You are on page 1of 79

Sinh lý bệnh

RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ


GLUCID - LIPID
ThS. DS. Nguyễn Minh Quân
NỘI DUNG
1. RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ GLUCID
2. RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ LIPID

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Ngọc Lanh (2018). Sinh lý bệnh học. NXB Y học. Trường ĐH Y Hà
Nội. Bộ môn miễn dịch – Sinh lý bệnh.
2. Lee-Ellen Copstead (2019). Pathophysiology. Elsevier.
Mục tiêu
1. Hiểu và trình bày được những kiến thức cơ bản về rối loạn
chuyển hoá glucid và lipid.
2. Phân tích và tổng hợp được cơ chế bệnh sinh của bệnh lý đái
tháo đường
3. Phân tích được sự ảnh hưởng của các rối loạn lipid huyết đến
các biến chứng xơ vữa trên tim mạch
RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ GLUCID
Đại cương về glucid
Vai trò của glucid đối với cơ thể
• Glucid là nguồn năng lượng chủ yếu và trực tiếp cho mọi hoạt động của mọi tế bào, mô và
cơ quan, chiếm 50% năng lượng của khẩu phần ăn hằng ngày.
• Glucid trong cơ thể tồn tại dưới 3 dạng chủ yếu:
Ø Dạng dự trữ: glycogen tập trung ở gan và cơ.
Ø Dạng vận chuyển: glucose trong máu và các dịch ngoại bào.
Ø Dạng tham gia cấu tạo tế bào và các chất khác: Pentose trong thành phần acid nucleic (ADN,
ARN); acid hyaluronic; heparin; chondroitin; carbonhydrate màng TB (proteoglycan,
glycoprotein & glycolipid)….
• Chuyển hoá glucid cung cấp nhiều sản phẩm trung gian quan trọng, liên quan chặt chẽ với
chuyển hoá các chất khác, là nguồn tạo lipid và một số acid amin.
Đại cương về glucid
Tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển
glucid trong cơ thể
• Các polysaccarid, disaccarid của thức ăn
được các enzym của ruột và tụy
(disaccaridase, amylase) thuỷ phân thành các
monosaccarid: glucose, galactose, fructose,
pentose.
• Tinh bột và glycogen được biến thành
maltose, isomaltose, dextrin giới hạn... đều
được hấp thu ở ruột.
Đại cương về glucid
Tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển glucid trong cơ thể
• Các monosaccarid được hấp thu ở đoạn đầu của
ruột non theo 2 cơ chế:
Ø Khuếch tán thụ động: Do sự chênh lệch nồng độ
của các monosaccarid có trong lòng ruột so với
trong tế bào của màng ruột.
Ø Vận chuyển tích cực: glucose & galactose được
hấp thu rất nhanh qua màng của tế bào thành
ruột, tốc độ hấp thu phụ thuộc vào sự có mặt
của ion natri.
• Sau khi hấp thu, các monosaccarid theo hệ thống
tĩnh mạch cửa đến gan và phần lớn được giữ lại ở
đây để chuyển thành dạng dự trữ (glycogen).
Đại cương về glucid
Chuyển hóa glucose trong cơ thể
Thoái hóa

Đường phân
- Cơ bản Hexose Uronic acid
- Hồng cầu monophosphate
- Cơ
Dự trữ
Glycogen

Tân tạo & Tổng hợp

Mucopolysaccari
Acid nucleic d, glycoprotein, Acid glucuronic Acid amin Acid béo
glycolipid
Điều hòa cân bằng glucose máu
• Nguồn cung cấp glucose
Ø Glucid thức ăn.
Ø Glycogen của gan: lượng
glycogen dự trữ của gan có thể
bổ sung và duy trì glucose máu
trong 5-6 giờ.
Ø Glycogen của cơ: co cơ tạo
a.lactic; về gan; tổng hợp lại
thành glucose.
Ø Tân tạo glucose từ sản phẩm
chuyển hoá của protid (và lipid).
• Tiêu thụ glucose:
Ø Thoái hoá trong tế bào cho
năng lượng, CO2, H2O.
Ø Tổng hợp lipid, acid amin.
Ø Thải qua thận nếu glucose máu
vượt quá 1,6g/1.
Điều hòa cân bằng glucose máu
Vai trò điều hòa của nội tiết: insulin
Insulin giúp glucose đi vào bên trong TB và nhanh
chóng được sử dụng (tạo năng lượng, tổng hợp
glycogen, tổng hợp lipid, acid amin):
• Gắn với thụ thể đặc hiệu trên màng TB đích, tạo
oligoglycopeptid có tác dụng vận chuyển, đồng thời
hoạt hoá hexokinase → glucose vào bên trong TB.
• Tăng khả năng thấm kali và phosphat vào TB, tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình phosphoryl hoá và sử
dụng glucose.
• Trực tiếp chuyển glycogen synterase thành dạng hoạt
động để tổng hợp glycogen từ glucose.
• Ức chế một số enzym xúc tác tân tạo đường như
pyruvat carboxylase.
Proinsulin
• Giảm thoái hoá các chất có khả năng tạo ra glucose
như: glycogen, lipid, protid.
Energy metabolism in the fed state. Energy metabolism in the fasting state.
Phóng thích insulin

Biphasic insulin response to a constant glucose stimulus. The peak


of the 1rst phase in humans is 3 to 5 minutes; the second phase
begins at 2 minutes and continues to increase slowly for at least
60 minutes or until the stimulus stops.

Processes of glucose-stimulated exocytosis of


insulin from β cells of the pancreas.
Vai trò của insulin


Effects of insulin on glucose transport and storage
Sự gắn kết insulin lên màng tế bào

Insulin-dependent glucose transporter (GLUT-4)


(1) Binding of insulin to insulin receptor on the surface of the cell membrane
(2) Generation of intracellular signal
(3) Insertion of GLUT-4 receptor from its inactive site into the cell membrane
(4) transport of glucose across the cell membrane.
Điều hòa cân bằng glucose máu
Vai trò điều hòa của nội tiết: hệ đối kháng insulin
• Adrenalin: kích thích tạo cAMP của tế bào đích, tăng hoạt hoá enzym phosphorylase ở gan
làm tăng thoái hoá glycogen tạo glucose, tăng glucose máu.
• Glucagon: tác dụng tương tự như adrenalin nhưng mạnh hơn và kéo dài hơn. Glucagon còn
kích thích phân huỷ mỡ do enzym lipase được hoạt hoá bởi cAMP.
• Glucocorticoid: ngăn cản glucose thấm vào tế bào (trừ tế bào não). Tăng hoạt hoá G-6-
phosphatase làm tăng giải phóng glucose ở gan vào máu. Tăng tân tạo glucose từ protid.
• Thyroxin: tăng hấp thu đường ở ruột, tăng phân huỷ glycogen.
• TSH: tăng thoái hoá glycogen bằng cách ức chế enzym hexokinase; hoạt hoá insulinase.
• Insulinase và kháng thể chống insulin: trực tiếp huỷ insulin (gặp trong một số trường hợp
bệnh lý).
Điều hòa cân bằng glucose máu
Vai trò điều hòa của nội tiết: thần kinh
• Đường huyết tăng trong một số trường hợp hưng phấn vỏ não và hoạt hoá hệ thần kinh
giao cảm (hồi hộp, xúc động, stress).
• Vai trò của vùng dưới đồi:
ØTrung tâm A: Gồm những tế bào thần kinh, đại diện cho các tế bào “không cần” insulin vẫn
thu nhận được glucose như: não, gan, hồng cầu. Khi glucose máu giảm xuống dưới 0,8 g/l
thì trung tâm A bị kích thích → tăng tiết glucagon, adrenalin, ACTH để tăng glucose máu.
ØTrung tâm B: Đại diện cho tất cả các tế bào còn lại của cơ thể, “phải có” insulin mới thu
nhận được glucose. Các tế bào loại này sử dụng được thể ceton như là một nguồn năng
lượng bổ sung quan trọng. Khi thiếu insulin, trung tâm B sẽ huy động mọi cơ chế nội tiết
làm glucose máu tăng rất cao, để đủ thấm vào tế bào nhờ sự chênh lệch lớn về nồng độ
glucose trong và ngoài tế bào (nồng độ glucose phải tăng gấp 4 lần so với bình thường
mới có hiệu quả) → lượng glucose máu quá cao sẽ bị thận đào thải qua nước tiểu.
Rối loạn chuyển hóa glucid
Rối loạn giảm glucose máu (<70 mg/dL)
• Nguyên nhân: tăng hoạt động của hệ thống gây hạ đường huyết hoặc giảm hoạt động của
hệ thống gây tăng đường huyết, rối loạn khả năng hấp thu/ dự trữ glucid, tăng mức tiêu thụ,
rối loạn điều hoà hệ thần kinh và nội tiết, thận giảm khả năng tái hấp thu glucose:
Ø Bệnh tuỵ tạng: quá sản đơn thuần, cường insulin, viêm tuỵ, thiếu glucagon, u tế bào tuỵ…
Ø Bệnh nội tiết: nhược giáp, nhược tuyến yên, giảm adrenalin, bệnh Addision, giảm ACTH...
Ø Tổn thương thần kinh TW: viêm não, viêm màng não, di chứng chấn thương sọ não…
Ø Bệnh gan: viêm gan, nhiễm độc gan, xơ gan, vàng da, ung thư
Ø Hạ đường huyết nặng: cắt dạ dày, nhịn đói, chán ăn tâm thần, vận động thể lực kéo dài, mất
glucid qua thận hoặc quá trình sinh sữa, cường thần kinh phế vị, dễ xúc động (hạ đường huyết
2-3h sau ăn, nôn, nhức đầu, đau thượng vị)
Ø Quá liều insulin, sulfonylure, nhiễm độc rựu cấp, nghiện thuốc lá, hạ đường huyết ở trẻ em (sinh
non, sơ sinh, mẹ bị ĐTĐ..), thiếu enzyme (glucose-6-phosphatase, amylo-1,6-glucosidase,
phosphorylase, fructose kinase…), bệnh carcinoma thượng thận, carcinoma dạ dày, tổn thương
vùng dưới đồi, suy dinh dưỡng…
Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học. Fischbach, F. T., & Dunning, M. B. (2014). A manual of laboratory and diagnostic tests (9th ed.). Philadelphia: Wolters Kluwer Health. Chapter 6
Rối loạn chuyển hóa glucid
Rối loạn giảm glucose máu (<70 mg/dL)
• Biểu hiện và hậu quả
ØThiếu G6P trong tế bào, kích thích não gây
cảm giác đói.
ØRun tay chân, tim nhanh, vã mồ hôi (do kích
thích giao cảm).
ØRuột tăng co bóp (cồn cào), dạ dày tăng tiết
dịch, mắt hoa, rã rời chân tay, ngất xỉu.
ØKhi glucose máu giảm nặng (<50 mg/dL)
hoặc đột ngột, các tế bào thiếu năng lượng,
rối loạn chức năng các cơ quan quan trọng
như não, tim... → có thể bị hôn mê, co giật,
tử vong.

Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học. Fischbach, F. T., & Dunning, M. B. (2014). A manual of laboratory and diagnostic tests (9th ed.). Philadelphia: Wolters Kluwer Health. Chapter 6
Rối loạn chuyển hóa glucid
Rối loạn tăng glucose máu:
• Nguyên nhân: Thường ngược với tình trạng giảm glucose máu ở trên:
Ø Xảy ra trong và sau bữa ăn, nhất là khi ăn nhiều disaccarid và monosaccarid.
Ø Giảm tiêu thụ: trường hợp thiếu oxy (ngạt, gây mê).
Ø Thiếu vitamin B1: B1 là coenzym của nhiều enzym khử carboxyl oxy hoá acid pyruvic và acid 𝛼-
cetoglutaric.
Ø Hưng phấn thần kinh hệ giao cảm (tức giận, hồi hộp).
Ø U não, trung tâm beta kém nhạy cảm với insulin.
Ø Bệnh nội tiết: giảm tiết insulin, tăng tiết các hormon đối lập, tăng hoạt tính insulinase, có kháng thể
chống insulin.
• Biểu hiện và hậu quả
Ø Tăng áp lực thẩm thấu → tiểu nhiều, mất natri, kali, glucose niệu.
Ø Tăng glucose máu do rối loạn nội tiết, nhất là rối loạn bài tiết/ chức năng insulin của tế bào beta
đảo tụy thì rối loạn chuyển hoá glucid mạn tính rất trầm trọng (bệnh lý đái tháo đường).
Đái tháo đường
Quá trình phát hiện nguyên nhân gây bệnh
• Từ thế kỷ XI, y văn đã mô tả một bệnh lạ với 4 triệu chứng
chính: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều.
• Với kính hiển vi thô sơ (1877) Lancereau là người đầu tiên mô tả
tổn thương tuy ở người bệnh, gợi ý để Mering và Minkowsky
làm thí nghiệm cắt tụy (1889) gây được bệnh ĐTĐ thực nghiệm
ở chó.
• 1900 Sabolov xác định đảo Langerhans liên quan tới chức năng
nội tiết của tụy.
• 1921 Banting và Best phân lập được insulin.
• ĐTĐ thực nghiệm ở động vật và ĐTĐ ở người được điều trị hiệu
quả bằng tiêm insulin (Thompson 1922) → thiếu insulin là
nguyên nhân gây bệnh.
• 1936, Himsworth phân loại ĐTĐ thành type 1 và type 2.
• 1969, Hodgkin tìm ra cấu trúc của insulin.
PHÂN LOẠI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

ĐTĐ do các
ĐTĐ thai kỳ nguyên
ĐTĐ type 1 ĐTĐ type 2 nhân khác

Do sự phá hủy tế Do sự giảm dần ĐTĐ được chuẩn ĐTĐ đơn gen (ĐTĐ sơ sinh
bào beta đảo tụy chức năng tiết insulin đoán trong 3 và ĐTĐ khởi phát ở người
tự miễn, gây ra sự của tế bào beta đảo tháng giữa hoặc 3 trẻ tuổi), bệnh tụy ngoại tiết
thiếu hụt insulin tụy trên nền đề tháng cuối thai kì, (xơ nang và viêm tụy), hoặc
tuyệt đối, bao gồm kháng insulin và hội là dạng ĐTĐ và ĐTĐ do thuốc/hoá chất (sử
ĐTĐ tự miễn tiềm chứng chuyển hóa không có bằng dụng glucocorticoid, điều trị
ẩn ở người lớn chứng về ĐTĐ type HIV/AIDS hoặc sau cấy
1, type 2 trước đó ghép mô
Đái tháo đường
Đái tháo đường type 1
Cơ chế phát bệnh
• Cơ chế miễn dịch đã được chứng minh: Trong máu bệnh nhân có kháng thể chống tế bào
beta, và/hoặc chống insulin, và/hoặc chống thụ thể insulin.
• Bệnh có tính chất di truyền rõ rệt, phát bệnh tự nhiên, ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
• Các gen liên quan: HLA-DR3, HLA-D4 và DQW-8.
• Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ bị bệnh này thì con cái có nguy cơ khoảng 8-10%, nếu cả
cha và mẹ đều mắc thì nguy cơ ở con cái có thể lên tới 40%.
• Bệnh gặp ở 0,2-0,5% số người trong quần thể và chiếm 5-10% tổng số bệnh nhân ĐTĐ
• Cũng phát hiện một số bệnh ĐTĐ type 1 do nhiễm virus (quai bị, Rubella) nhưng chưa rõ cơ
chế chính xác.
Diễn biến bệnh
• Phát bệnh sớm (<20 tuổi), các triệu chứng khởi phát nhanh, ồ ạt và cấp tính.
• Bệnh nhân chỉ sống được nếu được tiêm liên tục và đủ liều insulin → ĐTĐ type 1 còn có tên là
ĐTĐ phụ thuộc insulin.
Đái tháo đường type 1
Bệnh sinh
• Không có insulin → glucose không vào
được bên trong tế bào; tuỵ tăng sản xuất
glucagon → gan tăng thoái hóa glycogen,
tăng huy động năng lượng từ mô mỡ và
giảm tổng hợp lipid dẫn đến 2 hậu quả
trực tiếp:
Ø(1) Nồng độ glucose máu tăng cao →
tăng áp lực thẩm thấu (gây khát) và quá
ngưỡng tái hấp thu glucose của thận
(gây đa niệu thẩm thấu).
Ø(2) Tế bào thiếu năng lượng (sự khuếch
tán thụ động vào TB nhờ nồng độ cao
glucose trong máu vẫn không bù đắp
đủ) → đói thường xuyên (gây ăn nhiều).
Pathophysiology of energy metabolism in type 1 diabetes
Đái tháo đường type 1
Bệnh sinh
• Lipid bị huy động → tăng lipid máu (glycerid, acid
béo) → tăng lipid nhập gan → tăng thái hoá tạo các
thể cetonic vào máu, ceton niệu → nhiễm toan ceton.
• Ứ đọng acetyl CoA ở gan → tăng tổng hợp
cholesterol → tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
• Thiếu insulin → protein giảm tổng hợp, tăng thoái
hoá; đồng thời con đường pentose cũng ngừng trệ
(do thiếu nguyên liệu ban đầu là G6P) khiến sự tổng
hợp lipid chậm hoặc ngừng lại → người bệnh sụt cân,
gầy yếu và suy kiệt.
Biến chứng đái tháo đường
CẤP TÍNH
• Hạ glucose huyết.
• HC tăng áp lực thẩm thấu do ĐTĐ.
• Nhiễm toan ceton do ĐTĐ.
MẠN TÍNH
• Biến chứng mạch máu nhỏ
Ø Bệnh lý võng mạc.
Ø Bệnh thận.
Ø Bệnh thần kinh.
Ø Bệnh lý bàn chân ĐTĐ.
• Biến chứng mạch máu lớn
Ø Bệnh mạch vành.
Ø Bệnh mạch máu não.
Ø Bệnh động mạch ngoại biên.
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường

KUSSMAUL BREATHING PATTERN


Biến chứng đái tháo đường
Biến chứng đái tháo đường
Biến chứng đái tháo đường
Biến chứng đái tháo đường
Đái tháo đường type 2
• Bệnh khởi phát muộn (>40 tuổi), mang tính chất
di truyền nhưng phụ thuộc rất nhiều vào các điều
kiện thuận lợi của lối sống và môi trường.
• Nguyên nhân: đề kháng insulin → điều trị bằng
các thuốc đường uống.
• Có thể xảy ra tình trạng thiếu insulin (giai đoạn
muộn) → điều trị bằng insulin.
• Nghiên cứu giải phẫu bệnh lý vi thể: 25% đảo tuy
giảm tiết, 25% bình thường, còn lại 50% tăng tiết
insulin → chẩn đoán không dựa vào lượng
insulin/máu.
• Ngoài tổn thương đảo tụy, đa số bệnh nhân đều
có tăng hoạt các tuyến đối lập insulin (có thể do
phản ứng hoặc chính là nguyên nhân gây bệnh).
Pathophysiology of energy metabolism in type 2 diabetes
Đái tháo đường type 2
Bệnh sinh
• Về cơ bản giống type 1, nhưng triệu chứng khởi phát nhẹ
hơn và diễn biến chậm hơn.
• Điển hình cho tình trạng tăng đường huyết dai dẳng, rối
loạn chuyển hoá và rối loạn chức năng đa cơ quan.

Mechanisms of elevated blood glucose in type 2 diabetes


Đái tháo đường type 2

Pathogenesis of type 2 diabetes mellitus


Đái tháo đường type 2

Cơ chế bệnh sinh của các biến chứng


Tóm tắt một số đặc điểm của 2 type ĐTĐ
Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ
Tóm tắt rối loạn chuyển hoá trong ĐTĐ
RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ LIPID
Đại cương về lipid
Lipid trong cơ thể người gồm 3 nhóm chính :
• Triglycerid (TG): ester của glycerol với 3 acid béo (acid palmitic, acid oleic…).
• Phospholipid (PL): gồm lecithin (~65%), sphingomyelin (~25%), cephalin.
• Cholesterol (C): được phát hiện trong dịch mật (chol-), có nhóm rượu (-OH = -ol), có thể
tồn tại ở dạng ester hoá. Nhân sterol của nó được cấu thành từ sản phẩm thoái hoá của
acid béo (các mẩu 2 C).

TRIGLYCERID PHOSPHOLIPID CHOLESTEROL


Đại cương về lipid
• Về mặt sinh lý, có thể chia lipid thành 2 loại:
Ø Lipid dự trữ: chủ yếu là triglycerid, nguồn gốc từ thức ăn hoặc nội sinh tổng hợp từ glucid
và protid.
Ø Lipid cấu tạo (lipid màng): chủ yếu là phospholipid và cholesterol, là thành phần không đổi,
chiếm ~10% trọng lượng khô của tổ chức.

• Chức năng của lipid: sinh


năng lượng (TG), xây dựng
cấu trúc mô tế bào (PL, C),
dung môi cho các thành phần
không phân cực, hoạt chất
sinh học, hormon (C)…
Tiêu hóa lipid
Hấp thu lipid
• Lipid hấp thu tại đoạn cuối
ruột non.
• Glycerol và acid béo mạch
ngắn (<10C): hấp thu trực
tiếp qua niêm mạc ruột non
vào máu đến gan qua tĩnh
mạch cửa (acid béo gắn với
albumin).
• Các acid béo mạch dài,
mono/diglycerid được tổng
hợp lại thành triglycerid ở
màng ruột → tạo hạt
lipoprotein (chylomicron) →
hấp thu qua ruột → máu →
gan, cơ, mô mỡ, các tổ chức.
Lipid huyết tương
v TRIGLYCERIDE (TG)
• Nguồn gốc: ngoại sinh (được vận chuyển trong máu bởi chylomicron) và nội sinh (ở gan
và được vận chuyển trong máu bởi VLDL).
• Là yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành.
• ↑: ăn nhiều chất béo, uống rựu, thuốc tránh thai, có thai, sau mãn kinh, bệnh tăng lipid
huyết gia đình, ĐTĐ, xơ gan, viêm gan, viêm tuỵ cấp (>500mg/dL), tắc mật, hội chứng
thận hư.

v PHOSPHOLIPID (PL)
• Chiếm 30% lipid toàn phần.
• ↓: insulin, xơ gan mất bù nặng.
• ↑: có thai, vàng da tắc mật, xơ gan, viêm gan virus cấp, thận nhiễm mỡ.
• Tỉ số phospholipid/cholesterol (bt: 1-1,2) càng giảm thì cholesterol càng có khuynh hướng
lắng đọng trên động mạch.

Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học. Fischbach, F. T., & Dunning, M. B. (2014). A manual of laboratory and diagnostic tests (9th ed.). Philadelphia: Wolters Kluwer Health. Chapter 6
Lipid huyết tương
vCHOLESTEROL (C)
• Nguồn gốc: ngoại sinh (vận chuyển từ ruột đến gan bởi chylomicron) và nội sinh (gan).
• Khoảng 25-40% cholesterol huyết tương ở dạng tự do, 60-75% dưới dạng ester hoá →
cholesterol toàn phần.
• Là yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành.
• ↑: BĐMV, tăng cholesterol máu gia đình, nhược giáp, thận nhiễm mỡ, ĐTĐ, viêm tuỵ, vàng
da tắc mật…
• ↓: thiếu alpha/beta lipoprotein, cường giáp, suy gan, suy dinh dưỡng.
v CÁC ACID BÉO TỰ DO (FFA)
• Hình thành từ sự phá vỡ TG và lipoprotein.
• Vận chuyển trong máu dưới dạng gắn kết albumin.
• Đo lường acid béo cụ thể giúp theo dõi tình trang dinh dưỡng, chẩn đoán viêm đa dây thần
kinh trong bệnh Refsum.

Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học.


Fischbach, F. T., & Dunning, M. B. (2014). A manual of laboratory and diagnostic tests (9th ed.). Philadelphia: Wolters Kluwer Health. Chapter 6
Điều hoà chuyển hoá lipid
Sự điều hòa nội tiết đối với chuyển hóa lipid

Protein
Proteinkinase
kinase
cAMP Protein kinase
ProteinTG-lipase
kinase
(không hoạt động)

lipid

Protein kinase
LIPOPROTEIN
Lipid được vận chuyển trong máu dưới dạng tiểu phân lipoprotein, có cấu trúc mixen:
• Nhân: bên trong là các thành phần lipid không phân cực: Triglyceride, cholesterol ester.
• Lớp vỏ: bao quanh bởi các thành phân phân cực: Apoprotein, phospholipid, cholesterol tự do
(dễ dàng di chuyển từ Lp này sang Lp khác hoặc các tế bào ngoại biên).
• Các liên kết bên trong Lp chủ yếu là các liên kết kị nước.

Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học.


LIPOPROTEIN (LP)
v PHÂN LOẠI THEO TỈ TRỌNG
• Sự khác nhau về tỉ lệ lipid và protein→ tỉ trọng khác nhau → dùng phương pháp siêu ly tâm.

Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học. Fischbach, F. T., & Dunning, M. B. (2014). A manual of laboratory and diagnostic tests (9th ed.). Philadelphia: Wolters Kluwer Health. Chapter 6
LIPOPROTEIN
v PHÂN LOẠI THEO TỈ TRỌNG
• Chylomicron: hình thành ở ruột non, vận chuyển TG ngoại sinh,
tỉ trọng < 0,95, tỉ lệ protein/lipid~1/100.
• VLDL (Very low density Lp): được tổng hợp ở gan, vận chuyển
TG nội sinh, tỉ trọng = 0,95-1,006, tỉ lệ protein/lipid~1/9.
• IDL (Intermediate density Lp): được tạo thành trong quá trình
chuyển hoá VLDL, xuất hiện với nồng độ thấp trong máu, tỉ lệ
lipid:protein không hằng định.
• LDL (Low density Lp): được tạo thành trong quá trình chuyển
hoá VLDL, vận chuyển cholesterol trong máu, tỉ trọng = 1,006-
1,063, tỉ lệ protein/lipid~1/3.
• HDL (High density Lp): được tổng hợp ở gan và ruột, tỉ trọng =
1,063-1,21, tỉ lệ protein/lipid~1/1.
• Lp(a): thành phần lipid gần giống LDL.
Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học. Fischbach, F. T., & Dunning, M. B. (2014). A manual of laboratory and diagnostic tests (9th ed.). Philadelphia: Wolters Kluwer Health. Chapter 6
LIPOPROTEIN

Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học.


Chuyển hoá lipoprotein
Thông qua chuyển hoá, các Lp vận
chuyển lipid theo những hướng
khác nhau:
• Chylomicron vận chuyển lipid
ngoại sinh từ ruột → gan.
• VLDL & LDL vận chuyển lipid
nội sinh từ gan → các tế bào
ngoại biên.
• HDL vận chuyển cholesterol dư
thừa từ ngoại biên → gan để
gan oxy hoá và đào thải qua
ruột.

Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học.


Chuyển hoá lipoprotein
v LDL: con đường thụ thể LDL - nội bào
• Thụ thể LDL có trên bề mặt các TB gan và TB ngoại biên, có khả năng nhận dạng và liên kết với
Apo B, Apo E, có nhiệm vụ gắn và đưa LDL vào trong TB.
• Hệ thống lysosome chứa nhiều enzyme
thuỷ phân LDL → a. amin, cholesterol,
PL… → cấu trúc tế bào.
• Cholesterol tăng nhiều → TB điều hoà:
+ Hoạt hoá ACAT: chuyển cholesterol tự
do → cholesterol ester để dự trữ.
+ Ức chế HMGCoA reductase → ức chế
tổng hợp cholesterol.
+ Ức chể tổng hợp thụ thể LDL → ức
chế đưa cholesterol vào trong TB.

Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học.


Chuyển hoá lipoprotein
v LDL: con đường thực bào (thụ thể scavenger)
• Các thụ thể scavenger có mặt trên TB bạch cầu, đại thực bào, cơ trơn, nội mô thành mạch máu.
• Gắn với các LDL đã bị biến đổi hoá
học (acetyl hoá, đường hoá, oxy hoá).
• Con đường thực bào được tăng
cường khi có sự hạn chế con đường
thụ thể LDL – nội bào: khiếm khuyết
thụ thể LDL, LDL biến đổi nên thụ thể
LDL không nhận dạng được, Apo B
giảm ái lực với thụ thể LDL…
• Các TB scavenger chứa nhiều
cholesterol chuyển thành TB bọt → vai
trò chìa khoá trong quá trình sinh xơ
vữa thành mạch.

Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học.


Chuyển hoá lipoprotein
v LDL dạng thái A và dạng thái B
• Có 3 loại LDL chính với tỉ trọng tăng dần: LDL-I, LDL-II và LDL-III, trong đó LDL-III có kích thước
nhỏ nhất và dễ gây XVĐM nhất.
• Điện di phân tích các LDL cho 2 dạng: A (nhiều LDL-I,II, ít LDL-III) và B (nhiều LDL-III, ít LDL-I,II).
• Tăng TG → tăng LDL-III (có ái lực với thụ thể LDL kém, chủ yếu đi theo con đường thực bào):
Ø TG=0,5-1,3 mmol/L
→ thường có kiểu
A, nguy cơ bệnh tim
mạch thấp.
Ø TG > 1,5 mmol/L →
thường có kiểu B,
nguy cơ bệnh tim
mạch cao.

Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học.


Chuyển hoá lipoprotein
v HDL và con đường vận chuyển ngược cholesterol
• HDL có chức năng vận chuyển cholesterol lắng đọng ở ngoại biên về gan.
• Nguồn gốc từ gan và những nguyên liệu trên bề mặt của chylomicron → HDL mới sinh hình đĩa
dẹt với lớp PL kép (PL, Apo A-I, cholesterol tự do) → LCAT chuyển cholesterol tự do của thành
cholesterol ester và đi vào nhân → HDL trưởng thành hình cầu.
• HDL nhận PL, cholesterol tự do ở ngoại
biên → HDL giàu cholesterol ester →
CETP đưa cholesterol ester từ HDL sang
VLDL dư (sau đó cholesterol ester cùng
VLDL → gan) và HDL nhận TG từ VLDL
→ HTGL thuỷ phân TG và giải phóng
acid béo tự do → quay lại đầu chu trình.
• HDL gắn với đĩa Apo E/PL (đại thực bào)
→ gan bắt giữ qua thụ thể Apo E.
Rối loạn lipid huyết
• Tất cả các trường hợp thay đổi về số lượng, chất lượng của một hoặc nhiều loại lipoprotein huyết.
• Dựa trên nguyên nhân sinh bệnh: RLLH nguyên phát (nguyên nhân di truyền) và RLLH thứ phát
(bn mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá, thói quen ăn uống, lối sống…).
• Phân loại theo loại lipoprotein bị bất thường (Fredrickson) gồm 5 kiểu tăng lipid di truyền:

• Phân loại theo lipid huyết: tăng lipid huyết đơn thuần (chỉ tăng cholesterol hoặc TG) và tăng lipid
huyết hỗn hợp (tăng cholesterol và TG).
Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học.
Rối loạn lipid huyết
v TĂNG LP HUYẾT NGUYÊN PHÁT
• Triệu chứng quan trọng: ứ đọng lipid ở các vị trí khác nhau của cơ thể (VD: u vàng mí mắt, u vàng
ở da, u vàng ở gân…)
• Chuẩn đoán: triệu chứng + định lượng lipid huyết lúc đói (cách bữa ăn cuối 12h) kết hợp với
khám gia đình, tiến hành xét nghiệm 2 lần.

Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học.


Rối loạn chuyển hóa lipid

Xanthom as in the skin and tendons (A, C, D). Arcus lipoides


represents the deposition of lipids in the peripheral cornea (B).
Rối loạn lipid huyết
v TĂNG LP HUYẾT THỨ PHÁT

Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học.


Rối loạn lipid huyết
v TĂNG CHOLESTEROL MÁU
Nguyên nhân:
• Do ăn nhiều các thức ăn giàu cholesterol: lòng đỏ trứng, mỡ động vật, gan, não.
• Do kém đào thải, ứ lại trong cơ thể: vàng da tắc mật.
• Tăng huy động: tăng cùng với lipid máu: ĐTĐ tụy, hội chứng thận hư.
• Do thoái hoá chậm: thiểu năng tuyến giáp, tích đọng glycogen trong tế bào gan.
Hậu quả: Cholesterol máu tăng cao và kéo dài sẽ xâm nhập vào các tế bào làm rối loạn chức
phận của các tế bào các cơ quan: bệnh u vàng, xơ gan, và nặng nhất là xơ vữa động mạch. Đo
LDL và HDL có thể đánh giá và tiên lượng xơ vữa động mạch.
v Giảm cholesterol-máu
• Do tăng đào thải ra ngoài hoặc giảm hấp thu: lỵ amip giai đoạn đầu, viêm ruột già, basedow.
Có trường hợp giảm cholesterol bẩn sinh, do một gen lặn gây ra; hậu quả chỉ xảy ra (thiếu,
để sản xuất một số hormon và muối mật) nếu khẩu phần ăn không đủ cholesterol.
Rối loạn lipid huyết
v GIẢM LP HUYẾT NGUYÊN PHÁT
Bệnh Bassen-Kornzweig: không có β lipoprotein (LDL) huyết
• Triệu chứng: đi ngoài phân mỡ, rung giật nhãn cầu, viêm võng mạc
• Xét nghiệm: cholesterol toàn phần < 20 mg/dL, điện di và siêu ly tâm không có LDL, phết máu
ngoại biên thấy 50-70% hồng cầu có gai.
• Nguyên nhân: cơ thể không tổng hợp được Apo B48 và Apo B100.
Bệnh Tangier: không có α lipoprotein (HDL) huyết
• Triệu chứng: hạch sưng đỏ, gan lách phì đại (không kết hợp với bệnh XVĐM).
• Xét nghiệm: cholesterol toàn phần < 100 mg/dL, siêu ly tâm không có HDL.
• Nguyên nhân: do rối loạn tổng hợp Apo AI (<10mg/dl), thiếu hụt Apo C gây rối loạn thái hoá
VLDL → giảm tổng hợp HDL.
v GIẢM LP HUYẾT THỨ PHÁT
• Bệnh về tuỵ, viêm ruột, loét miệng, tiêu chảy phân mỡ, rối loạn tiêu hoá và hấp thu lipid (kèm theo
giảm natri và calci), cường giáp (tăng thái hoá LDL), suy gan (giảm LCAT, giảm tổng hợp
cholesterol), nhiễm trùng, ung thư, vết thương nặng hoặc sau phẫu thuật…
Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học.
Rối loạn lipid huyết và xơ vữa động mạch
v Cơ chế bệnh sinh hình thành mảng xơ vữa
• Lipid dưới dạng LDL có thể thấm vào thành mạch bằng cách đi qua khoảng kẽ của các TB nội
mô khi lớp nội mô bị tổn thương (do THA, ĐTĐ, nhiễm khuẩn, các gốc tự do, LDL cao…).
• Tăng tính thấm LDL vào thành mạch
→ rối loạn chức năng nội mạc, kích
thích các yếu tố tăng trưởng và chất
trung gian hoá học, co mạch… → đại
thực bào thực bào các LDL theo con
đường scavenger, trở thành tế bào bọt
→ vệt mỡ (giai đoạn đầu của XVĐM)
→ quá sản TB cơ trơn, tăng tổng hợp
và di chuyển các thành phần của mô
liên kết (collagen, proteoglycans), tăng
tính thấm calci vào TB, tăng sự di
chuyển của TB cơ trơn từ lớp giữa đến
lớp dưới nội mô → mảng xơ.
Đỗ Đình Hồ (2010). Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học.
Copstead. Lee Ellen.Banasik, Jacquelyn L. (2010) Pathophysiology.
Rối loạn lipid huyết và xơ vữa động mạch
v Cơ chế bệnh sinh hình thành mảng xơ vữa

Copstead. Lee Ellen.Banasik, Jacquelyn L. (2010) Pathophysiology.


Development of atherosclerotic plaque
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch
Hội chứng chuyển hoá
XIN CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý THEO DÕI!

You might also like