You are on page 1of 3

Bí mật ngôn ngữ cơ thể trong kỹ năng giao tiếp

Có thể nói trong kỹ năng giao tiếp có một phương pháp rất quan trọng đó
là sử dụng Ngôn ngữ cơ thể. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể rất thú vị. Bài
hôm nay andABV sẽ hướng dẫn các bạn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ này.
Ngôn ngữ cơ thể trong môn học kỹ năng giao tiếp thuyết trình là được chú
trọng và nhắc đến nhiều nhất vì nó chiếm đến 55% sự thành công trong giao tiếp
của chúng ta.
Xem thêm:
>> Bí quyết học kỹ năng thuyết trình nhanh nhất
>> Kỹ năng làm MC dẫn chương trình – Tự tin thuyết trình
>> Diễn xuất – giao tiếp tự tin cả sân khấu và ngoài đời
>> Phương Pháp Dạy Học hiện đại dành cho giáo viên

>> Tham khảo thêm: Diễn xuất – giao tiếp tự tin cả sân khấu và
ngoài đời
Chúng ta đều biết rằng trong cuộc sống nhiều khi không thể nói bằng lời
mà chúng ta phải dùng hành động để biểu đạt điều muốn nói. Ví dụ: Cảnh sát
thường ra hiệu lệnh điều khiển giao thông; khi chào nhau chúng ta đưa tay lên…
nếu bạn nói chuyện mà đứng hoặc ngồi như tượng và nói thì cũng sẽ làm người
nghe cảm thấy chán ngán.
Bạn cũng nên lưu ý rằng, quan sát ngôn ngữ cơ thể thông qua cử chỉ điệu bộ của
người khác bạn có thể đoán biết được họ đang suy nghĩ gì. Điều này rất quan
trọng vì “Biết người biết ta thì trăm trận trăm thắng” 
1. Sử dụng đầu:
Khi nói chuyện bạn hãy gật đầu; lắc đầu để biểu đạt sự đồng ý hay không
đồng ý. Dùng mắt để nhìn vào người đối diện (Một người bán hàng mà mắt đi
nơi khác bạn sẽ cảm thấy thế nào, điều đó sẽ khiến người nghe cảm thấy bạn
không chân thật và thiếu tự tin). Đây là kỹ năng mà nhiều người mắc phải.
Miệng bạn hãy cười để cho mắt cũng cười theo, kết hợp với sự chuyển động linh
hoạt theo ngữ cảnh của câu chuyện sẽ làm cho người nghe hướng vào bạn khi
nói chuyện. 
2. Sử dụng tay.
Dùng tay thể hiện ngôn ngữ cơ thể
Bàn tay có sức mạnh vô cùng lớn vì hàng ngày chúng ta sử dụng nó rất
nhiều. Nhưng tiếc thay trong giao tiếp thì chúng ta lại rất ít dùng nó. Bạn nghĩ
sao nếu chúng ta không có tay, ôi điều đó thật khủng khiếp! Khi nói chuyện
chúng ta sử dụng phần đầu thì kết hợp cùng với tay sai cho hiệu quả nhất. khi
bạn bán hàng chẳng hạn bạn phải cầm sản phẩm đưa cho khách hàng để tư vấn;
hoặc khi bạn nói chuyện bạn có thể dùng tay không để mô tả các số đếm từ 1-2-
3-4… Bạn hãy tưởng tượng xem nếu khi chúng ta thuyết trình mà chỉ đứng im
tay buông rất thừa thãi thì sẽ rất xấu hình ảnh. Những người dẫn chương trình
bạn hãy để ý họ luôn luôn dùng tay chuyển động liên tục.
Khi đứng bạn hãy đặt 1 bàn tay ngửa lên và 1 bàn tau úp xuống, hai tay úp lên
nhau và bạn hãy chuyển động đưa lên đưa ra đưa vào nhịp nhàng theo cảm xúc
của câu chuyện. Kỹ năng này sẽ làm cho bạn cuốn hút hơn, bạn sẽ thu hút được
ánh nhìn của tất cả đám đông tập trung vào bài nói chuyện của bạn. 
3. Sử dụng vai
Nếu như tay linh hoạt thì vai lại đóng vai trò khá lớn trong việc biểu đạt kèm
xúc đi kèm với gương mặt. Bạn có thể nhún vai, nghiêng trái, nghiêng phải để
biểu đạt thêm điều muốn nói 
4. Hãy dùng chân
Chân của bạn hãy di chuyển nếu như bạn phải thuyết trình, đứng yên một
chỗ sẽ làm cho khán giả nhàm chán vì chỉ nhìn mãi một chỗ. Việc di chuyển
nhằm thay đổi hình ảnh trong đầu khán giả, mặt khác khi thay đổi như vậy làm
cho đầu óc khán giả sẽ phong phú hơn và bạn cũng thể hiện được việc giao lưu
tôn trọng tất cả người nghe đang theo dõi bạn nói chuyện
Còn khi ngồi thì sao? Bạn hãy chọn cho mình một tư thế ngồi hợp lý, có thể vắt
chân chéo; chân vuông góc… kết hợp cùng với cả người, thẳng lưng tự nhiên để
tạo nên một dáng ngồi hợp lý.
5. Tư thế vóc dáng
Kết hợp tất cả những ngôn ngữ cơ thể trên sẽ tạo cho bạn một hình ảnh tốt trong
mắt người nói chuyện. Bạn cũng nên quan tâm đến quần áo, dày, tóc, trang
điểm… để tạo nên một hình ảnh đẹp và chuyên nghiệp. 
Quan trọng nhất bạn hãy nên lưu ý rằng phải thể hiện mọi thứ hết sức tự
nhiên và tự tin, nếu bạn quan tâm quá về kỹ thuật thì lợi bất cập hại rồi. Chúc
các bạn giao tiếp thành công!

You might also like