You are on page 1of 5

Học sinh: Nguyễn Thục Hiền - 9C

VIẾNG LĂNG BÁC


A) MB:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa
Bác ơi – Tố Hữu
Đây là những câu thơ rất hay của nhà thơ Tố Hữu diễn tả nỗi đau của nhân dân, đất trời khi nghe
tin Bác mất. Và sau nhiều năm trời dường như nỗi đau ấy vẫn chưa thể nguôi ngoai trong lòng
người con đất Việt, đặc biệt là những người con miền Nam xa xôi chưa một lần được gặp Bác.
Những cảm xúc trong lần đầu ra thăm lăng Bác được Viễn Phương thể hiện một cách chân thành
và xúc động qua thi phẩm “Viếng lăng Bác”. Đặc biệt ..... đã để lại trong lòng bạn đọc những ấn
tượng không thể nào phai mờ.

B) TB:
KQ:
- Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976, khi ấy cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa kết
thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành. Viễn
Phương là một trong số những chiến sĩ, đồng bào miền Nam đầu tiên được ra viếng lăng Người.
Bài thơ ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trong lần đầu được ra viếng thăm
lăng Bác.
- Đoạn trích nằm ở ..... của thi phẩm, diễn tả cảm xúc của tác giả khi ......
KHỔ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
LĐ1: Trước hết, đọc khổ thơ thứ nhất ta cảm nhận được niềm
thành kính, xúc động, ngỡ ngàng của tác giả khi đứng trước lăng
Bác.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
LC1: Câu thơ mở đầu như một lời thông báo ngắn gọn:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
- “Con” – “Bác” là cách xưng hô không mới, không lạ bởi đã có nhiều nhà thơ xưng con với Bác Hồ.
Nhưng ở đây từ “con” lại gắn với cụm từ “miền Nam” đã mang một sắc thái đầy xúc động. Đây chính
là đứa con từ miền Nam “đi trước về sau” đau thương, mất mát. Đó là nơi mà Bác vẫn đau đáu, chờ
mong, duyện nợ đi về. Dường như cách xưng hô ấy đã xoá tan đi mọi khoảng cách giữa một vị lãnh tụ
vĩ đại và một công dân. Bởi vì trong thâm tâm mọi người, Bác là người thân trong gia đình, là vị lãnh
tự vĩ đại nhưng thân tình và giản dị biết bao:
“Nơi đây sống một người tóc bạc
Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi Người là Bác
Cả đời Người là của nước non”
“Quê hương Việt Bắc” - Nguyễn Đình Thi
- Không chỉ có vậy, tác giả đã dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” ở nhan đề. “Thăm” là chăm sóc
những người còn sống, “viếng” là hương khói cho những người đã khuất. Nhà văn dùng cách nói này
để giảm bớt nỗi đau thương, tổn thất mà cả dân tộc phải gánh chịu.

LC2: Tiến đến lăng Bác, hình ảnh đầu tiên tác giả Viễn Phương bắt gặp
sau làn sương sớm mai là hàng tre xanh bát ngát, thấp thoáng bóng
dáng quen thuộc của làng quê:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
- Cảm xúc của nhân vật trữ tình khi bắt đầu trông thấy lăng Bác được bộc lộ trực tiếp qua thán từ “Ôi”,
tự tách thành câu đặc biệt. Ấy là niềm xúc động, sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi lần đầu được đến thăm
nơi đây.
- Trước hết hàng tre được tác giả tả thực qua những từ láy “bát ngát”, “xanh xanh” trong màn sương
sớm của bầu trời Hà Nội. Cảnh quan bao quanh lăng Bác cùng với những loài cây, loài hoa khác nhau
thì hình ảnh hàng tre xuất hiện đứng san sát góp phần tô điểm thêm cho nơi Người an nghỉ.
- Không chỉ là một hình ảnh tả thực, hàng tre còn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Hàng tre ấy đang
bao bọc nơi yên nghỉ của vị cha già dân tộc, tạo nên một không gian quá đỗi bình yên, giản dị nhưng
không kém sự tôn nghiêm. Nhà thơ đã quá xúc động, bất ngờ vì không nghĩ rằng nơi yên nghỉ của
Người lại bình yên và giản dị đến thế, không phải lầu son gác tía, không phải là thành quách dọc ngang
hay lang tẩm đền đài. Bởi nơi đây được bao bọc bởi bóng tre. Bóng tre ấy còn là biểu tượng cho bóng
dáng của làng mạc, thôn xóm thân thương, yên bình của quê hương Việt Nam. Tác giả đã đặt hàng tre
trong mối quan hệ với thành ngữ “bão táp mưa sa” phải chăng để nhân hóa và ẩn dụ cho phẩm chất,
cốt cách, vẻ đẹp của con người Việt Nam. Đó là những con người kiên trung, bất khuất, thẳng ngay đã
tề tựu đông đủ quanh lăng cùng nhau vượt qua phong ba để canh giấc ngủ ngàn thu cho Người. Bởi
vậy mà nhà thơ đã rất xúc động, thấy lòng mình ấm áp trước không gian bình yên, thân thuộc.
=> Khổ thơ đã kép lại với những hình ảnh chân thực và niềm xúc động chân thành của thi sĩ trong giây
phút ấy.

KHỔ 2: Sự ngưỡng mộ, ngợi ca, tôn kính của tác giả
khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
LĐ1: Hòa mình vào dòng người chầm chậm bước vào lăng, người
con ấy chậm bước đi mà lòng ngẫm nghĩ để rồi cảm xúc tiếp tục
dâng trào. Đến đây tình cảm lãnh tụ đã hòa vào tình cảm cha con
tạo một cảm hứng thơ và mang đến những hình ảnh tuyệt đẹp về
Bác Hồ.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
LC1: Cảm xúc đó trước hết thể hiện qua ẩn dụ “mặt trời”:
“Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
- Mặt trời trên lăng là của vũ trụ. Nó đem lại sự sống cho muôn vàn cỏ cây, hoa lá và vĩnh hằng với
thiên nhiên. Cũng như vậy mặt trời Hồ Chí Minh đã đẩy lùi bóng đêm nô lệ, đói nghèo, bất công, đau
đớn để đem lại hạnh phúc ấm no cho dân tộc Việt Nam. Cả hai đều chói chang, rực rỡ, vĩnh hằng, bất
tử với thời gian. Trái tim Bác vẫn luôn “rất đỏ” một tình yêu mênh mông, vô tận. Bóng hình Bác lồng
lộng được chắp cánh bát ngát bay lên đã che chở, dẫn dắt cho cả dân tộc vượt qua tăm tối đêm trường
để đến với một nền tự do huy hoàng, rạng rỡ:
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người!
(Tố Hữu)
=> Công lao vĩ đại của Bác khiến cho tác giả Viễn Phương cũng như tất cả những người dân Việt Nam
đều cảm thấy biết ơn, tự hòa, ngưỡng mộ. Có thể nói, khi thi sĩ để cho hình ảnh thiên nhiên đi qua trên
lăng dừng lại nhìn ngắm Bác Hồ nằm trong lăng thì đó là lúc ông nâng tầm vóc, vị thế của Bác ngang
tầm vũ trụ.

LC2: Không những thế sự tiếc thương và tự hào còn được gửi gắm qua hình ảnh dòng người vào lăng
viếng Bác:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
- Điệp ngữ kép “ngày ngày” mở đầu từng cặp câu thơ chỉ sự lặp đi lặp lại, thường xuyên, liên tục, tạo
ra hai hình ảnh đối sánh nhau khi nào còn mặt trời đi qua trên lăng thì lúc đó vẫn còn dòng người vào
lăng viếng Bác. Và dòng người ấy là bất tận với thời gian, vĩnh hằng cùng năm tháng, cuộc đời. Họ đã
đi trong một không gian đặc biệt, không gian của sự nhớ thương, trầm mặc, thiêng liêng. Câu thơ được
kéo dài với nhịp thơ chậm, diễn tả bước chân đều đặn, chầm chậm bởi dòng người ấy đang đi trong
một phút tưởng niệm, trĩu nặng lòng thương nhớ.
- Mượn hình ảnh “tràng hoa” câu thơ đã có rất nhiều ý nghĩa: trước hết là những vòng hoa tươi thắm
để viếng dâng Người. Và mỗi người đến đây cung kính là một đóa hoa, những màu áo khác nhau để
dâng lên cho Bác bao chiến công, thành tích tươi đẹp và rực rỡ để báo công với Người, để thành kính
dâng lên 79 mùa xuân. Tác giả đã dùng hình ảnh “79 mùa xuân” để gọi cho số tuổi của Người, vừa là
hoán dụ nhưng cũng là một ẩn dụ. Trái tim ấy đã ngừng đập, cuộc đời ấy đã dừng lại ở con số 79
nhưng cuộc đời Bác là sự tiếp nối của những mùa xuân để tiếp tục tái sinh, để tiếp tục đơm hoa kết
trái, đâm chồi nảy lộc, để vĩnh hằng và bất tử với non sông.
- Đoạn thơ viết về cuộc viếng thăm của một người đã mất. Nó trĩu nặng niềm thương nỗi nhớ nhưng
không hề bi lụy bởi những câu thơ đã dùng rất nhiều hình ảnh sáng chói, rực rỡ lấy từ thiên nhiên.
Hình ảnh nào cũng tươi đẹp, trang nhã, cao quý và dùng tất cả những hình ảnh đó ẩn dụ cho Người
chính là tác giả muốn bày tỏ niềm tự hào, ngưỡng mộ, tôn kính, biết ơn. Tình cảm này không chỉ riêng
nhà thơ mà còn là tiếng lòng của đồng bào Nam bộ gửi về miền bắc xa xôi để dâng tặng lên Người. Ta
thực sự đồng cảm với cảm xúc của nhà thơ ở những dòng cảm xúc này.

KHỔ 3: Niềm nhớ thương, đau xót của Viễn Phương


khi đứng trước linh cữu của Bác.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
- Dẫn dắt: Theo dòng người bước vào lăng, tác giả đã xúc động vô cùng khi lần đầu tiên được
thấy không gian yên nghỉ của Người. Một không gian đầy tre và quá đỗi bình yên rồi khi đứng
trước lăng Người với những hình ảnh ẩn dụ thật đẹp, chứng kiến cảnh dòng người vào lăng viếng
Bác với những tràng hoa thật đẹp.
LĐ1: Trong lòng ông đã trỗi dậy bao cảm xúc tự hào, tôn kính để
rồi lúc này đây khi bước vào trong lăng chứng kiến giấc ngủ ngàn
thu của Người thì bao nỗi tiếc thương và đau xót đã trào dâng.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
- Vẫn theo bước chân người vào lăng, đây là tận cùng nỗi đau mất mát, đau thương vì vậy mà tác giả
đã cố tránh đi sự thật bằng cách nói giảm, nói tránh “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”. Không gian
đó thanh tĩnh đến lạ thường, nó như ngưng kết cả thời gian lẫn không gian. Nếu ở khổ thứ hai, tác giả
tạo ra một mối liên hệ so sánh giữa Bác Hồ và hình ảnh mặt trời để ngợi ca công lao vĩ đại thì ở đây
vầng sáng của ánh trăng dịu hiền, nhẹ nhàng đã ẩn dụ cho tâm hồn ấm áp, đôn hậu, cốt cách thanh cao
và tấm lòng bao dung của Người:
“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”.
- Phải chăng đây cũng là vầng trăng từng duyên nợ, tri kỷ đi về với Bác rất nhiều trong thơ và đời.
Trăng đã bầu bạn, tâm giao với Bác trong bất kì hoàn cảnh nào.
+ Khi Bác bị bắt giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Người đã có một cuộc vượt ngục về tinh thần,
để tìm đến giao hòa, giao cảm với ánh trăng:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
+ Hay khi Bác ở chiến khu Việt Bắc, ánh trăng vẫn luôn đồng hành cùng Người:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
+ Ngay cả khi Bác đàm đạo công việc, cả không gian sông nước cũng ngập tràn ánh trăng:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền ”
- Dòng cảm xúc ấy bỗng thay đổi trước cụm từ “vẫn biết – mà sao” đã tạo nên một nghịch lý đầy trớ
trêu. Lý trí thì cố mách bảo rằng Bác vẫn còn đây, vẫn bất tử như mặt trời, vĩnh hằng như trời xanh
nhưng khi tận mắt nhìn thấy Bác hồng hào, gần gũi, ấm áp giống như đang nằm ngủ nhưng đó lại là
giấc ngủ ngàn thu không bao giờ tỉnh lại được nữa. Nhưng cảm xúc lại nói điều ngược lại: “nhói trong
tim”. Đây là nỗi đau xé ruột xé gan. Nó không còn là câu chữ, không phải là mơ hồ mà đó là nỗi đau
thực thể. Trời vẫn xanh, mây vẫn trắng thế mà Bác đã không còn!
- Từ “nhói” được đọc với âm vực cao, đã diễn tả được cảm giác se thắt nơi trái tim. Đó là nỗi đau của
sinh ly tử biệt, của máu mủ ruột rà. Câu thơ cũng chính là những giọt nước mắt khóc cha muộn màng
của một đứa con về quá muộn. Bởi lẽ Viễn Phương cũng giống như tất cả những người con miền Nam
luôn mong một lần gặp Bác nhưng thật không ngờ giây phút ấy ập đến lại là lúc chia xa mãi mãi. Câu
thơ cũng là một sự tiếc nuối đau xót đến nghẹn lòng mà dường như ai đã từng mất đi người thân thì
mới thấu được. Bác vĩ đại đến vô cùng nên nỗi đau mất Người đến vô hạn. Sự tiếc thương đó càng
tăng lên khi khoảng cách của nhà thơ với Bác quá gần. Chỉ là một tấm kính mỏng manh nhưng là hai
thế giới âm dương hoàn toàn cách biệt. Giờ đây không thể ngắm nụ cười của Bác được nữa, không thể
vuốt chòm râu bạc hay sà vào lòng Bác được nữa rồi.
=> Đằng sau những hình ảnh thơ là nỗi lòng của đứa con xa nghẹn ngào, đau xót, tiếc thương nhưng
cũng rất đỗi tự hào. Nhà thơ đã khóc Bác thay cho cả người dân Nam Bộ xa xôi.

KHỔ 4: Sự lưu luyến, tiếc nuối của thi nhân trước khi
rời lăng.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
LĐ1: Theo dòng người vào lăng viếng Bác, tác giả không chỉ xúc động khi thấy Bác nằm yên
nghỉ giữa vầng tre xanh mà còn thực sự ngưỡng mộ, tự hào khi vầng mặt trời và tràng hoa ngày
ngày tiễn đưa Bác và thật sự xúc động khi được bước vào trong lăng. Và tiếp nối cho những
dòng cảm xúc ấy là sự lưu luyến nhớ thương dâng trào khi sắp phải rời xa
lăng Bác, trở về miền Nam xa xôi.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
- Chân bước về Nam mà lòng vẫn muốn ở lại đất Bắc. Khổ thơ cuối là lời từ biệt và cũng là những lời
biểu cảm trực tiếp của nhà thơ. Nghĩ đến phút chia ly của ngày mai mà hôm nay đã trào dâng cảm xúc.
Bao lưu luyến, buồn thương đã trào dâng thành nước mắt, giọt lệ rưng rưng, rơm rớm được kìm nén
trong lòng bây giờ mới có dịp trào ra thành nước mắt trong nỗi bịn rịn lưu luyến khôn nguôi. Trong
giây phút ấy bao nhiêu ước nguyện, mong muốn đã dâng lên thành “muốn làm con chim”, “muốn làm
đóa hoa”, “muốn làm cây tre”. Điệp ngữ “muốn làm” kết hợp hình ảnh liệt kê thiên nhiên đã khắc sâu
sự thổn thức, thiết tha, niềm mong ước tột cùng của tác giả. Đó là sự khát vọng được hóa thân để hòa
nhập vào cảnh vật trong lăng. Đó là khát vọng được làm con chim hót để ru giấc ngủ bình yên mỗi
sớm mỗi chiều hay làm đóa hoa ngọt ngào tỏa hương khoe sắc, được làm một cây tre trung hiếu:
“trung với Đảng hiếu với dân”. Tất cả đó là những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của thiên nhiên. Hình
ảnh cây tre xuất hiện thêm một lần nữa đã khép lại bài thơ tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng. Hơn bất
cứ điều gì, tác giả muốn được hóa thân thành một cây tre thẳng ngay, bất khuất trung hiếu để nhập
hàng tre quanh lăng để được canh giấc ngủ bình yên của Người.
=> Được hóa thân vào những hình ảnh ấy phải chăng đó cũng chính là khát vọng sống đẹp, sống xứng
đáng với tầm vóc, với tâm hồn của Bác. Những lời đó thật chân thành mà đâu phải của riêng nhà thơ
nói riêng và miền Nam nói chung để dâng lên Người. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Ta bên Người, Người tỏa sáng bên ta
Ta bỗng lớn bên Người một chút
=> Khổ thơ cuối chính là một lời từ biệt đầy xúc động, nhớ thương, bịn rịn, quyến luyến. Dường như
ai đã đến đây rồi thì không ai muốn rời xa. Đọc bài thơ ta ước mong một lần được đến bên Bác để
được đồng cảm với nhà thơ.

ĐG:
- Như vậy tác giả đã sử dụng kết hợp thành công nhiều bpnt đặc sắc .....
- Từ đó nhà thơ thể hiện / bày tỏ / bộc lộ......
- Liên hệ:
+ Bài học bản thân
+ Tác phẩm cùng đề tài => Dấu ấn riêng / vân chữ riêng
C) KB:
- Xuân Diệu đã từng quan niệm: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Nhà thơ Viễn
Phương đã đem hiện thực ấy vào trang viết của mình một cách tự nhiên. Đồng thời tác giả cũng khiến
trái tim người đọc tan chảy khi nghĩ về ..... trong thi phẩm Viếng lăng Bác. Quả thật văn học nằm
ngoài sự băng hoại của thời gian nên thi phẩm ấy đã sống mãi đến ngày hôm nay và mãi về sau.

You might also like