You are on page 1of 4

ÁP DỤNG MÔ HÌNH GIAO TIẾP MEHRBIAN

VÀO QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI CỦA TỔ CHỨC

ThS. Đặng Quan Trí

Trong quản trị sự thay đổi, đặc biệt là trong một tổ chức, cần phải hiểu rõ đó là sự thay đổi tất cả
mọi quá trình, nhằm chủ động tạo ra một sức mạnh mới, cạnh tranh hơn cho tổ chức. Có rất nhiều
yếu tố áp dụng vào sự thay đổi như: việc áp dụng công nghệ mới, những bước dịch chuyển có tính
chất chiến lược, cải tổ nhân sự, dây chuyên sản xuất, hay tối ưu hoá văn hoá trong tổ chức. Nế u
duy trì những tư tưởng bảo thủ chố ng la ̣i sự thay đổ i đồ ng nghiã với việc tổ chức sẽ bước lùi và dễ
dẫn đến tụt hậu, sụp đổ. Trong tổ chức, tro ̣ng tâm của mỗi cuộc cải tổ chiń h là sự thay đổ i trong
nguyên tắ c, đời số ng, công việc hàng ngày và đem la ̣i những bước phát triể n mới cho một tổ chức.
Tuy nhiên, để những thay đổ i tić h cực ấ y thực hiện đươ ̣c, thì đó la ̣i là cả một quá triǹ h gian nan
đặt lên vai những nhà quản lý. Chính vì vậy, những nhà quản lý cần trang bị cho mình những kỹ
năng cần để có thể nắm bắt được sự thay đổi và điều chỉnh nó theo hướng có lợi cho tổ chức. Theo
TS. Nguyễn Thị Bích Đào (2009), một nhà quản lý cần có 4 kỹ năng chính để có giúp tổ chức phát
triển và thay đổi thành công. Đó là kỹ năng truyền đạt thông tin, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng
làm việc theo nhóm, kỹ năng giải quyết tình huống và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp- một kỹ năng
làm tăng khả năng chinh phục khổi óc của người nghe.

Vì vậy, bài viết này nhằm mục đích giới thiệu mô hình giao tiếp của Mehrbian cho những nhà
quản lý, nhân viên nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp qua đó thực hiện quá trình quản trị sự thay
đổi được thành công.

1.0 MÔ HÌNH GIAO TIẾP CỦA MEHRBIAN

Công trình nghiên cứu“Kết luận về những sắc thái trong giao tiếp không lời” của nhà tâm lý học

Albert Mehrabian cho biết được mối liên hệ mật thiết giữa giap tiếp bằng nói và không lời. Ông
đã đi được đến kết luận được tầm quan trọng của 3 yếu tố chủ đạo trong giao tiếp: từ ngữ, âm điệu
và nét mặt và đưa ra quy luật Mehrbian. Quy luật này chỉ ra rằng:

1
- Quá triǹ h giao tiế p không liên quan đế n việc sử du ̣ng từ ngữ, mà liên quan đế n ngôn ngữ cơ
thể khi nói chuyện như dáng điệu, trang phu ̣c, di chuyể n, vung tay, nét mặt... của người nói
chiếm tới 55%.. Người nói có thể gây ấ n tươ ̣ng ma ̣nh cho người nghe thông qua yêu tố này,
bên ca ̣nh đó giúp cuộc đố i thoa ̣i trở nên sinh động và cuố n hút hơn. Đây là yế u tố rấ t đươ ̣c
chú tro ̣ng với những người đặc biệt sử du ̣ng việc “nói” như một công việc.

- 38% liên quan đế n cách nói nội dung, ngữ điệu, chẳ ng ha ̣n âm lươ ̣ng, gio ̣ng
nói (nhấ n, dừng, cao, thấ p, to, nhỏ...), sự diễn cảm trong cách diễn đa ̣t... Điề u này cũng khá
ảnh hưởng trong một cuộc đố i thoa ̣i. Người nói có thể ta ̣o cảm tình hoặc gây ác cảm với
người nghe nế u yế u tố này đươ ̣c sử du ̣ng đúng hoặc bi ̣sử du ̣ng sai trong quá triǹ h giao tiế p.
Tùy từng đố i tươ ̣ng người nghe mà người nói lựa cho ̣n sử du ̣ng nội dung và ngữ điệu khác
nhau nhằ m ta ̣o ra hiệu quả tố t nhấ t.

- Yếu tố ngôn từ, nội dung tưởng chừng như quan trọng nhất nhưg thật ra chỉ chiếm 7%. Yế u
tố nội dung lúc này tuy quan tro ̣ng nhưng chiế m phầ n trăm thành công không cao bằ ng 2 yế u
tố trên. Nế u 2 yế u tố trên đã thực hiện đươ ̣c tố t thì nội dung và ngôn từ sẽ chỉ còn là một
phầ n phu ̣ nhằ m truyề n tải thông tin cầ n thiế t đế n cho người nghe.

Như vậy, điề u quan tro ̣ng để thành công khi giao tiế p đối với một nhà quản lý thu hút đươ ̣c sự chú
ý của người nghe và đa ̣t đươ ̣c mu ̣c đích của miǹ h chiń h là cách sử du ̣ng ngôn ngữ cơ thể và nét
mặt. Đây chiń h là bí quyế t cho tấ t cả mo ̣i người trong bấ t cứ cuộc hội thoa ̣i nào, đặc biệt với những
người phải giao tiế p với tầ n suấ t lớn và liên tục như những nhà quản lý.

2.0 ÁP DỤNG MÔ HÌNH GIAO TIẾP MEHRABIAN VÀO TỔ CHỨC.

Nắm được những kiến thức của mô hình Mehrabian sẽ rất có lợi cho việc giao tiếp, truyền đạt
thông tin, giải quyết vấn đề trong tổ chức. Đầu tiền với 55% độ quan trọng khi giao tiếp là về tạng
phục, dáng điệu nét mặt... trong khi giao tiếp chính là ngôn ngữ cơ thể. Các nhà quản lý nên chú ý
ngôn ngữ cơ thể của mình đề có thể truyền đạt thông tin tốt nhất.

- Gương mặt chiń h là điề u đầ u tiên nhà quản lý nên chú ý tới. Không thể nào cúi gằ m mặt khi
giao tiế p với người đố i diện. Điề u đó thể hiện sự thiế u tôn tro ̣ng đố i với người nghe và làm ha ̣

2
thấ p giá tri ̣ của cuộc đố i thoa ̣i. Hãy cho ̣n, thể hiện một gương mặt đầ y sức số ng và xem việc
̉ cười là một phầ n trong kho tàng ngôn ngữ hàng ngày.
mim

- Các điệu bộ diễn cảm là điều thứ hai có một cuộc giao tiếp thành công, nhưng đừng quá lạm
dụng nó. Khép các ngón tay la ̣i khi ba ̣n thực hiện điệu bộ, bàn tay để dưới cằ m và tránh khoanh
tay hoặc bắ t chéo chân. Trừ khi với phu ̣ nữ, mang váy ngắ n. Các động tác đế n từ đôi bàn tay
luôn có một “ma lực” khó có thể từ chố i. Nế u người nói khéo léo trong việc sử du ̣ng các điệu
bộ từ chính đôi bàn tay của mình, đó sẽ như một cây gậy dẫn đường đưa người nghe đi theo
câu chuyện của người nói một cách dễ dàng và đầ y cuố n hút.

- Tiế p xúc bằ ng mắ t. Người ta vẫn nói “Đôi mắ t là cửa sổ tâm hồ n”, vì vậy hãy sử du ̣ng đôi mắ t
như một công cu ̣ hữu hiệu trong quá trình giao tiế p. Đôi khi có những điề u không cầ n phải nói
ra thành từ ngữ mà chỉ cầ n thể hiện qua ánh mắ t cũng khiế n người nghe hiể u đươ ̣c. Khi đó,
điề u ấ y có thể còn trở nên có giá tri ̣ hơn. Giữ việc tiế p xúc bằ ng mắ t đủ để mo ̣i người cảm
thấ y thoải mái. Trừ phi việc nhiǹ vào mắ t người khác là không hơ ̣p về văn hóa, còn la ̣i thì nhiǹ
vào mắ t người khác sẽ đươ ̣c tin cậy nhiề u hơn là không nhìn.

- Khoảng cách đứng ở khoảng cách sao cho ba ̣n cảm thấ y thoải mái. Nế u người kia lùi la ̣i thì
đừng bước tới nữa. Khoảng cách đôi khi ta ̣o cho cuộc đố i thoa ̣i trở nên gầ n gũi hoặc xa cách
hơn, cũng thể hiện đươ ̣c tính chấ t của cuộc đố i thoa ̣i. Nế u cuộc đố i thoa ̣i mang tính chấ t gầ n
gũi thân quen, ba ̣n có thể thu he ̣p khoảng cách ở mức vừa phải. Còn nế u cuộc đố i thoa ̣i mang
tiń h chấ t nghiêm túc trang tro ̣ng, nên giữ một khoảng cách hơ ̣p lý, điề u đó vừa lich
̣ sự và thể
hiện sự tôn tro ̣ng với người đố i diện.

Thêm vào đó, không chỉ khi trò chuyện trực tiếp, những nhà quản lý sẽ rất có lợi trong việc trao
đổi email, một hình thức giao tiếp quan trọng trong công việc hiện nay. Khi đang muốn truyền tải
những thông tin có tính nhạy cảm hay cảm xúc nét mặt hay giọng điệu như trong mô hình giao
tiếp này là đều vô dụng cho nên cần cẩn trọng hơn nữa trong việc chắt lọc từ ngữ cho phù hợp.
Bởi vì việc thiếu đi hai công cụ đắc lực kia rất có thể khiến cho thông điệp của bạn bị hiểu sai.
Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn phải nói về những vấn đề có dính líu đến tình cảm.

Mô hình Mehrabian cũng tỏ ra hữu ích khi giao tiếp trên điện thoại. Hãy nhớ kỹ một điều: khi
không thể biểu đạt được vẻ mặt thì giọng điệu và vốn từ của bạn lại đóng vai trò cốt lõi. Cẩn thận

3
tối đa hai yếu tố này, đảm bảo sao cho chúng khớp với mục đích và thông điệp thật sự của bạn.Bạn
có thể sử dụng Mô hình Mehrabian để làm kim chỉ nam cho hành động của mình.VD: Thử tưởng
tượng khi bạn phải thông báo một tin không mấy dễ chịu cho đồng nghiệp của mình. Bạn buộc
phải phê bình phong cách làm việc của anh ta. Nhưng thay vì gọi điện hay email cho nhanh thì bạn
chọn cách đối thoại trực tiếp, bởi bạn biết rằng khi đối thoại trực tiếp sẽ được tự do thể hiện nét
mặt, giọng nói cũng như ngôn ngữ cơ thể thể để có thể hoàn toàn chuyển tải được thông điệp với
độ chính xác cao nhất, tránh được những rủi ro không đáng có.

Cuối cùng, và quan trọng nhất, mô hình Mehrabian rất có lợi khi các nhà quản lý áp dụng được
trong những cuộc họp. Khi bạn thuyết trình một dự án, một vấn đề đầy tâm huyết, khi các nhà
quản lý đưa ra cam kết vè dự án đó, chính ngôn ngữ cơ thể và nét mặt của họ sẽ tăng thêm sức
thuyết phục cho lời nói của họ và bộc lộ được sự tin cậy từ lời nói của nhà quản lý.

KẾT LUẬN

Trong quá trình quản trị sự thay đổi, đòi hỏi có rất nhiều yếu tố khác nhau cùng vận hành. Và một
trong những yếu tố đó là kỹ năng giao tiếp của nhà quản lý. Việc xem xét và áp dụng mô hình giao
tiếp Mehrabian sẽ giúp cho những nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc truyền tải thông tin đến cho
nhân viên của mình qua đó thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong tổ chức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Thị Bích Đào, 2009, Quản lý những thay đổi trong tổ chức Link online:
http://tapchi.vnu.edu.vn/kt_3_09/b3.pdf
2. Mô hình giao tiếp của Mehrbian. Link online: http://15phut.vn/ky-nang-giao-tiep/13-mo-hinh-
giao-tiep-cua-mehrbian/
3. Tỷ lệ vàng trong giao tiếp – Bí mật giao tiếp ngôn ngữ cơ thể. Link online:
http://download.tlvnimg.com//24c404e121ceefd21076b7fdfbf0c151/5a9a1dc0/source/2014/2
0140306/tuyetroimuahe123/7_3669.pdf

You might also like