You are on page 1of 80

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

DỰ ÁN MÔN HỌC LẬP VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

DỰ ÁN KINH DOANH ỨNG DỤNG DU LỊCH VIỆT


NAM TRAVEL MAP
GVHD: ThS. PHÙNG TUẤN THÀNH
ThS. HUỲNH THỦY TIÊN
NHÓM: 2 - SALONPAS
SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Anh - K194020121
Nguyễn Thị Mỹ Duyên - K194020130
Đặng Hương Giang - K194020134
Hồ Quốc Huy - K194020144
Lê Hồng Ngọc - K194020163
Mã Thị Hồng Nhung - K194020168
Phạm Thị Minh Thư - K194020181
Võ Thị Thùy Trang - K194020185
Vũ Thị Thùy Trang - K194020186
Lê Đào Văn Trung - K194020187
Nguyễn Như Trúc - K194020189
Mai Anh Tú - K194020191

TP.HCM THÁNG 11/2022


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN ................................................................................ 1
1.1 Sự cần thiết của dự án .......................................................................................... 1
1.2 Tóm tắt dự án ........................................................................................................ 1
1.3 Mục tiêu dự án....................................................................................................... 3
1.4 Bối cảnh vĩ mô của Việt Nam ............................................................................... 3
1.4.1 Môi trường nhân khẩu học: ............................................................................. 3
1.4.2 Môi trường chính trị - pháp lý: ........................................................................ 4
1.4.3 Môi trường kinh tế............................................................................................ 4
1.4.4 Môi trường văn hoá - xã hội ............................................................................ 5
1.4.5 Môi trường công nghệ ...................................................................................... 5
1.5 Hiện trạng ngành .................................................................................................. 8
CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP DỰ ÁN ................................................................................. 10
2.1 Phân tích thị trường: Ước tính và chứng minh sức cầu về hàng hóa dịch vụ
10
2.1.1 Phân tích cầu thị trường sản phẩm ................................................................ 10
2.1.2 Phân tích cung thị trường sản phẩm .............................................................. 11
2.1.3 Phân tích phân khúc thị trường sản phẩm ..................................................... 12
2.1.4 Nghiên cứu vấn đề tiếp thị và khuyến thị ....................................................... 15
2.1.5 Xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm ................................................. 18
2.2 Phân tích kỹ thuật ............................................................................................... 20
2.2.1 Xác định công suất dự án ............................................................................... 20
2.2.2 Nghiên cứu công nghệ và phương pháp sản xuất .......................................... 20
2.2.3 Nghiên cứu về máy móc, trang thiết bị .......................................................... 22
2.2.4 Nghiên cứu nguyên liệu đầu vào .................................................................... 24
2.2.5 Nghiên cứu địa điểm thực hiện dự án ............................................................ 25
2.2.6 Tính toán khối lượng vốn đầu tư thực hiện dự án .......................................... 25
2.3 Phân tích nhân sự................................................................................................ 27
2.3.1 Cơ cấu tổ chức của dự án: ............................................................................. 27
2.3.2 Hoạch định - Tuyển chọn ............................................................................... 32

i
2.3.3 Tiền lương dự án ............................................................................................ 35
2.4 Phân tích tài chính .............................................................................................. 37
2.4.1 Vốn và nguồn vốn đầu tư ............................................................................... 37
2.4.2 Bảng dự tính chi phí hoạt động ...................................................................... 38
2.4.3 Bảng khấu hao................................................................................................ 39
2.4.4 Bảng lãi vay và lịch trả nợ ............................................................................. 40
2.4.5 Bảng hạch toán lãi lỗ ..................................................................................... 40
2.4.6 Các bảng thay đổi khoản phải thu, khoản phải trả và dự trữ tiền mặt .......... 42
2.4.7 Hình thành ngân lưu tự do ............................................................................. 43
2.4.8 Xác định chi phí vốn: chủ sở hữu, vay và chi phí vốn bình quân trọng số. ... 46
2.5 Phân tích lợi ích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư .......................................... 47
2.5.1 Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư ...................................................................... 47
2.5.2 Xuất phát từ góc độ quản lý vĩ mô ................................................................. 47
CHƯƠNG 3: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ............................................................................... 50
3.1 Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án ........................................................ 50
3.2 Biên dạng của ngân lưu ròng ............................................................................. 51
3.3 Phân tích độ nhạy và rủi ro của dự án .............................................................. 51
3.3.1 Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án ........................................... 51
3.3.2 Phân tích độ nhạy của dự án.......................................................................... 53
3.4 Phân tích dự án trong trường hợp còn nhiều khả năng và rủi ro .................. 54
3.4.1 Vấn đề về dữ liệu sử dụng trong ứng dụng .................................................... 54
3.4.2 Vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực............................................................ 55
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 57
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................... 58

ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Chi phí cho các phương thức thanh toán ....................................................... 21
Bảng 2.2 Danh sách trang thiết bị của dự án ................................................................. 22
Bảng 2.3 Chi phí nguyên liệu đầu vào ............................................................................ 24
Bảng 2.4 Chi phí vận hành............................................................................................... 26
Bảng 2.5 Cơ cấu tổ chức của dự án ................................................................................. 27
Bảng 2.6 Mô tả chi tiết quy trình tuyển dụng các vị trí của dự án .............................. 32
Bảng 2.7 Lương của các cấp quản lý .............................................................................. 35
Bảng 2.8 Lương của nhân viên các phòng ban .............................................................. 35
Bảng 2.9 Tổng chi phí nhân sự ........................................................................................ 36
Bảng 2.10 Chi phí đầu tư ban đầu của dự án ................................................................ 37
Bảng 2.11 Dự tính tổng vốn đầu tư ................................................................................. 37
Bảng 2.12 Nguồn vốn dự án ............................................................................................. 38
Bảng 2.13 Dự tính chi phí hoạt động của dự án ............................................................ 38
Bảng 2.14 Bảng khấu hao tài sản cố định....................................................................... 39
Bảng 2.15 Bảng lãi vay và lịch trả nợ ............................................................................. 40
Bảng 2.16 Dự kiến doanh thu .......................................................................................... 40
Bảng 2.17 Hạch toán lãi lỗ ............................................................................................... 41
Bảng 2.18 Chênh lệch khoản phải thu ............................................................................ 42
Bảng 2.19 Chênh lệch khoản phải trả ............................................................................. 42
Bảng 2.20 Dự trù quỹ tiền mặt ........................................................................................ 43
Bảng 2.21 Cân đối dòng tiền theo quan điểm tổng vốn đầu tư (TIPV) ....................... 43
Bảng 2.22 Dự tính lãi lỗ theo quan điểm AEPV ............................................................ 44
Bảng 2.23 Cân đối dòng tiền theo quan điểm toàn bộ vốn chủ sở hữu (AEPV) ......... 45
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu tài chính của dự án ................................................................. 50
Bảng 3.2 Tỷ số lần khả năng trả nợ dự án ..................................................................... 52
Bảng 3.3 Phân tích độ nhạy 2 biến .................................................................................. 53
Bảng 3.4 Phân tích tình huống ........................................................................................ 54

iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của dự án ....................................................................... 27
Hình 3.1 Biên dạng ngân lưu của dự án ......................................................................... 51

iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Nghĩa của từ viết tắt
Quan điểm toàn bộ vốn
1 AEPV All Equity Owner Point of View
chủ sở hữu
2 APP Application Ứng dụng
3 CF Cash Flow Ngân lưu
Lợi nhuận trước thuế và
EBIT Earnings Before Interest and Taxes
4 lãi vay
Earnings Before Interrest, Taxes, Lợi nhuận trước thuế,
5 EBITDA
Depreciation and Amortization khấu hao và lãi vay
6 EBT Earnings Before Taxes Lợi nhuận trước thuế
7 IRR Internal Rate of Return Tỷ suất sinh lời nội bộ
8 NPV Net Present Value Hiện giá thu nhập thuần
9 PI Profitability Index Chỉ số lợi nhuận
Quan điểm tổng vốn đầu
TIPV Total investerment Point of View
10 tư
11 TPP Payback Period Thời gian hoàn vốn
Chi phí sử dụng vốn
WACC Weighted Average Cost of Capital
12 bình quân

v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN
1.1 Sự cần thiết của dự án
Thứ nhất, về tính thực tiễn. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của Việt
Nam, đứng đầu cả nước về quy mô dân số và đô thị hóa. Bên cạnh những tiện ích về vật
chất mà một đô thị lớn mang lại, thành phố Hồ Chí Minh còn là một môi trường sống đầy
áp lực căng thẳng. Ngày càng có nhiều người rơi vào trạng thái stress kéo dài từ công việc,
đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, họ chọn những chuyến du lịch ngắn ngày để giải tỏa
căng thẳng, nhiều người bận rộn có xu hướng lựa chọn các tour du lịch uy tín, chất lượng
để không phải mất quá nhiều thời gian nghiên cứu và lựa chọn các địa điểm. Xét thấy sự
phát triển cũng như tiện dụng của mô hình kinh doanh du lịch có sẵn, nhóm quyết định
thành lập dự án ứng dụng Travel Map.
Thứ hai, về tính pháp lý:
- Căn cứ vào Luật đầu tư 2014 số 67/2014/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam.
- Căn cứ vào Chương 3 Luật Kinh doanh số 59/2020/QH14 quy định về Công ty trách
nhiệm hữu hạn.
- Căn cứ vào điều 71 – Nghị định 78/2015/NĐ-CP về trình tự thủ tục Đăng ký kinh
doanh.
- Căn cứ vào Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC, các loại thuế mà cơ sở kinh doanh
phải nộp.
- Căn cứ Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ
về thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.2 Tóm tắt dự án
- Tên dự án: DỰ ÁN KINH DOANH ỨNG DỤNG DU LỊCH VIỆT NAM TRAVEL
MAP
- Chủ đầu tư: Nhóm 2
- Đặc điểm đầu tư: Kinh doanh ứng dụng du lịch Việt Nam Travel Map

1
- Địa điểm đầu tư: Tầng 5, Samland Building, Đường D1, Phường 25, Quận Bình
Thạnh, TP HCM
- Đối tượng khách hàng: Độ tuổi: 18 - 30 tuổi.
 Khách hàng mục tiêu: sinh viên và nhân viên văn phòng.
 Đặc điểm chung:
o Phân khúc khách hàng năng động, có nhu cầu giải trí cao, ưa thích
những gì mới mẻ, độc đáo.
o Thích đi du lịch, khám phá.
o Dễ bị ảnh hưởng bởi xu hướng, có thời gian sử dụng các trang mạng
xã hội nhiều nên dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động quảng cáo trên
các phương tiện này. Khách hàng tiềm năng: những người trẻ muốn
thử cảm giác mới mẻ, các vlogger, youtuber, tiktoker hay đi du lịch
khám phá tại Việt Nam.
- Nhà phân phối:
 Ứng dụng Travel Map sử dụng kênh phân phối trực tiếp, cung cấp dịch vụ
đến tiêu dùng cuối cùng, chính là những người sử dụng ứng dụng
 Giá cả: Travel Map là ứng dụng miễn phí có thể cài đặt trên cả Appstore và
CH Play.
- Thời hạn đầu tư: 5 năm
- Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn huy động:
 Tổng vốn đầu tư: 25.000.000 nghìn VNĐ
 Nguồn vốn huy động:
o Vốn chủ sở hữu: 17.500.000 nghìn VNĐ
o Vốn vay ngân hàng: 7.500.000 nghìn VNĐ. Lãi suất 12%/năm.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội:
 Giá trị sức khỏe: Giúp khách hàng xả stress, buồn phiền lâu ngày tích tụ tác
động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, để những người sau khi sử dụng dịch
vụ sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và tìm lại được sự cân bằng trong cuộc sống.

2
 Giá trị môi trường: Việc tối ưu hóa quãng đường của chuyến đi giúp giảm
lượng tiêu nhiên liệu xăng dầu, giảm khí thải ra môi trường.
 Giá trị kinh tế: Đóng góp vào ngân sách thông qua thuế, tạo công ăn việc làm.

1.3 Mục tiêu dự án


Sứ mệnh: Cung cấp cho khách hàng những giải pháp du lịch tối ưu, linh hoạt bằng
cách giới thiệu những kế hoạch hợp lý về nơi sẽ tham quan, ăn uống khi đến với địa điểm
du lịch tại Việt Nam.
Tầm nhìn: Travel Map là ứng dụng du lịch Việt Nam, giới thiệu, quảng bá những
địa điểm du lịch mới lạ, những món ăn ngon trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam tới
khách hàng trong lẫn ngoài nước.
Mục tiêu cốt lõi: Giúp khách hàng giải tỏa những áp lực hình thành do những áp lực,
khó khăn trong cuộc sống. Tìm hiểu và khám phá những địa điểm du lịch mới lạ.
1.4 Bối cảnh vĩ mô của Việt Nam
1.4.1 Môi trường nhân khẩu học:
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, dân số Việt Nam ước tính là 98.564.407 người,
tăng 830.246 người so với dân số 97.757.118 người năm trước. Năm 2021, tỷ lệ gia tăng
dân số tự nhiên là dương vì số người sinh nhiều hơn số người chết đến 912.801 người. Do
tình trạng di cư dân số giảm -82.555 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,997:1
(997 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế
giới năm 2021 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ.
Dưới đây là những số liệu chính về dân số ở Việt Nam trong năm 2021:
- 1.545.374 trẻ được sinh ra, 632.573 người chết
- Gia tăng dân số tự nhiên: 912.801 người
- Di cư: -82.555 người
- 49.208.169 nam giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021
- 49.356.238 nữ giới tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021
Dân số Việt Nam chiếm 1,24% dân số thế giới giới theo thống kê của Liên hợp quốc.
Thêm vào đó, nước ta đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước

3
và vùng lãnh thổ.
Tính đến ngày 08 tháng 11 năm 2022, mật độ dân số của Việt Nam là 320 người/km2
với tổng diện tích đất là 310.060 km2. Trong đó có 38,05% dân số sống ở thành thị
(37.198.539 người vào năm 2019) và độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,3 tuổi.
1.4.2 Môi trường chính trị - pháp lý:
Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức kinh doanh
phát triển. Tuy vậy, việc thành lập cửa hàng kinh doanh dịch vụ giải trí vẫn phải tuân thủ
theo các quy định của Chính phủ, một số lưu ý cần quan tâm:
- Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Không được kinh doanh ngành nghề giải trí mà pháp luật cấm, vi phạm thuần phong
mỹ tục của người Việt Nam, vi phạm đạo đức xã hội.
- Đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ giải trí yêu cầu đáp ứng điều kiện kinh doanh,
doanh nghiệp phải có được giấy phép con cơ quan có thẩm quyền cấp.
Năm 2022, Việt Nam tiếp tục thực hiện có hiệu quả, thiết thực công tác cải cách
hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, khuyến khích phát triển kinh tế tri thức, tăng trưởng
xanh, áp dụng khoa học - công nghệ và đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh để ứng
phó linh hoạt với tác động của thiên tai, dịch bệnh,...
1.4.3 Môi trường kinh tế
Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền
kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện
giãn cách xã hội kéo dài, GDP năm 2021 tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2020.
GDP quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước
do quý III/2021 là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
3,24%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,91%; khu vực dịch vụ tăng 18,86%.
GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất
của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022, các hoạt động sản xuất kinh doanh dần lấy lại đà
tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy

4
hiệu quả. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%, đóng góp
41,79%; khu vực dịch vụ tăng 10,57%, đóng góp 54,17%.
* Khách quốc tế đến Việt Nam: Tính chung 9 tháng năm 2022, khách quốc tế đến
nước ta đạt 1.872,9 nghìn lượt người, gấp 16,4 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn
giảm 85,4% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa có dịch Covid-19.
* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): CPI tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước chủ
yếu do giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu
vào và một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022-2023. So với tháng 12/2021,
CPI tháng 9 tăng 4,01% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3.94%.
CPI bình quân quý III/2022 tăng 3,32% so với quý III/2021. Bình quân 9 tháng năm
nay, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,88%.
1.4.4 Môi trường văn hoá - xã hội
Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với chiều dài
lịch phát triển của đất nước và xã hội, Việt Nam cũng hình thành một nền văn hoá đặc trưng
riêng và luôn gây ấn tượng với những du khách và bạn bè quốc tế. Quốc gia này tiếp nhận
và tiếp biến rất nhiều những ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài và biến nó thành một phần
bản sắc, hài hòa và phù hợp với nhịp sống nơi đây.
Văn hóa không dừng lại ở phạm trù đời sống tinh thần, hay giải trí đơn thuần, mà nó
còn là một ngành công nghiệp để khai thác và làm nên nét đặc biệt để thu hút khách hàng
tìm đến. Có thể nói, không khí và nhịp sống Việt Nam thân thiện và phù hợp hơn bất cứ
nơi nào trong việc xây dựng các không gian vui chơi giải trí.
1.4.5 Môi trường công nghệ
Tại Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ đơn giản và cơ
bản để cải thiện hoạt động kinh doanh của mình, mặc dù có những ví dụ về các công nghệ
phức tạp hơn đang được sử dụng. Đối với hầu hết các doanh nghiệp, quá trình đổi mới công
nghệ bao gồm việc mua sắm thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, học hỏi các quy trình công
nghệ mới và thực hiện thiết kế quy trình sản xuất/sản phẩm. Tuy nhiên, cũng xuất hiện ngày
càng nhiều doanh nghiệp có khả năng giải mã công nghệ, tự thiết kế quy trình và chủ động
5
mua công nghệ và thiết bị để sản xuất. Các doanh nghiệp từng bước có được khả năng nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như triển khai công nghệ mới. Đây là các doanh
nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất cao thông qua việc mở rộng đường biên công nghệ hay
giảm thiểu được các rào cản về đổi mới công nghệ thông qua tăng cường đầu tư vào mua
sắm trang thiết bị, đào tạo hay mua/thuê các tài sản vô hình.
Thực tế, có một số ít các doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam đã phát triển được năng
lực và kỹ năng công nghệ tiên tiến. Những năng lực và kỹ năng này đến từ việc cải tiến và
thích ứng các công nghệ nhập khẩu cho phù hợp bối cảnh Việt Nam như THACO,
Vinamilk... Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp đã tự cải tiến công nghệ thông qua
việc thiết kế và tạo ra những công nghệ phức tạp hơn có thể bán ra quốc tế như Viettel,
Vicostone.
Những công nghệ mới với trình độ thế giới được phát triển trong nước có tiềm năng
tạo ra các ngành xuất khẩu mới nổi cho Việt Nam. Các doanh nghiệp phát triển các công
nghệ này thường là các doanh nghiệp công nghệ cao và quy mô lớn, hoạt động ở đường
biên công nghệ của khu vực và thế giới.
1.4.6. Môi trường tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, nơi tiếp giáp
với Biển Đông và được coi trung tâm khu vực Đông Nam Á khi nằm ở vị trí cửa ngõ.
Với tổng diện tích đất liền là 331.212 km² và vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.
Do đặc điểm là lãnh thổ trải dài hình chữ S mà nước ta có vị trí tiếp giáp với 4 nước trên
đất liền và tiếp giáp với Biển Đông. Cụ thể biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km,
lần lượt giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Phía tây giáp với Lào và Campuchia, phía Tây
Nam giáp với vịnh Thái Lan.
b. Khí hậu
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới có gió mùa, có ánh nắng
chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Một số nơi gần chí tuyến hoặc vùng núi cao có
tính chất khí hậu ôn đới.

6
Nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 27 độ C, rất thích hợp với khách du lịch. Tuy nhiên
nhiệt độ trung bình ở từng nơi có khác nhau, Hà Nội 23 độ C, thành phố Hồ Chí Minh 26
độ C, Huế 25 độ C.
Khí hậu Việt Nam có hai mùa rõ rệt, mùa khô rét (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau),
mùa mưa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ thay đổi theo mùa rõ rệt nhất ở các tỉnh
phía Bắc, dao động nhiệt độ giữa các mùa chênh nhau 12 độ C. Ở các tỉnh phía Nam, sự
chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa khoảng 3 độ C. Ở các tỉnh phía bắc, khí hậu thay đổi bốn
mùa: Xuân, Hạ, Thu, Ðông.
c. Cảnh quan thiên nhiên
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm ¾ diện tích là đồi núi. Bốn vùng núi chính là Vùng núi
Ðông Bắc (còn gọi là Việt Bắc), kéo dài từ thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc bộ. Tại đây
có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như các động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn),
hang Pắc Pó, thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Cạn), núi Yên Tử, vịnh Hạ Long
(Quảng Ninh). Ðỉnh núi Tây Côn Lĩnh cao nhất vùng Ðông Bắc: 2431m.
Vùng núi Tây Bắc, kéo dài từ biên giới phía Bắc (giáp Trung Quốc) tới miền Tây
tỉnh Thanh Hoá. Ðây là vùng núi cao hùng vĩ, có Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1500m so với
mặt biển, nơi nghỉ mát lý tưởng, nơi tập trung đông các tộc người H’Mông, Dao, Kinh, Tày,
Giáy, Hoa, Xá Phó...
Vùng núi Tây Bắc còn có di tích chiến trường lừng danh Ðiện Biên Phủ và đỉnh núi
Phan - Xi - Păng, cao 3143m.
Vùng núi Trường Sơn Bắc, từ miền Tây tỉnh Thanh Hóa đến vùng núi Quảng Nam
- Ðà Nẵng, có động Phong Nha (Quảng Bình) kỳ thú và những đường đèo nổi tiếng như
đèo Ngang, đèo Hải Vân... Ðặc biệt có đường mòn Hồ Chí Minh được thế giới biết đến
nhiều bởi những kỳ tích của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ hai.
Vùng núi Trường Sơn Nam, nằm ở phía Tây các tỉnh Nam Trung bộ. Sau những
khối núi đồ sộ là một vùng đất rộng lớn được gọi là Tây Nguyên (cao nguyên phía Tây).
Vùng đất đầy huyền thoại này còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về thực vật, động vật, nhất
là nền văn hóa đặc sắc của các bộ tộc ít người. Thành phố Ðà Lạt, nơi nghỉ mát lý tưởng
được hình thành từ cuối thế kỷ 19.

7
Việt Nam có 3260 km bờ biển, nếu có dịp đi dọc theo bờ biển Việt Nam bạn sẽ được
đắm mình trong làn nước xanh của những bãi biển đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Lăng Cô,
Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên,... Có nơi núi ăn lan ra biển tạo thành vẻ đẹp kỳ
thú như vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Giữa vùng biển Việt Nam có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ
nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Rừng và đất rừng chiếm một diện tích lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Các khu rừng
quốc gia được nhà nước bảo vệ và có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững. Những
khu rừng quý đó lại được thiên nhiên “chia” cho nhiều địa phương trên cả nước: rừng Ba
Vì (Hà Tây), rừng Cát Bà (Hải Phòng), rừng Cúc Phương (Ninh Bình), rừng Bạch Mã (Huế),
rừng Cát Tiên (Ðồng Nai), rừng Côn Ðảo, rừng ngập nước (Cà Mau),…
Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú: suối khoáng Quang Hanh (Quảng
Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Ðịnh), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng
Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình),…
1.5 Hiện trạng ngành
Tại Việt Nam, hiện nay nhu cầu về du lịch, khám phá rất lớn. Tuy nhiên, tại Việt Nam
vẫn còn chưa phong phú, đa dạng so với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu đi du lịch
ngày càng cao của đông đảo các tầng lớp nhân dân
Ngày 19/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 283/QĐ TTg phê
duyệt Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”.
Đề án đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn 2016-2020 đạt
khoảng 6,6-7,1%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP khoảng 41,5- 42% vào năm 2020.
Giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng 7-7,5%. Tỷ trọng khu
vực dịch vụ trong GDP khoảng 43-44% vào năm 2025.
Năm 2020 doanh thu dịch vụ và du lịch đạt 538,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,8% và
giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 5 năm 2016-2020, doanh thu dịch vụ và
du lịch đạt 2.649,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,2% và tăng 5,1%/năm. Để thực hiện các mục
tiêu trên, Đề án đưa ra các nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện kế hoạch như:
- Phát triển các phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh thương mại trong nước

8
đa dạng, phù hợp với quá trình phát triển sản xuất và hội nhập của Việt Nam.
- Tạo lập môi trường chung cho phát triển các ngành dịch vụ. Năm 2020, hoàn thiện
luật và hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện gồm: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp,
Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường
công tác điều phối các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
- Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các Nghị định về điều kiện kinh doanh, xuất nhập khẩu
các ngành dịch vụ thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư theo
hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp vào năm
2023.
- Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa,
từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế; thúc đẩy việc ứng dụng các công
nghệ chủ chốt của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động quản lý, phát
triển, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ.

9
CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP DỰ ÁN
2.1 Phân tích thị trường: Ước tính và chứng minh sức cầu về hàng hóa dịch vụ
2.1.1 Phân tích cầu thị trường sản phẩm
Ngành Du lịch Việt Nam được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn do địa lý đất
nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và vô cùng phong phú. Theo số liệu của Tổng
cục Du lịch, tổng số khách du lịch nội địa 9 tháng năm 2022 đạt khoảng 86,8 triệu lượt, cao
hơn năm 2019 (thời điểm trước dịch Covid-19 là 85 triệu lượt). Đây là số liệu chứng minh
sự phát triển du lịch nội địa, đồng thời thu hút khách quốc tế đến Việt Nam trong thời
gian qua và còn tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai.
Một nghiên cứu về Nhận định một số xu hướng trong thời gian tới đối với ngành du
lịch Việt Nam do NCS. Trần Doãn Cường - Trung tâm tư vấn & Đào tạo du lịch (2021)
thực hiện nhằm nêu ra thực trạng cũng như xu hướng du lịch mới của du khách cũng như
đối với nhà quản lý, nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch. Kết quả cho thấy xu hướng
ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, internet để tìm hiểu kỹ hơn trước chuyến đi
sẽ rất phát triển trong tương lai. Du khách cũng thông qua các ứng dụng trực tuyến để khám
phá trước điểm đến bằng cách thông qua những bài chia sẻ của du khách từng trải nghiệm,
các công ty, nhà cung cấp dịch vụ du lịch phát trực tiếp để thoả mãn trí tò mò cũng như
muốn xem thực tại hình ảnh của điểm đến khi mà chưa thể đi du lịch được.
Hiện nay, nhiều người bận rộn có xu hướng lựa chọn các tour du lịch uy tín, chất
lượng. Theo đó, tất cả đã được lên kế hoạch chi tiết từ hướng dẫn viên, chuyến bay, phòng
khách sạn, các bữa ăn, khu vui chơi... để khách du lịch không phải mất quá nhiều thời gian
nghiên cứu và lựa chọn các địa điểm. Lợi ích từ tour du lịch thiết kế sẵn là thế nhưng cách
lựa chọn các tour du lịch cũng phải được cân đối phù hợp với mong muốn, sở thích và thời
gian của bản thân du khách để mọi trải nghiệm được trọn vẹn.
Theo một khảo sát để nghiên cứu về nhu cầu và xu hướng du lịch nội địa được thực
hiện trong phạm vi ba thành phố lớn của Việt Nam là TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà
Nội, với 400 người trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy 76%
số người hiện đang lên kế hoạch du lịch giải trí trong nước vào năm 2022 - 2023. Trong số

10
76% đó thì có đến 90% số lượng người tự tổ chức tour riêng khi họ đi du lịch, số lượng
người tìm kiếm thông tin về các dịch vụ du lịch như: homestay, phương tiện di chuyển,
khách sạn, chuyến bay… là 63%.
Từ những thực trạng trên, có thể thấy Việt Nam là thị trường mà người dân có nhu
cầu về việc tìm hiểu, tham khảo các kế hoạch, bài review, blog trước những chuyến du lịch
của mình. Bên cạnh đó, với những người bận rộn, không có nhiều thời gian tìm hiểu họ ưu
tiên những tour, lịch trình sẵn nhưng cũng phải phù hợp với nhu cầu, sở thích và thời gian
của họ. Thế nhưng trước những thông tin tràn lan trên mạng, chưa kể những bài seeding thì
họ cần một nơi hội tụ đầy đủ những thông tin chính xác đó. Hơn nữa những thông tin do
chính những người từng trải nghiệm chia sẻ càng hữu ích và thực tế hơn.
2.1.2 Phân tích cung thị trường sản phẩm
Hiện nay, các công cụ phục vụ nhu cầu du lịch khá phổ biến như là các ứng dụng du
lịch, trang web, công ty du lịch hay còn có cả các group chia sẻ trên facebook. Ngoài ra,
những travel blogger còn có kênh chia sẻ về hành trình du lịch cá nhân trên các nền tảng
mạng xã hội. Các ứng dụng về du lịch phổ biến như là traveloka, google maps, Sygic Travel
Trip Planner và Tripadvisor các ứng dụng có sự khác nhau về khía cạnh khai thác, cụ thể
như sau:
Traveloka: Chuyên về việc đặt đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, đặt tour du
lịch, đặt vé tham quan, vui chơi, giải trí, voucher spa, voucher ăn uống.
Google maps: Cung cấp mọi thông tin về đường đi, điểm bắt xe, tình hình giao
thông theo thời gian thực…
Sygic Travel Trip Planner: sở hữu một kho thông tin khổng lồ về hơn 20 triệu địa
điểm từ điểm tham quan, địa điểm ăn uống, các bãi biển… Thông tin được cập nhật đầy đủ
với giờ đóng/mở cửa; khoảng cách và thời gian di chuyển ước tính... Nếu dùng phiên bản
có trả phí bạn có thể sử dụng bản đồ ngoại tuyến.
Tripadvisor: Cung cấp dịch vụ tư vấn du lịch, hỗ trợ người dùng lên kế hoạch và
có thể dễ dàng đặt được loại hình khách sạn, nhà hàng hoặc các dịch vụ khác theo sở thích
của mình. Đồng thời thông qua review và đánh giá của nhiều khách du lịch về một điểm

11
đến nào đó, người dùng có thể dễ dàng so sánh giá cả của các nhà hàng, khách sạn và các
dịch vụ khác tại những điểm đến này.
Qua đó, có thể nhận thấy rằng dù đã có nhiều ứng dụng phục vụ nhu cầu du lịch,
nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề sau:
Thứ nhất, mỗi ứng dụng chuyên khai thác về một phần của hành trình du lịch, gây
khó khăn cho người du lịch khi muốn sử dụng kết hợp các tiện ích trên trong hành trình của
mình.
Thứ hai, chưa cung cấp tính năng thiết kế hành trình theo ý muốn của người du lịch.
Với nhu cầu riêng biệt của từng người, việc tự thiết kế chuyến đi là một nhu cầu không thể
thiếu để phù hợp với kinh phí, thời gian và sở thích cá nhân.
Travel Map giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, thời gian, tối ưu hóa hành trình di
chuyển cho chuyến du lịch. Ứng dụng đề xuất những hành trình tối ưu có sẵn và đã được
kiểm nghiệm thực tế, cho phép người dùng điều chỉnh hành trình theo ý muốn. Đồng thời,
ứng dụng cho phép mua vé ở các điểm du lịch, đặt chỗ khách sạn, nhà hàng, etc với mức
giá tốt. Những điều này sẽ là là ưu điểm giúp cho ứng dụng thâm nhập vào thị trường hiện
nay.
2.1.3 Phân tích phân khúc thị trường sản phẩm
Theo các chuyên gia tìm hiểu thì có 2 công cụ vô cùng quan trọng trong việc thúc
đẩy ngành du lịch là website và ứng dụng di động. Những điều tra từ Ủy ban Du lịch Châu
Âu và Emarketer cho thấy một trong 5 mối quan tâm của con người khi truy cập Internet
chính là dịch vụ “Du lịch – Khách sạn”.
Có đến 63% du khách dùng điện thoại thông minh để tìm kiếm thông tin về các dịch
vụ du lịch như: homestay, phương tiện di chuyển, khách sạn, chuyến bay…; 72% khách
hàng muốn doanh nghiệp hỗ trợ họ đặt các dịch vụ thông qua những app di động; 54%
khách hàng muốn tương tác với đơn vị du lịch thông qua chiếc điện thoại thông minh. Có
thể thấy thời đại công nghệ đã kéo theo rất nhiều vấn đề phát sinh. Vì thế việc sở hữu một
app du lịch là vô cùng cần thiết. Nhất là đối với những doanh nghiệp đang hoạt động trên
một thị trường có sự cạnh tranh cực lớn như du lịch.

12
Nghiên cứu do công ty Green Shoots Radar thực hiện dưới sự ủy quyền của Công ty
công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới-Visa vào tháng 6/2021 tại 14 thị trường.
Tổng mẫu khảo sát là 8.400 người, bao gồm người Việt Nam từ 18 tuổi ở nhiều trình độ
học vấn và mức thu nhập (thay đổi tùy theo từng thị trường). Kết quả cho thấy, đại dịch
Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội. Riêng đối với
ngành du lịch, vấn đề sức khỏe và an toàn được du khách chú trọng và quan tâm hàng đầu
khi cân nhắc lựa chọn điểm đến và phương tiện di chuyển. Hiện nay, nhu cầu du lịch của
người Việt Nam rất lớn. Theo đó, có tới 76% du khách Việt Nam tham gia khảo sát đang
lên kế hoạch du lịch giải trí trong nước vào năm 2022, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 38% số
người lập kế hoạch du lịch nước ngoài. Các chuyên gia Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO)
dự đoán, năm 2022 vẫn chưa phải là một năm hết khó khăn với ngành công nghiệp không
khói toàn cầu. Du lịch nội địa tiếp tục là chủ đạo và du lịch khám phá thiên nhiên hoang sơ
sẽ là xu hướng nổi bật. Trong đó, việc lựa chọn hình thức du lịch FIT (là từ viết tắt của cụm
“Frequent Independent Travelers”, được hiểu là khách du lịch tự do, khách lẻ; không đi
theo các chương trình tour do đại lý hay công ty lữ hành tổ chức) chiếm đến 90% và được
khách du lịch tin tưởng. Theo Traveloka, từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, mặc dù hầu hết
các đường biên giới chưa được mở cửa hoàn toàn cho đến ngày 1/4, nhưng lượng đặt chỗ
đưa đón sân bay cho khách du lịch tự túc đã tăng lên mức 96,35%.
Ở Việt Nam số người sử dụng Internet là 72,1 triệu người và sử dụng mạng xã hội
tương đương 73,2% tổng dân số theo Báo cáo Việt Nam Digital 2022 do We Are Social và
Hootsuite thống kê. Với tần suất sử dụng dày đặc, thu hút khách du lịch bằng hình thức
truyền thông qua nền tảng kỹ thuật số hiện đang dẫn đầu xu hướng.
Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề nhưng cũng lại là “cú hích” để thúc đẩy
doanh nghiệp tăng tốc trong hành trình chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh ở Việt
Nam bởi đây là xu hướng tất yếu. Kết quả khảo sát tâm lý và hành vi khách du lịch thời
Covid-19 do Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) phối hợp với Báo Vnexpress thực hiện cho
thấy có 40% khách du lịch đặt tour trực tiếp, 36% đặt tour qua nền tảng trực tuyến,... Đứng
trước sự thay đổi của hành vi khách hàng và hòa cùng xu thế tất yếu, tất cả các địa phương

13
trong cả nước đều tập trung thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực du lịch, trong đó chú trọng
việc cung cấp trải nghiệm an toàn, linh hoạt, thuận tiện cho du khách.
Du lịch trong giới trẻ đang bùng nổ và là một ngách đầy triển vọng phát triển của nền du
lịch Việt Nam. Theo UNFPA, Việt Nam đang ở trong thời kỳ tỉ lệ dân số vàng với hơn 22
triệu người trong độ tuổi thanh thiếu niên (từ 16 đến 30 tuổi), chiếm khoảng 23% dân số cả
nước và gần 36% lực lượng lao động.
Từ những phân tích trên, trong giai đoạn đầu tiên, dự án lựa chọn phân khúc thị
trường chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là các sinh viên và nhân viên văn phòng
trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi. Các đặc điểm của phân khúc khách hàng mục tiêu ảnh hưởng
đến số lượng sản phẩm tiêu thụ:
1. Nhân khẩu học
- Đối tượng khách hàng là các sinh viên và nhân viên văn phòng trong độ tuổi từ 18 -
30 tuổi.
- Phân khúc này là những người đang trong độ tuổi lao động, họ có sức khỏe, năng
lượng và mong muốn khám phá. Đồng thời họ là những người dễ nắm bắt các xu
hướng công nghệ mới nên dễ dàng tiếp cận với các dự án phát triển các ứng dụng
hơn các phân khúc khác.
2. Tâm lý
- Đây là nhóm tuổi mong muốn khám phá, độc lập, không thích gò bó, họ hướng đến
các tour du lịch tự thiết kế, đáp ứng từng nhu cầu riêng biệt của mỗi cá nhân.
- Dễ bị ảnh hưởng bởi xu hướng, có thời gian sử dụng các trang mạng xã hội nhiều
nên dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động quảng cáo trên các trang mạng xã hội.
3. Hành vi
- Phân khúc khách hàng năng động, yêu cầu về sự tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng để
lên lịch trình cho chuyến đi, đặt phòng khách sạn, chỉ bằng một vài thao tác đơn giản
trên điện thoại di động có kết nối internet. App mobile đáp ứng nhu cầu thực tế của
khách hàng về gợi ý danh sách lưu trú, phương tiện di chuyển, địa điểm vui chơi,
đặt phòng, tỷ giá ngoại tệ…

14
- Các đoạn video ngắn hay những bài viết, hình ảnh chia sẻ về những trải nghiệm du
lịch được đăng lên Instagram, Facebook, Tiktok, Twitter, Youtube nhận được sự
quan tâm đặt biệt của đối tượng khách hàng, lượt xem khủng vào mỗi ngày.
- Sau khi ứng dụng được đưa vào hoạt động, theo những phân tích ở trên thì số lượng
khách hàng sẽ sử dụng ứng dụng Travel Map có thể được ước tính như sau:
- Dân số Việt Nam hiện nay khoảng hơn 99,2 triệu người
- Số lượng người trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi ở Việt Nam chiếm khoảng 19,25%
tổng dân số.
- Số lượng người tự tổ chức tour riêng khi họ đi du lịch là 90%.
- Số lượng người tìm kiếm thông tin về các dịch vụ du lịch như: homestay, phương
tiện di chuyển, khách sạn, chuyến bay… là 63%.
- Dự kiến số người tiếp cận và sử dụng ứng dụng để đặt tour/book vé/đặt phòng trong
năm đầu tiên là 0,38 %
 99.200.000*19,25%*90%*63%*0,77% = 83.333 người
Trung bình 1 người sẽ đi du lịch 3 lần/năm, số lượng đặt tour qua ứng dụng
 83.333*3 = 249.999 lượt/năm
2.1.4 Nghiên cứu vấn đề tiếp thị và khuyến thị
Xác định đối tượng tiêu thụ dịch vụ
Sản phẩm (Product)
Travel Map - ứng dụng du lịch Việt Nam giúp những người ưa thích và có nhu cầu
du lịch, đặc biệt là du lịch tự túc ở Việt Nam bao gồm cả dân bản địa và khách du lịch nước
ngoài có những trải nghiệm tuyệt vời, những khoảnh khắc du lịch trọn vẹn, phù hợp với
ngân sách thông qua việc tối ưu hành trình di chuyển và giảm chi phí xuyên suốt chuyến
du lịch như đặt khách sạn, nhà hàng, vé vào cổng các địa điểm du lịch…
Travel Map là một ứng dụng “all-in-one-place” cung cấp tất cả giải pháp xoay quanh nhu
cầu du lịch (nơi ở, ăn uống, địa điểm du lịch), review địa điểm du lịch, chia sẻ kinh nghiệm
du lịch.
Giải pháp:
- Đối với những người ưu thích và có nhu cầu đi du lịch:

15
+ Travel Map là ứng dụng xây dựng kế hoạch, lịch trình du lịch tối ưu về thời gian và
chi phí bằng việc cung cấp các tour du lịch sẵn có do chính đội ngũ Travel Map tự
xây dựng dựa trên bộ dữ liệu sạch (dựa trên big data của các ứng dụng, website,
công ty du lịch khác/ đi khảo sát thị trường), các tour cung cấp bởi các công ty du
lịch lữ hành và những tour được đóng góp bởi chính người dùng ứng dụng.
+ Bên cạnh đó, người dùng có thể tự xây dựng một kế hoạch du lịch cho chính mình
bằng cách nhập các địa điểm muốn đến, từ đó nhờ vào các thuật toán ứng dụng sẽ
đưa ra những đề xuất tối ưu và phù hợp nhất với mong muốn của người dùng.
+ Là nền tảng chia sẻ kinh nghiệm du lịch, trải nghiệm các địa điểm du lịch của người
dùng với thông tin đa dạng, độ tin cậy cao.
- Đối với các công ty dịch vụ liên quan đến du lịch: Travel Map đóng vai trò là một
publisher - thực hiện kết nối sản phẩm của các công ty dịch vụ liên quan đến du lịch
đến người tiêu dùng cuối cùng, gia tăng khách hàng và tần suất sử dụng sản phẩm.
- Đối với các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn: Travel Map là đối tác giúp kích cầu
sử dụng các dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng tại địa bàn nhờ vào các bài review địa điểm
du lịch, ăn uống…
Giá (Price)
Giá cả là một trong những yếu tố chủ chốt để đưa ra quyết định tiêu dùng của khách
hàng. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nó ảnh hưởng đến
lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận.
Trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp chọn chiến lược giá thâm nhập
thị trường để thúc đẩy người dùng sử dụng sản phẩm cũng như hạn chế rủi ro cạnh tranh về
giá từ đối thủ cạnh tranh.
Với mục tiêu có nhiều người sử dụng nhất có thể, Travel Map là ứng dụng miễn phí
có thể cài đặt trên cả App Store và CH Play.
Travel Map sẽ tính phí những đơn vị muốn đặt quảng cáo, thúc đẩy truyền thông,
bán hàng cho doanh nghiệp và dịch vụ của mình trên ứng dụng thông qua phần trăm hoa
hồng, số lượng booking và các chỉ số liên quan về quảng cáo như CPC, CPA, CPM.

16
- Phần trăm hoa hồng cho mỗi tour được book thông qua app: 5%.
- Nội dung có trả phí (những nhà hàng, quán ăn, khách sạn… muốn được PR, xuất
hiện ở vị trí cao): trung bình 7.000.000 VNĐ/ bài. (Trung bình 10 bài/ tháng)
- Doanh thu từ nhà quảng cáo mong muốn truyền thông về dịch vụ, sản phẩm của
mình đến với những người dùng Travel Map: trung bình 17.829.201 VNĐ/ tháng.
Tổ chức mạng lưới phân phối
Phân phối (Place)
Lựa chọn đúng kênh phân phối sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo sự hiện diện với
khách hàng một cách tối ưu nhất, giúp tăng trưởng thị phần trong tương lai.
Ứng dụng Travel Map sử dụng kênh phân phối trực tiếp, cung cấp dịch vụ đến người tiêu
dùng cuối cùng, chính là những người sử dụng ứng dụng. Với hình thức phân phối này, ứng
dụng sẽ có khả năng cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người dùng, đảm bảo kiểm soát chất
lượng dịch vụ hiệu quả và thu thập ý kiến đóng góp xây dựng sản phẩm từ người dùng.
Phương pháp giới thiệu sản phẩm
Xúc tiến (Promotion)
Đối với giai đoạn giới thiệu sản phẩm, truyền thông sản phẩm và thương hiệu đến
nhiều khách hàng mục tiêu nhất có thể là điều ưu tiên.
Để tối ưu hiệu quả xúc tiến, truyền thông sản phẩm, thương hiệu cần tích hợp cả 3
loại phương tiện: tiếp cận đa dạng đối tượng thông qua Paid Media (truyền thông trả phí);
tạo nội dung hấp dẫn, hướng đến khách hàng và giải quyết vấn đề của họ thông qua Owned
Media (truyền thông sở hữu); sau đó khuyến khích họ chia sẻ, đánh giá hoặc ủng hộ thương
hiệu của mình thông qua Earned Media (truyền thông lan truyền).
- Truyền thông trả phí: Tối đa lượt tải ứng dụng là mục tiêu ưu tiên trong giai đoạn
đầu, để đạt được mục tiêu này, ứng dụng Travel Map sẽ cân nhắc những kênh trả
phí sau:
+ Google Ads: quảng cáo tải ứng dụng thông qua công cụ tìm kiếm, GDN và YouTube.
+ Chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, TikTok, Instagram).
+ Influencer marketing: booking các KOLs và KOCs để giới thiệu và review trải
nghiệm sử dụng ứng dụng.

17
- Truyền thông sở hữu: Với tiềm lực tài chính còn hạn chế, để tạo ra sự nhận biết, tối
đa lượt tải và sử dụng ứng dụng trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm, Travel Map lựa
chọn mạng xã hội sẽ là kênh truyền thông chính cho sản phẩm. Bởi mạng xã hội như
Facebook, TikTok, Instagram, YouTube là kênh mà khách hàng mục tiêu theo dõi
và cập nhật hàng ngày. Bằng việc xây dựng nội dung thông qua những nền tảng này,
ứng dụng có thể thu hút người dùng, tạo ra chuyển đổi và biến họ thành khách hàng
trung thành. Bên cạnh đó xây dựng những chương trình khuyến mãi, tặng voucher,
giảm giá để kích cầu.
- Truyền thông lan truyền: Tận dụng những lời truyền miệng, bình luận, đề cập về ứng
dụng của người dùng trên mạng xã hội và những đánh giá online trên CH Play và
Appstore để truyền thông cho sản phẩm, thương hiệu của mình. Đây là một trong
những kênh marketing rất hiệu quả bởi độ tin cậy mà nó mang lại. Tuy nhiên cần
theo dõi, kiểm soát vì thương hiệu có thể bị gây hại bởi những nội dung tiêu cực
người dùng tạo ra.
2.1.5 Xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Hình thức app Travel Map mà dự án sẽ triển khai trên thế giới đã có mô hình tương
tự là Tripadvisor cũng được đánh giá là nền tảng du lịch lớn. Tripadvisor hiện đã có mặt tại
49 thị trường với 28 ngôn ngữ trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Tripadvisor không chuyên
môn hoá hoàn toàn ở Việt Nam nên cũng chỉ tiếp cận được một phần nhỏ người dùng ở thị
trường Việt Nam và không cập nhật thông tin cũng như bài đánh giá liên tục, mới mẻ. Một
đối thủ khác là Traveloka, ứng dụng và trang web của Traveloka thu hút được nhiều lượt
truy cập và tương đối thành công ở Việt Nam. Tuy nhiên Traveloka chỉ chuyên về việc đặt
đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, đặt tour du lịch, đặt vé tham quan, vui chơi, giải trí,...
chứ chưa cung cấp tính năng thiết kế hành trình cho du khách.
Ngoài ra, các group review về du lịch cũng rất phát triển trên trang mạng xã hội
facebook. Các bài viết chia sẻ về hành trình du lịch khá đa dạng ở nhiều địa điểm du lịch
nổi tiếng và thu hút nhiều lượt tương tác từ mọi người. Tuy nhiên, các bài viết này thường
mang tính chủ quan, và thường bị lợi dụng để quảng cáo, điều này làm các độ đáng tin của
các group review giảm sút. Đồng thời, việc tìm kiếm và tổng hợp thông tin từ nhiều bài

18
review gây mất thời gian và rắc rối cho người du lịch để tìm ra hành trình phù hợp cho
chính mình. Vì vậy có thể nói Travel Map sẽ tiên phong là ứng dụng du lịch đầu tiên tại
Việt Nam có các tính năng tương tự Tripadvisor, và có thêm những tính năng nổi bật như
tự đề xuất hành trình tối ưu từ những địa điểm cho trước, có tính kết nối từ cộng đồng những
người yêu du lịch.
Lý do chọn Travel Map
Thứ nhất, Travel Map như một ứng dụng du lịch đa năng, hỗ trợ người dùng trong
suốt cuộc hành trình, từ lúc lên kế hoạch đi lại cho đến thực hiện cuộc hành trình và còn
tiếp tục khi hành trình kết thúc. Không những giúp người dùng lên kế hoạch cho chuyến đi,
ứng dụng còn cho phép thiết kế hành trình theo sở thích cá nhân. Ứng dụng cho phép đánh
giá, chia sẻ trải nghiệm về chuyến đi, giúp người sử dụng có cái nhìn khách quan hơn về
các địa điểm và dễ dàng đưa ra quyết định. Đồng thời, Travel Map cho phép người du lịch
đặt phòng khách sạn, quán ăn, đặt vé máy bay với giá cả ưu đãi.
Thứ hai, tiết kiệm thời gian là một giá trị nổi bật của Travel Map mang lại cho khách
hàng. Người dùng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong khâu tìm kiếm và chọn lọc
thông tin, bởi vì khách hàng không cần phải chắt lọc thông tin từ nhiều nguồn không chính
thống. Khi khách hàng không biết đi đâu tham quan, hay muốn tìm hiểu những món ăn đặc
sản tại vùng đất mình tham quan thì ứng dụng sẽ lên kế hoạch đưa ra những địa điểm du
lịch, nhà hàng đặc sản phù hợp với nguyện vọng của khách hàng.
Thứ ba, với Travel Map, sự chân thật và uy tín được đặt lên hàng đầu, nói không
với seeding. Những bài đăng và review sẽ được kiểm soát bởi ban quản lý dự án, không
nhận quảng cáo để bóp méo sự thật. Và đặc biệt, các địa điểm du lịch đã được đội ngũ nhân
viên của Travel Map khảo sát thực tế, đến tận nơi để kiểm nghiệm. Travel Map chọn lọc
những địa điểm du lịch, món ăn ngon, chất lượng. Hơn hết, dự án đầu tư có nguồn gốc từ
Việt Nam chắc chắn sẽ mang đến giá trị, nội dung, kiến thức thiết thực, uy tín và có ý nghĩa
hơn hết.

19
2.2 Phân tích kỹ thuật
2.2.1 Xác định công suất dự án
Theo những phân tích ở phần Phân tích thị trường, có thể nhận thấy ứng dụng Travel
Map ước tính sẽ có 249.999 lượt book tour trong năm đầu tiên. Tuy nhiên trên thực tế, việc
đạt được con số như vậy gần như là một điều bất khả thi trong bối cảnh còn khá nhiều đối
thủ cạnh tranh và độ phủ sóng của công ty là chưa lớn. Bên cạnh đó, mức độ chính xác của
mẫu khảo sát không thể đạt đến mức độ chính xác như khảo sát tổng thể và kinh nghiệm
của nhóm thực hiện dự án còn non trẻ, khó tránh khỏi những sai sót trong khâu chuẩn bị,
dự trù. Vì vậy, nhằm đề phòng những rủi ro có thể gặp phải, công suất khả thi của dự án
được ước tính khoảng 50% công suất ban đầu, tức là khoảng 125.000 lượt book tour. Sau
khi đã có độ nhận diện thương hiệu thì con số này ước tính sẽ tăng khoảng 10% đến 20%
trong những năm tiếp theo của dự án nếu như phản hồi của thị trường đúng như kỳ vọng
của công ty.
2.2.2 Nghiên cứu công nghệ và phương pháp sản xuất
Công nghệ mà dự án cần xây dựng:
Đầu tiên, để dự án được chạy với đúng cái tên Travel map thì không thể thiếu công
nghệ của Google Map. Nó như một bản đồ được số hóa giúp Travel map tính toán chính
xác thời gian di chuyển giữa các địa điểm tham quan của du khách, giúp du khách né được
những tuyến đường cao điểm và đặc biệt là đề xuất cho người dùng các tuyến đường nhanh
nhất, hiệu tốt nhất để tới điểm đến. Tuy nhiên Travel map sẽ tích hợp thêm các tính năng
để phù hợp với phương tiện mà người dùng sử dụng trong suốt quá trình đi, các tuyến đường
đẹp sẽ là sự ưu tiên lớn dành cho du khách.
Sử dụng nền tảng đặt phòng online, Thương mại điện tử,… giúp khách hàng có thể
chọn sẵn tour, khách sạn,… ưng ý nhất và chỉ việc thanh toán 1 lần duy nhất cho cả một
chuyến đi dài nhiều ngày.
Và cuối cùng, quan trọng nhất là nền tảng thanh toán đa phương tiện. Travel tour sẽ
cho thanh toán thông qua nhiều hình thức khác nhau phù hợp nhất với người dùng. Có thể
kể đến như; Momo, VNPay, Zalo Pay,…

20
Với nguồn nhân lực công nghệ ít nhưng chất lượng, cùng với mức đãi ngộ cao cho
đội công nghệ thông tin của công ty, khả năng vận hành các công nghệ hiện đại cũng như
phát triển nền tảng cho app cũng như duy trì được nó là điều được các nhân sự công nghệ
cốt lõi triển khai rất giỏi.
Chi phí cho công nghệ:
- Đối với công nghệ bản đồ Google Map, công ty sẽ đàm phán hợp đồng thuê công
nghệ từ Google map với chi phí cho thuê theo năm, hợp đồng cho thuê dài hạn 5
năm với chi phí: 10 tỷ VND.
- Với nền tảng đặt phòng, đặt lịch online,... công ty sẽ phát triển từ nguồn nhân lực
công nghệ của công ty, với chi phí cho xây dựng nền tảng app là 10 tỷ VND. Chi
phí cho lưu trữ dữ liệu trong 5 năm đầu là 5 tỷ VND.
- Bên cạnh đó, còn có chi phí cho các phương thức thanh toán mà công ty liên kết như
bảng bên dưới.
Bảng 2.1 Chi phí cho các phương thức thanh toán
Đơn vị: nghìn VNĐ
Đơn vị cung Phí (%
cấp giải Tổng giá trị % giao
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
pháp thanh giao dịch dịch
toán qua app)

Momo 4,00% 15,00% 60.000,00 150.001,20 154.501,20 162.225,60 168.714,00


Zalo Pay 2,50% 5,00% 9.375,00 23.437,68 24.140,81 25.347,75 26.361,56
VN Pay 4,50% 20,00% 84.375,00 210.939,18 217.267,31 228.129,75 237.254,06
Các ngân
4,50% 30,00% 101.250,00 253.127,02 260.720,77 273.755,70 284.704,87
hàng
Tổng chi phí giao dịch 268.981,65 669.380,35 702.849,10 737.988,61 790.183,80

- Ngoài ra, thời gian đầu, công ty sẽ liên kết với nhiều đối tác về đặt lịch ăn uống và lưu
trú theo hợp đồng 2 năm với tổng giá trị hợp đồng là: 7 tỷ VND. Đây là hợp đồng hai
bên cùng có lợi.

21
2.2.3 Nghiên cứu về máy móc, trang thiết bị
Là công ty start-up hoạt động trong lĩnh vực hình thành và phát triển một ứng dụng
di động nên các trang thiết bị cần thiết của công ty chủ yếu là các trang thiết bị, dụng cụ
văn phòng cơ bản
Bảng 2.2 Danh sách trang thiết bị của dự án
Đơn vị: nghìn VNĐ
Tên thiết bị, Đặc tính kỹ thuật Số Đơn Giá trị
máy móc lượng giá

Máy vi tính Cấu hình máy: 5 40.000 200.000


cho việc lập - Mainboard Asrock B660M Pro RS
trình ứng DDR4
dụng - CPU Intel Core i5-12400F (Up To
4.40GHz, 6 Nhân 12 Luồng,18MB
Cache, Socket 1700, Alder Lake)
- Ổ cứng SSD Kingston NV1 250GB
NVMe PCIe Gen 3.0 x 4
(SNVS/250G)
- Vỏ case KENOO ESPORT M100 -
ATX
- Nguồn Cooler master MWE 550
BRONZE V2 230V
- VGA ASUS TUF GTX 1660 Ti
Gaming EVO OC 6GB GDDR6
- RAM Corsair Vengeance LPX
(2x8GB) DDR4 3200MHz Black
- Tản nhiệt CPU ID-COOLING SE-
214-XT ARGB
Màn hình: FullHD (1920x1080p)
Bàn phím cơ: Cherry MX Red

Máy vi tính Máy Tính Để Bàn – Core i7 7700 | 8G | 10 10.000 100.000


cho các công 240G SSD | 22″ (đã bao gồm chuột và
việc văn bàn phím)
phòng

22
Máy in - Máy in HP LaserJet Pro M12a 1 3.000 3.000
- Khổ giấy in: Tối đa khổ A4
- Tốc độ in: 19 trang phút A4
- Tốc độ xử lý: Tốc độ 266MHz
- Bộ nhớ ram: 8 MB
- Độ phân giải: 600 x 600 x 2 dpi
(1200 dpi effective output)
- Chuẩn kết nối: Hi-Speed USB 2.0
- Hiệu suất làm việc: 5.000
trang/tháng

Văn phòng Bộ văn phòng phẩm Thiên Long 10.000


phẩm

Máy lọc Máy lọc nước Kangaroo hydrogen ion 1 12.000 12.000
nước kiềm KG10A8ES

Ly nước Ly nhựa 5 20 100

Ổ điện đa Ổ cắm đa năng BULL U2050 – Thiết kế 10 500 5.000


năng âm bàn

Máy lạnh Máy lạnh Panasonic tiêu chuẩn - 2 15.000 30.000


N18VKH-8

Cụm bàn làm Cụm bàn làm việc 5 người 3 6.000 18.000
việc

Bàn Giám Bàn Hòa Phát 1 7.000 7.000


đốc

Ghế Ghế xoay lưới Melio 15 500 7.500

Tủ đựng hồ Tủ sắt đựng hồ sơ TOZ 1 2.500 2.500


sơ tài liệu

Tổng cộng 395.100

23
2.2.4 Nghiên cứu nguyên liệu đầu vào
“Nguyên liệu đầu vào” mấu chốt của dự án này là DỮ LIỆU. Dự án này cần rất
nhiều dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tiến hành những bước xây dựng ban đầu cho dự
án. Các nguồn dữ liệu cần thiết:
- Dữ liệu video, hình ảnh, các đánh giá,... của các khách sạn, homestay, nhà nghỉ. Vì
đây là một phần rất quan trọng đối với từng tour du lịch tự túc của người dùng.
- Dữ liệu trải nghiệm, menu món ăn, khung cảnh,… của các nhà hàng, địa điểm ăn
uống.
- Dữ liệu từ những cung đường đẹp, những lịch trình thú vị của khách du lịch.
Các dữ liệu này Travel map có thể lấy từ:
- Những nguồn có sẵn: Các blog về du lịch, du lịch tự túc, các video của các Vlogger,
Tiktok, Facebook, Instagram,…
- Travel map cũng thu thập dữ liệu từ các công ty du lịch lữ hành địa phương để khách
du lịch có những trải nghiệm, những tour du lịch đậm chất dân bản địa nhất.
- Và cuối cùng là tự đi xây dựng dữ liệu cho riêng mình. Giống như những startup
khác đã từng làm thì công ty có thể chi ra chi phí lớn cho nhân viên đến từng nhà
hàng, khách sạn,… để tự mình trải nghiệm, chụp ảnh, quay video,… để cung cấp dữ
liệu thực tế nhất cho người dùng app.
Công ty sẽ kết hợp tất cả các nguồn trên lại để tạo nên một bộ dữ liệu liệu đủ sự đa
dạng và thích hợp cho từng người dùng ở những ngày đầu tiên. Thời gian sau, công ty với
nền tảng như một mạng xã hội chia sẻ sẽ thu thập dữ liệu từ chính người dùng của mình để
chia sẻ, lan tỏa những tour tự thân cho những người dùng khác.
Bảng 2.3 Chi phí nguyên liệu đầu vào
Đơn vị: Triệu đồng
Tên chi phí Chi phí Số năm hợp Tổng chi phí
trong 1 năm đồng

Dữ liệu từ công ty du lịch lữ hành 3.000 5 15.000


địa phương

Xây dựng dữ liệu thực tế 1.800 5 9.000

24
Tổng 24.000

2.2.5 Nghiên cứu địa điểm thực hiện dự án


Vì là một startup non trẻ, nếu vẫn cứ đi như các ông lớn khác chiếm lĩnh thị trường
thành phố lớn rồi lan ra các tỉnh thành nhỏ khác. Nên trong chiến lược đề ra, Travel map sẽ
đánh vào các vùng lân cận và né các thành phố lớn, các địa danh để khác. Đặc biệt là các
tỉnh thành mới nổi về du lịch gần đây nhưng thực sự chưa có công ty nào đủ uy tín, trách
nhiệm đối với các du khách.
Bên cạnh đó, theo các xu hướng thịnh hành hiện nay, người dùng mục tiêu mà chúng
tôi hướng tới là du lịch tự túc vô cùng thích những địa điểm mới lạ, để khám phá, để bay
bổng, tự mình làm điều mình thích. Vì vậy những vùng đất mới sẽ là nơi dừng chân của các
Người dùng này.
Do đó, chúng tôi sẽ tập trung vào các địa điểm như: Bắc Trung Bộ (Hà Giang, Lạng
Sơn, Điện Biên, …), Nam trung bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận),
Trung trung bộ ( Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế), miền Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai) và cả Tây
Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông). Đây chỉ là mục tiêu ngắn hạn.
Trong dài hạn, khi có đầy đủ nguồn lực cũng như chỗ đứng trên thị trường, Travel
Map sẽ tấn công vào các thành phố lớn như TP. Hồ Chính Minh, thành phố Hà Nội và cũng
sẽ tấn công vào các thị trường du lịch nổi tiếng như Đà Lạt, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng,…
Mục tiêu hướng tới của Travel map là toàn bộ người dùng trên khắp đất nước Việt Nam
đều biết đến ứng dụng này, và mọi tỉnh thành đều xuất hiện các đối tác ăn, ngủ, nghỉ …
liên kết với Travel map.
2.2.6 Tính toán khối lượng vốn đầu tư thực hiện dự án
Chi phí thuê mặt bằng:
- Địa điểm: Tầng 5, Samland Building, Đường D1, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP
HCM
- Diện tích: 150m2

25
- Giá thuê: 20.000 VNĐ/ 1m2
- Chi phí thuê: 30 triệu/ tháng tương ứng 360 triệu/năm
Chi phí trang thiết bị: 395.100.000 (VNĐ)
Chi phí nguyên liệu đầu vào: 24 triệu (VNĐ)
Chi phí marketing (chạy ads, truyền thông):
- Năm đầu: 200 triệu VNĐ
- Năm 2: 300 triệu VNĐ
- Năm 3: 200 triệu VNĐ
- Năm 4: 200 triệu VNĐ
- Năm 5: 200 triệu VNĐ
- Tổng cộng: 1.100 triệu VNĐ

Chi phí vận hành:

Bảng 2.4 Chi phí vận hành


Đơn vị: nghìn VNĐ
Tên chi phí Chi phí trong 1 tháng Chi phí trong 1 năm

Điện 6.000 72.000

Nước 150 1.800

Internet 500 6.000

Rác 50 600

Bảo dưỡng trang thiết bị 1.000 4.000


(3 tháng/1 lần)

Vệ sinh 1.000 12.000

Tổng cộng 8.700 96.400

26
2.3 Phân tích nhân sự
2.3.1 Cơ cấu tổ chức của dự án:

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của dự án


Bảng 2.5 Cơ cấu tổ chức của dự án

Thời
Phòng Số
Vị trí gian làm Yêu cầu trình độ Mô tả công việc
ban lượng
việc

1 Làm việc - Tốt nghiệp chuyên - Chịu trách nhiệm toàn diện
full-time ngành quản trị kinh các vấn đề của công ty. Đồng
doanh, quản trị du thời, chịu trách nhiệm trước
lịch hoặc các ngành nhà nước về các đề án thí
liên quan. điểm, kết quả kinh doanh của
- Nam/Nữ: từ 25 tuổi công ty.
- Có ít nhất 5 năm - Xây dựng các chiến lược
kinh nghiệm quản lý phát triển, kế hoạch dài hạn
Giám hoặc tương đương. và kế hoạch hằng năm, các
đốc dự án đầu tư và hợp tác của
công ty.
- Tổ chức bộ máy quản lý về
điều hành công ty, bổ nhiệm,
bãi nhiệm, miễn nhiệm,... các
chức danh, khen thưởng, kỷ
luật tùy theo mức độ.
- Đàm phán, ký kết một số
hợp đồng kinh tế với đối tác.

27
- Trực tiếp tham gia điều
hành các bộ phận, phòng ban
trong công ty.

1 Làm việc - Có ít nhất 2-3 năm - Xây dựng, phát triển và


full-time kinh nghiệm quản lý thực hiện kế hoạch kinh
- Giao tiếp và đàm doanh, tiếp thị, truyền thông
phán tốt ngắn hạn, dài hạn
- Kỹ năng phân tích, - Chịu trách nhiệm chỉ tiêu
đàm phán, thuyết KPI doanh thu hàng tháng,
trình, marketing và hàng quý và hàng năm của
thuyết phục tốt công ty
- Có tính chủ động, - Thiết lập và tăng cường các
Quản lý khả năng sắp xếp mối quan hệ và chăm sóc
công việc ưu tiên và khách hàng.
lập kế hoạch hiệu - Tham gia vào việc đào tạo
quả. hướng dẫn, đội ngũ nhân
- Ưu tiên ứng viên có viên kinh doanh. Duy trì và
kinh nghiệm trong phát triển đội ngũ nhân viên
ngành du dịch. kinh doanh theo từng thời kỳ
Phòng
thông qua tuyển dụng, lựa
kinh
chọn, định hướng và đào tạo
doanh
nhân viên.

Nhân 2 Làm việc - Ưu tiên ứng viên có - Chăm sóc khách hàng tiềm
viên full-time kinh nghiệm sales/ tư năng của công ty, hỗ trợ
kinh vấn/ bán hàng. khách hàng ký kết hợp đồng.
doanh -

1 Làm việc - Có kinh nghiệm - Xây dựng kế hoạch, triển


full-time content marketing khai các hoạt động PR truyền
online trên 01 năm. thông phù hợp với chiến lược
Nhân
- Có khả năng nắm tổng thể của công ty.
viên
bắt xu hướng, trend, - Quảng bá hình ảnh của ứng
Marketi
khả năng sáng tạo dụng lên các diễn đàn
ng
cao, cập nhật chính chuyên ngành.
sách của các nền - Nghiên cứu các ý tưởng cho
tảng sự kiện mới của nhà hàng.

28
- Đã tốt nghiệp ĐH
chuyên ngành
Marketing/truyền
thông.

2 làm việc - Nam/nữ từ 18 tuổi - Tiếp nhận thông tin và tư


theo ca: - Tốt nghiệp THPT, vấn các gói dịch vụ phù hợp
Nhân
- ca 1: có giọng nói dễ nghe cho khách hàng
viên
7h-15h - Có khả năng xử lý - Giải quyết các vấn đề liên
chăm
- ca 2: tình huống quan đến khách hàng bao
sóc
15h-23h gồm đặt phòng,...
khách
- Tiếp nhận các và giải quyết
hàng
các vấn đề, trục trặc mà
khách hàng gặp phải.

2 Làm việc - Nam/nữ từ 22 tuổi, - Tìm kiếm, kết nối với các
Nhân
full-time tốt nghiệp chuyên đối tác (nhà hàng, khách sạn,
viên
ngành du lịch công ty vận tải,..).
nghiên
- Có khả năng phân - Khảo sát, đánh giá tình hình
cứu và
tích, đánh giá thực tế của doanh nghiệp so
khảo
- Có khả năng đi với thông tin nhận được
sát hiện
công tác thường
trường
xuyên.

1 Làm việc - Có thể giao tiếp - Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ cho


full-time tiếng anh dự án: liên hệ đối tác nhận
- Thành thạo kỹ năng thông tin cho dự án
tin học văn học (có - Lập hợp đồng các dự án
Nhân
thể ở mức sử dụng - Theo dõi tiến độ các dự án
viên
Phòng được): word, excel, của công ty
hành
nhân sự powerpoint,…
chính
- Cần cù và chịu khó
(admin)
trong công việc
- Có tinh thần trách
nhiệm cao trong
công việc

29
1 Làm việc - Nam/Nữ tuổi từ 22 - Đề xuất chế độ phúc lợi
full-time tuổi (ưu tiên Nữ) - Cập nhật và theo dõi biến
- Tốt nghiệp Cao động nhân sự để điều chỉnh
đẳng trở lên các bảng lương, BHXH, chế độ
ngành có liên quan chính sách của công ty.
Nhân - Sử dụng thành thạo - Theo dõi phép năm của CB-
viên tin học văn phòng CNV, tiếp nhận các giấy tờ
C&B (word, excel, liên quan đến ngày nghỉ phép
powerpoint). của nhân viên
- Có khả năng lập kế
hoạch, phân tích,
tổng hợp, làm báo
cáo.

1 Làm việc - Tốt nghiệp từ cao - Lập kế hoạch tuyển dụng


full-time đẳng trở lên các căn cứ vào định biên nhân sự
ngành Quản trị nhân và nhu cầu tuyển dụng của
lực, Kinh tế, các bộ phận, đơn vị.
Marketing - Triển khai thực hiện kế
- Kỹ năng tìm kiếm, hoạch tuyển dụng - đào tạo
Nhân
sàng lọc hồ sơ được Ban Giám đốc phê
viên
- Kỹ năng phỏng duyệt.
tuyển
vấn, đánh giá ứng - Thực hiện công tác truyền
dụng
viên thông, quảng bá, PR thương
- Có khả năng xây hiệu tuyển dụng
dựng database ứng - Sàng lọc hồ sơ, sơ vấn.
viên tốt - Tổ chức các khóa đào tạo,
quản lý thông tin khóa học.

1 Làm việc - Tốt nghiệp đại học - Chịu trách nhiệm quản lý
full-time các ngành kế toán tài kế toán, quản lý thuế của
chính công ty.
Phòng kế Kế toán
- Có ít nhất 4 - 5 năm - Tổ chức, điều hành, phân
toán trưởng
kinh nghiệm trong công nhiệm vụ, vị trí nhân
lĩnh vực kế toán viên trong bộ phận.
- Có kinh nghiệm sử - Phân tích báo cáo, từ đó

30
dụng phần mềm Fast nắm bắt biến động về chi phí,
Accounting. công nợ… để kịp thời đưa ra
- Có nghiệp vụ kế những giải pháp để kiểm soát
toán và hiểu biết về chi phí theo kế hoạch đã đề
hợp nhất tài chính. ra.
- Có tính cẩn thận v - Tham mưu cho Giám đốc
các phương án, chính sách
hiệu quả nhất về kế toán tài
chính.
- Xây dựng các quy trình,
biểu mẫu liên quan đến kế
toán, tài chính.

2 Làm việc - Tốt nghiệp cao - Kiểm tra sự cân đối giữa số
full-time đẳng trở lên khối liệu kế toán chi tiết và tổng
ngành kế toán tài hợp.
chính - Lập các báo cáo thường kỳ,
Kế toán - Có kinh nghiệm 1-2 thường niên
viên năm ở vị trí tương - Thống kê và tổng hợp số
đương liệu, cung cấp số liệu kế toán
- Nhiệt tình với công khi có yêu cầu
việc, có ý thức kỷ - Thực hiện các nghiệp vụ kế
luật cao. toán phát sinh.

1 Làm việc - Tốt nghiệp Đại học - Sắp xếp công việc và đào
full-time trở lên, chuyên tạo kỹ năng cho nhân viên
ngành Công nghệ cấp dưới
thông tin / Hệ thống - Quản lý lập trình ứng dụng
thông tin hoặc tương trong sự ràng buộc của kế
đương. hoạch và ngân sách.
Phòng kỹ
Quản lý - Có ít nhất 5 năm - Xác định các nguồn lực và
thuật
kinh nghiệm trong tiến độ thực hiện chương
đó có ít nhất 1 năm trình.
kinh nghiệm quản lý/ - Chỉ đạo và giám sát đội ngũ
leader. kỹ thuật dự án và quản lý
- Kỹ năng giao tiếp xung đột trong nhóm.
tốt, phân tích đàm - Xác định hiệu quả và giải

31
phán, giải quyết vấn quyết các vấn đề của dự án
đề. - Phối hợp với phòng kinh
doanh để nắm rõ những yêu
cầu của khách hàng

4 Làm việc - Tốt nghiệp Cao - Xây dựng và phát triển ứng
full-time đẳng trở lên, chuyên dụng
ngành Công nghệ - Cập nhật và cải tiến các tính
thông tin / Hệ thống năng mới, cập nhật thêm
thông tin hoặc tương danh sách cơ sở dữ liệu các
đương. địa điểm du lịch
- Có khả năng quản - Quản lý và phê duyệt các
Nhân
trị CSDL: SQL bài đăng của khách hàng trên
viên
server ứng dụng
xây
- Có hiểu biết về BI, .
dựng
PowerApps, Power
và phát
Automate. Đã từng
triển
tham gia các dự án
ứng
liên quan là một lợi
dụng
thế.
- Thường xuyên cập
nhật công nghệ mới.
- Khả năng làm việc
độc lập và theo
nhóm, làm việc dưới
áp lực cao

2.3.2 Hoạch định - Tuyển chọn


2.3.2.1 Kế hoạch tuyển dụng
a. Quy trình tuyển dụng
Bảng 2.6 Mô tả chi tiết quy trình tuyển dụng các vị trí của dự án

Vị trí Chi tiết quy trình tuyển dụng

Cấp quản lý Vòng 1 - Nhận và phản hồi kết quả CV cho ứng viên: Tổng hợp và
sàng lọc các CV, thư ứng tuyển phù hợp với yêu cầu công việc, thực

32
hiện gửi thông báo mời đánh giá năng lực.
Vòng 2 - Đánh giá năng lực bằng bài kiểm tra cá nhân: Tùy theo vị
trí ứng tuyển, ứng viên thực hiện các bài kiểm tra về kỹ năng tin học
văn phòng, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng xử lý tình huống, kiểm tra kiến
thức chuyên môn, v.v.
Vòng 3 - Phỏng vấn với HR: Ứng viên phỏng vấn với HR để trao đổi
về kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ làm việc, phúc lợi, mức lương,...
Vòng 4 - Phỏng vấn với Ban giám đốc: Ứng viên phỏng vấn với Ban
giám đốc để trao đổi về khối lượng công việc, cách thức thực hiện dự
án, phương hướng thực hiện dự án,...
Vòng 5 - Đánh giá và thông báo kết quả phỏng vấn: HR và Ban
giám đốc đánh giá và thống nhất kết quả. Sau đó tiến hành thông báo
cho ứng viên.
Thời gian thử việc: 3 tháng

Nhân viên các Vòng 1: Nhận và phản hồi kết quả CV cho ứng viên: Tổng hợp và
phòng ban sàng lọc các CV, thư ứng tuyển phù hợp với yêu cầu công việc, thực
hiện gửi thông báo mời đánh giá năng lực.
Vòng 2 - Phỏng vấn với HR: Ứng viên phỏng vấn với HR để đánh giá
về kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ làm việc; trao đổi về khối lượng công
việc, cách thức làm việc, phúc lợi, mức lương,...
Vòng 3 - Đánh giá và thông báo kết quả phỏng vấn: HR đánh giá và
thông báo kết quả đến ứng viên.
Thời gian thử việc: 2 tháng

b. Nguồn tuyển dụng


Các kênh tuyển dụng việc làm online: Đăng tải thông tin tuyển dụng trên các website
tuyển dụng có lượng truy cập và tìm kiếm cao như Vietnamworks.com, TopCV.vn,
YBOX.vn, JobStreet.vn,...
Mạng xã hội/ Mạng xã hội việc làm: Đăng tải tin tuyển dụng trên trang fanpage
chính thức của dự án trên Facebook, các hội nhóm tuyển dụng trên Facebook,
LinkedIn.com,...
Kết nối với sinh viên tại các trường Đại học: Đăng tin tuyển dụng thông qua các
kênh truyền thông, tuyển dụng của các trường Đại học.

33
2.3.2.2 Kế hoạch đào tạo
a. Đối với cấp quản lý
Mục tiêu đào tạo:
- Nâng cao kỹ năng quản lý dự án: quản trị rủi ro, quản trị thời gian, quản trị tài chính,
quản trị nhân lực,...
- Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, bổ sung kiến thức chuyên môn về kinh doanh, kế toán,
hành chính - nhân sự và kỹ thuật
- Hỗ trợ nâng cao ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kỹ năng cứng
Cách thức đào tạo:
- Tổ chức các khóa học định kỳ 4 - 6 tháng/lần cho cấp quản lý
- Tham gia các hội thảo, chuyên đề về các lĩnh vực như du lịch, công nghệ số để cập
nhật xu hướng thị trường
b. Đối với nhân viên
Mục tiêu đào tạo
- Đối với nhân viên mới:
+ Hiểu rõ trách nhiệm, khối lượng công việc, nhiệm vụ cụ thể của vị trí đảm
nhận.
+ Nắm được quy trình và cách thức thực hiện công việc để đáp ứng được yêu
cầu dự án và hoàn thành đúng tiến độ.
- Đối với nhân viên đang làm việc trong dự án:
+ Nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn về kinh doanh, kế toán, nhân sự
và kỹ thuật
+ Xây dựng kỹ năng lập kế hoạch và kiểm soát công việc
+ Hỗ trợ nâng cao ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kỹ năng cứng
Cách thức đào tạo
- Đào tạo trong quá trình làm việc
- Tổ chức các khóa học định kỳ 4 - 6 tháng/lần

34
2.3.3 Tiền lương dự án
Các khoản doanh nghiệp phải đóng cho người lao động theo Quyết định số 595/QĐ-
BHXH của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam như sau:
- Bảo hiểm xã hội: 17%
- Bảo hiểm y tế: 3%
- Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
- Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: 0,5%
 Tổng cộng là 21,5%.
2.3.3.1 Lương của các cấp quản lý
Bảng 2.7 Lương của các cấp quản lý
Đơn vị: nghìn VNĐ
Vị trí Số lượng Lương/tháng Lương/năm Bảo hiểm
Giám đốc 1 20.000 240.000 51.600
Quản lý Phòng Kinh doanh 1 15.000 180.000 38.700
Kế toán trưởng 1 15.000 180.000 38.700
Quản lý Phòng Kỹ thuật 1 18.000 216.000 46.440
Tổng 4 68.000 816.000 175.440

2.3.3.2 Lương của nhân viên các phòng ban


Bảng 2.8 Lương của nhân viên các phòng ban
Đơn vị: nghìn VNĐ
Vị trí Số lượng Lương/tháng Lương/năm Bảo hiểm
Nhân viên kinh doanh 2 4.000 48.000 10.320
Nhân viên marketing 1 6.000 72.000 15.480
Nhân viên chăm sóc khách
hàng 2 6.000 72.000 15.480
Nhân viên nghiên cứu và
khảo sát hiện trường 2 7.000 84.000 18.060
Nhân viên hành chính
(admin) 1 7.000 84.000 18.060
Nhân viên C&B 1 7.000 84.000 18.060

35
Nhân viên tuyển dụng 1 7.000 84.000 18.060
Kế toán viên 2 6.000 72.000 15.480
Nhân viên xây dựng và phát
triển ứng dụng 4 15.000 180.000 38.700
Tổng 16 133.000 1.596.000 343.140

2.3.3.3 Tổng chi phí


Giả định rằng lương mỗi năm tăng 2% và số tiền thưởng cho mỗi năm là 50.000.000
VNĐ.
Bảng 2.9 Tổng chi phí nhân sự
Đơn vị: nghìn VNĐ
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Chi phí lương 2.412.000 2.460.240 2.509.445 2.559.634 2.610.826


Chi phí bảo hiểm 518.580 528.952 539.531 550.321 561.328
Tiền thưởng 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000
Tổng chi phí nhân sự 2.980.580 3.039.192 3.098.975 3.159.955 3.222.154

36
2.4 Phân tích tài chính
2.4.1 Vốn và nguồn vốn đầu tư
a. Bảng chi phí vốn đầu tư ban đầu
Trước khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư đã phải trả một số chi phí để đầu tư
ban đầu bao gồm:
- Tiền cọc mặt bằng 90.000.000 VND
- Chi phí máy móc, thiết bị: 395.100.000 VND
- Chi phí dữ liệu: 4.000.000.000 VND
- Chi phí xây dựng ứng dụng: 10.000.000.000 VND
- Chi phí sửa sang văn phòng: 5.000.000 VND

Bảng 2.10 Chi phí đầu tư ban đầu của dự án


Đơn vị: nghìn VNĐ
STT Khoản mục đầu tư Kinh phí
1 Tiền cọc mặt bằng 90.000
2 Chi phí máy móc, thiết bị 395.100
3 Chi phí dữ liệu 4.000.000
4 Chi phí xây dựng ứng dụng 10.000.000
5 Chi phí sửa sang văn phòng 5.000
Tổng 14.490.100

b. Bảng dự tính tổng vốn đầu tư


Bảng 2.11 Dự tính tổng vốn đầu tư
Đơn vị: nghìn VNĐ
Năm
Khoản mục chi phí
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Vốn cố định (60%) 15.000.000 15.900.000 16.854.000 17.865.240 18.937.154
Vốn lưu động
(30%) 7.500.000 7.950.000 8.427.000 8.932.620 9.468.577
Vốn dự phòng
(10%) 2.500.000 2.650.000 2.809.000 2.977.540 3.156.192
Tổng Cộng 25.000.000 26.500.000 28.090.000 29.775.400 31.561.924

37
c. Bảng nguồn vốn dự án
Bảng 2.12 Nguồn vốn dự án
Đơn vị: nghìn VNĐ
Nguồn vay hoặc huy động Tỉ lệ Hình thức vay Năm 0
Vốn tự có 70% 17.500.000
Vốn nợ 30% Vay ngân hàng 7.500.000
Tổng cộng 100% 25.000.000

2.4.2 Bảng dự tính chi phí hoạt động


Dựa vào các tính toán chi phí ở chương trước, ta có thể tổng hợp được bảng dự tính
chi phí hoạt động mỗi năm của dự án như sau (tổng thời gian là 5 năm). Trong đó, ngoại
trừ chi phí nhân sự, nguyên vật liệu đầu vào, chi phí marketing và các chi phí đã ký hợp
đồng dài hạn như: các chi phí công nghệ, chi phí dữ liệu, tất cả các loại chi phí còn lại dự
kiến tăng 5% mỗi năm theo giá cả thị trường.
Bảng 2.13 Dự tính chi phí hoạt động của dự án
Đơn vị: nghìn VNĐ
STT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Thuê công
1 nghệ từ 1.000.000,00 1.350.000,00 1.822.500,00 2.464.020,00 3.363.480,00
Google map
Chi phí lưu
2 1.000.000,00 1.000.000,00 1.000.000,00 1.000.000,00 1.000.000,00
trữ dữ liệu
Dữ liệu từ
công ty du
3 3.000.000,00 3.000.000,00 3.000.000,00 3.000.000,00 3.000.000,00
lịch lữ hành
địa phương
Xây dựng dữ
4 1.800.000,00 1.800.000,00 1.800.000,00 1.800.000,00 1.800.000,00
liệu thực tế
Chi phí thanh
5 268.981,65 669.380,36 702.849,11 737.988,62 790.183,80
toán
Hợp đồng ăn
6 1.000.000,00 3.500.000,00 2.500.000,00 0,00 0,00
uống và lưu

38
trú
Thuê mặt
7 360.000,00 378.000,00 396.900,00 416.745,00 437.582,25
bằng
8 Điện 72.000,00 75.600,00 79.380,00 83.349,00 87.516,45
9 Nước 18.000,00 18.900,00 19.845,00 20.837,25 21.879,11
10 Internet 6.000,00 6.300,00 6.615,00 6.945,75 7.293,04
11 Rác 600,00 630,00 661,50 694,58 729,30
12 Vệ sinh 12.000,00 12.600,00 13.230,00 13.891,50 14.586,08
Tổng chi phí
13 2.980.580,00 3.039.191,60 3.098.975,43 3.159.954,94 3.222.154,04
nhân sự
Chi phí bảo
14 dưỡng trang 4.000,00 4.200,00 4.410,00 4.630,50 4.862,03
thiết bị
Chi phí
marketing
15 200.000,00 300.000,00 200.000,00 200.000,00 200.000,00
(chạy ads,
truyền thông)
Tổng 11.722.161,65 15.154.801,96 14.645.366,04 12.909.057,13 13.950.266,09

2.4.3 Bảng khấu hao


Căn cứ theo Các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định theo quy định tại thông tư
45/2013/TT-BTC, tài sản cố định phải thỏa mãn đồng thời ba tiêu chuẩn trong đó bao gồm
tiêu chuẩn Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu
đồng trở lên. Vì vậy, nguyên giá trang thiết bị của dự án không đủ giá trị để được tính khấu
hao tài sản cố định.
Bảng 2.14 Bảng khấu hao tài sản cố định
Đơn vị: nghìn VNĐ
Thời gian
STT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 khấu hao
(năm)
I Máy vi tính lập trình ứng dụng
Giá trị đầu
200.000,00 160.000,00 120.000,00 80.000,00 40.000,00 5
1 năm

39
2 Khấu hao 40.000,00 40.000,00 40.000,00 40.000,00 40.000,00 20,00%
Khấu hao lũy
40.000,00 80.000,00 120.000,00 160.000,00 200.000,00
3 kế
4 Giá trị còn lại 160.000,00 120.000,00 80.000,00 40.000,00 0,00

2.4.4 Bảng lãi vay và lịch trả nợ


Vốn vay ngân hàng: 7.500.000.000 VND
Lãi suất: 12%/năm
Số kỳ trả nợ gốc đều: 4 năm
Bảng 2.15 Bảng lãi vay và lịch trả nợ
Đơn vị: nghìn VNĐ
Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Dư nợ đầu kỳ 7.500.000 5.625.000 3.750.000 1.875.000
Lãi phát sinh trong kỳ 900.000 675.000 450.000 225.000
Số tiền trả nợ 2.775.000 2.550.000 2.325.000 2.100.000
- Nợ gốc đến hạn 1.875.000 1.875.000 1.875.000 1.875.000
- Lãi đến hạn 900.000 675.000 450.000 225.000
Dư nợ cuối kỳ 7.500.000 5.625.000 3.750.000 1.875.000 0
Nợ vay tăng thêm 7.500.000

2.4.5 Bảng hạch toán lãi lỗ


Bảng 2.16 Dự kiến doanh thu
Đơn vị: nghìn VNĐ
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Lượt thuê
58 120 150 190 250
quảng cáo
Doanh thu
512.975,21 1.053.950,41 1.263.950,41 1.543.950,41 1.963.950,41
từ quảng cáo
Lượt
50.230 125.001 131.251 137.813 147.560
booking

40
Doanh thu
9.041.400,00 22.500.180,00 23.625.180,00 24.806.340,00 26.560.800,00
từ Booking
Tổng doanh
9.554.375,21 23.554.130,41 24.889.130,41 26.350.290,41 28.524.750,41
thu

Bảng 2.17 Hạch toán lãi lỗ


Đơn vị: Nghìn VNĐ
Thuế thu nhập doanh nghiệp 20%
STT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
1 Doanh thu 9.554.375,21 23.554.130,41 24.889.130,41 26.350.290,41 28.524.750,41
Chi phí
11.722.161,65 15.154.801,96 14.645.366,04 12.909.057,13 13.950.266,09
2 hoạt động
Khấu hao
40.000,00 40.000,00 40.000,00 40.000,00 40.000,00
3 TSCĐ
Lợi nhuận
trước thuế
và lãi vay -2.207.786,44 8.359.328,46 10.203.764,37 13.401.233,28 14.534.484,32
phải trả
4 (EBIT)
5 Lãi vay 0 900.000,00 675.000,00 450.000,00 225.000,00
Lợi nhuận
trước thuế -2.207.786,44 7.459.328,46 9.528.764,37 12.951.233,28 14.309.484,32
6 (EBT)
Kết chuyển
0 -2.207.786,44 0 0 0
7 lỗ
Thu nhập
0 5.251.542,02 9.528.764,37 12.951.233,28 14.309.484,32
8 chịu thuế
Thuế thu
nhập doanh 0 1.050.308,40 1.905.752,87 2.590.246,66 2.861.896,86
9 nghiệp
Lợi nhuận
0 4.201.233,61 7.623.011,50 10.360.986,62 11.447.587,45
10 sau thuế

41
2.4.6 Các bảng thay đổi khoản phải thu, khoản phải trả và dự trữ tiền mặt
a. Xác định khoản phải thu
- Tỷ lệ khoản phải thu hằng năm là 10% doanh thu.
Bảng 2.18 Chênh lệch khoản phải thu
Đơn vị: nghìn VNĐ
Khoản
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
STT mục
Doanh 9.554.375,2 23.554.130, 24.889.130, 26.350.290, 28.524.750,
0
1 thu 1 41 41 41 41
Khoản 2.355.413,0 2.488.913,0 2.635.029,0 2.852.475,0
955.437,52 0
2 phải thu 4 4 4 4
Chênh
lệch -
1.399.975,5
khoản 955.437,52 133.500,00 146.116 217.446 2.852.475,0
2
phải thu 4
3 (DAR)
Dòng 8.598.937,6 22.154.154, 24.755.630, 26.204.174, 28.307.304, 2.852.475,0
4 tiền vào 9 89 41 41 41 4

b. Xác định khoản phải trả


- Tỷ lệ khoản phải trả hằng năm là 10% chi phí hoạt động.
Bảng 2.19 Chênh lệch khoản phải trả
Đơn vị: nghìn VNĐ
STT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Chi phí 1.172.2161, 15.154.801, 14.645.36 12.909.057, 13.950.266,
0
1 hoạt động 65 96 6,04 13 09
Khoản phải 1.172.216,1 1.464.536, 1.290.905,7 1.395.026,6
1.515.480,2 0
2 trả 7 60 1 1
Chênh lệch
1.172.216,1 - -
khoản phải 343.264,03 -50.943,59 104.120,9
7 173.630,89 1.395.026,6
3 trả (DAP)
Dòng tiền 10.549.945, 14.811.537, 14.696.30 13.082.688, 13.846.145, 1.395.026,6
4 ra 49 92 9,63 02 2 1

42
c. Dự trù quỹ tiền mặt
- Dự trù tiền mặt hàng năm chiếm 10% chi phí hoạt động
Bảng 2.20 Dự trù quỹ tiền mặt
Đơn vị: nghìn VNĐ
STT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Nhu cầu
1.172.216,1 1.464.536,6 1.290.905,7 1.395.026,6
tồn quỹ tiền 1.515.480,2 0
7 0 1 1
1 mặt
Chênh lệch -
1.172.216,1
tồn quỹ tiền 343.264,03 -50.943,59 -173.630,89 104.120,9 1.395.026,6
7
2 mặt 1
Tác động -
1.395.026,6
đến dòng 1.172.216,1 -343.264,03 50.943,59 173.630,89 -104.120,9
1
3 tiền 7

2.4.7 Hình thành ngân lưu tự do


a. Dự tính dòng tiền theo quan điểm tổng vốn đầu tư (TIPV)
Bảng 2.21 Cân đối dòng tiền theo quan điểm tổng vốn đầu tư (TIPV)
Đơn vị: nghìn VNĐ
CÂN ĐỐI DÒNG TIỀN THEO QUAN ĐIỂM TIPV
Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
A. Dòng tiền vào
Doanh thu 23.554.130,4 24.889.130, 26.350.290, 28.524.750,
9.554.375,21 0,00
1 41 41 41
Chênh lệch
- 2.852.475,0
khoản phải -955.437,52 -133.500,00 -146.116,00 -217.446,00
1.399.975,52 4
thu
Thanh lý
tài sản cố
định
Tổng dòng
22.154.154,8 24.755.630, 26.204.174, 28.307.304, 2.852.475,0
tiền vào 8.598.937,69
9 41 41 41 4
(CF)
B. Dòng tiền ra

43
Đầu tư vào
90.000,00
đất
Đầu tư vào
máy móc, 395.100,00
thiết bị
Chi phí 11.722.161,6 15.154.801,9 14.645.366, 12.909.057, 13.950.266,
0,00
hoạt động 5 6 04 13 09
Chênh lệch
1.395.026,6
khoản phải -1.172.216,17 -343.264,03 50.943,59 173.630,89 -104.120,90
1
trả
Chênh lệch -
tồn quỹ tiền 1.172.216,17 343.264,03 -50.943,59 -173.630,89 104.120,90 1.395.026,6
mặt 1
Thuế thu
1.905.752,8 2.590.246,6 2.861.896,8
nhập doanh 0,00 1.050.308,40 0,00
7 6 6
nghiệp
Tổng dòng
12.207.261,6 16.205.110,3 16.551.118, 15.499.303, 16.812.162,
tiền ra 0,00
5 6 91 79 95
(TIP)
C. Cân đối dòng tiền
CF - TIP 8.204.511,5 10.704.870, 11.495.141, 2.852.475,0
-3.608.323,96 5.949.044,54
0 62 46 4

b. Dự tính dòng tiền theo quan điểm toàn bộ vốn chủ sở hữu (AEPV)
Bảng 2.22 Dự tính lãi lỗ theo quan điểm AEPV
Đơn vị: nghìn VNĐ
BẢNG DỰ TÍNH LÃI LỖ THEO QUAN ĐIỂM AEPV
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Doanh thu 9.554.375,21 23.554.130,41 24.889.130,41 26.350.290,41 28.524.750,41
Chi phí hoạt động 11.722.161,65 15.154.801,96 14.645.366,04 12.909.057,13 13.950.266,09
Khấu hao TSCĐ 40.000,00 40.000,00 40.000,00 40.000,00 40.000,00
Lợi nhuận trước
thuế (EBT) -2.207.786,44 8.359.328,46 10.203.764,37 13.401.233,28 14.534.484,32
Kết chuyển lỗ 0 -2.207.786,44 0 0 0
44
Thu nhập chịu
thuế 0 6.151.542,02 10.203.764,37 13.401.233,28 14.534.484,32
Thuế thu nhập
doanh nghiệp 0 1.230.308,40 2.040.752,87 2.680.246,66 2.906.896,86
Lợi nhuận sau
thuế 0 4.921.233,61 8.163.011,50 10.720.986,62 11.627.587,45

Bảng 2.23 Cân đối dòng tiền theo quan điểm toàn bộ vốn chủ sở hữu (AEPV)
Đơn vị: nghìn VNĐ
CÂN ĐỐI DÒNG TIỀN THEO QUAN ĐIỂM AEPV
Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
A. Dòng tiền vào
Doanh thu 9.554.375,2 23.554.130, 24.889.130, 26.350.290, 28.524.750,
0,00
1 41 41 41 41
Chênh lệch -
2.852.475,0
khoản phải -955.437,52 1.399.975,5 -133.500,00 -146.116,00 -217.446,00
4
thu 2
Thanh lý tài
sản cố định
Tổng dòng 8.598.937,6 22.154.154, 24.755.630, 26.204.174, 28.307.304, 2.852.475,0
tiền vào (CF) 9 89 41 41 41 4
B. Dòng tiền ra
Đầu tư vào
90.000,00
đất
Đầu tư vào
máy móc, 395.100,00
thiết bị
Chi phí hoạt 11.722.161, 15.154.801, 14.645.366, 12.909.057, 13.950.266,
0,00
động 65 96 04 13 09
Chênh lệch -
1.395.026,6
khoản phải 1.172.216,1 -343.264,03 50.943,59 173.630,89 -104.120,90
1
trả 7
Chênh lệch 1.172.216,1 -
343.264,03 -50.943,59 -173.630,89 104.120,90
tồn quỹ tiền 7 1.395.026,6

45
mặt 1
Thuế thu
1.230.308,4 2.040.752,8 2.680.246,6 2.906.896,8
nhập doanh 0,00 0,00
0 7 6 6
nghiệp
Tổng dòng 12.207.261, 16.385.110, 16.686.118, 15.589.303, 16.857.162,
0,00
tiền ra (TIP) 65 36 91 79 96
C. Cân đối dòng tiền
CF - TIP -
5.769.044,5 8.069.511,5 10.614.870, 11.450.141, 2.852.475,0
3.608.323,9
3 0 62 45 4
6

2.4.8 Xác định chi phí vốn: chủ sở hữu, vay và chi phí vốn bình quân trọng số.
Ta có thể tính suất chiết khấu của dự án với giả định suất sinh lời kỳ vọng của vốn
chủ sở hữu là 15%, vốn tự có là 17,5 tỷ và vốn vay là 7,5 tỷ với lãi suất 12%/năm.
WACC = %VCSH*SSL + %Vốn vay*% lãi suất
=70%*15%+30%*12%
= 14,1%

46
2.5 Phân tích lợi ích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư
2.5.1 Xuất phát từ góc độ nhà đầu tư
Góp phần tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước hàng năm thông qua việc đóng thuế
từ hoạt động đầu tư kinh doanh dự án. Mức đóng góp của dự án cho ngân sách bao gồm
thuế VAT (từ việc kinh doanh cung cấp dịch vụ, mua các trang thiết bị cho dự án); thuế thu
nhập doanh nghiệp (ước tính là 8.408.204,807 nghìn đồng trong cả vòng đời dự án) và các
khoản phí khác.
Gia tăng việc làm cho người lao động trong vòng đời dự án. Dự án mang lại nhiều
việc làm cho các nhân viên của dự án. Ngoài ra, dự án còn có thể tạo ra cơ hội việc làm cho
nhân viên của các doanh nghiệp hợp tác với dự án, ví dụ như các khách sạn, nhà hàng ký
hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ ăn uống và lưu trú với Travel Map.
Phát triển ngành du lịch nước nhà, với tối ưu mà ứng dụng mang lại sẽ kích thích
gia tăng lượng khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm các địa điểm du lịch ở Việt
Nam. Thông qua điều này, Travel Map góp phần tăng thu ngoại tệ cho nước nhà, tăng dự
trữ ngoại hối.
Nâng cao mức sống của người dân thông qua việc cung cấp các phương án và giải
pháp du lịch thuận tiện, tiết kiệm với phương thức sử dụng ứng dụng dễ dàng và đa dạng
lựa chọn. Bên cạnh đó, Travel Map góp phần thúc đẩy du lịch phát triển giúp cho người
dân địa phương của các điểm du lịch có thêm thu nhập kinh tế và thúc đẩy chính sách phát
triển cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển du lịch.
2.5.2 Xuất phát từ góc độ quản lý vĩ mô
Để xem xét hiệu quả về lợi ích kinh tế - xã hội dưới góc độ quản lý vĩ mô phải tính
đến chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan để dự án có thể hoạt động và mọi lợi ích trực
tiếp và gián tiếp thu được do dự án mang lại.
a. Chi phí
Chi phí của nhà đầu tư: Ngoài khoản bằng tiền hoặc tương đương thực tế mà nhà
đầu tư đáp ứng chi ra ho dự án, những chi phí của bên đầu tư còn bao gồm chi phí cơ hội
nếu chọn một lựa chọn khác có khả năng sinh lời ổn định và ít rủi ro hơn dự án, hoặc là một
dự án khác mà chủ đầu tư có sự tự tin cũng như kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực đó.

47
Chi phí của địa phương: Dự án phát triển đồng nghĩa với việc du lịch địa phương
sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn bao giờ hết. Cùng với đó là những khoản đầu tư mà
chính quyền địa phương cần chi ra để giúp cho cảnh quan cũng như cơ sở hạ tầng ở đây
được nâng cấp phù hợp với phát triển hiện tại. Hơn thế nữa, ngoài chi phí về tài chính,
người dân địa phương cũng cần thời gian để thích nghi cũng như chuẩn bị về mặt tinh thần
cho để đón nhận những thay đổi lớn. Việc này đòi hỏi những nỗ lực không ngừng trong
công tác giáo dục và quản lý của các nhà quản lý cấp địa phương.
Chi phí của ngành: Travel Map sẽ công nghệ hóa ngành du lịch. Điều này mặc dù
đi đúng hướng với các chính sách mà nhà nước đã đề ra cùng phát triển cơ cấu ngành dịch
vụ. Tuy nhiên, cũng như bao dự án công nghệ khác, một số lượng lớn các nhân sự ngành
du lịch như hướng dẫn viên du lịch. Ngoài ra, Travel Map về lâu dài còn gây tác động to
lớn đến các công ty du lịch lữ hành địa phương, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
các công ty này.
Chi phí của nền kinh tế: Mục tiêu kinh tế của Travel map chính là phát triển ngành
du lịch lữ hành tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam cũng cần phải điều
chỉnh sao cho phù hợp với hướng phát triển đã đề ra, ưu tiên dịch vụ và cắt giảm những
ngành khác. Gánh nặng đè lên những nhà hoạt động kinh tế và những thành phần liên quan
khi phải quyết định kế hoạch hiệu quả cho mọi phía. Thời gian ban đầu chính là những khó
khăn khi đối mặt với thay đổi. Ngoài ra, những dịch vụ liên quan cũng sẽ được khai thác
nhiều hơn, cùng với đó là những nguy cơ phải đối mặt trong trường hợp tài nguyên bị khai
thác quá mức, hay môi trường bị phá huỷ do hoạt động du lịch mang lại.
b. Lợi ích
Lợi ích của nhà đầu tư: Là chủ thể trực tiếp đầu tư, quản lý và duy trì hoạt động
dự án, lợi nhuận là lợi ích quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu khi tổ chức thực
hiện dự án đầu tư ứng dụng du lịch Việt Nam Travel Map. Tuy nhiên, lợi nhuận không phải
là lợi ích duy nhất mà nhà đầu tư hướng tới khi tiến hành dự án. Bằng cách xây dựng và
đưa ứng dụng du lịch vào thực tiễn, nhà đầu tư vào dự án mong muốn dự án sẽ phát triển
và được mở rộng về quy mô trong tương lai. Thị phần của ứng dụng được gia tăng, thương
hiệu có được chỗ đứng và khẳng định vị thế trong thị trường ứng dụng du lịch, từ đó doanh

48
nghiệp có được những điều kiện thuận lợi hơn trong việc gọi vốn nhằm đầu tư, phát triển
ứng dụng trong tương lai.
Lợi ích của người lao động: Ứng dụng Travel Map tạo công ăn việc làm cho người
lao động ở các địa điểm du lịch mà công ty hướng đến, kích cầu các dịch vụ lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí và quà lưu niệm, đồ thủ công mỹ nghệ…, từ đó tăng tỷ lệ lao động
có việc làm và giúp phần gia tăng thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của người lao
động.
Lợi ích của địa phương: Travel Map tạo ra cơ sở chuyển đổi số cho các khách sạn,
nhà hàng địa phương, đặc biệt là những địa phương còn khó khăn về nền tảng công nghệ
thông tin. Thúc đẩy áp dụng công nghệ vào quản lý dịch vụ lữ hành, khách sạn, nhà nghỉ,
nhà hàng,…
Bên cạnh đó, Travel Map cũng tạo điều kiện cho các dịch vụ, thương mại ở địa
phương phát triển như: Karaoke, cafe, tạp hóa, siêu thị,... Đặc biệt, ứng dụng cũng thúc đẩy
user được tiếp xúc nhiều văn hóa địa phương, giúp phát triển các làng nghề văn hóa, các
đặc sản,… tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương.

Lợi ích của nền kinh tế: Travel Map góp phần phát triển cơ cấu ngành dịch vụ,
đặc biệt là ngành du lịch lữ hành. Bên cạnh đó, phát triển các ngành dịch vụ liên quan như:
Vận chuyển, dịch vụ lưu trú,... Ứng dụng tạo ra nhiều tour mới lạ giúp phát triển mạnh,
khai thác sâu các tài nguyên du lịch đa dạng của Việt Nam. Hơn thế nữa, theo số liệu của
Tổng cục Thống kê, ước tính số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 đạt hơn 18 triệu
lượt. Do đó, Travel Map cũng góp phần tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ,
đóng góp vai trò trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

49
CHƯƠNG 3: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
3.1 Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án
Ta có thể tính suất chiết khấu của dự án với giả định suất sinh lời kỳ vọng vốn chủ
sở hữu là 15%, WACC = 14,1%
Từ bảng ngân lưu ta tính được một số thông số cơ bản như:
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu tài chính của dự án
Đơn vị: nghìn VNĐ
Chỉ tiêu Kết quả
NPV(TIPV) 18.081.720
IRR 42,23%
Tpp 3 năm
PI 2,27

Nhận xét
- Dự án có vòng đời 5 năm, thời gian hoàn toàn bộ vốn là 3 năm, vẫn nằm trong
khoảng thời gian có thể chấp nhận được.
- NPV (Hiện giá thu nhập thuần) hơn 18 tỷ nên dự án này rất hiệu quả về mặt tài chính.
- Tỷ suất sinh lời nội bộ đạt tới 42,23%, cao hơn rất nhiều so với suất chiết khấu
(WACC = 14,10%) nên dự án sinh lợi rất cao sau khi đã bù đắp được chi phí cơ hội
của vốn.
- Chỉ số sinh lời của dự án PI = 2,27 được đánh giá là khá cao so với mặt bằng chung,
cho thấy 1 đồng vốn ban đầu tạo ra gần 2,27 đồng thu nhập trong suốt vòng đời của
dự án. Điều này chứng tỏ vốn đầu tư ban đầu của dự án được sử dụng rất hiệu quả.
Tóm lại, tuy thời gian hoàn vốn hơi dài dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư
nhưng vẫn có thể chấp nhận được và hiệu quả tài chính mà dự án mang lại hết sức hấp dẫn
và đáng để đầu tư.

50
3.2 Biên dạng của ngân lưu ròng
Biên dạng ngân lưu ròng của dự án đầu tư được minh họa trong Hình 3.1, trong đó
các khoản chênh lệch giữa thực thu và thực chi được vẽ tuần tự theo các năm tồn tại của dự
án.
Trong năm đầu tiên của dự án với 6 tháng đầu được sử dụng để xây dựng hoàn chỉnh
ứng dụng và 6 tháng tiếp theo chính thức đi vào hoạt động, biên dạng ngân lưu trong năm
này là âm do doanh thu từ việc kinh doanh dịch vụ không đủ để bù đắp chi phí. Trong
những năm tiếp theo, khi doanh thu trở nên lớn hơn chi phí, ngân lưu ròng bắt đầu dương.

Hình 3.1 Biên dạng ngân lưu của dự án


3.3 Phân tích độ nhạy và rủi ro của dự án
3.3.1 Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án
a. An toàn về nguồn vốn của dự án
Tổng vốn đầu tư ban đầu: 25.000.000 nghìn đồng. Trong đó,
+ Vốn vay là 7.500.000 nghìn đồng
+ Vốn chủ sở hữu là 17.500.000 nghìn đồng. Do các thành viên góp vốn ngay
khi thực hiện dự án.

51
 Tỷ lệ vốn tự có/Vốn vay = 2,33 > 1 nên tỷ lệ này là hợp lý.
Ngoài tỷ lệ vốn được phân bổ hợp lý để dự án đạt được độ an toàn về nguồn vốn,
cần phải chú ý đến các yếu tố khác như:

- Đảm bảo về số lượng vốn và tiến độ huy động vốn: Các thành viên cam kết góp vốn
ngay khi dự án đi vào giai đoạn thực hiện đầu tư.
- Nguồn vốn huy động phải đảm bảo về tính pháp lý cũng như cơ sở thực tiễn:
+ Với vốn vay ngân hàng, nhóm đã lựa chọn gói tín dụng vay vốn khởi nghiệp
với độ an toàn cao.
+ Về vốn chủ sở hữu, mọi tranh chấp liên quan đến phần vốn góp sẽ do cá nhân
góp vốn chịu trách nhiệm giải quyết và không làm phương hại đến nguồn vốn
của dự án.
- Xem xét kỹ càng các điều kiện vay vốn, hình thức thanh toán và trả nợ của ngân
hàng cho vay.
b. An toàn về khả năng trả nợ của dự án
An toàn về khả năng trả nợ của dự án được thể hiện qua chỉ tiêu “Tỷ số lần khả năng
trả nợ của dự án”.
𝑵𝒈𝒖ồ𝒏 𝒕𝒓ả 𝒏ợ 𝒉à𝒏𝒈 𝒏ă𝒎 𝒄ủ𝒂 𝒅ự á𝒏
Tỷ số lần khả năng trả nợ của dự án =
𝑵ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả 𝒉à𝒏𝒈 𝒏ă𝒎 (𝒈ố𝒄+𝒍ã𝒊)

Trong đó:
- Nguồn trả nợ hằng năm của dự án bao gồm Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT).
- Nợ phải trả hằng năm bao gồm nợ gốc và lãi vay.
Tỷ số này của dự án qua các năm như sau:
Bảng 3.2 Tỷ số lần khả năng trả nợ dự án
Đơn vị: nghìn VNĐ
Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Nguồn -2.207.786,44 8.359.328,46 10.203.764,37 13.401.233,28 14.534.484,32
trả nợ
hàng
năm của
dự án

52
Nợ phải 0 2.775.000 2.550.000 2.325.000 2.100.000
trả hằng
năm (gốc
+ lãi)
Tỷ số lần 0 3,01 4,00 5,76 6,92
khả năng
trả nợ dự
án
Nhận xét: Tỷ số khả năng trả nợ dự án luôn ở mức >1 và có xu hướng tăng dần qua
từng năm, nghĩa là nguồn trả nợ qua các năm đều đảm bảo khả năng trả nợ của dự án. Mặt
khác, việc chỉ số này quá cao cũng phản ánh thực trạng về việc quản lý và luân chuyển vốn
lưu động chưa hiệu quả.
3.3.2 Phân tích độ nhạy của dự án
a. Phân tích độ nhạy 2 biến
Các biến độc lập:
- Hoa hồng cho mỗi lượt booking
- Chi phí cho xây dựng ứng dụng
Các biến phụ thuộc để đánh giá hiệu quả dự án:
- NPV
- IRR
Ta cho Chi phí xây dựng ứng dụng giao động từ +/-10%, +5%
Hoa hồng sẽ giao động quanh mức 5% - 7%
Bảng 3.3 Phân tích độ nhạy 2 biến
Đơn vị: nghìn VNĐ
NPV Chi phí xây dựng ứng dụng

10.000.000,0 10.500.000,0 11.000.000,0


18.081.720 9.000.000,00 9.500.000,00
0 0 0

Hoa 0,050 7.163.027,77 6.663.027,77 6.163.027,77 5.663.027,77 5.163.027,77


hồng
thu 13.122.373,8 12.622.373,8 12.122.373,8 11.622.373,8 11.122.373,8
0,055
được từ 4 4 4 4 4

53
những
lượt 0,060 19.081.719,9 18.581.719,9 18.081.719,9 17.581.719,9 17.081.719,9
booking 2 2 2 2 2

0,065 25.041.065,9 24.541.065,9 24.041.065,9 23.541.065,9 23.041.065,9


9 9 9 9 9

0,070 31.000.412,0 30.500.412,0 30.000.412,0 29.500.412,0 29.000.412,0


6 6 6 6 6

 Dự án khả thi
b. Phân tích tình huống
Bảng 3.4 Phân tích tình huống
Đơn vị: nghìn VNĐ
Xấu nhất Trung bình Tốt nhất

NPV Chi phí xây dựng ứng dụng

18.081.719,92 12.000.000,00 10.000.000,00 8.500.000,00

Hoa hồng 0,05 4.163.027,77 6.163.027,77 7.663.027,77 Xấu nhất


thu được
từ những 0,07 28.000.412,06 30.000.412,06 31.500.412,06 Trung bình
lượt
booking 0,10 63.756.488,49 65.756.488,49 67.256.488,49 Tốt nhất

Với cả 3 trường hợp, tốt nhất, trung bình và xấu nhất thì NPV của dự án vẫn >0 
Dù trong cả 3 trường hợp trên thì dự án vẫn khả thi.
3.4 Phân tích dự án trong trường hợp còn nhiều khả năng và rủi ro
3.4.1 Vấn đề về dữ liệu sử dụng trong ứng dụng
Ứng dụng thu thập và sử dụng dữ liệu chủ yếu từ hai nguồn chính bao gồm dữ liệu
tự xây dựng bởi đội ngũ quản lý dự án và dữ liệu từ các công ty du lịch lữ hành địa phương,

54
ngoài ra có thể tham khảo thêm dữ liệu từ các nguồn công khai như các blog về du lịch, các
video của các vlogger và các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,... Đối với dữ
liệu từ các công ty du lịch lữ hành địa phương, độ chính xác của bộ dữ liệu sẽ phụ thuộc
hoàn toàn vào mức độ chuyên nghiệp và khả năng giám sát, quản lý thông tin của các công
ty này, vì vậy, nguồn dữ liệu này vẫn tồn tại một mức độ rủi ro nhất định khi sử dụng. Đối
với dữ liệu tự xây dựng bởi ban quản lý dự án, các nhân viên khảo sát hiện trường phải đảm
bảo được tính khách quan trong việc trải nghiệm và đánh giá địa điểm thì bộ dữ liệu mới
trở nên sạch và đem lại giá trị. Hơn nữa, chất lượng và dịch vụ tại các địa điểm du lịch có
thể thay đổi theo thời gian sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định của bộ dữ liệu. Có thể thấy, dữ
liệu đến từ cả hai nguồn đều có một tỷ lệ rủi ro nhất định khi sử dụng và thu thập. Do đó,
dự án cần xem xét, đánh giá chi tiết và cẩn thận các công ty cung cấp dữ liệu trước khi ra
quyết định mua đồng thời xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá địa điểm, chất lượng để tăng
độ tin cậy cho bộ dữ liệu của mình.
3.4.2 Vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực
Đối với một dự án lấy công nghệ làm nền tảng thì chất lượng nguồn nhân lực là một
yếu tố quyết định đến sự thành bại và phát triển bền vững của dự án. Việc xây dựng và duy
trì ứng dụng cần đến một nguồn nhân lực có chuyên môn và trình độ cao trong các lĩnh vực
như công nghệ thông tin, kỹ thuật phần mềm,... Ngoài ra dự án còn tập trung vào việc xây
dựng bộ dữ liệu các địa điểm du lịch chất lượng, vì vậy nguồn nhân lực cho việc khảo sát
hiện trường cũng phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, yếu tố nhân sự cũng là yếu tố khó
quản lý nhất vì thứ nhất, hành vi của con người là phức tạp, thứ hai, dự án có thể không đủ
ngân sách và quỹ thời gian cho việc đánh giá toàn diện các tất cả các ứng viên. Do đó, ngay
từ ban đầu cần xây dựng một lượng nhân sự cơ sở có chất lượng nhất để làm nền tảng cho
các đợt nhân sự sau đồng thời người quản lý cần giám sát hiệu suất làm việc của nhân viên
để từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp như thưởng hiệu suất, thưởng KPI, đào tạo nâng
cao,...

55
KẾT LUẬN
Thông qua quá trình nghiên cứu, phân tích các đề mục quan trọng của dự án như thị
trường, kỹ thuật, tài chính, lợi ích kinh tế - xã hội, rủi ro và độ nhạy cũng như xem xét kỹ
lưỡng các khả năng của dự án, nhóm tin rằng Ứng dụng du lịch Travel Map hoàn toàn có
khả năng thâm nhập và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước, từ đó tạo ra nhiều
trải nghiệm giá trị cho khách hàng và đem lại lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Nắm
bắt cơ hội ngành du lịch Việt Nam liên tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao qua các năm
trước đại dịch và đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, cùng với thực trạng chất
lượng ảo của các địa điểm tham quan hay một số vấn đề phổ biến của khách du lịch như
mất thời gian khi tìm kiếm địa điểm, đường đi,... Travel Map sẽ là một giải pháp du lịch
hoàn hảo và kịp thời. Việc ứng dụng công nghệ vào hành trình du lịch sẽ giúp nâng cao,
tiết kiệm thời gian, công sức và tối đa hóa các trải nghiệm của khách hàng. Vì vậy, Travel
Map không chỉ là công cụ tiện lợi và hữu ích cho khách du lịch trong nước mà còn là la bàn
chỉ dẫn cho khách du lịch quốc tế khám phá Việt Nam.

56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Garg, A. (2022, 10 21). How Much Does it Cost to Build an App [A Complete
Breakdown]. Được truy lục từ Net Solutions:
https://www.netsolutions.com/insights/cost-to-build-an-app/
Hạnh, H. (2020). Chuyển đổi số để phát triển du lịch. Báo đầu tư. Được truy lục từ
https://baodautu.vn/chuyen-doi-so-de-phat-trien-du-lich-d130700.html
Itdr, A. (2021, 03 29). Nhận định một số xu hướng trong thời gian tới đối với ngành du
lịch Việt Nam. Được truy lục từ Tổng cục Du Lịch - Viện nghiên cứu phát triển du
lịch: http://itdr.org.vn/nghien_cuu/nhan-dinh-mot-so-xu-huong-trong-thoi-gian-toi-
doi-voi-nganh-du-lich-viet-nam/
News. (2022, 11 16). Được truy lục từ UNFPA Việt Nam:
https://vietnam.unfpa.org/vi/news
Phú, L. V. (2022). Báo cáo tổng quan Thị trường Digital Việt Nam năm 2022. LPTech.
Được truy lục từ https://lptech.asia/kien-thuc/bao-cao-tong-quan-thi-truong-digital-
viet-nam-nam-2022
Pricing. (2022, 11 16). Được truy lục từ IBM : https://www.ibm.com/cloud/file-
storage/pricing
Tam, T. (2020, 05 11). Tư vấn mua Google Maps bản quyền. Được truy lục từ Store
Soft365: https://store.soft365.vn/tu-van-mua-google-maps-ban-quyen.html
Thiết kế Mobile apps du lịch. (2022, 11 16). Được truy lục từ Winsoft:
https://winsoft.com.vn/thiet-ke-mobile-apps-du-lich.html
Việt Nam. (2022, 11 16). Được truy lục từ DanSo: https://danso.org/viet-nam/

57
DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Biên bản thành lập nhóm


Phụ lục 2: Biên bản họp nhóm lần 1
Phụ lục 3: Biên bản họp nhóm lần 2
Phụ lục 4: Bảng phân công nhiệm vụ
Phụ lục 5: Biên bản đánh giá các thành viên

58
PHỤ LỤC 1: BIÊN BẢN THÀNH LẬP NHÓM

Nhóm: 2 - SALONPAS

Tài liệu này là kết quả thảo luận và nhất trí của nhóm trong lần họp mặt lần đầu tiên,
xác định các giá trị cốt lõi của nhóm:
Các nguyên tắc làm việc nhóm
Kế hoạch giao tiếp của nhóm
Các qui tắc thưởng và phạt của nhóm
Các tiêu chí đánh giá thành viên cuối môn học
1. Thông tin nhóm:
Mã nhóm (nếu có): 2
Tên nhóm: Salonpas
Thời gian thành lập: ngày 15 tháng 09 năm 2022
Địa điểm thành lập: Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TPHCM)
Thành viên nhóm: (Qui ước: tăng dần theo MSSV, dòng của nhóm trưởng in đậm)

STT MSSV Họ và tên Email Điện thoại


1 K194020121 Nguyễn Thị Quỳnh Anh anhntq19402@st.uel.edu.vn
2 K194020130 Nguyễn Thị Mỹ Duyên duyenntm19402@st.uel.edu.v
n
3 K194020134 Đặng Hương Giang giangdh19402@st.uel.edu.vn
4 K194020144 Hồ Quốc Huy huyhq19402@st.uel.edu.vn
5 K194020163 Lê Hồng Ngọc ngoclh19402@st.uel.edu.vn
6 K194020168 Mã Thị Hồng Nhung nhungmth19402@st.uel.edu.v
n
7 K194020181 Phạm Thị Minh Thư thuptm19402@st.uel.edu.vn
8 K194020185 Võ Thị Thùy Trang trangvtt194021@st.uel.edu.vn
9 K194020186 Vũ Thị Thùy Trang trangvtt194022@st.uel.edu.v 07979 69 771
n

59
10 K194020187 Lê Đào Văn Trung trungldv19402@st.uel.edu.vn
11 K194020189 Nguyễn Như Trúc trucnn19402@st.uel.edu.vn
12 K194020191 Mai Anh Tú tuma19402@st.uel.edu.vn

2. Các nguyên tắc làm việc nhóm:


Những điều một thành viên thuộc về nhóm phải thực hiện:
Điều 1: Thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình đã được phân công.
Điều 2: Tuân theo mọi quy tắc nhóm đã đặt ra.
Điều 3: Thực hiện mọi việc phân công của nhóm trưởng (có thể góp ý nếu thấy phân
công chưa hợp lý).
Điều 4: Luôn đặt mục tiêu thảo luận của nhóm lên hàng đầu.
Điều 5: Không ngắt lời người khác. Hãy lắng nghe và trao đổi cởi mở, thân thiện.
Những điều một thành viên thuộc về nhóm không được làm:
Điều 1: Tất cả các thành viên đi trễ quá 10 phút.
Điều 2: Không chuẩn bị nhưng công cụ tốt như đã phân công.
Điều 3: Trong quá trình làm việc, nói chuyện quá nhiều với những chủ đề không liên
quan đến nội dung thảo luận.
Điều 4: Hay bàn ra, không chú tâm vào công việc trong quá trình hoạt động nhóm.
Điều 5: Thụ động, chỉ làm khi nhóm trưởng phân công.
Những điều một thành viên thuộc về nhóm nên làm theo (không bắt buộc)
Điều 1: Nên nghĩ mình là một phần của nhóm chứ không phải một cá nhân riêng lẻ. Thảo
luận với cả nhóm chứ không phải chỉ với người ngồi cạnh bạn. Phát biểu ý kiến rõ ràng
và ngắn gọn.
Điều 2: Không chỉ trích. Đừng phản đối ngay ý kiến của người khác dù thấy nó không
phù hợp. Chỉ nên thảo luận về ý kiến, không chỉ trích.
3. Kế hoạch giao tiếp nhóm:
Tần suất gặp mặt hàng tuần: Mỗi tuần 1 lần.
Thời gian: 1 – 2 tiếng
Địa điểm: Online – Google Meet
Thông báo thông qua: Email / Tin nhắn
60
Tối thiểu thông báo trước 24h.
Thành viên khi nhận được email thông báo phải hồi đáp lại để chứng tỏ đã nhận và đã
đọc email. Nếu thành viên không hồi đáp thông báo họp hoặc một thông báo bất kì từ
nhóm trưởng hoặc từ các thành viên khác trong vòng 24h thì sẽ nhận được một email
thông báo lại hoặc gọi điện trực tiếp qua điện thoại (bạn phải lựa chọn 1 trong hai hoặc
đề xuất hình thức riêng).
4. Qui tắc thưởng và phạt:
Các qui tắc thưởng
Nếu hoàn thành tốt mọi công việc nhóm giao thì sẽ được tuyên dương
Nếu giúp thành viên khác hoàn thành công việc hoặc góp ý đưa ý kiến tốt thì sẽ được
tuyên dương
Nếu có ý tưởng tốt, xuất sắc hỗ trợ cho thành công của nhóm thì sẽ được tuyên dương và
cân nhắc đánh giá cao
Thành viên nào có thành tích đặt biệt (Giúp nhóm đạt điểm cao trong một hoạt động, hay
cứu nhóm trong một deadline): được tuyên dương và đánh giá cao
Các qui tắc phạt
Nếu trễ họp quá 10 phút thì sẽ bị khiển trách
Nếu giao công việc mà không chịu thực hiện thì sẽ bị cân nhắc đánh giá thấp
Nếu giao công việc mà hoàn thành không đúng hạn hoặc không làm nghiêm túc thì sẽ bị
đánh giá thấp
Thành viên vi phạm điều cấm làm, không thực hiện tốt điều phải làm và nên làm: Bị khai
trừ
5. Tiêu chí đánh giá thành viên cuối môn học
Các thành viên sẽ lần lượt đánh giá lẫn nhau theo một mẫu thiết kế sẵn, trong đó thể
hiện hai thông tin:
Tôi đánh giá người này bao nhiêu điểm?
Lí do tại sao tôi đánh giá như vậy.
Giả sử nhóm có 5 người, lần lượt mỗi người sẽ đánh giá cho 4 người còn lại.
Thang điểm đánh giá được đề nghị như sau:

90 - 100 70 – 89 50 – 69 10 – 49 0–9

61
Làm tốt việc Làm tốt việc Hoàn thành việc Chưa hoàn Bị khai trừ
được giao, được giao, đúng được giao, kết thành công việc hoặc không
đúng hạn, có hạn, có chất quả chấp nhận được giao, ít phải thành viên
chất lượng. lượng. được. Vi phạm hợp tác
Giúp đỡ thành một ít điều lệ
viên khác. nhóm.
Tích cực, chủ
động.

Quy tắc:
Tối đa 10% số thành viên trong nhóm được đánh giá 90 – 100
Tối đa 40% số thành viên trong nhóm được đánh giá 70 – 89
Tối đa 50% số thành viên trong nhóm được đánh giá 0 – 69
Sau đó, dựa vào các đánh giá trên thống nhất điểm của các thành viên trong nhóm.

Sau khi thỏa thuận, tất cả các thành viên của nhóm đều đồng ý với biên bản trên và
cùng ký tên xác nhận

Tên Chữ ký
Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Đặng Hương Giang

Hồ Quốc Huy

62
Lê Hồng Ngọc

Mã Thị Hồng Nhung

Phạm Thị Minh Thư

Võ Thị Thùy Trang

Vũ Thị Thùy Trang

Lê Đào Văn Trung

Nguyễn Như Trúc

Mai Anh Tú

63
PHỤ LỤC 2: BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
Nhóm: 2 - SALONPAS

Buổi làm việc nhóm lần thứ: 1


Địa điểm: Online thông qua Google Meet
Thời gian bắt đầu : 20 giờ 00 phút, ngày 21 tháng 10 năm 2022
Thời gian kết thúc : 21 giờ 30 phút, ngày 21 tháng 10 năm 2022
Các thành viên có tham dự:

STT MSSV Họ và tên Email Điện thoại


1 K194020121 Nguyễn Thị Quỳnh Anh anhntq19402@st.uel.edu.vn
2 K194020130 Nguyễn Thị Mỹ Duyên duyenntm19402@st.uel.edu.v
n
3 K194020134 Đặng Hương Giang giangdh19402@st.uel.edu.vn
4 K194020144 Hồ Quốc Huy huyhq19402@st.uel.edu.vn
5 K194020163 Lê Hồng Ngọc ngoclh19402@st.uel.edu.vn
6 K194020168 Mã Thị Hồng Nhung nhungmth19402@st.uel.edu.v
n
7 K194020181 Phạm Thị Minh Thư thuptm19402@st.uel.edu.vn
8 K194020185 Võ Thị Thùy Trang trangvtt194021@st.uel.edu.vn
9 K194020186 Vũ Thị Thùy Trang trangvtt194022@st.uel.edu.v 07979 69 771
n
10 K194020187 Lê Đào Văn Trung trungldv19402@st.uel.edu.vn
11 K194020189 Nguyễn Như Trúc trucnn19402@st.uel.edu.vn
12 K194020191 Mai Anh Tú tuma19402@st.uel.edu.vn

Các thành viên vắng mặt:


STT MSSV Họ và tên Email Điện thoại
1
2
3

64
4
5

1. Mục tiêu cuộc họp nhằm:


1. Xây dựng và thống nhất sườn nội dung cho dự án
2. Thảo luận và giải quyết các khó khăn khi thiết lập dự án
3. Phân chia công việc cần làm của dự án
4. Thống nhất ngày hoàn thành các phần của dự án
2. Kết quả buổi họp
(Các trao đổi, thảo luận, thống nhất chung của nhóm)
1. Các công việc đã được chia cho các thành viên
2. Thống nhất được cách xây dựng dự án: chi tiết, có cơ sở dữ liệu
3. Thống nhất được sườn nội dung chính của dự án
3. Đánh giá kết quả làm việc nhóm

Ngày hoàn
Mô tả nội dung Ghi
STT Người phụ trách Ngày giao thành dự
công việc chú
kiến
1 Nguyễn Thị Quỳnh Làm Powerpoint
Anh
Thiết lập dự án

2 Nguyễn Thị Mỹ Tổng quan dự án


Duyên
Thiết lập dự án
Thẩm định dự án
21/10/2022 13/11/2022
3 Đặng Hương Giang Thiết lập dự án

4 Hồ Quốc Huy Thiết lập dự án


Thẩm định dự án

5 Lê Hồng Ngọc Tổng quan dự án


Thiết lập dự án

65
6 Mã Thị Hồng Nhung Thuyết trình
Thiết lập dự án

7 Phạm Thị Minh Thư Thiết lập dự án

8 Võ Thị Thùy Trang Thuyết trình


Thiết lập dự án

9 Vũ Thị Thùy Trang Tổng hợp word


Thiết lập dự án
Thẩm định dự án

10 Nguyễn Như Trúc Thiết lập dự án

11 Lê Đào Văn Trung Thiết lập dự án

12 Mai Anh Tú Thiết lập dự án

Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)

66
PHỤ LỤC 3: BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2
Nhóm: 2 - SALONPAS

Buổi làm việc nhóm lần thứ: 2


Địa điểm: Online thông qua Google Meet
Thời gian bắt đầu : 20 giờ 00 phút, ngày 13 tháng 11 năm 2022
Thời gian kết thúc : 22 giờ 30 phút, ngày 13 tháng 11 năm 2022
Các thành viên có tham dự:

STT MSSV Họ và tên Email Điện thoại


1 K194020121 Nguyễn Thị Quỳnh Anh anhntq19402@st.uel.edu.vn

2 K194020130 Nguyễn Thị Mỹ Duyên duyenntm19402@st.uel.edu.


vn

3 K194020134 Đặng Hương Giang giangdh19402@st.uel.edu.vn

4 K194020144 Hồ Quốc Huy huyhq19402@st.uel.edu.vn

5 K194020163 Lê Hồng Ngọc ngoclh19402@st.uel.edu.vn

6 K194020168 Mã Thị Hồng Nhung nhungmth19402@st.uel.edu.


vn

7 K194020181 Phạm Thị Minh Thư thuptm19402@st.uel.edu.vn

8 K194020185 Võ Thị Thùy Trang trangvtt194021@st.uel.edu.v


n

9 K194020186 Vũ Thị Thùy Trang trangvtt194022@st.uel.edu. 07979 69 771


vn

10 K194020187 Lê Đào Văn Trung trungldv19402@st.uel.edu.vn

11 K194020189 Nguyễn Như Trúc trucnn19402@st.uel.edu.vn

12 K194020191 Mai Anh Tú tuma19402@st.uel.edu.vn

67
Các thành viên vắng mặt:

STT MSSV Họ và tên Email Điện thoại


1
2
3
4
5
1. Mục tiêu cuộc họp nhằm:
1. Kiểm tra, đánh giá và chỉnh sửa các phần đã làm của từng thành viên
2. Duyệt thuyết trình
3. Chuẩn bị một số nội dung để trả lời câu hỏi
2. Kết quả buổi họp
(Các trao đổi, thảo luận, thống nhất chung của nhóm)
1. Thông qua nội dung thuyết trình
2. Chỉnh sửa slide trình chiếu
3. Đánh giá kết quả làm việc nhóm

Mô tả nội dung Ngày hoàn


STT Người phụ trách Ngày giao Ghi chú
công việc thành
1 Nguyễn Thị Quỳnh Anh Làm Powerpoint
Thiết lập dự án

2 Nguyễn Thị Mỹ Duyên Tổng quan dự án


Thiết lập dự án
21/10/2022 13/11/2022
Thẩm định dự án

3 Đặng Hương Giang Thiết lập dự án

4 Hồ Quốc Huy Thiết lập dự án


Thẩm định dự án

68
5 Lê Hồng Ngọc Tổng quan dự án
Thiết lập dự án

6 Mã Thị Hồng Nhung Thuyết trình


Thiết lập dự án

7 Phạm Thị Minh Thư Thiết lập dự án

8 Võ Thị Thùy Trang Thuyết trình


Thiết lập dự án

9 Vũ Thị Thùy Trang Tổng hợp word


Thiết lập dự án
Thẩm định dự án

10 Nguyễn Như Trúc Thiết lập dự án

11 Lê Đào Văn Trung Thiết lập dự án

12 Mai Anh Tú Thiết lập dự án

Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)

69
PHỤ LỤC 4: BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Nhóm: 2 - SALONPAS

Ngày hoàn
STT Họ và tên Công việc Ngày giao thành dự Ghi chú
kiến
1 Nguyễn Thị Quỳnh Anh Làm Powerpoint
Thiết lập dự án
2 Nguyễn Thị Mỹ Duyên Tổng quan dự án
Thiết lập dự án
Thẩm định dự án
3 Đặng Hương Giang Thiết lập dự án
4 Hồ Quốc Huy Thiết lập dự án
Thẩm định dự án
5 Lê Hồng Ngọc Tổng quan dự án
Thiết lập dự án
6 Mã Thị Hồng Nhung Thuyết trình 21/10/2022 13/11/2022
Thiết lập dự án
7 Phạm Thị Minh Thư Thiết lập dự án
8 Võ Thị Thùy Trang Thuyết trình
Thiết lập dự án
9 Vũ Thị Thùy Trang Tổng hợp word
Thiết lập dự án
Thẩm định dự án
10 Nguyễn Như Trúc Thiết lập dự án
11 Lê Đào Văn Trung Thiết lập dự án
12 Mai Anh Tú Thiết lập dự án

Lưu ý: Bảng phân công nhiệm vụ được cập nhật theo từng buổi họp nhóm dựa theo
biên bản họp nhóm

70
Thư ký cuộc họp Nhóm trưởng

71
PHỤ LỤC 5: BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN
Nhóm: 2 - SALONPAS

Thang điểm đánh giá được đề nghị như sau:

100-90 89-70 69-50 49-10 9-0

Làm tốt việc Làm tốt việc Hoàn thành việc Chưa hoàn thành Bị khai trừ
được giao, đúng
được giao, đúng được giao, kết công việc được hoặc không
hạn, có chất hạn, có chất quả chấp nhận giao, ít hợp tác phải thành
lượng. lượng. được. Vi phạm viên
Giúp đỡ thành một ít điều lệ
viên khác. nhóm.

Tích cực, chủ


động.

Kết quả đánh giá này dựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ đã được giao trong cả
quá trình hoạt động nhóm của các thành viên trong nhóm.

STT Tên Điểm


1 Nguyễn Thị Quỳnh Anh 99
2 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 99
3 Đặng Hương Giang 99
4 Hồ Quốc Huy 99
5 Lê Hồng Ngọc 99
6 Mã Thị Hồng Nhung 99
7 Phạm Thị Minh Thư 99
8 Võ Thị Thùy Trang 99
9 Vũ Thị Thùy Trang 100
10 Nguyễn Như Trúc 99
11 Lê Đào Văn Trung 99
12 Mai Anh Tú 99

Các thành viên của nhóm đã thảo luận và thống nhất với bảng kết quả đánh giá.

72
Tên Chữ ký
Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Đặng Hương Giang

Hồ Quốc Huy

Lê Hồng Ngọc

Mã Thị Hồng Nhung

Phạm Thị Minh Thư

Võ Thị Thùy Trang

73
Vũ Thị Thùy Trang

Lê Đào Văn Trung

Nguyễn Như Trúc

Mai Anh Tú

74

You might also like