You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

SỐ PHÁCH

Họ và tên SV: Trịnh Thu An


Mã SV: 217140202010
Lớp tín chỉ: GT416.K47GDTH.7_LT

BÀI THI A3
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Chủ đề 5
a) Đề xuất tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực
phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học;
b) Viết hoàn chỉnh phần Mở đầu của đề tài;
c) Lập đề cương chi tiết cho đề tài;
d) Lập Thư mục tham khảo (7-10 tài liệu) cho đề tài.

Hà Nội - 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

ĐIỂM SỐ PHÁCH
Bằng số Bằng chữ

Chữ kí cán bộ chấm thi 1 Chữ kí cán bộ chấm thi 2

BÀI THI A3
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Chủ đề 5
a) Đề xuất tên một đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực
phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học;
b) Viết hoàn chỉnh phần Mở đầu của đề tài;
c) Lập đề cương chi tiết cho đề tài;
d) Lập Thư mục tham khảo (7-10 tài liệu) cho đề tài.

Hà Nội - 2022
Đề tài: Tạo hứng thú học tập trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bằng
hình thức hoạt động trải nghiệm.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Theo chương trình GDPT 2018 : “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động
giáo dục, trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực
giáo dục và nhóm kĩ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn, tham gia hoạt
động phục vụ cộng đồng, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua
đó hình thành các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực đặc
thù của hoạt động này”. Phương pháp học trải nghiệm là phương pháp giúp học
sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách gần gũi và sống động hơn, không còn là
những hình ảnh hay từ ngữ trừu tượng trên sách vở nữa. Thay vào đó học sinh
có thể tự mình tìm hiểu kiến thức một cách chủ động. Bằng tư duy, kinh nghiệm
của bản thân để phân tích, đánh giá, từ đó rút ra nhận xét về tri thức. Mỗi người
có một cách tư duy, năng lực sáng tạo khác nhau chính vì vậy khả năng nhìn
nhận vấn đề của mỗi người là khác nhau trong quá trình học trải nghiệm các cá
nhân có thể trao đổi thảo luận về quan điểm của mình với bạn từ đó tiếp thu
thêm tri thức mới mà bản thân chưa có. Qua hoạt động trải nghiệm mỗi học sinh
sẽ tích lũy được thêm cho bản thân các kĩ năng như tư duy phản biện, làm việc
nhóm, ……
Bộ môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học là bộ môn giúp học sinh có cơ hội
tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng các kiến
thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã
hội. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng Tự Nhiên và Xã hội là bộ môn trừu tượng
và nhàm chán bởi lượng kiến thức khoa học lớn.
Trong chương trình học đổi mới hiện nay, mục tiêu của môn học không
còn đặt nặng vào việc học sinh phải ghi nhớ nhiều kiến thức hay cô giảng trò ghi
chép bài nữa mà thay vào đó là phát triển các kĩ năng, phẩm chất cần có cũng
như năng lực tìm hiểu, khám phá tri thức một cách chủ động mà không bị nhàm
chán, áp lực. Chính vì vậy giáo viên cần thay đổi hình thức dạy học trong mỗi
giờ lên lớp để học sinh cảm thấy hứng thú, tạo cho học sinh cảm giác muốn tìm
hiểu, khám phá. Một trong số cách thức mà nhiều giáo viên hướng tới đó chính
là dạy học trải nghiệm. Thay vì những giờ học có phần nhàm chán bởi chỉ có
hình ảnh và những con chữ của giáo viên trên bảng, giáo viên có thể sử dụng
hình thức dạy học trải nghiệm cho các em trực tiếp trải nghiệm và tìm hiểu vấn
đề mới.
Nhận thấy tình trạng đó, với mong muốn những giờ học Tự nhiên và xã
hội hấp dẫn, sinh động hơn góp phần tạo cho học sinh sự hứng thú và nâng cao
hiệu quả học tập trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, tôi chọn nghiên cứu đề
tài: “Tạo hứng thú học tập trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 bằng hình
thức hoạt động trải nghiệm”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Trải nghiệm” là hình thức dạy học tồn tại ở cả phương Đông lẫn phương
Tây. Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551 – 479 TCN) đã viết về học trải
nghiệm: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì
tôi làm, tôi sẽ hiểu” [T8,…]. Cùng trong khoảng thời gian đó, Xocrat (470 – 399
TCN), nhà triết học Hy Lạp ở phương Tây đã đưa ra quan điểm của mình:
“Người ta phải học bằng cách làm một việc gì đó. Với những điều bạn nghĩ là
mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn đến khi làm nó” [T8,….]. Quan điểm
của Khổng Tử và Xocrat là hai quan điểm đại diện cho hình thức dạy học này ở
phương Đông và phương Tây thời kì đầu.
Vào giữa thế kỉ 19, trên thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ phương pháp học tập
trải nghiệm được đưa ra nhằm thể hiện nỗ lực chuyển từ giáo dục chính thức,
trừu tượng, nơi giáo viên trình bày thông tin sang các phương pháp tiếp cận dựa
trên kinh nghiệm nhiều hơn.
Đầu thế kỉ XX, giáo dục hợp tác, đề cập đến nhiều loại trải nghiệm, hoạt
động bên ngoài khuôn viên trường. Phương pháp này dần được đưa vào thực
hiện trong các giờ học ở Mỹ những năm đầu thế kỉ XX. Cụ thể vào năm 1902,
tại Mỹ, câu lạc bộ “trồng ngô” đã được thành lập với mục đích là “dạy cho học
sinh thực hành trồng ngô” đồng thời áp dụng khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp.
Năm 1977, UNESCO thừa nhận

You might also like