You are on page 1of 10

16:09, 10/11/2022 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TSCĐ

Trang chủ (/) Danh mục khoá học (/tat-ca-khoa-hoc) NEU Trắc nghiệm Kế toán công (/khoa-hoc-4736035095314432) CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TSCĐ (/bai-hoc/chuong-4-ke-toan-
tscd-5534712583946240)

01 : 02

Câu 1 - Lần cuối trả lời Sai

Câu 6.Đơn vị mua 1 TSCĐ dùng cho hoạt động HCSN có giá thanh toán là 44.000.000đ, trong đó thuế GTGT là 4.000.000đ. Chi phí trước khi sử dụng là
2.000.000đ. Vậy nguyên giá của TSCĐ này là:

44.000.000đ

42.000.000đ

50.000.000đ

46.000.000đ

Giải thích: Câu a sai vì đã không tính thuể GTGT 4 triệu vào. Câu B sai vì không tính chi phí trước khi sử dụng 2tr. Câu C sai vì đã nhầm là 44 triệu chưa bao gồm thuế
GTGT nên đã cộng dư 4 triệu. Đáp án đúng là D: vì nguyên giá sẽ tính bằng cách : giá thanh toán ( đã gồm thuế GTGT)+ CP trước khi sử dụng= 44+2=46tr

Câu 2 - Lần cuối trả lời Sai

Tài sản cố định mua sắm từ nguồn phí khấu trừ để lại có giá 33.000 cả thuế GTGT 10%. Tài sản này được hạch toán (đvt: 1.000đ):

A. Nợ TK 211/Có TK 366 và Ghi Có TK 014

B. Nợ TK 211/Có TK 112 và Nợ TK 337/Có TK 366 và Ghi Có TK 014

C. Nợ TK 211/Có TK 112 và Nợ TK 337/Có TK 366 và Ghi Có TK 008

D. Nợ TK 211/Có TK 366 và Nợ TK 337/Có TK 366 và Ghi Có TK 014

Câu 3 - Lần cuối trả lời Sai

Câu 5: Công tác kiểm kê TSCĐ thường được thực hiện định kỳ vào khi nào?

Cuối mỗi tháng

Cuối mỗi năm

Cuối mỗi quý

Cuối mỗi ngày

Giải thích: Theo thông tư 107/2017, công tác kiểm kê TSCĐ thường được thực hiện định kỳ cuối mỗi năm và mọi trường hợp thừa thiếu đều phải tìm hiểu nguyên
nhân.

Câu 4 - Lần cuối trả lời Sai

Câu 12: Cuối năm phần giá trị còn lại của TSCĐ được hình thành bằng nguồn NSNN được theo dõi riêng như:

Tạm thu (3371)

Chi phí khác

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/chuong-4-ke-toan-tscd-5534712583946240 1/10
16:09, 10/11/2022 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TSCĐ

Khoản nhận trước chưa ghi thu (366)

Doanh thu khác

Giải thích: Khi ghi nhận TSCĐ chúng ta sẽ ghi tăng nguyên giá TK 211 và ghi tăng tương ứng trên TK 366 - khoản nhận trước chưa ghi thu. Đến cuối năm, kết chuyển
giá trị KH/HM đã trích trong năm thì ghi bút toán Nợ TK 366 -> làm giảm TK 366 và tăng TK thu tương ứng với số KH/HM đã trích. Vậy giá trị còn lại của TSCĐ =
Nguyên giá - Số khấu hao/hao mòn lũy kế chính là giá trị còn lại còn nằm bên Có TK 366 chọn câu a. Loại b,c vì giá trị còn lại của TSCĐ được xem là Tài sản chứ
không phải doanh thu hay chi phí trong kỳ. Loại câu d vì TK tạm thu chỉ theo dõi liên quan đến tiền chứ không liên quan đến TSCĐ

Câu 5 - Lần cuối trả lời Sai

Câu 9: Những tài sản nào sau đây không phải tính hao mòn/trích khấu hao?

Tài sản thuê hoạt động

Tất cả đều đúng

Tài sản đã tính đủ HM/KH

Tài sản nhận giữ hộ

Giải thích: Các loại tài sản cố định không phải tính hao mòn, khấu hao của các cơ quan, đơn vị nhà nước được quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư 45/2018/TT-
BTC. Theo đó, tài sản cố định đang thuê sử dụng, tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước, tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết
giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được đều không phải tính hao mòn/ khấu hao.

Câu 6 - Lần cuối trả lời Sai

Câu 20: Thời gian sử dụng TSCĐVH được quy định không vượt quá:

20 năm

40 năm

50 năm

30 năm

Giải thích: Theo quy định hiện hành, thời gian sử dụng TSCĐ vô hình không thấp hơn 4 năm và không cao hơn 50 năm. Vì vậy đáp án đúng là D. Sách 111

Câu 7 - Lần cuối trả lời Sai

Câu 18: Khi đơn vị sự nghiệp đưa tài sản vào sản xuất kinh doanh thì phải trích khấu hao như đối với các …

doanh nghiệp nhà nước

doanh nghiệp hợp danh

công ty cổ phần

công ty tư nhân

Giải thích: Đây là một đơn vị hành chính sự nghiệp là các đơn vị trực thuộc cơ quan nhà nước → tài sản sẽ được khấu hao như với các DNNN. Vì ĐVSN và DN nhà
nước đều chịu sự quản lý của nhà nước. Mặc dù DN nhà nước hạch toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhưng vẫn chịu sự quản lý chặt chẽ từ Nhà nước. Vậy nên
khi ĐVSN đưa tài sản vào sxkd thì phải trích khấu hao như DN nhà nước. Cty tư nhân, cty cổ phần và dn hợp danh không chịu sự quản lý từ nhà nước.

Câu 8 - Lần cuối trả lời Sai

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/chuong-4-ke-toan-tscd-5534712583946240 2/10
16:09, 10/11/2022 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TSCĐ

Câu 8.Thanh lý TSCĐ hữu hình thuộc nguồn vốn kinh doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 811, 214/Có TK 211

Nợ TK 632, 214/Có TK 211

Nợ TK 138, 214/Có TK 211

Nợ TK 411, 214/Có TK 211

Giải thích: C. Thanh lý TSCĐ từ nguồn vốn kinh doanh ở đơn vị HCSN hạch toán như kế toán doanh nghiệp thông thường, tăng chi phí khác về phần giá trị còn lại Nợ
811. Câu A. Đây là trường hợp hoàn trả lại vốn góp bằng TSCĐ.Câu B. Thanh lý tscđ thì phần gtri còn lại đc xem là chi phí chứ k phải khoản phải thu. Câu D. Tly tscđ
thì phần gtri còn lại đưa và chi phí khác, tk 632 chỉ ghi nhận giá vốn hàng hóa dịch vụ ,... ko liên quan việc thanh lý tscđ

Câu 9 - Lần cuối trả lời Sai

Cuối năm, TSCĐ hình thành từ nguồn ngân sách sẽ được quyết toán với NSNN

A. Toàn bộ giá trị của TSCĐ sẽ được ghi nhận vào chi phí

B. Chỉ ghi nhận phần hao mòn/khấu hao TSCĐ trong năm vào chi phí, phần còn lại được theo dõi tiếp dưới hình thức “khoản nhận trước chưa ghi
thu”

C. Chỉ quyết toán phần giá trị hao mòn trong năm với NSNN

D. Quyết toán với NSNN toàn bộ giá trị của TSCĐ

Câu 10 - Lần cuối trả lời Sai

Khi mua sắm tài sản bằng rút dự toán, phải trải qua quá trình lắp đặt chạy thử, chi phí mua sắm lắp đặt sẽ được ghi nhận:

A. Nợ TK 2411/Có TK 111, 112 và Nợ TK 3371/Có TK 511

B. Nợ TK 2412/Có TK 111, 112 và Nợ TK 3371/Có TK 511

C. Nợ TK 2411/Có TK 111, 112 và Nợ TK 3371/Có TK 366

D. Nợ TK 2411/Có TK 366 và Có TK 008

Câu 11 - Lần cuối trả lời Sai

Những tài sản cố định phải trích khấu hao thuộc các nguồn

A. Nguồn ngân sách nhà nước

B. Nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài

C. Nguồn phí được khấu trừ, để lại

D. Đáp án A và B đúng

Câu 12 - Lần cuối trả lời Đúng

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/chuong-4-ke-toan-tscd-5534712583946240 3/10
16:09, 10/11/2022 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TSCĐ

Câu 21: Trong trường hợp đặc biệt thì thời gian sử dụng TSCĐ sẽ do cơ quan nào ở địa phương được quyết định?

Hội đồng nhân dân

Ủy ban nhân dân

Sở tài chính

Kho bạc nhà nước

Giải thích: Theo thông tư 107/2017: Trường hợp đặc biệt do Bổ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cợ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Vì vậy đáp án đúng là câu B. Trang 111 giáo trình

Câu 13 - Lần cuối trả lời Sai

Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sự nghiệp:

A. Việc tính hao mòn TSCĐ thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán

B. Việc tính hao mòn TSCĐ thực hiện định kỳ theo quý, năm tùy vào tần suất phát sinh

C. Để phục vụ mục đích quản lý tài sản công, tất cả các tài sản cố định đều chỉ cần tính hao mòn

D. Đáp án A và C đúng

Câu 14 - Lần cuối trả lời Sai

Câu 7 .TSCĐ được mua sắm từ nguồn phí được khấu trừ để lại, bên cạnh bút toán ghi tăng TSCĐ, kế toán còn phản ánh:

Nợ TK 3373/Có TK 3664

Có TK 014

Nợ TK 3373/Có TK 36631

a và b đúng

Giải thích: A và B đúng: TSCĐ được mua sắm từ nguồn phí được khấu trừ để lại thì đã có chi tiêu thực, vì vậy phải ghi Có 014, trước khi sử dụng nguồn phí được khấu
trừ ở trạng thái tiền nên ghi nợ tk 3373, và khi sử dụng nguồn này mua tài sản thì ghi vào có 36631. Câu C loại vì : Tài khoản 3664- Kinh phí đầu tư XDCB: Tài khoản
này dùng để phản ánh kinh phí đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN cấp và nguồn khác (nếu có) đang trong quá trình XDCB dở dang.

Câu 15 - Lần cuối trả lời Sai

Trong đơn vị HCSN sử dụng NSNN, các tìa sản không phải tính hao mòn, khấu hao:

A. Đất đai được nhà nước giao, không thu tiền sử dụng đất

B. Tài sản cố định đặc thù (hiện vật, cổ vật, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng..)

C. Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được

D. Các đáp án trên đều đúng

Câu 16 - Lần cuối trả lời Sai

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/chuong-4-ke-toan-tscd-5534712583946240 4/10
16:09, 10/11/2022 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TSCĐ

Câu 17: Quyền sử dụng đất được phân loại là:

tài sản cố định hữu hình

tài sản cố định vô hình

tùy theo quyết định của thủ tướng

theo quy định nhà nước từng năm

Giải thích: Theo thông tư 45 ban hành năm 2018 thì quyền được sử dụng đất là một tài sản không có hình thái vật chất nên được phân loại là TSCĐ vô hình.

Câu 17 - Lần cuối trả lời Sai

Tài sản cố định mua sắm dùng cho hoạt đọng HCSN có giá 33.000 cả thuế GTGT 10%, chi phí trước sử dụng 2.000. Tài sản này được ghi sổ theo giá
(đvt: 1.000đ)

A. 33.000

B. 32.000

C. 30.000

D. 35.000

Câu 18 - Lần cuối trả lời Sai

Câu 10: Khi mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử, kế toán tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt, chạy thử trên TK nào?

TK 211

TK 002

TK 241

TK 242

Giải thích: Theo chế độ KTHCSN 2017, Trường hợp TSCĐ mua về phải qua lắp đặt, chạy thử mới sử dụng được thì toàn bộ chi phí lắp đặt, chạy thử ,... TSCĐ được
phản ánh vào TK 241(2411). TK 211 phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐHH của đơn vị theo nguyên giá (đối với TSCĐ mua về là trạng
thái sẵn sàng sử dụng không qua giai đoạn chạy thử, lắp đặt…). TK 242 dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng không thể tính toàn bộ vào
chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong một kỳ kế toán mà phải tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo. TK 002 phản ánh giá trị các loại tài sản của đơn vị khác
nhờ giữ hộ hoặc tạm giữ chờ giải quyết các loại vật tư hàng hóa nhận để gia công chế biến

Câu 19 - Lần cuối trả lời Đúng

Câu 19: Việc tính hao mòn tài sản cố định được thực hiện khi nào?

định kỳ hàng năm

định kỳ hàng tháng

định kỳ hàng nửa năm

định kỳ hàng quý

Giải thích: Việc phản ánh giá trị hao mòn TSCD vào vào sổ kế toán được thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12 (Chế độ KTHCSN/ Phần TK 214)

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/chuong-4-ke-toan-tscd-5534712583946240 5/10
16:09, 10/11/2022 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TSCĐ

Câu 20 - Lần cuối trả lời Đúng

Thanh lý TSCĐ có gốc ngân sách, nguyên giá 400.000; đã hao mòn 230.000; bút toán xóa sổ được thực hiện như sau (đvt: 1.000đ)

A. Nợ TK 214: 230.000; Nợ TK 811: 170.000/Có TK 211: 400.000

B. Nợ TK 214: 230.000; Nợ TK 366: 170.000/Có TK 211: 400.000

C. Nợ TK 214: 230.000; Nợ TK 611: 170.000/Có TK 211: 400.000

D. Nợ TK 214: 230.000; Nợ TK 3371: 170.000/Có TK 211: 400.000

Câu 21 - Lần cuối trả lời Sai

Câu 13: Cuối năm, đối với TSCĐ được mua bằng nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng cho hoạt động hành chính, đơn vị tiến hành kết chuyển
số hao mòn đã trích trong năm như sau:

Nợ TK 642/ Có TK 214

Nợ TK 43142/ Có TK 43141

Nợ TK 43142/ Có TK 421 (Hao mòn làm tăng Thặng dư (thâm hụt) lũy kế (số hao mòn đã tính)

Nợ TK 611/ Có TK 214

Giải thích: Khi kết chuyển số hao mòn đã trích trong năm sẽ làm tăng thặng dư từ hoạt động HCSN – Có Tk 421 và làm giảm Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
hình thành TSCĐ – Nợ 43142. → câu D đúng. Câu A sai vì đây là bút toán phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hình thành bằng nguồn NSNN hoặc nguồn viện trợ, vay nợ
nước ngoài dùng cho hoạt động hành chính, hoạt động dự án. Câu B sai vì đây là là bút toán trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động SXKDDV. Câu C sai vì đây là
bút toán kết chuyển số khấu hao đã trích trong năm.

Câu 22 - Lần cuối trả lời Sai

Tài sản cố định của đơn vị thường được đánh giá lại khi:

A. Theo yêu cầu của nhà nước

B. Khi tháo dỡ một số bộ phận của tài sản

C. Nâng cấp, lắp đặt thêm

D. Giá thị trường biến động

Câu 23 - Lần cuối trả lời Đúng

Câu 11: Cuối năm, đối với tài sản cố định được mua sắm bằng nguồn thu hoạt động NSNN cấp, tiến hành kết chuyển số hao mòn đã tính trong năm:

Nợ TK 366/Có TK 511

Nợ TK 511/Có TK 366

Nợ TK 642/Có TK 214

Nợ TK 611/Có TK 214

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/chuong-4-ke-toan-tscd-5534712583946240 6/10
16:09, 10/11/2022 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TSCĐ
Giải thích: Theo nguyên tắc kế toán tài sản cố định hữu hình trong chế độ KTHCSN 2017 TSCĐ hình thành từ nguồn thu nào thì cuối năm khi tính khấu hao và hao
mòn sẽ được kết chuyển từ TK 366 - khoản nhận trước chưa ghi thu sang các tài khoản doanh thu của hoạt động tương ứng (TK 511, 512, 514). Câu A.Nợ TK 611/Có
TK 214 -> Bút toán này để tính hao mòn tài sản cố định dùng cho hoạt động hành chính.Câu C.Nợ TK 642/Có TK 214-> Bút toán tính khấu hao tài sản cố định dùng
cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ.Câu D. Không có bút toán này -> Kết chuyển số hao mòn thì ghi nhận tăng DT (Có 511)

Câu 24 - Lần cuối trả lời Sai

Những tài sản (hiện vật, cổ vật…) có thể không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được theo giá trị thực:

A. Được ghi sổ theo giá quy ước, địa phương nơi quản lý tài sản đưa ra giá quy ước

B. Được ghi sổ theo giá quy ước là 10 triệu đồng, nhằm theo dõi trên cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công

C. Địa phương nơi quản lý tài sản..có thể thành lập hội đồng đánh giá tài sản để ghi sổ kế toán, đảm bảo tính khách quan

D. Được coi là những tài sản vô giá hoặc không ghi sổ kế toán

Câu 25 - Lần cuối trả lời Sai

Câu 14: Hao mòn TSCĐ hình hình thành từ quỹ phúc lợi được phản ánh

Nợ TK 366/ Có TK 511

Nợ TK 642/ Có TK 214

Nợ TK 43122/ Có TK 214

Nợ TK 611/ Có TK 214

Giải thích: Hao mòn TSCĐ hình hình thành từ quỹ phúc lợi được phản ánh: Nợ 43122/Có 214. → C đúng. Câu A sai vì đây là phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hình
thành bằng nguồn NSNN hoặc nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài dùng cho hoạt động hành chính, hoạt động dự án. Câu B sai vì đây là bút toán trích khấu hao TSCĐ
dùng cho hoạt động SXKDDV. Câu D sai vì đây là bút toán kết chuyển số khấu hao đã trích trong năm. KH/hao mòn đã tính trong năm của TSCĐ hình thành từ nguồn
NSNN cấp, nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài hoặc nguồn phí được khấu trừ.

Câu 26 - Lần cuối trả lời Sai

Câu 4: Việc đánh giá lại tài sản của đơn vị HCSN được thực hiện khi nào?

Thủ trưởng đơn vị yêu cầu

Tất cả đều đúng

Có quyết định của cơ quan có thẩm quyền

Cuối mỗi năm tài chính

Giải thích: Theo thông tư 107, việc đánh giá lại tài sản của đơn vị HCSN được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền => chọn b. Cơ quan có thẩm
quyền ở đây là Chính phủ ở cấp trung ương và Ủy ban nhân dân ở cấp địa phương chứ không phải thủ trưởng đơn vị yêu cầu => loại c. Hơn nữa quyết định của cơ
quan thẩm quyền có thể diễn ra bất cứ lúc nào trong năm chứ không phải chỉ vào cuối năm tài chính=> loại a.

Câu 27 - Lần cuối trả lời Đúng

Câu 16: Cây lâu năm có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên được phân loại là:

tài sản cố định vô hình

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/chuong-4-ke-toan-tscd-5534712583946240 7/10
16:09, 10/11/2022 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TSCĐ

tài sản cố định hữu hình

tùy theo quyết định của thủ tướng

tùy theo loại cây cụ thể

Giải thích: Theo thông tư 45 ban hành năm 2018 thì TSCĐ hữu hình là tài sản có hình thái vật chất, phải thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện: Có thời gian sử dụng từ 1
năm trở lên và có nguyên giá từ 10 tr đồng trở lên. Chọn A. Câu B sai vì cây là một hình thái vật chất còn TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất.

Câu 28 - Lần cuối trả lời Sai

Tài sản cố định mua sắm từ nguồn phí khấu trừ để lại có giá 33.000 cả thuế GTGT 10%. Tài sản này được ghi sổ theo giá (đvt: 1.000đ):

A. 33.000

B. 32.000

C. 30.000

D. 35.000

Câu 29 - Lần cuối trả lời Sai

Theo quy định hiện hành, tiêu chuẩn chung nhận biết TSCĐ thuộc nguồn NSNN:

A. Giống quy định đối với doanh nghiệp

B. Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và giá trị từ 10 triệu trở lên

C. Tùy vào yêu cầu quản lý, địa phương, ngành… có thể chủ động đưa ra các tiêu chuẩn riêng

D. Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và giá trị từ 5 triệu đến 10 triệu

Câu 30 - Lần cuối trả lời Đúng

22/ Tài khoản Xây dựng cơ bản dở dang được dùng cho các đơn vị có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tổ chức hoạt động này:

trên cùng một hệ thống sổ kế toán

khác hệ thống sổ kế toán của đơn vị

khi mua một bộ sổ sách khác để hạch toán

tất cả đều sai

Giải thích: Theo thông tư 107/2017: Các đơn vị có hoạt động đầu tư XDCB tổ chức hạch toán hoạt động đầu tư XDCB chung trên cùng một hệ thống sổ kế toán của
đơn vị sử dụng TK 241 “ XDCB dở dang”. Trang 113

Câu 31 - Lần cuối trả lời Sai

Câu 2: “Xây dựng nhà kho để chứa vật tư dùng cho hoạt động HCSN”. Từ thông tin này có thể phân loại TSCĐ theo tiêu thức nào?

a,b,c đều đúng

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/chuong-4-ke-toan-tscd-5534712583946240 8/10
16:09, 10/11/2022 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TSCĐ

Nguồn gốc hình thành tài sản

Mục đích sử dụng tài sản

Tính chất, đặc điểm tài sản

Giải thích: “Nhà kho” được phân loại là TSCĐ hữu hình đây là cách phân loại theo tiêu thức tính chất, đặc điểm tài sản. “Xây dựng” là nguồn gốc hình thành của TSCĐ
này (tiêu thức này được dùng để xác định nguyên giá của TSCĐ: ở đây xây dựng được tính theo giá trị quyết toán được phê duyệt) “chứa vật tư dùng cho hoạt động
HCSN” đây là mục đích để sử dụng tài sản.

Câu 32 - Lần cuối trả lời Đúng

Câu 3: TSCĐ nào sau đây thuộc đối tượng ghi nhận hao mòn?

b và c

TSCĐ hình thành từ nguồn phí được khấu trừ

TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN

TSCĐ hình thành từ nguồn vốn kinh doanh

Giải thích: Giải thích: Theo chế độ kế toán HCSN, Hao mòn: hình thành từ NSNN, còn Khấu hao: hình thành từ nguồn vốn kinh doanh và nguồn phí đc khấu trừ.

Câu 33 - Lần cuối trả lời Sai

Câu 1: Theo quy định hiện hành, tiêu chuẩn chung nhận biết TSCĐ thuộc nguồn NSNN bao gồm:

Thời gian sử dụng >= 1 năm và nguyên giá >= 5.000.000đ

Thời gian sử dụng < 1 năm và 5.000.000đ <= nguyên giá <= 10.000.000đ

Thời gian sử dụng >= 1 năm và nguyên giá >= 10.000.000đ

a,b,c đều sai.

Giải thích: Theo thông tư 45 được ban hành năm 2018, chương II, Điều 3. Quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định: Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có
hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa
mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn: Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên và Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Câu 34 - Lần cuối trả lời Đúng

Câu 15: Phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ vào sổ kế toán thực hiện mỗi năm:

2 lần

1 lần

4 lần

3 lần

Giải thích: Theo quy định hiện hành thì việc tính hao mòn TSCĐ thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Vì vậy đáp án đúng là A

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/chuong-4-ke-toan-tscd-5534712583946240 9/10
16:09, 10/11/2022 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TSCĐ
THÔNG TIN

Email: info@onthisinhvien.com (mailto:info@onthisinhvien.com)

Hotline: 0345899842 (tel:0345 899 842)

Giờ làm việc: 8h00 - 11h30, 14h - 17h30

Khác

Xem bản
đồ lớn
hơn
Dữ liệu bản đồ
©2022

TIỆN ÍCH

Trang chủ (/)

Khóa học (/tat-ca-khoa-hoc)

Tuyển dụng (/danh-muc/tuyen-dung)

Đề thi (/tailieu)

Tin tức (/tin-tuc)

CHÍNH SÁCH

Những câu hỏi thường gặp (https://onthisinhvien.com/tin-tuc/nhung-cau-hoi-thuong-gap)

Bộ quy tắc hành xử của mentor và học viên trên


otsv (https://onthisinhvien.com/tin-tuc/bo-quy-tac-hanh-xu-cua-mentor-va-hoc-vien-tren-otsv)

Chính sách chung (/chinh-sach-chung)

Chính sách bảo mật thông tin (/chinh-sach-bao-mat-thong-tin)

Hướng dẫn kích hoạt khóa học (/tin-tuc/huong-dan-kich-hoat-khoa-hoc)

Chính sách hoàn trả học phí (/tin-tuc/chinh-sach-hoan-tra-hoc-phi)

HỢP TÁC & LIÊN KẾT

Shopee UEH, UEL (https://shopee.vn/onthisinhvienuehuel)

Shopee NEU (https://shopee.vn/otsvneu)

Shopee VPP (https://shopee.vn/onthisinhvien)

Shopee TMU, HVTC (https://shopee.vn/onthisinhvienuel)

Shopee HUCE (https://shopee.vn/onthisinhvien.otsv)

(https://shopee.vn/onthisinhvien)

TẢI APP

Kết nối với chúng tôi

(https://www.youtube.com/c/%C3%94nthiSinhvi%C3%AAn) (https://www.facebook.com/onthisinhvientoanquoc) (https://vt.tiktok.com/ZSdFqy8Yc/) (https://www.instagram.co

@2013 - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Koolsoft


Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0106353044, cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/chuong-4-ke-toan-tscd-5534712583946240 10/10

You might also like