You are on page 1of 13

Câu 1: 

Tìm các từ đồng nghĩa tuyệt đối:


A. dứa, thơm
B. ném, lao
C. vịt, ngan
D. giội, chan

Câu 2: Ngữ cố định là:


A. Cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm
B. Cụm từ đã cố định hóa, có tính chặt chẽ, sẵn có, có tính xã hội như t
C. Một loại cụm từ tự do
D. Cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản

Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ của phát ngôn sau đây: "Đà Nẵng ngày (...)
Con mèo hen của mẹ ơi, con mới xa nhà có một tuần mà mẹ cứ tưởng đã hàng
năm."
A. Phong cách hành chính công vụ
B. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
C. Phong cách thư từ
D. Phong cách chính luận

Câu 4: Dẫn ý của phát ngôn "Chiều nay nếu rỗi thì tôi đến" là
A. Chiều nay tôi đến tức là tôi rỗi
B. Người nói và người nghe đều bận bịu
C. Vào thời điểm nói, trạng thái rỗi và hành động đến đều chưa xảy ra
D. Chiều nay nếu bận thì tôi không đến

Câu 5: Do có tính chính xác về ngữ nghĩa nên thuật ngữ khoa học:
A. Có tính nhiều nghĩa
B. Chỉ có một nghĩa
C. Chỉ gọi tên cái gì thật cụ thể, có hình dáng, kích thước
D. Có nghĩa biểu thái (biểu cảm)
Câu 6: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn sau: " Ngày 9 tháng 3 năm
nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc
đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại trong 5 năm,
chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật."
A. Phong cách chính luận
B. Phong cách ngôn ngữ sách vở
C. Phong cách báo chí - công luận
D. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 7: Chỉ ra âm tiết nửa mở:


A. gì
B. hai
C. huy
D. cam

Câu 8: Quán ngữ là:


A. Điển hình của cụm từ cố định
B. Điển hình của cụm từ tự do
C. Một loại cụm từ tự do
D. Dạng trung gian giữa cụm từ cố định và cụm từ tự do

Câu 9: Tiền giả định của phát ngôn "Trời đổ mưa":


A. Lúc đang nói trời chưa mưa
B. Trước đó trời không mưa
C. Lúc đang nói trời đã hết mưa
D. Trước đó trời nắng

Câu 10: Thường có hiện tượng tỉnh lược và tồn tại những yếu tố dư là đặc điểm
ngữ pháp của:
A. Phong cách chính luận
B. Phong cách báo chí - công luận
C. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
D. Phong cách hành chính - công vụ

Câu 11: Hãy chỉ ra từ có phương thức cấu tạo khác với các từ trong nhóm
A. trắng phau
B. bàn học
C. lành tính
D. xăng dầu

Câu 12: Tìm ngữ cố định khác với những đơn vị còn lại:
A. Dậu đổ bìm leo
B. Vắt cổ chày ra nước
C. Chuột chạy cùng sào
D. Đáng chú ý là

Câu 13: Hãy chỉ ra từ có phương thức cấu tạo khác với các từ trong nhóm:
A. đỏ đắn
B. mỏi mòn
C. tim tím
D. lờ đờ

Câu 14: Loại văn bản nào dưới đây thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận?
A. Xã luận, phóng sự
B. Phỏng vấn, tin tổng hợp, phóng sự điều tra
C. Hịch, cáo, lời kêu gọi, tuyên ngôn, xã luận
D. Hịch, bản tin, phóng sự

Câu 15: Tìm quán ngữ khẩu ngữ:


A. Có thể cho rằng
B. Tóm lại
C. Một là
D. Của đáng tội

Câu 16: Chỉ ra từ có cách viết ĐÚNG:


A. (da) sanh sao
B. sợ sệt
C. xo xánh
D. sinh đẹp

Câu 17: Dùng nhan đề “Đôi mắt” để nói về cách nhìn đời, cách nhìn người tức là
Nam Cao đã dùng biện pháp tu từ:
A. Đồng nghĩa kép
B. Tương phản
C. Hoán dụ nghệ thuậ
D. Tượng trưng

Câu 18: Số lượng âm vị đoạn tính của phát ngôn “nhanh nhẹn” là:
A. 6 âm vị
B. 8 âm vị
C. 5 âm vị
D. 2 âm vị

Câu 19: Tìm tiền giả định của phát ngôn "Nếu không lỡ tàu thì tôi đã về kịp"
A. Người xưng tôi lỡ tàu
B. Tôi về muộn là có lý do khách quan chính đáng đấy
C. Người xưng"tôi" về đến nơi sau thời điểm cần thiết
D. Xin lỗi, tôi về muộn

Câu 20: Tiền giả định bách khoa là:


A. Tiền giả định được diễn đạt bằng những dấu hiệu hình thức trong phát ngôn
B. Tất cả hiểu biết về tự nhiên và xã hội mà những người giao tiếp có chung
C. Vốn tin mà người giao tiếp có chung
D. Những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra nghĩa tường minh của phát ngôn

Câu 21: Tìm luận điểm đúng:


A. Phần lớn nghĩa của từ chuyển biến theo lối móc xích
B. Sau khi chuyển nghĩa, nghĩa biểu vật đầu tiên của từ sẽ không còn nữa
C. Sự chuyển nghĩa không thể làm thay đổi nghĩa biểu thái của từ
D. Sự chuyển nghĩa có thể làm cho nghĩa của từ mở rộng ra hoặc thu hẹp lại

Câu 22: Tìm văn bản khác phong cách chức năng ngôn ngữ với những văn bản
còn lại:
A. Cáo bình Ngô
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
C. Báo cáo tổng kết cuối năm
D. Tuyên ngôn độc lập

Câu 23: Tìm tiền giả định của phát ngôn "Con nhà mồ côi mà thằng bé ấy học giỏi
lắm".
A. Thằng bé ấy học giỏi
B. Thằng bé ấy không còn cha mẹ hoặc đã mất một trong hai người
C. Ai cũng biết, những đứa trẻ không cha không mẹ thì ít được chăm sóc chu
áo về việc ăn ở, học hành
D. Người nói rất hiểu thằng bé ấy

Câu 24: Dẫn ý của phát ngôn" Để ngày mai mới làm thì muộn mất "
A. Để ngày kia mới làm thì càng muộn
B. Không còn thời gian nữa đâu!
C. Phải làm ngay hôm nay thì mới kịp
D. Đằng nào cũng đã muộn rồi

Câu 25: Tìm biện pháp chơi chữ bằng cách dùng các đơn vị đồng âm (trong nhan
đề bài báo của Tuổi trẻ cười)
A. Ý thức … ngủ chăng?
B. Y tế hay là… “ê” một tý
C. Những ngôi nhà vừa “ống” vừa “khói”
D. Bảo hiểm ơi, sao hiểm quá

Câu 26: Phát ngôn “Con tìm xem cái bút nó ở đâu!” thể hiện đặc điểm ngôn ngữ
nào của phong cách sinh hoạt hàng ngày?
A. Từ được dùng theo nghĩa khẩu ngữ
B. Thường hay dùng các thán từ, tình thái từ, quán ngữ, thành ngữ
C. Sử dụng từ ngữ có hình ảnh, có tính cụ thể, biểu cảm
D. Có mặt yếu tố dư để nhấn mạnh điều cần nói

Câu 27: Hiện tượng trái nghĩa khác hiện tượng đồng nghĩa ở đặc điểm bản chất
nào?
A. Đều xuất hiện trong cùng một trường nghĩa
B. Xảy ra với hàng loạt từ
C. Có tính bộ phận (đối với từ đa nghĩa)
D. Đồng nhất ở tất cả các nét nghĩa trừ nét nghĩa đã bị lưỡng cực hoá.

Câu 28: Đoạn trích: “Điều 3: Các ông Trưởng phòng hành chính – Tổng hợp, Đào
tạo, Tổ trưởng Tài vụ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và các thành viên có tên
ở điều 1 căn cứ quyết định thi hành.” thể hiện đặc điểm nào của phong cách ngôn
ngữ hành chính - công vụ?
A. Từ dùng có tính hình ảnh
B. Sử dụng từ ngữ hành chính và các thể thức khuôn sáo hành chính
C. Có dạng câu đặc trưng được gọi là câu văn hành chính
D. Cách viết các chữ số, hạng mục, bảng biểu không theo quy định chặt chẽ

Câu 29: Câu thơ: “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù” (Việt Bắc – Tố Hữu)
sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Liệt kê
B. Tỉnh lược
C. Phóng đại
D. Tiệm thoái

Câu 30: Câu văn: "Huê thơm bán một đồng mười, huê tàn nhị rữa giá đôi lạng
vàng, giá đôi lạng vàng chứ chửa vị tất đã bán đâu..." (Trích " Mùa lạc" của
Nguyễn Khải) thể hiện đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật:
A. Tính thẩm mỹ
B. Tính hình tượng và tính tổng hợp
C. Tính thời sự
D. Tính hùng biện

Câu 31: Người mẹ nói với con gái: “Cô đi đâu bây giờ mới về?”. Từ “cô” trong
phát ngôn trên thể hiện luận điểm nào dưới đây:
A. Từ trong văn bản luôn có tính khái quát, trừu tượng
B. Từ trong văn bản thể hiện thái độ của người nói
C. Từ trong văn bản không gắn với chức năng ngữ pháp
D. Từ trong văn bản có thể được sử dụng lệch chuẩn

Câu 32: Tìm các từ đồng nghĩa khác nhau về nét nghĩa biểu thái:
A. chén, đánh chén
B. hy sinh, từ trần
C. phi cơ, máy bay
D. tặng, thí

Câu 33: Tìm từ cổ:


A. Hoàng giáp
B. Long sàng
C. Khanh
D. Chác

Câu 34: "Tính công vụ, tính minh xác, tính khuôn mẫu" là đặc trưng của:
A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
B. Phong cách chính luận
C. Phong cách báo chí - công luận
D. Phong cách hành chính - công vụ

Câu 35: Từ "bé" có những nghĩa sau:


1. Tính chất của sự vật nói chung: có kích thước, thể tích kém hơn nhiều so với
những cái cùng loại (vd: Chữ bé như con kiến)
2. Tính chất của con người: rất ít tuổi, non trẻ (vd: Con còn bé)

Sự chuyển nghĩa từ (1) sang (2) mang đặc điểm:


A. Nghĩa sau khác hẳn nghĩa trước
B. Nghĩa của từ được mở rộng ra
C. Nghĩa của từ bị thu hẹp lại
D. Thay đổi nghĩa biểu thái

Câu 36: Đơn vị nào dưới đây thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính – công vụ?
A. Lời hỏi - đáp trong các kỳ thi vấn đáp
B. Thư mời
C. Nhật kí Đặng Thùy Trâm
D. Bài giảng của giáo viên

Câu 37: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn sau: “Ông chủ trọ sốt sắng
đợi ở trước cửa. Thấy chàng, ông ta đon đả chào hỏi : - Ối chà ! Rét quá, ông nhỉ !
Tôi không thấy khoa nào đương thi lại bị mưa gió thế này. Xin mời ông vào trong
nhà sưởi ấm cái đã, rồi sẽ thay đổi quần áo” (Trích "Lều chõng" - Ngô Tất Tố).
A. Phong cách hành chính công vụ
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
C. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
D. Phong cách báo chí - công luận

Câu 38: Chọn luận điểm ĐÚNG:


A. Âm tiết "vía" có âm chính là nguyên âm đôi.
B. Âm tiết "hoa" có âm chính là nguyên âm đôi.
C. Âm tiết "trang" có âm cuối là phụ âm tắc vô thanh.
D. Âm tiết "thịt" có âm cuối là phụ âm vang mũi.

Câu 39: Hãy chỉ ra thành ngữ trong các cụm từ sau đây:
A. Vườn cây, ao cá
B. Tiếng gọi của non sông
C. Lời ăn, tiếng nói
D. Thả mồi bắt bóng

Câu 40: Hãy chỉ ra tiếng có âm chính khác với các tiếng trong nhóm:
A. làm
B. ta
C. cành
D. hoàng

Câu 41: Đặc điểm ngôn ngữ nào là của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày:
A. Không dùng những từ ngữ có hình ảnh, có tính cụ thể, biểu cảm
B. Thường hay dùng các thán từ, tình thái từ, quán ngữ, thành ngữ
C. Chỉ sử dụng dạng ngữ âm chuẩn
D. Thường sử dụng từ ngữ toàn dân

Câu 42: Phát ngôn "Anh ấy không biết rằng "câu lạc bộ" là một từ gốc Anh" có
tiền giả định là:
A. Tôi hơn hẳn anh ta
B. Trong tiếng Việt, từ " câu lạc bộ" vốn bắt nguồn từ tiếng Anh
C. Tôi biết " câu lạc bộ" vốn bắt nguồn từ tiếng Anh
D. Điều ấy không sao, ta nên thể tất

Câu 43: Xác định biện pháp tu từ được gạch chân trong câu sau:" Phòng khi tôi đi
gặp các cụ Các Mác, cụ Lê Nin " ( Hồ Chí Minh)
A. Hoán dụ
B. Ẩn dụ
C. Không có biện pháp tu từ
D. Nhã ngữ

Câu 44: Tìm trường nghĩa liên tưởng:


A. tròn, vuông, méo, thon
B. xuân, hạ, thu, đông ...
C. chiều, buồn, nhớ, thất vọng ..
D. lôi, kéo, giật, hút ..

Câu 45: Hình thức ngữ âm "kẻ" có các nghĩa sau:

1. Người, hoặc nhiều người, không nói cụ thể là ai (vd: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây)
2. Đơn vị dân cư, thường là nơi có chợ búa (vd: Kẻ Sặt, Kẻ Noi).
3. Tạo nên đường thẳng trên bề mặt (vd: Kẻ ô lên giấy).
4. Tạo nên đường nét đẹp bằng cách tô vẽ (vd: Kẻ lông mày)
Hỏi có bao nhiêu từ "kẻ" ?
A. 3 từ
B. 4 từ
C. 1 từ
D. 2 từ

Câu 46: Cụm từ "nghe thầy giáo giảng bài" có:


A. thành tố trung tâm là "giảng bài"
B. phần phụ sau là kết cấu song hành
C. phần phụ sau là kết cấu C-V
D. thành tố trung tâm là "thầy giáo"

Câu 47: Tiền giả định:


A. Được diễn đạt bằng các dấu hiệu hình thức của phát ngôn tường minh
B. Là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh
C. Là hiểu biết về tự nhiên và xã hội mà những người giao tiếp có chung
D. Là nội dung thông báo gián tiếp của câu nói

Câu 48: Tìm tiếng lóng:


A. long sàng
B. tử (thi hỏng)
C. đào (nữ diễn viên trẻ)
D. bón thúc

Câu 49: Tiền giả định của phát ngôn "Đóng cửa lại !":
A. Đừng chần chừ nữa!
B. Sao lại mở cửa ra!
C. Tại thời điểm phát ngôn, cửa đang đóng
D. Tại thời điểm phát ngôn, cửa đang mở

Câu 50: Ẩn dụ tu từ là:


A. Cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi đối tượng này để biểu thị đối tượng kia trên cơ
sở liên tưởng về những nét tương đồng giữa hai đối tượng
B. Cách dùng những từ ngữ vốn biểu thị về sự vật, thực vật, động vật để biểu thị con
người
C. Cách lấy từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính,
dấu hiệu của đối tượng không phải con người
D. Cách dùng hình ảnh cụ thể sinh động để biểu thị một ý niệm về triết lí nhân sinh
hay một bài học luân lí đạo đức
Chữ ký CB Coi Chữ ký CB Chấm
Unit: Bài KT Tiếng Việt
thi thi
Ngày sinh: 15/12/1999
Name: Võ Lê Phước An
Account: AV29.1B2NVT001
Email: Anvlp.register@gmail.com
Start: 11/11/2022 9:01:23 AM
End: 11/11/2022 9:17:31 AM
Tổng câu: 50
Số đúng: 12
Điểm: 2.4

BÀI LÀM
Câu Trả lời Ghi chú
1 B Sai
2 B Đúng
3 A Sai
4 C Sai
5 D Sai
6 A Đúng
7 B Đúng
8 D Đúng
9 B Đúng
10 C Đúng
11 B Sai
12 A Sai
13 C Sai
14 A Sai
15 D Đúng
16 B Đúng
17 A Sai
18 B Sai
19 A Sai
20 D Sai
21 D Đúng
22 D Sai
23 A Sai
24 B Sai
25 B Sai
26 B Sai
27 A Sai
28 D Sai
29 B Sai
30 C Sai
31 C Sai
32 A Sai
33 C Sai
34 A Sai
35 C Đúng
36 C Sai
37 A Sai
38 C Sai
39 B Sai
40 B Sai
41 A Sai
42 A Sai
43 B Sai
44 C Đúng
45 B Sai
46 D Sai
47 B Đúng
48 A Sai
49 C Sai
50 D Sai

You might also like