You are on page 1of 6

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC


TÀI CHÍNH - MARKETING
MẪU PHIẾU LÀM BÀI TỰ LUẬN
HỌC PHẦN: Kinh tế chính trị Mac - Lenin

Ngày kiểm tra: 21/06/2021


Họ tên sinh viên: Trần Thị Lâm Anh MÃ ĐỀ: 04
Mã số sinh viên : 2021008230

Mã lớp học phần: 2021101113512

Bài làm gồm: 06 trang

Điểm CB chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM

Câu 1: ( 5 điểm )

Anh (chị) hãy so sánh kinh tế tự nhiên với kinh tế hàng hóa ? Sự phân công lao
động diễn ra trong nội bộ cơ sở sản xuất có phải là điều kiện đưa đến sự ra đời
của kinh tế hàng hóa không ? Vì sao ? Điều kiện nào quyết định đến sự ra đời
của kinh tế hàng hóa ?

* So sánh kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa:

KINH TẾ TỰ NHIÊN KINH TẾ HÀNG HÓA

- Lực lượng sản xuất ở trình độ thấp do - Trình độ của lực lượng sản xuất phát
đó sản xuất của con người lệ thuộc triển đến một mức độ nhất định, sản
chặt chẽ vào tự nhiên xuất bớt lệ thuộc tự nhiên

- Số lượng sản phẩm chỉ đủ cung ứng - Số lượng sản phẩm vượt ra khỏi nhu

Trần Thị Lâm Anh - 2021008230 Page 1


2

cho nhu cầu của một nhóm nhỏ các cá cầu của người sản xuất từ đó nảy sinh
nhân (sản xuất tự cung tự cấp, tự sản tự quan hệ trao đổi sản phẩm, mua bán
tiêu) sản phẩm

- Ngành sản xuất chính: săn bắn, hái - Ngành sản xuất chính: Thủ công
lượm, nông nghiệp sản xuất nhỏ nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp sản

- Gồm có hai thành phần kinh tế xuất lớn, dịch vụ

- Có hai thành phần sở hữu về tư liệu - Đa dạng thành phần kinh tế


sản xuất: sở hữu nhà nước và sở hữu - Có 3 chế độ sở hữu: tập thể, tư nhân,
tập thể toàn dân

* Sự phân công lao động diễn ra trong nội bộ cơ sở sản xuất không phải là điều
kiện đưa đến sự ra đời của kinh tế hàng hóa.

Sự xuất hiện hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện xã hội loài
người. Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có hai điều kiện
là: Sự Phân Công Lao Động Xã Hội và Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của
những người sản xuất.

- Sự phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các
ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những
người chuyển ngành, nghề khác nhau. [1]

- Lý do phân công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất và trao đổi là khi phân
công lao động, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm dẫn đến việc
sản xuất, và khi phân công lao động, nhu cầu của mỗi người là cần nhiều thứ, từ
đó sinh ra mâu thuẫn, có người thừa, có người thiếu dẫn đến họ bắt buộc phải
trao đổi sản phẩm cho nhau

- Để cho đơn giản, giả định nền kinh tế có hai cá nhân là A và B. Có sự phân
công lao động (có thể dựa trên năng lực sản xuất) giữa hai người; A chuyên sản
xuất gạo và B chuyên sản xuất thịt. Hai người sẽ đem trao đổi sản phẩm của
mình với nhau, nhờ đó mỗi người đều có cả gạo lẫn thịt. Khi sản phẩm được trao

Trần Thị Lâm Anh - 2021008230 Page 2


3

đổi, chúng trở thành hàng hóa. Nền kinh tế hình thành từ quan hệ trao đổi hàng
hóa này chính là kinh tế hàng hóa. [2]

- Tuy nhiên, phân công lao động xã hội chỉ mới là điều kiện cần nhưng chưa đủ.
C. Mác đã chứng minh rằng, trong công xã thị tộc ấn Độ thời cổ, đã có sự phân
công lao động khá chi tiết, nhưng sản phẩm lao động chưa trở thành hàng hoá.
Bởi vì tư liệu sản xuất là của chung nên sản phẩm và từng nhóm sản xuất
chuyên môn hoá cũng là của chung; công xã phân phối trực tiếp cho từng thành
viên để thoả mãn nhu cầu. C. Mác viết: "Chỉ có sản phẩm của những lao động tư
nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những
hàng hoá". Vậy muốn sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ
hai nữa. [3]

* Như đã nói trên, sự phân công lao động xã hội chỉ là một trong các điều kiện
dẫn đến sự ra đời của kinh tế hàng hóa.

Nền kinh tế hàng hóa chỉ ra đời khi đủ hai điều kiện sau đây:

Thứ nhất, sự phân công lao động xã hội

Sự phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các
ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những
người chuyển ngành, nghề khác nhau. Khi đó một người thực hiện một hoặc một
số sản phẩm nhất định nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều sản phẩm khác
nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi
sản phẩm với nhau [4]

Thứ hai, Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.

Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của chủ thể sản xuất làm cho giữa những
người sản xuất độc lập với nhau, tách biệt với nhau về lợi ích. Trong đó, người
này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua mua bán, trao đổi,
tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa. Như đã đề cập trên, C. Mác viết:
"Chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào

Trần Thị Lâm Anh - 2021008230 Page 3


4

nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hoá". Sự tách biệt tương đối về
mặt kinh tế của những người sản xuất là điều kiện đủ để nền kinh tế hàng hóa
hình thành và phát triển. [5]

Trong lịch sử, sự khác biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất khách quan
dựa trên sự tách biệt về sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển thì sự tách biệt
về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa càng được sản xuất đa dạng và phong phú [6]

Kết luận: Khi còn tồn tại hai điều kiện nêu trên, con người có thể dùng ý chí
chủ quan để loại bỏ nền kinh tế hàng hóa. Việc cố tình loại bỏ nền kinh tế sản
xuất hàng hóa sẽ làm xã hội đi đến khan hiếm và khủng hoảng. Với ý nghĩa đó,
cần khẳng định nền kinh tế hàng hóa có ưu thế vượt trội so với nền kinh tế tự
cung tự cấp. Hơn hết, nếu thiếu một trong hai điều kiện trên, thì sẽ không có sản
xuất hàng hóa và sản phẩm lao động sẽ không mang hình thái hàng hóa. [7]

Câu 2: (5 điểm)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư được dự báo mang lại những cơ

hội phát triển cho các quốc gia và mọi cộng đồng. Tại địa phương - nơi mà anh

(chị) đang sinh sống, chính quyền đã có những bước chuẩn bị như thế nào để

đón đầu và ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ Tư

vào phát triển kinh tế, xã hội? Bản thân anh (chị) cần làm gì để đóng góp công

sức và trí tuệ vào sự nghiệp chung đó ở địa phương?

- Trước đợt sóng cách mạng công nghiệp 4.0, dể đón đầu và ứng dụng các thành
tựu của cuộc cách mạng vào việc phát triển kinh tế xã hội, chính quyền địa
phương:

+ Trước hết, chủ động kêu gọi người dân địa phương tham gia cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 vì đây là một cơ hội rất tốt với Việt Nam. Chính quyền đã tổ
chức các cuộc thi sáng tạo các sản phẩm liên quan đến công nghệ thông minh
hiện đại, vì nhờ cuộc cách mạng công nghiệp này, các sản phẩm công nghệ mới

Trần Thị Lâm Anh - 2021008230 Page 4


5

được phát minh ra. Việc phát minh ra những sản phẩm hiện đại sẽ được áp dụng
trong các doanh nghiệp từ đó phát triển được nền kinh tế và được người dân tận
dụng qua những đồ gia dụng tiện lợi, thông minh, nhỏ gọn giúp nâng cao đời
sống con người. Và hơn hết nhờ những sản phẩm này, sẽ có những người trẻ sẽ
trở thành tỷ phú, triệu phú với sự phát minh của mình và chính quyền cân nhắc
trong việc đưa các kiến thức thực tiễn và cho thực hành những đồ công nghệ tối
tân đến tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi để họ làm quen với công nghệ, đặc biệt
những người sống thời công nghệ chưa hình thành và phát triển. Điều đó sẽ giúp
mọi người dễ tiếp cận với công nghệ, theo kịp xu hướng hiện nay (vì mọi thứ
bây giờ đều thông qua công nghệ) và hơn hết tỷ lệ thất nghiệp từ việc bị đào thải
khỏi công ty do khả năng về công nghệ không có và bị thay thế bởi máy móc sẽ
giảm thiểu và điều đó sẽ tác động một cách tích cực lên nền xã hội

* Em đã tích cực tham gia các cuộc thi mà địa phương tổ chức nhằm để khuyến
khích sự sáng tạo của chính bản thân mình và hy vọng đem đến một sự phát
minh mới nho nhỏ đóng góp cho mọi người cho địa phương. Và em nghĩ hơn hết
mình thay đổi tư duy theo hướng tiếp cận mới bên cạnh việc nâng cao kiến thức,
năng lực và cả ngôn ngữ để hòa nhập với cuộc cách mạng này. Bên cạnh đó, có
tư duy độc lập và luôn tìm cách học hỏi những gì mà nhà trường và thầy cô chưa
có điều kiện cung cấp cho mình

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin

[2]https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_h%C3%A0ng_h%C3%B
3a

[3]https://www.elib.vn/huong-dan/30-cau-hoi-on-tap-mon-kinh-te-chinh-tri-
32336.html

[4], [5], [6], [7] Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin

Trần Thị Lâm Anh - 2021008230 Page 5


6

Chữ ký của sinh viên

Trần Thị Lâm Anh - 2021008230 Page 6

You might also like