You are on page 1of 64

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh

Khoa Đào tạo Chất lượng cao

Báo cáo
Môn học: Vật liệu nhiệt lạnh

Đề tài: Vật liệu kim loại chịu nhiệt-lạnh

GVHD: Thầy Đặng Hùng Sơn


Nhóm 3: Bùi Tiến Dũng 20147148
Nguyễn Đình Minh Đan 20147023
Huỳnh Vạn Đại 20147154
Nguyễn Quang Đạo 20147155
Đặng Tuấn Đạt 20147156
Phạm Minh Đạt 20147032
Nhận xét của giảng viên

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….....
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Bảng phân công công việc

Công việc
STT Họ và tên MSSV
Word PowerPoint

1 Bùi Tiến Dũng 20147148

2 Nguyễn Đình Minh Đan 20147023

3 Huỳnh Vạn Đại 20147154

4 Nguyễn Quang Đạo 20147155

5 Đặng Tuấn Đạt 20147156

6 Phạm Minh Đạt 20147032


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................1

3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................1

4. Phương pháp đánh giá.............................................................................................1

B. PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................................3

CHƯƠNG 1: ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI VẬT LIỆU KIM LOẠI CHỊU LẠNH 3

1.1. Định nghĩa vật liệu kim loại chịu lạnh..................................................................3

1.2. Phân loại vật liệu kim loại chịu lạnh.....................................................................3

1.2.1. Thép và hợp kim của thép..............................................................................3

1.2.2. Nhôm và hợp kim của nhôm..........................................................................8

1.2.3. Titan và hợp kim của titan...........................................................................11

1.2.4. Đồng và hợp kim của đồng..........................................................................16

CHƯƠNG 2: CÁC TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU KIM LOẠI CHỊU LẠNH...........22

2.1. Nhiệt độ ứng dụng cho phép...............................................................................22

2.2 Độ dãn nở kim loại..............................................................................................23

2.3. Độ dẫn nhiệt........................................................................................................25

2.4. Độ dẫn điện.........................................................................................................28

2.5. Nhiệt dung riêng.................................................................................................29

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA VẬT LIỆU KIM LOẠI CHỊU LẠNH....................32

3.1. Giao thông vận tải:..............................................................................................32

3.2. Công nghiệp chế tạo...........................................................................................33

3.3. Hàng hải:.............................................................................................................34

3.4. Hàng không vũ trụ:.............................................................................................35


3.5. Trong xây dựng:..................................................................................................36

3.6. Trong thiết bị lạnh dân dụng:..............................................................................36

3.7. Trong y tế:...........................................................................................................37

3.8. Trong bảo quản hàng hóa kho lạnh:....................................................................38

3.9. Trong kỹ thuật lạnh:............................................................................................38

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG THỰC SỬ DỤNG KIM LOẠI CHỊU LẠNH...................40

4.1. Các kim loại thường sử dụng trong hệ thống lạnh..............................................40

4.1.1. Một số ứng dụng chế tạo..............................................................................40

4.1.2. Yêu cầu kỹ thuật..........................................................................................40

4.1.3. Một số kim loại thường dùng và khả năng ứng dụng trong kỹ thuật lạnh...41

4.1.4. Mối quan hệ giữa vật liệu – các chất trong hệ thống lạnh...........................42

4.2. Hệ thống kho lạnh...............................................................................................43

4.2.1. Cấu tạo.........................................................................................................43

4.2.3. Nguyên lý hoạt động....................................................................................50

4.3. Bài toán...............................................................................................................51

C. KẾT LUẬN...................................................................................................................53

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................54


A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Vật liệu là các chất liệu để làm ra hoặc tạo nên một vật. Từ khi nền văn minh của loài
người xuất hiện, con người sử dụng các vật liệu theo cùng với năng lượng để nâng cao chất
lượng cuộc sống của mình. Vật liệu ở khắp nơi bao quanh chúng ta bởi các sản phẩm đều
được làm từ các vật liệu. Một vài vật liệu thông dụng như: gỗ xây dựng, bê tông, gạch, thép,
chất dẻo, thủy tinh, cao su, nhôm, đồng và giấy. Ngoài ra còn rất nhiều vật liệu khác, chỉ cần
chúng ta nhìn xung quanh chúng ta là thấy. Do vậy các vật liệu mới được nghiên cứu và phát
triển không ngừng.

Mỗi ngành kỹ thuật đều có những yêu cầu đặc biệt đối với vật liệu của ngành mình.
Trong ngành Kỹ thuật lạnh cũng vậy, vật liệu phải phù hợp về tính chất vật lý, hóa học cơ học
và công nhệ mà trong ngành Kỹ thuật nhiệt lạnh đề ra. Trong lịch sử trên một trăm năm phát
triển cùng với việc nghiên cứu cơ bản về cơ sở kĩ thuật lạnh như các phương pháp làm lạnh
nhân tạo, các loại môi chất lạnh, các máy và thiết bị lạnh, các thiết bị phụ và dụng cụ thì vật
liệu kĩ thuật lạnh được đặc biệt quan tâm nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu vật liệu kỹ thuật lạnh được đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong việc nâng
cao tuổi thọ, độ tin cậy của hệ thống lạnh đồng thời làm cho giá thành máy và thiết bị lạnh
giảm xuống, giá thành một đơn vị lạnh giảm xuống.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm các vật liệu có tính chịu lạnh, nó đóng vai trò quan trọng
cho sự phát triển của các ngành công nghiệp trong và ngoài nước.

4. Phương pháp đánh giá

Để có thể đạt được những mục đích đã đề ra như trên, nhóm đã áp dụng những phương
pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc, tra cứu, nghiên cứu tài liệu từ các trang mạng,
kênh tài liệu có liên quan đến vật liệu nghiên cứu.

1
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Để hiểu được ý nghĩa, chức năng, phạm vi sử dụng
của vật liệu.

- Phương pháp thống kê: Nhằm xử lí các thông tin thu được một cách chính xác để đưa ra
phương hướng đề xuất sử dụng vật liệu nghiên cứu.

2
B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI VẬT LIỆU KIM LOẠI CHỊU
LẠNH

1.1. Định nghĩa vật liệu kim loại chịu lạnh

Vật liệu chịu lạnh là những vật liệu giữ được đủ độ dai ở nhiệt độ thấp từ 0÷-269 0C
(273÷4K)

1.2. Phân loại vật liệu kim loại chịu lạnh

1.2.1. Thép và hợp kim của thép

1.2.1.1 Thép
Thép là hợp kim của sắt và cácbon với %C ≤ 2,14. Trong tất cả các vật liệu, thép là loại
vật liệu kim loại có cơ tính tổng hợp cao nhất, dùng làm các chi tiết chịu tải nặng nhất và
trong các điều kiện phức tạp. Theo thành phần hoá học chia thép làm hai loại: thép cacbon và
thép hợp kim.

1.2.1.2 Thép Cacbon:

Hình 1: Thép cacbon [19]

Thép cacbon là một loại hợp kim chứa hai thành phần chính là sắt (Fe) và cacbon (C),
ngoài ra, thép cacbon còn chứa các chất phụ trợ khác như Mangan (tối đa 1,65%), Silic (tối đa
0,6%) và Đồng (tối đa 0,6%). Hàm lượng cacbon trong thép tỉ lệ nghịch với khả năng uốn dẻo
3
và tỉ lệ thuận với độ cứng, độ bền. Nghĩa là hàm lượng cacbon càng cao thì thép càng cứng và
càng khó uốn cong, hàm lượng cacbon càng thấp thì thép càng dẻo, càng bền. Đồng thời, khi
tăng hàm lượng cacbon trong thép cacbon thì nhiệt độ nóng chảy càng thấp.

Hình 2: Ảnh hưởng của hàm lượng cacbon đến cơ tính của thép [3]

C < 2%, Mn ≤ 0,8%, Si ≤ 0,4 %, P ≤ 0,05%, S ≤ 0,05%. Ngoài ra có thể có một lượng
nhỏ các nguyên tố Cr, Ni, Cu (≤ 0,2 %), W, Mo, Ti (≤ 0,1%)

a) Thép cacbon thấp


Các loại thép có thành phần cácbon thấp (%C ≤ 0,25%) có tính dẻo dai cao, độ bền thấp ,
hiệu quả hoá bền bằng nhiệt luyện tôi + ram cũng không cao, nên được dùng trong các kết cấu
xây dựng các chi tiết dập (những sản phẩm cần độ dẻo cao) và các chi tiết thám cacbon.

b) Thép cacbon trung bình


Các thép với thành phần cácbon trung bình (0,3÷0,5%) có tính bền, cứng, dẻo, dai tuy
không đạt tới giá trị lớn nhất nhưng đều khá cao, do vậy thích hợp cho các chi tiết máy chịu
tải trọng tĩnh và và đập cao như trục bánh răng...

c) Thép cacbon tương đối cao


Đây là sản phẩm có chứa lượng cacbon trong khoảng (0,55÷0,65%) Với hàm lượng
cacbon trong thép ở mức độ cao. Vì vậy thép có độ cứng cao và giới hạn đàn hồi cao nhất.
Sản phẩm được sử dụng để sản xuất nhíp xe cơ giới, lò xo,...

4
d) Thép cacbon cao
Đây là sản phẩm có hàm lượng cacbon trong khoảng (≥ 0,7%) .Với hàm lượng cacbon
cao, thép được tôi sẽ đạt được độ cứng và độ bền rất cao. Dùng trong các việc dân dụng: dao
cắt, dụng cụ đo, khuôn dập nguội, trục xe hoặc đầu búa. Phần lớn loại thép này được dùng
trong công nghệ luyện kim bột và được xếp loại vào với thép hợp kim có lượng các bon cao.

1.2.1.3. Thép không gỉ

Hình 3: Thép không gỉ [20]

- Thép không gỉ là thép có khả năng chống sự ăn mòn rất cao của môi trường không khí,
nước biển, dung dịch kiềm và axit. Đặc tính chung của thép không gỉ là:

+ Thành phần cacbon thấp. Thành phần cacbon càng thấp, dòng điện ăn mòn càng nhỏ,
tính chống ăn mòn càng cao. Làm việc trong môi trường ăn mòn càng mạnh, lượng cacbon
yêu cầu càng phải giảm thấp.

+ Thành phần hợp kim cao. Mọi loại thép không gỉ đều chứa đến 12% crôm, ngoài ra
còn chứa một lượng khá lớn niken, manggan và một lượng nhỏ titan, niôbi (Nb).

a) Thép Austenitic ( Thép không gỉ crom-niken)


Thép không gỉ Austenitic là một dạng hợp kim thép không gỉ có khả năng chống ăn mòn
đặc biệt và các đặc tính cơ học ấn tượng. Cấu trúc tinh thể chính của hợp kim này là cấu trúc
lập phương tâm mặt và nó sở hữu “austenit” (một dạng hợp kim kim loại và phi từ tính của sắt
hoặc dung dịch rắn của sắt với một nguyên tố hợp kim).

5
Hơn nữa, vật liệu này có độ bền, độ dẻo dai ở dưới -196 ℃, khả năng định hình và độ
dẻo tốt hơn. Những vật liệu này cũng hữu ích trong các ứng dụng đông lạnh (thấp) và nhiệt độ
cao. Hơn nữa, chúng có giá trị về mặt thẩm mỹ. Khi xem xét cấu trúc, nó có cấu trúc lập
phương tâm diện, trong đó có một nguyên tử ở mỗi góc của khối lập phương và có một
nguyên tử ở mỗi mặt (ở tâm của mặt đó). Cấu trúc được hình thành khi một lượng niken vừa
đủ được trộn với sắt và crom. Thông thường, vật liệu này chứa khoảng 15% crom và 8% đến
10% niken.

Nhược điểm của thép Austenitic là giới hạn chảy thấp. Thép có thể bị ăn mòn giữa tinh
thể, đặc biệt là sau khi làm nguội chậm hay nung nóng hoặc ram lại thép đã tôi ở nhiệt độ
400÷800 ℃ vì cácbua tách ra ở mặt tinh thể. Do nhược điểm ấy nên thép Austenitic dung hạn
chế đối với các cấu trúc hàn, vì kim loại xung quanh mối hàn bị đốt nóng lên đến 400÷850 ℃

b) Thép Ferritic ( Thép crom):


Là loại có hàm lượng Crom cao, thép không gỉ từ tính và hàm lượng cacbon thấp. Được
biết đến nhờ có tính dẻo dai tốt, chống ăn mòn và ăn mòn sự ăn mòn căng thẳng, thường được
sử dụng trong ứng dụng ô tô, đồ dung nhà bếp và thiết bị công nghiệp.

Cấu trúc tinh thể của các loại thép như vậy bao gồm một tế bào nguyên tử khối với một
nguyên tử ở giữa. Cấu trúc hạt này là điển hình của sắt alpha và là cái cho thép ferritic tính
chất từ của chúng

Thép ferrit không thể được làm cứng hoặc tăng cường bằng cách xử lý nhiệt, nhưng có
khả năng chống nứt ăn mòn cao. Chúng có thể được làm lạnh và làm mềm bằng cách ủ.
Mặc dù không bền vững hoặc chống ăn mòn dưới dạng austenit, các loại ferritic thường có
đặc tính kỹ thuật tốt hơn. Dù nói chung là rất hàn, một số loại thép ferritic có thể dễ bị nhạy
cảm với vùng bị ảnh hưởng bởi mối hàn và mối hàn nóng bằng kim loại nóng. Do đó hạn chế
khả năng hàn, hạn chế việc sử dụng các loại thép này để đo độ mỏng hơn. Do hàm lượng
crôm và niken dưới của chúng, nên các loại thép ferritic tiêu chuẩn thường ít tốn kém hơn so
với các loại austenit.

c) Thép Martensitic
Là nhóm thép có thể tăng bền và có độ cứng cao bằng tôi và ram. Các thép trong họ thép
không gỉ mactenxit thường đặc trưng bởi độ bền cao nhưng khả năng chống ăn mòn còn thấp
so với họ thép không gỉ austenit và ferit. Thép không gỉ mactenxit với hàm lượng cacbon cao
làm độ bền tăng và độ dẻo dai giảm đi đáng kể cùng với đó tính hàn cũng kém đi vì thế một
6
số thép không gỉ mactenxit 13% Cr với hàm lượng cacbon cao không được sử dụng trong các
kết cấu hàn.

Thép không gỉ mactenxit có khả năng chống ăn mòn trong môi trường ẩm, trong môi
trường khí quyển, môi trường kiềm, dung dịch loãng của axit vô cơ, hữu cơ. Nói chung, với
hàm lượng crom thấp và cacbon cao thì họ thép không gỉ mactenxit khả năng chống ăn mòn
thấp hơn các loại thép không gỉ khác.

d) Thép Austenitic-Ferritic (Duplex)


Thép Austenitic-Ferritic có tổ chức gồm hỗn hợp hai pha là Ferritic và Austenitic. Hàm
lượng ferit trong thép có thể dao động trong khoảng (30-70)% tuy nhiên tốt nhất khi tỷ lệ a:f
khoảng 50-50. Các nguyên tố hợp kim chính là crom và niken. Ngoài ra nitơ, molypden,
đồng, silic và vonfram có thể được thêm vào để điều khiển thành phần pha và nâng cao tính
chống ăn mòn cho thép. Khả năng chống ăn mòn của thép không gỉ duplex giống như thép
không gỉ Austenitic có thành phần hợp kim tương tự. Tuy nhiên, thép không gỉ song pha có
giới hạn bền kéo, giới hạn chảy và nâng cao khả năng chống ứng suất tốt hơn các dòng thép
austenit. Độ bền của thép không gỉ song là giữa thép không gỉ austenitic và ferritic.

Nhược điểm chính của dòng thép không gỉ duplex là sự tiết ra các pha liên kim khi là việc
ở nhiệt độ cao là tăng tính giòn của thép.

Bảng 1: Khoảng nhiệt độ ứng dụng của các vật liệu kết cấu [18]

Nhiệt độ làm việc an toàn giới hạn của vật liệu, ℃


Ký hiệu
Không có gia công phụ Sau khi cải thiện độ chịu lạnh

Thép cacbon

Chất lượng thường -20 -50

Chất lượng -30 -60

Thép hợp kim thấp 09Mn2Si -40 -60

Thép niken

Với 6%Ni (0Ni6) -100 -150

7
Với 9%Ni (0Ni9) -150 196

Thép hóa già Mactenxit -196 -253


03Cr9Co15Ní6W3Ti

Thép Austenit Cr-Mn -130 -196


03Cr13Am19

Thép Austenit Cr-Ni -253 -269


12Cr18Ni10Ti

1.2.2. Nhôm và hợp kim của nhôm

1.2.2.1. Nhôm (Aluminium)

Hình 4: Nhôm [21]

Nhôm nguyên chất là kim loại có màu trắng bạc ánh kim mờ, không có chuyển biến hình
thù, có khối lượng riêng nhỏ (ρ = 2.7 g/cm³), nhiệt độ nóng chảy 660°C, nhiệt độ sôi 2060°C,
nhiệt dung riêng; Cр = 0.896 kJ/kgK, độ dẫn nhiệt: λ = 218 W/mK.

Nhôm có tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Trong không khí nhôm tạo thành một lớp oxit
mỏng bám chắc, trung tính trên bề mặt. Lớp oxit nhôm này không bền vững đối với các axit
và bazo, trừ một số axit hữu cơ loãng ( thường gặp trong thực phẩm) axit HNO, (ở 20°C) 164
và nó bền vững đối với các dung dịch trung tính. Do tính chất lưỡng tính của màng oxit nhôm
nên tốc độ ăn mòn phụ thuộc vào độ pH của môi trường. Khi pH < 3, tốc độ ăn mòn khá lớn.

8
Trong khoảng pH = 3 đến pH = 11 nhỏ và không đổi, đến pH = 11 thì màng bị phân rã và
nhóm bị ăn mòn khá mạnh.

Trong không khí hoặc ẩm, dù có lăn SO₂, H₂S hoặc hơi lưu huỳnh, nhóm nguyên chất
khá bền vững do đó được dùng làm lớp bảo vệ các cấu trúc bằng sắt khỏi sự ăn mòn của khí
công nghiệp.

Nhôm dễ dàng nấu luyện, ẩn nhiệt kết tinh và nóng chảy của nhóm lớn, các vật đúc nhôm
nguội chậm ở trạng thái lỏng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình biến tinh luyện cho quá
trình biến tính tỉnh luyện. Tuy nhiên tính đúc của nó không cao do độ co ngót lớn (tới 6%).

1.2.2.2. Hợp kim của nhôm


a) Duralumin

Hình 5: Thanh nhôm Duralumin [22]

Duralumin là hợp kim nhôm biến dạng điển hình được dùng rộng rãi trong kỹ thuật hàng
không.

Về thành phần: là hợp kim chủ yếu của 3 nguyên tố Al-Cu-Mg với Cu < 5%, Mg < 2%.
Ngoài ra trong thành phần còn có thêm Fe, Si, Mn

Về tính chất: Nói chung Dura có độ bền khá cao nhất là sau khi nhiệt luyện σb= 42 – 47
Kg/mm2. Do có độ bền cao và nhẹ (γ = 2,8g/cm 3) nên Dura có độ bền riêng lớn nhất. Độ bền
riêng là tỷ số σb/γ, trong khi độ bền riêng của Dura là 15 – 16 thì của thép CT51 là 6 – 6,5 và
của gang là 1,5-6.

9
Công dụng: Do Dura có độ bền riêng cao nên được sử dụng phổ biến môi trường có nhiệt
độ thấp và chịu lực lớn như trong kỹ thuật hàng không (kết cấu máy bay, tàu vũ trụ…), giao
thông vận tải (dầm chịu lực xe tải, sườn tàu biển…) hoặc làm dụng cụ thể thao…

b) Silumin
Silumin là hợp kim nhôm đúc được dùng rộng rãi nhất. Nó là hợp kim được tạo nên từ cơ
sở hệ hợp kim Al – Si. Ngoài ra trong thành phần còn có thể có thêm Mg, Mn, Cu, Zn…

- Theo thành phần hóa học người ta chia làm 2 loại Silumin :

+ Silumin đơn giản: Là hợp kim nhôm đúc mà thành phần chính của nó là nhôm và
silic, có tính đúc rất tốt (độ chảy loãng cao, khả năng điền đầy khuôn lớn, độ nhẵn bề mặt rất
cao) nên được dùng để đúc định hình các chi tiết có hình dạng phức tạp. Nhược điểm của nó
là có rỗ khí, cơ tính thấp,không có khả năng hóa bền bằng nhiệt luyện.

(Ví dụ: AlSi13 có 87% Al và 13% Si, theo tiêu chuẩn của Liên Xô là AЛ2 hay theo tiêu
chuẩn của Mỹ là AA 423.0 ).

+ Silumin phức tạp: Là hợp kim nhôm với 4 – 10%Si và có thêm các nguyên tố hợp kim
đặc biệt như Cu, Mg, Zn, Mn… Do có thêm các nguyên tố hợp kim mà độ bền của Silumin
phức tạp cao hơn hẳn nhất là sau khi nhiệt luyện. Thường dùng làm các chi tiết máy quan
trọng như: thân máy nén, thân nắp động cơ ô tô, pit tông,…

(Ví dụ: AlSi8Mg, AlSi6MgMnCu7, AlSi5MnCu3…).

Bảng 2: Khoảng nhiệt độ ứng dụng của vật liệu kết cấu [18]

Nhiệt độ làm việc an toàn giới hạn của vật liệu, ℃


Ký hiệu
Không có gia công phụ Sau khi cải thiện độ chịu lạnh

Hợp kim nhôm AД1, AMЦ -269 -269

Hợp kim nhôm – Mg (Amr1; -253 -269


Amr5)

Dura -196 -253

Hợp kim nhôm bền cao -196 -253

10
(B95)

1.2.3. Titan và hợp kim của titan

1.2.3.1. Titan

Hình 6: Titan [23]

Titan có màu trắng bạc, là một kim loại chuyển tiếp có tỉ trọng thấp và độ bền cao, không
bị ăn mòn trong nước biển, nước muối, nước cường toàn và clo, được xem là kim loại có độ
bề cao. Titan có tỉ trọng thấp, khá dẻo (đặc biệt trong môi trường không có oxi).

Ngoài khả năng vật lí đặc biệt thì về mặt hóa học, kim loại này có thể tự tạo một lớp ôxit
bảo vệ bên ngoài nên có khả năng chống ăn mòn trong không khí ở nhiệt độ cao. Titan
cũng không bị tan trong nhiều axit mạnh như axit sulfuric và dung dịch axit clohyđric, nước
clo cũng như khí clo và hầu hết là những axít hữu cơ.

1.2.3.2. Hợp kim của titan


Hợp kim titan là vật liệu kết cấu có nhiều triển vọng vì nó có tính chống ăn mòn và cơ
tính cao, lại khá nhẹ, có tương đối nhiều trong vỏ quả đất và ngày càng được sử dụng nhiều
trong công nghiệp.

11
a) Hợp kim BT5-1. BT5
Hợp kim α với hai mác điển hình là BT5 và BT5-1 được hợp kim hóa chủ yếu bằng Al có
độ bền trung bình ở nhiệt độ thường, có cơ tính cao ở nhiệt độ cực lạnh, có tính bền nóng và
hợp kim trở nên nhẹ hơn.

Về tính công nghệ chúng có tính hàn tốt và tính gia công cắt bảo đảm. Tính dẻo ở nhiệt
độ thường không cao, ở trạng thái nóng hợp kim rất dễ rèn, dập, cán và do đó được cung cấp
dưới dạng tấm, thỏi, dây, vật cán định hình.

Bảng 3: Thành phần hóa học (%) của hợp kim BT5 và BT5-1 [12]

Thành phần các nguyên tố


Mác hợp Phân loại
kim Al Mn Mo Nguyên tố theo tổ chức
khác

BT5 4,5-6,2 - - - Hợp kim α

BT5-1 4,3-6,0 - - 2,5Sn

Bảng 4: Cơ tính hợp kim titan BT5 và BT5-1 [12]

Cơ tính
Phân loại
Mác hợp Nhiệt
σ β , MPa σ α 2 , MPa δ ,% ak, kJ/m2 HB theo tính
kim luyện ℃
chất

BT5 ủ 740- 700-950 600-800 10-15 300-600 240-300 Độ bền


760 trung
bình
BT5-1 ủ 860- 750-950 650-850 10-15 400-900 240-300
880

b) Hợp kim OT4, OT4-1, OT4-2

12
Hợp kim Ti - Al được hợp kim hóa thêm Mn nogal tổ chức α là chủ yếu ra còn có một
lượng nhỏ pha β (1 - 2%) được gọi là hợp kim α giả với các mác OT4 - 1, OT4 và OT4 - 2.
Do chứa ít Al và có pha β, OT4 - 1 và OT4 - 2 có tính dẻo ở nhiệt độ thường tốt hơn, dễ gia
công áp lực ở trạng thái nguội và chỉ khi chế tạo các chi tiết phức tạp mới phải nung nóng tới
500 - 7000C. OT4 - 2 do chứa nhiều Al nên gia công áp lực phải ở trạng thái nóng. Nhược
điểm của nhóm này là không nhiệt luyện hóa bền được và có khuynh hướng giòn hyđrô.

Bảng 5: Thành phần hóa học (%) của hợp kim BT5 và BT5-1 [12]

Thành phần các nguyên tố Phân


loại
Mác hợp kim
Nguyên tố theo tổ
Al Mn Mo
khác chức

OT4-1 1,0-2,5 0,7-2,0 - - Hợp


OT4 3,5-5,0 0,8-2,0 - - kim α
giả
OT4-2 5,7-6,7 1,0-2,3 - -

Bảng 6: Cơ tính hợp kim titan OT4-1, OT4 và OT4-2 [12]

Cơ tính Phân
loại
Mác hợp Nhiệt σ α 2,
σ β, theo
kim luyện oC ak,
MPa δ ,% HB tính
MPa kJ/m2
chất

OT4-1 500-
ủ 670-720 600-750 470-650 20-40 210-250
1000 Độ dẻo
cao
OT4
ủ 670-720 700-900 550-650 12-20 350-650 -

OT4-2 ủ 750-800 950- - 8 3 -

13
1000

c) Hợp kim BT3-1


BT3-1 là hợp kim bền hơn nhưng kém dẻo hơn như với tổ chức hai pha (α+β) được sử
dụng ở nhiệt độ đến -1960C. Tính hàn của chúng kém hơn các hợp kim môt pha và mối hàn
nhất thiết phải ủ. Hợp kim (α + β) có ưu điểm lớn là có sự kết hợp tốt giữa cơ tính và tính
công nghệ và có thể nhiệt luyện hóa bền được. Ở trạng thái ủ và tôi, nó có tính dẻo cao, còn
sau khi tôi và hóa già có độ bền cao. Loại hợp kim này cũng có thể đem gia công cắt và hàn.
Sau khi hàn cần phải đem ủ để nâng cao độ dẻo của mối hàn.

Bảng 7: Thành phần hóa học (%) của hợp kim BT3-1 [12]

Thành phần các nguyên tố Phân


loại
Mác hợp kim
theo tổ
Al Mn Mo Nguyên tố khác
chức

Hợp
0,8-2,3Cr; 0,15-
BT3-1 5,5-7,0 - 2,0-3,0 kim
0,4Si; 0,2-0,4Fe
(α + β)

Bảng 8: Cơ tính hợp kim titan BT3-1 [12]

Cơ tính Phân
loại
Nhiệt σ α 2,
Mác hợp kim σ β, theo
luyện C
o
δ ,% ak, kJ/m 2
HB tính
MPa MPa
chất

BT3-1 ủ đẳng 1000-1200 850-1100 20-16 300-600 260- Bền


nhiệt 340 nóng
870,650

14
Bảng 9: Khoảng nhiệt độ ứng dụng của vật liệu kết cấu [18]

Nhiệt độ làm việc an toàn giới hạn của vật liệu, ℃


Ký hiệu
Không có gia công phụ Sau khi cải thiện độ chịu lạnh

Hợp kim titan BT5-1 -253 -269

Hợp kim titan BT3-1 -196 -253

Nhôm và hợp kim nhôm do không có ngưỡng giòn nguội nên dai ở khoảng nhiệt độ -
253℃ đến -269℃. Khi làm nguội, σB của chúng tăng lên khoảng 35-60%, σ0.2 lên khoảng
15-25%, còn độ dai va đập giảm liên tục xuống đến 0.5-0.2MJ/m². Độ dai phá hủy, K1C thực
tế không giảm đi và điều này có nghĩa là hợp kim nhôm, khi làm lạnh, ít nhạy cảm với các vết
nứt so với ở 25℃. Do sự giãn nở nhiệt lớn (độ dẫn nhiệt tương đối cao) nên không tránh khỏi
sự phát sinh ứng suất nhiệt đáng kể trong các chi tiết kẹp chặt từ nhôm. Để giảm bớt ứng suất
này, người ta hoặc là sử dụng bộ bì trừ biến dạng hoặc sử dụng vật liệu có độ dẫn nhiệt nhỏ ví
dụ thép austenite và chất dẻo khi chế tạo các chi tiết cá biệt (chẳng hạn các cửa thiết bị điều
lạnh). Ở khoảng nhiệt độ thấp (từ -253℃ đến -269℃) thường người ta sử dụng các nhôm và
hợp kim nhôm hàn không hóa bền bằng nhiệt luyện như AMЦ, AMГ2 và AMГ5. Để chế tạo
các chi tiết không hàn làm việc ở nhiệt độ -253℃ người ta sử dụng các hợp kim hóa bền nhiệt
luyện như Д16, AК6 và AК8 cũng như hợp kim đúc AЛ2, AЛ9.

15
1.2.4. Đồng và hợp kim của đồng

1.2.4.1. Đồng

Hình 7: Đồng [24]

- Đồng là kim loại có một dạng thù hình, có mạng lập phương tâm mặt với thông số mạng
a = 3,6A0 có các tính chất:
+ Khối lượng riêng lớn (g = 8,94g/cm3) lớn gấp 3 lần nhôm.
+ Tính chống ăn mòn tốt.
+ Nhiệt độ nóng chảy tương đối cao (10830C)
+ Độ bền không cao (σb = 16Kg/mm2, HB = 40) nhưng tăng mạnh khi biến dạng nguội
(σb = 45Kg/mm2, HB = 125). Do vậy một trong những biện pháp hóa bền đồng là biến dạng
nguội. Mặc dù có độ cứng không cao nhưng đồng lại có khả năng chống mài mòn tốt.
+ Tính công nghệ tốt, dễ dát mỏng, kéo sợi tuy nhiên tính gia công cắt kém.

Bảng 10: Độ dai va đập của một số vật liệu kim loại đồng ở nhiệt độ thấp [18]

Độ bền va đập, Nm/cm2, của kim loại ở nhiệt độ khác nhau, ℃


Số TT Vật liệu
20 -80 -120 -196 -253

1 Kim loại 140-180 150-200 - 160-205 -


mầu –
Đồng

16
2 Đồng thau 125 142 - 155 -
CuZn37

3 Hợp kim 192 190 - 195 195


đồng niken
sắt

4 Đồng bạch 110 115 - 120 -


(Hợp kim
đồng niken
kẽm)

17
1.2.4.2. Hợp kim của đồng
a) Latông (Cu – Zn)

Hình 8: Giản đồ trạng thái Cu-Zn [14]

- Là hợp kim của đồng mà hai nguyên tố chủ yếu là đồng và kẽm. Ngoài ra còn có các
nguyên tố khác như Pb, Ni, Sn…

- Latông được ký hiệu bằng chữ L sau đó là các chữ ký hiệu tên nguyên tố hóa học và chỉ
số thành phần của nó. Latông được chia thành hai nhóm:

+ Latông đơn giản: là hợp kim của hai nguyên tố Cu-Zn với lượng chứa Zn ít hơn 45%.
Zn nâng cao độ bền và độ dẻo của hợp kim đồng. Khi lượng Zn cao vượt quá 50% trong hợp
kim Cu-Zn thì nó sẽ trở nên cứng và dòn.. Các mác thường dùng là LCuZn10, LCuZn20,
LCuZn30 làm các ống tản nhiệt, ống dẫn và các chi tiết dập sâu vì loại này có độ dẻo cao.

+ Latông phức tạp: là hợp kim trong đó ngoài Cu và Zn còn đưa thêm vào một số
nguyên tố như Pb, Al, Sn, Ni… để cải thiện tính chất của hợp kim. Ví dụ: Pb làm tăng tính cắt
gọt, Sn làm tăng tính chống ăn mòn, Al và Ni làm tăng cơ tính. Các loại latông phức tạp
thường dùng: LCuZn29Sn1, LCuZn40Pb1.

b) Brong
Là hợp kim của đồng với các nguyên tố khác ngoại trừ Zn. Brông được ký hiệu bằng chữ
B, tên gọi của brông được phân biệt theo nguyên tố hợp kim chính. Người ta phân biệt các

18
loại đồng thanh khác nhau tùy thuộc vào nguyên tố hợp kim chủ yếu đưa vào: ví dụ như Cu-
Sn gọi là brông thiếc; Cu – Al gọi là brông nhôm.

- Brong thiếc ( hợp kim Cu – Sn)

Hình 9: Giản đồ trạng thái Cu-Sn [15]

Là hợp kim của đồng với nguyên tố hợp kim chủ yếu là thiếc.

Brông thiếc có độ bền cao, tính dẻo tốt, tính chống ăn mòn tốt, thường dùng loại
BCuSn10Pb1, BCuSn5Zn2Pb5 để làm ổ trượt, bánh răng, lò xo…

- Brông nhôm ( hợp kim Cu – Al)

Hình 10: Giản đồ trạng thái Cu-Al [16]

19
Là hợp kim của đồng với nguyên tố hợp kim chủ yếu là nhôm. Brông nhôm có độ bền
cao hơn Brông thiếc, tính chống ăn mòn tốt nhưng có nhược điểm là khó đúc, thường dùng
thay Brông thiếc vì rẻ tiền. Các loại Brông nhôm thường dùng là BCuAl9Fe4,
BCuAl10Fe4Ni4. [14]

- Brông berili ( hợp kim Cu – Be)


Là hợp kim của đồng với nguyên tố hợp kim chính là Be, còn gọi là đồng đàn hồi. Hợp
kim có độ cứng cao, tính đàn hồi rất cao, tính chống ăn mòn và dẫn điện tốt, thường dùng làm
lò xo trong các thiết bị điện. Thường dùng với ký hiệu BCuBe2 tương đương với CDA 172.
[14]

- Brông chì ( hợp kim Cu – Pb)

Hình 11: Giản đồ cân bằng Cu-Pb [17]

Brông chì thường được sử dụng để làm các ổ trượt trong các động cơ ô tô, máy kéo với các
mác sau: BCuPb30, BCuPb60Ni2,5

Bảng 11: Khoảng nhiệt độ ứng dụng của vật liệu kết cấu [18]

Ký hiệu Nhiệt độ làm việc an toàn giới hạn của vật liệu, ℃

Không có gia công phụ Sau khi cải thiện độ chịu

20
lạnh

Đồng và hợp kim đồng

M1p, M2p, M3p -269 -269

ƂpAЖH10-4-4 -196 -253

Д63; ДЖMЦ59-1-1 -253 -269

ƂpƂ2 -269 -269

21
CHƯƠNG 2: CÁC TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU KIM LOẠI CHỊU LẠNH

2.1. Nhiệt độ ứng dụng cho phép

Các yếu tố lạnh mang theo nhiều thách thức. Một trong những phức tạp hơn trong những
thách thức đó là biết những vật liệu nào có thể được sử dụng theo điều kiện thời tiết nào.

Đối với các nhà thiết kế và sử dụng vật liệu lạnh, nhiệt độ làm việc cho phép của vật liệu
đối với từng loại tải là một đại lượng rất có ý nghĩa. Nó trả lời nhanh chóng đâu là giới hạn
nhiệt độ ứng dụng của vật liệu đó. Các tài liệu tham khảo đưa ra các giới hạn có độ sai lệch
khá lớn. Nói chung giới hạn nhiệt độ ứng dụng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phụ thuộc
vào kiểu mạng tinh thể, thành phần hóa học, phương pháp sản xuất, phương pháp xử lí nhiệt
của vật liệu cũng như tính chất và độ lớn của tải đối với vật liệu. Vì vậy sự sai lệch của các số
liệu là đương nhiên, vì ngay cả những số liệu về tính chất vật lí cũng sai lệch nhau.

Bảng 12: Giới hạn nhiệt độ ứng dụng của một số vật liệu ở loại tải động và tĩnh [25]

Giới hạn nhiệt độ ứng dụng, 0C ở loại tải


Vật liệu
Động Tĩnh

Gang xám Không sử dụng được -30

Thép đức (không phải là hợp Không sử dụng được -30 – (-70*)
kim)

Thép đúc austenite crom -160 -180 – (-200)


niken

Đồng đúc -160 -180 – (-200)

Nhôm đúc

Thép không hàn theo TGL -20 -40 – (-120*)


9413 (St35, 45b, 52-3)

Thép xây dựng nhóm 3’ theo -10 – (-20) -30 – (-100*)


TGL 7960 (St34, 42, 52-3)

22
Nhôm tinh thiết (99,5%)

Các hợp kim nhôm, đồng

- Các hợp kim của đồng


(đồng thau, đồng thau niken
sắt, đồng thau niken kẽm)
Không hạn chế nhiệt độ Không hạn chế nhiệt độ
- Các hợp kim niken; niken;

- Các thép austenit crom


niken, hoặc crôm mangan

(*) Tùy theo độ bền dẻo va đập

Các loại thép đúc austenit, ống thép không hàn, thép xây dựng nhóm 3 ở loại tải tĩnh có
giới hạn nhiệt độ ứng dụng thay đổi. Giới hạn đó cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào độ bền dẻo
va đập của vật liệu, Độ bền dẻo va đập ở mẫu thử ngang ít nhất phải đạt 30 Nm/cm 2. Ngoài ra
cũng còn cần lưu ý đến chiều dầy vách thiết bị.

2.2 Độ dãn nở kim loại

Hệ số giãn nở nhiệt của kim loại (CTE) là một thuộc tính biểu thị cho mức độ giãn nở của
kim loại khi chịu sự thay đổi của nhiệt độ. Vật liệu kim loại sẽ giãn nở hoặc co lại dựa trên
nhiệt độ của vật liệu, các chất khác nhau sẽ có độ giãn nở bằng những lượng khác nhau và sẽ
không có sự ngắt quãng hay chậm trễ trong quá trình giãn nỡ hay co lại theo một hằng số thời
gian nhất định.

Hầu hết các vật liệu kim loại sẽ nở ra khi ở nhiệt độ cao và co lại khi ở nhiệt độ thấp. Sự
thay đổi chiều dài theo nhiệt độ của vật liệu có thể được xác định bằng:

(lf - l0)/l0 = αl (Tf - T0) hoặc ∆ l /l0 = α1∆ T

Trong đó:

 (lf - l0) là sự thay đổi chiều dài so với độ dài ban đầu
 (Tf - T0) là sự thay đổi nhiệt độ

Sự gia tăng hoặc giảm nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi về kích thước của vật liệu,
dẫn đến sự thay đổi về thể tích của chúng. Sự thay đổi thể tích có thể được xác định bằng:

23
∆ V /V0 = αV∆ T

Trong đó:

 ΔV và V0 lần lượt là sự thay đổi thể tích và thể tích ban đầu
 αV biểu thị hệ số thể tích của sự giãn nở vì nhiệt

Bảng 13: Thông số giản nở của kim loại thông thường [32]

Hệ số giãn nở Sự giãn nở
Phạm vi nhiệt Hệ số giãn nở
Vật liệu thể tích αV nhiệt
độ (°F) dài αl ở 20°C
ở 20°C (10-6 in/(in°F)

Thép 11 - 13 30 - 39 5.2 - 9.6

Nhôm 68 - 212 23,1 69 13,1

Titan 68 - 200 8,6 26 48

Đồng 68 - 572 17 51 9.,8

Hình 12 [4]: a) Năng suất và đường cong ứng suất cố kết

b) Thử nghiệm uốn cong vết khía chậm

c) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến giá trị izod của thép nhẹ

24
Hình 13: Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến đặc tính cơ học của thép trong điều kiện
mặt bằng và có khía [35]

Mài bề mặt với các tấm mài có hạt thô hơn 180 và phun bắn gây ra hiện tượng lún ở -100
° C do quá trình làm cứng bề mặt, tuy nhiên, điều này được khắc phục bằng cách ủ vật liệu ở
650-700 ° C trong 1 giờ. Xử lý nhiệt này cũng cung cấp một biện pháp bảo vệ chống lại sự bắt
đầu gãy giòn của kết cấu hàn bằng cách loại bỏ phần ứng suất dư.

Ở những nơi có nhiệt độ thấp hơn -100 ° C hoặc tại đó ứng suất va đập liên quan đến thiết
bị hoạt động dưới 0, nên sử dụng thép không gỉ 18/8 (18% crôm, 8% niken và phần còn lại
chủ yếu là sắt) hoặc kim loại màu.

2.3. Độ dẫn nhiệt

Dẫn nhiệt (hay còn có nhiều tên gọi khác như: Tán xạ nhiệt hay khuếch tán nhiệt) là quá
trình truyền nhiệt năng giữa các phân tử liền kề trong một chất do sự chênh lệch nhiệt độ. Nó
luôn tuân theo định luật thứ hai của nhiệt động lực học từ nhiệt độ cao hơn đến nhiệt độ thấp
hơn, và giúp cân bằng sự chênh lệch nhiệt độ. Theo quy luật cơ năng giữ lại, nếu trong quá
trình này nhiệt lượng không chuyển sang dạng khác thì nhiệt lượng sẽ không bị mất đi.

Trong đó hệ số dẫn nhiệt (λ) là thông số quan trọng nhất của vật liệu cách nhiệt, trong khi
nhiệt dung riêng và khả năng dẫn nhiệt được coi là dòng nhiệt ổn định truyền từ ngoài vào
trong. Là tiêu chuẩn số một để đánh giá chất lượng chất cách nhiệt. 

25
Hệ số dẫn nhiệt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thành phần cấu tạo, áp suất, nhiệt độ, ,
….Trong đó độ tinh khiết của vật liệu ảnh hưởng khá lớn đến hệ số dẫn nhiệt do độ tinh khiết
của kim loại tỉ lệ thuận với nồng độ electron trong kim loại. Các electron có nhiệm vụ chính là
dẫn nhiệt và dẫn điện. Sự đóng góp của mạng tinh thể đối với tính dẫn nhiệt của kim loại khá
nhỏ và thường bị bỏ qua. Các tạp chất và khuyết tật mạng tinh thể sẽ làm phân tán các
electron dẫn đến làm giảm tính dẫn nhiệt của kim loại.

Tính dẫn nhiệt cao nhất thu được ở các kim loại rất tinh khiết ở trạng thái ủ của chúng.
Các kim loại thường gặp khi làm việc ở nhiệt độ thấp bao gồm thép không gỉ, nhôm và đồng.
Các kim loại thường có độ dẫn nhiệt trong khoảng 10 W / m-K (hợp kim thép không gỉ) đến
400 W / m-K (đồng) ở nhiệt độ phòng.

Trong vật liệu rắn, nhiệt thường được truyền bởi các electron hoặc thông qua dao động
giữa các nguyên tử. Khi những rung động này truyền qua vật liệu, chúng hoạt động giống như
một hạt, được gọi là phonon. Phonon có vai trò quan trọng trong vật lý chất rắn, giải thích
nhiều tính chất vật lý của các chất rắn, như độ dẫn nhiệt và độ dẫn điện. khi một chất bị đốt
nóng, các hạt sẽ thu được nhiều năng lượng hơn và dao động mạnh hơn. Các phân tử này sau
đó va chạm vào các hạt gần đó và truyền một phần năng lượng cho chúng. Sau đó, điều này
tiếp tục và truyền năng lượng từ đầu nóng xuống đầu lạnh hơn của chất.

Hợp kim, là sự kết hợp của các nguyên tố kim loại khác nhau, có xu hướng cung cấp mức
độ dẫn nhiệt thấp hơn kim loại nguyên chất sự khác biệt này là do mật độ electron ở hai loại
vật liệu có sự khác nhau. Các nguyên tử có kích thước hoặc trọng lượng nguyên tử khác nhau
sẽ dao động với tốc độ khác nhau, điều này làm thay đổi kiểu dẫn nhiệt.

Dù vậy, trong công nghiệp sản xuất người ta thường sẽ lựa chọn vật liệu tuỳ theo hướng
sử dụng của vật phẩm họ làm ra Ví dụ, hãy xem xét việc lựa chọn kim loại trong dụng cụ nấu
nướng. Trong khi nhôm là chất dẫn nhiệt tốt, đồng dẫn nhiệt tốt hơn và sẽ cung cấp hiệu suất
nấu nướng nhanh hơn và đồng đều hơn nhưng đồng đắt hơn nhiều. Đó là lý do tại sao tất cả
ngoại trừ dụng cụ nấu nướng cao cấp nhất được làm bằng nhôm, hoặc nhôm có lớp phủ do
nhôm phản ứng với thực phẩm mặn và axit.

26
Hình 14: Biểu diễn giá trị khả năng dẫn nhiệt của một số kim loại thường gặp [39]

27
Hình 15: Độ dẫn nhiệt của các kim loại được chọn như một hàm của nhiệt độ [37]

Tính dẫn nhiệt cao nhất thu được ở các kim loại rất tinh khiết ở trạng thái ủ của chúng.
Các kim loại thường gặp khi làm việc ở nhiệt độ thấp bao gồm thép không gỉ, nhôm và đồng.
Các kim loại thường có độ dẫn nhiệt trong khoảng 10 W / m-K (hợp kim thép không gỉ) đến
400 W / m-K (đồng) ở nhiệt độ phòng.

2.4. Độ dẫn điện

Trong kim loại, các nguyên tử bị mất electron hoá trị trở thành các ion dương. Các ion
dương liên kết với nhau một cách trật tự tạo nên mạng tinh thể kim loại. Khi chuyển động
nhiệt của các ion càng mạnh. Mạng tinh thể sẽ càng trở nên mất trật tự như ban đầu. Các
electron hóa trị tách khỏi nguyên tử, trở thành các electron tự do. Chúng chuyển động với mật
độ n không đổi. Chúng chuyển động hỗn loạn tạo thành khí, lúc này electron tự do chiếm toàn
bộ thể tích của khối kim loại và không sinh ra dòng điện. Điện trường do nguồn điện ngoài
sinh ra. Sẽ đẩy khí electron trôi ngược chiều với điện trường. Từ đó sinh ra dòng điện trong
kim loại.

Công thức tính điện trở xuất của kim loại theo nhiệt độ:

p = p0 [1 + α(t - t0)]

Trong đó:

 p0 là điện trở suất ở nhiệt độ to độ C


 ρ là điện trở suất ở nhiệt độ to độ C
 α là hệ số nhiệt điện trở

Nhiệt độ và điện trở suất của kim loại tỷ lệ thuận với nhau. Khi nhiệt độ giảm, điện trở
suất của kim loại giảm liên tục.

Ở nhiệt độ thấp hơn một nhiệt độ tới hạn nào đó thì 1 số kim loại và hợp kim sẽ có điện
trở suất tự động giảm xuống bằng 0. Đây là trạng thái siêu dẫn của kim loại.

Siêu dẫn là một hiện tượng vật lí xảy ra đối với một số vật liệu ở nhiệt độ đủ thấp và từ
trường đủ nhỏ, đặc trưng bởi điện trở bằng 0 dẫn đến sự suy giảm nội từ trường. Sự siêu dẫn
được tạo ra bằng cách tạo một lực hút giữa một số electron truyền dẫn nào đó nảy sinh từ việc
trao đổi phonon, làm cho các electron dẫn trong chất siêu dẫn biểu hiện pha siêu lỏng tạo ra từ
cặp electron tương quan. Hiện tượng này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1911 bởi nhà

28
khoa học Heike Kamerlingh Onnes khi ông làm thí nghiệm với thủy ngân nhận thấy rằng sự
phụ thuộc của điện trở thủy ngân vào nhiệt độ khác hẳn sự phụ thuộc đối với kim loại khác.
Khi nhiệt độ thấp, điện trở thủy ngân không phụ thuộc vào nhiệt độ nữa, chỉ phụ thuộc vào
nồng độ tạp chất. Nếu tiếp tục hạ nhiệt độ xuống tới Tc=4,1 độ K, điện trở đột ngột hạ xuống
0 một cách nhảy vọt.

Hình 16: Mối quan hệ giữa tính dẫn điện của một số kim loại với nhiệt độ [42]

2.5. Nhiệt dung riêng

Nhiệt dung riêng là nhiệt lượng cần cung cấp cho (hoặc lấy ra) đơn vị khối lượng của một
hệ để tăng (hoặc giảm) nhiệt độ của nó lên một độ trong một quá trình nhiệt động.

29
Hình 17: Nhiệt dung của kim loại [31]

Hình 18: Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của nhiệt dung riêng của một số vật liệu ở phạm vi nhiệt
độ thấp và rất thấp [1]

Nhiệt dung riêng của các vật liệu rắn giảm khi nhiệt độ giảm. Hình 18 biểu diễn sự phụ
thuộc vào nhiệt độ của nhiệt dung riêng của một số vật liệu ở phạm vi nhiệt độ thấp và rất
thấp. Ở điểm không tuyệt đối nhiệt dung riêng của các vật liệu bằng không.

Trong khoảng nhiệt độ thấp, nhiệt dung riêng của các kim loại và hợp kim chỉ bằng, thậm
chí còn nhỏ hơn cả nhiệt dung riêng đẳng áp của các loại khí. Quan sát trên hình vẽ ở khoảng
từ 140K trở lên nhôm, sắt và đồng có đường cong thoải hơn là khoảng từ 140K trở xuống.
Nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn của đồng và sắt đến 2 lần và của chì đến 4 lần. Từ khoảng
nhiệt độ 300K giảm xuống đến 40K, nhiệt dung riêng của chì giảm gần như không đáng kể
nhưng trong khoảng từ 40K xuống 0K ngược lại giảm rất nhanh.

Bảng 14: Nhiệt dung riêng của một số vật liệu kim loại [26], [27]

Kim loại kJ/(kg.K) J/(kg.K) Kcal/(kg oC) Btu/(lb moF)

30
Nhôm 0,91 910 0,22 0,22

Thép Cacbon 0,49 490 0,12 0,12

Gang Thép 0,46 460 0,11 0,11

Đồng 0,39 390 0,09 0,09

Chì 0,13 130 0,03 0,03

Kẽm 0,39 390 0,09 0,09

Đổi đơn vị

 1 J/(kg.K) = 2,389x10-4 kcal/(kg 0C) = 2,389x10-4 Btu/(lbm 0F)


 1 kJ/(kg.K) = 0,2389 kcal/(kg 0C) = 0,2389 Btu/(lbm 0F) = 103 J/(kg 0C) = 1 J/(g 0C)
 1 Btu/(lbm 0F) = 4186,8 J/(kg.K) = 1 kcal/(kg 0C)
 1 kcal/(kg 0C) = 4186,8 J/(kg.K) = 1 Btu/(lbm 0F)

31
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA VẬT LIỆU KIM LOẠI CHỊU LẠNH

3.1. Giao thông vận tải:

Ứng dụng trong biển báo giao thông

Với ưu điểm không bị gỉ, bền với sự thay đổi liên tục của thời tiết và các điều kiện khắc
nghiệt của tự nhiên (gió, bão, lốc,… ) thì vật liệt kim loại chịu lạnh được chọn để chế tạo các
biển báo giao thông.

Để đáp ứng được yêu cầu về độ vững chắc, không là rách và bong tróc màng phản
quang, kéo dài tuổi thọ của biển báo thì người ta thường dùng: thép mạ kẽm, thép inox,…
Tuổi thọ có thể lên đến 10 năm hoặc hơn.

Hình 19:Biển báo giao thông [53]

Ứng dụng trong cọc tiêu giao thông

Để đáp ứng được nhiều nhất các đòi hỏi về kĩ thuật và đặc tính vật lý của nguyên liệu
đầu vào dùng để sản suất cọc tiêu giao thông như: dẻo dai, khó biến dạng, độ cứng cao… thì
thép dạng ống hoặc inox là hai loại chính được sử dụng phổ biến nhất với tuổi thọ trung bình
trên 50 năm hoặc 20-25 năm tùy điều kiện thời tiết.

32
Hình 20: Cọc giao thông [54]

Đường sắt hay vận tải đường sắt phải có đặc tính khả năng chịu lực nén lớn, không biến
dạng, bền với thời tiết và nhiệt độ các vật liệu thường được dùng như thép C-Mn (0,7%C và
1% Mn), thép đường sắt,…

Các loại vật liệu này có tuổi thọ rất cao sẽ đảm bảo tính ổn định trong các lộ trình di
chuyển của đoàn tàu.

Ở các khu du lịch ở các vùng núi cao thường có cáp treo lên đến đỉnh núi, nhiệt độ ở các
vùng núi cao có thể đạt mức âm. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho du khách người ta làm các
dây cáp treo bằng thép.

3.2. Công nghiệp chế tạo

Vật liệu kim loại chịu lạnh thường được dùng để chế tạo các chi tiết máy, linh kiện, kết
cấu máy. Hợp kim thép có thể đáp ứng yêu cầu về tính cứng, dẻo, đàn hồi.

Thép đàn hồi: có tỷ lệ thành phần carbon khá cao, đặc tính cứng, đàn hồi tốt nhưng độ
dẻo thấp

Thép hóa tốt: có tỷ lệ thành phần cacbon trung bình, có tính dẻo dai, và rất bền

33
Thép thấm cacbon: có tỷ lệ thành phần cacbon thấp, tính dẻo và dai, có thể tăng độ cứng
bề mặt vật liệu qua tấm cacbon

Hình 21: Hàn kim loại [55]

3.3. Hàng hải:

Ngày nay khoa học kĩ thuật tiến bộ vượt bậc, khắp mọi nơi trên Trái đất đều có dấu chân
của con người. Tuy vậy ở những vùng biển ở 2 vùng cực và gần cực luôn ở mức âm, nước
biển đóng băng khá dày nên tàu thuyền bình thường không thể tự do thám hiểm những vùng
biển này. Vì vậy người ta chế tạo những con thuyền với vỏ tàu bằng thép dày làm tàu phá
băng. Tàu phá băng có kết cấu đặc biệt vững chắc. Vỏ tàu bằng thép và thường dày hơn các
loại vỏ tàu khác rất nhiều. Cộng thêm việc có cấu tạo đặc biệt giúp tàu có thể phá những lớp
băng dày một cách dễ dàng dễ dàng. Thép và hợp kim của thép còn có tính chịu nhiệt cào và
chịu được áp suất cao nên cũng được ứng dụng làm vỏ của tàu ngầm.

34
Hình 22: Tàu 6500DWT số 2 [56]

3.4. Hàng không vũ trụ:

Khác với các lĩnh vực giao thông và hàng hải, kim loại dùng trong hàng không vũ trụ vừa
phải bền chắc vừa phải chịu nhiệt tốt nhưng lại không được có trọng lượng cao vì như vậy sẽ
cản trở quá trình cất cánh của máy bay hay tên lửa. Do vậy người ta thường sử dụng hợp kim
nhôm và titan để làm cánh và vỏ máy bay, tên lửa. Đặc biệt là titan vừa bền vùa cứng vừa có
tính chịu nhiệt cao nên còn được gọi là “kim loại của hàng không vũ trụ”.

35
Hình 23: Parker Solar Probe rời trái đất [57]

3.5. Trong xây dựng:

Nhiệt độ mùa đông ở xứ lạnh rất thấp nên các tòa nhà, nhà xưởng,... cũng được tính toán
thiết kế cẩn thận để chịu được nhiệt lạnh một cách cẩn thận để chịu được thời tiết lạnh. Hay
các trạm nghiên cứu ở các vùng cực phải được thiết kế sao cho vừa chịu được nhiệt độ lạnh
luôn dưới mức âm vừa chịu được thời tiết thay đổi thất thường ở vùng cực. Vì vậy thép và
thép hợp kim cũng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực này

3.6. Trong thiết bị lạnh dân dụng:

Trong tủ đông, tủ lạnh, máy lạnh dân dụng thường dùng ống đồng để làm dàn lạnh. Ngoài
ra người ta còn dùng dàn lạnh bằng nhôm. Dàn lạnh nhôm có giá rẻ hơn nhưng lại không
được ưa chuộng bằng dàn lạnh ống đồng. Dàn lạnh đồng vừa có độ bền cao, vừa có khả năng
làm lạnh nhanh chóng lại còn có thể dùng môi chất R600 để làm lạnh nên rất tiết kiệm điện
năng.

3.7. Trong y tế:

Lĩnh vực y tế cũng cần được giữ lạnh ở nhiệt độ thấp. Các mẫu bệnh phẩm, vắc xin,
máu,... cần những mức nhiệt độ khác nhau để bảo quản đôi khi là nhiệt độ âm. Do nhu cầu
giữ chúng ở nhiệt độ ở mức âm, bên cạnh đó là nhu cầu cần được vệ sinh thường xuyên nên
nười ta thường dùng thép không gỉ để chế tạo các tủ đông y tế.

Trong y tế các loại vật dụng phải đảm bảo để tránh khỏi các tai nạn nghề nghiệp cũng
như đảm bảo được các khả năng tiệt trùng đạt chuẩn 100%

Các vật dụng y tế như:

- Dao, kéo, đục

- Khay đựng thuốc

- Giường bệnh nhân, tủ

36
- Các loại ốc, vít, đinh

- Giá đỡ, thau, chậu

- Bình chứa oxi

Hình 24: Bình chứa oxi [58]

3.8. Trong bảo quản hàng hóa kho lạnh:

Ở các kho lạnh, tùy theo nhu cầu mà nhiệt độ trong kho có thể thấp hơn 0℃ đôi khi nhiệt
độ trong kho có thể xuống tới -40℃ (đối với kho lạnh dùng để cấp đông 2 cấp), tùy cộng
thêm nhu cầu chịu tải cao của các kệ hàng trong kho lạnh nên thép cũng được đưa vào sử
dụng rộng rãi.

37
Hình 25: Kệ kho lạnh [59]

3.9. Trong kỹ thuật lạnh:

Các hệ thống lạnh trong công nghiệp thường có công suất rất lớn để làm lạnh nhanh
chóng. Nhiệt độ ở từng bộ phận trong hệ thống khác nhau nên cũng cần dùng những vật liệu
khác nhau tùy theo mức nhiệt độ khác nhau.

Thép và hợp kim của thép dùng được gần như trong tất cả các bộ phận của hệ thống lạnh
nhờ tính chất vượt trội của mình nhưng khi sử dụng phải chú ý tới các tính chất của mối hàn
để chịu lực được tốt.

Nhôm có tính dẫn nhiệt tốt và tính dẻo tốt, nhẹ nên thường được sử dụng trong các ống
trao đổi nhiệt trong các thiết bị ngưng tụ, bay hơi, vỏ máy nén, chi tiết động cơ, cánh tản nhiệt

Titan trong kĩ thuật lạnh được dùng để chế tạo bầu lạnh công nghiệp làm lạnh nước và
giải nhiệt khuôn.

Đồng và hợp kim có hệ số dẫn nhiệt lớn và tính dẻo tốt nên thường được dùng chế tạo các
ống trao đổi nhiệt trong các thiết bị ngưng tụ, bay hơi, các miếng đệm, ổ bạc, ổ đỡ,...

Hình 26: Thiết bị ngưng tụ ống vỏ nằm ngang [60]

1-Nắp bình 6-Đường lắp van an toàn 11-Đường xả cặn

2-Đường xả khí không ngưng 7-Đường lắp áp kế 12-Rốn dầu

3-Đường cân bằng 8-Đường xả khí về phía trước 13-Đường xả dầu

4-Ống trao đổi nhiệt 9-Đường nước ra 14-Đường lỏng ra

5-Đường hơi môi chất vào 10-Đường nước vào

38
Hình 27: Thiết bị bay hơi ống vỏ nằm ngang kiểu ngập [61]

1-Nắp bình 5-Tấm chắn lỏng 9-Chân bình

2-Thân bình 6-Đường trao đổi nhiệt 10-Đường môi chất tiết lưu vào

3-Bộ phận tách lỏng 7-Đường chất tải lạnh ra 11-Ống thủy tối và van phao

4-Đường môi chất ra 8-Đường chất tải lạnh vào

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG THỰC SỬ DỤNG KIM LOẠI CHỊU LẠNH

4.1. Các kim loại thường sử dụng trong hệ thống lạnh

4.1.1. Một số ứng dụng chế tạo

- Chế tạo máy và thiết bị lạnh

- Chế tạo ống dẫn môi chất lạnh, chất tải lạnh

- Một số kết cấu xây dựng trong không gian làm lạnh

4.1.2. Yêu cầu kỹ thuật

Máy và thiết bị lạnh được chế tạo chủ yếu từ các vật liệu kim loại. Các vật liệu phải
đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt của kỹ thuật lạnh như:

- Phải đủ bền và có đầy đủ các tính chất vật lí cần thiết trong điều kiện nhiệt độ và áp
suất vận hành.

- Phải trơ hóa học với các môi trường mà hệ thống lạnh trực tiếp tiếp xúc như: môi
chất lạnh, dầu bôi trơn, ẩm, chất hút ẩm và chống ẩm, các hóa chất có hại sinh ra trong ra quá
39
trình vận hành hệ thống lạnh, các chất tải lạnh, các môi trường làm mát, môi trường lạnh cũng
như các sản phẩm cần bảo quản.

Ví dụ: Các môi chất lạnh gốc halogen như feon R12, R22, R502 gần như trơ hóa học với
tất cả các kim loại chế tạo máy kể cả kim loại đen và kim loại màu trừ Magie, kẽm và chì.

- Phải rẽ tiền, dễ gia công chế tạo…

40
4.1.3. Một số kim loại thường dùng và khả năng ứng dụng trong kỹ thuật lạnh

Kim loại Ứng dụng chế tạo Khả năng ứng dụng môi chất

Sắt và các hợp kim của sắt Máy nén, thiết bị ngưng tụ, Sử dụng được cho tất cả các
thiết bị bay hơi, bình hấp loại môi chất lạnh, tuy nhiên
phụ, bình sinh hơi, đường cần phải chú ý đến một vài
ống nối, các dụng cụ và thiết tính đặc biệt.
bị phụ.

Đồng và các hợp kim của Thiết bị ngưng tụ, thiết bị Không sử dụng cho môi chất
đồng bay hơi thiết bị phụ, chi tiết amoniac trừ đồng thau,
động cơ, các đệm khí, ổ bạc, Photpho, chì và hợp kim
van, đế van, ổ đỡ, ổ trượt, đồng, Niken, sắt, CuNi3OFe.
lưới lọc, đường ống: cuộn
dây động cơ kín: que hàn
(với bạc, kém, thiếc và chì).

Nhôm và các hợp kim của Các thiết bị trao đổi nhiệt - Cẩn thận khi sử dụng cho
nhôm (đặc biệt thiết bị bay hơi), môi chất freôn, chỉ sử dụng
các máy nén, chi tiết động sau khi đã thử nghiệm. Hợp
cơ, ổ đỡ, đệm kín, tay biên kim với Mg có thành phần
và pittông, cánh tản nhiệt. 2,5% có nhiều nhược điểm
hơn.

Cẩn trọng với môi trường


amoniắc

Không sử dụng cho nước


muối.

Crom, Niken Dùng để bảo vệ bề mặt hoặc Sử dụng cho tất cả các loại
để tinh luyện và tinh chế, là môi chất lạnh.
thành phần của thép và gang
đúc.

41
Magie, kẽm Là thành phần trong các hợp Không sử dụng trong môi
kim chất lạnh và freon và
amoniac.
Kém dùng để bảo vệ bề mặt

Thiếc, chì Là thành phần trong các hợp Không sử dụng được cho
kim và để bảo vệ bề mặt môi chất lạnh amoniắc

Làm đệm kín Có thể xảy ra phản ứng với

Là thành phần của hợp kim thành phần clo trong môi
chất freon.
trong ổ đỡ và ổ trượt

4.1.4. Mối quan hệ giữa vật liệu – các chất trong hệ thống lạnh

Vật liệu chế tạo máy


Môi chất lạnh/
(Kim loại và phi kim chất tải lạnh
loại)

Không khí và Ẩm
(nước) Dầu bôi trơn

42
Tóm lại, các vật liệu kim loại chính được sử dụng trong kỹ thuật lạnh là sắt, đồng, nhôm
các hợp kim của chúng. Xét quan hệ nhiều thành phần: vật liệu kim loại, phi kim loại, môi
chất, dầu bôi trơn, ẩm và sản phẩm thứ cấp, có thể nói rằng phần lớn các vật liệu là phù hợp.
Chỉ có một ít vật liệu cần thận trọng hoặc cần loại bỏ ứng với môi chất lạnh cụ thể. Các vật

liệu kim loại được sử dụng bình thường cho đến nhiệt độ , từ nhiệt độ trở
xuống cần phải chú ý đến độ bền vật liệu, đặc biệt sự biến dạng giòn và độ bền dẻo va đập.

4.2. Hệ thống kho lạnh

4.2.1. Cấu tạo

Cấu trúc đặc thù kho lạnh là cách nhiệt, cách ẩm để giữ nhiệt độ trong kho thấp hơn nhiệt
độ môi trường bên ngoài. Kho lạnh được phân loại theo nhiều cách khác nhau nhưng cấu tạo
thường bao gồm hai phần chính là cách nhiệt và làm lạnh.

Hình 27: Kho lạnh

 Phần cách nhiệt


a) Cấu tạo vỏ kho

Vỏ kho thường được làm từ những tấm cách nhiệt panel ngăn cách giữa không gian bên
trong và bên ngoài. Tấm panel có độ nhẵn bóng cao, hai mặt ngoài là Inox hoặc tôn sơn tĩnh
điện. Vật liệu lõi làm từ xốp cứng có khối lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt tốt và độ bền cao.

Có 2 loại panel thường được sử dụng trong kho lạnh là: panel EPS và panel PU.

43
Hình 28: Panel EPS [62] Hình 29: Panel PU [63]

Kích thước tấm cách nhiệt được lựa chọn phù hợp với thiết kế của kho nhưng vẫn đảm
bảo chất lượng và khả năng cách nhiệt.

b) Cửa kho lạnh

Cửa kho lạnh được sản xuất với nhiều chủng loại và kích thước khác nhau như cửa bản
lề, cửa trượt… nhưng đều đảm bảo được độ kín của kho khi sử dụng.

Cửa thường được chế tạo bằng Inox 304 không gỉ bên trong có chất cách nhiệt, bản lề và
tay khóa bằng vật liệu Atimon hoặc Inox đảm bảo đọ cứng chắc và sáng bóng của cánh cửa.
Kết cấu jont bao quanh để ngăn chặn khi khí lạnh thất thoát ra ngoài.

Khung bao cửa được thiết kế nhiều tầng rất vững chắc và điện trở sấy giúp cánh cửa luôn
được khô ráo sạch sẽ và dễ thay thế.

44
Hình 30: Cửa kho lạnh

Để đảm bảo an toàn cần phải có khóa bên ngoài, hệ thống chốt an toàn bên trong kho
lạnh có thể mở được cửa khi đang đứng ở bên trong.

 Phần hệ thống làm lạnh


Vai trò của hệ thống làm lạnh là điều chỉnh nhiệt độ trong kho đúng mức được yêu cầu
trong bảo quản. Vì thế, tùy vào loại sản phẩm nhiệt độ bảo quản khác nhau thì kết cấu hệ
thống lạnh cũng có những khác biệt. Bởi vậy chúng ta chỉ đề cập đến một vài bộ phận quan
trọng nhất trong hệ thống.

c) Cụm máy nén

Máy nén là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo làm lạnh của kho lạnh. Với
chức năng làm nén môi chất lanh đến mức cao để đủ chất làm lạnh và có thể ngưng tụ.

Có nhiều loại mày nén như máy nén piston, trục vít, xoắn ốc,… với cấu tạo và nguyên lý
hoạt động khác biệt. Thông thường, máy nén sẽ được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài.
Khi thiết kế và lắp đặt sẽ dựa trên thể tích kho và nhiệt độ bảo quản để chọn công suất máy sử
dụng.

45
Nhiều thương hiệu máy nén khác nhau phục vụ nhu cầu đa dạng của người sử dụng. Các
thương hiệu nổi tiếng như: Bitzer, Tecumseh, Copeland, Danfoss, Panasonic, LG, Mitsubishi,
… Dựa vào đặc điểm của từng loại máy và nhu cầu mà lựa chọn sản phẩm cho phù hợp, đem
lại hiệu quả cao nhất.

Một số kho lạnh có thể sử dụng cụm máy nén dàn ngưng thay vì sử dụng các thiết bị
riêng biệt để đem đến hiệu quả hoạt động tốt hơn.

Máy nén lạnh dùng trong kho lạnh công nghiệp thường được lắp đặt trên bê tông cốt thép
vững chắc. Giúp cho máy chạy ổn định, tránh bị ẩm ướt khi vệ sinh dàn máy, không gây ảnh
hưởng tiếng động, tiếng rung tới xung quanh.

Hình 31: Cụm máy nén [64]

d) Dàn lạnh, dàn nóng

Cũng như máy nén, dàn lạnh thường được nhập khẩu và có nhiều thương hiệu để lựa
chọn.

Các dàn máy thường chia thành các model tương ứng với nhiệt độ sử dụng kho. Dàn lạnh
được lắp bên trong phải đảm bảo có lớp vỏ chắc chắn, có tính thẩm mỹ.

46
Hình 32: Dàn lạnh của kho lạnh

Hình 33: Dàn nóng của kho lạnh

e) Tủ điều khiển

Chức năng chính của tủ điều khiển là kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động của kho
lạnh. Với các thông số được cài đặt sẵn, thiết bị điều chỉnh sẽ điều phối hoạt động của các
thiết bị để nhiệt độ được giữ ổn định ở mức yêu cầu.

47
Bên cạnh đó, tủ cần có bộ phận để thực hiện báo tín hiệu khi thiết bị gặp phải trục trặc
trong vận hành. Cần lưu ý đến khả năng lưu trữ thông số để người sử dụng đánh giá hoạt động
và đưa ra quyết định bảo trì bảo dưỡng.

Hình 34: Tủ điều khiển [65]

f) Thiết bị vật tư kho lạnh khác

Một số vật tư khác dùng trong kho lạnh như: tủ điện, đèn kho lạnh, rèm kho lạnh…

Hình 35: Đèn kho lạnh

48
4.2.2. Sơ đồ hệ thống

Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh kho bảo quản tương đối đa dạng. Có hai dạng phổ biến
nhất hay sử dụng là giải nhiệt bằng gió (dàn ngưng) và giải nhiệt bằng nước (bình ngưng).
Trước kia người ta hay sử dụng kiểu giải nhiệt bằng gió, tuy nhiên qua thực tế sử dụng, nhận
thấy những ngày mùa hè nóng nực hiệu quả giải nhiệt kém, nhiều hệ thống áp suất ngưng tụ
khá cao, thậm chí rơ le áp suất cao ngắt không hoạt động được.

Ví dụ ở Đà Nẵng, mùa hè nhiều ngày đạt , khi sử dụng dàn ngưng giải nhiệt bằng

gió, thì nhiệt độ ngưng tụ có thể đạt , nếu kho sử dụng R22 áp suất tương ứng là 18,543
. Với áp suất đó rơ le áp suất cao HP sẽ ngắt dừng máy, điều này rất nguy hiểm sản phẩm

có thể bị hư hỏng, áp suất đặt của rơ le HP thường là 18.5

Vì vậy, hiện nay người ta thường sử dụng bình ngưng trong các hệ thống lạnh thường của
kho lạnh bảo quản. Xét về kinh tế giải pháp sử dụng bình ngưng theo kinh nghiệm chúng tôi
vẫn rẻ và có thể dễ dàng chế tạo hơn so với dàn ngưng giải nhiệt bằng không khí.

Điểm đặc biệt trong sơ đồ nguyên lý này là bình ngưng kiêm luôn chức năng bình chứa
cao áp. Đối với bình ngưng kiểu này, các ống trao đổi nhiệt chỉ bố trí ở phần trên của bình.

Với việc sử dụng bình ngưng – bình chứa, hệ thống đơn giản, gọn hơn và giảm chi phí
đầu tư. Tuy nhiên, nhiệt độ lỏng trong bình thường lớn hơn so với hệ thống có bình chứa
riêng, nên áp suất ngưng tụ cao và hiệu quả làm lạnh có giảm.

49
Hình 36: Sơ đồ nguyên lý hệ thống kho lạnh [66]

1-Máy nén 3-Dàn lạnh 5-Tháp giải nhiệt 7-Kho lạnh

2-Bình ngưng 4-Bình tách lỏng 6-Bơm giải nhiệt

4.2.3. Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của kho là làm lạnh bằng không khí đối lưu cưỡng bức. Không khí
lạnh tuần hoàn cưỡng bức trong kho lưu thông qua các khe hở giữa các khay và trao đổi nhiệt
cả hai phía, phía trên trao đổi trực tiếp với sản phẩm – phía dưới trao đổi qua khay cấp đông
và dẫn nhiệt lạnh vào sản phẩm. Các sản phẩm tùy dạng sẽ được đặt trên các khay và chất lên
xe cấp đông.

Xe cấp đông được làm từ vật liệu Inox, có nhiều tầng và khoảng cách giữa các tầng đủ
lớn để xếp các khay sản phẩm vẫn đảm bảo có khoàng hở để không khí lạnh lưu thông qua.

Kho cấp đông có ưu điểm là khối lượng hàng cấp đông mỗi mẻ lớn.

50
Nhiệt độ không khí trong buồng cấp đông đạt - , vì vậy thời gian cấp đông tương
đối nhanh, đối với sản phẩm dạng rời khoảng 3 giờ / mẻ, các sản phẩm còn lại khoảng 7-9 giờ
/ mẻ.

Dàn lạnh của kho cấp đông được đặt trên cao hoặc dưới nền. Với những kho có công suất
lớn, người lắp đặt dưới nền vì khối lượng khá nặng đòi hỏi độ chắc chắn và an toàn cao. Dàn
lạnh của kho cấp đông thường xảy ra hiện tượng bám tuyết nên phải được xả băng thường
xuyên, tuy nhiên không nên lạm dụng việc xả băng vì sẽ dẫn đến sự thất thoát nhiệt, ngưng
làm lạnh nếu thời gian xả băng kéo dài. Phương pháp xả băng thường sử dụng nhất là phương
pháp xả băng bằng nước.

Hình 37: Nguyên lý hoạt động [67]

4.3. Bài toán

Từ phương trình vi phân dẫn nhiệt ổn định, chúng ta có thể tìm được sự phân bố nhiệt độ
theo tọa độ và thời gian

Trong chế độ nhiệt độ ổn định trường nhiệt độ không phụ thuộc thời gian có nghĩa là

Trong trường hợp ấy, phương trình có dạng:

51
(4.1)

Nếu vật không có nguồn nhiệt bên trong:

(4.2)

Vách phẳng:

(4.3)

Chúng ta chỉ xét dẫn nhiệt ổn định đối với các vật có hình dạng hình học đơn giản và
nguồn nhiệt bên trong không tồn tại hoặc phân bố đều trong vật.

Xét 1 vách phẳng đồng chất và đẳng hướng, chiều dày và hệ số dẫn nhiệt , vách có

chiều rộng rất lớn so với chiều dày, nhiệt độ 2 bề mặt không đổi là và

Do không xét theo phương y và z nên ta có:

(4.4)

Hằng số tích phân C1 và C2 được xác định từ điều kiện biên:

- Khi x=0 và

- Khi x= và

Dựa vào định luật Fourier:

(4.5)

Phương trình có thể viết dưới dạng:

(4.6)

52
Giả sử vách phẳng của kho bằng kim loại có chiều cao 2m, rộng 3m, hệ số dẫn nhiệt

, có độ dày 100mm, nhiệt độ bề mặt vách không đổi và

Mật độ dòng nhiệt qua vách:

Dòng nhiệt tổn thất qua vách:

C. KẾT LUẬN

Vật liệu chịu lạnh là một trong những vật liệu nhiệt lạnh rất quan trọng. Nhờ có các vật
liệu chịu lạnh mà chúng ta dễ dàng tạo ra những thiết bị, chi tiết máy móc, vật dụng sử dụng
được khi bị tác động ở nhiệt độ rất thấp.

Trên thế giới ngành công nghiệp vật liệu chịu lạnh không ngừng phát triển, đóng vai trò
quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như các kết cấu thép (nền đường
sắt, ống dẫn dầu khí, cầu cống…) các máy xây dựng, ô tô, toa tầu ở các vùng có nhiệt độ thấp
như phía bắc nước Nga hay trong công nghiệp hàng không, công nghiệp vũ trụ.

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, tại Việt Nam, các doanh nghiệp
trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam đã và đang phát triển, các
nền công nghiệp như công nghiệp lạnh, luyện kim, hóa chất…. đã có những bước phát triển
mạnh mẽ. Mà vật liệu chịu lạnh là một trong những vật liệu không thể thiếu trong các nghành
công nghiệp trên.

53
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS Nguyễn Đức Lợi (2008), VẬT LIỆU KỸ THUẬT NHIỆT LẠNH, Nxb.
Bách Khoa Hà Nội.

[2] https://visco.com.vn/visco-ndt-self-training-center/vat-lieu-co-khi-va-gia-cong-kim-
loai/chuong-iii-thep/3-2-thep-cacbon/

[3] Ảnh hưởng của hàm lượng cacbon đến cơ tính của thép - sites.google.com
https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEiqzeFken3_DCojmT0IQ7rN0QqKFh7
MlQ6zpeKwCMhkLLARaqWuEoaooEN16-
lOh2MElELcGMjDaUKZlyK85_jrpi8oo1jPDUyZVnDeGotEYeCFol6swSboIho3CWBjFevO
qbG0-a1qTmJivuvc74HfyyrhjBL3mkWS5pGNznA17Y3TZloEgyAaeXHfhA=w400-h304

[4] https://uniduc.com/vi/blog/thep-cac-bon-la-gi

[5] https://hoidapthutuchaiquan.vn/austenitic-la-gi/

[6] https://g7m.vn/thep-khong-gi-nhom-ferritic-ferritic-stainless-steel/

[7] https://nhietluyen.vn/thep-khong-gi/

[8] https://cuanhomkieng.net/ky-hieu-hoa-hoc-cua-nhom-la-gi.html

[9] https://sites.google.com/site/vlckcnkl/chuong-6-3/6-2-nhom-va-hop-kim-nhom

[10] https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/titan-la-gi-tac-dung-cua-titan-vao-
san-pham-may-n-1253935

[11] https://sites.google.com/site/truongvanchinhvatlieucokhi/home/kim-loai-va-hop-
kim-mau/titan-va-hop-kim-titan

[12] https://sites.google.com/site/truongvanchinhvatlieucokhi/home/kim-loai-va-hop-
kim-mau/titan-va-hop-kim-titan/hop-kim-titan/cac-mac-va-cong-dung

[13] https://visco.com.vn/visco-ndt-self-training-center/vat-lieu-co-khi-va-gia-cong-kim-
loai/chuong-vi-kim-loai-mau-va-hop-kim-mau/6-1-dong-va-hop-kim-cua-dong/

[14] Giản đồ trạng thái Cu-Zn - kythuatchetao.com

[15] Giản đồ trạng thái Cu-Sn - kythuatchetao.com

[16] Giản đồ trạng thái Cu-Al - kythuatchetao.com

54
[17] Giản đồ cân bằng Cu-Pb - kythuatchetao.com

[18] Giáo trình vật liệu nhiệt lạnh

[19] Thép cacbon - azom.com

[20] Thép không gỉ - united-steel.com

[21] Nhôm - laser.vn

[22] Thanh nhôm Duralumin - vietnamese.aluminium-bar.com

[23] Titan - tinbaihay.net

[24] Đồng - vinanet.vn

[25] https://tailieumienphi.vn/doc/giao-trinh-vat-lieu-nhiet-lanh-s7dbuq.html

[26] https://www.engineeringtoolbox.com/specific-heat-metals-d_152.html

[27] https://123docz.net/document/3156065-bang-tra-nhiet-dung-rienghe-so-dan-nhiet-
tat-ca-cac-chat.htm

[28] https://matmatch.com/learn/property/specific-heat-capacity

[29] https://onlinelibrary.wiley.com/doi/pdf/10.1002/9781118848944.app8

[30] https://www.sciencedirect.com/topics/engineering/specific-heat-capacity

[31] https://www.phywe.com/experiments-sets/university-experiments/heat-capacity-of-
metals_10675_11606/

[32] https://www.engineeringtoolbox.com/thermal-expansion-metals-d_859.html

[33] https://ctherm.com/resources/newsroom/blog/coefficient-of-thermal-expansion/
#:~:text=THE%20COEFFICIENT%20OF%20LINEAR%20thermal,substances%20expand
%20by%20different%20amounts.

[34] https://www.quora.com/Which-metals-expand-or-contract-the-quickest-when-
exposed-to-hotter-or-colder-temperatures

[35] https://www.totalmateria.com/page.aspx?ID=CheckArticle&site=kts&NM=48

[36] https://blog.impactplastics.co/blog/understanding-your-data-sheet-notched-izod-
impact-strength#:~:text=Izod%20impact%20is%20defined%20as,of%20the%20specimen
%20upon%20impact.
55
[37] https://www.mtm-inc.com/thermal-conductivity-at-low-temperatures-part-1-
theory.html

[38]https://haanhtung.webs.com/Vat%20lieu%20nhiet%20lanh/Vat%20lieu%20Nhiet
%20Lanh_C6_Vat%20lieu%20cach%20nhiet%20cach%20am%20trong%20HT%20lanh.pdf

[39]https://commons.wikimedia.org/wiki/
File:THERMAL_CONDUCTIVITY_VALUES.gif

[40] https://vi.wikipedia.org/wiki/Si%C3%AAu_d%E1%BA%ABn

[41] https://huphaco.vn/dong-dien-trong-kim-loai-la-gi-ban-chat-cua-dong-dien-trong-
kim-loai/#:~:text=%C4%90i%E1%BB%87n%20tr%E1%BB%9F%20c%E1%BB%A7a
%20kim%20lo%E1%BA%A1i%20%E1%BB%9F%20nhi%E1%BB%87t
%20%C4%91%E1%BB%99%20th%E1%BA%A5p,-Nhi%E1%BB%87t
%20%C4%91%E1%BB%99%20v%C3%A0&text=thu%E1%BA%ADn%20v%E1%BB%9Bi
%20nhau.-,Khi%20nhi%E1%BB%87t%20%C4%91%E1%BB%99%20gi%E1%BA%A3m
%2C%20%C4%91i%E1%BB%87n%20tr%E1%BB%9F%20su%E1%BA%A5t%20c
%E1%BB%A7a%20kim%20lo%E1%BA%A1i,si%C3%AAu%20d%E1%BA%ABn%20c
%E1%BB%A7a%20kim%20lo%E1%BA%A1i.

[42]https://www.scielo.br/j/rbef/a/3dK7by3PfFpMcgK4H6wSMGB/?
lang=en#ModalFigf12

[44] Mười vạn câu hỏi vì sao, Nxb.Giáo Dục, phần 15

[45] Sách địa lý lớp 8, Nxb. Giáo dục Việt Nam, phần 1 thiên nhiên, con người ở các
châu lục, bài 20 khí hậu và cảnh quan trên trái đất

[46] https://thietbibepauviet.com/nhiet-do-kho-dong-lanh/#:~:text=Nhi%E1%BB%87t
%20%C4%91%E1%BB%99%20kho%20l%E1%BA%A1nh%20d%C3%B9ng
%20%C4%91%E1%BB%83%20tr%E1%BB%AF%20%C4%91%C3%B4ng%20th%E1%BB
%B1c%20ph%E1%BA%A9m,C%20%C4%91%E1%BA%BFn%205%20%C4%91%E1%BB
%99%20C

[47] https://tanlongmed.vn/5-loai-tu-lanh-tu-dong-y-te/

[48] https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/dan-lanh-dong-dan-lanh-nhom-
tren-tu-dong-1089144

56
[49] https://nhatquangsteel.com.vn/ung-dung/cong-nghiep.html

[50] https://nhatquangsteel.com.vn/ung-dung/cong-nghiep-phu-tro.html

[51] https://phelieuvietduc.com/cac-loai-thep-khong-gi

[52] Thép - nhatquangsteel.com.vn

[53] https://qcv.vn/san-pham/bien-bao-an-toan-giao-thong/

[54] https://congtydongtam.com/bao-gia-coc-tieu-giao-thong/?
fbclid=IwAR3HwnTXfT22sSKrbVzibG0TdO1S2RxERVYJ4LZZa9exhHBe2Xyz8YT2pMQ

[55] https://isokonsultindo.com/ohsas-18001?
fbclid=IwAR3OWR1yl8c8yt0630cTGL8HW7F3yB7clLYw_5XpxV27Nco4fBOjH8dqVC8

[56] https://www.ssmi.com.vn/vi/cong-ty-saigon-shipmarin-ha-thuy-tau-6800-dwt-so-2/
index.html

[57] https://nld.com.vn/khoa-hoc/can-canh-cuoc-khai-pha-khong-gian-cua-7-sieu-tau-vu-
tru-20181227151825185.htm

[58] https://www.ytesonhuong.com/products/binh-oxy-1-5-khoi?
fbclid=IwAR39EYaIqxIfAIllOsol0lWSlTRsSGragcaw2PS2qFbG7tU1ALRjKraNKX

[59] https://eurorack.vn/vn/kho-lanh.html

[60]https://kythuatlythu.blogspot.com/2020/08/phan-loai-chi-tie-cau-tao-va-
nguyen-ly.html

[61] https://kythuatlythu.blogspot.com/2020/08/phan-loai-chi-tiet-cau-tao-va-
nguyen-ly.html

[62] https://oval.vn/su-khac-biet-giua-tam-panel-pu-va-panel-eps/

[63] https://oval.vn/tam-vach-panel-va-nhung-uu-diem-lon-khi-su-dung/

[64] http://kholanh.net/san-pham/cum-may-nen-bitzer/

[65] https://kholanhnambac.com/huong-dan-su-dung-tu-dien-dieu-khien-kho-lanh/

[66] https://locnuocvietan.vn/the-principle-of-operation-of-industrial-cooling-system/

[67] https://thietbibepauviet.com/nguyen-ly-hoat-dong-kho-lanh/

57
[68] Hoàng Đình Tín (2013). Cơ sở truyền nhiệt và thiết kế thiết bị trao đổi nhiệt, NXB
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tr37-44.

58

You might also like