You are on page 1of 4

Quy trình số LAB-PR-02

Lần sửa đổi: 00

1.0 TÊN QUY TRÌNH

Quy trình ước lượng độ không đảm bảo đo.

2.0 MỤC TIÊU

Quy trình này thống nhất trách nhiệm, trình tự và phương pháp ước lượng độ không đảm bảo đo nhằm
đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của kết quả thử nghiệm độ bền kéo thép xây dựng được sản xuất tại
Công ty Sản xuất Thép Úc SSESTEEL.

3.0 KHÁI NIỆM

3.1 Độ không đảm bảo: Thông số gắn liền với kết quả của phép đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá
trị có thể quy cho đại lượng đo một cách hợp lý (Nguồn: VIM:1993 (3.9))

3.2 Các thành phần của độ không đảm bảo:


Các thành phần của độ không đảm bảo đo bao gồm:
3.2.1 Chuẩn đo lường và chất chuẩn
3.2.2 Mẫu thử
3.2.3 Thiết bị và phương pháp thử
3.2.4 Nhân viên thử nghiệm
3.2.5 Điều kiện môi trường

3.3 Ước lượng độ không đảm bảo đo loại A:


Được đánh giá bằng phân bố thống kê các kết quả của một dãy quan trắc lặp lại

3.4 Ước lượng độ không đảm bảo đo loại B:


Được đánh giá bằng phân bố xác xuất mô phỏng hoặc từ các thông tin khác

4.0 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Không có

5.0 QUY TRÌNH

5.1 YÊU CẦU TÍNH TOÁN ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO

5.1.1 Yêu cầu tính toán độ không đảm bảo đo có thể xuất phát từ khách hàng hoặc cơ quan hữu quan. Trạm trưởng
trạm thử nghiệm (TTN) chịu trách nhiệm bố trí lấy mẫu (theo quy trình LAB-PR-03) và thực hiện thử
nghiệm, ước lượng độ không đảm bảo đo.

5.2 ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH PHẦN ĐÓNG GÓP VÀO ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO

5.2.1 Theo lý thuyết chung, các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo hay đóng góp vào thành phần
độ không đảm bảo đo bao gồm:

Tờ 2 trong T.số 04
Quy trình số LAB-PR-02
Lần sửa đổi: 00

+ Thiết bị thử nghiệm


+ Con người
+ Môi trường thử nghiệm
+ Phương pháp thử nghiệm và phương pháp lấy mẫu

5.2.2 Tuy nhiên đối với phép thử thép xây dựng:

5.2.2.1 Nhiệt độ thử nghiệm luôn duy trì ở điều kiện ổn định phù hợp nhiệt độ sử dụng thép. Vì vậy thành phần độ
không đảm bảo đo do môi trường có thể bỏ qua.
5.2.2.2 Việc vận hành máy thử không phức tạp, không đòi hỏi người vận hành phải có kỹ năng đặc biệt. Hơn nữa
các nhân viên thử nghiệm đã được đào tạo, sát hạch tay nghề trước khi được phép vận hành máy thử nghiệm
nên thành phần độ không đảm bảo đo do nhân viên có thể bỏ qua.
5.2.2.3 Trạm thử nghiệm thực hiện phép thử theo các phương pháp tiêu chuẩn. Vì vậy có thể bỏ qua thành phần độ
không đảm bảo đo do phương pháp thử.

Do vậy, các thành phần đóng góp vào độ không đảm bảo đo của phép thử chủ yếu là do thiết bị và độ chụm
của phép thử.

5.3 ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO CỦA PHÉP THỬ CƠ TÍNH

5.3.1 ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO PHÉP THỬ ĐỘ BỀN KÉO
Độ bền kéo được xác định qua công thức:

F
DBK = δbk =
S dn
Trong đó: F là lực kéo đứt
Sdn: Tiết diện danh nghĩa của mẫu thử

5.3.2 ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO CHUẨN LOẠI A

5.3.2.1 Trạm trưởng TTN bố trí lấy 05 mẫu thử kéo trên cùng một phôi bất kỳ có đường kính danh định theo tiêu
chuẩn. Các bước thử nghiệm tuân theo tiêu chuẩn áp dụng.

5.3.2.2 Trước khi thủ kéo các mẫu phải được kiểm tra đơn trọng bằng cân điện tử và thước lá có độ chính xác theo
yêu cầu của tiêu chuẩn áp dụng. Nếu kết quả đơn trọng nằm trong giới hạn cho phép thì mãu mới được
chuyển qua bước thử nghiệm trên máy UTE-100

5.3.2.3 Độ không đảm bảo chuẩn loại A của phép thử kéo lực đứt được tính theo công thức sau:

(F1 − Ftb )
2
n
UA (Fk) =
∑ i =1 n(n − 1)
Trong đó: UA(Fk): Độ không đảm bảo chuẩn loại A ước lượng thông qua kết quả quan trắc 5 mẫu thử kéo
Fi: Kết quả lực kéo đứt mẫu thử thứ i
Ftb: Kết quả trung bình lực kéo đứt n mẫu thử
n: Số lượng mẫu thử (Hiện tại quy định n = 05 mẫu)

Tờ 3 trong T.số 04
Quy trình số LAB-PR-02
Lần sửa đổi: 00

5.3.3 ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO CHUẨN LOẠI B

Độ không đảm bảo chuẩn loại B dựa trên các thông tin trong giấy chứng nhận hiệu chuẩn thiết bị UTE-100.
Thông thường giấy chứng nhận hiệu chuẩn cho độ không đảm bảo đo có hệ số phụ k = 2 với độ tin cậy là
0.95. Vì vậy, độ KĐB chuẩn loại B của phép thử kéo bằng 1/2 độ KĐB đo trong chứng nhận hiệu chuẩn.

KDB hc
UB (Fk) =
2
Trong đó: KDBhc Độ không đảm bảo của máy UTE-100 cho trong giấy chứng nhận hiệu chuẩn

5.3.4 ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO CHUẨN TỔNG HỢP CỦA UcFk

2 2 2
Theo công thức ta có: U (F ) = U
c k A
( Fk ) + UB ( Fk )
2 2
Suy ra U C
(Fk ) = U A
(Fk ) + U B (Fk )

5.3.5 ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO CHUẨN TỔNG HỢP CỦA δbk

δbk =
F
Vì:
S dn
Suy ra: Uc (δbk) = Uc(Fk)/Sdn

Trong đó: Uc (δbk) Độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp của phép thử độ bền kéo đứt
Uc(Fk) Độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp của lực kéo đứt
Sdn Tiết diện danh nghĩa của mẫu thử kéo

5.3.6 TÍNH ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO MỞ RỘNG

Công thức tính độ KĐB mở rộng là: U = k.Uc (δbk)

Trong đó: k được lấy giá trị bằng 2 với độ tin cậy là 95%

6.0 ĐIỀU KHOẢN SỬA ĐỔI QUY TRÌNH

6.1 Trạm trưởng trạm thử nghiệm/ Trưởng phòng Kỹ thuật


6.1.1 Sẽ xem lại quy trình một năm một lần và đề xuất những sửa đổi cần thiết
6.1.2 Các sửa đổi, chỉnh lý quy trình sẽ được thực hiện theo quy trình Quản lý tài liệu CDC-PR-01

7.0 TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ

Không có

8.0 CÁC HỒ SƠ LƯU


Không có

9.0 MẪU BIỂU ĐÍNH KÈM


Không có

Tờ 4 trong T.số 04

You might also like