You are on page 1of 3

THỰC HÀNH SPSS (CK2 LÂM SÀNG)

Sử dụng file dữ liệu RLTC.NCT.sav từ 1 nghiên cứu về trầm cảm ở người cao
tuổi tại một huyện, tỉnh miền Trung năm 2019 bằng thang đo GDS. Phân tích và
trả lời các câu hỏi từ câu sau:

1. Tính tuổi của đối tượng dựa trên biến năm sinh (a1namsinh). Chia biến tuổi thành 3
nhóm:
• Nhóm 1: từ 60 – 69 tuổi (người nhiều tuổi)
• Nhóm 2: từ 70 – 79 tuổi (người già)
• Nhóm 3: từ 80 tuổi trở lên (người già sống lâu)
Tỷ lệ % nhóm tuổi từ 80 tuổi trở lên là bao nhiêu?
2. Kiểm tra tuổi tính toán có phân bố chuẩn hay không?
Tỷ lệ đối tượng là nam giới trong nhóm tuổi người già sống lâu
3. Tỷ lệ đối tượng hiện đang sống 1 mình(a9songcung) trong nhóm tuổi người già sống lâu
4. Tỷ lệ đối tượng hiện vẫn đang phải đi làm để kiếm sống (a8lamviec) trong nhóm người
nhiều tuổi
5. Tỷ lệ % đối tượng đang phải làm việc để kiếm sống (a8lamviec) trong nhóm giới tính nữ
(a2gioi) là
6. Trung bình và độ lệch chuẩn của tuổi ở đối tượng là nam (a2gioi)
7. Phân nhóm địa chỉ (c4) thành 2 nhóm thành thị (mã 1- 9) và nông thôn (mã ≥10)
Điểm thang đo GDS (b2GDS) của nhóm thành thị và nông thôn có khác biệt nhau
không?
8. Trung bình và độ lệch chuẩn của thu nhập mỗi tháng (kinhte) ở đối tượng là nam (a2gioi)
9. Tính hệ số tương quan giữa thang đo GDS (b2GDS) và thu nhập mỗi tháng (kinhte) của
NCT. Viết phương trình hồi quy tương quan tuyến tính
10. Trung bình và độ lệch chuẩn của tuổi ở những người hiện mắc từ 1 bệnh mạn
tính(b1.benhmantinh) trở lên là?
11. Trình độ học vấn phổ biến nhất (a4hocvan) của đối tượng thuộc nhóm giới tính nữ
(a2gioi) là
12. Tình trạng hôn nhân phổ biến nhất (a5honnhan) của đối tượng thuộc nhóm giới tính nữ
(a2gioi) là
13. Tỷ lệ % đối tượng chưa kết hôn (a5honnhan) trong nhóm giới tính nam (a2gioi) là
14. Chia trình độ học vấn (a4hocvan) thành 2 nhóm:
Nhóm 1: học vấn thấp (mù chữ, biết đọc, biết viết và tiểu học; THCS)
Nhóm 2: học vấn cao (trung học phổ thông và trên trung học phổ thông)
Tỷ lệ % nhóm học vấn thấp:
15. Trong nhóm học vấn cao, tình trạng hôn nhân(a5honnhan) chiếm tỷ lệ cao nhất là:
16. Phân nhóm biến những biến cố đã xảy ra trong 12 tháng vừa qua (b1.7) thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Không có biến cố nào
Nhóm 2: Có ít nhất 1 biến cố
Tỷ lệ đối tượng đã trải qua tối thiểu 1 biến cố trong vòng 12 tháng qua là:
17. Đối tượng là nữ (a2gioi) trong nhóm không biến cố nào chiếm tỷ lệ:
18. Đối tượng hiện đang phải làm việc để kiếm sống (a8lamviec) trong nhóm có ít nhất 1
biến cố chiếm tỷ lệ:
19. Loại biến cố xảy ra trong vòng 12 tháng qua phổ biến nhất là:
20. Phân nhóm biến bệnh mạn tính (b1.1benhtren3thang) thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Không mắc bệnh nào
Nhóm 2: Mắc từ 1 bệnh mạn tính trở lên
Tỷ lệ đối tượng hiện mắc từ 1 bệnh mạn tính trở lên là:
21. Tỷ lệ đối tượng hiện mắc từ 1 bệnh mạn tính trở lên và có thói quen uống rượu thường
xuyên (b1.6uongruou)
22. Tỷ lệ đối tượng hiện mắc từ 1 bệnh mạn tính trở lên trong nhóm có thói quen vận động
thể lực ít hơn 30 phút trong ngày hoặc không vận động (b1.5vandong) là:
23. Phân nhóm biến mức độ trầm cảm (b2GDS) thành 2 nhóm:
• Nhóm 1: chưa có trầm cảm (GDS<13)
• Nhóm 2: có biểu hiện trầm cảm (GDS>=13)
Nhóm có biểu hiện trầm cảm chiếm tỷ lệ:
24. Trong nhóm học vấn thấp, đối tượng đang bị trầm cảm (nhomTC) chiếm tỷ lệ:
25. Tỷ lệ đối tượng hiện tại có biểu hiện trầm cảm (nhomTC) thuộc nhóm có thói quen uống
rượu thường xuyên (b1.6uongruou) là
26. Tỷ lệ đối tượng có biểu hiện trầm cảm (nhomTC) trong nhóm người già là:
27. Tỷ lệ đối tượng có biểu hiện trầm cảm (nhomTC) thuộc nhóm chưa kết hôn là:
28. Đối tượng hiện có biểu hiện trầm cảm (nhomTC) trong nhóm không có người chia sẻ
chiếm tỷ lệ:
29. Đối tượng hiện có biểu hiện trầm cảm (nhomTC) trong nhóm có ít nhất 1 biến cố chiếm
tỷ lệ?
30. Đối tượng hiện có biểu hiện trầm cảm (nhomTC) trong nhóm có ít nhất 1 biến cố lớn
trong cuộc đời chiếm tỷ lệ:
31. Tỷ lệ đối tượng hiện tại có biểu hiện trầm cảm (nhomTC) thuộc nhóm có hút thuốc lá là:
32. Tỷ lệ đối tượng vận động thể lực ít hơn 30 phút/ngày hoặc không vận động và có biểu
hiện trầm cảm (nhomTC) là:
33. Đối tượng là nữ (a2gioi) trong nhóm có biểu hiện trầm cảm chiếm tỷ lệ:
34. Trong nhóm có biểu hiện trầm cảm, đối tượng sống 1 mình (a9songcung) chiếm tỷ lệ:

35. Trong nhóm có biểu hiện trầm cảm, đối tượng hiện đang mắc từ 1 bệnh mạn tính trở lên
chiếm tỷ lệ:
36. Trong nhóm có biểu hiện trầm cảm, đối tượng hiện đang phải làm việc để kiếm sống
(a8lamviec) chiếm tỷ lệ bao nhiêu.
37. Trình độ học vấn phổ biến nhất (a4hocvan) có nhóm của biểu hiện trầm cảm (nhomTC)
38. Trong nhóm có biểu hiện trầm cảm, đối tượng có cha, mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh
trầm cảm (b1.3nguoithan) chiếm tỷ lệ:
39. Khi so sánh tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi huyện A (NhomTC) theo 2 nhóm học vấn1
và 2 (thấp và cao). Test thống kê nào được sử dụng? kết quả?
40. Kết luận được đưa ra khi so sánh tỷ lệ trầm cảm ở người cao tuổi huyện A (NhomTC)
theo 2 nhóm học vấn 1 và 2 (thấp và cao), với độ tin cậy 99%?
41. So sánh trung bình điểm GDS (b2thangdoGDS) ở 2 nhóm tuổi trên với giả định GDS có
phân bố chuẩn. Phương sai điểm GDS ở 2 nhóm tuổi
42. Phân biến tuổi (tuoi) thành 2 nhóm:
Nhóm 1: ≤ 75 tuổi Nhóm 2: >75 tuổi
So sánh trung bình điểm GDS (b2thangdoGDS) ở 2 nhóm tuổi với giả định GDS có phân
bố chuẩn. Kết luận được đưa ra với độ tin cậy 95% là?
43. So sánh trung bình điểm GDS (b2thangdoGDS) ở nhóm kinh tế nghèo và cận nghèo
(a12.kinhte) với giả định GDS có phân bố chuẩn. Kết luận được đưa ra với độ tin cậy
99%
44. Thực hiện phép kiểm định thống kê hồi quy đa biến tuyến tính để đo lường mối quan hệ
nhân quả giữa một số yếu tố nguy cơ mà học viên lựa chọn (biến độc lập) và trầm cảm ở
người cao tuổi với KTC 95%.
45. Thực hiện phép kiểm định thống kê hồi quy đa biến logistics để đo lường mối quan hệ
nhân quả giữa một số yếu tố nguy cơ mà học viên lựa chọn (biến độc lập) và trầm cảm ở
người cao tuổi với KTC 95%.

You might also like