You are on page 1of 5

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 7

HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN ĐÃ HỌC


I.Phần văn bản trong nội dung chương trình.
1. Các văn bản phần thơ trung đại:
a. Đọc thuộc lòng bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam). Nêu nội dung bài
thơ?
- Khẳng định chủ quyền, ranh giới đất nước Việt Nam đã định sẵn từ xưa.
- Kẻ thù không được xâm phạm, nếu không sẽ nhận lấy thất bại.
b. Đọc thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước”, cho biết tác giả và nêu thể thơ?
c. Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, tác giả muốn nói gì về người phụ nữ
qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước?
d. Đọc thuộc lòng bài thơ “Qua đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan), nêu cảnh đèo
Ngang và tâm trạng của tác giả?
- Cảnh thiên nhiên: núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng hoang
sơ thanh vắng.
- Tâm trạng của tác giả: Buồn, cô đơn, hoài cổ.
e. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” được làm theo thể thơ nào? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả
trong thời điểm nào?
g. Đọc thuộc lòng bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (Nguyến Khuyến), nêu hoàn cảnh và cách
tiếp đãi bạn của tác giả?
2. Các văn bản nghị luận hiện đại:
a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) :Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta”. Truyền thống
này cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
b. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng): Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ:
giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự
giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
c. Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh): Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là
lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự
sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của
nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
3. Các truyện hiện đại:
Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân
dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ “lòng lang dạ thú”.
- Giá trị nhân đạo :
+ Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân do
thiên tai
+ Lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền trước tình cảnh, cuộc sống “nghìn
sầu muôn thảm” của nhân dân.
4. Văn bản nhật dụng:
- Ca Huế trên Sông Hương (Hà Ánh Minh): Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa –
âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn
và phát triển.
1
- Viết theo thể bút kí
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.
- Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động.
5. Văn học dân gian:
a. Ca dao:
- Khái niệm ca dao;
- Các chủ đề chính đã học: Ca dao về tình yêu quê hương đất nước, ca dao về tình
cảm gia đình, ca dao than thân, ca dao châm biếm.
b. Tục ngữ:
Khái niệm Chủ đề Nội dung Nghệ thuật
Những câu nói dân gian Tục ngữ về Truyền đạt những Ngắn gọn, hàm xúc,
ngắn gọn, ổn định, có thiên nhiên và kinh nghiệm quý báu giàu hình ảnh, lập luận
nhịp điệu, hình ảnh, thể lao động sản của nhân dân trong chặt chẽ
hiện những kinh nghiệm xuất việc quan sát các - Thường gieo vần lưng
của nhân dân về mọi mặt hiện tượng thiên - Các vế đối xứng nhau
(tự nhiên, lao động sản nhiên, lao động sản
xuất, xã hội), được nhân suất.
dân vận dụng vào đời Tục ngữ về Tôn vinh giá trị con -Sử dụng cách diễn đạt
sống, suy nghĩ và lời ăn con người và người, đưa ra nhận ngắn gọn, cô dúc.
tiếng nói hằng ngày. xã hội xét, lời khuyên về -Sử dụng các phép so
những phẩm chất và sánh, ẩn dụ, điệp từ, điệp
lối sống mà con ngữ, đối,…
người cần phải có. - Tạo vần, nhịp cho câu
văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
II. Phần Tiếng Việt:
1. Thế nào là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập?
- Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau..
- Từ ghép đẳng lập: không phân ra tiếng chính, tiếng phụ (bình đẳng về mặt ngữ
VD- Từ ghép chính phụ: xe lam, cá thu
- Từ ghép đẳng lập: ốm yếu, xăng dầu, tốt đẹp, ăn mặc, chờ đợi, máu mủ .
2. Thế nào là từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận? Cho VD?
- Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có 1 số trường hợp tiếng
đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo sự hài hòa về mặt âm thanh)
- Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phần vần hoặc phụ âm đầu .
- Láy toàn bộ: đo đỏ, nhè nhẹ, xinh xinh, trăng trắng
- Láy bộ phận: xấu xí, nhẹ nhàng, róc rách, lóc cóc
3. Thế nào là đại từ? Đại từ có mấy loại? Đại từ giữ những chức vụ gì trong câu?
- Đại từ: Đại từ dùng để trỏ người, sự vật hoạt động, tính chất, …được nói đến trong
- Có 2 loại: Đại từ để trỏ và đại từ dùng để hỏi.
một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: CN, VN trong câu hay phụ ngữ
của danh từ, động từ, tính từ.
2
4. Thế nào là yếu tố HV? Từ ghép Hán Việt có mấy loại?
- Yếu tố Hán Việt: là tiếng để cấu tạo nên từ HV gọi là yếu tố HV
- 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
5. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào? Cho VD?
- Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính; Sắc thái tao nhã, lịch sự tránh gây cảm giác
ghê sợ, thô tục; Sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
- Thiếu niên VN rất dũng cảm-> trang trọng
- Hôm nay, ông ho nhiều và thổ huyết-> tránh sự ghê sợ
- Không nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh -> Sắc thái tao nhã, lịch sự
- Hoa Lư là cố đô của nước ta ->Sắc thái cổ
6. Thế nào là quan hệ từ? Các lỗi thường gặp về quan hệ từ? Nêu cách chữa.
- Biểu thị ý nghĩa quan hệ như: so sánh, sỡ hữu, nhân quả, tương phản …giữa các bộ
phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn
- Thiếu quan hệ từ; Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa; Thừa quan hệ từ; Dùng
quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
7. Thế nào là đồng nghĩa? có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho VD?
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều
nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Có hai loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Nghĩa giống nhau, có thể thay thế cho nhau.
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Nghĩa giống nhau, sắc thái ý nghĩa khác nhau
- VD: Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không!
8. Có phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau được?
- Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế cho nhau.
- Khi nói, khi viết cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện
9. Thế nào là từ trái nghĩa? Cho VD?
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiểu nghĩa có thể thuộc
vào nhiều nhóm từ trái nghĩa khác nhau.
- Đất có chỗ bồi, chỗ lở, người có người dở, người hay.
10. Thế nào là từ đồng âm? Cho VD?
- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau,
không liên quan gì với nhau.
- “Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng.
Thầy bói gieo quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.”
TL: - Lợi 1: lợi ích, lợi lộc. - lợi 2: lợi của răng.
11. Thành ngữ là gì? VD? Chức vụ của thành ngữ?
3
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
- VD: Tham sống sợ chết, năm châu bốn biển, ruột để ngoài da, mẹ góa con côi
- Làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ
12. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:
a. An phận thủ thường: bằng lòng với cuộc sống bình thường của mình, không đòi hỏi gì.
b. Tóc bạc da mồi: Người tuổi cao
c. Được voi đòi tiên: có được cái này còn đòi cái kia có giá trị hơn, chỉ người có tính tham
lam.
- > Lòng tham không có giới hạn, ngày càng quá đáng
d. Nước mắt cá sấu: lúc nào cũng có thể chảy nước mắt như nước ở mắt con cá sấu, chỉ
người có tính giả dối gian xảo, giả tạo, giả vờ tốt bụng, nhân từ của những kẻ xấu.

-Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu
rút gọn.
- Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích sau:
Rút gọn câu + Làm cho câu gọn hơn vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ
ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
+ Ngụ ý hoạt động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ
CN
- Cách dùng câu rút gọn. Khi rút gọn câu cần chú ý:
+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ
nội dung câu nói.
+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

-Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN.
-Tác dụng:
Câu đặc biệt + Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong câu;
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng;
+ Bộc lộ cảm xúc;
+ Gọi đáp.
Câu chủ động Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động
hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của con
Câu bị động người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
- Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi
chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu
trong câu.
Thêm trạng - Về hình thức:
ngữ cho câu +Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giữa TN với CN và VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu
phẩy khi viết.
- Công dụng của trạng ngữ:
+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu góp phần
làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

4
+ Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn, bài văn
mạch lạc.
-Tách trạng ngữ thành câu riêng:
Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc những tình
huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách TN, đặc biệt là TN đứng ở
cuối câu, thành những câu riêng.
Dùng cụm chủ -Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn
vị để mở rộng bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để
câu mở rộng câu.
-Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh
từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.
Dấu chấm lửng được dùng để:
Dấu chấm -Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
lửng -Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
-Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ
biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
Dấu chấm phẩy được dùng để:
Dấu chấm -Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
phẩy - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê có cấu tạo
phức tạp.
Dấu gạch ngang được dùng để:
Dấu gạch -Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
ngang -Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;
-Nối các từ nằm trong một liên danh.
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả
Phép liệt kê được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay
của tư tưởng, tình cảm.
- Các kiểu kiệt kê:
+ Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu
liệt kê không theo từng cặp.
+ Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không
tăng tiến.
III.Phần Tập Làm Văn:
A. Văn chứng minh:
Đề 1 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim.”
Đề 2: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu
tục ngữ trên.
Đề 3.Chứng minh : Sách là người bạn lớn của con người”
B. Văn giải thích
Đề 4: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Hãy giải thích câu nói đó – SGK/87
Đề 5: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.

You might also like