You are on page 1of 49

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA MARKETING

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM


MÌ HẢO HẢO CỦA CÔNG TY ACECOOK VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2019-2021

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Huỳnh Trị An


Học phần: Quản trị kênh phân phối (2231101019202)
Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ và tên MSSV
Nguyễn Thị Kim Chi 2021008239
Lê Phạm Ngọc Giang 2021008255
Nguyễn Hoàng Long 2021008387
Lê Thị Bảo Ngọc 2021008300
Lê Thị Thu Trang 2021008365
Lý Ngọc Tuyền 2021008382
Nguyễn Ngọc Thuý Vy 2021000602

TP.Hồ Chí Minh, năm 2022


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Phần này dành cho Giảng trực tiếp ghi nhận xét về bài làm)

Điểm bằng số Chữ ký giảng viên

(Điểm bằng chữ) (Họ tên giảng viên)

i
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Mức độ hoàn
Họ và tên Hạng mục công việc
thành
1. Chương 2:
2.3. Dòng lưu chuyển trong
Nguyễn Thị Kim Chi 100%
kênh phân phối
2.6. Quản trị kênh phân phối
1. Chương 3:
Lê Phạm Ngọc Giang 3.2. Đề xuất giải pháp 100%
2. Làm Powerpoint
1. Chương 2
Nguyễn Hoàng Long 100%
2.4. Chiến lược kênh phân phối
1. Chương 2
2.1. Môi trường kênh phân
Lê Thị Bảo Ngọc 100%
phối 2.2. Cấu trúc kênh phân
phối
1. Chương 2
2.7. Phân phối hàng hoá, vật
chất
2.8. Sự phối hợp khác giữa các
Lê Thị Thu Trang 100%
biến số trong Marketing Mix
2. Chương 3
3.1. Nhận xét chiến lược phân
phối
1. Chương 1
2. Chương 2
2.5.2. Xác định và phối hợp các
Lý Ngọc Tuyền 100%
mục tiêu phân phối
2.5.5. Phát triển cấu trúc trên
3. Tổng hợp Word
1. Chương 2
2.5.1. Nhận dạng nhu cầu phải
thiết kế kênh
Nguyễn Ngọc Thuý Vy 2.5.3. Phân loại các công việc 100%
phân phối
2.5.4. Các biến số ảnh hưởng
đến cấu trúc kênh

ii
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Logo Công ty Acecook.................................................................................3


Hình 2: Cơ cấu Công ty Acecook..............................................................................6
Hình 3: Logo thương hiệu mì Hảo Hảo.....................................................................7
Hình 4: Dự báo lạm phát cuối năm 2022...................................................................9
Hình 5: Chỉ số lạm phát 6 tháng đầu năm 2022.......................................................11
Hình 6: Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối mì Hảo Hảo...............................................16
Hình 7: Sơ đồ kênh phân phối truyền thống............................................................16
Hình 8: Sơ đồ kênh phân phối hiện đại....................................................................17
Hình 9: 2 giai đoạn của dòng xúc tiến.....................................................................22
Hình 10: Mô hình phân phối mì tôm Hảo Hảo........................................................24
Hình 11: Cấu trúc kênh được thiết kế......................................................................31

iii
MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN.....................................................i

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ..........................................................................ii

DANH MỤC HÌNH................................................................................................iii

MỤC LỤC................................................................................................................4

LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ACECOOK VIỆT


NAM VÀ SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO.....................................................................3

1.1. Acecook Việt Nam.........................................................................................3


1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................3
1.1.2.  Tầm nhìn và sứ mệnh..............................................................................4
1.1.3. Cơ cấu công ty.........................................................................................6
1.1.4. Kết quả kinh doanh..................................................................................6

1.2. Sản phẩm mì tôm Hảo Hảo..........................................................................7


1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................7
1.2.2. Giá trị cốt lõi của sản phẩm......................................................................8
1.2.3. Kết quả kinh doanh sản phẩm..................................................................8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA SẢN
PHẨM MÌ HẢO HẢO CỦA CÔNG TY ACECOOK TRONG GIAI ĐOẠN 2019-
2021..........................................................................................................................9

2.1. Môi trường kênh phân phối.........................................................................9


2.1.1. Môi trường bên ngoài...............................................................................9
2.1.2. Môi trường bên trong.............................................................................14

2.2. Cấu trúc kênh phân phối............................................................................16


2.2.1. Sơ đồ cấu trúc kênh................................................................................16
2.2.2. Loại cấu trúc kênh phân phối.................................................................18
2.2.3. Thành viên kênh phân phối....................................................................19

2.3. Dòng lưu chuyển trong kênh phân phối....................................................20


2.3.1. Dòng sản phẩm.......................................................................................20
2.3.2. Dòng sở hữu...........................................................................................20
2.3.3. Dòng thanh toán.....................................................................................21
2.3.4. Dòng thông tin.......................................................................................21
2.3.5. Dòng xúc tiến.........................................................................................22
2.3.6. Dòng tài chính........................................................................................23

2.4. Chiến lược kênh phân phối........................................................................23


2.4.1. Chiến lược kênh về các loại trung gian..................................................23
2.4.2. Chiến lược kênh với người trung gian ở mỗi cấp...................................24
2.4.3. Chiến lược kênh về điều kiện và trách nhiệm của các thành viên trong
kênh.................................................................................................................. 25

2.5. Thiết kế kênh phân phối.............................................................................26


2.5.1. Nhận dạng nhu cầu phải thiết kế kênh....................................................26
2.5.2. Xác định và phối hợp các mục tiêu phân phối........................................27
2.5.3. Phân loại các công việc phân phối..........................................................28
2.5.4. Các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh..............................................29
2.5.5. Phát triển cấu trúc kênh..........................................................................31

2.6. Quản trị kênh phân phối............................................................................32


2.6.1. Xung đột kênh........................................................................................32
2.6.2. Động viên các thành viên kênh..............................................................33
2.6.3. Công cụ quản lý.....................................................................................34

2.7. Phân phối hàng hoá vật chất......................................................................34


2.7.1. Về kho bãi, phân phối............................................................................34
2.7.2. Phân phối hàng hoá cho các nhà bán buôn, bán lẻ..................................35

2.8. Sự phối hợp với các biến số khác trong Marketing mix...........................35
2.8.1. Sản phẩm................................................................................................35
2.8.2. Giá..........................................................................................................36
2.8.3. Chiêu thị.................................................................................................36

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CHIẾN LƯỢC


PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO CỦA CÔNG TY ACECOOK
VIỆT NAM.............................................................................................................38

3.1. Nhận xét chiến lược phân phối..................................................................38


3.1.1. Ưu điểm.................................................................................................38
3.1.2. Nhược điểm............................................................................................38

3.2. Đề xuất giải pháp........................................................................................39

KẾT LUẬN............................................................................................................. 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................41


LỜI NÓI ĐẦU

Thói quen tiêu dùng sản phẩm mì gói ngày càng trở nên đa dạng và phổ biến tại thị
trường Việt Nam. Bởi lẽ tốc độ cuộc sống của con người trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng trở nhanh gọn và luôn đề cao sự tiện nghi trong hầu hết các
hoàn cảnh. Do đó, sản phẩm mì ăn liền đã trở thành một món ăn không thể thiếu đối
với mỗi cá nhân và hộ gia đình. Theo thông tin được đề cập tại Hội thảo khoa học
thực phẩm ăn nhanh trong xã hội hiện đại với sức khỏe con người tại Hà Nội cho
biết: "Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về lượng tiêu thụ mì ăn liền và trung bình mỗi
người dân sử dụng 55 gói mì ăn liền/1 năm." Ta thấy được Việt Nam đang là một
thị trường màu mỡ cho ngành hàng mì gói. Bên cạnh đó, điều này sẽ tạo nên áp lực
cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty sản xuất. Họ sẽ phải đấu đá quyết liệt hơn để
giành được thị phần cao, làm như thế nào để có thể đưa sản phẩm của mình đến
người tiêu dùng nhanh và tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, để sở hữu được một
kênh phân phối hiệu quả và suôn mượt, điều đó phụ thuộc nhiều vào việc công ty
hoạch định chiến lược phân phối như thế nào. Từ đó, nhóm chúng tôi đã quyết định
chọn đề tài báo cáo: “Phân tích chiến lược phân phối sản phẩm mì Hảo Hảo của
công ty Acecook Việt Nam giai đoạn 2019-2021”. 
Về mục tiêu nghiên cứu
Đối với sinh viên
- Mục tiêu 1: Hệ thống lại các cơ sở lý thuyết về thiết kế kênh phân phối, chiến lược
phân phối và các chiến lược liên quan như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá,
chiến lược chiêu thị.
- Mục tiêu 2: Hiểu rõ hơn về cơ cấu ngành mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại
Việt Nam.
- Mục tiêu 3: Rút ra được kinh nghiệm, bài học cho bản thân trong việc quản trị
kênh phân phối thông qua đánh giá ưu nhược điểm từ chiến lược của công ty.
Đối với công ty
- Mục tiêu 1: Nghiên cứu tổng quan ngành mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại
Việt Nam.

1
- Mục tiêu 2: Nghiên cứu tổng quan thị mì gói tại Việt Nam.
- Mục tiêu 3: Phân tích chiến lược phân phối cho sản phẩm mì Hảo Hảo của công ty
Acecook 
- Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp đóng góp cho chiến lược phân phối của sản phẩm
mì Hảo Hảo nhằm giúp sản phẩm giữ vững vị thế trên thị trường mì gói tại Việt
Nam.
Về phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Công ty Acecook tại Việt Nam. 
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn năm 2019 – 2021
Về đối tượng nghiên cứu: Chiến lược phân phối cho sản phẩm mì Hảo Hảo của
công ty Acecook.
Về khách thể nghiên cứu: Các phương thức thực hiện chiến lược phân phối cho sản
phẩm mì Hảo Hảo của công ty Acecook.
Về kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty Acecook Việt Nam và sản phẩm mì
Hảo Hảo
Chương 2: Thực trạng quản trị kênh phân phối của sản phẩm mì Hảo Hảo của công
ty Acecook trong giai đoạn 2019-2021
Chương 3: Đánh giá và đề xuất giải pháp cho chiến lược phân phối cho sản phẩm
mì Hảo Hảo của công ty Acecook Việt Nam

2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ACECOOK
VIỆT NAM VÀ SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO

1.1. Acecook Việt Nam 

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Hình 1: Logo Công ty Acecook


Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam được thành lập vào 15/12/1993 và chính thức
đi vào hoạt động từ năm 1995. Trong gần 30 năm hình thành và phát triển, thương
hiệu Acecook đã không ngừng phát triển thành một công ty thực phẩm dẫn đầu tại
thị trường Việt Nam. Đến nay, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đứng thứ hai
trong top 10 công ty thực phẩm uy tín nhất năm 2020 và được công nhận là tên tuổi
hàng đầu trong Nhóm Thực phẩm Chế biến - Thực phẩm Chế biến, Gia vị và Dầu
ăn (Vietnam Report). 
Với mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn
vươn xa ra thế giới, Acecook Việt Nam cam kết trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên
cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng với chất lượng cao hơn, ngon
hơn, tạo ra một nét văn hóa ẩm thực phong phú đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng
cao của khách hàng và góp phần phát triển ngành thực phẩm tại Việt Nam.
1993: Thành lập công ty Liên Doanh Vifon Acecook
1995: Bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh
1996: Tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ và Thành lập chi nhánh Cần Thơ
1999: Lần đầu tiên đoạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao
2000: Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo. Bước đột phá của công ty trên thị trường mì ăn
liền
2003: Hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam

3
2004: Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và di dời nhà
máy về KCN Tân Bình.
2006: Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy tại
Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa&Nay.
2008: Đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (18/01). Thành viên chính
thức của Hiệp hội MAL thế giới
2010: Nhận Huân chương lao động hạng Nhất
2012: Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á
2015: Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới
Hiện tại, có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam với 70% thị phần
thuộc về Acecook Việt Nam, Masan và Asia Food. Trong đó, Acecook Việt Nam
vẫn luôn dẫn đầu thị phần, chiếm khoảng 50% ở thành thị và 43% trên cả nước
1.1.2.  Tầm nhìn và sứ mệnh
 Triết lý kinh doanh
“Thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội Việt Nam”
 Tầm nhìn
“Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực
quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”
 Sứ mệnh
“Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến SỨC KHỎE – AN TOÀN –
AN TÂM cho khách hàng”
Dựa trên sứ mệnh này, Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất lượng
sản phẩm, đồng thời hỗ trợ truyền đạt những thông tin đúng đắn và khoa học về sản
phẩm mì ăn liền để tạo sự an toàn và an tâm cho khách hàng. Những năm gần đây,
Acecook Việt Nam tập trung những sản phẩm vì sức khỏe, vừa để đáp ứng nhu cầu
mới của người tiêu dùng, vừa nâng cao giá trị cho sản phẩm mì ăn liền
 Giá trị cốt lõi
COOK HAPPINESS
Đây vừa là slogan vừa là giá trị của công ty Acecook, điều này được thể hiện cụ thể
bằng 3 chữ HAPPY như sau:

4
Happy Customers: Acecook Việt Nam sẽ luôn nỗ lực để làm cho khách hàng,
những người sử dụng sản phẩm của Acecook cảm thấy hạnh phúc. Do đó, công ty
sẽ luôn sản xuất và cung cấp những sản phẩm thật ngon, thật chất lượng, an toàn –
an tâm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, cần thực hiện triệt để 3 mục tiêu
như sau:
- Đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu an toàn.
- Sử dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến của Nhật Bản, máy móc thiết bị đảm bảo chất
lượng và quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất.
- Theo dõi quy trình phân phối, bản quản sản phẩm trên thị trường, yêu cầu không
để ảnh hưởng xấu đến chất lượng.
Happy Employees: Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho cán bộ công nhân
viên Acecook và gia đình của họ cảm thấy hạnh phúc. Do đó, công ty sẽ luôn cố
gắng tạo ra chế độ phúc lợi tốt, môi trường làm việc tốt, quan tâm đến công việc và
đời sống của cán bộ công nhân viên.
Happy Society: Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho toàn xã hội cảm thấy
hạnh phúc. Công ty luôn đóng góp vào sự phát triển ngành mì ăn liền nói riêng và
của nền kinh tế Việt Nam nói chung, hỗ trợ các nhà cung cấp cải thiện chất lượng.
Bên cạnh đó, công ty tích cực tài trợ và tổ chức các hoạt động từ thiện, hoạt động vì
môi trường nhằm cống hiến cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn.

5
1.1.3. Cơ cấu công ty

Hình 2: Cơ cấu Công ty Acecook


Nguồn: (academia.edu, n.d.)
1.1.4. Kết quả kinh doanh
Trong giai đoạn 2016 - 2019, doanh thu của công ty tăng trưởng ổn định, vượt 10
nghìn tỷ đồng vào năm 2019 và lợi nhuận sau thuế vượt 1.600 tỷ đồng. Nhờ đó, lợi
nhuận sau thuế của Acecook Việt Nam cũng tăng từ 920 tỷ đồng (2016) lên 1.115 tỷ
đồng (2017), 1.382 tỷ đồng (2018) và 1.660 tỷ đồng (2019), tăng đều đặn và nhanh
chóng, lợi nhuận sau thuế tăng 80% trong 4 năm (thuonghieucongluan.com.vn,
n.d.).
Với khoản lợi nhuận khủng này, tài sản của Acecook nhanh chóng “bùng nổ”, đạt từ
4.141 tỷ đồng (năm 2016) lên 5.156 tỷ đồng (năm 2017) đến 6.032 tỷ đồng (năm
2018), từ đó đạt 7.096 tỷ đồng (năm 2019). Với giá trị tài sản ròng lớn như vậy,
không ngạc nhiên khi quy mô tài sản của Acecook liên tục được xây dựng và mở
rộng theo thời gian. Tổng tài sản cấp mới năm 2016 là 5.366 tỷ đồng, đến năm 2019
đạt 8.402 tỷ đồng, tỷ lệ 47%. Bên cạnh đó, theo thống kê của Retail Data (số liệu

6
tính đến 9 tháng đầu năm 2020), Acecook Việt Nam đang giữ 35,4% thị phần về
doanh thu (baocaocongty.com, n.d.)
Về giải thưởng
- Giải thưởng chất lượng quốc gia 2020
- Giải thưởng thương hiệu vàng Thành phố Hồ Chí Minh 2020
- Giải thưởng sản phẩm công nghiệp tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2020
- Hàng Việt Nam chất lượng chất lượng cao
Ngoài các giải thưởng kể trên, trong năm 2020, Acecook Việt Nam còn được xếp
hạng thứ 58 trong TOP 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam, và xếp
hạng thứ 02 trong TOP 10 doanh nghiệp uy tín của ngành thực phẩm đóng gói, gia
vị, dầu ăn, theo bảng xếp hạng của Vietnam Report năm 2020 (acecookvietnam.vn,
n.d.).

1.2. Sản phẩm mì tôm Hảo Hảo 

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 

Hình 3: Logo thương hiệu mì Hảo Hảo


Hảo Hảo là thương hiệu mì ăn liền do Acecook phát triển tại Việt Nam và ra mắt
lần đầu vào những năm 2000. Với 7 hương vị, Hảo Hảo, được công nhận thương
hiệu từ năm 2021, là một trong những thương hiệu mì ăn liền được tiêu thụ nhiều
nhất tại Việt Nam trong 21 năm từ 2000 đến 2021, với số lượng mì đã được tiêu thụ
lên tới 20 tỷ gói.
Lịch sử 21 năm của Hảo Hảo là minh chứng cho sự yêu mến và tin dùng của hàng
triệu gia đình Việt Nam từ thành thị đến nông thôn đối với thương hiệu mì gói.
Theo số liệu thống kê năm 2021 của Kantar Worldpanel, Hảo Hảo là thương hiệu
đầu tiên nằm trong top 5 thương hiệu thực phẩm được người tiêu dùng bình chọn
mua nhiều nhất tại khu vực thành thị

7
1.2.2. Giá trị cốt lõi của sản phẩm 
“CHẤT LƯỢNG NHẬT BẢN CHO BỮA ĂN NGON”
Được sản xuất theo tiêu chuẩn và kỹ thuật Nhật Bản, với sự vận hành liên tục và tỉ
mỉ, được hỗ trợ và giám sát bởi nhân viên Nhật Bản và công nhân Việt Nam được
đào tạo bài bản của Acecook, chất lượng mỗi gói Mì Hảo Hảo tung ra thị trường
đều được “bảo chứng” trước sau như một. đã xong. Đây cũng chính là tôn chỉ đã
giúp thương hiệu mì Hảo Hảo luôn là sự lựa chọn an toàn, chất lượng cao và phù
hợp với người tiêu dùng Việt Nam kể từ khi được “tung ra thị trường” vào năm
2000 (acecookvietnam.vn, n.d.).
1.2.3. Kết quả kinh doanh sản phẩm 
Về thương hiệu, theo thống kê của Kantar Worldpanel 2019, Hảo Hảo là 1 trong 4
thương hiệu mì ăn liền nằm trong top 10 thương hiệu thực phẩm nông thôn được
người tiêu dùng bình chọn và là 1 trong 10 thương hiệu mì ăn liền được người tiêu
dùng thành thị lựa chọn nhiều nhất. là thương hiệu mì ăn liền duy nhất được mọi
người lựa chọn. Trong khi đó, Acecook Việt Nam liên tục là thương hiệu mì gói
được người tiêu dùng ưa chuộng nhất trong nhiều năm qua (cafebiz.vn, n.d.).
Năm 2021, Hảo Hảo tổ chức hai chuyến Happy Truck đến hai tỉnh Điện Biên và Lai
Châu để trao hàng nghìn phần quà ý nghĩa cho các em nhỏ khó khăn. Cũng trong
năm 2022, Hảo Hảo sẽ tri ân khách hàng bằng chuỗi sự kiện âm nhạc “Hảo Hảo -
Music Box”. Đặc biệt, Hảo Hảo sẽ quyên góp vào quỹ bảo trợ trẻ em để chia sẻ nỗi
vất vả với những trẻ em bất hạnh mất người thân sau đại dịch Covid.

8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI CỦA
SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO CỦA CÔNG TY ACECOOK TRONG GIAI
ĐOẠN 2019-2021

2.1. Môi trường kênh phân phối

2.1.1. Môi trường bên ngoài 

2.1.1.1. Kinh tế
 Lạm phát
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo
thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao,
một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó
lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Hình 4: Dự báo lạm phát cuối năm 2022

9
Theo báo VNEconomy, xét về bình diện quốc tế, mặc dù một số nền kinh tế lớn trên
thế giới từng bước phục hồi, nhưng do tác động của các gói hỗ trợ kích cầu trong
đại dịch Covid-19 nên lạm phát của các nước trên thế giới tăng cao.
Lạm phát của Mỹ tăng 8,6%, đây là mức cao nhất kể từ năm 1981. Lạm phát của
khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng ở mức cao kỷ lục. Tổ chức Hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD) nâng gấp đôi mức dự báo lạm phát trong nhóm 38 nước thành
viên lên 8,5%, đánh dấu mức cao nhất kể từ năm 1988. Riêng Thổ Nhĩ Kỳ, mức
tăng của giá cả còn lên tới 73%.
Đồng thời, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 tại một số thành phố lớn ở Trung
Quốc và việc thực hiện chính sách “Zero Covid” làm đứt gãy nguồn cung vật tư,
linh kiện phục vụ sản xuất thế giới.
Cuộc xung đột Nga - Ukraine và chính sách trừng phạt kinh tế tăng dần của các
nước phương Tây đối với Nga cùng sự trả đũa cũng rất mạnh mẽ của Nga với các
nước phương Tây làm cho nguồn cung xăng dầu, gas và nhiều vật tư, nguyên liệu bị
xáo trộn. Giá cả xăng dầu và nhiều loại vật tư nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới
tăng cao, tác động mạnh đến lạm phát.
Tuy nhiên, tình hình giá cả ở Việt Nam chưa bị tác động nhiều trong quý 1 do sức
cầu còn yếu, nhiều ngành dịch vụ chưa mở cửa nên CPI một số tháng chưa tăng
mạnh.
6 tháng đầu năm 2022, CPI Việt Nam chỉ tăng 2,44% và lạm phát cơ bản tăng
1,25% là tương đối thấp, trong khi lạm phát ở nhiều quốc gia trên thế giới cao kỷ
lục hàng chục năm và giá cả nhiều mặt hàng như xăng dầu, nguyên nhiên vật liệu
đầu vào của nền sản xuất tăng cao (vneconomy.vn, n.d.).

10
Hình 5: Chỉ số lạm phát 6 tháng đầu năm 2022
 Suy thoái kinh tế
Là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế ở một quốc gia, một khu vực. Việc
suy thoái ở đây có thể kể đến chỉ số GDP hay tổng sản phầm quốc nội giảm trong
một thời gian dài. Thời gian để xác định tình hình suy thoái là hai quý trong một
năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm. 
Theo Báo Chính phủ, lạm phát trên toàn thế giới đang tăng với tốc độ mạnh nhất
trong nhiều thập kỷ qua như đã đề cập ở trên, do nguồn cung bị hạn chế giữa lúc
nhu cầu của các nước gia tăng trong quá trình phục hồi từ đại dịch COVID-19. 
Trong năm nay, tình hình trở nên trầm trọng hơn do tác động của cuộc xung đột ở
Ukraine cũng như các biện pháp phong tỏa của Trung Quốc trong nỗ lực phòng
chống đại dịch COVID-19. Tình hình trên buộc các ngân hàng trung ương chủ chốt
phải có phản ứng mạnh mẽ, tăng chi phí cho vay để làm giảm nhu cầu và kiềm chế
lạm phát leo thang.
Tuy nhiên, trong báo cáo mới đây, các nhà kinh tế của WB cảnh báo biện pháp này
có thể vẫn chưa đủ để hạ nhiệt lạm phát, khiến các ngân hàng trung ương cần phải
tăng thêm tăng lãi suất - đây là nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Trong
kịch bản này, WB dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ

11
giảm xuống 0,5% vào năm 2023 - tức là giảm 0,4% tăng trưởng tính theo đầu
người, đồng nghĩa với việc kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái (baochinhphu.vn,
n.d.).
 Sự thiếu hụt
Sự thiếu hụt là thuật ngữ được thể hiện trong hoạt động kinh tế. Khi các sản phẩm
hàng hóa trên thị trường có sự chênh lệch tạm thời giữa nhu cầu của người dùng
không được đáp ứng kịp thời. Giai đoạn này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn
dựa trên các đáp ứng nhanh chóng từ phía nhà sản xuất.
Vào năm 2019, cuộc khủng hoảng từ dịch bệnh Covid -19 đã gây ra tình trạng khan
hiếm, thiếu hụt khẩu trang trên toàn địa bàn Việt Nam.
Vào đầu tháng 10 năm 2022, chúng ta đang đứng trước tình trạng thiếu hụt xăng tại
các điểm bán tại TPHCM. Đặc biệt tại các quận như Gò Vấp, Tân Bình, người dân
phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt phương tiện đi lại do cung ứng xăng không đủ
(luatduonggia.vn, n.d.).
2.1.1.2. Kỹ thuật - công nghệ
Theo Báo Tài nguyên và Môi trường, kết quả nghiên cứu của Bộ KH&CN gần đây
cho thấy trong giai đoạn từ 2001 - 2019, đổi mới công nghệ và hấp thụ công nghệ là
động lực chính thúc đẩy tăng trưởng ở Việt Nam. Giai đoạn 2001 - 2019, đầu tư
thực tế vào ứng dụng, đổi mới công nghệ trên lao động tại Việt Nam tăng gần
250%. 
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã đóng góp quan trọng, toàn diện trong
phát triển kinh tế - xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng
trưởng tăng từ 33,6% (giai đoạn 2011 - 2015) lên 45,2% (giai đoạn 2016 - 2020).
Tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt 39,0% (vượt mục tiêu 35%). Tỉ trọng giá trị
xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị hàng hoá tăng từ 19% năm
2010 lên khoảng 50% năm 2020. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu – GII tăng 17
bậc trong giai đoạn 2016 - 2020, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, đứng đầu trong
số các quốc gia ở mức thu nhập trung bình thấp. Kết quả đánh giá cho thấy nỗ lực
đổi mới công nghệ đã đóng góp tới 3,3% trong mức tăng tổng 5,6% của sản lượng
trung bình hàng năm trên mỗi lao động.

12
Vì vậy, trong bối cảnh hoàn cầu hoá như hiện nay, công nghệ ngày một đóng vai trò
không thể thiếu để các doanh nghiệp phát triển tăng trưởng cũng như nâng cao tinh
thần cạnh tranh lành mạnh giữa các đối thủ thương trường. Từ đó góp phần làm
tăng trưởng nền kinh tế của quốc gia một cách mạnh mẽ.
Đặc biệt với ngành thực phẩm đóng gói lại càng cần những công nghệ tiên tiến bậc
nhất để sản xuất sản phẩm có chất lượng tiêu chuẩn, cao đáp ứng nhu cầu ngày càng
hướng đến sức khoẻ của người tiêu dùng Việt.
2.1.1.3. Pháp luật - chính trị
 Pháp luật
Việt Nam có hệ thống luật pháp khá hoàn chỉnh và thống nhất. Các Bộ luật được
sửa đổi phù hợp với tình hình đất nước qua các giai đoạn.
Luật Kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển thịnh vượng của dân
tộc cũng như góp phần giúp doanh nghiệp điều hành công ty mượt mà, hợp tác với
đối tác có pháp luật bảo hộ những quyền lợi cũng như rõ ràng về quyền hạn, nghĩa
vụ, trách nhiệm. Luật Kinh tế bao gồm 3 nhóm chuyên ngành: Luật Thương mại
quốc tế, Luật Kinh doanh, Luật Tài chính – ngân hàng.
Các Luật về thuế đang ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nội địa
phát triển, áp thuế khá cao với một số sản phẩm nhập khẩu đặc biệt như ô tô,…
 Chính trị
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là một chỉnh thể được cấu
thành bởi 5 mục tiêu tồn tại trong mối quan hệ thống nhất. Đây là kết quả của quá
trình kế thừa, vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào
tổng kết thực tiễn cách mạng, vào công cuộc đổi mới của Việt Nam.
Truyền thống “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” được lực lượng Công an nhân
dân lấy làm tôn chỉ, kim chỉ nam.
Nhìn chung, chính trị Việt Nam khá ổn định, tạo điều kiện phát triển cho rất nhiều
nhóm ngành, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hiện Việt Nam là một nước đang phát triển, vì vậy hầu hết các chính
sách kinh tế sẽ được Nhà nước cân nhắc để phù hợp với tình hình quốc gia hiện tại
và với xu thế phát triển thịnh vượng cho nền kinh tế.

13
2.1.1.4. Văn hoá - xã hội 
Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng sử dụng các sản phẩm an toàn, tốt cho
sức khỏe. Các năm gần đây, khẩu hiệu “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”
được người Việt ủng hộ mạnh mẽ, đóng góp một phần không nhỏ đến động lực phát
triển của các doanh nghiệp nội địa.
Vấn đề bảo vệ môi trường được người dân quan tâm và hướng đến một môi trường
xanh – nếp sống xanh, vì vậy các doanh nghiệp hướng đến cộng đồng, giá trị môi
trường thường được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn.
Người tiêu dùng tại Việt Nam khá nhạy cảm về giá. Sự thay đổi về giá có thể làm
thay đổi quyết định mua sản phẩm của một khách hàng. Bên cạnh đó, do có sự phân
hoá ở các khu vực nên hành vi tiêu dùng của người Việt không thống nhất. (Vì vậy,
quá trình nghiên cứu và phân khúc thị trường là rất quan trọng.)
2.1.2. Môi trường bên trong
2.1.2.1. Quan hệ hợp tác giữa các thành viên 
Không chỉ Acecook mà các doanh nghiệp lớn nhỏ khác đều rất coi trọng và quan
tâm đến quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong kênh. Với Acecook, các đối tác
phân phối được phân chia trách nhiệm và nghĩa vụ rõ ràng trên phương diện pháp lý
trong hợp đồng. Bên cạnh đó, Acecook có chiều dài phát triển lâu dài, chuyên
nghiệp đã tạo được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, uy tín với các thành viên trong
kênh phân phối - một trong những “sợi tơ hồng” se duyên “làm ăn” quan trọng trên
con đường đưa sản phẩm đến người tiêu dùng suôn sẻ, nhanh chóng.
2.1.2.2. Sức mạnh của thành viên trong kênh
Acecook có các đại lí riêng phân phối sản phẩm trong kênh của mình, là một sự
hiện diện an toàn trên mạng lưới phân phối bởi không phụ thuộc 100% vào các nhà
phân phối bán lẻ khác trên kênh MT (Modern Trade) hay GT (General Trade) khác.
Song, với sự phát triển vượt trội của các trung tâm thương mại, sự bùng nổ mạnh
mẽ của văn hoá đi siêu thị của người Việt cùng với tính chất hàng hoá mì ăn liền
thuộc nhóm tiêu dùng nhanh, gia tăng tầm vóc của các nhà bán lẻ trên khắp cả nước
thì mỗi thành viên trong kênh đều có cho mình những lợi thế quan trọng, những sức
mạnh riêng. Và nói đến sức mạnh phân phối thì không thể không nhắc đến kênh

14
thương mại điện tử. Từ sau 2019 – năm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, người tiêu
dùng đã chuyển hướng từ mua hàng truyền thống qua mua hàng trực tuyến. Vì vậy,
mỗi thành viên trong mạng lưới phân phối của Acecook đều có những tiềm năng
phát triển riêng, mỗi kênh đều có vai trò, thế mạnh khác nhau. Và Acecook mong
muốn tận dụng được các tiềm lực của các kênh trên, đưa sản phẩm đến khách hàng
qua cách thức tiện lợi nhất, nhanh chóng nhất và đáp ứng nhu cầu khác hàng ở mức
cao nhất.
2.1.2.3. Cạnh tranh 
Cạnh tranh là một yếu tố tất yếu để phát triển. Cạnh tranh lành mạnh là định hướng
mà Acecook muốn thúc đẩy các thành viên trong kênh phân phối của mình thực
hiện. Vì vậy, Acecook luôn bình đẳng quyền lợi giữa các nhà phân phối với nhau,
rõ ràng, minh bạch các chương trình ưu đãi, khen thưởng cũng như các trách nhiệm
đi kèm. Làm việc hợp tác một cách chuyên nghiệp và uy tín để luôn gìn giữ và phát
huy môi trường cạnh tranh lành mạnh trong mạng lưới phân phối của mình.
2.1.2.4. Xung đột
Mặc dù Acecook luôn cố gắng xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh như
đề cập ở trên, cạnh tranh giữa các thành viên rất dễ sa vào trạng thái thiếu lành
mạnh, dẫn đến xung đột kênh. Xung đột kênh có thể ở quy mô lớn hoặc nhỏ, nhưng
mỗi lần xung đột xảy ra đều sẽ có tác động đến doanh nghiệp (có thể tốt hoặc xấu).
Quan trọng ở cách Acecook đối mặt và giải quyết mâu thuẫn giữa các kênh để đưa
ra giải pháp tối ưu nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất cho người tiêu dùng

15
2.2. Cấu trúc kênh phân phối 

2.2.1. Sơ đồ cấu trúc kênh

Hình 6: Sơ đồ cấu trúc kênh phân phối mì Hảo Hảo


 Kênh truyền thống 

Hình 7: Sơ đồ kênh phân phối truyền thống

16
Acecook sử dụng kênh phân phối 3 cấp. Nhà sản xuất sẽ vận chuyển hàng đến các
đại lý của Acecook, sau đó các đại lý sẽ vận chuyển đến tay các nhà bán buôn. Qua
các điểm bán lẻ và cuối cùng mới tới tay người tiêu dùng. Với kênh phân phối khá
dài (3 cấp trung gian) và rộng (chiếm 95% các điểm bán lẻ cả nước), kênh phân
phối truyền thống của Acecook là một kênh phân phối có độ phủ chặt chẽ, rộng lớn.
Không chỉ vậy, tính chất Mì ăn liền là thực phẩm có hạn sử dụng lâu, khắc phục
được vấn đề của các loại thực phẩm tươi sống khi vận chuyển qua nhiều trung gian.
Song, vấn đề hư hỏng, rách, nát vẫn cần Acecook cân nhắc và giám sát thêm các
biện pháp bảo quản khi vận chuyển để đảm bảo đường truyền sản phẩm của mình
chất lượng, đảm bảo giá trị sản phẩm không bị hao mòn và hư hại quá nhiều.
Với tất cả những ưu điểm và tiềm năng như trên thì kênh phân phối 3 cấp của
Acecook với loại hình phân phối truyền thống cũng tiềm ẩn những nguy cơ hết sức
nguy hiểm. Số lượng nhà bán lẻ quá nhiều cũng gây ra những đe dọa lớn nếu
Acecook không giám sát chặt chẽ, xảy ra những vấn đề như: Nhà bán lẻ thay đổi giá
sản phẩm, giảm các ưu đãi, tuồn hàng hết hạn sử dụng để kinh doanh,… Và khi
phân phối qua 3 cấp như vậy, chi phí vận chuyển cũng là một bài toán khó giải nếu
không tính toán kỹ, sẽ đem lại những khoản tiền “không đáng chi” về cho doanh
nghiệp.
 Kênh hiện đại

Hình 8: Sơ đồ kênh phân phối hiện đại

17
Không chỉ kênh phân phối truyền thống, mà cả kênh hiện đại cũng lấy các đại lí làm
điểm khởi đầu. Từ đây cho thấy rằng, Acecook đánh giá khá cao các tiềm năng sân
nhà, tin tưởng và nâng cao lợi thế phân phối từ các đại lí. Từ các đại lí, sản phẩm
Mì Hảo Hảo được phân phối tại hầu hết các siêu thị cũng như cửa hàng tiện lợi,
không khó để nhìn thấy sản phẩm này trên giá trưng bày bán với những mức giá vô
cùng cạnh tranh tại LotteMart, siêu thị Aeon, Go!, MegaMarket, CircleK,
FamilyMart,…
Với tiềm năng khổng lồ từ kênh thương mại điện tử, khi mà những năm gần đây,
các sàn thương mại như Shopee, Lazada,.. hay các website nổi lên trở thành xu thế
mua hàng của người dân, việc phát triển thêm một kênh phân phối thương mại điện
tử của Acecook là có cơ sở. Các trang Fanpage Facebook liên tục chiếm được lượng
tương tác lớn từ khách hàng, song lượt mua hàng qua Facebook là khá ít, bởi tính
chất hàng hoá mà Acecook cung cấp không quá phù hợp để mua online. Nhưng với
giá trị rất lớn mà thương mại điện tử mang lại, chúng ta đều có thể tin tưởng rằng
nếu có một chiến lược phù hợp và thông minh được tung ra từ Acecook thì kênh
trực tuyến này hoàn toàn có thể tạo ra được bước đột phá lớn cho doanh nghiệp.
Và cuối cùng, Acecook Buffet Mỳ Ly – thành viên cuối cùng trong mạng lưới phân
phối hiện đại là nhà hàng buffet mỳ ăn liền đầu tiên tại Việt Nam được đưa vào kinh
doanh từ cuối năm 2020. Chủ nhân của nhà hàng này không ai khác chính là
Acecook, với khẩu hiệu “Buffet mì ly, trải nghiệm như ý”. Theo người đứng đầu
Acecook Việt Nam, ông Kajiwara Junichi thì việc xây dựng một nhà hàng buffet mì
tự chọn sẽ giúp thực khách, đặc biệt là fan của mì ăn liền sẽ có cơ hội được “pha
chế” một ly mì tùy theo ý thích mà không phải là các vị gà bò tôm cua hải sản đóng
gói sẵn như trước đây nữa.Đây được xem là một mô hình khá mới mẻ tại thị trường
Việt Nam và là một kênh phân phối mới của Acecook cho sản phẩm mì Hảo Hảo.
2.2.2. Loại cấu trúc kênh phân phối
Cấu trúc kênh phân phối theo chiều dọc (VMS), bao gồm:
- VMS theo hợp đồng (Contractual VMS): Acecook hợp tác với các chuỗi siêu
thị bán lẻ lớn như LotteMart, Aeon, GO!, MegaMarket,.. hay các chuỗi cửa hàng
tiện lợi như Family Mart, CircleK, MiniStop,… qua hợp đồng phân phối. Bên cạnh

18
đó, các đại lý cũng được Acecook ký kết hợp đồng hợp tác dựa trên các điều khoản
rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của các bên, trên tinh thần hợp tác đôi bên cùng
có lợi. Các điều khoản về hỗ trợ vận chuyển, trưng bày gian hàng,… đều được đề
cập kĩ càng trong hợp đồng và được thực hiện khá chặt chẽ, uy tín.
- VMS theo quản lý (Administered VMS): Các tiệm tạp hoá, chợ hay các điểm
bán lẻ không thuộc hệ thống quản lí doanh nghiệp được Acecook phân phối dựa
trên sự quản lí, không có hợp đồng. Các nhà bán lẻ này thường được Acecook hỗ
trợ xe vận chuyển hàng, cùng với đó là chiết khấu tốt, đem lại nhiều cơ hội kinh
doanh.
2.2.3. Thành viên kênh phân phối
2.2.3.1. Nhà sản xuất
11 nhà máy sản xuất. miền Nam có 7 nhà máy được đặt ở các tỉnh/thành phố:
TPHCM (3 nhà máy), Bình Dương (2 nhà máy), Vĩnh Long (2 nhà máy) ; miền
Trung có 1 nhà máy được đặt tại TPHCM và cuối cùng là miền Bắc có 3 nhà máy
được đặt tại các tỉnh Bắc Ninh (2 nhà máy), Hưng Yên.
2.2.3.2. Đại lý
Với mạng lưới 700 đại lý cấp 1, Acecook phủ rộng các sản phẩm của mình, đưa đến
cho khách hàng với tiêu chí “nhanh, gọn, lẹ”. Việc phủ rộng các đại lí cũng gia tăng
độ nhận biết thương hiệu của Acecook. Mặt khác, ưu điểm này cũng tiềm ẩn khá
nhiều rủi ro. Bởi đại lý chính là “khuôn mặt” của doanh nghiệp, đại diện cho doanh
nghiệp bán hàng. Bởi lẽ đó, nếu một đại lí vi phạm các quy định đã thống nhất hoặc
có tác động tiêu cực đến khách hàng về sản phẩm cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến
toàn doanh nghiệp.
2.2.3.3. Nhà bán buôn
Đại lý của Acecook không làm việc trực tiếp với các nhà bán lẻ mà thông qua các
nhà bán buôn. Vì vậy vai trò của trung gian bán buôn khá quan trọng, là mạch liên
kết giữa doanh nghiệp và mạng lưới bán lẻ phủ 95% các điểm bán lớn nhỏ. Song,
Acecook cũng cần có những chính sách, điều lệ phù hợp nhằm không để các nhà
bán buôn thâu tóm toàn bộ kênh bán lẻ, luôn có phương án dự phòng để không lâm
vào tình thế “rút không được, giữ không xong”.

19
2.2.3.4. Nhà bán lẻ
Phủ 95% các điểm bán lẻ lớn nhỏ trên kênh truyền thống và hầu hết các siêu thị,
cửa hàng tiện lợi trên địa bàn toàn quốc. Đây được xem là kênh thành công nhất của
Acecook trong mạng lưới kênh phân phối. Bởi các mặt hàng đóng gói tiêu dùng
nhanh như mì ăn liền thì các điểm bán lẻ là cầu nối gần gũi và tiện lợi nhất với
khách hàng. Và tất nhiên, kênh này cũng tiềm ẩn những hạn chế nhất định. Các bán
lẻ của Acecook thường không bán độc quyền, vì vậy các điểm bán lẻ cũng là một
trong những thương trường cạnh tranh khốc liệt nhất. Acecook cần giám sát và có
những chiến lược phân phối phù hợp, giữ tinh thần hợp tác của các nhà bán lẻ để
không xảy ra tình trạng gián đoạn kênh, gây tác dụng ngược cho doanh nghiệp.
2.2.3.5. Người tiêu dùng cuối cùng
Theo thống kê, khách hàng mục tiêu của mì ăn liền Hảo Hảo chủ yếu là học sinh,
sinh viên, người tiêu dùng ở nông thôn chiếm tỉ lệ lớn hơn thành phố. Vì vậy, mức
giá và các điểm bán lẻ là những yếu tố được Acecook ưu tiên hàng đầu trong các
chiến lược của mình.

2.3. Dòng lưu chuyển trong kênh phân phối 

2.3.1. Dòng sản phẩm

Sản phẩm Hảo Hảo được phân phối theo 2 kiểu kênh là kênh cấp 0 và kênh 1 cấp
Đối với kênh 0 cấp: Theo dòng kênh này sản phẩm của công ty đến tay người tiêu
dùng một cách trực tiếp từ các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty. Các cửa
hàng giới thiệu sản phẩm bao gồm: trung tâm kinh doanh và dịch vụ thương mại,
cửa hàng giới thiệu sản phẩm ngay tại công ty và các chi nhánh đại diện tại Đà
Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với kênh 1 cấp: Sản phẩm Hảo Hảo được bán tại các siêu thị bán lẻ như Big C,
chuỗi siêu thị Coopmart, hệ thống Maximax...Các siêu thị này phân phối trực tiếp
sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
2.3.2. Dòng sở hữu
Để hàng hóa đến tay khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi trong việc quản
lý hàng hoá, mì Hảo Hảo thành lập riêng cho mình một xí nghiệp kho vận phụ trách

20
trực tiếp đến các trung gian bán lẻ hiện đại, key accounts và cuối cùng đến tay
người tiêu dùng. Đối với kênh truyền thống, hàng hoá được chuyển tới các nhà phân
phối thông qua xí nghiệp kho vận, đến các đại lý sau đó đến tay người tiêu dùng
cuối cùng. Khi hàng hoá được vận chuyển đến các thành viên kênh, quyền sở hữu
cũng được chuyển sang cho họ.
Acecook cũng lựa chọn và làm việc với nhiều chuỗi siêu thị lớn, các cửa hàng tiện
lợi để phù hợp với xu hướng đang phát triển của xã hội. Như Acecook đã bày bán
sản phẩm của mình tại chuỗi cửa hàng tiện lợi Winmart. Vì vậy, so với trước đây mì
Hảo Hảo có thể đến tay người tiêu dùng một cách dễ dàng hơn.
2.3.3. Dòng thanh toán
Hoạt động thanh toán giữa mì Hảo Hảo với các nhà phân phối, siêu thị, key
accounts được thực hiện thông qua trung gian là các ngân hàng. 
- Đối với các nhà bán lẻ, nhà bán buôn hoạt động thanh toán trực tiếp với nhà phân
phối bằng tiền mặt hoặc ví điện tử, chuyển khoản ngay tại thời điểm giao hàng hoặc
cuối tháng tùy theo thoả thuận giữa hai bên. 
- Đối với nhà phân phối: Phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
- Đối với các nhà phân phối ở tỉnh thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua
ngân hàng hoặc tiền mặt thông qua phương tiện chuyên chở của công ty. Việc bán
và giao hàng cho các nhà phân phối được khách hàng thanh toán ngay. Điều này
giảm rủi ro cho công ty.
- Đối với siêu thị: Phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Để
tăng thêm lợi nhuận cho đối tác, nhà phân phối áp dụng chính sách công nợ cho
khách hàng, thông thường đối với hầu hết các siêu thị thời hạn thanh toán áp dụng
là 15 ngày kể từ khi xác nhận hoá đơn.
- Đối với khách hàng: Phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tại
các điểm bán mà khách hàng mua sản phẩm mì Hảo Hảo.
2.3.4. Dòng thông tin
Mì Hảo Hảo đã sở hữu trang web riêng nhằm có thể nhanh chóng truyền tải những
thông tin quan trọng và những chương trình hấp dẫn đến người tiêu dùng. Bên cạnh
đó, còn cung cấp những thông tin liên quan đến Hảo Hảo như các công đoạn liên

21
quan đến sản xuất, các dòng sản phẩm, thông tin liên hệ,... để người tiêu dùng có
thể hiểu hơn về an toàn, đảm bảo của sản phẩm Hảo Hảo và tăng thêm lòng tin về
sản  phẩm đối với khách hàng của mì Hảo Hảo.
2.3.5. Dòng xúc tiến
Dòng xúc tiến được mì Hảo Hảo thiết kế theo mục tiêu chiến lược của từng thời kỳ.
Gồm 2 giai đoạn chính là kép và đẩy: 
- Khi sử dụng chiến lược đẩy, mì Hảo Hảo tích cực khuyến khích và hỗ trợ các nhà
phân phối trong việc bán sản phẩm. Các biện pháp đó là hỗ trợ trưng bày, biểu hiệu,
giá treo. Thêm vào đó có thể kể đến các mục tiêu mà mì Hảo Hảo giao cho nhân
viên bán hàng tới các nhà bán lẻ như: Các nhân viên bán hàng làm sao cho mì Hảo
Hảo lấp đầy các tủ đựng sản phẩm đồng thời không cho các sản phẩm của nhãn hiệu
khác có cơ hội thêm hàng vào. 
- Khi sử dụng chiến lược kéo, mì Hảo Hảo tác động đến người tiêu dùng mua sản
phẩm của họ. Các biện pháp sử dụng: quảng cáo trên TV, phát sóng liên tục các
đoạn quảng cáo vào giờ vàng, quảng cáo trên báo, tờ rơi, bên cạnh đó còn có các
hoạt động vì lợi ích cộng đồng.

Hình 9: 2 giai đoạn của dòng xúc tiến


- Quảng cáo: Đây là công cụ được thương hiệu mì Hảo Hảo sử dụng nhiều nhất
trong một thời gian dài. Ngoài ra mì Hảo Hảo còn lựa chọn quảng cáo radio, thông
qua những áp phích quảng cáo trên đường phố, hoặc banner tại các siêu thị lớn như
Coopmart.
22
- Quan hệ công chúng: “Hảo Hảo - Music Box" là chuỗi sự kiện gồm 06 đêm nhạc
hoành tráng, với điểm đến lần lượt là 06 tỉnh thành có tăng trưởng tổng doanh thu
cao nhất. Không chỉ là nơi giao lưu khán giả và ca sĩ thần tượng, đây còn là hoạt
động ý nghĩa vì cộng đồng, nhằm đóng góp vào Quỹ bảo trợ trẻ em Việt nam để
giúp đỡ các bạn nhỏ bị ảnh hưởng sau đại dịch.
2.3.6. Dòng tài chính
Trong kênh của Acecook, các thành viên được phép trả chậm theo hạn mức công nợ
của công ty và có sự bảo lãnh của ngân hàng.

2.4. Chiến lược kênh phân phối

2.4.1. Chiến lược kênh về các loại trung gian

Các trung gian phân phối sản phẩm: các nhà buôn sỉ và lẻ, các đại lý, môi giới. Các
trung gian phân phối tạo nên sự tiện lợi về địa điểm, tích trữ, tồn hàng nơi gần dân
cư trú tạo nên sự sẵn có cho việc mua sắm, tiện lợi về chủng loại ( Chuyên môn hóa
cửa hàng hay sắp xếp, bố trí các quầy bày sản phẩm cho tiện trong việc lựa chọn
của người mua), tiện lợi về sở hữu, ( bằng cách chuyển sản phẩm đến khách hàng
theo các hình thức thanh toán dễ dàng như trả bằng thẻ tín dụng.)
Sử dụng trung gian phân phối có thể đem lại những tiết kiệm khá lớn cho doanh
nghiệp.
- Acecook đã tạo ra 1 hệ thống tiếp thị  và phân phối trên toàn quốc, với hơn 600 đại
lý phân phối hàng hóa trải đều trong cả nước, mỗi khu vực tỉnh thành địa phương
đều có một văn phòng chi nhánh như ở Hà Nội, Cần Thơ, TP.HCM. Sự phát triển
đầy mạnh mẽ của hệ thống kênh phân phối, tạo điều kiện cho công ty Acecook có
thể bán được nhiều hàng hóa mang lại lợi nhuận lớn cho công ty
- Mỳ hảo hảo đã lựa chọn nhiều hình thức kênh phân phối khác nhau để mang sản
phẩm đến tới người tiêu dùng nhưng chủ yếu là phân phối theo hệ thống đại lý (bán
sỉ), ngoài ra Hảo Hảo còn lựa chọn ra các đại lý bán sỉ (Đại ly cấp 1) và nhiệm vụ
của các nhà bán sỉ này là phân phối xuống các nhà bán sỉ cấp dưới rồi chia xuống
các nhà bán lẻ. Khi khách hàng có nhu cầu, các tiệm bán lẻ sẽ báo lên các nhà bán sỉ
và doanh nghiệp này sẽ cung cấp sản phẩm theo hình thức bán đứt.

23
- Kênh hai cấp: (nhà máy sản xuất Acecook) chuyển xuống (nhà phân phối) sau
đó sẽ chuyển xuống (nhà bán lẻ) để bán đến (người tiêu dùng cuối cùng).
- Kênh ba cấp: (nhà máy sản xuất Acecook) chuyển xuống (nhà phân phối) sau đó
qua (nhà bán buôn) đến (nhà bán lẻ) rồi từ đó đưa sản phẩm đến với (người tiêu
dùng cuối cùng).
- Ưu điểm của phân phối trung gian là vốn đầu tư vào sẽ không cao, phù hợp với
thương hiệu mạnh, được thị trường ưu chuộng. Tuy nhiên thì nếu có bất kỳ sự cố
nào xảy ra với sản phẩm (Chẳng hạn sản phẩm hết hạn, chất lượng ảnh hưởng trong
quá trình vận chuyển), và chính điều này sẽ ảnh hưởng đến các nhà phân phối cấp
dưới. Và một phần nữa là do phân phối sản phẩm theo nhu cầu nên sản phẩm nhiều
khi sẽ được phân phối đến người tiêu dùng khá nhanh và cũng có khi chậm do thiếu
hàng hóa.

Hình 10: Mô hình phân phối mì tôm Hảo Hảo


2.4.2. Chiến lược kênh với người trung gian ở mỗi cấp 
Cấp I: Acecook đã tự tạo lập ra chỗ đứng vững chắc kênh bán hàng qua hệ thống
siêu thị trên toàn quốc và có tất cả trên 700 đại lý cấp I phân phối độc quyền được

24
phân bố đều từ đồng bằng vùng cao, vùng sâu,… Ở bất cứ đâu người tiêu dùng vẫn
có thể tiếp cận được mì ăn liền Hảo Hảo Acecook. Sản phẩm mì tôm Hảo Hảo xuất
hiện trên hầu hết các quầy tạp hóa của các cửa hàng. Cụ thể, Hảo Hảo được bán tại
các siêu thị bán lẻ như Big C, chuỗi siêu thị do mart, hệ thống Maximax… Các siêu
thị này phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, bằng cách
cho người tiêu dùng tự lựa chọn mặt hàng, dòng sản phẩm mình ưa thích và phù
hợp
Cấp II:  là những khách hàng phân phối sản phẩm và liên hệ trực tiếp với đại lý cấp
I, cấp II của kênh tiêu thụ bao gồm:
- Các đại lý cấp
- Các cửa hàng bán lẻ thực phẩm đồ hộp
- Các nhà hàng ăn uống
- Các tụ điểm vui chơi giải trí như: khách sạn, trung tâm giải trí,…
Và cũng chính những trung gian cấp II là nguồn cung cấp thông tin phản hồi, nhanh
nhất từ phía khách hàng, để từ đố Acecook kịp thời nắm bắt được nhu cầu, xu
hướng thị trường và đáp ứng kịp thời người tiêu dùng.
 Để củng cố duy trì và quản lý thành viên trong kênh các nhân viên tiếp thị của nhà
máy thường xuyên đến thăm hỏi các đại lý để nắm bắt được nhu cầu tình hình tiêu
thụ và những khó khăn của các đại lý để có thể kịp thời có những biện pháp giúp đỡ
thỏa đáng. Theo như tìm hiểu và cập nhật thông tin và ước tính sơ bộ từ các đại lý
cấp I trong địa bàn Hà Nội sản phẩm Hảo hảo được tiêu thụ qua kênh:
- Qua cửa hàng bán lẻ và các đại lý cấp I và cấp II là 80% lượng mì tôm tiêu thị trên
địa bàn.
- Qua các nhà hàng, khách sạn chiếm 20%.
Như vậy chỉ cần thông qua những con số trên ta thấy được sản phẩm được tiêu thụ
chủ yếu thông qua các trung gian đặc biệt là các trung gian cấp II chiếm tới 91% số
lượng mì tôm Hảo Hảo được bán ra trên thị trường. Nhà máy cần có các biện pháp
tích cực để ngày càng hoàn thiện hệ thống kênh phân phối.

25
2.4.3. Chiến lược kênh về điều kiện và trách nhiệm của các thành viên trong
kênh 
2.4.3.1. Điều kiện bán hàng
- Nhà sản xuất Acecook ký kết hợp đồng ràng buộc với trách nhiệm và quyền lợi
của cả hai bên với từng đối tượng phân phối
- Acecook lựa chọn và thu hút thành viên trong kênh với những tiêu chuẩn về mặt
hàng họ bán, mức lợi nhuận và cam kết khả năng phát triển, khả năng chi trả tính
hợp tác và sự uy tín cũng như các điều kiện kinh doanh khác
- Đối với các đại lý khi vi phạm quy định Acecook có các biện pháp cắt bỏ các
chính sách chiết khấu ưu đãi để làm gương, để được làm đại lý cho sản phẩm này
Acecook yêu cầu đại lý là cam kết không bán bất kỳ sản phẩm kém chất lượng hoặc
đã quá hạn sử dụng theo yêu cầu của công ty.
2.4.3.2. Những dịch vụ hỗ trợ và trách nhiệm cần phải được xác định rõ ràng 
- Hảo hảo với chiến lược mở rộng thị trường, mở rộng các đại lý, tăng dần số lượng
và chất lượng các kênh phân phối.
- các nhà trung gian của Acecook thường xuyên được khuyến khích để làm việc
đem lại những kết quả tốt, và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi đáp ứng mọi nhu cầu
mong muốn của các thành viên trong kênh cấp dưới.
- Với các đại lý, acecook luôn có những đãi ngộ cho các đại lý độc quyền, trung
thành của mình như hỗ trợ vận chuyển, tư vấn cách bán sản phẩm, chiết khấu
thương mại, thưởng theo doanh số bán được

2.5. Thiết kế kênh phân phối

2.5.1. Nhận dạng nhu cầu phải thiết kế kênh

Phát triển sản phẩm mới/dòng sản phẩm mới: không để người tiêu dùng thưởng
thức những sản phẩm cố định, Acecook Việt Nam luôn cố gắng tạo ra những sản
phẩm mới đa dạng hương vị và nhiều chủng loại. Mì Hảo hảo với dòng sản phẩm
mì ăn liền dạng gói đã có vị gà sườn, sườn heo tỏi phi, sa tế hành tím và tôm chua
cay và có cả mì chay. Không ngừng ở đó Hảo Hảo còn cho ra mắt mì ăn liền dạng

26
ly, phục vụ nhiều đối tượng hơn, nhắm tới đối tượng năng động, bận rộn như: học
sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng…
Thâm nhập vào khu vực thị trường địa lí mới: Hiện nay, mì Hảo Hảo đã có mặt ở
rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có: Mỹ, Anh, Pháp, Đức…có thể nói Acecook
Việt nam đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh của mình trong việc quảng bá hình ảnh văn
hoá Việt Nam cũng như nét ẩm thực Việt đến với bạn bè năm Châu, đưa sản phẩm
của mình hội nhập với thương trường quốc tế.
Xung đột nghiêm trọng giữ các thành viên kênh: Bối cảnh các nhà bán lẻ tiếp tục
phát triển với tỷ lệ tăng trưởng ngành hàng đáng kể, chính vì thế cần phát triển mối
quan hệ với trung gian và đảm bảo sản phẩm phù hợp, chất lượng cho các kênh.
Mạng lưới chuỗi cung ứng của Acecook phải đối mặt với các sự kiện bất lợi có thể
xảy ra như gián đoạn vật chất, tai nạn môi trường và công nghiệp, các hạn chế
thương mại hoặc gián đoạn tại một nhà cung cấp chính, có thể ảnh hưởng đến khả
năng cung cấp các đơn đặt hàng cho các trung gian phân phối.
Xem xét đánh giá lại hiệu quả hoạt động của kênh: trên thị trường đang có sự
cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, do đó để đưa sản phẩm mì Hảo Hảo đến tận tay
người tiêu dùng trong giai đoạn sắp tới cần phải đẩy mạnh kênh phân phối, tập
trung vào kênh trực tiếp và cũng không quên củng cố, phát triển kênh phân phối
gián tiếp. Có các kế hoạch dự phòng được thiết kế để đảm bảo nguồn cung cấp vật
liệu quan trọng trong thời gian ngắn, để chuyển giao hoặc chia sẻ sản xuất giữa các
địa điểm sản xuất và sử dụng các vật liệu thay thế trong công thức và công thức sản
phẩm.
2.5.2. Xác định và phối hợp các mục tiêu phân phối
2.5.2.1. Xác định mục tiêu chiến lược
- Mở rộng hơn nữa công việc sản xuất kinh doanh, liên kết hợp tác để gia tăng sản
lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một phát triển.
- Tăng trưởng doanh số cơ bản đạt 3-5% trong 5 năm.
- Công ty đặt mục tiêu tối đa cho việc giành thị phần và củng cố vững chắc vị trí
dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh về lĩnh vực thực phẩm.

27
- Công ty phấn đấu đạt các chỉ tiêu khác như tăng mức đóng góp cho ngân sách cho
các hoạt động nhân đạo, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng
mức lương và quan tâm hơn nữa tới các lợi ích của nhân viên, Acecook Việt Nam
cũng như toàn cầu quyết tâm duy trì mô hình đa quốc gia, đa địa phương.
- Giảm thiểu tác động của công ty đối với biến đổi khí hậu bằng cách cam kết mục
tiêu giảm phát thải và đã xây dựng lộ trình trở thành các-bon tích cực vào năm 2030
- Giảm một nửa việc sử dụng nhựa nguyên sinh bằng cách giảm cả việc sử dụng và
đẩy nhanh việc sử dụng nhựa tái chế
2.5.2.2. Xác lập mục tiêu phân phối
- Acecook sẽ tiếp tục phát triển hệ thống kênh phân phối hiện tại theo chiều sâu cho
sản phẩm mì Hảo Hảo, nâng cao chất lượng phục vụ của các trung gian phân phối
nhằm tối đa hóa độ bao phủ thị trường.
- Áp dụng các mô hình công nghệ tiên tiến trong bán hàng và quản lý bán hàng,
hoàn thiện hệ thống quản lý các nhà phân phối DMS nhằm đảm bảo tính hiệu quả
và chính xác trong hoạt động này.
- Chú trọng xây dựng thương hiệu và quảng bá hình ảnh Acecook Việt Nam chứ
không chỉ dừng lại ở việc xây dựng thương hiệu mì Hảo Hảo thông qua các hoạt
động hỗ trợ xã hội và phát triển cộng đồng.
- Nghiên cứu phát triển đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ
giá thành để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, đẩy mạnh các
hoạt động xúc tiến bán hàng.
2.5.3. Phân loại các công việc phân phối
Dự trữ sản phẩm để sẵn sàng cho việc phân phối: sản phẩm được sản xuất tại nhà
máy với quy trình khép kín sau đó được vận chuyển qua các kho hàng trước khi các
trung gian phân phối bắt đầu tham gia vào quá trình phân phối. Kho hàng của mì
Hảo Hảo được trang bị đầy đủ các thiết bị chuyên dụng đảm bảo hàng hoá lưu trữ
với điều kiện tốt nhất. 
Đóng gói và vận chuyển: Sau khi có đầy đủ các thành phần gia vị theo quy cách
của từng sản phẩm, vắt mì sẽ được đóng gói hoàn chỉnh. Hạn sử dụng sẽ được in
trên bao bì trong quá trình đóng gói. Sau đó sẽ được đóng thùng, in ngày sản xuất,

28
lưu kho và được kiểm tra chất lượng trước khi phân phối ra thị trường. Công ty vận
chuyển hàng hóa được dự trữ trong kho đến các trung gian phân phối và theo dòng
chảy qua các nhà bán buôn bán lẻ đến với người tiêu dùng cuối cùng.
Duy trì thông tin thị trường: Công việc dự báo, phân tích được tiến hành một cách
chung chung chưa được sử dụng các công cụ toán học, các công cụ phân tích, thống
kê. Do đó, công tác dự đoán xu hướng biến đổi của thị trường về chủng loại sản
phẩm còn chưa tốt.Công ty không tiến hành các hội nghị khách hàng thường niên
nên thông tin giữa các thành viên trong kênh thường không được cập nhật và thiếu
chính xác.
Truyền tin về sản phẩm: Bất kỳ khi nào có thông tin cần trao đổi, công ty sẽ gửi
trực tiếp thông tin xuống từng nhà phân phối bằng mail, fax. Việc quản lý dòng
chảy thông tin của công ty là khá tốt về các thông tin liên quan như thông tin giá cả,
thông tin hàng hóa, thông tin hỗ trợ,..
2.5.4. Các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh
2.5.4.1. Đặc điểm khách hàng
Theo như thống kê, những khách hàng mục tiêu của Acecook cũng như mì Hảo Hảo
chủ yếu là học sinh, sinh viên, ngoài ra còn có các bà nội trợ, nhân viên văn phòng
cũng là những khách hàng mà mì Hảo Hảo hướng tới. Thị hiếu, sở thích và hành vi
của người tiêu dùng đang ngày càng thay đổi nhanh chóng hơn, nhận thấy xu hướng
người tiêu dùng ngày càng gia tăng sự yêu thích đối với thương hiệu mà đáp ứng
được nhu cầu của họ, do đó Mì Hảo Hảo cho ra đời nhiều loại sản phẩm nhằm phục
vụ tốt và định vị thương hiệu của mình không chỉ với khách hàng mục tiêu mà còn
với cả khách hàng tiềm năng. Chính vì thế, hệ thống tiếp thị và phân phối của Hảo
Hảo trải dài khắp các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
2.5.4.2. Đặc điểm sản phẩm
Mì Hảo Hảo là dòng sản phẩm mì ăn liền, gắn bó với hàng triệu người dân Việt
Nam qua nhiều thế hệ, mì Hảo Hảo đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của mọi
gia đình. Với một mức giá khá rẻ, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân lao động
nhưng chất lượng của mì Hảo Hảo lại vượt lên trên mệnh giá đó, đáp ứng đầy đủ
các tiêu chí: nhanh, ngon, rẻ. Hương vị lạ, đa dạng, đảm bảo dinh dưỡng là những

29
đặc tính có sẵn của sản phẩm, đã tạo nên những ấn tượng riêng biệt thu hút người
tiêu dùng từ dễ đến khó tính. Hiện nay, Hảo Hảo tiếp tục thể hiện sự am hiểu thị
trường của mình với nhiều hương vị mì đa dạng khác nhau nhằm đáp ứng tất cả các
khểu vị ẩm thực của người tiêu dùng. Vì vậy, có thể bắt gặp được mì Hảo Hoả ở bất
cứ đâu.
2.5.4.3. Đặc điểm nhà trung gian
Để mì Hảo Hảo được phân phối rộng rãi, rộng khắp thì cần có một hệ thống cung
cấp dịch vụ sản phẩm phù hợp như: siêu thị, đại lí, cơ sở bán buôn và bán lẻ. Trong
đó bán lẻ là thích hợp và có có số lượng đông nhất, hệ thống tạp hoá có ở khắp mọi
nơi chiếm 50% trong kênh phân phối, siêu thị chiếm 30% chủ yếu ở nơi đông dân
cư, thành phố lớn, và hệ thống chợ chiếm 20%.
2.5.4.4. Đặc điểm cạnh tranh
Mì ăn liền là một sản phẩm có tầm phủ sóng rộng rãi do nó đáp ứng được khẩu vị
cũng như yêu cầu của mọi tầng lớp, do đó cuộc đua giành giật thị trường mì ăn liền
luôn diễn ra quyết liệt và hấp dẫn các nhà đầu tư. Để cạnh tranh với các thương hiệu
mì ăn liền khác, Hảo Hảo đã có cho mình rất nhiều hương vị đáp ứng được hầu hết
các yêu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt, hương vị mì Hảo Hảo tôm chua cay,
khác biệt so với các loại mì ăn liền khác rất phù hợp với khẩu vị người Việt, rất
được yêu thích nên lượng tiêu thụ vô cùng lớn. Mì Hảo Hảo nên đầu tư vào các thị
trường và phân khúc mà công ty đã xây dựng hoặc tự tin để có thể xây dựng lợi thế
cạnh tranh.
2.5.4.5. Đặc điểm doanh nghiệp
Lực lượng lao động có tay nghề cao và cách thức làm việc nhanh nhẹn là điều cần
thiết cho tiếp tục thành công của công ty. Khả năng để thu hút, phát triển và giữ
chân nhiều người có kỹ năng khác nhau là rất quan trọng nếu công ty muốn cạnh
tranh và phát triển hiệu quả. Mất quản lý hoặc nhân sự chủ chốt khác hoặc không có
khả năng xác định, thu hút và giữ chân nhân sự có trình độ có thể gây khó khăn cho
việc quản lý doanh nghiệp và có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động và kết quả tài
chính.

30
2.5.4.6. Đặc điểm môi trường 
Thị trường mì ăn liền ở Việt Nam có sự tăng trưởng tốt, lượng mì tiêu thụ mỗi năm
rất lớn. Nhiều công ty tham gia vào thị trường nên có sự cạnh tranh gay gắt. Vì Việt
Nam là một thị trường tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh mì ăn liền,
do đó sẽ có nhiều công ty muốn gia nhập thị trường tạo ra áp lực cạnh tranh cho
Hảo Hảo ngày càng gay gắt hơn.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra trên khắp thế giới có thể ảnh hưởng đến kinh doanh
theo nhiều cách khác nhau. Tần suất thời tiết khắc nghiệt gia tăng (bão và lũ lụt) có
thể gây ra gia tăng tỷ lệ gián đoạn sản xuất và mạng lưới phân phối nhưng cũng có
thể vì bão, lũ nhu cầu sử dụng mì ăn liền tăng cao hơn. Khí hậu cũng ảnh hưởng đến
việc lựa chọn bao bì sản phẩm để bảo quản một cách tốt nhất, tránh bị ẩm mốc.
2.5.5. Phát triển cấu trúc kênh 
2.5.5.1. Chiều dài kênh

Hình 11: Cấu trúc kênh được thiết kế

31
2.5.5.2. Chiều rộng kênh
Phân phối chọn lọc: Acecook Việt Nam lựa chọn nghiêm ngặt các đại lý đủ tiêu
chuẩn. Nhà phân phối của công ty có tiềm lực tài chính mạnh, uy tín, kinh nghiệm
trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, quan hệ kinh doanh tốt, mạng lưới phân phối
rộng khắp và chuyên nghiệp, tất cả những thứ liên quan đến kho bãi, phương tiện
giao hàng, hạ tầng công nghệ thông tin phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu. của Ngoài ra,
các nhà phân phối được hỗ trợ bởi kinh nghiệm và kỹ năng của công ty trong việc
quản lý và đào tạo nhân viên để hỗ trợ các nhà phân phối trong việc thúc đẩy hoạt
động kinh doanh của họ. Công ty thường xuyên có các chương trình hỗ trợ thị
trường thông qua tài khoản ngân hàng. Các nhà phân phối được giám sát bởi những
người quản lý bán hàng được gọi là SUP, chẳng hạn như Người quản lý bán hàng
theo hệ thống và Người quản lý bán hàng theo tuyến.
Phân phối đại trà: Sản phẩm mì Hảo Hảo của Acecook Việt Nam đến tay người
tiêu dùng qua hệ thống hơn hơn hơn 700 đại lý cấp 1; vô số nhà bán buôn và bán lẻ
trên toàn quốc và các văn phòng chi nhánh tại mỗi khu vực. Aescook cũng xây
dựng và phát triển một hệ thống phân phối mạnh mẽ giúp công ty có thể bán được
nhiều sản phẩm và thu được lợi nhuận lớn. Acecook chọn một số nhà bán buôn (cấp
1) và nhiệm vụ của các nhà bán buôn này là phân phối hàng sỉ cho các nhà bán buôn
con và phân phối đều cho các nhà bán lẻ. Nếu khách hàng có nhu cầu, nhà bán lẻ sẽ
thông báo cho nhà bán buôn và công ty sẽ cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu
của khách hàng.
2.5.5.3. Lựa chọn loại trung gian tham gia kênh
Hành vi mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên khó khăn, đặc biệt là trong thời kỳ
đại dịch Covid-19, do xu hướng tiêu dùng chung ngày nay, khi người Việt ngày
càng tiến gần hơn đến các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi…
Vì vậy, Hảo Hảo đang theo đuổi chiến lược phân phối sản phẩm của mình thông
qua các kênh bán lẻ này. Sản phẩm chỉ được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua
các nhà bán lẻ. Kênh phân phối này giúp chúng tôi tập trung vào những người tiêu
dùng cuối cùng nhỏ lẻ nhưng thường xuyên.

32
Tuyển chọn thành viên kênh: Tương tự như tuyển dụng nhân viên trong công ty, khi
tổ chức các hoạt động kênh, Acecook lựa chọn và thu hút các trung gian cụ thể tham
gia vào các kênh bán hàng của công ty. Acecook lựa chọn thành viên kênh dựa trên
các tiêu chí lựa chọn thành viên kênh như tư cách thành viên trong ngành, sản phẩm
bán, lợi nhuận và tiềm năng tăng trưởng, khả năng thanh toán, cộng tác và danh
tiếng, và các điều khoản. Nếu trung gian là đại lý bán hàng, nhà sản xuất cần đánh
giá số lượng và đặc tính của hàng hóa mà họ bán, cũng như quy mô và chất lượng
của lực lượng bán hàng của họ.

2.6. Quản trị kênh phân phối

2.6.1. Xung đột kênh

Sản phẩm ở ngành mì ăn liền là những sản phẩm tiêu dùng thường xuyên, phân phối
đại trà và giá cả tầm thấp đến tầm trung, phục vụ được cho hầu hết các phân khúc
thị trường. Vì vậy nên xung đột giữa các kênh thường ít khi xảy ra và nếu có xảy ra
thì mức độ cũng không quá nghiêm trọng.
Một vài xung đột thường xảy ra ở ngành hàng này có thể kể đến đó là:
- Xung đột dọc giữa Acecook và nhà bán lẻ: Ở loại xung đột này thì phổ biến là tình
trạng bán đạp giá. Khi thực hiện khuyến mãi cho người tiêu dùng. Ví dụ mua 1
thùng mì Hảo Hảo được tặng 1 cái tô sứ, Acecook chuyển về nhà bán lẻ, những nhà
bán lẻ vì lợi ích lợi nhuận lại không tặng cho người tiêu dùng mà lấy sản phẩm tặng
kèm để đem ra bán. 
- Xung đột ngang giữa các nhà phân phối của Acecook: Ở loại xung đột này thường
xảy ra tình trạng bán lấn tuyến. Mỗi nhà phân phối được phân chia từng thị trường
nhất định, thế nhưng vì lợi ích kinh tế cá nhân nên phân phối hàng vượt ra những
khu vực của nhà phân phối khác, ngoài ra còn hạ giá thành để kích thích các nhà
bán lẻ nhập hàng, gây xung đột với nhà phân phối trong khu vực đó. Ngoài ra bán
lấn tuyến vừa là xung đột ngang vì cạnh tranh giữa các nhà phân phối, cũng vừa là
xung đột dọc giữa họ với Acecook vì họ đã phá vỡ hợp đồng được ký kết từ trước.
Những điều khoản chấm dứt hợp đồng khi phá luật đều được Acecook ghi rất rõ vào

33
văn bản trước khi ký kết với nhà phân phối, từ giảm thiểu tối đa các trường hợp tự ý
vi phạm hợp đồng.
2.6.2. Động viên các thành viên kênh
Các nhà trung gian phải thường xuyên được khuyến khích để làm việc tốt nhất.
Acecook cũng vậy, họ tạo điều kiện tốt nhất cho các kênh phân phối cấp dưới qua
cách tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của các thành viên trong kênh. Bảo Acecook
bắt rằng các trung gian là những doanh nghiệp kinh doanh độc lập họ là một thị
trường độc lập, họ có sức mạnh riêng, có chiến lược kinh doanh riêng. Các trung
gian hoạt động như một người mua cho khách hàng của họ, họ nỗ lực bán cả nhóm
hàng chứ không phải là một mặt hàng riêng lẻ.
Đối với các đại lý, Acecook luôn có những ưu đãi tuyệt đối với các đại lý trung
thành của mình như hỗ trợ vận chuyển, tư vấn cách bán sản phẩm, chiết khấu
thương mại, thương theo doanh số bán được. Trường hợp vi phạm hợp đồng, công
ty cần kiên quyết cắt bỏ, để làm gương cho các đại lý khác. Để được làm đại lý cho
sản phẩm này, Acecook đặt ra điều kiện thiết yếu là phải giữ cam kết không bán bất
kỳ sản phẩm kém chất lượng hoặc đã quá hạn sử dụng theo yêu cầu của công ty.
Với nhóm sản phẩm thực phẩm đa dạng của thị trường này. Công ty không ép các
đại lý chỉ bán mỗi sản phẩm của họ. Bởi vì đâu là mặt hàng thiết yếu, tính cạnh
tranh khá cao, nên công ty cần mở rộng hệ thống phân phối thì sản phẩm ngày càng
được phổ biến, nhưng Acecook luôn có những ưu đãi nhất định cho các địa lý nếu
họ trưng bày sản phẩm của công ty đẹp mắt và thu hút khách hàng.
2.6.3. Công cụ quản lý
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - Enterprise Resource Planning (ERP)
công cụ hỗ trợ nhân viên trong công việc, cho phép mạng phân phối Acecook trên
các nước có thể kết nối thông tin với trung tâm online hoặc offline. Thông tin giúp
Acecook đưa ra các xử lý kịp thời cũng như hổ trợ chính xác việc lập kế hoạch. 
Ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng - Customer Relationship
Management (CRM) qua việc tối ưu các chu trình và cung cấp cho nhân viên bán
hàng mọi thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng và khách hàng có thể trao đổi
thông tin với công ty theo bất cứ cách nào, vào bất cứ thời gian nào,... Đây là giải

34
pháp tiếp cận rất hiệu quả đối với chính khách hàng của Hảo Hảo, giúp công ty tiếp
thu được đầy đủ thông tin của khách hàng để đưa ra các chính sách xây dựng và
phát triển mạng lưới kênh phân phối cho phù hợp.
Hiện nay, Hảo Hảo đã triển khai và vẬn hành hệ thống tại các nhà phân phối, trụ
sở, nhà máy, kho hàng và các địa điểm bán l hiện đại trên toàn quốc (Siêu thị, cửa
hàng tiện lợi, siêu thị mini).

2.7. Phân phối hàng hoá vật chất

2.7.1. Về kho bãi, phân phối

Hệ thống kho bãi của Acecook tại Việt Nam trải dài 3 miền Bắc Trung Nam. Miền
Nam có 7 nhà máy, miền Trung có 1 nhà máy, miền Bắc có 3 nhà máy. Việc này
giúp phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng nhanh chóng và giảm thiểu tối đa giá
thành sản phẩm.
Với việc đầu tư xây dựng thêm nhà máy thứ 2 tại thành phố Hồ Chí Minh, Acecook
đã nâng tổng nhà máy tại Việt Nam lên 11 nhà máy với sản lượng khoảng 4,5 tỷ gói
mì các loại mỗi năm. Nhà máy số 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những
nhà máy sản xuất mì ăn liền khép kín hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á, là trung
tâm phân phối hàng hóa lớn nhất. Nhà máy được xây dựng trên diện tích hơn 20
ngàn m2 gồm 3 dây chuyền sản xuất mì đóng hộp với các trang thiết bị tiên tiến. Cứ
1 phút, 1 dây chuyền cho ra đời 600 gói mì.
2.7.2. Phân phối hàng hoá cho các nhà bán buôn, bán lẻ
Phân phối hàng hóa cho các nhà bán buôn: Acecook thực hiện vi tính hóa toàn bộ
hoạt động giao nhận hàng của mình. Điều này giúp giảm lượng tồn kho đáng kể của
bài toán, giúp giải bài toán nan giải về tồn kho của các nhà bán buôn hiện nay. 
Phân phối hàng hóa cho các nhà bán lẻ: Xu hướng ngày nay của người dùng Việt
là tiếp cận gần hơn với các kênh phân phối hiện đại. Do đó, Hảo Hảo đã thực hiện
chiến lược phân phối sản phẩm của mình thông qua các kênh bán lẻ này. Cụ thể,
Hảo hảo sẽ được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ để phân phối sản phẩm
trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Tại đây khách hàng có thể tự do lựa chọn mặt
hàng, dòng sản phẩm mà mình yêu thích và phù hợp nhất. Kênh phân phối này tập

35
trung hướng đến người tiêu dùng cuối cùng, tiêu thụ với số lượng nhỏ nhưng
thường xuyên.

2.8. Sự phối hợp với các biến số khác trong Marketing mix

2.8.1. Sản phẩm

Sản phẩm nổi tiếng nhất của Acecook là mì Hảo Hảo. Ngay từ khi ra đời, Hảo Hảo
ddax nhanh chóng nổi tiếng và trở thành biểu tượng cho các loại mì ăn liền tại Việt
Nam. Sức hấp dẫn của sản phẩm do giá cả phù hợp, dễ no và đa dạng hương vị.
Về nhãn hiệu sản phẩm, “Hảo Hảo” là một nhãn hiệu ngắn gọn, dễ nhớ. “Hảo chỉ
cho sự tốt đẹp, sự hoàn hảo trong cuộc sống. Nhãn hiệu này cũng là sự kết hợp tuyệt
vời giữa công nghệ hiện đại từ đất nước Nhật Bản và hương vị khó quên đặc trưng
của Việt Nam. Nhãn hiệu đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao, gây ấn tượng
mạnh cho người tiêu dùng, nắm bắt được tâm lý của khách hàng.
Hiện tại sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo đang ở giai đoạn bão hòa và đang có xu
hướng trong những năm tới, bởi hiện nay có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Do đó,
Acecook đã phát huy và sử dụng tối đa dòng sản phẩm bán chạy nhất của mình
cũng như tạo ra nhiều hương vị kết hợp khuyến mãi. Công ty đã đầu tư thêm dây
chuyền sản xuất mì ở miền Bắc, sản xuất ly giấy cho các nhà sản xuất mì ly, từng
bước hoàn thiện mọi chuỗi cung ứng cho các sản phẩm cốt lõi. Đây là những
phương pháp giảm chi phí cấu thành giá vốn đồng thời cải thiện tỷ suất lợi nhuận.
2.8.2. Giá
Với chiến lược Marketing của mì Hảo Hảo về giá, thương hiệu này đã sử dụng
chiến lược định giá sản phẩm thâm nhập thị trường.
Theo thống kê, hầu hết người tiêu dùng chính của Hảo Hảo là học sinh, sinh viên,
người tiêu dùng ở vùng nông thôn chiếm tỉ lệ cao hơn người tiêu dùng ở thành phố.
Vì vậy công ty Acecook đưa ra giá bán lẻ là 3.500 VNĐ.
Sử dụng chiến lược định giá sản phẩm thâm nhập thị trường, những gói mì ăn liền
đầu tiên ra mắt chỉ với giá 1.000 đồng. Và trải qua gần 20 năm phát triển, giá của
những gói mì đa dạng hương vị trên thị trường chỉ với mức 3.500 đồng, mức giá rẻ,
phù hợp với túi tiền và nhu cầu của mọi người tiêu dùng ở mọi tầng lớp của xã hội. 

36
2.8.3. Chiêu thị
 Quảng cáo truyền thông
Mì Hảo Hảo thực hiện nhiều chiến lược quảng cáo trên các kênh truyền hình với số
lượng lớn và trong một thời gian dài. Nhiều người tiêu dùng Việt Nam ngạc nhiên
trước chất lượng và sự nổi tiếng của sản phẩm, đặc biệt là khi công ty này chạy
quảng cáo slogan “ phục vụ 2 tỷ bữa ăn tuyệt vời mỗi năm”.
Ngoài ra, mì Hảo Hảo chọn quảng bá trên đài phát thanh, thông qua các áp phích
quảng cáo trên đường phố, tại các chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn như Big C và
Coopmart. Các banner quảng cáo mì Hảo Hảo cũng có thể được đặt tại các siêu thị,
nhà hàng… trên khắp cả nước.
 Chương trình khuyến mãi
Các chương trình khuyến mãi do Hảo Hảo thực hiện thường được gọi là khuyến mãi
trúng thưởng hoặc bốc thăm trúng thưởng. Các điều khoản của chương trình khuyến
mãi cực kỳ dễ dàng; chẳng hạn khi khách hàng mua mì Hảo Hảo sẽ nhận được tem
trúng thưởng: thẻ cào điện thoại, tiền mặt, ô tô, vàng SJC 9999
Các chương trình khuyến mãi này nhận được sự tương tác rất lớn từ người tiêu dùng
bởi lẽ cơ hội trúng thưởng đơn giản và hấp dẫn.
 Quan hệ công chúng
Ngoài các chương trình quảng cáo và kết nối người tiêu dùng trực tiếp, Hảo Hảo
còn đưa ra các chương trình quan hệ công chúng nhằm gián tiếp quảng cáo doanh
nghiệp bằng các tổ chức tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoặc giúp đỡ
đồng bào miền Trung lũ lụt. Acecook cũng được biết đến bởi các chương trình học
bổng dành cho những sinh viên không đủ tiềm lực tài chính nhưng nỗ lực trong học
tập và có khát vọng thành công, đặc biệt những gia đình có thu nhập thấp. 

37
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO CHIẾN
LƯỢC PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM MÌ HẢO HẢO CỦA CÔNG TY
ACECOOK VIỆT NAM

3.1. Nhận xét chiến lược phân phối

3.1.1. Ưu điểm

Trong hơn 22 năm xây dựng và phát triển, dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của
công ty Acecook đã gặt hái được nhiều thành công nhất định, dành được vị thế cao
trong lĩnh vực phân phối tiêu thụ sản phẩm mì ăn liền trong nước cũng như ngoài
nước, tốc độ phát triển không ngừng về quy mô cũng như doanh số. Tất cả những
thành công ấy đều nhờ vào sự hoạt động tương đối hiệu quả của hệ thống kênh phân
phối. Trong đó:
- Chính sách quản lý hiệu quả và khuyến khích các đại lý trong mạng lưới của mình,
hệ thống các đại lý của công ty đã được mở rộng và phủ khắp hầu hết các tỉnh 3
miền Bắc- Trung- Nam. Với hơn 700 đại lý phân phối hàng trải đều trong cả nước,
mọi khu vực đều có mặt văn phòng chi nhánh ở Hà Nội, Cần Thơ, TP.HCM và Đà
Nẵng. 
- Điểm quan trọng nhất trong việc lựa chọn kênh phân phối chính là các địa điểm/
đơn vị phân phối của Acecook phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động, để có
thể duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài, việc xây dựng môi trường làm việc có lợi
cho các thành viên trong kênh phân phối và người lao động là điều tất yếu. Acecook
luôn cố gắng hỗ trợ các đối tác của mình để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các đối
tượng lao động.
3.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại những điểm chưa hoàn thiện, dù có
chặt chẽ đến đâu thì cũng khó có thể tránh khỏi được những thiếu sót:
- Việc quản lý mạng lưới phân phối khổng lồ còn nhiều bất cập. Sự vận chuyển của
dòng thông tin đôi khi còn chậm trễ dẫn đến những sai lệch trong việc vận hành hệ
thống kênh bán lẻ.

38
- Hiện tại, sản phẩm Acecook không chỉ được bán ở thành phố mà còn có mặt ở hầu
hết các tỉnh thành và đa phần là được bán trong các cửa hàng tạp hóa. Acecook
không có nhân lực để giám sát hết được các hoạt động bán của những quầy tạp hóa
hay nhà phân phối nhỏ lẻ đấy nên việc kiểm soát còn bất cập.
- Hạn chế trong vận chuyển: với tính chất giòn dễ vỡ vụn của sản phẩm mì ăn liền
Hảo Hảo, việc vận chuyển khi phải xếp chồng các thùng mì lên nhau dễ ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm.
- Quan hệ với các thành viên trong kênh cũng là vấn đề nan giải cho các nhà phân
phối. Khi đã thiết lập được mối quan hệ tốt thì việc tiến hành các hợp đồng kinh
doanh sẽ diễn ra rất nhanh chóng. Đồng thời việc thực thi các quyết định, điều chỉnh
về giá bán, khuyến mãi mang tính tức thời sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Những xung
đột trong kênh gây nhiều bất lợi cho công ty, có sự cạnh tranh giành khách hàng
giữa các kênh dọc với nhau do sự phân chia vùng, phân chia trách nhiệm, quyền hạn
chưa rõ ràng. Xung đột trong kênh còn bắt nguồn từ lợi ích, nhất là xung đột từ các
đợt khuyến mãi.

3.2. Đề xuất giải pháp

- Củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên kênh và giữa các thành viên kênh
và công ty bằng cách tổ chức liên hoan gặp mặt cuối năm đối với những đại lý đạt
doanh thu yêu cầu của công ty trong 1 năm, trao thưởng về doanh số cho các đại lý
có doanh số cao, tặng quà khuyến mãi trong dịp lễ tết,...
- Công ty nên làm việc với các đại lý để thuê và đào tạo nhân viên bán hàng chuyên
nghiệp với các kỹ năng chính hãng. Những nhân viên này không chỉ giúp công ty
kịp thời phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đúng nơi, đúng lúc, mà họ
còn biết lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, giúp hình ảnh công ty bằng cách
làm việc chuyên nghiệp của mình mà họ còn biết cách quảng bá.
- Công ty cần phát triển một chương trình phần mềm HTML có thể quản lý đồng
thời các hoạt động bán hàng của tất cả các nhà phân phối trên toàn quốc. Hệ thống
này cho phép tất cả các bộ phận liên quan đến bán hàng và phân phối truy cập vào

39
tình trạng tiêu thụ của công ty bất cứ lúc nào thông qua cấu trúc giống như trang
web.

40
KẾT LUẬN

Chiến lược phân phối là một trong những chiến lược mà mỗi doanh nghiệp cần nên
chú trọng nhiều hơn để đảm bảo an toàn cho vị thế cạnh tranh của mình trên thương
trường của tất cả ngành hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, đã có
không ít các doanh nghiệp gia nhập vào thị trường Việt Nam từng tháng, từng năm.
Điều này tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường Việt Nam.
Acecook được biết đến là một trong những công ty dẫn đầu về ngành FMCG về lĩnh
vực thực phẩm tại Việt Nam. Xét riêng về hoạt động tại thị trường Việt Nam,
Acecook đã tạo nên những nỗ lực bất ngờ và thành công đối với những thương hiệu
nổi tiếng, điển hình là thương hiệu mì Hảo Hảo. Chúng ta có thể thấy rằng thương
hiệu mì quốc dân này đã được Acecook hoạch định những chiến lược phân phối rất
sát sao để từ một thương hiệu ít người biết đến một thương hiệu dẫn đầu thị trường
mì gói nói riêng và thị trường ngành FMCG của Việt Nam nói chung, như bài Báo
cáo đã đề cập ở trên.
Bên cạnh những chiến lược tài tình và khôn ngoan của Acecook dành cho Hảo Hảo
thì bài Báo cáo còn nhấn mạnh được những đề xuất một cấu trúc kênh cho sản phẩm
mì Hảo Hảo nhằm đóng góp vào quá trình quản trị kênh phân phối của Acecook tốt
hơn. Với mục tiêu bao phủ thị trường với sản phẩm mì Hảo Hảo giữa sự cạnh tranh
kênh phân phối khốc liệt với các thương hiệu nổi tiếng như Omachi, Gấu đỏ,...
Acecook bên cạnh lên những kế hoạch tuyệt vời mà còn phải suy đoán được những
đối tiềm năng cùng ngành và khách hàng  để xoay chuyển kịp thời, giữ vững vị thế.

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO

(n.d.). Retrieved from academia.edu: https://www.academia.edu/9751610/B


%C3%A1o_c%C3%A1o_th%E1%BB%B1c_t%E1%BA%ADp
(n.d.). Retrieved from acecookvietnam.vn: https://acecookvietnam.vn/danh-hieu-
giai-thuong/
(n.d.). Retrieved from thuonghieucongluan.com.vn:
https://thuonghieucongluan.com.vn/acecook-viet-nam-kinh-doanh-nhu-the-
nao-nhung-nam-qua-a144864.html
(n.d.). Retrieved from acecookvietnam.vn: https://acecookvietnam.vn/san-pham/mi-
hao-hao/
(n.d.). Retrieved from cafebiz.vn: https://cafebiz.vn/goi-hao-hao-chi-3500-dong-
nhung-mang-lai-loi-nhuan-nghin-ty-cho-acecook-doanh-thu-van-ty-hon-ca-
vifon-va-mang-mi-cua-masan-cong-lai-20210828000650813.chn
(n.d.). Retrieved from vneconomy.vn: https://vneconomy.vn/thanh-tri-lam-phat-4-
kho-xuyen-thung.htm
(n.d.). Retrieved from baochinhphu.vn: https://baochinhphu.vn/suy-thoai-kinh-te-
song-gio-toan-cau-102220921103810845.htm
(n.d.). Retrieved from luatduonggia.vn: https://luatduonggia.vn/su-thieu-hut-la-gi-
nguyen-nhan-va-giai-thich-tinh-trang-thieu-hut/
(n.d.). Retrieved from baocaocongty.com: https://baocaocongty.com/top-cong-ty-
mi-an-lien-lon-nhat-viet-nam-2/

42

You might also like