You are on page 1of 45

XỬ TRÍ LỒNG GHÉP CÁC BỆNH

THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM


(IMCI)
MỤC TIÊU
 1. Nêu được tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu và các
nội dung của chiến lược lồng ghép

 2. Thăm khám, đánh giá, phân loại và xử trí được trẻ


bệnh dưới 5 tuổi

 3. Tư vấn cho bà mẹ có trẻ bệnh dưới 5 tuổi về cách


theo dõi và chăm sóc tại nhà
1. TẦM QUAN TRỌNG & Ý
NGHĨA CỦA CHIẾN LƯỢC XỬ
TRÍ LỒNG GHÉP:
1.1-Tình hình tử vong của trẻ dưới 5 tuổi và sự ra đời
của chiến lược lồng ghép:

WHO (1999): # 10,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi/ năm


tử vong tại các nước đang phát triển. Trong đó gần 70%
là do phối hợp nhiều bệnh lý khác nhau: viêm phổi, tiêu
chảy, sởi, sốt rét, HIV-AIDS và suy dinh dưỡng.
Trong những thập niên qua, nhờ các chương trình
y tế ngành dọc: chương trình TCMR, phòng chống
nhiễm khuẩn hô hấp, phòng chống tiêu chảy, sốt rét…đã
đem lại hiệu quả nhất định góp phần làm giảm đáng kể
tỷ lệ tử vong do các bệnh này gây ra.
1.1-Tình hình tử vong của trẻ dưới 5 tuổi và sự ra đời
của chiến lược lồng ghép (tt):

Tuy vậy, trong quá trình triển khai rộng rãi các
chương trình ngành dọc này đã gặp phải những khó khăn
do hạn chế về nguồn lực con người, trang thiết bị và cả
kinh phí.
Mặt khác một trẻ đến CSYT khám bệnh không chỉ
vì mắc 1 bệnh riêng lẻ mà đôi khi mắc từ 2 – 3 bệnh cùng
lúc→ khó khăn cho CBYT khi phải thăm khám, đánh giá,
phân loại và xử trí các trẻ này nếu chỉ được tiếp cận với 1
trong các chương trình y tế ngành dọc.
1.1-Tình hình tử vong của trẻ dưới 5 tuổi và sự ra đời của
chiến lược lồng ghép (tt):
Để vượt qua những khó khăn trên từ giữa thập kỷ
90 của thế kỷ XX, WHO và UNICEF đã xây dựng một
chiến lược tổng thể mang tên:
“Chiến lược lồng ghép xử trí các bệnh thường gặp ở
trẻ em” (IMCI- Intergrated Management of Common
Child Illness).
Chiến lược này không những cho phép tiết kiệm
được nguồn lực mà còn giúp CBYT cơ sở xử trí đúng và
toàn diện hơn các trẻ khi đến CSYT với nhiều triệu chứng
và bệnh lí đồng thời. Nhờ đó, chiến lược đã đạt được hiệu
quả cao hơn, góp phần giảm tỉ lệ tử vong và nâng cao sức
khoẻ trẻ em ở cộng đồng.
1.2-Mục tiêu của chiến lược:

- Giảm tỉ lệ mắc, tử vong và các di chứng nặng do bệnh


tật gây nên

- Cải thiện sự phát triển và tăng trưởng của trẻ


1.3-Nội dung của chiến lược:
- Cải thiện kỹ năng xử trí trẻ bệnh của CBYT cơ sở
thông qua việc thúc đẩy sử dụng đúng các hướng dẫn
của phác đồ IMCI đã được chỉnh lí, bổ sung cho phù
hợp với tình hình bệnh tật của trẻ em tại địa phương

- Cải thiện năng lực của hệ thống y tế nhằm đảm bảo


cho việc xử trí các bệnh thường gặp ở trẻ em đạt hiệu
quả cao

- Cải thiện các hoạt động CSSK trẻ em tại gia đình và
cộng đồng
2. THĂM KHÁM, ĐÁNH GIÁ, PHÂN
LOẠI VÀ XỬ TRÍ TRẺ BỆNH TỪ 2
THÁNG- 5 TUỔI:
2.1-Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân:

2.1.1-Thăm khám:
Đối với tất cả các trẻ bệnh, sau khi hỏi bà mẹ về
tuổi của trẻ và lý do bà mẹ mang trẻ đến khám, cán bộ
y tế cần phải kiểm tra các dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
- Không uống được hoặc bỏ bú
- Nôn ra tất cả mọi thứ
- Co giật
- Li bì hoặc khó đánh thức
2.1-Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân: (tt)

2.1.2-Phân loại:
Nếu trẻ có 1 trong 4 dấu hiệu nguy hiểm toàn
thân kể trên, trẻ được phân loại là trẻ có dấu
hiệu nguy hiểm toàn thân

2.1.3-Xử trí:
Chuyển đi bệnh viện cấp cứu ngay tất
cả các trẻ có một trong các dấu hiệu này
2.2-Ho hoặc khó thở:

Một trẻ ho hoặc khó thở cần phải thăm khám,


đánh giá, phân loại giống như chương trình phòng
chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp đã khuyến cáo. Tuy
nhiên để đơn giản hoá hơn thì chiến lược IMCI đã
đưa ra bảng phân loại ho và khó thở như sau:
Bảng: Phân loại ho hoặc khó thở

Xác định điều trị


(Các điều trị cấp cứu trước khi chuyển được
Các dấu hiệu Phân loại in đậm/màu)

- Bất kỳ dấu hiệu nguy


Viêm phổi
hiểm toàn thân nào hoặc - Cho liều kháng sinh (KS) thích hợp
nặng hoặc
- Rút lõm lồng ngực hoặc - Chuyển gấp đi bệnh viện
Bệnh rất nặng
- Thở rít khi nằm yên
- Thở nhanh Viêm phổi - Cho KS uống thích hợp trong 5 ngày
- Giảm đau họng và giảm ho bằng các thuốc an
toàn
- Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ đến khám lại ngay
- Khám lại sau 2 ngày

- Nếu ho trên 30 ngày, chuyển đi bệnh viện


- Giảm đau họng và giảm ho bằng các thuốc an
Không viêm toàn
Không có dấu hiệu viêm
phổi: Ho hoặc - Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ đến khám lại ngay
phổi hoặc bệnh rất nặng
cảm lạnh - Khám lại sau 5 ngày nếu không tiến triển tốt
2.3-Tiêu chảy:

2.3.1-Đánh giá:
- Sau khi khám và hỏi trẻ bị ho hoặc khó thở hãy
hỏi xem trẻ có bị tiêu chảy không?
- Nếu có thì tiến hành thăm khám, đánh giá. Nếu
không chuyển sang hỏi có sốt không?

2.3.2-Phân loại và xác định điều trị:


Bảng: Phân loại và xử trí mất nước
Xác định điều trị
Các dấu hiệu Phân loại (Các điều trị cấp cứu trước khi chuyển được in
đậm/màu)
- Nếu trẻ có các phân loại bệnh nặng khác:
chuyển gấp đi bệnh viện, dặn bà mẹ cho uống liên
tục từng thìa ORS trên đường đi và tiếp tục cho
Hai trong các dấu hiệu sau:

- Li bì, khó đánh thức
- Nếu trẻ không có phân loại bệnh nặng khác: bù
- Mắt trũng Mất nước nặng
dịch đối với mất nước nặng (phác đồ C)
- Không uống được hay uống kém
- Nếu trẻ trên 2 tuổi và đang có dịch tả tại địa
- Nếp véo da mất rất chậm
phương, hãy cho 1 liều kháng sinh điều trị tả

Hai trong các dấu hiệu sau: Có mất nước - Nếu trẻ có 1 phân loại bệnh nặng khác: chuyển
- Vật vã, kích thích gấp đi bệnh viện, dặn bà mẹ cho uống liên tục
- Mắt trũng từng thìa ORS trên đường đi và tiếp tục cho bú
- Uống háo hức, khát - Bù dịch và cho ăn đối với có mất nước (phác đồ B)
- Nếp véo da mất chậm - Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ đến khám lại ngay
- Khám lại sau 5 ngày nếu không tiến triển tốt

- Uống thêm dịch và cho ăn để điều trị tiêu chảy tại


nhà (phác đồ A)
Không đủ các dấu hiệu để phân loại - Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ đến khám lại ngay
Không mất nước
có mất nước hoặc mất nước nặng - Khám lại sau 5 ngày nếu không tiến triển tốt
Bảng: Phân loại và xử trí tiêu chảy kéo dài cho trẻ tiêu chảy từ 14 ngày trở
lên

Các dấu hiệu Phân loại Xác định điều trị

Điều trị mất nước trước khi chuyển


trừ trường hợp trẻ có phân loại nặng
Có mất nước hoặc Tiêu chảy kéo
khác
Mất nước nặng dài nặng

- Khuyên bà mẹ cách nuôi dưỡng trẻ


tiêu chảy kéo dài
- Khám lại sau 5 ngày
Không mất
Không mất nước
nước
Bảng: Phân loại lỵ

Các dấu hiệu Phân loại


Xác định điều trị

- Cho KS phù hợp với lỵ trong


5 ngày
Có máu trong phân Lỵ -Khám lại sau 5 ngày
2.4-Sốt:
2.4.1-Đánh giá:
- Hỏi: trẻ có sốt không?
Một trẻ được xác định là sốt nếu bà
mẹ nói là trong lần bệnh này trẻ bị sốt hoặc sờ vào bụng
, nách thấy trẻ nóng hoặc đo nhiệt độ nách tháy từ 37o
5C trở lên
- Xác định nguy cơ sốt rét:
Một trẻ có nguy cơ sốt rét nếu trẻ đó
sống trong vùng sốt rét hoặc vào vùng sốt rét trong vòng
6 tháng gần đây
2.4-Sốt:
2.4.1-Đánh giá (tt):
- Xác định nguy cơ sốt xuất huyết:
Một trẻ có nguy cơ sốt xuất huyết nếu trẻ đó
sống trong vùng có dịch sốt xuất huyết lưu hành hoặc
vào vùng dịch trong vòng 2 tuần gần đây. Dịch sốt
xuất huyết thường xảy ra cao nhất từ tháng 7 đến
tháng 11. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp xảy ra
ngoài thời gian trên.
- Trẻ sốt bao lâu rồi? Có phải ngày nào cũng sốt ?
Một trẻ sốt dưới 7 ngày thường do virus. Nếu
trẻ sốt trên 7 ngày và ngày nào cũng sốt thì có nhiều
khả năng trẻ bị một bệnh nặng : thương hàn
2.4-Sốt:
2.4.1-Đánh giá (tt):
- Trẻ có bị mắc sởi trong vòng 3 tháng gần đây không?
Trẻ đang mắc sởi hoặc đã mắc sởi trong vòng 3
tháng gần đây dễ bị thiếu vitamin A và sẽ bị mắc các bệnh
nhiễm khuẩn khác
2.4-Sốt:
2.4.1-Đánh giá (tt):
- Tìm và khám dấu hiệu cổ cứng:
+ Quan sát cổ trẻ xem có tự gập hoặc xoay cổ để
nhìn xuống dưới hoặc xung quanh một cách dễ dàng
không? Nếu không thấy, hãy dùng đèn pin để thu hút sự
chú ý của trẻ về phía ngón chân và đồng thời quan sát động
tác tự gập cổ của trẻ
+ Nếu vẫn không thấy trẻ tự gập cổ, đề nghị bà mẹ
đặt trẻ nằm xuống giường và khám dấu hiệu cổ cứng bằng
cách dùng một bàn tay đỡ nhẹ lưng và vai trẻ, bàn tay kia
đỡ đầu trẻ. Sau đó gập nhẹ nhàng đầu trẻ về phía dưới. Nếu
cảm thấy cổ cứng và trẻ thường nhăn mặt, khóc khi ta cố
gập cổ trẻ lại là trẻ có dấu hiệu cổ cứng.
2.4-Sốt:
2.4.1-Đánh giá (tt):

• Tìm và khám dấu hiệu thóp phồng:

- Bảo bà mẹ bế trẻ ở tư thế ngồi yên, không khóc.


Dùng lòng bàn tay vuốt nhẹ trên đường giữa đầu từ sau
ra trước. Nếu trẻ có thóp phồng sẽ cảm nhận thấy thóp
trước gồ lên.
- Tìm các dấu hiệu liên quan đến bệnh sởi: ban đỏ
toàn thân, chảy nước mũi, các vết loét ở miệng, môi, lưỡi
- Tìm dấu hiệu chảy mủ mắt, mờ giác mạc
2.4-Sốt:
2.4.1-Đánh giá (tt):
*Tìm dấu hiệu liên quan đến bệnh sốt xuất huyết:
+ Hỏi:
- Trẻ có sốt liên tục từ 2-7 ngày không?
- Có chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng không?
- Có nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen không?
+ Khám các dấu hiệu nhớp lạnh tay chân:
- Hãy cầm tay trẻ để xem tay trẻ có lạnh và nhớp không
- Bắt mạch quay xem mạch có nhanh nhẹ hoặc yếu không
- Một trẻ có mạch nhanh nếu:
Với trẻ từ 2-12 tháng: mạch > 140lần/phút
Với trẻ từ 12 tháng- 5 tuổi: mạch >120 lần/phút
- Quan sát tìm dấu hiệu li bì hoặc vật vã
- Tìm các chấm, nốt, mảng xuất huyết dưới da

- Tìm dấu hiệu chảy máu mũi và chân răng


Bảng: Phân loại trẻ sốt có nguy cơ sốt rét
Xác định điều trị
Các dấu hiệu Phân loại (Các điều trị cấp cứu trước khi chuyển
được in đậm)
- Bất kỳ dấu hiệu nguy - Cho liều đầu thuốc sốt rét phù hợp với
hiểm toàn thân nào hoặc sốt rét nặng
Bệnh rất nặng
- Cổ cứng hoặc - Cho liều đầu kháng sinh (KS) thích hợp
có sốt hoặc
- Thóp phồng - Điều trị dự phòng hạ đường huyết
sốt rét nặng
- Cho Paracetamol nếu nhiệt độ >38,5 oC
- Chuyển gấp đi bệnh viện
- Cho thuốc sốt rét thích hợp
Xét nghiệm ký sinh trùng - Cho Paracetamol nếu nhiệt độ >38,5 oC
sốt rét (KSTSR) dương Sốt rét - Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ đến khám
tính với: ngay
- P.falciparum - Khám lại sau 2 ngày nếu thấy trẻ vẫn còn
- P.vivax hoặc sốt
- Cả hai - Nếu trẻ sốt hàng ngày trên 7 ngày, chuyển
đi bệnh viện
- Cho thuốc sốt rét thích hợp
- Chưa có kết quả xét - Cho Paracetamol nếu nhiệt độ >38,5 oC
nghiệm hoặc xét nghiệm - Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ đến khám
KSTSR âm tính và Sốt giống sốt ngay
- Không chảy mũi và rét - Khám lại sau 2 ngày nếu thấy trẻ vẫn
- Không tìm được nguyên còn sốt
nhân gây sốt do bệnh khác - Nếu trẻ sốt hàng ngày trên 7 ngày, chuyển
đi bệnh viện
- Cho Paracetamol nếu nhiệt độ >38,5 oC
- Chưa có kết quả xét
- Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ đến khám
nghiện hoặc xét nghiệm
Sốt không ngay
KSTSR âm tính và
giống sốt rét - Khám lại sau 2 ngày nếu thấy trẻ còn sốt
- Có nguyên nhân gây sốt
- Nếu trẻ sốt hàng ngày trên 7 ngày, chuyển
do bệnh khác
đi bệnh viện
Bảng: Phân loại trẻ sốt không có nguy cơ sốt rét

Xác định điều trị


Các dấu hiệu Phân loại (Các điều trị cấp cứu trước khi chuyển
được in đậm)
- Bất kỳ dấu hiệu nguy - Cho liều đầu kháng sinh (KS) thích hợp
hiểm toàn thân nào hoặc Bệnh rất nặng - Điều trị dự phòng hạ đường huyết
o
- Cổ cứng hoặc có sốt - Cho Paracetamol nếu nhiệt độ >38,5 C
- Thóp phồng - Chuyển gấp đi bệnh viện
o
- Cho Paracetamol nếu nhiệt độ >38,5 C
- Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ đến khám
Sốt không có ngay
Các loại sốt
nguy cơ sốt rét - Khám lại sau 2 ngày nếu thấy trẻ còn sốt
- Nếu trẻ sốt hàng ngày trên 7 ngày, chuyển
đi bệnh viện
Bảng: Phân loại sởi
Xác định điều trị
Các dấu hiệu Phân loại (Các điều trị cấp cứu trước khi chuyển
được in đậm)
- Bất kỳ dấu hiệu nguy - Cho vitamin A
hiểm toàn thân nào hoặc - Cho liều kháng sinh thích hợp
Sởi biến chứng
- Mờ giác mạc hoặc - Nếu mờ giác mạc hoặc chảy mủ mắt, tra
nặng
- Viêm loét miệng sâu thuốc mỡ mắt Tetracyclin
hoặc rộng - Chuyển gấp đi bệnh viện
- Cho vitamin A
- Chảy mủ mắt hoặc Sởi biến chứng - Nếu chảy mủ mắt, tra thuốc mỡ mắt
- Đau loét miệng mắt và/hoặc Tetracyclin
miệng - Nếu loét miệng, điều trị bằng tím Gentian
- Khám lại sau 2 ngày
- Cho vitamin A
- Đang mắc sởi và
- Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ đến khám
- Không có các triệu Đang mắc sởi
ngay
chứng trên
- Khám lại sau 2 ngày
Đã mắc sởi trong vòng 3 Cho uống vitamin A, nếu chưa uống trong
Đã mắc sởi
tháng gần đây và sau khi mắc sởI cấp
Bảng: Phân loại sốt xuất huyết (SXH)

Xác định điều trị


Các dấu hiệu Phân loại (Các điều trị cấp cứu trước khi chuyển
được in đậm)
-Tay chân nhớp lạnh và - Bù dịch đối với hội chứng sốc SXH
Hội chứng sốc
- Mạch nhanh và yếu Dengue
SXH Dengue
- Chuyển gấp đi bệnh viện
- Li bì hoặc vật vã hoặc
- Chảy máu mũi hoặc
- Chuyển viện gấp
chảy máu chân răng Có khả năng
- Trên đường chuyển viện: cho trẻ uống
- Nôn ra máu hoặc tiêu SXH Dengue
ORS cành nhiều càng tốt, theo khả năng
phân đen hoặc nặng
của trẻ
- Chấm, nốt, mảng xuất
huyết dưới da
- Cho Paracetamol nếu nhiệt độ >38,5 oC
- Tiếp tục cho trẻ ăn, uống nhiều nước
- Dặn bà mẹ khi nào đưa trẻ đến khám
- Sốt cao liên tục 2-7 ngày
Nghi ngờ sốt ngay

Dengue - Khám lại hàng ngày cho đến khi trẻ hết
-Không có dấu hiệu trên
sốt 2 ngày liên tục
- Nếu trẻ sốt trên 7 ngày, chuyển đi bệnh
viện
2.5-Bệnh ở tai:
Bảng: Phân loại bệnh ở tai

Xác định điều trị


Các dấu hiệu Phân loại (Các điều trị cấp cứu trước khi chuyển
được in đậm)
-Sưng đau sau tai - Cho liều đầu kháng sinh thích hợp
Viêm xương
- Cho 1 liều Paracetamol giảm đau
chũm
- Chuyển gấp đi bệnh viện
- Đau tai hoặc - Cho Kháng sinh trong 5 ngày
- Chảy mủ tai hoặc Viêm tai cấp - Cho Paracetamol để giảm đau
- Chảy nước tai < 2tuần - Làm khô tai bằng bấc sâu kèn
- Khám lại sau 5 ngày
- Chảy mủ tai hoặc - Làm khô tai bằng bấc sâu kèn
Viêm tai mạn
- Chảy nước tai > 2 tuần - Khám lại sau 5 ngày
Không đau tai và không - Không điều trị gì
Không viêm tai
chảy nước tai
2.6-Kiểm tra suy dinh dưỡng và thiếu máu:
2.6.1-Đánh giá:
- Gầy mòm nặng rõ rệt: quan sát dấu hiệu này ở vùng
vai, cánh tay, mông, cẳng chân và thấy rõ các xương
sườn lộ ra ở ngực, đó là SDD thể teo đét
- Phù cả hai mu bàn chân: khi trẻ có dấu hiệu này trẻ có
thể bị SDD thể phù (Kwashiokor) hoặc bị hội chứng
thận hư hoặc một số bệnh khác có phù. Tuy nhiên không
cần phải phân biệt tỉ mỉ vỉ dù sao cũng cần phải chuyển
bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị
- Xác định cân nặng theo tuổi
- Lòng bàn tay rất nhợt
- Hỏi và đánh giá cách nuôi dưỡng trẻ
2.6.2-Phân loại:
 SDD nặng và/hoặc thiếu máu nặng nếu có một trong các
dấu hiệu:
 Gầy mòm rõ rệt

 Mờ giác mạc

 Lòng bàn tay rất nhợt

 Phù cả hai mu bàn chân

 Trẻ được phân loại là thiếu máu và/hoặc nhẹ cân nếu có
1 trong 2 dấu hiệu:
+ Lòng bàn tay rất nhợt hoặc
+ Nhẹ cân so với tuổi
 Trẻ được phân loại là không thiếu máu và không nhẹ
cân nếu trẻ không có các dấu hiệu kể trên
2.7-Kiểm tra tiêm chủng (xem bài TCMR)

2.8-Kiểm tra, đánh giá những bệnh khác (nếu có)


3. THĂM KHÁM, ĐÁNG GIÁ,
PHÂN LOẠI VÀ XỬ TRÍ TRẺ
NHỎ BỊ BỆNH DƯỚI 2 THÁNG
TUỔI
3.1-Đánh giá, phân loại trẻ nhỏ có khả năng
nhiễm khuẩn:
Bảng: Phân loại đối với khả năng nhiễm khuẩn

Xác định điều trị


Các dấu hiệu Phân loại (Các điều trị cấp cứu trước khi chuyển
được in đậm)
Một trong các dấu hiệu sau:
- Co giật
- Bỏ bú hoặc bú kém
- Thở nhanh (>60 lần/phút)
- Rút lõm lồng ngực nặng
- Phập phồng cánh mũi
- Cho liều kháng sinh tiêm bắp đầu tiên
- Thở rên
Có khả năng - Điều trị dự phòng hạ đường huyết
- Thóp phồng
nhiễm khuẩn - Hướng dẫn bà mẹ cách giữ ấm trẻ trên
- Chảy mủ tai
nặng đường đi bệnh viện
- Tấy đỏ quanh rốn
- Chuyển gấp đi bệnh viện
- Nhiều mụn hoặc mụn mủ
nhiễm khuẩn nặng ở da
- Ngủ li bì hoặc khó đánh
thức
- Cử động ít ho8n bình
thường
- Cho uống 1 liều kháng sinh thích hợp
- Hướng dẫn bà mẹ điều trị nhiễm khuẩn
- Rốn đỏ hoặc chảy mủ hoặc Nhiễm khuẩn tại chỗ ở nhà
- Mụn mủ ở da tại chỗ - Hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc trẻ tại
nhà
- Khám lại sau 2 ngày
3.2 -Đánh giá, phân loại trẻ nhỏ tiêu chảy
Xác định điều trị
Các dấu hiệu Phân loại (Các điều trị cấp cứu trước khi
chuyển được in đậm)
- Nếu trẻ không có khả năng
nhiễm khuẩn nặng: nhanh chóng
Hai trong các dấu hiệu truyền dịch (Lactate Ringer hoặc
sau: NaCl 0,9%) 30ml/kg trong 1 giờ
- Ngủ li bì, khó đánh thức và sau đó chuyển gấp đi bệnh viện
Mất nước nặng
- Mắt trũng - Nếu trẻ có khả năng nhiễm
- Nếp véo da mất rất khuẩn nặng: chuyển gấp đi bệnh
chậm viện, dặn bà mẹ cho uống thường
xuyên từng thìa ORS trên đường
đi và tiếp tục cho bú
Hai trong các dấu hiệu Có mất nước - Bù dịch và cho ăn đối với có mất
sau: nước (phác đồ B) chỉ trong 4 giờ và
- Vật vã, kích thích sau đó chuyển gấp đi bệnh viện
- Mắt trũng - Nếu trẻ có khả năng nhiễm
- Nếp véo da mất chậm khuẩn nặng: chuyển gấp đi bệnh
viện, dặn bà mẹ cho uống từng
thìa ORS trên đường đi và tiếp tục
cho bú
Không đủ các dấu hiệu để - Uống thêm dịch để điều trị tiêu
Không mất
phân loại có mất nước chảy tại nhà (phác đồ A)
nước
hoặc mất nước nặng - Khám lại sau 2 ngày
- Nếu trẻ bị mất nước, điều trị tình
trạng mất nước trước khi chuyển trừ
Tiêu chảy 14 ngày hoặc Tiêu chảy kéo
trường hợp trẻ có khả năng nhiễm
hơn dài nặng
khuẩn nặng
- Chuyển đi bệnh viện
- Nếu trẻ bị mất nước, điều trị tình
trạng mất nước trước khi chuyển trừ
Có máu trong phân Lỵ trường hợp trẻ có khả năng nhiễm
khuẩn nặng
- Chuyển gấp đi bệnh viện
3.3-Kiểm tra vấn đề dinh dưỡng hoặc nhẹ cân:
- Hãy hỏi các bà mẹ các câu hỏi sau:
- Có gặp khó khăn gì khi nuôi dưỡng trẻ không? Những
khó khăn đó là gì?
- Trẻ có bú mẹ không? Nếu có, bao nhiêu lần trong 24
giờ?
- Có thường xuyên cho trẻ ăn hay uống nước gì khác
không? Nếu có, mấy lần một ngày?
- Thường dùng dụng cụ gì để cho trẻ ăn?
- Sau đó, xác định cân nặng theo tuổi
3.4- Đánh giá bữa bú (xem bài nuôi con bằng
sữa mẹ)

3.5- Phân loại vấn đề nuôi dưỡng và nhẹ cân


Các dấu hiệu Phân loại Xác định điều trị
- Khuyên bà mẹ cho trẻ bú lâu và thường
xuyên bất cứ khi nào trẻ muốn
- Bú cả ngày lẫn đêm
- Nếu không ngậm bắt vú tốt hoặc bú
không hiệu quả, hướng dẫn cách bế trẻ và
ngậm bắt vú đúng
- Nếu trẻ đang ăn các thức ăn hoặc nước
- Ngậm bắt vú không tốt hoặc uống khác, tham vấn cho bà mẹ cho trẻ bú
- Bú không có hiệu quả hoặc mẹ nhiều hơn, giảm các thức ăn hoặc nước
Có vấn đề
- Bú mẹ dưới 8 lần trong 24 uống khác, cho ăn bằng muỗng hoặc ly
nuôi dưỡng
giờ hoặc - Nếu không bú mẹ:
chưa hợp lý
- Dùng các thức ăn hoặc nước + Tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ và
hoặc nhẹ
uống khác hoặc phục hồi sự tiết sữa mẹ
cân
- Nhẹ cân so với tuổi hoặc + Hướng dẫn pha sữa thay thế đúng
- Nấm miệng cách, cho ăn bằng muỗng, ly
- Nếu có nấm miệng, hướng dẫn bà mẹ điều
trị nấm miệng tại nhà
- Khuyên bà mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà
- Khám lại sau 2 ngày nếu có vấn đề nuôi
dưỡng hoặc nấm miệng
- Khám lại sau 14 ngày nếu có vấn đề nhẹ
cân so với tuổi
Không nhẹ cân và không có Không có - Khuyên bà mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà
các dấu hiệu của nuôi dưỡng vấn đề về - Khen ngợi bà mẹ đã nuôi dưỡng trẻ tốt
chưa hợp lý nuôi dưỡng
3.6-Kiểm tra tiêm chủng (xem bài tiêm chủng
mở rộng)

3.7-Đánh giá các vấn đề khác (nếu có)


4. XÁC ĐỊNH ĐIỀU TRỊ:
5.THAM VẤN CHO BÀ MẸ:
- Sử dụng kỹ năng giao tiếp tốt
- Hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ uống thuốc tại nhà
- Hướng dẫn bà mẹ cách điều trị nhiễm khuẩn tại nhà
 Tra mắt thuốc mỡ Tetracyclin

 Làm khô tai bằng bấc sâu kèn

 Điều trị loét miệng bằng tím Gentian

 Tự chế thuốc giảm ho tại nhà

 Cách đánh tưa miệng và điều trị các nhiễm khuẩn da,
rốn
5.THAM VẤN CHO BÀ MẸ (tt):
- Tham vấn cách cho con bú và nuôi dưỡng bằng sữa mẹ
- Tham vấn cách cho ăn bổ sung
- Tham vấn về những vấn đề nuôi dưỡng không hợp lý
- Dặn dò bà mẹ khi nào cần đưa trẻ đến khám ngay:
 Đánh giá sự tiến triển của bệnh: tốt lên, không tốt lên
hay xấu đi để quyết định điều trị tiếp ở nhà hay phải
đi bệnh viện
 Phát hiện những sai sót (nếu có) trong cách chăm sóc
trẻ tại nhà của bà mẹ để hướng dẫn thêm

You might also like