You are on page 1of 46

Chương 5

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


Instructor: Lê Vân Chi

ü  Khái quát về NHTM


ü  Quản lý hoạt động của NHTM
ü  Điều hành của Nhà nước đối với hoạt động
ngân hàng
1
S
Khái quát về NHTM (1)
Khái niệm
S  Mỹ: NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp
dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài
chính.

S  Việt Nam (theo Luật các tổ chức tín dụng 2010): NHTM là
loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
2
Hoạt động cơ bản của NHTM (7)

(1) Huy động vốn


(3) Cung cấp dịch vụ tài chính
(2) Sử dụng vốn
ü  Ủy thác
ü  Hoạt động ngân quỹ
ü  Tư vấn
ü  Hoạt động đầu tư
ü  Bảo lãnh
ü  Hoạt động cho vay
ü  Chuyển tiền…
ü  Các hoạt động khác

3
Hoạt động cơ bản của NHTM (1)
Cách NH thay đổi dự trữ
ü  Giả sử Khách hàng A đến mở tài khoản giao dịch tại
Vietinbank với 100 triệu.

ü  Khi đó tài khoản chữ T của Vietinbank sẽ thay đổi như sau:

Tài sản Nguồn vốn


Tiền mặt trong két: + 100 triệu Tiền gửi thanh toán: + 100 triệu

4
Hoạt động cơ bản của NHTM (2)
Cách NH thay đổi dự trữ
Vì tiền mặt trong két được tính vào tiền dự trữ của
NHTM

=> Do đó tài khoản chữ T của Vietinbank sẽ là:

Tài sản Nguồn vốn


Dự trữ: + 100 triệu Tiền gửi thanh toán: + 100 triệu

5
Hoạt động cơ bản của NHTM (3)
Cách NH thay đổi dự trữ
Kết luận: Khi một NHTM nhận thêm tiền gửi,
thì tiền dự trữ tăng thêm đúng bằng số tiền gửi
đó. Khi tiền gửi bị rút ra, nó bị mất một số
lượng tiền dự trữ đúng bằng số tiền gửi rút ra.

6
Hoạt động cơ bản của NHTM (4)
Tạo lợi nhuận từ hoạt động cho vay
Vietinbank bắt buộc phải để lại một phần số tiền 100
triệu DT tăng thêm đó như là DTBB.
⇒ Nếu tỷ lệ DTBB là 10%, DTBB của Vietinbank sẽ
tăng lên là 10 triệu
⇒ Tài khoản chữ T của Vietinbank sẽ là:
Tài sản Nguồn vốn
Dự trữ bắt buộc: + 10 triệu Tiền gửi thanh toán: + 100 triệu
Dự trữ vượt mức: + 90 triệu
7
Hoạt động cơ bản của NHTM (5)
Tạo lợi nhuận từ hoạt động cho vay
Giả sử rằng NH không nắm giữ bất kỳ một khoản dự
trữ vượt mức nào mà thay vào đó cho vay toàn bộ số
tiền đó. Khi đó tài khoản chữ T sẽ như sau:

Tài sản Nguồn vốn

Dự trữ bắt buộc: + 10 triệu Tiền gửi thanh toán: + 100 triệu
Tiền cho vay: + 90 triệu
8
Hoạt động cơ bản của NHTM (6)
Tạo lợi nhuận từ hoạt động cho vay
Kết luận:
NHTM đã tạo ra lợi nhuận từ việc nó nắm giữ nghĩa
vụ nợ ngắn hạn (ví dụ như các khoản tiền gửi thanh
toán) và sử dụng nó để mua các tài sản dài hạn (như là
cho vay với lãi suất cao hơn).

9
Bảng CĐKT rút gọn của NHTM (1)

Tài sản Nguồn vốn


S  Các khoản tiền dự trữ S  Tiền gửi giao dịch

S  Chứng khoán S  Tiền gửi phi giao dịch

S  Các khoản tiền cho vay S  Các khoản tiền vay

S  Tài sản khác S  Vốn của ngân hàng

10
Bảng CĐKT rút gọn của NHTM (2)
Nguồn vốn
Tiền gửi giao dịch
S  Khái niệm: Đây là những khoản tiền gửi mà người gửi tiền gửi ở
NHTM để sử dụng thanh toán, chi trả.
S  Đặc điểm:

ü  Chủ TK được phép phát hành séc trong giao dịch và rút tiền
khỏi TK bất kỳ lúc nào.
ü  Đây là khoản mục nguồn vốn có chi phí thấp nhất (trả lãi suất
thấp hoặc không trả lãi nhưng cũng là khoản mục mà NH khó
quản lý nhất vì không xác định được thời điểm rút tiền.
11
Bảng CĐKT rút gọn của NHTM (3)
Nguồn vốn
Tiền gửi phi giao dịch
S  Khái niệm: Đây là những khoản tiền gửi mà người gửi tiền
được hưởng tiền lãi nhưng không có quyền được phát séc
thanh toán
S  Đặc điểm:
ü  Nguồn vốn quan trọng nhất của NHTM

ü  Được trả mức lãi suất cao hơn tiền gửi giao dịch
ü  Bao gồm 2 loại: Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn
12
Bảng CĐKT rút gọn của NHTM (4)
Nguồn vốn
Các khoản tiền vay
S  Khái niệm: Đây là các khoản vay từ NH
khác, NHTW, công ty mẹ hoặc các
doanh nghiệp.

13
Bảng CĐKT rút gọn của NHTM (5)
Nguồn vốn
Vốn ngân hàng

S  Vốn của NH = Tài sản – Vốn nợ

S  Vốn của NH được tạo ra bằng cách bán

cổ phần hoặc từ các khoản lợi nhuận


giữ lại.
14
Bảng CĐKT rút gọn của NHTM (6)
Tài sản
Tiền dự trữ
Khái niệm: Số tiền mặt NH đang nắm giữ trong két (Cash in vault)
hoặc gửi tại NHTW. Tiền DT ko mang lại thu nhập cho các NH.
Phân loại:
ü  DTBB: là số tiền NHTM phải duy trì không được cho vay theo yêu
cầu của NHTW, thường được tính theo tỷ lệ % nhất định của tiền gửi
thanh toán bên nguồn vốn của NH
ü  DT vượt mức (DT thanh toán): là số tiền ngoài DTBB các NH duy trì
nhằm đáp ứng khả năng thanh toán thường xuyên của NH
15
Bảng CĐKT rút gọn của NHTM (7)
Tài sản
Chứng khoán
- Đây là tài sản mang lại thu nhập quan trọng cho NH
- Các loại CK được nắm giữ bởi NHTM:
ü  Chứng khoán của chính phủ

ü  Chứng khoán của chính quyền địa phương

ü  Chứng khoán khác

- CK chính phủ ngắn hạn là loại có tính thanh khoản cao nhất,
do đó các CK này được coi là dự trữ thứ cấp của NHTM.
16
Bảng CĐKT rút gọn của NHTM (8)
Tài sản
Các khoản cho vay
S  Là khoản mục TS chiếm tỷ trọng cao nhấp
trong tổng tài sản của NH.
S  Đây là khoản mục đem lại thu nhập chủ yếu cho
NH
S  Đặc điểm của tiền cho vay là tính thanh khoản
thấp, và mang rủi ro không thu hồi được nợ.
17
Bảng CĐKT rút gọn của NHTM (9)
Tài sản
Tài sản khác

Bao gồm trụ sở, hệ thống máy tính và


những trang thiết bị khác do các ngân
hàng sở hữu

18
Khái quát về NHTM (2)
Chức năng
Chức năng trung gian thanh toán: Thực hiện thanh toán cho cá
nhân, các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp bằng cách mở tài
khoản tiền gửi
S  Khách hàng: Hạn chế rủi ro, thuận tiện trong việc thanh toán với
nhiều hình thức : Séc, thẻ, Ủy nhiệm chi…
S  NHTM: Có lợi nhuận từ phí thanh toán và làm tăng nguồn vốn ngân
hàng
S  Nền kinh tế: Thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh
toán, tốc độ luân chuyển vốn góp phần phát triển kinh tế
19
Khái quát về NHTM (3)
Chức năng (tiếp)

S  Chức năng trung gian tài chính: Cung ứng các
dịch vụ về tài chính, thực hiện việc luân chuyển
vốn trong nền kinh tế

S  Chức năng tạo tiền gửi: Từ một số tiền gửi, qua
hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM, sẽ tạo
ra một số tiền mới gấp nhiều lần so với số tiền
ban đầu.
20
Khái quát về NHTM (4)
Vai trò
S  Được coi là trung gian tài chính quan trọng nhất:
ü  Giám sát các doanh nghiệp
ü  Cung cấp thông tin hoàn hảo
ü  Cung cấp dịch vụ tài chính

S  Đáp ứng nhu cầu vốn, thúc đẩy sự phát triển ktế.

S  Phản ứng phù hợp với những điều chỉnh vĩ mô,
góp phần ổn định nền kinh tế.
21
Quản lý hoạt động của NHTM

Các nguyên tắc quản lý


S  Quản lý thanh khoản (đảm bảo cho đủ tiền mặt thanh
toán cho những người đến rút tiền)
S  Quản lý tài sản (giảm thiểu rủi ro bằng cách nắm giữ
các loại tài sản có rủi ro vỡ nợ thấp và đa dạng hóa tài
sản)
S  Quản lý nguồn vốn (huy động vốn có chi phí thấp)
S  Quản lý vốn chủ sở hữu (duy trì số lượng VCSH cần
thiết
22
Vai trò của tiền dự trữ (1)
Hạn chế chi phí khi có dòng tiền rút ra

S  Giả sử một NHTM A có bảng CĐKT rút gọn như sau:

(giả thiết rằng NHTM A này có dư thừa dự trữ vượt mức và tất cả
các khoản tiền gửi có chung một tỷ lệ DTBB là 10%)

Tài sản Nguồn vốn


Dự trữ: 20 tỷ Tiền gửi: 100 tỷ
Chứng khoán: 10 tỷ Vốn ngân hàng: 10 tỷ
Cho vay: 80 tỷ
23
Vai trò của tiền dự trữ (2)
Hạn chế chi phí khi có dòng tiền rút ra

S  DTBB của NH là 10% của 100 tỷ (= 10 tỷ)


=> DT vượt mức của NH là 10 tỷ
=> Nếu một khách hàng rút 10 tỷ, bảng CĐKT của NH sẽ trở
thành.

Tài sản Nguồn vốn


Dự trữ: 10 tỷ Tiền gửi: 90 tỷ
Chứng khoán: 10 tỷ Vốn ngân hàng: 10 tỷ
Cho vay: 80 tỷ
24
Vai trò của tiền dự trữ (3)
Hạn chế chi phí khi có dòng tiền rút ra

S  Ngân hàng mất 10 tỷ tiền gửi và 10 tỷ dự trữ, nhưng bởi vì


DTBB của ngân hàng bây giờ chỉ là 10% của 90 tỷ (tương
đương với 9 tỷ), DT của nó vẫn vượt mức là 1 tỷ.

=> Nếu một ngân hàng có những khoản tiền dự trữ dồi dào thì
khi có một dòng tiền rút ra không cần thiết phải có sự thay đổi ở
phần khác trong bảng cân đối tài sản của nó.

25
Vai trò của tiền dự trữ (4)
Hạn chế chi phí khi có dòng tiền rút ra

S  Giả sử rằng thay vì nắm giữ 10 tỷ DT vượt mức như ban đầu,
ngân hàng A cho vay thêm 10 tỷ nữa, như vậy nó không có DT
vượt mức.
S  Bảng CĐKT của nó sẽ như sau

Tài sản Nguồn vốn


Dự trữ: 10 tỷ Tiền gửi: 100 tỷ
Chứng khoán: 10 tỷ Vốn ngân hàng: 10 tỷ
Cho vay: 90 tỷ
26
Vai trò của tiền dự trữ (5)
Hạn chế chi phí khi có dòng tiền rút ra

S  Khi có 10 tỷ tiền gửi rút ra


⇒  Bảng CĐKT của nó sẽ như sau

Tài sản Nguồn vốn


Dự trữ: 10 tỷ Tiền gửi: 100 tỷ
Chứng khoán: 10 tỷ Vốn ngân hàng: 10 tỷ
Cho vay: 90 tỷ

⇒  Sau khi 10 tỷ được rút ra, NH cần DTBB là 9 tỷ (10% x 90 tỷ)


nhưng nó không còn tiền dự trữ nữa.
27
Vai trò của tiền dự trữ (6)
Hạn chế chi phí khi có dòng tiền rút ra

Để giải quyết sự thiếu hụt DTBB, NH có 4 lựa chọn cơ bản:


S  Vay mượn các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân
hàng hoặc vay các tập đoàn
=> Chi phí là lãi suất từ những khoản vay (VD: ls liên ngân
hàng)
S  Bán chứng khoán
=> chịu chi phí môi giới và chi phí giao dịch khác

28
Vai trò của tiền dự trữ (7)
Hạn chế chi phí khi có dòng tiền rút ra

S  Vay NHTW


=> Chịu lãi suất chiết khấu
S  Thu hồi hoặc bán các khoản cho vay
=> Tốn kém chi phí bởi vì các ngân hàng khác
không biết rõ về khách hàng đã vay tiền và do đó có
thể không sẵn lòng mua lại khoản vay với đúng giá trị
(lựa chọn đối nghịch).
29
Vai trò của tiền dự trữ (8)
Hạn chế chi phí khi có dòng tiền rút ra

Kết luận
Khi có một dòng tiền gửi rút ra, việc nắm giữ DT
vượt mức sẽ cho phép NH tránh được chi phí từ việc
(1) vay mượn từ NH khác hoặc các tập đoàn, (2) bán
chứng khoán, (3) vay NHTW, hoặc (4) thu hồi hoặc
bán các khoản cho vay

30
Vai trò của tiền dự trữ (9)
Ngăn ngừa vỡ nợ ngân hàng

Vỡ nợ ngân hàng thường xảy ra khi ngân


hàng không thể đáp ứng được trách
nhiệm thanh toán cho người gửi tiền và
không có đủ khoản tiền dự trữ theo yêu
cầu.
31
Quản lý tài sản

S  Các ngân hàng cố gắng tìm khách hàng sẵn


lòng trả lãi suất cao mà ít rủi ro tín dụng, mua
chứng khoán với lợi tức cao và rủi ro thấp
S  Giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hoá TS
S  Quản lý trạng thái lỏng sao cho nó có thể thoả
mãn những đòi hỏi về dự trữ mà không phải
chịu chi phí lớn.
32
Quản lý tiền cho vay (1)

Các nguyên tắc quản lý tiền cho vay

ü  Sàng lọc và giám sát

ü  Quan hệ khách hàng

ü  Thế chấp tài sản và số dư bù

ü  Hạn chế tín dụng

ü  Vốn ngân hàng và tính tương hợp


33
Quản lý tiền cho vay (2)
Sàng lọc và giám sát
S  Sàng lọc: Là việc NH tập hợp các thông tin tin cậy,
sau đó tiến hành phân tích, thẩm định để lựa chọn
khách hàng có ít rủi ro nhất => hạn chế lựa chọn đối
nghịch.
S  Giám sát: Để giảm thiểu rủi ro đạo đức, NH thường
phải đưa ra hợp đồng hạn chế thực hiện những hoạt
động rủi ro đồng thời giám sát việc thực hiện những
điều khoản trong hợp đồng của khách hàng.
34
Quản lý tiền cho vay (3)
Sàng lọc và giám sát
Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt
S  B1: Hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

S  B2: Thẩm định

S  B3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, phán quyết cho vay

Giai đoạn 2: Thực hiện cho vay và quản lý tín dụng

S  B4: Lập, đàm phán và ký kết hợp đồng

S  B5: Giải ngân

S  B6: Giám sát và theo dõi các món vay, giải quyết các vấn đề phát sinh

S  B7: Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng


35
Quản lý tiền cho vay (4)
Quan hệ khách hàng

S  Quan hệ khách hàng lâu dài có thể hạn chế sự mất
cân đối thông tin này vì ngân hàng có thể thu thập
được thông tin tương đối đầy đủ về khách hàng
S  Những khách hàng lâu dài cũng mong muốn giữ
được mối quan hệ lâu dài với ngân hàng nên sẽ
tránh những hoạt động rủi ro, gây tổn hại mối quan
hệ này
36
Quản lý tiền cho vay (5)
Tài sản đảm bảo và số dư bù
Tài sản đảm bảo
S  Làm giảm hậu quả của lựa chọn đối nghịch do giảm các tổn
thất của người cho vay trong TH người vay ko trả được nợ
S  Phân loại:
ü  Tài sản thế chấp

ü  Tài sản cầm cố

ü  Tín chấp

ü  Bảo lãnh của bên thứ 3


37
Quản lý tiền cho vay (6)
Tài sản đảm bảo và số dư bù

Số dư bù
S  Tác dụng như TSĐB (Làm giảm hậu quả của lựa
chọn đối nghịch do giảm các tổn thất của người
cho vay trong TH người vay ko trả được nợ)
S  Giúp ngân hàng giám sát người vay, ngăn ngừa rủi
ro đạo đức

38
Quản lý tiền cho vay (7)
Hạn chế tín dụng

Hai dạng của hạn chế tín dụng


S  Từ chối bất kỳ một yêu cầu vay vốn
nào của KH
S  Sẵn lòng cho vay nhưng hạn chế ở dưới
mức mà người vay mong muốn
39
Quản lý tiền cho vay (8)
Vốn ngân hàng và tính tương hợp

S Vốn tự có của NHTM


S Đa dạng hoá

S Việc điều hành của CP

40
Quản lý nguồn vốn: quản lý sự
đầy đủ về vốn chủ sở hữu NH
VCSH có 2 vai trò quan trọng:
-  Thứ nhất, đó là tài sản đảm bảo của ngân
hàng đối với người gửi tiền
-  Thứ hai, vốn chủ sở hữu đóng vai trò là một
chiếc đệm giúp ngân hàng có thể chịu đựng
được những tổn thất, rủi ro trong hoạt động
mà không bị phá sản
41
Quản lý rủi ro lãi suất (1)

Khái niệm
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những thay đổi
trong lợi nhuận ròng của NH do sự thay đổi của lãi
suất thị trường gây nên

42
Quản lý rủi ro lãi suất (2)

Ví dụ
Tài sản Nguồn vốn

TS nhạy cảm với lãi suất: 20 NV nhạy cảm với lãi suất: 50

TS có lãi suất cố định: 80 NV có lãi suất cố định: 50

Giả sử lãi suất thị trường tăng 5%:

S  Thu lãi tăng: 20 x 5% = 1

S  Chi lãi tăng: 50 x 5% = 2.5

=> Lợi nhuận giảm: 2.5 – 1 = 1.5


43
Quản lý rủi ro lãi suất (3)

Phân tích khoảng cách


Khoảng cách = TS nhạy cảm với lãi suất – NV nhạy cảm với lãi suất
⇒  Δ Lợi nhuận = Khoảng cách x Δi

Biện pháp quản lý rủi ro lãi suất


S  Điều chỉnh bảng CĐKT: TS nhạy cảm = NV nhạy cảm
S  Đổi chéo lãi suất
S  Sử dụng các hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai hay các
loại chứng khoán phái sinh để quản lý rủi ro lãi suất

44
Điều hành của Nhà nước đối với
hoạt động ngân hàng (1)

Các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động


Thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày
20/05/2010 Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an
toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

45
Điều hành của Nhà nước đối với
hoạt động ngân hàng (2)

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro


Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của
NHNN áp dụng từ 01/6/2014 Quy định về phân loại tài sản
có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sửa đổi, bổ sung
một số điều bởi Thông tư 09/2014/TT-NHNN của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam)
46

You might also like