You are on page 1of 4

CUỘC THI VIẾT “MÀU CỜ DƯỚI ÁNH BÌNH MINH” LẦN THỨ II Số phách

Chủ đề: Gìn giữ trời Hà Nội xanh, thủ đô ngàn năm văn hiến
anh hùng với khát vọng hòa bình và phát triển

Họ và tên tác giả Nguyễn Trung Anh

Email tác giả liên hệ Anh.nt192316@sis.hust.edu.vn

Số điện thoại tác giả liên hệ 0931368580 Khoá: K64

Đoàn trường/Liên chi đoàn: Viện Kinh tế và Quản lý

Mã số sinh viên 20192316

Chiến công của thầy và trò Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
trong chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không.

Sinh ra trong một thời bình – tức một thời đại không còn chiến tranh, không còn sự
khốc liệt, mất mát trong thoáng chốc có lẽ là điều vô cùng quý giá mà bất kỳ ai trên thế giới
này khao khát mong được nhận. Trong khoảnh khắc chiến tranh nổ ra thì có những người
cần được bảo vệ, che chở như những cụ già, những đứa trẻ, những người ốm yếu, bệnh tật,…
nhưng cũng có những người nguyện hi sinh sức mình – thân mình làm lá chắn bảo vệ từ
những người mình yêu thương đến những người yếu thế hơn và hòa quyện, thống nhất chính
tinh thần ấy với lòng yêu nước một cách khăng khít. Đối với mỗi sinh viên Bách Khoa bây
giờ, dẫu đang được sống trong những ngày xuân đẹp nhất của đất nước nhưng ngay khi bước
vào trường thì mỗi sinh viên đều phải gánh trên vai mình những trọng trách lớn lao của một
người trẻ, một người sinh viên, một người sẽ cống hiến thể hiện sâu sắc lòng biết ơn đến
những vị anh hùng đã bảo vệ tổ quốc, đã xây dựng kiến thiết lại đất nước. Những chiến công,
chiến thắng đã làm nên lịch sử hôm nay, bây giờ trở thành những dấu tích, những câu chuyện
đáng cho ta nhắc lại để cảm nhận được “Màu cờ dưới ánh bình minh” đẹp đến nhường nào!
Tháng 12 sắp tới khiến những kí ức hào hùng như đang được khơi dậy cao trào hơn nhắc ta
nhớ lại dưới bầu trời Hà Nội năm ấy – năm 1972 một Điện Biên Phủ trên không làm ta thổn
thức khi nhớ về…
Hồ Hữu Tiệp là một di tích của một khúc sông cũ - Khúc sông đó vào năm 1994 đã
bị lấp, chỉ còn lại một phần và sau này phần đó trở thành hồ Hữu Tiệp ngày nay. Ngày
20/04/2021 sự kiện trục vớt “xác B-52” tại lòng hồ để trùng tu, tôn tạo lại di tích được nhiều
nguồn báo đưa tin khiến cho câu chuyện lịch sử tại nơi này như được sống dậy, lan tỏa. Hồ
Hữu Tiệp không đơn thuần chỉ là một cái hồ mà nó chính là nơi đã ghi dấu tích chiến công
xuất sắc của quân và dân Thủ đô trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-
1972, khi bắn rơi tại chỗ máy bay B.52 - một loại máy bay ném bom chiến lược hạng nặng,
tầm xa vốn được mệnh danh là “pháo đài bay” của không lực đế quốc Mỹ. Để giành được
một chiến công hào vào ngày 27/12/1972, câu chuyện đằng sau là sự dồn nén những áp lực,
sự cận kề hi sinh của những trắc thủ nhìn xuyên dải nhiễu, bắt B-52 “gục” trên hồ Hữu Tiệp.
Kíp trắc thủ bao gồm trắc thủ Nguyễn Đức Chiêu, trắc thủ Nguyễn Văn Tuyền, trắc thủ
Trương Đăng Khoa, buổi trưa trước đêm chiến thắng lịch sử, 3 trắc thủ và sĩ quan điều khiển
đã chịu một sức ép khá lớn khi nhận được mệnh lệnh “phải tiết kiệm đạn để bắn B.52”, khi
khó khăn chồng khó khăn thì mỗi trắc thủ đều mang trong mình những nỗi lo lắng riêng khi
trắc thủ phương vị Nguyễn Văn Tuyền thì lo lắng phải “vê” tay quay giữ cho thao tác ổn
định. B.52 cơ động hướng không nhiều, nhưng sai một ly đi một dặm. Trắc thủ phương vị
Trương Đăng Khoa thì hình dung và nắm được các phương pháp bám sát, lái đạn. Bắn khi
nhìn thấy mục tiêu và bắn khi không nhìn thấy mục tiêu đều là phương pháp bắn có cơ sở
khoa học. Có điều là nhiễu B.52 nặng quá, trắng đục màn hình thì thời cơ là điều quan trọng
nhất. Còn Nguyễn Đắc Chiêu, trắc thủ góc tà thì phải điều khiển hoàn toàn thủ công chỉ vì
màn hình không bắt được tín hiệu B.52… Những công đoạn đầy gian nan nhưng mọi sự nỗ
lực đều được đền đáp xứng đáng với giây phút vỡ òa chiến thắng. Tự hào biết mấy khi cả ba
trắc thủ lập nên chiến công ấy đều là những chàng trai từng học dưới ngôi trường Bách Khoa
Hà Nội dưới lời kêu gọi của tổ quốc xếp bút nghiên lên đường chiến đấu.
Một câu chuyện khác nối tiếp cho sứ mệnh bảo vệ non sông gấm vóc của những vị
anh hùng dân tộc ta những năm tháng khói lửa đó là câu chuyện về phi công Vũ Xuân Thiều
– vị phi công cảm tử biến Mig – 21 thành ‘quả tên lửa thứ 3’ diệt B – 52 góp nên chiến thắng
Điện Biên Phủ trên không lẫy lừng năm ấy. Khi đang học năm thứ 3 khoa Vô tuyến điện-
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Vũ Xuân Thiều trốn gia đình đi khám nghĩa vụ quân sự
nhưng trượt một lần do không qua được vòng quay tròn. Đến khi trúng tuyển đợt đào tạo phi
công sau do Quân chủng Phòng không-Không quân tuyển mới báo cho gia đình hay tin. Ước
mơ càng được hiện thực hóa hơn khi Vũ Xuân Thiều được cử sang Liên Xô đào tạo phi
công. Năm 1968, sau khi hoàn thành xuất sắc khóa học tập và huấn luyện bay ở Liên Xô, Vũ
Xuân Thiều trở về nước, được điều về đơn vị chuyên bay và chiến đấu ban đêm, gồm những
phi công có trình độ kỹ, chiến thuật cao, có lòng dũng cảm, mưu trí. Cuối tháng 12-1972, đế
quốc Mỹ tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B-52
vào Hà Nội, Hải Phòng và các vùng phụ cận. Đợt không kích miền Bắc của Mỹ tháng
12/1972, Vũ Xuân Thiều nhận nhiệm vụ trực bay đêm đánh B-52. Điều này chứng tỏ anh
được cấp trên đánh giá rất cao bởi chiến đấu ban ngày đã khó, chiến đấu ban đêm lại càng
khó khăn hơn. Nó không chỉ đòi hỏi phi công phải có trình độ kỹ-chiến thuật cao, mà cần cả
lòng dũng cảm mưu trí. Nhiều lần xuất kích không tìm diệt được B-52, Vũ Xuân Thiều sốt
ruột đề nghị cấp trên cho được đánh ban ngày. Tuy nhiên thời điểm đó, chiến thuật đánh B-
52 của ta chỉ đánh vào ban đêm nên đề nghị này của Thiều không được chấp nhận. Đêm
28/12/1972, phi công Vũ Xuân Thiều trực chiến. Từ sân bay dã chiến ở Thanh Hóa, Sở chỉ
huy ra lệnh cất cánh, chiếc MiG-21 của Thiều lao vút lên bầu trời đêm tiến về Hà Nội. Trên
đài quan sát, tín hiệu báo máy bay của Thiều đang dần tiếp cận mục tiêu. Lách qua được
vòng vây của các chiến đấu cơ bảo vệ B-52 của địch, Vũ Xuân Thiều điều khiển chiếc MiG-
21 của mình áp sát B-52 và xin lệnh phóng đạn. Hai quả đạn đã phóng nhưng B-52 chỉ bị
thương. Thiều xin lệnh tấn công tiếp. Vài giây sau, tín hiệu của Thiều trên bản đồ bay biến
mất, kể cả dấu hiệu của chiếc B-52. Thêm một chiếc B-52 bị không quân Việt Nam bắn rơi,
chiến công của phi công Vũ Xuân Thiều được ghi nhận. Nhưng anh cũng mãi mãi không về.
Người lính bay quả cảm ấy quyết thực hiện ý chí tiêu diệt địch khi cùng với chiếc MiG-21
thân yêu biến thành quả tên lửa thứ 3 lao vào kẻ thù trước mặt, như lời anh từng nói. Là phi
công tiêm kích thứ 2 tiêu diệt được B-52 của không quân Mỹ trong chiến dịch tập kích
đường không chiến lược bằng B-52, Vũ Xuân Thiều đã góp phần xứng đáng vào Chiến thắng
“Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” lịch sử.
Mỗi chiến thắng hiển hách đều đại biểu cho sự tồn tại của những sự hi sinh, sự mất
mát và những trái tim quả cảm mang trong mình ngọn lửa hừng hực quyết chí chiến đấu đến
cùng của những vị anh hùng dân tộc. Làm nên một Điện Biên Phủ trên không vào năm 1972
- đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không của địch, một chiến dịch phòng không độc
nhất trong 30 năm chiến tranh giải phóng. Ta đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay
B52 và 5 máy bay F111, giáng đòn quyết định vào cố gắng cuối cùng - đồng thời là cố gắng
cao nhất của Mỹ trong năm 1972, và cũng là trong toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược, buộc
chính quyền Nixon phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt
Nam.
Với lý do thất bại nặng nề như vậy, đúng 7 giờ ngày 30-12-1972, Chính phủ Hoa Kỳ buộc
phải tuyên bố ngừng ném bom từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị gặp đại biểu Chính phủ ta
tại Paris, bàn việc ký kết Hiệp định.
Đứng dưới vai trò là một sinh viên nói chung và một sinh viên Đại học Bách Khoa
Hà Nội nói riêng, nhận thức rằng trách nhiệm của bản thân trong quá trình xây dựng và bảo
vệ đất nước nên được xuất phát từ những hành động nhỏ nhất, vừa với khả năng của mình
trước. Chính như việc thể hiện tinh thần yêu nước, biết ơn những vị anh hùng góp nên sự
nghiệp chiến đấu và bảo vệ tổ quốc khi sự kiện kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
trên không 12/1972 - 12/2022 sắp tới và lan truyền nó đến nhiều người xung quanh khiến
dậy nên tinh thần dân tộc trong mỗi người cũng chính là một hành động đóng góp mà mỗi
sinh viên đều có thể làm. Là một sinh viên Bách Khoa khi đứng trước đứng trước những
chiến công của thầy và trò trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã trong chiến thắng Điện
Biên Phủ trên không vào 12/1972 thì lòng tự hào mãnh liệt như khúc tráng ca vang dội trong
lòng cùng một cảm giác thôi thúc không ngừng nỗ lực và cố gắng để sớm đạt đến ước mơ và
nguyện vọng của bản thân, góp phần tạo nên một non sông gấm vóc trường tồn và tiếp bước
cha ông mà “Gìn giữ trời Hà Nội xanh, thủ đô ngàn năm văn hiến anh hùng với khát vọng
hòa bình và phát triển”, xứng đáng đứng tự hào khi “MÀU CỜ DƯỚI ÁNH BÌNH MINH”.

You might also like