You are on page 1of 37

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




BÀI TẬP LỚN


MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH CỦA CÔNG TY
COCA-COLA

NGÀY NỘP 22/04/2023


Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàng Mai

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số

Nguyễn Châu Khải Hưng 1913636


Nguyễn Khoa Điềm 2210751
Nguyễn Hà Đình Anh 2210081
Nguyễn Thị Yến Như 2212476
Trần Võ Thanh Thảo 2213170
Lê Thị Đông Thi 2213221
Võ Vương Thiện Thuật 1915389
Đoàn Võ Minh Thao 2213099
Huỳnh Chí Thiện 2014575

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BÀI TẬP LỚN
Môn: QUẢN LÝ SẢN XUẤT (MSMH:IM1023 )
Nhóm/Lớp:L05 Nhóm:1 HK:222 Năm học: 2022-2023
Đề tài: PHÂN TÍCH QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH CỦA CÔNG TY COCA-COLA

% Điểm Điểm
STT Mã số Họ Tên Nhiệm vụ được phân công BTL Ký tên
SV BTL
1. Phân tích, hiệu chỉnh, tổng hợp 100%
1913636 Nguyễn Châu Khải Hưng Hưng
2. Hoạch định quá trình sản xuất 100%
2210751 Nguyễn Khoa Điềm Điềm
3. Chất Lượng 100%
2210081 Nguyễn Hà Đình Anh Anh
4. Thiết kế sản phẩm và dịch vụ 95%
2212476 Nguyễn Thị Yến Như Như
5. Tổng quan về công ty 100%
2213170 Trần Võ Thanh Thảo Thảo
6. Tổng quan về công ty 100%
2213221 Lê Thị Đông Thi Thi
7. Chọn lựa vị trí 100%
1915389 Võ Vương Thiện Thuật Thuật
8. Quản lý chuỗi cung ứng 100%
2213099 Đoàn Võ Minh Thao Thao
9. Thiết kế sản phẩm và dịch vụ 95%
2014575 Huỳnh Chí Thiện Thiện
Họ và tên nhóm trưởng: Nguyễn Châu Khải Hưng, Số Điện Thoại: 0387263096, Email: hung.nguyen.hec_quyn@hcmut.edu.vn
Nhận xét của giáo viên: …………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………….
GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

Hung
Nguyễn Châu Khải Hưng
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Chương I: TỔNG QUAN VỀ COCA-COLA

Hình 1.1. Logo của công ty

Hình 1.2. Mẫu thiết kế của công ty qua các năm

Chương II: Quản lý vận hành của Coca-cola

Hình 1.1: Thiết kế bao bì Coca-cola

Hình 1.2: Thiết kế bao bì có dòng chữ ấn tượng “Recycle Me” Coca-cola

Hình 1.3: Mẫu kiểu dáng chai Coca-cola theo dòng đời sản phẩm

Hình 1.4: Coca-cola Plus, Coca-cola Light, Coca-cola Zero

Hình 1.5: Mẫu thiết kế Spire đươc thay đổi diện mạo

Hình 1.6: Mẫu thiết kế Fanta theo hình xoắn ốc

Hình 1.7: Mẫu thiết kế Nutriboost và Minute Maid

Hình 1.8: Thiết kế Coca-cola phiên bản tết 2023

Hình 1.9: Cho sự kiện “Bật nắp sắp đôi – trúng cả đời”

Hình 1.10: Cho sự kiện Chiến dịch Happiness Factory (2006)

Hình 1.11: Cho Chiến dịch “Có Coca-cola món nào cũng ngon”

Hình 1.12: Cho sự kiện “Hát cùng Coca-cola”

Hình 2.1: Bảng xếp hạng nước uống có ga được bán chạy nhất ở Mỹ năm 2021

Hình 2.2: Nhãn giá trị dinh dưỡng trong 100ml Coke Classic

Hình 4.1: Chi nhánh công ty Coca-cola tại Hà Nội

Hình 4.2: ảnh chụp từ trên cao của nhà máy Coca-cola tại Đà Nẵng

Hình 4.3: Công ty Coca-cola ký thoả thuận hợp tác với hiệp hội mía đường Việt Nam

Hình 4.4: Đại diện các bên tiến hành nghi thức nhấn nút khởi công dự án nhà Hình máy sản nước

Hình 4.4: Đại diện các bên tiến hành nghi thức nhấn nút khởi công dự án nhà Hình máy sản xuất
nước giải khát Coca-cola

Hình 5.1: Mô hình chuỗi cung ứng của Coca-cola.


i
MỤC LỤC
BÀI TẬP LỚN ..............................................................................................................1
MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT ....................................................................................1
ĐỀ TÀI .........................................................................................................................1
PHÂN TÍCH QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH CỦA CÔNG TY COCA-COLA ............1
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................ i
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ COCA-COLA .........................................................2
1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................... 2
1.2. Logo của công ty ............................................................................................... 2
1.3. Lịch sử phát triển .............................................................................................. 3
1.3.1. Nguồn gốc ra đời .............................................................................................. 3
1.3.2. Thế kỷ XX......................................................................................................... 3
1.3.3. New Coke .......................................................................................................... 3
1.3.4. Coca-cola Life .................................................................................................. 4
1.3.5. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Coca-cola Việt Nam ........ 4
1.4. Đối thủ cạnh tranh ........................................................................................... 5
CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VẬN HÀNH CỦA COCA-COLA ............................................... 8
1. Thiết kế sản phẩm và dịch vụ ........................................................................................... 8
1.1. Về thiết kế ....................................................................................................................... 8
1.2. Dịch vụ hỗ trợ của Coca-cola ...................................................................................... 12
2. Chất Lượng: .................................................................................................................... 16
2.1 Chất lượng sản phẩm:................................................................................................... 16
2.2 Chất lượng việc sản xuất hàng hóa/ Chất lượng vận hành: ....................................... 17
2.3 Kết luận: ........................................................................................................................ 19
3. Quá Trình Hoạch Định Sản Xuất Của Coca-cola ........................................................ 20
3.1. Nghiên cứu và dự báo .................................................................................................. 20
3.2. Thiết lập mục tiêu và mục đích công ty ....................................................................... 20
3.3. Các chiến lược kinh doanh và marketing ................................................................... 20
3.3.1:Mô hình SWOT .......................................................................................................... 20
3.3.2: Chiến lược kinh doanh ............................................................................................. 22
3.3.3:Chiến lược marketing ................................................................................................ 22
4. Chọn lựa vị trí: ................................................................................................................ 23

ii
4.1. Các chi nhánh Coca-cola tại Việt Nam: ..................................................................... 23
4.2. Tầm quan trọng của việc chọn lựa vị trí trong vận hành quản lí sản xuất: ............. 24
4.2.1. Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và vận chuyển: ............................................... 24
4.2.2. Khả năng tiếp cận thị trường: .................................................................................. 24
4.2.3. Chi phí đầu tư: .......................................................................................................... 25
4.2.4. Tiềm năng phát triển:................................................................................................ 25
5. Chuỗi cung ứng của Coca-cola Việt Nam ..................................................................... 27
5.1 Mô hình chuỗi cung ứng của Coca-cola...................................................................... 27
5.1.1 Nhà cung cấp: ............................................................................................................ 27
5.1.2. Nhà sản xuất (Coca-cola) ......................................................................................... 28
5.1.3. Phân phối: ................................................................................................................. 28
5.1.4. Bán lẻ: ........................................................................................................................ 28
5.1.5. Người tiêu dùng: ....................................................................................................... 28
5.1.6. Dịch vụ chăm sóc khách hàng: ................................................................................ 28
5.2. Cách thức hoạt động chuỗi cung ứng ......................................................................... 29
5.3. Đối thủ cạnh tranh ....................................................................................................... 29
5.4. Thị trường mục tiêu ..................................................................................................... 29
5.5. Chiến lược kinh doanh ................................................................................................ 29
5.6. Phân tích các yếu tố chuỗi cung ứng .......................................................................... 29
5.6.1 Các yếu tố thành công trong chuỗi cung ứng của Coca-cola .................................. 29
5.6.2. Các yếu tố chưa thành công trong chuỗi cung ứng ................................................ 30
5.7. Bài học rút ra ................................................................................................................ 30
Tài liệu tham khảo .............................................................................................................. 31

iii
PHẦN MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển hiện nay, sự giao thương quốc tế giữa các quốc gia đã trở thành
một điều tất yếu không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Sự phát triển về lực lượng sản
xuất, cách mạng khoa học-công nghệ và các hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia đang và
sẽ trở thành những lực lượng chủ chốt trong quá trình thúc đẩy đến toàn cầu hoá, tác động
mạnh mẽ đến kinh tế-xã hội trên toàn thế giới. Vì vậy, các công ty đa quốc gia đã và đang
thâm nhập vào thị trường kinh tế của tất cả các vùng lãnh thổ. Sự ra đời của các công ty đa
quốc gia đã góp phần nào tạo ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển tiến lên một nền
sản xuất cao hơn, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc. Từ những điều kiện trên, công
ty Coca-cola đã ra đời. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1892 và cho đến hiện nay Coca-cola
đã và đang khẳng định mình, cùng với lợi thế mặt hàng nước giải khát được tiêu thụ nhiều
nhất luôn nằm trong top những mặt hàng có sản lượng bán ra vô cùng lớn thì phạm vi hoạt
động của Coca-cola đã mở ra trên toàn thế giới. Biết nắm bắt những cơ hội và giờ đây Coca-
cola đã trở thành một trong những thương hiệu đồ uống lớn trên thế giới cũng như trong thị
trường Việt Nam. Để đạt được những thành tựu như hiện tại, Coca-cola đã tạo ra những sản
phẩm vượt trội trước những đối thủ cạnh tranh, các dịch vụ để đem đến những trải nghiệm
tốt nhất cho khách hàng, đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
Bằng những kiến thức trong môn học, chúng em đã dựa trên những hiểu biết, tìm hiểu về
công ty Coca-cola và soạn bài báo cáo về: quá trình hình thành, phát triển , những định hướng
trong tương lai của công ty,……
Trong quá trình làm, nhóm em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em hy vọng
sẽ nghe được những ý kiến nhận xét của cô để giúp chúng em hoàn thiện kiến thức cũng như
có một bài báo cáo hoàn chỉnh. Chúng em chân thành cảm ơn cô!

1
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ COCA-COLA
1.1. Giới thiệu chung
The Coca-cola Company là một tập đoàn nước giải khát đa quốc gia của Mỹ có trụ sở
chính tại Atlanta, Georgia. The Coca-cola Company có lợi ích trong việc sản xuất, bán lẻ và
Marketing đồ uống không cồn, siro và đồ uống có cồn. Có các thương hiệu nổi bật như là:
Coca-cola, Fanta, Sprite, Dasani,.. Coca-cola là 1 thương hiệu nước giải khát có gas nổi tiếng
nhất thế giới lần đầu được phát minh bởi 1 dược sĩ tên là Johns Styth Pemberton ở
Colcembus, Atlant – người đã sáng chế ra công thức pha chế nước siro Coca-cola. Tuy nhiên
đến sau này, năm 1892 sau khi ông Asa Griggs Candler - chủ tịch đầu tiên của công ty nước
giải khát Coca-cola, tìm đến và mua lại cổ phần công ty của Pemberton, sản phẩm Coca-cola
đóng chai đầu tiên mới được ra đời năm 1894. Từ năm 1899, công ty của hai doanh nhân
Benjamin Franklin Thomas và Joseph Brown Whitehead đã trở thành nhà phân phối Coca-
cola đóng chai đầu tiên trên thế giới. Từ đó, doanh số bán sản phẩm Coca-cola đóng chai bắt
đầu bùng nổ.
Công ty TNHH Nước giải khát Coca-cola Việt Nam (Địa chỉ: 485 Hà Nội, Q.Thủ Đức,
TP.Hồ Chí Minh). Dưới sự quản lý của Coca-cola Việt Nam hiện có các nhà máy đặt tại
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, tạo ra khoảng 4.000 công việc trực tiếp cũng
như gián tiếp tạo số lượng việc làm gấp 6 đến 10 lần từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng
của mình. Qua quá trình nỗ lực phát triển không ngừng, Công ty TNHH Nước giải khát Coca-
cola Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2020 - Nhóm
ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…) theo đánh giá của Vietnam Report.
Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì
và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng,
cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
1.2. Logo của công ty
Lịch sử
Mẫu thiết kế logo Coca-cola được ra đời lần đầu tiên vào năm 1885, bởi người đồng
nghiệp của John Pemberton và thủ thư Frank Mason Robinson. Với ý tưởng 2 chữ C trông
sẽ rất đẹp trong quảng cáo, Robinson đã đưa ra cái tên Coca-cola và dùng kiểu chữ thảo
của nó làm logo cho hãng.

Hình 1.1. Mẫu thiết kế logo qua các năm


Ý nghĩa
2
Mẫu thiết kế logo Coca-cola nhấn mạnh vào 2 chữ C uốn lượn, uyển chuyển tựa như
dòng nước chảy mềm mại. Font chữ thiết kế nhìn giống chữ viết tay rất gần gũi và quen
thuộc. Gam màu đỏ của logo thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết và quyến rũ.
Nhìn từ tổng thể logo Coca-cola thiết kế khá đơn giản với font chữ uốn lượn, nhưng lại
rực rỡ thu hút với màu sắc và kích thích vị giác. Theo một số ý kiến của các chuyên gia
cho rằng logo Coca-cola không thực sự hoàn hảo, nhưng bù lại sản phẩm "Cực đã" và cách
xây dựng thương hiệu đã mang đến thành công cho hãng.
1.3. Lịch sử phát triển
1.3.1. Nguồn gốc ra đời
Coca-cola được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton, chủ một phòng thí nghiệm
và hiệu thuốc tư nhân. Ban đầu, Pemberton chỉ định sáng chế ra một loại thuốc bình dân
giúp chống đau đầu và mệt mỏi. Ông đã mày mò và thử nghiệm, pha chế thành công một
loại siro có màu đen như cà phê. Loại siro này trộn với nước lạnh sẽ có thể được một thứ
nước giảm nhức đầu và tăng sảng khoái.
Pemberton giữ lại công thức sáng chế này, chỉ biết rằng thành phần quan trọng nhất
của loại thức uống này chứa một tỷ lệ nhất định tinh dầu được chiết suất từ quả và lá của
cây Kola. Đây là loại cây chỉ có ở khu vực rừng nhiệt đới Nam Mỹ, thành phần chứa một
lượng đáng kể cocain và caffeine. Vì thế thuốc có tác dụng làm sảng khoái, chống đau đầu,
mệt mỏi. Cái tên Coca-cola cũng bắt nguồn từ đó. Pemberton đã thay chữ "K" bằng chữ
"C" để có vẻ dễ nhìn và quen thuộc hơn.
Sau khi sáng chế ra Coca-cola, Pemberton rất vui sướng và đã đi khắp nơi chào bán
loại nước uống này, đặc biệt tại các quán "Soda-bar" đang thịnh hành ở thành phố Atlanta.
Tuy nhiên, Pemberton đã rất thất vọng vì không ai chịu uống thử Coca-cola.
Nó có màu nâu đen và mọi người đều coi đó là thuốc chứ không phải một loại nước
giải khát đơn thuần. Công thức Coca-cola chỉ thực sự trở thành nước giải khát nhờ một
nhân viên trong quán bar "Jacobs Phamarcy" khi nhân viên này đã nhầm lẫn pha siro Coca-
cola với nước soda thay vì nước lọc bình thường theo công thức của Pemberton.
Loại Coca-cola được pha nhầm đó lại ngon miệng hơn bình thường, làm sảng khoái
khác thường và lúc đó Coca-cola mới có thể phục vụ số đông người tiêu dùng. Từ đó quán
bar này mỗi ngày pha và bán được từ 9 đến 15 ly Coca-cola. Tuy nhiên, cả năm đầu tiên
Pemberton mới chỉ bán được 95 lít siro Coca-cola.
1.3.2. Thế kỷ XX
Bức tranh quảng cáo ngoài trời đầu tiên của Coca-cola được vẽ vào năm 1894 tại
Cartersville, Georgia. Xi rô Cola được bán dưới dạng một thực phẩm chức năng dùng luôn
để điều trị bệnh đau dạ dày. Sau khoảng thời gian Coca-cola xuất hiện được 50 năm, thức
uống này đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Hoa Kỳ. Vào năm 1935, Coca-cola đã
được chứng nhận kosher (tức là một thực phẩm phù hợp các yêu cầu về chế độ ăn uống
của Đạo luật Do Thái) bởi Atlanta Rabbi Tobias Geffen, sau khi công ty có một sự thay
đổi nhỏ về nguồn gốc một số thành phần trong đồ uống.
1.3.3. New Coke
Vào ngày 23 tháng 4 năm 1985, Coca-cola đã công khai việc thay đổi công thức đồ
3
uống với sản phẩm mới có tên "New Coke". Các khảo sát sau đó cho thấy hầu hết người
tiêu dùng yêu thích vị của New Coke hơn là Coke và Pepsi, tuy nhiên quản lý của Coca-
cola lại không lường trước đến sự hoài niệm của công chúng đối với loại đồ uống cũ, dẫn
đến việc người dân biểu tình phản đối rất nhiều. Ngày 10 tháng 7 năm 1985, Công ty Coca-
cola đã một lần nữa thay đổi trở lại công thức truyền thống với sản phẩm Coca-cola Classic,
sử dụng đường HFCS thay vì đường mía làm chất tạo ngọt chính.
1.3.4. Coca-cola Life
Coca-cola Life được ra mắt tại Argentina vào tháng 6 năm 2013, tại Chile vào tháng
11 năm đó, tại Thụy Điển vào tháng 6 năm 2014 và tại Anh vào tháng 9 năm 2014. Sau đó
nó đã được tung ra ở nhiều quốc gia khác. Coca-cola Life đã cố gắng cùng tồn tại với Diet
Coke và Coca-cola Zero tại thị trường Argentina và Chile, nhưng nó đã dần bị loại khỏi
những thị trường đó do sự đón nhận của khách hàng thấp. Coca-cola life ra đời để hướng
đến những người lớn muốn hương vị coca truyền thống nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe bởi
vì coca dùng lá stevia để tạo độ ngọt và giảm calories cho người sử dụng. Ngày nay, Coca-
life đã được phân phối ở 42 nước trên toàn Thế Giới.
1.3.5. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Coca-cola Việt Nam
Năm 1960: Coca-cola lần đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam.
Tháng 2/1994: Coca-cola trở lại Việt Nam trong vòng 24 giờ sau khi Mỹ xoá bỏ lệnh
cấm vận thương mại đối với Việt Nam.
Tháng 8/1995: Công ty TNHH Coca-cola Indochina Pte (CCIL) đã liên doanh với
Vinafimex - một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn, hình thành nên Công ty thức uống có gas Coca-cola Ngọc Hồi ở Hà Nội.
Tháng 9/1995: Công ty TNHH Coca-cola Indochina Pte (CCIL) liên doanh với Công
ty nước giải khát Chương Dương, hình thành nên Công ty TNHH thức uống có gas Coca-
cola Chương Dương ở TP HCM.
Tháng 1/1998: Công ty TNHH Coca-cola Indochina Pte (CCIL) tiếp tục liên doanh với
Công ty nước giải khát Đà Nẵng, hình thành nên Công ty TNHH thức uống có gas Coca-
cola Non nước.
Tháng 10/1998: Chính phủ Việt Nam cho phép các Công ty liên doanh tại miền Nam
chuyển sang hình thức Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.Tháng 3/1999: Chính phủ
cho phép Coca-cola Đông Dương mua lại toàn bộ cổ phần tại Liên doanh ở miền Trung.
Tháng 8/1999: Chính Phủ cho phép chuyển liên doanh Coca-cola Ngọc Hồi sang hình
thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với tên gọi Công ty nước giải khát Coca-cola Hà
Nội.
Tháng 1/2001: Chính phủ Việt Nam cho phép sát nhập 3 doanh nghiệp tại 3 miền Bắc,
Trung, Nam thành 1 công ty thống nhất gọi là Công ty TNHH Nước giải khát Coca-cola
Việt Nam, có trụ sở chính tại Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và 2 chi nhánh tại Hà Tây
và Đà Nẵng.
Ngày 1/3/2004: Coca-cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco – một trong
những Tập đoàn đóng chai danh tiếng của Coca-cola trên thế giới.
Năm 2004 - 2012: Sau khi trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, Công ty TNHH
4
Nước giải khát Coca-cola Việt Nam liên tục báo lỗ trong suốt nhiều năm liền dù doanh thu
tăng đều hàng năm. Cụ thể, năm 2004 doanh thu của Coca-cola Việt Nam chỉ đạt 728 tỷ
đồng thì đến năm 2010 con số này tăng lên 2.529 tỷ đồng, gần gấp 3,5 lần trong 7 năm.
Tuy nhiên, công ty vẫn báo lỗ.
Năm 2012: Coca-cola Việt Nam đã tiếp quản trở lại hoạt động đóng chai từ Sabco tại
thị trường này.Năm 2013, 2014: Sau khi dư luận xôn xao về việc Coca-cola báo lỗ, cùng
nghi vấn chuyển giá, trốn thuế thì đây là năm đầu tiên Coca-cola báo lãi sau nhiều năm
liền lỗ liên tiếp. Cụ thể, lợi nhuận năm 2013 và 2014 là 150 và 357 tỷ đồng theo số liệu
công bố của cục thuế TP HCM.
Năm 2015-2019: Công ty liên tiếp tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, do đó công
ty bắt đầu đóng thuế.
Năm 2019: Coca-cola Việt Nam được công nhận là top 2 doanh nghiệp phát triển bền
vững tại Việt Nam bởi VCCI và Top 1 nhà tuyển dụng được yêu thích nhất bởi Career
Builder.

Hình 1.2. Hoạt động kinh doanh của Coca-cola


1.4. Đối thủ cạnh tranh
Gồm có 20 đối thủ : PepsiCo, Nestle, Mondelez International, Inc., Nongfu Spring,
Keurig Dr.Pepper (KDP), Red Bull GmbH, Starbucks, Monter Beverage Corporation,
Danone, Kraft Heinz Company, Unilever, Britvic, Anheuser-Busch InBev, Suntory
Beverage and Food Limited, Davide Campari-Milano, Jacobs Douwe Egberts, Carlsberg,
Asashi Group Holdings, Ltd., McDonald’s, AG Barr PLC.
PepsiCo
Năm thành lập: 1893
Trụ sở chính: Purchase, New York
PepsiCo là công ty đồ uống không cồn lớn thứ hai trên toàn cầu sau Coca-cola. Công
ty sở hữu một số thương hiệu tạo ra hơn 1 tỷ đô la hàng năm, bao gồm Pepsi, Mountain
Dew, Fritos và Tropicana. Năm 2021, PepsiCo có 267.000 nhân viên và đạt doanh thu
79,47 tỷ USD. Lợi nhuận hoạt động của họ tăng 11% lên 11,1 tỷ USD.
5
PepsiCo và Coca-cola cạnh tranh trong lĩnh vực nước giải khát tại hơn 200 quốc gia.
Pepsi của PepsiCo và Coke, Sprite và Fanta của Coca-cola là những loại nước giải khát
phổ biến nhất trên toàn cầu. Hai gã khổng lồ cạnh tranh trên thị trường nước uống tinh
khiết đóng chai, với Lifewtr và Aquafina. Và Gatorade đấu với nước tăng lực Energy của
Coca-cola.Trong quý 1 năm 2022, mảng kinh doanh đồ uống của PepsiCo đã công bố lợi
nhuận hoạt động tăng 21%. Pepsi và Coca-cola đã nâng triển vọng bán hàng năm 2022 của
họ. Vào năm 2022, PepsiCo dự kiến doanh số bán hàng của mình sẽ tăng 8%. PepsiCo là
đối thủ cạnh tranh của Coca-cola từ hàng thập kỷ và là đối thủ nặng ký xứng tầm nhất.
Nestle
Năm thành lập: 1866
Trụ sở chính: Vevey, Thụy Sĩ
Nestlé là công ty thực phẩm lớn nhất thế giới chuyên cung cấp các loại trà, cà phê,
nước đóng chai, thức ăn trẻ em, gia vị đồ uống, kem, ngũ cốc và các sản phẩm dành cho
vật nuôi. Tập đoàn thực phẩm Thụy Sĩ sở hữu các thương hiệu bán chạy nhất, bao gồm
Milo, Nescafe, Kit Kat, Lavie, Sữa Nestlé, Maggi, Peptamen, Perrier, S. Pellegrino và
Aqua Panna. Năm 2021, Nestlé có khoảng 276.000 nhân viên và báo cáo doanh thu tăng
3,3% lên 87,47 tỷ USD.
Nestlé không cung cấp nước ngọt. Nhưng nó cạnh tranh với Coca-cola trong các danh
mục nước đóng chai, sữa và cà phê. Các thương hiệu nước đóng chai của Nestlé bao gồm
La vie, Pure Life, Poland Spring, Perrier, Aqua Panna và S. Pellegrino.
Vào năm 2021, sữa tăng cường, cà phê, kem và nước đóng chai của công ty đã có mức
tăng trưởng một con số. Phân khúc cà phê của Nestlé bao gồm Nescafé, Nespresso và
Starbucks . Ba thương hiệu tỷ đô này cạnh tranh với Costa của Coca-cola. Nestlé là một
trong những đối thủ cạnh tranh của Coca-cola có thực lực nhất về mảng đồ uống cà phê.
Red Bull GmbH
Năm thành lập: 1984
Trụ sở chính: Fuschl am See, Salzburg, Áo
Red Bull GmbH là một công ty tư nhân của Áo - Thái Lan chuyên cung cấp nước tăng
lực Red Bull. Công ty có khoảng 12.200 nhân viên và hoạt động tại hơn 171 quốc gia trên
toàn cầu. Năm 2021, Red Bull đã bán được 9,804 tỷ lon nước tăng lực trên toàn thế giới
và báo cáo doanh thu tăng 23,9% lên 7,816 tỷ EUR. Nó tạo ra khoảng 1,5 tỷ đô la mỗi quý
chỉ riêng ở Mỹ.
Lợi thế cạnh tranh chính của Red Bull là các chiến lược tiếp thị sáng tạo . Công ty tài
trợ cho các sự kiện thể thao khắc nghiệt và sở hữu đội đua Công thức 1 Red Bull Racing
cùng với các câu lạc bộ bóng đá RB Leipzig và New York Red Bulls.
Tính đến tháng 12 năm 2021, Red Bull là thương hiệu nước tăng lực hàng đầu tại Mỹ
. Sản phẩm của hãng có khoảng 20 hương vị, bao gồm cả Red Bull Zero và Red Bull
Sugarfree. Red Bull là đối thủ cạnh tranh của Coca-cola cả về mảng nước giải khát có gas
và nước tăng lực.
Starbucks
Năm thành lập: 1971
6
Trụ sở chính: Seattle, Washington
Starbucks là chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới, với 33.833 cửa hàng cà phê tại
hơn 80 quốc gia. Công ty là nhà bán lẻ cà phê hàng đầu, là sản phẩm cạnh tranh đối với
sản phẩm cà phê của Coca-cola. Năm 2021, Starbucks có 383.000 nhân viên và báo cáo
doanh thu tăng 24% lên 29,1 tỷ USD.
Starbucks cạnh tranh với các cửa hàng cà phê Costa của Coca-cola. Cả Starbucks và
Costa đều phục vụ cà phê hảo hạng, cà phê espresso, cappuccino và bánh nướng.
Năm 2022, Starbucks xếp thứ 117 thương hiệu đồ uống có giá trị nhất với giá trị thị
trường 89 tỷ USD. Đây cũng là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn thứ hai của Mỹ với
15.444 nhà hàng ở Mỹ. Starbucks là đối thủ cạnh tranh hàng đầu đối với cà phê Costa của
Coca-cola.
Unilever
Năm thành lập: 1929
Trụ sở chính: London, Vương quốc Anh
Unilever là một công ty sản xuất với 13 thương hiệu tỷ đô la. Công ty cung cấp các sản
phẩm chăm sóc sắc đẹp, trà, cà phê và nước trái cây. Năm 2021, Unilever có 168.800 nhân
viên và báo cáo doanh thu tăng 4,5% lên 62,05 tỷ USD.
Mảng Thực phẩm và Giải khát của Unilever đạt mức tăng trưởng doanh thu 5,6% trong
năm 2021. Vào tháng 2 năm 2022, Unilever đã bán mảng kinh doanh trà của mình với giá
4,5 tỷ Euro. Công ty sẽ bàn giao các thương hiệu trà của mình cho chủ sở hữu mới vào
cuối năm 2022, bao gồm Brooke Bond, Lipton Tea, Lyons, Pure Leaf, Pukka Herbs, Saga
và Red Rose Tea.
Nhưng Unilever vẫn sở hữu cà phê hòa tan Bru, nước ép trái cây Buavita và Rani, nước
chanh Jif. Unilever là một đối thủ cạnh tranh của Coca-cola rất đáng gờm trên thị trường
nước giải khát.
McDonald’s
Năm thành lập: 1948
Trụ sở chính: San Bernardino, California
McDonald's là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Chuỗi cung cấp kem,
đồ uống lắc, nước trái cây, nước đóng chai và nước ngọt. Năm 2021, McDonald’s có
375.000 nhân viên và tạo ra doanh thu 23,2 tỷ USD.
McDonald's phục vụ đồ uống có thương hiệu của Coca-cola, PepsiCo và các đối thủ
cạnh tranh khác. Nhưng họ cũng sản xuất một số sản phẩm bao gồm nước trái cây, kem và
đồ uống, có thể thu hút thị phần một số khách hàng từ Coca-cola. Với hơn 39.000 địa điểm
trên toàn cầu, McDonald's là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Coca-cola.

7
CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VẬN HÀNH CỦA
COCA-COLA
1. Thiết kế sản phẩm và dịch vụ
1.1. Về thiết kế
Thứ nhất, thiết kế Bao bì (packaging) có sự đóng góp không nhỏ về sự thành công của
thương hiệu Coca-cola. Cách thiết kế bao bì sản phẩm đẹp, tinh tế và mang nhiều ý nghĩa đã
dần trở thành một trong những chiến lược marketing và kinh doanh thành công của thương
hiệu này.
Màu đỏ đã trở thành màu sắc đại diện cho Coca-cola. Màu sắc nổi bật này giúp cho khách
hàng có thể nhận dạng sản phẩm trên kệ giữa rất nhiều sản phẩm cùng loại, tìm kiếm tại các
cửa hàng nhanh chóng, … Tuy nhiên càng về sau, Coca-cola phát triển thêm nhiều dòng sản
phẩm khác nhau nhưng khách hàng vẫn luôn nhận diện được màu đỏ đặc trưng của thương
hiệu này và phân biệt được với các dòng sản phẩm mới.
Ví dụ: Màu đỏ của Coca-cola truyền thống, màu trắng của Coca-cola Light, màu xanh
Sprite, màu cam Fanta hương cam,….
Trên bao bì có đưa thông tin về sản phẩm, hàm lượng các chất có trong Coca-cola, bên
cạnh đó Coca-cola luôn không ngừng thay đổi và cải tiến bao bì sản phẩm nằm mang đến
cho khách hàng cảm giác mới mẻ, độc đáo và thuận tiện hơn khi sử dụng. Để tạo được sự
mới lạ, thu hút sự chú ý của khách hàng, người tiêu dùng, Coca-cola luôn thay đổi thiết kế
bao bì sản phẩm theo từng dịch vụ, sự kiện,…. Và đây được coi là một trong những bí quyết
mang lại sự thành công cho thương hiệu nước giải khát này.

Hình 1.1: thiết kế bao bì Coca-cola


Vừa qua, Coca-cola đã tung ra thông điệp táo bạo “Recycle Me” trên bao bì của tất cả
các thương hiệu và sản phẩm ở thị trường Đông Nam Á. Đây là động thái lớn nhất từ trước
đến nay của nhãn hàng nhằm đưa ra thông điệp tái chế qua việc sử dụng bao bì. Và rõ ràng
hơn là bao bì chính là biển quảng cáo lớn nhất và dễ nhận thấy nhất có thể tiếp cận người
dùng, do đó “Recycle Me” sẽ góp phần truyền cảm hứng cho người tiêu dùng tham gia vào
việc giảm thiểu chất thải.

8
Dòng chữ “Recycle Me” được thiết kế ấn tượng trên lon Coca-cola để góp phần thay đổi
nhận thức của người dùng trong việc bảo vệ môi trường.Việc công ty đưa “Recycle Me” trên
bao bì của của Coca-cola gần đây nhằm để Coca-cola đưa các thông điệp tái chế vào chiến
dịch marketing và các kênh truyền thông xã hội.

Hình 1.2: thiết kế bao bì có dòng chữ ấn tượng “Recycle Me” Coca-cola
Thứ hai, là kiểu dáng sản phẩm. đặc trưng của Coca-cola là kiểu dáng chai thân cong
Contour Bottle và kiểu chữ uốn lượn Spencerian nhấn vào 2 chữ C uốn lượn,uyển chuyển
tựa như dòng nước mềm mại,Font chữ trong thiết kế tựa như chữ viết tay gần gũi, quen thuộc
. Đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt độc đáo của Coca khiến không đối thủ nào có thể
bắt chước. Kiểu dáng ấy vẫn được khai thác hơn 100 năm qua, tuy nhiên vỏ chai Coca đã
thay đổi các chi tiết để thu hút người tiêu dùng và phù hợp với môi trường.

Hình 1.3: mẫu kiểu dáng chai Coca-cola theo dòng đời sản phẩm
Công ty Coca-cola có rất nhiều loại sản phẩm và các mẫu sản phẩm đó luôn được thiết
kế khá tương đương và giống nhau trừ một vài sản phẩm cần tỏa ra một số nổi bật trên thị
trường.

− Về sản phẩm Coca-cola, ngoài Coca-cola Vị nguyên bản được thiết kế và màu sắc chủ
đạo đại diện cho công ty thì công ty cũng tạo ra nhiều Coca-cola nổi bật như:
+ Coca-cola Plus được thiết kế màu trắng và công dụng giúp hạn chế hấp thụ chất béo
từ bữa ăn đã tạo nên sự riêng biệt của nó.

9
+ Coca-cola Light được thết kế phần vỏ màu trắng bạc, dòng chữ Coca-cola màu đỏ
đặc trưng của thương hiệu. Bên dưới là chữ “light” được viết bằng màu đen. Với thương hiệu
này, Coca-cola trở thành một trong số ít thương hiệu nước ngọt có thể cho ra đời loại nước
không đường. Trong 1 lít Coca Light chỉ chứa 2 calo. Đây quả là một con số cực kỳ ấn tượng.
+ Coca-cola Zero đã có sự lột xác ngoạn mục về diện mạo, được xử lý mã đồ họa để
trở nên “nam tính” hơn. Phần vỏ của Coca Zero có màu đen, chữ “Coca-cola” vẫn mang màu
đỏ quen thuộc. Nổi bật bên dưới là dòng chữ “zero”. Ra đời từ năm 2005 và tới 2010 thì một
phiên bản caffeine miễn phí của Coca Zero được đ ưa ra.

Hình 1.4: Coca-cola Plus, Coca-cola Light, Coca-cola Zero

− Về sản phẩm nước uống Spire, được thay diện mạo và bao bì chuyển từ chai xanh lá
cây sang nhựa PET trong để chai dễ dàng được tái chế và có thêm vòng đới mới sau khi sử
dụng hay thông điệp “Recycle Me” trên nhãn bao bì tất cả các sản phẩm của Coca-cola tại
Việt Nam.

Hình 1.5: Mẫu thiết kế Spire đươc thay đổi diện mạo

− Fanta, nước ngọt có ga được thiết kế vô cùng sáng tạo và có tính thương hiệu cao. Nó
có hình dáng chai theo dạng xoắn ốc để thể hiện sự tươi mới và năng động. còn dạng lon thì

10
fanta được thiết kế đơn giản như Coca-cola nguyên bản, tùy vào hương vị thì nó sẽ có màu
sắc riêng biệt theo vị trái cây, vị thức uống đó.

Hình 1.6: Mẫu thiết kế Fanta theo hình xoắn ốc

− Nước trái cây & Thức uống sữa trái cây bao gồm Nutriboost và Minute Maid được thiết
kế khá giống nhau, chỉ khác phần eo được thu nhỏ như viền tròn tầm hai phần ba chiều cao
để dễ dàng cầm nắm. Riêng Minute Maid phần eo được nhô ra như sóng nước nhấp nhô.

Hình 1.7: Mẫu thiết kế Nutriboost và Minute Maid


Ngoài ra còn nhiều sản phẩm thuộc công ty Coca-cola được thiết đơn giản, ưa chuộng dễ
nhìn và dễ dàng cho người tiêu dùng nhìn thấy…
Thêm vào đó, công ty còn có xu hướng thiết kế theo các dịp lễ, tổ chức sự kiện đặc biệt,
kếp hợp. Ví dụ như trong dịp Tết 2023, Coca sử dụng hình tượng "chim én" trong nhiều loại
sản phẩm bao gồm các thùng 24 lon Coca – Cola. Bởi vì cánh én báo xuân về là một hình

11
tượng biểu trưng cho những điều may mắn ,sung túc và sự sum vầy của ngày Tết đã tạo một
ấn tượng đặc biệt cho người tiêu dùng Việt.

Hình 1.8: Thiết kế Coca-cola phiên bản tết 2023

1.2. Dịch vụ hỗ trợ của Coca-cola


Dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp chiếm
trọn được trái tim của khách hàng.
Coca-cola đã tiến hành chiến lược cá nhân hóa sản phẩm. Điều này sẽ giúp khách hàng
hứng thú hơn với sản phẩm/dịch vụ vì thấy chúng phù hợp với nhu cầu của họ. Ngoài ra,
hiểu được tâm lý của người tiêu dùng, Coca-cola không quên rằng hoạt động khuyến mãi là
một trong những công cụ tốt nhất để quảng bá hình ảnh của sản phẩm đến với người tiêu
dùng
Công ty Coca-cola Việt Nam khởi động chương trình khuyến mãi trên toàn quốc dành
cho giới trẻ năng động:“Bật nắp Sắp đôi - Trúng đã đời”. Điểm khác biệt của chương trình
này với các chương trình khuyến mãi thông thường là tinh thần chủ đạo “Chung hưởng niềm
vui” dành cho nhóm bạn hơn là một cá nhân.

12
Hình 1.9: cho sự kiện “Bật nắp sắp đôi – trúng cả đời” chương trình diễn ra từ ngày
18.3 đến hết ngày 15.6.2007
Khách hàng khi uống các sản phẩm chai và lon nước giải khát được sản xuất bởi Coca-
cola Việt Nam như Coca-cola, Fanta Cam, Sprite, Samurai, Thums Up sẽ có cơ hội trúng
thưởng các giải hấp dẫn như xe Piaggio LXV 125, điện thoại di động Sony Erics son W700i,
đồng hồ và áo thun Coca-cola...
Hãng Coca-cola ở Việt Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động bổ ích, đầy ý nghĩa với
khách hàng. Đặc biệt là các chương trình dành cho giới trẻ. Các hoạt động này tạo cho Coca-
cola một hình ảnh đổi mới, sáng tạo và đầy năng động. Mang theo tinh thần lạc quan, hạnh
phúc và cuốn hút. Các hoạt động này tạo sự thân thuộc, gần gũi hơn giữa Coca-cola và người
tiêu dùng:
Tổ chức Chiến dịch Happiness Factory: nhằm thể hiện thế giới bên trong đầy sinh động
và say mê của một chai Coca-cola và truyền cảm hứng lạc quan đến người tiêu dùng, được
triển khai dưới nhiều hoạt động sáng tạo, thú vị. Nhân dịp này, Coca-cola cũng dành gần một
triệu mẫu sản phẩm dùng thử cho người tiêu dùng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí
Minh và Cần Thơ.

Hình 1.10: cho sự kiện Chiến dịch Happiness Factory (2006)

13
Tổ chức chiến dịch “Có Coca-cola món nào cũng ngon”:
Bữa ăn là dịp để mọi người tụ họp, trò chuyện và thưởng thức các món ngon cùng nhau.
Một bữa ăn ngon miệng cùng với không khí vui vẻ luôn góp phần làm tăng thêm tình cảm
gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... Vì thế, Coca-cola thực hiện
chiến dịch “Có Coca-cola món nào cũng ngon” nhằm quảng bá và làm phong phú văn hóa
ẩm thực Việt Nam cũng như hướng dẫn cách kết hợp và thưởng thức các món ăn một cách
hài hòa nhằm đem lại sự ngon miệng và mang mọi người đến gần nhau hơn.

Hình 1.11: cho Chiến dịch “Có Coca-cola món nào cũng ngon” nhằm quảng bá và làm
phong phú văn hóa ẩm thực Việt Nam thông qua các hoạt động thú vị, sôi nổi, trong đó nổi
bật có chương trình truyền hình thực tế “Đua tài ẩm thực” từng phát sóng trên HTV9.
“Hát cùng Coca-cola” -Cơ hội để các bạn trẻ thử tài ca hát: Là một trong loạt các hoạt
động tưng bừng của chiến dịch “Uống là BRRRR” đang được Coca-cola triển khai trên toàn
quốc, cuộc thi “BRRRR-KOOLSUMMER” được tổ chức để khuyến khích tinh thần luôn thể
hiện và trải nghiệm những điều mới mẻ ở giới trẻ để cuộc sống luôn tràn ngập niềm vui và
hứng khởi. Coca-cola mong muốn mang đến một cảm giác sảng khoái hoàn toàn mới lạ, độc
đáo và không giống với bất kỳ trải nghiệm nào trước đó cho người tiêu dùng.

14
Hình 1.12: cho sự kiện “Hát cùng Coca-cola” cho Tiếp nối thành công giai đoạn một
của cuộc thi “BRRRR-KOOL SUMMER”, Coca-cola phối hợp cùng Zing Movie tiếp tục
triển khai giai đoạn hai của cuộc thi này nhằm duy trì sân chơi sôi động cho các bạn trẻ
đam mê âm nhạc và yêu thích ca hát.

15
2. Chất Lượng:
2.1 Chất lượng sản phẩm:
Công thức cho loại thức uống Coca-cola vẫn không thay đổi và được giữ bí mật, độ
ngọt và hương vị của loại thức uống này có thể được điều chỉnh phù hợp với khẩu vị của
từng địa phương. Do đó, sự ra đời các phiên bản của Cola ở một số quốc gia sẽ có hương
vị, độ ngọt và độ cô đặc khác nhau, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn các nước.
Năm 2021, Coke Classic là sản phẩm được bán chạy nhất trong ngành đồ uống có ga
của Coca-cola.
Hình 2.1: Bảng xếp hạng nước uống có ga được bán chạy nhất ở Mỹ năm 2021

Coke Classic là loại Cola được ưa chuộng nhất của Coca-cola. So với đối thủ truyền
thuyết Pepsi – được phát triển bởi tập đoàn PepsiCo – Coke Classic vẫn được người dùng
sử dụng nhiều hơn cả. Điểm khác biệt lớn nhất trong nguyên liệu giữa Coke Classic và
Pepsi là acid. Trong khi Pepsi sử dụng Citric acid làm thành phần, Coke Classic lại sử dụng
Phosphoric acid. Sự khác biệt đó tạo nên sự khác biệt trong hương vị của hai loại nước. Vị
của Coca-cola sẽ đỡ chua hơn vị của Pepsi. Trong quá trình lâu dài, Citric acid sẽ ảnh
hưởng nặng nề hơn Phosphoric acid. Citric acid là một acid hữu cơ, sẽ khó phân ly hơn
Phosphoric acid – một acid vô cơ - nên khi tích tụ nhiều trong dạ dày, lượng dung dịch
trung hòa cần dùng sẽ phải nhiều hơn và điều đó ảnh hưởng xấu đến người bệnh. Lẫn vị
của Coca-cola có thêm một mùi vanilla nên đó là một trong số những lý do làm cho Coke
Classic được ưa chuộng.

16
Lượng đường trong một chai Coke vẫn khá cao (khoảng 10,6g/100ml Coke Classic,
hơn 140 calo/1 chai Coke Classic).

Hình 2.2: Nhãn giá trị dinh dưỡng trong 100ml Coke Classic

2.2 Chất lượng việc sản xuất hàng hóa/ Chất lượng vận hành:
a) Những vụ lùm xùm trong quá khứ:
Tháng 6 năm 1999, có khoảng 30 đứa trẻ ở Belgian có vấn đề về sức khỏe sau khi uống
sản phẩm từ Coca-cola. Dù bên phía công ty đã phát hiện và thực hiện chính sách thu hồi
độc lập, vấn đề vẫn tiếp tục nảy sinh. Nhà lãnh đạo vùng Belgian đã ban lệnh thu hồi toàn
bộ các sản phẩm từ Coca-cola, dẫn tới Luxembourg và the Netherlands cũng ban lệnh thu
hồi. Coca-cola sau đó đã phát hiện ra rằng vấn đề phát sinh từ những lô hàng Carbon
Dioxide không được xử lý đúng cách. Nhưng không dừng lại ở đó, Coca-cola đã chậm trễ
trong việc giải quyết sự cố bởi vì phía công ty đánh giá đây là sai lầm “nhỏ”, dẫn tới nhiều
vấn đề mới phát sinh: Pháp thông báo hơn 100 người bị bệnh sau khi uống sản phẩm từ
Coca-cola; tàu vận chuyển “Bonaqua” – một loại đồ uống mới của Coca-cola – cập bến
Poland với tình trạng sản phẩm có dấu hiệu bị mốc. Từ những sự việc trên, việc công ty
chậm trễ trong cách xử lý và sự vô tri về tính nghiêm trọng của sự việc đã làm ảnh hưởng
tới danh tiếng, đặt một dấu hỏi lớn về chất lượng quy trình sản xuất lẫn khả năng kiểm soát,
lãnh đạo của CEO.
Năm 1999, danh tiếng của Coca-cola tiếp tục chịu ảnh hưởng khi công ty bị 1500 nhân
viên người Mỹ gốc Phi khởi đơn kiện về vấn đề phân biệt chủng tộc. Công ty đã gom nhóm
người thuộc Mỹ Phi lại, đặt ở đáy. Lương của một nhân viên ít hơn lương của một người
làm cùng việc ở chỗ khác. Đơn kiện còn viết rằng các quản lý cấp cao đã biết về vấn đề
này từ 1995 nhưng vẫn nhắm mắt cho qua.
Năm 2003, Trung tâm Khoa học và Môi trường (CSE) tiến hành thử nghiệm và phát
hiện ra hàm lượng cao các chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm của công ty Coca-cola ở
Ấn Độ. Mặc dù bên phía công ty đã phủ nhận cáo buộc, nói rằng sản phẩm được sử dụng
17
nước đã lọc qua và được cho kiểm tra trước khi thành phẩm, lượng tiêu thụ sản phẩm giảm
15% một thời gian.
Hồi phục:
Belgian đã kết thúc vấn đề về Coca-cola. Một báo cáo báo của Belgian nói ra hàm lượng
chất gây hại trong một chai Coke không có. Báo cáo cũng chỉ rõ rằng không có vấn đề gì
trong khâu quản lý vận hành của Coca-cola.
Về vấn đề phân biệt chủng tộc: Công ty đã xử lý vấn đề, lẫn đóng góp 50 million $ vào
quỹ hỗ trợ dân tộc thiểu số, tuyển thanh tra viên để báo cáo cho CEO về các vấn đề phân
biệt, quấy rối,… Công ty cũng đưa ra nhiều chính sách về việc tuyển dụng, hỗ trợ, bồi
thường và tăng tiến cho nhân viên nữ lẫn nhân viên là người thiểu số.
Coca-cola thông báo đã cải thiện và nâng cao sự an toàn lẫn chất lượng trong khâu quản
lý vận hành lẫn đầu vào nguyên liệu.
b) Sự cải thiện ngày nay:
Coca-cola là một tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
đồ uống. Vì vậy, khâu quản lý vận hành của Coca-cola rất quan trọng để đảm bảo chất
lượng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là một số đặc điểm
nổi bật của khâu quản lý vận hành của Coca-cola:
Tập trung vào chất lượng sản phẩm: Coca-cola luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm của
mình thông qua việc đưa ra các quy định về sản xuất, quản lý chất lượng và bảo quản.
Hệ thống quản lý chất lượng: hệ thống quản lý chất lượng của Coca-cola tuân thủ các
tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001 để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến hành cải tiến
liên tục quy trình sản xuất; ISO 14001 về tiêu chuẩn môi trường; OHSAS 18001 về quy
định an toàn và sức khỏe; FSSC22000 về quy định an toàn thực phẩm (Coca-cola Hellenic
Bottling Company, 2019). Để giảm thiểu mọi khoảng trống có thể tránh được đối với các
lỗi xảy ra, nhà cung cấp đóng chai của Coke yêu cầu các nhà cung cấp cấp 1 của mình phải
đạt được các chứng nhận hợp lệ tuân thủ các tiêu chuẩn khác nhau để duy trì mối quan hệ
hợp tác.
Quy trình sản xuất tinh gọn: Coca-cola áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn (Lean
Manufacturing) để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu lỗi sản xuất, lãng phí trong
công nghiệp.
Chăm sóc khách hàng: Coca-cola tạo ra các dịch vụ đáp ứng khách hàng theo một cách
hiệu quả và thân thiện. Đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng đúng thời điểm và đúng
chất lượng.
Tập trung vào đào tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự: Coca-cola đào tạo nhân viên
không chỉ để giúp họ làm việc tốt hơn, mà còn để giúp họ trở thành các nhà lãnh đạo trong
lĩnh vực của họ.
Hướng đến toàn cầu: Đối với nguyên liệu, Coke thực hiện cách tiếp cận với sự đa dạng
của nhà cung cấp để đảm bảo tốt hơn rằng sự tham gia phản ánh tính toàn cầu của các nhà
cung cấp khiến Coke trở thành thương hiệu phổ biến mà nó được biết đến cho đến nay.
Coke sử dụng điều này để thành lập thương hiệu thúc đẩy quyền của phụ nữ, các thành
viên LGBTQA và các cựu chiến binh khuyết tật thông qua việc tham gia vào hoạt động
18
kinh doanh thượng lưu với họ (Công ty Coca-cola 2017).
- Khả năng quản lý vận hành của CCE được nghiên cứu năm 2010:
Thuật ngữ:
PMS: Hệ thống quản lý hiệu quả (Performance Management System).
CCE: Doanh nghiệp Coca-cola (Coca-cola Enterprises).
BSC: Bảng điểm cân bằng. (Balance Score Card).
Dựa vào BSC của CCE, một số kết luận đã được đưa ra như sau:
+ PMS có ảnh hưởng tích cực lên khả năng điều hành CCE và vẫn tiếp tục cải thiện.
+ Thực hiện PMS có ảnh hưởng tích cực đến nhân viên và sự thỏa mãn của khách hàng,
nhiệm vụ, tầm nhìn, giá trị và chiến lược.
+ Ban lãnh đạo và ban quản lý cấp cao có ảnh hưởng tích cực đến nhân viên và sự thỏa
mãn của khách hàng, sự tín nhiệm và nhiệm vụ, tầm nhìn, giá trị và chiến lược.
+ Sự đóng góp, thúc đẩy, phát triển cho nhân viên có tác dụng tích cực đến sự thỏa mãn
nhu cầu lẫn sự tín nhiệm của nhân viên.
+ Quản lý vận hành hiệu quả thể hiện tính khả quan trong chiến lược và sự cải thiện
của doanh nghiệp.
+ Chất lượng sản phẩm thể hiện tính khả quan trong khả năng vận hành.
+…
Nhận xét: Dựa vào những thông tin trên, CCE đã và đang cố gắng nâng cao, phát triển
hệ thống sản xuất, chất lượng của việc quản lý vận hành qua từng năm. Việc các mối quan
hệ đều đa số đều có ảnh hưởng tích cực đến nhau thể hiện sự cải thiện, tiến triển, quan tâm
của Coca-cola đến chất lượng khâu quản lý cũng như sự nâng cao tín nhiệm, quan tâm hơn
đến các nhân sự trong doanh nghiệp.
c) Hạn chế:
Các khâu vận chuyển kho bãi, bảo quản, quản lý cũng như giám sát sản xuất chưa có
sự thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng.
Do quá trình vận chuyển và bảo quản không tốt nên một số sản phẩm Coca-cola bị
khách hàng phàn nàn chưa hết hạn sử dụng đã bị nấm mốc làm hỏng. Nguyên nhân có thể
do vỏ chai bị bung ra trong quá trình vận chuyển. Việc giám sát sản xuất kém dẫn đến lỗi
sản phẩm như pin xuất hiện trong nước Coca-cola. Điều này cho thấy không có sự liên kết
giữa công ty sản xuất với các nhà phân phối và đại lý nên mới xảy ra hiện tượng sản phẩm
đến tay người tiêu dùng với những sai sót không thể phủ nhận.
2.3 Kết luận:
Coca-cola đã trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống chúng ta.
Dù Coca-cola đã từng dính nhiều vụ lùm xùm về vấn đề chất lượng sản phẩm, quản lý
vận hành,… nhưng công ty đã có những biện pháp khắc phục, lẫn thực hiện các giải pháp
nhằm cải thiện hơn về chất lượng dịch vụ.
Chất lượng khâu quản lý vận hành của Coca-cola được đánh giá là một trong những
khâu quản lý tốt nhất trong ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống. Tất cả những điều đó
tạo nên sự thành công của Coca-cola.

19
3. Quá Trình Hoạch Định Sản Xuất Của Coca-cola
3.1. Nghiên cứu và dự báo
Nhiệm vụ và tầm nhìn của tổ chức
-Coca-cola đang không ngừng phát triển chiến lược kinh doanh vì mục tiêu trở thành
công ty nước giải khát lớn nhất, cung cấp nhiều nước giải khát nhất theo nhu cầu của người
tiêu dùng, bao gồm các dòng sản phẩm ít đường và không đường, đồng thời đa dạng mẫu
mã và mở rộng mức độ phủ sóng kinh doanh ở khắp mọi nơi.
-Coca-cola Việt Nam hiện có 10 thương hiệu và các dòng sản phẩm khác nhau, bao
gồm thức uống không đường và các kích cỡ bao bì đa dạng.
-Cùng với đó, Công ty Coca-cola cũng ủng hộ các khuyến cáo hiện nay của một số cơ
quan y tế hàng đầu, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (W.H.O.) về việc khuyến cáo mọi
người hạn chế lượng đường tiêu thụ, không nạp quá 10% trên tổng lượng tiêu thụ calo/năng
lượng mỗi ngày.
-Nếu chúng ta nắm bắt được mong muốn của người tiêu dùng, thương hiệu của chúng
ta sẽ phát triển, toàn hệ thống theo đó cũng nối đuôi và tiếp tục phát triển. Đây là con đường
phía trước của Coca-cola.
3.2. Thiết lập mục tiêu và mục đích công ty
-Trong hơn một thế kỷ tồn tại, Coca-cola đã đặt nền móng để trở thành một công ty
nước giải khát toàn diện (total beverage company) và không ngừng theo đuổi sứ mệnh “Đổi
mới thế giới”. Nhiệm vụ này chính là động lực thúc đẩy doanh nghiệp kể từ khi được thành
lập vào năm 1886, nó không chỉ mang ý nghĩa làm dịu cơn khát về thể chất, mà còn khơi
nguồn cảm hứng cho đời sống tinh thần, và kết nối các cộng đồng bằng niềm vui, sự lạc
quan và hạnh phúc.
-Do đó, Coca-cola gần đây đã công bố sứ mệnh mới của công ty: tiếp tục Đổi mới Thế
giới và Làm nên Sự khác biệt, phát triển các thương hiệu và loại nước giải khát được mọi
người yêu thích và khơi gợi cảm hứng về cả thể chất lẫn tinh thần, tuy nhiên vẫn không
quên trách nhiệm phát triển thương hiệu bền vững hướng đến một tương lai chung tốt đẹp
hơn có ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của mọi người dân, cộng đồng và toàn thế
giới.
3.3. Các chiến lược kinh doanh và marketing
3.3.1:Mô hình SWOT

20
a.Điểm mạnh
- Brand Equity- Interbrand năm 2011 đã trao tặng cho Coca-cola giải thưởng
Thương hiệu có giá trị cao nhất. Coca-cola với sự hiện diện toàn cầu và bộ nhận diện
thương hiệu độc đáo chắc chắn là một trong những thương hiệu đắt nhất với giá trị thương
hiệu cao nhất tính đến năm 2011. Hiện tại, Coca-cola vẫn là thương hiệu đắt giá và là
thương hiệu nước giải khát có giá trị thương hiệu đắt thuộc top 6 thế giới.
- Có mặt trên 200 quốc gia trên toàn thế giới. Rất có thể ở những quốc gia chúng ta đến
đều có sự hiện diện của Coca-cola. Sự hiện diện toàn cầu rộng lớn góp phần xây dựng hình
ảnh thương hiệu “voi ma mút” của công ty.
- Thị phần lớn nhất. Chỉ có một đối thủ lớn nhất trong phân khúc đồ uống là Pepsi.
Trong hai “ông trùm” nước giải khát này, rõ ràng Coca-cola là người hiện đang chiến thắng
và do đó, có thị phần lớn nhất. Các nhãn hiệu cùng với loại nước uống đa dạng như Coca-
cola, Coke, Sprite, Diet coke, Fanta,...là những động lực tăng trưởng cho công ty Coca-
cola.
- Chiến lược tiếp thị tuyệt vời, Coca-cola luôn cố gắng nắm giữ được trái tim của mọi
người. Trong khi mục tiêu của Pepsi luôn thay đổi và hướng đến giới trẻ, Coca-cola lại
nhắm đến mọi người ở mọi lứa tuổi.
- Mạng lưới phân phối của Coca-cola lớn nhất thế giới vì nhu cầu trên thị trường luôn
đông đảo. Nhờ mạng lưới phân phối rộng lớn, Coca-cola đã hiện diện rộng rãi, toàn cầu
như thế.
b.Điểm yếu
- Đa dạng hóa sản phẩm còn thấp. Đối với đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty là
Pepsi đã có một bước đi thông minh và đa dạng hóa trong phân khúc đồ ăn nhẹ với các sản
phẩm như Lays và Kurkure, Coca-cola bị thiếu trong phân khúc đó.
- Nước- Coca-cola phải đối mặt với sự thất bại trong quá khứ về vấn đề nước cho sản
xuất. Do đó, công tác quản lý nước cần phải được xử lý tốt hơn
c.Cơ hội
- Đa dạng hóa trong kinh doanh thực phẩm và sản phẩm tốt cho sức khỏe. Các sản
phẩm này trong tương lai nếu được nghiên cứu và bày bán sẽ được khách hàng đón
nhận. Điều này đảm bảo Coca-cola có được doanh thu cao hơn. Chuỗi cung ứng hiện đang
phân phối đồ uống của công ty cũng có thể phân phối các đồ ăn nhẹ này.
- Một số sản phẩm trong danh mục sản phẩm của Coca-cola hiện vẫn ít phổ biến trên
thị trường. Nếu thực hiện tốt công tác tiếp thị, quảng bá, trong tương lai những sản phẩm
“lạ lẫm” này có thể đem lại doanh thu lớn cho công ty với mức giá sản phẩm cao hơn.
d.Thách thức
- Người tiêu dùng ngày càng áp dụng lối sống đặt sức khỏe lên hàng đầu và hạn chế sử
dụng các sản phẩm có gas. Điều này có thể làm giảm doanh thu và lợi nhuận của Coca-
cola khi khách hàng chuyển sang sản phẩm lành mạnh hơn do các đối thủ cạnh tranh cung
cấp.
- Ngoài Pepsi, Coca-cola còn có nhiều đối thủ cạnh tranh gián tiếp, chẳng hạn như
Starbucks, Costa Coffee, Lipton và Nescafe. Mặc dù không bán cùng mặt hàng nhưng
21
Starbucks và các thương hiệu trên đang kinh doanh các loại đồ uống mà nhiều người có
thể yêu thích hơn nước ngọt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khía cạnh doanh thu cũng như vị
thế trên thị trường của Coca-cola.
3.3.2: Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh của Coca-cola
Đặt trọng tâm vào các thị trường chủ lực, không đầu tư theo cách thức dàn trải và mang
tính đại trà. Khách hàng tiềm năng mà thương hiệu hướng đến là những thị trường lớn, có
sức tiêu thụ cao như: Mỹ, Trung Quốc, châu Âu (thị trường truyền thống).
Chiến lược của nhượng quyền thương mại cho các đối tác đóng chai toàn cầu đã giúp
nó phát triển nhanh chóng.
Bằng cách hợp tác với các nhà đóng chai nhỏ địa phương tại các thị trường kém phát
triển, công ty có thể hợp nhất hoặc mua lại các doanh nghiệp địa phương nhỏ này một cách
chiến
lược để mở rộng thị trường địa phương.
Các hoạt động tiếp thị và chiến lược sử dụng hình ảnh thương hiệu được tiêu chuẩn hóa
trên toàn thế giới cũng đang góp phần vào vị thế ổn định của nó như một cái tên quen thuộc
trên toàn thế giới
Hỗn hợp tiếp thị của Coca-cola: Sản phẩm: một danh mục đầu tư đa dạng bao gồm
Coke cổ điển, Zero, Fanta, v.v.; Địa điểm: hoạt động trên thị trường toàn cầu, có thể tìm
thấy ở các cửa hàng, nhà hàng và máy bán hàng tự động; Quảng cáo: trên các kênh truyền
thông và phương tiện truyền thông khác nhau, sử dụng một loạt chiến dịch; Giá cả: giá cả
cạnh tranh ở mức thị trường.
3.3.3:Chiến lược marketing
Chiến lược marketing của Coca-cola
One Brand: sẽ thống nhất 4 sản phẩm khác nhau là Coca-cola, Diet Coke, Coca-cola
Zero và Coca-cola Life thành một master brand chủ đạo là Coca-cola, thay vì phải quảng
bá từng sản phẩm riêng lẻ.
Mô hình 4P bao gồm 4 nhân tố chính: product (sản phẩm),price (giá cả), place (địa
điểm) và cuối cùng là promotion (khuyến mãi ).
Chiến dịch Happiness Machine là một trong những chiến dịch được biết đến nhiều nhất
của Coca-cola, là một phần của chiến dịch tích hợp toàn cầu Open Happiness.
Fifa world cup 2014: Coca-cola là nhà tài trợ lớn nhất - Chiến dịch này trở nên phổ biến
vì Coca-cola đã tạo ra nội dung tôn vinh cách bóng đá có thể thay đổi cuộc sống và cộng
đồng.

22
4. Chọn lựa vị trí:
4.1. Các chi nhánh Coca-cola tại Việt Nam:
Xét về thị trường tại Việt Nam, Coca-cola có định hướng mục tiêu là phải phổ biến loại
đồ uống này trên khắp các khu vực của vùng đất hình chữ S này. Từ thành thị đến nông thôn,
từ khu vực đồng bằng phát triển đến tận vung rừng núi xa xôi, không nơi nào mà không biết.
Trải qua hơn 20 năm phát triển không ngừng, Coca-cola đã chọn nhiều địa điểm sản xuất
trên toàn quốc như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương,
Nghệ An, Hải Phòng...Trong đó Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh là được xem
là vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng ngay từ những giai đoạn đầu tiên.
- Tháng 8/1995, Coca-cola Đông Dương và công ty nông nghiệp và thực phẩm
Vinafimex thành lập liên doanh đặt trụ sở tại miền Bắc.

Hình 4.1: Chi nhánh công ty Coca-cola tại Hà Nội


- Tháng 1/1998, tập đoàn Coca-cola lập thêm một liên doanh với công ty nước giải khát
Đà Nẵng đặt tên Coca-cola Non Nước đặt tại miền Trung.

Hình 4.2: ảnh chụp từ trên cao của nhà máy Coca-cola tại Đà Nẵng

23
- Không lâu sau đó, một liên doanh khác của Coca-cola đặt tại miền Nam là Coca-cola
Chương Dương cũng thành lập.
- Năm 2001, chính phủ Việt Nam đã đồng ý cho phép ba nhà máy đóng chai này được
hợp nhất theo cơ chế quản lý tập trung. Theo đó, nhà máy ở Thành Phố Hồ Chí Minh đóng
vai trò chủ chốt. Hai nhà máy đóng chai còn lại tại Hà Nội và Đà Nẵng hiện đang hoạt động
như hai chi nhánh của Coca-cola Việt Nam tại trụ sở miền Bắc và miền Trung.

4.2. Tầm quan trọng của việc chọn lựa vị trí trong vận hành
quản lí sản xuất:
4.2.1. Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và vận chuyển:
Vị trí của một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược sản xuất của công
ty đó. Một số yếu tố như khoảng cách đến nguồn cung cấp nguyên liệu, địa hình, giao thông
và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp.
Đối với Coca-cola, nguyên liệu chính là đường và CO2. Vì vậy, để đảm bảo cung cấp
nguyên liệu đầy đủ và giảm chi phí vận chuyển, các nhà máy của Coca-cola thường được đặt

Hình 4.3: Công ty Coca-cola ký thoả thuận hợp tác với hiệp hội mía đường Việt Nam
gần các nguồn cung cấp nguyên liệu. Ở Việt Nam, ví dụ, nhà máy Coca-cola tại Bình Dương
được đặt gần các trang trại mía đường để tiết kiệm chi phí vận chuyển và giảm thiểu thời
gian giao hàng.
Ngoài ra, do gần các cảng biển lớn của Việt Nam, Đà Nẵng cũng trở thành vị trí tất yếu
trong việc nhập khẩu các nguồn nguyên liệu cũng như nhanh chóng giao sản phẩm đến tay
người tiêu dùng.
4.2.2. Khả năng tiếp cận thị trường:
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của việc chọn lựa vị trí là tiếp cận với thị trường.
Vị trí của Coca-cola cần phải được đặt ở những nơi có tiềm năng thị trường tốt và tiếp cận
được đối tượng khách hàng của mình. Việc đặt nhà máy sản xuất tại vị trí gần với thị trường
tiêu thụ sẽ giúp Coca-cola tiết kiệm được chi phí vận chuyển sản phẩm và đáp ứng nhanh

24
chóng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, việc có nhà máy sản xuất tại các thành phố lớn
cũng giúp Coca-cola tiếp cận được đối tượng khách hàng đông đảo hơn, từ đó tăng doanh số
bán hàng.
Ví dụ, Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc, với hệ thống phân phối sản phẩm
tiện lợi, giao thông an toàn và nhanh chóng, Coca-cola có thể tận dụng để tiếp cận nhiều
khách hàng hơn. Bên cạnh đó, cả thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều là những trung tâm
kinh tế và thương mại của Việt Nam, với dân số lớn và khả năng tiêu thụ sản phẩm cao. Việc
Coca-cola đặt nhà máy sản xuất tại hai thành phố này đã góp một phần không nhỏ mang lại
lợi nhuận cho công ty.
4.2.3. Chi phí đầu tư:
Việc chọn lựa vị trí đặt nhà máy sản xuất của Coca-cola cũng có tầm ảnh hưởng đến chi
phí dầu tư. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí lao động, chi phí năng lượng,
chi phí mua đất và chi phí xây dựng nhà máy. Vị trí sản xuất tại một thành phố có thể cung
cấp nhiều tiện ích, tài nguyên và quyền hạn để phát triển kinh doanh, nhưng cũng đi kèm với
giá thành đắt đỏ
Nhận thức điều này, Coca-cola không trực tiếp đặt nhà máy sản xuất tại Hồ Chí Minh,
mà chọn một trong các khu vực lân cận là Bình Dương, cách trung tâm thành phố khoảng
30km. Vị trí này không chỉ có lợi về mặt kinh tế vì giá thuê đất và chi phí vận hành thấp hơn
so với trung tâm thành phố, mà còn thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm đến các đối tác
chiến lược và điểm bán hàng trên địa bàn Hồ Chí Minh và các khu vực xung quanh.
Bên cạnh đó việc đặt nhà máy sản xuất tại các tỉnh thành miền Trung như Đà Nẵng hoặc
Quảng Nam, với địa hình phẳng, giá đất thấp, dân cư lao động phong phú, dễ dàng tiếp cận
với cảng biển và nhiều tiện ích công cộng, cũng góp nhần giúp Coca-cola giảm được chi phí
sản xuất.
4.2.4. Tiềm năng phát triển:
Chọn vị trí phù hợp có ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội phát triển của công ty Coca-cola
trong tương lai. Vị trí được chọn không chỉ cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công
ty, mà còn phải có khả năng mở rộng và phát triển sản phẩm và dịch vụ. Vị trí cần phải được
lựa chọn sao cho có tiềm năng phát triển và mở rộng.
Theo yếu tố đó, tỉnh Long An với các chính sách nhất quán, liên tục cải thiện môi trường
cạnh tranh trong kinh doanh đã trở thành mục tiêu của nhiều nhà đầu tư lớn. Năm 2020, tỉnh
Long An đã được công ty Coca-cola chọn làm địa điểm xây dựng nhà máy sản xuất thứ 4
Việt Nam. Điều này càng góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường tại Long An khi công ty
liên tục yêu cầu nguồn nguyên liệu và nhân lực trong khu vực. Khi Long An ngày càng phát
triển thì càng thu hút lượng dân số lớn, đi kèm với cơ sở hạ tầng nhanh chóng cải thiện. Nhờ
vậy, nó cũng nhanh chóng làm tăng nguồn tiêu thụ và lợi nhuận mà Coca-cola thu được.

25
Hình 4.4: Đại diện các bên tiến hành nghi thức nhấn nút khởi công dự án nhà
Hình máy sản xuất nước giải khát Coca-cola

26
5. Chuỗi cung ứng của Coca-cola Việt Nam

Hình 5.1: Mô hình chuỗi cung ứng của Coca-cola.

5.1 Mô hình chuỗi cung ứng của Coca-cola


5.1.1 Nhà cung cấp:
- Nước: được cung cấp từ nhà máy nước thuộc địa bàn nhà máy.
- CO2: làm cho thức uống xuất hiện trạng thái “nổi bóng khí” hay “sủi bọt”. Hỗ trợ
tiêu hóa và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.
+ Phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất cồn, bia.
+ Đốt cháy dầu do với chất trung gian là(MEA) monoethanol amine.
- Đường: hương vị ngọt ngào của Coca-cola (Nhà máy đường KCP).
- Màu thực phẩm (carmel E150d): được làm từ đường tan chảy hay chất hóa học
amoiniac.
- Chất tạo độ chua (axit photphoric)-E330: 50% axit được dùng để tạo độ chua và là
chất bảo quản.
- Caffein: vị đắng nhẹ trong hương vị của Coca-cola.
+ Caffein tự nhiên: trong nhiều thực vật khác nhau như cà phê, lá trà, hạt cola.
+ Caffein nhân tạo.
- Hương vị tự nhiên: công thức bí mật được cung cấp từ Tập đoàn Coca-cola mẹ.
- Các công ty cung cấp nguyên vật liệu cho Coca-cola:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging (Việt Nam) cung cấp vỏ chai
chất lượng cao cho Coca-cola.

27
+ Công ty chế biến stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty Coca-
cola.
+ Công ty cổ phần Biên Hòa với thương hiệu sovi cung cấp các thùng carton hộp
giấy cao cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát Coca-cola Việt
Nam…
5.1.2. Nhà sản xuất (Coca-cola)
- Coca-cola có dây truyền sản xuất hiện đại, sử dụng công nghệ PROFIBUS của
Danfoss, vận hành đơn giản, tin cậy, giao thức linh hoạt, tiêu chuẩn hóa và thân thiện.
- Coca-cola có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc:
+ Hà Nội (Hà Tây)
+ Đà Nẵng
+ Thành phố Hồ Chí Minh
5.1.3. Phân phối:
- Năm qua hoạt động Coca-cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của Coca-cola
đạt được mức tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân phối lớn, 1500 nhân viên, hàng
nghìn đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.
- Với ba nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng mạng lưới phân
phối ở ba miền cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu vực này. Đối với
nước giải khát khâu phân phối là rất quan trọng.
5.1.4. Bán lẻ:
- Nhà hàng
- Trung tâm vui chơi
- Cửa hàng bán lẻ - Các hàng quán giải khát
5.1.5. Người tiêu dùng:
- Trẻ nhỏ
- Thanh thiếu niên
- Phụ nữ công sở
- Các hộ gia đình
Trở thành sản phẩm quen thuộc đối với cuộc sống của từng cá nhân và từng gia
đình Việt. Để có được thành công ấy Coca-cola đã không ngừng tung ra các chiêu
quảng cáo, tiếp thị đặc sắc phù hợp với nét văn hóa người Việt. Cùng với một loạt các
chương trình khuyến mại, giảm giá…hấp dẫn.
5.1.6. Dịch vụ chăm sóc khách hàng:
Coca-cola Việt Nam đã tổ chức một loạt các hoạt động hướng tới giới trẻ như:
- “Mở Coca-cola, bật tuôn sảng khoái”.
- Uống Coca-cola, giữ lại nắp chai để đổi quà phong cách.
- Cuộc thi Khoảnh khắc sảng khoái cùng Coca-cola…
- Coca-cola hoan nghênh mọi câu hỏi, nhận xét, phản hồi và rất mong nhận được
thông tin của quý khách hàng. Những ý kiến đóng góp đó giúp họ nỗ lực mang lại cho
khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất có thể. Khách hàng có thể để lại nhận xét của
mình trên trang của họ tại http://www.cocacolasabco.com
28
- Trong bản “Quy tắc đạo đức doanh thương cho nhà cung cấp của hãng Coca- cola”
có ghi rõ: “Hãng quý trọng mối quan hệ hợp tác với khách hàng, nhà cung cấp và người
tiêu dùng. Phải đối xử với các đối tác này theo cách chúng ta mong muốn được đối xử.
- Luôn đối xử công bằng vơí khách hàng, nhà cung cấp và người tiêu dùng, tôn trọng
và đối đãi với họ một cách trung thực:
+ Không tham gia vào các hoạt động không công bằng, lừa dối hoặc sai trái.
+ Luôn mô tả sản phẩm của hãng một cách trung thực và thẳng thắn.
5.2. Cách thức hoạt động chuỗi cung ứng
- Hoạt động theo mô hình gián tiếp
- Sản xuất theo BTS (sản xuất để tồn kho)
- Sử dụng Just in time
5.3. Đối thủ cạnh tranh
- Các loại nước giải khát không có gas.
- Đặc biệt đối thủ cạnh tranh với Coca-cola trong nước giải khát có gas là Pepsi.
+ Mặc dù có mặt ở Việt Nam sau Pepsi nhưng Coca-cola Việt Nam đã không ngừng
mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng. Coca-cola dần dần đã chiếm được vị thế
rất lớn trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.
+ Trong cuộc đấu giữa Coca-cola và Pepsi để giữ vững được thị phần của mình thì
các bộ phận trong chuỗi cung ứng của Coca-cola đã phối hợp rất nhịp nhàng để có thể
đáp trả lại các hành động của Pepsi trên thị trường.
Ví dụ: khi Pepsi có ý định giảm giá hay khuyến mại thì ngay lặp tức các nhà phân
phối đại lý của Coca-cola cũng đồng loạt giảm giá khuyến mãi… Để làm được điều
này đòi hỏi họ phải thiết lặp mạng lưới thông tin xuyên suốt chính xác và nhanh nhạy.
5.4. Thị trường mục tiêu
- Theo địa lý: là miền Nam, nơi người dân sống năng động hơn, chi tiêu nhiều hơn
nên nhu cầu lớn hơn.
- Theo nhân chủng học: thanh thiếu niên.
5.5. Chiến lược kinh doanh
- Chiến lược chắc chân thị trường (tập trung vào các thị trường chủ chốt).
- Chính sách sản phẩm: nhãn hiệu, bao bì, dịch vụ.
- Chính sách giá:
+ Chiến lược định giá thâm nhập thị trường
+ Định giá chiết khấu
+ Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm
- Chính sách phân phối.
- Chính sách xúc tiến hỗn hợp:
+ Quảng cáo
+ Kích thích tiêu thụ (mở rộng hệ thống đại lý, tăng chiết khấu)
+ Quan hệ công chúng
5.6. Phân tích các yếu tố chuỗi cung ứng
5.6.1 Các yếu tố thành công trong chuỗi cung ứng của Coca-cola
29
Coca-cola Việt Nam đã xây dựng một chuỗi cung ứng thành công.
Vận dụng, quản lý tốt của chuỗi cung ứng. Thực hiện đổi mới một cách đồng bộ,
thống nhất, sự ăn ý và hợp tác một cách tối ưu giữa các khâu trong chuỗi cung ứng
như: nhà cung cấp vật liệu, doanh nghiệp, vận chuyển kho bãi, các nhà phân phối bán
buôn bán lẻ…và nhiều yếu tố khác.
- Nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy.
Bắt kịp với thời đại Coca-cola Việt Nam cũng đã có những chiêu thức chào bán
hàng trên mạng đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ đam mê internet và sự tiện dụng mà
cuộc sống hiện đại đem lại.
- Tận dụng tối đa mọi nguồn cung trong chuỗi cung ứng.
Đó là nguồn cung về nguyên liệu nhiên liệu giá rẻ và sẵn có. Nguồn cung lao động
dồi dào và có tay nghề cao, người lao động cần cù chịu khó, sáng tạo…
- Quản lý và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Nhờ có kế hoạch kinh doanh dài hạn mà Coca-cola có thể tận dụng được mọi
nguồn lực về dự trữ nguyên vật liệu, quản lý tài chính chặt chẽ để có thể đầu tư một
cách hiệu quả nhất. Chính sách kinh doanh giúp điều tiết cung cầu trên thị trường đáp
ứng mong mỏi của người tiêu dùng. Hạn chế những rủi ro không những cho doanh
nghiệp trung tâm mà cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
- Phát triển quan hệ khách hàng và quản lí tốt nhân sự cũng là một thành công của
Coca-cola.
5.6.2. Các yếu tố chưa thành công trong chuỗi cung ứng
- Chưa có sự liên kết và rõ ràng giữa các yếu tố mắt xích trong chuỗi cung ứng.
- Phát triển hệ thống nhân sự chưa thực sự hiệu quả.
- Các khâu vận chuyển, kho bãi, bảo quản, quản lý cũng như giám sát sản xuất
chưa có sự thống nhất chặt chẽ về quản trị cung ứng.
5.7. Bài học rút ra
- Sử dụng mô hình gián tiếp.
- Sử dụng mô hình BTS.
- Văn hóa doanh nghiệp.
- Giữ mối quan hệ tốt giữa khách hàng và nhà cung ứng.
- Nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh nhạy.
- Tận dụng tối đa mọi nguồn cung trong chuỗi cung ứng.
- Quản lý và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Phát triển quan hệ khách hàng và quản lí tốt nhân sự.

30
Tài liệu tham khảo

Chương I
Nguyễn T. (2023, January 31). Sự cạnh tranh của Coca-Cola và Pepsi: Điều gì diễn ra tiếp theo?
Chinmedia.
https://chinmedia.vn/su-canh-tranh-cua-coca-cola-va-pepsi-dieu-gi-dien-ra-tiep-
theo/?fbclid=IwAR2RRWdiY_3NZ0jAUny4PdTFd916y8tO-5fRha8qlH4tFg4HP9vbNucH0mw
Đề tài Giới thiệu về công ty coca cola tại Việt Nam - Tài liệu, Luận văn. (n.d.).
https://www.thuvientailieu.vn/tai-lieu/de-tai-gioi-thieu-ve-cong-ty-coca-cola-tai-viet-nam-
32794/?fbclid=IwAR0PRMajkhaIPTbVi327PjSG_jca_0_6PV_wsSHdr94uc09GvsBQwjYBqvI
Biz T. T. T. (2022, January 24). Quá trình hình thành và phát triển của Coca-Cola Việt Nam. Thị
Trường Biz.
https://thitruongbiz.vn/qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-coca-cola-viet-nam-
1396.html?fbclid=IwAR3P2IJs__bvX3zx14xuTBsPKblXWYoKzunxUFXulx6K9o8TF1cP-
9PKGa4
Admin, & Admin. (2019). Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Coca-Cola. Strawberry C-Store
Blog.
https://blog.strawberrycstore.com/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-coca-
cola/?fbclid=IwAR3TmrUFxd0GPiDU8l_Bqs3brIp0lriQYNp-hIXqCu74_ArBwbbZSzVhtP4
Trường N. V. (2023, April 14). Đối thủ cạnh tranh của Coca Cola. Mekongsoft.
https://mekongsoft.com.vn/tin-tuc/kien-thuc-kinh-doanh/doi-thu-canh-tranh-cua-coca-cola-
a1080?fbclid=IwAR2elmoqIvkivL6l1vbh7ro-z-AOUHhePmuCAa2VlM_4QRZhkDyaaKnpwVE
Hình 1.1 - Sự thay đổi về bao bì trong suốt quá trình phát triển của Coca-Cola
Bao bì . (nd). Pinterest. https://pin.it/4leKaX6
Hình 1.2 - Các sản phẩm tiêu biểu của Công Ty Coca-Cola
Baochinhphu.Vn. (2021, ngày 2 tháng 11). Coca-Cola Việt Nam khuyến mãi người tiêu dùng
chung tay tái chế. baochinhphu.vn . https://baochinhphu.vn/coca-cola-viet-nam-khuyen-khich-
nguoi-tieu-dung-chung-tay-tai-che-102302578.htm
Hình 1.3 - Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam
ThNhân N.-. (2022, ngày 19 tháng 7). Thực hư thông tin Coca-Cola Việt Nam bị phồng.
https://nld.com.vn . https://nld.com.vn/kinh-te/thuc-hu-thong-tin-coca-cola-viet-nam-bi-thau-tom-
20220719093932775.htm
Hình 1.4 - Lịch sử phát triển của logo Coca-Cola
Adminrb, & Adminrb. (2022, May 5). Chiến lược xây dựng thương hiệu COCA - COLA - Rubee.
Rubee. https://rubee.com.vn/chien-luoc-xay-dung-thuong-hieu-coca-cola.html
Hình 1.5 - Kết quả kinh doanh của Coca-Cola Việt Nam giai đoạn 2004-2014
Hành trình 20 năm không cần lãi của Coca-Cola Việt Nam | Tin tức doanh nghiệp niêm yết | |
CafeF.vn. (n.d.). CafeF.vn. https://s.cafef.vn/COCACOLA-191378/hanh-trinh-20-nam-khong-can-
lai-cua-coca-cola-viet-nam.chn
Chương II
Coca-Cola: “Kỷ niệm 100 năm chai contour nổi tiếng”
https://spencil.vn/chia-se-huu-ich/coca-cola-va-chien-luoc-bao-bi-dinh-cao/
https://www.brandsvietnam.com/6794-Coca-Cola-Ky-niem-100-nam-chai-contour-noi-tieng
https://brademar.com/danh-muc-san-pham-cua-coca-cola/
_Chiến lược tăng trưởng- https://investors.coca-colacompany.com/strategy/growth-strategy
_Chiến lược kinh doanh - https://www.studysmarter.us/explanations/business-studies/business-
case-studies/coca-cola-business-strategy/
_Chiến lược marketing - https://oriagency.vn/chien-luoc-marketing-cua-coca-cola
_Tồng quan về công ty - https://www.cocacolavietnam.com/
_Mô hình SWOT- https://wiki.tino.org/mo-hinh-swot-cua-coca-cola/
-Center for Ethical Organizational Cultures, Auburn University - “The Coca-Cola Company
31
Struggles with Ethical Crises” – 10/04/2023.
https://harbert.auburn.edu/binaries/documents/center-for-ethical-organizational-
cultures/cases/Coca-Cola.pdf
- “Challenges and Solutions: A Case Study of Coca-Cola Company” – 10/04/2023.
https://pdfs.semanticscholar.org/331a/0407c3563466b1a8b6c15bb0dcf6f60b776b.pdf
-International Review of Business Research Papers - Vol.6, No.1 February 2010, Pp.250‐282 -
“Performance Measurement using Distributed Performance Knowledge Management System:
Empirical case study of Coca Cola Enterprises.” – 10/04/2023.
https://www.academia.edu/2388187/Performance_Measurement_using_Distributed_Performance_
Knowledge_Management_System_Empirical_case_study_of_Coca_Cola_Enterprises
-The Cocacola Company – 10/04/2023.
https://www.Coca-Colacompany.com/
-“Application of Lean Manufacturing in the Food Industry: Coca-Cola Inc” – 13/04/2023.
https://samples.freshessays.com/application-of-lean-manufacturing-in-the-food-industry-Coca-
Cola-inc.html
-“QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA COCA- COLA" – 13/04/2023.
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-van-lang/dai-cuong-quan-tri/bai-tap-nhom-
ben10-tieu-luan-ve-quan-li-chuoi-cung-ung-cua-Coca-Cola/25368437
-“The Ingredient That Makes Pepsi and Coke Taste Different” – 17/04/2023.
https://www.tastingtable.com/1215616/the-ingredient-that-makes-pepsi-and-coke-taste-
different/#:~:text=Coca%2DCola%20contains%20no%20citric,Cola%20a%20less%20sharp%20ta
ste.
-https://www.quora.com/Which-is-stronger-phosphoric-acid-or-citric-acid - 17/04/2023.
-Hình 2.1: https://www.investopedia.com/ask/answers/060415/how-much-global-beverage-
industry-controlled-coca-cola-and-pepsi.asp - 17/04/2023.
-Hình 2.2: https://www.coca-colacompany.com/au/brands/coca-cola - 17/04/2023.
Hình 4.1: https://antoanthucpham.org/cong-ty-coca-cola-viet-nam-bi-xu-phat-tren-433-trieu-dong-va-thu-
hoi-1-lo-san-pham/
Hình 4.2: https://fecon.com.vn/nha-may-coca-cola-da-nang-dp130
Hình 4.3: https://baochinhphu.vn/hop-tac-nang-cao-nang-luc-nganh-mia-duong-102237253.htm
Hình 4.4: https://tochucsukiendailam.com/le-khoi-cong-xay-dung-nha-may-coca-cola-tai-long-an.html
1/ Thị trường Coca Cola tại Việt Nam
https://amis.misa.vn/54789/thi-truong-muc-tieu-cua-coca-cola/
2/ Thông tin về Coca Cola tại Việt Nam
https://www.cocacolavietnam.com/trang-chu
3/ Công ty Coca Cola hợp tác với ngành mía đường Việt Nam
https://baochinhphu.vn/hop-tac-nang-cao-nang-luc-nganh-mia-duong-102237253.htm
4/ Coca Cola xây dựng nhà máy thứ 4 tại Long An
https://tochucsukiendailam.com/le-khoi-cong-xay-dung-nha-may-coca-cola-tai-long-an.html
Mô hình Chuỗi cung ứng của Coca Cola tại Việt Nam (Mới) | Ego Express
https://egoexpress.vn/mo-hinh-chuoi-cung-ung-cua-coca-cola-tai-viet-nam/

32

You might also like