You are on page 1of 7

Hệ vận đông

Lực căng cơ và quá trình chuyển hóa ở tế bào cơ vân


Hình dung: Khi có điện thế động từ neuron chi phối hoạt động của cơ, thì điện thế động sẽ
được tạo ra ở neuron vận động và truyền đi. Và khi tế bào cơ co, thì cần phải có gì đó điều
khiển co bao nhiêu là được, tức là tạo ra bao nhiêu lực căng cơ là đủ.

Cứ mỗi mũi tên trên trục hoành là 1 điện thế động


Twitch = 1 cú giật cơ = kết quả của 1 điện thế động -> sự tăng lên nhanh chóng và rất nhiều
của Ca2+
Sau khi tạo ra sự co cơ, nồng độ Ca2+ giảm nhanh chóng nhờ bơm Ca2+ bơm ngược trở lại
vào lưới nội bào tương => lực co cơ (Tension) từ 1 cú giật cơ do 1 điện thế động không đạt
được giá trị tối đa.
Tuy nhiên, không được co cơ quá mức, phải có thời gian giãn nghỉ cơ nhanh chóng sau khi
co. Nếu co quá mức và liên tục thì sẽ bị co cứng (tetanus)
Điện thế động ở tế bào cơ vân cũng tương tự như ở tế bào thần kinh. Trung bình, AP diễn ra
trong 5 milisecond, trong khi 1 twitch diễn ra trong 100 milisecond. Điện thế động diễn ra
thường xuyên hơn thì có thể làm tăng mức co cơ của cú giật cơ (twitch).
Yếu tố đầu tiên chi phối: Nồng độ Ca2+ tăng lên cao và duy trì đủ lâu trước khi bị bơm trở lại
lưới nội bào tương (SR) -> Để làm càng nhiều đâu myosin trượt trên đầu sợi actin càng tốt,
khi đó lực co cơ sẽ tăng lên.
Khi mà tăng tần suất của điện thế động, sẽ đạt tới mức co cứng cơ (trạng thái uốn ván
[tetanus] lực đạt giá trị tối đa, và đủ lâu). Lúc này ta thấy điện thế động vẫn xảy ra liên tục
để duy trì lực co cơ tối đa, chứ lực co cơ ko thể tăng thêm được nữa.
Tốc độ co cơ (tốc độ rút ngắn sợi cơ)
Biểu đồ cho thấy khi mà lực tải càng lúc càng tăng, thì tốc độ co cơ càng chậm cho đến khi
đạt giá trị tải tối đa thì cơ sẽ không thể co ngắn lại ( gọi là co cơ đẳng trường) (y=0)
Co cơ đẳng trương -> co cở đẳng trường -> buông xuôi

a) co cơ đẳng trường (isometric), sợi cơ đã co ngắn sẵn, được duy trì, không thay đổi độ dài
-> duy trì lực để giữ tạ ko rơi
b) cơ cơ đẳng trương (isotonic), lực tải không đổi, chiều dài sợi cơ bị rút ngắn -> nâng tạ
c) Chiều dài sợi cơ cánh tay thì tăng, cẳng tay thì rút ngắn lại => để có thể mở ngược lại cánh
tay
Ở mức độ vi thể tại sarcomere
Lực co cơ được tạo thành chính là sự thay đổi mức độ chồng lấp nhau của các sợi myosin và
actin trên 1 sarcomere

Trục x = độ dài của sarcomere


Trục y = độ lớn của lực có thể được tạo ra, tính theo phần trăm của lực tối đa của sarcomere
có thể tạo ra
Muốn tăng chiều dài của sarcomere (giãn ra), thì đa phần các đầu myosin và actin chồng lấp
rất ít, lực thấp
Khi mà sarcomere bị ép ngắn quá mức, tức lại myosin chồng lấp tối đa vs sợi actin. Không
thể tăng tỉ lệ co thêm nữa.
Khoảng đỉnh ở giữa, màu xanh, là khi sarcomere ở trạng thái nghỉ => có thể tạo ra lực tối đa
Khoảng màu vàng, là chiều dài của sarcomere thường thấy => có thể tạo lực 90-100% lực tối
đa
Hai cực là khi sarcomere dài nhất hoặc ngắn nhất, đều ko thể tạo ra lực (tức là 0%)
Nguồn năng lượng cho co cơ
Con đường đầu tiên để tạo ra ATP khi mới bắt đầu co cơ 8~10s đầu: Creatine phosphate
Thủy phân creatine phosphate chuyển ADP thành ATP (men có sẵn trong tế bào cơ), diễn ra
nhanh chóng và hiệu quả
Bất lợi: Lượng creatine phosphate dự trữ trong cơ là một số lượng nhất định (Đủ xài 8~10s
đầu)
Con đường thứ 2: chuyển hóa yếm khí (anaerobic metabolism)
Sử dụng glucose để tạo ra axit lactic và ATP
Thật ra bắt đầu từ khi cơ mới hoạt động nhưng lượng ATP tạo ra vô cùng thấp so với lượng
ATP từ con đường Creatinin phosphate
Tạo ra 2.5mol ATP/phút, duy trì trong khoảng 1h30s~2p hoạt động thể lực
Con đường thứ 3: Chuyển hóa hiếu khí (aerobic metabolism)
Cần oxi để oxi hóa tạo ra Co2 và nước và tạo ra được 1 mol ATP/phút
Chủ chốt và lâu dài
Xuất hiện khoảng 1p sau khi co cơ, và cần cung cấp đủ oxi thông qua hô hấp
Trạng thái mỏi cơ – cơ chế bảo vệ cho cơ (Muscle fatigue)
1. Nguyên nhân Thần kinh: Khi có nhiều điện thế động gây co cơ, K+ sẽ tích tụ bên ngoài tế
bào cơ ([K+] ECF tích tụ), do không có thời gian cần thiết đủ để tái lập lại sự chênh lệch nồng
độ ban đầu
Làm cho điện thế cân bằng của Kali ít âm hơn (EK ít âm ơn), điện thế màng được nâng lên,
các kênh gác cổng bằng điện thế sẽ tiếp tục ở trạng thái bất hoạt, dẫn đến ko thể xuất hiện
điện thế động khác nữa. Như vậy là sẽ kém nhạy cảm hơn với các kích thích thần kinh.
2. Sự tích tụ các chất chuyển hóa tác động vào các protein hoặc men quan trọng trong quá
trình co cơ, ví dụ như làm ức chế bơm Ca2+ ATPase trên SR, hoặc là quá trình gắn kết của
troponin & tropomyosin.
3. Sự tích tụ các chất như là phosphate vô cơ (tạo ra từ đầu myosin trong quá trình tạo cầu
nối) => làm giảm và làm chậm khả năng tạo cầu nối
4. Cạn kiệt năng lượng (glycogen, acid béo, glucose)
Các loại sợi cơ và quá trình chuyển hóa

Hai tiêu chí Phân loại


Tiêu chí 1: Khác nhau ở loại myosin có men ATP hoạt động nhanh hay chậm, ảnh hưởng tốc
độ co cơ
Tiêu chí 2: Ưu tiên sử dụng hình thức chuyển hóa tạo ra ATP khác nhau
Ghép 2 tiêu chí này lại ra 3 loại sợi cơ
- 1. Sợi cơ oxi hóa chậm – có men ATP chậm, quá trình chuyển hóa hiếu khí, oxi hóa
hoàn toàn
VD: sợi cơ duy trì tư thế cho cơ thể (cơ cột sống, cơ vùng đùi, phải co cả ngày,
nhưng mực co ko quá cao)
- 2. Sợi cơ oxi hóa yếm khí – nhanh, có men ATP nhanh, sử dụng cả 2 con đường yếm
khí và hiếu khí tùy vào mục đích sử dụng. Vì không phụ thuộc vào con đường chuyển
hóa cần oxi, nên có tính chất mỏi cơ theo thời gian
Ex: Các cơ giúp đi bộ, có một số sợi cơ đi được tốc độ nhanh hoặc chậm hơn
trong thời gian dài hơn.
- 3. Sợi cơ theo con đường chuyển hóa yếm khí, có men ATP nhanh. Chỉ có thể làm
việc trong khoảng 1p30s~2p đầu tiên.
Ex: Các cơ giúp thực hiện nhảy cóc => Lực lớn, nhưng nhanh mỏi
Hầu như trong các bó cơ của cơ thể đều sẽ tồn tại cả 3 loại này trong cùng 1 cơ, tỉ lệ khác
nhau.
- Cơ dựng sống (ở cột sống), đa số sợi cơ ở nhóm 1
- Cơ ở vùng chân, đùi để đi bộ, đa số sợi cơ ở nhóm 2
- Cơ vận động nhiều, chứa nhiều sợi ở nhóm 3 nhiều hơn
Recruitment (sự huy động cơ)
Tùy vào việc tập hợp tuyển chọn các sợi cơ để thực hiện 1 hành động nào đó mà số lượng
cũng như là các loại đơn vị vận động sẽ khác nhau
Những cơ có ít sợi, đường kính nhỏ => thực hiện các hoạt động tinh tế
Những cơ oxi hóa chậm sẽ được tuyển chọn trước tiên, co trong thời gian dài hơn
2 cách để tăng lực co cơ
1. Số lượng điện thế động: Gửi nhiều điện thế động tới làm tăng co cơ
2. Sự tuyển dụng: Tăng số lượng đơn vị vận động được tuyển dụng để có nhiều sợi cơ hơn
trong cái cơ sẽ thực hiện vận động tại thời điểm đó

Muscle Plasticity
-Tập tạ làm phì đại các TB cơ, tăng kích thước cơ, làm lực co cơ tăng lên
-Tập độ bền ko làm tăng kích thước của sợi cơ như tập tạ, mà làm tăng khả năng sử dụng oxi
của sợi cơ vì phải co cơ trong thời gian dài hơn
+Tăng mao mạch trong cơ, mang nhiều máu, cung cấp nhiều oxi cho cơ
+Tăng ti thể giúp tăng hoạt động chuyển hóa cho phép cơ làm việc lâu hơn, dài hơn
-Tập luyện không làm tăng số lượng sợi cơ hoặc loại sợi cơ của từng cơ => mỗi người đẻ ra
đã có số lượng sợi cơ, và tỉ lệ các loại sợi (loại 1,2,3) nhất định.

You might also like