You are on page 1of 2

NHÓM 10 – YC K47

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Đoàn Phú Tài 2153010470
2 Nguyễn Thạch Khương Bâng 2153010708
3 Trần Phương Minh Quân 2153010469
4 Trần Phúc Duy 2153010747
5 Nguyễn Anh Tú 2153010176
6 Nguyễn Hoàng Khang 2153010748
7 Nguyễn Tấn Lực 2153010807
8 Nguyễn Huỳnh Phát 2153010468
9 Lê Anh Tuấn 2153010672
10 Nguyễn Thanh Thuận 2153010172

CHƯƠNG 6 – SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN


SINH LÝ TIM
1. Tìm hiểu và trình bày cơ chế tác dụng của thuốc ức chế thụ thể dựa trên cơ chế điều hòa
hoạt động tim (có thể trình bày theo dạng sơ đồ)?
 Thuốc ức chế beta
 Thuốc ức chế beta (hay thuốc chẹn beta, beta blocker) là một trong các
thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh tim mạch, giúp làm
giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Phần
lớn các thuốc ức chế beta hấp thu tốt qua đường uống. Các thuốc này hoạt
động với cơ chế chẹn thụ thể cường giao cảm và ức chế các tác dụng giao
cảm ở tế bào cơ tim (bao gồm tác dụng điều nhịp tim, kích thích cơ tim,
dẫn truyền thần kinh cơ tim và co sợi cơ âm tính) và ở cơ khí quản (tác
dụng co thắt khí quản).
 Thuốc ức chế beta là nhóm thuốc kê đơn. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp
nhất với tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Các ví dụ về thuốc chẹn
beta và tên biệt dược, bao gồm: acebutolol, atenolol, metoprolol,
bisoprolol, propranolol,...
b. Cơ chế tác dụng
 Nhóm thuốc chẹn beta có tác động ức chế hoạt động của các chất dẫn
truyền thần kinh adrenaline và noradrenaline thông qua cơ chế chẹn thụ thể
beta, ngăn chặn các chất này gắn vào thụ thể β1 (beta-1) và β2 (beta-2) của
tế bào thần kinh giao cảm, do đó có tác dụng làm chậm nhịp tim, giãn mạch
máu, giảm huyết áp, co thắt phế quản... Thụ thể β1 có ở tim, mắt, thận.
Trong khi đó, thụ thể β2 có ở phổi, đường tiêu hóa, tử cung, mạch máu, cơ
vân. Tùy theo vị trí tác động trên thụ thể nào, thuốc ức chế beta sẽ có tác
dụng tương ứng. Trong điều trị bệnh tim mạch, các thuốc nhóm chẹn beta
đều phát huy vai trò tác dụng, song cơ chế tác dụng của thuốc ức chế
beta có thể khác nhau dựa trên từng phân nhóm:
o Phân nhóm 1 (gồm atenolol, bisoprolol, metoprolol):Tác động chẹn
chọn lọc chủ yếu trên thụ thể beta-1 nên tác dụng chính bao gồm làm

SINH LÝ TIM 1
NHÓM 10 – YC K47

chậm nhịp tim, giảm co thắt, giảm cung lượng tim, giảm huyết áp
(tác dụng đầu nguồn). Vì cơ chế này mà thuốc ức chế beta nhóm 1 có
hiệu quả hạ áp nhanh, mạnh nhưng cũng đồng thời làm chậm nhịp
tim, không có lợi cho những người nhịp tim chậm.
o Phân nhóm 2 (gồm propranolol, nadolol, timolol): Có tác động chẹn
beta không chọn lọc. Các thuốc nhóm này vừa chẹn beta-1, làm hạ
huyết áp như phân nhóm I đồng thời lại vừa chẹn beta-2, dẫn đến
giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp (tác dụng cuối nguồn).
Do cơ chế tác dụng của thuốc ức chế beta nhóm này lên cả 2 thụ thể
mà tác động hạ huyết áp chỉ ở mức trung bình, song không làm chậm
nhịp tim quá mạnh như với phân nhóm 1.
o Phân nhóm 3 (gồm carvedilol, labetalol): Tác động ức chế không
chọn lọc trên beta-1 và beta-2, đồng thời lại chẹn thụ thể alpha-1, gây
ra tác dụng giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp (tác dụng
cuối nguồn). Như vậy, phân nhóm III có tác dụng hạ huyết áp do cơ
chế giãn mạch là chủ yếu (chẹn alpha-1 và beta-2).
2. Trình bày cơ chế phì đại cơ tim trong bệnh tăng huyết áp?
 Bệnh cơ tim phì đại là tình trạng rối loạn cơ tim, khiến tim giảm khả năng co bóp lưu
thông máu, ảnh hưởng nhịp tim gây rối loạn nhịp tim. Khi bị bệnh cơ tim phì đại, các
sợi cơ tim phát triển bất thường khiến thành tim dày lên, đặc biệt ở khoang bơm máu
chính (tâm thất trái), khoang bên trong tâm thất trái bị thu nhỏ, tim không thể giãn ra
giữa các nhịp đập khiến tâm thất bơm máu ra khỏi tim ít hơn. Cơ chế gây bệnh khiến
người bệnh đau thắt ngực, khó thở, có thể dẫn đến đột tử.
 Tăng huyết áp làm tăng áp lực bên trong buồng tim, khiến buồng tim phải tăng sức co
bóp để đẩy máu đi, lâu dài khiến kích thước thành buồng tim dầy lên, tuy nhiên về lâu
dài sẽ làm giảm hoặc mất trương lực cơ tim khi đó làm cho sức co bóp của tim giảm
gây suy tim

SINH LÝ TIM 2

You might also like