You are on page 1of 16

BÀI TẬP DAO ĐỘNG CƠ - MỨC ĐỘ 2: THÔNG HIỂU - ĐỀ SỐ 2

CHUYÊN ĐỀ: DAO ĐỘNG CƠ


MÔN: VẬT LÍ 12
BIÊN SOẠN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

MỤC TIÊU

 Ghi nhớ được lý thuyết con lắc đơn, các loại dao động, tổng hợp hai dao động điều hòa cùng
phương, cùng tần số.
 Xác định được phương trình dao động của con lắc đơn, điều kiện xảy ra các loại dao động, biên độ
và pha ban đầu của dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số.

Câu 1: (ID: 458951) Con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với biên độ góc  0 (đo bằng độ). Biên
độ cong của dao động là
l  0l 180l
A.  0l B. C. D.
0 180  0
Câu 2: (ID: 472938) Có câu chuyện về một giọng hát opera cao và khỏe có thể làm vỡ một cái cốc thủy tinh
để gần. Đó là kết quả của hiện tượng nào sau đây?
A. Cộng hưởng điện. B. Dao động tắt dần. C. Dao động duy trì. D. Cộng hưởng cơ.
Câu 3: (ID: 472958) Một con lắc đơn dao động theo phương trình s  4cos 2 t  cm  (t tính bằng giây). Chu

kì dao động của con lắc là


A. 2 giây. B. 1 giây. C. 0,5 giây. D. 2 giây.
Câu 4: (ID: 477208) Cho một con lắc lò xo gồm vật m= 200g gắn vào lò xo có độ cứng k= 200N/m. Vật
dao động dưới tác dụng của ngoại lực F  5cos20 t  N  . Chu kì dao động của vật là

A. 0,25s. B. 0,1s. C. 0,2s. D. 0,4s.


Câu 5: (ID: 486056) Một vật thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa với biên độ lần lượt là 3 cm và 5 cm.
Trong các giá trị sau giá trị nào không thể là biên độ của dao động tổng hợp
A. 3 cm. B. 10 cm. C. 4 cm. D. 5 cm.
Câu 6: (ID: 486069) Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi dài 45cm thì nước trong xô bị
sóng sánh mạnh nhất. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,3s. Tốc độ của người đó là
A. 5,4 km/h. B. 4,2 km/h. C. 4,8 km/h. D. 3,6 km/h.
Câu 7: (ID: 486147) Cách làm thí nghiệm nào sau đây có thể giúp ta khảo sát sự phụ thuộc chu kì dao động
của con lắc đơn vào chiều dài của nó?
A. Giữ nguyên chiều dài con lắc, thay đổi khối lượng con lắc. Các lần thí nghiệm điều chỉnh cho biên độ
dao động như nhau. Ghi lại chu kì trong từng lần thay đổi khối lượng đó

1
B. Giữ nguyên khối lượng quả nặng và chiều dài con lắc. Thay đổi biên độ dao động của con lắc, ghi lại
chu kì các lần thí nghiệm.
C. Giữ nguyên khối lượng và biên độ của con lắc, thay đổi chiều dài con lắc trong từng lần thí nghiệm và
ghi lại chu kì dao động từng lần đó.
D. Có thể thay đổi đồng thời cả biên độ dao động, khối lượng con lắc đơn và ghi lại chu kì dao động từng
lần thay đổi đó.
Câu 8: (ID: 489548) Hai dao động cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 2cm và 6cm. Biên độ
dao động tổng hợp của hai dao động trên bằng 4cm. Với k là số nguyên, độ lệch pha của hai dao động là
 1 
A.  k    . B.  2k  1 . C.  2k  1  . D. 2k .
 2 2
Câu 9: (ID: 491411) Tại cùng một địa điểm trên Trái Đất có hai con lắc đơn cùng chiều dài đang dao động
điều hòa tự do. Biết vật nặng của con lắc (1) có khối lượng m1 và vật nặng của con lắc (2) có khối lượng
m2  4m1 . Gọi T1 và T2 là chu kỳ dao động tương ứng của mỗi con lắc. Khi đó ta có:

A. T1  2T2 B. T2  4T1 C. T2  2T1 D. T1  T2


Câu 10: (ID: 491505) Nhận xét nào sau đây sai khi nói về dao động cơ tắt dần?
A. Cơ năng giảm dần theo thời gian. B. Ma sát càng lớn, dao động tắt dần càng nhanh.
C. Biên độ giảm dần theo thời gian. D. Tốc độ giảm dần theo thời gian.
Câu 11: (ID: 496282) Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã
A. tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chiều chuyển động trong một phần của từng chu kỳ.
B. tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật dao động.
C. làm mất lực cản của môi trường đối với vật dao động.
D. kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt hẳn.
Câu 12: (ID: 496335) Một con lắc đơn có chiều dài 1,5  m  dao động điều hòa theo phương trình

s  3cos  t  0,5  cm  . Biên độ góc của con lắc bằng

A. 2.102  m  . B. 4,5.102  rad  . C. 2.102  rad  . D. 4,5.102  m  .

Câu 13: (ID: 497584) Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần
lượt là x1  A cos t và x2  A sin t . Biên độ dao động của vật là

A. A 2 B. 2A C. A D. 0
Câu 14: (ID: 526875) Trong kĩ thuật xây dựng, chế tạo máy ..., người ta phải tính toán để tránh xảy ra hiện
tượng
A. cộng hưởng cơ. B. dao động duy trì. C. dao động tắt dần. D. dao động điều hòa.
Câu 15: (ID: 532880) Với các hệ dao động như tòa nhà, bệ máy, cầu, … người ta phải cẩn thận không để
cho các hệ ấy chịu tác dụng của các lực cưỡng bức mạnh có tần số
A. bằng một nửa tần số riêng của hệ. B. bằng bốn lần tần số riêng của hệ.

2
C. bằng hai lần tần số riêng của hệ D. bằng tần số riêng của hệ
Câu 16: (ID: 533795) Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình
x1  A1.cos t  1  ; x2  A2 cos t  2  . Biên độ dao động tổng hợp có giá cực đại khi hai dao động

A. ngược pha. B. cùng pha. C. vuông pha. D. lệch pha


 
Câu 17: (ID: 534206) Hai dao động điều hòa cùng phương, có các phương trình x1  2cos 10t   cm ,
 6
 
x2  4 cos 10t   cm . Độ lệch pha của hai dao động bằng
 2
 2  
A. B. C. D.
3 3 2 6
Câu 18: (ID: 538751) Xét dao động tổng hợp của hai dao động thành phần có cùng phương và cùng tần số.
Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc
A. độ lệch pha của hai dao động thành phần. B. biên độ của dao động thành phần thứ hai.
C. biên độ của dao động thành phần thứ nhất. D. tần số chung của hai dao động thành phần..
Câu 19: (ID: 540546) Cho các dao động sau: (1) dao động tắt dần; (2) dao động cưỡng bức; (3) dao động
duy trì. Những dao động có biên độ không đổi theo thời gian là
A. (1) (2) (3) B. (2) C. (3) D. (2) (3)
Câu 20: (ID: 540559) Một con lắc đơn có chu kì dao động là T. Nếu ta tăng chiều dài của con lắc đơn lên
gấp đôi, đồng thời giảm khối lượng của vật nặng đi 2 lần thì chu kì dao động mới của con lắc sẽ
A. tăng 2 lần B. tăng 2 lần C. giảm 2 lần D. giảm 2 lần
Câu 21: (ID: 541173) Trong các phát biểu sau phát biểu nào không đúng về con lắc đơn dao động điều hòa?
A. Chu kỳ của con lắc đơn không phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
B. Chu kỳ của con lắc đơn phụ thuộc vào chiều dài dây treo.
C. Chu kỳ của con lắc đơn phụ thuộc vào biên độ của dao động.
D. Chu kỳ của con lắc đơn phụ thuộc vào vị trí thực hiện thí nghiệm.
Câu 22: (ID: 541174) Một con lắc lò xo dao động điều hòa tự do với tần số f = 3,2Hz. Lần lượt tác dụng lên
vật các ngoại lực biến thiên tuần hoàn F1  F0cos  6, 2 t  N ; F2  F0cos  6,5 t  N ; F3  F0cos  6,8 t  N ;

F4  F0cos  6,1 t  N . Vật dao động cơ cưỡng bức với biên độ lớn nhất khi chịu tác dụng của lực

A. F3 . B. F4 . C. F2 . D. F1 .

Câu 23: (ID: 560209) Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha nhau với biên độ A1

và A2 . Dao động tổng hợp của hai dao động trên có biên độ là

A. A12  A22 B. A12  A22 C. A1  A2 D. A1  A2

Câu 24: (ID: 560515) Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần

số, lệch pha nhau rad và có biên độ tương ứng là 6cm và 8cm. Biên độ dao động tổng hợp của vật là
2

3
A. 2cm B. 7cm C. 10cm D. 14cm
Câu 25: (ID: 560957) Một con lắc đơn chiều dài l đang dao động điều hòa tại nơi có gia tốc rơi tự do g.
Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang hoạt động. Biểu
thức 2 LC có cùng đơn vị với biểu thức

l g 1
A. 2 B. 2 C. 2 lg D. 2
g l l.g
Câu 26: (ID: 562026) Biên độ dao động cưỡng bức của hệ dao động không phụ thuộc vào
A. tần số riêng của hệ. B. biên độ của ngoại lực.
C. pha ban đầu của ngoại lực. D. tần số của ngoại lực.
Câu 27: (ID: 562041) Cho hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình lần lượt là
   
x1  10cos 100 t   cm; x2  10cos 100 t   cm . Độ lệch pha của hai dao động có độ lớn là
 2  2
A. 0. B. 0, 25 C.  D. 0,5
Câu 28: (ID: 563078) Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ lần lượt là
3cm và 4cm. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động là
A. 5cm B. 12cm C. 1m D. 7cm
Câu 29: (ID: 564203) Khi đến mỗi bến, xe buýt chỉ tạm dừng nên không tắt máy. Hành khách trên xe nhận
thấy thân xe dao động. Dao động của thân xe lúc này là
A. dao động tắt dần. B. dao động tự do. C. dao động cưỡng bức. D. dao động duy trì.
Câu 30: (ID: 564222) Một con lắc đơn có chiều dài 121 cm, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng
trường g  10 m / s 2 . Lấy  2  10 . Chu kì dao động của con lắc là
A. 0,5 s. B. 2 s. C. 2,2 s. D. 1 s.
Câu 31: (ID: 566344) Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng tần số, cùng phương. Biên độ
dao động tổng hợp đạt cực đại khi độ lệch pha giữa hai dao động thành phần bằng
A.  k  0, 25  ; với k  0;  1;  2;... B.  2k  1  ; với k  0;  1;  2;...

C. k 2 ; với k  0;  1;  2;... D.  k  0,5  ; với k  0;  1;  2;...

Câu 32: (ID: 566353) Một con lắc đơn dao động điều hòa tại nơi có g  9,8m / s 2 với chu kì 1,98 s. Chiều
dài con lắc đơn bằng
A. 98,6 cm. B. 97,3 cm. C. 87,6 cm. D. 94,5 cm.
Câu 33: (ID: 566390) Khi làm thực hành về hiện tượng cộng hưởng cơ
ta có hệ thống các con lắc đơn bố trí như hình vẽ. Con lắc 1 là con lắc
điều khiển. Kéo con lắc điều khiển 1 lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả
nhẹ cho dao động. Các con lắc còn lại thực hiện đao động cưỡng bức,
con lắc dao động mạnh nhất là

4
A. con lắc 2 B. con lắc 5 C. con lắc 4 D. con lắc 3
Câu 34: (ID: 566618) Một con lắc đơn có dây treo dài 1 m và vật có khối lượng m= 1kg dao động với biên
độ góc 0,1 rad. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật, lấy g  10 m / s 2 . Cơ năng của con lắc là
A. 0,1 J. B. 0,5 J. C. 0,01 J. D. 0,05 J.
Câu 35: (ID: 567327) Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A. với tần số bằng tần số dao động riêng. B. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
C. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng. D. không chịu ngoại lực tác dụng.
Câu 36: (ID: 569196) Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có pha ban
đầu không phụ thuộc vào
A. pha ban đầu của hai dao động thành phần. B. tần số chung của hai dao động thành phần.
C. biên độ của dao động thứ hai. D. biên độ của dao động thứ nhất.
Câu 37: (ID: 570192) Một con lắc đơn dao động điều hòa với phương trình s  8.cos  2,5 t  0,5  cm .

Tần số dao động của con lắc đơn này là


A. 2,50Hz. B. 0,40Hz. C. 7,85Hz. D. 1,25Hz.
Câu 38: (ID: 570199) Các thiết bị đóng cửa tự động là ứng dụng của dao động nào sau đây?
A. Dao động tắt dần. B. Dao động duy trì. C. Dao động cưỡng bức. D. Dao động cộng hưởng.
Câu 39: (ID: 570418) Thiết bị nào sau đây là ứng dụng của dao động duy trì?
A. Cửa đóng tự động. B. Con lắc đồng hồ.
C. Giảm xóc xe máy. D. Hộp đàn ghita dao động.
Câu 40: (ID: 570748) Bộ phận giảm xóc của xe là ứng dụng của
A. dao động tắt dần. B. dao động cưỡng bức. C. dao động tự do. D. dao động duy trì.
----- HẾT-----

5
HƢỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
1.C 2.D 3.B 4.B 5.B 6.A 7.C 8.C 9.D 10.D
11.A 12.C 13.A 14.A 15.D 16.B 17.A 18.D 19.D 20.A
21.C 22.C 23.C 24.C 25.A 26.C 27.C 28.D 29.C 30.C
31.C 32.B 33.D 34.D 35.A 36.B 37.D 38.A 39.B 40.A

Câu 1 (TH):
Phƣơng pháp:
Vận dụng biểu thức: S0  l0 (trong đó  0 có đơn vị rad)

Cách giải:
Ta có: S0  l0 (trong đó  0 có đơn vị rad)

 0
 S0  l (với  0 có đơn vị độ)
180
Chọn C.
Câu 2 (TH):
Phƣơng pháp:
Sử dụng lí thuyết về các loại dao động.
Cách giải:
Có câu chuyện về một giọng hát opera cao và khỏe có thể làm vỡ một cái cốc thủy tinh để gần. Đó là kết quả
của hiện tượng cộng hưởng cơ.
Chọn D.
Câu 3 (TH):
Phƣơng pháp:
2
Chu kì dao động: T 

Cách giải:
Phương trình dao động: s  4.cos 2 t  cm     2  rad / s 

2 2
 Chu kì dao động của con lắc là: T    1s
 2
Chọn B.
Câu 4 (TH):
Phƣơng pháp:
2
Sử dụng biểu thức tính chu kì dao động: T 

Cách giải:

6
Chu kì dao động của vật chính bằng chu kì của ngoại lực tác dụng:
2 2
T   0,1s
 20
Chọn B.
Câu 5 (TH):
Phƣơng pháp:
Biên độ của dao động tổng hợp: A1  A2  A  A1  A2

Cách giải:
2 dao động điều hòa với biên độ lần lượt là 3 cm và 5 cm thì dao động tổng hợp:
53  A  53 2  A  8
Vậy biên độ dao động tổng hợp không thể là 10 cm.
Chọn B.
Câu 6 (TH):
Phƣơng pháp:
Nước trong xô bị sóng sánh mạnh nhất khi chu kì kích thích của ngoại lực bằng chu kì riêng của nước trong
xô.
Cách giải:
Để nước trong xô bị sóng sánh mạnh nhất, ta có:
L L 0, 45
T  T0  v   1,5 m / s   5, 4  km / h 
v T0 0,3
Chọn A.
Câu 7 (TH):
Phƣơng pháp:

g
Sử dụng biểu thức tính chu kì dao động của con lắc đơn: T  2 và kiến thức thực nghiệm.
l
Cách giải:
g
Ta có chu kì dao động con lắc đơn: T  2
l
Để khảo sát sự phụ thuộc chu kì dao động vào chiều dài của nó ta cần: Giữ nguyên khối lượng và biên độ
của con lắc, thay đổi chiều dài con lắc trong từng lần thí nghiệm và ghi lại chu kì dao động từng lần đó.
Chọn C.
Câu 8 (TH):
Phƣơng pháp:

+ Biên độ dao động tổng hợp: A  A12  A22  2 A1 A2 cos 

+ Hai dao động cùng pha:   2k  A  A1  A2

7
+ Hai dao động ngược pha:    2k  1   A  A1  A2


+ Hai dao động vuông pha:    2k  1  A  A12  A22
2
Cách giải:
 A1  2cm

Ta có:  A2  6cm
 A  4cm

 4  6  2  A  A1  A2

 2 nguồn dao động ngược pha với nhau     2k  1 

Chọn C.
Câu 9 (TH):
Phƣơng pháp:
l
Công thức tính chu kì dao động của con lắc đơn: T  2
g
Cách giải:
l T  l
Chu kì dao động của con lắc đơn: T  2 
g T  g
 Chu kì không phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng  T1  T2

Chọn D.
Câu 10 (TH):
Phƣơng pháp:
Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần thoe thời gian, cơ năng của vật cũng giảm dần theo thời
gian. Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần là ma sát, ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
Cách giải:
Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian, cơ năng của vật cũng giảm dần theo thời
gian.
Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần là ma sát, ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
→ Nhận xét tốc độ của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian là không đúng.
Chọn D.
Câu 11 (TH):
Phƣơng pháp:
Nếu ta cung cấp thêm năng lượng cho vật dao động tắt dần để bù lại sự tiêu hao vì ma sát mà không làm
thay đổi chu kì riêng của nó thì dao động kéo dài mãi mãi và được gọi là dao động duy trì.

8
Cứ mỗi chu kì ta tác dụng vào vật dao động trong một thời gian ngắn một lực cùng chiều với chuyển động.
Lực này sẽ truyền thêm năng lượng cho vật mà không làm thay đổi chu kì dao động của vật.
Cách giải:
Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với
chiều chuyển động trong một phần của từng chu kì.
Chọn A.
Câu 12 (TH):
Phƣơng pháp:
s0
Biên độ góc của con lắc đơn:  0   rad 
l
Cách giải:
Biên độ góc của con lắc là:
s0 0, 03
0    2.102  rad 
l 1,5
Chọn C.
Câu 13 (TH):
Phƣơng pháp:

Biên độ của dao động tổng hợp: A  A12  A22  2 A1 A2 .cos

Cách giải:
 x1  A cos t

Phương trình:   
 x2  A sin t  A.cos  t  2 
  

    Ath  A2  A2  A 2
2
Chọn A.
Câu 14 (TH):
Phƣơng pháp:
Trong một số trường hợp, hiện tượng cộng hưởng cơ có thể dẫn tới kết quả làm gãy, vỡ các vật bị dao động
cưỡng bức
Cách giải:
Trong kĩ thuật xây dựng, chế tạo máy …, người ta phải tính toán để tránh xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ
Chọn A.
Câu 15 (TH):
Phƣơng pháp:
Sử dụng lí thuyết về dao động cưỡng bức và điều kiện xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ.
Cách giải:

9
Điều kiện xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ là: Tần số của ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng
của hệ.
 Với các hê dao động như tòa nhà, bệ máy, cầu, … người ta phải cẩn thận không để cho các hệ ấy chịu
tác dụng của các lực cưỡng bức mạnh có tần số riêng của hệ vì khi đó xảy ra cộng hưởng cơ có thể khiến
cho tòa nhà, bệ máy hay cầu bị dao động mạch dẫn đến sập.
Chọn D.
Câu 16 (TH):
Phƣơng pháp:

Biên độ dao động tổng hợp: A  A12  A22  2 A1 A2 .cos 

Với 1  cos   1
Cách giải:

Biên độ dao động tổng hợp: A  A12  A22  2 A1 A2 .cos 

Amax  A1  A2 khi cos   1    2k hay 2 dao động cùng pha với nhau.
Chọn B.
Câu 17 (TH):
Phƣơng pháp:
Độ lệch pha của 2 dao động:   2  1

Cách giải:
  
Độ lệch pha của 2 dao động:   2  1   
2 6 3
Chọn A.
Câu 18 (TH):
Phƣơng pháp:

Công thức tính biên độ dao động tổng hợp: A  A12  A22  2 A1 A2 cos 

Cách giải:
Biên độ của động tổng hợp:
 A  A1

A  A  A  2 A1 A2 cos    A  A2
1
2 2
2
 A  

 Biên độ dao động tổng hợp không phụ thuộc vào tần số chung của hai dao động thành phần.
Chọn D.
Câu 19 (TH):
Phƣơng pháp:
Vận dụng lí thuyết về các loại dao động.

10
Cách giải:
Các dao động có biên độ không đổi theo thời gian là: (2) dao động cưỡng bức, (3) dao động duy trì.
Chọn D.
Câu 20 (TH):
Phƣơng pháp:
l
Chu kì dao động của con lắc đơn: T  2
g
Cách giải:
l
Ta có: T  2 T ~ l
g

 Khi tăng chiều dài 2 lần thì chu kì T tăng 2 lần.


Chọn A.
Câu 21 (TH):
Phƣơng pháp:
l
Chu kì của con lắc đơn: T  2
g
Cách giải:
l
Chu kì của con lắc đơn là: T  2
g
→ chu kì của con lắc đơn không phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng và biên độ dao động
Chọn C.
Câu 22 (TH):
Phƣơng pháp:
Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của ngoại lực
Khi tần số của ngoại lực bằng tần số riêng của hệ → biên độ dao động lớn nhất
Cách giải:
Tần số góc riêng của dao động là:
  2 f  2 .3, 2  6, 4  Hz 
→ tần số góc của ngoại lực càng gần tần số góc riêng của con lắc, vật có biên độ càng lớn
→ vật có biên độ lớn nhất khi chịu tác dụng của lực F2

Chọn C.
Câu 23 (TH):
Phƣơng pháp:

Biên độ của dao động tổng hợp: A  A12  A22  2 A1 A2 .cos 

11
Cách giải:

Biên độ dao động tổng hợp: A  A12  A22  2 A1 A2 .cos 

Hai dao động ngược pha:


   2k  1   A  A1  A2

Chọn C.
Câu 24 (TH):
Phƣơng pháp:

Biên độ dao động tổng hợp: A  A12  A22  2 A1 A2 .cos 

Cách giải:
Biên độ dao động tổng hợp của vật này:


A  A12  A22  2. A1 A2 .cos  62  82  10cm
2
Chọn C.
Câu 25 (TH):
Phƣơng pháp:
+ Chu kì dao động mạch LC: T  2 LC

l
+ Chu kì dao động con lắc đơn: T  2
g
Cách giải:
Biểu thức 2 LC chính là chu kì dao động của mạch LC

l
 có cùng đơn vị với biểu thức T  2 là chu kì dao động của con lắc đơn.
g
Chọn A.
Câu 26 (TH):
Phƣơng pháp:
Lí thuyết về dao động cưỡng bức:
+ Là dao động luôn chịu tác dụng của một ngoại lực biến thiên với biểu thức F  F0 cos  t  với  là tần

số góc của ngoại lực.


+ Tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
+ Biên độ: không đổi theo thời gian và tỉ lệ thuận với biên độ F0 của ngoại lực, phụ thuộc vào ma sát và độ

chênh lệch giữa tần số f của lực cưỡng bức và tần số riêng f0 của hệ. Tần số f càng gần với tần số riêng f0
thì biên độ dao động cưỡng bức càng tăng.
Cách giải:

12
Biên độ dao động cưỡng bức của hệ dao động không phụ thuộc vào pha ban đầu của ngoại lực.
Chọn C.
Câu 27 (TH):
Phƣơng pháp:
Độ lệch pha:   2  1

Cách giải:
Độ lệch pha của hai dao động có độ lớn là:
  
  2  1     
2  2
Chọn C.
Câu 28 (TH):
Phƣơng pháp:

Biên độ dao động tổng hợp: A  A12  A22  2 A1 A2 .cos 

Cách giải:
Hai dao động cùng pha  Biên độ dao động tổng hợp:
A  A1  A2  3  4  7cm
Chọn D.
Câu 29 (TH):
Phƣơng pháp:
Sử dụng lý thuyết các loại dao động
Cách giải:
Dao động của thân xe là dao động cưỡng bức
Chọn C.
Câu 30 (TH):
Phƣơng pháp:
l
Chu kì của con lắc đơn: T  2
g
Cách giải:
Chu kì của con lắc đơn là:

l 1, 21
T  2  2  2, 2  s 
g 2
Chọn C.
Câu 31 (TH):
Phƣơng pháp:

13
Biên độ dao động tổng hợp: A  A12  A2 2  2 A1 A2 cos 

Cách giải:
Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động là:

A  A12  A2 2  2 A1 A2 cos 
 Amax  cos   1    k 2
Với k  0;  1;  2;...
Chọn C.
Câu 32 (TH):
Phƣơng pháp:
l
Chu kì con lắc đơn: T  2
g
Cách giải:
Chu kì của con lắc là:

l gT 2 9,8.1,982
T  2 l    0,973  m   97,3  cm 
g 4 2 4 2
Chọn B.
Câu 33 (TH):
Phƣơng pháp:
Điều kiện có cộng hưởng cơ:   CH

g
Tần số góc:  
l
Cách giải:
Con lắc dao động mạnh nhất khi tần số góc của con lắc đó gần với tần số góc của con lắc 1 nhất.
(Hay chính là hiện tượng cộng hưởng cơ)

g
Mà:  
l
Từ hình vẽ ta thấy l3  l1  3  CH
 Con lắc 3 sẽ dao động mạnh nhất.
Chọn D.
Câu 34 (TH):
Phƣơng pháp:
1
Cơ năng của con lắc: W  mgl 0 2
2
Cách giải:

14
Cơ năng của con lắc là:
1 1
W mgl 0 2  .1.10.1.0,12  0, 05  J 
2 2
Chọn D.
Câu 35 (TH):
Phƣơng pháp:
Sử dụng lý thuyết hiện tượng cộng hưởng
Cách giải:
Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật dao động với tần số bằng tần số dao động riêng
Chọn A.
Câu 36 (TH):
Phƣơng pháp:
A1 sin 1  A2 sin 2
Pha ban đầu của dao động tổng hợp: tan  
A1 cos 1  A2 cos 2
Cách giải:
Pha ban đầu của dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số không phụ thuộc
vào tần số chung của hai dao động thành phần
Chọn B.
Câu 37 (TH):
Phƣơng pháp:
Phương trình: s  S0 .cos t    với  là tần số góc.


Tần số: f 
2
Cách giải:
Phương trình: s  8.cos  2,5 t  0,5  cm

   2,5  rad / s 

 2,5
 Tần số của con lắc đơn: f    1, 25Hz
2 2
Chọn D.
Câu 38 (TH):
Phƣơng pháp:
Sử dụng lí thuyết về các loại dao động.
Cách giải:
Các thiết bị đóng cửa tự động là ứng dụng của dao động tắt dần.
Chọn A.

15
Câu 39 (TH):
Phƣơng pháp:
Sử dụng lý thuyết dao động duy trì
Cách giải:
Dao động duy trì được ứng dụng trong con lắc đồng hồ
Chọn B.
Câu 40 (TH):
Phƣơng pháp:
Sử dụng lý thuyết dao động tắt dần
Cách giải:
Bộ phận giảm xóc của xe là ứng dụng của dao động tắt dần
Chọn A.

16

You might also like