You are on page 1of 3

Trình bày chuyển hóa năng lượng của hệ yếm khí

Hệ yếm khí bao gồm hệ photphogen và hệ Gluco phân và có đặc điểm là không cần oxy
Hệ photphogen(ATP, CP): Bao gồm 2 hợp chất mang năng lượng là ATP, CP thuộc hệ năng lượng yếm khí
phi lactat. Khi phân giải tạo năng lượng không có oxy và không sản sinh axit lactic khi phân giải. cung cấp
năng lượng tối đa 15 – 20 giây cho hoạt động thể thao của cơ thể

ATP (adenozin triphotphat): là chất duy nhất cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sinh công của các
tế bào trong cơ thể. Làm cho cơ co rút, hấp thụ dinh dưỡng, tái tổng hợp đường ở cơ và gan
Có nhiều loại ATP khác nhau được sử dụng với công suất khác nhau.
Năng lượng ATP sử dụng đầu tiên trong cơ thể là ATP có sẵn trong cơ. Tốc độ phân giải là
11,2mmol/kg/1 giây. Loại này chỉ cung cấp năng lượng trong một vài giây đầu tiên nhưng công suất lớn
nhất.
Con đường tái tổng hợp ATP trong hệ photphogen diễn ra nhanh nhất là lấy năng lượng từ CP theo quá
trình phản ứng thuận nghịch sau:
ATP ← →ADP + P + E
CP ← → Creatin + P + E
CP + ADP← → ATP + Creatin
CP (Creatin photphan)
ATP để cung cấp tiếp theo cho hoạt động của cơ thể là ATP được tổng hợp từ Creatin Photphat và ADP.
Loại năng lượng ATP này có tốc độ phân giải :8,6mmol/kg/1 giây. CP cung cấp năng lượng trong 5 – 10
giây theo.
Năng lượng này được sử dụng để tái tổng hợp ATP theo phản ứng sau:
CP Kinaza
CP + ADP ← → ATP + Creatin
Khi bị tiêu hao cạn kiệt thì xảy ra phản ứng thuận:
CP +ADP → ATP + Creatin
Khi ATP quá cao thì xảy ra phản ứng nghịch:
ATP + Creatin → CP (dự trữ) + ADP
Hệ Gluco phân: (hệ năng lượng lactat)
Loại năng lượng ATP cung cấp tiếp theo là phân giải glucogen thành ATP. Loại ATP này có tốc độ phân
giải 5,2 mmol/ kg/ 1 giây
C6H12O6 + 2ADP 2H3PO4 → 2C3H6O2 + 2ATP + 2H20
Glucoza A.lactic
Như vậy ta có thể thấy 1 phân tử glucoza phân giải cho ra 2 ATP và 2 phân tử A.lactic
Gluco phân có thể cung cấp năng lượng trong 2 – 3 phút
Đây là cơ sở nền tảng để xây dựng bài tập sức bền yếm khí
Như phân tích ở trên ta có thể thấy được khi hoạt động với công suất lớn thì năng lượng sử dụng lần
lượt là ATP, CP có sẵn trong cơ rồi đến hệ Gluco phân và không cần oxy. ATP trong hệ yếm khí có công
suất lớn hơn so với ATP trong hệ ưa khí. Thời gian hoạt động ngắn, phụ thuộc vào lượng ATP, CP; thời
gian tái tạo ATP, CP và khả năng chịu đựng lượng axit lactic (axit lactic là loại axit gây mệt mỏi cho cơ).
Như vậy để tập luyện thì cần tăng lượng ATP, CP tích trữ trong cơ và khả năng chịu đựng lượng axit
lactic cho vận động viên. Phương pháp luyện tập là phương pháp lặp lại với thời gian nghỉ giữa quãng
ngắn.
Ví dụ chạy 100 m 10 lần, mỗi lần phải đạt thời gian từ 90-95% cường độ tối đa, thời gian nghỉ giữa các
lần là 30 giây. Mục đích là để tiêu hao hết lượng ATP, CP có sẵn trong cơ và không có đủ thời gian hồi
phục ATP, CP. Từ đó nâng cao được lượng chịu đựng axit lactic trong cơ thể của vận động viên. Sau bài
tập có biện pháp hồi phục tích cực như xông hơi,… để giải phóng lượng axit lactic tích trữ trong cơ và
máu
2/Chức năng của hồng cầu và ảnh hưởng của hồng cầu đối với huấn luyện thể dục thể thao.
Máu gồm huyết tương (55-60%) và các tế bào máu (40-45%). Các tế bào máu là thành phần đặc, hữu
hình gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Trong đó hồng cầu chiếm 95% số lượng và khối lượng
Chức năng của hồng cầu
Chức năng chính của hồng cầu là vận chyển hemoglobin (HB) rồi Hb sẽ vận chuyển hemoglobin (Hb) rồi
Hb sẽ vận chuyển oxy từ phổi tới các mô. Hb được chứa đựng bên trong các hồng cầu nhờ đó mà Hb có
thể được giữ lại trong máu tuần hoàn.
Ngoài ra hồng cầu còn chứa men carbonic anhydrase. Men này xúc tác cho phản ứng giữa CO2 và H20
làm tang tốc độ của phản ứng này lên hàng ngàn lần, giúp cho máu có thể vận chuyển một lượng lớn Cò
từ các mô đến phổi dưới dạng ion HCO3-
Mỗi Hemoglobin(Hb) có 4 nguyên tử sắt, như vậy mỗi phan tử Hb có thể vận chuyển 4 phân tử oxy.Đặc
tính quan trọng nhất của Hb là khả năng kết hợp lỏng lẻo thuận nghịch với oxy. Hb có khả năng kết hợp
oxy ở phổi và giải phóng oxy ở các mô. Oxy không kết hợp với hai cầu nối (+) của sắt trong phân tử Hb,
mà nó gắn lỏng lẻo với 1 trong 6 cầu nối “phối hợp” của nguyên tử sắt. Đó là một cầu nói cực kỳ lỏng lẻo
làm cho sự kết hợp là thuận nghịch. Oxy được vận chuyển đến mô dưới dạng phân tử chứ không phải
dạng ion, do đó ở mô oxy được giải phóng dưới dạng phân tử oxy hòa tan.
Như đã phân tích hồng cầu có vai trò vô cùng quan trong trong huấn luyện thể dục thể thao. Chức năng
của hồng cầu là vận chuyển O2 và CO2. Mà trong thể thao trao đổi khí (O2, CO2) có vai trò vô cùng quan
trọng. Khi tập luyện thể dục thể thao, lượng vận động ngày càng tăng, nhu cầu trao đổi chất ngày càng
lớn, để đáp ứng yêu cầu đó thì lượng hồng cầu trong máu VĐV sẽ tăng lên. Thành phần chính của hồng
cầu là hemoglobin. Khi tập luyện với cường độ căng thẳng, kéo dài thì sẽ sản sinh ra các sản phẩm trung
gian: urê, acid lactic và các gốc tự do như gốc amin (-NH2) là những hợp chất dễ gây độc cho cơ thể. Các
chất này khi di chuyển vào máu sẽ gây nên tác dụng thúc đẩy nhanh sự tan vỡ hồng cầu, gây nên thiếu
máu trong thể thao. Do đó sau khi tập luyện cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tương thích với
thích với tiêu hao năng lượng và cung cấp nguyên liệu để tái thiết lại các tổ chức, các cấu trúc của cơ
thể, trong đó tổng hợp Hemoglobin cần được cung cấp prôtit động vật có đủ 8 loại acid amin không thể
thay thế, sắt hữu cơ, vitamin B12, acid Folic, vitamin C, kích tố đồng hóa khi cần thiết,… Nếu không sẽ
không tạo đủ Hemoglobin và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thành thục của tế bào hồng cầu (nhược
sắc)
3/ Chu chuyển của tim
Một chu kỳ hoạt động của tim gọi tắt là chu kỳ tim hay chu chuyển tim là một vòng hoạt động kể từ một
lần tim đập đến lúc lai bắt đầu đập lần sau. Một chu chuyển tim kéo dài khoảng 0,8 giây.
Có 3 giai đoạn chính là nhĩ thu, thất thu, và tâm trương toàn bộ
Nhĩ thu: là kết quả của sự lan tỏa song điện thế dẫn nhịp từ nút xoang ra toàn bộ hai nhĩ. Lúc này van nhĩ
thất vẫn đang mở, nhĩ co đẩy hết lượng máu (khoảng ¼) từ nhĩ xuống thất, làm áp suất nhĩ và thất tăng
lên tạo sóng a. Nhĩ thu kéo dài chừng khoảng 0,1 giây.
Thất thu: là kết quả của co thất khi song điện thế lan khắp thất. Thất thu làm áp suất tăng vọt, điều đó
làm thay đổi các tương quan áp suất và chia giai đoạn thất thu làm 2 thời kỳ tăng áp và tống máu. Thời
kỳ tăng áp bắt đầu áp suất thất vượt áp suất nhĩ làm đóng van nhĩ thất và kết thúc lúc áp suất thất vượt
áp suất động mạch chủ làm mở van động mạch. Thời kỳ này ngán khoảng 0,02-0,03 giây, thường gọi là
co đẳng thể tích. Tiếp đó là thời kỳ tống máu dài chừng 0,25 -0,30 giây bắ đầu lúc mở van đống mạch kết
thúc đóng van động mạch. Như vậy toàn bộ giai đoạn thất thu dài chừng 0,30 giây
Tâm trương toàn bộ. Là giai đoạn toàn tim nghỉ cả nhĩ lẫn thất. Giai đoạn này dài chừng 0,4 giây, bắt đầu
lúc đóng van động mạch và kết thúc khi nhĩ bắt đầu co. Giải đoạn này gồm 3 thời kỳ là giãn đẳng tích,
máu về chậm và máu về nhanh. Sau đó, tâm tất tiếp tục thả lỏng 0,1 giây thì tâm nhĩ bắt đầu co, mở đầu
cho một chu kỳ hoạt động tim mới.
Thể tích tâm thu: Thể tích tâm thu được ký hiệu là (Qs), là số mililit máu đẩy ra khỏi tim trong một tâm
thu. Thể tích đó thong thường là 60-70ml/ một lần tâm thu. Lưu lượng tâm thu phụ thuộc vào:
-Lượng máu tĩnh mạch trở về tim
-Kích thước của buồng tim
-Lực bóp của tâm thất
-Lượng máu động trong buồng tim
-Lứa tuổi, giới tính và trình độ huấn luyện
Thể tích tâm thu/ phút (lưu lượng tim) thường ký hiệu là Q, là số lít máu do tim bơm đi trong một phút.
Lưu lượng bằng thể tích tâm thu Qs nhân với tần số tim/phút (fc). Người nghỉ ngơi, lưu lượng tim
thường khoảng 5 lít/ phút
Q=Qs x fc
= 70ml x 70 lần/phút = 5 lít/phút
Vì vậy tần số nhịp đập thông thường ở trạng thái tĩnh vào 2 khoảng 70-75 lần/ phút.
Đối với người tập luyện thể thao thì thể tích tâm thu Qs sẽ nhiều hơn thì khi ở trạng thái tĩnh nhịp đập
sẽ chậm hơn, từ đó tiết kiệm năng lượng hơn, khỏe hơn so với người thường.

You might also like