môliôn): bao gồm các nhóm phân tử hay tạp chất đƣợc tích
điện tồn tại trong vật liệu cách điện, chúng đƣợc tạo nên bởi ma sát trong quá trình
chuyển động nhiệt.
1.1.3.2. Điện trở của vật liệu cách điện
Điện trở của vật liệu cách điện đƣợc xác định bằng định luật Ohm. Nếu là điện áp
một chiều thì dòng điện trong vật liệu cách điện chủ yếu là dòng điện rò Irò. Khi đó:
(Ω) (1.1)

Nếu điện áp đặt vào là xoay chiều thì điện trở vật liệu cách điện Rđm còn phụ thuộc
vào dòng điện chuyển dịch Icd và dòng điện hấp thụ Iht :
(Ω) (1.2)

1.2. SỰ PHÂN CỰC CỦA VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN


1.2.1. Khái niệm về sự phân cực
E
_ +
+ _ + _
_ +
_ +
_ +
_ h=L +
U
Hình 1.1: Sự phân bố điện tích trong chất vật liệu cách điện phân cực
Trong đó:
E: Điện trƣờng giữa 2 bản cực;
U: Điện áp
L, h: Chiều dài 2 bản cực.
Một hiện tƣợng phát sinh trong môi chất khi đặt nó trong điện trƣờng gọi là hiện
tƣợng phân cực. Dƣới tác dụng của điện trƣờng E, các điện tích liên kết của vật liệu cách
điện xoay theo hƣớng của lực tác dụng vào nó. Nếu cƣờng độ điện trƣờng càng mạnh,
điện tích chuyển hƣớng càng mạnh, các điện tích dƣơng chuyển dịch theo hƣớng của điện
trƣờng tác dụng còn điện tích âm thì dịch chuyển theo chiều ngƣợc lại, còn khi không còn
điện trƣờng tác dụng nữa thì các điện tích lại quay trở về trạng thái ban đầu. Chính vì vậy
chúng ta định nghĩa về sự phân cực nhƣ sau:
Phân cực đƣợc xác định bởi sự chuyển dịch có giới hạn của các điện tích ràng

5
buộc hoặc sự định hƣớng của các phân tử lƣỡng cực dƣới tác dụng của điện trƣờng. Nhƣ
vậy điện môi sẽ tạo thành một tụ điện với điện dung là C, điện tích của tụ điện có trị số tỷ
lệ với điện áp đặt lên tụ điện và đƣợc tính bởi công thức sau:
Q  CU (1.3)
Trong đó:
C; U- điện dung, điện áp của tụ điện.
Điện tích Q bao gồm hai thành phần:
Q0 – là điện tích có ở điện cực nếu nhƣ giữa các điện cực là chân không và Q’-
điện tích tạo nên bởi sự phân cực của điện môi
Q  Qo  Q' (1.4)
1.2.2. Các dạng phân cực xảy ra trong vật liệu cách điện
1.2.2.1. Phân loại theo cấp độ phân cực
a) Phân cực nhanh
Đặc điểm của phân cực nhanh là chỉ xảy ra trong một thời gian rất ngắn khi vật liệu cách
điện chịu tác dụng của điện trƣờng ngoài (t=10-12-10-15giây). Nó phụ thuộc vào điện áp,
nhiệt độ t0 và áp suất p. Loại phân cực này không sinh ra tổn hao vật liệu cách điện . Sự
phân cực tức thời điện tử xảy ra trong tất cả các môi chất còn sự phân cực tức thời ion
chỉ xảy ra trong các vật liệu cách điện có kết cấu nhƣ thạch anh, mica...Trong kỹ thuật
điện, phân cực nhanh đƣợc biểu diễn bằng một tụ điện C.
b) Phân cực chậm
Dạng phân cực này xảy ra một cách chậm chạm vì quá trình xoay hƣớng phải
thắng lực ma sát, với thời gian lớn (t ≥10-10giây thậm chí đến hàng giờ). Loại phân cực
này chỉ xảy ra trong vật liệu cách điện có kết cấu lƣỡng cực hay có cực tính, nó phụ thuộc
vào t0,p và điện áp, có phát sinh tổn hao vật liệu cách điện . Sơ đồ thay thế vật liệu cách
điện bằng một điện dung C mắc nối tiếp với một điện trở. Trong phân cực chậm có 5 loại
phân cực chính: phân cực lƣỡng cực, phân cực điện tử chậm, phân cực ion chậm, phân
cực kết cấu và phân cực tự phát.
1.2.2.2. Phân loại theo các dạng phân cực
a) Nhóm một
Bao gồm các vật liệu cách điện chủ yếu chỉ có loại phân cực điện tử nhanh. Trong
nhóm này có các chất trung tính ở trạng thái khí, lỏng và rắn, ngoài ra còn có một số chất

6
cực tính yếu có cấu trúc tinh thể, vô định hình nhƣ: farafin, polistirol, dầu máy biến áp,
dầu tụ điện...
b) Nhóm hai
Bao gồm các vật liệu cách điện có loại phân cực điện tử nhanh và phân cực lƣỡng
cực chậm. Loại này gồm các chất hữu cơ cực tính ở trạng thái lỏng, nửa lỏng và rắn nhƣ
các hydrocacbon bị clo hoá, xenlulô...
c) Nhóm ba
Gồm các vật liệu cách điện rắn vô cơ có phân cực điện tử và ion nhanh nhƣ thạch
anh, mica, kim cƣơng...Phân cực điện tử và ion chậm nhƣ thuỷ tinh vô cơ, vật liệu sứ...
d) Nhóm bốn
Gồm các vật liệu cách điện xécnhét đặc trƣng bởi sự phân cực tự phát, điện tử, ion
nhanh và phân cực điện tử chậm nhƣ các chất có từ tính...
1.3. TỔN HAO VÀ SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN
1.3.1. Khái niệm về tổn hao vật liệu cách điện
Khi điện môi đặt trong điện trƣờng, trong điện môi xảy ra quá trình dịch chuyển
các điện tích tự do và điện tích ràng buộc. Nhƣ vậy trong điện môi tồn tại dòng điện dẫn
và dòng điện phân cực. Chúng tác động đến điện môi và làm cho chúng nóng lên. Đã có
sự biến đổi điện năng thành nhiệt năng. Lƣợng điện năng tổn hao chuyển thành nhiệt
năng làm nóng điện môi gọi là tổn hao điện môi hay tổn hao vật liệu cách điện .
Tổn hao vật liệu cách điện là phần năng lượng phát sinh ra trong vật liệu cách
điện, trong một đơn vị thời gian làm cho vật liệu cách điện nóng lên khi có điện trường
ngoài tác động.
Để đánh giá tổn hao vật liệu cách điện ngƣời ta dùng góc tổn hao δ nhƣng thực tế
hay dùng dạng hàm tgδ. Góc δ là góc phụ của góc lệch pha φ giữa dòng điện và điện áp.
- Nếu là điện áp một chiều tác dụng thì tổn hao vật liệu cách điện chủ yếu là do
thành phần ròng điện rò (Irò) gây ra. Công thức tính tổn hao vật liệu cách điện
U2
P  RI 
2
(1.5)
R
Trong đó: R - Điện trở, đo bằng ôm (Ω)
I – Dòng điện, đo bằng Ampe (A)
U – Điện áp, đo bằng Vôn (V)

7
- Nếu là điện áp xoay chiều tác dụng thì tổn hao vật liệu cách điện ngoài thành
phần Irò còn do thành phần dòng điện phân cực chậm (Ipcc) gây ra.
Nếu tổn hao vật liệu cách điện càng lớn thì nhiệt phát ra trong chất vật liệu cách điện đó
càng lớn, nếu vƣợt quá giới hạn thì chất vật liệu cách điện sẽ bị phân huỷ do nhiệt.
1.3.2. Các dạng tổn hao trong vật liệu cách điện
Theo đặc điểm và bản chất vật lý có thể chia tổn hao vật liệu cách điện thành bốn
dạng chính.
1.3.2.1. Tổn hao do dòng điện rò
Trong vật liệu cách điện bao giờ cũng chứa các điện tích và điện tử tự do. Dƣới tác
dụng của điện trƣờng E các điện tích kể trên sẽ tham gia vào dòng điện dẫn và dòng điện
rò. Trong vật liệu cách điện rắn có dòng điện rò đi trên bề mặt và trong khối vật liệu cách
điện, còn vật liệu cách điện khí và lỏng chỉ có dòng điện khối. Nếu dòng rò lớn thì tổn
hao vật liệu cách điện lớn.
Khi nhiệt độ tăng lên, điện dẫn của vật liệu cách điện sẽ tăng theo quy luật hàm
mũ nên tổn hao cũng tăng theo quy luật này.
1.3.2.2. Tổn hao vật liệu cách điện do phân cực
Dạng này thƣờng thấy rõ ở các chất có phân cực chậm, chất có cấu tạo lƣỡng cực.
Tổn hao do phân cực chậm chúng gây ra bởi sự phá huỷ chuyển động nhiệt của
các phân tử dƣới tác động của cƣờng độ điện trƣờng, sự phân huỷ này làm phát sinh năng
lƣợng tiêu tán và vật liệu cách điện bị phát nóng. Tổn hao trong các vật liệu cách điện
cực tính phụ thuộc vào tần số của điện áp đặt lên vật liệu cách điện, biểu hiện rõ rệt nhất
ở tần số vô tuyến và tần số siêu cao do đó tổn hao vật liệu cách điện có trị số lớn tới mức
phá huỷ vật liệu.
Trong các loại vật liệu cách điện có tổn hao do phân cực cần phải kể đến hiện
tƣợng gọi là tổn hao cộng hƣởng biểu hiện ở tần số ánh sáng. Dạng tổn hao này thấy rõ
trong một số chất khí khi ở một tần số xác định có sự hấp thụ năng lƣợng điện trƣờng.
Tổn hao này cũng có thể xảy ra ở chất rắn khi tần số dao động cƣỡng bức do điện trƣờng
gây nên trùng với tần số dao động riêng của các hạt chất rắn.
1.3.2.3. Tổn hao vật liệu cách điện do ion hoá
Thƣờng xảy ra đối với các vật liệu cách điện khí, nó thƣờng xuất hiện trong các
điện trƣờng không đồng nhất khi cƣờng độ điện trƣờng cao hơn trị số bắt đầu ion hoá của
loại khí đó. Ví dụ không khí xung quanh dây dẫn của các đƣờng dây tải điện trên không
điện áp cao, đầu cực của các thiết bị cao áp hay các bọt khí trong các vật liệu cách điện
rắn, lỏng khi chịu điện áp cao...
Quá trình ion hoá các phân tử khí sẽ tiếp nhận một năng lƣợng điện trƣờng làm
cho nhiệt độ vật liệu cách điện khí tăng lên và sinh ra tổn hao ion hoá.
8
1.3.2.4. Tổn hao vật liệu cách điện do cấu tạo không đồng nhất
Loại tổn hao này có rất nhiều ý nghĩa trong thực tế vì vật liệu cách điện của các
thiết bị điện thƣờng có cấu trúc không đồng nhất. Trƣờng hợp đơn giản nhất có thể hình
dung vật liệu cách điện không đồng nhất dƣới dạng hai lớp nối tiếp nhau.

Hình 1.2: Sơ đồ vật liệu cách điện mắc nối tiếp và sơ đồ đẳng trị thay thế

Trị số điện dung tƣơng đƣơng C1 và C2 phụ thuộc vào hằng số vật liệu cách điện
của các lớp này và kích thƣớc hình học của chúng. Điện trở R1 và R2 đƣợc xác định bởi
điện trở suất và kích thƣớc hình học vật liệu cách điện các lớp.
1.3.3. Sự phóng điện trong vật liệu cách điện
Thực nghiệm cho ta thấy khi cƣờng độ điện trƣờng đặt lên vật liệu cách điện vƣợt
qua một giới hạn nào đó sẽ xảy ra hiện tƣợng phóng điện chọc thủng vật liệu cách điện
khi đó vật liệu cách điện bị mất hoàn toàn tính chất cách điện, phá huỷ độ bền điện của
vật liệu cách điện.
Trị số điện áp mà ở đó xảy ra đánh thủng vật liệu cách điện, đƣợc gọi là điện áp
đánh thủng (Uđt), trị số tƣơng ứng của cƣờng độ điện trƣờng là cƣờng độ đánh thủng hay
cƣờng độ điện trƣờng cách điện của vật liệu cách điện (Eđt).
Udt
E dt  ;  kV / mm (1.6)
h
Trong đó: h - chiều dày của vật liệu cách điện .[mm]
Cƣờng độ điện trƣờng cách điện của vật liệu cách điện chính là điện áp đánh thủng
vật liệu cách điện trên một milimét chiều dầy vật liệu cách điện. Trong tính toán chiều
dầy vật liệu cách điện của thiết bị điện ta phải nhân thêm hệ số làm việc an toàn K.
Trong thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng cách điện của vật liệu cách
điện nhƣ: dạng điện trƣờng, điện áp, thời gian tác dụng điện áp, nhiệt độ, độ ẩm... Các
chất khí, lỏng hay rắn có cơ cấu và diễn biến quá trình phóng điện khác nhau, do đó khi
nghiên cứu sự phóng điện cần phải xét riêng cho từng trƣờng hợp cụ thể.
9
1.4. TÍNH HÖT ẨM VÀ TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN
1.4.1. Độ ẩm không khí
Trong không khí luôn chứa một lƣợng hơi nƣớc nhất định, độ ẩm của nó đƣợc
đánh giá qua lƣợng hơi nƣớc chứa trong nó.
a) Độ ẩm tuyệt đối của không khí
Đƣợc đánh giá bằng khối lƣợng (mg) của hơi nƣớc chứa trong một đơn vị thể tích
không khí (m3). Nhƣ vậy ứng với mỗi một nhiệt độ sẽ có một lƣợng hơi nƣớc bão hoà
nhất định. Khi nhiệt độ càng cao lƣợng hơi nƣớc bão hoà càng cao nhƣng không thể vƣợt
qua một trị số nhất định vì hơi nƣớc sẽ rơi xuống dƣới dạng sƣơng.
b) Độ ẩm tương đối φ%
Đƣợc tính bằng tỷ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối với độ ẩm tuyệt đối tối đa
m
%  .100% (1.7)
m max

Ở nhiệt độ bình thƣờng 200±50C độ ẩm của không khí đƣợc lấy bằng 60-70%
(thƣờng là 65%) tƣơng đƣơng với độ ẩm tuyệt đối là m=11g/m3.
1.4.2. Độ ẩm của của vật liệu
Khi vật liệu cách điện làm việc trong môi trƣờng không khí với độ ẩm φ% và nhiệt
độ t0C nào đó thì sau một thời gian nhất định độ ẩm của vật liệu φvl sẽ đạt tới trạng thái
cân bằng φ cb tƣơng ứng với độ ẩm của môi trƣờng không khí.
Nếu vật liệu khô đặt trong không khí ẩm thì nó sẽ hút ẩm sau một thời gian độ ẩm
của vật liệu tăng đến φcb. Ngƣợc lại nếu độ ẩm trong vật liệu lớn đặt trong không khí với
độ ẩm φkk thì sau một thời gian độ ẩm của nó giảm tới φcb. Giá trị φcb phụ thuộc vào loại
vật liệu, nhiệt độ và độ ẩm của môi trƣờng.
Việc xác định độ ẩm của vật liệu cách điện có ý nghĩa quan trọng vì dựa vào đó
ngƣời ta có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng của vật liệu cách điện, thƣờng xác định độ ẩm
của vật liệu bằng cách xác định lƣợng hơi nƣớc thấm vào hay thoát ra khỏi vật liệu bằng
số phần trăm.
Việc xác định độ ẩm của vật liệu cách điện có ý nghĩa quan trọng vì dựa vào đó
ngƣời ta có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng của vật liệu cách điện, thƣờng xác định độ ẩm
của vật liệu bằng cách xác định lƣợng hơi nƣớc thấm vào hay thoát ra khỏi vật liệu bằng
số phần trăm (%)

10
M 2  M1
 vl  .100% (1.8)
M1
Với M1; M2 - trọng lƣợng của mẫu vật liệu trƣớc và sau khi bị ẩm.

φ%
b (khô)

φ
cb
a(ẩm)
t

Hình 1.3: Sự biến đổi đô ẩm φvl khi hút ẩm (a) và sấy khô(b)

Với các vật liệu xốp có chứa các chất hoà tan trong nƣớc khi bị hơi ẩm ngấm vào
bên trong sẽ làm cho điện trở suất của khối vật liệu giảm đi rõ rệt nhất là khi vật liệu ở
nhiệt độ cao. Khi ở điện áp xoay chiều, tham số thay đổi nhiều nhất là tgδ và hằng số vật
liệu cách điện ε của vật liệu khi độ ẩm thay đổi. Vì vậy trong nhiều trƣờng hợp ngƣời ta
đo trị số điện dung để xác định vật liệu có bị ngấm ẩm hay không.

1.4.3. Tính hấp thụ (thấm ẩm)


Những chất vật liệu cách điện không hút ẩm chúng sẽ tạo ra trên bề mặt vật liệu
cách điện một màng ẩm, khi đặt vật liệu cách điện vào không khí ẩm nó sẽ ngƣng tụ hơi
nƣớc trên bề mặt để tạo ra màng ẩm. Quá trình này ngƣời ta gọi là tính thấm ẩm của vật
liệu cách điện. Phần lớn các vật liệu đều thấm ẩm qua lỗ xốp rất nhỏ và có độ ẩm đo đƣợc
song cũng có một số vật liệu nhƣ: thuỷ tinh, gốm kỹ thuật, nhựa PE... không thấm ẩm và
có độ ẩm bằng không. Nói chung độ ẩm của môi trƣờng càng lớn thì độ dày màng ẩm
càng tăng, để hạn chế sự hút ẩm của vật liệu cách điện ngƣời ta thƣờng sơn tẩm trong
chân không hoặc ngâm vật liệu bằng dung môi có tính thấm nƣớc trƣớc khi sử dụng.

1.5. TÍNH CHẤT NHIỆT, HOÁ HỌC CỦA VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN

1.5.1. Tính chịu nóng, tính chất hóa học


1.5.1.1. Đặc tính nhiệt của vật liệu cách điện

Là khả năng chịu đƣợc nhiệt độ cao trong thời gian ngắn hoặc lâu dài khi nhiệt độ

11
thay đổi đột ngột không bị hƣ hỏng. Tiêu chuẩn về tính chịu nhiệt đƣợc xác định tuỳ theo
loại vật liệu cách điện, công nghệ chế tạo nó. Dựa vào tính chịu nhiệt của vật liệu cách
điện ngƣời ta phân loại vật liệu cách điện theo cấp chịu nhiệt và nhiệt độ làm việc cho
phép lớn nhất của chúng theo bảng sau:

Bảng 1.2: Cấp chịu nhiệt của vật liệu cách điện

Cấp Nhiệt
cách độ cho Các vật liệu cách điện chủ yếu
0
điện phép C
Y 90 Bao gồm : giấy, vải sợi, lụa, cao su, gỗ và các vật liệu tƣơng tự mà
không ngâm, tẩm trong chất lỏng. Các loại nhựa polietilen, PVC,
anilin, polistirol,cacbamit
A 105 Giấy, vải sợi, lụa ngâm trong dầu, nhựa polieste, cao su nhân tạo,
các loại sơn cách điện có dầu làm khô
E 120 Nhựa tráng poliviny
lphocman, poliamit, epoxi, nhựa bakelit, vải có thấm poliamit
B 130 Nhựa polyeste, amiăng, thuỷ tinh có chất độn. Sơn cách điện có
dầu làm khô dùng ở các bộ phận không tiếp xúc với không khí, sơn
cách điện akít hoặc sơn cách điện từ nhựa phenol. Các loại sản
phẩm mica tổng hợp, nhựa epoxi, sợi thuỷ tinh, nhựa melamin fô
man đê hít...
F 155 Sợi amiăng, sợi thuỷ tinh có kết chất dính
H 180 Silicon, sợi thuỷ tinh và mica có chất kết dính
C Trên Mica tổng hợp, thuỷ tinh, sứ chịu nhiệt
180

1.5.1.2. Tính chịu nóng


Tính chịu nóng của vật liệu cách điện là khả năng của vật liệu cách điện và các chi
tiết chịu đựng không bị phá hủy trong thời gian ngắn cũng nhƣ lâu dài dƣới tác động của
nhiệt độ cao và sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.
Độ bền nhiệt của vật liệu cách điện vô cơ thƣờng đƣợc xác định theo điểm bắt đầu
biến đổi tính chất điện.
Độ bền nhiệt của vật liệu cách điện hữu cơ thƣờng đƣợc xác định theo điểm bắt
đầu biến dạng cơ học kéo hoặc uốn. Đối với các vật liệu cách điện khác có thể xác định
độ bền nhiệt theo các đặc tính điện.
Nâng cao nhiệt độ làm việc của cách điện có ý nghĩa rất quan trọng. Trong các nhà
máy điện và thiết bị điện việc nâng cao nhiệt độ cho phép ta sẽ nhận đƣợc công suất cao
hơn khi kích thƣớc không đổi, hoặc giữ nguyên công suất thì có thể giảm kích thƣớc,
trọng lƣợng và giá thành của thiết bị ...Theo quy định của IEC (hội kỹ thuật điện quốc tế)
các vật liệu cách điện đƣợc phân theo các cấp chịu nhiệt trong Bảng 1.3.

12
Bảng 1.3: Phân cấp vật liệu cách điện theo độ bền nhiệt

Ký hiệu cấp chịu nhiệt Nhiệt độ làm việc lớn nhất


cho phép (0C)
Y 90
A 105
E 120
B 130
P 155
H 180
C 180

Các vật liệu cách điện tƣơng ứng với các cấp chịu nhiệt đƣợc cho trong bảng
Sự giãn nở nhiệt: Sự giãn nở nhiệt của vật liệu cách điện cũng nhƣ các vật liệu
khác cũng thƣờng đƣợc quan tâm khi sử dụng vật liệu cách điện.
Bảng 1.4: Hệ số giãn nở dài theo nhiệt độ

Hệ số giãn nở
Tên vật liệu Ghi chú
dài
- Thủy tinh 0,55 Chất vô cơ
- Sứ cao tần 4,5
- Steatit 7
- Phê no fô man đê hít và các chất 25  70 Chất hữu cơ
dẻo có độn khác.
- Tấm chất dẻo clorua polivinyl 70
- Polistirol 60  80
- Polietilen 100

Các vật liệu cách điện vô cơ có hệ số giãn nở dài theo nhiệt độ bé nên các chi tiết
chế tạo từ vật liệu vô cơ có kích thƣớc ổn định khi nhiệt độ thay đổi. Ngƣợc lại, ở các vật
liệu cách điện hữu cơ hệ số giãn nở dài có trị số lớn gấp hàng trăm lần so với vật liệu
cách điện vô cơ. Khi sử dụng trong điều kiện nhiệt độ thay đổi cần chú ý đến tính chất
này của vật liệu để tránh trƣờng hợp xấu xẩy ra.
1.5.1.3. Tính chất hóa học
Chúng ta phải nghiên cứu tính chất hóa học của vật liệu cách điện vì:
Độ tin cậy của vật liệu cách điện cần phải đảm bảo khi làm việc lâu dài: nghĩa là
không bị phân hủy để giải thoát ra các sản phẩm phụ và không ăn mòn kim loại tiếp xúc
với nó, không phản ứng với các chất khác (khí, nƣớc, axit, kiềm, dung dịch muối v.v...).
Độ bền đối với tác động của các vật liệu cách điện khác nhau thì khác nhau.
Khi sản xuất các chi tiết có thể gia công vật liệu bằng những phƣơng pháp hóa
công khác nhau: dính đƣợc, hòa tan trong dung dịch tạo thành sơn.
13
Độ hòa tan của vật liệu rắn có thể đánh giá bằng khối lƣợng vật liệu chuyển sang
dung dịch trong một đơn vị thời gian từ một đơn vị thời gian tiếp xúc giữa vật liệu với
dung môi. Độ hòa tan nhất là các chất có bản chất hóa học gắn với dung môi và chứa các
nhóm nguyên tử giống nhau trong phân tử. Các chất lƣỡng cực dễ hòa tan hơn trong chất
lỏng lƣỡng cực, các chất trung tính dễ hòa tan trong chất trung tính. Các chất cao phân tử
có cấu trúc mạch thẳng dễ hòa tan hơn so với cấu trúc trung gian. Khi tăng nhiệt độ thì độ
hòa tan tăng.
1.5.2. Độ dẫn nhiệt
Độ dẫn nhiệt đặc trƣng cho khả năng tải nhiệt của vật liệu cách điện.
Một vật liệu cách điện có độ dẫn nhiệt lớn thì nhiệt lƣợng dễ dàng truyền qua vật
liệu cách điện đó. Ngƣợc lại, độ dẫn nhiệt thấp thì nhiệt lƣợng tỏa ra do tổn hao khó
truyền qua vật liệu cách điện, nếu vƣợt ngƣỡng (vƣợt qua nhiệt độ chớt cháy) sẽ dẫn đến
hiện tƣợng phóng và đánh thủng vật liệu cách điện đó.
1.5.3. Sự giãn nở nhiệt
Sự giãn nở nhiệt là xu hƣớng vật liệu cách điện thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay
đổi bởi sự trao đổi nhiệt. Các vật liệu cách điện khác nhau thì thƣờng có sự giãn nở nhiệt
khác nhau.
Các dạng giãn nở nhiệt:
+ Giãn nở dài: Giãn nở dài hay giãn nở tuyến tính là sự thay đổi theo chiều dài khi
vật liệu chịu sự tác động của nhiệt độ. Sự thay đổi chiều dài của vật liệu do giãn nở nhiệt
liên quan đến sựu thay đổi nhiệt độ theo một hệ số giãn nở tuyến tính. Sự thay đổi chiều
dài tỉ lệ với mức độ thay đổi nhiệt độ với công thức: 1 = l0 + (1.9)

Hình 1.4: hình vẽ thể hiện sự giãn nở dài của vật


Trong đó:
l0: Là chiều dài của vật liệu trƣớc khi giãn nở;
Là chiều dài giãn nở của vật liệu khi có tác động về nhiệt độ;
1: Là chiều dài của vật liệu sau khi giãn nở.
1.6. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN THỂ KHÍ, LỎNG
1.6.1. Không khí, Ni tơ, Hyđrô

14
1.6.1.1. Không khí
Trong số các vật liệu cách điện thể khí đầu tiên phải nói đến không khí. Không khí
đƣợc sử dụng rộng rãi để làm cách điện chủ yếu của đƣờng dây tải điện trên không, cách
điện của các thiết bị điện khác làm việc trong không khí hoặc phối hợp với các chất cách
điện rắn và lỏng nhƣ : máy cắt điện dùng không khí với áp suất cao để thổi tắt hồ quang...
Ở điều kiện bình thƣờng không khí là một chất cách điện. Ví dụ: nhƣ khi ngắt công tắc,
giữa 2 chốt của công tắc đƣợc cách điện bởi không khí. Tuy nhiên, khả năng cách điện
của không khí còn phụ thuộc vào giá trị điện áp của hệ thống điện. Ở đƣờng dây cao thế,
để đảm bảo khả năng cách điện của không khí thì cần có khoảng cách cách điện nhất định
với hệ thống đƣờng dây.
Cƣờng độ cách điện của không khí sẽ tăng nếu độ chân không của không khí cao,
không khí có ƣu điểm lớn là chi phí thấp nhƣng nếu bị ion hoá lại tạo nên ôzôn, ôxit.. mà
những chất này ăn mòn rất mạnh những bộ phận bằng kim loại của các thiết bị điện và
oxy hoá các chất cách điện hữu cơ làm cho tính cách điện của chúng giảm dần.
Đối với cách điện của máy điện, cáp điện, máy biến áp tụ điện… nếu quá trình
tẩm không đƣợc cẩn thận sẽ còn có những bọt khí bên trong, chúng sẽ làm giảm chất
lƣợng cách điện vì khi làm việc dƣới điện áp cao hay điện trƣờng lớn bọt khí sẽ thành ổ
phát sinh vầng quang, phát sinh nhiệt.
Với cùng một điều kiện thí nghiệm nhƣ nhau (áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, dạng cực,
khoảng cách giữa các cực..) các chất khí khác nhau có cƣờng độ điện trƣờng cách điện
khác nhau. Nếu lấy cƣờng độ cách điện của một số chất khí thƣờng dùng trong kỹ thuật
điện đƣợc cho dƣới bảng 1.5:
Bảng 1.5: Đặc tính của không khí với các chất khí khác

Các đặc tính Cacbônic Hyđrô


Không khí Nitơ(N2)
tƣơng đối (CO2) (H2)
Tỷ trọng 1 0,97 1,52 0,07
Nhiệt dẫn suất 1 1,08 0,64 6,69
Tỷ nhiệt 1 1,05 0,85 14,35
Hệ số toả nhiệt từ
vật rắn sang khí 1 1,03 1,13 1,61

Độ bền điện 1 1,00 0,9 0,60

1.6.1.2. Ni tơ
Nhiệt độ sôi ở 1at là : -195,8 0C, Nitơ chiếm khoảng 78% khí quyển Trái Đất, khí

15
không màu, không mùi, không vị và khá trơ và tồn tại dƣới dạng phân tử N2 - Nitơ là
một phi kim, với độ âm điện là 3,04, Nó hóa lỏng ở nhiệt độ 77 K (-196 °C) trong điều
kiện áp suất khí quyển - Eđt = 33 kV/cm (ở trƣờng đồng nhất) – và Ni tơ không phản ứng
hóa học với đồng, thép, chì…
Ứng dụng: N2 đƣợc dùng thay cho không khí để lấp đầy các tụ điện khí hay trong
các thiết bị điện khác vì nó có đặc tính gần giống với không khí lại không chứa O2, là
chất có thể gây ra ôxy hoá các vật liệu khi tiếp xúc với nó.
Nitơ thƣờng dùng để sản xuất các linh kiện điện tử nhƣ tranzito, điốt, và mạch tích
hợp (IC).
1.6.1.3. Hyđrô
Khí hyđrô là một chất có nhiều tính năng đặc biệt, nó rất nhẹ và có hệ số tản nhiệt
lớn nên hay đƣợc dùng để làm lạnh máy điện thay thế cho không khí.
Mặt khác dùng H2 để làm lạnh máy điện sẽ giảm đƣợc tổn hao công suất do ma sát
giữa trục roto với khí (vì tổn hao này tỉ lệ thuận với mật độ khí) do đó năng cao đƣợc
hiệu suất máy, giảm tốc độ già cỗi của vật liệu cách điện hữu cơ và chống đƣợc sự cố
cháy cuộn dây khi có ngắn mạch bên trong máy điện.
Làm mát còn hiệu quả hơn khi dùng hyđrô lỏng chạy trong lòng của dây dẫn của
cuộn dây rotor máy phát.
Tuy vậy, nếu nhƣ lƣợng oxy lớn sẽ gây ra cháy nổ do vậy luôn phải giữ áp suất
của H2 trong máy điện cao hơn áp suất khí quyển để cho không khí không lọt vào, để
chống cháy nổ thì khí hyđrô phải làm việc trong chu trình kín. Khí H2 có độ bền thấp hơn
không khí nó chỉ bằng 40% độ bền điện của không khí.
1.6.2. Dầu mỏ cách điện, dầu tụ điện, dầu cáp điện
1.6.2.1. Dầu mỏ cách điện
Dầu cách điện (còn đƣợc gọi là dầu máy biến áp hoặc dầu máy biến thế) là loại
dầu ổn định ở nhiệt độ cao và có đặc tính cách điện rất tốt. Nó đƣợc sử dụng trong máy
biến áp chứa đầy dầu, một số loại tụ điện cao áp, chấn lƣu đèn huỳnh quang, và một số
loại công tắc, cầu dao cao áp. Chức năng của nó là cách nhiệt, ngăn chặn sự phóng điện
hào quang, phóng điện hồ quang và dùng nhƣ một chất làm mát.
Dầu máy biến áp có chức năng chính là cách điện và làm mát máy biến áp. Do đó,
nó phải có độ bền vật liệu cách điện cao, độ dẫn nhiệt và độ ổn định hóa học, phải giữ
đƣợc những đặc tính này khi giữ ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Dầu MBA đƣợc chế
16
biến từ dầu mỏ, dƣới dạng chất lỏng có màu vàng sậm, thành phần hoá học là hỗn hợp
của Các bua hyđrô. Các thông số kỹ thuật điển hình là: điểm chớp cháy 140° C trở lên,
điểm đông đặc −40 ° C trở xuống, điện áp đánh thủng vật liệu cách điện 28 kV trở lên.
Máy biến áp điện phải trải qua quá trình làm khô kéo dài, sử dụng quá trình tự đốt
nóng bằng điện, áp dụng chân không hoặc cả hai để đảm bảo máy biến áp hoàn toàn
không có hơi nƣớc trƣớc khi đƣa dầu cách điện vào. Điều này giúp ngăn ngừa sự hình
thành hào quang và sự cố điện tiếp theo khi tải.
1.6.2.2. Dầu tụ điện
Dùng để tẩm tụ điện giấy nhất là tụ điện động lực dùng để bù công suất trong hệ
thống điện. Khi giấy cách điện của tụ đƣợc tẩm dầu thì độ bền điện sẽ tăng lên do đó
giảm đƣợc kích thƣớc, trọng lƣợng và giá thành của tụ điện.
Đƣợc điều chế từ dầu mỏ nên các đặc tính của dầu tụ điện rất giống với dầu MBA
nhƣng dầu tụ điện tinh khiết hơn, độ bền điện của nó trong chân không có trị số lớn hơn
20kV/mm.
1.6.2.3. Dầu cáp điện
Dùng trong việc sản suất cáp điện lực để tẩm lớp giấy cách điện của cáp làm cho
độ bền điện của nó tăng lên. Dầu cáp cũng dùng làm cách điện trong các cáp điện cao áp
110kV; 220kV ngƣời ta dùng dầu có độ nhớt thấp đã loại hết các khí đã hoà tan trong
dầu, dầu trong cáp luôn đƣợc lƣu thông và duy trì ở mức độ nhất định (13) at do đó loại
trừ đƣợc khả năng hình thành bọt khí trong trong dầu.
Với các loại cáp 35kV dùng dầu có độ nhớt cao, áp suất khoảng 15at trong ống
thép. Tiêu chuẩn dầu cáp có áp suất cao phải có độ nhớt động học(η **) nhƣ sau: ở 00C
không quá 5.105cm2/giây, ở 200C không quá 8.104cm2/giây, ở 500C không quá
5.103cm2/s, ở 1000C không quá 100cm2/s. Lƣợng tro trong dầu không quá 0,001%, nhiệt
độ chớp cháy không thấp hơn 1800C, độ bền điện không nhỏ hơn 20kV/mm, tgδ≥0,003 ở
tần số 50Hz và nhiệt độ 1000C.
1.6.3. Vật liệu cách điện lỏng tổng hợp
Đối với các loại dầu mỏ nói chung để dùng làm chất cách điện trong kỹ thuật điện
có ƣu điểm là: rẻ tiền, sản xuất đƣợc nhiều, nếu làm sạch tốt thì tổn hao vật liệu cách điện
bé, cƣờng độ cách điện cao. Nhƣng nhƣợc điểm của chúng là dễ cháy, dễ nổ, ít ổn định
hoá học khi nhiệt độ cao và tiếp xúc với không khí, phạm vi làm việc bị giới hạn bởi
nhiệt độ, gây nên sự già cỗi cũng nhƣ do điện trƣờng tác dụng. Chính vì lý do này, ngƣời

17
ta đã nghiên cứu các loại dầu tổng hợp có một số đặc tính tốt hơn dầu mỏ, nguyên tắc để
tạo ra dầu mỏ tổng hợp là sự Clo hoá các loại hydrocacbua.
a) Dầu xôvôn (C12H5Cl5)
Trong suốt, không màu, nhiệt độ làm việc cao hơn dầu MBA thông thƣờng. Trong
điện trƣờng lớn dầu xôvôn ổn định hơn dầu mỏ và không bị cháy, nó thƣờng đƣợc dùng
để tẩm giấy cho các tụ điện vì nó có độ nhớt cao, làm mát kém và đắt tiền nên ít dùng cho
MBA.
b) Dầu Xốp tôn (C6H3Cl3)
Dầu không cháy nhƣng không dùng cho máy cắt điện vì chúng sinh ra nhiều cặn
và ăn mòn kim loại và rất độc.
c) Chất lỏng Silic và Flor hữu cơ
Đều có trị số tgδ thấp, chịu nhiệt cao, độ bền điện lớn và không hút ẩm nhƣng có
nhƣợc điểm là giá thành cao.
Ngoài ra các loại dầu mỏ và dầu tổng hợp thƣờng gặp nói trên thì còn có những loại
dầu thực vật lấy từ hạt của một số loại cây nhƣ: dầu gai, dầu thầu dầu...
1.7. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN THỂ RẮN
1.7.1. Vật liệu cách điện hữu cơ cao phân tử
Đây là các hợp chất của cácbon (C) với các nguyên tố khác.
Tính chất của chúng phụ thuộc vào thành phần hoá học, thực chất nhựa là hỗn hợp
phức tạp của các loại cao phân tử hữu cơ có độ trùng hợp khác nhau.
Nhựa dùng trong kỹ thuật điện là loại không hoà tan trong nƣớc, ít hút ẩm nhƣng
dễ hoà tan trong các dung môi hữu cơ tƣơng ứng. Tuỳ theo nguồn gốc mà ta có thể chia
nhựa ra làm hai loại: Nhựa tổng hợp (nhân tạo) và Nhựa thiên nhiên.
1.7.1.1. Nhựa tổng hợp
a) Nhựa Polyetylen (PE)
Đƣợc dùng cho cáp điện tần số cao và cáp điện lực cao áp. Nhìn chung nó có đặc
tính cơ tốt nhƣng khi bị đốt nóng độ bền cơ giảm và có hiện tƣợng oxy hoá nếu có không
khí lọt vào.
b) Nhựa Polistirol
Đƣợc sản xuất bằng cách trùng hợp stirol, đƣợc dùng làm vật liệu cách điện trong
kỹ thuật cao tần, siêu cao tần, vỏ bọc cuộn dây, làm sơn, màng mỏng chế tạo tụ
điện...nhƣng có nhƣợc điểm là độ bền cơ thấp, chịu nhiệt kém (hoá dẻo khoảng 800C).
c) Nhựa bakêlít
Là một trong những loại cách điện quan trọng nhất, sử dụng rộng rãi trong kỹ

18
thuật điện đƣợc chế tạo từ phenol (C6H5OH và phocmandehyt HCOH). Loại nhựa này có
tính chống lại sự tạo vết và có khả năng bám dính cao nên chúng đƣợc dùng vào việc sản
suất chất dẻo, sơn và keo...
d) Nhựa silicon
Có lịch sử chế tạo từ năm 1944, có công dụng rất quan trọng. Nhựa silicon đƣợc
chế tạo từ nguyên tố Si hoặc thạch anh (SiO2). Sản phẩm xilicon chia làm 5 nhóm: dầu
silicon, mỡ silicon, cao su silicon, nhựa và sơn tẩm silicon và nhựa chống bám nƣớc.
1.7.1.2. Nhựa thiên nhiên
Chúng có nguồn gốc từ động vật hay thực vật.
a) Nhựa cánh kiến
Do một loại côn trùng sống ở vùng nhiệt đới sinh ra, chúng có màu nâu đỏ, thành
phần của nó là các axit hữu cơ có kết cấu phức tạp. Nó thƣờng ít sử dụng để làm chất
cách điện, chỉ sử dụng để chế tạo sơn dán.
b) Nhựa thông (colofan)
Đƣợc chế tạo bằng cách chƣng cất dầu thông, có mầu vàng hay nâu đen. Thành
phần cơ bản của nó là axit hữu cơ, nó có thể hoà tan nhiều dung môi khác nhƣ dầu mỏ,
rƣợu, dầu thảo mộc...
1.7.1.3. Sơn
Căn cứ vào công dụng ngƣời ta chia thành 3 loại sơn
a) Sơn tẩm
Dùng để tẩm các vật liệu cách điện rắn, xốp hay sợi.. Sau khi tẩm, sơn sẽ lấp kín
các lỗ xốp nên nâng cao đƣợc cƣờng độ cách điện, giảm tính hút ẩm nâng cao đƣợc sức
bền cơ giới và tăng nhiệt dẫn của vật liệu cách điện. Nó đƣợc dùng làm chất cách điện ở
dây quấn máy điện, thiết bị điện…
b) Sơn bảo vệ
Loại này dùng để tạo ra một lớp màng sơn chắc, láng bóng phủ lên bề mặt vật liệu
sau khi đã đƣợc tẩm nhằm tiếp tục nâng cao điện trở suất mặt và điện áp phóng điện mặt
ngoài dẫn đến tính hút ẩm giảm và giảm đƣợc tính bám bụi, đồng thời làm cho bề mặt
ngoài đẹp hơn. Nó đƣợc dùng làm cách điện dây emay, lá tôn silíc của máy điện và thiết
bị điện.
c) Sơn dán
Dùng để dán các vật liệu cách điện rắn với nhau hoặc dán vật rắn với kim loại.

19
Loại sơn này có tính chất cách điện cao, hút ẩm ít và có độ dính cao.
1.7.1.4. Giấy và các chế phẩm từ giấy
Loại giấy cách điện bao gồm giấy xenlulô và các loại giấy cứng nhƣ phíp, giấy
amiăng, giấy ép tẩm nhựa.
1.7.1.5. Cao su
Đặc điểm nổi bật của cao su là tính đàn hồi, dùng làm cách điện có yêu cầu kín
nƣớc, chống ẩm và dễ uốn nhƣ : dây dẫn điện, dây cáp điện đặt dƣới đất....
Cao su tự nhiên do ngƣng tụ từ mủ cây cao su và đƣợc khử tạp chất. Loại này
nung đến 500C thì bị mềm và trở lên dính vì vậy không đƣợc dùng để chế tạo cách điện.
Cao su tổng hợp là cao su tự nhiên đã đƣợc lƣợng hoá , nghĩa là đƣợc đun nóng
sau đó cho thêm lƣu huỳnh vào (S), tuỳ theo tỷ lệ lƣu huỳnh trong cao su mà có các loại
cao su khác nhau.
Bảng 1.6 : Tính năng của cao su tự nhiên, cao su tổng hợp

Khối Độ bền Độ Giới Tính


Độ bền
Tên gọi lƣợng cách giãn hạn Tính hút
104tgδ kéo
vật liệu riêng điện đứt t0cp cháy nƣớc
(kG/cm2)
(g/cm3) (kV/cm) (%) (0C) (%)

Cao su 100- 300- Dễ 0,4-


1,4-1,8 250-500 80-200 -45
tự nhiên 1000 500 cháy 1,6

Butadie 100- 350- Dễ 0,4-


1,4-1,8 250-400 60-120 -45
n stiren 1000 500 cháy 1,6
Butadie
Dễ
n acrila 1,3-1,6 100-160 >1000 60-120 >500 -20 >25
cháy
nitril
Polyclor 300- Khó 2,0-
1,5-1,7 250-500 60-120 >500 -35
open 1000 cháy 20
Polyizo 100- Dễ 0,2-
1,4-1,7 250-500 50-100 >500 -40
putilen 300 cháy 0,4
Cao su 100- 200- Khó
1,3-1,5 100-160 40-100 -60 0,5-3
xilicon 1000 400 cháy

20
1.7.2 Vật liệu cách điện vô cơ
1.7.2.1 Thuỷ tinh
Thuỷ tinh là loại vật liệu vô định hình, thành phần của thuỷ tinh là một hỗn hợp
phức tạp của các loại oxit trong đó chủ yếu là SiO2, chúng đƣợc làm cách điện nhƣ sứ.
Tính năng của chúng nhƣ bảng sau :
Bảng 1.7: Tính năng của thuỷ tinh

Tính năng Thuỷ tinh Thuỷ tinh thạch anh


Khối lƣợng riêng;kg/dm3 2,2-2,6 2,21
Độ bền nén,kG/cm2 6000-10000 19000
Độ bền kéo, kG/cm2 400-800 700
2
Độ bền uốn, kG/cm 1000-2500 700
Hệ số giãn nở 1/0C (8-9,4).10-6 0,55.10-6
Hằng số vật liệu cách điện ở 50Hz 3-12 4,9
Độ cứng Mohs 6-8 4,9
Điện trở cách điện ở 200C,Ω.cm 1011-1017 4.1019
Độ bền cách điện ở 50Hz,kV/cm 16-45 35-40

- Dựa vào công dụng ngƣời ta phân ra thành các loại thuỷ tinh nhƣ sau:
+ Thuỷ tinh tụ điện: dùng làm môi chất trong tụ điện, các bộ lọc cao thế
+ Thuỷ tinh dùng trong thiết bị điện: dùng để chế tạo các chi tiết định hình, sứ
cách điện, các chi tiết trong các dụng cụ đo lƣờng
+ Thuỷ tinh làm bóng đèn: dùng làm bóng đèn và trong các dụng cụ điện tử
+ Men thuỷ tinh: dùng để bọc các sản phẩm
+ Sợi thuỷ tinh, vải thuỷ tinh: thuỷ tinh đƣợc kéo thành sợi mềm để chế tạo vật
liệu nhƣ vải thuỷ tinh, chúng đƣợc làm cách điện cho cuộn dây của máy phát điện
- Các đặc điểm của thủy tinh:
+ Tính chịu nhiệt cao, cuộn dây cách điện bằng thuỷ tinh có thể chịu nhiệt độ trên 1000C.
+ Có khả năng chịu dầu, axit và xút trừ axit flohidric (HF) và H3PO4 nóng.
+ Sợi thuỷ tinh không hút ẩm, không bị mục, nấm hay mốc và đặc biệt không bị
già hoá. Dùng ở khí hậu nóng ẩm hoặc cách điện cho dây điện đặt dƣới đất.
- Độ bền cách điện cao.

21
+ Nhƣợc điểm duy nhất của thủy tinh nếu ma sát nhiều sẽ hoá bụi nhƣng có thể
hạn chế nhƣợc điểm này bằng cách bôi dầu hoặc tẩm sơn. Nó đƣợc sử dụng cho cách
điện stator máy phát, máy biến áp hàn....
1.7.2.2. Vật liệu Gốm - Sứ
Vật liệu gốm là vật liệu vô cơ dùng để chế tạo các chi tiết có hình dạng khác nhau.
Sứ đƣợc chế tạo từ nguyên liệu gồm cao lanh (Al2O3.2.SiO2.2H2O) fenspat
(Al2O3.6.SiO2.K2O) hoặc(Al2O3.6.SiO2.Na2O) và thạch anh (SiO2). Chất cao lanh chịu
nhiệt, fensfat đảm bảo độ bền cách điện và thạch anh đảm bảo tính cơ. Chúng đƣợc
nghiền nhỏ khử hết tạp chất sau đó đem trộn với nƣớc để tạo thành chất dẻo. Tiếp theo nó
đƣợc khử nƣớc rồi đổ vào khuôn, đem đi tráng men và nung cứng.
- Vật liệu cách điện bằng sứ rất đa dạng, bao gồm:
+ Sứ đƣờng dây gồm có sứ treo dùng cho điện áp cao hơn 35kV; sứ đỡ dùng cho
các thiết bị điện áp thấp hơn.
+ Sứ trong các trạm biến áp là sứ đỡ và sứ xuyên.
+ Sứ tham gia vào kết cấu của các thiết bị nhƣ máy biến áp, máy cắt dầu, dao cách
ly và chống sét van.
+ Sứ định vị gồm có các sứ puli; những linh kiện ở đui đèn trong công tắc, cầu chì,
cầu dao, phích cắm, sứ thông tin...
- Các loại gốm sứ đặc biệt, chia làm ba nhóm
+ Nhóm có hằng số vật liệu cách điện ε=6 và tổn hao vật liệu cách điện nhỏ: gọi
chung là xteatit có độ bền cách điện 45-55kV/mm.
+ Nhóm có tổn hao vật liệu cách điện nhỏ và hằng số vật liệu cách điện lớn: thành
phần chính là TiO2, tổn hao vật liệu cách điện tƣơng đối nhỏ.
+ Nhóm có tính năng điện kém hơn nhƣng có hệ số giãn nở nhỏ hơn: có thành
phần chính là manhezi-alumino-silicat(2MnO.2Al2O3.5SiO2) và các phụ gia. Điểm nổi
bật của loại này là hệ số giãn nở nhỏ, chúng đƣợc ứng dụng để chế tạo các chi tiết cách
điện, hộp buồng dập hồ quang và các chi tiết chịu nhiệt. Nhờ có lớp men bên ngoài nhẵn
bóng nên giảm đƣợc tính hút ẩm của sứ làm cho sứ có thể chịu đƣợc ẩm của không khí
từ đó nâng cao đƣợc điện áp phóng điện mặt ngoài và hạn chế đƣợc dòng rò.

22
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƢƠNG 1
1.Trình bày khái niệm và phân loại vật liệu cách điện?
2. Trình bày các dạng phân cực xảy ra trong vật liệu cách điện?
2.Trình bày sự tổn hao trong vật liệu cách điện? Hãy nêu các dạng tổn hao trong vật liệu
cách điện?
3.Trình bày độ dẫn nhiệt và giãn nở nhiệt của vật liệu cách điện?
4.Trình bày tính cách điện của không khí, ni tơ?
5. Phân tích vật liệu cách điện cao phân tử? Trình bày khả năng cách điện của Vật liệu
Gốm – Sứ.

23
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN
MH 09 - 02
Giới thiệu
Chƣơng 2 Đƣa ra các Khái niệm, giới thiệu cách phân loại và tính chất của vật liệu
dẫn điện; vật liệu có điện dẫn suất cao; các kim loại khác, thuốc hàn và chất làm chảy;
các hợp kim có điện dẫn suất thấp.
Mục tiêu
- Nắm đƣợc các đặc tính cơ bản của một số loại vật liệu dẫn điện thƣờng dùng.
- Nhận dạng, phân loại đƣợc chính xác các loại vật liệu dẫn điện dùng trong công
nghiệp và dân dụng.
- Rèn luyện đƣợc tính cẩn thận, chính xác, chủ động trong công việc
Nội dung chính
2.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN
2.1.1. Khái niệm
Vật liệu dẫn điện là vật chất mà ở trạng thái bình thƣờng có các điện tích tự do.
Nếu đặt những vật liệu này vào trong một điện trƣờng, các điện tích tự do sẽ chuyển động
theo hƣớng nhất định của trƣờng và tạo thành dòng điện, ngƣời ta gọi vật liệu có tính dẫn
điện. Thông thƣờng vật liệu đẫn điện ở thể rắn có thể là kim loại và các hợp kim, chất
lỏng(Hg) và trong một số điều kiện phù hợp có thể là chất khí.
Thể rắn : Đồng, Nhôm, Sắt...
Thể lỏng: Các kim loại nóng chảy và dung dịch điện phân thuộc loại vật dẫn ở thể
lỏng. Vì nhiệt độ nóng chảy của kim loại cao, ngoại trừ Thuỷ ngân(Hg) là kim loại có
nhiệt độ nóng chảy là -390C,do đó ở nhiệt độ thƣờng chỉ có thuỷ ngân là kim loại lỏng
đƣợc sử dụng trong thực tế.
Thể khí: Là tất cả các khí khi đặt trong cƣờng độ điện trƣờng vƣợt quá trị số giới
hạn nào đó đủ gây ion hóa quang và ion hóa va chạm thì chất khí đó trở thành vật dẫn
điện có điện dẫn ion và điện tử.
2.1.2. Phân loại
2.1.2.1. Vật dẫn với tính dẫn điện tử
Là vật chất mà sự hoạt động của các điện tích không làm biến đổi thực thể đã làm
nên vật liệu đó, bao gồm những kim loại ở trạng thái rắn hay lỏng, hợp kim và một số
chất không phải là kim loại (nhƣ than...). Vật dẫn kim loại đƣợc chia thành hai loại: loại

24
có điện dẫn cao và loại có điện trở cao. Kim loại có điện dẫn cao dùng làm dây dẫn điện,
cáp điện, dây quấn máy biến áp, máy điện…Các kim loại và hợp kim có điện trở cao
dùng trong các dụng cụ đốt nóng bằng điện, đèn thắp sáng, biến trở, điện trở mẫu…
2.1.2.2. Vật dẫn với tính dẫn ion
Là vật chất mà dòng điện đi qua sẽ tạo nên sự biến đổi hoá học, bao gồm các dạng
dung dịch axit, kiềm và muối. Cơ cấu của sự dẫn điện loại này là do sự chuyển dịch của
các phần tử mang điện (ion) dƣới tác dụng của điện trƣờng, do đó thành phần dung dịch
sẽ thay đổi dần dần và trên các điện cực sẽ xuất hiện các sản phẩm điện phân. Các tinh
thể ion ở trạng thái lỏng cũng thuộc vật dẫn loại hai.
Tất cả các chất khí và hơi, kể cả hơi kim loại, nếu cƣờng độ điện trƣờng ngoài
thấp sẽ không phải là vật dẫn (cách điện). Nhƣng nếu cƣờng độ điện trƣờng vƣợt quá một
giá trị giới hạn nào đó đủ gây ion hoá quang và ion hoá va chạm thì chất khí đó trở thành
vật dẫn có điện dẫn ion và điện tử. Khi bị ion hoá mạnh sẽ có một số điện tử và ion
dƣơng bằng nhau sinh ra trong một đơn vị thể tích là môi trƣờng dẫn điện đặc biệt gọi là
plasma.
2.1.3. Các tính chất cơ bản của vật liệu dẫn điện
Khi nghiên cứu các đặc tính dẫn điện của vật liệu, ta cần quan tâm tới các tính chất
cơ bản sau đây:
2.1.3.1. Điện trở, điện dẫn
a) Điện trở: là đại lƣợng đặc trƣng cho sự “cản trở” dòng điện của vật liệu hay nói
cách khác Điện trở R là quan hệ giữa hiệu điện thế không đổi đặt ở hai đầu của dây dẫn
và cƣờng độ dòng điện một chiều tạo nên trong dây dẫn đó (chú ý: dây dẫn không hề có
sức điện động nội tại nào). Xét về điện trở của vật liệu điện đƣợc tính theo công thức sau:
l
R
s (2.1)
Trong đó:
l: chiều dài của vật dẫn m.
S: là tiết diện của vật dẫn m2.
: là điện trở suất, phụ thuộc vào bản chất của vật liệu m.
R: là điện trở của vật dẫn .

25
Dựa vào biểu thức trên ta thấy: Nếu có hai vật dẫn khác nhau (khác chất), nhƣng
có cùng chiều dài, cùng tiết diện thì vật nào có điện trở suất lớn hơn thì vật đó sẽ có điện
trở cao hơn, nghĩa là dòng điện chạy qua nó sẽ "khó khăn" hơn.
Điện dẫn G của vật dẫn là đại lƣợng nghịch đảo của điện trở.
1
G (2.2)
R
1
Điện dẫn đƣợc tính với đơn vị   1 (2.3)

b) Điện trở suất ()
Là đại lƣợng đặc trƣng cho tính dẫn điện hay cách điện của vật liệu hay nói cách
khác: điện trở suất là điện trở của vật dẫn có chiều dài là một đơn vị chiều dài và tiết điện
là một đơn vị diện tích. Nó phụ thuộc vào bản chất của vật liệu. Nếu vật có điện trở suất
càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt và ngƣợc lại.
Trên thực tế Điện trở suất  của vật dẫn đƣợc tính theo: .mm2/m và trong một số
trƣờng hợp đƣợc tính bằng: .cm. Trong hệ CGS điện, điện trở suất đƣợc tính bằng:
cm, còn ở hệ MKSA tính bằng: m.
Những đơn vị nêu trên chúng đƣợc liên hệ với nhau qua biểu thức sau:
1cm = 104 .mm2/m = 106 .cm. = 10-2m.
Điện dẫn suất  là đại lƣợng nghịch đảo của điện trở suất.
 1
    (2.4)
 
Điện dẫn suất  đƣợc tính theo: m/ .mm2; -1cm-1; -1m-1.
2.1.3.3. Hệ số thay đổi điện trở suất theo nhiệt độ (αρ)
Điện trở suất của kim loại và của rất nhiều hợp kim tăng theo nhiệt độ, điện trở
suất của cácbon và của dung dịch điện phân giảm theo nhiệt độ.
Thông thƣờng điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ và theo qui luật sau:
 t   o 1  t  t 2  t 3  ... (2.5)

Ở nhiệt độ sử dụng t2 điện trở suất sẽ đƣợc tính toán xuất phát từ nhiệt độ t1 theo
công thức:
t2 = t11 + (t2 - t1) (2.6)

Trong đó:
 là hệ số thay đổi điện trở suất theo nhiệt độ đối với vật liệu tƣơng ứng và

26
ứng với những khoảng nhiệt độ đƣợc nghiên cứu.
Hệ số  gần nhƣ giống nhau đối với các kim loại tinh khiết và có trị số gần đúng
bằng 4.10-3 1/0C
Đối với khoảng chênh lệch nhiệt độ (t2 - t1) thì hệ số  trung bình sẽ là:
 .t 2   .t1
 (2.7)
 .t1 t 2  t1 
Giá trị  và  đối với những kim loại chính đƣợc sử dụng trong kỹ thuật điện đƣợc
cho trong bảng sau:
Bảng 2.1: Đặc tính vật lý và điện trở suất của một số kim loại
Kim loại Khối lƣợng Nhiệt độ Điện trở suất  ở 20 Hệ số thay đổi của Điện
riêng g/cm3 nóng chảy 0
C (mm2/m). trở suất theo nhiệt độ 
0
C 1/độ.
Platin 21,4 1770 0,0866 - 0,116 0,00247- 0,00398
Wolfram 19,3 3380 0,0530 - 0,0612 0,0040 - 0,0052
Vàng 19,3 1063 0,0220 - 0,0240 0,00350 - 0,00399
Bạc 10,5 961 0,0160 - 0,0165 0,0034 - 0,00429
Đồng 8,9 1083 0,0168 - 0,0182 0,00392 - 0,00445
Nhôm 2,7 657 0,0262- 0,0400 0,0040 - 0,0049
Magiê 1,74 651 0,0446 - 0,0460 0,00390 - 0,0046
Molipđen 10,2 2620 0,0476 - 0,0570 0,0033 - 0,00512
Kẻm 7,1 420 0,0535 - 0,0630 0,0035 - 0,00419
Niken 8,9 1455 0,06141 - 0,138 0,0044 - 0,00692
Thép 7,8 1535 0,0 918 - 1,1500 0,0045 - 0,00657
Palađi 12 1555 0,1100 0,0038
Thiếc 7,3 232 0,113 - 0,143 0,00420 - 0,00465
Chì 11,4 327 0,205 - 0,222 0,0038 - 0,00428
Thủy ngân 13,6 - 39 0,952 - 0,959 0,0009 - 0,00099
Titan 4,5 1725 0,420 0,0044
Cadmi 8,6 321 0,076 0,0042
Coban 8,7 1492 0,062 0,0060
Tantan 16,6 2977 0,135 0,0038
- Hệ số nhiệt nhiệt độ  của điện trở suất nói lên sự thay đổi điện trở suất của vật
liệu khi nhiệt độ thay đổi.
2.1.3.3. Hệ số thay đổi của điện trở suất theo áp suất
Khi kéo hoặc nén đàn hồi, điện trở suất của kim loại biến đổi theo công thức :
  0 1  k  (2.8)

Trong đó:
Dấu + ứng với khi biến dạng do kéo, dấu – do nén

27
ζ - ứng suất cơ khí của mẫu, đơn vị kG/mm2
k - hệ số cho
2.1.3.4. Hiệu điện thế tiếp xúc và sức nhiệt điện động
Khi tiếp giáp 2 kim loại khác nhau với nhau thì giữa chúng sẽ sinh ra hiệu điện thế
gọi là hiệu điện thế tiếp xúc
KT n oA
U tx  U AB  U B -U A  ln (2.9)
e n oB

Trong đó:
UA; UB: Điện thế tiếp xúc của thanh dẫn kim loại Avà B
K=1,38.10-23J/oK- Hằng số Bolzman
T: Nhiệt độ tiếp xúc
e = 1,6.10-19C
n0A, n0B: Mật độ điện tích của kim loại A và B
Hiệu điện thế tiếp xúc giữa các cặp kim loại dao động trong phạm vi từ vài phần
mƣời vôn, nếu nhiệt độ của cặp bằng nhau, tổng hiệu điện thế trong mạch kín bằng
không. Nhƣng khi một phần tử của cặp có nhiệt độ T1 còn phần kia là T2 thì trong trƣờng
hợp này sẽ phát sinh sức nhiệt điện động. Sự xuất hiện hiệu điện thế đóng vai trò quan
trọng ở hiện tƣợng ăn mòn điện hoá và đƣợc ứng dụng trong một số khí cụ đo lƣờng.
Nguyên nhân gây ra hiệu điện thế tiếp xúc là do công thoát điện tử của các kim
loại khác nhau. Điện tử của thanh kim loại có công thoát bé sẽ khuyếch tán qua chỗ tiếp
xúc sang thanh kim loại có công thoát lớn và tạo ra hiệu điện thế giữa hai thanh.
2.1.3.5. Các tác nhân môi trường ảnh hưởng đến vật liệu dẫn điện
Nhiệt độ của môi trƣờng làm việc ảnh hƣởng đến tính dẫn điện của vật liệu khi
nhiệt độ tăng thì điện trở của vật liệu tăng lên và làm cho tính dẫn điện của vật liệu giảm.
Ở nhiệt độ không tuyệt đối, điện trở suất của kim loại tinh khiết giảm đột ngột,
chúng thể hiện "hiện tƣợng siêu dẫn”. Về phƣơng diện lý thuyết ở độ không tuyệt đối,
kim loại tinh khiết không còn điện trở.
Sự biến dạng đàn hồi, mức độ tinh khiết của kim loại ảnh hƣởng đến gía trị của
điện trở suất của vật liệu dẫn điện.
Khi nóng chảy, điện trở suất của kim loại biến đổi, thông thƣờng giá trị tăng lên
(ngoại trừ: ăngtimoan, gali và bitmut khi nóng chảy, điện trở suất giảm).
Sự không tinh khiết của kim loại dẫn đến làm tăng điện trở suất.

28
Ảnh hƣởng của trƣờng từ và ánh sáng đối với điện trở suất: thực nghiệm cho thấy
rằng điện trở suất của kim loại cũng biến đổi khi kim loại đặt trong trƣờng từ và điện trở
suất của một số vật liệu cũng biến đổi dƣới ảnh hƣởng của ánh sáng.
2.2. VẬT LIỆU CÓ ĐIỆN DẪN SUẤT CAO
Hiện nay kim loại và hợp kim đƣợc dùng rất rộng rãi trong các nganh kinh tế. Các
kim loại đặc biệt là sắt và các hợp kim của của nó nhƣ gang, thép là những vật liệu chủ
yếu của công nghiệp cơ khí, xây dựng và các phƣơng tiện giao thông vận tải . Một số
thép đặc biệt dùng trong công nghệ hoá học, công nghệ hạt nhân, ngành vũ trụ. Kim loại
và hợp kim đƣợc sử dụng rộng rãi để làm máy móc và công cụ đặc biệt là trong ngành
điện vì chúng có ƣu điểm hơn hẳn các vật liệu khác: có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, độ bền,
độ cứng và độ dẻo dai cao. Ngày nay mặc dù chất dẻo ra đời và phát triển mạnh và bên
cạnh đó còn có gỗ, tre và thuỷ tinh nhƣng kim loại và hợp kim là là những vật liệu chủ
yếu và quan trọng nhất của ngành công nghiệp hiện đại.
Kim loại:
Để nhận biết đƣợc kim loại ngƣời ta dựa vào hệ số nhiệt điện trở ở kim loại hệ số
này dƣơng tức là nhiệt độ tăng thì điện trở kim loại tăng.
Hợp kim:
Hợp kim là sản phẩm của sự nóng chảy của hai hay nhiều nguyên tố mà trong đó
chủ yếu là kim loại. Trong thành phần hợp kim có thể có một lƣợng nhỏ các nguyên tố á
kim.
2.2.1. Các tính chất chung của kim loại và hợp kim có điện dẫn suất cao
2.2.1.1. Tính chất lý học
Vẻ sáng mặt ngoài của kim loại: theo vẻ sáng bề ngoài của kim loại có thể chia
thành kim loại đen và kim loại màu:
Kim loại và hợp kim đen: gồm sắt và các hợp kim của sắt, tức là gang và thép.
Kim loại màu và hợp kim màu: Là tất cả các kim loại và hợp kim còn lại.
- Trọng lƣợng riêng: là trọng lƣợng của một đợn vị thể tích của vật:
- Tính nóng chảy: Kim loại có tính chảy loảng khi đốt nóng và đông đặc khi làm
nguội. Nhiệt độ ứng với khi kim loại chuyển đổi từ thể đặc sang thể lỏng hoàn toàn gọi là
điểm nóng chảy.
Điểm nóng chảy có ý nghĩa rất quan trọng trong công nghệ đúc. Điểm nóng chảy
của nhiều hợp kim lại khác điểm nóng chảy của từng kim loại tạo nên hợp kim đó.
29
- Tính dẫn nhiệt: Là tính chất truyền nhiệt của kim loại khi bị đốt nóng hoặc làm
lạnh. Kim loại có tính dẫn nhiệt tốt thì càng dễ đốt nóng nhanh và đồng đều, cũng nhƣ
càng dễ nguội nhanh.
- Tính giãn nở nhiệt: Khi đốt nóng các kim loại giãn nở ra và khi làm nguội nó co
lại. Sự giãn nở nhiệt của các kim loại không giống nhau. Để đánh giá sự giãn nở nhiệt
của một vật nào đó, ngƣời ta đo chính xác độ giãn dài của 1 mm vật đó khi nhiệt độ thay
đổi 10C. Độ giãn dài đo đƣợc gọi là hệ số giãn nở nhiệt theo chiều dài.
- Tính dẫn điện: Là khả năng dẫn điện của kim loại. Khi nhiệt độ cao tính dẫn điện
giảm. Ở nhiệt độ 00K, điện trở của kim loại bằng không.
- Tính nhiễm từ: Là khả năng kim loại bị từ hoá sau khi đƣợc đặt trong một từ
trƣờng. Sắt và hầu hết các hợp kim của sắt đều có tính nhiễm từ. Ni ken và cô ban cũng
có tính nhiễm từ và đƣợc gọi là chất sắt từ. Còn hầu hết các kim loại khác không có tính
nhiễm từ.
- Nhiệt dung riêng: Là nhiệt độ cần thiết làm tăng nhiệt độ của kim loại lên 10C.
2.2.1.2. Tính chất hoá học
Tính chất hoá học là biểu thị khả năng của kim loại và hợp kim chịu tác dụng hoá
học của môi trƣờng có hoạt tính khác nhau và đƣợc biểu thị ở hai dạng chủ yếu:
- Tính chống ăn mòn: là khả năng chống lại sự ăn mòn của hơi nƣớc hay ôxi của
không khí ở nhiệt độ thƣờng hoặc nhiệt độ cao.
- Tính chịu axít: là khả năng chống lại tác dụng của các môi trƣờng axít.
- Tính chất cơ học: Tính chất cơ học của kim loại hay còn gọi là cơ tính là khả
năng chống lại tác dụng bên ngoài lên kim loại. Cơ tính của kim loại bao gồm: độ đàn
hồi, độ bền, độ dẻo, độ cứng, độ dai va chạm và độ mỏi.
- Tính công nghệ: Tính công nghệ là khả năng kim loại có thể thực hiện đƣợc các
phƣơng pháp công nghệ để sản xuất các sản phẩm. Tính công nghệ bao gồm: tính cắt gọt,
tính hàn, tính đúc, tính nhiệt luyện.
- Tính cắt gọt: Là khả năng của kim loại gia công cắt gọt dễ hay khó, đƣợc xác
định bằng tốc độ cắt, lực cắt và độ bóng bề mặt của kim loại sau khi cắt gọt.
- Tính hàn: Là khả năng tạo thành sự liên kết khi nung nóng cục bộ chổ nối đến
trạng thái chảy hoặc dẻo
- Tính rèn: là khả năng biến dạng vĩnh cửu của kim loại khi chịu lực tác dụng lực
từ bên ngoài để tạo thành hình dạng của chi tiết máy, mà không bị phá hỏng.
30
- Tính đúc: Đƣợc xác định bởi độ chảy lõang của kim loại khi nấu chảy để đổ đầy
vào khuôn đúc, độ co và tính thiên tích (tính thiên tích là độ không đồng nhất về thành
phần hoá học trong từng phần của vật đúc và trong nội bộ các hạt của kim loại hay hợp
kim).
- Tính nhiệt luyện: Là khả năng làm thay đổi độ cứng, độ dẻo, độ bền của kim loại
bằng cách nung nóng kim loại tới nhiệt độ nhất định, giữ ở nhiệt độ đó một thời gian rồi
sau đó làm nguội theo một chế độ nhất định.
Sau khi nhiệt luyện, mức độ thay đổi của các kim loại cũng khác nhau, có kim loại
thay đổi nhiều, có kim loại thay đổi ít và có kim loại hầu nhƣ không thay đổi.
- Tính kéo giãn: Là tính chất của vật liệu có thể gia công đƣợc thành sợi. Yêu cầu
vật liệu phải có cấu trúc dính chắc và phải có độ dẻo dai cao. Đây là một tính chất quan
trọng trong công nghệ chế tại dây dẫn điện.
- Tính già hóa của kim loại: Tính già hóa của kim loại là sự thay đổi theo thời gian
của các tính chất kim loại hay hợp kim. ở nhiệt độ môi trƣờng xung quanh, thông thƣờng
sau một thời gian kéo dài nó sẽ tạo nên sự già hóa (tính già hóa tự nhiên), còn khi nhiệt
độ tăng lên thì tính già hóa nhanh hơn (tính già hóa nhân tạo).
2.2.2. Các loại vật liệu cáo điện dẫn suất cao
2.2.2.1. Đồng và hợp kim của đồng
a) Đồng
* Tính chất chung của Đồng
Đồng là loại vật liệu quan trọng nhất trong tất cả những vật liệu dẫn điện đƣợc
dùng trong kỹ thuật điện. Nó có điện dẫn suất lớn (điện trở suất nhỏ ρ =0,0172 Ω.mm2/m)
và chỉ đứng sau bạc. Nó có sức bền cơ khí lớn, chống đƣợc sự ăn mòn của khí quyển,
tính đàn hồi cao và đặc biệt tính dẫn điện cao đã làm cho đồng trở thành vật liệu quan
trọng để sản xuất các thiết bị điện.
Đồng đƣợc sử dụng trong công nghiệp là loại đồng tinh chế; nó đƣợc phân loại
trên cơ sở các tạp chất lẫn vào trong đồng tức là mức độ tinh khiết và không tinh khiết
theo.
- Đồng có những ƣu điểm sau:
+ Điện trở suất nhỏ (trong tất cả các kim loại chỉ có bạc và thiếc có điện trở suất
nhỏ hơn đồng một ít).
+ Độ bền cơ tƣơng đối cao .
31
- Trong nhiều trƣờng hợp đồng có tính chất chống ăn mòn tốt (đồng bị ôxi hoá
tƣơng đối chậm so với sắt ngay cả khi có độ ẩm cao, đồng chỉ bị ôxi hóa mạnh ở nhiệt độ
cao).
+ Khả năng gia công tốt, đồng cán đƣợc thành tấm, thanh, kéo thành sợi, độ nhỏ
của dây có thể đạt tới vài phần trăm milimét.
+ Hàn và gắn tƣơng đối dễ dàng.
Bảng 2.2: Giới thiệu các tính chất vật lý, hoá học chính của đồng

Đặc tính Đơn vị đo lƣờng Chỉ tiêu


Trọng lƣợng riêng ở 200C kg/dm3 8,90
Điện trở suất ở 200C Ωmm2/m
Dây mềm - 0,01748
Dây cứng - 0,01786
Hệ số thay đổi của điện trở suất theo 1/0C 0,00393
nhiệt độ(ở 00C - 1500C)
Nhiệt dẫn suất W/cm 3,92
o
Nhiệt độ nóng chảy C 1083
Nhiệt lƣợng riêng trung bình ở 250C KCal/kg 0,0918
0
Điểm sôi ở 760mm cột thuỷ ngân C 2325
Hệ số giãn nở dài trung bình ở 200C 1/0C 16,42.10-6
0
Nhiệt độ kết tinh lại C 200
Modul đàn hồi, E kG/mm2 13000
Sức bền đứt khi kéo kG/mm2
Dây mềm - 21
Dây cứng - 45
Kéo dài(riêng) ngang khi đứt % 50(mềm)
2(cứng)
Độ cứng Brinell kG/mm2
Mềm 35(mềm)
Cứng 95(cứng
Điện thế so với H V +0,34

- Trong Kỹ thuật điện, ngƣời ta sử dụng đồng điện phân Cu E và Cu 9. Một loại
đồng điện phân đặc biệt là đồng khử oxy hoá(O2<0,02 %) với điện dẫn suất cao. Nhiều
loại đồng khác đƣợc sử dụng trong kỹ thuật điện dƣới dạng hợp kim của đồng bằng việc
thêm vào các chất nhƣ: As, P, Ni, Mn, Mg, Si...sẽ cải thiện đƣợc đặc tính cơ khí của đồng
trong những điều kiện nhất định.

Đồng đƣợc tìm thấy trong thiên nhiên không nhiều, chủ yếu lấy từ các mỏ quặng
nhƣ: Cancozin(Cu2S), Covelit(CuS), bocnit(3Cu2SFe2S3)...Từ các mỏ trên, ngƣời ta thu
đƣợc đồng Sunfua và xỉ thông qua phƣơng pháp nấu chảy trong lò. Tuỳ theo tỉ lệ %Cu và
32
tạp chất đồng đƣợc phân làm 2 loại sau :

- Loại A: Với %Cu tối đa là 98 % đƣợc dùng để chế tạo loại CuO, Cu5, Cu9 và
CuE

- Loại B: Với %Cu tối thiểu là 97,5 %Cu đƣợc sử dụng dƣới dạng các điện cực
dƣơng để tinh luyện theo phƣơng pháp điện phân và để nhận đƣợc Cu điện phân để chế
tạo đồng Sunfat và dùng tinh luyện một số loại đồng thanh.

Bảng 2.3: Đồng tinh chế

Ký hiệu Cu, %(tối thiểu) Hƣớng dẫn sử dụng


Đồng điện phân, đồng dẫn điện và hợp kim nguyên
Cu E 99,95 chất mịn
Dây đẫn điện, hợp kim mịn dễ dát mỏng, bán thành
Cu 9 99,90 phẩm với những yêu cầu đặc biệt .
Bán thành phẩm nhƣ: tấm, ống, thanh. Chế tạo đồng
Cu 5 99,5 thau với tỷ lệ chứa dƣới 60%Cu
Hợp kim tỉ lệ chứa dƣới 60%Cu dùng để dát mỏng và
Cu 0 99,0 rót. Những chi tiết chế tạo đƣợc đúc từ đồng

* Phân loại đồng


Các bán thành phẩm từ đồng đƣợc sử dụng trong kỹ thuật điện đƣợc chia ra làm 4
loại nhƣ sau:
- Đồng mềm (ủ nhiệt)
- Hơi cứng
- Nửa cứng
- Cứng
+ Đồng cứng đƣợc sử dụng để chế tạo những dây dẫn không cách điện của các
đƣờng dây chuyền tải trên không, thanh cái trong các nhà máy điện hoặc những thanh
cho các cổ góp của máy điện...

+ Đồng mềm đƣợc sử dụng khi chế tạo các dây dẫn của các cáp điện và các dây
quấn máy điện.

* Các bán thành phẩm của đồng

Trong kỹ thuật điện ngƣời ta sử dụng đồng đúc, đồng lá hay đồng kéo sợi. Những
loại đồng dát mỏng và tích chất cơ và điện của nó đƣợc giới thiệu dƣới bảng sau

33
Bảng 2.4: Tính chất cơ và điện của đồng

Bán thành
Mức độ tôi Sức bền kéo Độ dài tƣơng Điện trở suất ở
phẩm từ
làm rắn đứt kG/mm2 đối khi kéo,% 200C Ωmm2/m
đồng
Thanh tròn
d=5÷28 mm 1/2 cứng 25 10 0,01786
d ≥....30mm 1/2 cứng,mềm 24 10 0,01786
20 38 0,01786

Thanh chữ 1/2 cứng 25 8 0,01786


nhật 1/2 cứng mềm 24 8 0,01786
20 38 0,01786
Thanh hình 1/2 cứng mềm 25 10 0,01786
vuông 20 38 0,01786
Thanh 6 cạnh 1/2 cứng mềm 25 10 0,01786
20 38 0,01786
Ống tròn mềm 22 28 0,01786
1/2 cứng 26 10 0,01786
cứng 24 15 0,01786
32 3 0,01786

Ngƣời ta tẩy sạch Cu trong dung dịch của acid Sulfuric (H2SO4) đƣợc pha loãng
để loại CuO ra khỏi bề mặt của chúng. Sau đó ngƣời ta kéo thành sợi với tiết diện từ 1,5
÷2mm
Do các đặc tính cơ và điện đặc biệt của đồng nên nó đƣợc sử dụng rất phổ biến
trong kỹ thuật điện, trong các kết cấu máy điện và MBA, làm dây dẫn cho đƣờng dây trên
không, trong các khí cụ điện, thiết bị vô tuyến viễn thông....
b) Các hợp kim của đồng
Hợp kim của đồng có đặc điểm là sức bền cơ khí lớn, độ cứng cao, có độ dai tốt,
màu đẹp và dễ nóng chảy. Hợp kim của đồng có thể đúc thành các hình thù phức tạp với
độ chính xác cao và dễ dàng gia công trên máy công cụ. Những hợp kim chính của đồng
đƣợc sử dụng trong kỹ thuật điện là:
- Đồng thanh
- Đồng thau
- Các hợp kim dùng làm điện trở
* Đồng thanh
Đồng thanh là 1 hợp kim của Đồng có thêm một số kim loại khác để tăng cƣờng

34
độ cứng, tăng sức bền và dễ nóng chảy. Tuỳ theo các vật liệu thêm vào mà ngƣời ta chia
ra các loại sau:
- Đồng thanh với thiếc
- Đồng thanh với thiếc và kẽm
- Đồng thanh với chì hoặc với chì và thiếc
- Đồng thanh không có thiếc
Đồng thanh đƣợc sử dụng trong chế tạo máy và khí cụ điện, để gia công các chi
tiết dùng để nối dây dẫn, dùng để giữ dây, vòng đầu dây, móc T và các ốc vít, đai ốc cho
hệ thống nối đất.. Đối với những kết cấu khí cụ điện và máy điện phải chịu đƣợc quá tải
và sức bền cơ lớn nên ngƣời ta dùng đồng thanh có tỷ lệ (0,3÷1,0)%Cr và 0,1%Ag còn
đối với chổi cổ góp động cơ điện, gối đỡ ngƣời ta sử dụng đồng thanh graphít đƣợc chế
tạo từ bụi đồng đƣợc trộn lẫn với (2÷6)% bụi graphít. Ngoài ra đồng thanh còn đƣợc sử
dụng cho việc chế tạo các dây dẫn với (99÷99,95)%Cu còn lại là Zn, Si, MN..
* Đồng thau
Đây là một hợp kim đồng với kẽm, trong đó kẽm không vƣợt quá 60%. Tuỳ theo
thành phần và việc sử dụng hợp kim đồng kẽm, ngƣời ta phân thành:
- Đồng thau để đúc
- Đồng thau để cán mỏng
- Đồng thau dùng để hàn gắn
Đồng thau đƣợc dùng trong kỹ thuật điện để gia công các chi tiết dẫn dòng điện
nhƣ: các đầu cực ở các bảng phân phối, các đầu đến hệ thống nối đất...
2.2.2.2 Nhôm và hợp kim của nhôm
a) Nhôm
* Tính chất chung của Nhôm
Nhôm là kim loại có màu trắng bạc, có đặc điểm là dễ dát mỏng nên gia công dễ
dàng. Nhôm là vật liệu quan trong thứ hai đƣợc sử dụng trong kỹ thuật điện sau đồng,
nhôm có điện dẫn xuất cao, dẫn điện tốt nên đƣợc dùng làm dây dẫn điện.
Nhƣợc điểm của Al là sức bền cơ khí tƣơng đối bé và gặp khó khăn trong việc
thực hiện tiếp xúc điện tốt khi nối với nhau.
So sánh với đồng, nhôm có tính chất cơ và điện ít thuận lợi hơn. Khi tiết diện và
chiều dài bằng nhau, điện trở của một dây dẫn nhôm sẽ tăng gấp 1,68 lần lớn hơn so với
điện trở của dây dẫn đồng. Nhƣ vậy, để có một dây nhôm có cùng chiều dài, điện trở nhƣ
35
dây đồng thì phải có tiết diện gấp 1,68 lần so với dây đồng tức là đƣờng kính dây gấp
1,68 =1,3 lần so với dây đồng.
Bảng 2.5: Các hằng số vật lý và hoá học chính của dây nhôm(Al)

Đặc tính Đơn vị đo Chỉ tiêu


lƣờng
Trọng lƣợng riêng ở 200C kg/dm3 2,7
Điện trở suất ở 200C Ω.cm.10-6 2,941
Hệ số thay đổi của điện trở suất theo nhiệt 1/0C 0,004
độ(ở 200C )
Nhiệt dẫn suất ở 200C W/cm 2,1
o
Nhiệt độ nóng chảy C 657
Nhiệt lƣợng riêng trung bình ở 250C KCal/kg 0,2259
0
Điểm sôi ở 760mm cột thuỷ ngân C 2270
Hệ số giãn nở dài trung bình ở 200C 1/oC 23,810.10-6
0
Nhiệt độ kết tinh lại C 250-300
Modul đàn hồi, E kG/mm2 7200
Sức bền đứt khi kéo kG/mm2
.Dây mềm - 9(mềm)
.Dây cứng - 17(cứng)
Kéo dài(riêng) ngang khi đứt % 45(mềm)
80(cứng)
Độ cứng Brinell kG/mm2 22

Do tính cơ và điện nhƣ trên, nên nhôm đƣợc sử dụng phổ biến trong kỹ thuật điện
để chế tạo: Dây đẫn điện, dây trên không, dây cáp; Thanh góp và chi tiết cho thiết bị
điện; Các lá nhôm để làm tụ điện, máy biến áp; Các roto của động cơ điện không đồng
bộ.
Theo tiêu chuẩn thì nhôm đƣợc sử dụng làm dây dẫn điện phải gồm:
Nhôm tinh khiết, tối thiểu 99,5%
Sắt và Silic, tối đa 0,45%
Đồng và kẽm cùng với nhau, tối đa 0,05%
Thông thƣờng, ngƣời ta sản xuất nhôm theo 2 cách sau đây:
Nhôm tinh khiết, tách từ quặng bauxit để đƣợc oxit nhôm khan Al2O3
Tách kim loại nhôm thông qua điện phân oxit hoà tan thành criolit nóng chảy ở t0=
900- 9500C
* Các dạng nhôm thường được sử dụng
Trong kỹ thuật điện ngƣời ta sử dụng nhôm đúc dƣới dạng hợp kim , nhôm dát
mỏng và nhôm kéo sợi

36
- Nhôm đúc: Không sử dụng ở trạng thái tinh khiết vì nó bị co nhiều khi đúc, bị
rỗ...đồng thời tính chất cơ cũng bị giới hạn (độ cứng Brinell từ 24-32kG/mm2, sức bền
đứt 9-12kG/mm2). Do đó, để chế tạo các roto lồng sóc cho động cơ thì phải sử dụng hợp
kim với mangan để đảm bảo sự ổn định của điện trở của roto trong thời gian làm việc (ổn
định đến nhiệt độ quá 2000C).
- Nhôm dát mỏng: đƣợc chế tạo dƣới dạng tấm, thanh và ống từ nhôm tinh khiết.
Nhôm dát mỏng thành lá đƣợc dùng thay thế cho chì ở lớp vỏ bọc bảo vệ của cáp điện
- Nhôm kéo thành sợi: kéo thành sợi, việc kéo sợi thực hiện theo cách ủ nhiệt liên
tiếp và kéo sợi nhỏ dần.
b) Các hợp kim của nhôm (Al)
Nhôm có nhiều hợp kim dùng để đúc và kéo dây dẫn điện. Để tăng cƣờng độ bền
cơ khí của dây nhôm, ngƣời ta chế tạo những dây dẫn tổng hợp từ hợp kim của nhôm. Nó
có phần lõi thép gồm một hay nhiều sợi và một lớp hay nhiều lớp dây nhôm nằm xung
quanh phần lõi thép này. Dây dẫn bằng thép - nhôm có nhƣợc điểm là : bị cứng, phần
thép và phần nhôm phải đƣợc cố định riêng lẻ bởi vì hệ số giãn nở nhiệt khác nhau giữa
nhôm và thép.
Tuy vậy nó có ƣu điểm là khi tải điện áp cao thì tổn thất khi truyền tải giảm, thông
qua hiệu ứng mặt ngoài ở bề mặt dây dẫn điện.
Hợp kim đƣợc dùng phổ biến để chế tạo dây dẫn mang tên là ”Aldrey”, chúng là
hợp kim của nhôm với Mg(0,3÷0,5%), Si(0,4÷0,7%),Fe(0,2÷0,3%) làm tăng tính dẫn điện
lên đồng thời tăng sức bền của dây vì vậy khoảng cách giữa các cột của đƣờng dây tăng
lên.
2.2.2.3. Sắt và hợp kim của sắt (thép)
a) Sắt
* Tính chất chung của sắt
Sắt đƣợc tìm thấy trong tự nhiên dƣới dạng quặng từ : Fe2O3(Hêmatit), Limônit
(2Fe2O3.3H2O), FeS2 (Pirit)....Sắt đƣợc chế tạo bằng phƣơng pháp nhiệt luyện các loại
quặng trên. Từ lò cao, chúng ta nhận đƣợc gang thô: gang trắng dùng để sản xuất thép
hay gang xám dùng để đúc. Thép đƣợc chế tạo từ gang bằng cách loại bỏ một phần
cacbon thông qua oxit hoá và loại ra những tạp chất khác (một phần hay toàn bộ),
phƣơng pháp này đƣợc gọi là tinh luyện gang. Thép kỹ thuật là hợp kim chứa cácbon với

37
một số nguyên tố hoá học khác (Si, Mn, S, P, Mo...), trên cơ sở của tỷ lệ cácbon chứa
trong sắt mà sắt công nghiệp đƣợc phân thành:
- Gang với khá nhiều cacbon: 1,7%C
- Thép chứa tỉ lệ giữa 0,5 và 1,7%C
- Sắt rèn đƣợc với tỉ lệ ít hơn: 0,5%C
Mỗi loại trên bao gồm rất nhiều dạng, sắt tinh khiết (99,7-99,9%Fe) sẽ thu đƣợc
thông qua điện phân nhƣng thực tế không đƣợc sử dụng trong kỹ thuật. Thép dùng để chế
tạo dây dẫn hay thanh cái cho dòng một chiều cần phải có ít tạp chất (Armco-iron) vì tạp
chất sẽ làm tăng điện trở suất. Đối với dòng xoay chiều, tỷ lệ %C cần phải tăng hơn
(0,1÷0,15%) để làm giảm tổn thất thông qua hiệu ứng mặt ngoài trên bề mặt kim loại
Bảng 2.6: Hằng số vật lý và hoá học chính của sắt tinh khiết

Đặc tính Đơn vị đo lƣờng Chỉ tiêu


Trọng lƣợng riêng ở 200C kg/dm3 7,86
Điện trở suất ở 200C : Ω.cm.10-6 10
Hệ số thay đổi của điện trở suất theo 1/0C 0,00675
nhiệt độ(ở 00C-1000C )
Nhiệt dẫn suất ở 200C W/cm 0,75
o
Nhiệt độ nóng chảy C 1535
Nhiệt lƣợng riêng trung bình ở 250C KCal/kg 0,111
0
Điểm sôi ở 760mm cột thuỷ ngân C 2740
Hệ số giãn nở dài trung bình ở 200C 1/0C 12,3.10-6
0
Nhiệt độ kết tinh lại C 250-300
Modul đàn hồi, E kG/mm2 21070
Sức bền đứt khi kéo kG/mm2 22
Kéo dài(riêng)ngang khi đứt % 50
Độ cứng Brinell kG/mm2 60
Thế điện hoá so với H V +0,44

* Phân loại và ứng dụng Sắt(Fe)


- Dây dẫn thép: Thép kỹ thuật - là loại thép mềm với hàm lƣợng cácbon ít, vì vậy
nó có điện trở suất gấp 7÷8 lần so với đồng. Thép có sức bền cơ khí lớn gấp 2÷2,5 so với
đồng nên dây dẫn bằng thép có thể đƣợc dùng ở những khoảng cột lớn từ (1500÷1900)m
để vƣợt sông, núi…Mặt khác, dây dẫn bằng thép mắc với độ võng bé hơn các dây dẫn
khác, do vậy cột có thể thấp hơn nhƣng khoẻ hơn vì lực căng đối với dây thép cho phép
lớn hơn. Dây thép đƣợc dùng để chế tạo các loại dây dẫn và thiết bị sau đây:
+ Làm dây chống sét
+ Làm dây tiếp đất

38
+ Làm điện cực tiếp đất
+ Làm dây chịu lực của các đƣờng dây tải điện trên không (ĐDK)
+ Các chi tiết ngoài (không dẫn điện) của MBA, động cơ...
Đối với đƣờng dây truyền tải công suất lớn, ngƣời ta sử dụng dây dẫn thép nhiều
sợi (bện thành chão) tuỳ theo sức bền cơ khí những dây dẫn này đƣợc phân làm 2 loại
Bảng 2.7: Tính chất của dây bện thành chão bằng thép dùng cho đƣờng dây trên không

Tiết diện Đƣờng


Trọng Các sợi cấu thành Lực kéo đứt tối Điện trở của
bện thành kính
2 lƣợng thiểu dây bện
chão mm đƣợc bện
lý thành chão ở
thành Số Đƣờng
Danh Thực thuyết Bố trí các 200C Ω/km
chão lƣợng kính A(kg) B(kg)
định tế 2 kg/km lớp (max)
(mm ) (kG) (mm)
10 10,0 4,0 80 7 1,35 1130 1310 25
16 15,9 5,1 128 7 1,70 1790 2090 16
25 24,2 6,3 194 1+6 7 2,10 2730 3180 10
35 34,4 7,5 275 7 2,50 3880 4520 7,4
50 49,5 9,0 396 7 3,00 5580 6510 5,2
50 48,3 9,0 389 19 1,80 5440 6340 5,2
70 65,8 10,5 528 19 2,10 7420 8620 3,8
95 93,3 12,5 751 1+6+12 19 2,50 10520 12270 2,7
120 117,0 14,0 941 19 2,80 13230 15400 2,2
95 94 12,6 759 37 1,80 10600 12340 2,7
120 116,2 14,7 936 1+6+12+1 37 2,00 13100 15230 2,2
8
150 147,1 15,8 1178 37 2,25 16590 19370 2,7
185 181,6 17,5 1465 37 2,50 20480 24270 1,4

- Thanh bằng thép: thép đƣợc dùng làm dây dẫn điện dƣới dạng thanh góp. Với
dòng một chiều thì dùng sắt tinh luyện còn với dòng xoay chiều do hiệu ứng mặt ngoài
nên độ dày không nên lớn hơn (2÷3)mm.

Khi dòng điện lớn, ngƣời ta có thể ghép nhiều thanh với nhau có chiều dày tối đa
3mm, các thanh này đặt cách nhau với khoảng cách bằng chiều dày của thanh. Vật liệu
dùng làm các thanh thƣờng là thép cácbon dát mỏng (C=0,74%, Mn=0,71%, S=0,002%,
Si=0,25%, P=0,03%) và có điện trở suất 0,135 Ω.mm2/m. Đối với các thanh dẹt bằng
thép, thông thƣờng ngƣời ta cho phép ghép với tỷ lệ l/b=16 (l- chiều dài của bề mặt tiếp
xúc, b- chiều rộng của thanh).

39
- Các dây dẫn điện khác: Dùng để chế tạo các điện trở phát nóng (t0=300÷5000C),
biến trở khởi động và điều chỉnh hoặc có thể dùng ở vòng cổ góp của máy điện để thay
thế cho các vòng bằng đồng thanh hay gang.

2.3. CÁC HỢP KIM CÓ ĐIỆN DẪN SUẤT THẤP


2.3.1. Hợp kim điện trở suất cao - ứng dụng
2.3.1.1. Khái niệm
Các hợp kim điện trở cao là những hợp kim có điện trở suất tƣơng đối lớn nên có
tính chất cản trở dòng điện cao gây sự toả nhiệt trên dây điện trở.
2.3.1.2. Đặc tính
Điện trở suất tƣơng đối lớn nên hạn chế đƣợc chiều dài dây dẫn. Chịu nhiệt độ cao
(yếu tố cần thiết đối với điện trở toả nhiệt).
Có độ bền về cơ cao.
Hệ số nhiệt độ thấp.
Chống sự oxy hoá.
2.3.1.2. Một số hợp kim thường sử dụng
a) Mai so (Mailiechort) (60% Cu+ 25% Zn + 15%Ni)
Đƣợc sử dụng làm dây điện trở các bếp điện và cũng đƣợc dùng làm điện trở
không toả nhiệt nhƣ: Điện trở phòng thí nghiệm, biến trở khởi động, biến trở điều tốc.
Điện trở suất: 0,30 mm2/m (ở 200C)
Nhiệt độ nóng chảy: 13000C.
b) Constantan (60% Cu+ 40%Ni)
Có hệ số nhiệt độ thấp nên điện trở ít phụ thuộc nhiệt, sử dụng làm điện trở chuẩn
trong phòng thí nghiệm, không làm điện trở toả nhiệt. Hợp kim maganin cũng có đặc tính
tƣơng tự nhƣ constantan.
Điện trở suất: 0,49 mm2/m (ở 200C)
Nhiệt độ nóng chảy: 12400C.
c) Ferro - nickel ( 74% Fe+ 25% Ni + 1%Cr)
Là loại hợp kim điện trở đƣợc sử dụng làm điện trở hoặc biến trở và có thể làm
điện trở tỏa nhiệt chịu đƣợc đến 5000C. Tuy nhiên hợp kim này không bền so với điện trở
toả nhiệt loại RNC vì nó dễ giòn gãy khi vận hành và nhiệt độ mới đạt đến màu đỏ sậm.
Điện trở suất: 0,80 mm2/m (ở 200C).
Nhiệt độ nóng chảy: 15000C.
40
d) Sắt - nickel - Crome ( 50% Fe+ 40% Ni + 10%Cr)
Đây là hợp kim điện trở chủ yếu làm điện trở tỏa nhiệt trong bàn là, bếp điện, mỏ
hàn điện. Vì đặc tính của điện trở RNC chịu đƣợc nhiệt độ vận hành cao đến 9000C.
Điện trở suất: 1,02 mm2/m (ở 200C)
Nhiệt độ nóng chảy: 14500C.
e) Nickel - Crome ( 80% Ni + 20%Cr)
Hợp kim có đặc tính chịu đƣợc nhiệt độ vận hành rất cao (11000c) và nó có tính
chất đƣợc bảo vệ bởi 1 lớp oxít cách điện nhờ thế có thể quấn các vòng dây điện trở khít
lại với điều kiện điện áp giữa các vòng dây không lớn. Công suất tiêu tán trên bề mặt của
dây điện trở tỏa nhiệt khoảng:
2W/cm2 khi ở nhiệt độ 6000C đến 8000C.
1W/cm2 khi ở nhiệt độ 9000C
0,7W/cm2 khi ở nhiệt độ 10000C.
Bảng 2.8: Hợp kim có điện trở cao và chịu nhiệt

Nhiệt độ
Nhiệt
 mm /m 2
làm việc
Tên hợp kim Thành phần Hệ số  độ-1 nóng
(ở 200C) cho phép
chảy (0C)
(0C)
Maiso 60 Cu+ 25 Zn + 0,300 0,0003 1290 400
15Ni
Constantan 60 Cu+ 40Ni 0,460 0 1240 400
Ferro- nickel 74 Fe+ 25 Ni + 0,800 0,00090 1500 500
1Cr
Manganin 86Cu+12Mn+2 0,420 ±0,0000 200
Ni 2
Hợp kim: RNC1 55Fe+35Ni+10C 1,020 0,00032 1450 700
r
Hợp kim: RNC2 25Fe+60Ni+15C 1,110 0,00015 1450 900
(Feronicrôm) r
Hợp kim: RNC3 80Ni+20Cr 1,030 0,00009 1475 1100

2.3.2. Hợp kim làm cặp nhiệt điện


2.3.2.1. Khái niệm về cặp nhiệt điện
Cặp nhiệt điện hay còn còn gọi là can nhiệt, có tên tiếng anh là thermocouples.
Cặp nhiệt điện có nghĩa là một cặp kim loại phản ứng với nhiệt độ và sinh ra điện
áp, nó chính là thiết bị ứng dụng để đo nhiệt độ cao.
2.3.2.2. Nguyên lý của cặp nhiệt điện (Thermocouples)

41
Khi điểm kết nối của 2 sợi đây đặt vào những nơi mà nhiệt độ khác nhau thì nó
sẽ tạo ra sự dịch chuyển của các electron. Chính sự dịch chuyển này mà nó tạo ra một
điện áp nhỏ tại đầu của 2 dây.
Điện áp này hoàn toàn bị chi phối bởi vật liệu dây dẫn và nhiệt độ.
2 sợi dây của cặp nhiệt điện sẽ đƣợc hàn tại điểm nóng. Điểm này là nơi dùng để
đo nhiệt độ. Điểm lạnh là nơi mà nhiệt độ đã đƣợc xác định, biết trƣớc. Đƣa điểm nóng
vào vị trí cần đo nhiệt thì nhiệt độ tại đó tăng lên, điện áp ở tại điểm lạnh cũng sẽ tăng và
tăng không tuyến tính. Lúc này ngƣời ta đo điện áp ở điểm lạnh thì sẽ biết đƣợc nhiệt tại
điểm nóng.
2.3.2.3. Các hợp kim tạo thành cặp nhiệt điện
a) Cặp nhiệt điện Niken-Crom
* Hợp kim Niken – Crom để chế tạo cặp nhiệt điện loại E là loại cặp nhiệt điện
thông dụng, ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khác.
Riêng đối với các can nhiệt E thì dải nhiệt rộng từ -270 đến 870 độ C. Tín hiệu của
thiết bị cho ra mạnh hơn. Nếu so sánh với loại J hay K thì nó có độ chính xác cao hơn.
Sai số tiêu chuẩn của thiết bị mà ngƣời dùng cần cân nhắc đó là +/- 1.7 độ C hoặc
+/- 0.5%. Một số trƣờng hợp thì có thể tùy chỉnh sai số thấp nhất là +/- 1.0 độ C hoặc
0.4%.
* Ứng dụng của cặp nhiệt điện
- Cho ngành thực phẩm
Thiết bị này đƣợc ứng dụng trong các ngành sản xuất đồ uống, chế biến thức ăn,
sản xuất thực phẩm. Nó giúp kiểm soát nhiệt lò nƣớng, làm đầu dò thâm nhập, kiểm soát
nhiệt độ ấm nƣớc, giám sát bếp điện hoạt động…
- Cho nhiệt độ thấp
Những can nhiệt nhƣ E, K, T và N đƣợc ƣu tiên để đo nhiệt độ xuống -200°C.
Hãng phải chọn hợp kim để sử dụng cho từng loại để đảm bảo nó có thể làm việc và đáp
ứng đƣợc mức nhiệt độ đó.
Đối với hợp kim cặp nhiệt điện đã đƣợc hiệu chuẩn thì sẽ sử dụng trong môi
trƣờng 0 độ C trở lên. Những hợp kim này cũng có thể làm việc -200 độ C tuy nhiên độ
chính xác lại không đƣợc đảm bảo tuyệt đối. Để khắc phục thì ngƣời ta sẽ mua hiệu
chuẩn riêng lẻ để xác định giá trị bù đắp.
- Cho máy đùn

42
Đối với hoạt động của chiếc máy đùn thì nó luôn đòi hỏi nhiệt độ cao và áp suất
cao. Vì thế mà các nhà máy thƣờng sẽ lắp 1 bộ chuyển đổi ren để có thể định vị các đầu
cảm biến tại vị trí trong nhựa nóng chảy và áp cao.
- Cho lò nung
Những can nhiệt dùng cho lò nung, lò sấy phải phù hợp về các điều kiện sau: Khả
năng chịu nhiệt của dây, của vỏ bọc, của lớp phủ bảo vệ. Cấu hình kết nối và không khí
nơi nó làm việc (không khí, inert hay oxi hóa).
- Cho kim loại nóng chảy
Do kim loại nóng chảy ở nhiệt độ rất cao và điều kiện khắc nghiệt nên ngƣời ta sẽ
dùng loại cặp nhiệt điện bạch kim loại R, S hoặc dòng cơ bản Loại K và N loại B để có
thể tiếp xúc và thực hiện phép đo.
Loại kim loại cơ bản thì dây can nhiệt là dây rắn với đƣờng kính lớn # 8 hoặc # 14
AWG. Ống bảo vệ bằng sứ hoặc kim loại, chất cách điện thƣờng bằng sứ. Đối với loại K,
N sẽ xuống cấp chậm hơn để có thời gian cho các phép đo chính xác khi nhiệt cao là yếu
tố khiến suy giảm dây nhanh.
Ngoài ra còn một số cặp nhiệt điện được chế tạo bằng các loại hợp kim khác như
cặp nhiệt điện loại K, J, T.
b) Hợp kim Niken-Alumel
Hợp kim Niken-Alumel tạo lên cặp nhiệt loại K.
Đặc điểm: Dãy đo rộng dao động từ -270 độ C đến 1200 độ C, tỉ lệ sai số thấp chỉ
dao động trong khoảng từ +/-2.2 độ C hoặc 0.75%. Đó cũng chính là lý do mà nó trở nên
phổ biến và đƣợc dùng nhiều nhất hiện nay. Ngoài độ chính xác cao, phạm vi làm việc
với nhiệt độ lớn thì nó còn giúp tiết kiệm chi phí cho ngƣời dùng.
c) Sắt (Iron)
Hợp kim Iron chế tạo cặp nhiệt điện loại J.
Đặc điểm nổi bật nhất của nó chính là phạm vị nhiệt độ làm việc rất rộng từ -210
đến 760 độ C và tỉ lệ sai số rất thấp. Trong 1 số ứng dụng thì nó chỉ rơi vào khoảng +/-1.1
độ C hoặc 0.4% oặc +/-2.2 độ C hoặc 0.75%.
Tuy nó có tuổi thọ ngắn hơn so với loại K nhƣng do có khả năng làm việc tốt,
chính xác cao trong phạm vị nhiệt rộng, tiết kiệm chi phí nên cũng khá thông dụng.
d) Đồng
Hợp kim đồng chế tạo Can nhiệt loại T
So với các loại trên thì Thermocouple có tính ổn định nhất và chuyên dùng cho

43
ứng dụng nhiệt độ thấp, đông lạnh.
Đặc điểm của thiết bị: Phạm vị nhiệt làm việc từ -270 độ đến 370 độ C và sai số
tiêu chuẩn ở mức +/- 1.0 độ C hoặc +/- 0.75%. Ngƣời dùng có thể tùy chỉnh sai số thấp
nhất chỉ nằm trong +/- 0.5 độ C hoặc 0.4%.
2.3.3. Than kỹ thuật điện
Than kỹ thuật điện là một loại vật liệu dẫn điện có tác dụng dùng để truyền điện,
kết nối điện. Than kỹ thuật điện thƣờng đƣợc ứng dụng làm chổi than. Chổi than có tác
dụng dùng để truyền điện, kết nối điện từ bộ phận tĩnh là Stato đến các bộ phận quay là
Roto.
Chổi than đƣợc sử dụng khá phổ biến trong động cơ điện AC hay DC bởi nền công
nghiệp sản xuất sử dụng các động cơ bằng dây quấn.
Dựa vào tải trọng cũng nhƣ dòng điện có trong thực tế mà chất liệu của chổi than
đƣợc sử dụng làm tấm than có thể thay đổi. Thành phần chính của chổi than chính là từ
carbon nhƣng ngoài ra vật liệu này còn có thể sử dụng một số thành phần khác nhƣ đồng,
niken,…
Chổi than là một chi tiết đƣợc ứng dụng rất phổ biến trong các loại máy công
nghiệp trong đó có máy phát điện các thiết bị điện của gia đình và trong cuộc sống hàng
ngày. Một số ứng dụng của chổi than nói chung có thể kể đến nhƣ:
Chổi than đƣợc ứng dụng rất nhiều trong động cơ của máy phát điện, các mô tơ
công nghiệp. Chổi than máy phát điện có công dụng nổi bật nhất trong các ứng dụng của
nó.
Sử dụng cùng với mô tơ trong xe ô tô hoặc xe máy.
Trong một số loại máy ở gia đình nhƣ máy hút bụi, máy sấy, máy xay sinh tố.
Sử dụng trong đồ trang trí, đồ chơi, khóa cửa và motor nhỏ.
Đặc biệt trong những chiếc máy nhƣ là máy khoan, máy cắt hay máy mài,.. không
chỉ riêng máy phát điện thì đều phải sử dụng chiếc chổi than. Chổi than đóng một vai trò
rất quan trọng đối với những chiếc máy này vì phần lớn các dụng cụ cầm tay hay các loại
máy móc, thiết bị điện đều sử dụng cơ chế truyền điện để tạo đƣợc lực xoay mạnh.
Chổi than máy phát điện có hình dáng giống nhƣ một chiếc bàn chải nhỏ đƣợc làm
từ carbon. Một đầu của chổi than là một tấm carbon đƣợc gắn cùng với dây dẫn làm bằng
đồng, một đầu dây còn lại gọi là “đầu cốt” để có thể gắn đƣợc vào khung hoặc giá đỡ.
Chổi than tiếp xúc liên tục cũng nhƣ cung cấp nguồn điện cho cổ góp bằng một lò

44
xo còn đƣợc gọi là nhíp. Có một số dạng lò xo đƣợc sử dụng phổ biến trong chổi than có
thể kể đến nhƣ là lò xo cò mổ, lò xo lá và lò xo cuộn.
2.4. CÁC KIM LOẠI KHÁC, THUỐC HÀN VÀ CHẤT LÀM CHẢY
2.4.1. Vôn fờ ram (W)
Vôn fờ ram (Wonfram) là một kim loại rất cứng, có màu tro chiếu sáng, không
thay đổi nhiệt độ thông thƣờng dù có hơi nƣớc. Nó đƣợc dùng để chế tạo sợi tóc trong
bóng đèn dây tóc, các điện trở phát nóng cho các lò điện, các phần tử nhiệt...Ngoài ra
Wonfram còn đƣợc dùng để chế tạo tiếp điểm điện, chế tạo các điện cực catốt (cực âm)
bằng Wonfram. Tiếp điểm Vonfram có ƣu điểm là:
- Ổn định lúc làm việc, độ mài mòn nhỏ do có độ cứng cao
- Có khả năng chống tác dụng của hồ quang, không làm dính tiếp điểm do khó
nóng chảy.
Nhƣợc điểm của vonfram khi làm vật liệu tiếp xúc:
- Khó gia công chế tạo
- Ở điều kiện khí quyển tạo thành ôxit.
- Cần có áp lực tiếp xúc lớn để có trị số điện trở tiếp xúc nhỏ.
2.4.2. Mô líp đen
Mô líp đen (Molipden) Bị ăn mòn lớn hơn wonfam bị ăn mòn mạnh ở nhiệt độ
trên 6000C. Oxyt molipđen tạo nên xốp không dẫn điện nên không dùng molipđen
nguyên chất mà sử dụng hợp kim wonfam với molipden ở những máy cắt điện trong chân
không, trong khí trơ.
2.4.3. Bạc (Ag), vàng(Au)
a) Bạc
Bạc là kim loại có màu trắng và chiếu sáng. Bạc là kim loại mềm dễ uốn cong và
là kim loại có điện dẫn suất lớn. Trong kỹ thuật điện bạc có các ứng dụng sau đây:
- Làm dây dẫn dùng trong tần số cao, dây chảy trong cầu chì và làm khung cho tụ
điện...
- Dùng làm các tiếp điểm điện đối với dòng điện nhỏ trong thông tin viễn thông.
Tuy nhiên vì bạc tinh khiết dễ ăn mòn và hàn chặt nên ngƣời ta thƣờng chế tạo dƣới dạng
hợp kim: bạc-paladi, bạc- vàng, bạc- vàng-platin
- Chế tạo các chi tiết nhỏ: đinh tán, đinh vít, các đầu cực... dùng trong dụng cụ đo
lƣờng điện. Ngoài ra bạc còn đƣợc dùng để sản suất các màn ở các bóng catốt và các tế
45
bào quang điện hoặc thêm (0,1÷0,15%) Ag vào hợp kim chì đối với ắc quy điện có các
tấm bản chì để ngăn cản sự ăn mòn anốt và do vậy làm tăng tuổi thọ ắc quy
b) Vàng
Vàng là kim loại có màu vàng đặc trƣng, không bị oxit hoá ở nhiệt độ cao. Vàng
có điện dẫn suất cao, chịu ăn mòn trong kỹ thuật điện vàng đƣợc gia công với các hợp
kim để làm tiếp điểm, chế tạo dây dẫn dùng trong các điện trở ở các điện kế…
2.4.4. Bạch kim (Platin)
Bạch kim (Platin) có tính ổn định cao đối với sự ăn mòn trong không khí, không
tạo màng ôxyt nên đảm bảo đƣợc sự ổn định điện của tiếp điểm, tuy nhiên platin độ cứng
thấp nên mài mòn nhanh chóng do đó ít sử dung platin tinh khiết. Hợp kim platin với iriđi
có độ cứng cao và nhiệt độ nóng chảy cao,sức bền tốt đối với sự tác động của hồ
quang,đƣợc dùng chế tạo các tiếp điểm quan trọng có độ chính xác cao và dòng điện nhỏ.
2.4.5. Niken (Ni)
Niken là kim loại có màu trắng- xám tro, không bị oxit hoá trong không khí và
nƣớc. Niken có nhiều ứng dụng trong kỹ thuật điện nhƣ:
- Trong kỹ thuật chân không: dạng thanh, dây dẫn để đỡ các dây tóc của bóng đèn
nung sáng và của bóng đèn điện tử
- Dùng để chế tạo các nhiệt ngẫu Ni-Fe và Ni- Cr ở nhiệt độ rất cao (12000C)
- Chế tạo tiếp điểm điện cho cấp điện áp cao, điện trở phát nóng đến nhiệt độ
9000C
- Chế tạo các điện cực dƣơng anốt cho các ắc quy kiềm....
2.4.6. Thiếc (Sn)
Thiếc là kim loại có màu trắng – bạc, sáng và đƣợc sử dụng trong kỹ thuật điện để
chế tạo đồng thanh, tẩm thiếc dây dẫn đồng bọc cao su, dây chảy, có mặt trong các tụ
điện giấy hay mica...Lá thiếc mỏng(6÷8)μm dùng để sản xuất các loại tụ điện thƣờng, lá
thiếc dày dùng để làm bản cực trong các tụ điện mica.
2.4.7. Thuốc hàn và chất làm chảy
Tƣơng tự nhƣ thuốc bọc que hàn. Thuốc hàn là một hợp chất gồm các chất tạo khí,
tạo xỉ, ổn định hồ quang, khử ô xy, hợp kim hoá v.v đƣợc bọc lên lõi que hàn. Hợp chất
này làm cải thiện khả năng tạo mối hàn có chất lƣợng tốt.
a) Vai trò của thuốc hàn
- Đảm bảo hồ quang hàn cháy ổn định.
46
- Bảo vệ hồ quang hàn và vũng hàn khỏi sự tác động của môi trƣờng xung quanh.
- Tạo dáng mối hàn và hính thành mối hàn tốt .
- Đảm bảo tinh luyện kim loại mối hàn và khử tạp chất triệt để hơn, do thể tích
vũng hàn và lƣợng thuốc hàn nóng chảy lớn hơn, các phản ứng có điều kiện xảy ra triệt
để hơn .
- Có khả năng hợp kim hóa kim loại mối hàn cao hơn, đặc biệt là thuốc hàn gốm.
- Đảm bảo ít khuyết tật: rổ khí, ngậm xỉ, không có khe hở hàn…
- Bảo vệ thợ hàn khỏi tác dụng bức xạ của hồ quang.
b) Phân loại
Theo phƣơng pháp chế tạo có hai loại chính: thuốc hàn nung chảy; thuốc hàn gốm, thuốc
hàn thiêu kết.
- Thuốc hàn Nung chảy là thuốc hàn dùng cho hàn hồ quang dƣới lớp thuốc, đƣợc
chế tạo bằng phƣơng pháp nấu chảy các thành phần của mẻ liệu và đƣợc tạo hạt.
Đặc điểm của thuốc hàn nung chảy :
+ Thƣờng là hệ silicat có tỉ lệ oxit silic cao ,do đó có đặc tính axit .
+ Nhiệt độ nóng chảy khoảng 1300 ℃
+ Độ nhớt đủ cao ở nhiệt độ cao để ngăn tác động của oxi và N từ không khí khi
hàn và ngăn xỉ chảy loang ra khỏi mối hàn.
+ Đồng nhất về mặt hóa học, không hút ẩm.
+ Không chứa đƣợc các nguyên tố hợp kim
+ Khi hàn, xỉ hàn chứa nhiều Oxi tự do .
- Thuốc hàn Gốm là: Thuốc hàn dùng cho hàn hồ quang dƣới lớp thuốc đƣợc chế
tạo từ vật liệu bột hỗn hợp trộn với chất dính kết lỏng tạo hạt và sấy khô ở nhiệt độ 400
đến 600℃.
Đặc điểm của thuốc hàn gốm:
+ Thƣờng có hệ số bazo tối đa 2,6-3,2. Hệ số bazo cao khiến nồng độ oxi và lƣu
huỳnh thấp và độ dai va dập cao trong mối hàn .
+ Có thể bổ sung trực tiếp fero kim loại vào thuốc hàn, tăng khả năng hợp kim hóa
kim loại mối hàn trong dải nồng độ rộng.
+ Các nguyên tố hợp kim dễ đi vào kim loại mối hàn (hàn đắp). Kim loại hợp kim
dễ chuyển vào mối hàn còn do tính ổn định hóa học của CaO và MgO
+ Thuốc hàn gốm đƣợc hợp kim hóa đòi hỏi khống chế tốt điện áp hồ quang.
47
- Dễ hút ẩm, nên có xu hƣớng dùng thuốc hàn gốm không chứa fero hợp kim và
kết hợp với dây hàn thép hợp kim để hàn thép hợp kim thấp độ bền cao (nhằm tránh nứt
do hydro). Khi đó không còn vấn đề mất ổn định thành phần hóa học mối hàn do thay đổi
điện áp hồ quang.
- Thuốc hàn thiêu kết: là thuốc hàn dùng cho hàn hồ quang dƣới lớp thuốc, đƣợc
chế tạo từ vật liệu bột hỗn hợp với chất kết dính lỏng tạo hạt sau đó thiêu kết ở nhiệt độ
700 đến 1000O.

48
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƢƠNG 2
1. Trình bày khái niệm về vật liệu dẫn điện? Nêu tính chất của vật liệu dẫn điện?
2. Trình bày điện trở và điện trở suất? Cho biết nhiệt độ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến điện
trở của vật liệu?
3. Các tác nhân của môi trƣờng ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến vật liệu dẫn điện?
4. Thế nào là hiệu điện thế tiếp xúc và sức nhiêt động?
5. Nêu các tính chất chung của kim loại và hợp kim?
6. Nêu những hƣ hỏng thƣờng gặp của vật liệu dẫn điện, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục?
7. Nêu tính chất, đặc điểm và công dụng của đồng và hợp kim đông, nhôm và hợp kim
nhôm, sắt và hợp kim sắt?
8. Trình bày các yếu tố ảnh hƣởng đến điện trở tiếp xúc và độ bền tiếp điểm ? Cho biết
các vật liệu đƣợc dùng làm tiếp điểm?

49
CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU DẪN TỪ
MH 09 - 03
Giới thiệu
Chƣơng 3: Trình bày đặc điểm và phân loại vật liệu dẫn từ; quá trình từ hoá vật liệu
sắt từ, các hiện tƣợng từ hóa, đƣờng cong từ hóa và đƣa ra các loại vật liệu dẫn từ thƣờng
dùng.
Mục tiêu
- Trình bày đƣợc các đặc tính cơ bản của một số loại vật liệu dẫn từ thƣờng dùng.
- Nhận dạng, phân loại các loại vật liệu dẫn từ dùng.
- Sử dụng phù hợp các loại vật liệu dẫn từ theo từng yêu cầu kỹ thuật cụ thể.
- Rèn luyện đƣợc tính cẩn thận, chính xác, chủ động trong công việc.
Nội dung chính
3.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI VẬT LIỆU DẪN TỪ
3.1.1. Khái niệm về vật liệu dẫn từ.
Một trong những tác dụng cơ bản của dòng điện là tác dụng từ. Đó chính là cơ sở
để chế tạo các loại máy điện. Để truyền tải đƣợc năng lƣợng từ trƣờng cần phải có những
vật liệu có từ tính, đó chính là nhóm vật liệu dẫn từ (còn gọi là vật liệu sắt từ). Kim loại
chủ yếu có từ tính là sắt cacbon, niken và các hợp kim của chúng, bên cạnh đó còn có
côban cũng đƣợc gọi là chất sắt từ đã qua quá trình tinh luyện.
3.1.2. Đặc điểm của vật liệu dẫn từ
Các nguyên tố có tính chất sắt từ là: sắt cacbon, niken và các hợp kim của chúng,
bên cạnh đó còn có côban cũng đƣợc gọi là chất sắt từ. Nguyên nhân chủ yếu gây nên từ
tính của vật liệu là các điện tích luôn chuyển động nằm theo quỹ đạo kín, tạo nên những
dòng điện vòng đó là sự quay của các điện tử xung quanh trục của mình và sự quay theo
quỹ đạo của các điện tử trong nguyên tử.
Hiện tƣợng sắt từ là do trong một số vật liệu ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nhất
định đã phân thành những vùng mà trong từng vùng ấy các điện tử đều định hƣớng song
song với nhau. Các vùng ấy đƣợc gọi là đômen tử.
Nhƣ vậy tính chất đặc trƣng cho trạng thái sắt từ của các chất là nó có độ nhiễm từ
tự phát ngay khi không có từ trƣờng ngoài. Mặc dù trong chất sắt từ có những vùng từ
hóa tự phát nhƣng mômen từ của các đômen lại có hƣớng rất khác nhau. Các chất sắt từ
đơn tinh thể có khả năng từ hóa dị hƣớng nghĩa là theo các trục khác nhau mức từ hóa

50
khó hay dễ cũng khác nhau. Trong trƣờng hợp các chất sắt từ đa tinh thể có tính dị hƣớng
thể hiện rất rõ ngƣời ta gọi chất đó là có cấu tạo thớ từ tính. Tạo đƣợc thớ từ theo ý muốn
có ý nghĩa lớn, nó đƣợc sử dụng trong kỹ thuật để nâng cao đặc tính từ của vật liệu theo
hƣớng xác định. Quá trình từ hóa vật liệu sắt từ dƣới ảnh hƣởng của từ trƣờng bên ngoài
gồm có các hiện tƣợng sau:
+ Tăng thể tích của các đômen có mômen từ tạo với hƣớng từ trƣờng góc nhỏ
nhất và giảm kích thƣớc của các đômen khác (quá trình chuyển dịch mặt phân cách của
các đômen).
+ Quay các véc tơ mômen từ hóa theo hƣớng từ trƣờng ngoài (quá trình định
hƣớng).
Quá trình từ hóa vật liệu sắt từ có thể đặc trƣng bằng đƣờng cong từ hóa B = f(H),
có dạng tƣơng tự với tất cả các vật liệu sắt từ.
Khi từ hóa chất sắt từ đơn tinh thể thì kích thƣớc của chúng có thay đổi.
Quá trình từ hoá lại vật liệu sắt từ trong từ trƣờng biến đổi bao giờ cũng có tổn hao
năng lƣợng dƣới dạng nhiệt do tổn hao từ trễ và tổn hao động học.
Tổn hao động học là do dòng điện xoáy cảm ứng trong khối sắt từ và một phần
còn do hiệu ứng gọi là hậu quả từ hoá hay độ nhớt từ. Tổn hao dòng điện xoáy phụ thuộc
vào điện trở. Điện trở suất chất sắt từ càng cao thì tổn hao dòng điện xoáy càng nhỏ.
Công suất tổn hao dòng điện xoáy có thể tính theo công thức:
Pf   . f 2 .Bmax
2
.V
(3.1)
Trong đó:
 : là hệ số phụ thuộc vào loại chất sắt từ (trong đó phụ thuộc vào điện trở
suất) và hình dáng của nó.
f: là tần số dòng điện.
Bmax: cảm ứng từ lớn nhất đạt đƣợc trong một chu trình.
V: thể tích chất sắt từ.
Chú ý đến các tổn hao có liên quan tới hậu quả từ hoá khi chất sắt từ làm việc ở
chế độ xung.
3.1.3. Phân loại vật liệu dẫn từ
Dựa theo đặc điểm, tính chất và công dụng của các loại vật liệu dẫn từ. Ngƣời ta
chia ra vật liệu dẫn từ gồm 3 loại:
- Vật liệu từ mềm : Là loại vật liệu có độ thấm từ cao, lực kháng từ nhỏ, tổn thất
51
trễ của các vật liệu này nhỏ làm cho chúng thích ứng với các lõi thép của máy biến áp,
nam châm điện, các thiết bị đo lƣờng và một số ứng dụng khác.
- Vật liệu từ cứng : vật liệu từ cứng là vật liệu khó từ hóa và khó khử từ, nên
ngƣợc lại với vật liệu từ mềm, nó có lực kháng từ cao.
- Những vật liệu từ đặc biệt: Gồm các loại sắt từ đƣợc sử dụng đặc biệt; Ferit và
chất điện môi từ. Nhóm vật liệu này có các ứng dụng đặc biệt đối với những tích chất đặc
trƣng về từ của chúng.
3.2. QUÁ TRÌNH TỪ HOÁ VẬT LIỆU SẮT TỪ
3.2.1. Hiện tƣợng từ hóa và đƣờng cong từ hóa
3.2.1.1 Hiện tượng từ hóa sắt từ
Sắt từ là các chất có từ tính mạnh, hay khả năng hƣởng ứng mạnh dƣới tác dụng
của từ trƣờng ngoài, mà tiêu biểu là sắt (Fe), và tên gọi “sắt từ” đƣợc đặt cho nhóm các
chất có tính chất từ giống với sắt. Các chất sắt từ có hành vi gần giống với các chất thuận
từ ở đặc điểm hƣởng ứng thuận theo từ trƣờng ngoài.
Vật liệu từ tính nhƣ các chất sắt từ và hợp chất hoá học ferit là loại có giá trị lớn
trong kỹ thuật điện. Nguyên nhân chủ yếu gây nên từ tính của vật liệu là do các điện tích
luôn luôn chuyển động ngầm theo các quỹ đạo kín tạo nên những dòng điện vòng. Cụ thể
hơn đó là sự quay của các điện tử xung quanh các trục của chúng-spin điện tử và sự quay
theo quỹ đạo của các điện tử trong nguyên tử.

Hình 3.1: Hƣớng từ hóa trong một số mạng tinh thể

Vật liệu từ tính quan trọng nhất đƣợc sử dụng trong kỹ thuật điện và điện tử là các
sắt từ và các hợp chất từ sắt từ. Tính chất từ của vật liệu bắt nguồn từ những hình thức
52
chuyển động bên trong của các điện tích tạo thành những dòng chuyển động xoay tròn
nguyên tố, các điện tử quay xung quanh trục của nó gọi là Spin điện từ và chuyển động
xung quanh hạt nhân.
Sự từ hoá vật liệu sắt từ phụ thuộc vào kết cấu của vật liệu và phụ thuộc vào
phƣơng từ hoá đối với vật liệu sắt từ đó. Ví dụ: đối với tinh thể sắt thì
- Từ hoá theo các cạnh của khối thì dễ dàng hơn so với theo chiều dƣơng chéo của
khối
- Từ hoá theo chiều đƣờng chéo của bề mặt trung bình
Quá trình từ hoá vật liệu sắt từ có thể tóm tắt nhƣ sau: Dƣới tác dụng của điện
trƣờng ngoài sẽ làm cho các mômen từ xoay theo phƣơng của từ trƣờng ngoài. Hiện
tƣợng bão hoà từ trong vật liệu sắt từ xảy ra khi các miền từ hoá không còn phụ thuộc
vào từ trƣờng ngoài và các mômen từ của tất cả các miền đều đã xoay theo hƣớng của từ
trƣờng ngoài
3.2.1.2 Đường cong từ hóa
Quá trình từ hoá của vật liệu từ đƣợc đánh giá bằng đƣờng cong từ hoá B=f(H)-
Với H là cƣờng độ từ trƣờng
- Đƣờng 1: ứng với loại sắt đặc biệt hay sắt nguyên chất
- Đƣờng 2: ứng với sắt chiếm 99,98% là sắt
- Đƣờng 3: ứng với loại có 99,92% là sắt
Qua đƣờng cong từ hoá ngƣời ta xác định đƣợc độ thẩm từ µ. Độ từ thẩm là tỷ số
của cảm ứng từ B và cƣờng độ từ trƣờng H
B
 (3.2)
H

B
(1)
(2)
(3)

Hình 3 .2: Đƣờng cong từ hóa B=f(H)


Nếu từ hoá với từ trƣờng xoay chiều ta sẽ đƣợc chu trình từ trễ. Trên chu trình từ
trễ có những điểm đáng chú ý :
- Điểm 1 có H=0, B = B0
53
- Điểm 2 có B=0, H= HC (HC- gọi là lực khử từ)
Khi từ hoá với từ trƣờng xoay chiều, vật liệu sắt từ có tổn hao do từ hoá gồm hai
phần: tổn hao do từ trễ và tổn hao do dòng điện xoáy.

B
Bma

B= B0 1

H= HC H
2 0

Hình 3.3: Vòng từ trễ giới hạn của vật liệu sắt từ

Trong đó:
- Từ độ bão hòa (Bmax): là từ độ đạt đƣợc trong trạng thái bão hòa từ.
- Từ dƣ (B=B0) là giá trị từ độ khi từ trƣờng ngoài đƣợc khử về 0.
- Lực kháng từ (HC): là từ trƣờng ngoài cần thiết để khử hoàn toàn mô men
từ của vật liệu, hay là giá trị để từ độ đổi chiều.
Nhƣ trên: Tổn hao từ trễ do khi vật liệu sắt từ, từ hoá ở trong trƣờng xoay chiều sẽ
có tổn hao từ trễ và tổn hao động. Tổn hao động chủ yếu là do dòng xoay chiều gây nên
bởi sự cảm ứng trong vật liệu sắt từ. Đối với loại vật liệu mà tổn hao do dòng điện xoáy
thì phụ thuộc vào điện trở suất, nếu điện trở suất của vật liệu sắt từ càng cao thì dòng điện
xoáy càng nhỏ. G T
B
1
1200 1.2
2 4

800 0.8
3 100000 
max
400 0.4
5000 4
5 2
6
H init H
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 ơcstet 0 16 32 48 64 80 96 A/m
a) b)
Hình 3.4: đƣờng cong từ hóa và đƣờng cong cƣờng độ trƣờng thấm từ cơ bản
của một số vật liệu từ.
Với hình a là Đƣờng cong từ hóa; hình b là Đƣờng cong cƣờng độ thấm từ

54
Trong đó:
Đƣờng 1: Sắt đặc biệt tinh khiết
Đƣờng 2: Sắt tinh khiết (99,98%Fe)
Đƣờng 3: Sắt kỹ thuật tinh khiết (99,92%Fe)
Đƣờng 4: Pécmalôi (78%Ni)
Đƣờng 5: Niken
Đƣờng 6: Hợp kim sắt - Niken (26%Ni)

Độ từ thẩm là tỉ số của đại lƣợng cảm ứng từ B và cƣờng độ từ trƣờng H ở điểm


xác trên đƣờng cong từ hóa cơ bản. Trong hệ SI hằng số 0 = 4.10-7H/m.

Trên hình vẽ trục dọc bên trái đặt giá trị cảm ứng từ tính theo gaus, Bên phải tính
theo hệ SI - tesla (T), 1gaus =10-4 T. Trên trục ngang là cƣờng độ từ trƣờng H đơn vị là
ơcstet, theo hệ SI là A/m, 1ơcstet = 79,6 A/m  80 A/m. Việc tính đổi các trị số của cảm
ứng từ hoặc cƣờng độ từ trƣờng từ thứ nguyên của một hệ đơn vị này sang hệ đơn vị khác
rất đơn giản.

Độ từ thẩm bđ khi H = 0 gọi là độ từ thẩm ban đầu, đó là trị số của nó trong
trƣờng yếu khoảng 0,001 ơcstet. Giá trị lớn nhất của độ từ thẩm gọi là độ từ thẩm cực đại
ký hiệu max. Ở từ trƣờng mạnh, trong vùng bảo hòa từ độ từ thẩm tiến tới bằng 1.

Hệ số từ thẩm động  là đại lƣợng đặc trƣng cho vật liệu sắt từ trong từ trƣờng
xoay chiều, nó là tỉ số giữa biên độ cảm ứng từ với biên độ cƣờng độ từ trƣờng:

B max
 
H max (3.3)

Với sự tăng của tần số từ trƣờng xoay chiều, độ từ thẩm động giảm vì quán tính
của các quá trình từ.

Nếu tiến hành từ hóa vật liệu sắt từ trong từ trƣờng ngoài, sau đó bắt đầu ở một
điểm nào đó trên đƣơng cong từ hóa cơ bản, giảm cƣờng độ từ trƣờng thì cảm ứng từ
cũng giảm, nhƣng không theo đƣờng từ hóa cơ bản mà giảm chậm hơn do hiện tƣợng từ
trễ. Khi tăng từ trƣờng theo chiều ngƣợc lại thì mẫu vật liệu có thể bị khử từ đó lại đƣợc
từ hóa lại, nếu đổi chiều từ trƣờng thì cảm ứng từ lại có thể quay lại điểm ban đầu. Ta có
đƣờng cong kín đặc trƣng cho tình trạng từ hóa của mẫu, đó là vòng từ trễ của chu trình
từ hóa.
55
Ở giai đoạn đầu khi tăng dòng điện từ hóa trong cuộn dây thì cƣờng độ từ trƣờng
H sẽ tăng và cảm ứng từ B cũng tăng tỉ lệ thuận. Sau đó khi ta tăng H thì B tăng ít hơn.
Giai đoạn gần bảo hòa, hệ số giảm dần đến khi cƣờng độ từ trƣờng H đủ lớn thì từ cảm B
hầu nhƣ không tăng nữa. Giai đoạn bảo hòa từ và hệ số sẽ tiến tới 1.

Hệ số từ thẩm của chất sắt từ không phải là hằng số. Quan hệ giữa từ cảm B và
cƣờng độ từ trƣờng H không phải là đƣờng thẳng.

3.2.1.3 Mạch từ và tính toán mạch từ

a) Mạch từ

Mạch từ là gồm lõi sắt từ có hay không có các khe không khí và từ thông sẽ đóng
kín qua chúng. Việc sử dụng vật liệu sắt từ nhằm mục đích thu đƣợc từ trở cực tiểu, đối
với từ trở này, sức từ động cần thiết để đảm bảo cảm ứng từ hay từ thông mong muốn có
giá trị của nó nhỏ nhất. Mạch từ rất đơn giản bao gồm bởi lõi cuộn dây hình xuyến (hình
3.5) hoặc ngƣời ta dùng các mạch từ nối tiếp hay rẽ nhánh mà các đoạn có thể thực hiện
bằng các vật liệu khác nhau, hay vật liệu cùng một bản chất. Tính toán một mạch từ tức
là xác định sức từ động theo các giá trị của từ thông đã cho, các kích thƣớc của mạch và
bản chất của các vật liệu đƣợc sử dụng.

R1 R2

Hình 3.5: Cuộn dây hình xuyến


b) Định luật Ohm trong mạch từ

Đối với một nhánh bất kỳ trong mạch từ tích số giữa từ thông chảy qua và tổng trở từ
bằng từ áp rơi giữa hai đầu của nhánh đó.

 i Z mi  U mi . (3.4)

Trong các công thức trên:

i: là từ thông chảy qua nhánh thứ i của mạch từ (wb).


56
Fi: là sức từ động của các nhánh từ tƣơng ứng (A.t).

Rmk: từ trở của nhánh từ tƣơng ứng (1/H).

Zmi: tổng trở từ của các nhánh (1/H).

Umi: từ áp rơi trên các nhánh từ (A).

Tổng trở Zmi của nhánh từ bao gồm hai thành phần là từ trở Rmi và từ kháng Xmi,
giữa chúng có quan hệ tam giác vuông.

Z mi  2
Rmi  X mi
2
. (3.5)

Đối với mạch từ một chiều (DC) không tồn tại thành phần từ kháng Xmi vì vậy
trong đó chỉ bao gồm các thành phần từ trở Rmi.

li
Rmi 
i Si . (3.6)

Trong đó:

I1: là chiều dài của nhánh từ tƣơng ứng (m).

S1: tiết diện của nhánh từ đó (m2).

I: là từ thẩm vật liệu từ của nhánh từ tƣơng ứng (H/m).

Ví dụ: Mạch từ đƣợc trình bày nhƣ (hình 3.5). Lõi đƣợc làm từ vật liệu từ có độ từ
thẩm  lớn hơn rất nhiều với từ thẩm của chân không 0 với: 0 = 4.10-7 (H/m).

Lõi có tiết diện không đổi và đƣợc kích từ bởi cuộn dây có N vòng dây, trong đó chảy
dòng điện I (A). Cuộn dây N sẽ sinh ra từ trƣờng trong lõi thép nh đƣợc biểu diễn trong
(hình 3.5).


i

iN

Hình 3.6: Mạch từ

3.2.2. Các loại vật liệu dẫn từ thƣờng dùng

57
3.2.2.1. Vật liệu từ mềm
Độ thấm từ cao, lực kháng từ nhỏ, tổn thất trễ của các vật liệu này nhỏ làm cho
chúng thích ứng với các lõi thép của máy biến áp, nam châm điện, các thiết bị đo lƣờng
và một số ứng dụng khác. Ở vị trí mà nó đƣợc yêu cầu đạt đến cảm ứng từ cao nhất với
tổn thất công suất thấp nhất. Để giảm tổn thất dòng xoáy trong các mạch từ MBA, các lõi
thƣờng đƣợc phủ chồng lên một lớp vật liệu từ mềm mỏng có sơn vecni cách điện nhằm
làm tăng điện trở suất
a) Sắt (thép cácbon thấp)
Nhìn chung sắt thỏi chứa một lƣợng nhỏ tạp chất, nhƣ là: Cacbon, sulfua, mangan,
silic và những nguyên tố khác làm yếu đi những tính chất từ tính của nó. Thép điện
carbon thấp hoặc tấm điện là một trong những loại khác nhau của sắt thỏi, độ dày của tấm
từ 0,2 đến 4mm, không chứa trên 0,04% carbon và không vƣợt quá 0,6% của các nguyên
tố khác. Độ từ thẩm cao nhất đối với những loại thép khác nhau không trên mức 3500-
4500, lực kháng từ tƣơng ứng không cao hơn 100-62A/m.
Sắt đặc biệt thuần khiết: đƣợc sản suất bằng cách điện phân trong dung dịch điện
phân của Sunful sắt hay clorua sắt. Nó chứa dƣới 0,05% tạp chất, những thanh sắt đúc có
chức năng giống nhƣ những anốt và những thanh mềm hoặc hình trụ lõm có vai trò nhƣ
những catốt. Dòng kết tủa hầu nhƣ ở trên catốt (dày từ 4 đến 6 mm), sắt lắng đọng bị loại
đi sau khi đãi qua, nghiền thành bột trong máy nghiền, sắt hạt, ủ chân không hoặc nấu
chảy lại và cán thành nhiều tấm.
Bảng 3.1: Các thành phần hoá học và các tính chất từ của một vài loại sắt

Các tính chất từ


Tạp chất(%)
Độ từ thẩm
Vật liệu Lực kháng
Ban đầu Lớn nhất
C O2 từ HC(A/m)
μmin μmax
Sắt thỏi 0,02 0,06 250 7000 64
Sắt điện phân 0,02 0,01 600 15000 28
Sắt Cacbonyl 0,005 0,005 3300 21000 6,4
Sắt điện phân nóng
chảy(chân không) 0,01 - - 61000 7,2

Sắt tinh chế trong H2


0,005 0,003 6000 200000 3,2
Sắt tinh chế cao trong
- - 20000 340000 2,4
H2
Tinh thể đơn của sắt
tinh khiết đƣợc ủ - - - 1.430000 0,8
trong H2
b) Thép điện
58
Là vật liệu từ mềm chính, đƣợc sản suất có nhiều loại khác nhau. Sự thêm vào của
silic nhằm tăng điện trở suất của nó, giảm đƣợc tổn thất dòng xoáy Phucô cũng nhƣ góp
phần vào việc khử gần nhƣ hoàn toàn oxit của thép. Điều này làm tăng độ từ thẩm ban
đầu và giảm lực kháng từ và tổn thất năng lƣợng do từ trễ. Tuy nhiên Silic cũng gây bất
lợi đối với những tính chất cơ học của thép vì nếu lƣợng Si >5% nó trở nên giòn
Bảng 3.2: Mật độ và điện trở suất của thép phụ thuộc vào thành phần Si

Số đầu tiên Mức độ hợp Mật độ Điện trở


trong ký hiệu kim thép với Thành phần Si
(Mg/m ) 3 suất(µΩ.m)
cấp độ thép Si
1 Hợp kim thấp 0,8-1,8 7,80 0,25
2 Hợp kim vừa 1,8-2,8 7,75 0,40
3 Hợp kim cao 2,8-3,8 7,65 0,50
Hợp kim cực
4 3,8-4,8 7,55 0,60
cao
c) Những hợp kim có độ thẩm từ cao
Tên chung cho những hợp kim sắt - niken. Hợp kim Niken cao chứa 72 đến 80%
Ni và những hợp kim Niken thấp chứa từ 40 đến 50% Ni. Chúng đƣợc ứng dụng để chế
tạo các lõi thép của các MBA nhỏ, các cuộn kháng, rơle và các phần tử mạch từ. Những
lõi này đã chú trọng vào hoạt động ở mật độ dòng từ tăng, có hoặc không có từ hoá đƣợc
xếp chồng lên( Loại 45H và 50 H)
Bảng 3.3: Các đặc tính của hợp kim sắt, Ni sau khi xử lý nhiệt

Chiều dày BmaxT, ρ,µΩm,


Kiểu sản µmin µmax HC,
Nhóm loại hay đƣờng không không
suất (103) (103) A/m,
kính dƣới dƣới
Thép lá
45H cuốn tròn 0,02 - 2,5
Ni lạnh
thấp, Thép lá
không cuốn tròn 3 - 22 1,7-3,0 16-35 32-10 1,5 0,45
có phụ nóng
50H
gia
Dạng que 8 - 10

Ni
Thép lá
thấp, 50HX
cuốn tròn 0,02 - 1,0 1,5-3,2 15-30 20-8 1,0 0,9
có phụ C
lạnh
gia

59
Chiều dày BmaxT, ρ,µΩm,
Kiểu sản µmin µmax HC,
Nhóm loại hay đƣờng không không
suất (103) (103) A/m,
kính dƣới dƣới
Thép lá
79HM cuốn tròn 0,02 – 2,5
lạnh
Thép lá
Ni cao 80HX
cuốn tròn 3 - 22 50- 5,2-
có phụ C 16-35 0,65 0,55
nóng 220 1,0
gia
76HX
-∆
Dạng que 8-10
79HM
-Y
Siêu
hợp - - - 100 1500 0,3 0,8 0,66
kim

Hợp kim loại 50HXC đƣợc dùng làm lõi của các MBA xung và những thiết bị âm
thanh và tần số cao. Những ứng dụng của các loại 79HM,80HXC và 76HX-∆ dùng để
làm lõi cho các MBA cỡ nhỏ, rơle và những tấm chắn từ. Những dải băng này đƣợc dát
mỏng với độ dày 0,02 mm đƣợc dùng trong những MBA xung, những bộ khuyếch đại từ
và các rơle không tiếp điểm

3.2.2.2. Vật liệu từ cứng

Xuất phát từ thành phần, trạng thái và kỹ thuật sản xuất các vật liệu này đƣợc chia
thành:

- Thép hợp kim đƣợc tôi cứng thành các loại mactensit

- Hợp kim đúc

- Nam châm dạng bột

- Ferit từ cứng

- Những hợp kim biến dạng đàn hồi và các băng từ

a) Thép hợp kim được tôi cứng thành các loại mactensit

Thép này là vật liệu đơn giản nhất và có sẵn để sản xuất nam châm vĩnh cửu.
Chúng là hỗn hợp gồm: tungsten, crôm, môlipđen và côbát. Chúng dễ gia công và giá
thành hạ, tuy nhiên hiện nay ít đƣợc dùng vì tính chất từ thấp.

60
Bảng 3.4: Thành phần và tính chất của thép macténit nam châm vĩnh c ửu

Từ tính(không
Thành phần hoá học %(còn lại là Fe)
dƣới)
Loại
Hc,
C Cr W Co Mo Br,(T)
(kA/m)
0,95- 1,30-
EX - - - 0,9 4,6
1,10 1,60
0,90- 2,80-
EX3 - - - 0,95 4,8
1,10 3,60
0,68- 0,30- 5,20-
E7B6 - - 1 5
0,78 0,50 6,20
0,90- 5,50- 5,50-
EX5K5 - - 0,85 8
1,05 6,50 6,50
EX9K1 0,90- 13,5-
8,0-10,0 - 1,2-1,7 0,8 13,6
5M 1,05 16,5
b) Hợp kim nam châm cứng
Hợp kim 3 nguyên tố Al-Ni-Fe, đƣợc gọi là alni, chúng có một năng lƣợng từ lớn.
Coban và Silic đƣợc thêm vào những hợp kim này nhằm cải thiện tính chất từ tính. Thêm
Si vào hợp kim alni tạo thành alnisi, thêm coban tạo thành alnico, và alnico với lƣợng
coban tối đa tạo thành magnico....Tính chất từ tính của vật liệu từ cứng phụ thuộc vào
những kết cấu tinh thể và kết cấu từ. Trong tất cả các vật liệu từ cứng, tính chất từ tính tốt
nhất đã đạt với mức độ méo khá lớn của lƣới tinh thể. Với năng lƣợng từ giống nhau,
nam châm magnico nhẹ hơn nam châm alni 4 lần và nhẹ hơn nam châm đƣợc làm từ thép
crôm đơn giản gấp 22 lần. Hợp kim alni, alnico, magnico có khuyết điểm là giòn và cứng
vì thế không thể gia công cơ khí đƣợc. Những sản phẩm này đúc thành hình dạng và chỉ
có thể hoàn chỉnh bằng cách mài mòn.
c) Nam châm bột
Vì nó không thể đạt yêu cầu chặt chẽ về dung sai(những chi tiết có kích cỡ đặc
biệt nhỏ) từ những hợp kim đúc Fe-Ni-Al tạo nên từ kỹ thuật luyện kim bột. Nó cho phép
sản xuất các nam châm vĩnh cửu có hoặc không có chất kết dính. Nam châm đầu tiên có
chất kết dính đƣợc gọi là nam châm gốm kim loại còn loại thứ hai không có chất kết dính
gọi là nam châm nhựa kim loại.
Qui trình thực hiện trong sản xuất luyện kim bột, đầu tiên là liên kết bột lại, bao
gồm hợp kim từ cứng bị nghiền phân tán nhuyễn, sau đó thiêu kết mẫu vật ở nhiệt độ cao

61
theo cách tƣơng tự với quá trình nung gốm. Kỹ thuật này có thể giúp cho việc sản suất
của các mẫu kích cỡ nhỏ đủ chính xác theo kích thƣớc mà nó đòi hỏi xử lý nhiệt cao.
Việc sản suất nam châm nhựa kim loại cũng tƣơng tự, kỹ thuật nhựa kim loại làm cho nó
có thể chế tạo đƣợc các nam châm gia cƣờng.
Bảng 3.1: Tính chất cơ bản của bột nam châm

Thành phần hoá học Br, HC, Wmax


Loại vật liệu của hợp kim %(còn Kcon
lại là Fe) (T) (kA/m) (kJ/m3)

Gốm kim loại,


8Al; 15Ni; 24Co; 3Cu 1 50 0,47 11,7
nền magnico
Nhựa kim loại,
15Al; 24Ni; 4Cu 0,3 38 0,28 1,62
nền hợp kim

d) Ferit nam châm cứng


Bao gồm các ferit bari, côban và vài loại khác, phổ biến nhất là ferit bari
BaO.6Fe2O3. Kỹ thuật chế tạo loại nam châm này tƣơng tự nhƣ kỹ thuật chế tạo các sản
phẩm ferit từ mềm. Các nam châm Bari có thể đƣợc làm thành dạng tấm và các đĩa
mỏng, chúng cho tính ổn định cao đối với từ trƣờng ngoài và đề kháng tốt với rung và
sốc. Mật độ ferit bari là 4,4 đến 4,9 g/cm3. Điện trở suất cao gấp hàng triệu lần so với các
hợp kim từ cứng. Nó có thể dùng cho các công việc ở tần số cao. Nhƣợc điểm của nó là
dòn, tính từ phụ thuộc vào nhiệt độ.
e) Băng từ và các hợp kim biến dạng dẻo
Các thép nam châm cứng và các hợp kim có thể đƣợc sử dụng để chế tạo các băng
từ sao chép và các băng ghi âm thanh, các dây kim loại, các băng lƣỡng kim bao gồm nền
kim loại và một lớp hợp kim(tấm chắn âm thanh) đƣợc đặt trên nền kim loại này hoặc khi
hợp kim không thể kéo thành băng hay sợi kim loại. Nó cũng tạo ra các băng chất dẻo và
băng xenlulô giống nhƣ bột đƣợc đặt trên bề mặt của chúng hay đƣa vào một số lớn băng
này nhƣ chất độn từ.
3.2.2.3. Những vật liệu từ đặc biệt
a) Các sắt từ được sử dụng đặc biệt
Nhóm vật liệu này có các ứng dụng đặc biệt đối với những tích chất đặc trƣng về
từ của chúng. Chúng có thể đƣợc chia thành các nhóm nhƣ

62
- Những hợp kim thể hiện sự biến đổi không đáng kể và độ thấm từ ở sự biến đổi
của cƣờng độ trƣờng
- Những hợp kim mà độ từ thẩm của nó phụ thuộc vào nhiệt độ
- Những hợp kim có hiện tƣợng từ giảo cao
- Những hợp kim thể hiện cảm ứng bão hoà cực cao
b) Ferit
Là gốm sắt từ hoặc các nam châm gốm, có tính dẫn điện thấp, điện trở suất hầu
nhƣ không chịu ảnh hƣởng dòng xoáy ở tần số cao. Do vì ferit là gốm nên chúng đƣợc
sản suất bằng những kỹ thuật luyện kim bột. Nhƣ đã đề cập trƣớc đây các ferit cứng, giòn
và không thể gia công cơ khí. Ngƣời ta chia thành các loại nhƣ sau:
- Ferit nam châm mềm: Có hằng số vật liệu cách điện tƣơng đối cao tuỳ thuộc vào
hỗn hợp ferit và tần số. Nó đƣợc ứng dụng trong lãnh vực tần số âm thanh, siêu âm và tần
số vô tuyến thấp
- Ferit với các vòng trễ hình chữ nhật: Đƣợc ứng dụng để chế tạo một số chi tiết
trong thiết bị chuyển mạch, bộ nhớ trong máy vi tính tốc độ cao.
- Ferit từ giảo: Đƣợc dùng trong những ứng dụng tần số cao
- Ferit tần số siêu cao: Dùng trong công nghệ nguyên tử
c) Chất vật liệu cách điện từ
Là một trong nhiều loại vật liệu từ, chúng đƣợc sử dụng cho các ứng dụng ở tần số
cao vì chúng có điện trở suất lớn. Chất vật liệu cách điện - từ đƣợc mô tả bởi độ thấm từ
hiệu quả, độ thấm từ này phải luôn luôn thấp hơn độ thấm từ của sắt từ mà nó tạo thành
vật liệu cơ bản của chất vật liệu cách điện từ đã cho. Do hai nguyên nhân: chất kết dính
đƣợc dùng là vật liệu không nhiễm từ và việc đo độ từ thẩm thƣờng đƣợc thực hiện trên
những lõi sắt.

63
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI CHƢƠNG 3
1. Trình bày khái niệm vật liệu từ?
2. Phân loại vật liệu dẫn từ?
3. Hãy nêu đặc điểm chính của vật liệu dẫn từ?
4. Nêu hiện tƣợng từ hóa sắt từ? Vẽ đƣờng cong từ hóa?
5. Thế nào là vật liệu sắt từ mềm, vật liệu sắt từ cứng?
6. Nêu tính chất và công dụng của các loại vật liệu từ đã học?

64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Trọng Bá (2000), Vật liệu điện và từ, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đỗ Hữu Thanh (2006), Vật liệu điện, NXB Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Thắng (2002), Giáo trình vật liệu điện, NXB Giáo dục.
4. Nguyễn Viết Hải, Trần Thị Kim Thanh (2006), Giáo trình vật liệu điện, NXB Lao động và xã hội./.

65
TRƢỜNG CAO ĐẲNG THÁI NGUYÊN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐƠN VỊ: KHOA KT CÔNG NGHIỆP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN GIẢI TRÌNH VIỆC HOÀN THIỆN ĐỀ TÀI VÀ


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NCKH

Họ và tên chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thu Huyền


Đơn vị: Khoa Kỹ thuật công nghiệp
Tên đề tài: Bài giảng Vật liệu điện
Những nội dung chính sửa trong đề tài theo yêu cầu của Hội đồng:
Stt Ý kiến yêu cầu sửa chữa, bổ sung Giải trình của chủ nhiệm đề tài

1 Một số chỗ không đúng font qui định Đã thực hiện

2 Một số cỡ chữ và kiểu chữ không đúng qui định Đã thực hiện

3 Thống nhất cách ghị các đầu mục Đã thực hiện

4 Một số hình vẽ bổ sung phần chú thích Đã thực hiện

Bổ sung thêm phần tính chất cách điện của không


5 Đã thực hiện
khí
Ghi chú: Nội dung của bản giải trình phải phù hợp và thống nhất với các ý kiến đóng góp trong
biên bản nghiệm thu đề cƣơng/đề tài NCKH. Những ý kiến nào trong biên bản nghiệm thu đề
cƣơng/đề tài không sửa chữa yêu cầu chủ nhiệm nêu rõ lý do.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

TS. Phạm Chí Cường ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền


PHẢN BIỆN 1 PHẢN BIỆN 2

ThS. Đàm Hải Quân ThS. Nguyễn Thị Thu Trà


ỦY VIÊN THƢ KÝ

KS. Phạm Cao Thắng KS. Ngô Đức Chuyên

66
67

You might also like