You are on page 1of 10

ĐỘ CĂNG CƠ VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA Ở TẾ BÀO CƠ

VÂN

I. Lực căng cơ (Tension)


- Lực căng cơ: điện thế động đến từ tb neuron mà tb neuron
chi phối cho hoạt động của cơ thì điện thế động sẽ được tạo
ra ở neuron vận động và được truyền đi dọc theo màng tb
cơ. Khi tb cơ co, cần phải có cái gì đó điều khiển cho nó
biết cần co bao nhiêu là được => tức là tạo ra lực co, lực
căng cơ bao nhiêu là đủ ( được thể hiện trong hình vẽ).

(co bao nhiêu là được)

Mỗi mũi tên trên trục hoành là 1 ĐTĐ, mỗi lần xuất hiện ĐTĐ thì sự co cơ đó là
Twitch (giật cơ).
1 cú Twitch là kết quả của 1 ĐTĐ. Vì có ĐTĐ nên ta có sự tăng lên nhanh chóng
và nhiều của Ca trong tế bào chất từ lưới nội bào tương của tb cơyeems khí
Thực tế, cần có thời gian để Ca khuếch tán từ tbc đến gần các sợi tơ cơ, để Ca gắn
vào Troponin, làm Tropomyosin tách ra khỏi sợi Actyl chừa chỗ gắn cho sợi
myosin. Nồng độ Ca giảm đi nhanh chóng do bơm Ca bơm ngược lại vào lưới nội
bào tương
→ Cú Twitch (giật cơ) không đạt lực co tối đa
→ Chỉ với 1 đtđ duy nhất, lực co cơ (Tension) không đạt được giá trị tối đa
Cũng không được co cơ quá mức, phải có thời gian giãn nghỉ cơ nhanh chóng sau
khi co. Co quá mức, liên tục .--> trạng thái co cứng cơ
→ Muốn tăng lực co cơ thì phải làm xuất hiện nhiều ĐTĐ hơn.
Nguyên nhân: 
ĐTĐ xuất hiện ở tb cơ vân tương tự như ĐTĐ dẫn truyền từ TBTK xuống: diễn ra
nhanh, ngắn (5msec) - AP duration = 5msec
Thời gian giật cơ bình thường là 100msec - Twitch duration = 100msec 
Gấp 20 lần thời gian xuất hiện ĐTĐ → Nếu ĐTĐ diễn ra thường xuyên hơn thì có
thể làm tăng mức co cơ của cú giật cơ vì thời gian của ĐTĐ chỉ có 5msec so với
100msec của cú giật cơ
Để tăng ĐTĐ  → Tăng mức co cơ thì chi phối nồng độ Ca trong TBC tăng cao và
duy trì đủ lâu trước khi bị bơm trở lại lưới nội bào tương,
Để Canxi có nồng độ cao và có đủ thời gian để khuếch tán nhanh chóng và đủ
nhiều vào giữa các sợi tơ cơ để làm nhiều đầu maiotin  trượt trên sơi actyl càng
nhiều càng tốt → Lực co cơ tăng lên

Tăng tần số xuất hiện ĐTĐ tiến đến 1 giá trị đạt đến co cứng cơ (uốn ván), cơ co
tối đa và duy trì trong thời gian đủ lâu. Điều này xảy ra khi tần số ĐTĐ xảy ra liên
tục và liên tiếp nhau
Điểm co cơ max: co cơ đẳng trường
II. Velocity of shortening - Tốc độ co cơ
Note: Lực tải như là xách đồ nặng

Khi mà trục hoành là lực tải (tăng từ trái -> phải) thì tốc độ co cơ (tốc độ rút ngắn)
 Lực tải = 0 = Không xách nặng gì →  Cơ co ở mức độ cao nhất
Vd: Không cầm đồ vật, gấp cẳng tay vào cánh tay rất nhanh → Tốc độ co cơ max
 Lực tải > 0 = Cầm vật nặng dần lên  → Tốc độ co cơ giảm dần cho đến khi
giá trị tải  quá nặng thì cơ sẽ không thể co ngắn đc nữa gọi là Co cơ đẳng
trường 
 Co cơ đẳng trường là cơ vẫn co để giữ vật không bị rơi nhưng không
rút ngắn sợi cơ để gập tay lại 
 Lực tải > Lực co cơ có thể tạo ra = Tiếp tục tăng tải thì đến lúc nào đó cơ k
giữ được trọng lượng nữa → Rớt đồ

Trường hợp a: Co cơ đẳng trường, chỉ giữ cục tạ  không co ngắn sợi cơ (k gập) -
Không có thay đổi về chiều dài sợi cơ 
Trường hợp b: Co cơ đẳng trương, lực giữ không đổi nhưng chiều dài sợi cơ đổi -
Cơ rút ngắn lại (gập)
Trường hợp c: mở cánh tay thì chiều dài của sợi cơ ở đoạn cẳng tay  sẽ rút ngắn để
mở cánh tay
Trong đời sống hằng ngày, ta thực hiện nhiều co cơ đẳng trương và đẳng trường
Vd: Nhặt bút - B1: tạo ra lực co cơ lớn hơn tải trọng của cây bút (tension > load)
thì cơ co ngắn lại để nhấc cẳng tay lên; B2: giữ cây bút trên tay là co cơ đẳng
trường, chiều dài sợi cơ không đổi; B3: đặt bút xuống thì giãn nghỉ cơ từ từ, chiều
dài cơ tăng lên để nhẹ nhàng đặt cây bút xuống, chiều dài của cơ cẳng tay co ngắn
lại để hạ tay xuống, còn chiều dài cơ cánh tay thì tăng lên
Xét ở mức độ vi thể (Sarcomere)
Lực co cơ là sự thay đổi mức độ chồng lấp nhau của các sợi myosin và actyl trên 1
sarcomere
Chiều ngang là chiều dài sarcomere thay đổi ntn với đỉnh ở giữa là giá trị bình
thường lúc giãn nghỉ, sarcomere sẽ có chiều dài từ 1,6um - 2,6 um 
TH bên tay trái - Chiều dài sarcomere ngắn lại → Sarcomere bị ép ngắn quá mức,
myosin chạm đến đường xép??, chồng lấp tối đa giữa myosin và actyl → Không
tăng tỷ lệ co được nữa vì max rồi → Tỷ lệ co cơ của sarcomere cũng thấp
TH bên tay phải - sarcomere dài ra → Muốn tăng chiều dài thì đa phần các đầu
myosin và actyl không chồng lấp nhau hoặc chồng lấp rất ít. Lúc này sarcomere
được kéo căng tối đa thì tỷ lệ phần trăm lực co cơ (chiếu lên trục tung là phần trăm
lực tạo được so với lực tối đa) thấp
→ Từ sơ đồ, khi còn vị trí để tăng chồng lấp thì mới có thể tăng lực co cơ được,
nếu sarcomere giãn nghỉ hoặc co ngắn tối đa thì tỷ lệ có thể khởi phát lực co cơ
thêm sẽ không cao
CHUYỂN HÓA TRONG TẾ BÀO
Nguyên liệu (Fuel)
Làm sao tạo ra ATp và duy trì sử dụng ntn?
Cho thấy mối liên hệ giữa thời gian co cơ (giây, phút, giờ) và mối lq đến năng
lượng sử dụng
Trục tung là năng lượng ATP theo chiều giảm dần (Cao nhất đến cạn kiệt hẳn)
Con đường đầu tiên để tạo ATP (mới bắt đầu co cơ trong 8-10s đầu) sử dụng con
đường Creatine Phosphate (CP);
Nguồn ATP có được là nhờ men thủy phân CP chuyển ADP thành ATP. Quá trình
này chỉ cần 1 bước chuyển hóa nhờ men có sẵn trong tb cơ → diễn ra nhanh chóng
và hiệu quả. Mỗi phút tạo 4 ATP nhưng lượng CP dữ trữ trong cơ chỉ có số lượng
nhất định đủ để xài trong 8-10s đầu khi hoạt động gắng sức
Vd: Chạy nước rút  100m trong 10s thì chỉ có bấy nhiêu năng lượng thôi, sau đó
cạn kiệt
Thời gian chờ 10s giúp chờ được con đường chuyển hóa thứ 2
Chuyển hóa đơn (màu xanh lá)
Nguyên liệu là glycogen trong cơ
Con đường sẽ li giải glycogen tạo ra glucose → tạo axit lactic & ATP
Bắt đầu từ khi cơ hoạt động (cả trong giai đoạn hoạt động tăng tốc) nhưng năng
lượng rất thấp so với lượng ATP có được từ CP → 10s đầu là thời gian chờ
Tạo ra khoảng 2.5 mol ATP/phút, duy trì trong khoảng 1’30s đến 2’ hoạt động thể
lực
VD: Chạy nước rút 400m: 100m sử dụng CP (khoảng 10s) thì ATP sinh ra từ
Chuyển hóa yếm khí đủ để cung cấp năng lượng trong 2’ tiếp.
Và con đường chiếm ưu thế và duy trì lâu dài là CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA
HIẾU KHÍ
Con đường chuyển hóa hiếu khí (đen)
Cần oxi để oxi hóa tạo CO2 và Nước, 1mol ATP/phút
Nguyên liệu: đốt cháy glucose, glycogen, axit béo → Con đường chủ chốt và lâu
dài
Chỉ xuất hiện 1’ sau khi co cơ và phải cung cấp đủ oxi thông qua hô hấp
Vd: chạy marathon, việc hít thở lấy oxi cung cấp cho hđ của cơ rất quan trọng

TRẠNG THÁI MỎI CƠ


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mỏi cơ ngoài thiếu ATP cho hoạt động (Nguyên
nhân ở mức độ tb, hay đại thể hơn)
Nhìn quá trình mỏi cơ như 1 cơ chế để bảo vệ cơ (báo cho mình biết đã hđ nhiều
và cần giảm hoạt động vì năng lượng sắp cạn rồi)
Nếu cứ giữ ở mức hđ cao đến khi cạn ATP thì rất là nguy hiểm
Vì Không có ATP thì 2 đầu maroxin và actyl sẽ gắn cứng với nhau →  cơ đang
hoạt động bị co cứng (như đang nâng tạ) sẽ rất nguy hiểm, dễ bị tổn thương
Quá trình mỏi cơ là dấu hiệu cơ nên hđ chậm lại trước khi hết ATP
Có 4 nguyên nhân
 Nguyên nhân về TK: khi có nhiều ĐTĐ đến và gây co cơ, K càng được tích
tụ bên ngoài tb cơ (k đủ thời gian đủ để tái lập lại sự chênh lệch nồng độ ban
đầu trước khi đtđ khác xảy đến)
Kênh Na và K trong màng tb liên quan đến hđ của đt màng và đtđ
Kênh K và Na kích hoạt bằng đt nhưng cần đt nghỉ của màng trở về bth để chuyển
sang đt đóng (quá trình bất hoạt chờ đt có độ lớn xuất hiện để mở kênh.
Nếu K ở bên ngoài tb nhiều quá thì đt cân bằng của K ít âm hơn, đt màng được
nâng lên (khác với bth) thì các kênh gác cổng bằng ddt sẽ ở trạng thái bất hoạt quài
→   k thể xuất hiện đtd khác→ Kém nhạy cảm hơn với các kích thích thần kinh
→Khử cực kéo dài các sợi cơ quài  → Không co cơ được
 Sự tích tụ các chất chuyển hóa:
Tác động vào protein hoặc các men quan trọng trong quá trình co cơ
 Một trong các chất hay bị tác động là bơm ATP bơm Ca (SR Ca2+ ATPase)
trên lưới nội bào để bơm Ca từ tbc trở lại lưới nội bào làm Ca k trở lại được
hoặc ảnh hưởng quá trình gắn kết troponin và tropomyosin → kém nhạy
cảm với canxi cũng giảm khả năng co cơ 
 Sự tích tụ các chất photphat vô cơ tạo ra từ đầu myosin trong quá trình tạo
cầu nối
Note: trong cơ chế co cơ ATP đc sử dụng và chuyển thành ADP và phóng thích
photphat hữu cơ → giảm kn tạo cầu nối
 Thiếu năng lượng (glycogen, axit béo, glucose) không đủ để tạo ATP cho
hđ co cơ

LOẠI SỢI CƠ VÀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA

Phân chia theo ở loại myosin có men ATP hoạt động nhanh hay chậm (đầu sợi
myosin có chức năng như men phân tách ATP); 1 men nhanh làm myosin di
chuyển trên actyl nhanh hơn, tách ATP nhanh hơn sang vị trí tiếp theo nhanh hơn -
co ngắn nhanh hơn so với men chậm
Phân loại thứ 2: Sợi cơ sử dụng hình thức chuyển hóa ưu tiên nào tạo ATP; con
đường glycolytic - con đường chuyển từ glucose k cần oxigen (yếm khí) hoặc theo
con đường oxi hóa hoàn toàn glucose/axit béo để tạo CO2 và nước (hiếu khí)
XÉT VỀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SỢI CƠ: men nhanh hay chậm,
yếm khí hay hiếu khi. Ghép lại thì có 3 loại sợi cơ
 Loại sợi cơ oxi hóa chậm: men ATP chậm → có thời gian →  quá trình
chuyển hóa hiếu khí (sử dụng oxi duy trì hđ); oxi hóa hoàn toàn để cơ không
mỏi trong thời gian dài - 
Sợi cơ này duy trì tư thế cho cơ thể; không cần mức độ co cơ quá cao nhưng co
được liên tục trong thời gian dài (cơ ở cột sống, đùi, bắp chân) khi đứng, ngồi; 
 Loại sợi cơ oxi hóa yếm khí nhanh: theo con đường có men ATP nhanh, sử
dụng cả yếm khí lẫn hiếu khí tùy vào mục đích sử dụng → Có thể co cơ
nhanh và không phụ thuộc vào cđ chuyển hóa cần oxi → có tính chất mỏi cơ
theo thời gian (cơ đi bộ vẫn có 1 số sợi cơ đi tốc độ nhanh hoặc sợi cơ đi tốc
độ chậm trong thời gian dài hơn. 
Sợi cơ co nhiều, nhanh, liên tục trong thời gian ngắn; Trong thời gian dài vẫn ok
nhưng đến lúc nào đó thì cũng có mỏi cơ
 Loại sợi cơ theo con đường chuyển hóa yếm khí nhanh có men ATP nhanh,
phụ thuộc chủ yếu vào quá trình chuyển hóa yếm khí glycolytic làm việc
trong khoảng 1’30 đến 2’ đầu để tạo ra lực co cơ rất lớn nhưng nhanh chóng
mỏi
Ví dụ: cơ ở vùng chân giúp mình nhảy cóc, tạo sức bật, chịu trọng lượng cơ
thể. Chỉ nhảy trong khoảng vài phút vì mỏi cơ
Trong đa số các bó cơ của cơ thể, hầu như sẽ tồn tại 3 loại này trong cùng 1 cơ, tỉ
lệ của 3 loại ở từng loại cơ khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của cơ đó
Ví dụ: cơ dựng sống (nâng đỡ cột sống, đổi tư thế): đa số ở nhóm oxi hóa chậm
cơ ở vùng chân, đùi (đi bộ, chạy, di chuyển): vừa theo cđ glycolytic, vừa cđ oxi
hóa cần oxi
Cơ làm động tác liên quan đến vận động: sợi glycolytic chuyển hóa nhanh nhiều
hơn
Tùy vào làm động tác gì, tg bao lâu, duy trì nhiều hay ít cần lực co cơ tương ứng sẽ
huy động các sợi cơ tương ứng phù hợp
Co ngắnco ngắn VẬN ĐỘNG VÀ LOẠI SỢI CƠ

Một đơn vị vận động (đvvđ) bao gồm neuron vđ, và tất cả sợi cơ mà nó chi phối
Trong 1 đvvđ như đvvđ số 1, sẽ là 1 neuron tiếp xúc với các sợi cơ oxi hóa chậm
có đk nhỏ hơn làm các động tác tinh tế không cần lực nhiều nhưng liên tục trong
thời gian dài hơn
Đvvđ 2 , neuron 2 tiếp xúc với các sợi cơ theo chuyển hóa glycolytic nhanh, có
đường kính lớn hơn để tập hợp lực co cơ nhiều hơn nhưng k cần duy trì trong thời
gian dài
Một bó cơ? (fascicle) gồm nhiều hơn 1 đơn vị vận động
Nhấn mạnh nhắc lại: Hầu hết các bó cơ vân sẽ bao gồm 3 loại, Tùy vào làm động
tác gì, tg bao lâu, duy trì nhiều hay ít cần lực co cơ tương ứng sẽ huy động các sợi
cơ tương ứng phù hợp
TUYỂN DỤNG (RECRUITMENT)

TÙY VÀO việc tập hợp tỉ trọng các sợi cơ để làm một hành động cụ thể mà số
lượng cũng như các loại đvvđ được kêu gọi là khác nhau
Ví dụ: một số ít các cơ đường kính nhỏ - hđ tinh tế
cơ có đường kính lớn hơn - lực co cơ lớn hơn
Thông thường, những sợi cơ được oxi hóa chậm trong khối cơ được tuyển dụng
(co) trước dù k tạo nhiều lực co (vì đk nhỏ và hđ chậm) → hđ trong thời gian dài
nên ok luôn
Tiếp theo, Tuyển dụng các sợi oxi hóa nhanh và theo con đường glycolytic nếu cần
lực co nhiều hơn
Cuối cùng, cần lực co tối đa mới tuyển dụng sợi cơ thuộc nhóm glycolytic nhanh
=> CƠ THỂ CÓ 2 CÁCH ĐỂ TĂNG LỰC CO CƠ:
1. Tăng ĐTĐ đến các tb cơ -> co đến mức tối đa
2. Tăng số lượng đơn vị vận động được tuyển dụng để có nhiều sợi cơ hơn
trong cơ sẽ co vào thời điểm đó
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LUYỆN TẬP LÊN CƠ
Nặng (nâng tạ) tăng kích thước cơ bằng cách làm phì đại tb cơ, làm tb cơ to ra →
lực co cơ tăng lên
Tập độ bền không tăng kích thước mà tăng khả năng sử dụng oxi của sợi cơ (co cơ
trong thời gian dài nên chuyển hóa theo con đường sử dụng oxi để oxi hóa đến tận
cùng ra CO2 và nước sẽ được ưu tiên hđ) - Cũng tăng lượng mao mạch mang
nhiều máu cung cấp nhiều oxi cho cơ, tăng số lượng ti thể trong tb cơ - tăng hđ
chuyển hóa cho phép cơ làm việc lâu hơn. 
→ Luyện tập làm thay đổi kích cỡ hoặc khả năng chuyển hóa của sợi cơ NHƯNG
không thay đổi số lượng hay loại sơ cơ của từng cơ
Ví dụ: một người sinh ra đã có tỷ lệ nhất định, số lượng các loại cơ như v. Và tỷ lệ
này rất khó thay đổi

You might also like