You are on page 1of 1

Search

Ngư I Láinow
Download Đò Sông Đà !

Uploaded by Tỉ Nguyễn Hoàng Dược on Aug 27, 2021

" 0 ratings · 2K views · 31 pages


Document Information #

Date uploaded
Aug 27, 2021
Download now !
Original Title
Người Lái Đò Sông Đà
 

Copyright TÀI LIỆU KHÓA KI Ế N THỨC N ỀN


Học Văn Chị Hiên 2021  
© © All Rights Reserved
Văn bản: 
Available Formats
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
PDF, TXT or read online from Scribd
 Nguyễn Tuân
Share this document

"...Đọc "Sông Đà" thấy Tổ quốc ta thật là giàu đẹp. Chỉ nói riêng Than Uyên có nào mỏ xi măng thiên
tạo, mỏ thạch anh làm thủy tinh ngũ sắc và đồ sứ, mỏ than mở, mỏ lân tinh, mỏ đồng, mỏ chì...Cảnh
Tây Facebook Twitter
Bắc thì tuyệt đẹp, ở đâu tác giả cũng nổi hứng nghệ sĩ muốn cắm ngay giá vẽ mà vẽ. Núi lớp lớp
mênh mông như biển, sông trắng xóa như từng súc lụa tung trải rã, những thung lũng lúa chín vàng

$
chóe lên, trên đó mây trắng điểm lơ lửng như thêu  nổi ... 

 Nhưng "Sông Đà" không chỉ nói vẻ đẹp thiên nhiên mà còn đi tìm vẻ đẹp của lòng người. Ông gọi đó

Email
là chất vàng mười của tâm hồn con người Tây Bắc. Ông ngược dòng lịch sử tìm chất vàng đó ở những
chiến sĩ cách mạng kiên cường đã theo gương bất khuất  ở nhà tù Sơn La, ở những cán bộ hoạt động
 bí mật hồi Tây Bắc bị giặc chiếm đóng, đã vượt qua những thử thách khủng khiếp để gây cơ sở cách
Did mạng,
you find this
ở những chiếndocument useful?
sĩ quân đội, những anh chị em dân công hồn tiến quân vào.  

(Nguyễn Đăng Mạnh  -‘'Sông Đà" Trích "Nhà văn Tư tưởng và phong cách" NXB Văn học -1983)

I. THÔNG TIN TÁC GIẢ 


Is this content inappropriate? Report this Document
Nguyễn Tuân 

●  Tài hoa, uyên bác


Từ
●  Phong cách nghệ thuật: ngông  
khóa
●   Nhà văn –  nghệ sĩ  
●  Suốt đời tôn thờ và phụng sự cái đẹp  
●  Mạnh mẽ, tự do, phóng túng, ý thức về cái “tôi” cá nhân”  
●  Yêu tiếng Việt và có những đóng góp trong việc phát triển tiếng Việt

Improve Your Experience &


Rating will help us to suggest even better
related documents to all of our readers!

" Useful

% Not useful

TÀI LIỆU KHÓA KI Ế N THỨC N ỀN


Học Văn Chị Hiên 2021  
 Nguyễn Tuân là gương mặt nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà trí thức giàu lòng
yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của nhà văn thường không được phát biểu một cách trực tiếp
mà ẩn đằng sau những bức tranh thiên nhiên, những giá trị văn hóa cổ truyền. Nguyễn Tuân là nhà văn tài
hoa, uyên bác . Thể hiện sự tài hoa, Nguyễn Tuân thường nhìn nhận và khám phá mọi sự vật, hiện tượng ở
 phương diện thẩm mĩ và miêu tả con người ở góc độ tài hoa nghệ sĩ. Thể hiện sự uyên bác, văn Nguyễn
Tuân đầy ắp những hiểu biết phong phú, đa dạng về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống  từ các bộ
môn nghệ thuật. Nguyễn Tuân còn là người có cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng. Ông không thích những
cái gì bằng phẳng, nhợt nhạt cũng như không ưa mọi khuôn phép gò bó. Trái lại, nhà văn luôn có hứng thú
với những biểu hiện mạnh mẽ, phi  thường của tạo vật và con người. Vì vậy khi nhắc đến Nguyễn Tuân là
chúng ta nhắc đến một hồn văn tự do, phóng túng và rất ngông .

Câu chuyện thú vị về Nguyễn Tuân:  

Tình bạn Nguyễn Tuân - Ngô Tất Tố 

 Nhà văn Nguyễn Tuân sinh năm 1910, so với nhà văn Ngô Tất Tố (sinh năm 1894) thì thuộc thế hệ “đàn
em”, nhưng sinh thời, hai ông đã từng có những kỷ niệm rất mật thiết với nhau, như bạn bè đồng trang lứa.  

Tác giả Vang bóng một thời   có lần nhớ lại: Hồi ấy (quãng những năm ba mươi), nhiều đêm Ngô Tất Tố
thường ngồi ở tòa soạn một báo nọ trong góc phố Hàng Da để viết bài. Nguyễn Tuân trẻ trai thường hay đi
chơi về khuya nên thỉnh thoảng lại tạt qua đây ngủ nhờ. Bao giờ cũng vậy, trông thấy bộ dạng Nguyễn
Tuân, Ngô Tất Tố lại vui vẻ hỏi: “Thế nào, có vui và đông lắm không? Thôi bác thức, tôi đi ngủ đây”. Và
 Nguyễn Tuân tâm sự: “Nhiều đêm về oi ả quá, tôi chỉ muốn ngủ, còn viết gì thì viết, mai hãy hay. Nhìn
những trang viết dở của bác Tố  trên bàn, tự nhiên trong người thấy đứng đắn trở lại. Và ngồi vào trước tờ
giấy trắng, vừa ngáp vừa nhìn ông bạn vong niên ngon giấc sau khi đã viết một số trang kia”.  

Đấy là một kỷ niệm với Ngô Tất Tố lúc ông còn sống, trong đó Nguyễn Tuân không hề phủ nhận vai trò
“động viên” tinh thần của bậc đàn anh trong quá trình sáng tác.  

Sau khi Ngô Tất Tố mất (1954), năm 1962, Nguyễn Tuân có viết lời giới thiệu cho cuốn Tắt đèn  tái bản,
ông được trả nhuận bút tới... 500 đồng. Giới xuất bản cho đấy là mức “tuyệt trần cao của loại văn đề tựa”
(vì theo Nguyễn Tuân cho biết, phở lúc bấy giờ chỉ ba hào một bát). Chưa hết, khi vào vai Chánh tổng trong
 phim Chị Dậu (chuyển thể từ tiểu thuyết Tắt đèn), ngoài thù lao vai diễn, Nguyễn Tuân càng có thêm nhiều
quần chúng biết đến. Ông kể lại: “Đi trên hè phố, nhiều người tôi không quen nhưng nhìn tôi với nụ cười
cảm tình với một nhân vật màn ảnh họ vừa nhận ra”.  

TÀI LIỆU KHÓA KI Ế N THỨC N ỀN


Học Văn Chị Hiên 2021  
Đối với Nguyễn Tuân, ông có niềm vui thật trọn vẹn khi nhớ về tình bạn giữa ông và Ngô Tất Tố: Một tình
 bạn buổi ban đầu đến với văn chương, một tình bạn trong những năm kháng chiến gian khổ, một tình bạn
trên trang sách mà ông viết lời giới thiệu và một tình bạn trên những thước phim  mà ông tham gia một cách
tâm huyết.

 Phạm Quang Chung  

II. THÔNG TIN TÁC PHẨM 

●  Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực
tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958.  
●  Tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà” được in trong tập tùy bút “Sông Đà” (1960), gồm 15 bài tuỳ bút
và một bài thơ ở dạng phác thảo.  
●   Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân
tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng
tạo.
●  ·Ngoài phong cảnh Tây Bắc uy nghiêm, hùng vỹ và tuyệt vời thơ mộng, Nguyễ n Tuân còn phát hiện
những điểm quý báu trong tâm hồn con người mà ông gọi là “thứ vàng mười đã được thử lửa, là
chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc.”  

Cách ghi nhớ về hoàn cảnh sáng tác chi tiết của bài như sau:  

Sông Đà –  1960 –  Chuyến đi thực tế năm 1958 –  phong cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ –  “ Chất vàng mười trong
tâm hồn con người”  

 Để hiểu rõ hơn về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò sông Đà, các em có thể tham khảo bài
báo dưới đây: 

 Nguyễn Tuân (1910-1987) là một cây bút bậc thầy về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong nền văn xuôi
Việt Nam hiện đại. Song song với những đóng góp về chủ đề, nội dung, tư tưởng cho nền văn học nước
nhà, ở phương diện hình thức nghệ thuật văn học thì Nguyễn Tuân là người có công không nhỏ trong
việc làm cho thể tùy bút đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Với thể tùy bút, Nguyễn Tuân đã góp phần làm

TÀI LIỆU KHÓA KI Ế N THỨC N ỀN


Học Văn Chị Hiên 2021  
 phong phú ngôn ngữ dân tộc, ông đem đến cho văn xuôi Việt Nam một phong cách viết đặc biệt tài hoa
và độc đáo.  

Có thể khẳng định thành công lớn nhất của Nguyễn Tuân trên phương diện hình thức nghệ thuật thể loại
tùy bút chính là ở nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Thành công ấy được tạo nên bởi ý thức lao động nghệ
thuật nghiêm túc, công phu của nhà văn. Tiếp cận các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân, chúng ta
nhận thấy mỗi trang viết của ông luôn có ý thức rất sâu về vai trò và hiệu quả nghệ thuật của câu văn. Vì
vậy, việc sử dụng các biện pháp tu từ để làm đẹp cho câu văn theo một chuẩn mực thẩm mĩ là một trong
những nét nổi bật trong phong cách ngôn ngữ tùy bút Nguyễn Tuân.  

Khảo sát các biện pháp tu từ trong văn xuôi Nguyễn Tuân chúng ta thấy được tài năng, sự sáng tạo trong
nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của nhà văn bậc thầy họ Nguyễn và góp phần khẳng định phong cách nghệ
thuật của nhà văn. Trong khuôn khổ bài viết ngắn, chúng tôi chỉ có thể góp thêm một cách khám phá mới
về sự “chệch chuẩn” trong câu văn Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà  bằng việc chỉ ra và
 phân tích các phương tiện tu từ cú pháp mà nhà văn đã sử  dụng với mong muốn sẽ hiểu được phần nào
những đặc điểm, sự sáng tạo về cấu trúc trong câu văn Nguyễn Tuân, góp phần trong việc phân tích, hiểu
hơn về tác phẩm Người lái đò sông Đà.

Qua khảo sát tùy bút Người lái đò sông Đà  của Nguyễn Tuân, chúng tôi nhận   thấy trong tác phẩm nhà
văn đã sử dụng các biện pháp tu từ nổi bật sau:  

Thứ nhất, sóng đôi cú pháp là biện pháp tu từ có gốc gác từ văn chương biền ngẫu thời trung đại. Trong
 phú, văn tế, câu đối, thơ và cả trong văn xuôi, từng cặp câu, từng ngữ đoạn thường đối nhau chan chát
về từ loại, thanh điệu, ý nghĩa. Trong những trang viết của mình, Nguyễn Tuân đã vận dụng thủ pháp
sóng đôi một cách linh hoạt, làm cho câu văn hài hòa, đầy ấn tượng.  

Ví dụ trong câu: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn   nhiên như một nỗi niềm cổ tích
thuở xưa”. Phép sóng đôi tạo cho câu văn thế cân đối, đều đặn, nhịp nhàng, làm hiện lên hình ảnh một
dòng sông vừa huyền sử, vừa thơ mộng lại vừa trữ tình. Việc lặp lại cấu tạo một câu như vậy đã không
làm mất đi sự năng động, linh hoạt trong cấu trúc của câu văn. Sử dụng phép sóng đôi làm câu văn
 Nguyễn Tuân vừa mang sắc thái đĩnh đạc, cổ kính, lại vừa rất mới mẻ, hiện đại. Có được hiệu quả này là
do Nguyễn Tuân đã biết xử lí tinh tế, lựa chọn và sử dụng từ ngữ một cách mới mẻ cùng với phép so
sánh tu từ sáng tạo.  

Thứ hai, sóng đôi cú pháp thực ra cũng là một kiểu phép điệp: điệp cấu trúc. Nhưng sự lặp lại chỉ diễn ra
ở từng cặp đối ứng, nên khả năng mở rộng, phức hóa câu dù sao vẫn bị hạn chế. Phép điệp của tu từ cú
 pháp là sự biến đổi về chất so với sóng đôi, phá vỡ giới hạn của nó, mở ra nhiều hướng phát triển phong

TÀI LIỆU KHÓA KI Ế N THỨC N ỀN


Học Văn Chị Hiên 2021  
 phú cho câu. Bởi “Phép điệp trong câu có tác dụng kích thích tâm lí của người tiếp nhận: một yếu tố nào
đó xuất hiện nhiều lần sẽ khiến người ta chú ý”. Về phía người viết, phép điệp có tác dụng tô đậm, khắc
sâu một ấn tượng, một cảm xúc, một nhận xét, và trong nhiều trường hợp, nó tạo nên một nét nhấn trong
âm điệu lời văn. 

Ở Người lái đò sông Đà, phép điệp được Nguyễn Tuân sử dụng trong nhiều câu văn nhằm tô đậ m hình
ảnh miêu tả với một sắc thái mới, gây ấn tượng với người đọc. Ví dụ:   “Lại như quãng mặt ghềnh Hát
 Loóng, dài hàng trăm cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm
như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy”. Trong câu văn, phép
điệp được sử dụng đã phát huy triệt để hiệu quả nghệ thuật. Hình ảnh nước, đá, sóng liên tiếp, trùng điệp,
hòa lẫn vào nhau được gợi nên một cách đầy ấn tượng nhờ cách diễn đạt sáng tạo “nước xô đá, đá xô
sóng, sóng xô gió ”. Câu văn của Nguyễn Tuân như một bức tranh 3D sống động khiến cho người đọc có
cảm giác như mình đang tận mắt chiêm ngưỡng cảnh tượng kì vĩ thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc.  

Hay ở câu: “ Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi, lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán
trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo ”. Câu văn lặp lại “như
là”  ba lần với thủ pháp so sánh kép gợi cho người đọc một ấn tượng mạnh về tiếng thác nước. Với cách
miêu tả của Nguyễn Tuân, người đọc cảm nhận được cái kì bí, man sơ của cảnh rừng thiêng nước độc.  

Ở câu: “Làm cái nghề vận tải đường nước này thật là vất vả, người cứ dựng đứng lên mà luôn tay, luôn
chân, luôn mắt, luôn gân và luôn tim nữa” . Cái khác biệt ở câu này không phải là sự lặp lại từ “luôn” 
mà là những yếu tố đi kèm với nó. “Luôn tay”, “luôn chân”, “luôn mắt”  là những kết hợp quen thuộc,
đến “luôn gân”   đã có vẻ lạ lẫm, nhưng khi nghe “luôn tim”  thì người đọc không khỏi băn khoăn khi  
dùng từ như vậy. Nếu dùng riêng ra, “luôn tim”  có vẻ vô nghĩa, nhưng đặt trong quan hệ với những
“luôn tay”, “luôn chân”, “luôn mắt”  thì nó bỗng phát ra một ý nghĩa phong phú và thú vị không ngờ.  

Ở những câu văn như trên, yếu tố lặp tuy không đóng vai trò   là những “tín hiệu thẩm mĩ”, nhưng nhờ
vai trò liên kết của nó, vẻ đẹp trong hình ảnh của các câu vừa tỏa ra nhiều hướng, lấp lánh nhiều màu, lại
vừa cùng chụm vào soi sáng ý nghĩa của một đối tượng. Trong sử dụng phép lặp, Nguyễn Tuân luôn song
song kết hợp với phép so sánh tu từ mới lạ càng làm cho câu văn tăng sức độc đáo và giàu giá trị biểu
đạt. 

Thứ ba, tách câu (còn gọi là chiết cú) “là một biện pháp tu từ cú pháp nhằm tách các bộ phận của một
câu có cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ pháp thống nhất thành những phát ngôn biệt lập bằng một chỗ ngừng,
hay một dấu chấm ngắt câu, với một dụng ý đặc biệt, hoặc do nhịp cảm xúc của giọng văn” . Xét trong
nội bộ một câu, biện pháp tách câu “là sự cố ý vi phạm chuẩn mực cú pháp”. Những câu như thế không
thể đứng độc lập. Tuy nhiên trong văn bản, nó lại tồn tại một cách hoàn toàn hợp lí. Thành phần thiếu

TÀI LIỆU KHÓA KI Ế N THỨC N ỀN


Học Văn Chị Hiên 2021  
khuyết trong câu tách biệt (chẳng hạn danh từ làm chủ ngữ) dường như đã được giải thích bằng sự có
mặt của nó ở câu trước đó mà nó có quan hệ tất yếu về ngữ nghĩa.  

Câu tách biệt thường có cấu tạo khá giống nhau. Nó có thể là một từ, một cụm danh từ, cụm tính từ hoặc
cụm động từ được tách ra từ một câu. Văn chương Nguyễn Tuân không hề đơn điệu. Luôn phức hóa,
nhưng khi cần, ông cũng biết đơn giản hóa đến tối đa. Trong Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân ưa sử
dụng lối tách câu với một dụng ý tu từ rõ rệt. Có khi là để khẳng định, nhấn mạnh. Ví dụ: “ Hùng vĩ của
 sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà còn đó là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông ở
chỗ ấy chỉ lúc đúng  ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu ”. 

Cũng có khi, Nguyễn Tuân tách câu để miêu tả nhịp điệu diễn biến của sự việc, hay nhịp điệu cảm xúc
vừa là để nhấn mạnh, bằng cách chen vào những câu liên tưởng như: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh
ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà
thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng
người”. Câu văn  

“ Mà tịnh không một bóng người” trở thành một ngữ trực thuộc trong đoạn văn trên để nhấn mạnh không
gian tĩnh lặng nên thơ của khúc sông mà nhà văn miêu tả.  

So với ngôn ngữ khoa học, việc dùng các kiểu câu tách ra là một sự vi phạm chuẩn mực. Để đạt hiệu quả
tối đa trong miêu tả, Nguyễn Tuân sử dụng tách câu như một thủ pháp nghệ thuật cần thiết.  

Thứ tư, giải ngữ còn gọi là phụ chú ngữ , là biện pháp tu từ cú pháp, trong đó, người ta “dùng một từ, một
cụm từ hay một câu, một chuỗi câu xen vào câu chính để lí giải, nhấn mạnh hoặc bổ sung một giọng điệu
khác với giọng điệu kể hay giọng trình bày các lập luận”. Giải ngữ được dùng khá phổ biến trong văn
chính luận, trong văn xuôi nghệ thuật và thỉnh thoảng trong thơ.  

Trong lời văn Nguyễn Tuân, có những giải ngữ chỉ nhằm giải thích thuần túy, giúp người đọc hiểu rõ về
đối tượng. Ví dụ trong câu: “Tôi không muốn sau này làm phim truyện hoặc phim kí sự (tôi không muốn
dùng mấy chữ phim tài liệu) màu về sông Đà, nếu muốn phản ánh lên cái dữ tợn và cái lớn của sông Đà
của thác sông Đà, cũng   phải đưa ống quay phim lên tàu bay”. 

Có trường hợp, giải ngữ đảm trách chức năng của một định ngữ nghệ thuật. Ấy là khi qua giải ngữ, tác
giả cấp cho ta những thông tin cụ thể, tỉ mỉ, chính xác về một khía cạnh nào đó của đối tượng: “Tôi sợ
hãi mà nghĩ đến một anh dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả
mình cả máy quay xuống đáy cá hút sông Đà - từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông
chênh nhau tới một cột nước cao tới vài sải”.  

TÀI LIỆU KHÓA KI Ế N THỨC N ỀN


Học Văn Chị Hiên 2021  
Giải ngữ vốn tồn tại trong câu văn Nguyễn Tuân như một nhánh phụ, ít quan trọng so với các thành phần
khác, do vậy, dùng nó, thêm một dịp nhà văn được tự do phát triển câu văn theo sở thích của mình. Giải
ngữ cũng góp phần làm toát lên cái giọng văn riêng, hết sức đặc biệt của Nguyễn  Tuân.

Tóm lại, là một cây bút luôn có ý thức sáng tạo, đổi mới trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ
thuật của tác phẩm văn chương, trên các trang viết của mình, Nguyễn Tuân đã thể hiện nhiều khổ công
tìm tòi, sáng tạo. Mỗi câu văn của Nguyễn Tuân là cả một “lộ trình”. Đó là lộ trình hiện đại hóa của câu
văn quốc ngữ, vừa phản ánh khá rõ nét những đặc điểm phong cách ngôn ngữ của một cá nhân. Nguyễn
Tuân luôn luôn nỗ lực tránh những lối mòn, vượt những khuôn mẫu, dùng phép tắc chung theo cách ri êng
của mình để nói lên tiếng nói của chính mình. Với cách nói vừa chuẩn mực vừa “chệch chuẩn”, câu văn
của Nguyễn Tuân vì thế luôn hấp dẫn với những hình ảnh mới lạ, độc đáo và nhiều khi cũng bắt buộc
người đọc phải dừng lại một chút để suy ngẫm mới có thể hiểu hết được.  

 Nguyễ 
 n Thị  M 
 ỹ   Lài (Theo Văn nghệ  Tiề n Giang số  76)

 Nhận xét về tác giả và tác phẩm  

1. Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để
người nông nổi thưởng thức .Một ngày không xa, khi m à văn chương Việt Nam được ngườ i Việt Nam ham
chuộng hơn bây giờ , tôi d ám chắc những văn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ còn có một địa vị xứng đáng hơn
nữa. (Vũ Ngọc Phan )
2. "Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ
 bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài
hoa"(Nguyễn Ðăng Mạnh)  
3. Nguyễn Tuân là một nhà văn cả đời đi tìm kiếm cái thực và cái đẹp. Thực ra, sự thực và cái đẹp của cuộc
sống là hai cái đích mà dường như bất kì  ngòi bút chân chính nào cũng hướng tới nhưng không dễ chiếm
lĩnh và chạm vào được. Nguyễn Tuân cũng trên hành trình tìm kiếm nhưng tác phẩm của ông đã chạm được
đến cái đẹp, nhất là cái đẹp truyền thống và cái thực phồn hoa chốn thành thị. Nguyễn Tuân là người thưởng
thức cái đẹp với tư cách người có văn hóa, có vốn tri thức, biết giá trị của đối tượng mình chiêm ngưỡng. (
Nguyễn Đình Thi )  

4. Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định: "Hạt nhân của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể
gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí
của những Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Ðà,... và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn; vừa

TÀI LIỆU KHÓA KI Ế N THỨC N ỀN


Học Văn Chị Hiên 2021  
mang dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản phương Tây như triết
lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện sinh...”  
5. Ông xứng đáng được mệnh danh là "chuyên viên cao cấp tiếng Việt" , là "người thợ kim hoàn của chữ"  
(Ý của Tố Hữu), Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái Ðẹp là biểu hiện sinh động của một
nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân "đặc Việt Nam" (chữ dùng của Vũ Ngọ) 
6 …Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một đấng hóa công
thực sự trong nghệ thuật ngôn từ… Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác học, khi
hồn nhiên như một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng
của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một
 biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên
những tác phẩm kì vĩ…”. (Phan Huy Đông , in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng ).
7.“… Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một
sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách
cơ bản đối lập nhau như tác giả  nói- “hung bạo và trữ tình…” .( Nguyễn Đăng Mạnh). 
8. “… Nguyễn Tuân - một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say
đắm…”. (Nguyễn Đăng Mạnh ).
9. Lật mở từng trang viết của nhà văn Nguyễn Tuân, không khó để nhận thấy những con người phi thường,
những cảm xúc dữ dội, mãnh liệt, những khung cảnh ấn tượng nơi thác ghềnh, rừng thiêng, núi cao, bão,
gió - Tất cả được thâu tóm qua lăng kính 'vạn hoa' của nhiều ngành nghệ thuật và diễn tả bằng ngòi bút sắc
 bén, ngang tàng. Dường như, cá tính không thể trộn lẫn ấy nảy sinh từ cẩn tắc, từ trăn trở khôn nguôi trên
hành trình đi tìm cái đẹp của một con người rất mực tài hoa mà cuộc sống trong đời thực cũng rất lạ lùng…
( Trích Bài đăng trên báo giấy Đời sống & Pháp luật số 71)  

10. “Và từ  ấy đến nay, cho dù đã có biết bao người khác, vẽ và kể chuyện về sông Đà, làm thơ và ca hát
với sông Đà thì có lẽ vẫn chưa ai vượt hơn được Nguyễn Tuân trong việc biến vùng sông nước ấy thành
nghệ thuật, thành một gợi cảm mênh mông” (Đỗ Kim Hồi).

11. “Qua bài tùy bút, đặc biệt là qua đoạn tả cuộc vượt thác của ông lái đò, Nguyễn Tuân muốn nói với ta
rằng: Chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có ở nơi chiến trường. Nó ở ngay trong cuộc sống của nhân dân ta hằng
ngày phải vật lộn với thiên nhiên vì miếng cơm m anh áo. Và trí dũng tài ba không phải tìm ở đâu đâu, mà
ở ngay những người dân lao động bình thường kia. Cuộc đời ông lái đò vô danh nơi ngọn thác hoang vu
khuất nẻo kia là cả một thiên anh hùng ca, là cả một pho nghệ thuật tuyệt vời” (Nguyễn Đăng Mạnh ).

12. Trong c ái vội vàng, cái cẩu thả của những tác ph ẩm xuất bản gần đây, những sản phẩm đã hạ thấp văn
chương xuống mực giá tr ị của một sự đua đòi, ngườ i ta lấy làm sung sướ ng khi thấy một nhà văn kính tr ọng
và yêu mến cái đẹ p, coi công việc sáng tạo là công vi ệc quý báu và thiêng liêng. ( Nhà văn Thạch Lam)

TÀI LIỆU KHÓA KI Ế N THỨC N ỀN


Học Văn Chị Hiên 2021  

III. NỘI DUNG TÁC PHẨM

1 Hình tượng sông Đà: dòng sông hung bạo và dòng sông trữ tình  

Hình tượng người lái đò sông Đà  


2

1.  Lời đề từ  

Kiến thức khái quát: 

Nội dung 

Cảm hứng -  “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”  
chủ đạo - ý -  “Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu”  
nghĩa lời đề -  Cội nguồn sáng tác của tác phẩm bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca, yêu mến quê
từ   hương đất nước và yêu mến những vẻ đẹp tìm thấy trong cuộc sống: Vẻ đẹp của
thiên nhiên, vẻ đẹp của con người.  
+  Thiên nhiên: lời đề từ đã gợi mở những vẻ đẹp khác nhau của Sông Đà mà
tác giả đã chỉ ra trong bài viết của mình. Nguyễn Tuân đã nhận ra điều khác
thường của dòng sông để định hướng suy nghĩ chủ quan hướng tới thể hiện
sự khác thường đó.  
+  Con người: đó là hình ảnh người lái đò như một người nghệ sĩ trí dũng, tài
hoa, được nhìn nhận, khám phá và miêu tả với tâm thế làm chủ thiên nhiên
và là người nghệ sĩ thực thụ trong công việc lao động hàng ngày.  
-  Tác phẩm cũng ghi dấu ấn trong lòng đọc giả về Nguyễn Tuân –  người nghệ sĩ với
 phong cách nghệ thuật vô cùng độc đáo. Ông tìm đến sông Đà –   dòng sông duy
nhất chảy về hướng Bắc –  giống như việc tìm đến chính bản ngã của bản thân mình
 –  một phong cách nghệ thuật độc đáo. Như TS. Phan Huy Dũng nhận định: “Độc
đáo tìm độc đáo. Đó là Nguyễn Tuân và Sông Đà.”  

TÀI LIỆU KHÓA KI Ế N THỨC N ỀN


Học Văn Chị Hiên 2021  

2.  Hình tượng sông Đà

Kiến thức khái quát: 

Nội dung 

Khái quát về sông Đà


Con sông
Sự  hyng v ĩ  hung bạo qua diện mạo
Đà hung
●  Ở những quãng sông h ẹp, đá bờ sông dựng vách thành  
 bạo 
-  “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” => người đọc vừa hình dung được
độ cao của vách đá hai bên bờ sông, vừa cảm nhận được cái lạnh lẽo, âm u của những
khúc sông hẹp. Đá ở bờ sông đã chắn hết ánh nắng, chúng không cho bất kì tia nắng
nào rọi xuống mặt sông trừ lúc giữa trưa. Bởi thế quãng sông này luôn âm u, lạnh lẽo
đến rợn người.  
-  “Vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu” => So sánh với một bộ phận
nhỏ hẹp ở cổ họng con người => cách miêu tả chính xác, sinh động. Để tô đậm cảm
giác của con người trước quãng sông nhỏ hẹp, Nguyễn Tuân sử dụng liên tiếp hai hình
ảnh: “đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách”, “Có quãng con nai con
hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia.”  
-  “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh...tắt phụt đèn
điện.” => Liên tưởng độc đáo, so sánh cảm giác của con người giữa thiên nhiên hoang
sơ với một khoảnh khắc của đời sống hiện đại giữa chốn thị thành => Những so sánh
liên tưởng của tác giả vừa chính xác tinh tế, bất ngờ và lạ lẫm. Từ kho ấn tượng của
mình, nhà văn sáng tạo ra những hình ảnh gây chấn động trước tưởng tượng và cảm xúc
mỗi người đọc.
●  Đặc  tả mặt ghềnh Hát Lóong:  “dài h àng cây số  nước xô đá, đá xô s óng, sóng xô gi ó,
cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng muốn đòi nợ  xuýt bất cứ con
thuyền nào tóm được qua đây”.  
-  Biện pháp nhân hóa => Khúc sông giống như mộ t k ẻ lưu manh lúc nào cũng thích gây
gổ, lúc nào cũng muốn đòi nợ  xuýt ngườ i lái đò.
-  Thủ pháp điệp từ, điệp ngữ: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió.” Những thanh trắc
được gieo liên tiếp tạo âm hưởng dữ dội với nhịp điệu khẩn trương, dồn dập như vừa

Trusted by over 1 million members

Try Scribd FREE for 30 days to access over 125 million


titles without ads or interruptions!

Start Free Trial


Cancel Anytime.

TÀI LIỆU KHÓA KI Ế N THỨC N ỀN


Học Văn Chị Hiên 2021  

xô, vừa đẩy, vừa hợp sức với gió, với sóng, với đá khiến cho cả ghềnh sông như sôi lên
giữa dòng.
-  Câu văn đang đi bằng những nhịp ngắn bỗng duỗi dài ra theo lối tăng tiến khiến cho
những ảnh hưởng của sóng, của gió càng trở nên mãnh liệt.  
=> Hình thái của dòng sông được nhà văn nén lại trong một thứ văn cheo leo, gây chấn động
mạnh vào thần kinh cảm thụ nghệ thuật của người đọc.  
●  Ở những cái hút nước chết người nơi quãng Tà Mường Vát.  
●  Về hình thù nó giống như cái giếng bê tông thả xuống để chuẩn bị làm móng câu. Về
âm thanh nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, nó kêu ặc ặc như tiếng rót dầu
sôi => Với cách dùng từ tượng thanh, nhà văn Nguyễn Tuân đã khiến người đọc như
được nghe thấy âm thanh của một con thủy quái khổng lồ đang bị bóp cổ.
●  Sự chết chóc hiện ra khi nhà văn so sánh “ trên mặt cái hút xoáy tít đáy cũng đang quay
lừ lừ những cánh quạ đàn”, rồi tường thuật “ có những thuyền đã bị cái hút nó hút
xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng
sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”.
●  Qua góc nhìn điện ảnh, ông hình dung có một nhà quay phim nào đó dũng cảm dám
ngồi trên chiếc thuyền thúng cùng với máy quay, để cái hút nó hút cả thuyền, cả người
và máy quay xuống tít đáy thế rồi quay ngược ống kính lên thu ảnh. Cái thước phim
màu quay tít ấy đã truyền cảm giác sợ hãi đặc biệt cho người đọc. Nó giống như chúng
ta đang sợ hãi ghì chặt lấy mép ghế khi phải ngồi xem cái cảnh tượng hãi hùng của một
thước phim 3D. 
●  Đặc tả thác nước:
-  Âm thanh hãi hùng, ghê rợn của nước: khi thì như là  “oán tr ách gì” rồi lại như là “ van
xin”, rồi lại như là khiêu khích, giọng “gằn và chế nh ạo”. => Một câu văn ngắ n mà đủ 
các cung bậc âm thanh của tiếng thác vừa thể hiện vốn từ phong ph ú vùa thể hiện tr ình
độ thẩm âm tinh tế của tác giả.
-  Hình ảnh so sánh: “rống lên như tiế ng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa r ừng
vầu r ừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông r ừng lửa, r ừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu
da cháy b ùng bùng” => Nhà văn đã sử dụng ngôn từ để tái hiện âm thanh, những giai
âm của bản nhạc giao hưởng hùng tráng, của sóng, cử gió, của thác đá.  
=> Dám lấy lửa để tả cái vốn đối lập với lửa –  dòng nước; dám lấy  rừng để tả sông, có lẽ chỉ
có Nguyễn Tuân mới ngông ngạo vậy thôi!  

TÀI LIỆU KHÓA KI Ế N THỨC N ỀN


Học Văn Chị Hiên 2021  

=> Với phong cách viết tài hoa kết hợp với vốn kiến thức uyên bác Nguyễn Tuân đã tạo ấn
tượng mạnh mẽ mạnh vào giác quan người đọc một hình ảnh dữ dội đến khủng khiếp khi miêu
tả những hút nước của Sông Đà.  
Hung bạo ngay cả trong tâm địa  
●  Trùng vi thạch trận trên sông: Vòng đầu nó bày ra năm cửa trận trong đó có tới bốn
cửa tử mà chỉ có một cửa sinh duy nhất, cái cửa sinh nằm lập lờ nơi phía tả ngạn sông.
Vòng thứ hai nó lại tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền, cửa sinh chúng
chuyển mãi qua phía bờ hữu ngạn. Vòng thứ ba thì cả hai bên gần tả hữu bờ sông đều
là luồng chết, cửa sinh duy nhất nằm ở giữa hòn đá hậu vệ của con thác.
=> Trận đồ bát quái khó nhằn, gây nỗi ám ảnh với bất  cứ ai muốn đi qua.  
-  Mỗi hòn đá là một tên lính thủy hung tợn, tên nào cũng trông cũng “ngỗ ngược, nhăn
nhúm” sẵn sàng giao chiến. Cả một trận địa đá với những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm
đã được bày sẵn ra sẵn sàng dìm chết con thuyền. Khi thì nó mai phục để đột nhiên
nhổm cả dậy vồ lấy thuyền nơi khúc sông ngoặt, khi thì nó lại tỏ ra sơ hở để dụ con
thuyền vào rồi bất ngờ quay lại đánh khuýp quật vô hồi, khi đã giáp lá cà thì nó đâm
thẳng vào hông thuyền, bẻ gãy cán chèo rồi đá trái, thúc gối, giở đủ đòn âm  đòn tỉa…
=> Sông Đà trở thành loài thủy quái hung ác, hiểm độc.
=> Những tri thức về quân sự, võ thuật, thể thao, điện ảnh được tung ra để vẽ thành hình thành
dạng thành tính cách của con sông độc đáo này.  

Phân tích chi tiết: 

Phải là Nguyễn Tuân và có lẽ chỉ có Nguyễn Tuân mới không ngại nhọc công dò đến ngọn nguồn lạch
sông, truy tìm đến tận nơi gốc tích khai sinh của sông Đà. Sông Đà phát nguyên ở huyện Cảnh Đông tỉnh
Vân Nam- Trung Quốc lấy tên là Ly Tiên, khi đi qua một vùng núi Ác đến nửa đường thì xin nhập quốc
tịch Việt Nam, trưởng thành mãi lên đến ngã ba Trung Hà thì nhập vào với sông Hồng. Sông có tổng cộng
 bảy mươi ba con thác dữ và có tổng chiều dài là 983 km. Có thể thấy rằng, không phải là một nhà địa lý
học, nhưng  tất cả những kiến thức Nguyễn Tuân đem đến cho ta qua những trang văn của mình đều là
những kiến thức bổ ích và có giá trị nghiên cứu cao. Nguyễn Tuân bây giờ, không coi sông Đà là một sinh
thể vô tri nữa, đối với ông, đây là một nhân vật, một con người, một tâm hồn mà ông khao khát được khám
 phá và tuyệt nhiên dòng sông này, thật phù hợp với nhà văn của “núi cao, vực sâu, thác dữ của những phong
cảnh tuyệt mĩ” như Nguyễn Tuân.
 Nguyễn Tuân tài tình lắm, tài tình nhất là trong việc lựa chọn những nhân vật chính trong tác phẩm của
mình. Tôi còn nhớ Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” được miêu tả một cách “hào sảng” khi nói về tài

TÀI LIỆU KHÓA KI Ế N THỨC N ỀN


Học Văn Chị Hiên 2021  
năng, sức vóc, khi miêu tả cảnh tưởng viết chữ nơi ngục tù,.. tôi vẫn còn nhớ hình ảnh ông Lý Văn trong
truyện Ném bút chì , với sức ngang tàng của cái “bút chì” ấy có thể lụy cả một cành tre, cho đến cái nghệ
thuật cầu kỵ trong việc lồng ghép cả một tích truyện vào trong chiếc đèn xẻ rãnh của ông Cử Hai làm cho
cậu con Ngộ Lang. Những cái nghệ thuật cầu kỳ phức tạp nhưng đầy ý nghĩa đó  chẳng thể nào bắt gặp được
nữa ở giữa xã hội hiện đại bây giờ… Và cách lựa chọn nhân vật của Nguyễn Tuân, vẫn luôn cầu kỳ như
vậy. Nguyễn Tuân tìm đến với nhân vật “sông Đà” cũng là thêm một lần nữa tìm về cái đẹp, thêm một lần
nữa ghi dấu ấn bản ngã của chính bản thân mình lên những trang văn.  
Trong những trang văn của Nguyễn Tuân, sông Đà hàm chứa trong đó hai vẻ đẹp thoạt nghe tưởng chừng
đối lập: hung bạo và trữ tình. Đó là 2 vẻ đẹp được phác họa ra từ cái nhìn chủ quan của tác giả và vẻ đẹp
khách quan của dòng sông. Dưới quyền năng ngôn từ của Nguyễn Tuân, nhân vật sông Đà được hiện lên
với hai vẻ đẹp –  2 nét tính cách đối lập: hung bạo và trữ tình. Lúc hung bạo, con sông giống như một con
quái thú gầm gào, điên cuồng chỉ trực muốn nuốt những ai ngang qua khúc sông này; khi trữ tình, dòng
sông lại trở về với vẻ hiền hòa, sóng sánh chất thơ và bất chợt trở nên thân thiết với con người giống như
một “cố nhân”.  
 Nguyễn Quang Bích đã từng có một phát hiện thú vị về sông Đà, được thể hiện qua 2 câu: “Chúng thủy
giai đông tẩu –   Đà giang độc bắc lưu” được hiểu là mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông, duy chỉ có
sông Đà là chảy về hướng Bắc. Có thể thấy rằng, ngay từ việc lựa chọn cho nhân vật của mình, Nguyễn
Tuân cũng đã bộc lộ được “tạng văn, tạng người” của mình. Được đánh giá là một nhà văn của chủ nghĩa
“xê dịch”, Nguyễn Tuân gắn cuộc đời của mình với chiếc vali, với những chuyến đi để tìm kiếm cái đẹp,
ghi lại những điều đó trong trang văn của mình. Lần này, Nguyễn Tuân kéo vali ngược đường lên Tây Bắc,
để tìm kiếm những vẻ đẹp của sông Đà, điều này thật hợp lý khi sau này nhận định về Nguyễn, đã có rất
nhiều những nhà phê bình nói ông là nhà văn của những cảm giác mạnh, của núi cao, vực sâu, của những
 phong cảnh tuyệt mỹ và việc tìm đến, viết về dòng sông này thực sự là một cách giải thích hợp lý cho cảm
hứng sáng tạo của Nguyễn Tuân.  
Cá tính độc đáo của sông Đà, sự khác biệt của dòng sông này chính là điều thu hút, thôi thúc Nguyễn Tuân
 phải lên đường, phải viết. Để rồi lời đề từ Nguyễn Tuân chọn cho tác phẩm của mình đó là: “Đẹp vậy thay
tiếng hát trên dòng sông”. Một cảm hứng ngợi ca, tự hào về vẻ đẹp non sông đất nước đã được thể hiện
ngay từ “lối đi vào” của tùy bút đặc sắc này.  

Trong những trang văn của Nguyễn Tuân, sông Đà hàm chứa trong đó hai vẻ đẹp  thoạt nghe tưởng chừng
đối lập: hung bạo và trữ tình. Đó là 2 vẻ đẹp được phác họa ra từ cái nhìn chủ quan của tác giả và vẻ đẹp
khách quan của dòng sông. Dưới quyền năng ngôn từ của Nguyễn Tuân, nhân vật sông Đà được hiện lên
với hai vẻ đẹp –  2 nét tính
Sự hung bạo của Đà giang đã được Nguyễn Tuân thể hiện một cách rất tài tình trong thiên tùy bút này.
Sông Đà hung bạo, lắm thác nhiều ghềnh:  

Improve Your Experience &


Rating will help us to suggest even better
related documents to all of our readers!

" Useful

% Not useful

What is Scribd? '

Millions of titles at your fingertips


Home Only $9.99/month.
Books Cancel anytime.
Audiobooks Documents

You might also like