You are on page 1of 4

2.2.

Môi trường vi mô
2.2.1. Nhà cung ứng
- Có đối tác chặt chẽ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước với mạng lưới gồm 10
doanh nghiệp sản xuất gia công, hơn 100 doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu và bao
bì.
- Tiến tới hình thức hợp tác chuyển giao công nghệ để sản xuất gia công chế biến (Thỏa
thuận hợp tác chiến lược dài hạn ký kết với Tổng công ty Hóa chất Việt Nam – Vinachem
năm 2009)
- Đặt nhà máy tại những nơi trung tâm và gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu như Hà
Nội và TP. Hồ Chí Minh. 
2.2.2. Trung gian marketing
- Từ khi mới vào Việt Nam công ty đã tập trung phát triển hệ thống phân phối trên toàn
quốc với hơn 100.000 điểm. Hiện nay dù đã mở thêm nhiều trung tâm phân phối lớn
nhưng công ty vẫn chú trọng hợp tác, tạo lập những kênh phân phối truyền thống tại các
chợ, cửa hàng nhỏ....
- Công ty cổ phần Gentraco tại Cần Thơ được giao nhiệm vụ vận hành mạng lưới kinh
doanh các sản phẩm của Unilever Việt Nam từ tháng 09 năm 2007. 
2.2.3. Khách hàng
Xác định khách hàng mục tiêu: Với mỗi loại sản phẩm Unilever đều xác định một đối
tượng khách hàng mục tiêu riêng nhưng có thể tóm lại ở 2 nhóm chính sau:
- Giới trẻ thế hệ X ( những bạn trẻ tuổi từ 18-29) hiện có phần tự lập và phóng khoáng, tự
tin hơn thế hệ trước.
- Phụ nữ Việt Nam- những người làm nội trợ trong gia đình.
Lý do Unilever lựa chọn khách hàng mục tiêu như trên :
- Trước hết là với giới trẻ thế hệ X: Cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay là cơ cấu dân số
trẻ, giới trẻ Việt Nam hiện có phần tự lập và phóng khoáng, tự tin hơn thế hệ trước. Họ sẽ
là người đưa ra quyết định cho phần lớn các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm việc chọn
mua những sản phẩm
- Các gia đình với quy mô lớn bao gồm nhiều thế hệ trước đây dần dần được thay bằng
các hộ gia đình nhỏ do lớp trẻ ngày nay có xu hướng mong muốn có cuộc sống tự lập.
- Thế hệ trẻ thường có xu hướng tiêu dùng những đồ mà thần tượng của họ đang sử
dụng . Đây cũng là căn cứ để Unilever đưa ra các chương trình quảng cáo mà có mặt
những gương mặt nổi tiếng như Hồ Ngọc Hà , Lam Trường …
- Thế hệ trẻ hiện nay có trình độ dân trí cao và tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn
như Hà Nội , TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng trong khi đó lại là nơi mà các sản phẩm của
Unilever dễ dàng thâm nhập vào
- Khi đưa sản phẩm mới vào thì đây cũng là những khách hàng dễ tham gia dùng thử và
sử dụng nhất
Thứ hai là những người làm nội trợ trong gia đình:
- Giá cả các sản phẩm tương đối chấp nhận được trong khi chất lượng không thua kém
hàng ngoại nhập do được sự hỗ trợ về tài chính của tập đoàn Unilever toàn cầu
- Các sản phẩm của Unilever đưa đến tay người tiêu dùng với chi phí thấp và thời gian
ngắn nhờ áp dụng công nghệ mới trong phân phối sản phẩm Dân cư Việt Nam trước đây
chỉ quan tâm đến những thứ cần thiết nhất cho gia đình và để tiết kiệm thì hiện nay không
chỉ phục vụ thứ cơ bản mà còn biết tiêu dùng nhiều hơn (quan tâm tới giải trí, sức khỏe,
thực phẩm…) là lợi thế để Unilever thâm nhập thị trường và có những sản phấm chiến
lược phù hợp.
- Sự thay đổi quy mô hộ gia đình tư các gia đình nhiều thế hệ như trước kia giờ chỉ có từ
2 đến 3 thế hệ làm số hộ gia đình tăng lên do đó số lượng hàng hóa mà Unilever có thể
cung cấp cũng tăng lên đáng kể
- Đây là những người quyết định chính trong gia đình trong việc tiêu dung sản phẩm nào,
khối lượng, số lượng bao nhiêu .
- Các gia đình Việt hiện nay vẫn chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Á đông nên các sản
phẩm mà Unilever đưa ra cũng đánh vào điều này. Ví dụ dầu gội đầu Sunsilk với tinh
chất bồ kết…
- Là người quan tâm trực tiếp đến sức khỏe của cả gia đình nên khi lựa chọn cân nhắc
mua sản phẩm thì chất lượng luôn là yếu tố hàng đầu.
2.2.4. Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh nhãn hiệu:
Cty có thể xem những công ty khác có bán sản phẩm và dịch vụ tương tự cho cùng một
số khách hàng với giá tương tự là đối thủ cạnh tranh của mình. Một số đối thủ cạnh tranh
chủ yếu về ngành hàng mỹ phẩm, chất tẩy rửa là: P&G, Nivea, Double Rich, Rohto, Mỹ
Hảo; về ngành hàng thực phẩm là Nestle, Ajinomoto, Chinsu, Numble 1, C2,…
Cạnh tranh ngành:
Cty có thể xem xét rộng hơn tất cả những công ty sản xuất cùng một loại đều là đối thủ
cạnh tranh của mình. Trong trường hợp này Unilever sẽ cạnh tranh không chỉ với các
hãng sản xuất sản phẩm tiêu dùng nhanh khác về ngành thực phẩm và các sản phẩm chăm
sóc sức khỏe cá nhân và gia đình.
Cạnh tranh công dụng
Cty còn có thể xem xét rộng hơn nữa là tất cả những Cty sản xuất ra những sản phẩm
cùng thực hiện một dịch vụ là đối thủ cạnh tranh của mình. Khi đó Unilever không chỉ
cạnh tranh với các hãng sản xuất tiêu dùng nhanh, mà cả cả với các hãng sản xuất tiêu
dùng lâu bền.
Cạnh tranh chung
Có thể nói đối thủ cạnh tranh đem lại khó khăn thực sự cho Unilever VN hiện nay chính
là P&G, đây cũng là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Unilever trên phạm vi toàn cầu. P&G
đã tiến hành thâm nhập thị trường VN với những sản phẩm chủ lực của mình là Tide,
Pantene, Rejoice, Colgate, Downy,… là những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với các sản
phẩm của Unilever VN về giá cả và chất lượng.
Nhưng với lợi thế là người đi trước, Unilever tin rằng sẽ giành thắng lợi trước P&G tại
thị trường VN vì: P&G theo đuổi chiến lược phục vụ những phân đoạn thị trường có thu
nhập cao hơn, trong khi phân đoạn thị trường này tại VN không nhiều và Unilever thì lại
theo đuổi chiến lược phục vụ đại đa số những người tiêu dùng trong xã hội, điều mà P&G
không nhận ra tại thị trường VN.
Ngoài ra Cty còn phải đối phó với những đối thủ cạnh tranh khác như Nivea, Rohto,
Double Rich,… Và các đối thủ bản xứ tại VN như Thorakao, Mỹ Hảo,…
2.1.5. Tài chính doanh nghiệp
Công ty Tổng vốn đầu tư (triệu Phần vốn góp của Unilever
USD)
Liên doanh Lever VN 56 66,66%
(1995)
LD Elida P/S 17.5 100%
Unilever Bestfood 37 100%
VN( 1996)

You might also like