You are on page 1of 3

THPT Gia Định

CÔNG THỨC VỀ HỆ TUẦN HOÀN VÀ HỆ BÀI TIẾT


I. Các đại lượng và đơn vị cần nhớ:
1. Nhịp tim: số lần tim đập trong một đơn vị thời gian (nhịp/phút).
2. Thể tích tâm thu: lượng máu được tống lên cung động mạch chủ trong một nhịp tim (mL).
3. Cung lượng tim: lượng máu được tống lên cung động mạch chủ trong một phút (mL).
4. Thể tích tâm trương: lượng máu còn lại trong tâm thất khi tâm thất thu (mL).
5. Lượng oxy hấp thu (mL)
6. Lượng oxy ở động mạch (mL O2/L)
7. Lượng oxy tiêu thụ (mL O2/L).
8. Lượng oxy ở tĩnh mạch = lượng oxy ở động mạch phổi (mL O2/L).
9. Tốc độ lọc ở cầu thận (mL/phút).
10. Tốc độ tạo nước tiểu (mL/phút).
11. Nồng độ chất A trong huyết tương (mmol/L).
12. Nồng độ chất A trong nước tiểu (mmol/L).
13. Hệ số hô hấp là tỉ lệ giữa lượng CO2 thải ra và lượng oxy tiêu thụ RQ = CO2/O2 (mL).
14. Lượng chất A thải (mmol/phút).
(Lưu ý: cần linh hoạt giữa thể tích tâm thu và cung lượng tim và đơn vị đề bài cho)
II. Công thức cần nhớ:
1. Cung lượng tim = Nhịp tim x Thể tích tâm thu.
lượngoxy hấp thu
2. Lượng oxy ở động mạch =
thể tích tâmthu

3. Lượng oxy tiêu thụ của cả cơ thể = lượng oxy ở động mạch chủ - lượng oxy ở tĩnh mạch chủ.
4. Lượng chất A thải = Tốc độ tạo nước tiểu x nồng độ chất A nước tiểu.
5. Lượng chất A được lọc ở cầu thận = tốc độ lọc ở cầu thận x nồng độ chất A trong huyết tương.
6. Lượng chất A được tái hấp thu = Lượng chất A được lọc ở cầu thận – Lượng chất A thải.
7. Lượng oxy trong mạch máu = Nồng độ oxy/lưu lượng máu.
8. Lượng oxy tiêu thụ ở cơ quan nào đó = lượng máu chảy qua cơ quan đó x (lượng oxy ở động mạch
của cơ quan đó – lượng oxy ở tĩnh mạch cơ quan đó).
9. Công thức tính lưu lượng máu ở mạch máu (công thức Hagen–Poiseuille): Q = ∆pπr4/8ηL
Trong đó: Q là lưu lượng dòng máu, p là huyết áp, r là bán kính lòng mạch, η là độ nhớt L là chiều dài
mạch máu, ∆ là chênh lệch áp suất giữa hai đầu.
10. Lượng oxy trong cung động mạch chủ = (lượng oxy hấp thu = lượng oxy cung câp cho cơ thể/cung
lượng tim).
THPT Gia Định

11. Lượng oxy tiêu thụ = lượng oxy cung cấp cho cơ thể/cung lượng tim.
12. Tốc độ tái hấp thu chất A = Lượng chất A được tái hấp thu/tốc độ lọc ở cầu thận.
13. áp suất lọc ở cầu thận = huyết áp – (áp suất keo máu + áp suất thuỷ tĩnh).
III. Bài tập:
Câu 1 (HSG QG 2020 – N1):
Hãy thực hiện cách tính và tính lượng O2 trong 1mL máu tĩnh mạch rời mô (mL O2/mL máu) của
người này (làm tròn đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy). biết rằng 448 mL O 2 cung cấp cho cơ thể
trong một phút và lượng O2 trong máu động mạch cung cấp cho mô là 0.22 mL O2/mL máu. Biết nhịp
tim người này là 80 nhịp/phút và thể tích tâm thu là 70 mL.
Giải
Lượng oxy tiêu thụ = lượng oxy cung cấp cho cơ thể/cung lượng tim = 448/80x70 = 0.07 (mL O2/mL).
Lượng oxy ở tĩnh mạch = lượng oxy ở đôngh mạch – lượng oxy tiêu thụ = 0.22 – 0.07 = 0.14 (mL
O2/mL).
Câu 2:
Một phụ nữ khoẻ mạnh có lượng oxy tiêu thụ là 250 mL/phút. Hàm lượng oxy máu động mạch
chủ là 200 mL/lít máu, hàm lượng oxy máu động mạch phổi là 160 mL/lít máu. Cung lượng tim của
người này là bao nhiêu? Nêu cách tính.
Giải
Lượng oxy tiêu thụ = lượng oxy trong động mạch chủ - lượng oxy trong động mạch phổi = 250 –
160 = 40 (mL/L).
Lượng oxy tiêu thụ trong một phút = lượng oxy tiêu thụ x cung lượng tim  cung lượng tim =
6.25 L/phút.
Câu 3 (HSG QG 2019 V2 N1):
Quá trình hình thành và bài tiết nước tiểu gồm 3 giải đoạn: lọc ở cầu thận, chế tiết và tái hấp thu ở
các đoạn ống thận. quá trình này bị tác động bởi sự thay đổi huyết áp và hàm lượng của nhiều
hoocmon trong máu. Do đó, những người khác nhau có các chỉ số liên quan đến việc lọc và tái hấp thu
ở thận và không hoàn toàn giống nhau. Bảng dưới đây thể hiênh một số chỉ số liên quan đến bài tiết
nước tiểu và tuần hoàn máu ở thận của ba người đàn ông trưởng thành 1, 2 và 3.
Chỉ số bài tiết Người Người Người
1 2 3
Tốc độ lọc ở cầu thận (mL/phút) 141 139 140
Tốc độ dòng máu qua thận (mL/phút) 1023 1022 1021
Tốc độ tạo nước tiểu (mL/phút) 1.0 0.9 1.1
Nồng độ O2 trong động mạch đến thận 197 200 199
Nồng độ O2 trong tĩnh mạch rời thận 137 141 138
Nồng độ Na+ trong huyết tương (mmol/L) 135 136 137
Nồng độ Na+ trong nước tiểu (mmol/L) 126 124 125
Hãy cho biết, trong cùng một đơn vị thời gian, người nào có:
a) Lượng Na+ được thải ra trong nước tiểu nhiều nhất? Giải thích.
b) Lượng Na+ được lọc ở cầu thận ít nhất? Giải thích
THPT Gia Định

c) Lượng O2 tiêu thụ nhiều nhất? Giải thích


Giải
Câu 4:
Biết hệ số hô hấp RQ của người phụ nữ là 0.7 nồng độ oxy trong không khí là 21%.
a) Hãy tính lượng CO2 thải ra biết lượng oxy thải ra ở người này là 170 mL.
b) Nếu người này chạy bộ thì RQ thay đổi như thế nào? Biết khi chạy thì cơ hô hấp kị khí.
Giải
a) Lượng oxy mà người này hấp thu: 210 mL  lượng oxy tiêu thụ = 40 mL  lượng CO2 thải
ra: 40 x 0.7 = 28 mL.
b) RQ tăng vì oxy hấp thu không được sử dụng để hô hấp hiếu khí  O2 thải ra tăng và CO2
không tăng.
Câu 5:
Một nam thanh niên khỏe mạnh có nhịp tim 75 nhịp/phút. Lượng oxi trong tĩnh mạch phổi là 0,24
mL/mL máu, động mạch phổi là 0,16 ml/ml máu, lượng oxi cơ thể tiêu thụ là 432 mL/phút. Thể tích
tâm thu của người này bằng bao nhiêu ? Nêu cách tính.

You might also like