You are on page 1of 3

HỆ THỐNG KIẾN THỨC LỊCH SỬ 11

CHỦ ĐỀ 1: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)


1. Nguyên nhân bùng nổ
a. Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã làm thay
đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
- Những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt.
⟹ Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- Hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau:
+ Khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a).
+ Khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
b. Duyên cớ: Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát, giới quân phiệt Đức, Áo đã tuyên
chiến ⟹ Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.
2. Các sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất
Thời gian Sự kiện lịch sử
GIAI ĐOẠN 1: 1914 - 1916
28/7/1914 Áo - Hung tuyên chiến Xéc - bi.
1/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga.
3/8/1914 Đức tuyên chiến với Pháp và thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
Anh tuyên chiến với Đức
4/8/1914
a CTTG thứ nhất bùng nổ
Cuối năm 1914 Ở mặt trận phía Đông, Nga tấn công Đông Đức, cứu nguy cho Pháp
Đức tấn công Nga nhưng không đạt được mục đích. Hai bên ở trong thế cầm cự.
1915 Nhiều phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, hơi độc, máy bay trinh sát và ném bom được
sử dụng.
Đức tấn công Pháp ở pháo đài Vecđoong. Chiến sự kéo dài nhưng không thành công. Quân
1916
Đức phải rút lui.
Hai bên ở thế cân bằng. Đức, Áo-Hung chuyển sang phòng ngự.
Cuối năm 1916
Tình thế cách mạng xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.
GIAI ĐOẠN 2: 1917 – 1918
2/4/1917 Mĩ tham chiến. Chiến sự có lợi cho phe Hiệp Ước.
7/11/1917 Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi
3/1918 Nga kí với Đức “Hòa ước Bret Litốp” a Nga rút khỏi cuộc chiến
9/1918 Quân Đức liên tiếp thất bại, phải bỏ chạy khỏi Pháp, Bỉ
9/11/1918 Cách mạng bùng nổ ở Đức
Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện
11/11/1918
a Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo-Hung.
3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất
a. Hậu quả:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên Minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và
của. Là tai họa đối với nhân loại. Lợi ích chỉ dành cho những đế quốc thắng trận.
- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mỹ.
- Bản đồ thế giới thay đổi. Nhiều quốc gia mới ra đời.
b. Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
CHỦ ĐỀ 2: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ LIÊN XÔ (1921 – 1941)
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng:
- Về chính trị:
+ Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.
+ Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất
nước.
- Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
- Về xã hội: Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ; phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra
khắp nơi.
=> Nhận xét: Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ rõ sự yếu kém, bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị
như cũ được nữa => Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng.
2. Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Nội dung Cách mạng tháng Hai năm 1917 Cách mạng tháng Mười năm 1917
Chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại.
Mục tiêu  Lật đổ chế độ Nga hoàng
Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản
Lãnh đạo Đảng Bôn-sê-vích Đảng Bôn-sê-vích và Lê-nin
Lực lượng Công nhân, nông dân, binh lính Công nhân, nông dân. 
- Tháng 4/1917, Lênin soạn Luận cương tháng tư.
- Ngày 23/2/1917, cách mạng bùng - Ngày 7/10, Lênin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ - Đêm 24/10, đội Cận vệ đỏ nhanh chóng chiếm được vị trí
công nhân Pê-tơ-rô-grát. then chốt ở Thủ đô.
Diễn biến - Ngày 27/2/1917, dưới sự lãnh đạo - Đêm 25/10 (7/11), quần chúng nhân dân tấn công Cung
của Đảng Bôn-sê-vích, tổng bãi điện Mùa Đông, bắt giữ các Bộ trưởng của Chính phủ tư
công chính trị đã chuyển sang khởi sản.
nghĩa vũ trang. - Tháng 3/1918, cách mạng giành thắng lợi trên khắp nước
Nga rộng lớn.
- Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật - Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản.
đổ ở Nga, - Xây dựng chính quyền Xô viết, giành hoà bình, ruộng đất,
- Thành lập 2 chính quyền song tự do,... cho các tầng lớp nhân dân.
Kết quả song tồn tại: - Thiết lập chế độ nhà nước vô sản đem lại chính quyền về
+ Chính phủ lâm thời tư sản tay nhân dân
+ Xô viết đại biểu công nhân nông
dân binh lính.
Tính chất Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới Cách mạng xã hội chủ nghĩa. (vô sản)
Đã lật đổ chế độ phong kiến tồn tại a. Đối với nước Nga:
hàng trăm năm ở nước Nga. - Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của
hàng triệu con người ở Nga.
- Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải
Ý nghĩa phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột đứng lên làm chủ đất
nước và vận mệnh của mình.
b. Đối với thế giới:
- Làm thay đổi cục diện thế giới.
- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng
thế giới.

3. Liên Xô 1921 - 1941


- Tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga thực hiện chính sách KT mới (NEP) do Lênin đề xướng
- 12/1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) ra đời gồm 4 thành viên.
CHỦ ĐỀ 3: CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
1. Hệ thống Vecxai Oasinton
- CTTG T1 kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 -
1922) để kí kết hòa ước, phân chia quyền lợi.
⇒ Một trật tự thế giới mới được thiết lập. Đó là hệ thống hòa ước Vecxai - Oasinhtơn.
- Sự hình thành hệ thống Vecxai – Oasinton đã làm sâu sắc hơn những mâu thuẫn giữa các nước tư bản:
⇒ Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời kì này chỉ mang tính tạm thời, mỏng manh.
- Để duy trì trật tự thế giới mới, năm 1920, Hội Quốc Liên được thành lập với sự tham gia của 44 nước
2. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:
a. Nguyên nhân: sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận → “cung” vượt quá “cầu”.
b. Phạm vi, quy mô:
- Thứ Ba ngày 29/10/1929, Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mĩ, trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; từ lĩnh vực tài
chính – ngân hàng ⇒ lan sang các ngành kinh tế khác.
- Từ Mĩ, cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ thế giới tư bản.
c. Hậu quả: Kinh tế suy thoái nghiêm trọng; hàng trăm triệu người thất nghiệp, chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy
cơ chiến tranh thế giới mới đang đến gần => Người dân đói khổ trong khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933
- Là cuộc khủng hoảng lớn nhất, kéo dài nhất, tàn phá và gây ra những hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử CNTB
2. Một số nước tư bản chủ yếu trong những năm 1929 - 1933:
Cách thức giải quyết cuộc
Tên nước Nguyên nhân
khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
Đức không có hoặc có ít thuộc địa; thiếu vốn, nguyên liệu, thị
Tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà
Nhật Bản trường tiêu thụ; là những quốc gia có truyền thống quân
nước
Italia phiệt hiếu chiến
Mĩ Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội có nhiều thuộc địa, thị trường; truyền thống dân chủ tư
Anh
sản
Pháp

You might also like