You are on page 1of 3

ĐOÀN PHÚ TÀI – 2153010470 – NHÓM 10 – YC K47

CHƯƠNG 6 - SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN


BÀI 4: SINH LÝ TIM
1. Trình bày lại bài học một cách tóm tắt bằng cách sử dụng các sơ đồ hoặc hình ảnh.

2. Liên hệ phần cơ chế ion của điện thế màng tế bào cơ tim với bài điện thế màng tế bào đã
học trong học phần 1 xem có phù hợp không? Hãy dùng các mũi tên vẽ chồng lên hình
5.2 trong bài để mô tả sự di chuyển của các ion theo từng pha đi vào hay đi ra (kênh,
bơm).
a. Điện thế màng cơ tim cơ bản dựa trên cách hoạt động của điện thế màng bình thường,
tuy nhiên có một vài điểm khác biệt:
● Loại đáp ứng nhanh có pha bình nguyên do Ca2+, Na+ đi vào cân bằng với K+
đi ra gây nên sự co cơ tim.
● Loại đáp ứng nhanh chia làm pha tái cực sớm và pha tái cực nhanh.
● Loại đáp ứng chậm sự khử cực của tế bào là do Ca2+ đi vào qua kênh Ca2+,
kênh Na+ không góp phần quan trọng gây nên điện thế động. Dẫn đến pha 0
không dốc nhiều, khử cực chậm hơn và không có đảo ngược điện thế, không
có overshoot.

SINH LÝ TIM 1
ĐOÀN PHÚ TÀI – 2153010470 – NHÓM 10 – YC K47

● Loại đáp ứng chậm không tồn tại điện thế nghỉ thật sự do các tế bào giảm
tính thấm từ từ đối với kênh K+ đồng thời cho một lượng nhỏ Ca2+và Na+ vào
làm điện thế màng tăng dần phát sinh điện thế hoạt động mới.
b.

3. Trình bày cơ chế sự hình thành các sóng trên điện tâm đồ. Minh họa bằng hình ảnh một
điện tâm đồ bình thường có chú thích các sóng, đoạn, khoảng.
Cơ chế hình thành điện tâm đồ
● Tâm nhĩ bên phải tim có các nút xoang là các tế bào có khả năng tự tạo xung
điện. Xung điện này truyền sang các cơ xung quanh làm co bóp hai tâm nhĩ
tạo nên sóng P trên điện tâm đồ. Dòng điện sau đó tiếp tục truyền theo một
chuỗi tế bào đặc biệt tới nút nhĩ thất (AV) nằm gần vách liên thất rồi theo
chuỗi tế bào sợi Purkinje chạy dọc vách liên thất lan vào các cơ chung quanh
(tạo nên phức bộ QRS) làm hai thất này co bóp. Xung điện sau đó giảm đi,
tâm thất giãn ra, tạo nên sóng T. Như vậy, một chu kỳ tim biểu hiện trên điện
tâm đồ gồm: sóng P, phức bộ QRS, sóng T và sóng U (có thể xuất hiện trong
một số bệnh lý).

● Sóng P: là sóng khử cực hai tâm nhĩ. Hình dạng tròn, đôi khi có móc,
hai pha; thời gian từ 0,08-0,11 giây; biên độ ≤ 2mm.

● Khoảng PR (hay PQ): là thời gian dẫn truyền xung động từ nhĩ đến
thất, bình thường 0,18 giây (thay đổi từ 0,12 đến 0,2 giây).

● Phức bộ QRS: là phức hợp khử cực hai tâm thất. Hình dạng sóng
nhọn hẹp, thời gian từ 0,06-0,1 giây, biên độ thay đổi tùy chuyển
đạo.

● Điểm J: là điểm cuối của phức bộ QRS. Bình thường điểm này nằm
trên đường đẳng điện hoặc hơi chênh về cùng phía với sóng T, nhưng
không được quá 1mm so với đoạn PR trước đó.

SINH LÝ TIM 2
ĐOÀN PHÚ TÀI – 2153010470 – NHÓM 10 – YC K47

● Đoạn ST: là đoạn từ điểm J đến bắt đầu sóng T, gần bằng 120 mili
giây. Bình thường đoạn ST nằm trên đường đẳng điện, mềm mại, tiếp
xúc sóng T không tạo góc.

● Sóng T: là sóng tái cực hai tâm thất. Hình dạng sóng tù đầu, rộng,
không cân xứng, chiều lên thoai thoải, chiều xuống dốc; thời gian
khoảng 0,20 giây; biên độ tỷ lệ với QRS.

● Khoảng QT: là thời gian tâm thu điện học của tim. Được tính từ đầu
pphức bộ QRS đến cuối sóng T. Thời gian từ 0,35-0,40 giây, tùy tần
số tim.

● Sóng U: chưa rõ cơ chế. Hình dạng dẹt, cùng chiều với sóng T.

Điện tâm đồ bình thường

SINH LÝ TIM 3

You might also like