You are on page 1of 35

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hóa Sinh

Liên quan điều hòa và chuyển hóa các chất


Chuyển hoá
glucose
Cấu tạo tuyến tụy
• Tụy nội tiết (đảo tụy hay đảo
Langerhans): chỉ chiếm khoảng 2% thể
tích tụy.

• Tế bào alpha (𝛼, chiếm 25%): tiết


glucagon.

• Tế bào beta (𝛽, chiếm 60%): tiết insulin.


Insulin
Kênh/bơm vận chuyển glucose
Receptor của insulin
Điều hòa bào tiết insulin
Dung thứ kháng nguyên bản thân
• Là hệ thống kháng nguyên bạch cầu người
(human leucocyte antigen, HLA).

• Gồm một nhóm gene trên NST số 6


(6p21.3, 6p21.2, 6p21.1).

• Nhóm gene này mã hoá cho các protein


trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào
gọi là phức hợp kháng nguyên hòa hợp tổ
chức (major histocompatibility complex,
MHC).
ĐTĐ type 1 là sự thiếu insulin tuyệt đối, trong đó:

ĐTĐ type 1A: do cơ chế tự miễn làm tổn thương các tế bào
beta tụy và gây giảm tổng hợp insulin làm thiếu insulin tuyệt đối.

ĐTĐ type 1B: vô căn, thường gặp ở sắc dân châu Á và


châu Phi. ĐTĐ dạng này cũng thiếu insulin tuyệt đối nhưng không
có bằng chứng cho thấy có sự tổn thương tế bào beta đảo tụy.
Sự phá hủy tuyến tụy đặc biệt là tế bào beta đảo tụy do có vấn đề
trong cơ chế dung thứ kháng nguyên bản thân.
Case Lâm Sàng
Glucose huyết tăng cao

• Insulin hoạt hóa glycogen synthetase tăng


tổng hợp glycogen và ức chế glycogen
phosphorylase ngăn ly giải glycogen, đồng
thời ức chế tân tạo đường.

• ĐTĐ type 1 là thiếu insulin tuyệt đối nên


dựa vào các cơ chế trên dẫn đến đường
huyết bệnh nhân tăng cao.
Tổng hợp thể
ketone và tái
tạo acetyl-CoA
Thoái hóa lipid dự trữ và sự tăng
triglyceride máu
Sự biến đổi sinh hóa khi đói 3 ngày
Ngày 1
• Khi nguồn glucose của bữa ăn gần nhất hết cơ thể huy động
glucose từ ly giải glycogen dự trữ.

• Đảo tụy nhận lệnh giảm tiết insulin tăng bài tiết glucagon.

• Cơ không có enzyme glucose-6-phosphatase nên không


chuyển glycogen thành glucose tự do được nên nó chỉ cung
cấp được glucose cho chính nó.

• Lượng glucose được sử dụng cho toàn cơ thể là từ ly giải


glycogen ở gan. Gan dự trữ một lượng có hạn glycogen nên
nếu đói kéo dài glycogen sẽ cạn kiệt.
Ngày 1
Ngày 2
• Glycogen dự trữ ở gan chỉ đủ để duy trì đường huyết ổn định khoảng

dưới 24 giờ và sẽ cạn sau 30 giờ đói.

• Gan nỗ lực tân tạo được từ các nguồn có thể nhưng do tiền chất của

glucose không nhiều nên gan gặp nhiều khó khăn.

• Lúc này HSL tăng cường ly giải triglyceride dự trữ thành acid béo tự do

cung cấp cho gan. Gan thu nhận acid béo tự do và đưa chúng vào beta

oxy hóa tạo acetyl-CoA để bù đắp năng lượng.

• Lượng acetyl-CoA tạo ra quá nhiều tạo gánh nặng lên chu trình acid citric
do quá tải tác chất.
Ngày 2
Ngày 2
Ngày 2
• Ly giải triglyceride sinh ra glycerol qua đó cung cấp glycerol 1-phosphate
rồi chuyển thành dihydroxyacetone phosphate tiền chất của glucose.

• Những triglyceride có gốc acid có số carbon lẻ sinh ra propionyl-CoA nhờ


enzyme propionyl-CoA carboxylase và các enzyme đồng phân hóa,
chuyển nhóm chức tạo thành succinyl-CoA. Succinyl-CoA tạo được
oxaloacetate cũng là tiền chất của glucose.

• Những chất trên góp phần giúp cho nỗ lực tân tạo đường của gan.
Ngày 3
• Gan dùng quá nhiều oxaloacetate để phục vụ nỗ lực tân tạo đường của nó nên chu trình
acid citric ở gan phải gánh một áp lực khổng lồ từ lượng lớn acetyl-CoA mà gan tạo ra
qua beta oxy hóa.

• Gan chuyển hóa acetyl-CoA thành các thể ketone để xuất đến các mô, cơ quan khác.

• Não chuyển qua sử dụng các thể ketone làm nguồn cung năng lượng chính thay cho
glucose.

• Lúc này việc tổng hợp hiệu quả các thể ketone cũng như sự chuyển đổi từ dùng glucose
thành dùng thể ketone làm nguồn cung năng lượng của các mô, cơ quan khác đã giảm
bớt gánh nặng lên sự tân tạo đường mà gan đảm nhận.
Ngày 3
Ngày 3

• Ở cơ, nguồn dự trữ glycogen có lẽ đã cạn. Quá trình beta oxy hóa chất
béo ở cơ làm tăng acetyl-CoA kích thích sự phosphoryl hóa phức hợp
pyruvate dehydrogenase, làm cho nó không hoạt động. Do đó
pyruvate, lactate được xuất khẩu về gan qua chu trình Cori và chu trình
glucose-alanine.

• Lưu ý ở đây cơ thể không dự trữ amino acid nên sẽ ưu tiên bảo quản
protein. Do nếu ly giải protein để sử dụng amino acid tân tạo đường sẽ
làm mất chức năng nhiều cơ quan gây hậu quả nghiêm trọng cho tế
bào và cơ thể.
Ngày 3
Ngày 3
Ngày 3
• Tóm lại, sau khoảng 3 ngày đói, lượng glucose trong máu giảm mạnh, glycogen dự trữ
cạn kiệt. Cơ thể chuyển qua dùng lipid là nguồn cung năng lượng chính. Làm tăng acetyl-
CoA và các thể ketone.

• Sự bất ổn trong chuyển hóa trong những ngày đầu đói làm tăng lượng acetyl-CoA, nỗ lực
tân tạo đường của gan làm giảm hàm lượng nhiều tiền chất quan trọng trong các chu
trình.

• Tuy nhiên cơ thể vẫn làm tốt các nhiệm vụ quan trọng: đảm bảo nguồn cung năng lượng
cho các mô, cơ quan không gián đoạn. Bảo quản protein. Cân bằng nội môi. Các hệ đệm
trong cơ thể cùng phổi và thận cũng làm rất tốt trong cân bằng các chỉ số Sinh Hóa của
dịch tuần hoàn đặc biệt là Ketoacidosis do các thể ketone gây ra.
Tuy nhiên nếu vẫn đói kéo dài thì khi lượng lipid dự trữ
cạn, nguồn cung năng lượng còn lại duy nhất là protein…

You might also like