You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG CÂU HỎI NHANH – Y TẾ CÔNG CỘNG – RHM2019

Câu 1: Liệt kê 5 khái niệm/định nghĩa phổ biến về quản lý. (mỗi ý 2đ)
Đáp án:
1. Quản lý là làm cho mọi việc được thực hiện
2. Quản lý là làm cho mọi người làm việc
3. Quản lý là sử dụng hiệu quả các nguồn lực
4. Quản lý là đưa ra những quyết định đúng
5. Quản lý là làm cho mọi người cùng làm việc hăng hái với nhau, sử dụng một cách hiệu quả
nguồn lực để đạt mục tiêu
Câu 2: Liệt kê 3 chức năng chính của quản lý và liệt kê 4 bước của sơ đồ thể hiện các bước
quản lý
Đáp án:
1. 3 chức năng chính của quản lý
- Lập kế hoạch (1đ)
- Tổ chức thực hiện kế hoạch (1,5đ)
- Đánh giá kế hoạch (1,5đ)
2. 4 bước của sơ đồ thể hiện các bước quản lý
Chúng ta đang ở đâu? (1,5đ)
Chúng ta muốn đến đâu? (1,5đ)
Lập kế hoạch để đến nơi chúng ta định đến (1,5đ)
Chúng ta đã đến nơi định đến như thế nào? (1,5đ)
Câu 3: Tóm tắt ý nghĩa của 2 cách lập kế hoạch: Lập kế hoạch theo chỉ tiêu và lập kế hoạch
theo định hướng vấn đề (nói về cung cấp dịch vụ và nhu cầu)
Đáp án:
- Lập kế hoạch theo chỉ tiêu là lập kế hoạch áp đặt từ trên xuống và được xem như đặt mức độ
cung cấp dịch vụ trước khi biết nhu cầu (5đ)
- Lập kế hoạch theo định hướng vấn đề là xây dựng từ dưới lên và được xem như đặt mức độ
cung cấp dịch vụ theo nhu cầu và khả năng (5đ)
Câu 4: Liệt kê 5 bước trong quy trình lập kế hoạch y tế. (mỗi bước 2đ)
Đáp án:
Bước 1: Thu thập thông tin và nêu vấn đề
Bước 2: Xác định mục đích – mục tiêu
Bước 3: Lựa chọn giải pháp / chiến lược
Bước 4: Xây dựng kế hoạch hành động
Bước 5: Thực hiện
Câu 5: Viết công thức thang điểm cơ bản để xác định ưu tiên và giải thích ý nghĩa của các
yếu tố.
Đáp án:
(A+2B)C x D : Hệ thống phân loại ưu tiên chung (1đ)
Yếu tố A: Phạm vi, tầm cỡ, diện tác động của vấn đề (1đ)
Yếu tố B: Tính nghiêm trọng của vấn đề (1đ)
Yếu tố C: Ước lượng hiệu quả của giải pháp can thiệp (1đ)
Yếu tố D: Các thành phần (P.K.C.N.L) (1đ)
P: Phù hợp (1đ)
K: Kinh tế (1đ)
C: Chấp nhận được (1đ)
N: Nguồn lực có sẵn (1đ)
L: Luật pháp (1đ)
Câu 6: Liệt kê 6 tiêu chuẩn để xác định sức khoẻ ưu tiên trong bảng tiêu chuẩn thông
thường.
Đáp án:
1. Mức độ phổ biến của vấn đề (1,5đ)
2. Gây tác hại lớn (1,5đ)
3. Ảnh hưởng đến lớp người khó khăn (2đ)
4. Đã có kỹ thuật/phương tiện giải quyết (2đ)
5. Kinh phí chấp nhận được (1,5đ)
6. Cộng đồng sẵn sàng tham gia (1,5đ)
Câu 7: Liệt kê 4 bước trong dùng kỹ thuật “Nhưng Tại sao vậy” để vẽ một sơ đồ vấn đề.
(mỗi bước 2,5đ)
Đáp án:
- Viết vấn đề trung tâm
- Xác lập các nguyên nhân hay các yếu tố có thể góp phần hoặc gây ra vấn đề/mối quan hệ có thể
biểu thị bằng mũi tên một chiều hay hai chiều
- Xác định yếu tố bổ sung: văn hoá, xã hội, dịch vụ y tế
- Phát biểu vấn đề
Câu 8: Theo Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, quan điểm về sức khỏe như thế nào? Quan
điểm hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế toàn dân là gì?
Đáp án:
Quan điểm về sức khỏe:
- Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội (2,5đ)
- Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội. (2,5đ)
Quan điểm hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm y tế toàn dân là:
- Mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ; được bảo đảm bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ y tế. (2,5đ)
- Tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và có cơ chế giá, cơ chế đồng chi trả nhằm phát triển vững
chắc hệ thống y tế cơ sở. (2,5đ)
Câu 9: Mục tiêu của phân tích tình hinh sức khỏe là gì?
Đáp án:
Mục tiêu của phân tích tình hinh sức khỏe:
- Để đánh giá thực tế sức khỏe hiện tại tình hình ngành, với tất cả các thế mạnh của nó, điểm
yếu, cơ hội và mối đe dọa, bao gồm nguyên nhân gốc và tác dụng của chúng; (4đ)
- Để cung cấp một cơ sở thông tin bằng chứng cho đáp ứng nhu cầu của ngành y tế và kỳ vọng
của dân chúng; (3đ)
- Để cung cấp một cơ sở thông tin bằng chứng cho xây dựng định hướng chiến lược trong tương
lai cho ngành y tế (3đ)
Câu 10: Để đo lường nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân, ngành y tế cần đo lường
những gì? (mỗi ý 2đ)
Đáp án:
- Số lượng Dịch vụ y tế dân muốn,
- Số nhập viện ĐT nội trú.
- Dân số trong địa bàn quanh BV
- Thời gian chờ đợi khám bệnh
- Thời gian trung bình điều trị nội trú
Câu 11: Công bằng về sức khỏe là gì? Để báo cáo phân tích tình hình y tế và sức khỏe, thì
cần thu thập, tổng hợp các tài liệu có sẵn nào?
Đáp án:
Công bằng về sức khỏe là:
- Không có sự chênh lệch về sức khỏe một cách hệ thống giữa nhóm xã hội có hoàn cảnh thuận
lợi so với nhóm có hoàn cảnh thiệt thòi (5đ)
Tài liệu để báo cáo phân tích tình hình y tế và sức khỏe:
- Các văn bản chính sách, pháp luật (2,5đ)
- Các tài liệu nghiên cứu, khảo sát (2,5đ)
Câu 12. Hãy nêu 5 tiêu chuẩn của giải pháp? (mỗi ý 2đ)
Đáp án:
- Khả thi (Nguồn lực).
- Chấp nhận (Cộng đồng).
- Hiệu lực (Efficiency)
- Hiệu quả (Effective)
- Kỹ thuật, thực tế (thích hợp, điều kiện).
- Duy trì.
Câu 13. Hãy nêu tên các loại đánh giá. (mỗi loại 2,5đ)
Đáp án:
- Đánh giá ban đầu.
- Đánh giá tức thời.
- Đánh giá kết thúc (cuối kỳ).
- Đánh giá dài hạn (duy trì, tác động, ảnh hưởng)
Câu 14: Thế nào là Quản trị Nguồn Nhân Lực?
Đáp án:
- Nhân lực: bao gồm tất cả những người lao động sở hữu những kỹ năng đặc thù, chuyên biệt
trong một tổ chức cụ thể (3đ)
- Nguồn: ở đây muốn nhấn mạnh tới sự giới hạn hay sự khan hiếm (3,5đ)
- Quản trị: cách tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực giới hạn đó một cách hiệu quả nhằm đạt
được mục đích và kết quả tốt nhất của tổ chức (3,5đ)
Câu 15: Quản trị nguồn nhân lực có mấy chức năng? Nêu rõ nhiệm vụ của mỗi chức năng.
Đáp án:
- Quản trị nguồn nhân lực có 2 chức năng: Quản lý và Vận hành (2đ)
- Quản lý: (4đ)
+ Kế hoạch
+ Tổ chức
+ Nhân sự
+ Phương hướng hoạt động
+ Kiểm soát
- Vận hành: (4đ)
+ Cung ứng nguyên vật tư, vật liệu
+ Phát triển
+ Bồi thường, bồi hoàn
+ Duy trì
+ Thúc đẩy
+ Tích hợp
Câu 16: Chu trình PDSA là gì? Nêu tóm tắt các bước?
Đáp án:
- PDSA là một chu trình cải tiến quy trình bao gồm các giai đoạn lặp đi lặp lại của Plan (Kế
hoạch), Do (Thực hiện), Study (Nghiên cứu) và Act (Hành động) (2đ)
- Plan: (2đ)
+ Hiểu tại sao vấn đề tồn tại
+ Xây dựng kế hoạch để giải quyết
+ Việc thực hiện kế hoạch (Ai? Làm gì? Khi nào?)
- Do: (2đ)
+ Thực hiện kế hoạch ở qui mô nhỏ
+ Ghi lại các vấn đề và bắt đầu phân tích
- Study: (2đ)
+ Đo lường có chỉ ra sự khác biệt?
+ Có phát hiện những thay đổi khác không?
- Act: (2đ)
+ Can thiệp có cần thay đổi hay giữ nguyên so với Plan ban đầu
+ Có thể tiến hành nhân rộng hay chưa?
Câu 17: Đường cong dịch là gì? Đặc điểm của Đường cong dịch?
Đáp án:
- Đường cong dịch là hình ảnh mô tả số lượng các trường hợp dịch bệnh bùng phát theo ngày
phát bệnh (2,5đ)
- Đặc điểm của Đường cong dịch: (7,5đ)
+ Thể hiện mô hình lây lan
+ Kích cỡ
+ Ca ngoại lệ
+ Xu hướng thời gian
+ Thời gian ủ bệnh hay thời gian tiếp xúc
Câu 18: Tỉ suất chết thô? Tỉ suất chết chung? Tỉ suất chết/mắc?
Đáp án:
- Tỉ suất chết thô: (3,5đ) = (Tổng số chết vì mọi n/nhân/qthể/năm) : (Số dân trung bình/qthể/năm
đó)
- Tỉ suất chết chung: (3,5đ) = (Số chết vì 1 bệnh/qthể/năm) : (Số dân trung bình/qthể/năm đó)
- Tỉ suất chết/mắc: (3đ) = (Số chết vì 1 bệnh/qthể/năm) : (Số mắc bệnh đó/qthể/năm đó)
Câu 19: Các bước thực hiện giám sát hỗ trợ (2,5đ/ý đúng)
Đáp án:
- Thiết lập hệ thống giám sát
- Lên kế hoạch đi giám sát
- Tiến hành giám sát hỗ trợ
- Theo dõi các hoạt động
Câu 20: Những nơi nào được chọn ưu tiên để đi giám sát? (2đ/ý đúng)
Đáp án:
- Cơ sở có vấn đề và được cộng đồng phản ánh
- Cơ sở sử dụng các kỹ thuật mới, thuốc mới trong khám chữa bệnh
- Cơ sở không nộp báo cáo hay báo cáo không đầy đủ
- Cơ sở có kết quả giám sát rất tệ trong đợt giám sát trước
- Cơ sở chưa từng hoặc rất ít được giám sát
Câu 21: Dịch tễ học hiện đại gồm những lĩnh vực nào? (1,5đ/ý đúng)
Đáp án:
- Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm
- Dịch tễ học bệnh mãn tính
- Dịch tễ học lâm sàng
- Dịch tễ học dược
- Dịch tễ học di truyền
- Dịch tễ học phân tử
- Dịch tễ học bệnh nghề nghiệp
Câu 22: Hãy nêu các ứng dụng của dịch tễ học (1,5đ/ý đúng)
Đáp án:
- Điều tra dịch
- Mô tả lịch sử tự nhiên của bệnh
- Phân tích tình hình dịch bệnh
- Giám sát
- Xác định các yếu tố nguy cơ
- Nghiên cứu tiên lượng
- Phát triển và lượng giá các phương pháp điều trị, các loại test
- Lượng giá các can thiệp
- Đánh giá dự án
Câu 23: Các biện pháp để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm (2đ/ý đúng)
Đáp án:
- Có kế hoạch dự phòng tốt
- Cung cấp nước sạch
- Vệ sinh môi trường
- Tiêm chủng đại trà phòng ngừa các bệnh đặc thù
- Cung cấp thức ăn thường xuyên và đủ chất
- Kiểm soát các vector truyền bệnh
Câu 24: Hãy liệt kê 6 nguyên nhân chính gây tử vong ở các bệnh truyền nhiễm
Đáp án:
- Các nhiễm trùng hô hấp cấp (2đ)
- HIV/AIDS (2đ)
- Các bệnh tiêu chảy (2đ)
- Lao (2đ)
- Sốt rét (1đ)
- Sởi (1đ)
Câu 25: Đặc điểm của bệnh không lây (NCDs)
Đáp án:
- Xem như bệnh mãn tính (2đ)
- Không truyền nhiễm (2đ)
- Bệnh tiến triển trong thời gian dài (2đ)
- Người bệnh thường không biết mình mắc bệnh và hầu hết vô tình phát hiện khi làm xét nghiệm
(2đ)
- Là kẻ giết người thầm lặng (2đ)
Câu 26: Các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây
Đáp án:
- Chế độ ăn không lành mạnh (2đ)
- Hút thuốc lá (2đ)
- Lười vận động (2đ)
- Lạm dụng rượu bia (2đ)
- Stress (0,5đ)
- Huyết áp cao (0,5đ)
- Thừa cân (0,5đ)
- Di truyền (0,5đ)
Câu 27: Hãy cho biết hiện tượng tảng băng trong dịch tễ học
Đáp án:
- Phần nổi: những ca chẩn đoán được (3đ)
- Phần chìm: các ca cận lâm sàng, người lành mang trùng, những ca không chẩn đoán được,
những ca chẩn đoán sai (4đ)
- Tồn tại một lượng lớn người bệnh không được phát hiện (3đ)
Câu 28: Hãy kể tên các loại hình dịch và cho ví dụ về 1 trong 3 loại dịch trên
Đáp án:
- Dịch nguồn chung (3đ)
- Dịch lan tỏa (3đ)
- Dịch hỗn hợp (3đ)
Ví dụ (1đ)
Câu 29: Hãy kể tên 5 loại thiết kế nghiên cứu (2đ/loại thiết kế NC)
Đáp án:
- Nghiên cứu tương quan
- Báo cáo ca bệnh
- Nghiên cứu cắt ngang
- Nghiên cứu đoàn hệ
- Nghiên cứu bệnh chứng
- Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (RCT)
- Nghiên cứu thử nghiệm thực địa
- Nghiên cứu thử nghiệm cộng đồng
Câu 30: Hãy liệt kê các sai số tiềm ẩn trong các nghiên cứu dịch tễ
Đáp án:
- Sai số ngẫu nhiên (2đ)
- Sai số hệ thống: (2đ)
- Sai lệch chọn lựa (2đ)
- Sai lệch thông tin (2đ)
- Nhiễu (2đ)
Câu 31: Hãy cho biết dân số ổn định, dân số cố định, dân số đóng, dân số trẻ, dân số trưởng
thành là gì? (mỗi ý 2đ)
Đáp án:
Dân số ổn định: ds có mức sinh thấp, mức tử thấp và duy trì trong thời gian dài.
Dân số cố định: ds ổn định có số sinh bằng số chết.
Dân số đóng: ds không có nhập cư và xuất cư.
Dân số trẻ: lấy tổng số người > 65t / toàn bộ ds, nếu < 4% thì là dân số trẻ
Dân số trưởng thành: lấy tổng số người > 65t / toàn bộ ds, nếu từ 4% đến 6,9% thì là dân số
trưởng thành
Câu 32: Trình bày 10 tiêu chí cụ thể có thể được dùng để phân chia cấu trúc dân số. (1 ý
1đ) Đáp án:
- Giai tầng xã hội
- Địa giới hành chính
- Tôn giáo
- Giáo dục, trình độ học vấn
- Nghề nghiệp
- Tỉ số phụ thuộc
- Tình trạng hôn nhân
- Chủng tộc
- Tuổi hoặc nhóm tuổi
- Giới tính
- Tháp dân số
Câu 33: Công thức tính Nguy cơ tương đối (RR)? RR được tính dựa vào đâu?
𝐍𝐠𝐮𝐲 𝐜ơ 𝐦ắ𝐜 𝐛ệ𝐧𝐡 𝐜ủ𝐚 𝐧𝐡ó𝐦 𝐩𝐡ơ𝐢 𝐧𝐡𝐢ễ𝐦
RR=
𝐍𝐠𝐮𝐲 𝐜ơ 𝐦ắ𝐜 𝐛ệ𝐧𝐡 𝐜ủ𝐚 𝐧𝐡ó𝐦 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐩𝐡ơ𝐢 𝐧𝐡𝐢ễ𝐦
RR được tính bằng số mới mắc, quần thể nguy cơ đã loại trừ người đã từng bệnh
Câu 34: Nêu ý nghĩa khi RR < 1; RR = 1; RR > 1?
RR<1 => Có sự kết hợp ngược, giảm nguy cơ mắc bệnh trong nhóm phơi nhiễm=> yếu tố phơi
nhiễm là yếu tố bảo vệ
RR>1 => Có sự kết hợp chủ động (dương tính), nguy cơ tăng cao mắc bệnh trong nhóm phơi
nhiễm => yếu tố phơi nhiễm là yếu tố nguy cơ
RR=1 => Tỉ suất 2 nhóm như nhau=> không có sự kết hợp giữa phơi nhiễm và bệnh
Câu 35: Công thức tỉ số chênh OR? Ý nghĩa OR?
𝐍𝐠𝐮𝐲 𝐜ơ 𝐓ỉ 𝐬ố 𝐦ắ𝐜 𝐛ệ𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐧𝐡ó𝐦 𝐩𝐡ơ𝐢 𝐧𝐡𝐢ễ𝐦
OR= 𝟏− 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐜ơ =
𝐓ỉ 𝐬ố 𝐦ắ𝐜 𝐛ệ𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐧𝐡ó𝐦 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐩𝐡ơ𝐢 𝐧𝐡𝐢ễ𝐦
OR= 0 => nguy cơ = 0
OR= 1 => nguy cơ = 0,5
OR=∞ => nguy cơ = 1 (phơi nhiễm là mắc bệnh)
Ý nghĩa:
- Ước lượng gần đúng cho nguy cơ tương đối (RR)
- Giải thích kết quả giống của nguy cơ tương đối (RR)
Câu 36: Công thức nguy cơ qui trách AR? Ý nghĩa AR?
AR= Nguy cơ mắc của nhóm phơi nhiễm – Nguy cơ mắc của nhóm không phơi nhiễm
Ý nghĩa: cho biết con số mắc bệnh do phơi nhiễm chính xác
Câu 37: Công thức tỉ suất mới mắc? Tỉ suất mới mắc cho biết điều gì?
𝐒ố 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐦ớ𝐢 𝐦ắ𝐜 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐡ờ𝐢 đ𝐢ể𝐦 𝐱á𝐜 đị𝐧𝐡 n
I= x 10
𝐒ố 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐩𝐡ơ𝐢 𝐧𝐡𝐢ễ𝐦 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐡ờ𝐢 đ𝐢ể𝐦 𝐱á𝐜 đị𝐧𝐡 đó
Cho biết mức độ bệnh trong 1 quần thể, xác suất 1 cá thể mắc bệnh trong 1 khoảng thời gian
Câu 38: Công thức tỉ suất hiện mắc? Có mấy loại tỉ suất hiện mắc & dùng trong loại hình
nghiên cứu gì?
𝐒ố 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐡𝐢ệ𝐧 𝐦ắ𝐜 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟏 𝐪𝐮ầ𝐧 𝐭𝐡ể 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟏 𝐭𝐡ờ𝐢 đ𝐢ể𝐦 𝐱á𝐜 đị𝐧𝐡 n
P= x 10
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐬ố 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐪𝐮ầ𝐧 𝐭𝐡ể đó 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐡ờ𝐢 đ𝐢ể𝐦 𝐱á𝐜 đị𝐧𝐡 đó
Có 2 loại tỉ suất hiện mắc và được dùng trong các nghiên cứu sau
- Điểm (point), dùng trong nghiên cứu cắt ngang
VD: 1 ngày, 1 tuần
- Thời kỳ ( period), dùng trong nghiên cứu dọc
VD: 1 năm
Câu 39: Công thức tỉ trọng mới mắc? Tỉ trọng mới mắc dùng trong trường hợp nào?
𝐒ố 𝐧𝐠ườ𝐢 𝐦ớ𝐢 𝐦ắ𝐜 𝐭𝐫ê𝐧 𝟏 𝐪𝐮ầ𝐧 𝐭𝐡ể 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟏 𝐤𝐡𝐨ả𝐧𝐠 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐱á𝐜 đị𝐧𝐡
ID=
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐬ố 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐝õ𝐢 𝐪𝐮ầ𝐧 𝐭𝐡ể đó 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨ả𝐧𝐠 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 đó
Dùng trong trường hợp thời gian nghiên cứu không bằng nhau, người vào trước sau, người kết
thúc trước sau
Câu 40: Bệnh STDs/STIs là gì? Hãy kể tên 4 bệnh thuộc nhóm này mà bạn biết
STDs/STIs là các bệnh lây qua đường tình dục
4 bệnh: lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV/AIDS
Câu 41: Virus HIV lây truyền qua đường nào? Cách phòng ngừa
Virus HIV lây truyền qua đường máu, đường tình dục, từ mẹ sang con.
Cách phòng ngừa: đeo bao cao su khi quan hệ, xét nghiệm nếu lỡ đạp phải kim tiêm, vật sắc
nhọn dính máu, không dùng chung dao cạo râu, dao lam,...
Câu 42: Hãy cho biết các thành phần trong tam giác dịch tễ học? Với mỗi thành phần hãy
nêu ít nhất 2 ví dụ
Các thành phần trong tam giác dịch tễ học: tác nhân, vật chủ, môi trường
Tác nhân: vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng,...
Vật chủ: đặc điểm cá nhân, hành vi, nghề nghiệp,...
Môi trường: khí hậu, mật độ dân số, thức ăn, nguồn nước ,...
Câu 43: Hãy cho biết thế nào là bệnh lưu hành (endemic), dịch (epidemic) và đại dịch
(pandemic)? Hãy cho 1 ví dụ
- Bệnh lưu hành (endemic): bệnh xảy ra liên tục trong 1 quần thể
- Dịch (epidemic): dịch bệnh xảy ra trong một quần thể vượt quá mức dự kiến trong một thời
gian và địa điểm nhất định
- Đại dịch (pandemic): 1 bệnh hay tình trạng sức khỏe lan rộng ra các vùng
Câu 44: Hãy kể tên 6 bệnh đã có vaccine để chủng ngừa và 2 bệnh truyền nhiễm đã được
WHO công nhận Việt Nam đã loại trừ?
6 bệnh đã có vaccine để chủng ngừa: sởi, viêm gan B, bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm não Nhật
Bản
2 bệnh truyền nhiễm đã được WHO công nhận Việt Nam đã loại trừ: dại, phong
Câu 45: Hãy kể tên 3 bệnh truyền nhiễm đã có vaccine, 2 bệnh truyền nhiễm chưa có
vaccine hiệu quả để chủng ngừa và 2 bệnh truyền nhiễm đã được WHO công nhận Việt
Nam đã loại trừ?
3 bệnh truyền nhiễm đã có vaccine: sởi, viêm gan B, quai bị
2 bệnh truyền nhiễm chưa có vaccine hiệu quả để chủng ngừa: sốt xuất huyết, HIV
2 bệnh truyền nhiễm đã được WHO công nhận Việt Nam đã loại trừ: dại, phong
Câu 46: Hãy liệt kê ít nhất 3 loài vector có khả năng truyền bệnh cho người và kể tên 2
bệnh do vector truyền
3 loài vector: ruồi, muỗi, ốc
2 bệnh do vector truyền: sốt xuất huyết, nhiễm giun sán
Câu 47: Hãy kể tên 2 loại nghiên cứu phân tích và 3 loại nghiên cứu can thiệp (thực
nghiệm)
- 2 loại nghiên cứu phân tích: nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu đoàn hệ
- 3 loại nghiên cứu can thiệp: nghiên cứu thực địa, nghiên cứu cộng đồng, thử ngiệm lâm sàng
Câu 48: Trong tình hình COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Khoa Y Đại học Quốc gia
TPHCM muốn thực hiện một khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) của sinh
viên khoa Y về việc phòng chống COVID-19. Vậy thiết kế nghiên cứu phù hợp nhất là gì
(nghiên cứu cắt ngang? Đoàn hệ tiến cứu? Bệnh chứng? Thử nghiệm cộng đồng?) Hãy cho
biết mục đích của loại thiết kế này?
- Nghiên cứu phù hợp là nghiên cứu cắt ngang
Mục đích của nghiên cứu này là:
- Tìm ra nhửng mô tả, đặc điểm của 1 quần thể (có thể nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn) ở 1 thời
điểm
- Ví dụ: Làm 1 bảng câu hỏi rồi đi phỏng vấn (có thể kéo dài trong 1 tuần), ko có nhóm so
sánh
Câu 49: Trong hoạt động giám sát, chúng ta có thể thu thập thông tin bằng cách nào?
- Quan sát môi trường cơ sở y tế và nhân viên y tế cung cấp dịch vụ
- Lắng nghe nhân viên y tế
- Xem xét hồ sơ
- Sử dụng một bản liệt kê
- Nói chuyện với bệnh nhân và các thành viên cộng đồng
- Xem xét các đề xuất từ các chuyến thăm trước đây
- Tiến hành một cuộc khảo sát cộng đồng nhanh chóng
Câu 50: Nói về 3 loại năng lực cần thiết mà nhà quản lý khi điều hành công việc cần có?
- Động viên nhân viên làm việc tốt
- Trao đổi rõ ràng và hiệu quả với nhân viên và những người ra quyết định
- Thu thập và phân tích thông tin
- Tạo điều kiện cho các cuộc họp và thảo luận
- Đưa ra quyết định
Câu 51: Liệt kê 5 yếu tố chủ yếu của một hệ thống trong quản lý (y tế) theo quan điểm hệ
thống?
- Môi trường: khai thác được như cấu trúc, dân số, chiến lược, cơ cấu chính quyền..
- Đầu vào: gồm nguồn lực: BS, Y tế, NTYT, tiền viện trợ...
- Thông tin: rỏ ràng, bao phủ
- Đầu ra:
- Quá trình: sự vận hành và chuyển đổi lân nhau
Câu 52: Liệt kê 4 nội dung (điều) cần phải làm để giải quyết một vấn đề sức khỏe có hiệu
quả trong phân tích các vấn đề sức khoẻ và xác định ưu tiên (trong phần mục đích của việc
phân tích vấn đề sức khỏe)?
4 nội dung (điều) cần phải làm để giải quyết một vấn đề sức khỏe có hiệu quả trong phân tích các
vấn đề sức khoẻ và xác định ưu tiên:
- Xác định vấn đề sức khỏe và vấn đè sức khỏe ưu tiên
- Phân tích các nguyên nhân đưa đến tình trạng sức khỏe đó, các nguyên nhân chính và các yếu
tố góp phần
- Quyết định can thiệp
- Theo dõi, đánh giá chương trình can thiệp
Câu 53: Để xác định các nguyên nhân của một vấn đề (sức khỏe) có thể phân loại dựa trên
các yếu tố nào? (phần “Xác định nguyên nhân của vấn đề” trong “Phân tích các vấn đề sức
khỏe, xác định vấn đề ưu tiên”)

Câu 54: Liệt kê các phần trong phân loại kế hoạch theo thời gian?
Kế hoạch dài hạn (kế hoạch chiến lược): thường từ 3-5 năm, có kế hoạch 10 năm và xa hơn nữa
Kế hoạch trung hạn: thường từ 1-2 năm
Kế hoạch ngắn hạn: thường là kế hoạch 6 tháng đầu hoặc cuối năm, kế hoạch quý, tháng
Câu 55: Những điều kiện lập kế hoạch (bệnh viện)?
- Các nguồn lực hiện có
- Tình hình thực tế của địa phương
- Chức năng, kế hoạch và nhiệm vụ phát triển khoa học kỹ thuật của bệnh viện
Câu 56: Hãy cho biết dân số trẻ và dân số trưởng thành là gì?
- Lấy tổng số người > 65t / toàn bộ dân số
- Nếu tỉ lệ < 4% => dân số trẻ
Nếu tỉ lệ = 4-6,9% => dân số trưởng thành
Câu 57: Trình bày 3 cách tính dân số trung bình năm
- Tổng dân số trong 12 tháng chia cho 12
- (Dân số đầu năm + Dân số cuối năm )/2
- (Tổng dân số trong các thời điểm đã biết) / ( Tổng số thời điểm đã biết)
Câu 58: Cho biết khái niệm Hộ, Gia đình, Thế hệ đồng sinh trong dân số học là gì?
- Hộ: Người sống cùng chung một nhà có chung nguồn tài chính
- Gia đình: Là những người sống trong mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và nuôi dưỡng.
- Thế hệ đồng sinh: tập hợp những người sinh ra trong cùng 1 năm lịch
Câu 59: Cho biết đặc điểm tỉ suất sinh và tỉ suất tử của 4 giai đoạn chính quá độ dân số
Giai đoạn 1: Tiền quá độ (pre-transition) còn được gọi là giai đoạn ổn định ở mức sinh-chết cao.
Trong giai này, mức sinh và mức chết đều cao (khoảng trên 30‰) và khá cân bằng
Giai đoạn 2: Đầu quá độ (early-transition) mức chết giảm nhanh do có những cải thiện về điều
kiện dinh dưỡng, nhà ở, vệ sinh, phòng chữa bệnh truyền nhiễm…, đặc biệt là đối với trẻ em. Tỷ
lệ gia tăng dân số trong giai đoạn này tăng nhanh, có thể đến trên 3%/năm vào cuối giai đoạn.
Giai đoạn 3: Cuối quá độ (late-transition) thường bắt đầu khi tỷ suất tăng dân số tự nhiên bắt đầu
giảm. Mức chết tiếp tục giảm nhưng với tốc độ chậm dần trong khi mức sinh giảm nhanh. Do
mức sinh vẫn cao hơn nhiều so với mức chết, dân số tiếp tục tăng khá nhanh nhưng với tốc độ
giảm dần.
Giai đoạn 4: Hậu quá độ (Post-transition) mức tử vong và mức sinh đều thấv. Tỷ suất tăng dân số
tự nhiên giảm dần về 0
Câu 60: Nêu tên 3 chỉ số thành phần của HDI. Cho LEi = 0,854; CEi = 0,6; GNi = 0,642.
Vậy HDI là?
3 chỉ số thành phần của HDI:
- LEi: chỉ số tuổi thọ chuẩn hóa
- CEi: chỉ số giáo dục kết hợp
- GNi: chỉ số thu nhập
3
HDI= √𝐿𝐸𝑖 𝑥 𝐶𝐸𝑖 𝑥 𝐺𝑁𝑖 ≈ 0,69

You might also like