You are on page 1of 3

Tế bào liên tục thay đổi để thích ứng với môi trường xung quanh.

Các thay đổi đó liên quan


đến nhu cầu năng lượng và khả năng phản ứng với dinh dưỡng sẵn có ở môi trường.

AMP-activated protein kinase (AMPK) là cảm biến (sensor) cho mức ATP nội bào thấp (còn
gọi là cảm biến năng lượng). Gần như các loại stress ty thể đều có thể kích thích AMPK, mặc dù
không cần thiết phải phá vỡ điện thế màng ty thể (mitochondrial membrane potential). Là nhân tố
chính trong điều hòa chuyển hóa năng lượng, trong thực tế, thường thấy sự kích hoạt AMPK trong
điều kiện cạn kiệt năng lượng, như sau khi tập luyện thể lực, nhịn đói, thiếu máu (vì máu vận
chuyển chất dinh dưỡng), khi cơ thể gặp một số dạng stress đặc thù như heat shock, thiếu oxy
(hypoxia), thiếu glucose.

Mối quan hệ giữa ATP – ADP – AMP, và AMPK


Cả ATP, ADP, AMP được gọi là các adenine nucleotide, là các phân tử đóng vai trò chính
trong việc lưu trữ và chuyển giao năng lượng.

ATP được ví von là “đồng tiền năng lượng”, được sử dụng như nguồn năng lượng cơ bản cho
hoạt động sống của cơ thể. Trong bộ ba, ATP chứa nhiều nhóm phosphate nhất, đến ADP, rồi AMP.
Quá trình chuyển hóa năng lượng của tất cả các dạng sống là kết quả của sự quá trình khử
phosphate hóa của ATP, được thực hiện bởi enzyme ATPase.

Sự loại bỏ một nhóm phosphate của ATP dẫn đến sự kết hợp (coupling) năng lượng cho các
phản ứng sinh hóa và sinh sản phẩm phụ là ADP, và sau đó là đến AMP. Có thể xem ADP là cầu nối
trung gian giữa ATP và AMP.

AMP có thể được tạo ra trong quá trình tổng hợp ATP bởi enzyme adenylate kinase bằng
cách kết hợp hai phân tử ADP hoặc bằng cách thủy phân ADP và ATP. Ngoài ra, AMP được tạo ra khi
RNA bị phân hủy (ngược lại, AMP cũng là đơn phân tạo nên RNA).

AMPK được kiểm soát chủ yếu bởi tỉ lệ AMP:ATP, cùng với tỉ lệ ADP:ATP. Ở điều kiện thiếu
năng lượng, tức là tỉ lệ AMP:ATP cao, tế bào cần tiết kiệm lượng năng lượng tiêu tốn nhất có thể để
tránh cạn kiệt những tài nguyên còn lại, đồng thời khôi phục lại nguồn cung năng lượng nhanh chóng
nhất có thể, thông qua tăng lượng dinh dưỡng nạp vào, kích hoạt một số con đường sản xuất năng
lượng phụ trợ hoặc chuyển hóa các đại phân tử hiện có thành chất dinh dưỡng. Về phần AMPK,
bằng cách bám trực tiếp vào các adenine nucleotide, AMPK có thể nhận biết được những thay đổi về
thành phần năng lượng còn lại. Khi ấy, AMPK thực hiện quá trình phosphoryl hóa các enzyme đặc
hiệu và các nút kiểm soát tăng trưởng để tăng tạo ATP và giảm tiêu thụ ATP.

Khi được kích hoạt, AMPK thúc đẩy một số con đường giúp kéo dài thời gian sống của tế
bàonhư:

 Giải phóng acid béo từ phân tử triglyceride thông qua ATGL, dẫn đến dị hóa acid béo
 Oxy hóa beta (beta oxidation) acid béo
 Điều hòa tăng tỉ lệ NAD/NADH thông qua SIRT-1
 Autophagy thông qua tăng ULK1 và ức chế mTOR
 Tăng lượng đường được vận chuyển qua kênh GLUT4, từ đó tăng đường phân

Đồng thời, AMPK ức chế một số con đường:

 Tổng hợp acid béo thông qua ức chế acetyl-CoA carboxylase


 Tổng hợp cholesterol thông qua ức chế HMG-CoA Reductase
 Tổng hợp protein thông qua ức chế mTOR
 Lưu trữ glucose dưới dạng glycogen (tức là tăng nạp nhưng sử dụng luôn, hạn chế
lưu trữ)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc AMPK không thực hiện đúng và đủ chức năng, trong đó
có việc tiêu thụ quá nhiều chất dinh dưỡng, kém vận động, do một số chất chuyển hóa như ghrelin,
cannabinoid. Khi này, cơ thể sẽ gặp nhiều rối loạn nghiêm trọng, trong đó có: kháng insulin, đái tháo
đường, viêm mạn tính, rối loạn chức năng ty thể, bệnh lý tim mạch, Alzheimer, béo phì, ung thư.

You might also like