You are on page 1of 29

Chương 3

ĐẠO HÀM VÀ ỨNG DỤNG

3.1 BÀI TOÁN DẪN ĐẾN KHÁI NIỆM ĐẠO HÀM

3.2 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CẤP MỘT

3.2.1. Khái niệm đạo hàm

Định nghĩa 3.2.1. Xét hàm f (x) xác định trong khoảng mở (a, b) và x0 ∈
(a, b). Nếu tồn tại giới hạn hữu hạn
f (x) − f (x0 )
lim =A∈R
x→x0 x − x0
thì A được gọi là đạo hàm của hàm f (x) tại điểm x0 và ký hiệu là f 0 (x0 ).
Nếu A = ±∞ thì đôi khi ta cũng nói f 0 (x0 ) = ±∞ là đạo hàm vô hạn.
Nếu đưa vào gia số ∆x = x−x0 của biến tại x0 và gia số ∆f = f (x)−f (x0 )
tương ứng của hàm thì rõ ràng là
f (x) − f (x0 ) ∆f f (x0 + ∆x) − f (x0 )
f 0 (x0 ) = lim = lim = lim (3.1)
x→x0 x − x0 ∆x→0 ∆x x→x0 ∆x
Định lý 3.2.1. Hàm f (x) có đạo hàm tại điểm x0 thì liên tục tại điểm này.
Chiều đảo của định lý trên không đúng, nói cách khác, nếu hàm f (x) liên
tục tại điểm x0 thì chưa chắc đã có đạo hàm tại điểm ấy. Thật vậy, xét hàm
f (x) = |x| tại x0 = 0. Rõ ràng tại điểm x0 hàm này liên tục vì f (x) → f (0)
khi x → 0, nhưng vì các giới hạn một phía
f (x) − f (x0 ) |x| − 0 x
lim = lim = lim = 1,
x→x0 + x − x0 x→0+ x − 0 x→0+ x
f (x) − f (x0 ) |x| − 0 −x
lim = lim = lim = −1,
x→x0 − x − x0 x→0− x − 0 x→0− x

f (x) − f (x0 )
nên không tồn tại giới hạn hai phía limx→x0 , nghĩa là hàm f (x)
x − x0
không có đạo hàm tại x0 = 0.

51
52 Lê A. Tuấn, Bài giảng Giải tích, 2021

Hình 3.1: Hàm y = |x|

3.2.2. Đạo hàm một phía

Giới hạn (3.1) trong định nghĩa đạo hàm là giới hạn hai phía. Nếu trong (3.1)
thay cho quá trình x → 0, ta xét quá trình x → 0− hoặc x → 0+ thì ta có
khái niệm đạo hàm một phía. Cụ thể hơn, ta có

Định nghĩa 3.2.2. Nếu tồn tại các giới hạn một phía
f (x) − f (x0 ) ∆f
lim = lim 0
=: f− (x0 ), hoặc
x→x0 − x − x0 ∆x→0− ∆x
f (x) − f (x0 ) ∆f 0
lim = lim =: f+ (x0 )
x→x0 + x − x0 ∆x→0+ ∆x
thì f−
0
(x0 ) và f+
0
(x0 ) tương ứng được gọi là đạo hàm trái và đạo hàm phải của
hàm f (x) tại điểm x0 .

Rõ ràng đạo hàm f 0 (x) hoặc các đạo hàm một phía f− 0 0
(x), f+ (x) tại x đều
phụ thuộc vào x, tức là các hàm của x. Vậy khi nói đạo hàm của f mà không
nói rõ tại một điểm nào thì ta lại được một hàm mới f 0 .
Từ lý thuyết giới hạn ta thấy ngay

Định lý 3.2.2. Điều kiện cần và đủ để f (x) có tại x0 đạo hàm f 0 (x0 ) là tại
điểm đó hàm f có đạo hàm trái f− 0
(x0 ), đạo hàm phải f+
0
(x0 ) và hai đạo hàm
đó bằng nhau và cùng bằng f (x0 ), tức là
0

f (x) có đạo hàm f 0 (x0 ) ⇐⇒ 0


f− 0
(x0 ) = f+ (x0 ) (= f 0 (x0 )).
Chương 3. Đạo hàm và Ứng dụng 53
Trở lại với ví dụ ở cuối mục trước ta thấy hàm f (x) = |x| có tại điểm
x0 = 0: đạo hàm trái f− 0
(0) = −1, đạo hàm phải f+
0
(0) = 1. Vì hai đạo hàm
trái, phải không bằng nhau nên hàm không có đạo hàm tại 0.

Nhận xét 3.2.1. i) Ta nói hàm f (x) có

◦ đạo hàm trong khoảng mở (a, b) nếu nó có đạo hàm tại mọi điểm
trong khoảng đó.
◦ đạo hàm trên khoảng đóng (hoặc đoạn) [a, b] nếu nó có đạo hàm
trong khoảng mở (a, b) và có đạo hàm phải tại a, đạo hàm trái tại
b.

ii) Tránh nhầm lẫn đạo hàm phải của f (x) tại x0 , tức f+ 0
(x0 ), với giới hạn
phải của đạo hàm f 0 (x) tại x0 , tức f 0 (x0 +). Chẳng hạn, xét hàm

−x nếu x < 0,


f (x) = 1 nếu x = 0,



x nếu x > 0.

Dễ thấy
0 f (x) − f (0) x−1
f+ (0) = lim = lim
x→0+ x−0 x→0+ x
không tồn tại (cụ thể bằng −∞) nhưng f 0 (0+) = 1.

3.2.3. Đạo hàm của hàm hợp và hàm ngược

Định lý 3.2.3 (Đạo hàm hàm hợp). Giả sử

i) Hàm u = u(x) có tại điểm x0 đạo hàm u0 (x0 ).

ii) Hàm y = y(u) có tại điểm tương ứng u0 = u(x0 ) đạo hàm y 0 (u0 ) =
yu0 (u(x0 )).

Khi đó hàm hợp y(u(x)) có tại điểm x = x0 đạo hàm bằng

[y(u(x))]0x=x0 = y 0 (u0 )u0 (x0 ). (3.2)

Hệ thức (3.2) thường được ký hiệu ngắn gọn là

yx0 = yu0 u0x . (3.3)


54 Lê A. Tuấn, Bài giảng Giải tích, 2021
Định lý 3.2.4 (Đạo hàm hàm ngược). Giả sử hàm y = f (x)

i) liên tục và tăng (hoặc giảm) chặt trong một lân cận (x0 − δ, x0 + δ) nào
đó của điểm x0 .

ii) có tại x = x0 đạo hàm khác không: f 0 (x0 ) 6= 0.

Khi đó hàm ngược x = g(y) có tại điểm tương ứng y0 = f (x0 ) đạo hàm bằng

1
g 0 (y0 ) = . (3.4)
f 0 (x0 )

hay viết gọn


1
x0 (y) = . (3.5)
y 0 (x)

3.2.4. Đạo hàm của tổng, tích, thương

Ta đã biết các công thức ở phổ thông

(u + v)0 = u0 + v 0 ,
(uv)0 = u0 v + v 0 u,
 u 0 u0 v − v 0 u
= .
v v2

Bằng quy nạp có thể chứng minh được rằng trong trường hợp tích của n thừa
số ta có

(u1 u2 . . . un )0 = u01 u2 . . . un + u1 u02 . . . un + · · · + u1 u2 . . . u0n .

3.2.5. Bảng đạo hàm của các hàm cơ bản

1) (C)0 = 0, 2) (Cu(x))0 = Cu0 (x),


01 0 u0 (x)
3) (ln |x|) = , 4) (ln |u(x)|) = ,
x u(x)
1
5) (loga |x|)0 = , 6) (xα )0 = αxα−1 ∀α ∈ R,
x ln a
7) (ex )0 = ex , 8) (ax )0 = ax ln a,
9) (sin x)0 = cos x, 10) (cos x)0 = − sin x,
Chương 3. Đạo hàm và Ứng dụng 55
1 1
11) (tan x)0 = = 1 + tan2 x, 12) (cot x)0 = − ,
2
cos x sin2 x
1 1
13) (arcsin x)0 = √ , 14) (arccos x)0 = − √ ,
1 − x2 1 − x2
1 1
15) (arctan x)0 = , 16) (arccot x)0 = − ,
1 + x2 1 + x2

h π πi
Chứng minh. Công thức 13): Đặt y = arcsin x thì x = sin y, y ∈ − , . Ta
2 2
có q p
0
x (y) = cos y = 1 − sin2 y = 1 − x2 .
Theo (3.5) thì
1 1
y 0 (x) = =√ .
x0 (y) 1 − x2
 π π
Công thức 15): Đặt y = arctan x thì x = tan y, y ∈ − , . Ta có
2 2
1
x0 (y) = 2
= 1 + tan2 y = 1 + x2 .
cos y

Theo (3.5) thì


1 1
y 0 (x) = = .
x0 (y) 1 + x2

Đạo hàm lôgarit

Đạo hàm lôgarit của một hàm là đạo hàm biểu thức lôgarit của nó, mà rất
thuận tiện trong việc tính đạo hàm của các hàm là tích hoặc thương của nhiều
thừa số.
p
Ví dụ 3.2.1. Tính y 0 (1) nếu y = (x + 1)(x2 + 1)(x3 + 1).
Nếu dùng công thức đạo hàm của một tích thì rất phức tạp. Vì vậy, ta lấy
lôga hai vế rồi mới đạo hàm, bằng cách đó vế phải được phân rã thành một
tổng dễ lấy đạo hàm. Cụ thể
1 
ln y = ln(x + 1) + ln(x2 + 1) + ln(x3 + 1) .
2
Do đó  
y0 1 1 2x 3x2
= + + .
y 2 x + 1 x2 + 1 x3 + 1
56 Lê A. Tuấn, Bài giảng Giải tích, 2021
√ √
Tại x = 1 thì y = 8 = 2 2 nên
√  
0 2 2 1 3 √
y (1) = +1+ = 3 2.
2 2 2

Ví dụ 3.2.2. Tính đạo hàm của y = u(x)v(x) .


Hàm này có dạng hàm mũ trong đó cả cơ số lẫn số mũ đều phụ thuộc vào
x. Do đó ta không thể dùng công thức đạo hàm của hàm có dạng ax hoặc xα
vì đó là những trường hợp cơ số hoặc số mũ cố định. Nhận xét rằng

ln y = v(x) ln u(x).

Từ đó
y0 0 u0 (x)
= v (x) ln u(x) + v(x)
y u(x)
hay  
0 u(x)v 0 (x) ln u(x) + v(x)u0 (x)
y =y
u(x)
nghĩa là
h i0  0 0

u(x)v (x) ln u(x) + v(x)u (x)
u(x)v(x) = u(x)v(x) .
u(x)

3.2.6. Ý nghĩa hình học của đạo hàm

Đạo hàm f 0 (x0 ) bằng hệ số góc của tiếp tuyến với đường cong đồ thị (C) của
hàm y = f (x) tại điểm M0 (x0 , f (x0 )).
Nếu
f (x) − f (x0 )
lim = ±∞
x→x0 x − x0
thì tiếp tuyến của đồ thị song song với trục Oy. Khi đó, hàm f (x) có tại điểm
x0 đạo hàm vô hạn.
Nếu đường cong (C) tạo bởi hai nhánh (C1 ) và (C2 ) tiếp giáp nhau tại
−−−→
điểm M0 sao cho tại M0 hai nhánh (C1 ) và (C2 ) có hai tiếp tuyến M0 T1 và
−−−→
M0 T2 không cùng nằm trên một đường thẳng thì M0 được gọi là một điểm
góc của đường cong (C). Đặt
−→ −−−→ −→ −−−→
α1 = ∠(Ox, M0 T1 ), α2 = ∠(Ox, M0 T2 ),
Chương 3. Đạo hàm và Ứng dụng 57

Hình 3.2: Ý nghĩa hình học của đạo hàm f 0 (x0 )

−−−→ −−−→
thì dễ thấy rằng các hệ số góc của M0 T1 và M0 T2 tương ứng là các đạo hàm
một phía của f (x) tại x0 :
0 0
f− (x0 ) = tan α2 , f+ (x0 ) = tan α1 .

3.2.7. Khái niệm vi phân

Định nghĩa 3.2.3. Giả sử f (x) là một hàm xác định ở lân cận điểm x0 . Nếu
trong lân cận này, gia số ∆f = f (x0 + ∆x) − f (x0 ) của hàm, tương ứng với
gia số ∆x của biến, có thể viết được dưới dạng

∆f = A∆x + o(∆x),

trong đó A ∈ R là đại lượng chỉ phụ thuộc x0 và hàm f mà không phụ thuộc
vào ∆x, còn o(∆x) là một vô cùng bé cấp cao hơn so với ∆x thì đại lượng
A∆x được gọi là vi phân (đối với biến x) của hàm f (x) tại điểm x0 và được
ký hiệu là
df = A∆x.
Lúc đó, ta cũng nói hàm f (x) khả vi tại điểm x0 .
Định lý 3.2.5. Điều kiện cần và đủ để hàm f (x) khả vi tại x0 là tại điểm đó
hàm f (x) có đạo hàm hữu hạn f 0 (x0 ), và khi đó

df = f 0 (x0 )∆x. (3.6)


58 Lê A. Tuấn, Bài giảng Giải tích, 2021

Hình 3.3: Ý nghĩa hình học của các đạo hàm phải, trái tại điểm x0

Nhận xét 3.2.2. Nếu hàm f (x) có đạo hàm (tương ứng, có đạo hàm là hàm
liên tục) trong (a, b), [a, b], . . . thì ta cũng nói nó là hàm khả vi (tương ứng,
khả vi liên tục) trong (a, b), [a, b], . . .

3.2.8. Ý nghĩa hình học của vi phân

Giả sử hàm f (x) khả vi tại x0 với đạo hàm của nó tại điểm ấy là f 0 (x0 ). Gọi
M0 , M lần lượt là những điểm trên đường cong đồ thị của hàm và P0 , P lần
lượt là các hình chiếu của M0 , M xuống trục Ox. Gọi H là giao điểm của M P
với đường thẳng đi qua M0 và song song với Ox. Rõ ràng là

M0 H = ∆x, HM = ∆f.

Gọi T là giao điểm của tiếp tuyến đường cong đồ thị hàm f (x) tại M0 với
M P , ta có
HT
= tan α
M0 H
−−−→ −−−→
trong đó α = ∠(M0 H, M0 T ).
Mà tan α = f 0 (x0 ) do đó HT = M0 H tan α = f 0 (x0 )∆x, tức là

df = HT ,

trong khi đó ∆f = HM (xem hình vẽ).


Chương 3. Đạo hàm và Ứng dụng 59

Hình 3.4: Ý nghĩa hình học của vi phân của f (x) tại x0

3.2.9. Đạo hàm coi như tỉ số của hai vi phân

Ta có công thức
df
f 0 (x) = , (3.7)
dx
nghĩa là, đạo hàm của hàm f (x) tại điểm x bằng tỉ số vi phân của hàm f và
vi phân của biến x tại điểm ấy.

3.2.10. Các quy tắc tính vi phân

dC = 0, C là hằng số
d(Cu) = Cdu,
d(u + v) = du + dv,
d(uv) = udv + vdu,
 u  vdu − udv
d = .
v v2

3.2.11. Tính bất biến dạng của vi phân cấp một

Dù x là biến độc lập hay là biến trung gian x = x(t) thì vi phân của hàm f (x)
hay f (x(t)) luôn có dạng
df = f 0 (x)dx.
60 Lê A. Tuấn, Bài giảng Giải tích, 2021
Để biểu thị điều đó, ta nói
Dạng của vi phân df = f 0 (x)dx là một bất biến qua phép biến đổi x = x(t).
Do đó, công thức (3.7) luôn đúng dù x là biến độc lập hay là biến trung
gian. Tính chất này cho phép ta tìm lại các công thức tính đạo hàm của hàm
hợp, hàm ngược và hàm cho theo tham biến. Thật vậy,
i) Nếu y = y(u) và u = u(x) thì với y = y(u(x)), ta có
dy dy du
y 0 (x) = = · = y 0 (u)u0 (x),
dx du dx
đây chính là công thức đạo hàm của hàm hợp.

ii) Nếu y = y(x) và x = x(y) là hai hàm ngược của nhau thì
dy dx
· = 1,
dx dy
tức y 0 (x)x0 (y) = 1, mà chính là công thức đạo hàm của hàm ngược.

iii) Nếu y = y(x) được cho dưới dạng tham biến



x = x(t),
y = y(t),

thì
dy
0 dy dt y 0 (t)
y (x) = = = 0 .
dx dx x (t)
dt
Đó chính là công thức đạo hàm của hàm cho theo tham biến.

3.2.12. Áp dụng vi phân vào phép tính gần đúng

Giả sử ta muốn tính giá trị của hàm f (x) tại điểm x0 + ∆x với ∆x nhỏ. Trong
nhiều trường hợp, nếu tính trực tiếp f (x0 + ∆x) thì sẽ rất phức tạp, nhưng
nếu tính f (x0 ) và f 0 (x0 ) thì lại đơn giản. Khi đó nếu chỉ cần tính gần đúng
thì ta sẽ dùng vi phân.
Nhận xét rằng

f (x0 + ∆x) − f (x0 ) = f 0 (x0 )∆x + o(∆x)


=⇒ f (x0 + ∆x) = f (x0 ) + f 0 (x0 )∆x + o(∆x)
=⇒ f (x0 + ∆x) ≈ f (x0 ) + f 0 (x0 )∆x
Chương 3. Đạo hàm và Ứng dụng 61
vì khi ∆x → 0, o(∆x) là một VCB cấp cao hơn ∆x nên với ∆x đủ nhỏ thì
o(∆x) quá nhỏ khiến cho ta có thể bỏ đi mà không sợ mắc phải sai số lớn.
(Chẳng hạn, nếu o(∆x) là một VCB cấp hai so với ∆x thì khi ∆x nhỏ cỡ 1.000 1
,

o(∆x) sẽ nhỏ cỡ 1.000.000 .
1

r
1
Ví dụ 3.2.3. Tính gần đúng m 1 + .
1.000
√ 1 1
Xét f (x) = m x = x m với x0 = 1, ∆x = . Đại lượng cần tính có dạng
1.000
f (x0 + ∆x). Vì
1 1 −1 √ 1
f 0 (x) = f 0 (x0 ) =
m
xm , f (x0 ) = 1 = 1,
m m
nên công thức trên cho ta
r
m 1 1 1
1+ ≈ 1+ · .
1.000 m 1.000

Điều này giải thích các công thức tính gần đúng trong kỹ thuật (khi α
nhỏ):
√ 1 √
3 1 m
√ 1
1 + α ≈ 1 + α; 1 + α ≈ 1 + α; ...; 1+α ≈ 1+ α.
2 3 m

3.3 ĐẠO HÀM VÀ VI PHÂN CẤP CAO

3.3.1. Đạo hàm cấp cao

Giả sử hàm f (x) có đạo hàm là f 0 (x) tại mọi điểm x ∈ (a, b). Bản thân f 0 (x)
cũng là một hàm của x trong (a, b). Nếu tại điểm x = x0 hàm f 0 (x) lại có đạo
hàm thì đạo hàm này được gọi là đạo hàm cấp hai của f (x) tại x0 và được ký
hiệu là f 00 (x0 ):
00 f 0 (x) − f 0 (x0 )
f (x0 ) = lim .
x→x0 x − x0
Nói cách khác, đạo hàm cấp hai f 00 (x) của f (x) là đạo hàm của đạo hàm cấp
một f 0 (x).
Một cách tổng quát, người ta gọi đạo hàm cấp n của hàm f (x) tại x là đạo
hàm của đạo hàm cấp n − 1 của nó:
d (n−1)
f (n) (x) = f (x).
dx
62 Lê A. Tuấn, Bài giảng Giải tích, 2021
Ví dụ 3.3.1. Bằng phương pháp quy nạp toán học ta có thể dễ dàng chứng
minh được các công thức đạo hàm cấp n sau:

i) f (x) = ax =⇒ f (n) (x) = ax (ln a)n .

ii) f (x) = xp =⇒ f (n) (x) = p(p − 1)(p − 2) . . . (p − n + 1)xp−n .

1
iii) f (x) = ln |x| =⇒ f (n) (x) = (−1)n−1 (n − 1)! .
xn
 π
iv) f (x) = sin x =⇒ f (n)
(x) = sin x + n .
2
 π
v) f (x) = cos x =⇒ f (n)
(x) = cos x + n .
2

3.3.2. Vi phân cấp cao

Vi phân df = f 0 (x)dx xét ở mục trước còn được gọi là vi phân cấp một của
f (x) tại điểm x. Khi điểm x thay đổi, nó cũng thay đổi theo, do đó là một
hàm của x. Nếu hàm này cũng có vi phân tại x thì vi phân đó được gọi là vi
phân cấp hai của f (x) tại x. Cụ thể, ta tính được

d2 f = f 00 (x)dx2 ,

ở đây d2 f = d(df ) và dx2 = (dx)2 . Một cách tổng quát, vi phân cấp n của
f (x) là vi phân của vi phân cấp n − 1 của nó và công thức sau đúng:

dn f = f (n) (x)dxn .

Từ đó, các đạo hàm cấp n > 2 của hàm f (x) có thể được biểu diễn qua các vi
phân như sau:
dn f
f (n) (x) = . (3.8)
dxn

Tính không bất biến của vi phân cấp cao: Dạng của vi phân cấp hai (trở
lên) không còn tính bất biến qua phép đổi biến số.
Từ đó, công thức (3.7) luôn đúng cho dù x là biến độc lập hay biến trung
gian, còn công thức (3.8) chỉ đúng trong trường hợp x là biến độc lập.
Chương 3. Đạo hàm và Ứng dụng 63

Hình 3.5: Cực đại và cực tiểu địa phương

3.4 CÁC ĐỊNH LÝ GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH

3.4.1. Cực trị địa phương và Định lý Fermat

Định nghĩa 3.4.1. i) Hàm f (x) gọi là đạt cực đại địa phương tại x0 nếu
tồn tại lân cận (x0 − δ, x0 + δ) của x0 sao cho

f (x) 6 f (x0 ) ∀x ∈ (x0 − δ, x0 + δ) ∩ D(f ).

Nếu thay cho f (x) 6 f (x0 ) ta có f (x) < f (x0 ) thì ta nói f (x) đạt cực
đại chặt địa phương tại x0 .

ii) Các khái niệm cực tiểu địa phương và cực tiểu chặt địa phương được
định nghĩa hoàn toàn tương tự.

iii) Cực đại địa phương và cực tiểu địa phương gọi chung là cực trị địa
phương.

Định lý 3.4.1 (Bổ đề Fermat). Nếu hàm f (x) đạt cực trị địa phương tại x0
và khả vi tại đó thì f 0 (x0 ) = 0.

3.4.2. Các định lý giá trị trung bình

Định lý 3.4.2 (Rolle). Nếu hàm f (x) liên tục trong khoảng đóng [a, b], khả
vi trong khoảng mở (a, b) với f (a) = f (b) thì sẽ có ít nhất một điểm c ∈ (a, b)
sao cho tại đó f 0 (c) = 0.

Nhận xét 3.4.1. Bởi Định lý Rolle ta có khẳng định sau cho lớp các hàm đa
thức: xen kẽ giữa hai nghiệm a, b của đa thức Pn (x) (tức Pn (a) = Pn (b) = 0),
64 Lê A. Tuấn, Bài giảng Giải tích, 2021

Hình 3.6: Định lý Rolle

bao giờ cũng tồn tại ít nhất một nghiệm c của đa thức đạo hàm Pn0 (x) (tức
Pn0 (c) = 0 với a < c < b hoặc b < c < a).
Ví dụ 3.4.1. Xét đa thức P3 (x) = (x − 2)(x + 1)(2x + 3). Hiển nhiên
 
3
P3 (2) = P3 (−1) = P3 − =0
2
 
3
nên theo nhận xét trên, tồn tại x1 ∈ − , −1 và x2 ∈ (−1, 2) để P30 (x1 ) =
2
0, P30 (x2 ) = 0, nghĩa là phương trình P30 (x) = 0 chắc chắn có hai nghiệm thực.
Nhận xét 3.4.2 (Ý nghĩa hình học của Định lý Rolle). Giả sử (L) là một
đường cong liền nét nối hai điểm A, B cùng nằm trên một đường thẳng song
song với trục Ox. Khi đó, nếu tại mỗi điểm của (L) đều có tiếp tuyến xác định
thì trên (L) thế nào cũng có ít nhất một điểm C sao cho tại đó tiếp tuyến nằm
ngang (tức song song với trục Ox).

Định lý 3.4.3 (Cauchy). Giả sử f (x) và g(x) là hai hàm liên tục trong khoảng
đóng [a, b], khả vi trong khoảng mở (a, b) với g 0 (x) 6= 0 trong (a, b). Khi đó,
tồn tại ít nhất một điểm c ∈ (a, b) sao cho ta có
f (b) − f (a) f 0 (c)
= 0 . (3.9)
g(b) − g(a) g (c)
Định lý 3.4.4 (Lagrange). Giả sử f (x) là hàm liên tục trong khoảng đóng
[a, b], khả vi trong khoảng mở (a, b). Khi đó, tồn tại ít nhất một điểm c ∈ (a, b)
sao cho
f (b) − f (a) = f 0 (c)(b − a). (3.10)
Chương 3. Đạo hàm và Ứng dụng 65

Hình 3.7: Định lý Lagrange

Nhận xét 3.4.3. i) Ý nghĩa hình học của Định lý Lagrange: Nếu
(L) là một đường cong liên tục nối hai điểm A, B và tại mọi điểm trên
(L) đều có tiếp tuyến xác định thì thế nào cũng có ít nhất một điểm
C ∈ (L) sao cho tại đó tiếp tuyến song song với AB.

ii) Định lý Cauchy cũng có ý nghĩa hình học tương tự, chỉ khác là đường
cong (L) cần được biểu diễn dưới dạng phương trình tham số.

iii) Nếu ta đặt x0 = a, x0 + ∆x = b ⇒ ∆x = b − a thì với bất kỳ điểm


c − x0
c ∈ (a, b) ta đều có = θ ∈ (0, 1), hay c = x0 + θ∆x. Từ đó, công
∆x
thức (3.10) cho ta

f (x0 + ∆x) − f (x0 ) = f 0 (x0 + θ∆x)∆x, 0 < θ < 1. (3.11)

Công thức này thường được gọi là công thức số gia giới nội hoặc công
thức số gia hữu hạn của hàm khả vi. Sở dĩ có tên như vậy vì đây là công
thức chính xác và đúng với mọi số gia ∆x hữu hạn (có thể lớn), mà khác
với công thức xấp xỉ bằng vi phân

f (x0 + ∆x) − f (x0 ) ≈ f 0 (x0 )∆x,

chỉ có giá trị với những số gia ∆x khá bé.

iv) Công thức Cauchy (3.9) và Lagrange (3.10) vẫn đúng nếu thay vì giả
thiết a < b, ta có b < a . Nói cách khác, các công thức này có thể áp
dụng cho đoạn [b, a].
66 Lê A. Tuấn, Bài giảng Giải tích, 2021

3.5 KHẢO SÁT HÀM SỐ

3.5.1. Điều kiện tăng, giảm của hàm số

3.5.2. Cực trị của hàm số

3.5.3. Tính lồi lõm của đồ thị

3.5.4. Điểm uốn của đồ thị

3.6 CÔNG THỨC TAYLOR VÀ XẤP XỈ HÀM. QUY TẮC L’HOSPITALE

3.6.1. Công thức Taylor với phần dư dạng Lagrange

Định lý 3.6.1 (Taylor). Giả sử f (x) là hàm


i) Có đạo hàm f (n) (x) liên tục trong khoảng đóng [a, b];

ii) Có đạo hàm f (n+1) (x) trong khoảng mở (a, b).


Khi đó, tồn tại ít nhất một điểm c ∈ (a, b) sao cho ta có

0 f 00 (a) 2 f (n) (a)


f (b) − f (a) = f (a)(b − a) + (b − a) + · · · + (b − a)n
2! n!
(3.12)
f (n+1) (c)
+ (b − a)n+1 .
(n + 1)!
Nhận xét 3.6.1. i) Cũng như công thức Cauchy (3.9) và công thức La-
grange (3.10), công thức Taylor (3.12) có thể áp dụng cho trường hợp
b < a.

ii) Hạng thức cuối cùng trong công thức (3.12) được gọi là phần dư (thứ n)
dạng Lagrange của công thức Taylor.
Giả sử hàm f (x) có đạo hàm đến cấp n+1 trong khoảng mở (x0 −δ, x0 +δ).
Khi đó, nó sẽ có đạo hàm cấp n liên tục trong khoảng nói trên. Vì thế với mọi
x ∈ (x0 − δ, x0 + δ), x 6= x0 , hàm f (x) thỏa mãn các điều kiện để có thể viết
công thức Taylor (3.12) cho khoảng [x0 , x] (hoặc [x, x0 ]). Với a = x0 , b = x,
(3.12) trở thành
0 f 00 (x0 )
f (x) = f (x0 ) + f (x0 )(x − x0 ) + (x − x0 )2 + . . .
2!
(n) (3.13)
f (x0 ) n f (n+1) (ξ)
+ (x − x0 ) + (x − x0 )n+1 ,
n! (n + 1)!
Chương 3. Đạo hàm và Ứng dụng 67
ở đây x0 < ξ < x (hoặc x < ξ < x0 ). Dạng này thường được gọi là khai triển
Taylor hữu hạn với phần dư dạng Lagrange của hàm f (x) ở lân cận điểm x0
cho tới cấp n.
Nếu f (x) = Pn (x) là đa thức cấp n thì f (n+1) (x) ≡ 0, do đó trong công
thức Taylor đối với đa thức sẽ không có phần dư thứ n, cụ thể:

Pn00 (x0 )
Pn (x) = Pn (x0 ) + Pn0 (x0 )(x − x0 ) + (x − x0 )2 + . . .
2!
(n) (3.14)
Pn (x0 )
+ (x − x0 )n .
n!

3.6.2. Công thức Taylor với phần dư dạng Peano

Giả sử f (x) có đạo hàm cấp n trong một lân cận (x0 − δ, x0 + δ) nào đó của
điểm x0 và đạo hàm này liên tục tại x0 (không cần giả thiết f (x) có đạo hàm
cấp n + 1). Khi đó, ta có thể viết được

0 f 00 (x0 )
f (x) = f (x0 ) + f (x0 )(x − x0 ) + (x − x0 )2 + . . .
2!
(n)
(3.15)
f (x0 )
+ (x − x0 )n + o((x − x0 )n ),
n!
mà gọi là khai triển Taylor hữu hạn với phần dư dạng Peano của hàm f (x) ở
lân cận điểm x0 cho tới cấp n. Trong công thức này số hạng dư không cụ thể,
chỉ biết nó là một VCB có cấp cao hơn so với (x − x0 )n nhưng lại rất tiện lợi.

3.6.3. Khai triển gia số ∆f dưới dạng các vi phân

Ta có công thức
1 2 1
∆f = df + d f + · · · + dn f + o(dxn ),
2! n!
mà được gọi là công thức khai triển gia số ∆f thành các vi phân cấp cao.

3.6.4. Khai triển hữu hạn Maclaurin

Công thức Taylor khai triển ở lân cận điểm x0 = 0:

f 00 (0) 2 f (n) (0) n


f (x) = f (0) + f 0 (0)x + x + ··· + x + o(xn ), (3.16)
2! n!
được gọi là khai triển hữu hạn Maclaurin của hàm f (x).
68 Lê A. Tuấn, Bài giảng Giải tích, 2021
Dưới đây là khai triển Maclaurin của một số hàm thường gặp.

1) Hàm f (x) = ex .
Ta có f (n) (x) = ex , f (n) (0) = 1 ∀n ∈ Z+ nên

x2 x3 xn
x
e =1+x+ + + ··· + + o(xn ). (3.17)
2! 3! n!
2) Hàm f (x) = sin x. 
π  π
Ta có f (x) = sin x + n
(n) (n)
⇒ f (0) = sin n ∀n ∈ Z+ nên
2 2

0 nếu n = 2k,
(n)
f (0) =
(−1)k nếu n = 2k + 1.

Vậy

x3 x5 x2n+1
sin x = x − + − · · · + (−1)n + o(x2n+1 ). (3.18)
3! 5! (2n + 1)!

3) Hàm f (x) = cos x. 


π  π
Ta có f (x) = cos x + n
(n) (n)
⇒ f (0) = cos n ∀n ∈ Z+ nên
2 2

(−1)k nếu n = 2k,
(n)
f (0) =
0 nếu n = 2k + 1.

Vậy
x2 x4 n x
2n
cos x = 1 − + − · · · + (−1) + o(x2n ). (3.19)
2! 4! (2n)!
4) Hàm f (x) = (1 + x)α , α ∈ R.
Ta có

f (n) (x) = α(α − 1)(α − 2) . . . (α − n + 1)(1 + x)α−n .

Hàm f (n) (x) gián đoạn tại x = −1 khi α − n < 0. Điều này xảy ra khi α ∈ /N
và n đủ lớn. Do đó, muốn cho công thức Maclaurin của nó đúng với mọi số
thực α và khai triển đúng tới cấp n tùy ý thì trong đoạn khai triển không được
chứa điểm x = −1. Bởi thế công thức Maclaurin đối với hàm này chỉ dùng
được khi x > −1. Ta có

f (0) = 1, f 0 (0) = α, . . . , f (n) (0) = α(α − 1)(α − 2) . . . (α − n + 1).


Chương 3. Đạo hàm và Ứng dụng 69
Vậy

α(α − 1) 2
(1 + x)α = 1 + αx + x + ...
2! (3.20)
α(α − 1)(α − 2) . . . (α − n + 1) n
+ x + o(xn ) ∀x > −1.
n!

Nếu α ∈ N thì f (α) (x) là hằng số, do đó f (n) (x) ≡ 0 nếu n > α và công
thức (3.20) trở thành công thức khai triển nhị thức Newton. Dĩ nhiên công
thức này đúng với mọi x ∈ R.
Hai trường hợp đặc biệt của khai triển (3.20) rất hay được sử dụng là

1
= (1 + x)−1 = 1 − x + x2 − x3 + · · · + (−1)n xn + o(xn ) ∀x > −1,
1+x
1
= (1 − x)−1 = 1 + x + x2 + x3 + · · · + xn + o(xn ) ∀x < 1.
1−x

5) Hàm f (x) = ln(1 + x).


Miền xác định của hàm này là (−1, ∞). Do đó, công thức Maclaurin chỉ
đúng khi x > −1.
Ta có

(n)
f (n) (x) = [ln(1 + x)] = (−1)n−1 (n − 1)!(1 + x)(−n) ,

từ đó
f (n) (0) (−1)n−1
f (0) = 0, = .
n! n
Vậy

x2 x3 x4 xn
ln(1 + x) = x − + − + · · · + (−1)n−1 + o(xn ) ∀x > −1. (3.21)
2 3 4 n

3.6.5. Xấp xỉ hàm bằng công thức Taylor

Nhận xét rằng trong khai triển Taylor với phần dư dạng Peano (3.15), nếu x
khá gần x0 thì o((x − x0 )n ) là một VCB cấp cao hơn so với (x − x0 )n . Do đó
khi x − x0 bé thì (x − x0 )n lại càng bé. Vậy với n lớn ta có

f 00 (x0 ) f (n) (x0 )


f (x) ≈ f (x0 ) + f 0 (x0 )(x − x0 ) + (x − x0 )2 + · · · + (x − x0 )n .
2! n!
(3.22)
70 Lê A. Tuấn, Bài giảng Giải tích, 2021

Hình 3.8: Xấp xỉ hàm y = sin x trong lân cận điểm 0

Hình 3.9: Các đa thức Taylor của hàm y = sin x tại x0 = 0


Chương 3. Đạo hàm và Ứng dụng 71
Nói cách khác, nếu hàm f (x) khai triển được thành công thức Taylor trong lân
cận x0 thì trong lân cận đó, nó có thể được xấp xỉ bởi một đa thức. Phép xấp
xỉ càng chính xác nếu lân cận đó càng nhỏ và bậc đa thức càng cao.
Từ đó, rõ ràng là ta có thể dùng công thức Taylor để tính xấp xỉ giá trị
của một hàm số với độ chính xác rất cao. Giả sử x là điểm gần x0 và ta
muốn tính f (x) khi biết các giá trị f (x0 ), f 0 (x0 ), f 00 (x0 ), . . . , f (n) (x0 ). Đặt
∆x = x − x0 ⇒ x = x0 + ∆x, thì ∆x là một đại lượng nhỏ. Theo (3.13)
f 00 (x0 )
f (x0 + ∆x) = f (x0 ) + f 0 (x0 )∆x + ∆x2 + . . .
2!
(n)
f (x0 ) f (n+1) (x0 + θ∆x)
+ ∆xn + ∆xn+1 , 0 < θ < 1.
n! (n + 1)!

Nếu ta bỏ qua số hạng cuối cùng thì được


f 00 (x0 ) f (n) (x0 )
f (x0 + ∆x) ≈ f (x0 ) + f 0 (x0 )∆x + ∆x2 + · · · + ∆xn
2! n!
và mắc phải sai số tuyệt đối
(n+1)
f (x 0 + θ∆x)
δ = ∆x n+1 .

(n + 1)!

Sai số này rất nhỏ vì ∆x nhỏ. Chẳng hạn, nếu trong khoảng [x0 , x0 +∆x], f (n+1) (x)
là một hàm liên tục thì nó bị chặn, do đó tồn tại một hằng số M sao cho

(n+1)
f (x) 6 M ∀x ∈ [x0 , x0 + ∆x].

Khi đó, (n+1)


f (x 0 + θ∆x) ∆xn+1

6 M (n + 1)! .
n+1
δ= ∆x
(n + 1)!
Ví dụ 3.6.1. Từ công thức khai triển của hàm mũ

x x2 x3 xn
e =1+x+ + + ··· + + o(xn ),
2! 3! n!
trong đó
n θx xn+1
o(x ) = e , 0 < θ < 1,
(n + 1)!
nếu ta xấp xỉ số vô tỉ e bởi công thức
1 1 1
e = e1 ≈ 1 + 1 + + + ··· +
2! 3! n!
72 Lê A. Tuấn, Bài giảng Giải tích, 2021
thì sẽ mắc phải sai số

eθ e 3
δ= < < .
(n + 1)! (n + 1)! (n + 1)!

Từ đó, với n = 10 thì sai số


3 3 1
δ< = < .
11! 39.916.800 10.000.000

Nhận xét 3.6.2. Phép tính gần đúng bằng vi phân

f (x0 + ∆x) ≈ f (x0 ) + f 0 (x0 )∆x

chính là phép tính gần đúng bằng công thức Taylor ứng với n = 1.

3.6.6. Thiết lập một số VCB tương đương khác

Giả sử α(x) là một VCB khi x → 0 và có các đạo hàm cho tới cấp n liên tục
ở lân cận điểm 0. Khi đó, theo công thức Maclaurin ta có

0 α00 (0) 2 α(n) (0) n


α(x) = α(0) + α (0)x + x + ··· + x + o(xn ).
2! n!
Vì α(x) → 0 khi x → 0 và α(x) liên tục tại 0 nên α(0) = 0. Vậy

α00 (0) 2 α(n) (0) n


α(x) = α0 (0)x + x + ··· + x + o(xn ).
2! n!
Vế phải là tổng các VCB khác cấp, do đó:

α0 (0)x nếu α0 (0) 6= 0,
α(x) ∼ α(n) (0)
 xn nếu α0 (0) = · · · = α(n−1) (0) = 0, α(n) (0) 6= 0.
n!
Hệ quả là từ khai triển Maclaurin của một số hàm thường gặp, ta thu được
các VCB tương đương sau (ứng với quá trình x → 0):

x x2 xn
e −1=x+ + ··· + + o(xn ) =⇒ ex − 1 ∼ x,
2! n!
x x2
e −1−x∼ .
2!
x3 n x
2n+1
sin x = x − − · · · + (−1) + o(x2n+1 ) =⇒ sin x ∼ x,
3! (2n + 1)!
Chương 3. Đạo hàm và Ứng dụng 73
x3
sin x − x ∼ −.
3!
x2 x4 x2n x2
cos x = 1 − + − · · · + (−1)n + o(x2n ) =⇒ cos x − 1 ∼ − ,
2! 4! (2n)! 2!
2
x x4
cos x − 1 + ∼ .
2! 4!
Tương tự, từ (3.20) và (3.21) ta có khi x → 0:

m x2
(1 + x) − 1 ∼ mx, ln(1 + x) ∼ x, ln(1 + x) − x ∼ − .
2
ex − e−x − 2x
Ví dụ 3.6.2. Tính giới hạn lim .
x→0 x − sin x
Từ các công thức trên, khi x → 0 ta có:

x x2 x3
e −1−x− ∼ ,
2! 3!
−x x2 x3
e −1+x− ∼− ,
2! 3!
3
x
x − sin x ∼ .
3!
Từ đó,
   
x2
x −x x2
e −1−x− − e −1+x−
ex − e−x − 2x 2! 2!
lim = lim
x→0 x − sin x x→0 x − sin x
3
 3
x x
− −
3! 3!
= lim 3 = 2.
x→0 x
3!
3.6.7. Quy tắc l’Hospitale

Nhờ Định lý Cauchy, người ta chứng minh được một quy tắc rất thuận lợi để
tìm các giới hạn dạng vô định (thường nói là khử dạng vô định) bằng cách ứng
dụng đạo hàm.
0
Định lý 3.6.2 (Quy tắc l’Hospitale 1 khử dạng vô định ). Giả sử f (x), g(x)
0
khả vi trong khoảng (a, b) với g 0 (x) 6= 0 trên khoảng này. Giả sử thêm rằng

i) lim f (x) = lim g(x) = 0;


x→a+ x→a+
74 Lê A. Tuấn, Bài giảng Giải tích, 2021
f 0 (x)
ii) lim 0 = L ∈ R.
x→a+ g (x)

Khi đó
f (x)
lim = L.
x→a+ g(x)


Định lý 3.6.3 (Quy tắc l’Hospitale 2 khử dạng vô định ). Giả sử f (x), g(x)

khả vi trong khoảng (a, b) và trên khoảng này g 0 (x) 6= 0. Giả sử thêm rằng

i) lim f (x) = ±∞ và lim g(x) = ±∞;


x→a+ x→a+

f 0 (x)
ii) lim = L ∈ R.
x→a+ g 0 (x)

Khi đó
f (x)
lim = L.
x→a+ g(x)

Nhận xét 3.6.3. i) Hai định lý trên vẫn còn đúng nếu thay cho quá trình
x → a+ ta xét quá trình x → b− hoặc x → c với c ∈ (a, b). Trường hợp
a = −∞ và b = +∞ cũng đúng.
f 0 (x) 0 ∞
ii) Nếu 0 vẫn ở dạng vô định hoặc thì ta lại có thể áp dụng tiếp
g (x) 0 ∞
f 00 (x)
quy tắc l’Hospitale một lần nữa bằng cách xét lim 00 , v.v...
x→a+ g (x)

Ví dụ 3.6.3. Sử dụng quy tắc l’Hospitale, ta có thể dễ dàng tìm lại các công
thức giới hạn cơ bản sau đây.
sin x cos x cos 0
1) lim = lim = = 1.
x→0 x x→0 1 1
1
tan x cos2 x 1
2) lim = lim = = 1.
x→0 x x→0 1 cos2 0
1 − cos x sin x
3) lim 1 2
= lim = 1.
x→0 x x→0 x
2

√ 1
arcsin x 1−x2 1
4) lim = lim = √ = 1.
x→0 x x→0 1 1
1
arctan x 1+x2 1
5) lim = lim = = 1.
x→0 x x→0 1 1
Chương 3. Đạo hàm và Ứng dụng 75
1
ln(1 + x) 1
6) lim = lim 1+x = = 1.
x→0 x x→0 1 1
ex − 1 ex e0
7) lim = lim = = 1.
x→0 x x→0 1 1
(1 + x)m − 1 m(1 + x)m−1
8) lim = lim = lim (1 + x)m−1 = 1m−1 = 1.
x→0 mx x→0 m x→0

9) Với a > 1 và m > 0 tùy ý,


1
loga x x ln a 1
lim = lim = lim = 0.
x→+∞ xm x→+∞ mxm−1 x→+∞ mxm ln a

ax
10) Với a > 1 và m > 0 tùy ý, tính giới hạn lim m .
x→+∞ x

Nhận xét rằng ta có thể dùng quy tắc l’Hospital nhiều lần bằng cách đạo
hàm tử và mẫu cho tới khi mẫu số là một hằng số (trường hợp m ∈ Z)
hoặc lũy thừa âm của x (trường hợp m ∈ / Z). Khi đó dễ thấy giới hạn
cần tìm bằng +∞. Tuy nhiên, ta có thể tận dụng kết quả trong 9) theo
cách sau: đặt ax = y thì x = loga y và do đó
 1 m
ax y ym
lim m = lim = lim
x→+∞ x y→+∞ (loga y)m y→+∞ loga y
 1 m
ym
= lim = +∞.
y→+∞ loga y

Nhận xét 3.6.4. Các Định lý l’Hospitale chỉ là các điều kiện đủ chứ không
f (x)
phải điều kiện cần để có giới hạn của biểu thức . Do vậy, nếu không tồn
g(x)
f 0 (x) f (x)
tại giới hạn lim 0 thì ta chưa thể kết luận gì về lim . Chẳng hạn, rõ
g (x) g(x)
ràng rằng

x + sin x x 1
lim = lim = (vì x + sin x ∼ x khi x → +∞),
x→+∞ 2x y→+∞ 2x 2

trong khi đó
(x + sin x)0 1 + cos x 2 x
= = cos
(2x)0 2 2
lại không có giới hạn khi x → +∞.
76 Lê A. Tuấn, Bài giảng Giải tích, 2021
Ta có thể dùng Quy tắc l’Hospitale để khử các dạng vô định khác như
0.∞, ∞ − ∞, 00 , 1∞ , ∞0 , . . . . Ta xét điều này qua các ví dụ sau.

Ví dụ 3.6.4.
 
1 1
lim − [dạng vô định ∞ − ∞]
x→0+ x sin x
sin x − x h 0i
= lim dạng vô định
x→0+ x sin x 0
cos x − 1 h 0i
= lim dạng vô định
x→0+ sin x + x cos x 0
− sin x 0
= lim = = 0.
x→0+ 2 cos x − sin x 2
Chú ý rằng ta có thể kết hợp Quy tắc l’Hospitale với các phương pháp
khác trong quá trình tính toán. Chẳng hạn trong ví dụ trên, sau dòng thứ
hai ta có thể thay mẫu số bởi x2 (vì khi x → 0+ hai VCB sau tương đương:
x sin x ∼ x2 ) rồi mới áp dụng Quy tắc l’Hospitale.

Ví dụ 3.6.5. Tính L = lim xx .


x→0+
Giới hạn này có dạng vô định 00 . Lấy logarit hai vế ta được:
 
x ln x
ln L = ln lim x = lim (ln xx ) = lim (x ln x) = lim
x→0+ x→0+ x→0+ x→0+ 1
x
1
= lim x = lim (−x) = 0.
x→0+ 1 x→0+
− 2
x
Vậy L = e0 = 1.
1
Ví dụ 3.6.6. Tính L = lim x 1−x .
x→1−
Giới hạn này có dạng vô định 1∞ . Ta có thể lập luận tương tự ví dụ trước
hoặc dùng công thức uv = ev ln u (u > 0, v > 0) rồi áp dụng Quy tắc l’Hospitale
như sau:
1 ln x lim ln x lim (− x
1
)
L = lim x 1−x = lim e 1−x =e x→1− 1−x
=e x→1−
= e−1 .
x→1− x→1−

3.7 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM TRONG KHOA HỌC TỰ
NHIÊN/KỸ THUẬT
Chương 3. Đạo hàm và Ứng dụng 77
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG

3.1. Xác định giá trị của các tham số a, b để mỗi hàm số được cho
trong Bài tập 2.7 là khả vi trên R.

3.2. Xác định giá trị của các tham số a, b để hàm số:

6 arcsin x − x nếu x < 0,
f (x) = x2
ax + b nếu x > 0

khả vi tại điểm x0 = 0.

3.3. Chứng minh rằng hàm số:



x2 cos 1 nếu x 6= 0,
f (x) = x
0 nếu x = 0

có đạo hàm là hàm gián đoạn tại điểm x0 = 0.

3.4. Cho hàm số f (x) xác định như sau:


 2
3 − x

nếu 0 6 x 6 1,
f (x) = 1 2

 nếu 1 < x < +∞.
x
a) Chứng minh f (x) có đạo hàm tại điểm x0 = 1.

b) Xác định giá trị c trong Định lý Lagrange khi xét f (x) trên
đoạn [0, 2].

3.5. Chứng minh các bất đẳng thức sau đúng với mọi x, y ∈ R:

a) | arctan x − arctan y| 6 |x − y|.


√ p
b) | ln(x + x2 + 2) − ln(y + y 2 + 2)| 6 |x − y|.

3.6. Chứng minh các bất đẳng thức sau:


1 1 √ 1
a) 1 + x − x2 < 1 + x < 1 + x ∀x > 0.
2 8 2
x3
b) x − < sin x < x ∀x > 0.
6
78 Lê A. Tuấn, Bài giảng Giải tích, 2021
x2 x2 x4
c) 1 − < cos x < 1 − + ∀x > 0.
2 2 4!
x3 π
d) tan x > x và tan x > x + ∀x ∈ 0, .
3 2
e) ex > 1 + x ∀x 6= 0.
x2 x2
x
f) e > 1 + x + ∀x > 0 và x
e <1+x+ ∀x < 0.
2 2
g) ex−1 + a ln a > ax ∀x ∈ R (a > 0 là hằng số cho trước).
x
h) < ln(1 + x) < x ∀x > 0.
1+x
x2 x2 x3
i) x − < ln(1 + x) < x − + ∀x > 0.
2 2 3

3.7. Chứng minh phương trình 2x arctan x − ln(1 − x2 ) = 0 có duy nhất


nghiệm trên R.

3.8. Tính các giới hạn sau


2  ln(cos x)
a) lim x ln arctan x , b) lim ,
x→+∞ π x→0 ln(cos 2x)

tan x−1
2 x4
c) lim , d) lim ,
x→1 ln(2 − x) x→0 x2 + 2 cos x − 2
2 tan x − sin x
e) lim x2x , f) lim ,
x→0 x→0 x − sin x
ln(1 + x) − x  x π 
g) lim , h) lim − ,
x→0 ex − 1 − x x→ π 2 cot x 2 cos x
ln(1 − x)
i) lim (π − 2 arctan x) ln x, j) lim .
x→+∞ x→1− cot(πx)

x
3.9. Viết khai triển Maclaurin của hàm f (x) = cho đến cấp 4
x−2
theo lũy thừa của x.

3.10. Sử dụng khai triển Maclaurin của hàm f (x) = ln(1 + x):

a) đến cấp 2 để tính giới hạn

x − ln(1 + x)
lim
x→0 x2
Chương 3. Đạo hàm và Ứng dụng 79
b) đến cấp 3 để tính gần đúng giá trị của biểu thức ln(1.03).

3.11.

a) Viết khai triển Maclaurin của hàm f (x) = 1 + x2 cho đến cấp
4 theo lũy thừa của x.

b) Từ đó tính gần đúng giá trị của biểu thức A = 1, 01.

3.12. Cho f (x) = x2 ln(1 + x).

a) Tính f (5) (0).

b) Sử dụng khai triển Maclaurin của hàm f (x) đến cấp 4 để tính
gần đúng giá trị của biểu thức A = 0.0001 × ln(1.01).

3.13.

a) Khai triển Maclaurin hàm f (x) = 3 1 + x đến cấp 6.

b) Tính gần đúng 3 29 với sai số không vượt quá 10−4 .

You might also like