You are on page 1of 4

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CUNG CẤP ĐIỆN

CHO GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC VÀ ĐÔ THỊ


TS. LÊ MẠNH VIỆT
KS. NGUYỄN TUẤN PHƯỜNG
Bộ môn Trang bị điện
Khoa Điện – Điện tử
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Bài báo đưa ra những nghiên cứu về các hệ thống cấp điện cho mạng dây tiếp
xúc từ các trạm điện kéo. Trong đó phân tích đánh giá các đặc điểm của những sơ đồ cấp điện
theo công nghệ hiện đại đang được sử dụng ở các nước tiên tiến hiện nay.
Summary: This paper introduces researches into the power supply systems that connect
sub - stations to contact lines. Besides, it also analyses and evaluates the characteristics of the
power supply diagrams designed by modern technologies and used in developed countries
recently.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam hiện nay đang bắt đầu thực hiện các dự án về đường sắt điện cao tốc và giao thông
điện đô thị. Vấn đề cung cấp điện cho hai loại hình giao thông trên cần được nghiên cứu sớm.
Công nghệ cung cấp điện cho giao thông đường sắt thực chất là cung cấp điện chất lượng
cao cho động cơ điện. Trước tiên nó bao gồm công nghệ, cấu trúc của mạng điện cao áp phân ĐT

phối dùng cho điện khí hoá đường sắt, sau đó là công nghệ biến đổi nguồn ở trạm điện kéo, hệ
thống phân phối các đường dây cung cấp AC hoặc DC, và hệ thống lưới tiếp xúc điện để lấy
điện của đầu máy với đường dây, cùng các thiết bị đo lường, bảo vệ, bảo trì chúng.

II. NỘI DUNG


1. Nghiên cứu các hệ thống cấp điện hiện đại
Năng lượng điện được cung cấp từ các trạm điện trung gian đến trạm điện kéo đường sắt
bằng đường dây truyền tải. Hiện nay trên thế giới điện áp nhận ở trạm điện kéo cho đường sắt
thường ở dải trung áp 10, 22, 25, 35, 66, 77, 110 và 220 kV.
Điện áp được hạ xuống bằng một máy biến thế và sau đó được chỉnh lưu cho hệ thống một
chiều và tạo ra điện áp định mức là 3000, 1500V. Đường sắt ngầm (Metro) thường sử dụng điện
áp 600 hoặc 750 V DC.
Ở hệ thống xoay chiều thì điện áp ra cấp cho lưới điện tiếp xúc thường 20, 25 kV.
a. Hệ thống cấp điện một chiều sử dụng các phân đoạn
Hình 1 là một ví dụ thể hiện cấu trúc của hệ thống cấp điện một chiều điển hình. Cầu nối
phân đoạn thỉnh thoảng được sử dụng để giảm tổn thất điện áp giữa 2 phân đoạn mà có khoảng
cách 2 trạm điện kéo xa nhau. Trong trường hợp này đoạn mạng tiếp xúc liền kề được nối bằng
một máy ngắt nhanh. Khoảng cách giữa 2 trạm điện kéo khoảng 5km đối với tuyến xe điện
ngầm tải nặng và 10km đối với các đường khác.
ChØnh luu 6 xung ChØnh luu 12 xung
AC 3 pha AC 3 pha

AC 3 pha AC 3 pha

M¸y biÕn ¸p M¸y biÕn ¸p

1500 V DC 1500 V DC

CÇu nèi ph©n ®o¹n


M¸y c¾t nhanh

Phi ®¬

D©y tiÕp xóc

Xe ®iÖn Ray

Hình 1. Cấu trúc hệ thống cấp điện một chiều


Hệ thống cấp điện dòng một chiều nhất thiết phải có một bộ chỉnh lưu để chuyển đổi từ
xoay chiều sang một chiều. Thường dùng chỉnh lưu ba pha 6 xung, hoặc 12 xung. Bộ chỉnh
chỉnh lưu 12 xung được thiết kế từ 2 bộ chỉnh lưu cầu 6 xung với điện áp vào lệch pha 300 nối
nối tiếp hoặc song song.
b. Hệ thống lưới điện kéo thu hồi năng lượng hãm tái sinh của đoàn tàu
Để nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống một chiều, hiện nay các đầu máy và mạng tiếp
xúc đồng bộ sử dụng công nghệ thu hồi năng lượng bằng nguyên tắc hãm tái sinh.
Hình vẽ 2 thể hiện nguyên tắc điển hình về hãm tái sinh dùng bộ nghịch lưu thyristor.
Trong hệ thống này, động năng nhờ động cơ chạy ở chế độ máy phát chuyển thành điện năng,
cung cấp cho bộ nghịch lưu, và sau đó chuyển về trạm điện. Hiện nay công nghệ này phải luôn
luôn có mặt trong các hệ thống cung cấp điện cho giao thông hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh
tế của hệ thống.
ĐT
AC 3 pha

M¸y biÕn ¸p
ph©n phèi

Thanh c¸i AC 3 pha 6,6 kV

M¸y biÕn ¸p M¸y biÕn ¸p C¸c thiÕt bÞ t¹i ga...

Bé läc sãng hμi


Bé chØnh luu Bé nghÞch luu
1500 V DC

Xe ph¸t ®iÖn n¨ng

Hình 2. Tái sinh năng lượng bằng bộ nghịch lưu Thyristor

c. Hệ thống cấp điện dòng xay chiều AC cho giao thông đường dài
Nèi ®Õn ®uêng d©y
trªn kh«ng (UVW lμ
mét 3 pha, TF lμ 1 pha)
Cuén d©y pha phô
Pha B

§Êt Pha A
ST: Møc thay ®æi
Cuén d©y pha chÝnh
cña m¸y biÕn ¸p

Hình 3. Máy biến áp nối theo sơ đồ Scott Hình 4. Máy biến áp nối cầu 2 tam giác hở
Phổ biến hiện nay trong các hệ thống giao thông điện trên thế giới đó là sử dụng hai loại
hình cấp điện sau đây.
Hình 3 và 4 thể hiện nguyên tắc ứng dụng máy biến áp chuyên dùng (sơ đồ Scott và cầu thứ
cấp 2 tam giác hở) cho việc biến đổi từ hệ thống 3 pha thành 2 pha cung cấp cho mạng điện kéo.
Từ nguồn 3 pha chuyển đổi thành 2 đường một pha. Để đảm bảo dòng điện trong mạng 3
pha đối xứng, mỗi một pha ra được cung cấp cho hai phân đoạn tiếp xúc liền kề.

Tr¹m ®iÖn kÐo AC Ph©n ®o¹n Tr¹m ®iÖn kÐo AC


Ph©n ®o¹n lín Ph©n ®o¹n
nhá nhá

M¸y c¾t Kho¸ thuêng hë


Kho¶ng kh«ng khÝ Chç chuyÓn ®æi pha
Hình 5. Cấu trúc của hệ thống cấp điện xoay chiều (AC)
Hình 5 thể hiện kết cấu của hệ thống cung cấp xoay chiều AC. Nó bao gồm trạm điện cung
cấp AC, cầu nối 2 đoạn tiếp xúc lớn, và cầu nối giữa 2 đoạn tiếp xúc nhỏ, tất cả được bố trí dọc
theo đường sắt.
2. Các hệ thống nâng cao chất lượng điện năng và an toàn môi trường
a. Hệ thống cung cấp có biến thế lọc nhiễu dọc (Boosting Transformer - BT)
Hình vẽ 6 mô tả cấu trúc của một mạng cấp điện có BT. Một BT được lắp đặt cách nhau
4km trên đường dây tiếp xúc để tăng dòng mạch điện trở về trên đường dây âm. Khi đó dòng ĐT

điện chạy qua ray chỉ ở một số phân đoạn ray hữu hạn, nhằm giành ray cho hệ thống tự động
hoá, điều khiển và thông tin tín hiệu và giảm nhiễu cho hệ thống thông tin.
Tụ điện dùng để cải thiện chất lượng làm việc của hệ cấp điện có BT.

Hình 6. Cấu trúc của hệ thống cấp điện dùng biến áp lọc nhiễu dọc (BT)

b. Hệ thống cung cấp có biến thế lặp lại (Auto Transformer - AT)
Máy biến áp AT được thiết kế với tỷ lệ biến đổi 1:1 và đưa điện áp lên 2 đường trên không
(hình 7). Điều đó làm cho các dòng điện của đầu máy được chạy vòng thành từng khúc giữa hai
AT. Các AT được lắp đặt cách nhau 10km dọc đường sắt. Hệ thống này là lý tưởng cho xe điện
cao tốc có công suất lớn bởi vì khi đó không có điện áp rơi lớn trên đường dây và không có hồ
quang ở các điểm nối. Không những vậy hệ thống này rất hiệu quả trong việc giảm cảm ứng từ
nhiễu cho đường dây thông tin.
Hình 7. Cấu trúc của hệ thống cấp điện dùng máy biến thế lặp lại (AT)
c. Hệ thống cáp đồng trục cung cấp điện
Hệ thống dùng cáp đồng trục điển hình được thể hiện trên hình 8. Cáp đồng trục nối dọc
đường dây cung cấp. Cách mỗi khoảng vài km, dây dẫn bên trong của cáp được nối với dây tiếp
xúc và dây dẫn bên ngoài được nối đến ray. So sánh với đường dây trên không, dây cáp đồng
trục có trở kháng nhỏ hơn, nên dòng tải cho phép được cao hơn. Hiệu quả của hệ thống dùng
cáp đồng trục này cũng giống như hệ thống cung cấp dùng máy biến áp AT, giảm đáng kể nhiễu
điện từ cho dây thông tin.

ĐT

Hình 8. Hệ thống cấp điện dùng cáp đồng trục

III. KẾT LUẬN


Với các phân tích đánh giá cho các hệ thống cấp điện và hệ thống nâng cao chất lượng điện
cho điện khí hoá giao thông đường sắt, mà các nước tiên tiến đang sử dụng tuỳ theo điều kiện
địa lý, kinh tế xã hội của mình, từ đó có thể định hướng cho việc lựa chọn công nghệ thích hợp
cho giao thông điện cao tốc ở Việt Nam hiện nay.

Tài liệu tham khảo


[1]. M.A. Clepxôpva. Akađema. Axnôvưi êlêctricheccôvơ transprta, Matcơva 2006.
[2]. M.A.Clepxôpva. MÊI. Êlêctrỗnabơzenhie êlêctricheccôvơ transprta, 2001.
[3]. Côntrôn, upravlenhie i điagnôctrika xixchem. triagôvơvơ êlêctrỗnabơzenhia na axnôve
vưchitlichennôi checkhơnhiki . Barơđuxcơ Blep. . .Ircutxơc 2006.
[4]. Turan Gonen. Electric Power Transmission System Engineering. New York, 1998.
[5]. Lê Mạnh Việt, Trần Hồng Mạnh. Ứng dụng công nghệ vi xử lí, vi tính để tự động điều chỉnh nâng cao
chất lượng nguồn điện cung cấp cho đoàn taù.Tạp chí GTVT 11/1996.
[6]. Yasu Oura, Yoshifumi Mochinaga, and Hiroki Nagasawa. Railway Electric Power Feeding Systems, 1998.
[7]. Đàm Quốc Trụ, Lê Mạnh Việt. Các giải pháp khoa học và công nghệ trong cung cấp điện giao thông
đường sắt. Tạp chí GTVT 5/2008.
[8]. Lê Mạnh Việt. Nghiên cứu mô phỏng hệ thống cung cấp điện cho giao thông đường sắt. Tạp chí KH
GTVT 6/2008♦

You might also like