You are on page 1of 19

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN .......................................................................................................................... 2


1. Số dư đảm phí .......................................................................................................................................... 2
Ý nghĩa: .......................................................................................................................................................... 3
Nhược điểm: ................................................................................................................................................ 3
2. Tỷ lệ số dư đảm phí ............................................................................................................................... 3
Ý nghĩa: .......................................................................................................................................................... 3
3. Kết cấu chi phí: ......................................................................................................................................... 4
4. Đòn bẩy hoạt động ................................................................................................................................ 5
II. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN ................................................................................................................. 6
1. Xác định điểm hòa vốn ........................................................................................................................ 6
2. Đồ thị mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. .......................................................... 7
2.1. Đồ thị điểm hòa vốn ......................................................................................................................... 7
2.2. Đồ thị lợi nhuận.................................................................................................................................. 8
2.3. Phân tích lợi nhuận mục tiêu......................................................................................................... 9
3. Số dư an toàn......................................................................................................................................... 10
Ý nghĩa: ....................................................................................................................................................... 10
III. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHIỀU SẢN PHẨM ..................... 10
1. Kết cấu hàng bán ................................................................................................................................. 10
2. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán ............................. 11
IV. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY TRONG PHÂN TÍCH CVP ..................................................................... 13
1. Biến phí thay đổi .................................................................................................................................. 13
2. Định phí thay đổi ................................................................................................................................. 14
3. Giá bán thay đổi ................................................................................................................................... 14
V. PHÂN TÍCH CVP ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH............................................................................................. 15
VI. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG ............................................................................................................................. 19
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Số dư đảm phí
Số dư đảm phí là khoảng chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và biến phí. Số dư đảm phí
được dùng để bù đắp định phí, số dôi ra sau khi bù đắp định phí chính là lợi nhuận. Số dư
đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm

Số dư đảm phí = Doanh thu – Biến phí

Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán đơn vị - Biến phí đơn vị

Minh họa: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Tổng số Đơn vị
Doanh thu gx g
(-) Biến phí ax a
Số dư đảm phí (g-a)x g-a
(-) Định phí b
Lợi nhuận (g-a)x - b
với g là giá bán, a là biến phí đơn vị, b là định phí, x là số lượng.

Từ bảng trên ta có:

- Nếu x = 0, lợi nhuận = -b, nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ một khoảng bằng định phí

- Nếu x = xh (sản lượng tiêu thụ hòa vốn): thì số dư đảm phí bằng định phí, lợi nhuận = 0.
Doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn.

- Nếu x = x1 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x1 )với x1 > xh thì lợi nhuận ở mức số lượng
sản phẩm tiêu thụ x1 là: P1 = ( g − a ) x1 − b

Khi x = x2 (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x2 ), x2 > x1 , thì lợi nhuận ở mức số lượng sản
phẩm tiêu thụ x2 là P1 = ( g − a) x2 − b

Như vậy khi số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng một lượng x = x2 − x1 thì lợi nhuận tăng một
lượng P = P2 − P1  P = ( g − a)( x2 − x1 )

Ví dụ 1: Trong quý 1, DN sản xuất và tiêu thụ 1000 sản phẩm, giá bán 100.000 đ/sp, biến
phí đơn vị là 60.000 đ/sp, định phí quý 1 là 30.000.000 đ. Ta có báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh quý 1 như sau:

Tổng số Đơn vị
Doanh thu 100.000 100
(-) Biến phí 60.000 60
Số dư đảm phí 40.000 40
(-) Định phí 30.000
Lợi nhuận 10.000

2
Nếu quy II, số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 10% so với quý 1 thí lợi nhuận tăng lên 1 lượng
là: (1.000 x 10%) x (100 – 60) = 4.000 đ
Ý nghĩa:
▪ Từ khái nhiệm số dư đảm phí ta thấy được mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu
thụ và lợi nhuận: nếu số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng (giảm) một lượng thì số dư
đảm phí tăng thêm (giảm xuống) một lượng bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng
thêm (giảm đi) nhân với số dư đảm phí. ( g − a)( x2 − x1 )
▪ Nếu định phí không đổi, thì phần số dư đảm phí tăng thêm (giảm đi) đó chính là lợi
nhuận tăng thêm (giảm bớt).
▪ Nhờ vậy, nhờ vào số dư đảm phí ta có thể nhanh chóng xác định được lợi nhuận.
Nhược điểm:
▪ Không giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát toàn doanh nghiệp khi DNSXKD nhiều
loại sản phẩm, vì số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại không thể tổng hợp ở
toàn DN.
▪ Làm cho nhà quản trị dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng nếu
doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí đơn vị lớn thì lợi nhuận sẽ tăng
nhiều, nhưng điều này đôi khi có thể hoàn toàn ngược lại.

2. Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu. Chỉ tiêu này
có thể tính cho tất các các loại sản phẩm, 1 loại sản phẩm tiêu thụ hoặc 1 đơn vị sản phẩm
tiêu thụ.

Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí / Doanh thu

Tỷ lệ số dư đảm phí = (Số dư đảm phí đơn vị / Đơn giá bán) x 100%

Ý nghĩa:
▪ Tỷ lệ số dư đảm phí cho biết khi doanh nghiệp thu được 100 đ doanh thu thì có bao
nhiêu đồng số dư đảm phí.
▪ Tỷ lệ này càng cao thì khả năng tạo lợi nhuận càng tốt > lựa chọn SP kinh doanh.
▪ Nếu doanh thu tăng (giảm) một lượng thì lợi nhuận sẽ tăng (giảm) một lượng bằng
doanh thu tăng thêm (hoặc giảm) nhân với tỷ lệ số dư đảm phí (trong điều kiện định
g −a
phí không đổi. P = ( x2 − x1 ) g
g

Ví dụ 2: DN Hoa Hồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A, có tình hình tháng 4/N như sau:

Chỉ tiêu Tổng số 1SP Số lượng (SP)


1. Doanh thu ? 50 5000
2. Biến phí ? 30
3.SDĐP ? ?
4. Định phí 65.000 ?
5. LN ? ?

3
6. Tỷ lệ SDĐP ? ?
Xác định các chỉ tiêu còn trống trong bảng? Đơn vị: 1000đ

Lời giải:

Chỉ tiêu Tổng số 1SP Số lượng (SP)


1. Doanh thu 250.000 50 5000
2. Biến phí 150.000 30
3.SDĐP 100.000 20
4. Định phí 65.000 ?
5. LN 35.000 ?
6. Tỷ lệ SDĐP 0.4 ?

Ví dụ 3: Giả sử báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp A ở quý I năm
2007 như sau (đvt: 1000đ):

Tổng số Tỷ lệ
1. Doanh thu 100.000 100%
2. Biến phí 60.000 60%
3.SDĐP 40.000 40%
4. Định phí 30.000
5. LN 10.000

Nếu quý II doanh thu tăng 20.000 đồng thì lợi nhuận quý 2 tăng một lượng là: 20.000 x 40%
= 8.000 đồng.

3. Kết cấu chi phí:

Kết cấu chi phí là tỷ trọng của từng loại biến phí, định phí chiếm trong tổng chi phí.

Doanh nghiệp có định phí chiếm tỷ trọng lớn, biến phí chiếm tyr trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư
đảm phí lớn, nếu tăng/giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng/giảm nhiều hơn. Những doanh
nghiệp có định phí chiếm tỷ trọng lớn thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn, vì
vậy nếu gặp điều kiện kinh doanh thuận lợi, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng nhanh
và ngược lại.

Doanh nghiệp có định phí chiếm tỷ trọng nhỏ, biến phí chiếm tỷ trọng lớn, thì tỷ lệ số dư
đảm phí nhỏ, nếu tăng/ giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng/giảm chậm hơn. Những doanh
nghiệp có định phí chiếm tỷ trọng nhỏ là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp vì vậy
nếu gặp điều kiện kinh doanh thuận lợi sẽ tăng chậm và ngược lại.

Ví dụ 4: Giả sử kết quả hoạt động kinh doanh của công ty X và Y như sau:

X Y
Chỉ tiêu
Số tiền – Tỷ lệ Số tiền – Tỷ lệ
Doanh thu 100.000 – 100% 100.000 – 100%
- Biến phí 30.000 – 30% 70.000 – 70%

4
Số dư đảm phí 70.000 – 70% 30.000 – 30%
- Định phí 60.000 20.000
Lợi nhuận 10.000 10.000
- Công ty X có định phí chiếm tỷ trọng lớn (60.000/90.000 = 66.67%), biến phí chiếm tỷ
trọng nhỏ (33.33%), tỷ lệ số dư đảm phí lớn 70%.

- Công ty Y có định phí chiếm tỷ trọng nhỏ (22.22%), biến phí chiếm tỷ trọng lớn (77.78%),
do đó tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ (30%)

Nếu 2 công ty cùng tăng doanh thu lên 30% thì:

▪ Lợi nhuận công ty X tăng: 30.000 x 70% = 21.000 đ


Lợi nhuận của công ty X lúc này là 31.000 đ
▪ Lợi nhuận công ty Y tăng: 30.000 x 30% = 9.000 đ
Lợi nhuận của công ty Y lúc này là 19.000đ

Như vậy khi cùng tăng một lượng doanh thu thì lợi nhuận của công ty X tăng nhanh hơn
công ty Y.

Tương tự thì khi cùng giảm một lượng doanh thu thì lợi nhuận của công ty X giảm nhanh
hơn công ty Y, sự thiệt hại của công ty X lớn hơn và mức độ rủi ro trong kinh doanh cao
hơn.

4. Đòn bẩy hoạt động


Trong kinh doanh, đòn bẩy hoạt động cho thấy với một tốc độ tăng (hoặc giảm) nhỏ của
doanh thu (do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng hoặc giảm) sẽ tạo ra một tốc độ tăng
(hoặc giảm) lớn về lợi nhuận.

▪ Đòn bẩy hoạt động là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng (hoặc
giảm) doanh thu với tốc độ tăng (hoặc giảm) lợi nhuận.
▪ Đòn bẩy hoạt động phụ thuộc vào cơ cấu chi phí. DN có cơ cấu CP là định phí lớn
hơn biến phí sẽ có mức độ thay đổi của LN nhạy cảm với mức độ thay đổi của DT và
ngược lại.
▪ Để đảm bảo ý nghĩa trên thì độ lớn đòn bẩy hoạt động phải lớn hơn 1.
▪ Độ lớn của đòn bẩy hoạt động cho biết khi doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuân sẽ
thay đổi bao nhiêu %.

Độ lớn đòn bẩy hoạt động = Tổng số dư đảm phí/ Tổng lợi nhuận

Độ lớn đòn bẩy hoạt động = % biến đổi lợi nhuận / % biển đổi doanh thu tiêu thụ

Ví dụ 5: Sử dụng dữ liệu của ví dụ 3.1.

- Công ty X, nếu doanh thu tăng 10%, lợi nhuận tăng 7000 đ (10.000 x 70%), tốc độ tăng
lợi nhuận 70% (7.000/10.000)

Độ lớn đòn bẩy hoạt động: 70%/10% = 7.

5
→ Doanh thu tăng 1%, lợi nhuận tăng 7%

- Công ty Y, nếu doanh thu tăng 10%, lợi nhuận tăng 3000 đ (10.000 x 30%), tốc độ tăng
lợi nhuận (3.000/10.000)

Độ lớn đòn bẩy hoạt động: 30%/10% = 3

→ Doanh thu tăng 1%, lợi nhuận tăng 3%

 Như vậy ta có thể thấy, doanh nghiệp nào có đòn bẩy hoạt động lớn hơn thì lợi nhuận
tăng lên nhiều hơn, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận sẽ lớn hơn. Đồng nghĩa những doanh
nghiệp mà có tỷ trọng định phí lớn hơn biến phí thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, đòn bẩy hoạt
động sẽ lớn hơn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu.

Ví dụ 6: DN Hoa Hồng và Hoa Mai có cơ cấu chi phí như sau:

Hoa Hồng Hoa Mai


Chi tiêu
Tổng số Tỷ trọng % Tổng số Tỷ trọng %
1. Doanh thu 160.000 100 160.000 100
2. Biến phí 100.000 62.5 76.000 47.5
3. SDĐP 60.000 37.5 84.000 52.5
4. Định phí 40.000 64.000
5. Lợi nhuận 20.000 20.000
Hãy xác định độ lớn đòn bẩy hoạt động.

II. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN


Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ chi
phí – khối lượng – lợi nhuận. Nó giúp nhà quản trị xác định được số lượng sản phẩm tiêu
thụ hòa vốn, doanh thu hòa vốn và thời gian hòa vốn của doanh nghiệp.

Từ đó có thể xác định lãi, lỗ hay phạm vi rủi ro của hoạt động kinh doanh trong doanh
nghiệp

1. Xác định điểm hòa vốn


Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó:

▪ Tổng doanh thu = tổng chi phí


▪ Tổng lợi nhuận góp (tổng số dư đảm phí) = tổng định phí
▪ Lợi nhuận = 0

Phân tích: Dựa vào ví dụ đã phân tích trước đó ta có:

- Doanh thu: gx - Biến phí: ax

- Định phí: b - Tổng chi phí: ax+b

Tại điểm hòa vốn ta có tổng doanh thu = tổng chi phí.
b
Gọi xh là số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn: gxh = axh + b  xh =
g −a

6
 Sản lượng hòa vốn = Định phí / Số dư đảm phí đơn vị

b b
Từ công thức xh =  gxh =
g −a g −a
g

Doanh thu hòa vốn = Định phí / tỷ số số dư đảm phí

Từ đây ta cũng có phương trình

Thời gian hòa vốn = [SL hòa vốn (DTHV) / SL kỳ phân tích (DT kỳ PT)] x Thời gian
phân tích

2. Đồ thị mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.


2.1. Đồ thị điểm hòa vốn
Để vẽ đồ thị đường hòa vốn ta vẽ đường biểu diễn của hai phương trình:

- Phương trình doanh thu: y = gx (1)


- Phương trình chi phí: y = ax + b (2)

Tại vị trí hai đường này giao nhau ta được điểm hòa vốn, phía bên trái của điểm hòa vốn là
vùng lỗ, phía bên phải đường hòa vốn là vùng lãi.

Ngoài đồ thị trên ta có thể vẽ đồ thị điểm hòa vốn chi tiết hơn bằng cách tách đường tổng
chi phí y = ax + b bằng hai đường

- Đường biến phí: y = ax


- Đường định phí: y = b

7
2.2. Đồ thị lợi nhuận
Để thấy rõ mức lãi hoặc lỗ của công ty theo các mức hoạt động tương ứng thì người ta còn
sử dụng đồ thị lợi nhuận. Đồ thị này có ưu điểm là dễ vẽ nhưng nó lại không phản ánh được
mối quan hệ chi phí với số lượng sản phẩm tiêu thụ.

Ví dụ 7: Công ty X hàng tháng có tài liệu như sau (đvt: 1000 đ)

- Biến phí đơn vị: 60

- Định phí: 30.000

– Giá bán đơn vị: 100


300.000
Số lượng sản phẩm hòa vốn = =750 sp
100 − 60
100 − 60
Tỷ lệ số dư đảm phí = 100% = 40%
100
30.000
Doanh thu hòa vốn = = 75.000
40%

Ta có đồ thị điểm hòa vốn:

- Phương trình doanh thu: y = 100x


- Phương trình chi phí: y = 60x + 30.000

Ta có đồ thị lợi nhuận:

- Phương trình lợi nhuận: y = (100 - 60)x – 30.000 = 40x – 30.000


8
2.3. Phân tích lợi nhuận mục tiêu
Trong phân tích lợi nhuận mục tiêu, mục tiêu là xác định được sản lượng tiêu thụ hoặc
doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn.

Nếu gọi P là lợi nhuận mong muốn, tại điểm lợi nhuận P > 0 thì:

Số dư đảm phí = định phí + lợi nhuận

Hoặc: Doanh thu = biến phí + định phí + lợi nhuận

b+P
Gọi x p là số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm lợi nhuận P  ( g − a) x p = b + P  x p =
g −a
Đị𝐧𝐡 𝐩𝐡í + 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐮ố𝐧
Sản lượng tiêu thụ (để đạt lợi nhuận mong muốn) = 𝐒ố 𝐝ư đả𝐦 𝐩𝐡í đơ𝐧 𝐯ị

b+P b+P
Từ x p =  gx p =
g −a g −a
g

Đị𝐧𝐡 𝐩𝐡í + 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐦𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐮ố𝐧


Doanh thu (để đạt lợi nhuận mong muốn) = 𝐭ỷ 𝐥ệ 𝐬ố 𝐝ư đả𝐦 𝐩𝐡í

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp SXKD nhiều loại sản phẩm thì chỉ cần xác định tỷ lệ số dư đảm
phí bình quân của doanh nghiệp và định phí toàn doanh nghiệp là có thể xác định được
doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp.

Ví dụ 8: DN Hoa Hồng sản xuất và tiêu thụ SP A, có tình hình tháng 4/N như sau (đv: 1000đ)

Yêu cầu: xác định sản lượng, doanh thu, thời gian hòa vốn của doanh nghiệp. (In hoa là cho
sẵn)

Chỉ tiêu Tổng số 1SP Số lượng (SP)


1. Doanh thu 250.000 50 5000
2. Biến phí 150.000 30
3. LN góp 100.000 20
4. Định phí 65.000
5. LN 35.000
6. Tỷ lệ SDĐP 0.4
7. SL hòa vốn 3250
8. DT hòa vốn 162.500
9. TG hòa vốn

9
3. Số dư an toàn
Số dư an toàn là chênh lệch giữa doanh thu thực tế (hoặc dự toán) so với doanh thu hòa
vốn.

Số dư an toàn = Số dư thực tế - Doanh thu hòa vốn

Tỷ lệ số dư an toàn = [Số dư an toàn / DT thực tế (dự toán)] x 100

Ý nghĩa:
▪ Số dư an toàn > 0 càng lớn, DN càng có lãi. Số dư an toàn < 0, DN thua lỗ
▪ Số dư an toàn của các DN khác nhau là do kết cấu chi phí của các doanh nghiệp
khác nhau
▪ Khi DN có định phí chiếm tỷ trọng lớn, tỷ lệ số dư đảm phí lớn, thì khi doanh thu
giảm sẽ phát sinh lỗ nhanh hơn và do vậy có độ an toàn thấp hơn.
▪ Các chỉ tiêu an toàn giúp các nhà quản trị xác định mức độ rủi ro, từ đó đưa ta
quyết định kinh doanh hợp lý.

Ví dụ 9: DN Hoa hồng sản xuất và tiêu thụ SP A, có tình hình tháng 4/N như sau:

Chỉ tiêu Tổng số 1SP Số lượng (SP)


1. Doanh thu ? 40 5000
2. Biến phí ? 27
3. Số dư đảm phí ?
4. Định phí 65.000 ?
5. LN ? ?
6. Tỷ lệ SDĐP ? ?
Yêu cầu xác định chỉ tiêu số dư an toàn của doanh nghiệp.

III. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHIỀU SẢN PHẨM
Trong phần này ta sẽ phân tích ví dụ công ty M.

Sản phẩm X Y Z
Giá bán 1 sản phẩm 16 20 10
Biến phí 1 sản phẩm 5 15 7
Sản lượng tiêu thụ dự toán (sản phẩm) 50.000 10.000 100.000
Tổng định phí của công ty M là 450.000, không thay đổi trong năm.

1. Kết cấu hàng bán


Kết cấu hàng bán là mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu từng mặt hàng chiếm trong tổng
doanh thu. Kết cấu hàng bán trong năm của công ty M trong ví dụ trên là:

X Y Z Công ty
Doanh thu 800.000 200.000 1.000.000 2.000.000
Kết cấu 800.000
.100% = 40%
200.000
.100% = 10%
50% 100%
hàng bán 2.000.000 2.000.000

10
Kết cấu hàng bán có thể được sử dụng để tính tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của công
ty. Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của công ty bao gồm các tỷ lệ số dư đảm phí của các sản
phẩm cá biệt được tính theo kết cấu hàng bán tương ứng của chúng.

Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân SP = Tổng tỷ lệ SĐP của SP i x Tỷ trọng doanh thu SP i

▪ Số dư đảm phí bình quân đơn vị SP = Tổng số dư đảm phí/ Tổng sản lượng sản
phẩm
▪ Tỷ lệ SDĐP bình quân toàn DN = Tổng số dư đảm phí/ Tổng doanh thu x 100
▪ Tỷ lệ SDĐP bình quân toàn DN = Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân SP x tỷ trọng
▪ Lợi nhuận = sản lượng tiêu thu x Số dư đảm phí bình quân

Trong tình huống trên ta có:

Chỉ tiêu Công ty X Y Z


Tỷ lệ số dư đảm phí 68.75% 25% 30%
Kết cấu hàng bán 100% 40% 10% 50%
Tỷ lệ SDĐP bình quân 45% = 27.5% + 2.5% + 15%
Ảnh hướng của kết cấu hàng bán đến lợi nhuận và doanh thu hòa vốn thông qua tỷ
lệ số dư đảm phí của mặt hàng khác nhau. Nếu trong quá trình SXKD tăng tỷ trọng doanh
thu của những mặt hàng có tỷ lệ SDĐP lớn, giảm của cái nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí bình
quân tăng lên, vì vậy lợi nhuận tăng, doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp giảm đi và từ
đó độ an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại.

2. Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán
Bước 1: Xác định doanh thu hòa vốn toàn doanh nghiệp theo công thức:

Doanh thu hòa vốn toàn DN = Tổng định phí / tỷ lệ số dư đảm phí bình quân

Sản lượng hòa vốn toàn DN = Tổng định phí / Số dư đảm phí đv SP

Doanh thu hòa vốn của công ty M = 450.000/45% = 1.000.000

Bước 2: Xác định doanh thu hòa vốn từng loại sản phẩm bằng cách phân bổ doanh thu
hòa vốn của công ty cho từng loại sản phẩm theo kết cấu hàng bán của chúng.

Doanh thu hòa vốn của sản phẩm X = 1.000.000 x 40% = 400.000

Doanh thu hòa vốn của sản phẩm Y = 1.000.000 x 10% = 100.000

Doanh thu hòa vốn của sản phẩm Z = 1.000.000 x 50% = 500.000

Bước 3: Xác định sản lượng hòa vốn của từng loại sản phẩm bằng cách lấy doanh thu hòa
vốn của từng loại sản phẩm chia ngược lại cho giá bán tương ứng của sản phẩm đó.

Sản lượng hòa vốn của sản phẩm X = 400.000/16 = 25.000

Sản lượng hòa vốn của sản phẩm Y = 100.000/20 = 5.000

Sản lượng hòa vốn của sản phẩm Z = 500.000/10 = 50.000

11
Căn cứ vào dữ liệu ta có báo cáo theo phương pháp trực tiếp cới kết cấu là 40% SPX, 10%
SPY, 50% SPZ.

X Y Z Công ty
Chỉ tiêu
Số tiền - Tỷ lệ% Số tiền - Tỷ lệ% Số tiền - Tỷ lệ% Số tiền - Tỷ lệ%
Doanh thu 800.000 - 100 200.000 – 100 1.000.000 – 100 2.000.000 - 100
- Biến phí 250.000 – 31.25 150.000 – 75 700.000 – 70 1.100.000 – 55
Số dư đảm phí 550.000 – 68.75 50.000 - 25 300.000 - 30 900.000 – 45
- Định phí 450.000
Lợi nhuận 450.000
▪ Lợi nhuận của công ty là 450.000
▪ Doanh thu hòa vốn của công ty là 1.000.000
▪ Số dư an toàn của công ty = 2.000.000 – 1.000.000 = 1.000.000

Ví dụ 10: DN Hoa Hồng sản xuất và tiêu thụ 2 SP A và B có tình hình tháng 4/N như sau:
(đvt: 1.000đ).

SP A: 80.000sp SP B: 20.000sp
Chỉ tiêu
1 SP Tỷ trọng % 1 SP Tỷ trọng %
1. Giá bán 50 100 70 100
2. Biến phí 35 70 42 60
3. SDĐP 15 30 28 40
4. Định phí 800.000
Yêu cầu:

1. Xác định số dư đảm phí bình quân đcSP, tỷ lệ số dư đảm phí bình quân toàn DN

2. Xác định sản lượng hòa vốn toàn DN? SL và DT hòa vốn từng SP?

3. Khi cơ cấu SP theo SL thay đổi (A:20%, B:80%) thì SL, DT hòa vốn thay đổi như thế nào?

Lời giải

SP A: 80.000 SP B: 20.000 Toàn doanh nghiệp


Chỉ tiêu
1SP Tổng TT% 1SP Tổng TT% 1SP Tổng TT%
1. Giá bán
2. Biến phí
3. SDĐP
4. Định phí
5. LN
6. Tỷ lệ SDĐP
7. SL hòa vốn
8. DT hòa vốn
9. TG hòa vốn
Lưu ý: Việc phân tích CVP đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm sẽ có đặc
điểm sau:

12
▪ Phải tính số dư đảm phí bình quân chung cho tất cả các loại sản phẩm
▪ Mỗi loại sản phẩm có mức sinh lợi khác nhau. Do đó, số dư đảm phí bình quân sẽ
thay đổi khi kết cấu sản phẩm thay đổi và lợi nhuận DN cũng thay đổi theo.

IV. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY TRONG PHÂN TÍCH CVP


Trong môi trường kinh doanh nhiều biến động, làm thế nào để xác định được lợi
nhuận DN sẽ biến động như thế nào khi các biến số trong phương trình lợi nhuận thay
đổi?

Phân tích độ nhạy là kỹ thuật phân tích những vấn đề sẽ xảy ra khi các biến số thay đổi.

Ví dụ: Điểm hòa vốn của DN sẽ thay đổi như thế nào khi biến phí tăng 1%, 5%, 10%, … Từ
đó lợi nhuận của DN sẽ thay đổi như thế nào?

1. Biến phí thay đổi


Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, do nhiều yếu tố tác động, biến phí của
doanh nghiệp có thể biến động liên tục.

Trường hợp biến phí tăng:

• Chi phí NVL trực tiếp: giá mua tăng


• Chi phí nhân công trực tiếp: đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm tăng,…

Ví dụ 11: Lấy số liệu ví dụ x, giả sử biến phí đơn vị tăng từ 30 lên 35. Hãy xác định điểm
hòa vốn.

Chỉ tiêu Tổng số 1SP Số lượng (SP)


1. Doanh thu ? 50 5000
2. Biến phí ? 35
3. Số dư đảm phí ?
4. Định phí 65.000 ?
5. LN ? ?
6. Tỷ lệ SDĐP ? ?
Trường hợp biến phí giảm:

• Chi phí NVL trực tiếp: giá mua giảm


• Chi phí nhân công trực tiếp: đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm giảm, …

Ví dụ 12: Lấy số liệu ví dụ x, giả sử biến phí đơn vị giảm từ 30 xuống 27. Hãy xác định
điểm hòa vốn.

Chỉ tiêu Tổng số 1SP Số lượng (SP)


1. Doanh thu ? 50 5000
2. Biến phí ? 27
3. Số dư đảm phí ?
4. Định phí 65.000 ?
5. LN ? ?

13
6. Tỷ lệ SDĐP ? ?
2. Định phí thay đổi
Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, do nhiều yếu tố tác động, định phí
của doanh nghiệp có thể thay đổi phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.

Trường hợp định phí tăng:

• Chi phí tiền lương: đơn giá tiền lương trả theo thời gian tăng
• Số lượng lao động tăng
• Mua thêm máy móc thiết bị, …

Ví dụ 13: Lấy số liệu ví dụ x, giả sử định phí tăng từ 65.000 lên 70.000. Hãy xác định điểm
hòa vốn.?

Chỉ tiêu Tổng số 1SP Số lượng (SP)


1. Doanh thu ? 50 5000
2. Biến phí ? 30
3. Số dư đảm phí ?
4. Định phí 70.000 ?
5. LN ? ?
6. Tỷ lệ SDĐP ? ?
Trường hợp định phí giảm:

• Chi phí tiền lương: đơn giá tiền lương trả theo thời gian giảm
• Số lượng lao động giảm
• Bán máy móc thiết bị, …

Ví dụ 14: Lấy số liệu ví dụ x, giả sử định phí giảm từ 65.000 xuống 60.000. Hãy xác định
điểm hòa vốn.?

Chỉ tiêu Tổng số 1SP Số lượng (SP)


1. Doanh thu ? 50 5000
2. Biến phí ? 27
3. Số dư đảm phí ?
4. Định phí 60.000 ?
5. LN ? ?
6. Tỷ lệ SDĐP ? ?
3. Giá bán thay đổi
Trong quá trình kinh doanh, DN có thể có những quyết định về giá bán khác nhau trong
mỗi thời điểm nhất định.

Trường hợp giá bán tăng

Ví dụ 15: Lấy số liệu ví dụ x, giả sử giá bán đơn vị tăng từ 50 lên 55. Hãy xác định điểm
hòa vốn.?

14
Chỉ tiêu Tổng số 1SP Số lượng (SP)
1. Doanh thu ? 55 5000
2. Biến phí ? 27
3. Số dư đảm phí ?
4. Định phí 60.000 ?
5. LN ? ?
6. Tỷ lệ SDĐP ? ?
Trường hợp giá bán giảm

Ví dụ 16: Lấy số liệu ví dụ x, giả sử giá bán đơn vị giảm từ 50 xuống 40. Hãy xác định điểm
hòa vốn.?

Chỉ tiêu Tổng số 1SP Số lượng (SP)


1. Doanh thu ? 40 5000
2. Biến phí ? 27
3. Số dư đảm phí ?
4. Định phí 60.000 ?
5. LN ? ?
6. Tỷ lệ SDĐP ? ?

V. PHÂN TÍCH CVP ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH


Công ty Z sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm A có tài liệu như sau (đvt: 1000đ)

Hàng kỳ sản xuất và tiêu thụ 1.000 sản phẩm, với giá 100/sp. Biến phí đơn vị 60, định phí
hàng kỳ 30.000. Báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí của công ty Z như sau:

Tổng số Đơn vị Tỷ lệ
Doanh thu 100.000 100 100%
- Biến phí 60.000 60 60%
SDĐP 40.000 40 40%
- Định phí 30.000
Lợi nhuận 10.000
Chúng ta sẽ nghiên cứu sự tác động của các nhân tố biến phí, định phí, giá bán, số lượng
sản phẩm tiêu thụ đến sự biến động của lợi nhuận qua các trường hợp:

TH1: Định phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi.

Công ty Z dự kiến kỳ tới tăng chi phí quảng cáo 5.000 và lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến
tăng 20%. Công ty Z nên tăng chi phí quảng cáo không?

- Số dư đảm phí tăng thêm: (1.000 x 20%) x 40 = 8.000


- Định phí tăng thêm = 5.000
- Lợi nhuận tăng thêm (8.000 – 5.000) = 3.000

Vậy công ty Z nên thực hiện biện pháp này

TH2: Biến phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi.

15
Công ty Z dự kiến kỳ tới thực hiện chính sách khuyến mãi: khách hàng mua một sản phẩm
A thì được tặng món quà trị giá là 5. Nếu thực hiện chính sách này thì số lượng sản phẩm
tiêu thụ dự kiến tăng 30%. Công ty Z có nên thực hiện chính sách này không?

Bán một sản phẩm tặng một món quà trị giá 5 làm cho biến phí đơn vị tăng 5.

- Số dư đảm phí đơn vị: 100 − (60 + 5) = 35


- Tổng số dư đảm phí ước tính: (1.000 130%) x 35 = 45.000
- Tổng số dư đảm phí hiện tại: 40.000
- Tổng số dư đảm phí tăng thêm: 5.500
- Định phí tăng thêm: 0
- Lợi nhuận tăng thêm: 5.500

Vậy công ty z nên thực hiện chính sách bán sản phẩm kèm theo quà tặng.

TH3: Định phí, giá bán và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi

Công ty Z dự kiến kỳ tới tăng chi phí quảng cáo thêm 2.000, đồng thời giảm giá bán 5/sản
phẩm. Nếu thực hiện biện pháp này thì lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 30%. Công ty Z có
nên thực hiện biện pháp này không?

- Số dư đảm phí đơn vị: (100 − 5) − 60 = 35


- Tổng số dư đảm phí ước tính: (1.000 130%)  35 = 45.500
- Tổng số dư đảm phí hiện tại: 40.000
- Tổng số dư đảm phí tăng thêm: 5.500
- Định phí tăng thêm: 2.000
- Lợi nhuận tăng thêm: 3.500

Vậy công ty Z nên thực hiện biện pháp này.

TH4: Định phí, biến phí và số lương sản phẩm đều thay đổi

Công ty Z dự kiến kỳ tới thay đổi hình thức trả lương của bộ phận bên hàng, cụ thể là
chuyển 10.000 tiền lương trả theo thời gian sang trả 10/sản phẩm bán ra. Qua biện pháp
này gắn kết quả của người bán hàng với lợi ích được hưởng, nên lượng sản phẩm tiêu thụ
dự kiến tăng 10%. Công ty Z có nên thực hiện biện pháp thay đổi hình thức trả lương này
không?

- Số dư đảm phí đơn vị: 100 − (60 + 10) = 30


- Tổng số dư đảm phí ước tính: (1.000 110%)  30 = 33.000
- Tổng số dư đảm phí hiện tại: 40.000
- Tổng số dư đảm phí giảm: 7.000
- Định phí giảm: 10.000
- Lợi nhuận tăng thêm: 3.000

16
Vậy công ty Z nên thực hiện biện pháp thay đổi hình thức trả lương của bộ nhân bán hàng.

TH5: Định phí, biến phí, giá bán và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi.

Công ty Z dự kiến kỳ tới thay đổi hình thức trả lương của bộ phận bên hàng, cụ thể là
chuyển 10.000 tiền lương trả theo thời gian sang trả 10/sản phẩm bán ra, mặt khác giảm giá
bán 5/sản phẩm. Qua biện pháp này số lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến tăng 30%. Công ty
Z có nên thực hiện biện pháp này không?

- Số dư đảm phí đơn vị: (100 − 5) − (60 + 10) = 25


- Tổng số dư đảm phí ước tính: (1.000 130%)  25 = 32.500
- Tổng số dư đảm phí hiện tại: 40.000
- - Tổng số dư đảm phí giảm: (7.500)
- Định phí giảm: (10.000)
- Lợi nhuận tăng thêm: 2.500

Vậy công ty Z nên thực hiện biện pháp thay đổi này.

TH6: Xác định giá trong trường hợp đặc biệt

Trong kỳ tới công ty Z vẫn bán 1.000 sản phẩm như cũ, ngoài ra có một khách hàng mới đề
nghị mua 250 sản phẩm và đưa ra các điều kiện sau

- Gía bán phải giảm ít nhất là 10% so với giá bán hiện tại
- Phải vận chuyển hàng đến kho cho khách hàng, chi phí vận chuyển ước tính 1.250

Mục tiêu của công ty Z khi bán thêm 250 sản phẩm thu được lợi nhuận 2.500

Gía bán trong trường hợp này là bao nhiêu và hợp đồng có thực hiện được không? Biết rằng
thị phần của công ty không bị ảnh hưởng và việc sản xuất 250 sản phẩm này vẫn nằm trong
năng lực sản xuất dư thừa.

Gía bán sản phẩm trong trường hợp này được xác định như sau:

- Biến phí đơn vị: 60


 1.250 
- Chi phí vận chuyển đơn vị: 5  
 250 
- Định phí đơn vị: 0
 2500 
- Lợi nhuận đơn vị: 10  
 250 
- Giá bán: 75

Giá bán theo yêu cầu của khách hàng  90 (100 x 90%)

17
Với giá bán 75 công ty Z đạt được mục tiêu và thỏa mãn các điều kiện của khách hàng, vì
vậy hợp đồng có thể thực hiện được.

Ví dụ 17: DN Hoa Hồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A, có tình hình tháng 4/N như sau:

Chỉ tiêu Tổng số 1SP Số lượng (SP)


1. Doanh thu 450.000 30 15.000
2. Biến phí 300.000 20
3. Số dư đảm phí 150.000 10
4. Định phí 80.000
5. LN 70.000

1. Định phí và doanh thu thay đổi: Định phí tăng thêm 30tr đ, sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng
thêm 30%

Chỉ tiêu Hoa Hồng


Trước thay đổi Sau thay đổi Chênh lệch
1. Doanh thu
2. Biến phí
3. Số dư đảm phí
4. Định phí
5. LN

2. Biến phí và doanh thu thay đổi: DN dự kiến hạ biến phí đơn vị xuống là 16, số lượng tiêu
thụ dự kiến giảm xuống là 12.000sp

Chỉ tiêu Hoa Hồng


Trước thay đổi Sau thay đổi Chênh lệch
1. Doanh thu
2. Biến phí
3. Số dư đảm phí
4. Định phí
5. LN

3. Định phí, giá bán và doanh thu thay đổi: DN dự kiến tăng định phí thêm 30trđ, hạ giá bán
xuống 25.000 đ/sp, số lượng tiêu thụ dự kiến tăng là 25.000sp

Chỉ tiêu Hoa Hồng


Trước thay đổi Sau thay đổi Chênh lệch
1. Doanh thu
2. Biến phí
3. Số dư đảm phí
4. Định phí
5. LN

4. Định phí, biến phí và doanh thu thay đổi: DN dự kiến giảm bớt định phí 20tr, tăng biến
phí là 25.000đ/sp, số lượng tiêu thụ dự kiến tăng là 20.000sp
18
Chỉ tiêu Hoa Hồng
Trước thay đổi Sau thay đổi Chênh lệch
1. Doanh thu
2. Biến phí
3. Số dư đảm phí
4. Định phí
5. LN

5. Kết cấu sản phẩm tiêu thụ thay đổi: Tỷ trọng SP A = 20%, SP B 80% ĐVT: 1.000đ

SP A SP B Tổng
Chỉ tiêu
Tổng 1SP Tổng 1SP Tổng 1SP TT

1. DT

2. BP

3. SDĐP

4. ĐP

5. LN

5. SDĐP
bq

VI. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG


Chỉ thực hiện phân tích CVP khi thỏa mãn điều kiện

▪ Phương trình doanh thu có dạng tuyến tính: giá của sản phẩm không thay đổi khi mức
tiêu thụ thay đổi trong phạm vi phù hợp
▪ PT chi phí có dạng tuyến tính: chi phí phải chia thành định phí và biến phí. Biến phí
đơn vị không đổi, tổng định phí không đổi trong phạm vi phù hợp với mức độ hoạt
động
▪ Doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng thì phải có kết cấu tiêu thụ sản phẩm
không đổi ở các mức doanh thu khác nhau
▪ Đối với DN sản xuất: số lượng tiêu thụ = số lượng sản xuất

19

You might also like