You are on page 1of 307

Tủ sách SOS2

BRANKO MILANOVIC

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN,


MỘT MÌNH

Tương lai của Hệ thống Cai trị Thế giới

Nguyễn Quang A dịch

Nhà xuất bản Dân khí 2022


ii
MỤC LỤC
Lời giới thiệu .......................................................................................................................... vi
CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐƯỜNG NÉT CỦA THẾ GIỚI SAU-CHIẾN TRANH
LẠNH ...........................................................................................................................................1
1.1 Chủ nghĩa tư bản như Hệ thống Kinh tế Xã hội Duy nhất .............................2
1.2 Sự lên của châu Á và sự Tái Cân bằng của Thế giới .........................................5
CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TÀI NĂNG TỰ DO ........................................... 12
2.1 Các Đặc điểm Chính của Chủ nghĩa Tư bản Tài năng Tự do ...................... 13
2.1a Các Chủ nghĩa Tư bản Lịch sử .......................................................................... 13
2.1b Các Nguyên nhân có tính Hệ thống và Không có tính Hệ thống của sự
Tăng Bất bình đẳng trong Chủ nghĩa tư bản Tài năng Tự do ....................... 21
2.2 Những Bất bình đẳng mang tính Hệ thống ....................................................... 24
2.2a Phần Gộp Tăng lên của Vốn trong Thu nhập Quốc gia ........................... 24
2.2b Sự Tập trung Cao của Sở hữu Vốn.................................................................. 26
2.2c Suất Lợi tức Cao hơn trên Tài sản của người Giàu .................................. 31
2.2d Sự Kết hợp Thu nhập Vốn cao và Thu nhập Lao động cao trong Cùng
các Cá nhân ....................................................................................................................... 34
2.2e Sự Đồng Giao (Ghép đôi Lựa chọn) Lớn hơn .............................................. 36
2.2f Sự Truyền lớn hơn Thu nhập và Của cải ngang các Thế hệ................... 40
2.3 Các Chính sách Xã hội Mới ....................................................................................... 42
2.3a Vì sao các Công cụ Thế kỷ 20 Không thể được Dùng để Giải quyết Bất
bình đẳng Thu nhập Thế kỷ 21 .................................................................................. 42
2.3b Nhà nước Phúc lợi trong Thời đại Toàn cầu hóa ..................................... 50
2.4 Giai cấp Thượng lưu Tự-Duy trì? .......................................................................... 56
CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CHÍNH TRỊ ........................................................ 67
3.1 Chỗ của Chủ nghĩa cộng sản trong Lịch sử ....................................................... 67
3.1a Sự Bất lực của các Quan điểm Marxist và Tự do về Thế giới để Giải
thích Chỗ của Chủ nghĩa cộng sản trong Lịch sử ................................................ 67
3.1b Làm sao để Đặt Chủ nghĩa cộng sản bên trong Lịch sử Thế kỷ thứ Hai
mươi ..................................................................................................................................... 74
3.2 Vì sao Cách mạng cộng sản Cần trở thành Chủ nghĩa tư bản với (một số
Phần) của Thế giới thứ Ba? ............................................................................................. 78
3.2a Vai trò của Cách mạng cộng sản trong Thế giới thứ Ba ........................ 78
3.2b Chủ nghĩa Cộng sản đã Thành công ở Đâu?................................................ 82
3.2c Trung Quốc Có là Tư bản chủ nghĩa? ............................................................. 86
3.3 Các Đặc điểm Chính của Chủ nghĩa tư bản chính trị ..................................... 90
3.3a Ba Đặc trưng và Hai Mâu thuẫn mang tính Hệ thống ............................ 90
3.3b Các Nước nào Có Hệ thống Chủ nghĩa Tư bản Chính trị? ...................... 96
3.4 Một Tổng quan về Bất bình đẳng ở Trung Quốc ............................................ 98
3.4a Bất Bình đẳng Tăng lên Xuyên suốt ............................................................... 98
3.4b Tham nhũng và Bất bình đẳng...................................................................... 106
3.5 Tính Lâu bền và sự Hấp dẫn Toàn cầu của Chủ nghĩa Tư bản Chính trị
.................................................................................................................................................. 112
3.5a Giai cấp Tư sản Sẽ có Cai trị Nhà nước Trung quốc? ........................... 112
3.5b Trung Quốc Sẽ “Xuất khẩu” Chủ nghĩa tư bản chính trị?.................... 118
CHƯƠNG 4: TƯƠNG TÁC CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ TOÀN CẦU HÓA129
4.1 Lao động: Sự di cư .................................................................................................... 131
4.1a Định nghĩa Phần thưởng hay Rent tư cách công dân .......................... 131
4.1b Tư cách công dân như một Tài sản Kinh tế ............................................. 134
4.1c Sự Di chuyển Tự do của các Nhân tố Sản xuất ........................................ 136
4.1d Hòa giải các Nỗi lo của những người bản xứ với Mong muốn của
những người Di cư ...................................................................................................... 142
4.2 Vốn: các Chuỗi Giá trị Toàn cầu .......................................................................... 148
4.3 Nhà nước Phúc lợi: sự Sống sót .......................................................................... 155
4.4 Tham nhũng khắp Thế giới .................................................................................. 160
4.4a Ba Lý do cho Tham nhũng trong Thời đại Toàn cầu hóa ................... 163
4.4b Vì sao Chẳng gì được Làm để Kiểm soát Tham nhũng ........................ 173

iv
CHƯƠNG 5: TƯƠNG LAI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TOÀN CẦU .................. 176
5.1 Tính Phi Đạo đức Không thể tránh khỏi của Chủ nghĩa tư bản được
siêu-Thương mại hóa ..................................................................................................... 176
5.1a Chủ nghĩa tư bản của Max Weber ............................................................... 176
5.1b Đạo lý Thuê ngoài (Outsourcing Morality) .............................................. 180
5.1c “Không có Thay thế (Alternative) Nào” ..................................................... 184
5.2 Nguyên tử hóa và Hàng hóa hóa ........................................................................ 187
5.2a Tính Hữu ích Giảm đi của Gia đình .............................................................. 187
5.2b Cuộc sống Riêng tư như Chủ nghĩa Tư bản hàng Ngày....................... 190
5.2c Quyền Thống trị của Chủ nghĩa tư bản ...................................................... 197
5.3 Nỗi sợ Vô căn cứ về Tiến bộ công nghệ ........................................................... 198
5.3a Cả mớ Ngụy biện Lao động và sự Bất lực của Chúng ta để Hình dung
Tương lai ......................................................................................................................... 198
5.3b Các Vấn đề với Thu nhập Cơ bản Phổ quát .............................................. 202
5.4 Luxe et Volupté (Xa hoa và Thú vị) ................................................................... 206
5.4a Hai Kịch bản: Chiến tranh và Hòa Bình ..................................................... 206
5.4b Chủ nghĩa Tư bản Chính trị vs. Chủ nghĩa Tư bản Tự do.................... 208
5.4c Bất bình đẳng Toàn cầu và Các Thay đổi Địa chính trị........................ 211
5.4d Các Ghi chú Kết thúc về Hệ thống Xã hội mà Tới đó Cuốn sách này Có
thể Dẫn đến .................................................................................................................... 215
PHỤ LỤC A: CHỖ CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN TRONG LỊCH SỬ TOÀN CẦU
.................................................................................................................................................. 221
PHỤ LỤC B: SIÊU-THƯƠNG MẠI HÓA VÀ “BÀN TAY VÔ HÌNH” CỦA ADAM
SMITH ................................................................................................................................... 227
PHỤ LỤC C: VÀI VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ ĐỊNH NGHĨA............. 231
GHI CHÚ ............................................................................................................................... 237
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 261
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... 277
INDEX .................................................................................................................................... 279

v
Lời giới thiệu

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ 59 của tủ sách SOS2,* cuốn CHỦ
NGHĨA TƯ BẢN, MỘT MÌNH – Tương lai của Hệ thống Cai trị Thế
giới (CAPITALISM, ALONE – Future of the System That Rules the
World) của Branko Milanovic do Havard University Press xuất bản
năm 2019.

Đây là cuốn thứ hai của Branko Milanovic trong tủ sách này. Tất
nhiên việc đọc cuốn trước Bất bình đẳng toàn cầu của ông sẽ giúp
ích cho việc đọc cuốn này vì ông bàn nhiều về bất bình đẳng trong
các hệ thống tư bản chủ nghĩa khác nhau.

Chủ nghĩa tư bản được tác giả hiểu rất sát với định nghĩa của
Karl Marx và Max Weber: đó là hệ thống kinh tế dựa trên (a) tư liệu

* Những cuốn trước:


1. Kornai János, Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất Bản
Văn hóa Thông tin 2002.
2. Kornai János, Hệ thống xã hội chủ nghĩa, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.
……….
41. Triệu Tử Dương, Tù nhân bí mật của Nhà nước – Nhật ký bí mật của Triệu Tử dương, NXB Dân Khí,
2019
42. Gabriel Zucman, Của cải Giấu giếm của các Quốc gia, NXB Dân Khí, 2019
43. Emmanuel Saez và Gabriel Zucman, Chiến thắng của sự Bất công:
………
48. Tom Hartman, Lịch sử bị Che giấu của Chính thể Đầu sỏ Mỹ: Đòi lại nền Dân chủ của Chúng ta từ
Giai cấp Thống trị. NXB Dân Khí, 2021
49. Adam Jetlesson, Công tắc Ngắt: sự Lên của Thượng Viện Hiện đại và sự làm Què nền Dân chủ Mỹ,
NXB Dân Khí, 2021
50. Kornai János, Suy ngẫm, 2021
51. Slavoj Žižek, Đại Dịch! – Covid-19 làm lung lay thế giới, NXB Dân Khí, 2021
52. Slavoj Žižek, Đại Dịch! 2 – Biên niên sử của một thời đã mất, NXB Dân Khí, 2021
53. Amartya Sen, Quê Nhà trong Thế giới, NXB Dân Khí, 2021
54. Desmond Shum, Roulete Đỏ, NXB Dân Khí, 2021
55. Katherine M. Gehl và Michael E. Porter, Ngành Chính trị, NXB Dân Khí, 2021
56. Ronald Inglehart và Christian Welzel, Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa và Dân chủ, NXB Dân Khí,
2022
57. Ronald Inglehart, Sự Tiến hóa Văn hóa, NXB Dân Khí, 2022
58. Blanko Milanovic, Bất bình đẳng Toàn cầu, NXB Dân Khí, 2022

vi
sản xuất (tư bản, vốn) chủ yếu thuộc sở hữu tư nhân; (b) [các chủ
sở hữu] vốn thuê lao động tự do về mặt pháp lý (tức là về pháp lý
không có lao động cưỡng bức); (c) sự điều phối kinh tế là phân tán.

Trước đây đã có nhiều phương thức sản xuất. Hiện nay chỉ còn
lại duy nhất phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa! Nói cách khác
tất cả các nền kinh tế trên thế giới ngày nay đều là các nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa. Sự lên của Trung Quốc và của Ấn Độ cũng như các
nước Asean trong thời gian khoảng 40 năm qua đã dẫn đến quá
trình tái cân bằng sức mạnh kinh tế tương đối giữa vùng này với
Tây Âu và Bắc Mỹ quay lại mức tương đối của chúng trước Cách
mạng Công nghiệp. Đấy là 2 diễn tiến nổi bật nhất của thế giới sau
Chiến tranh Lạnh.

Tác giả đưa ra sáu đặc điểm để phân loại các chủ nghĩa tư bản
khác nhau. Sáu đặc điểm này là:

1. Phần của thu nhập vốn tăng lên trong sản phẩm ròng
2. Sự tập trung cao của sở hữu vốn
3. Các cá nhân nhiều vốn là những người giàu (thu nhập)
4. Những người giàu thu nhập vốn cũng là những người giàu
thu nhập lao động (tác giả sáng tác ra từ mới, homoploutia
(cùng giàu), để mô tả hiện tượng này.
5. Người giàu (hay có tiềm năng giàu) thu nhập kết hôn với
nhau (sự đồng giao-homogamy hay sự ghép đôi lựa chọn -
assortative mating).
6. Tương quan cao giữa thu nhập của cha mẹ và thu nhập của
con cái (sự truyền lợi thế giữa thế hệ).

Dựa vào 6 đặc điểm trên tác giả phân loại các chủ nghĩa tư bản đã
tồn tại sau Cách mạng Công nghiệp đến nay như sau: (Bảng 2.1)
được sao lại dưới đây với: CNTBCĐ = chủ nghĩa tư bản cổ điển;
CNTBDCXH = chủ nghĩa tư bản dân chủ xã hội; CNTBTNTD = chủ
nghĩa tư bản tài năng tự do; 1 là có đặc tính, 0 là không có đặc tính
đó; 1* là có đặc tính đó ở chừng mực nhất định hay trong một số
trường hợp.

Về tên gọi CNTBCĐ hay CNTBDCXH chắc không gây khó hiểu gì
cho bạn đọc vì thuật ngữ dùng ở đây là khá quen thuộc. Tuy nhiên

vii
CNTBTNTD (TN-Tài năng-Meritocratic và TD-Tự do-Liberal) được
tác giả sử dụng theo nghĩa hẹp theo cách dùng hai từ này của John
Rawls (TN liên quan đến mặt phân phối và chỉ có nghĩa rằng không
có ràng buộc pháp lý nào hạn chế bất kể ai để đạt được địa vị mình
xứng đáng trong xã hội (tức là ai cũng có tự do tự nhiên [natural
liberty] với tài năng của mình); tự do (liberal) nhắc đến mặt tính di
động xã hội (tức là tự do xã hội: xã hội phải tạo điều kiện để cho
mọi người sự bình đẳng cơ hội, người nghèo hay có xuất xứ không
thuận lợi nếu có tài năng vẫn có thể leo lên).

Hình thức chủ CNTBCĐ CNTBDCXH CNTBTNTD


nghĩa tư bản

Nền kinh tế đại Anh Mỹ, châu Âu Mỹ đầu thế


diện trước sau CTTGI kỷ 21
1914

1. Phần thu nhập 1 0 1


vốn tăng

2. Sở hữu vốn 1 1 1
tập trung cao

3. Các cá nhân 1 1 1
dư dả vốn là giàu

4. Homoploutia 0 0 1

5. Homogamy 1* 0 1

6. Sự truyền lợi 1 1* 1
thế giữa thế hệ

Trong chủ nghĩa tư bản cổ điển (CNTBCĐ-classical capitalism), hay

viii
chủ nghĩa tư bản Marx-Ricardo, đặc điểm 1, 2, 3 và 6 rất mạnh (1
đậm) và hoàn toàn không có homoploutia (0 đậm) mà đơn giản có
nghĩa là giai cấp lao động và giai cấp tư bản là tách nhau hoàn toàn,
không có những người vừa giàu về thu nhập vốn và vừa giàu về thu
nhập lao động. Sự ghép đôi lựa chọn có nhưng ở chừng mực.

Trong chủ nghĩa tư bản dân chủ xã hội, sức mạnh của phong trào
lao động và ảnh hưởng của các đảng cánh tả mà đặc trưng 1 (phần
của thu nhập vốn không tăng lên (và củng cố niềm tin vào quy luật
Bowley 30% thu nhập cho vốn và 70% thu nhập cho lao động), các
đặc trưng 4 và 5 cũng chưa xuất hiện. Nhưng kể từ cuối thế kỷ thứ
hai mươi sự xuất hiện của cả homoploutia và homogamy (đặc điểm
4 và 5) cũng như sự tăng lên của phần thu nhập vốn (đặc điểm 1)
đã là những nét chính của sự tiến hóa từ chủ nghĩa tư bản dân chủ
tự do sang chủ nghĩa tư bản tài năng tự do. Những thay đổi này là
kết quả của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dân chủ tự do (chính
sách giảm thuế, sự tham gia mạnh của phụ nữ vào giáo dục và lực
lượng lao động, v.v.) và chính cả năm đặc trưng mang tính hệ thống
đó làm cho bất bình đẳng thu nhập và điểm 6 càng nghiêm trọng
hơn trong chủ nghĩa tư bản tài năng tự do (nói cách khác cả 6 đặc
trưng hiện diện trong chủ nghĩa tư bản tài năng tự do). Phân tích
tiến triển của chủ nghĩa tư bản tài năng tự do (mà trước tiên là Mỹ
hiện nay) nhất là các vấn đề bất bình đẳng được tác giả tiến hành
rất công phu và súc tích trong chương 2 của cuốn sách.

Tác giả cũng đề cập đến chủ nghĩa tư bản nhân dân (people’s
capitalism [theo cách gọi của bà M. Thacher]) và chủ nghĩa tư bản
bình quân chủ nghĩa (egalitarian capitalism) hai kiểu chủ nghĩa tư
bản chưa từng xuất hiện trong lịch sử như ba hình thức kể trên
nhưng có thể tưởng tượng được như khả năng cho sự tiến hóa của
chủ nghĩa tư bản tài năng tự do. Những phân tích về các khuyến
nghị chính sách của ông (tuy không phải mới) về phi tập trung hay
làm đồng đều hơn các quyền hưởng (endowments) về vốn và giáo
dục [đánh thuế thừa kế, thuế tài sản, khuyến khích tăng sở hữu tài
sản tài chính như cổ phần của tầng lớp trung lưu, người làm công;
tăng quy mô và chất lượng giáo dục công,…] về phá vỡ sự hình
thành giai cấp thượng lưu [hạn chế, tốt nhất là cấm, các doanh
nghiệp tài trợ chính trị; tài trợ cho các đảng chính trị và vận động
chính trị chỉ từ công quỹ] để sửa chữa các khuyết tật mang tính hệ

ix
thống, sự bất bình đẳng nhức nhối của chủ nghĩa tư bản tài năng tự
do để hướng tới chủ nghĩa tư bản nhân dân hay chủ nghĩa tư bản
quân bình là rất đáng lưu ý.

Một loại chủ nghĩa tư bản nữa từ lâu được Max Weber gọi là chủ
nghĩa tư bản chính trị (political capitalism). Theo tác giả, Trung
Quốc, Việt Nam, Lào, Singapore, Malaysia, một số nước Phi châu
đang theo chủ nghĩa tư bản chính trị.

Một phần rất lý thú của cuốn sách là sự diễn giải rất mới của
Branko Milanovic về vai trò của chủ nghĩa cộng sản: nó đã thất bại
hoàn toàn ở các nước giàu (như ý định ban đầu của nó theo diễn
giải của Karl Marx về cách mạng xã hội, cách mạng vô sản thành
công ở các nước tiên tiến dẫn đến xã hội cộng sản) nhưng đã thành
công trong một số nước nghèo trong việc tiến hành đồng thời 2
cuộc cách mạng dân tộc và cách mạng xã hội (với ý định lên xã hội
chủ nghĩa), ý tưởng sáng tạo của Lenin về hai dòng thác cách mạng.
Nhưng trên thực tế, Lenin lại là “kẻ đi theo con đường tư bản chủ
nghĩa” vĩ đại nhất và những người theo ông với việc thực hiện 2
cuộc cách mạng đó đã ra tạo điều kiện cho các nước đó tiến lên chủ
nghĩa tư bản. Giả như không có ý tưởng đó của Lenin và không có
các đảng cộng sản thành công ở một số nước Thế giới thứ Ban, thì
sự tiến lên chủ nghĩa tư bản ở đó sẽ chậm hơn nhiều! Sự trớ trêu,
hay sự xảo trá lịch sử (theo cách gọi của tác giả) có lẽ là một thí dụ
hay nhất về hậu quả không lường trước của một ý tưởng hay chính
sách. Toàn bộ chương ba được dành để bàn về chủ nghĩa tư bản
chính trị (chủ yếu về nước tiêu biểu là Trung Quốc và Việt Nam
cũng được nhắc tới nhiều như nước tiêu biểu và bạn đọc có thể và
nên liên hệ với Việt Nam khi đọc). Theo tác giả, đặc trưng của chủ
nghĩa tư bản chính trị là:

(1) Bộ máy quan liêu (chính quyền) hiệu quả


(2) Thiếu vắng luật trị (rule of law)
(3) Sự tự trị của nhà nước
Hệ quả là tham nhũng tràn lan và là một đặc điểm nội tại của hệ
thống.
Các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản chính trị là:

x
Thứ nhất, sự va chạm giữa các đặc trưng có tính hệ thống (1) và (2),
cụ thể là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu quản lý khách quan (impersonal)
công việc đòi hỏi một bộ máy quan liêu tốt và việc áp dụng luật tùy ý.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa tham nhũng tràn lan do sự vắng mặt luật trị
gây ra và cơ sở trên đó tính chính đáng của hệ thống dựa vào.
Tác giả phân tích các tương tác của chủ nghĩa tư bản và toàn cầu hóa
trong chương 4. Rất đáng lưu ý là những phân tích về chuỗi giá trị (hay
chuỗi cung) gắn với sự di chuyển của vốn, và vấn đề di cư (sự di chuyển
của lao động). Toàn cầu hóa đầy đủ đòi hỏi sự di chuyển tự do của cả
hai nhân tố sản xuất: vốn và lao động. Vốn hầu như đã được di chuyển
tự do, song lao động thì chưa (tạo ra vấn đề nhập cư căng thẳng ở nhiều
nơi). Phân tích của tác giả về toàn cầu hóa và tham nhũng cũng đáng lưu
ý. Tác giả đưa ra những khuyến nghị chính sách có vẻ khá cực đoan
nhưng có thể sát với thực tiễn.
Từ việc phân tích các đặc tính của các hệ thống tư bản chủ nghĩa tác
giả dành chương cuối để phác họa những diễn biến đang diễn ra (từ sự
xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào không gian riêng tư của người dân,
sự hàng hóa hóa rất nhiều hoạt động con người và đưa ra vài tiên đoán
về sự diễn biến có thể của chủ nghĩa tư bản trong thời gian tới). Vì
không ai có thể tiên đoán được sự phát triển công nghệ và vì sự diễn
tiến xã hội phụ thuộc vào các ý tưởng và hành động của con người nên
về nguyên tắc không thể tiên đoán được các diễn tiến xã hội. Thay vào
đó có thể nêu ra một số kịch bản khả dĩ để xem xét.
Đây là một cuốn sách chứa nhiều ý tưởng rất sâu sắc và có thể khiêu
khích hay gây tranh cãi. Rất đáng đọc và rất hữu ích cho tất cả những ai
muốn tìm con đường phát triển lành mạnh cho đất nước và thế giới,
nhất là các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế học, các nhà báo,
các sinh viên, các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, và những
người quan tâm khác.
Tôi chân thành giới thiệu với quý vị cuốn sách rất đáng đọc thứ
hai này của Blanko Milanovic.

17-6-2022

Nguyễn Quang A

xi
CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐƯỜNG NÉT CỦA THẾ GIỚI SAU-
CHIẾN TRANH LẠNH

[Giai cấp tư sản] ép buộc tất cả các dân tộc theo phương thức sản xuất tư sản vì
nỗi đau tuyệt chủng; nó ép chúng để đưa cái nó gọi là nền văn minh vào giữa
chúng, tức là để bản thân chúng trở thành tư sản. Bằng một từ, nó tạo ra một
thế giới theo hình ảnh của chính nó.
—Marx và Engels, Tuyên ngôn Cộng sản (1848)

Vào lúc khi những khám phá này [về châu Mỹ và Đông Ấn] được tiến hành, ưu
thế sức mạnh của phía những người Âu châu đã tình cờ lớn đến mức họ đã có
khả năng phạm mọi loại bất công mà không bị trừng phạt trong các nước xa xôi
đó. Sau này, có lẽ, những người bản xứ của các nước đó có thể trở nên mạnh
hơn, hay những người Âu châu có thể trở nên yếu hơn, và các cư dân của tất cả
những nơi khác nhau trên thế giới có thể đạt sự bình đẳng đó về dũng khí và
sức mạnh mà, bằng việc truyền cảm hứng sợ lẫn nhau, có thể một mình kính sợ
sự bất công của các quốc gia độc lập thành loại nào đó của sự tôn trọng các
quyền của nhau. Nhưng chẳng gì có vẻ có khả năng hơn để thiết lập sự bình
đẳng này về sức mạnh hơn là sự giao tiếp lẫn nhau về tri thức và về mọi loại cải
thiện mà một sự buôn bán rộng rãi từ tất cả các nước với tất cả các nước một
cách tự nhiên, hay đúng hơn một cách tất yếu, mang theo nó.
—Adam Smith, Wealth of Nations [Của cải của các Quốc gia] (1776)
1.1 Chủ nghĩa tư bản như Hệ thống Kinh tế Xã hội Duy
nhất
Tôi bắt đầu chương này với hai trích dẫn. Trích dẫn đầu tiên, từ Karl
Marx và Friedrich Engels, là khoảng 170 năm trước; trích dẫn thứ hai,
từ Adam Smith, gần 250 năm trước. Các đoạn này từ hai công trình kinh
tế chính trị kinh điển thâu tóm bản chất của hai sự thay đổi mang tính
thời đại mà thế giới trải qua có lẽ hay hơn bất kể tác phẩm đương thời
nào. Trích dẫn đầu là về sự thiết lập của chủ nghĩa tư bản như hệ thống
kinh tế xã hội không chỉ chi phối, mà là hệ thống duy nhất trên thế giới.
Trích dẫn thứ hai là sự tái cân bằng của sức mạnh kinh tế giữa một mặt
châu Âu và Bắc Mỹ và mặt khác châu Á, do sự lên của châu Á. Lần đầu
tiên kể từ Cách mạng Công nghiệp, thu nhập trên ba lục địa đang dịch
lại gần nhau hơn, quay lại đại thể cùng các mức tương đối chúng đã là
trước Cách mạng Công nghiệp (tất nhiên, bây giờ ở mức thu nhập tuyệt
đối cao hơn nhiều). Về mặt lịch sử thế giới, sự cai trị duy nhất của chủ
nghĩa tư bản và sự phục hưng kinh tế của châu Á là những tiến triển
đáng chú ý—mà có thể liên hệ với nhau.

Sự thực rằng toàn bộ địa cầu bây giờ hoạt động theo cùng các nguyên
tắc kinh tế—sản xuất được tổ chức vì lợi nhuận sử dụng lao động ăn
lương tự do về mặt pháp lý và vốn hầu hết được sở hữu tư nhân, với sự
phối hợp phân tán—là không có tiền lệ lịch sử. Trong quá khứ, chủ
nghĩa tư bản, dù ở Đế chế Roman, Mesopotamia thế kỷ thứ sáu, các
thành bang Italia trung cổ, hay các nước Hà Lan và Bỉ trong thời hiện
đại, đã luôn luôn cùng tồn tại—đôi khi bên trong cùng đơn vị chính trị—
với những cách tổ chức sản xuất khác. Những cách này đã gồm săn bắt
và hái lượm, chế độ nô lệ thuộc các loại khác nhau, chế độ nông nô (với
những người lao động bị gắn về mặt pháp lý với đất và bị cấm làm việc
cho những người khác), và sản xuất hàng hóa nhỏ được thực hiện bởi
các thợ thủ công độc lập hay các nông dân quy mô-nhỏ. Ngay cả gần đây
như một trăm năm trước, khi sự hiện thân đầu tiên của chủ nghĩa tư
bản toàn cầu hóa xuất hiện, thế giới đã vẫn gồm các phương thức sản
xuất này. Tiếp theo Các mạng Nga, chủ nghĩa tư bản đã chia sẻ thế giới
với chủ nghĩa cộng sản, mà đã ngự trị trong các nước chiếm khoảng một
phần ba dân số thế giới. Chẳng gì trừ chủ nghĩa tư bản còn lại ngày nay,
ngoại trừ trong các vùng rất bên lề với không ảnh hưởng nào lên sự
phát triển toàn cầu.

2
Thắng lợi toàn cầu của chủ nghĩa tư bản có nhiều hệ lụy đã được
Marx và Engels thấy trước trong năm 1848. Chủ nghĩa tư bản tạo thuận
lợi—và khi lợi nhuận nước ngoài cao hơn lợi nhuận trong nước, thậm
chí khao khát—sự trao đổi hàng hóa ngang biên giới, sự di chuyển của
vốn, và trong một số trường hợp sự di cuyển của lao động. Như thế
không ngẫu nhiên rằng toàn cầu hóa đã phát triển nhiều nhất trong thời
kỳ giữa các cuộc chiến tranh Napoleonic và Chiến tranh Thế giới I, khi
chủ nghĩa tư bản phần lớn thống trị. Và không ngẫu nhiên rằng toàn cầu
hóa ngày nay trùng với thắng lợi thậm chí còn tuyệt đối hơn của chủ
nghĩa tư bản. Giả như chủ nghĩa cộng sản đã chiến thắng chủ nghĩa tư
bản, có ít sự nghi ngờ rằng bất chấp tín điều quốc tế chủ nghĩa được các
nhà sáng lập của nó tuyên bố, nó không dẫn đến toàn cầu hóa. Các xã
hội cộng sản một cách áp đảo đã là các xã hội tự túc và dân tộc chủ nghĩa,
và đã có sự dịch chuyển hàng hóa, vốn, và lao động tối thiểu ngang biên
giới. Ngay cả bên trong khối Soviet, thương mại đã được tiến hành chỉ
để bán hàng hóa dư thừa hay theo các nguyên tắc trọng thương của sự
mặc cả song phương. Điều này là hoàn toàn khác với chủ nghĩa tư bản,
mà, như Marx và Engels lưu ý, có một khuynh hướng nội tại để bành
trướng.
Sự thống trị vô điều kiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
có bản đối chiếu của nó theo quan điểm ý thức hệ không bị tranh cãi
một cách tương tự rằng việc kiếm tiền không chỉ là đáng trọng mà là
mục tiêu quan trọng nhất trong đời người, một khuyến khích được
nhân dân tất cả các nơi trên thế giới và tất cả các giai cấp hiểu. Có thể là
khó để thuyết phục một người khác với chúng ta về kinh nghiệm sống,
giới, chủng tộc, hay bối cảnh của một số niềm tin, mối lo, và về động cơ
thúc đẩy của chúng ta. Nhưng cùng người đó sẽ dễ hiểu ngôn ngữ của
tiền và lợi nhuận; nếu chúng ta giải thích rằng mục tiêu của chúng ta là
để có được thỏa thuận tốt nhất, họ sẽ có khả năng dễ dàng hình dung
liệu sự hợp tác hay sự cạnh tranh là chiến lược kinh tế tốt nhất để theo
đuổi. Sự thực rằng (để dùng thuật ngữ Marxist) hạ tầng cơ sở (cơ sở
kinh tế) và thượng tầng kiến trúc (các định chế chính trị và pháp luật)
rất hợp với nhau trong thế giới ngày nay không chỉ giúp chủ nghĩa tư
bản toàn cầu duy trì sự thống trị của nó mà cũng làm cho các mục tiêu
của những người dân tương thích với nhau hơn và sự giao tiếp của họ
rõ ràng hơn và dễ hơn, vì họ đều biết cái phía bên kia theo đuổi. Chúng
ta sống trong một thế giới nơi mọi người theo cùng các quy tắc và hiểu
cùng ngôn ngữ của việc kiếm lời.

3
Một tuyên bố bao quát như vậy cần sự dè dặt nào đó. Quả thực có
một số cộng đồng nhỏ tản mác khắp thế giới xa lánh việc kiếm-tiền, và
có một số cá nhân coi thường nó. Nhưng họ không ảnh hưởng đến tình
hình và sự chuyển động của lịch sử. Sự khẳng định rằng các niềm tin cá
nhân hợp với các mục tiêu của chủ nghĩa tư bản không được hiểu để
ngụ ý rằng tất cả hoạt động của chúng ta được thúc đẩy hoàn toàn và
luôn luôn bởi lợi nhận. Người ta đôi khi thực hiện các hoạt động thật sự
vị tha hay được thúc đẩy bởi các mục tiêu khác. Nhưng đối với hầu hết
chúng ta, nếu chúng ta đánh giá các hành động này bằng thời gian được
dùng hay tiền bị mất, chúng đóng một vai trò nhỏ trong đời chúng ta.
Hệt như là sai để gọi các tỷ phú là “các nhà từ thiện” nếu họ kiếm được
một sự giàu có khổng lồ nhờ các thủ đoạn nhơ bẩn và sau đó biếu không
một phần nhỏ của sự giàu có của họ, nên là sai để nhắm vào một tập
hợp con nhỏ của các hoạt động vị tha của chúng ta và bỏ qua sự thực
rằng có lẽ 90 phần trăm của cuộc sống thực của chúng ta được dùng
trong các hoạt động có chủ ý mà mục tiêu của chúng là để cải thiện tiêu
chuẩn sống của chúng ta, chủ yếu qua việc kiếm tiền.
Sự phù hợp này của các mục tiêu cá nhân và hệ thống là một thành
công lớn đạt được bởi chủ nghĩa tư bản—thành công tôi thảo luận nhiều
hơn trong Chương 5. Những người ủng hộ vô điều kiện của chủ nghĩa
tư bản giải thích thành công này như nảy sinh từ “tính tự nhiên” của chủ
nghĩa tư bản, tức là, sự thực được cho rằng nó phản ánh hoàn hảo cái
bẩm sinh của chúng ta—ham muốn của chúng ta để buôn bán, để được
lợi, để phấn đấu cho các điều kiện kinh tế tốt hơn và một cuộc sống vui
vẻ hơn. Nhưng tôi không nghĩ rằng, vượt quá một số chức năng cơ bản,
là chính xác để nói về các khát vọng bẩm sinh cứ như chúng tồn tại một
cách độc lập với các xã hội mà trong đó chúng ta sống. Nhiều trong số
khát vọng này là sản phẩm của sự hòa nhập xã hội (socialization) bên
trong các xã hội nơi chúng ta sống—và trong trường hợp này bên trong
các xã hội tư bản chủ nghĩa, mà là các xã hội duy nhất còn tồn tại.
Là một ý tưởng cũ, được các tác giả lỗi lạc như Plato, Aristotle, và
Montesquieu cho rằng một hệ thống chính trị hay kinh tế đứng trong
mối quan hệ hài hòa với các giá trị và hành vi phổ biến của một xã hội.
Điều này chắc chắn đúng về chủ nghĩa tư bản hiện nay. Chủ nghĩa tư
bản đã truyền đạt một cách thành công nổi bật các mục tiêu của nó cho
người dân, thúc đẩy hay thuyết phục họ chấp nhận các mục tiêu của nó
và như thế đạt một sự phù hợp lạ thường giữa cái chủ nghĩa tư bản đòi
hỏi cho sự mở rộng của nó và các ý tưởng, các khát vọng, và các giá trị

4
của người dân. Chủ nghĩa tư bản đã thành công hơn các đối thủ cạnh
tranh của nó rất nhiều trong việc tạo ra các điều kiện mà, theo triết gia
chính trị John Rawls, là cần cho sự ổn định của bất kể hệ thống nào: cụ
thể là, các cá nhân trong các hoạt động hàng ngày của họ bày tỏ và như
thế củng cố các giá trị rộng hơn mà hệ thống dựa vào đó.
Sự làm chủ thế giới của chủ nghĩa tư bản đã đạt được, tuy vậy, với
hai kiểu khác nhau của chủ nghĩa tư bản: chủ nghĩa tư bản tài năng tự
do (liberal meritocratic capitalism) mà đã phát triển gia tăng ở phương
Tây trong hai trăm năm qua (được thảo luận trong Chương 2), và chủ
nghĩa tư bản chính trị do nhà nước-dẫn dắt, hay độc đoán, mà được
minh họa bằng thí dụ bởi Trung Quốc nhưng cũng tồn tại ở các phần
khác của châu Á (Singapore, Việt Nam, Burma) và các phần của châu Âu
và châu Phi (Nga và các nước Caucasian, Trung Á, Ethiopia, Algeria,
Rwanda) (được thảo luận trong Chương 3). Như đã thường xảy ra trong
lịch sử con người, sự lên và chiến thắng rõ ràng của một hệ thống hay
tôn giáo mau chóng tiếp theo bởi loại nào đó của sự phân ly giữa các
biến thể khác nhau của cùng cương lĩnh. Sau khi Đạo Kitô (Christianity)
thắng lợi ngang vùng Địa Trung Hải và Cận Đông, nó đã trải qua các
tranh luận ý thức hệ dữ tợn và những sự chia rẽ (cái giữa Chính thống
Giáo và thuyết Arian [Arianism] là nổi bật nhất), và cuối cùng nó đã tạo
ra sự phân ly lớn đầu tiên giữa các giáo hội Tây phương và Đông
phương. Số phận của Islam không khác, mà ngay sau sự chinh phục gây
choáng váng của nó, đã tách thành các nhánh Sunni và Shia. Và cuối
cùng, chủ nghĩa cộng sản, đối thủ thế kỷ thứ hai mươi của chủ nghĩa tư
bản, đã không còn là một tảng đá nguyên khối nữa, tách thành các phiên
bản Soviet-lãnh đạo và Trung quốc. Chiến thắng khắp thế giới của chủ
nghĩa tư bản, về khía cạnh đó, là không khác: chúng ta được giới thiệu
với hai mô hình của chủ nghĩa tư bản mà khác nhau không chỉ về các
lĩnh vực chính trị mà cả các lĩnh vực kinh tế và, trong một chừng mực ít
hơn nhiều, xã hội. Và tôi nghĩ, không chắc rằng dù gì xảy ra trong sự
cạnh tranh giữa chủ nghĩa tư bản tự do và chủ nghĩa tư bản chính trị,
một hệ thống sẽ thống trị toàn bộ địa cầu.

1.2 Sự lên của châu Á và sự Tái Cân bằng của Thế giới
Thành công kinh tế của chủ nghĩa tư bản chính trị là lực ở đằng sau của
sự phát triển đáng chú ý thứ hai được nhắc tới ở trên: sự lên của châu
Á. Đúng rằng sự lên của châu Á không chỉ do chủ nghĩa tư bản chính trị;
các nước tư bản chủ nghĩa tự do như Ấn Độ và Indonesia cũng đang
tăng trưởng rất nhanh. Nhưng sự biến đổi lịch sử của châu Á không nghi

5
ngờ gì được Trung Quốc dẫn dắt. Sự thay đổi này, không giống sự lên
của chủ nghĩa tư bản đến uy quyền tối cao toàn cầu, có một tiền lệ lịch
sử trong đó nó quay lại sự phân bố hoạt động kinh tế ở Âu-Á (Eurasia)
tới vị trí đại thể đã tồn tại trước Cách mạng Công nghiệp. Nhưng nó làm
việc đó với một khúc quanh. Trong khi các mức phát triển kinh tế của
tây Âu và châu Á (Trung Quốc) đã đại thể như nhau trong, chẳng hạn,
các thế kỷ thứ nhất và thứ hai, hay các thế kỷ thứ mười bốn và mười
lăm, hai phần của thế giới đã hầu như không tương tác lúc đó và nói
chung đã thiếu hiểu biết về nhau. Quả thực, bây giờ chúng ta biết về các
mức phát triển tương đối của họ nhiều hơn những người đương thời
đã biết lúc đó rất nhiều. Ngược lại, ngày nay các tương tác là mạnh và
liên tục. Các mức thu nhập trong cả hai vùng là nhiều lần lớn hơn. Hai
phần này của thế giới, tây Âu và các nhánh Bắc Mỹ của nó, và châu Á,
mà cùng nhau là quê hương của 70 phần trăm dân số thế giới và 80
phần trăm sản lượng thế giới, trong sự tiếp xúc liên tục qua buôn bán,
đầu tư, sự di chuyển người, chuyển giao công nghệ, và trao đổi các ý
tưởng. Sự cạnh tranh nảy sinh giữa các vùng này là mãnh liệt hơn nó là
nếu khác đi bởi vì các hệ thống, dù là giống nhau, không hệt như nhau.
Điều này là thế dù sự cạnh tranh xảy ra bởi ý định, với một hệ thống thử
áp đặt mình lên hệ thống khác và lên phần còn lại của thế giới, hay đơn
giản bởi tấm gương, với một hệ thống được phần còn lại của thế giới
sao chép dễ dàng hơn hệ thống khác.
Sự tái cân bằng địa lý này chấm dứt ưu thế quân sự, chính trị, và kinh
tế của phương Tây, mà đã được coi là đương nhiên trong hai thế kỷ qua.
Chẳng bao giờ trong lịch sử đã có ưu thế của một phần thế giới đối với
phần khác lớn như ưu thế của châu Âu đối với châu Phi và châu Á trong
thế kỷ thứ mười chín. Ưu thế đó đã rõ rệt nhất trong các cuộc chinh
phục thuộc địa, nhưng nó cũng được phản ánh trong khoảng cách thu
nhập (income gap) giữa hai phần của thế giới và như thế trong bất bình
đẳng thu nhập toàn cầu giữa tất cả các công dân của thế giới, mà chúng
ta có thể ước lượng với sự chính xác tương đối từ 1820 trở đi, như được
minh họa trong Hình 1.1. Trong đồ thị này, và suốt cuốn sách, bất bình
đẳng được đo bằng một index gọi là hệ số Gini, trải từ giá trị 0 (không
bất bình đẳng) đến 1 (bất bình đẳng cực đại). (Index thường được bày
tỏ như một tỷ lệ phần trăm, trải từ 0 đến 100, nơi mỗi điểm phần trăm
được gọi là một điểm Gini.)
Trước Cách mạng Công nghiệp ở phương Tây, bất bình đẳng toàn cầu
đã vừa phải, và hầu như phần nhiều của nó đã là do các sự khác biệt

6
giữa các cá nhân sống trong cùng quốc gia như giữa các thu nhập trung
bình của các cá nhân trong các quốc gia khác nhau. Điều này đã thay đổi
đầy kịch tính với sự lên của phương Tây. Bất bình đẳng toàn cầu đã tăng
hầu như liên tục từ 1820 đến đêm trước của Chiến tranh Thế giới I, tăng
từ 55 điểm Gini (khoảng mức bất bình đẳng hiện có ở các nước Mỹ
Latin) lên vừa dưới 70 (một mức bất bình đẳng cao hơn mức ở Nam Phi
ngày nay). Sự lên của các mức thu nhập ở châu Âu, Bắc Mỹ, và muộn
hơn Nhật Bản (gắn với sự trì trệ của Trung Quốc và Ấn Độ) đã đẩy phần
lớn của sự tăng lên này, mặc dù sự bất bình đẳng thu nhập tăng lên bên
trong các quốc gia của cái đang trở thành Thế giới Thứ Nhất cũng đã
đóng một vai trò. Sau năm 1918, đã có một sự giảm ngắn về bất bình
đẳng toàn cầu gây ra bởi cái—trên bức tranh rộng mà trên đó chúng ta
hoạt động—xuất hiện như các đốm của Chiến tranh Thế giới II và Đại
Suy thoái, khi thu nhập Tây phương đã không tăng.

HÌNH 1.1. Bất bình đẳng thu nhập toàn cầu được ước lượng, 1820–2013
CMCN = Cách mạng Công nghiệp; CTTG = Chiến tranh Thế giới; ICT = information and
communication techologies (công nghệ thông tin và truyền thông).
Nguồn dữ liệu: Dữ liệu cho 1820–1980 dựa vào Bourguignon and Morrisson (2002), với GDP
trên đầu người của họ được thay thế bằng dữ liệu mới từ Maddison Project (2018). Dữ liệu cho
1988–2001 dựa vào Lakner and Milanovic (2016) và sự cập nhật của riêng tôi. Tất cả thu nhập
là bằng dollar PPP (purchasing power parity-ngang sức mua) 2011 (vòng muộn nhất của
International Comparison Project vào lúc viết trong năm 2018). Về các chi tiết kỹ thuật thêm,
xem Phụ lục C.

7
Sau sự kết thúc Chiến tranh Thế giới I, bất bình đẳng toàn cầu đã ở
mức cao nhất của nó từ trước đến giờ, ở khoảng 75 điểm Gini, và nó vẫn
ở cao nguyên đó cho đến thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ hai mươi.
Trong khoảng thời gian này khoảng cách (gap) giữa phương Tây và
châu Á—đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ—đã không tăng thêm nữa,
khi sự độc lập Ấn Độ và cách mạng Trung quốc chuẩn bị điều kiện cho
sự tăng trưởng của hai nước khổng lồ này. Hai nước này như thế đã duy
trì các vị trí tương đối của họ vis-à-vis phương Tây từ cuối những năm
1940 đến đầu những năm 1980. Nhưng các vị trí đó đã hết sức lệch ủng
hộ các nước giàu: GDP trên đầu người của cả Ấn Độ và Trung Quốc đã ít
hơn một phần mười GDP trên đầu người của các nước Tây phương.
Khoảng cách thu nhập đó đã bắt đầu thay đổi, và thay đổi đầy kịch
tính, sau những năm 1980. Các cải cách ở Trung Quốc đã dẫn đến sự
tăng trưởng khoảng 8 phần trăm trên đầu người trên năm trong bốn
mươi năm tiếp, thu hẹp mạnh khoảng cách của nước này với phương
Tây. Ngày nay, GDP trên đầu người của Trung Quốc ở khoảng 30–35
phần trăm mức của phương Tây, cùng điểm nơi nó đã là khoảng năm
1820, và cho thấy một xu hướng rõ ràng để tiếp tục tăng (tương đối với
phương Tây); có lẽ nó sẽ tiếp tục làm vậy cho đến lúc khi các thu nhập
trở nên rất giống nhau.
Cách mạng kinh tế ở Trung Quốc đã tiếp theo bởi những sự tăng tốc
tăng trưởng tương tự ở Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, và nơi
khác ở châu Á. Mặc dù sự tăng trưởng này đã đi cùng với sự bất bình
đẳng tăng lên bên trong mỗi nước (đặc biệt ở Trung Quốc), khoảng cách
khép lại với phương Tây đã giúp làm giảm bất bình đẳng thu nhập toàn
cầu. Đấy là cái nằm đằng sau sự giảm sút gần đây về Gini toàn cầu.
Sự hội tụ của các thu nhập Á châu với thu nhập ở phương Tây đa xảy
ra trong một cuộc cách mạng công nghệ khác, cách mạng công nghệ
thông tin và truyền thông (ICT)—một cuộc cách mạng sản xuất mà lần
này đã ủng hộ châu Á (được thảo luận thêm trong Chương 4). Cách
mạng ICT đã đóng góp không chỉ cho sự tăng trưởng nhanh hơn nhiều
của châu Á mà cả cho sự giải-công nghiệp (deindustrialization) của
phương Tây, mà, đến lượt, không phải là không giống sự giải-công
nghiệp đã xảy ra ở Ấn Độ trong Cách mạng Công nghiệp. Như thế chúng
ta có hai thời kỳ thay đổi công nghệ nhanh đánh dấu sự tiến hóa của bất
bình đẳng toàn cầu (xem Hình 1.1). Các tác động của cách mạng ICT vẫn
chưa hết, nhưng trong nhiều khía cạnh chúng là giống các tác động của
Cách mạng Công nghiệp: một sự sắp xếp lại lớn trong sự xếp hạng thu

8
nhập khi một số nhóm tiến lên và các nhóm khác sụt giảm, cùng với sự
tập trung địa lý đáng kể của những kẻ thắng và những người thua như
vậy.
Là hữu ích để nghĩ về hai cuộc cách mạng công nghệ này như các ảnh
gương của nhau. Một cuộc cách mạng đã dẫn đến một sự tăng bất bình
đẳng toàn cầu qua việc làm giàu phương Tây; cuộc khác đã dẫn đến sự
hội tụ thu nhập giữa các mảng lớn của địa cầu qua việc làm giàu châu Á.
Chúng ta kỳ vọng rằng các mức thu nhập cuối cùng sẽ giống nhau ngang
toàn bộ đại lục Âu-Á và Bắc Mỹ, như thế giúp làm giảm bất bình đẳng
toàn cầu còn hơn nữa. (Tuy vậy, một ẩn số lớn là số phận của châu Phi,
mà cho đến nay, đang không đuổi kịp thế giới giàu và dân số của nó tăng
lên nhanh nhất.)
Sự tái cân bằng kinh tế của thế giới không chỉ mang tính địa lý; nó
cũng mang tính chính trị. Thành công kinh tế của Trung Quốc làm xói
mòn khẳng định của phương Tây rằng có một sự liên kết cần thiết giữa
chủ nghĩa tư bản và dân chủ tự do (liberal democracy). Quả thực, khẳng
định này đang bị làm xói mòn ở bản thân phương Tây bởi các thách thức
dân túy và tài phiệt (plutocratic) đối với dân chủ tự do.
Sự tái cân bằng của thế giới đưa kinh nghiệm Á châu đến mặt tiền
của tư duy về phát triển kinh tế. Thành công kinh tế của châu Á sẽ làm
cho mô hình của nó hấp dẫn hơn cho các nước khác và có thể làm sống
động quan điểm của chúng ta về phát triển kinh tế và tăng trưởng, theo
một cách không phải không giống cách mà theo đó kinh nghiệm Anh và
Adam Smith, người dựa vào kinh nghiệm đó, đã ảnh hưởng đến tư duy
của chúng ta trong hai thế kỷ qua.
Trong bốn mươi năm qua, năm nước lớn nhất ở châu Á kết hợp lại
(trừ Trung Quốc) đã có các tỷ lệ tăng trưởng trên đầu người cao hơn
các nền kinh tế Tây phương trong tất cả các năm trừ hai năm, và xu
hướng này không chắc sẽ thay đổi. Trong năm 1970, phương Tây đã tạo
ra 56 phần trăm của sản lượng thế giới và châu Á (kể cả Nhật Bản) chỉ
19 phần trăm. Ngày nay, các tỷ lệ đó là 37 phần trăm và 43 phần trăm.1
Chúng ta có thể thấy xu hướng này rõ ràng bằng việc so sánh Hoa Kỳ
với Trung Quốc, và Đức với Ấn Độ (Hình 1.2). Sự lên đáng chú ý của
châu Á trong thời đại toàn cầu hóa được phản ánh trong sự ủng hộ dân
chúng cho toàn cầu hóa, mà là mạnh nhất ở châu Á, và đáng chú ý ở Việt
Nam (91 phần trăm những người được phỏng vấn nghĩ toàn cầu hóa là

9
một lực cho cái tốt), và yếu nhất ở châu Âu, nhất là ở Pháp (nơi chỉ 37
phần trăm ủng hộ toàn cầu hóa).2
Nỗi khó chịu ở phương Tây về toàn cầu hóa một phần được gây ra
bởi khoảng cách giữa các elite, những người làm ăn rất tốt, và số đáng
kể của những người thấy ít lợi ích từ toàn cầu hóa, bực bội nó, và, chính
xác hay không, coi thương mại toàn cầu và sự di dân như nguyên nhân
của sự không may của họ (xem Chương 4). Tình hình này giống kỳ quái
với các xã hội Thế giới thứ Ba của những năm 1970, mà cũng đã biểu lộ
đặc trưng nhị nguyên này—với giai cấp tư sản gắn vào hệ thống kinh tế
toàn cầu và hầu hết vùng nội địa bị bỏ lại đằng sau. “Căn bệnh” được
cho là tác động chỉ đến các nước đang phát triển (cái được gọi là “sự
trật khớp (disarticulation)” trong văn liệu tân-Marxist) có vẻ bây giờ đã
chuyển lên phương bắc và giáng xuống thế giới giàu có. Đồng thời, hơi
mỉa mai, đặc trưng nhị nguyên của nhiều nền kinh tế đang phát triển bị
giảm bớt bởi sự bao gồm đầy đủ của chúng vào hệ thống được toàn cầu
hóa của các chuỗi cung ứng.

HÌNH 1.2. Tỷ lệ phần trăm phần của GDP toàn cầu cho Hoa Kỳ versus Trung Quốc
(trái) và Đức versus Ấn Độ (phải), 1950–2016
Nguồn dữ liệu: Được tính từ World Bank World Development Indicators phiên bản 2017, với
các GDP trên đầu người bằng dollar quốc tế (PPP).

10
Hai kiểu chủ nghĩa tư bản, tài năng tự do và chính trị, bây giờ có vẻ
cạnh tranh với nhau. Chúng được dẫn dắt, một cách tương ứng, bởi Hoa
Kỳ và Trung Quốc. Nhưng ngay cả độc lập với sự sẵn sàng của Trung
Quốc để cung cấp và “xuất khẩu” một phiên bản chính trị và, trong
chừng mực nào đó, phiên bản kinh tế thay thế của chủ nghĩa tư bản, bản
thân chủ nghĩa tư bản chính trị có các đặc điểm nào đó khiến nó hấp
dẫn với các elite chính trị trong phần còn lại của thế giới và không chỉ ở
châu Á: hệ thống cung cấp sự tự trị lớn hơn cho các elite chính trị. Nó
cũng hấp dẫn cho nhiều dân thường bởi vì các tỷ lệ tăng trưởng cao nó
có vẻ hứa hẹn. Mặt khác, chủ nghĩa tư bản tự do có nhiều lợi thế nổi
tiếng, quan trọng nhất là, dân chủ và luật trị (rule of law) là các giá trị
tự chúng và cả hai, được cho là, có thể có công trạng cổ vũ sự phát triển
kinh tế nhanh hơn qua việc thúc đẩy đổi mới và cho phép tính di động
xã hội, và như thế cung cấp các cơ hội thành công gần ngang nhau cho
tất cả mọi người. Chính việc từ bỏ vài khía cạnh cốt lõi của hệ thống giá
trị ngầm định này, cụ thể là một sự dịch chuyển tới sự tạo ra một giai
cấp thượng lưu tự duy trì và sự phân cực giữa các elite và phần còn lại,
là cái tạo ra sự đe dọa quan trọng nhất cho khả năng tồn tại dài hạn của
chủ nghĩa tư bản tự do. Mối đe dọa này là một mối nguy hiểm cả cho sự
sống sót của chính hệ thống và cho sự hấp dẫn chung của mô hình đối
với phần còn lại của thế giới.

Lõi của cuốn sách

Trong hai chương tiếp tôi thảo luận các đặc điểm chính của hai biến thể
của chủ nghĩa tư bản hiện đại, tập trung vào các đặc trưng vốn có của
chúng hơn là vào những sự sai trệch tạm thời của chúng. Việc nhớ đến
sự khác biệt giữa các đặc điểm có tính hệ thống và mang tính ngẫu nhiên
là cốt yếu nếu chúng ta muốn nghiên cứu sự tiến hóa dài hạn của chủ
nghĩa tư bản tài năng tự do và chủ nghĩa tư bản chính trị, không chỉ
những thăng giáng nhất thời. Tôi chú tâm đặc biệt vào các cấu trúc xã
hội và kinh tế mà hai hệ thống tái tạo, đặc biệt khi chúng tác động đến
các vấn đề bất bình đẳng thu nhập và cấu trúc giai cấp. Cách mà hai hệ
thống giải quyết các vấn đề này, tôi tin, sẽ xác định sự hấp dẫn tương
đối và tính ổn định của chúng. Và do đó xác định khát vọng của chúng
ta để sống dưới một hệ thống hay hệ thống kia.

11
CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TÀI NĂNG TỰ DO
[Dân chủ] là một cách tiếp tục dễ chịu tuyệt vời trong ngắn hạn, phải không?

—Plato, The Republic

Định nghĩa của chủ nghĩa tư bản tài năng tự do là khá thẳng thắn. Tôi
định nghĩa chủ nghĩa tư bản theo kiểu của Karl Marx và Max Weber, như
hệ thống nơi hầu hết sản xuất được tiến hành với tư liệu sản xuất sở hữu
tư nhân, vốn thuê lao động tự do về mặt pháp lý, và sự phối hợp được
phân tán. Ngoài ra, để thêm đòi hỏi của Joseph Schumpeter, hầu hết các
quyết định đầu tư được đưa ra bởi các công ty tư nhân hay các doanh
nhân riêng lẻ.1

Định nghĩa của chủ nghĩa tư bản tài năng tự do

Từ “tài năng (meritocratic)” và “tự do (liberal)” đến từ các định nghĩa của
các dạng bình đẳng khác nhau mà John Rawls trình bày trong A Theory
of Justice [Một Lý thuyết về Công lý] (1971). “Bình đẳng tài năng
(meritocratic equality)” là một hệ thống “tự do tự nhiên (natural
liberty),” trong đó các sự nghiệp là “mở cho tài năng”—tức là, không có
cản trở pháp lý nào cản các cá nhân khỏi việc đạt một vị trí cho trước
trong xã hội. Nó hoàn toàn chấp nhận sự thừa kế tài sản. “Bình đẳng tự
do (liberal equality)” là quân bình chủ nghĩa hơn bởi vì nó sửa lại, một
phần, cho sự thừa kế tài sản bằng việc áp đặt thuế cao lên sự thừa kế và
bao gồm giáo dục miễn phí như một cách để giảm sự truyền lợi thế giữa
thế hệ. Thuật ngữ “chủ nghĩa tư bản tài năng tự do (liberal meritocratic
capitalism)” như thế đề cập đến các hàng hóa và các dịch vụ được sản
xuất và trao đổi như thế nào (“chủ nghĩa tư bản”), chúng được phân bố
ra sao giữa các cá nhân (“tài năng”), và có bao nhiêu tính di động xã hội
(“tự do”).

Trong chương này, tôi tập trung vào các lực mang tính hệ thống bên
trong chủ nghĩa tư bản tài năng tự định hình thế nào phân bố thu nhập
và dẫn tới sự hình thành một giai cấp elite thượng lưu. Trong Chương 3,
tôi xem xét các vấn đề tương tự đối với chủ nghĩa tư bản chính trị. Trong
cả hai chương, sự nhấn mạnh là về sự phân bố thu nhập, bất bình đẳng
thu nhập và vốn, và sự hình thành giai cấp, không phải về sản xuất.

12
2.1 Các Đặc điểm Chính của Chủ nghĩa Tư bản Tài năng
Tự do
2.1a Các Chủ nghĩa Tư bản Lịch sử
Chủ nghĩa tư bản tài năng tự do có thể được hiểu tốt nhất bằng việc đối
sánh các đặc tính phân biệt của nó với các đặc tính phân biệt của chủ
nghĩa tư bản cổ điển thế kỷ thứ mười chín và với chủ nghĩa tư bản dân
chủ-xã hội, như nó đã tồn tại giữa khoảng cuối Chiến tranh Thế giới II và
đầu những năm 1980 ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Chúng ta đang đề cập ở đây
đến các đặc tính “lý tưởng-điển hình” của các hệ thống và bỏ qua các chi
tiết thay đổi giữa các nước và ngang thời gian. Nhưng trong các tiết đoạn
tiếp sau, nơi tôi chú tâm vào một mình chủ nghĩa tư bản tài năng tự do,
tôi thảo luận chi tiết các đặc điểm này cho một nước có thể được xem
như nguyên mẫu, cụ thể là Hoa Kỳ.
Bảng 2.1 tóm tắt các sự khác biệt giữa ba kiểu lịch sử của chủ nghĩa tư
bản mà qua đó các nền kinh tế Tây phương đã trải qua. Vì sự đơn giản,
tôi coi Vương quốc Anh trước năm 1914 như đại diện của chủ nghĩa tư
bản cổ điển, Tây Âu và Hoa Kỳ từ cuối Chiến tranh Thế giới II suốt đến
đầu những năm 1980 như đại diện của chủ nghĩa tư bản dân chủ-xã hội,
và Hoa Kỳ thế kỷ thứ hai mươi mốt như đại diện của chủ nghĩa tư bản tài
năng tự do.2 Lưu ý rằng bởi vì hai đặc tính then chốt phân biệt chủ nghĩa
tư bản tự do khỏi chủ nghĩa tư bản tài năng, sự đánh thuế thừa kế và giáo
dục công sẵn có rộng rãi, đã yếu đi ở Hoa Kỳ trong ba mươi năm qua,
nước này có thể đã chuyển tới một mô hình của chủ nghĩa tư bản mà “tài
năng” hơn và ít “tự do” hơn. Tuy vậy, vì tôi dùng Hoa Kỳ như một ví dụ
của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa giàu, tôi nghĩ vẫn có thể chấp nhận
được để nói về chủ nghĩa tư bản tài năng tự do như một mô hình duy
nhất.

13
BẢNG 2.1. Các đặc điểm chính của chủ nghĩa tư bản cổ điển, dân chủ-xã
hội, và tài năng tự do

Hình thức chủ nghĩa tư Chủ Chủ nghĩa tư Chủ nghĩa


bản nghĩa bản dân chủ- tư bản tài
tư bản xã hội năng tự
cổ do
điển

Nền kinh tế đại diện Anh Mỹ, châu Âu Mỹ đầu


trước sau CTTGI thế kỷ 21
1914

1. Phần tăng lên của thu Có Không Có


nhập vốn trong sản
phẩm ròng

2. Sự tập trung cao của Có Có Có


sở hữu vốn

3. Các cá nhân dư dả Có Có Có
vốn là giàu

4. Người giàu-thu nhập- Không Không Có


vốn cũng là người giàu-
thu nhập-lao động

5. Người giàu (hay có Có (ở Không Có


tiềm năng giàu) kết mức
hôn với nhau độ
(homogamy) nào
đó)

6. Tương quan cao của Có Có, nhưng Có


thu nhập giữa cha mẹ yếu trong
và con cái (sự truyền lợi một số
thế) trường hợp

Ghi chú: “Giàu” mà không có thêm tính ngữ cho biết rằng một người là giàu-
thu nhập.

Chúng ta bắt đầu với đặc trưng chính của mỗi hệ thống tư bản chủ
nghĩa—sự phân chia thu nhập ròng giữa hai nhân tố sản xuất: các chủ sở
hữu vốn (tổng quát hơn các chủ sở hữu tài sản) và những người lao động.
Sự phân chia này không cần trùng với hai giai cấp phân biệt của các cá

14
nhân. Nó sẽ trùng chỉ khi một giai cấp của các cá nhân nhận được thu
nhập chỉ từ vốn, và giai cấp khác nhận được thu nhập chỉ từ lao động.3
Như chúng ta sẽ thấy, liệu các giai cấp này có chồng gối là cái phân biệt
các kiểu khác nhau của chủ nghĩa tư bản.

Sự Phân chia Sản phẩm ròng giữa các chủ sở hữu và những người
lao động

Dữ liệu về sự phân chia tổng thu nhập ròng giữa vốn và lao động là âm u
cho thời kỳ trước năm 1914, vì các ước lượng đầu tiên cho Vương quốc
Anh, được nhà kinh tế học Arthur Bowley tiến hành, đã không được làm
cho đến 1920. Dựa vào công trình này, được cho rằng các phần thu nhập
của vốn và lao động là ít nhiều không thay đổi—một xu hướng được gọi
là Quy luật Bowley. Dữ liệu đươc Thomas Piketty (2014, 200–201) tạo
ra cho Vương quốc Anh và Pháp đã nghi ngờ nghiêm trọng về kết luận
đó, ngay cả cho quá khứ. Đối với Vương quốc Anh trong thời kỳ 1770–
2010, Piketty đã thấy rằng phần của vốn đã dao động giữa 20 và 40 phần
trăm của thu nhập quốc gia. Tại Pháp, giữa 1820 và 2010, nó đã thay đổi
thậm chí còn rộng hơn: từ ít hơn 15 phần trăm trong những năm 1940
đến hơn 45 phần trăm trong những năm 1860. Tuy vậy, tỷ lệ phần trăm
đã trở nên ổn định hơn sau Chiến tranh Thế giới II củng cố niềm tin vào
Quy luật Bowley. Paul Samuelson, chẳng hạn, trong cuốn Kinh tế học nổi
tiếng của ông, đã gồm Quy luật Bowley giữa sáu xu hướng cơ bản của sự
phát triển kinh tế trong các nước tiên tiến (mặc dù ông đã không tính đến
“sự lách lên nào đó của phần lao động”) (Samuelson 1976, 740). Tuy vậy,
kể từ cuối thế kỷ thứ hai mươi, phần của thu nhập vốn trong tổng thu
nhập đã tăng lên. Trong khi xu hướng này đã khá mạnh ở Hoa Kỳ, nó cũng
được chứng minh bằng tư liệu trong hầu hết các nước đã phát triển, cũng
như các nước đang phát triển, mặc dù dữ liệu cho các nước sau phải được
xem xét với một liều thận trọng mạnh (Karabarbounis and Neiman
2013).

Một phần tăng lên của thu nhập vốn trong tổng thu nhập ngụ ý rằng
tư bản (vốn) và các nhà tư bản đang trở nên quan trọng hơn lao động và
những người lao động—và như thế giành được nhiều quyền lực kinh tế
và chính trị hơn. Xu hướng này đã xảy ra ở cả chủ nghĩa tư bản cổ điển
và chủ nghĩa tư bản tài năng tự do, nhưng không trong biến thể dân chủ-
xã hội (Bảng 2.1). Một phần tăng lên của vốn trong tổng thu nhập cũng
tác động đến phân bố thu nhập giữa cá nhân bởi vì một cách điển hình,
(1) những người lấy ra một phần lớn của thu nhập từ vốn là những người

15
giàu, và (2) thu nhập vốn được tập trung trong tay của tương đối ít người.
Hai nhân tố này hầu như tự động dẫn đến bất bình đẳng thu nhập lớn
hơn giữa các cá nhân.
Để thấy vì sao cả (1) và (2) là bắt buộc cho sự chuyển phần vốn cao
hơn thành bất bình đẳng giữa cá nhân lớn hơn, hãy làm thí nghiệm tưởng
tượng sau đây: giả sử rằng phần của vốn trong thu nhập ròng tăng lên,
nhưng mọi cá nhân nhận được cùng tỷ lệ thu nhập từ vốn và lao động
như mọi cá nhân khác.4 Một phần tổng hợp (gộp-aggregate) của thu nhập
vốn sẽ làm tăng mọi thu nhập cá nhân theo cùng tỷ lệ, và bất bình đẳng
sẽ không thay đổi. (Các số đo bất bình đẳng là các số đo tương đối.) Nói
cách khác, nếu chúng ta không có một tương quan dương cao giữa việc
là người “dư dả-vốn” (tức là, nhận được một tỷ lệ phần trăm lớn thu nhập
từ vốn) và việc là người giàu, một phần gộp tăng lên của vốn không dẫn
đến bất bình đẳng giữa cá nhân cao hơn. Lưu ý rằng trong ví dụ này vẫn
có những người giàu và những người nghèo, nhưng không có tương quan
nào giữa tỷ lệ phần trăm của thu nhập mà một người lĩnh từ vốn và vị trí
của người đó trong phân bố thu nhập toàn thể.
Bây giờ, hãy tưởng tượng một tình huống nơi những người nghèo
nhận được một tỷ lệ cao hơn của thu nhập của họ từ vốn hơn những
người giàu nhận được. Như ở trước, hãy để phần toàn bộ của vốn trong
thu nhập ròng tăng lên. Nhưng lần này, phần tăng lên của vốn sẽ làm giảm
bất bình đẳng thu nhập bởi vì nó một cách cân xứng sẽ làm tăng nhiều
hơn thu nhập của những người ở phần thấp của phân bố thu nhập.
Nhưng chẳng cái nào trong hai bài tập tưởng tượng này phản ánh cái
đang xảy ra trong thực tế ở các xã hội tư bản chủ nghĩa: đúng hơn, có một
sự liên kết dương mạnh giữa việc là dư dả-vốn và việc là người giàu. Một
người càng giàu, thì càng có khả năng họ có một phần cao của thu nhập
của họ đến từ vốn.5 Điều này đã là thế trong tất cả các kiểu của chủ nghĩa
tư bản (xem Bảng 2.1, các hàng 2 và 3). Đặc trưng cá biệt này—rằng
những người dư dả-vốn cũng là những người giàu—có thể được xem như
một đặc trưng không thay đổi của chủ nghĩa tư bản, chí ít trong các hình
thức mà chúng ta đã trải nghiệm cho đến nay.6
Những người giàu thu nhập-vốn và giàu-thu nhập lao động
Đặc điểm tiếp theo để xem xét là liên kết giữa việc trở thành khá giả về
vốn (tức là, trở thành người giàu-thu nhập-vốn bên trong phân bố của
các thu nhập vốn) và trở nên khá giả về tiền lương (tức là, trở nên giàu-
thu nhập-lao động bên trong phân bố của các thu nhập lao động). Người

16
ta có thể nghĩ rằng những người giàu dư dả-vốn chắc không có khả năng
là những người giàu về mặt thu nhập lao động của họ. Nhưng điều này
không phải thế chút nào. Một thí dụ với hai nhóm người, “những người
nghèo” và “những người giàu,” làm rõ điều này. Những người nghèo có
toàn bộ thu nhập thấp, và hầu hết thu nhập của họ đến từ lao động; những
người giàu thì ngược lại. Hãy xem xét tình huống 1: những người nghèo
có 4 đơn vị thu nhập từ lao động và 1 đơn vị thu nhập từ vốn; những
người giàu có 4 đơn vị thu nhập từ lao động và 16 đơn vị thu nhập từ
vốn. Ở đây người dư dả vốn quả thực là giàu, nhưng lượng thu nhập lao
động của họ là cùng như lượng của người nghèo. Bây giờ hãy xem xét
tình huống 2: Mọi thứ vẫn như nhau như trong tình huống 1 trừ thu nhập
lao động của những người giàu tăng lên 8 đơn vị. Họ vẫn là những người
dư dả vốn, vì họ nhận được một phần lớn của tổng thu nhập của họ từ
vốn (16 trong số 24 đơn vị = 2/3) hơn những người nghèo nhận được,
nhưng bây giờ họ cũng là những người giàu-lao động (8 đơn vị versus
chỉ 4 cho những người nghèo).
Tình huống 2 là khi các cá nhân dư dả-vốn không chỉ giàu mà cũng
tương đối khấm khả về mặt thu nhập lao động. Mọi thứ khác vẫn như
nhau, tình huống 2 là bất bình đẳng hơn tình huống 1. Điều này quả thực
là một trong những sự khác biệt quan trọng giữa, một mặt, chủ nghĩa tư
bản cổ điển và chủ nghĩa tư bản dân chủ-xã hội, và mặt khác, chủ nghĩa
tư bản tài năng tự do (xem Bảng 2.1, hàng 4). Cảm nhận và thực tế của
chủ nghĩa tư bản cổ điển đã là các nhà tư bản (mà tôi gọi ở đây là các cá
nhân dư dả-vốn) tất cả đã đều rất giàu nhưng một cách điển hình đã
không nhận được nhiều thu nhập từ lao động; trong trường hợp cực
đoan, họ không nhận được thu nhập nào từ lao động. Không ngẫu nhiên
rằng Thorstein Veblen đã dán nhãn họ là “giai cấp nhàn rỗi.” Một cách
tương ứng, những người lao động nhận được không thu nhập nào từ vốn.
Thu nhập của họ đến hoàn toàn từ lao động.7 Trong trường hợp này đã
có một sự phân chia xã hội hoàn hảo thành các nhà tư bản và những
người lao động, với mỗi bên nhận được zero thu nhập từ nhân tố sản xuất
khác. (Nếu chúng ta thêm các địa chủ, mà đã nhận được 100 phần trăm
thu nhập của họ từ đất, chúng ta có sự phân loại ba giai cấp được Adam
Smith đưa vào.) Bất bình đẳng đã cao trong các xã hội bị phân mảnh như
vậy bởi vì các nhà tư bản có khuynh hướng có rất nhiều vốn, và lợi tức
trên vốn đã (thường) cao, nhưng bất bình đẳng đã không bị trầm trọng
hơn bởi cùng các cá nhân này cũng có thu nhập lao động cao.
Tình hình là khác trong chủ nghĩa tư bản tài năng tự do, như được thấy
ở Hoa Kỳ ngày nay. Những người là giàu-vốn bây giờ có khuynh hướng

17
cũng là những người giàu-lao động (hay diễn đạt bằng từ ngữ đương thời
hơn, họ có khuynh hướng là các cá nhân với “vốn con người” cao). Trong
khi những người ở trên đỉnh của phân bố thu nhập dưới chủ nghĩa tư bản
cổ điển đã là các nhà tài chính (financier), những người sống bằng lợi tức
(rentier), và các chủ của các cổ phần công nghiệp (industrial holdings)
lớn (những người không được bất kể ai thuê mướn và vì thế không có
thu nhập lao động nào), ngày nay một tỷ lệ phần trăm đáng kể của những
người trên đỉnh là các nhà quản lý có lương cao, các nhà thiết kế web, các
bác sĩ, các nhà ngân hàng đầu tư, và các nhà chuyên nghiệp elite khác.
Những người này là những người lao động ăn lương cần phải làm việc
nhằm để có được lương lớn của họ.8 Nhưng cùng những người này, dù
qua thừa kế hay bởi vì họ đã tiết kiệm đủ tiền qua cuộc sống làm việc của
họ, cũng sở hữu các tài sản tài chính lớn và nhận được một lượng thu
nhập đáng kể từ chúng.
Phần tăng lên của thu nhập lao động trong 1 phần trăm trên đỉnh (hay
thậm chí các nhóm chọn lọc hơn, như 0,1 phần trăm trên đỉnh) đã được
Thomas Piketty, trong Capital in the Twenty-First Century (2014), và các
tác giả khác chứng minh tốt bằng tư liệu.9 Chúng ta sẽ quay lại chủ đề đó
muộn hơn trong chương. Cái quan trọng để nhận ra ở đây là sự hiện diện
của thu nhập lao động cao ở trên đỉnh của phân bố thu nhập, nếu được
liên kết với thu nhập vốn cao nhận được bởi cùng các cá nhân, thì đào
sâu bất bình đẳng. Đấy là một tính chất riêng biệt của chủ nghĩa tư bản
tài năng tự do, cái gì đó chẳng bao giờ được thấy trước đây đến mức này.

Các hình mẫu hôn nhân

Bây giờ hãy chuyển sang vấn đề các hình mẫu hôn nhân dưới các hình
thức khác nhau của chủ nghĩa tư bản (Bảng 2.1, hàng 5). Khi các nhà kinh
tế học nghiên cứu bất bình đẳng thu nhập hay của cải, chúng tôi sử dụng
hộ gia đình như đơn vị quan sát. Cho đơn vị đó, là rất quan trọng liệu tất
cả cá nhân các thành viên là khấm khá hay không. Bởi vì nhiều hộ gia
đình được hình thành qua hôn nhân, là quan trọng để xem xét người ta
kết đôi như thế nào. Như trong trường hợp của thu nhập vốn và lao động,
chủ nghĩa tư bản tài năng tự do lại khác với hai chủ nghĩa tư bản khác.

Để minh họa sự khác biệt, hãy so sánh các hình mẫu kết đôi hôn nhân
ở Hoa Kỳ trong những năm 1950 và thế kỷ thứ hai mươi mốt. Sau Chiến
tranh Thế giới II, đàn ông đã có khuynh hướng kết hôn với phụ nữ từ một
nhóm địa vị tương tự, nhưng người chồng càng giàu, thì ít có khả năng
hơn là người vợ sẽ làm việc và có tiền kiếm được của riêng bà. Ngày nay,

18
những người đàn ông giàu hơn và có giáo dục hơn có khuynh hướng kết
hôn với các phụ nữ giàu hơn và có giáo dục hơn. Chúng ta có thể cho thấy
cái gì xảy ra với bất bình đẳng trong hai tình huống này bằng một ví dụ
đơn giản. Hãy xét hai người đàn ông, một người kiếm được 50 đơn vị và
người khác kiếm được 100, và hai phụ nữ, một kiếm được 10 đơn vị và
phụ nữ kia 20. Bây giờ, giả sử rằng có sự ghép đôi lựa chọn (assortative
mating) nào đó (cũng được gọi là sự đồng giao [homogamy]), tức là, một
tương quan dương giữa tiền kiếm được của những người chồng và
những người vợ: như thế người đàn ông với tiền lương 100 kết hôn với
phụ nữ có tiền lương 20, và người đàn ông nghèo hơn kết hôn với người
phụ nữ nghèo hơn. Nhưng sau đó giả sử rằng người vợ giàu rời khỏi lực
lượng lao động (như trong những năm 1950), còn trong cặp khác cả hai
người tiếp tục làm việc. Tỷ lệ thu nhập của hai gia đình sẽ là 100 trên 60.
Bây giờ hãy để ghép đôi lựa chọn vẫn như nhau, nhưng cả hai phụ nữ
(như ngày nay) ở lại trong lực lượng lao động: tỷ lệ thu nhập của hai gia
đình trở thành 120 trên 60, tức là, bất bình đẳng tăng lên.
Ví dụ cho thấy rằng dưới các điều kiện ghép đôi lựa chọn, bất bình
đẳng sẽ tăng lên nếu sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động tăng
lên. Nó sẽ tăng lên còn nhiều hơn nếu sự ghép đôi trước kia đã ngẫu nhiên
hay không lựa chọn (với những người đàn ông giàu hơn kết hôn với
những phụ nữ nghèo hơn). Một số người cho rằng sự ghép đôi lựa chọn
đã trở nên phổ biến hơn nhiều trong chủ nghĩa tư bản tài năng tự do bởi
vì các chuẩn mực xã hội đã thay đổi đến mức nhiều phụ nữ hơn được giáo
dục cao (thực ra, tỷ lệ tốt nghiệp đại học của họ bây giờ đã vượt qua tỷ lệ
của đàn ông), và nhiều phụ nữ làm việc hơn. Cũng có thể (mặc dù hoàn
toàn suy đoán) rằng các sở thích của người dân đã thay đổi, và rằng cả
đàn ông và phụ nữ bây giờ thích kết hôn với ai đó giống họ. Dù lý do có
là gì đi nữa, sự đồng giao tăng lên vẫn là một nhân tố khác nữa sẽ đẩy bất
bình đẳng thu nhập lên. Tuy vậy, nó sẽ chỉ đẩy bất bình đẳng lên trong
thời kỳ chuyển đổi từ sự không-ghép đôi lựa chọn (hay ghép đôi lựa chọn
với sự không tham gia của những người vợ vào lực lượng lao động) sang
sự ghép đôi lựa chọn. Một khi các tỷ lệ ghép đôi lựa chọn và tham gia lực
lượng lao động đạt các giới hạn của chúng, tác động làm tăng bất bình
đẳng biến mất. Bất bình đẳng ổn định, tuy ở một mức cao.

Sự truyền giữa thế hệ của bất bình đẳng

Đặc trưng cuối cùng của chủ nghĩa tư bản mà chúng ta sẽ xem xét là sự
truyền các lợi thế kiếm được, đặc biệt của cải và “vốn con người,” ngang
các thế hệ, thường được đo bằng tương quan giữa thu nhập của cha mẹ

19
và con cái (Bảng 2.1, hàng 6). Mặc dù chúng ta thiếu dữ liệu cho các thời
kỳ sớm hơn, là hợp lý để tin rằng sự truyền như vậy phải đã mạnh dưới
mọi hình thức của chủ nghĩa tư bản. Cho các thời kỳ muộn hơn, khi chúng
ta có dữ liệu tốt hơn, chúng ta biết rằng nó là yếu hơn đáng kể trong các
xã hội đương thời bình đẳng hơn, nơi sự tiếp cận đến giáo dục là dễ, chi
phí giáo dục do những người đóng thuế gánh chịu, và các thuế thừa kế là
cao. Các xã hội bắc âu có tương quan thu nhập giữa thế hệ đặc biệt thấp,
và chắc rằng trong thời hoàng kim của chủ nghĩa tư bản dân chủ-xã hội
sự tương quan như vậy đã là thấp, đặc biệt ở Tây Âu.10 Ngược lại, Hoa Kỳ
ngày nay có cả sự truyền giữa thế hệ cao của bất bình đẳng và bất bình
đẳng thu nhập cao. Những nghiên cứu so sánh nhiều nước tìm thấy một
mối quan hệ tương đối mạnh giữa hai thứ, cho nên điều này không gây
ngạc nhiên (Corak 2013, 11; Brunori, Ferreira, and Peragine 2013, 27).
Chúng ta kỳ vọng Hoa Kỳ hết sức bất bình đẳng cũng có sự truyền cao
của bất bình đẳng giữa thế hệ.

Bản chất phức tạp của chủ nghĩa tư bản tài năng tự do

Thế chúng ta tìm thấy tổng thể cái gì, khi chúng ta so sánh các sự bất bình
đẳng trong các phiên bản khác nhau của chủ nghĩa tư bản? Trong tất cả
sáu khía cạnh được xem xét ở đây, chủ nghĩa tư bản tài năng tự do biểu
lộ các đặc tính nâng cao bất bình đẳng. Nó khác với chủ nghĩa tư bản cổ
điển rõ rệt nhất trong đặc tính rằng các cá nhân giàu-vốn cũng giàu-lao
động, và có lẽ cũng trong sự ghép đôi lựa chọn lớn hơn. Nó khác đáng kể
với chủ nghĩa tư bản dân chủ-xã hội trong vài khía cạnh: nó phô bày một
phần tổng tăng lên của vốn trong thu nhập ròng, nó có các nhà tư bản
giàu-lao động, nó hầu như chắc chắn có một sự phổ biến lớn hơn về sự
ghép đôi lựa chọn, và nó chắc có khả năng nhất về sự truyền giữa thế hệ
lớn hơn của bất bình đẳng.

Tuy vậy, cần đưa ra ba điểm trước khi chúng ta chuyển tới một sự xem
xét lại chi tiết hơn về mỗi trong sáu đặc trưng này. Sự thực rằng chủ nghĩa
tư bản tài năng tự do có số điểm “có” trên tất cả sáu đặc trưng không trực
tiếp ngụ ý rằng nó phải là bất bình đẳng hơn các hình thức khác của chủ
nghĩa tư bản. Và trong thực tế, nó chắc chắn không bất bình đẳng hơn chủ
nghĩa tư bản cổ điển (Milanovic 2016, chap. 2). Tôi đã không bao gồm ở
đây các lực tái phân phối, qua các thuế trực tiếp và các khoản chuyển
giao, mà chủ nghĩa tư bản tự do đã “thừa kế” từ chủ nghĩa tư bản dân chủ-
xã hội và mà chủ nghĩa tư bản cổ điển không có. Các lực này có làm giảm

20
bất bình đẳng xuống dưới mức được xác định bởi một mình thu nhập thị
trường.
Thứ hai, một số điểm “có” trên một đặc trưng riêng lẻ không nói cho
chúng ta đặc trưng đó làm tăng bất bình đẳng mạnh như thế nào. Thí dụ,
trong khi cả chủ nghĩa tư bản cổ điển và chủ nghĩa tư bản tự do có một
sự tập trung cao của thu nhập vốn, mức tập trung đã lớn hơn nhiều dưới
hình thức cổ điển. Vào khoảng 1914, 70 phần trăm của của cải Anh đã
trong tay của 1 phần trăm trên đỉnh của những người giữ của cải; con số
đó ngày nay là khoảng 20 phần trăm (Alvaredo, Atkinson, and Morelli
2018). Của cải vẫn hết sức được tập trung, nhưng ít hơn nhiều mức nó
đã là trước kia.
Thứ ba, vài trong số các đặc tính nâng cao-bất bình đẳng đặc biệt của
chủ nghĩa tư bản tài năng tự do có thể được chấp nhận về mặt đạo đức,
và thậm chí, trong một số trường hợp, đáng mong muốn. Đúng, bất bình
đẳng là lớn hơn nơi có một phần lớn hơn của các nhà tư bản giàu-lao
động, nhưng chẳng phải là một thứ hay cho người ta để có khả năng trở
nên giàu bằng sự làm việc ư? Chẳng phải là tốt hơn ư nếu người ta kiếm
được thu nhập cao từ cả lao động và quyền sở hữu, hơn là chỉ từ cái sau?
Và, đúng, sự đồng giao làm tăng bất bình đẳng, nhưng chẳng phải là cái
gì đó đáng mong muốn ư, vì nó phản ánh sự tham gia lớn hơn nhiều của
phụ nữ vào lực lượng lao động, các chuẩn mực xã hội coi trọng việc làm
được trả công, và một sở thích cho các vợ chồng mà là giống với mình?
Chính sự vừa yêu vừa ghét nước đôi sâu sắc này giữa các tác động nâng
cao-bất bình đẳng của một số đặc tính của chủ nghĩa tư bản hiện đại và
sự thực rằng hầu hết người dân xem chúng như đáng mong muốn về mặt
xã hội (để tác động của chúng lên bất bình đẳng sang một bên) mà chúng
ta phải nhớ đến khi chúng ta xem xét thêm các đặc trưng của chủ nghĩa
tư bản tài năng tự do và thảo luận các phương thuốc cho bất bình đẳng
cao trong các xã hội như vậy.

2.1b Các Nguyên nhân có tính Hệ thống và Không có tính Hệ


thống của sự Tăng Bất bình đẳng trong Chủ nghĩa tư bản Tài
năng Tự do
Cho đến nay, trong việc thảo luận các lực thúc đẩy bất bình đẳng trong
chủ nghĩa tư bản tài năng tự do, chúng ta đã tập trung vào các nhân tố có
tính hệ thống, hay căn bản. Các nhân tố này quả thực tỏ ra là các nhân tố
chi phối lái phân bố thu nhập. Nhưng các nhân tố không có tính hệ thống,
hay ngẫu nhiên, cũng đóng một vai trò. Thí dụ, một số sự tăng bất bình

21
đẳng thu nhập ở Hoa Kỳ và các nước khác là một kết quả của phần
thưởng kỹ năng (skill premium) tăng lên được trả cho lao động có giáo
dục hơn, mà không là một đặc điểm có tính hệ thống của chủ nghĩa tư
bản tự do. Phần thưởng tăng lên này là do sự thiếu hụt về cung của lao
động có kỹ năng cao và do sự thay đổi công nghệ làm cho lao động có kỹ
năng cao có năng suất hơn và như thế có cầu lớn hơn (Goldin and Katz
2010). Nhưng chẳng gì căn bản đối với chủ nghĩa tư bản tự do ngăn cản
một sự tăng thỏa đáng về cung lao động có kỹ năng cao. Không có cản trở
pháp lý nào ngăn cản người ta khỏi việc tiếp tục học bậc cao học cả; hơn
nữa, trong hầu hết các nước Tây Âu, giáo dục bậc cao hoặc là miễn phí
hay tương đối rẻ. Sự thiếu phản ứng của lao động với sự thay đổi công
nghệ không nảy sinh từ các nhân tố mang tính hệ thống vốn có của chủ
nghĩa tư bản tự do.

Để hiểu tốt hơn sự khác biệt giữa các nhân tố mang tính hệ thống và
không mang tính hệ thống, hãy xét đặc trưng thứ nhất của chủ nghĩa tư
bản được thảo luận trong tiết đoạn trước, phần tăng lên của thu nhập
vốn. Hiện tượng này là một đặc điểm mang tính hệ thống của chủ nghĩa
tư bản tài năng tự do bởi vì nó nảy sinh từ sức mạnh mặc cả bị yếu đi của
lao động. Sức mạnh bị yếu đi này đến lượt là kết cục của (a) một sự thay
đổi về tổ chức lao động trong chủ nghĩa tư bản hậu-công nghiệp, trong
đó sự tích tụ đông người lao động trong một chỗ [nhà máy] đã bị thay thế
bởi một lực lượng lao động phân tán của những người lao động thường
không tương tác về mặt thể chất với nhau và không thể được tổ chức một
cách dễ dàng, và (b) toàn cầu hóa nói chung, và cụ thể hơn, cung lao động
toàn cầu tăng lên, kể cả việc thuê ngoài (outsourcing) sự sản xuất. Các
đặc điểm như vậy bắt nguồn từ những sự thay đổi sâu về bản chất công
việc trong chủ nghĩa tư bản tiên tiến hơn và toàn cầu hóa, và không cái
nào chắc có khả năng bị lật đổ trong trung hạn.
Sự ghép đôi lựa chọn cũng là một nhân tố mang tính hệ thống trong
chừng mực rằng nó xuất phát từ sự làm ngang bằng sự tiếp cận đến giáo
dục cho phụ nữ và đàn ông, mà bản thân nó xuất phát từ một đặc điểm
mang tính hệ thống của chủ nghĩa tư bản tài năng (và thậm chí còn hơn
thế của chủ nghĩa tư bản tự do): cam kết sự đối xử bình đẳng của tất cả
các cá nhân bất luận giới, chủng tộc, định hướng tình dục, và những thứ
giống thế. Có một lý do thêm, tế nhị hơn, vì sao nó có thể được coi như
mang tính hệ thống. Trong một xã hội nơi sự kỳ thị, ít nhất về mặt hình
thức, bị loại trừ, một sở thích để kết hôn với một người giống mình có thể
được bày tỏ tự do hơn so với trong một hệ thống nơi sự kết hôn được
dàn xếp. Nói cách khác, sở thích cho một kiểu hay kiểu khác của vợ/chồng

22
bản thân nó là không phản-lịch sử, mà thay đổi với kiểu xã hội trong đó
người ta sống.11
Sự thất bại phổ biến của các nhà kinh tế học để phân biệt giữa các nhân
tố mang tính hệ thống và nhân tố ngẫu nhiên được minh họa bởi sự thiếu
hiểu biết về vài cách phát biểu then chốt của Thomas Piketty, đặc biệt
biểu thức r > g (có nghĩa rằng suất lợi tức trên vốn là lớn hơn tỷ lệ tăng
trưởng của nền kinh tế). Debraj Ray (2014), chẳng hạn, đã chỉ ra rằng
mối quan hệ này phụ thuộc vào thiên hướng tiết kiệm của các nhà tư bản:
nếu các nhà tư bản tiêu hết lợi tức họ nhận được từ vốn của họ, thì r > g
sẽ không có bất kể tác động nào lên thu nhập vốn bởi vì cả lượng tồn trữ
(stock) vốn và thu nhập có xuất xứ từ nó sẽ vẫn giữ nguyên. Như thế, Ray
cho rằng một sự tăng lên về tỷ lệ vốn-đầu ra (COR: capital-output ratio)
không là và một sự tăng lên về phần của thu nhập các nhà tư bản nhận
được cũng chẳng là không thể tránh khỏi. Lý lẽ này là đúng, nhưng không
thích hợp. Nó đúng theo nghĩa rằng nếu các nhà tư bản quả thực tiêu thụ
toàn bộ lợi nhuận của họ, sẽ không có sự tăng lên nào về vốn và không sự
bất bình đẳng tăng lên nào. Nhưng khi đó sẽ cũng chẳng có chủ nghĩa tư
bản nữa! Thực ra, một trong những đặc điểm chính của chủ nghĩa tư
bản—có lẽ đặc điểm quan trọng nhất—là nó là một hệ thống tăng trưởng,
nơi các nhà tư bản không ứng xử giống các lãnh chúa phong kiến và tiêu
thụ thặng dư, mà đúng hơn đầu tư nó. Chức năng của nhà tư bản hay nhà
tư bản-kiêm-doanh nhân đã luôn luôn được xem, từ Smith và Marx đến
Schumpeter và John Maynard Keynes, như liên quan đến việc tích lũy tiết
kiệm và tái đầu tư lợi nhuận. Nếu giả như các nhà tư bản ngừng ứng xử
theo cách như vậy, thì tính đều đặn được Piketty khám phá ra sẽ không
có hiệu lực, nhưng khi đó hệ thống chúng ta thảo luận sẽ không là hệ
thống tư bản chủ nghĩa nữa mà là cái gì đó khác.
Việc nhớ các sự khác biệt này giữa các đặc điểm mang tính hệ thống
và các đặc điểm ngẫu nhiên là hết sức quan trọng nếu chúng ta muốn
nghiên cứu sự tiến hóa của chủ nghĩa tư bản tự do tài năng và chủ nghĩa
tư bản chính trị (trong Chương 3). Khi chúng ta xem xét các đặc điểm
mang tính hệ thống, chúng ta tách ra khỏi những sự thay đổi ngẫu nhiên
và các đặc tính quốc gia; chúng ta tập trung vào các yếu tố xác định một
hệ thống và chúng có thể tác động thế nào đến sự tiến hóa của hệ thống.

23
2.2 Những Bất bình đẳng mang tính Hệ thống
2.2a Phần Gộp Tăng lên của Vốn trong Thu nhập Quốc gia
Khoảng một thập niên trước, trở nên đáng chú ý rằng phần của thu nhập
từ vốn trong thu nhập ròng quốc gia tăng lên. Minh triết phổ biến trong
kinh tế học đã là các phần của vốn và lao động được cho là ổn định, ở,
chẳng hạn, khoảng 70 phần trăm thu nhập quốc gia thuộc về lao động và
30 phần trăm thuộc về vốn (như được khắc ghi trong Quy luật Bowley,
được thảo luận trong Tiết đoạn 2.1a). Hơn nữa, đã có các lý lẽ lý thuyết
về vì sao điều này lại thế, được ngụ ý trong cái gọi là độ co giãn đơn nhất
(unitary elasticity) của sự thay thế giữa vốn và lao động, mà nói rằng khi
giá tương đối của lao động tăng x điểm phần trăm đối với vốn (tức là, lao
động trở nên tương đối đắt đỏ hơn), sự sử dụng lao động tương đối trái
ngược với vốn sẽ giảm x phần trăm. Sự sử dụng giảm đi của một nhân tố
sản xuất đắt đỏ hơn sẽ bù chính xác cho sự tăng lên về giá của nó, sao cho
phần tổng thu nhập của nhân tố sản xuất đó (và theo định nghĩa của nhân
tố khác, vì chỉ có hai nhân tố) sẽ vẫn không thay đổi.

Quan điểm rằng các phần của lao động và vốn là không đổi đã phổ biến
đến mức các nhà kinh tế học đã ít chú ý đến thu nhập được phân bố như
thế nào giữa vốn và lao động và thậm chí đến cái đang xảy ra với sự tập
trung của thu nhập vốn. Họ đã tập trung hoàn toàn vào thu nhập lao động
và phần thưởng tiền lương (wage premium) tăng lên của những người
lao động có giáo dục hơn versus có ít giáo dục hơn. Riêng điều đó được
cho là giải thích toàn bộ sự tăng lên về bất bình đẳng. Một cuốn sách có
ảnh hưởng của Claudia Goldin và Lawrence Katz, The Race Education and
Technology [Cuộc đua giữa Giáo dục và Công nghệ] (2010), đã đưa ra lý lẽ
này. Nó quay lại ý tưởng của Jan Tinbergen rằng sự thay đổi công nghệ
tăng năng suất của lao động kỹ năng cao, và rằng khi vắng sự tăng đủ về
cung lao động như vậy, bất bình đẳng thu nhập lao động sẽ có khuynh
hướng tăng.
Nhưng vốn đã bị bỏ qua. Điều đó đã là một sai lầm, bởi vì phần của vốn
trong thu nhập quốc gia đã tăng lên, như được Elsby, Hobijn, and Şahin
(2013) cho thấy ở Hoa Kỳ, và Karabarbounis and Neiman (2013) cho cả
các nước giàu và đang phát triển.12 Họ thấy rằng phần lao động ở Hoa Kỳ,
mà đã là gần 67 phần trăm trong cuối những năm 1970, đã sụt giảm
khoảng 4–5 điểm phần trăm khoảng năm 2010. Thế thì phần vốn phải đã
tăng 4–5 điểm phần trăm, mà, vì phần vốn ban đầu đã là khoảng một phần

24
ba của thu nhập quốc gia, là khá nhiều.13 Trong một nghiên cứu bao gồm
các nền kinh tế tiên tiến, đang nổi lên, và đang phát triển, Đào et al.
(2017) đã thấy rằng hầu hết sự sụt giảm về phần lao động trong các nền
kinh tế tiên tiến đã là do phần thu nhập giảm đi của những người lao động
có kỹ năng trung bình, hầu hết qua sự giảm về tiền lương của họ.
Các lý do đằng sau sự tăng về phần vốn được tranh cãi, và chắc không
có khả năng rằng cuộc tranh luận này sẽ được giải quyết hoàn toàn trong
thời gian tới. Có thể thậm chí là không thể để trả lời câu hỏi một cách dứt
khoát bởi vì mỗi nhân tố được viện dẫn như một sự giải thích có thể cho
thấy tác động kỳ vọng nếu chỉ nhân tố đó thay đổi và tất cả các nhân tố
khác được giữ không đổi. Nhưng là có thể rằng nhiều trong số các nhân
tố là tương thuộc lẫn nhau và rằng tất cả chúng đều thay đổi đồng thời,
như thế việc xem xét chúng từng cái một, mặc dù có ý nghĩa kinh tế, có
thể không cung cấp một sự giải thích giải tích thỏa đáng.
Karabarbounis and Neiman (2013) cho rằng sự tăng về phần vốn
không phải là kết quả của thành phần đã thay đổi của đầu ra (chẳng hạn,
một sự tăng lên trong các khu vực nơi phần vốn là cao) bởi vì họ thấy
phần vốn tăng lên bên trong các khu vực khác nhau, và thậm chí bên
trong các vùng khác nhau của Hoa Kỳ. Họ cho rằng phần tăng lên của vốn
được thúc bởi một sự giảm về chi phí của tư liệu sản xuất (hãy nghĩ về
các máy tính tương đối rẻ); việc này làm tăng sự sử dụng vốn (bằng việc
thay thế lao động kỹ năng thấp bằng công nghệ) và đẩy phần của nó lên
trong sản phẩm ròng. Nhưng điều đó không giải thích hoàn toàn sự tăng,
họ lập luận: một phần của nó là do sức mạnh độc quyền tăng lên và mức
tăng giá, một phát hiện được những người khác xác nhận.14
Theo Robert Solow, phần tăng lên của vốn đến từ một sự thay đổi về
sức mạnh mặc cả tương đối của lao động và vốn. Khi lao động được tổ
chức đã tương đối mạnh, như được minh họa bằng thí dụ trong Hiệp ước
Detroit 1949 giữa các công đoàn lao động ô tô và các chủ sử dụng lao
động, lao động đã có khả năng đẩy sự phân bố thu nhập có lợi cho nó.15
Nhưng khi sức mạnh của lao động được tổ chức giảm sút—với sự chuyển
sang các dịch vụ cũng như tới một hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu
mà đã tăng hơn gấp đôi số những người lao động ăn lương khắp thế
giới—sức mạnh của lao động đã suy yếu, và sự phân bố chức năng của
thu nhập đã chuyển sang có lợi cho vốn.16
Trong một diễn giải lý thú về bằng chứng, Barkai (2016) đã cho rằng
cả phần vốn và phần lao động đã co lại trong khi một nhân tố sản xuất
thứ ba, hoạt động (tinh thần) kinh doanh [entrepreneurship] (mà

25
thường được gộp lại với vốn) đã tăng về tầm quan trọng. Theo quan điểm
này, phần của vốn—được địn nghĩa như thu nhập nhận được bởi chỉ các
chủ sở hữu vốn—đã giảm trong khi lợi nhuận công ty (tiền kiếm được
của các nhà kinh doanh) đã vút lên trời.17 Nguyên nhân, theo Barkai, là
sự độc quyền hóa tăng lên của nền kinh tế, đặc biệt trong các khu vực đã
tăng nhanh nhất, như thông tin và truyền thông.18
Trong cuốn Vanishing American Corporation [Công ty Mỹ Biến mất]
(2016), Gerald Davis nhấn mạnh những sự thay đổi về cấu trúc và kích
thước công ty ở Hoa Kỳ. Theo Davis, các công ty với doanh thu cao nhất
cũng đã thường thuê nhiều người nhất. Chúng đã tuân theo các thỏa
thuận ngầm với những người lao động, trả công họ hơi cao hơn tiền
lương do thị trường-xác định. Chúng đã có thể đã làm điều này vì các lý
do ích kỷ, để thúc đẩy lòng trung thành với công ty, các quan hệ làm việc
tốt hơn, ít đình công hơn, hay ít xung đột công việc-với-quy tắc hơn.
Nhưng, Davis lập luận, khi các công ty này thuê ngoài (outsource) nhiều
trong số các dịch vụ được cung cấp nội bộ, mối quan hệ của chúng với lực
lượng lao động đã thay đổi: các nhà thầu đã không là phần của lực lượng
lao động công ty, và đã không còn cần nữa để thưởng cho lòng trung
thành hay để bảo đảm rằng bầu không khí làm việc dễ chịu và thích hợp.
Chúng có thể trả cho các nhà thầu mức lương tối thiểu do thị trường-xác
định. Vì thế phần lao động co lại.
Có thể có những giải thích khác cho phần lao động co lại (và như thế
phần vốn tăng lên), nhưng sự thực lý thú cho các mục đích của chúng ta
là phần tổng hợp của thu nhập vốn, bởi vì nó được tập trung thế nào và
những người nhận được thu nhập vốn cao hơn ở đâu trong phân bố thu
nhập, sẽ có một tác động trực tiếp lên bất bình đẳng thu nhập giữa cá
nhân.
2.2b Sự Tập trung Cao của Sở hữu Vốn
Của cải (wealth) đã luôn luôn được tập trung (tức là, được phân bố không
đều) hơn thu nhập (income). Điều này thực tế là một sự thật hiển nhiên:
phân bố của cải là sản phẩm của sự tích lũy theo thời gian và sự truyền
bên trong các hộ gia đình và ngang các thế hệ; nó cũng có khuynh hướng
tăng lên theo hàm số mũ không chỉ nếu được đầu tư khôn ngoan, mà dù
là được đầu tư vào các tài sản không có rủi ro. Chúng ta biết về mặt kinh
nghiệm rằng chỉ các cú sốc nghiêm trọng đối vối sự tập trung của cải cao
trong lịch sử đã đến từ các cuộc chiến tranh, các cuộc cách mạng, và,
trong một số trường hợp, siêu lạm phát không được dự kiến trước.19

26
Trong cuốn sách đồ sộ của ông A Century of Wealth in America [Một
Thế kỷ của sự Giàu có ở Mỹ], Edward Wolff, người đã nghiên cứu bất bình
đẳng của cải ở Hoa Kỳ trong vài thập niên, đã cho thấy rằng trong năm
2013, 1 phần trăm trên đỉnh của những người giữ của cải đã sở hữu một
nửa của tất cả các chứng khoán và các quỹ tương tế (mutual fund), 55
phần trăm chứng khoán tài chính, 65 phần trăm các trust tài chính, và 63
phần trăm cổ phiếu kinh doanh. Có lẽ thậm chí còn tiết lộ hơn là 10 phần
trăm trên đỉnh của những người giữ của cải đã sở hữu hơn 90 phần trăm
của tất cả các tài sản tài chính (Wolff 2017, 103–105). Hơi đơn giản hóa
một chút, chúng ta có thể nói rằng hầu như tất cả của cải tài chính ở Hoa
Kỳ được 10 phần trăm giàu nhất nắm giữ. Hơn nữa, các phần này đã tăng
lên nhẹ trong ba mươi năm qua, và cao hơn rất nhiều phần của thu nhập
khả dụng nhận được bởi thập phân vị thu nhập đỉnh Mỹ, mà là khoảng
30 phần trăm.20
Bởi vì của cải được phân bố một cách bất bình đẳng hơn tổng thu nhập,
suy ra rằng thu nhập từ của cải đó sẽ cũng được phân bố bất bình đẳng
hơn tổng thu nhập (và đặc biệt thế khi so sánh với các nguồn thu nhập
khác, như tiền kiếm được hay thu nhập tự-làm việc).21 Thu nhập từ vốn
sẽ được những người, mà cũng xếp hạng cao trong phân bố thu nhập,
nhận được. Đấy là các lý do vì sao một phần thu nhập từ vốn tăng lên sẽ
có khuynh hướng nâng bất bình đẳng lên.
Việc xem xét các mức bất bình đẳng về thu nhập từ vốn và lao động ở
Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đức, và Na Uy trong ba mươi năm qua (Hình
2.1), chúng ta thấy hai điều lý thú: thu nhập từ vốn được phân bố bất bình
đẳng hơn thu nhập từ lao động rất nhiều, và các sự bất bình đẳng về cả
thu nhập vốn và lao động đã tăng lên theo thời gian.22 Sự tăng về bất bình
đẳng thu nhập vốn là khá nhẹ (chỉ lên đến vài điểm Gini) bởi vì mức bất
bình đẳng đã cực kỳ cao rồi: nó là khoảng 0,9 ở Hoa Kỳ và Vương quốc
Anh, giữa 0,85 và 0,9 ở Đức, và giữa 0,8 và 0,9 ở Na Uy.23 Như thế trong
mọi trường hợp nó là gần với bất bình đẳng cực đại lý thuyết là 1 (khi
toàn bộ thu nhập vốn do một cá nhân hay một hộ gia đình kiếm được).
Cái cũng đáng chú ý là những sự tập trung cao như vậy của thu nhập vốn
tồn tại trong tất cả các nước Tây phương, và rằng Hoa Kỳ và Vương quốc
Anh, mà thường được thấy là các ngoại lệ về mặt bất bình đẳng thu nhập
sau thuế cao, là không ngoại lệ lắm trong trường hợp này. Tóm lại, là một
đặc điểm mang tính hệ thống của chủ nghĩa tư bản tài năng tự do rằng
thu nhập vốn được tập trung cực kỳ và chủ yếu do những người giàu nhận
được.24

27
Cũng lưu ý rằng bất bình đẳng về thu nhập lao động (trước thuế) trong
các nước này đã tăng lên trong thời kỳ này, từ một hệ số Gini dưới 0,5 lên
khoảng 0,6.
Việc nhìn vào một ảnh chụp nhanh về những sự bất bình đẳng thu
nhập vốn và lao động trong các nước giàu từ khoảng 2013, chúng ta thấy
rằng với sự ngoại trừ Đài Loan, tất cả các nước được cho thấy có thu nhập
từ vốn được tập trung cực kỳ, với các hệ số Gini trên 0,86 (Hình 2.2). Các
hệ số Gini thu nhập lao động là thấp hơn rất nhiều, nói chung giữa 0,5 và
0,6, và thậm chí thấp hơn cho Đài Loan. Tôi sẽ quay lại trường hợp Đài
Loan muộn hơn trong chương.
Lời nguyền của sự giàu có (của cải)
Để xem sự kết hợp của thu nhập vốn tăng lên và sự tập trung mạnh của
sở hữu vốn là quan trọng thế nào cho tổng bất bình đẳng thu nhập, người
ta phải xem xét nó một cách động. Khi các nước trở nên giàu hơn, chúng
kiếm được nhiều của cải hơn từ các khoản tiết kiệm và các khoản đầu tư
thành công (hệt như các cá nhân kiếm được). Hơn nữa, sự tăng lên về
vốn của chúng vượt sự tăng về thu nhập của chúng, và chúng dần dần trở
nên “thâm dụng-vốn” hay “giàu-vốn” hơn. Mối quan hệ này—tỷ lệ giữa
vốn và thu nhập—đã là một nét đặc biệt trung tâm của cuốn Tư bản trong
Thế kỷ thứ Hai mươi Mốt của Piketty. Các nước với thu nhập (GDP trên
đầu người) cao hơn không chỉ có nhiều của cải trên đầu người hơn, mà
tỷ lệ của cải-thu nhập (được ký hiệu bằng β) của chúng là cao hơn (Bảng
2.2). Như thế về mặt GDP trên đầu người, Thụy Sĩ là khá hơn Ấn Độ 53
lần, nhưng nó có nhiều của cải trên người trưởng thành hơn Ấn Độ gần
100 lần.

28
HÌNH 2.1. Các hệ số Gini của thu nhập vốn và thu nhập lao động ở Hoa Kỳ, Vương quốc
Anh, Đức và Na Uy trong các năm 1970, 1980 đến các năm 2010
Cả thu nhập vốn và lao động là trước thuế. Vì thu nhập vốn giữa đỉnh của phân bố có khuynh
hướng bị ước lượng thấp (xem Yonzan et al. 2018) Gini thu nhập vốn thật có thể thậm chí lớn
hơn. Cho định nghĩa của thu nhập vốn và lao động, xem Phụ lục C. Nguồn dữ liệu: tính toán dựa
vào dữ liệu Luxemburg Income Study (https://lisdatacenter.org), mà cung cấp thông tin mức cá
nhân từ các khảo sát hộ gia đình và hài hòa hóa các định nghĩa các biến sao cho thu nhập vốn và
lao động được xác định nhất quán theo thời gian và giữa các nước.

29
HÌNH 2.2. Bất bình đẳng thu nhập vốn và lao động ở các nước giàu, khoảng 2013
Nguồn dữ liệu: Cơ sở dữ liệu Luxembourg Income Study (https://www.lisdatacenter.org).

Khi các nước tư bản chủ nghĩa trở nên giàu hơn, phần của thu nhập
vốn trong tổng thu nhập ròng nhất thiết tăng lên (trừ phi suất lợi tức trên
của cải giảm xuống một cách tương xứng), và chừng nào của cải được tập
trung mạnh, bất bình đẳng sẽ cũng tăng lên. Hơn nữa, sự truyền của cải
cao hơn thành bất bình đẳng giữa cá nhân lớn hơn nói chung là mạnh
hơn trong các nước giàu-vốn hơn bởi vì tương quan giữa việc có rất nhiều
vốn và việc được xếp hạng cao trong phân bố thu nhập là mạnh hơn
(Milanovic 2017). Nếu giả như tương quan giữa việc có nhiều vốn hơn và
việc là giàu là gần với zero (tức là, nếu mọi người có của cải tỷ lệ với thu
nhập của họ), thì sự tăng về phần vốn sẽ không có một tác động lên bất
bình đẳng giữa cá nhân. Nó sẽ đơn giản tăng thu nhập của mọi người theo
cùng tỷ lệ. Nhưng khi những người giàu nắm giữ hầu hết vốn, bất kể sự
tăng nào về phần vốn nâng thu nhập của họ lên nhiều hơn mức tỷ lệ và
đẩy bất bình đẳng lên.

30
BẢNG 2.2. Của cải ròng hộ gia đình trên người lớn và GDP trên đầu
người trong các nước lựa chọn, 2013 (bằng US dollar hiện hành, với các
tỷ giá hối đoái thị trường)

Của cải/người GDP/đầu Tỷ lệ của


lớn người cải-thu
nhập (β)

Thụy Sĩ 513.000 85.000 6,0

Hoa Kỳ 301.000 53.000 5,7

Nhật Bản 217.000 40.000 5,4

Trung Quốc 22.000 7.000 3,2

Indonesia 12.000 3.600 3,3

Ấn Độ 4.700 1.500 3,1

Nguồn dữ liệu: Dữ liệu của cải từ Credit Suisse Research Institute (2013) và Jim Davies
(thông báo cá nhân). Dữ liệu GDP từ World Bank, World Development Indicators.

Sự thực rằng sự phát triển dẫn đến các nước trở nên giàu có bởi một
mức độ lớn hơn sự tăng về thu nhập của chúng có thể được thấy, từ quan
điểm phân phối, như một lời nguyền của sự giàu có. Vì sao? Bởi vì các
nước giàu hơn “một cách tự nhiên” sẽ có khuynh hướng trở thành bất
bình đẳng hơn. Vì lý do đó, các cố gắng để kiềm chế bất bình đẳng cao
phải là lớn hơn một cách tương ứng. Nếu không biện pháp thêm nào
được đưa ra bên chính sách để bù các lực đẩy bất bình đẳng lên khi các
nước trở nên giàu hơn, bất bình đẳng của chúng sẽ có khuynh hướng tăng
lên.
Nhưng sự tăng về bất bình đẳng sẽ thậm chí mạnh hơn nếu lợi tức của
sự giàu là không đồng đều giữa tất cả mọi người mà là cao hơn cho những
người sở hữu nhiều của cải hơn. Đấy là chủ đề chúng ta quay sang ngay
sau.

2.2c Suất Lợi tức Cao hơn trên Tài sản của người Giàu
Những người giàu không chỉ sở hữu nhiều của cải hơn, mà họ sở hữu
nhiều của cải hơn theo tỷ lệ với thu nhập của họ, và, ngoài ra, họ sở hữu
những kiểu của cải khác nhau hơn phần còn lại của dân cư. Trong năm

31
2013, khoảng 20 phần trăm các hộ gia đình ở Hoa Kỳ đã có của cải ròng
zero hay âm, trong khi 60 phần trăm ở giữa của các hộ gia đình đã có hai
phần ba của cải của họ gắn với nhà ở và 16 phần trăm trong các quỹ hưu
trí (Wolff 2017, chap. 1).25 Của cải giai cấp-trung lưu không được đa dạng
hóa (vì hầu hết của nó là trong nhà ở) và có tỷ lệ vốn vay cao (tức là, nợ
là một thành phần đáng kể của tổng tài sản). Điều này đã là thế trong toàn
bộ thời kỳ sau–Chiến tranh Thế giới II, như Kuhn, Schularick, and Steins
(2017) đã cho thấy, sử dụng dữ liệu lịch sử từ các khảo sát của cải Hoa
Kỳ. Lượng vốn vay đã tăng lên với sự tài chính hóa của nền kinh tế: vào
2010, tỷ lệ vốn vay giai cấp-trung lưu đã đạt mức “gây choáng váng” 80
phần trăm (trong mỗi 5$ của tổng tài sản, 4$ là nợ và chỉ 1$ là tài sản
ròng), so với 20 phần trăm trong năm 1950 (Kuhn, Schularick, and Steins
2017, 34). Do không được đa dạng hóa như vậy và tỷ lệ vay cao như vậy,
của cải của giai cấp trung lưu phụ thuộc vào những sự thăng giáng giá
nhà ở và rất dễ biến động. Với tỷ lệ vay 80 phần trăm, giá nhà ở chỉ cần
xuống 20 phần trăm cho toàn bộ của cải ròng bị quét sạch. Điều này quả
thực đã xảy ra trong khủng hoảng tài chính 2008.

Nhưng khi chúng ta xem xét 20 phần trăm trên đỉnh và bên trên, thành
phần của sự giàu có thay đổi: cổ phần thường và các công cụ tài chính trở
thành loại tài sản chi phối, đại diện cho hầu như ba phần tư của cải của
họ cho 1 phần trăm trên đỉnh. Của cải nhà ở là nhỏ một cách tương ứng,
chiếm ít hơn một phần mười của cải của 1 phần trăm trên đỉnh.
Sự khác biệt này về thành phần của cải có một tác động cốt yếu lên
suất lợi tức trung bình trên của cải nhận được bởi các nhóm thu nhập
khác nhau. Nếu các suất lợi tức là khá ổn định bên trong các loại tài sản
(tức là, suất lợi tức trên nhà ở khoảng như nhau dù người ta sở hữu một
biệt thự khổng lồ hay một căn hộ studio nhỏ), thì suất lợi tức tổng thể sẽ
phụ thuộc vào sự khác biệt về suất lợi tức giữa các loại tài sản khác
nhau—chẳng hạn, lợi tức trên nhà ở có khác với lợi tức trên các tài sản
tài chính không. Mặc dù vài nghiên cứu đã được tiến hành về mối quan
hệ giữa các lợi tức cho một loại tài sản và lượng của tài sản đó người ta
sở hữu, Wolff (2017, 119) kết luận rằng các suất lợi tức thay đổi ít bên
trong các loại tài sản. Nói cách khác (quay lại thí dụ của chúng ta), dù
người ta sở hữu một biệt thự hay một căn hộ studio, suất lợi tức sẽ
khoảng như nhau; và điều đó cũng đúng dù người ta sở hữu 1.000$ hay
1 triệu $ trái phiếu.
Như thế thì vấn đề chung quy về sự khác biệt về lợi tức giữa các loại
tài sản. Trong thời kỳ ba mươi năm từ 1983 đến 2013, các hộ gia đình

32
giàu hơn đã khấm khá hơn bởi vì các tài sản tài chính làm tốt hơn nhà ở
(Wolff 2017, 116–121). Lợi tức thực tế trung bình hàng năm (được điều
chỉnh cho lạm phát) trên các tài sản tài chính đã là 6,3 phần trăm, trong
khi lợi tức thực tế trung bình trên nhà ở đã chỉ là 0,6 phần trăm (Wolff
2017, 138, phụ lục bảng 3.1). Lợi tức trên tổng tài sản cho 1 phần trăm
trên đỉnh đã là 2,9 phần trăm trung bình trên năm versus chỉ 1,3 phần
trăm cho ba ngũ phân vị (quintile) ở giữa. Vốn hóa trong ba mươi năm,
sự khác biệt này mang lại một lợi thế khoảng 60 phần trăm cho những
người giàu.
Nếu những người giàu làm tốt hơn giai cấp trung lưu và những người
nghèo một cách có hệ thống trong lợi tức họ nhận được trên các tài sản
của họ, chúng ta đối phó với một nhân tố đóng góp dài hạn cho bất bình
đẳng lớn hơn. Cách chữa bệnh này (nếu người ta muốn chữa) sẽ đòi hỏi
sự đánh thuế lũy tiến các sản nghiệp lớn hơn. Tuy vậy, người ta cần nhớ
rằng các loại tài sản do những người giàu nắm giữ không luôn luôn tỏ ra
có giá trị hơn. Trong một bong bóng nhà ở, như ở Hoa Kỳ giữa 2001 và
2007, nhà ở thường có thành tích tốt hơn các tài sản tài chính. Mặc dù nó
đã không thế trong ba năm đầu của Đại Suy thoái (khi lợi tức nhà ở đã
âm hơn lợi tức tài chính), nó thường thế: khi các thị trường chứng khoán
lao dốc và giá nhà ở không thay đổi mấy, những người giàu thu được một
suất lợi tức tổng thể thấp hơn suất lợi tức của giai cấp trung lưu. Điều
ngược lại, như chúng ta đã thấy, đã xảy ra trong ba mươi năm qua.
Về lý thuyết là có thể rằng các loại tài sản do những người giàu nắm
giữ là rủi ro hơn và dễ biến động hơn, như thế lợi tức cao hơn của họ có
thể được quy một phần cho một phần thưởng (premium) cho rủi ro. Tuy
vậy, ba mươi năm là một thời kỳ đủ dài để san bằng các hệ quả của rủi ro,
và trong dài hạn hơn, những người giàu nắm giữ của cải đã làm tốt hơn
giai cấp trung lưu.
Các lọai tài sản do những người giàu nắm giữ cũng có giá trị hơn bởi
vì chúng có khuynh hướng bị đánh thuế ít hơn các lọai tài sản do giai cấp
trung lưu nắm giữ. Như thế lãi vốn và, ở Hoa Kỳ, tiền lãi thực [carried
interest] (thu nhập do các nhà quản lý quỹ đầu tư nhận được), trong hầu
hết các trường hợp, bị đánh thuế với các thuế suất thấp hơn tiền lãi từ
các tài khoản tiết kiệm.26
Những người giàu cũng được hưởng các lợi thế quy mô: các chi phí gia
nhập (lượng tối thiểu đòi hỏi cho đầu tư) vào các tài sản lãi cao là lớn và
làm nản lòng các nhà đầu tư nhỏ; bản thân các nhà đầu tư giàu cũng có
thể có lợi về lời khuyên tốt hơn nhiều về đầu tư vào đâu và, trên đơn vị

33
dollar được đầu tư, phải trả phí thấp hơn. Feldstein and Yitzhaki (1982)
đã thấy rằng các nhà đầu tư giàu đã nhất quán vượt các nhà đầu tư nhỏ
về lợi tức trên các tài sản của họ.27
Nói chung, các lợi tức cao hơn mà những người giàu kiếm được trên
tài sản của họ xuất phát từ ba nguồn: (1) những người giàu nắm giữ một
cách cân xứng nhiều tài sản hơn mà lợi tức dài hạn của chúng là cao hơn
(tác động cấu thành tài sản), (2) những người giàu đóng ít thuế hơn trên
dollar kiếm được từ của cải (lợi thế thuế), và (3) các phí gia nhập (entry
fee) và các chi phí quản lý trên dollar của các tài sản là thấp hơn (tác động
của các rào cản gia nhập thấp hơn).

2.2d Sự Kết hợp Thu nhập Vốn cao và Thu nhập Lao động cao
trong Cùng các Cá nhân
Một đặc điểm độc nhất và khá rõ rệt của chủ nghĩa tư bản tài năng tự do
so với hình thức cổ điển của nó là sự hiện diện của những người với thu
nhập lao động cao giữa thập phân vị (decile) hay bách phân vị
(percentile) thu nhập giàu nhất, và thậm chí còn lý thú hơn phần tăng lên
của dân cư mà có cả thu nhập lao động cao và thu nhập vốn cao. Tạo ra
một từ mới dựa vào gốc Hy Lạp, tôi gọi sự kết hợp này của thu nhập vốn
cao và thu nhập lao động cao bên trong cùng hộ gia đình (hay cá nhân) là
homoploutia (homo cho “cùng một [same],” và ploutia cho “sự giàu có
[wealth]”).

Phần của những người có cả thu nhập lao động (hay vốn) cao và cả thu
nhập vốn (hay lao động) cao đã tăng lên trong vài thập niên qua (Hình
2.3). Trong năm 1980, chỉ 15 phần trăm của những người trong thập
phân vị đỉnh theo thu nhập vốn đã cũng trong thập phân vị đỉnh về thu
nhập lao động, và ngược lại. Tỷ lệ phần trăm này đã tăng gấp đôi trong
ba mươi bảy năm qua. Trong một phiên bản cứng của chủ nghĩa tư bản
cổ điển, chúng ta kỳ vọng rằng hầu như không nhà tư bản chóp bu nào có
thu nhập lao động cao. Họ là giàu dù sao đi nữa, với một mình thu nhập
vốn của họ, và không có mong muốn cũng chẳng có thời gian để tăng gấp
đôi như những người lao động được thuê. Tương tự, không người ăn
lương nào trong chủ nghĩa tư bản cổ điển có khả năng để có thu nhập vốn
đủ cao để được đặt giữa thập phân vị đỉnh của các nhà tư bản. Nhưng bây
giờ các điều kiện đã thay đổi.
Điểm cuối của homoploutia (nếu một điểm như vậy có thể được hình
dung ra) sẽ xảy ra khi các nhà tư bản chóp bu và những người lao động

34
chóp bu là cùng những người (giá trị trên trục dọc của Hình 2.3 sẽ là 100
phần trăm). Sự tương ứng giữa những người kiếm được thu nhập vốn-
cao và thu nhập lao động-cao thêm vào bất bình đẳng nhưng, quan trọng
hơn, nó làm cho khó hơn nhiều để tiến hành các chính sách kinh tế nhắm
tới việc giảm bất bình đẳng. Lý do cho việc này là lý do chính trị. Trong
chủ nghĩa tư bản cổ điển, hầu hết những người giàu đã không cần dùng
nhiều nỗ lực hàng ngày để đạt (hay duy trì) địa vị của họ, còn trong chủ
nghĩa tư bản tài năng tự do, nhiều trong số họ là những người lao động,
ngay cả khi một phần quan trọng của thu nhập của họ đến từ sự sở hữu
vốn. Chúng ta có thể quan sát rằng họ là giàu, nhưng chúng ta không biết
tỷ lệ phần trăm nào của tổng thu nhập của họ bắt nguồn từ vốn trái với
lao động. Về mặt chính trị, vì thế, là khó hơn để áp cho họ các thuế suất
rất cao đã được dùng trong quá khứ, vì thu nhập cao của họ được xem
như xứng đáng hơn (tức là, như kết quả từ lao động của họ).

HÌNH 2.3. Thập phân vị đỉnh của các nhà tư bản trong thập phân vị đỉnh của những
người lao động (và ngược lại), Hoa Kỳ, 1980–2017
Các cá nhân được xếp hạng theo thu nhập lao động hay thu nhập vốn hộ gia đình trên đầu người
của họ; như thế thập phân vị “tư bản” giàu nhất gồm những người sống trong 10 phần trăm của
các hộ gia đình với thu nhập vốn cao nhất (và cũng thế cho lao động). Vì thế, phần của các nhà tư
bản giàu nhất giữa những người lao động giàu nhất và phần của những người lao động giàu nhất
giữa các nhà tư bản giàu nhất là như nhau. Nguồn dữ liệu: Được tính từ US Current Population
Surveys, https://www.census.gov/programs-surveys/cps.html.

Sự tăng lên của homoploutia có thể là sản phẩm hoặc của những người
giàu-vốn có được các mức giáo dục cao và kiếm được lương cao, hay của
những người ăn lương cao tiết kiệm một phần lương của họ và trở thành
các nhà tư bản giàu có. Là không thể để đánh giá tầm quan trọng của một
cách versus cách kia mà không có dữ liệu thêm. Tuy vậy, cái được biết là

35
sự tập trung của cải đã vẫn cực kỳ cao ở Hoa Kỳ, và sự sở hữu cổ phần
trực tiếp đã không làm thay đổi mấy. Trong năm 1983, 13,7 phần trăm
dân cư đã sở hữu chí ít một số cổ phần một cách trực tiếp; tỷ lệ phần trăm
đó đã không thay đổi ba mươi năm muộn hơn (Wolff 2017, 122). Nếu
chúng ta tính cả các quỹ tương tế (công ty đầu tư tín thác-mutual fund)
và các tài khoản hưu trí, sự sở hữu chứng khoán đã có tăng từ ít hơn một
phần ba dân số Hoa Kỳ lên gần một nửa, nhưng lượng sở hữu hầu hết là
tối thiểu. Việc này gợi ý rằng homoploutia là một sản phẩm của tiền lương
cực kỳ cao “hợp nhất” (trong cùng các cá nhân) một sự sở hữu vốn đã hết
sức tập trung rồi.

2.2e Sự Đồng Giao (Ghép đôi Lựa chọn) Lớn hơn


Có thể hữu ích để mở chủ đề này với một giai thoại. Khoảng mười năm
trước, tôi thấy mình trong một cuộc trò chuyện sau bữa tối, được bôi
trơn bằng rượu vang, với một người Mỹ được giáo dục tại một đại học
Ivy League và khi đó đang dạy học ở châu Âu. Khi cuộc trò chuyện của
chúng tôi chuyển sang các vấn đề về cuộc sống, hôn nhân, và con cái, ban
đầu tôi đã ngạc nhiên bởi tuyên bố của ông rằng bất kỳ ai ông đã kết hôn,
kết cục về mặt họ sống ở đâu, họ sở hữu kiểu nhà nào, loại ngày nghỉ và
giải trí nào họ hưởng thụ, và thậm chí con cái họ sẽ học ở đại học nào trên
thực tế sẽ là như nhau. Lập luận của ông như sau: “Khi tôi đi học [trường
thuộc Ivy League], tôi đã biết rằng tôi sẽ kết hôn với một phụ nữ tôi gặp
ở đó. Các phụ nữ cũng biết cùng thứ. Tất cả chúng tôi đều biết rằng tập
hợp của các ứng viên kết hôn đáng mong muốn của chúng tôi sẽ chẳng
bao giờ mênh mông nữa. Và sau đó bất kỳ ai tôi kết hôn sẽ là một mẫu
vật của cùng loại: tất cả họ đều được giáo dục tốt, những phụ nữ thông
minh đến từ cùng giai cấp xã hội, đọc cùng các tiểu thuyết và các báo, ăn
mặc như nhau, có cùng các sở thích về các quán ăn, đi bộ đường dài, các
chỗ để sống, các xe để lái, và những người để thăm, cũng như về chăm
sóc con cái thế nào và chúng phải học các trường nào. Việc tôi kết hôn
với ai trong số họ thực sự hầu như không có sự khác biệt nào về mặt xã
hội.” Và sau đó ông nói thêm, “tôi đã không biết về việc đó lúc ấy, nhưng
bây giờ chắc chắn tôi có thể hiểu nó”

Câu chuyện đã gây ấn tượng cho tôi lúc đó và đã vẫn trong đầu tôi
trong một thời gian dài. Nó trái với các huyền thoại được yêu mến rằng
tất cả chúng ta đều là các cá nhân độc nhất, khác nhau sâu sắc và rằng các
quyết định cá nhân như hôn nhân, mà liên quan đến tình yêu và các sở
thích, rất quan trọng và có một tác động lớn đến phần còn lại của đời

36
chúng ta. Cái ông bạn của tôi nói đã chính xác là ngược lại: ông đã có thể
phải lòng với cô A, hay B, hay C, hoặc D, và cuối cùng sẽ kết thúc trong
hầu như cùng nhà, trong cùng hàng xóm khá giả—dù ở Washington, DC,
Chicago, hay Los Angeles—với một nhóm bạn bè và các mối quan tâm
tương tự, và với con cái đi học ở các trường giống nhau và chơi cùng các
trò chơi. Và câu chuyện của ông rất có ý nghĩa. Tất nhiên, kịch bản này
giả sử rằng những người học cùng đại học sẽ kết đôi. Giả như anh ta bỏ
học đại học, hay không tìm thấy bất kỳ ai phù hợp để kết hôn ở đó, kết
cục có thể đã khác (chẳng hạn, ở một nhà trong khu ít khá giả hơn). Câu
chuyện của ông minh họa một cách đầy kịch tính sức mạnh của sự hòa
nhập xã hội (socialization): hầu như tất cả mọi người ở các trường đỉnh
đến từ các gia đình ít nhiều khá giả ngang nhau, và hầu như tất cả mọi
người chấp nhận các giá trị và các thị hiếu ít nhiều như nhau. Và những
người không thể phân biệt với nhau như vậy kết hôn với nhau.
Nghiên cứu gần đây đã chứng minh bằng tư liệu một sự tăng rõ ràng
về sự phổ biến của sự đồng giao, hay ghép đôi lựa chọn (những người có
cùng, hay giống nhau về, địa vị giáo dục và mức thu nhập kết hôn với
nhau). Một nghiên cứu dựa vào một tổng quan văn liệu kết hợp với dữ
liệu mười năm một lần từ Khảo sát Cộng đồng Mỹ cho thấy rằng sự kết
hợp giữa mức giáo dục của vợ/chồng đã gần zero trong 1970; trong mỗi
thập niên khác cho đến 2010, hệ số đã dương, và tiếp tục tăng
(Greenwood, Guner, and Vandenbroucke 2017). Một cơ sở dữ liệu khác
(Yonzan 2018) cung cấp một góc nhìn khác về xu hướng này; nó xem xét
các số thống kê kết hôn cho đàn bà và đàn ông Mỹ đã kết hôn khi họ “trẻ,”
tức là, giữa tuổi 20 và 35. Trong 1970, chỉ 13 phần trăm của những người
Mỹ trẻ ở trong thập phân vị đỉnh của những người đàn ông kiếm tiền đã
kết hôn với phụ nữ trẻ trong thập phân vị đỉnh của các phụ nữ kiếm tiền.
Vào 2017, con số đó đã tăng lên gần 29 phần trăm (Hình 2.4A). Đồng thời,
thập phân vị đỉnh của đàn ông trẻ kiếm tiền đã ít có khả năng hơn nhiều
để kết hôn với phụ nữ trẻ trong thập phân vị đáy của các phụ nữ kiếm
tiền. Tỷ lệ đã giảm đều đặn từ 13,4 phần trăm xuống dưới 11 phần trăm.
Nói cách khác, đàn ông trẻ Mỹ kiếm tiền cao mà trong các năm 1970 đã
có khả năng kết hôn với các phụ nữ kiếm tiền cao như kiếm tiền thấp
ngang nhau bây giờ bày tỏ một sở thích hầu như ba-trên-một ủng hộ các
phụ nữ kiếm tiền-cao. Một sự thay đổi thậm chí còn kịch tính hơn đã xảy
ra cho phụ nữ: tỷ lệ phần trăm của các phụ nữ trẻ kiếm tiền-cao kết hôn
với đàn ông trẻ kiếm tiền-cao đã tăng từ chỉ dưới 13 phần trăm lên 26,4
phần trăm, còn tỷ lệ phần trăm của phụ nữ giàu kết hôn với đàn ông trẻ
nghèo đã giảm một nửa (Hình 2.4B).28 Từ không có sở thích nào giữa đàn

37
ông giàu và nghèo trong các năm 1970, bây giờ phụ nữ thích đàn ông giàu
với tỷ lệ gần năm trên một.29

HÌNH 2.4A. Tỷ lệ phần trăm đàn ông tuổi 20 đến 35 trong thập phân vị nam đỉnh theo
thu nhập lao động mà kết hôn với phụ nữ tuổi 20 đến 35 trong các thập phân vị nữ đỉnh
và đáy thu nhập lao động, 1970–2017
HÌNH 2.4B. Tỷ lệ phần trăm của phụ nữ tuổi 20 đến 35 trong thập phân vị đỉnh nữ theo
thu nhập lao động mà kết hôn với đàn ông tuổi 20 đến 35 trong các phân vị nam đỉnh
và đáy thu nhập lao động, 1970–2017
Mẫu cho mỗi khảo sát gồm đàn ông và đàn bà lúc đó đã (i) giữa 20 và 35 tuổi, (ii) đã kết hôn, và
(iii) có việc làm (với thu nhập dương). Số cơ bản của sự kết hôn (thập phân vị đỉnh của đàn ông
với thập phân vị đỉnh của đàn bà, và ngược lại) là như nhau trong các Hình 2.4A và 2.4B, nhưng
các tỷ lệ phần trăm là hơi khác bởi vì kích thước của các thập phân vị nam và nữ khác nhau.
Nguồn dữ liệu: Yonzan (2018), như được tính toán từ US Current Population Surveys,
https://www.census.gov/programs-surveys/cps.html.

38
Trong một bài báo rất tham vọng, Chiappori, Salanié, and Weiss
(2017) đã thử giải thích cả sự lên của sự ghép đôi lựa chọn và mức giáo
dục tăng lên giữa phụ nữ (mà tương phản với một sự thiếu sự tăng về sự
đạt được giáo dục cho đàn ông). Họ cho rằng phụ nữ có giáo dục cao có
các triển vọng kết hôn tốt hơn, và như thế, có một “phần thưởng giáo dục
kết hôn (marriage education premium)” mà có lẽ là quan trọng như phần
thưởng kỹ năng thông thường mà giáo dục cung cấp. Trong khi phần
thưởng kỹ năng, về nguyên tắc, là trung lập giới, phần thưởng giáo dục
kết hôn, các tác giả lập luận, là cao hơn nhiều cho phụ nữ. Đằng sau điều
này phải là “sở thích thuần túy” lớn hơn cho sự đồng giao (homogamy)
giữa các đàn ông bởi vì nếu không có điều đó, thì mức giáo dục tăng lên
của phụ nữ có thể là một sự cản trở trong thị trường kết hôn nhiều như
một sự hấp dẫn.

Phần thưởng giáo dục kết hôn

Có một liên kết nữa giữa, một mặt, sự ghép đôi lựa chọn, và, mặt khác, lợi
tức tăng lên cho đầu tư vào con cái, mà chỉ các cặp có giáo dục hơn mới
có khả năng cung cấp. Họ có thể, chẳng hạn, phơi con cái của họ ra cho
một bầu không khí có lợi cho học tập ở nhà và giới thiệu chúng với những
kinh nghiệm văn hóa mà các cha mẹ ít giáo dục hơn có thể ít quan tâm
đến (các buổi hòa nhạc, các thư viện, ballet), cũng như với thể thao elite.
Tầm quan trọng của sự kết nối những sự phát triển có vẻ không liên quan
này—giáo dục của phụ nữ, sự tham gia làm việc lớn hơn của phụ nữ, các
hình mẫu kết hôn lựa chọn (assortative marriage), và tầm quan trọng
tăng lên của sự học từ tuổi thơ ấu sớm—là nó minh họa một trong những
cơ chế then chốt của sự tạo ra bất bình đẳng bên trong-thế hệ và sự
truyền bất bình đẳng giữa thế hệ.

Nếu những người có giáo dục, có kỹ năng cao, và khá giả có khuynh
hướng kết hôn với nhau, bản thân việc đó sẽ có khuynh hướng làm tăng
bất bình đẳng. Khoảng một phần ba của sự tăng bất bình đẳng ở Hoa Kỳ
giữa 1967 và 2007 có thể được giải thích bởi sự ghép đôi lựa chọn
(Decancq, Peichl, and Van Kerm 2013).30 Cho các nước OECD (Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế), sự ghép đôi lựa chọn giải thích cho một
trung bình 11 phần trăm của bất bình đẳng lý thuyết giữa đầu những năm
1980 và đầu các năm 2000 (OECD 2011).31
Nhưng, thêm vào đó, nếu lợi tức của giáo dục và sự học sớm của con
cái tăng mạnh, và nếu các lợi thế sớm này có thể được cung cấp chỉ bởi
các cha mẹ rất có giáo dục, những người mà, như dữ liệu cho thấy, dùng

39
nhiều thời gian hơn nhiều với con cái họ so với các cha mẹ có ít giáo dục
hơn, thì con đường rộng mở cho một sự truyền mạnh giữa thế hệ của các
lợi thế và bất bình đẳng. Điều này là đúng cho dù—và là quan trọng để
nhấn mạnh điều này—có sự đánh thuế cao sự thừa kế, bởi vì sự thừa kế
các nguồn lực tài chính chỉ là một trong những lợi thế mà con cái của
những cha mẹ có học và giàu được hưởng. Và trong nhiều trường hợp,
nó có thể thậm chí không là phần quan trọng nhất. Mặc dù, như tôi sẽ lập
luận trong Tiết đoạn 2.4, sự đánh thuế thừa kế là một chính sách đặc biệt
tốt cho việc làm phẳng sân chơi và làm tăng bình đẳng cơ hội, là một ảo
tưởng để tin rằng bản thân sự đánh thuế như vậy sẽ là đủ để làm ngang
bằng các cơ hội cuộc sống (lebenschancen-life chances) của trẻ em sinh
ra từ các cha mẹ giàu và nghèo.

2.2f Sự Truyền lớn hơn Thu nhập và Của cải ngang các Thế hệ
Bất bình đẳng thu nhập và của cải cao ở Hoa Kỳ thường được biện minh
bởi khẳng định rằng mọi người đã có cơ hội để leo lên chiếc thang thành
công, bất chấp bối cảnh gia đình. Ý tưởng này được biết đến như Giấc Mơ
Mỹ. Sự nhấn mạnh là về bình đẳng cơ hội hơn là sự bình đẳng về kết cục.32
Nó là một khái niệm động, hướng tương lai. Schumpeter đã dùng một ẩn
dụ hay ho để giải thích nó khi ông thảo luận bất bình đẳng thu nhập:
chúng ta có thể xem phân bố thu nhập trong bất kể năm nào như giống
phân bố của những người sử dụng ở trên các tầng khác nhau của một
khách sạn, nơi tầng càng cao, phòng càng sang trọng. Nếu những người
cư ngụ chuyển giữa các tầng, và nếu tương tự con cái họ không ở trên
tầng nơi chúng được sinh ra, thì một bức ảnh nhanh về các gia đình nào
sống trên tầng nào sẽ không nói cho chúng ta nhiều về các gia đình đó sẽ
ở tầng nào trong tương lai, hay vị trí dài hạn của chúng. Tương tự, bất
bình đẳng thu nhập hay bất bình đẳng của cải được đo tại một điểm thời
gian có thể cho chúng ta một ý tưởng sai lầm hay phóng đại về các mức
bất bình đẳng thật và có thể không giải thích sự di động giữa thế hệ.33

Giấc Mơ Mỹ đã vẫn mạnh cả trong trí tưởng tượng phổ biến và giữa
các nhà kinh tế học. Nhưng nó đã bắt đầu bị nghi ngờ nghiêm túc trong
mười năm qua hay khoảng thế, khi dữ liệu liên quan trở nên sẵn có lần
đầu tiên. Xem xét hai mươi hai nước quanh thế giới, Miles Corak (2013)
cho thấy rằng đã có một tương quan dương giữa bất bình đẳng cao trong
bất cứ một năm nào và một tương quan mạnh giữa thu nhập của cha mẹ
và thu nhập của con cái họ (tức là, tính di động thu nhập là thấp). Kết quả
này có ý nghĩa, bởi vì bất bình đẳng cao ngày nay ngụ ý rằng con cái của

40
những người giàu, so với con cái của những người nghèo, sẽ có các cơ hội
lớn hơn nhiều. Không chỉ chúng có thể tính đến sự thừa kế lớn hơn, mà
chúng sẽ cũng được lợi từ giáo dục tốt hơn, vốn xã hội tốt hơn nhận được
qua cha mẹ chúng, và nhiều lợi thế vô hình của sự giàu có. Chẳng cái nào
trong các thứ đó là sẵn có cho con cái của những người nghèo cả. Nhưng
trong khi Giấc Mơ Mỹ như thế đã hơi bị hạ giá bởi sự nhận ra rằng tính di
động thu nhập là lớn ở các nước bình quân chủ nghĩa hơn ở Hoa Kỳ,
những kết quả này không ngụ ý rằng tính di động giữa thế hệ đã thực sự
trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Sự giảm sút của tính di động tương đối

Tuy nhiên nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tính di động giữa thế hệ trên
thực tế đã giảm sút. Sử dụng một mẫu gồm các cặp cha mẹ-con trai và
cha mẹ-con gái, và so sánh một nhóm tuổi (cohort) sinh giữa 1949 và
1953 với nhóm sinh giữa 1961 và 1964, Jonathan Davis and Bhashkar
Mazumder (2017) đã tìm thấy tính di động giữa thế hệ thấp hơn đáng kể
cho nhóm tuổi sau. Họ đã dùng hai chỉ báo phổ biến về tính di động tương
đối giữa thế hệ: hạng với hạng (rank to rank: tương quan giữa các vị trí
thu nhập tương đối của các cha mẹ và con cái) và độ co giãn thu nhập
giữa thế hệ (tương quan giữa thu nhập của cha mẹ và thu nhập của con
cái).34 Cả hai chỉ báo đã cho thấy một sự tăng trong tương quan giữa thu
nhập của cha mẹ và thu nhập của con cái theo thời gian (rank to rank đã
tăng từ 0,22 lên 0,37 cho các con gái và từ 0,17 lên 0,36 cho các con trai,
và độ co giãn thu nhập giữa thế hệ đã tăng từ 0,28 lên 0,52 cho con gái
và từ 0,13 lên 0,43 cho con trai). Cho cả hai chỉ báo, điểm ngoặt đã xảy ra
trong những năm 1980—cùng thời kỳ khi bất bình đẳng thu nhập Mỹ bắt
đầu tăng lên, ba sự thay đổi đã xảy ra cùng một lúc: sự tăng bất bình đẳng,
sự tăng lợi tức của giáo dục, và sự tăng về tương quan giữa thu nhập của
cha mẹ và thu nhập của con cái. Như thế, chúng ta thấy rằng không chỉ
ngang các nước, mà cả theo thời gian, bất bình đẳng thu nhập cao hơn và
tính di động giữa thế hệ thấp hơn có khuynh hướng đi cùng nhau.

Cho đến nay, chúng ta đã chỉ xem xét tính di động tương đối. Chúng ta
cũng phải xem xét tính di động tuyệt đối giữa thế hệ, tức là, sự thay đổi
về thu nhập thực tế giữa các thế hệ. Cả ở đây nữa, chúng ta thấy một sự
sụt giảm: tính di động tuyệt đối ở Hoa Kỳ đã giảm đáng kể giữa 1940 và
các năm 2000, như một kết quả của một sự chậm lại về sự tăng trưởng
kinh tế kết hợp với bất bình đẳng tăng lên (Chetty et al. 2017b).35 Chúng
ta phải nhớ rằng tính di động tuyệt đối là rất khác với tính di động tương

41
đối, vì nó phụ thuộc chủ yếu vào cái gì xảy ra với tỷ lệ tăng trưởng. Thí
dụ, tính di động tuyệt đối có thể là dương cho tất cả mọi người nếu thu
nhập của mọi đứa con vượt thu nhập của cha mẹ chúng, cho dù vị trí của
cha mẹ và vị trí của con cái trong phân bố thu nhập là chính xác như nhau.
Trong thí dụ này, toàn bộ tính di động tuyệt đối giữa thế hệ sẽ trùng với
một sự thiếu hoàn hoàn của tính di động tương đối giữa thế hệ. Suốt cuốn
sách này tôi dựa nhiều vào tính di động tương đối nhiều hơn tính di động
tuyệt đối bởi vì nó phản ánh tốt hơn các đặc điểm mang tính hệ thống của
một nền kinh tế.

2.3 Các Chính sách Xã hội Mới


Trong tiết đoạn này tôi thảo luận các chính sách xã hội mới liên quan đến
vốn và lao động, và áp lực lên nhà nước phúc lợi dưới các điều kiện của
toàn cầu hóa.36

2.3a Vì sao các Công cụ Thế kỷ 20 Không thể được Dùng để


Giải quyết Bất bình đẳng Thu nhập Thế kỷ 21
Thời kỳ đáng chú ý của bất bình đẳng thu nhập và bất bình đẳng của cải
giảm trong các nước giàu kéo dài khoảng từ cuối Chiến tranh Thế giới II
đến đầu những năm 1980 đã dựa vào bốn trụ cột: các công đoàn mạnh,
giáo dục đại chúng, các thuế cao, và các khoản chuyển giao lớn của chính
phủ. Vì bất bình đẳng thu nhập bắt đầu tăng khoảng bốn mươi năm trước,
các cố gắng để chặn sự tăng thêm của nó đã dựa vào sự quyết tâm, hay
chí ít chủ trương, để mở rộng vài hay tất cả trong số bốn trụ cột này.
Nhưng cách tiếp cận này sẽ không đạt kết quả mong muốn trong thế kỷ
thứ hai mươi mốt. Vì sao không?

Hãy xem xét các công đoàn đầu tiên. Sự giảm sút về thành viên công
đoàn, mà đã xảy ra trong tất cả các nước giàu và đã đặc biệt giảm mạnh
trong khu vực tư nhân, không chỉ là sản phẩm của các chính sách thù địch
của chính phủ. Tổ chức cơ bản của lao động cũng đã thay đổi. Sự chuyển
từ chế tác sang các dịch vụ và từ sự hiện diện bắt buộc trên sàn nhà máy
hay văn phòng sang làm việc từ xa đã sinh ra vô số đơn vị làm việc tương
đối nhỏ, thường không ở trong cùng chỗ về mặt vật lý. Việc tổ chức một
lực lượng lao động phân tán là khó hơn rất nhiều so với việc tổ chức các
nhân viên làm việc trong một nhà máy khổng lồ duy nhất, liên tục tương
tác với nhau, và chia sẻ cùng môi trường xã hội và cùng mối quan tâm về
lương và điều kiện làm việc. Ngoài ra, vai trò giảm sút của các công đoàn

42
phản ánh sức mạnh giảm bớt của lao động vis-à-vis vốn, mà là do sự mở
rộng ồ ạt của cung lao động làm việc dưới các hệ thống tư bản chủ nghĩa
kể từ cuối Chiến tranh Lạnh và sự tái hội nhập của Trung Quốc vào nền
kinh tế thế giới. Mặc dù sự kiện sau đã là một cú sốc một-lần, các tác động
của nó sẽ vẫn còn trong ít nhất vài thập kỷ và có thể được tăng cường bởi
các tỷ lệ tăng trưởng dân số cao ở châu Phi, như thế giữ sự dồi dào lao
động không giảm bớt.
Quay sang trụ cột thứ hai, giáo dục đại chúng, chúng ta có thể thấy
rằng nó đã là một công cụ cho sự giảm bất bình đẳng ở phương Tây trong
thời kỳ khi số năm đi học ở trường trung bình đã tăng lên từ giữa bốn và
tám năm trong những năm 1950 lên mười ba năm hay nhiều hơn ngày
nay. Việc này đã dẫn đến một sự giảm về phần thưởng kỹ năng, tức là,
khoảng cách tiền lương giữa những người có và không có giáo dục đại
học. Niềm tin rằng cung lao động kỹ năng cao sẽ vẫn dồi dào đã dẫn Jan
Tinbergen, nhà kinh tế học Hà Lan người đã nhận Giải Tưởng nhớ Nobel
trong các Khoa học Kinh tế đầu tiên, để tiên đoán, trong giữa-những năm
1970, rằng vào lúc chuyển giao thế kỷ phần thưởng kỹ năng sẽ giảm hầu
như xuống zero, và rằng cung dồi dào của lao động có kỹ năng sẽ thắng
cuộc đua giữa nó [giáo dục tạo ra cung lao động có kỹ năng] và công nghệ
đòi hỏi những người lao động có kỹ năng hơn bao giờ hết.37
Nhưng sự mở rộng thêm giáo dục đại chúng là không thể khi một nước
đã đạt mười bốn hay mười lăm năm giáo dục tính trung bình, đơn giản
bởi vì mức giáo dục cực đại [tính bằng năm đi học] bị chặn từ phía trên.
Không chỉ nó bị chặn bởi số năm đi học ở trường, mà nó bị chặn thậm chí
về mặt sự tăng thêm nhận thức. Khi một nước bước vào một thời kỳ quá
độ từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng, như hầu hết các nước
Tây phương đã bước vào trong nửa thứ hai của thế kỷ thứ hai mươi, sự
tăng thêm về tri thức, kiếm được qua giáo dục cả dài hơn và tốt hơn, đã
là to lớn. Nhưng khi hầu hết người dân đã đi học ở trường khoảng nhiều
như họ muốn và đã học khoảng nhiều như họ quan tâm hay có khả năng
học, các xã hội đạt một trần giáo dục mà không thể khắc phục được: công
nghệ cuối cùng thắng cuộc đua với giáo dục. Như thế, chúng ta không thể
dựa vào sự tăng lên nhỏ về mức giáo dục trung bình để cung cấp tác động
san bằng lên tiền lương mà giáo dục đại chúng một thời đã cung cấp.
Sự đánh thuế cao thu nhập hiện thời và các khoản chuyển giao cao đã
tạo thành các trụ cột thứ ba và thứ tư trong việc giảm bất bình đẳng thu
nhập trong thế kỷ thứ hai mươi. Nhưng là khó về mặt chính trị để tăng
chúng thêm. Có hai lý do chính. Với toàn cầu hóa và tính di động lớn hơn

43
của vốn và lao động, các thuế cao hơn có thể dẫn đến cả vốn và lao động
kỹ năng cao rời bỏ đất nước tìm kiếm các nơi với các mức thuế thấp hơn,
và như thế dẫn đến mất thu nhập thuế cho nước đó.38 Lý do thứ hai nằm
trong một quan điểm ngờ vực về vai trò của chính phủ và về các chính
sách thuế-và-chuyển giao, mà bây giờ là phổ biến hơn nhiều giữa giai cấp
trung lưu trong nhiều nước giàu so với nó đã là một nửa thế kỷ trước.
Điều này không phải để nói rằng người dân không biết rằng không có các
thuế cao hơn thì các hệ thống an sinh xã hội, giáo dục miễn phí, và cơ sở
hạ tầng hiện đại sẽ sụp đổ. Nhưng người dân nghi ngờ về lợi lộc đạt được
từ sự tăng thêm về thuế áp đặt lên thu nhập hiện hành, và những sự tăng
như vậy chắc không có khả năng được bỏ phiếu thông qua.

Các hạn chế mà thuế và chuyển giao có thể làm

Để minh họa cái có thể được làm sử dụng các công cụ cũ của tái phân
phối thuế-và-chuyển giao và các vấn đề nào vẫn còn, hãy xem xét các thí
dụ của Hoa Kỳ và Đức trong nửa thế kỷ qua, được thấy trong Hình 2.5.
Đầu tiên hãy xem xét các đường bất bình đẳng thu nhập thị trường, mà
đo bất bình đẳng về thu nhập trước thuế và chuyển giao. Trong cả hai
nước (như trong hầu như tất cả các nước giàu), bất bình đẳng thu nhập
thị trường đã tăng đầy kịch tính, được thúc đẩy bởi các nhân tố được
thảo luận sớm hơn. Sự tăng đã thậm chí rõ rệt ở Đức hơn ở Hoa Kỳ.
Đường giữa trong cả hai đồ thị cho thấy tổng bất bình đẳng thu nhập, tức
là, mức bất bình đẳng sau khi tính đến các khoản chuyển giao (như hưu
bổng công và các trợ cấp phúc lợi), và đường dưới cùng cho thấy bất bình
đẳng thu nhập khả dụng—sau khi các tác động của các thuế trực tiếp
cũng được bao gồm. Nếu các nhà hoạch định chính sách hay các nhà lập
pháp muốn kiềm chế bất bình đẳng ở mức thu nhập khả dụng, họ phải
hoặc tăng thuế và chuyển giao hay làm cho chúng lũy tiến hơn.

44
HÌNH 2.5. Bất bình đẳng về thu nhập thị trường, tổng thu nhập, và thu nhập khả dụng
ở Hoa Kỳ (1974–2016) và Đức (1978–2015)
Thu nhập thị trường gồm tiền lương và khoản trả khác liên quan đến việc làm, thu nhập từ tài sản, và thu
nhập tự-làm. Tổng thu nhập (gross income) bằng thu nhập thị trường cộng các khoản chuyển giao xã hội như
lương hưu công cộng, trợ cấp thất nghiệp, và các khoản chi trả phúc lợi (như SNAP [Chương trình Hỗ trợ Dinh
dưỡng Bổ sung], trước kia được biết đến như phiếu thực phẩm, ở Hoa Kỳ). Thu nhập khả dụng bằng tổng thu
nhập trừ đi các thuế trực tiếp. Các trợ cấp do chính phủ cung cấp bằng hiện vật (như sức khỏe và giáo dục)
không được bao gồm. Tất cả các tính toán được tiến hành trên cơ sở trên đầu người (tức là, các hệ số Gini
được tính ngang thu nhập hộ gia đình trên đầu người). Nguồn dữ liệu: Được tính từ dữ liệu Luxembourg
Income Study (https://www.lisdatacenter.org).

Đức đã hầu như thành công trong việc bù cho bất bình đẳng thu nhập
thị trường tăng lên; bất bình đẳng thu nhập khả dụng (đường dưới cùng)
cho thấy chỉ một sự tăng khiêm tốn kể từ đầu những năm 1980. Điều này
đã đạt được qua các khoản chuyển giao xã hội lớn (lưu ý khoảng cách
rộng ra giữa các đường trên đỉnh và ở giữa) và một mức độ ít hơn qua sự
đánh thuế cao hơn hay lũy tiến hơn (khoảng cách giữa các đường giữa và
đáy đã khoảng như nhau kể từ 1990). Tái phân phối thu nhập ở Hoa Kỳ,
ngược lại, đã trở nên chỉ lũy tiến hơn một chút, như thế bất bình đẳng
thu nhập khả dụng đã tăng lên với một lượng tương tự như bất bình đẳng
thu nhập thị trường (được cho thấy bởi sự chuyển động song song của
các đường đỉnh và đáy). Sự so sánh này cho thấy rằng chính sách có thể
tạo ra một sự khác biệt, nhưng nó cũng minh họa các hạn chế của nó. Các
khoản chuyển giao cao hơn và các thuế trực tiếp có thể trung hòa bất
bình đẳng cơ bản cao hơn. Nhưng nếu bất bình đẳng cơ bản đó có một xu
hướng tiếp tục tăng, chính sách này phải làm việc chống lại gió ngược

45
mạnh hơn bao giờ hết. Tại điểm nào đó, các công cụ tái phân phối cũ chắc
là bị lấn át.

Utopia tự do chủ nghĩa (libertarian) về một nhà nước nhỏ có thể đạt
được chỉ qua các chính sách cộng sản nguyên thủy

Nếu bất bình đẳng chắc chắn tiếp tục tăng, và nếu các công cụ cũ được
dùng để chống lại nó sẽ cũng không còn hoạt động nữa, bây giờ chúng ta
phải dùng các công cụ nào? Ở đây chúng ta không chỉ cần suy nghĩ sáng
tạo để tìm ra các công cụ mới, nhưng chúng ta phải đặt ra cho bản thân
mình một mục tiêu hoàn toàn mới: Chúng ta phải nhắm tới một chủ nghĩa
tư bản bình quân chủ nghĩa dựa vào những sự thừa hưởng (endowment)
gần ngang nhau của cả vốn và kỹ năng trong toàn thể dân cư.

Hình thức này của chủ nghĩa tư bản sẽ tạo ra các kết cục bình quân chủ
nghĩa ngay cả khi không có những sự tái phân phối lớn về thu nhập. Nếu
giả như những người giàu có chỉ hai lần nhiều đơn vị vốn và hai lần nhiều
đơn vị kỹ năng hơn những người nghèo, và nếu các lợi tức trên đơn vị
vốn và kỹ năng là gần ngang nhau, thì bất bình đẳng tổng thể không thể
nhiều hơn hai trên một. Hãy ngó lại Hình 2.5, việc làm ngang bằng các sự
thừa hưởng sẽ trực tiếp tác động đến bất bình đẳng thị trường cơ bản:
việc làm vậy sẽ làm chậm lại và thậm chí đảo ngược sự tăng trong đường
trên đỉnh, đến mức độ mà lượng tái phân phối (khoảng cách giữa đường
trên đỉnh và hai đườn dưới đáy) có thể thậm chí giảm xuống mà không
tác động đến bất bình đẳng thu nhập khả dụng tổng thể. Thí dụ thế giới
thực sát nhất là Đài Loan, nơi phân bố của cả thu nhập lao động và thu
nhập vốn là bình quân chủ nghĩa hơn một cách rõ rệt so với ở bất kể nước
giàu khác nào (xem Hình 2.2) và nơi, như một kết quả, mức bất bình đẳng
thu nhập khả dụng là giống như mức của Canada, một kết cục đạt được
với sự tái phân phối tối thiểu. Để tiếp tục thí dụ đến cùng cực, hãy xem
xét một thế giới tưởng tượng với các sự thừa hưởng bằng nhau tuyệt đối
của vốn và lao động: bất bình đẳng thu nhập thị trường sẽ là zero, và sẽ
không cần đến sự tái phân phối nào; bất bình đẳng thu nhập khả dụng sẽ
cũng là zero.39
Nhưng làm thế nào phân bố của các sự thừa hưởng vốn và kỹ năng có
thể được làm cho ít bất bình đẳng hơn? Liên quan đến vốn, nó có thể được
tiến hành bằng việc phi tập trung [deconcentration] quyền sở hữu tài
sản. Liên quan đến lao động, nó có thể được thực hiện bằng việc làm
ngang bằng các lợi tức cho các mức kỹ năng gần như nhau. Trong trường
hợp vốn, bất bình đẳng sẽ được giảm bằng việc làm ngang bằng trữ lượng

46
(stock) của các sự thừa hưởng; trong trường hợp lao động, nó sẽ được
giảm chủ yếu bằng việc làm ngang bằng các lợi tức của trữ lượng [stock]
(giáo dục).40
Phi tập trung hóa quyền sở hữu vốn

Hãy bắt đầu với vốn. Như chúng ta thấy trong Tiết đoạn 2.2b, trong tất
cả các nước tiên tiến, sự tập trung thu nhập từ tài sản đã vẫn ở mức cao
không thể tin nổi kể từ những năm 1970. Đấy là một lý do chính vì sao
sự tăng tiếp tục về sức mạnh tương đối của vốn đối với lao động và sự
tăng về trong phần vốn trong sản lượng ròng đã, và sẽ tiếp tục, được
chuyển trực tiếp thành bất bình đẳng cao hơn giữa cá nhân.

Các chính sách quốc gia có thể không có khả năng tác động đến tổng
thu nhập ròng được phân chia như thế nào giữa vốn và lao động (vì xu
hướng này thường được sự thay đổi công nghệ và toàn cầu hóa thúc đẩy),
nhưng chúng chắc chắn có thể tác động đến phân bố về quyền sở hữu vốn
giữa các cá nhân bên trong các đường biên giới quốc gia. Với quyền sở
hữu vốn ít tập trung hơn, một sự tăng phần của vốn trong thu nhập ròng
không cần dẫn tới bất bình đẳng cao hơn giữa các cá nhân. Sự tăng bất
bình đẳng giữa cá nhân có thể được kiềm chế hay bị cản trở hoàn toàn.
Các phương pháp cho việc giảm sự tập trung vốn là không mới hay
không được biết—chúng chỉ chẳng bao giờ được dùng một cách nghiêm
túc và nhất quán. Chúng ta có thể chia chúng thành ba nhóm. Thứ nhất,
người ta có thể lập các chính sách thuế thuận lợi để làm cho sự sở hữu cổ
phần hấp dẫn hơn cho các cổ đông nhỏ và vừa và ít hấp dẫn hơn cho các
cổ đông lớn (một chính sách chính xác ngược lại với cái tồn tại ngày nay
ở Hoa Kỳ). Hiện thời, giai cấp trung lưu nắm giữ tương đối ít các tài sản
tài chính, mà, trong dài hạn, là các tài sản có thành tích tốt hơn nhà ở. Nếu
chúng ta muốn giúp làm ngang bằng lợi tức mà giai cấp trung lưu và
những người giàu nhận được, suy ra rằng giai cấp trung lưu phải được
cổ vũ để giữ nhiều cổ phiếu và trái phiếu hơn. Một lý do phản đối phổ
biến đối với đề xuất này là các nhà đầu tư nhỏ không thích rủi ro, vì ngay
cả một lợi tức âm nhỏ có thể quét sạch hầu hết của cải tài chính của họ.
Điều này đúng, nhưng có những cách để cả cải thiện lợi tức họ có thể nhận
được và bảo đảm tính dễ biến động thấp hơn. Nhiều lợi thế thuế mà hiện
thời sẵn có chỉ cho các nhà đầu tư giàu có thể được mở rộng để bao gồm
các nhà đầu tư nhỏ, hay thậm chí còn tốt hơn, có thể đưa vào các lợi thế
thuế cho các nhà đầu tư nhỏ. Tính dễ biến động thấp hơn và sự an toàn
lớn hơn của các khoản đầu tư có thể được bảo đảm qua một sơ đồ bảo

47
hiểm do chính phủ bảo lãnh mà có thể đặt một sàn (của, chẳng hạn, zero
lợi tức thực tế) cho một số lớp của các khoản đầu tư đủ nhỏ. Các nhà đầu
tư nhỏ có thể sử dụng sự bảo lãnh đó trên cơ sở hàng năm khi họ nộp các
tờ khai thuế của họ.41
Một nhóm phương pháp thứ hai gồm quyền sở hữu tăng lên của người
lao động qua các kế hoạch sở hữu cổ phiếu nhân viên (Employee Stock
Ownership Plans-ESOPs) hay các sáng kiến mức-công ty mà sẽ cổ vũ
nhân viên-nắm giữ cổ phần. Ở đây các quy định pháp lý có rồi ở Hoa Kỳ
và nhiều nước khác. Ý tưởng cũng chẳng mới. Trong năm 1919, Irving
Fisher đã trình bày ý tưởng trong bài phát biểu chủ tịch của ông với Hội
Kinh tế Mỹ (Fisher 1919, 13); trong những năm 1980, Margaret Thatcher
tương tự đã nói về “chủ nghĩa tư bản nhân dân.” Tuy vậy, sau một thời kỳ
tương đối thành công trong những năm 1980, các ESOP đã rơi vào quên
lãng. Khi cổ phần nhân viên được dùng, phần nhiều trong khung cảnh
cung cấp các khuyến khích cho ban quản lý chóp bu hơn là cho việc lập
hình thức nào đó của chủ nghĩa tư bản của những người lao động. Sự
phản đối ý tưởng này là, những người lao động sẽ thích đa dạng hóa hơn
là có cả tiền lương và thu nhập tài sản của họ phụ thuộc vào thành tích
của một công ty; họ sẽ khấm khá hơn để “đầu tư” lao động của họ vào
một công ty và vốn của họ vào các công ty khác hay vào trái phiếu chính
phủ hay nhà ở. Lý lẽ đó, về lý thuyết, là đúng. (Nếu) mọi thứ khác là như
nhau, thì có ý nghĩa để đầu tư các tài sản của bạn vào các công ty khác với
công ty nơi bạn được thuê làm. Tuy vậy, hầu hết mọi người hầu như
không sở hữu bất kể tài sản tài chính chút nào, như thế họ để tất cả trứng
của họ vào cùng rổ, dù sao đi nữa—rổ của công ty nơi họ làm việc. Nếu
giả như có nhiều cơ hội cho giai cấp trung lưu để đầu tư vào vốn tài chính,
thì các ESOP có thể là một chiến lược tồi. Nhưng chừng nào có ít cơ hội
để đầu tư các khoản nhỏ sinh lời, các ESOP có ý nghĩa như một bước tới
quyền sở hữu tài sản ít tập trung hơn.42
Thứ ba, một thuế thừa kế hay thuế của cải có thể được dùng như một
phương tiện để làm bằng phẳng sự tiếp cận đến vốn nếu tiền thuế được
dùng để cho mỗi người trưởng thành trẻ một trợ cấp vốn. (Điều này được
Atkinson [2015] và Meade [1964] đề xuất.) Một thuế thừa kế, về nguyên
tắc, có nhiều lợi thế. Nó có ít tác động lên các quyết định về làm việc hay
đầu tư hơn các thuế được đánh trên thu nhập, và nó tiêu biểu cho một
thuế đánh trên của cải (không kiếm được) nhận được của các thế hệ
tương lai. Hơn nữa, sự tồn tại mãi của một giai cấp thượng lưu được làm
cho có thể nhờ khả năng của nó để chuyển, thường miễn-thuế, nhiều tài

48
sản ngang các thế hệ. Như thế, một thuế thừa kế cũng có một vai trò quan
trọng để đóng trong việc làm giảm bất bình đẳng cơ hội.
Là quan trọng để đặt thuế thừa kế vào bên trong một khung khổ trí
tuệ và ý thức hệ. John Rawls, trong sự phân loại của ông về các sự bình
đẳng khác nhau, giới thiệu sự đánh thuế thừa kế như sự bổ sung đầu tiên
(và thấp nhất) cho bình đẳng trước luật (1971, 57). Trong trạng thái bình
đẳng thấp nhất của Rawls, không có ràng buộc pháp lý nào cho người ta
để đạt cùng vị trí trong đời sống. Mức bình đẳng này thỏa mãn nguyên
tắc công lý đầu tiên của Rawls, cụ thể là, tất cả mọi người có cùng quyền
tự do chính trị bất chấp giá trị kinh tế hay xã hội. Đấy là hệ thống quyền
tự do tự nhiên của Rawls, hay “chủ nghĩa tư bản tài năng.” Sau giữa- đến
cuối thế kỷ thứ mười chín ở châu Âu, Nga, và châu Mỹ, và sau sự độc lập
Ấn Độ và cách mạng Trung quốc trong giữa-thế kỷ thứ hai mươi, toàn bộ
thế gới đã bắt đầu hoạt động dưới một hệ thống quyền tự do tự nhiên. Kể
từ đó các nước đã chuyển, theo các mức độ khác nhau, hướng tới thỏa
mãn nguyên tắc công lý thứ hai của Rawls, cụ thể là, bình đẳng cơ hội.
Việc đạt được bình đẳng cơ hội đòi hỏi việc áp dụng các sự sửa chữa
thành phần cho các lợi thế được hưởng bởi những người sinh ra vào các
gia đình “đúng” hay với các khả năng di truyền “đúng”. Sự sửa chữa chẳng
bao giờ có thể trọn vẹn bởi vì nó gồm việc sửa các khác biệt về tài năng
và các lợi thế vô hình được hưởng thụ bởi con cái được sinh vào các gia
đình giàu hơn hay có học hơn. Nhưng những sự sửa chữa đáng kể là có
thể, và chính sách sửa chữa đầu tiên mà Rawls đưa ra là đánh thuế thừa
kế. Việc đó, kết hợp với việc học ở trường miễn phí, đưa chúng ta vào hệ
thống bình đẳng tự do (liberal equality) của Rawls (cái tôi gọi là “chủ
nghĩa tư bản tự do” trong cuốn sách này). Vì thế, thuế thừa kế, mà là đáng
mong muốn tự nó (theo Rawls và những người khác quan tâm về bình
đẳng cơ hội), cũng có thể được dùng để làm giảm sự tập trung của cải nếu
tiền thuế được phân phối cho tất cả các công dân. Như thế nó là một thuế
đáng mong muốn vì hai lý do: bình đẳng hiện thời và bình đẳng cơ hội
tương lai.43
Thật đáng tiếc rằng thuế thừa kế đã giảm bớt trong hầu hết các nền
kinh tế tiên tiến. Thậm chí ở các nước có thuế như vậy và thuế suất cao
(thí dụ, Nhật Bản và Hàn Quốc, với thuế suất biên 50 phần trăm, và Vương
quốc Anh, Pháp, và Hoa Kỳ, với thuế suất biên 40–45 phần trăm), tiền
thuế này đã bị giảm nghiêm trọng bởi vì ngưỡng miễn thuế (tức là, mức
mà dưới đó sự thừa kế không bị đánh thuế) rất cao. Tại Hoa Kỳ ngưỡng
miễn thuế đã là 675.000$ trong năm 2001, nhưng nó được nâng lên 5,49
triệu $ trong năm 2017 (22 triệu $ cho một cặp kết hôn). Caroline Freund

49
(2016, 174) chỉ ra rằng “trong 2001, tiền thuế di sản đã có thể trang trải
chi phí của chương trình phiếu thực phẩm (Mỹ) hơn 14 lần. Trong năm
2011 tiền thuế đã có thể trang trải chỉ hai phần ba chi phí của chương
trình.” Một thuế thừa kế bị yếu đi, bị giảm qua cả ngưỡng miễn thuế tăng
lên và thuế suất biên giảm xuống, không thể làm mấy để hoàn thành vai
trò được dự kiến của nó để làm phẳng sân chơi. Để quay lại sự phân loại
bình đẳng của Rawls, có vẻ rằng nhiều nước có thể quay lui thậm chí về
bình đẳng tự do và quay lại một hệ thống chỉ quyền tự do tự nhiên, một
hệ thống cung cấp bình đẳng trước luật nhưng không bình đẳng cơ hội.

Sự tiếp cận bình đẳng đến cùng chất lượng giáo dục

Sau khi đã thỏa luận làm thế nào để làm ngang bằng các sự thừa hưởng
vốn, bây giờ chúng ta quay sang lao động. Trong một xã hội giàu và được
giáo dục tốt, vấn đề không chỉ để làm cho giáo dục dễ tiếp cận hơn, mà
để làm ngang bằng lợi tức của giáo dục giữa những người được giáo dục
ngang nhau. Bất bình đẳng tiền lương không còn chỉ do các sự khác biệt
về số năm đi học ở trường của các cá nhân (một sự chênh lệch chắc sẽ
được giảm thêm nữa). Ngày nay, bất bình đẳng tiền lương (cho cùng số
năm giáo dục, kinh nghiệm, và các biến khác liên quan) cũng được thúc
đẩy bởi những sự khác biệt thật hay được cảm nhận về chất lượng của
các trường khác nhau. Cách để làm giảm sự bất bình đẳng này là để làm
ngang bằng các tiêu chuẩn dạy giữa các trường. Ở Hoa Kỳ, và ngày càng
ở châu Âu, việc làm vậy đòi hỏi sự cải thiện chất lượng của các trường
công. Việc này có thể đạt được chỉ bằng các khoản đầu tư lớn vào giáo
dục công và bằng sự rút lại vô số lợi thế (kể cả địa vị miễn thuế) được
hưởng bởi các đại học tư và các trường trung học tư, nhiều trong số đó
điều khiển các quyền thừa hưởng (endowments) tài chính khổng lồ.44
Không có việc làm phẳng sân chơi giữa các trường tư và công, một sự chỉ
tăng số năm học ở trường, hay sự nhận một số sinh viên từ các gia đình
giai cấp-trung lưu thấp vào các đại học elite, sẽ không làm giảm bất bình
đẳng về thu nhập lao động hay làm ngang bằng cơ hội.

2.3b Nhà nước Phúc lợi trong Thời đại Toàn cầu hóa
Là chuyện hiển nhiên để nói rằng nhà nước phúc lợi đang dưới áp lực từ
các tác động của toàn cầu hóa và sự di cư. Là hữu ích để hiểu bản chất
của sức ép này nếu chúng ta quay lại nguồn gốc của nhà nước phúc lợi.

50
Như Avner Offer và Daniel Söderberg gần đây đã nhắc nhở chúng ta
trong cuốn sách của họ The Nobel Factor [Nhân tố Nobel] (2016), nền dân
chủ xã hội và nhà nước phúc lợi đã nổi lên từ sự nhận ra rằng tất cả các
cá nhân trải qua các thời kỳ khi họ không kiếm được gì nhưng vẫn có để
tiêu dùng. Việc này áp dụng cho những người trẻ (vì thế có trợ cấp trẻ
em), những người ốm yếu (chăm sóc sức khỏe và trợ cấp ốm đau), những
người bị thương ở nơi làm việc (bảo hiểm tai nạn của những người lao
động), các cha mẹ mới (chế độ nghỉ chăm sóc con), những người mất việc
làm (trợ cấp thất nghiệp), và những người già (lương hưu). Nhà nước
phúc lợi đã được tạo ra để cung cấp các phúc lợi này, được cung cấp dưới
hình thức bảo hiểm, cho những hoàn cảnh không thể tránh được hay rất
phổ biến. Nó đã được xây dựng trên một tính phổ biến giả định của hành
vi, hay, diễn đạt khác đi, tính đồng đều văn hóa và thường sắc tộc. Không
ngẫu nhiên rằng nhà nước phúc lợi nguyên mẫu, được sinh ra trong thế
giới thuần nhất của Thụy Điển các năm 1930, đã có nhiều yếu tố của chủ
nghĩa xã hội dân tộc (không được dùng ở đây theo nghĩa xấu [nazism]).
Ngoài sự phụ thuộc vào hành vi và kinh nghiệm chung, nhà nước phúc
lợi, để là bền vững, đòi hỏi sự tham gia số đông. Bảo hiểm xã hội không
thể được áp dụng cho chỉ các phần nhỏ của lực lượng lao động bởi vì khi
đó nó dẫn một cách tự nhiên đến lựa chọn đối nghịch (adverse selection),
một điểm được minh họa tốt bởi những cuộc cãi cọ ầm ĩ bất tận về độ
phủ chăm sóc sức khỏe ở Hoa Kỳ. Nếu là có thể để chọn ra (opt out-không
tham gia), bất kể ai nghĩ họ có thể không cần đến bảo hiểm (chẳng hạn,
những người giàu, những người chắc không bị thất nghiệp, hay những
người khỏe mạnh) sẽ làm vậy, vì họ không muốn bao cấp “những người
khác.” Một hệ thống dựa chỉ vào “những người khác” là không bền vững
bởi vì cần đến những phí bảo hiểm (premium) khổng lồ. Như thế, nhà
nước phúc lợi có thể hoạt động chỉ khi nó bao phủ tất cả, hay hầu như tất
cả, lực lượng lao động hay tất cả các công dân.
Toàn cầu hóa làm xói mòn những đòi hỏi này. Toàn cầu hóa thương
mại đã dẫn đến một sự giảm sút về phần của giai cấp trung lưu và thu
nhập tương đối của nó trong hầu hết các nước Tây phương. Việc này đã
tạo ra sự phân cực thu nhập: có nhiều người hơn ở hai đầu của phân bố
thu nhập và ít người hơn quanh trung vị.45 Với sự phân cực thu nhập,
những người giàu nhận ra rằng họ khấm khá hơn khi tạo ra các hệ thống
tư nhân riêng của họ bởi vì việc chia sẻ một hệ thống quần chúng với
những người nghèo hơn về thực chất và đối mặt các rủi ro khác (như một
xác suất cao hơn về thất nghiệp hay về các bệnh nào đó) sẽ dẫn đến
những sự chuyển giao thu nhập khá lớn từ những người giàu. Các hệ

51
thống tư nhân cũng cung cấp chất lượng tốt hơn cho những người giàu
(trên đơn vị chi phí) bởi vì chúng cho phép tiết kiệm cho những kiểu rủi
ro mà những người giàu không đối mặt. Nếu rất ít trong số những người
giàu hút thuốc lá hay béo phì, họ không có một khuyến khích để trả cho
sự chăm sóc sức khỏe của những người hút thuốc lá hay béo phì. Điều
này dẫn đến một hệ thống phân lập xã hội, được phản ánh trong tầm quan
trọng tăng lên của các sơ đồ chăm sóc sức khỏe tư nhân, giáo dục tư, và
hưu trí tư.46 Một khi các hệ thống tư này được tạo ra, những người giàu
càng không sẵn sàng đóng thuế cao bởi vì họ được lợi ít từ chúng. Việc
này đến lượt dẫn đến sự xói mòn của cơ sở thuế. Điểm mấu chốt là một
xã hội rất bất bình đẳng, hay bị phân cực, không thể dễ dàng duy trì một
nhà nước phúc lợi rộng rãi.
Sự di cư và nhà nước phúc lợi
Sự di cư kinh tế, một khía cạnh khác của toàn cầu hóa, mà hầu hết các xã
hội giàu đã bị phơi ra trong năm mươi năm qua—vài trong số chúng,
nhất là ở châu Âu, lần đầu tiên từ trước đến nay—cũng cắt bớt sự ủng hộ
cho nhà nước phúc lợi. Điều này xảy ra qua sự bao gồm những người với
các chuẩn mực xã hội, hành vi, hay kinh nghiệm vòng đời mà là khác, hay
được cảm nhận là khác vào hệ thống xã hội. Những người bản xứ và
những người di cư có thể bày tỏ hành vi khác nhau và có các sở thích
khác nhau; một khoảng cách (gap) tương tự cũng có thể có giữa các nhóm
sinh-bản xứ khác nhau. Tại Hoa Kỳ, một sự thiếu “sự đồng cảm” được
cảm nhận giữa đa số da trắng và những người Mỹ gốc Phi đã làm cho nhà
nước phúc lợi Mỹ nhỏ hơn các nhà nước Âu châu tương ứng của nó
(Kristov, Lindert, and McClelland 1992). Cùng quá trình bây gờ đang xảy
ra ở châu Âu, nơi các nhóm biệt lập lớn của những người di cư đã không
được đồng hóa và dân cư bản xứ tin rằng những người di cư nhận được
một phần không công bằng của các phúc lợi. Sự thực rằng những người
bản xứ cảm thấy một sự thiếu đồng cảm không cần được hiểu như sự kỳ
thị. Đôi khi sự kỳ thị quả thực có thể là một nhân tố, nhưng điều này
thường cũng có thể dựa vào bằng chứng mà người ta chắc không có khả
năng để trải nghiệm các sự kiện vòng đời có cùng bản chất hay tần số
như những người khác, và như một kết quả người ta không sẵn sàng
đóng góp cho bảo hiểm chống lại các sự kiện như vậy. Ở Hoa Kỳ, sự thực
rằng người Mỹ gốc Phi chắc có khả năng hơn là người thất nghiệp hay bị
bỏ tù có lẽ đã dẫn những người da trắng để ủng hộ trợ cấp thất nghiệp ít
hào phóng hơn và một hệ thống nhà tù thường rối loạn chức năng. Tương
tự, sự thực rằng người di cư chắc có khả năng có nhiều con hơn người
bản xứ có thể dẫn đến sự cắt xén trợ cấp trẻ em ở châu Âu. Trong bất kể

52
trường hợp nào, sự khác biệt về các kinh nghiệm cuộc sống được kỳ vọng
làm xói mòn tính đồng đều cần cho một nhà nước phúc lợi bền vững.
Ngoài ra, trong thời đại toàn cầu hóa, các nhà nước phúc lợi phát triển
hơn có thể trải nghiệm tác động tai ác thu hút người di cư ít có kỹ năng
hay tham vọng. Các thứ khác ngang nhau, quyết định của một người về
di cư đến đâu sẽ phụ thuộc vào thu nhập kỳ vọng trong một nước versus
nước khác. Về nguyên tắc, điều đó sẽ ủng hộ việc đến các nước giàu hơn.
Nhưng chúng ta cũng phải xem xét quan điểm của những người di cư về
họ có thể kỳ vọng kết thúc ở đâu trong phân bố thu nhập của nước tiếp
nhận. Nếu một người di cư kỳ vọng ở trong phần thấp hơn của phân bố
thu nhập, có lẽ bởi thiếu kỹ năng hay tham vọng, thì một nước bình quân
chủ nghĩa hơn với một nhà nước phúc lợi lớn hơn sẽ là hấp dẫn hơn. Một
người di cư kỳ vọng đạt đầu cao hơn của phân bố thu nhập của nước tiếp
nhận sẽ có tính toán ngược lại. Vì thế có lựa chọn nghịch giữa những
người di cư chọn các nhà nước phúc lợi phát triển hơn.
Hình 2.6 cho thấy về mặt kinh nghiệm sự bình đẳng thu nhập sẽ có giá
trị như thế nào cho những người di cư phụ thuộc vào họ kỳ vọng ở đâu
trong phân bố thu nhập của nước tiếp nhận, dựa vào các tính toán được
tiến hành cho 118 nước trong năm 2008 (Milanovic 2015). Các kết quả
trong hình phải được diễn giải như sau. Nếu những người di cư là những
người bi quan hay có kỹ năng-thấp và kỳ vọng là ở giữa 5 phần trăm
nghèo nhất (ventile [phân vị 20] nghèo nhất) trong nước tiếp nhận, thì
thu nhập của họ cũng sẽ như vậy nếu họ chọn một nước mà là 8 phần
trăm nghèo hơn về mặt GDP trên đầu người nhưng với 1 điểm Gini thấp
hơn về bất bình đẳng như sẽ là nếu họ đi đến một nước giàu hơn nhưng
bất bình đẳng hơn. Điều này được cho thấy ở điểm A. Cho ventile thứ hai
trong Hình 2.6, sự bình đẳng lớn hơn sẽ có giá trị ít hơn một chút—
khoảng 5 phần trăm thu nhập—và vân vân. Tuy vậy, những người di cư
mà kỳ vọng kết thúc ở, hay bên trên, ventile thứ mười sáu trong nước
tiếp nhận, sẽ thích các nước bất bình đẳng hơn, vì từ điểm đó họ được lợi
từ sự bất bình đẳng. Đối với những người di cư lạc quan hay có kỹ năng
cao như vậy bất bình đẳng là một lợi thế, và họ có thể sẵn sàng chấp nhận
di cư sang một nước nghèo hơn với điều kiện nó là bất bình đẳng hơn.
Những người di cư như vậy có thể thích di cư đến, chẳng hạn, Colombia
hơn là đến Thụy Điển, cho dù Colombia là nghèo hơn. Vì họ kỳ vọng để
trườn lên trên phân bố thu nhập của nước tiếp nhận, họ sẽ gắn bó với
tầm quan trọng lớn hơn của sự bất bình đẳng của một nước hơn là với
thu nhập trung bình của nó. Điều ngược lại, như chúng ta đã thấy, là đúng
cho những người di cư bi quan hay có kỹ năng thấp được kỳ vọng ở phần

53
thấp của phân bố thu nhập của nước tiếp nhận: họ sẽ có khuynh hướng
chọn các nước bình đẳng hơn. Vì lý do đó, có thể có sự lựa chọn nghịch
của những người di cư bi quan chuyển đến các nước với các mạng lưới
anh sinh xã hội phát triển hơn. Nếu những người di cư bi quan hơn quả
thực cũng hầu như là ít có tham vọng hay ít kỹ năng hơn, thì các nước
giàu với các hệ thống phúc lợi xã hội rộng sẽ có khuynh hướng thu hút
các loại người di cư “sai” này.47 Sự tồn tại của một động học lựa chọn
nghịch như vậy được chứng minh bằng tư liệu bởi Akcigit, Baslandze,
and Stantcheva (2015), những người cho thấy rằng các nhà đầu tư (mà
có thể được cho là hết sức có kỹ năng hay hết sức tham vọng) có khuynh
hướng di cư từ các quyền tài phán thuế cao sang các quyền tài phán thuế-
thấp, tức là, tới những chỗ với một nhà nước phúc lợi ít phát triển hơn.
Borjas (1987) đã tìm thấy cùng kết quả cho Hoa Kỳ về các nước xuất xứ
của những người di cư: những người di cư đến từ các nước bình đẳng về
kinh tế hơn Hoa Kỳ có khuynh hướng có kỹ năng hơn.

HÌNH 2.6. Sự đánh đổi giữa bình đẳng thu nhập và thu nhập trung bình của nước tiếp
nhận khi những người di cư đối mặt
Đồ thị cho thấy một nước với một phân bố thu nhập bình đẳng hơn (Gini thấp hơn) (nếu một
người di cư kỳ vọng ở trong các phần thấp hơn của phân bố thu nhập của nước tiếp nhận), hay
nước bất bình đẳng hơn (Gini cao hơn) (nếu một người di cư kỳ vọng ở trong các phần cao hơn
của phân bố thu nhập của nước tiếp nhận) đáng giá bao nhiêu cho một người di cư, bằng tỷ lệ
phần trăm của thu nhập trung bình nước tiếp nhận. Nói cách khác, cho những người di cư mà kỳ
vọng kết thúc ở trong ventile thứ nhất qua thứ mười sáu của phân bố thu nhập của nước tiếp
nhận, có thể là tốt hơn để chuyển đến một nước nghèo hơn có bất bình đẳng thu nhập ít hơn (ví
dụ, Thụy Điển), hơn là tới một nước giàu hơn (chẳng hạn, Hoa Kỳ) mà là bất bình đẳng hơn. Điều
ngược lại có hiệu lực cho những người di cư kỳ vọng kết thúc trong bốn ventiles trên đỉnh của
phân bố thu nhập của nước tiếp nhận. Nguồn dữ liệu: Được tính lại từ Milanovic (2015).

54
Các nước đối mặt với các vấn đề tồi nhất sẽ là các nước với cả các hệ
thống phúc lợi xã hội phát triển-tốt và tính di động-thu nhập thấp. Những
người di cư đến các nước như vậy có thể không kỳ vọng con cái của họ
leo lên chiếc thang thu nhập. Trong một vòng phản hồi hủy diệt, các nước
như vậy sẽ thu hút những người di cư có kỹ năng ít nhất hay có tham
vọng ít nhất, và một khi họ tạo ra một giai cấp hạ lưu, tính di động hướng
lên của con cái của họ sẽ bị hạn chế. Một hệ thống như vậy hoạt động
giống một lời tiên tri tự-hoàn thành: nó thu hút ngày càng nhiều người di
cư không có kỹ năng, thất bại để đồng hóa. Dân cư bản xứ sẽ có khuynh
hướng xem những người di cư này như thiếu kỹ năng và tham vọng (mà,
như tôi vừa lập luận, có thể là đúng) và vì thế như “những người khác.”
Đồng thời, sự thất bại để được chấp nhận như một thành viên ngang bằng
của cộng đồng sẽ được những người di cư xem như sự xác nhận các thành
kiến chống-người di cư của những người bản xứ, hay, còn tồi hơn, như
sự kỳ thị tôn giáo hay sắc tộc.
Như thế, các nhà nước phúc lợi lớn đối mặt hai kiểu lựa chọn nghịch,
mà tăng cường lẫn nhau. Về mặt trong nước, sự phân cực giữa những
người nghèo và người giàu khuyến khích sự cung cấp tư của các dịch vụ
xã hội và dẫn những người giàu đến không tham gia vào các dịch vụ do
chính phủ-cung cấp. Việc này để lại trong hệ thống chỉ những người mà
phí (bảo hiểm) có thể là cao không có khả năng chi trả, và nhiều trong số
họ có thể bỏ hệ thống hoàn toàn. Về mặt quốc tế, sự lựa chọn nghịch hoạt
động bằng việc mang lại những người di cư kỹ năng-thấp—một quá trình
dẫn đến sự không tham gia của những người sinh-bản xứ.
Không có giải pháp dễ cho vòng luẩn quẩn (vicious circle) đối mặt với
các nhà nước phúc lợi phát triển trong một thời đại toàn cầu hóa. Tuy
vậy, hai sáng kiến chính sẽ tạo ra một sự khác biệt quan trọng:
1. Sự theo đuổi các chính sách mà sẽ dẫn theo hướng làm
ngang bằng các sự thừa hưởng (endowment), sao cho sự
đánh thuế thu nhập hiện thời có thể được giảm và quy mô của
nhà nước phúc lợi được hạ xuống (như được thảo luận trong
Tiết đoạn 2.3a).
2. Một sự thay đổi cơ bản về bản chất của sự di cư, sao cho nó
giống nhiều hơn với sự di chuyển tạm thời của lao động mà
không đến với sự tiếp cận tự động tới tư cách công dân và tới
toàn bộ gam màu của các trợ cấp phúc lợi (được thảo luận
thêm nữa trong Chương 4).

55
2.4 Giai cấp Thượng lưu Tự-Duy trì?
Sự hình thành của một giai cấp thượng lưu lâu bền là không thể trừ phi
giai cấp đó sử dụng sự kiểm soát chính trị. Chỉ chính trị, được dùng cho
mục đích đó, có thể bảo đảm rằng giai cấp thượng lưu ở lại trên đỉnh.

Về nguyên tắc, điều này phải là không thể trong một nền dân chủ;
quyền để bỏ phiếu thuộc về tất cả mọi người, và đa số người dân có một
lợi ích trong việc bảo đảm rằng những người hùng mạnh và giàu không
giữ lại địa vị của họ mãi mãi. Tuy vậy, rất nhiều bằng chứng chứng minh
một cách thuyết phục rằng những người giàu ở Hoa Kỳ sử dụng một ảnh
hưởng không cân xứng lên chính trị. Nhà khoa học chính trị Martin Gilens
(2012, 2015), Benjamin Page (với Gilens, 2014), và Christopher Achen
and Larry Bartels (2017), lần đầu tiên trong lịch sử, đã cung cấp sự xác
nhận rằng những người giàu có nhiều ảnh hưởng chính trị hơn và rằng
hệ thống chính trị đã chuyển từ việc là một nền dân chủ sang việc là một
chế độ đầu sỏ (oligarchy)—một hệ thống nơi, để dùng định nghĩa của
Aristotle, “sự chiếm hữu quyền lực chính trị là do sự chiếm hữu quyền
lực kinh tế hay của cải.”48 Thí dụ, Gilens (2015) thấy rằng các thành viên
của Quốc hội Hoa Kỳ chắc có khả năng hơn nhiều để thảo luận và bỏ phiếu
về các vấn đề là lợi ích của những người giàu hơn các vấn đề là quan trọng
chỉ cho giai cấp trung lưu và những người nghèo.49 Gilens kết luận rằng
các vấn đề giai cấp-trung lưu có một cơ hội để được xem xét chỉ khi chúng
trùng với cái những người giàu quan tâm đến.
Những phát hiện này là đáng chú ý không chỉ cho sức mạnh kinh
nghiệm và các ngụ ý chính trị của chúng mà cũng bởi vì chúng áp dụng
cho một trong các nền dân chủ được củng cố nhất trên thế giới, nơi, hơn
nữa, giai cấp trung lưu đã được xem về mặt truyền thống như đóng một
vai trò then chốt trong cả chính trị và kinh tế. Nếu giai cấp trung lưu trong
ngay cả xã hội ủng hộ–giai cấp-trung lưu nhất trên thế giới (chí ít về mặt
diễn ngôn ý thức hệ) có quyền lực chính trị chỉ khi nó giữ các ý kiến được
những người giàu chia sẻ, thì các giai cấp trung lưu và những người
nghèo trong phần còn lại của thế giới chắc có khả năng thậm chí ít xác
đáng hơn về mặt chính trị.
Nhưng những người giàu kiểm soát quá trình chính trị như thế nào
trong một nền dân chủ? Điều này là không dễ để giải thích, không chỉ bởi
vì về mặt pháp lý những người giàu không phải là một nhóm tách biệt với
các quyền đặc biệt, mà cũng bởi vì các chính trị gia trong các nền dân chủ
hiện đại không được chọn tự động từ các tầng lớp có đặc quyền của dân

56
cư. Người ta có thể cho rằng trong quá khứ dưới các điều kiện chỉ gần
quyền bầu cử đầy đủ, giai cấp chính trị đến chủ yếu từ những người giàu,
mà sẽ ngụ ý một sự tương đồng nào đó về các quan điểm, các lợi ích
chung, và sự hiểu lẫn nhau giữa các chính trị gia và phần còn lại của
những người giàu. Nhưng điều này không là thế trong các nền dân chủ
ngày nay: các chính trị gia đến từ các giai cấp và bối cảnh xã hội khác
nhau, và nhiều trong số họ chia sẻ rất ít về mặt xã hội học, nếu có, với
những người giàu. Bill Clinton và Barack Obama ở Hoa Kỳ, và Margaret
Thatcher và John Major ở Vương quốc Anh, tất cả đều đến từ bối cảnh
xuất thân khiêm tốn nhưng đã ủng hộ khá hiệu quả các lợi ích của 1 phần
trăm trên đỉnh.

Chính trị bị 1 phần trăm trên đỉnh kiểm soát

Thế thì ảnh hưởng của những người giàu đến từ đâu? Câu trả lời là khá
rõ: qua việc tài trợ các đảng chính trị và các cuộc vận động bầu cử. Hoa
Kỳ là ví dụ điển hình, nhờ khả năng của các thực thể đoàn thể để tài trợ
các chính trị gia và sự hầu như vắng mặt của các hạn chế về sự đóng góp
(tiền) tư nhân. Việc này dẫn đến một sự tập trung cực kỳ cao của sự đóng
góp chính trị từ những người ở chính đỉnh của phân bố thu nhập hay
phân bố của cải: trong năm 2016, 1 phần trăm trên đỉnh của 1 phần trăm
trên đỉnh (đấy không phải là một lỗi chính tả) đã đóng góp 40 phần trăm
tổng các khoản đóng góp vận động.50 Thực ra, sự phân bố các khoản đóng
góp chính trị thậm chí còn tập trung hơn phân bố của cải.51 Nếu chúng ta
xem xét sự đóng góp chính trị như một khoản chi tiêu, không nghi ngờ gì
nó là một trong những khoản chi tiêu hạn chế nhất ở những người giàu,
theo cùng hướng như các chi tiêu về các du thuyền xa hoa (yacht) và các
xe thể thao.

Phát hiện này không phải là mới trừ về các lượng tiền cần để ảnh
hưởng tới các cuộc bầu cử và sự lan tràn khắp của nó. Trong tiểu luận
năm 1861 của ông “Về Chính phủ Đại diện,” John Stuart Mill đã viết: “Đã
chưa từng có, giữa các nhà chính trị, bất kể cố gắng thật và nghiêm túc
nào để ngăn chặn sự hối lộ, bởi vì đã không có mong muốn thật nào rằng
các cuộc bầu cử sẽ không tốn kém. Sự tốn kém của chúng là một lợi thế
cho những người có thể có đủ khả năng chi trả, bằng việc loại trừ vô số
đối thủ cạnh tranh” (Mill 1975, 316). Vấn đề không hạn chế ở Hoa Kỳ; nó
cũng có ở Đức và Pháp, nơi về nguyên tắc chi tiêu vận động bị kiểm soát
nhiều hơn (Schäfer 2017; Bekkouche and Cagé 2018). Có lẽ nó còn thậm
chí nghiêm trọng hơn ở nhiều nền dân chủ non trẻ, nơi các quy tắc tài trợ

57
chính trị còn ít rõ ràng hơn và thường không được thực thi. Hầu hết các
vụ bê bối chính trị gần đây ở châu Âu (dính líu đến Helmuth Kohl, Nicolas
Sarkozy, và Silvio Berlusconi, chẳng hạn) đã liên hệ không đến sự tham
nhũng cá nhân, đến sự tham nhũng có động cơ thúc đẩy về mặt chính trị
trong đó các chính trị gia bị cáo buộc, và trong một số trường hợp bị kết
án, về việc nhận tiền một cách bất hợp pháp và sử dụng nó cho các cuộc
vận động chính trị. Vấn đề đã đạt các tỷ lệ khổng lồ ở Ấn Độ, nơi các khoản
biếu dưới gầm bàn to lớn là phổ biến, và các ứng viên lấy một số tiền cho
bản thân họ và một số cho đảng của họ (Crabtree 2018). Ở đông và nam
châu Âu, có một sự không cân đối rành rành giữa lượng tiền cần để tiến
hành các cuộc vận động (để chi trả cho các nhà thăm dò dư luận và các
nhà hoạt động và để chạy quảng cáo trong các tờ báo, media điện tử, và
TV) và lượng tiền được báo cáo như đã nhận được từ các nguồn hợp
pháp. Vấn đề này nói chung được cho qua trong im lặng và bị bỏ qua:
những người thắng đã không được hỏi họ đã thắng các cuộc bầu cử thế
nào, và những kẻ thua biết rằng cùng các câu hỏi có thể được hỏi về tài
chính riêng của họ.
Vấn đề tiếp theo là để hỏi liệu những người giàu có nhận được giá trị
cho các khoản đóng góp tiền của họ. Các chính trị gia có làm những gì
những người giàu muốn? Sớm hơn trong tiết đoạn này, tôi đã nhắc đến
bằng chứng kinh nghiệm cho thấy rằng các chính trị gia có chú ý nhiều
hơn đến các vấn đề là quan trọng cho những người giàu. Nhưng kinh tế
học cũng cung cấp sự thấu hiểu phương pháp luận về điểm này. Có lẽ là
kỳ quặc rằng câu hỏi này cần được hỏi chút nào, vì câu trả lời là hiển
nhiên đến thế nào: là tương đương để hỏi liệu những người giàu có thực
sự thích các căn nhà to họ mua. Sự thực rằng không ai tiêu tiền mà không
kỳ vọng nhận được cái gì đó đổi lại, dù nó là tính hữu dụng từ việc sở hữu
một căn nhà lớn hay chính sách thuế có lợi từ các chính trị gia. Để cho
rằng những người giàu biếu tiền cho các cuộc vận động chính trị mà
không kỳ vọng bất kể sự ưu ái nào đổi lại là không chỉ hoàn toàn trái
ngược với hành vi bình thường của những người giàu (hầu hết trong số
họ đã trở nên giàu bằng việc bòn rút thặng dư tối đa từ các nhân viên, các
nhà cung cấp, và các khách hàng); nó đi ngược với lẽ thường và sự hiểu
biết của chúng ta về bản chất con người. Chỉ các chính trị gia có thể nói
công khai những thứ phi logic như vậy, như chẳng hạn Hillary Clinton, bà
đã giả vờ bị bị bất ngờ rằng người ta có thể nghĩ rằng ngân hàng Goldman
Sachs có thể kỳ vọng cái gì đó đổi lại cho việc biếu các lượng tiền đáng kể
cho cuộc vận động của bà.52 Chúng ta chỉ có thể tin tuyên bố của Hillary
Clinton chỉ nếu chúng ta sẵn sàng để tin rằng các nhà tài trợ giàu, như

58
một giai cấp, tạm thời mất trí của họ vào các khoảng thời gian đều đặn
hai năm hay bốn năm. Nói cách khác, những người giàu (giống bất kể ai
khác) chờ đợi một sự trả lại tiền của họ, dù nó là tài trợ trái phiếu hay các
đóng góp vận động; nó đơn giản là một phần của hành vi thông thường.53
Thắt nút trên quyền lực và của cải
Cái những người giàu mua bằng các khoản tiền đóng góp chính trị là các
chính sách kinh tế có lợi cho họ: thuế thấp hơn trên thu nhập cao, các
khoản khấu trừ thuế lớn hơn, lời vốn cao hơn nhờ cắt giảm thuế cho khu
vực công ty, ít quy định hơn, và vân vân. Các chính sách này đến lượt làm
tăng likelihood (khả năng) rằng những người giàu sẽ vẫn ở trên đỉnh.
Đấy là liên kết cuối cùng trong chuỗi chạy từ phần cao hơn của vốn trong
thu nhập ròng đến sự tạo ra một giai cấp thượng lưu vĩnh cửu, hay chí ít
lâu bền trong chủ nghĩa tư bản tài năng tự do. Không có liên kết đó trong
chuỗi xích, giai cấp thượng lưu sẽ vẫn hưởng gió xuôi rất mạnh giúp họ
duy trì vị trí của họ, nhưng với việc làm khít liên kết chính trị trong chuỗi
xích thì vị trí của họ trở nên gần như không thể bị tấn công. Vòng tròn
khép lại. Như thế sự kiểm soát chính trị là một thành phần không thể
thiếu được cho sự tồn tại của một giai cấp thượng lưu lâu bền, một điểm
mà với nó tiết đoạn này bắt đầu.
Giới elite thích giáo dục đắt đỏ bởi vì nó củng cố quyền lực của họ
Nhưng chúng ta sẽ cẩu thả để xem giai cấp thượng lưu tư bản chủ nghĩa
mới như một bản sao y hệt của giai cấp cũ. Các thành viên của nó khác về
nhiều cách mà tôi đã thảo luận rồi: họ được giáo dục tốt hơn, họ làm việc
siêng năng hơn và nhận được một phần lớn hơn của thu nhập của họ từ
lao động, và họ có khuynh hướng kết hôn lẫn nhau. Họ cũng chú ý hơn
nhiều đến giáo dục của con cái họ. Giai cấp thượng lưu “tư bản chủ nghĩa
mới” thiết tha để bảo đảm rằng các tài sản của họ, cùng với các lợi thế vô
hình đa dạng, như các mối quan hệ và sự giáo dục tốt nhất mà tiền có thể
mua, được chuyển cho con cái của họ. Vai trò của giáo dục tư đắt đỏ, trong
khung cảnh này, có thể được xem dưới một ánh sáng hoàn toàn mới. Chi
phí của giáo dục tư bậc cao, mà đã tăng lên nhiều lần nhanh hơn chi phí
sinh hoạt chung hay thu nhập thực tế của các hộ gia đình ở Hoa Kỳ, làm
cho rất khó cho các gia đình giai cấp-trung lưu để có đủ khả năng giáo
dục con cái của họ.54 Trong ba mươi tám đại học đỉnh Hoa Kỳ, nhiều sinh
viên đến từ các gia đình trong 1 phần trăm trên đỉnh hơn từ toàn bộ 60
phần trăm dưới đáy của phân bố thu nhập.55 Giả sử rằng số con trên gia
đình là xấp xỉ bằng nhau trong các gia đình giàu và nghèo, điều đó có
nghĩa rằng cơ hội để học ở các trường tốt nhất cho trẻ em sinh trong các

59
gia đình rất giàu là khoảng sáu mươi lần lớn hơn cơ hội của trẻ em sinh
không chỉ trong các gia đình nghèo, mà cả trong các gia đình giai cấp-
trung lưu.56 “Những sự nhập học thừa tự (legacy admission)” (các sinh
viên được chấp nhận bởi vì một trong các họ hàng của họ đã học ở cùng
trường) chiếm giữa một-phần mười và một phần-tư của các sinh viên
trong cao đẳng và đại học top một trăm (Levy and Tyre 2018).
Ngoài ra, vì trong hệ thống giáo dục Mỹ bậc cao việc được nhận vào
một đại học là có giá trị như việc tốt nghiệp từ nó, cố gắng chủ yếu của
cha mẹ và con cái được hướng tới sự nhận vào đại học—và đấy chính xác
là nơi những người giàu hưởng các lợi thế to lớn.57 Đấy cũng là nơi giáo
dục trung học tư và, xuống thêm theo chuỗi xích, giáo dục tiểu học tư và
thậm chí nhà trẻ tư, là quan trọng, vì chúng là các đường dẫn tới các cao
đẳng và đại học tinh hoa. Như thế là lầm lạc để đơn giản so sánh chi phí
của các đại học đỉnh với, chẳng hạn, chi phí của các đại học bang. Ta phải
xem xét chênh lệch chi phí tư-công suốt thời kỳ giáo dục của một đứa trẻ,
một thời kỳ khoảng mười bốn đến mười sáu năm trước đại học. Một khi
một sự đầu tư như vậy thành công bằng việc đảm bảo sự nhận vào học,
sự thực rằng các sinh viên được nhận vào hầu như luôn luôn tốt nghiệp
có nghĩa rằng con cái của những người giàu mà trong một môi trường
cạnh tranh hơn sẽ chẳng bao giờ tốt nghiệp không có nhiều để lo.58 Đối
với George W. Bush, để lấy một ví dụ, việc vào được Yale đã là tất cả cái
quan trọng, và gia đình ông đã đảm bảo điều đó xảy ra. Một khi đã ở đó,
ông đã chỉ cần một nỗ lực chiếu lệ và tránh gây ra một vụ bê bối khổng lồ
hay sự bỏ học.59
Chi phí cao của giáo dục, kết hợp với chất lượng giáo dục thực tế hay
cảm nhận của các trường có địa vị cao nào đó, thực hiện hai chức năng:
nó làm cho không thể cho những người khác để cạnh tranh với những
người giữ của cải chóp bu, những người độc quyền hóa giáo dục đỉnh cao,
và nó gửi một tín hiệu mạnh rằng những người đã học tại các trường như
vậy không chỉ là từ các gia đình giàu có mà phải là ưu việt về trí tuệ.60
Lưu ý rằng cả hai nhân tố này (chi phí cao và mức giáo dục cao) là cần
thiết. Nếu giả như chi phí là ít hơn, sự cạnh tranh đối mặt với con cái của
cha mẹ giàu có sẽ gay go hơn nhiều. Và nếu giả như chất lượng của các
trường như vậy được xem là tồi, chúng có thể bị dán nhãn như trang phục
mà chỉ cung cấp sự hợp pháp hóa nghề nghiệp cho con cái của những
người giàu nhưng không đặc biệt được quý trọng trong thế giới thực.
Nhưng bởi vì các trường này đồng thời là đắt đỏ (như thế làm giảm cạnh
tranh) và tốt (báo hiệu tính ưu việt trí tuệ), những người giàu có khả năng

60
để tránh cả hai vấn đề này. Các lợi thế xuất hiện không chỉ về phần
thưởng giáo dục tăng lên cho những người với bằng đại học hay sau đại
học mà cả về những sự khác biệt tăng lên giữa những người tốt nghiệp
có cùng số năm giáo dục. Mười năm sau khi bắt đầu đại học, thập phân vị
đỉnh của những người kiếm tiền từ tất cả các đại học đã có một lương
trung vị 68.000$, trong khi những người tốt nghiệp từ mười đại học đỉnh
đã có một lương trung vị 220.000$ (Stewart 2018, 22).
Đấy là vì sao chúng ta kỳ vọng rằng nếu không có gì đột ngột được làm
để cải thiện chất lượng tương đối của giáo dục công và để làm ngang bằng
cơ hội tiếp cận đến các trường đỉnh, thì tình trạng hiện thời ở Hoa Kỳ sẽ
trở nên thậm chí cực đoan hơn và sẽ lan ra nhiều nước hơn. Mặc dù vẫn
ở giai đoạn đầu, cùng quá trình bắt đầu xảy ra ở các nước Âu châu mà về
mặt lịch sử đã có các hệ thống giáo dục công mạnh.
Khi những người giàu nhận ra các lợi thế của giáo dục tư đắt đỏ, sự
sẵn sàng của họ để trả học phí cao cho phép các trường đó thu hút các
giáo sư giỏi nhất và dần dần moi ruột hệ thống công lấy các giáo viên giỏi
nhất và các trẻ em từ các gia đình giàu có của nó. Hơn nữa, khi những
người giàu tiếp tục tách mình ra, sự sẵn sàng của họ để đóng thuế cho
giáo dục công giảm bớt. Kết quả cuối cùng là một hệ thống giáo dục bị
chia đôi mà lặp lại phân bố của cải: một nhóm nhỏ của các trường đỉnh
phục vụ những người giàu, và một nhóm lớn của các trường xoàng mở ra
cho tất cả những người khác.
Các thành viên của giai cấp chóp bu như thế có khả năng chuyển các
lợi thế của họ cho thế hệ tiếp theo. Con cái họ, ngoài việc nhận được tiền
trong khi cha mẹ chúng còn sống, thừa kế của cải, và được lợi từ vốn xã
hội của cha mẹ chúng, cũng có được một lợi thế khởi nghiệp khổng lồ về
giáo dục xuất sắc bắt đầu với các trường tư trước-nhà trẻ và kết thúc với
các bằng cao học. Trong bài phát biểu lễ phát bằng tốt nghiệp 2015 của
ông tại Trường Luật Yale, Daniel Markovits đã ước lượng sự đầu tư giáo
dục thêm mà con cái của những người giàu nhận được (khi so với các
khoản đầu tư từ giai cấp trung lưu) là tương đương với một khoản thừa
kế giữa 5 triệu và 10 triệu $. Ông kết luận rằng “con cái từ các hộ gia đình
nghèo hay thậm chí giai cấp trung lưu có lẽ không thể cạnh tranh … với
những người mà đã hấp thụ sự đầu tư to lớn, kéo dài, có kế hoạch, và
được tập luyện này, từ khi sinh, hay thậm chí từ trong dạ con.” Các chủ
sử dụng lao động không thiên vị, nếu họ tham vấn chỉ lợi ích riêng của
họ, sẽ có tất cả lý do trên thế giới để trao các việc làm tốt hơn cho nhóm
có đặc ân này. Như trong nhiều trường hợp khác, sự tồn tại đồng thời của

61
hai cân bằng, một cho những người giàu, ở mức cao, và một cân bằng
khác cho giai cấp trung lưu, ở mức thấp, tạo ra các lực củng cố cân bằng
kép này và làm cho việc đảo ngược nó khó khăn hơn.

Của cải được thừa kế

Hãy kết thúc với của cải được thừa kế. Để thấy tầm quan trọng của một
mình sự thừa kế tài chính, hãy xem xét một tính toán được tiến hành cho
Pháp nhưng có lẽ thậm chí còn mạnh hơn cho các nước với bất bình đẳng
của cải cao hơn, như Hoa Kỳ. Trong Tư bản trong Thế kỷ thứ Hai mươi
mốt, Piketty (2014, 377–429) hỏi câu hỏi hai-phần sau đây: Bao nhiêu
tổng của cải được thừa kế hàng năm, và tỷ lệ phần trăm nào của dân cư
trong một năm cho trước kiếm được giá trị của cải thừa kế lớn hơn thu
nhập kiếm được suốt đời được vốn hóa của một người lao động trung
bình trong nửa thấp hơn của phân bố tiền lương (được gọi ở đây vì sự
đơn giản là “người lao động trung vị”). Câu hỏi là quan trọng bởi vì tỷ lệ
phần trăm của dân cư nhận được một khoản [thừa kế] như vậy càng cao,
thì—mọi thứ khác là như nhau—phần của những người sống bằng lợi
tức (rentier) sẽ càng lớn. Nhưng cho dù vấn đề không phải là phần của
các rentier—những người khao khát để là nhiều hơn chỉ những người
cắt-phiếu [lấy lãi] (coupon-clipper)—con số càng cao thì lợi thế của
những người giàu càng lớn. Công thức cho của cải được thừa kế như phần
của GDP là μmβ, nơi μ = của cải của người qua đời so với của cải của
người sống, m = tỷ lệ tử vong hàng năm, và β = tỷ lệ của cải-sản lượng
(wealth-output ratio) của nước đó. Bây giờ (như chúng ta đã thấy ở
trước) khi các nước trở nên giàu hơn β của chúng tăng lên; cũng vì người
dân sống lâu hơn, của cải của những người đã chết có khuynh hướng cao
hơn của cải trung bình trên người trưởng thành rất nhiều (bởi vì người
dân tích lũy nhiều của cải hơn khi họ già đi). Cả hai biến này vì thế theo
thời gian sẽ có khuynh hướng làm tăng luồng thừa kế như một phần của
thu nhập quốc gia. Ở Pháp, tỷ lệ thừa kế trên GDP hiện thời là khoảng 15
phần trăm của thu nhập quốc gia (Piketty 2014, fig. 11.1). Và tỷ lệ phần
trăm nào của dân cư Pháp nhận được thừa kế bằng hay lớn hơn thu nhập
kiếm được suốt đời được vốn hóa của người lao động trung vị? Giữa 12
và 15 phần trăm. Nhóm người này có thể sống với tiêu chuẩn sống của
một người lao động trung vị trong suốt đời họ mà không làm việc thậm
chí một ngày. Trong các nước có bất bình đẳng-của cải hơn thì tỷ lệ phần
trăm chắc là lớn hơn, chủ yếu bởi vì một giá trị cao hơn của μ. Và ngay cả
khi chúng ta điều chỉnh cho sự thực rằng trong mỗi nước bất bình đẳng-
của cải, nơi phân bố của các khoản thừa kế bị lệch mạnh theo hướng

62
những người giàu có, tỷ lệ phần trăm của các khoản thừa kế rất cao (tức
là, các khoản mà giá trị của chúng vượt thu nhập kiếm được suốt đời
được vốn hóa của người lao động trung vị) có thể là nhỏ hơn, vẫn đúng
rằng một phần quan trọng của dân cư sẽ có được một lợi thế to lớn so
với những người thừa kế không gì cả hay rất ít.61

Giai cấp thượng lưu là mở thế nào cho những người ngoài?

Một trong những đặc trưng của giai cấp thượng lưu dưới chủ nghĩa tư
bản tài năng tự do là sự cởi mở tương đối của nó cho những người ngoài.
Vì giai cấp thượng lưu là không khác về pháp lý với phần còn lại của dân
cư (cách một tầng lớp quý tộc là khác), và vì đặc điểm then chốt và, trong
thực tế, đặc điểm phân biệt duy nhất của nó là tiền, nó không tự khép
mình khỏi các cá nhân mà, nhờ kỹ năng hay may mắn, tìm được cách để
trở nên giàu bất chấp tất cả các trở ngại. Không giống trong quá khứ, giai
cấp thượng lưu hiện đại là mở cho họ và không coi họ với sự quý trọng
thấp hơn chút nào; nó có thể thậm chí coi trọng họ hơn bởi vì con đường
khó khăn hơn họ đã phải vượt qua để lên đỉnh. Sự cởi mở này với những
người mới đến từ bên dưới củng cố giai cấp chóp bu theo hai cách: nó
thâu nạp các thành viên giỏi nhất của các giai cấp thấp hơn, và nó gửi
thông điệp rằng con đường của tính di động hướng lên không hoàn toàn
bị đóng, mà đến lượt làm cho sự cai trị của giai cấp chóp bu có vẻ hợp
pháp hơn và như thế ổn định hơn.

Sự mở cho những người mới đến có thể là lớn hơn khi sự tiến bộ công
nghệ là nhanh và các sản nghiệp lớn kiếm được nhanh chóng, như đã là
thế trong vài thập niên qua. Thậm chí một sự nhìn lướt qua các tỷ phú
mới là đủ để cho thấy rằng, trong khi nhiều người đến từ các gia đình khá
giả, rất ít đến từ 1 phần trăm trên đỉnh hay có được các lợi thế xã hội
không cân xứng. Điều này được xác nhận bởi dữ liệu về các tỷ phú Mỹ:
phần của cải được thừa kế trong tổng của cải của các tỷ phú Mỹ đã giảm
xuống kiên định từ khoảng 50 phần trăm trong năm 1976, xuống 35 phần
trăm trong năm 2001, xuống chỉ hơn 30 phần trăm trong 2014 (Freund
and Oliver 2016, 30).62 Nhiều tỷ phú và có lẽ nhiều triệu phú có được các
mức thu nhập và các vị trí tương đối mà là cao hơn thu nhập và vị trí của
cha mẹ họ rất nhiều. Họ đã trải nghiệm tính di động giữa thế hệ hướng
lên cả tương đối lẫn tuyệt đối.
Phát hiện này có thể gợi ý một mối quan hệ dương, trong một thời kỳ
hạn chế, giữa một mặt sự tăng trưởng kinh tế nhanh và sự tăng nhanh về
bất bình đẳng thu nhập, và mặt khác tính di động giữa thế hệ cao. Nhưng

63
một mối quan hệ như vậy có vẻ mâu thuẫn với dữ liệu được thảo luận
sớm hơn cho thấy một sự liên kết giữa một mức cao bất bình đẳng và một
mức thấp của tính di động. Cách để hòa giải hai thứ có thể nằm trong việc
phân biệt tạm thời với những thay đổi kéo dài hơn trong cả hai biến (bất
bình đẳng và tính di động). Hãy xem xét tình huống sau đây, được minh
họa trong Hình 2.7. Giả sử rằng tính di động và bất bình đẳng tương quan
âm với nhau, như dữ liệu dài hạn từ Hoa Kỳ và các nước khác xác nhận.
Mối quan hệ này được đại diện bởi đường A–A. Bây giờ giả thiết rằng một
nước giống Hoa Kỳ bắt đầu ở điểm Z, nhưng rồi bất bình đẳng tăng lên,
được thúc đẩy bởi tiến bộ công nghệ nhanh và các cơ nghiệp lớn mới. Cả
bất bình đẳng và tính di động có thể tăng lên, dẫn đến một sự chuyển
động tới điểm Z1. Điểm này, tuy vậy, nằm trên một đường mới (cao hơn)
kết nối bất bình đẳng và tính di động, và mối quan hệ dài hạn giữa hai
thứ là vẫn âm (bất bình đẳng cao hơn dẫn đến tính di động thấp hơn).
Kịch bản này cho thấy vì sao những chuyển động tạm thời về bất bình
đẳng và tính di động phải được phân biệt với mối quan hệ dài hạn của
chúng, và cái có vẻ là một sự phát triển tốt (tính di động giữa thế hệ tăng)
có thể trong dài hạn đơn giản duy trì mối quan hệ “xấu” cơ bản giữa bất
bình đẳng và tính di động.

HÌNH 2.7. Mối quan hệ dài- và ngắn-hạn giữa bất bình đẳng và tính di động giữa thế hệ

Về mặt thực tiễn, điều này có nghĩa rằng một khi tiến bộ công nghệ
chậm lại, và trở nên ngày càng khó để tạo ra các cơ nghiệp mới, tính bền
của giai cấp thượng lưu sẽ được tăng cường. Khi đó chúng ta sẽ có một
giai cấp thượng lưu ít mở hơn, bất bình đẳng cao hơn, và tính di động xã
hội thấp hơn, được đại diện bởi điểm Z2. Điều này tất nhiên sẽ là một công
thức cho việc tạo ra một giai cấp thượng lưu (tựa-) vĩnh cửu.

64
Có lẽ không được đánh giá cao đủ việc các quan điểm của Marx và nhà
kinh tế học Italia Vilfredo Pareto đã giống nhau đến thế nào về vai trò của
giai cấp cai trị (theo thuật ngữ của Marx) hay của giới elite (theo thuật
ngữ của Pareto). Cả hai người đã tin rằng mọi xã hội chứa, hay đã chứa,
một giai cấp thượng lưu riêng biệt, và một giai cấp thượng lưu như vậy
sử dụng ý thức hệ để trình bày các lợi ích của riêng nó như các lợi ích
chung và như thế duy trì bá quyền của nó trên những người bị nó cai trị.

Nghĩ thế nào về elite ngày nay trong chủ nghĩa tư bản tài năng tự do

Quan điểm của họ, tuy vậy, đã khác về tầm quan trọng của quyền sở hữu
tư liệu sản xuất như cơ sở chính cho sự phân biệt giai cấp, và về tầm quan
trọng của cách sản xuất được tổ chức. Marx đã xem các nhân tố này như
các đặc trưng xác định của các xã hội và của giai cấp cai trị, trong khi quan
điểm của Pareto đã bỏ ngỏ hơn: ngay cả bên trong một hình thái xã hội
(social formation) đơn nhất, elite có thể được hình thành theo các tiêu
chuẩn khác nhau và có thể duy trì sự thống trị của nó theo những cách
khác nhau. Pareto đã nhận diện hai kiểu giai cấp thống trị: “sư tử,” một
giai cấp được quân phiệt hóa duy trì vị trí của nó nhờ các phương tiện
bạo lực, và “cáo,” một giai cấp thống trị tinh vi hơn tránh dùng vũ lực và
thích cai trị qua sức mạnh kinh tế và sự thống trị ý thức hệ.63

Sự phân loại của Pareto dẫn chúng ta để hỏi câu hỏi sau đây: Căn cứ
vào bản chất của chủ nghĩa tư bản tài năng tự do, các đặc trưng chính của
elite cai trị của nó là những gì? Hay diễn đạt khác đi, kiểu nào của elite
hay giai cấp cai trị (tôi dùng hai thuật ngữ có thể hoán đổi cho nhau ở
đây) liên kết với, và thịnh vượng trong, chủ nghĩa tư bản tài năng tự do?
Không có nghi ngờ gì, để sử dụng thuật ngữ của Pareto, rằng giai cấp
cai trị trong chủ nghĩa tư bản tự do gồm các con cáo. Nó không dùng
phương tiện quân sự để giữ quyền lực, và nó có các đặc điểm đặc trưng
khác mà tôi đã thảo luận trong chương này. Có thể là hữu ích để tóm tắt
chúng ở đây:
1. Giai cấp cai trị kiểm soát hầu hết vốn của đất nước. Chúng ta đã thấy
rằng ở Hoa Kỳ, 10 phần trăm trên đỉnh của những người giữ của cải kiểm
soát hơn 90 phần trăm các tài sản tài chính.
2. Giai cấp cai trị được giáo dục cao. Nhiều thành viên của giai cấp cai
trị làm việc, và thu nhập lao động của họ có khuynh hướng là cao (bởi vì
mức giáo dục cao của họ). Các thành viên của giai cấp cai trị vì thế kết
hợp thu nhập cao từ lao động và vốn—cái tôi đã gọi là homoploutia.

65
3. Giới elite đầu tư mạnh vào con cái của họ vào sự kiểm soát chính trị.
Đầu tư vào giáo dục con cái của họ cho phép con cái duy trì thu nhập lao
động cao và địa vị cao mà về truyền thống liên kết với tri thức và giáo
dục. Đầu tư vào ảnh hưởng chính trị cho phép elite soạn các quy tắc thừa
kế, sao cho vốn tài chính được chuyển dễ dàng cho thế hệ tiếp theo. Hai
thứ (giáo dục đạt được và vốn được truyền) cùng nhau cho phép sự tái
sản xuất giai cấp cai trị.
4. Mục tiêu của đầu tư vào sự kiểm soát chính trị được tiến hành không
chỉ để cải thiện quyền lực kinh tế đương thời của giai cấp cai trị, mà để
bảo đảm sự thống trị của nó theo thời gian.
5. Khả năng của phụ nữ để tiếp cận đến cùng mức giáo dục như đàn
ông và để hưởng cùng các quy tắc về thừa kế làm cho phụ nữ ngày càng
không thể phân biệt được với đàn ông, khi được đo bằng thu nhập hay
quyền lực. Như thế, giai cấp cai trị trong chủ nghĩa tư bản tài năng tự do
có lẽ là ít liên quan đến giới tính nhất trong số tất cả các giai cấp cai trị
trong lịch sử.
6. Tính giống nhau kinh tế và giáo dục tăng lên giữa đàn ông và phụ
nữ dẫn đến sự hình thành gia đình của các cặp được giáo dục và giàu
giống nhau (homogamy), mà cũng đóng góp cho sự duy trì các lợi thế này
giữa thế hệ.
7. Bởi vì giai cấp thượng lưu không được xác định theo di truyền hay
các tiêu chuẩn nghề nghiệp mà dựa vào của cải và giáo dục, nó là một giai
cấp thượng lưu “mở”. Nó thâu nạp các thành viên giỏi nhất của các giai
cấp thấp hơn mà có khả năng trở nên giàu có và có giáo dục cao.
8. Các thành viên của giai cấp cai trị làm việc siêng năng và có một
quan điểm phi đạo đức về cuộc sống (xem Chương 5). Tất cả mọi thứ cho
phép giai cấp này duy trì và củng cố vị trí của nó và là bên trong các giới
hạn của luật, ipso facto [một cách tự động], là đáng ao ước. Đạo đức của
nó được xác định bởi khung khổ luật pháp hiện hành, và việc nó sử dụng
tiền để kiểm soát quá trình chính trị mở rộng sự dùng tiền để thay đổi
các luật. Sự diễn giải linh hoạt này của các quy tắc cho phép nó ở bên
trong các giới hạn của luật cho dù các thực hành của nó ngày càng trệch
khỏi các tiêu chuẩn đạo đức chung.

66
CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CHÍNH TRỊ

Một chính thể đầu sỏ (oligarchy) có thể kỳ vọng để bảo đảm sự an toàn của nó
chỉ bằng việc thi hành trật tự tốt.
—Aristotle, Politics

Chương này lấy một cách tiếp cận lịch sử, hay đúng hơn phả hệ đến
nghiên cứu chủ nghĩa tư bản chính trị. Chủ nghĩa tư bản chính trị, tôi
lập luận, trong nhiều trường hợp là một sản phẩm của các cuộc cách
mạng cộng sản được tiến hành trong các xã hội bị thuộc địa hóa hay de
facto (trên thực tế) bị thuộc địa hóa, như Trung Quốc. Tôi bắt đầu với
việc thảo luận chỗ của chủ nghĩa cộng sản trong lịch sử toàn cầu và các
tác động của các cuộc cách mạng cộng sản trong các xã hội bị thuộc địa
hóa. Rồi tôi tiếp tục định nghĩa chủ nghĩa tư bản chính trị một cách trừu
tượng hơn và minh họa và thảo luận các đặc điểm và các mâu thuẫn
chính của nó cũng như vai trò toàn cầu của nó, sử dụng ví dụ của Trung
Quốc. Bởi vì sức mạnh kinh tế và quyền lực chính trị của nó, Trung Quốc
đóng vai trò hệ thuyết (paradigmatic role) trong chương, tương tự như
vai trò của Hoa Kỳ trong Chương 2. (Nhiều hơn về các ngụ ý của diễn
giải cá biệt của tôi về chủ nghĩa cộng sản, mà khác với quan điểm quy
ước, xem Phụ lục A.)

3.1 Chỗ của Chủ nghĩa cộng sản trong Lịch sử


3.1a Sự Bất lực của các Quan điểm Marxist và Tự do về Thế
giới để Giải thích Chỗ của Chủ nghĩa cộng sản trong Lịch sử
Có một khó khăn trong việc thử đặt chủ nghĩa cộng sản, sự lên và sự
sụp đổ của nó, vào lịch sử thế giới, tức là, Lịch sử với một chữ L hoa.1
Khó khăn đó là lớn cho tư tưởng Marxist bởi vì nó coi chủ nghĩa cộng
sản như đỉnh cao nhất của sự tiến hóa con người, mà lịch sử đang phấn
đấu hướng tới đó. Nhưng sự khó khăn là không ít hơn cho quan điểm
tự do (liberal) về lịch sử con người, hay cho cái thường được gọi là quan
điểm Whig về lịch sử. Thực ra, mọi histoire raisonée (lịch sử lý tính) từ
Plato đến Hegel đến Fukuyama trình bày sự lên và sự suy tàn của các
hệ thống kinh tế-xã hội hay chính trị như tuân theo một số quy luật có
thể khám phá ra về sự thay đổi xã hội. Các quy luật này được chia thành

67
hai kiểu, “Athens” và “Jerusalem,” bởi nhà triết học Nga Nikolai
Berdyaev: Athens đại diện cho các quy luật tuần hoàn (như trong ý
tưởng “Athenian” của Plato rằng các kiểu chế độ đến và đi theo một
hình mẫu tuần hoàn [chu kỳ]), và Jerusalem đại diện cho các quy luật
mục đích luận [teleological] (với các xã hội đi từ các nhà nước “thấp
hơn,” hay ít-phát triển hơn, đến các nhà nước “cao hơn,” hay phát triển
hơn—hướng tới “Jerusalem”).2
Cả quan niệm tự do và quan niệm Marxist về lịch sử là giống-
Jerusalem. Điều này là thế dù chúng ta đề cập đến các tính đều đặn của
Lịch sử trên một bức tranh rất rộng—như, chẳng hạn, việc hỏi cái gì đến
sau chủ nghĩa tư bản—hay trên một quy mô nhỏ hơn—như, chẳng hạn,
khi chúng ta tìm bằng chứng kinh nghiệm rằng có sự hội tụ thu nhập
giữa các nước (như lý thuyết kinh tế tiên đoán) hay rằng sự phát triển
kinh tế có khuynh hướng liên kết với các xã hội dân chủ hơn. Trong tất
cả lập luận như vậy, chúng ta kỳ vọng để tìm thấy các sự đều đặn đơn
hướng của sự phát triển, tức là, sự tiến hóa tới cái gì đó “tốt hơn.” Sự
tiến hóa xã hội không được xem như ngẫu nhiên hay như tuần hoàn, mà
đúng hơn như theo một sự tiến bộ tuyến tính tới các xã hội giàu hơn và
tự do (free) hơn.3
Đấy là nơi chúng ta vấp phải sự khó khăn để hiểu chủ nghĩa cộng sản.
Nếu chúng ta tin rằng các hệ thống kinh tế-xã hội lên và xuống một cách
ngẫu nhiên, sẽ chẳng có gì để giải thích. Nếu chúng ta tin rằng có những
chuyển động tuần hoàn giữa, chẳng hạn, tự do (liberty) và chuyên chế
(tyranny), hay, để lấy chu kỳ [năm-] bốn-chế độ của Plato, [chế độ quý
tộc (aristocracy)], chế độ thanh danh (timarchy), chế độ đầu sỏ
(oligarchy), chế độ dân chủ (democracy), và chế độ chuyên chế
(tyranny), có thể cũng có ít vấn đề, mặc dù chưa ai đã thử đặt chủ nghĩa
cộng sản bên trong một trật tự phát triển tuần hoàn như vậy. Nhưng
tình hình là khó khăn hơn khi chúng ta lấy một quan điểm mục đích luận
(teleological).
Làm rõ thuật ngữ: “chủ nghĩa cộng sản” và “chủ nghĩa xã hội”
Tôi cần đưa ra một sự làm rõ thuật ngữ ngay từ đầu. Thuật ngữ “chủ
nghĩa cộng sản” được dùng theo vài ý nghĩa khác nhau. Bên ngoài chủ
nghĩa Marx nó được dùng nói chung cho các đảng chính trị, và bằng sự
mở rộng cho các xã hội do chúng cai trị, mà được đặc trưng bởi các
chính phủ độc-đảng, sở hữu nhà nước của các tài sản, kế hoạch hóa tập
trung, và sự đàn áp chính trị. Nhưng trong thuật ngữ Marxist, chủ nghĩa

68
cộng sản là giai đoạn cao nhất của sự phát triển của nhân loại; các xã
hội mà trong câu trước được mô tả như cộng sản, theo quan điểm
Marxist, được coi là “xã hội chủ nghĩa,” tức là, các xã hội trong quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Hầu hết thời gian tôi tuân
theo định nghĩa trước (không-Marxist) vì nó có vẻ đơn giản hơn, nhưng
khi tôi thảo luận thành tích của một nền kinh tế được một đảng cộng
sản cai trị, tôi sử dụng tên gọi phổ biến hơn là “nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa.” Lý do là thuật ngữ “nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa” là thích hợp
hơn cho hoặc các thời kỳ hạn chế, như dưới Chủ nghĩa cộng sản thời
Chiến trong những năm đầu của cường quốc Soviet, khi các thị trường
đã bị cấm hoàn toàn, hay cho một nền kinh tế giả thuyết dựa vào sự phi-
hàng hóa hóa của lao động, sự phong phú tổng quát của hàng hóa, và
nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.” Vì nền kinh tế sau
đã chưa bao giờ tồn tại, và nền kinh tế trước đã là một thí nghiệm rất
cụ thể do nội chiến thúc đẩy và kéo dài chỉ ba năm, sẽ là lầm lạc để sử
dụng từ “cộng sản chủ nghĩa” cho các nền kinh tế hoạt động bình
thường sau–Chiến tranh Thế giới II của Đông Âu, Liên Xô, hay Trung
Quốc. “Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa” không chỉ là chính xác hơn, mà nó
cũng phù hợp với sự mô tả Soviet (không phải vô lý) về các xã hội như
vậy trong cuối thời đại Brezhnev như các xã hội của “chủ nghĩa xã hội
thực sự tồn tại” (thường được gọi tắt như “chủ nghĩa xã hội hiện
thực”).4
Vai trò của chủ nghĩa cộng sản bên trong các chuyện kể lịch sử
Marxist và tự do
Vấn đề về vị trí của chủ nghĩa cộng sản lịch sử bên trong tư tưởng
Marxist là đặc biệt khó. Điều này không chỉ bởi vì chủ nghĩa Marx ban
đầu (và ngày nay vẫn thế) coi chủ nghĩa cộng sản như giai đoạn phát
triển cao nhất của xã hội con người. Vấn đề cho chủ nghĩa Marx là làm
thế nào để giải thích vì sao chủ nghĩa xã hội, một khúc dạo đầu có vẻ của
giai đoạn cao nhất của sự tiến hóa con người, sau khi đã thắng ở nhiều
nước và sau đó đã lan ra và củng cố mình thêm nữa, lại đột nhiên biến
mất bằng việc biến mình một cách chính thức thành chủ nghĩa tư bản
(như ở Liên Xô và Đông Âu) hay tiến hóa de facto tới chủ nghĩa tư bản
(như ở Trung Quốc và Việt Nam). Một sự tiến hóa như vậy đơn giản là
không thể hiểu được từ bên trong chủ nghĩa Marx.
Vấn đề không phải là “chủ nghĩa xã hội hiện thực” đã không có tất cả
các đặc trưng mà về lý thuyết nó được cho là có (mặc dù điều đó cũng
là một vấn đề, vì đặc trưng không giai cấp của nó đã bị các nhà xã hội

69
học Marxist nghi ngờ); vấn đề then chốt và có vẻ không thể giải quyết
được rằng thuật chép sử Marxist cần giải thích vì sao một hình thái kinh
tế-xã hội ưu việt như chủ nghĩa xã hội lại có thể thoái lui về một hình
thái thấp kém hơn. Bên trong chủ nghĩa Marx, nó là tương đương với
việc thử giải thích làm sao một xã hội có thể đã đi qua các cuộc cách
mạng tư bản chủ nghĩa và công nghiệp, tạo ra giai cấp tư sản và giai cấp
lao động, và sau đó lại đột ngột giật lùi về một trật tự phong kiến với lao
động, trước kia tự do, bây giờ lại lần nữa bị xích vào đất và một tầng lớp
quý tộc bòn rút lao động cưỡng bức và không đóng thuế nào. Nó có vẻ
phi lý đối với các nhà Marxist, cũng như đối với rất nhiều người khác,
rằng một sự phát triển như vậy đã có thể xảy ra. Nhưng “sự sa sút” của
chủ nghĩa cộng sản quay lại chủ nghĩa tư bản là vô lý ngang thế, và
không thể giải thích được bên trong khung khổ Marxist truyền thống.
Nó có thể được giải thích tốt hơn, tuy không đầy đủ, bên trong khung
khổ tự do. Theo quan điểm tự do, mà Francis Fukuyama đã thâu tóm
khá tốt trong những năm 1990 với The End of History and the Last Man,
dân chủ tự do và chủ nghĩa tư bản laissez-faire (để tự do) đại diện cho
ga cuối cùng của các hình thái kinh tế xã hội do loài người phát minh ra.
Cái các nhà Marxist xem như một sự đảo ngược không thể hiểu nổi tới
một hệ thống thấp (kém) hơn nhiều, các nhà khai phóng (liberal) xem
như một chuyển động hoàn toàn có thể hiểu được từ một hệ thống cụt,
thấp kém (chủ nghĩa cộng sản) quay lại con đường thẳng tắp dẫn tới
điểm cuối của sự tiến hóa con người: chủ nghĩa tư bản tự do.
Đáng dừng lại ở đây một lát để lưu ý chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa
phát xít được đối xử giống nhau thế nào từ quan điểm tự do. Chủ nghĩa
phát xít—hiển nhiên cho một thời kỳ ngắn hơn—cũng là một hệ thống
kinh tế-xã hội thay thế rất hùng mạnh. Đối với chủ nghĩa tự do, cả chủ
nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít là các khúc rẽ theo các hướng sai—
một sang quá tả, cái khác sang quá hữu. Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát
xít, dù như kết quả của sự thua chiến tranh (Đức, Italy, Nhật Bản) hay
của sự tiến hóa bên trong (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), như thế được
xem như hầu như đối xứng vối sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản: hai
khúc ngoặt được khắc phục, được giải quyết thành công, và trong khi
các nước trải qua các khúc rẽ đó có thể đã có những thiệt hại vật chất
và con người ghê gớm, cuối cùng họ đã có khả năng quay lại con đường
bình thường và tiến tới một hệ thống kinh tế-xã hội cao hơn, cụ thể là
chủ nghĩa tư bản tự do. Như thế, sự giải thích tự do cho chỗ của chủ
nghĩa cộng sản bên trong lịch sử thế kỷ thứ hai mươi là tương đối mạch

70
lạc và có lợi thế đối xử một cách đối xứng với tất cả sự trệch hướng khỏi
một đường thẳng dẫn nhân loại hướng tới hệ thống tốt nhất.
Tuy vậy, nó chỉ “tương đối” mạch lạc bởi vì nó không có sự giải thích
nào cho sự thất bại để theo đường thẳng. Chủ nghĩa phát xít và chủ
nghĩa cộng sản tỏ ra như các sai lầm, mà cuối cùng là có thể sửa được,
nhưng không có sự hiểu nào hay sự giải thích chút nào cho việc vì sao
các sai lầm đã phạm phải trước tiên. Vì sao chủ nghĩa phát xít và chủ
nghĩa cộng sản đã trở nên hùng mạnh nếu loài người—và chắc chắn các
nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến—đã ở trên con đường đúng trong năm
1914? Chúng ta vấp phải ở đây một vấn đề cơ bản mà quan điểm tư bản
chủ nghĩa tự do về lịch sử đối mặt: việc giải thích sự nổ ra cuộc chiến
tranh hủy hoại nhất trong lịch sử (cho đến thời điểm đó) bên trong một
hệ thống mà, từ một quan điểm tự do, đã hoàn toàn phù hợp với cách
tổ chức xã hội con người cao nhất, phát triển nhất và hòa bình.5 Làm sao
để giải thích rằng một trật tự quốc tế tự do nơi tất cả mọi người chơi
chủ chốt đã là tư bản chủ nghĩa và toàn cầu chủ nghĩa, và, hơn nữa, đã
là các nền dân chủ thực sự, một phần, hay mong muốn là các nền dân
chủ (như chắc chắn là thế cho các Đồng minh Tây phương nhưng cũng
thế cho Đức, Austria-Hungary, và Nga, mà tất cả đều chuyển động theo
hướng đó) lại đã có thể kết thúc trong một trạng thái chém giết chung?
Sự tồn tại của Chiến tranh Thế giới I tạo ra một chướng ngại không
thể vượt qua được cho sự diễn giải Whiggish về lịch sử: nó đúng là
không nên xảy ra. Sự thực rằng nó đã xảy ra vào thời hoàng kim của sự
thống trị tự do, cả về mặt quốc gia và trong các mối quan hệ quốc tế, mở
ra khả năng rằng trật tự tự do có thể dẫn đến một kết cục tương tự trong
tương lai. Và rõ ràng là không thể để khẳng định rằng một hệ thống mà
có thể kết thúc trong các cuộc chiến tranh toàn thế giới không biết làm
sao lại đại diện cho đỉnh cao nhất của sự tồn tại con người, như được
định nghĩa bởi sự truy tìm thịnh vượng và tự do. Đấy là chướng ngại
chủ chốt của sự giải thích tự do về lịch sử thế kỷ thứ hai mươi, và các sự
giải thích yếu (hay sự hoàn toàn thiếu một sự giải thích) cho sự lên của
chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản suy ra trực tiếp từ nó. Vì quan
điểm tự do về lịch sử không thể giải thích sự nổ ra của chiến tranh, nó
đối xử cũng như thế với sự tồn tại của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa
cộng sản (cả hai, quả thực, là các kết cục của chiến tranh) một cách kiêu
ngạo và độc đoán, như “các sai lầm.” Việc nói rằng cái gì đó là một sai
lầm không phải là một sự giải thích lịch sử thỏa đáng. Lý thuyết tự do
như thế có khuynh hướng bỏ qua toàn bộ thế kỷ thứ hai mươi ngắn và

71
đi trực tiếp từ 1914 đến sự sụp đổ của bức Tường Berlin trong năm
1989, hầu như cứ như chẳng gì đã xảy ra ở giữa—1989 đưa thế giới
quay lại con đường nó đã ở trên đó trong năm 1914, trước khi nó trượt
vào lỗi. Đấy là vì sao các sự giải thích tự do cho sự nổ ra chiến tranh là
không có, và các sự giải thích được đề nghị là dựa vào chính trị (Fritz
Fischer, Niall Ferguson), ảnh hưởng còn lại của các xã hội quý tộc
(Joseph Schumpeter), hay, kém thuyết phục nhất là do khí chất riêng
của các diễn viên cá nhân, các sai lầm, và các tai nạn (A. J. P. Taylor).
Chủ nghĩa Marx có khả năng tốt hơn nhiều để giải thích chiến tranh
và sự lên của chủ nghĩa phát xít. Những người ủng hộ nó cho rằng chiến
tranh là kết cục của “giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản,” tức là,
giai đoạn mà tại đó chủ nghĩa tư bản đã tạo ra các cartel và các độc
quyền quốc gia đánh lẫn nhau vì sự kiểm soát phần còn lại của thế giới.
Chủ nghĩa phát xít, đến lượt, đã là phản ứng của giai cấp tư sản bị yếu
đi với sự đe dọa của cách mạng xã hội. Như thế con đường văn minh
thẳng của sự phát triển từ chủ nghĩa tư bản tới chủ nghĩa xã hội và cuối
cùng tới chủ nghĩa cộng sản được duy trì, mặc dù giai cấp tư sản đôi khi
có thể tổ chức các phong trào độc hại như chủ nghĩa phát xít mà đã làm
dừng bánh xe lịch sử trong thời gian ngắn. Quan điểm Marxist về cả
chiến tranh và sự lên của chủ nghĩa phát xít là nhất quán với bằng chứng
lịch sử. Cái không nhất quán với bằng chứng lịch sử, và vẫn là một
chướng ngại lớn, có lẽ thậm chí một trở ngại không thể vượt qua được,
cho sự giải thích Marxist về lịch sử thế kỷ thứ hai mươi là làm sao chủ
nghĩa cộng sản đã không lan ra các nước tiên tiến hơn, và vì sao các
nước cộng sản lại trở thành tư bản chủ nghĩa. Như tôi đã nhắc tới rồi,
các sự kiện này không chỉ không thể được giải thích mà không thể thậm
chí được hiểu bên trong quan điểm Marxist về Lịch sử.
Như thế chúng ta đi đến kết luận rằng hai sự kiện quan trọng nhất
trong lịch sử toàn cầu thế kỷ thứ hai mươi, Chiến tranh Thế giới I và sự
sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, không thể được giải thích một cách nhất
quán bên trong cả hệ thuyết (paradigm) tự do hay Marxist. Hệ thuyết
tự do có các vấn đề với năm 1914, hệ thuyết Marxist với năm 1989.
Sự khó khăn về đối xử với chủ nghĩa cộng sản về lý thuyết và về quan
niệm là phổ biến. Trong hai cuốn sách có ảnh hưởng (Economic Origins
of Dictatorship and Democracy [Nguồn gốc Kinh tế của Chế độ Độc tài và
Chế độ Dân chủ] và đặc biệt Why Nations Fail [Vì sao các Quốc gia Thất
bại]), Daron Acemoglu và James Robinson đã cung cấp một lý thuyết
toàn diện nhắm để giải thích vì sao các nền dân chủ phát triển và thất

72
bại và để chứng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa các sự bất bình đẳng
chính trị và kinh tế. Quan điểm của họ đã rất có ảnh hưởng, nhất là trong
thời kỳ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, bởi vì nó đã thống
nhất hai mạch chi phối khi đó trong tư tưởng tự do: Đồng thuận
Washington (mà thúc đẩy sự tư nhân hóa bên trong và toàn cầu hóa bên
ngoài) và sự ca ngợi kiểu-Fukuyama về dân chủ tự do.
Sự đối xử khó khăn với chủ nghĩa cộng sản là phổ biến
Một trong những khái niệm trung tâm của Acemoglu và Robinson là
khái niệm về các định chế “khai thác (extractive)”: các định chế chính
trị và kinh tế được kiểm soát bởi một elite nhằm để khai thác các nguồn
lực kinh tế và để tập trung quyền lực chính trị, với quyền lực chính trị
và kinh tế xảy ra cùng nhau và tăng cường lẫn nhau. Nhưng khái niệm
này không thể xử lý trường hợp của chủ nghĩa cộng sản, nơi quyền lực
chính trị và kinh tế giỏi nhất là liên hệ với nhau rất yếu. Bên trong khung
khổ Acemoglu-Robinson, chúng ta sẽ kỳ vọng rằng sự tập trung cao của
quyền lực chính trị được thấy trong các nước cộng sản phải cũng dẫn
đến một sự tập trung cao của quyền lực kinh tế. Nhưng điều đó đã rõ
ràng không phải thế dưới chủ nghĩa cộng sản; các lợi thế kinh tế, một
khi đã giành được, cũng đã chẳng được truyền theo bất cứ cách có ý
nghĩa nào ngang các thế hệ. Như thế chủ nghĩa cộng sản, một hệ thống
mà dưới nó đến một phần ba dân số thế giới đã sống trong phần lớn của
thế kỷ thứ hai mươi, là hầu như hoàn toàn vắng khỏi sơ đồ của họ và
không thể được nó giải thích. Nó cũng không giải thích những thành
công kinh tế của của Trung Quốc và Việt Nam. Các xã hội này không có
cái Acemoglu và Robinson gọi là các định chế “bao gồm (inclusive)”—
các định chế cho phép sự tham gia rộng, hoạt động dưới luật trị (rule of
law), và, theo các tác giả, là thiết yếu cho sự tăng trưởng kinh tế—thế
nhưng thành tích tăng trưởng của chúng là trong số giỏi nhất trên thế
giới, và thành tích gần đây của Trung Quốc là giỏi nhất trong toàn bộ
lịch sử con người. Acemoglu và Robinson như thế đã phải bỏ đi thành
công của các nước này bằng việc cho, trong Why Nations Fail, rằng nó
không thể kéo dài mãi, hay để là chính xác hơn, rằng trừ phi Trung Quốc
dân chủ hóa, nó phải thất bại một khi nó đạt mức công nghệ mà tại đó
các nước với các định chế khai thác được cho là không có khả năng để
đổi mới (Acemoglu and Robinson 2012, 441–442). Lý thuyết “Trung
Quốc cuối cùng phải thất bại” này về lịch sử là rất yếu trừ trong ý nghĩa
tầm thường rằng chẳng gì có thể kéo dài mãi mãi.

73
3.1b Làm sao để Đặt Chủ nghĩa cộng sản bên trong Lịch sử
Thế kỷ thứ Hai mươi
Một đặc điểm nổi bật của cả lý thuyết tự do và lý thuyết Marxist cho đến
nay là sự quan tâm duy nhất của chúng đến phương Tây. Các nền kinh
tế hay các xã hội của cái gọi là Thế giới thứ Ba hầu như không xuất hiện
chút nào. Chúng không có một sự xuất hiện như diễn viên phụ trong
khái niệm Marxist về chủ nghĩa đế quốc đỉnh cao, nơi chúng là đối
tượng mà vì nó các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tiên tiến đánh nhau.
Và chúng đôi khi hiện diện một cách ngầm, như trong bình luận của
Marx trong lời nói đầu của tập đầu tiên của Capital (Tư bản luận) rằng
“nước phát triển hơn về công nghiệp chỉ trưng bày, cho các nước kém
phát triển, hình ảnh về tương lai của riêng nó.” Thế giới không-Tây
phương như thế được các nhà Marxist xem như một xã hội tư bản chủ
nghĩa, và cuối cùng xã hội chủ nghĩa in potential (như một khả năng).
Mặt khác, chẳng có gì đặc biệt về nó. Theo quan điểm Marxist chuẩn,
các xã hội này ở đằng sau các xã hội tiên tiến, nhưng chúng đi theo cùng
con đường—một con đường từ chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy, lên chế
độ nô lệ, lên chủ nghĩa phong kiến, lên chủ nghĩa tư bản mà tôi gọi ở
đây là con đường phát triển Tây phương hay WPD (Western Path of
Development). Khi những người tán thành quan điểm này thảo luận sự
tiến hóa tương lai của các nền kinh tế tiên tiến, họ ipso facto (tự động)
cũng thảo luận sự tiến hóa tương lai của các nền kinh tế đang phát triển.
Hãy tưởng tượng một tàu hỏa với các toa khác nhau. Để xác định quỹ
đạo tương lai của tàu hỏa, chẳng việc gì phải tập trung vào các toa riêng
lẻ, một số toa ở trước các toa khác; là đủ để biết đầu tàu hướng tới đâu
để biết toàn bộ đoàn tàu sẽ kết thúc ở đâu.
Có chỉ hai chỗ trong chủ nghĩa Marx nơi chuỗi WPD “bị vỡ”: trong cái
gọi là phương thức sản xuất Á châu, và trong tuyên bố thận trọng Marx
đưa ra trong bức thư năm 1881 của ông cho nhà các mạng Nga Vera
Zasulich, trong đó ông tuyên bố rằng chủ nghĩa xã hội ở Nga có thể phát
triển trực tiếp từ công xã nông dân, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa.6 Bức thư đã rất có ảnh hưởng bởi vì nó nêu lên khả năng rằng
các xã hội kém-phát triển hơn có thể chuyển sang chủ nghĩa xã hội như
thể trực tiếp. (Các nhà Marxist “hợp pháp” ở Nga đã nghĩ điều này phi
lý, nhưng nó đã dẫn họ vào một vị trí thực tiễn không kém phi lý hơn về
phải làm việc cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga sao cho sự
nở rộ của nó, ở thời điểm gần nào đó, tạo ra một giai cấp lao động đủ
lớn để lật đổ nó.) Sự giới thiệu phương thức sản xuất Á châu (mà đã

74
chẳng bao giờ được định nghĩa rất rõ ràng) có cho phép tính phi tuyến
nào đó trong sự tiến triển của các hình thái xã hội, nhưng nó chẳng làm
gì để giúp sơ đồ Marxist giải thích sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội, chủ
đề lý thú ở đây. Nó vẫn đúng là không thể hiểu nổi như trước đây.7
Quan điểm tự do về vị trí của các nước kém-tiên tiến là rất giống
quan điểm Marxist chuẩn về sự bỏ qua những sự đặc thù của các nước
này. Hai quan điểm là giống nhau trong khía cạnh này đến mức hầu như
chúng ta có thể gán cho các nhà tự do (khai phóng-liberal) bình luận
của Marx về các nước tiên tiến-hơn giới thiệu cho các nước kém tiên
tiến hơn con đường tương lai của họ. Một số tuyên bố Anh đã bày tỏ
quan điểm Whiggish, tuyến tính này về lịch sử cho rằng Đế quốc đã là
một loại trường học được dân cư bị thuộc địa hóa đến học, nơi họ chuẩn
bị cho sự tự-quyết tương lai và sự tạo ra các nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa của họ. Là đúng rằng nhiều tuyên bố như vậy có thể được nghĩ
như những sự biện minh được che đạy mỏng manh cho sự tiếp tục của
sự cai trị thuộc địa—chẳng hạn, tuyên bố của quốc vụ khanh Anh (phụ
trách Ấn Độ] Edwin Montagu, người đã xem sự tự-quyết được thực hiện
“trong nhiều năm, … nhiều thế hệ,” hay về sự xác nhận sáu mươi sáu lần
của Vương quốc Anh giữa 1882 và 1922 rằng Ai Cập sẽ “mau chóng”
sẵn sàng cho chính phủ-tự trị (Tooze 2014, 186; Wesseling 1996, 67).
Nhưng sẽ là sai, tôi nghĩ, để hiểu chúng chỉ như vậy. Chúng cũng bày tỏ
một ý kiến chung rộng rãi rằng các nước kém “văn minh” hơn ở trên
con đường đạt được một nhà nước văn minh hơn hay tiên tiến hơn và
rằng các nước đã ở đó rồi phải giúp chúng.8 Chủ nghĩa thực dân đã gồm
chỉ một sứ mệnh truyền bá văn minh như vậy (mission civilisatrice).
Như thế theo quan điểm tự do về thế giới, như theo quan điểm Marxist,
đã không có vấn đề Thế giới thứ Ba đặc thù nào hay con đường Thế giới
thứ Ba nào. Thực ra, đã không có Thế giới thứ Ba nào trong các histoires
raisonée toàn cầu này chút nào.
Vai trò lịch sử-thế giới của chủ nghĩa cộng sản
Chính xác trong lịch sử bị bỏ qua của Thế giới thứ Ba mà chúng ta sẽ
tìm thấy chỗ của chủ nghĩa cộng sản bên trong lịch sử toàn cầu. Tôi sẽ
lập luận rằng chủ nghĩa cộng sản là một hệ thống xã hội cho phép các xã
hội lạc hậu và bị thuộc địa hóa để hủy bỏ chủ nghĩa phong kiến, lấy lại sự
độc lập kinh tế và chính trị, và xây dựng chủ nghĩa tư bản bản xứ. Hay
diễn đạt theo cách khác, nó đã là một hệ thống quá độ từ chủ nghĩa
phong kiến sang chủ nghĩa tư bản được dùng trong các xã hội kém-phát
triển hơn và bị thuộc địa hóa. Chủ nghĩa cộng sản là tương đương chức

75
năng của sự lên của giai cấp tư sản ở phương Tây. Diễn giải này cung
cấp cho phần của Thế giới thứ Ba, mà đã cả bị thuộc địa hóa và trải qua
các cuộc cách mạng cộng sản, chỗ riêng của nó trong lịch sử toàn cầu,
mà thiếu trong cả các đại tự sự (grand narrative) tự do và Marxist.9
Là sai, hay vô ích, để nghĩ về chủ nghĩa cộng sản bên trong quan niệm
chuẩn về lịch sử bị phương Tây ảnh hưởng bởi vì ở đó, như chúng ta đã
thấy, cả sự lên (bên trong chủ nghĩa tự do [liberalism]) lẫn sự sụp đổ
của nó (bên trong chủ nghĩa Marx) đã không thể được giải thích. Nó là
sai bởi vì các điều kiện thúc giục sự tiến hóa của các xã hội Tây phương
từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản đã căn bản khác với các
điều kiện thịnh hành trong Thế giới thứ Ba và đã dẫn đến sự quá độ
riêng của nó từ chủ nghĩa phong kiến, hay “sự sản xuất hàng hóa nhỏ,”
sang chủ nghĩa tư bản.
Từ thế kỷ thứ mười sáu trở đi, hầu hết Thế giới thứ Ba, bởi vì mức
phát triển kinh tế và quân sự thấp hơn của nó, đã bị phương Tây chinh
phục. Sự chinh phục khó nhất đã là ở châu Á, nơi các dân cư đã không
thể bị loại trừ hay bị nô lệ hóa như họ bị ở châu Mỹ và châu Phi, và ở
châu Á mức phát triển kinh tế và văn hóa đã tương đối cao. Từ viễn cảnh
của con đường phát triển Tây phương, chủ nghĩa đế quốc ở châu Á (và
cả ở châu Phi) đã có thể được bảo vệ như một cách để khiến cho các
nước này chuyển từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, và
như thế, theo mục đích luận (teleology) Marxist, mở đường cho sự quá
độ của chúng sang chủ nghĩa xã hội. Ý tưởng này ban đầu đã được trình
bày rõ bởi người không kém thẩm quyền hơn chính là bản thân Marx,
và gần đây hơn bởi Bill Warren trong sự bảo vệ hùng biện cho chủ nghĩa
đế quốc từ một quan điểm Marxist trong Imperialism: Pioneer of
Capitalism [Chủ nghĩa đế quốc: Người tiên phong của Chủ nghĩa tư bản]
(1980).10 Nói cách khác, để cho Thế giới thứ Ba đi theo WPD, các quốc
gia đang phát triển đã phải được biến đổi từ bên ngoài thành các xã hội
tư bản chủ nghĩa và, đồng thời, tăng tốc sự biến đổi này, tham gia vào
một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn cầu hóa.11 Nếu giả như toàn bộ
Thế giới thứ Ba được quy về Hồng Kông, đấy chính xác là con đường
nên theo.
Nhưng thế giới đã không phải là Hồng Kông. Vấn đề với cách tiếp cận
đó—mà trở nên rõ sau cuối Chiến tranh Thế giới II—là sự đưa chủ
nghĩa tư bản vào từ bên ngoài đã có thể hoạt động chỉ trên quy mô nhỏ.
Chủ nghĩa tư bản đã có khả năng tạo ra và sau đó tích hợp các nền kinh
tế entrepôt (cảng) nhỏ như Hồng Kông và Singapore, và để phát triển

76
các thành phố trên bờ biển của Tây và Nam Phi (như Accra, Abidjan,
Dakar, và Cape Town), nhưng nó hoàn toàn thất bại để biến đổi hầu hết
các nền kinh tế Thế giới thứ Ba. Nó đã không dẫn đến thành tích tăng
trưởng vừa ý: các nền kinh tế này thực sự đã tụt lại phía sau các nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa tiên tiến, như thế chứng minh ý tưởng hội tụ
kinh tế là không có căn cứ. Các mối quan hệ sản xuất bên trong cũng
chẳng phát triển theo một hướng tư bản chủ nghĩa rõ ràng: các phương
thức sản xuất khác nhau đã tiếp tục tồn tại cạnh nhau.
Thay vào đó, sự phát triển do đô thị thúc đẩy đã tạo ra tính hai mặt
cấu trúc (structural duality) trong các nền kinh tế này, dẫn đến sự lên
của những giải thích tân-Marxist cho cấu trúc hai mặt (dualistic
structure) này. Thời kỳ này đã là đỉnh cao của chủ nghĩa cấu trúc Mỹ
Latin và lý thuyết phụ thuộc (dependencia theory). Các nhà cấu trúc chủ
nghĩa nghĩ rằng sự kém phát triển có thể được khắc phục chỉ bằng việc
cắt đứt tất cả các mối ràng buộc với các nền kinh tế tiên tiến (được gọi
là “trung tâm” hay “lõi”), mà, họ lập luận, đã áp đặt một cách tự nhiên
một cấu trúc hai mặt lên các nền kinh tế Thế giới thứ Ba bằng việc kích
thích sản lượng (output) của các khu vực định hướng xuất khẩu dựa
vào tài nguyên và để cho phần còn lại của nền kinh tế tiều tụy. Thay cho
sự phát triển do lõi-thúc đẩy, Thế giới thứ Ba phải tập trung vào sự tăng
trưởng được tạo ra ở trong nước. Vì các nhà cấu trúc chủ nghĩa đã
không là các nhà Marxist chính thống (orthodox), họ đã để mơ hồ nền
kinh tế trong nước mới phải được tổ chức như thế nào, mặc dù được
ngầm giả thiết rằng nó sẽ tiếp tục là tư bản chủ nghĩa (tức là, với vốn sở
hữu tư nhân và lao động ăn lương), cho dù nhà nước được cho là đóng
một vai trò quan trọng hơn nó đã đóng trong một giai đoạn phát triển
tương tự ở phương Tây. Tuy vậy, các chính sách cấu trúc chủ nghĩa đã
chẳng bao giờ được thực hiện. Khi các nhà cấu trúc chủ nghĩa như
Fernando Cardoso ở Brazil lên nắm quyền họ đã thực hiện các chính
sách hoàn toàn khác, ủng hộ-tư bản chủ nghĩa và ủng hộ-toàn cầu hóa.
Chúng ta phải coi các lý thuyết cấu trúc chủ nghĩa, hay ngoại vi-lõi,
này đơn giản như một phản ứng với sự bất lực của chủ nghĩa tư bản
toàn cầu để biến các nước Thế giới thứ Ba thành các nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa đủ lông đủ cánh. Nếu quan điểm Marxist lạc quan về khả năng
của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản toàn cầu để biến đổi các nền
kinh tế Thế giới thứ Ba thành các bản sao vô tính của các nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa Tây phương giả như đã đúng, thì chủ nghĩa thực dân đã
biến chúng thành các ảnh gương của Anh và Pháp, và đã chẳng cần đến

77
các giải thích cấu trúc chủ nghĩa. Các nhà lý thuyết cấu trúc chủ nghĩa
và phụ thuộc như thế đã chỉ thử lấp đầy khoảng trống (gap) này, giải
thích vì sao chủ nghĩa tư bản toàn cầu đã không thành công hơn trong
khi đồng thời né tránh việc gợi ý một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đầy
đủ (thí dụ, sở hữu công của các tư liệu sản xuất) như một cách phát
triển, vì mô hình Soviet, vào lúc các nhà cấu trúc chủ nghĩa xuất hiện,
đang cho thấy các dấu hiệu già yếu rõ ràng.
Các nhà cấu trúc chủ nghĩa đã đến quá muộn, và cách tiếp cận của họ,
cũng như khoảng trống khổng lồ giữa cái họ chủ trương và cái họ thực
sự thực hiện (khi họ đã có một cơ hội để làm vậy), phản ánh sự chậm
trễ đó. Trong nhiều nước, để thực hiện một sự quá độ thật từ chủ nghĩa
phong kiến Thế giới thứ Ba sang chủ nghĩa tư bản, đã cần đến các cuộc
cách mạng cộng sản. Các cuộc cách mạng cộng sản trong Thế giới thứ Ba
bị thuộc địa hóa đã đóng cùng vai trò chức năng mà giai cấp tư sản trong
nước đã đóng ở phương Tây. Bill Warren đúng khi ông cho rằng “sự rẽ
sang Đông” của Quốc tế Cộng sản III (thay đổi sự nhấn mạnh đến cuộc
đấu tranh chống đế quốc hơn là đến cách mạng trong các nước đã phát
triển), mà đã xảy ra các năm 1920, “đã thay đổi vai trò của chủ nghĩa
Marx từ một phong trào cho chủ nghĩa xã hội dân chủ giai cấp lao động
[trong các nước giàu], sang một phong trào cho hiện đại hóa các xã hội
lạc hậu,” nhưng trong khi ông coi sự thay đổi đó là một sai lầm, trong
thực tế nó đã là một bước tiến lớn mà cuối cùng biến đổi các nước kém
phát triển thành các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bản xứ.12 Tiết đoạn
3.2 giải thích vì sao chủ nghĩa cộng sản đã có khả năng vô song để thực
hiện sự biến đổi này—tức là, đem lại sự biến đổi được cho là được gây
ra bởi hoặc chủ nghĩa đế quốc, một nhiệm vụ mà nó đã không làm được,
hay các nhà cấu trúc chủ nghĩa, một nhiệm vụ mà họ đã chưa bao giờ
đảm nhận.

3.2 Vì sao Cách mạng cộng sản Cần trở thành Chủ
nghĩa tư bản với (một số Phần) của Thế giới thứ Ba?
3.2a Vai trò của Cách mạng cộng sản trong Thế giới thứ Ba
Để hiểu sự khác biệt chính giữa vị trí thật của các nước Thế giới thứ Ba
và vị trí được cho là của chúng như được WPD lý thuyết hóa, chúng ta
cần nhận ra rằng vị trí của chúng trong các năm 1920 được đặc trưng
bởi (a) sự kém phát triển vis-à-vis phương Tây, (b) các quan hệ sản xuất
phong kiến hay gống-phong kiến, và (c) sự thống trị nước ngoài. Sự

78
thống trị nước ngoài đã làm mất lòng dân, nhưng nó đã đem lại sự nhận
thức cho các xã hội này (Trung Quốc là ví dụ tiêu biểu) về sự kém-phát
triển và sự yếu kém của chúng. Giả như chúng đã không bị chinh phục
và kiểm soát dễ dàng như vậy, chúng đã không nhận ra chúng đã tụt
hậu xa đến thế nào. Như thế các điểm (a) và (c) là đặc thù cho các quốc
gia kém-phát triển, và cả hai đã vắng mặt trong một giai đoạn tương
đương ở phương Tây.13 Đấy là lý do vì sao các nước Thế giới thứ Ba đã
không thể phát triển dọc theo con đường WPD.
Rồi trở nên rõ rằng nhiệm vụ đối mặt bất kể phong trào xã hội nào
trong Thế giới thứ Ba đã là gấp đôi: để biến đổi nền kinh tế trong nước
bằng việc thay đổi các quan hệ sản xuất chi phối, tức là, bằng việc dẹp
bỏ quyền lực gây ngột ngạt của các địa chủ và các ông trùm khác, và để
lật đổ sự cai trị nước ngoài. Hai cuộc cách mạng này—một cuộc cách
mạng xã hội mà mục đích cuối cùng của nó là phát triển, và một cách
mạng chính trị mà mục đích cuối cùng của nó là sự-tự-quyết—đã gộp
thành một. Và các lực lượng có tổ chức duy nhất có thể thực hiện hai
cuộc cách mạng này đã là các đảng cộng sản và các đảng khác mà cả là
cánh tả và dân tộc chủ nghĩa. Bỏ sang bên các lợi thế khác của các đảng
cộng sản—như mức tổ chức của chúng và chất lượng của các lãnh đạo
và những người ủng hộ của chúng, nhiều trong số họ được giáo dục tốt
và sẵn sàng hy sinh—chỉ các đảng này và các [tổ chức] liên kết của
chúng đã cam kết về mặt ý thức hệ để kết hợp các cuộc cách mạng xã
hội và dân tộc. Theo lời của Mao Trạch Đông: “Hai quả núi lớn nằm như
một gánh nặng lên nhân dân Trung quốc. Một là chủ nghĩa đế quốc, gánh
nặng khác là chủ nghĩa phong kiến. Đảng Cộng sản Trung quốc từ lâu đã
quyết định rồi để đào chúng lên.”14 Như thế, “chủ nghĩa xã hội của Mao
[đã] cả là một ý thức hệ về hiện đại hóa và một phê phán sự hiện đại hóa
tư bản chủ nghĩa Âu-Mỹ” (Wang 2003, 149). Các đảng ủng hộ độc lập
khác theo định nghĩa đã là dân tộc chủ nghĩa, nhưng chúng đã sẩy chân
và dao động khi nói đến sự biến đổi xã hội (thí dụ Đảng Quốc Đại ở Ấn
Độ, trong cả các phiên bản Hindu và Muslim của nó). Chúng đã có thể
cung cấp một phần của cách mạng nhưng không phần kia. Và cho cuộc
sống hàng ngày của các nông dân và những người lao động, cách mạng
xã hội có lẽ đã thậm chí quan trọng hơn cách mạng dân tộc.
Trung Quốc và Việt Nam là các ví dụ hay nhất về các cuộc cách mạng
xã hội và dân tộc được kết hợp. Các trở ngại mà cả hai đảng đã vượt qua
để lên nắm quyền đã gây nản chí và thậm chí đã không chống lại được,
và chẳng ai có đầu óc sáng suốt đã tiên đoán, chẳng hạn, trong năm 1925

79
hay 1930, cái cuối cùng đã xảy ra trong các nước đó. Các phần quan
trọng nhất của Trung Quốc đã bị chia thành các phần do nước ngoài
kiểm soát nơi luật Trung quốc không áp dụng, trong khi phần còn lại
của nước, trên danh nghĩa được người Trung quốc cai trị, đã bị nhiều
lãnh chúa cai trị trong các liên minh thay đổi liên tục và ít nhiều với sự
cộng tác công khai của các cường quốc nước ngoài. Sự nghèo khổ đã rất
khủng khiếp, bệnh tật và tội giết trẻ con đã phổ biến. Vào cuối Chiến
tranh Thế giới I, cố vấn thân cận nhất của Woodrow Wilson, Edward
(“Đại tá”) House, đã mô tả Trung Quốc như một “mối đe dọa cho nền
năn minh”: “[Trung Quốc] ở trong một điều kiện tệ hại. Sự phổ biến của
bệnh tật, sự mất vệ sinh,… tình trạng nô lệ, tội giết trẻ con và các tập
quán tàn bạo và suy đồi làm cho nó như toàn bộ một mối đe dọa đối với
nền văn minh.” Giải pháp, theo House, sẽ là để đặt Trung Quốc dưới “sự
ủy trị” quốc tế.15 Khi Nội chiến Trung quốc và Đại Suy thoái đã bần cùng
hóa Trung Quốc thêm nữa, một khảo sát các làng được Hội các Chủ
Xưởng Bông Trung Quốc tiến hành cho mục đích ước lượng cầu cho vải
dệt “đã tìm thấy các điều kiện thảm khốc: phụ nữ ở Szechuan (Tứ
Xuyên) đã không mặc váy bởi vì sự tàn phá nông thôn đã để các nông
dân không có phương tiện nào để mua quần áo, và trong nhiều hộ gia
đình các thành viên gia đình đã chia sẻ một bộ quần áo” (Shiroyama
2008, 127). Việt Nam lúc đó đã dưới sự kiểm soát của những người
Pháp, vận hành một chính quyền hiệu quả, khai thác, và áp bức.16 Ý
tưởng về giải phóng dân tộc, sự thống nhất lãnh thổ, và sự biến đổi các
mối quan hệ xã hội đã xa vời và yếu đến mức tôi không nghĩ là một sự
phóng đại để nói rằng không sự cá cược một ăn một triệu nào đã có thể
được đặt về sự trở thành thực tế của chúng. Thế mà họ đã làm được,
chính xác vì các lý do được đưa ra ở trên.
Các cuộc cách mạng xã hội và dân tộc
Có hai khía cạnh, xã hội và dân tộc, của thắng lợi của các đảng cộng sản
ở các nước Thế giới thứ Ba. Tôi sẽ minh họa chúng với ví dụ quan trọng
nhất, ví dụ của Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) đã chủ
trương và đã thực hiện, đầu tiên trong các vùng mà nó kiểm soát trong
các năm 1920–1930, và rồi sau chiến thắng của nó trong năm 1949
khắp Trung Quốc, một cải cách đất đai toàn diện, sự bãi bỏ các mối quan
hệ tựa-phong kiến ở các vùng nông thôn, và một sự làm yếu các mối
quan hệ xã hội dựa vào thị tộc, mà được thay thế bằng một cấu trúc gia
đình hạt nhân hiện đại và bình đẳng giới. Nó cũng khuyến khích sự biết
đọc biết viết và giáo dục rộng khắp với “chính sách giúp các nhóm bị kỳ

80
thị (affirmative actions)” trong giáo dục và việc làm ủng hộ trẻ con từ
các gia đình nông dân và của những người lao động. Việc này đã không
ít hơn một sự lật đổ hoàn toàn các mối quan hệ thứ bậc lịch sử.17 Tất cả
đã đi cùng với việc bác bỏ Khổng giáo, mà, qua sự nhấn mạnh của nó
đến lòng hiếu thảo, sự tôn trọng vô điều kiện quyền uy, và tính dễ bảo,
đã cho phép các cấu trúc tội lỗi như vậy kéo dài trong hàng thế kỷ. Quốc
dân Đảng dân tộc chủ nghĩa không ngạc nhiên đã không bao giờ tiến
hành, cũng chẳng tiến hành sự thay đổi toàn bộ như vậy. Hơn nữa, trong
các thời kỳ khi Quốc dân Đảng và ĐCSTQ “hợp tác,” trong cuối các năm
1920 và trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng, ĐCSTQ đã đồng ý, để làm
vừa lòng Quốc dân Đảng và duy trì một mặt trận chung, để gác lại vài
trong số các cải cách quan trọng nhất của nó, đặc biệt cải cách gây tranh
cãi nhất: cải cách nông nghiệp.
Khía cạnh thứ hai, dân tộc, cũng được minh họa tốt bởi ĐCSTQ và
ban lãnh đạo Maoist mà đã lên nắm quyền trong năm 1935. Mặc dù Mao
và ĐCSTQ đã nói đãi bôi với các chỉ thị của Stalin và của Quốc tế Cộng
sản III, và trong khi về ý thức hệ và về các kế hoạch của họ cho tổ chức
nhà nước tương lai họ đã là các nhà Stalinist, họ đã theo đuổi một cuộc
cách mạng dân tộc mà ít liên quan đến Moscow hay thậm chí đến chủ
nghĩa quốc tế. Sự nhấn mạnh đến vai trò của nông dân ngược với giai
cấp lao động đô thị như lực lượng then chốt để gây ra cách mạng xã hội
chủ nghĩa đã không chỉ là phi chính thống theo nghĩa Marxist, mà đã
chống lại chính sách lâu đời của Quốc tế Cộng sản III xem những người
lao động ở Thượng Hải như các hạt nhân của một nhà nước Soviet
tương lai. Mao phớt lờ quan điểm đó và, trong năm 1935, đã thay thế
ban lãnh đạo được Moscow-chuẩn y của Vương Minh (Wang Ming)
bằng bản thân ông và các cán bộ dân tộc chủ nghĩa của riêng ông. Là
đáng trích dẫn ở đây đánh giá về Mao của Vương Phàm Tây (Wang Fan-
his), một trong những lãnh đạo ban đầu của ĐCSTQ (người muộn hơn
đã bị đuổi vì các thiên hướng Trotskyist của ông, cùng với nhiều người
khác, và đã không có lý do nào để là đa cảm về Mao và ĐCSTQ): “Mao đã
chẳng bao giờ là một nhà Stalinist về mặt [thuộc về một] phái [Stalinist
bên trong ĐCSTQ]. Các nhà Stalinist chẳng bao giờ chiêu mộ bất cứ ai
ngoan cố như Mao.… Ông đã xây dựng nền tảng ý thức hệ của ông trên
các kinh điển Trung quốc; … kiếm được sự hiểu biết về tư tưởng Âu
châu hiện đại, đặc biệt chủ nghĩa Marx-Lenin … bằng việc xây dựng một
thượng tầng kiến trúc thô kiểu nước ngoài trên một nền tảng Trung
quốc vững chắc … [ông] cũng chẳng bao giờ gạt sang bên niềm kiêu
hãnh tự phụ đó đặc biệt cho các học giả Trung quốc kiểu-cũ.”18 Trên

81
thực tế, ĐCSTQ đã không chần chừ xem “các cố vấn” Cộng sản nước
ngoài và người Trung quốc theo họ như “các tư sản mại bản đỏ.”19
Cái điều này tiết lộ là chủ nghĩa dân tộc công khai của cách mạng
Trung quốc, không chỉ theo cách nó lên nắm quyền và đại diện lợi ích
giai cấp của ai (bất chấp lý thuyết Marxist), mà theo sự độc lập ý thức
hệ của nó với cái được cho là trung tâm của chủ nghĩa cộng sản toàn thế
giới. Tất nhiên, ĐCSTQ đã không dân tộc chủ nghĩa chỉ trong các mối
quan hệ của nó với những người cộng sản khác. Nó đã cũng dân tộc chủ
nghĩa trong thái độ và hành động của nó đối với những kẻ chiếm đóng
Nhật Bản và chống lại các cường quốc Tây phương chia cắt Trung Quốc.
Như thế, chủ nghĩa dân tộc được phản ánh cả trong sự bác bỏ WPD
Marxist kinh điển và các chính sách của Quốc tế Cộng sản, và cũng trong
cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản và Tây phương.
Việc đồng thời theo đuổi một cách mạng xã hội và một cách mạng
dân tộc đã cho phép các đảng cánh tả và cộng sản để làm một tabula
rasa (xóa đi làm lại từ đầu) tất cả các ý thức hệ và tập quán mà được
xem như làm chậm sự phát triển kinh tế và tạo ra những sự chia rẽ nhân
tạo giữa người dân (như cấu trúc đẳng cấp [caste], mà cách mạng Ấn Độ
ít triệt để hơn nhiều đã chưa bao giờ xóa bỏ thành công) và để xóa bỏ
sự cai trị nước ngoài. Hai cuộc cách mạng đồng thời này đã là một tiền
đề cho sự phát triển trong nước thành công và, trong dài hạn, cho sự
tạo ra một giai cấp tư bản bản xứ mà sẽ, như một giai cấp đã làm ở Tây
Âu và Bắc Mỹ, kéo nền kinh tế tiến lên. Tuy vậy, ở đây sự biến đổi từ chủ
nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản đã xảy ra dưới sự kiểm soát của
một nhà nước cực kỳ mạnh, một quá trình khác với quá trình đã xảy ra
ở châu Âu và Bắc Mỹ, nơi vai trò của nhà nước đã ít quan trọng hơn
nhiều và nơi các nước đã không bị sự can thiệp nước ngoài.20 Nhưng
đấy là một sự khác biệt căn bản; và sự khác biệt này về vai trò của nhà
nước giải thích vì sao chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc, Việt Nam, và
nhiều chỗ khác, hoặc trong quá khứ (Nam Hàn) hay hiện thời (Ethiopia,
Rwanda), đã rất thường có tính độc đoán.

3.2b Chủ nghĩa Cộng sản đã Thành công ở Đâu?


Lý lẽ rằng chủ nghĩa cộng sản đã là hệ thống cho phép sự quá độ từ chủ
nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản bản xứ trong các nước đã bị
thực dân hóa hay bị phương Tây thống trị cũng được ủng hộ bởi sự thực
rằng chủ nghĩa cộng sản đã thành công hơn trong các nước kém phát
triển. Khi chúng ta đo sự thành công của chủ nghĩa cộng sản hoặc bằng

82
tỷ lệ tăng trưởng thô hay, có lẽ, bằng việc so sánh thành tích của các
nước cộng sản đối lại các nước tư bản chủ nghĩa ở cùng mức phát triển,
chúng ta tìm thấy một tương quan âm giữa mức thu nhập của một nước
vào lúc khi nó trở thành cộng sản và tỷ lệ tăng trưởng tuyệt đối sau đó
của nó, hay tỷ lệ tăng trưởng của nó tương đối với các đối tác tư bản
chủ nghĩa của nó. Một cách đơn giản, điều này có nghĩa rằng chủ nghĩa
cộng sản đã ít thành công nhất trong các nền kinh tế công nghiệp đã
phát triển như Đông Đức và Tiệp Khắc (Czechoslovakia) và thành công
nhất trong các nước nông nghiệp nghèo như Trung Quốc và Việt Nam.
Sự thất bại tương đối của chủ nghĩa cộng sản trong các nước phát
triển hơn đã rõ ràng từ giữa-những năm 1970 trở đi khi khoảng cách
(gap) giữa các nước cộng sản trung Âu và các nước tư bản chủ nghĩa
tương tự (như Austria) đã bắt đầu rộng ra. Việc này đã dẫn đến một văn
liệu quan trọng, vài trong số đó được công bố sau sự sụp đổ của chủ
nghĩa cộng sản, mà đã xem xét thành tích kinh tế lịch sử của chủ nghĩa
cộng sản và các lý do cho sự suy tàn của nó. Hai giải thích phổ biến nhất
chỉ ra sự bất lực của hệ thống để đổi mới và sự bất lực của nó để thay
thế vốn cho lao động. Cả hai có thể được xem như một sự bất lực để tạo
ra và quản lý sự thay đổi công nghệ. Sự giải thích thứ nhất (Broadberry
and Klein 2011) đặt sự nhấn mạnh lên sự thực rằng các nước cộng sản
đã không có khả năng thành công chuyển dịch vượt quá mức tương đối
đơn giản của các ngành công nghiệp mạng (network industries) với quy
mô kinh tế lớn (các đập và sự phát điện, các tổ hợp nhà máy thép, các
đường sắt, vân vân.) Và như thế hoàn toàn bỏ lỡ cách mạng công nghiệp
tiếp theo. Theo lời của Broadberry và Klein, “Kế hoạch hóa tập trung đã
có khả năng đạt thành tích năng suất thỏa đáng trong thời đại sản xuất
hàng loạt, nhưng đã không thể thích nghi với các đòi hỏi của công nghệ
sản xuất linh hoạt trong những năm 1980” (2011, 37). Các nước do cộng
sản cai trị có lẽ cũng đã bỏ lỡ cách mạng ICT, giả như chủ nghĩa cộng
sản đã không sụp đổ đầu tiên. Sự giải thích thứ hai (Easterly and
Fischer, 1995; Sapir 1980) đặt nhiều sự nhấn mạnh hơn lên sự thiếu
tính có thể thay thế giữa vốn và lao động, mà đã có nghĩa rằng sản lượng
(đầu ra) cuối cùng được sản xuất với các tỷ lệ gần như cố định của hai
nhân tố. Trong tình huống này, mức đầu ra được xác định (bị hạn chế)
bởi nhân tố ít phong phú hơn: nếu dân số ngừng tăng, một sự thiếu hụt
người lao động không thể được bù bằng nhiều vốn hơn. Theo các tác
giả, đấy là cái đã xảy ra ở Liên Xô và Đông Âu.

83
Contra Marx, CNXH ít thành công nhất trong các nước phát triển
Cả hai sự giải thích ngụ ý rằng nền kinh tế càng tinh vi, hệ thống kinh tế
XHCN càng ít hiệu quả. Bằng chứng gần đây xác nhận điều này. Trong
một nghiên cứu chi tiết phủ toàn bộ thời kỳ sau chiến tranh trong đó
CNXH đã tồn tại ở Đông Âu, Vonyó (2017) báo cáo ba kết quả quan
trọng, được thấy trong Hình 3.1. Thứ nhất, các nước phát triển hơn
trong năm 1950 đã có các tỷ lệ tăng trưởng trung bình thấp hơn trong
ba mươi chín năm tiếp sau. Kết quả này ngụ ý sự hội tụ thu nhập, và nó
là đúng cho các nước Âu châu cả XHCN và TBCN. Đấy là vì sao hai đường
trong Hình 3.1 đều dốc xuống. Thứ hai, các nước XHCN, tại bất cứ mức
thu nhập (ban đầu) nào, đã có thành tích tồi hơn các nước TBCN. Đấy là
vì sao đường cho các nước XHCN nằm dưới đường cho các nước TBCN.
Thứ ba, khoảng cách về thành tích giữa hai kiểu nước tăng khi mức thu
nhập ban đầu tăng (tức là, nước càng phát triển, khoảng cách càng lớn).
Đấy là vì sao khoảng cách giữa hai đường là lớn hơn cho các nước giàu
hơn trong 1950 so với cho các nước nghèo hơn.

HÌNH 3.1. Thành tích của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa versus tư bản chủ nghĩa ở
châu Âu, 1950–1989
Tiên nước viết tắt: Các nước xã hội chủ nghĩa: BUL Bulgaria, CZ Tiệp Khắc, GDR Cộng hòa Dân
chủ Đức, HUN Hungary, POL Ba Lan, ROM Rumania, USSR Liên Xô, YUG Nam Tư; Các nước tư
bản chủ nghĩa: AUT Austria (Áo), BE Bỉ, CH Thụy Sĩ, DK Đan Mạch, ESP Tây Ban Nha, FIN Phần
Lan, FRA Pháp, GER Tây Đức, GRE Hy Lạp, IRL Ireland, ITA Italy, NL Hà Lan, NOR Na Uy, POR
Bồ Đào Nha, SWE Thụy Điển, UK Vương quốc Anh. GK dollar là dollar Geary-Khamis PPP (ngang
bằng sức mua) 1990. Nguồn dữ liệu: Vonyó (2017, 255). Được sao lại với sự cho phép.

84
Một so sánh giữa các nước TBCN và XHCN (tức là, do cộng sản vận
hành) là cực kỳ quan trọng không chỉ bởi vì nó cho thấy thành tích kém
của các nước XHCN, mà bởi vì nó cho phép chúng ta phân rã thành tích
kém của các nước XHCN giàu hơn thành hai phần: (1) phần do sự hội tụ
kinh tế (tức là, phần không-đặc-thù-hệ-thống tồn tại dù chúng ta so
sánh thành tích của Vương quốc Anh với thành tích của Tây Ban Nha,
hay của Tiệp Khắc với Bulgaria), và (2) phần là đặc-thù-hệ-thống và
được phản ánh trong thành tích tồi hơn nhiều của các nước XHCN giàu
hơn so với các nước TBCN giàu hơn. Chính phần 2 có tầm quan trọng
chủ chốt cho lý lẽ của tôi rằng CNXH đã ít thành công hơn nhiều về mặt
kinh tế trong các nước giàu so với trong các nước nghèo. Điều này đến
lượt làm xói mòn cách tiếp cận Marxist tuyến tính, hay WPD, mà cho là
hoàn toàn ngược lại: rằng thất bại của CNXH bắt nguồn từ việc được áp
dụng không phải trong các nước Tây phương giàu mà trong các nước
ngoại vi như Nga. Trên thực tế, chính điều ngược lại mới đúng: giả như
CNXH được áp dụng ở Tây Âu, nó thậm chí còn ít thành công hơn ở Đông
Âu. Chính sự thất bại của CNXH trong các nước giàu là cái chứng minh
mục đích luận Marxist đơn giản là vô căn cứ.
Carlin, Shaffer, and Seabright (2012) đi đến cùng kết luận, rằng
thành tích của các nền kinh tế XHCN đã khác theo mức thu nhập. Họ cho
thấy rằng các nước tương đối nghèo hơn đã được lợi nhiều từ một số
lợi thế của kế hoạch tập trung (như cơ sở hạ tầng được cải thiện và giáo
dục tốt hơn) so với chúng chịu (thiệt) từ sự vắng mặt của các khuyến
khích thị trường. Bày tỏ về mặt tỷ lệ tăng trưởng dài hạn, các nước
XHCN nghèo vì thế đã được lợi, so với các nước TBCN tương đương của
chúng. Tuy vậy, điều ngược lại có hiệu lực cho các nước giàu hơn, nơi
sự vắng mặt của các thị trường làm giảm tỷ lệ tăng trưởng dài hạn
xuống dưới tỷ lệ của các nước TBCN đối chiếu của chúng.
Cả hai lý thuyết và bằng chứng kinh nghiệm vì thế gợi ý rằng các
nước kém phát triển (tức là, chính xác các nước trong đó chủ nghĩa cộng
sản đã cho phép sự quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang CNTB bản xứ)
sẽ chắc có khả năng nhất để được lợi từ những thay đổi do chủ nghĩa
cộng sản gây ra. Bằng việc xem xét thành tích của chúng trong một thời
kỳ thậm chí dài hơn gồm (cả) ba thập niên qua, trong đó một số nước
cộng sản đã biến thành các nước tư bản chủ nghĩa chính trị, chúng ta
thấy rằng lợi thế đó đã rộng ra. Hình 3.2 cho thấy tỷ lệ tăng trưởng GDP
trên đầu người hàng năm từ 1990 suốt đến 2016 cho Trung Quốc, Việt
Nam, và Hoa Kỳ (mà có thể được xem như đại diện của chủ nghĩa tư bản

85
tài năng tự do). Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của Trung Quốc là khoảng
8 phần trăm, của Việt Nam khoảng 6 phần trăm, và của Hoa Kỳ chỉ 2
phần trăm. Không chỉ là khoảng cách giữa các tỷ lệ tăng trưởng là cao,
mà nó là không đổi ngang tất cả các năm: trong một thời kỳ hai mươi
sáu năm, đã có chỉ một năm khi Việt Nam và Hoa Kỳ có cùng tỷ lệ tăng
trưởng (trong năm 1997, năm khủng hoảng tài chính Á châu), và không
trong năm nào tăng trưởng Trung quốc bằng hay thấp hơn tăng trưởng
Mỹ. Như chúng ta sẽ thấy ở dưới, thành tích đáng chú ý này của các
nước tư bản chủ nghĩa chính trị là cái gì đó đặt chúng, chí ít nếu sự thịnh
vượng là một tiêu chuẩn chính, vào sự cạnh tranh với chủ nghĩa tư bản
tự do như cách tốt nhất để tổ chức xã hội. Dù khoảng cách (gap) này về
thành tích sẽ vẫn còn trong tương lai là không rõ ràng: khi Trung Quốc,
Việt Nam, và các nước khác đến gần đường giới hạn khả năng sản xuất
(production possibility frontier) và sự tăng trưởng của chúng phụ
thuộc nhiều hơn vào đổi mới sáng tạo, nó có thể chậm lại (xem cả Phụ
lục C). Nhưng chúng ta không biết nếu nó sẽ chậm lại xuống tận mức
của các nước giàu ngày nay, hay nếu sự chậm lại—bất chấp hành trình
thật sự đáng chú ý của các nước này, mà đã đi trong khoảng thời gian
của vài thế hệ từ rất nghèo sang rất giàu— sẽ làm cho chúng ít là một
tấm gương hơn cho các nước khác để noi theo.

HÌNH 3.2. Tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người ở Trung Quốc, Việt Nam, và Hoa Kỳ,
1990–2016
Các tỷ lệ tăng trưởng là về mặt thực tế, dựa vào dollar PPP (ngang sức mua) 2011. Nguồn dữ
liệu: World Bank World Development Indicators, 2017 version.

3.2c Trung Quốc Có là Tư bản chủ nghĩa?


Nhưng Trung Quốc có thực là tư bản chủ nghĩa? Câu hỏi này thường
được hỏi—đôi khi một cách hùng biện và đôi khi chân thật. Chúng ta có

86
thể giải quyết nó nhanh chóng nếu chúng ta sử dụng định nghĩa Marx-
Weber chuẩn về chủ nghĩa tư bản được giới thiệu trong Chương 2. Để
đủ tư cách như tư bản chủ nghĩa, một xã hội phải ở mức độ mà hầu hết
sản xuất của nó được tiến hành dùng các tư liệu sản xuất (vốn, đất) sở
hữu tư nhân, hầu hết những người lao động là những người lao động
hưởng lương (không bị cột về mặt pháp lý vào đất hay làm việc như
người làm tư dùng vốn của riêng họ), và hầu hết quyết định về sản xuất
và định giá được tiến hành theo cách phân tán (tức là, không có bất kỳ
ai áp đặt chúng lên các doanh nghiệp). Trung Quốc đạt được điểm tích
cực như tư bản chủ nghĩa trên tất cả ba tiêu chí này.
Trước 1978, phần của của sản lượng (output) công nghiệp được sản
xuất bởi các doanh nghiệp sở hữu nhà nước (SOE) ở Trung Quốc đã là
gần 100 phần trăm, vì hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp đã do nhà
nước sở hữu. Chúng đã làm việc bên trong một kế hoạch tập trung, mà,
tuy linh hoạt hơn và phủ ít mặt hàng hơn nhiều so với ở Liên Xô, tuy
nhiên đã gồm tất cả các sản phẩm công nghiệp then chốt (than và các
khoáng sản được khai thác khác, thép, dầu mỏ, các tiện ích, vân vân),
vài trong số chúng vẫn được cung cấp phần lớn bởi các SOE. Vào năm
1998, phần nhà nước trong sản lượng công nghiệp đã giảm gần một nửa
xuống chỉ trên 50 phần trăm, như được thấy trong Hình 3.3. Kể từ đó
nó đã giảm liên tục, năm này sau năm khác, và hiện thời nó chỉ trên 20
phần trăm một chút.
Tình hình trong nông nghiệp thậm chí còn rõ hơn. Trước các cuộc cải
cách, hầu hết sản xuất được các công xã tiến hành. Kể từ 1978 và sự đưa
vào “hệ thống khoán hộ (responsibility system),” mà đã cho phép tư
nhân thuê đất, hầu như toàn bộ sản lượng được tư nhân sản xuất—mặc
dù tất nhiên các nông dân đã không là những người lao động hưởng
lương mà phần lớn là người làm-tư, trong cái thuật ngữ Marxist gọi là
“sản xuất hàng hóa-nhỏ.” Đấy là cách điển hình nông nghiệp Trung quốc
được tổ chức trong lịch sử, như thế cấu trúc sở hữu hiện thời ở các vùng
nông thôn là có phần của một sự quay lại quá khứ (với một sự khác biệt
quan trọng—sự vắng mặt của các địa chủ). Nhưng khi sự di cư nông
thôn vào các thành phố tiếp tục, các quan hệ tư bản chủ nghĩa hơn chắc
có khả năng được thiết lập cả trong nông nghiệp nữa. Chúng ta cũng có
thể nhắc đến các doanh nghiệp hương trấn (các doanh nghiệp sở hữu
tập thể), mà, mặc dù ít quan trọng ngày nay hơn trong quá khứ, đã tăng
nhanh sử dụng lao động nông thôn dư thừa để sản xuất các mặt hàng
phi-nông nghiệp. Chúng dùng lao động ăn lương, nhưng cấu trúc sở hữu

87
của chúng, mà kết hợp các tỷ lệ thay đổi của sở hữu nhà nước (tuy ở
mức công xã), sở hữu hợp tác xã nào đó, và sở hữu tư nhân thuần túy,
là cực kỳ phức tạp và thay đổi giữa các phần khác nhau của nước.

HÌNH 3.3. Phần của sản lượng công nghiệp do các doanh nghiệp sở hữu nhà nước tạo
ra ở Trung Quốc, 1998–2015
Nguồn dữ liệu: Dữ liệu Trung quốc chính thức được Chunlin Zhang vui lòng cung cấp, World
Bank Beijing office.

Các hãng tư nhân không chỉ là vô số; nhiều hãng là lớn. Theo dữ liệu
chính thống, phần của các công ty tư nhân trong 1 phần trăm trên đỉnh
của các hãng được xếp hạng theo tổng giá trị gia tăng đã tăng từ khoảng
40 phần trăm trong năm 1998 lên 65 phần trăm trong năm 2007 (Bai,
Hsieh, and Song 2014, fig. 4).
Hình mẫu sở hữu ở Trung Quốc là phức tạp bởi vì chúng thường gồm
nhà nước trung ương, nhà nước tỉnh, công xã, tư nhân, và sở hữu nước
ngoài theo các tỷ lệ khác nhau, nhưng vai trò của nhà nước trong tổng
GDP, được tính từ bên sản xuất, là không chắc vượt 20 phần trăm,21
trong khi lực lượng lao động được thuê trong các SOE và các doanh
nghiệp sở hữu tập thể là 9 phần trăm của tổng việc làm nông thôn và
thành thị (China Labor Statistical Yearbook 2017). Các tỷ lệ phần trăm
này là giống các tỷ lệ trong đầu các năm 1980 ở Pháp (Milanovic 1989,
bảng 1.4). Như chúng ta sẽ thấy trong Tiết đoạn 3.3, một trong các đặc
trưng của chủ nghĩa tư bản chính trị quả thực là nhà nước đóng một vai
trò đáng kể, dễ dàng vượt vai trò của nó như được đại diện bởi quyền
sở hữu vốn chính thức của nó, nhưng điểm chính của tôi ở đây là đơn

88
giản để giải thoát khỏi một số nghi ngờ về bản chất tư bản chủ nghĩa
của nền kinh tế Trung quốc—những nghi ngờ được đưa ra không trên
cơ sở kinh nghiệm nào (vì dữ liệu rõ ràng làm chúng mất hiệu lực) mà
trên cơ sở suy đoán rằng đảng cai trị được gọi là “cộng sản,” cứ như một
mình điều đó là đủ để xác định bản chất của một hệ thống kinh tế.
Phân bố đầu tư cố định theo khu vực sở hữu cũng cho thấy một xu
hướng rất rõ tới một phần lớn hơn của đầu tư tư nhân (Hình 3.4). Đầu
tư tư nhân chiếm hơn một nửa đầu tư cố định rồi, trong khi phần nhà
nước là khoảng 30 phần trăm (phần còn lại gồm có khu vực tập thể và
đầu tư tư nhân nước ngoài).22

HÌNH 3.4. Đầu tư cố định theo khu vực sở hữu ở Trung Quốc, 2006–2015
Nguồn dữ liệu: World Bank (2017, hình 1.6).

Sự thay đổi cũng được phản ánh rõ ràng trong phần của những người
lao động SOE trong tổng việc làm đô thị (Hình 3.5). Trước cải cách, gần
như 80 phần trăm của những người lao động đô thị đã làm việc ở các
SOE. Bây giờ, sau một sự giảm sút tiếp tục hết năm này qua năm khác,
phần của chúng là ít hơn 16 phần trăm. Trong các vùng nông thôn, sự
tư nhân hóa đất de facto dưới hệ thống khoán hộ đã biến đổi hầu như
tất cả lao động nông thôn thành các nông dân khu vực tư nhân.
Cuối cùng, sự tương phản giữa các phương thức sản xuất XHCN và
TBCN được thấy đầy kịch tính nhất trong sự sản xuất và quyết định giá
phân tán. Vào đầu cải cách, nhà nước định giá cho 93 phần trăm các sản
phẩm nông nghiệp, 100 phần trăm sản phẩm công nghiệp, và 97 phần
trăm mặt hàng bán lẻ. Trong giữa-những năm 1990, các tỷ lệ đã đảo
ngược: các giá được thị trường quyết định cho 93 phần trăm của các
mặt hàng bán lẻ, 79 phần trăm sản phẩm nông nghiệp, và 81 phần trăm

89
sản xuất vật liệu (Pei 2006, 125). Ngày nay tỷ lệ phần trăm của giá cả
do thị trường quốc gia thậm chí còn cao hơn.

HÌNH 3.5. Phần của những người lao động được các SOE (doanh nghiệp sở hữu nhà
nước) thuê trong tổng việc làm đô thị ở Trung Quốc, 1978–2016
Nguồn dữ liệu: National Bureau of Statistics, Statistical Yearbooks, các năm khác nhau. Dữ liệu
được Haiyan Ding vui lòng cung cấp.

3.3 Các Đặc điểm Chính của Chủ nghĩa tư bản chính trị
3.3a Ba Đặc trưng và Hai Mâu thuẫn mang tính Hệ thống
Định nghĩa của Max Weber về chủ nghĩa tư bản được thúc đẩy về chính
trị trong Protestant Ethic and the Spirit Capitalism [Đạo đức Tin lành và
Tinh thần của Chủ nghĩa tư bản] đã là “sử dụng quyền lực chính trị để
đạt lợi lộc kinh tế.” Theo lời của Weber, “Chủ nghĩa tư bản của những
người khởi xướng, các nhà đầu cơ quy mô lớn, những kẻ săn đất
nhượng và phần nhiều chủ nghĩa tư bản tài chính hiện đại ngay cả trong
thời bình, nhưng, trên hết, chủ nghĩa tư bản đặc biệt quan tâm đến lợi
dụng các cuộc chiến tranh, mang con dấu này [kiếm được của cải bằng
vũ lực, mối quan hệ chính trị, hay đầu cơ] thậm chí trong các nước Tây
phương hiện đại, và một số … phần của thương mại quốc tế quy mô lớn
liên hệ mật thiết với nó” (1992, 21). Weber đã trình bày ý tưởng này
thêm nữa trong Economy and Society: “Chủ nghĩa tư bản chính trị đã
tồn tại … bất kỳ đâu đã có sự thầu thu thuế (tax farming), sự cung cấp
sinh lời của các nhu cầu chính trị của nhà nước, chiến tranh, cướp biển,
sự cho vay nặng lãi quy mô lớn, và sự thực dân hóa” (1978, 480).

90
Các nhà nước thực hành chủ nghĩa tư bản chính trị ngày nay, đặc biệt
Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, và Singapore, đã sửa đổi mô hình này
bằng việc đặt một bộ máy quan liêu hết sức hiệu quả và hiểu biết công
nghệ chịu trách nhiệm về hệ thống. Đây là đặc trưng quan trọng đầu
tiên của hệ thống—bộ máy quan liêu đó (mà rõ ràng là người hưởng lợi
chính của hệ thống) có nghĩa vụ chính của nó là để thực hiện tăng
trưởng kinh tế cao và thực hiện các chính sách cho phép đạt được mục
tiêu này. Tăng trưởng là cần thiết cho sự hợp pháp hóa sự cai trị của nó.
Bộ máy quan liêu cần là kỹ trị và sự lựa chọn các thành viên của nó dựa
trên-công trạng (merit-based) nếu muốn thành công, đặc biệt vì không
có luật trị (rule of law). Sự thiếu một luật trị bắt buộc là đặc trưng quan
trọng thứ hai của hệ thống.
Đặng như nhà sáng lập chủ nghĩa tư bản chính trị hiện đại
Đặng Tiểu Bình, lãnh tụ ưu việt của Trung Quốc từ cuối các năm 1970
đến giữa-các năm 1990, có thể được coi như người cha sáng lập của chủ
nghĩa tư bản chính trị hiện đại, một cách tiếp cận—hơn là một ý thức
hệ—kết hợp sự năng động của khu vực tư nhân, sự cai trị hiệu quả của
bộ máy quan liêu, và một hệ thống chính trị độc-đảng. Triệu Tử Dương,
mà đã là thủ tướng Trung Quốc và, một thời kỳ ngắn, tổng bí thư của
Đảng cộng sản (nhưng đã bị phế truất trong năm 1989 sau các sự kiện
Thiên An Môn), trong hồi ký của ông đã mô tả quan điểm chính trị của
Đặng thế này: “[Ông] đã đặc biệt chống lại một hệ thống đa đảng, tam
quyền phân lập và hệ thống nghị viện của các quốc gia tây phương—và
đã kiên quyết bác bỏ chúng. Hầu như mỗi lần ông nhắc đến cải cách
chính trị, ông đã chắc chắn để lưu ý rằng hệ thống chính trị Tây phương
hòa toàn không thể được chấp nhận” (2009, 251). Đối với Đặng, cải cách
kinh tế đã là dựa vào “học từ các sự thực” và việc cho phép khu vực tư
nhân quyền rộng rãi, nhưng chẳng bao giờ rộng và mạnh đến mức bức
chế các sở thích của nó lên nhà nước và Đảng cộng sản. Cải cách chính
trị, Triệu viết, đã có nghĩa là sự cải thiện về tính hiệu quả của hệ thống;
nó có nghĩa không nhiều hơn một “cải cách hành chính.”
Trong lĩnh vực kinh tế, quan điểm của Đặng đã không rất khác với
quan điểm của “lão thành” bảo thủ Trần Vân (cha đẻ của kế hoạch 5 năm
đầu tiên của Trung Quốc), người dùng ẩn dụ về một con chim trong một
chiếc lồng để giải thích vai trò thực sự của khu vực tư nhân: nếu khu
vực tư nhân bị kiểm soát quá chặt, giống một con chim bị cầm tù, nó sẽ
chết ngạt; nếu nó được để hoàn toàn tự do, nó sẽ bay đi mất.23 Cho nên
cách tiếp cận hay nhất là đặt con chim vào một cái lồng rộng rãi. Mặc dù

91
ẩn dụ được liên kết với sự diễn giải bảo thủ về các cải cách Trung quốc,
có thể nói rằng quan điểm của Đặng đã khác chỉ về mặt kích thước của
cái lồng mà bên trong đó ông muốn nhốt khu vực tư nhân. Tuy vậy,
không phải Đặng muốn hạn chế quy mô của khu vực tư nhân mà là hạn
chế vai trò chính trị của nó—tức là, khả năng của nó để áp đặt các sở
thích của nó lên chính sách nhà nước. Trong tóm tắt khéo léo của Ming
Xia, Đặng đã là “Kiến trúc sư Trưởng [mà] đã thiết kế một sự quá độ
trơn tru từ CNXH nhà nước sang chủ nghĩa tư bản” nhưng ông cũng
“không do dự để tiêu diệt bất cứ ý tưởng nào ông cho là nguy hiểm.…
Ông đã chặn xu hướng ‘tự do hóa tư sản’ [trong 1986] và đã đàn áp dã
man các cuộc biểu tình sinh viên [trong 1989]” (2000, 186). Chính di
sản kép này là cái xác định không chỉ Trung Quốc của Đặng mà rộng hơn
mô hình của chủ nghĩa tư bản chính trị.
Cách tiếp cận của Đặng là giống với cái Giovanni Arrighi, trong Adam
Smith in Beijing [Adam Smith ở Bắc Kinh] (2007), gọi là sự phát triển “tự
nhiên” Smithian, nơi các lợi ích của các nhà tư bản đã chẳng bao giờ
được phép để thống trị tối cao, và nhà nước giữ lại sự tự trị đáng kể để
theo đuổi các chính sách lợi ích-quốc gia và, nếu cần, kiềm chế khu vực
tư nhân. Khả năng kép này của nhà nước để được hướng dẫn bởi các lợi
ích quốc gia (một đặc tính rất hám lợi) và sự kiểm soát khu vực tư nhân
là đặc điểm chính của chủ nghĩa tư bản chính trị, hay cái chúng ta có thể
gọi là đặc trưng quan trọng thứ ba của nó. Điều này đòi hỏi, nhằm để
cho nhà nước có khả năng hành động một cách quyết định, sự độc lập
của nó khỏi các ràng buộc pháp lý—nói ngắn gọn, việc ra quyết định tùy
tiện bởi những người [lãnh đạo], và không phải việc ra quyết định theo
luật pháp (đặc trưng thứ hai của chúng ta).
Giống tất cả các nước, các nước với chủ nghĩa tư bản chính trị có các
luật, và các luật đó được áp dụng trong hầu hết các trường hợp. Tuy vậy,
luật trị không thể được khái quát hóa (tức là, được làm để áp dụng cho
tất cả mọi người bất chấp các mối quan hệ và liên kết chính trị) bởi vì
việc đó sẽ phá hủy sự cài đặt của hệ thống và tác động đến những người
hưởng lợi chính của nó. Giới elite được lợi từ tính tùy tiện vì nó có thể,
le cas échéant (nếu cần), đơn giản không áp dụng luật, hoặc cho bản thân
nó hay cho những người ủng hộ của nó, khi luật là bất tiện. Ngoài ra, nó
có thể áp dụng luật với đầy đủ sức mạnh (và thậm chí thêm một chút)
khi một diễn viên chính trị “không mong muốn,” hay đối thủ kinh doanh,
cần bị trừng trị. Như thế, chẳng hạn, các quy tắc không áp dụng khi Tập
Cận Bình cần mở rộng chức chủ tịch của ông vượt quá hai nhiệm kỳ

92
thông thường, hay khi Vladimir Putin cần để lách tinh thần luật pháp
bằng việc ứng cử cho chức vụ chóp bu bốn lần. Nhưng toàn bộ sức mạnh
của luật có thể được dùng để đánh (bằng dùi cui) các công ty do các diễn
viên bất tiện về chính trị sở hữu. Không nhất thiết đúng rằng các diễn
viên như vậy là vô tội (như trong ví dụ về tỷ phú Nga lưu vong Mikhail
Khodorkovsky, mà có lẽ đã không [vô tội]), nhưng rằng luật được dùng
một cách chọn lọc chống lại họ. Trùm tư bản Trung quốc Tiêu Kiến Hoa
(Xiao Jianhua), một người với các mối quan hệ phức tạp với ban lãnh
đạo Trung quốc, đã đối mặt một số phận tương tự như Khodorkovsky
khi ông đột nhiên bị bắt cóc khỏi khách sạn Hồng Kông sang trọng nhất.
Việc sử dụng quyền lực tùy tiện này là cái Flora Sapio (2010, được trích
trong Creemers 2018) gọi là một “vùng vô luật pháp,” nơi sự hoạt động
bình thường của luật bị treo. Các vùng vô pháp luật như vậy không phải
là một sự lầm lạc mà là một phần không thể tách rời của hệ thống.
Việc này đưa chúng ta đến mâu thuẫn đầu tiên tồn tại trong chủ nghĩa
tư bản chính trị hiện đại: mâu thuẫn giữa sự cần một giới kỹ trị và có kỹ
năng cao và sự thực rằng elite phải hoạt động dưới các điều kiện của sự
áp dụng có chọn lọc của luật trị.24 Hai thứ mâu thuân nhau: một elite kỹ
trị được giáo dục để theo các quy tắc và hoạt động bên trong các giới
hạn của một hệ thống duy lý. Nhưng tính tùy tiện (arbitrariness) trong
áp dụng các quy tắc trực tiếp làm xói mòn các nguyên tắc này.
Tham nhũng tràn lan
Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa (i) tham nhũng tràn lan trong các
hệ thống như vậy làm tăng bất bình đẳng, bởi vì quyền lực tùy ý
(discretionary power) được trao cho bộ máy quan liêu cũng được các
thành viên khác nhau của nó dùng để nhận được lợi lộc tài chính, vị trí
càng cao lợi lộc càng lớn, và (ii) nhu cầu để giữ bất bình đẳng trong vòng
kiểm soát vì các lý do về tính chính đáng. Đấy là nơi định nghĩa chi tiết
hơn của Weber về chủ nghĩa tư bản chính trị trở nên có thể được áp
dụng đầy đủ. Các quyết định về các vấn đề như đánh thuế, sự thi hành
các quy định, vay và cho vay, và ai sẽ được lợi từ các công trình công
cộng thường là tùy ý. Chúng có thể dựa một phần vào các tiêu chuẩn
khách quan, và một phần vào nhân dạng của những người hưởng lợi
tiềm năng và lợi lộc tài chính của elite có thể là bao nhiêu. Elite không
được xem đơn giản như bộ máy quan liêu, bởi vì các ranh giới giữa nơi
bộ máy quan liêu chấm dứt và sự kinh doanh bắt đầu bị mờ: các cá nhân
có thể di chuyển giữa hai vai trò này, hay các vai trò khác nhau có thể
được duy trì bởi các cá nhân khác nhau bên trong cùng “tổ chức” mà có

93
“các đại diện” của nó rải rác, một số trong kinh doanh, những người
khác trong chính trị. Sử dụng một từ theo nghĩa xấu, ta có thể nói các tổ
chức như vậy là không quá khác các tổ chức mafia. Chúng tạo ra băng
đảng chính trị-doanh nhân và là bộ xương của chủ nghĩa tư bản chính
trị mà trên đó mọi thứ khác treo lên. Sự tích tụ của các băng đảng như
vậy tạo ra cái có thể gọi là giai cấp chính trị-tư bản chủ nghĩa.25
Tham nhũng là bệnh đặc hữu của chủ nghĩa tư bản chính trị. Bất kể
hệ thống nào đòi hỏi sự ra quyết định tùy ý phải có tham nhũng tràn
lan. Vấn đề với tham nhũng, từ quan điểm của elite, là, đi quá xa, nó có
khuynh hướng làm xói mòn tính liêm chính của bộ máy quan liêu và khả
năng để tiến hành các chính sách kinh tế tạo ra tăng trưởng cao. Phần
chính của khế ước xã hội mà duy trì chủ nghĩa tư bản chính trị khi đó bị
nổ tan. Dân cư có thể chịu sự thiếu tiếng nói của nó (hay trong một số
trường hợp, có thể không quan tâm liệu nó có tiếng nói hay không)
chừng nào elite cung cấp những sự cải thiện hữu hình về các tiêu chuẩn
sống, cung cấp sự quản trị tư pháp có thể chịu đựng được, và không cho
phép những sự bất bình đẳng rành rành. Nhưng nếu tham nhũng đi quá
đà, khế ước xã hội đó không còn có hiệu lực: tăng trưởng cao không thể
được duy trì trong một môi trường tham nhũng-cao; sự quản trị tư
pháp cũng chẳng có thể chịu đựng được nữa; sự tiêu dùng phô trương
cũng chẳng được giữ trong vòng kiểm soát. Tất cả đều trở nên tồi hơn
nhiều.
Hệ thống luôn luôn trong cân bằng bấp bênh. Nếu tham nhũng vượt
khỏi tầm tay, hệ thống có thể sụp đổ. Nhưng nếu luật trị được thực hiện
đầy đủ, thì hệ thống thay đổi triệt để và chuyển từ sự kiểm soát của một
đảng hay một elite sang một hệ thống của sự cạnh tranh elite. Để giữ
cho hệ thống hoạt động, elite vì thế phải tìm một con đường trung đạo
giữa hai đường đi, chẳng cái nào trong số đó nó có thể được thực hiện
đầy đủ. Vào lúc nào đó nó có thể nghiêng hướng về một đường, vào lúc
khác nó có thể nghiêng về đường kia. Một đường đi là để củng cố luật
trị, cho dù nó không thể được thực hiện đầy đủ, bởi vì sự tùy ý
(discretion), như chúng ta đã thấy, là cốt yếu cho quyền lực của elite.
Đấy là chiến lược mà Hồ Cẩm Đào, chủ tịch Trung Quốc từ 2003 đến
2013, đã thử làm theo. Một số nhà phân tích đã thấy, một cách sai lầm,
chiến lược của Hồ như một bước đầu tiên hướng tới mục tiêu cuối cùng
của chủ nghĩa tư bản tự do. Mặc dù đó không phải là mục tiêu, tuy nhiên
là đúng rằng một chủ nghĩa tư bản chính trị tuân thủ luật pháp hơn bắt
đầu trông giống chủ nghĩa tư bản tự do hơn nhiều. Chiến lược thay thế

94
là chiến lược được Tập Cận Bình sử dụng, nơi sự nhấn mạnh là đến sự
chống tham nhũng. Chiến lược đó không đề cập đến nguyên lý tùy ý
trong việc ra quyết định, nhưng đàn áp những sự lạm dụng quá xá nhất
của nó. Đấy là vì sao các nhà bình luận nói chung xem chiến lược này
như bảo thủ hơn; nó để các đặc tính cơ bản của chủ nghĩa tư bản chính
trị không thay đổi, không làm giảm quyền lực của bộ máy quan liêu, và
giữ khoảng cách ý thức hệ giữa các chủ nghĩa tư bản chính trị và tự do
rộng như trước kia. Nhưng nó ổn định hóa chủ nghĩa tư bản chính trị.
Vì tham nhũng là đặc hữu với chủ nghĩa tư bản chính trị, là không thể
để tiêu diệt nó. Để làm vậy, hệ thống sẽ hoặc phải thay đổi theo hướng
của chủ nghĩa tư bản tự do hay sẽ phải trở nên tự cấp tự túc (autarkic).
Các hệ thống tự cấp tự túc, vì các lý do được giải thích trong Chương 4,
không có những khó khăn để giữ tham nhũng trong vòng kiểm soát
(nhưng chúng có các vấn đề khác).
Tóm tắt hệ thống
Có thể hữu ích tại điểm này để tóm tắt các đặc trưng có tính hệ thống
và các mâu thuẫn chính của chủ nghĩa tư bản chính trị, theo cách tôi
thấy chúng.
Ba đặc trưng mang tính hệ thống là:
(1) Bộ máy quan liêu (chính quyền) hiệu quả
(2) Thiếu vắng luật trị (rule of law)
(3) Sự tự trị của nhà nước
Các mâu thuẫn là:
Thứ nhất, sự va chạm giữa các đặc trưng có tính hệ thống (1) và (2),
cụ thể là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu quản lý khách quan (impersonal)
công việc đòi hỏi một bộ máy quan liêu tốt và việc áp dụng luật tùy ý.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa tham nhũng tràn lan do sự vắng mặt luật trị
gây ra và cơ sở trên đó tính chính đáng của hệ thống dựa vào.
Chúng ta thấy rằng, theo nghĩa nào đó, các mâu thuẫn bắt nguồn từ
các đặc trưng chính của hệ thống.

95
3.3b Các Nước nào Có Hệ thống Chủ nghĩa Tư bản Chính trị?
Trung Quốc và Việt Nam là các ví dụ điển hình của chủ nghĩa tư bản
chính trị. Nhưng chúng không phải một mình. Chí ít chín nước khác có
các hệ thống khớp với các đòi hỏi của chủ nghĩa tư bản chính trị, như
được thấy trong Bảng 3.1. Để được bao gồm trong danh sách này, hệ
thống chính trị của nước đó hoặc phải là độc đảng hay de facto độc đảng,
với các đảng khác được phép tồn tại nhưng không để thắng các cuộc
bầu cử, và/hoặc với một đảng đã giữ quyền lực trong nhiều thập niên.26

BẢNG 3.1. Các nước có hệ thống tư bản chủ nghĩa chính trị
Nước Hệ thống chính trị Số năm Tỷ lệ tăng Xếp hạng
nắm quyền trưởng/đầu tham
(cho đến người trung nhũng
2018) bình giữa năm
1990/1991 và 20164
2016
Trung Quốc1 Độc đảng cai trị từ 1949 69 8,5 79
Việt Nam1 Độc đảng cai trị từ 1945, mở 73 5,3 113
rộng ra miền Nam 1975
Malaysia Một đảng nắm quyền kể từ 1957 61 3,7 55
(chấm dứt tháng Năm 2018)
Lào1 Độc đảng cai trị từ 1975 43 4,8 123
Singapore Một đảng nắm quyền kể từ 1959 59 3,4 7
Algeria1 Độc đảng cai trị từ 1962 56 1,82 108
Tanzania1 Một đảng nắm quyền kể từ 1962 56 3,5 116
Angola1 Độc đảng cai trị kể từ 1975 43 1,1 164
Botswana Một đảng nắm quyền kể từ 1965 53 2,8 35
Ethiopia1 Độc đảng cai trị từ 1991 27 4,1 108
Rwanda Độc đảng cai trị từ 1994 24 2,63 50
Thế giới 2,0 88
1. Đảng nắm quyền là đảng cộng sản hay tựa-cộng sản.
2. Được tính sau khi kết thúc nội chiến trong 2002.
3. Được tính sau khi kết thúc nội chiến trong 1993.
4. Các nước được xếp hạng từ ít tham nhũng nhất (số 1) đến tham nhũng nhất (số 176).

Ghi chú: “Độc đảng cai trị” có nghĩa rằng không có các đảng khác hay chúng không thích hợp (irrelevant);
“một đảng nắm quyền” có nghĩa rằng có hệ thống đa đảng nhưng một đảng luôn luôn thắng các cuộc bầu
cử. Nguồn dữ liệu: GDP dữ liệu từ World Bank World Development Indicators 2017. Xếp hạng tham
nhũng từ Transparency International, https://www.transparency.org/. Index tham nhũng này đo “các
mức cảm nhận về tham nhũng khu vực công theo các chuyên gia và những người kinh doanh.”

Hệ thống chính trị cũng phải được “sinh ra” sau một cuộc đấu tranh
thành công vì độc lập dân tộc, dù các điều kiện trước đó đã là thực dân
chính thức hay chỉ rất gần như vậy. Cuối cùng, lưu ý rằng tất cả các
nước được liệt kê, có lẽ trừ Singapore, đã trở thành độc lập sau một

96
cuộc đấu tranh bạo lực.27 Ngoài ra, vài nước đã trải qua một thời kỳ
nội chiến. Danh sách cũng cho biết các nước trong đó sự quá độ sang
chủ nghĩa tư bản bản xứ (indigenous) được một đảng cộng sản hay
một đảng dứt khoát cánh tả tiến hành (tức là, các nước khớp với thảo
luận của tôi về vai trò của chủ nghĩa cộng sản trong việc thực hiện quá
độ sang chủ nghĩa tư bản).28 Bảy trong mười một nước thỏa mãn đòi
hỏi sau cùng đó. Bảng cũng cho thấy tỷ lệ tăng trưởng của các nước
này trong 30 năm qua và sự xếp hạng hiện thời của chúng theo mức
tham nhũng.
Với sự ngoại lệ của Angola và Algeria, tất cả các nước đã có tỷ lệ tăng
trưởng trên đầu người trên trung bình thế giới trong một phần tư thế
kỷ qua. Trong 2016, mười một nước được liệt kê ở đây chiếm hơn 1,7
tỷ người (24,5 phần trăm dân số thế giới) và tạo ra 21 phần trăm sản
lượng thế giới (được tính với PPP [ngang sức mua] 2011). Trong 1990,
phần của chúng trong dân số thế giới là 26 phần trăm, còn phần của
chúng trong sản lượng thế giới đã chỉ là 5,5 phần trăm. Nói cách khác,
phần của chúng trong sản lượng thế giới đã tăng gần bốn lần trong chưa
đến 30 năm, một sự thực mà không phải không liên quan đến tính hấp
dẫn mà chúng, và nhất là Trung Quốc, có cho phần còn lại của thế giới.29
Trong lĩnh vực tham nhũng, 6 trong 11 nước có số điểm tồi hơn nước
trung vị đáng kể (hạng trung vị là 88, vì 176 nước được xếp hạng trong
2016). Số điểm của Trung Quốc là tốt hơn trung vị thế giới một chút.
Botswana và Singapore là các ngoại lệ thật ở đây, vì tham nhũng được
cảm nhận, như được Transparency International đo, là rất thấp.
Trung Quốc là nước quan trọng nhất trong 11 nước, một nguyên mẫu
của hệ thống tư bản chủ nghĩa chính trị, và nó cũng chào hàng mô hình
của nó như một mô hình mà các nước khác nên bắt chước. Các đặc tính
nào đó của hệ thống Trung quốc, nhất là bất bình đẳng, như thế là đáng
xem xét cẩn trọng theo cùng cách mà chúng ta đã xem xét kỹ lưỡng bất
bình đẳng ở Hoa Kỳ, nước điển hình của chủ nghĩa tư bản tài năng tự
do, trong Chương 2. Tuy vậy, một sự khác biệt là sự hiểu biết của chúng
ta về bất bình đẳng Mỹ là tốt hơn sự hiểu biết của chúng ta về bất bình
đẳng Trung quốc rất nhiều. Không chỉ dữ liệu Hoa Kỳ là phong phú hơn
nhiều và sẵn có cho một thời kỳ dài hơn, chúng là tin cậy hơn và làm nổi
bật nhiều khía cạnh (rất quan trọng, kể cả sự truyền bất bình đẳng
ngang các thế hệ) mà hầu như không tồn tại cho Trung Quốc. Thảo luận
của tôi về các đặc trưng Trung quốc vì thế sẽ nhất thiết hạn chế hơn.

97
3.4 Một Tổng quan về Bất bình đẳng ở Trung Quốc
3.4a Bất Bình đẳng Tăng lên Xuyên suốt
Sự hiểu biết về bất bình đẳng thu nhập và bất bình đẳng của cải ở Trung
Quốc là hạn chế hơn rất nhiều so với cho Hoa Kỳ và các nền kinh tế giàu
có hay thu nhập-trung bình. Vô số khảo sát thu nhập tồn tại ở Trung
Quốc sánh được chỉ bởi tính không đáng tin cậy của chúng. Các nguồn
đáng tin cậy nhất là các khảo sát chính thức hộ gia đình của các vùng
nông thôn và đô thị được Tổng cục Thống kê Quốc gia (National Bureau
of Statistics-NBS) tiến hành kể từ 1954–1955. Đã có một sự gián đoạn
trong Cách mạng Văn hóa, và chúng được tái khởi động trong năm
1982. Cho đến 2013 các khảo sát nông thôn và đô thị về mặt kỹ thuật
đã là khác nhau (các bảng câu hỏi cũng khác), và là không dễ để đặt các
kết quả của chúng lại với nhau để nhận được một bức tranh cho toàn
bộ Trung Quốc. Thực ra, các xuất bản phẩm Trung quốc chính thức
chẳng bao giờ kết hợp các kết quả khảo sát nông thôn và đô thị hay công
bố các phân vị (fractile) mà có ý định trình bày phân bố cho toàn bộ
Trung Quốc cho đến 2013, khi khảo sát đầu tiên toàn-Trung Quốc được
tiến hành. Một trong những khó khăn chính đã là ở (và trong chừng
mực nhất định vẫn là ở) sự xử lý những người sống ở các thành phố mà
không có hội khẩu đô thị. Một số khảo sát đã nhóm những người này
như một dân cư “trôi nổi” đặc biệt đứng giữa cư dân nông thôn và cư
dân đô thị; trong các trường hợp khác, dân cư trôi nổi này đã không
được bao gồm trong các khảo sát: các thành viên của nhóm đã không
được phỏng vấn trong các vùng đô thị bởi vì họ không là các cư dân
chính thức, và họ đã không thể được phỏng vấn trong các vùng nông
thôn bởi vì họ không đích thân hiện diện ở đó. Trong một số trường
hợp cực đoan, như ở Thâm Quyến và Thượng Hải, lỗ hổng giữa dân cư
thực sự và dân cư có hộ khẩu thành phố vượt quá vài triệu người.30
Nghiên cứu phân bố thu nhập bị làm cho thậm chí khó khăn hơn bởi vì
các nhà chức trách Trung quốc đã chưa bao giờ công bố dữ liệu vi mô
(các đặc trưng cá nhân và thu nhập hộ gia đình) từ các khảo sát mà thay
vào đó chỉ công bố dữ liệu chắp vá dưới dạng sự lập bảng về các phân
vị thu nhập. Giỏi nhất, họ cung cấp, qua Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Trung quốc và Đại học Sư phạm Bắc Kinh, các tiểu mẫu (subsample) dữ
liệu vi mô từ các khảo sát toàn quốc gốc mà không phủ tất cả các tỉnh.
Kể từ 2013, khi các khảo sát nông thôn và đô thị được hợp nhất vào
một khảo sát toàn-Trung Quốc duy nhất, về nguyên tắc một bước tiến

98
lớn, dữ liệu được công bố đã trở nên thậm chí còn thưa thớt hơn, và dữ
liệu vi mô đã không được phát hành. Các cục thống kê chính phủ hiện
thời công bố chỉ năm ngũ phân vị (quintile) của tổng dân cư, và các phần
nông thôn và đô thị của chúng, được xếp hạng bởi thu nhập hộ gia đình
trên đầu người. Như thế, thật mỉa mai, một sự cải thiện về phương pháp
luận của khảo sát hàng đầu quốc gia đã tiếp theo bởi sự phát hành dữ
liệu thậm chí còn ít ỏi hơn. Bất chấp các vấn đề như vậy, đấy vẫn là dữ
liệu được dùng thường xuyên nhất để nghiên cứu bất bình đẳng ở
Trung Quốc, và, trong phiên bản tiểu-mẫu của chúng (Dự án Thu nhập
Hộ gia đình Trung Quốc, hay CHIP), chúng được bao gồm trong Cơ sở
dữ liệu Luxembourg Income Study, nguồn trên hết cho các khảo sát
khắp thế giới được hài hòa hóa (tức là, các khảo sát nơi các biến khác
nhau được định nghĩa để là giống nhau, hay như nhau, ngang các nước
nhằm để cho phép những sự so sánh quốc tế có ý nghĩa). Gần đây hơn,
vài khảo sát đại học và tư nhân với sự phủ ít đầy đủ hơn về Trung Quốc
đã cũng trở nên sẵn có, nhưng chỉ một khảo sát (Tài Chính Hộ gia đình
Trung Quốc, CHFS) đã có được sự chấp nhận nào đó. Không chỉ dữ liệu
bất bình đẳng thu nhập cho Trung Quốc là không vừa ý, mà nhiều chủ
đề khác có thể được nghiên cứu cho các nước giàu và thu nhập-trung
bình (thí dụ, tầm quan trọng của thu nhập vốn, sự đồng giao
[homogamy], và tính di động giữa thế hệ), trong trường hợp của Trung
Quốc, được nghiên cứu dùng các nguồn đáng ngờ hay chỉ các chuỗi thời
gian rất ngắn, hay không thể được nghiên cứu chút nào.31
Việc nhắc đến các vấn đề nghiêm trọng này với dữ liệu Trung quốc
sẽ không chỉ (đầy hy vọng để) thúc các nhà chức trách trở nên cởi mở
và sẵn sàng hơn, mà cũng là cần thiết để nêu bật sự thực rằng chúng ta
không thể nói với gần cùng mức tin cậy khi chúng ta thảo luận bất bình
đẳng ở Trung Quốc như khi chúng ta thảo luận bất bình đẳng ở các nước
giàu. Chính với sự báo trước này mà chúng ta quay sang nghiên cứu các
xu hướng bất bình đẳng chính ở Trung Quốc.
Hình 3.6 cho thấy sự tiến hóa bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc
từ những năm 1980 đến 2016. Panel A cho thấy bất bình đẳng nông
thôn và đô thị, được tính từ hai khảo sát (nông thôn và đô thị), trong
khi B cho thấy một cách để đặt hai thứ với nhau để nhận được một ước
lượng về bất bình đẳng toàn-Trung Quốc. Vài thứ đáng lưu ý trong panel
A. Thứ nhất, bất bình đẳng nông thôn ở Trung Quốc đã điển hình cao
hơn bất bình đẳng đô thị, mà là rất bất thường, đặc biệt trong các nước
đang trải qua sự công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh. Nó có thể được

99
giải thích bởi mức bất bình đẳng ban đầu rất thấp trong các thành phố,
khi hầu hết các công ty đã thuộc sở hữu nhà nước và phân bố tiền lương
bị nén, nhưng cũng bởi hệ thống hộ khẩu, mà đã không cho phép đô thị
hóa tiến triển quá nhanh (dẫn đến các nhóm lớn của những người
nghèo và thất nghiệp), và ngoài ra, có lẽ bởi sự thất bại của các khảo sát
để thâu tóm tất cả cư dân đô thị thực sự, chính xác bởi vì sự xử lý không
rõ ràng những người không có hộ khẩu. Bất bình đẳng đô thị chắc sẽ lớn
hơn nếu tất cả cư dân được bao gồm.
Thứ hai, trong khi bất bình đẳng nông thôn, sau một sự tăng trong
các năm 1980, đã ở khoảng cùng mức, bất bình đẳng đô thị đã tăng đáng
kể, với kết quả là kẽ hở giữa các mức bất bình đẳng nông thôn và đô thị
đầu tiên đã giảm và rồi, vào đầu các năm 2000, dường như đã bị loại bỏ.
Thứ ba, gần đây đã có một sự chậm lại có thể nhận thấy, đôi khi được
gọi là một sự tạm ngừng, về tăng bất bình đẳng đô thị. Điều này được
giải thích bởi cái tôi gọi ở nơi khác là “các làn sóng Kuznets,” tức là, bởi
sự thực rằng Trung Quốc đã đạt một giới hạn cho sự mở rộng lực lượng
lao động rẻ và do đó kẽ hở (gap) tiền lương giữa những người lao động
kỹ năng-cao và kỹ năng-thấp đã giảm, kiềm chế sự tăng hay thậm chí
đẩy bất bình đẳng thu nhập xuống (Milanovic 2016, chương 2).32 Các
xu hướng rộng này có ý nghĩa bất chấp sự đứt đoạn trong chuỗi nông
thôn giữa 2007 và 2012, sau đó dữ liệu nông thôn tái xuất hiện với một
mức bất bình đẳng cao hơn trước một cách đáng kể (như thế duy trì kẽ
hở bất bình đẳng bất thường giữa các vùng nông thôn và đô thị).
Nếu chúng ta đặt dữ liệu nông thôn và đô thị lại với nhau, vì thu nhập
đô thị là cao hơn thu nhập nông thôn rất nhiều (ngay cả sau khi điều
chỉnh cho chênh lệch chi phí sinh hoạt), chúng ta sẽ kỳ vọng rằng bất
bình đẳng toàn-Trung Quốc sẽ lớn hơn một mình bất bình đẳng hoặc
nông thôn hay đô thị. Điều này quả thực là thế. Trong khi bất bình đẳng
nông thôn và đô thị trong các năm 2010 đã là giữa 30 và 40 điểm Gini,
bất bình đẳng toàn-Trung Quốc đã gần 50 điểm Gini, với một xu hướng
giảm nhẹ bắt đầu khoảng 2009 (Hình 3.6B).33 Đấy là một mức bất bình
đẳng vượt đáng kể mức bất bình đẳng Mỹ, tiến gần các mức bất bình
đẳng mà chúng ta thấy ở Mỹ Latin. Nó cũng là một mức bất bình đẳng
mà cao hơn đáng kể so với trong những năm 1980, khi Trung Quốc, về
mặt phần của khu vực nhà nước về cả việc làm và giá trị gia tăng, đã vẫn
là một nước XHCN. Như thế, bất bình đẳng đã tăng lên hết sức trong cả
các vùng nông thôn và đô thị, và thậm chí còn hơn thế nữa (bởi vì kẽ hở

100
[gap] thu nhập giữa các vùng nông thôn và đô thị tăng lên) ở Trung
Quốc như một toàn thể.

HÌNH 3.6. Bất bình đẳng thu nhập (A) ở đô thị và nông thôn và (B) ở toàn Trung Quốc,
những năm 1980–2015
Nguồn dữ liệu: Các Gini đô thị và nông thôn được tính từ các phân vị (fractile) thu nhập được
cung cấp trong các Statistical Yearbook hàng năm khác nhau. Gini toàn-Trung Quốc cho thời kỳ
1985–2001 là từ Wu and Perloff (2005) và cho thời kỳ 2003–2015 là Gini được báo cáo chính
thức (từ Zhuang and Li 2016).

101
Là hữu ích để đặt sự tăng bất bình đẳng Trung quốc vào khung cảnh
so sánh. Trong khi bất bình đẳng thu nhập khả dụng Mỹ đã tăng khoảng
4 điểm Gini giữa giữa-các năm 1980 và 2013 (đạt một mức khoảng 41
điểm Gini), bất bình đẳng Trung quốc đã tăng trong khoảng cùng thời
kỳ gần 20 điểm Gini (Hình 3.6B).
Cũng hữu ích để đặt sự tăng bất bình đẳng Trung quốc vào khung
cảnh của các làn sóng Kuznets, những chuyển động lên và xuống của bất
bình đẳng, như tôi đã làm trong cuốn sách Bất bình đẳng Toàn cầu của
tôi. Sự lên của bất bình đẳng ở Trung Quốc khi đó có thể được xem như
sự phản ứng với cơ chế Kuznetsian cổ điển của một sự chuyển lực lượng
lao động từ nông nghiệp thu nhập thấp sang chế tác thu nhập cao hơn
(mà tự nó tạo ra bất bình đẳng) và từ các vùng nông thôn vào các đô thị.
Trong trường hợp Trung Quốc sự đu đưa lên đã mạnh hơn bình thường
bởi sự thực rằng sự chuyển tiếp cấu trúc cũng ngụ ý một sự thay đổi có
tính hệ thống, từ CNXH dựa vào nông thôn sang chủ nghĩa tư bản đô thị.
Như thế cả hai sự chuyển tiếp đã đẩy bất bình đẳng lên.
Các diễn viên chính của sự lên này là gì? Bất bình đẳng tiền lương rõ
ràng đã tăng khi nền kinh tế chuyển theo hướng chủ nghĩa tư bản, và
tiền lương của những người lao động hiệu quả hơn hay có kỹ năng hơn
đã tăng lên hơn tiền lương những người lao động kỹ năng thấp rất nhiều
(chí ít cho đến gần đây; xem Luo and Zhu 2008, 15–17; Zhuang and Li
2016, 7). Trong một trong những bài báo rất hiếm mà dùng dữ liệu vi
mô từ khảo sát lớn thường không tiếp cận nổi do NBS tiến hành, Ding,
Fu, and He (2018) cho thấy rằng bất bình đẳng tiền lương đô thị đã tăng
giữa 1986 và 2009 bên trong cả các công ty sở hữu nhà nước và các
công ty tư nhân đô thị. Bất bình đẳng tiền lương trong các công ty tư
nhân ở Trung Quốc đã luôn luôn lớn hơn trong các SOE (một kết quả
chuẩn mà quay lại những nghiên cứu bất bình đẳng Âu châu trong
những năm 1970), và kẽ hở giữa hai khu vực cho thấy một sự tăng thêm
từ khoảng 2004 cho đến 2009, khi chuỗi (dữ liệu) kết thúc.
Bất bình đẳng Trung quốc cũng phần lớn “mang tính cấu trúc.” Các
vùng đô thị đã phát triển nhưng hơn các vùng nông thôn rất nhiều (cho
nên khi chúng ta kết hợp hai thứ thì bất bình đẳng nảy sinh là rất cao),
và, theo một cách tương tự, các tỉnh duyên hải thành công đã đi nhanh
hơn các tỉnh miền Tây (và lần nữa khi chúng ta kết hợp chúng lại với
nhau, bất bình đẳng tổng thể là cao). Trong một bài tập lý thú so sánh
bất bình đẳng Trung quốc và Mỹ, Xie and Zhou (2014) cho thấy rằng 22
phần trăm của bất bình đẳng Trung quốc là do hai đặc tính cấu trúc này

102
(khoảng cách (gap) đô thị versus nông thôn, và các khoảng cách giữa
các tỉnh), mà tầm quan trọng của nó ở Hoa Kỳ chỉ là 2 phần trăm.
Sự bùng nổ tăng trưởng ở Trung Quốc cũng là một tác nhân chính
của sự bùng nổ bất bình đẳng. Như thế là đúng rằng không quan trọng
chúng ta chia chiếc bánh thế nào, tức là, dù chúng ta xem xét bất bình
đẳng giữa các vùng, hay giữa các thành phố và các làng, hay giữa những
người lao động nông thôn và đô thị, hay giữa khu vực tư nhân và khu
vực nhà nước, hay giữa những người lao động kỹ năng cao và kỹ năng
thấp, hay giữa đàn ông và phụ nữ, bất bình đẳng đã tăng cho mỗi sự chia
ra như vậy. Tôi nghĩ, sẽ là không thể để tìm thấy bất kể sự phân chia nào
nơi bất bình đẳng đã không tăng lên một mức cao hơn mức trước các
cuộc cải cách. Sự phát triển lý thú nhất, và cho các mục đích của chúng
ta quan trọng nhất, gần đây là sự tăng về phần của thu nhập từ vốn sở
hữu tư nhân, mà có vẻ được tập trung ở Trung Quốc như được tập trung
ở các nền kinh tế thị trường tiên tiến. Như thế vài trong các đặc điểm
mà qua đó phần tăng lên của vốn đẩy bất bình đẳng giữa cá nhân lên có
hiệu lực cho Trung Quốc hệt như chúng có hiệu lực cho Hoa Kỳ.
Phần tăng lên của thu nhập từ vốn
Dữ liệu về phần toàn bộ và sự tập trung của thu nhập vốn ở Trung Quốc
là hiếm hơn nhiều và ít đáng tin cậy hơn dữ liệu cho các nền kinh tế tiên
tiến. Tuy vậy, bằng chứng thu thập được từ các nguồn khác chỉ ra một
phần tăng lên của thu nhập từ vốn (mà nhất quán với tỷ lệ vốn-thu nhập
[COR] tăng lên) và một mức độ rất cao của sự tập trung thu nhập vốn
trong tay của những người giàu. Của cải tư nhân, theo Piketty, Yang, and
Zucman (2017), đã tăng từ 100 phần trăm của thu nhập quốc gia trong
những năm 1980 lên 450 phần trăm của thu nhập quốc gia trong năm
2015. Sự tăng về của cải tư nhân là do sự tư nhân hóa quy mô lớn của
nhà ở (hơn 90 phần trăm của lượng nhà ở bây giờ thuộc sở hữu tư
nhân) và tầm quan trọng tăng lên của cổ phần tư nhân. Cái sau cùng là
do cả sự tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và sự tăng trưởng của
các công ty tư nhân mới.
Trong một nghiên cứu tiên phong, Chi (2012) đã cho thấy tầm quan
trọng tăng lên của thu nhập vốn ở đô thị Trung Quốc, đặc biệt cho các
cá nhân giàu có. Sử dụng dữ liệu mức cá nhân bình thường không sẵn
có từ khảo sát đô thị của NBS, Chi đã thấy rằng phần của thu nhập vốn
(được định nghĩa như tổng của thu nhập đầu tư, thu nhập tiền cho thuê,
và thu nhập tài sản khác) trong tổng thu nhập là gần zero cho 95 phần

103
trăm dưới đáy của dân cư đô thị, rồi lảng vảng quanh 5 phần trăm cho
những người ở giữa bách phân vị đô thị thứ 95 và 99, và đạt khoảng
một phần ba cho 1 phần trăm trên đỉnh. Trong 2007, một năm trước
khủng hoảng tài chính toàn cầu, 1 phần trăm trên đỉnh đô thị kiếm được
37 phần trăm của toàn bộ thu nhập của nó từ sở hữu vốn. Giá trị đó chắc
có khả năng được ước lượng thấp, vì nó không gồm lãi vốn chưa được
thực hiện (nonrealized capital gains); lợi nhuận công ty chưa được chia,
mà là đặc biệt cao ở Trung Quốc; và các thu nhập vốn “vô hình”, như
tiền lãi không được rút nhưng để trên tài khoản. Để so sánh, chúng ta
có thể lưu ý rằng trong thập niên đầu tiên của các năm 2000, 1 phần
trăm trên đỉnh ở Hoa Kỳ nhận được khoảng 35 phần trăm thu nhập của
nó từ vốn, kể cả lãi vốn được thực hiện (realized capital gains), một tỷ
lệ phần trăm so sánh được với tỷ lệ được báo cáo cho Trung Quốc
(Lakner 2014, fig. 2).34
Về khía cạnh này, cũng như về tính bền bỉ của tương quan thu nhập
giữa thế hệ giữa các ông bố và các con trai (ít nhất trong hai thế hệ qua)
và bất bình đẳng của cải, Trung Quốc cho thấy các đặc điểm tương tự
như các đặc điểm của Hoa Kỳ, trừ rằng sự chuyển tiếp Trung quốc đã là
nhanh đáng chú ý.35
Sự tăng lên của thu nhập vốn, như chúng ta kỳ vọng, trùng với sự nổi
lên của một cấu trúc giai cấp mới ở Trung Quốc. Trong một nghiên cứu
về giai cấp trung lưu Trung quốc, Li (n.d.) đã chia giai cấp trung lưu
thành ba nhóm: giai cấp tư bản (các doanh nhân), giai cấp trung lưu
“mới” (các nhà quản lý và các nhà chuyên nghiệp, dù trong khu vực công
hay tư), và giai cấp trung lưu “cũ” (các chủ sở hữu nhỏ).36 Mặc dù giai
cấp tư bản là nhỏ nhất trong ba giai cấp trung lưu này, số thành viên
của nó đã tăng nhanh nhất: trong những năm 1980, tỷ lệ phần trăm của
các nhà tư bản trong dân cư đô thị đã gần zero; trong 2005, khi nghiên
cứu kết thúc, tỷ lệ phần trăm đã là 1,6. Các chủ sở hữu nhỏ, mà thu nhập
chính của họ cũng đến từ vốn, tương tự đã tăng lên từ hầu như không
trong đầu những năm 1980 lên khoảng một phần mười của dân số đô
thị trong 2005. Các giai cấp doanh nhân tư bản chủ nghĩa rõ ràng đã
tăng ở Trung Quốc, cùng với giai cấp trung lưu mới của các nhà chuyên
nghiệp (dưới 20 phần trăm dân số đô thị một chút), những người, nhờ
tiết kiệm của họ, cũng chắc có khả năng có thu nhập nào đó từ tài sản.
Sự lên của một elite tư bản chủ nghĩa mới được nghiên cứu gần đây
của Yang, Novokmet, and Milanovic (2019) xác nhận. Sử dụng các khảo
sát hộ gia đình, họ đã chứng minh bằng tư liệu sự thay đổi về thành

104
phần chuyên nghiệp của 5 phần trăm Trung quốc trên đỉnh. Trong
1988, những người lao động, nhân viên văn phòng, và các quan chức
chính phủ chiếm bốn phần năm của những người trong 5 phần trăm
trên đỉnh. Hai mươi lăm năm muộn hơn, phần của họ đã hầu như giảm
một nửa, và các chủ doanh nghiệp (20 phần trăm) và các nhà chuyên
môn (33 phần trăm) đã trở nên chi phối (Hình 3.7).
Một đặc điểm nổi bật của giai cấp tư bản mới là nó đã nổi lên từ đất,
có thể nói như vậy, vì hầu như bốn phần năm của các thành viên của nó
kể lại có các ông bố đã là hoặc nông dân hay những người lao động chân
tay. Tính di động này giữa thế hệ là không ngạc nhiên bởi vì sự xóa sạch
gần như hoàn toàn của giai cấp tư bản sau cách mạng năm 1949 và rồi
lại lần nữa trong Cách mạng Văn hóa vào những năm 1960. Nhưng nó
không nói cho chúng ta bất cứ thứ gì về tương lai, khi—vì sự tập trung
của quyền sở hữu từ vốn, chi phí giáo dục tăng lên, và tầm quan trọng
của các mối quan hệ gia đình—chúng ta có thể kỳ vọng sự truyền của
cải và quyền lực giữa thế hệ sẽ là tương tự như những gì quan sát được
ở phương Tây.
Giai cấp tư bản mới này ở Trung Quốc, tuy vậy, có thể là một “giai cấp
tự nó” nhiều hơn là một “giai cấp cho chính nó,” so sánh với nhóm tương
tự ở phương Tây, bởi vì vai trò của nhà nước và bộ máy quan liêu nhà
nước dưới các điều kiện chính trị là lớn hơn ở chủ nghĩa tư bản tự do.
Sự thiếu tầm quan trọng chính trị của các nhà tư bản lặp lại các khía
cạnh của cấu trúc xã hội ở Trung Quốc trung cổ. Theo Jacques Gernet
(1962), các nhà buôn giàu có ở Trung Quốc đời Tống đã chẳng bao giờ
thành công trong việc tạo ra một “giai cấp” tự giác với các lợi ích chung
bởi vì nhà nước đã luôn luôn ở đó sẵn sàng để kiểm soát quyền lực của
các nhà buôn hay bất kể nguồn kình địch nào của quyền lực. Mặc dù các
nhà buôn đã tiếp tục thịnh vượng như các cá nhân (như các nhà tư bản
phần lớn thịnh vượng ngày nay ở Trung Quốc), họ đã chẳng bao giờ
hình thành một giai cấp cố kết với chương trình nghị sự chính trị và
kinh tế riêng của nó hay với các lợi ích được bảo vệ và truyền bá mạnh
mẽ. Điều này, theo Gernet, đã rất khác với tình hình cùng lúc đó (thế kỷ
thứ mười ba) trong các nền cộng hòa thương gia Italia và trong các
nước Hà Lan và Bỉ. Hình mẫu này, trong đó các nhà tư bản làm giàu
chính mình mà không sử dụng quyền lực chính trị, có thể được kỳ vọng
tiếp tục ở Trung Quốc, và, bởi vì cấu trúc quyền lực mà theo định nghĩa
được tạo ra ở các xã hội tư bản chủ nghĩa chính trị, cũng như ở các nước
khác như vậy.

105
HÌNH 3.7. Thành phần chuyên môn của 5 phần trăm trên đỉnh Trung quốc, 1988–
2013
Nguồn dữ liệu: Yang, Novokmet, and Milanovic (2019); các tính toán từ Dự án Thu nhập Hộ gia
đình Trung quốc (CHIP).

3.4b Tham nhũng và Bất bình đẳng


Tham nhũng là mang tính hệ thống và tràn lan đối với chủ nghĩa tư bản
chính trị và như thế đối với Trung Quốc. Như tôi đã lưu ý, điều này là
bởi vì luật trị trong các hệ thống tư bản chủ nghĩa chính trị, do ý định
(thiết kế), phải được diễn giải một cách linh hoạt. Tình hình này không
chỉ giúp các nhà cai trị kiểm soát hệ thống hiệu quả hơn, mà nó cũng
cho phép những người khác (kể cả elite) để tham ô. Có hai đặc điểm làm
trầm trọng thêm mà làm cho tham nhũng Trung quốc đặc biệt nghiêm
trọng. Thứ nhất, tham nhũng ngày nay khiến nhớ lại các ký ức (được
truyền qua các thế hệ) về sự hỗn loạn tham nhũng và lạm phát đặc
trưng cho thời kỳ các lãnh chúa và sự cai trị của Tưởng Giới Thạch trước
cách mạng. Không thể là một ý nghĩ dễ chịu hay an ủi cho elite Đảng

106
cộng sản để nhận ra rằng họ đã làm sống lại một số điều kiện mà chống
lại chúng các nhà tiền bối cộng sản của họ ban đầu đã nổi loạn và vì thế
họ đã có được sự ủng hộ của nhân dân. Thứ hai, toàn cầu hóa, như tôi
sẽ lập luận trong Chương 4, đã tạo thuận lợi cho tham nhũng toàn thế
giới bằng việc làm cho dễ hơn để che giấu các tài sản ăn cắp. Điều đó,
đến lượt, đã làm cho sự hấp dẫn của tham nhũng ở Trung Quốc (như ở
nơi khác) lớn hơn. Tham nhũng ở Trung Quốc cũng được tiếp tay bởi
các điều kiện quốc tế nào đó: thứ nhất, có một số đơn vị chuyên giúp
các cá nhân che giấu thu nhập ăn cắp của họ, và thứ hai, bởi vì các cảm
giác chống-cộng còn rơi rớt lại, các nhà chức trách Hoa Kỳ và Canada
không truy nã các công dân Trung quốc trốn khỏi đất nước với chiến
lợi phẩm của họ với sự nhanh nhẹn và nghiêm khắc gần nhiều như họ
làm đối với các tội phạm tương tự từ các nước khác.37
Mức tham nhũng ở Trung Quốc là to lớn khác thường theo các tiêu
chuẩn toàn cầu; nhưng thậm chí còn nổi bật về mặt chính trị là sự thực
rằng nó là cực kỳ cao theo các tiêu chuẩn của Trung Quốc Maoist. Một
nhà xã hội học Trung quốc xuất sắc, Hà Thanh Liên (He Qinglian), đã có
thể viết, trong một cuốn sách trở thành sách bán chạy nhất ở Trung
Quốc trong những năm 1990, rằng các cuộc cải cách của Đặng đã đem
lại “sự bất bình đẳng, sự tham nhũng phổ biến và sự làm xói mòn cơ sở
đạo đức của xã hội.”38
Để dùng một ẩn dụ hay được truyền bá bởi Vito Tanzi, cựu vụ trưởng
Vụ các Vấn đề Tài khóa (Fiscal Affairs Department) của Quỹ Tiền tệ
Quốc tế, các hành vi tham nhũng là “những con mối” gặm nhấm các nền
tảng của Cộng hòa Nhân dân. Về nguyên tắc, có hai phản ứng đối với tai
họa này. Một, thường được một số nhà bình luận Tây phương và Trung
quốc chủ trương, là để tăng cường luật trị.39 Việc đó, như tôi đã lập luận
ở trên, không phải là một khuyến nghị có ý nghĩa cho một hệ thống tư
bản chủ nghĩa chính trị bởi vì nó sẽ loại bỏ quyền lực tùy ý của bộ máy
quan liêu. Quyền lực tùy ý như vậy được dùng để kiếm soát các nhà tư
bản, trừng trị một số và tưởng thưởng số khác. Việc tăng cường luật trị
là trực tiếp mâu thuẫn với hệ thống và không chắc được tiến hành—chí
ít bởi những người biết đủ kỹ là nó sẽ kéo theo cái gì. Hơn nữa, lời
khuyên này bỏ qua thực tế gần đây và được truyền cảm hứng bởi tấm
gương của các nước đã tiến hành chuyển tiếp tới luật trị trong một thời
kỳ dài hơn nhiều và dưới các hoàn cảnh rất khác. Những cố gắng để đưa
luật trị vào Nga và Trung Á đã phản tác dụng một cách ngoạn mục, dẫn
đến tham nhũng thậm chí lớn hơn trong quá khứ, và, ở Nga, đến sự cai

107
trị của bọn đầu sỏ (oligarch) những kẻ đã đưa đất nước, sau một thập
niên thay đổi kinh tế và pháp lý nhanh (1990–1999), đến bờ vực của
hoặc một sự tan rã hay một nội chiến do bọn đầu sỏ thúc đẩy. Nó không
là một triển vọng mà ban lãnh đạo Trung quốc hay bất cứ ban lãnh đạo
biết điều nào sẽ thấy là hấp dẫn.
Phản ứng khác, mà là phản ứng Trung Quốc đã chọn, là sử dụng các
công cụ của hệ thống để tìm ra các quan chức tham nhũng. Về chính
thức, nó được gọi là một chiến dịch để “nhốt” quyền lực bên trong hệ
thống. Việc này đã gồm, giữa các thứ khác, sự quay lại một chiến dịch
giống-Maoist về “giáo dục-lại (cải tạo),” áp lực đạo đức, các trừng phạt
hà khắc (đến tử hình bởi đội xử bắn), và quyết định không ngừng việc
tố tụng (yêu cầu trách nhiệm về tham nhũng) ở mức cao tùy tiện—tức
là, để truy tố không chỉ “những con ruồi” mà cả “những con hổ.” Kể từ
khi chiến dịch chống-tham nhũng bắt đầu, hơn một triệu đảng viên của
Đảng cộng sản ở các mức khác nhau, khoảng 1 phần trăm tổng số đảng
viên, đã bị trừng trị.40 Như thế, về nguyên tắc, không ai là không thể bị
sờ đến, mặc dù một số là “có thể bị sờ đến” hơn những người khác.41
Tuy vậy, lần đầu tiên từ trước đến nay một ủy viên Ban Thường Vụ Bộ
Chính trị đã bị kết án, cũng như 20 ủy viên Trung ương trong số 205 ủy
viên được bàu tại Đại hội Đảng 2012, khoảng 160 lãnh đạo ở mức thứ-
trưởng và mức tỉnh, và một số lãnh đạo quân sự chóp bu (Li 2016, 9).
Một số vụ tham nhũng được đưa ra ánh sáng gây kinh ngạc về lượng
(tiền) bị tham ô và được thu hồi. Từ Tài Hậu (Xu Caihou), vào lúc bị bắt
năm 2014 ông đã là phó chủ tịch Quân ủy Trung ương và quan chức cao
nhất bị truy tố lúc đó, đã có toàn bộ tầng hầm của nhà rộng hơn 1.800
mét vuông của ông chất đống tiền mặt (nhân dân tệ, euro, và dollar) có
trọng lượng hơn một tấn. Các đồ tạo tác quý chất đầy mười xe tải quân
sự. Sự tịch thu tiền mặt lớn nhất kể từ khi thành lập nền Công hòa Nhân
dân liên quan đến một phó vụ trưởng của vụ than trong Tổng cục Năng
lượng Quốc gia mà được tìm thấy với hơn 200 triệu tệ tiền mặt (khoảng
26 triệu $ theo giá hối đoái đương thời). Mười sáu máy đếm tiền đã
được đưa vào; bốn máy đã bị cháy hỏng trong quá trình đếm tiền. Một
quan chức khác đã chứa 120 triệu tệ và 37 kilogram vàng, và đã sở hữu
sáu mươi tám bất động sản trong các thành phố Trung quốc khác nhau
(Xie 2016, 126, 149). Danh sách tiếp tục.
Tôi không nghĩ rằng người ta nên nghĩ về chiến dịch chống-tham
nhũng như có ý định thực sự tiệt trừ tham nhũng bây giờ và làm cho nó
là không thể trong tương lai.42 Các lực mang tính hệ thống mà là phần

108
của chủ nghĩa tư bản chính trị sẽ luôn luôn gây ra tham nhũng. Mục tiêu
thật của chiến dịch là để đẩy lui các lực này một chút—để làm cho chi
phí tham ô cao hơn nhằm để làm giảm phạm vi ảnh hưởng của nó và chỉ
để giữ tham nhũng trong vòng kiểm soát. Một khi chiến dịch yếu đi, như
nó nhất định phải thế, tham nhũng sẽ lại trở nên phổ biến hơn. Và khi
đó trong mười hay hai mươi năm, sẽ lại có thể có một sự thôi thúc
chống-tham nhũng nữa với cùng mục tiêu hạn chế. Mục đích của các
chiến dịch như vậy là để giữ dòng sông tham nhũng bên trong lòng sông
của chính nó và không để cho nó tràn quá nhiều ra phần còn lại của xã
hội. Một khi tham nhũng tràn ra, giống một nạn lụt, là rất khó để đưa nó
quay lại một mức có thể chịu đựng được hơn.
Tác động phân phối của tham nhũng
Tai họa tham nhũng ở Trung Quốc bị làm cho nghiêm trọng hơn bởi vì
tham nhũng thêm vào các mức bất bình đẳng cao rồi. Sự bất công về thu
nhập cao như thế gây phẫn uất gấp đôi. Chúng ta đã thấy động lực này,
chẳng hạn, trong các lực đã dẫn đến các cuộc cách mạng Trung Đông
(cái gọi là Mùa Xuân Arab): trong khi sự bất bình đẳng được ghi lại đã
hầu như không thay đổi trong các thập niên trước, cảm nhận về bất bình
đẳng—được thúc đẩy chủ yếu bởi sự bất bình đẳng về tham nhũng—
đã tăng lên (World Bank 2011). Trong những phân tích cực kỳ chi tiết
của ông về tham nhũng ở Trung Quốc, Minxin Pei nhấn mạnh vô số tác
động làm xói mòn của tham nhũng và cung cấp vô số chi tiết kinh
nghiệm (Pei 2006, 2016). Trong khi các tác động phân phối của tham
nhũng không thể được đo với sự chính xác ở Trung Quốc nhiều hơn
chúng có thể được đo ở nơi khác, chúng ta có thể dùng các mẩu thông
tin để hình thành một bức tranh về các tác động của nó. Dữ liệu được
Pei báo cáo về các vị trí quan liêu của các quan chức tham nhũng, thời
gian trong đó tham nhũng xảy ra, và số các vị trí chính thức được bán,
cho phép người ta tính ra lượng tiền trên mỗi chức vụ được bán ở các
mức hành chính khác nhau và để phân biệt giữa các quan chức làm việc
cho chính quyền và các quan chức làm việc bên trong bộ máy đảng.43
Không bất ngờ, lợi lộc trên chức vụ được bán tăng với mức hành chính
(lãnh thổ): nó là thấp nhất ở mức hạt (county) và cao nhất ở mức tỉnh
(Hình 3.8). Điều này rõ ràng nói cái gì đó về giá trị ròng hiện tại (net
present value) của thu nhập từ các chức vụ được bán, nhưng nó cũng
cho thấy những người ở cao hơn trong hệ thống thứ bậc có khả năng
kiếm nhiều tiền hơn từ tham nhũng. (Giả thiết là những người bán các
chức vụ tại một mức cho trước thì bản thân họ ít nhất phải ở mức đó.)

109
HÌNH 3.8. Tiền kiếm được trên vị trí được bán ở các mức hành chính khác nhau (bằng
triệu nhân dân tệ hiện hành), cho các quan chức đảng và quan chức không-đảng
Nguồn dữ liệu: Được tính từ Pei (2016, các phụ lục bảng A1 và A2).

HÌNH 3.9. Tiền (bằng triệu nhân dân tệ hiện thời) × số năm tham nhũng cho các vị
dính líu đến nhiều quan chức
Nguồn dữ liệu: Tính toán từ Pei (2016, các phụ lục bảng A1 và A2).

110
Ngoài biến về lượng tiền kiếm được trên chức vụ được bán ra, một
biến thứ hai từ dữ liệu của Pei, tổng lượng tiền kiếm được qua tham
nhũng của các quan chức ở các mức hành chính khác nhau (lại được
phân biệt giữa những người làm việc bên trong đảng và những người
trong chính quyền) cho thấy chính xác cùng hình mẫu về tham nhũng
lớn hơn khi các mức hành chính đi lên (các kết quả không được cho thấy
ở đây). Cả hai kết quả như thế là phù hợp với khẳng định trước của tôi
rằng tham nhũng làm tăng bất bình đẳng.
Một khía cạnh lý thú được dữ liệu tiết lộ là giá trị trên chức vụ được
bán là lớn hơn đáng kể (tại một mức hành chính cho trước) cho các chức
vụ được bán bởi các quan chức đảng so với các chức vụ được bán bởi
các quan chức làm việc trong chính quyền hay các công ty (Hình 3.8).
Tại mức huyện (prefecture), các chức vụ được bán bởi các quan chức
đảng là gần như ba lần đáng giá như các chức vụ được bán bởi các quan
chức “chỉ” chính quyền. Điều này có lẽ phản ánh khả năng của quan chức
đảng để chỉ định người ta vào các việc làm béo bở hơn. Liệu bản thân
các quan chức đảng có khấm khá hơn các quan chức khác tại cùng mức
hành chính là ít rõ hơn. Người ta có thể nghĩ vậy, nếu người ta đánh
đồng khả năng của họ để bán các chức vụ có giá trị với thu nhập riêng
của họ (tức là, nếu người ta giả thiết rằng hai thứ tương quan dương
với nhau), mặc dù cũng có thể rằng bản thân các quan chức đảng không
được trả tốt nhưng có sự tiếp cận đến các chức vụ đầy quyền lực và như
thế sử dụng việc bán các chức vụ này để bổ sung cho thu nhập của họ.44
Những kết luận tương tự nổi lên từ năm mươi vụ tham nhũng tinh vi
hơn dính líu đến nhiều cá nhân (và như thế các mạng lưới tội phạm).
Các thủ phạm chính, như trước đây, được phân biệt bởi mức hành chính
mà tại đó họ làm việc và bởi liệu họ là các quan chức đảng hay không
(nhóm không-đảng bây giờ gồm nhiều doanh nhân hơn trong phân tích
trước). Bây giờ có nhiều trường hợp của các quan chức đảng cấp tỉnh
tham gia tham nhũng (đã không có [dữ liệu] ở mức cao đó trong kiểu
trước của tham nhũng), và biến “tiền nhân với khoảng thời gian tham
nhũng” xuất hiện trong các vụ của họ là đặc biệt cao (Hình 3.9). Các quan
chức đảng lại kiếm được nhiều từ tham nhũng hơn các quan chức
không-đảng ở mức tỉnh và mức hạt.

111
3.5 Tính Lâu bền và sự Hấp dẫn Toàn cầu của Chủ
nghĩa Tư bản Chính trị
Trong hai tiết đoạn tiếp, tôi sẽ thử—một thứ luôn luôn mạo hiểm—để
nhìn vào tương lai; đầu tiên, để thảo luận các triển vọng cho tính lâu
bền của chủ nghĩa tư bản chính trị ở bản thân Trung Quốc, và sau đó
xem xét tính hấp dẫn nội tại của hệ thống, cùng với sự sẵn sàng của
Trung Quốc để thúc đẩy và “xuất khẩu” nó theo cách mà Hoa Kỳ đã “xuất
khẩu” chủ nghĩa tư bản tự do kể từ thời của Woodrow Wilson. Chúng
ta phải nhớ rằng tính hấp dẫn của một hệ thống được thảo luận về mặt
công trạng của riêng nó, bất chấp người ủng hộ. Tuy vậy, về mặt lịch sử,
sự truyền bá của bất kể hệ thống nào đã được giúp một cách đáng kể
bởi sự hiện diện của một cường quốc mạnh ủng hộ nó hay áp đặt nó lên
các nước khác. Bất cứ nước nào Napoleon chinh phục, ông đã phá vỡ
các ràng buộc phong kiến sớm hơn, ban hành quy định chống giáo hội,
đưa Code civil (Luật dân sự) vào, tạo ra tầng lớp quý tộc của riêng ông,
và, thường, chỉ định các nhà cai trị. Hiến pháp Hoa Kỳ và tam quyền
phân lập hầu như đã truyền cảm hứng cho tất cả các hiến pháp Mỹ Latin
bởi vì Hoa Kỳ là một bá quyền lục địa. Sau Chiến tranh Thế giới I người
Pháp đã tạo ra cordon sanitaire (vành đai y tế) của các nền dân chủ đại
nghị (không ổn định) ở Đông Âu nhằm cản trở sự Soviet hóa khả dĩ của
các nước này. Liên Xô, sau Chiến tranh Thế giới II, đồng thời đã giải
phóng và chiếm đóng một số nước này bằng việc áp đặt hệ thống kinh
tế và chính trị của riêng nó. Tương tự, và trên một quy mô to lớn hơn
nhiều, Hoa Kỳ đã thúc đẩy và thường áp đặt hệ thống tư bản chủ nghĩa
qua các cuộc đảo chính và các chiến dịch quân sự. Trung Quốc có sẵn
sàng làm cùng thế?

Nhưng đầu tiên chúng ta phải hỏi liệu chủ nghĩa tư bản chính trị, như
được Đặng Tiểu Bình xác định, chắc có khả năng để sống sót trong một
thời gian dài ở bản thân Trung Quốc.

3.5a Giai cấp Tư sản Sẽ có Cai trị Nhà nước Trung quốc?
Trung Quốc không phải là phương Tây. Nhưng sự khác biệt giữa hai thứ
chính xác là gì, trong khung cảnh dài hạn? Đây là một câu hỏi to lớn mà
đã có được tầm quan trọng thêm trong hai thập niên qua do sự lên của
Trung Quốc, sự tương phản rõ ràng giữa sự tổ chức của các nền kinh tế
Trung quốc và Tây phương, và (nhất là) nhiều dữ liệu lịch sử được cải

112
thiện mà chúng ta có bây giờ. Nhằm để trả lời câu hỏi đó và xem xét các
triển vọng của chủ nghĩa tư bản chính trị, sẽ là hữu ích để xem xét một
cách tiếp cận lý thú được Giovanni Arrighi gợi ý trong Adam Smith in
Beijing: Lineages of the Twenty-First Century [Adam Smith ở Bắc Kinh:
Các nòi giống của Thế kỷ thứ Hai mươi Mốt] (2007).
Các chủ nghĩa tư bản Smithian và Marxian
Arrighi bắt đầu từ một phép phân đôi mà tôi nghĩ ông đã là người định
nghĩa đầu tiên, trong một loạt bài báo, giữa cái ông gọi là một con đường
phát triển Smithian “tự nhiên” của chủ nghĩa tư bản và một con đường
Marxian “phi tự nhiên”. Con đường tự nhiên của Smith, “sự tiến bộ tự
nhiên của sự giàu có (opulence),” theo thuật ngữ của The Wealth of
Nations, là con đường của một nền kinh tế thị trường của các nhà sản
xuất nhỏ phát triển, qua phân công lao động, từ nông nghiệp vào chế
tác và chỉ muộn hơn vào thương mại nội địa và cuối cùng vào thương
mại nước ngoài khoảng cách xa. Con đường là “tự nhiên” bởi vì nó đi
theo nhu cầu của chúng ta (từ thức ăn đến quần áo đến buôn bán, từ
làng đến thị trấn đến các miền đất xa xôi) và như thế không nhảy qua
các giai đoạn. Suốt từ đầu đến cuối—Smith cẩn trọng nhắc tới—nhà
nước để cho nền kinh tế thị trường và các nhà tư bản phát đạt, bảo vệ
tài sản, và áp đặt các thuế có thể chịu đựng được nhưng đã không duy
trì sự tự trị tương đối của nó khi nói đến chính sách kinh tế và đối ngoại.
(Đấy là vì sao, trong một phần của The Wealth of Nations, Smith ca ngợi
Đạo luật Hàng hải (điều hướng), dựa hoàn toàn vào lý lẽ an ninh quốc
gia, tức là, sự tự trị nhà nước, mặc dù trong phần khác của cuốn sách,
ông ngầm tấn công dữ dội nó vì lý do độc quyền.)45 Arrighi tóm tắt nó
thế này: “Các đặc điểm Smithian … [là] phương pháp cải cách từ từ và
hành động nhà nước nhắm tới sự mở rộng và sự nâng cấp phân công
lao động xã hội; sự mở rộng to lớn của giáo dục; làm cho lợi ích tư bản
chủ nghĩa lệ thuộc vào lợi ích quốc gia và khuyến khích tích cực sự cạnh
tranh giữa-tư bản” (2007, 361).
Cách tiếp cận của Marx, ngược lại, là coi cái ông quan sát ở châu Âu
trong thời ông, một thế kỷ sau Smith, là “con đường phát triển tư bản
chủ nghĩa bình thường” (cái tôi gọi là con đường phát triển Tây
phương). Nhưng cái Marx nghĩ như “bình thường” đã là một hệ thống
(1) mà đã đảo ngược sự tiến bộ tự nhiên bằng việc phát triển thương
mại đầu tiên và nông nghiệp cuối cùng, một hệ thống mà như thế (theo
lời của Arrighi) đã là “phi tự nhiên và thoái hóa,” và (2) nơi nhà nước
đã đánh mất sự tự trị của nó cho giai cấp tư sản.46

113
Trên thực tế, các lợi ích tư bản chủ nghĩa đã chi phối trong việc vận
hành các nhà nước Tây phương từ thời Marx cho đến tận ngày nay, dù
nói đến các chính sách kinh tế (hãy nghĩ về các sự cắt giảm thuế dưới
Tổng thống Trump) hay chính sách đối ngoại (hãy nghĩ về việc đầu cơ
trục lợi đi cùng với Chiến tranh Iraq). Các nhà tư bản đã tiếp quản nhà
nước và, như Marx và Engels viết trong Tuyên ngôn Cộng sản, chính phủ
đã trở thành “một ủy ban quản lý công việc chung của toàn bộ giai cấp
tư sản.” Một con đường như vậy đã đảo ngược sự phát triển “tự nhiên”
Smithian bằng việc bỏ qua các giai đoạn và đi vào thương mại đường
dài và chủ nghĩa thực dân trước khi sản xuất địa phương được phát
triển một cách chăm chỉ và đủ. Quan trọng nhất, tuy vậy, con đường
Marxian khác với con đường Smithian ở chỗ không có sự tự trị nhà
nước nào vis-à-vis giai cấp tư sản. Vì các nhà tư bản Âu châu đã phát đạt
trong các điều kiện chinh phục, nô lệ, và thực dân, chúng đã cần nhà
nước cho một sự phát triển “lệch tâm” như vậy, tức là, cho sự phóng
chiếu sức mạnh ra nước ngoài, và như thế đã “chinh phục” nhà nước.
Điều này làm cho con đường Âu châu hung hãn và giống chiến tranh.
Arrighi tin rằng cái chúng ta ngày nay cho là một con đường tư bản
chủ nghĩa chuẩn là một con đường được Marx mô tả. Phù hợp với ý
tưởng này, Peer Vries, trong cuốn sách xuất sắc của ông Escaping
Poverty [Thoát Nghèo] (2013), xác định chủ nghĩa tư bản như sự tìm
kiếm lợi nhuận duy lý cộng với sự hàng hóa hóa lao động cộng với sự
thông đồng chính trị giữa nhà nước và các nhà tư bản cộng với sự phóng
chiếu sức mạnh ra bên ngoài. Hai đặc điểm sau cùng rõ ràng là Marxian,
không phải Smithian. Nhưng con đường đó đã là đặc thù cho châu Âu
và không thể được khái quát hóa hay “được phong thần.” Arrighi cho
rằng Trung Quốc đã theo một con đường thay thế, gần hơn nhiều với
con đường Smithian, từ triều đại nhà Tống đến triều đại nhà Thanh. Nền
kinh tế thị trường ở Trung Quốc đã phát triển hơn ở tây Âu (có lẽ cho
đến khoảng năm 1500), nhưng các lợi ích thương mại đã chẳng bao giờ
có khả năng tổ chức mình một cách đầy đủ để đến thậm chí gần với sự
sai khiến chính sách nhà nước. Nhà nước độc đoán đã để các nhà buôn
giàu có yên bình chừng nào họ không đe dọa nó—tóm lại, chừng nào họ
không quá tự phụ tự mãn. Nhưng nó luôn luôn để ý tới họ.
Như Jacques Gernet (1962) lập luận về Trung Quốc thời Tống, nhiều
nhà buôn đã trở nên giàu, nhưng họ đã không tạo ra một “giai cấp,” như
Đẳng cấp Thứ ba ở Pháp hay các giai cấp hữu sản tương tự ở nơi khác
tại tây Âu, mà đầu tiên đã tìm được cách để có được đại diện chính trị

114
và muộn hơn để giành được quyền lực. Ở Trung Quốc, ngược lại, đã có
một chính phủ trung ương mạnh từ đầu mà đã có khả năng kiểm soát
sức mạnh của các nhà buôn hay bất kể ai khác. Debin Ma đã lặp lại một
chủ đề tương tự trong bài báo của ông về năng lực tài khóa của nhà
nước Trung quốc: “Tại Trung Quốc, sự lên sớm của chủ nghĩa tuyệt đối
[nhà nước tập trung dựa vào bộ máy quan liêu được tổ chức theo thứ
bậc] với sự vắng mặt của bất kể định chế đại diện nào đã đảm bảo rằng
các rent kinh tế từ sự kiểm soát bạo lực đã là vững chắc trong tay của
(nhóm) lợi ích chính trị tách khỏi bàn tay của (nhóm) lợi ích thương
mại và có tài sản” (2011, 26–27). Nó chắc chắn đã không là một chính
phủ theo lệnh của giai cấp tư sản.
Francis Fukuyama, trong The Origins of Political Order [Nguồn gốc
của Trật tự Chính trị] (2011), giải thích sự vắng mặt của một giai cấp
thương gia đối trọng ở Trung Quốc bởi quyền vô hạn của nhà nước, mà
quay lại sự hình thành của nhà nước Trung quốc. Fukuyama cho rằng
Trung Quốc đã đi trước mọi cường quốc lớn khác trong việc xây dựng
nhà nước; nó đã cũng làm vậy trước bất kể diễn viên không-nhà nước
có tổ chức nào (giai cấp tư sản độc lập, các thành phố tự do, giới tăng
lữ) được tạo ra. Nhà nước như thế đã là hùng mạnh hơn bất cứ thứ gì
khác rất nhiều, và “sự sớm hình thành nhà nước” này đã tiếp tục bóp
nghẹt các trung tâm quyền lực thay thế từ triều đại nhà Thanh đến
Trung Quốc Maoist.
Các quyền tài sản không rõ ràng và sự vắng mặt của luật trị không
phải là dị thường
Việc này dẫn chúng ta đến Trung Quốc ngày nay. Chính phủ hiện thời
do Đảng cộng sản–chi phối, và sự phân bố quyền lực chính trị giữa nó
và giai cấp tư bản được hình thành rồi, làm nhớ lại hình mẫu truyền
thống này. Chính phủ là hữu ích cho các lợi ích của giai cấp tư sản,
nhưng chỉ chừng nào các lợi ích này không đi ngược các mục tiêu của
nhà nước (tức là, của elite vận hành nhà nước). Wang Hui (2003, 176)
đồng tình trích dẫn Immanuel Wallerstein: “Nếu bất kể ai nghĩ rằng
không có sự ủng hộ nhà nước hay từ một vị trí đối lập với nhà nước ông
ta có thể trở thành một nhà tư bản … đấy là một giả định ngớ ngẩn.”
Sự phân biệt giữa những sự dàn xếp tài sản khác nhau—dù là sở hữu
nhà nước, sở hữu thuần túy tư nhân, hay bất kỳ trong vô số sắp xếp sở
hữu ở giữa (chẳng hạn, một công ty sở hữu nhà nước huy động vốn tư
nhân trên sở giao dịch chứng khoán, tài sản chung trộn lẫn với tài sản

115
tư nhân, các hãng nhà nước với sự tham gia tư nhân nước ngoài)—là
khá mờ ở Trung Quốc ngày nay và cung cấp môi trường phù hợp cho sự
nổi lên của cái tôi gọi sớm hơn là giai cấp tư bản-chính trị (politico-
capitalist class), hay cái Hans Overbeek (2016, 320) gọi là giai cấp “tư
bản-cán bộ (cadre-capitalist)”.47 Tính mờ của các quyền sở hữu khác
nhau không phải là một “lỗi,” hay cái gì đó nhất thời hay cần “sửa chữa,”
mà đúng hơn là chính điều kiện cơ bản cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư
bản chính trị. Thí dụ, các tổ chức Đảng cộng sản (“các chi bộ”) tồn tại
bên trong các công ty sở hữu tư nhân hoàn toàn. Các tổ chức này có thể
là hữu ích cho các nhà tư bản ở mức độ mà các nhà tư bản có khả năng
thâu nạp chúng để lobby (vận động hành lang) đảng-nhà nước nhân
danh họ. Nhưng sự hiện diện của các chi bộ Đảng cộng sản có thể cũng
làm kiệt sức bởi vì chúng là các cử tri nữa cần làm hài lòng và để được
hối lộ, hay một cơ quan khác mà có thể, nếu bầu không khí chính trị là
như thế, quay sang chống lại các nhà tư bản. Và các tổ chức này có thể
làm điều đó bất chấp cấu trúc quyền sở hữu và các quyền chính thức.
Ngay cả các thống kê Trung quốc chính thức gặp khó khăn xử lý các
sự phân biệt này, các hình thức sở hữu là rất nhiều và rất nhiều quyền
sở hữu khác nhau, trải từ khả năng để quyết định và bán các tài sản đến
chỉ quyền hoa lợi. Vô số quyền sở hữu và cấu trúc công ty này đã là một
trong những sự đau đầu chính cho những người ủng hộ vô điều kiện
Đồng thuận Washington, khăng khăng về tầm quan trọng của các quyền
tài sản được xác định rõ ràng cho sự tăng trưởng. Đã là không thể để
khớp Trung Quốc, với rất nhiều mối quan hệ tài sản khác nhau của nó,
vào chiếc áo-bó tân-tự do. Hơn nữa, vài trong số các kiểu sở hữu u ám
nhất, như các doanh nghiệp hương trấn và làng xã, đã ghi nhận các tỷ lệ
tăng trưởng ngoạn mục nhất (xem Weitzman and Xu 1993).
Có thể là hữu ích tại điểm này để rút ra sự tương tự giữa vô số sắp
xếp sở hữu và sự áp dụng không đều của luật trị (“các vùng vô luật
pháp” được nhắc tới ở trên). Trong con mắt của chủ nghĩa tư bản tự do,
cả hai là dị thường: cấu trúc sở hữu phải được chữa lại cho đúng sao
cho rõ ràng ai sở hữu cái gì, và luật phải được áp dụng cho tất cả mọi
người. Nếu chẳng cái nào trong số các dị thường này được sửa, thì hệ
thống được xem như cái gì đó không hoàn hảo. Nhưng điều này chẳng
hề thế từ quan điểm của chủ nghĩa tư bản chính trị. Chính xác sự thiếu
rõ ràng ngầm trong vô số hình thức sở hữu và tính tùy ý trong sự áp
dụng các quy tắc là cái cho phép sự tạo ra giai cấp tư bản-chính trị. Cái
có vẻ là tình trạng lộn xộn chính xác là môi trường nơi chủ nghĩa tư bản

116
chính trị nổi lên và có thể thịnh vượng. Nói cách khác, cái chúng ta đang
quan sát về cả tài sản và luật không phải là một sự bất thường mà là một
đặc điểm xác định của hệ thống.
Dân chủ ở Trung Quốc?
Nhưng các nhà tư bản Trung quốc, mà tồn tại và phát đạt trong rừng rú
của các kiểu sở hữu và các quyền tài sản không chắc chắn này, sẽ có mãi
mãi đồng ý với vai trò cá biệt đó nơi các quyền chính thức của họ có thể
bị giới hạn hay bị hủy bỏ bất cứ lúc nào, và nơi họ liên tục dưới sự dạy
dỗ của nhà nước? Hay, khi họ trở nên mạnh hơn và đông hơn, họ sẽ tổ
chức, ảnh hưởng đến nhà nước, và cuối cùng tiếp quản nó, như đã xảy
ra ở châu Âu và Hoa Kỳ? Con đường Âu châu/Mỹ như được Marx phác
họa có vẻ trong nhiều khía cạnh có một logic sắt nào đó: quyền lực kinh
tế có khuynh hướng giải phóng bản thân mình và để trông nom, hay áp
đặt, các lợi ích riêng của nó. Nếu các nhà tư bản có sức mạnh kinh tế
trong tay họ, làm sao họ có thể bị chặn lại? Nhưng, mặt khác, thời kỳ của
gần hai thiên niên kỷ trong đó sự cộng tác không dễ và không ngang
nhau đó đã tồn tại giữa nhà nước Trung quốc và doanh nghiệp Trung
quốc là một trở ngại ghê gớm, đan kết chặt truyền thống và sức ì, mà đã
có thể giữ nhà nước tự trị.
Như thế, câu hỏi về dân chủ hóa Trung Quốc cần được nêu ra theo
cách rất khác với cách thường được nêu: câu hỏi chính là liệu các nhà
tư bản Trung quốc sẽ kiểm soát nhà nước và nếu, nhằm để làm vậy, họ
sẽ sử dụng dân chủ đại diện như công cụ của họ. Ở châu Âu và Hoa Kỳ,
các nhà tư bản sử dụng công cụ đó rất cẩn trọng, thực hiện nó bằng
những liều vi lượng đồng cân khi quyền bầu cử mở rộng, thường với
nhịp độ sên bò, và rút nó lại mỗi khi có một mối đe dọa tiềm năng đối
với giai cấp hữu sản (như ở nước Anh sau Cách mạng Pháp, hay ở Pháp
sau thời kỳ Khôi phục (Restoration), hay ở Hungary và ít hơn một chút
ở Austria suốt sự tồn tại của nền quân chủ kép). Nhưng vào năm 1918,
đã là không thể về mặt chính trị để tiếp tục với những sự kiểm tra biết
đọc biết viết hay điều tra thu nhập và thuế để loại trừ những người bỏ
phiếu, và ngay cả các bang miền nam nước Mỹ cuối cùng đã bị Đạo luật
các Quyền Dân sự 1965 gây áp lực để ngừng sử dụng một bộ công cụ đa
dạng để tước quyền của các cử tri. Nền dân chủ Trung quốc, nếu nó đến,
như thế sẽ tương tự với nó là như thế nào trong phần còn lại của thế
giới ngày nay, theo nghĩa pháp lý về một người, một phiếu. Thế nhưng
vì trọng lượng của lịch sử và bản chất bấp bênh và kích cỡ vẫn hạn chế
của các giai cấp hữu sản, là không chắc chắn liệu một sự cai trị của giai

117
cấp tư sản có thể được duy trì.48 Nó đã thất bại trong hai thập kỷ đầu
tiên của thế kỷ thứ hai mươi; liệu nó có thể được tái-lập với thành công
lớn hơn một trăm năm muộn hơn?

3.5b Trung Quốc Sẽ “Xuất khẩu” Chủ nghĩa tư bản chính trị?
Chủ nghĩa tư bản chính trị có các lợi thế rõ ràng cho những người nắm
quyền: họ được cách ly khỏi áp lực trực tiếp của công luận, họ có cơ hội
để đánh cuộc quyền lực chính trị của họ thành lợi ích kinh tế, và họ
không đối mặt với các giới hạn thời gian được thể chế hóa cho sự cai trị
của họ. Nhưng chủ nghĩa tư bản chính trị cũng chuyển các lợi thế nào
đó cho dân cư. Nếu hệ thống được liên kết với một chính quyền hiệu
quả và sự tham nhũng có thể chịu đựng được, nó có thể dễ dàng vượt
qua vô số trở ngại pháp lý và kỹ thuật làm chậm sự tăng trưởng trong
các nước dân chủ hơn. Khả năng của nhà nước Trung quốc để xây dựng
đường sá và các đường xe lửa tốc hành qua các vùng nơi sự xây dựng
như vậy sẽ tốn hàng năm, nếu không phải hàng thập niên cãi cọ pháp lý
trong một chính thể dân chủ hơn, là một lợi thế rõ ràng về mặt xã hội
và kinh tế—cho dù các quyền của một số người có thể bị coi thường
trong quá trình. Những cuộc tham vấn dài và thường vô tận về nhiều
khía cạnh của chính sách công cuối cùng có thể dẫn đến chẳng gì được
thực hiện cả. Chắc chắn, việc hoàn toàn bỏ qua một số sự phản đối cũng
có thể dẫn đến các quyết định tồi, hay đến sự chọn chỉ các khả năng thay
thế mà theo lợi ích của một thiểu số. Nhưng trong nhiều trường hợp—
và có lẽ thành công Trung quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng là thí dụ
hay nhất như vậy—chúng đẩy xã hội tiến lên.
Bản thân các công dân có thể thích các quyết định nhanh hơn các
cuộc tham vấn dài. Trong các xã hội tư bản chủ nghĩa thành công nhất,
nhiều người là quá bận rộn với việc làm và đời sống hàng ngày của họ
để chú ý sát đến các vấn đề chính trị. Họ thường thiếu một tiền cược
(stake) đáng kể trong các vấn đề này, cho nên dùng thời gian vào chúng
cũng chẳng hợp lý. Thật đáng chú ý rằng ở Hoa Kỳ, một trong những
nền dân chủ lâu đời nhất trên thế giới, việc bàu một người mà, trong
nhiều khía cạnh, có các đặc quyền của một vị vua được bàu không được
đánh giá là đủ quan trọng để khuấy động nhiều hơn một nửa toàn bộ cử
tri đến các phòng bỏ phiếu.
Là sai, tôi nghĩ, để cho rằng trong hoàn cảnh ngày nay người dân vẫn,
như Aristotle đã mô tả họ, là “các động vật chính trị” đánh giá sự can dự
vào các vấn đề công dân như một nguyên lý chung. Điều này có thể đã

118
thế trong các quảng trường của các thành-bang Hy Lạp, nhưng ngay cả
khi đó, cho chỉ một thiểu số giàu có của các công dân tự do. Trong thế
giới thương mại hóa và bận rộn ngày nay, các công dân không có thời
gian cũng chẳng có hiểu biết và mong muốn để dính líu đến các vấn đề
công dân trừ phi các vấn đề trực tiếp liên quan đến họ. Chính “sự làm
sâu” của chủ nghĩa tư bản qua sự nhấn mạnh không bị pha loãng của nó
đến kiếm-tiền và sự mở rộng của nó vào lĩnh vực cá nhân (các đề tài
được thảo luận trong Chương 5) để lại ít thời gian hơn cho sự thảo luận
cân nhắc chính trị rộng hơn và không thể tạo ra lý tưởng đó về công dân
am hiểu và quan tâm mà nhiều lý thuyết dân chủ giả định. Thậm chí có
thể cho rằng một công dân như vậy không thể cùng tồn tại với chủ nghĩa
tư bản bị siêu thương mại hóa. Các định nghĩa về dân chủ mà khăng
khăng đòi sự tham gia của các công dân như thế là mâu thuẫn với thực
tế. Các định nghĩa có tính kỹ thuật hơn nhiều của Robert Dahl và Joseph
Schumpeter về polyarchy [nền đa trị-nhiều người cai trị] và democracy
(nền dân trị-dân chủ) là chính xác hơn. Theo lời của một nhà phê bình
Dahl, “Nền dân trị và nền đa trị … [đối với Dahl] cả hai là các dụng cụ
mang tính công cụ thuần túy cho việc tối đa hóa sự thỏa mãn các nhu
cầu ưu tiên, tư nhân [của các công dân]—chỉ vậy thôi” (Krouse 1982,
449). Nhưng điều này là hoàn toàn đúng: và nếu chủ nghĩa tư bản tự do
có thể thỏa mãn các nhu cầu đó, chủ nghĩa tư bản chính trị cũng có thể.
Cái nào làm tốt hơn là một câu hỏi kinh nghiệm.
Sự chấp nhận của tham nhũng vừa phải
Tôi đã lập luận ở trên rằng chủ nghĩa tư bản chính trị quả thực là một
xã hội tham nhũng được gắn liền. (Đấy chính xác là vì sao lại khó đến
vậy để duy trì một sự cân bằng giữa một chính quyền hiệu quả và tham
nhũng nội tại, vì cái sau lái bộ máy quan liêu xa khỏi tính trung lập hành
chính.) Nhưng là sai để tin rằng nhân dân luôn luôn xem tham nhũng
như một tai họa bất chấp mức của nó. Nhiều xã hội đã học để sống, hay
thậm chí phát đạt, với tham nhũng mức vừa phải đến mức cao thấm qua
toàn bộ hệ thống và làm cho cuộc sống của nhiều người dễ hơn họ sẽ ở
trong một hệ thống hoàn toàn “không tham nhũng.” Thực ra, nhiều
người quen hoạt động trong một hệ thống, nơi sự chiếu cố lẫn nhau
được trao đổi, có một thời gian khó khăn để điều chỉnh với một hệ thống
“sạch”, hoàn toàn khác. Bai, Hsieh, and Song (2014, 3) cho rằng “chủ
nghĩa tư bản cánh hẩu (thân hữu)” địa phương, phân tán ở Trung Quốc
đóng một vai trò tương tự với vai trò mà nhiều nhà nước Âu châu đã
đóng trong sự lên của chủ nghĩa tư bản: các chính quyền địa phương

119
bảo vệ các quán quân của riêng chúng, nhưng chúng không thể cản các
chính quyền địa phương khác ưu ái các nhà tư bản cánh hẩu của riêng
chúng, có lẽ hiệu quả hơn. Như thế, chủ nghĩa cánh hẩu (chủ nghĩa thân
hữu-cronyism) cùng với sự cạnh tranh giữa-địa phương đóng vai trò
của sự phá hủy sáng tạo Schumpeterian.
Chúng ta không nên ấu trĩ tin rằng các sự xếp hạng về tính minh bạch
chính phủ (dựa vào “các khảo sát chuyên gia” về tham nhũng được cảm
nhận) mà đặt các nước bắc Âu lên đỉnh có nghĩa rằng loại này của sự
minh bạch có thể được áp dụng dễ dàng ở nơi khác trên thế giới, hay
rằng dân cư của các nước khác khao khát mức “sạch” đó trong chính
phủ. Thực ra, nhiều trong số họ thấy khó để hoạt động trong một môi
trường như vậy. Các lực của cái Fukuyama (2011) gọi là “di sản hóa
(partimonialization)” của nhà nước là rất mạnh gần như ở mọi nơi. Là
phần của các kỳ vọng bình thường trong hầu hết các xã hội rằng một
anh em họ hay một người bạn có thể giợi ý ta nên nói chuyện với ai
nhằm để giải quyết việc đăng ký một chiếc xe, để làm một thẻ căn cước
mới, hay để tránh những sự kiểm soát thuế quá thường xuyên và xâm
nhập đối với công ty của ta. Bằng việc không giúp đỡ một người họ hàng
hay bạn, người ta có cơ bị cộng đồng tẩy chay. Sự tham nhũng như vậy
có thể không dính líu đến một sự chuyển tiền thực sự (mặc dù quà biếu
hiện vật là thực sự không khác với tiền), nhưng chắc chắn dính líu đến
việc ưu đãi cho ai đó. Quả thực, sự khó khăn mà nhiều người di cư đối
mặt trong việc điều chỉnh với các hệ thống dựa vào sự nặc danh hơn và
ít thiên vị hơn, và như thế xu hướng của họ để tiếp tục sống trong các
hệ thống của riêng họ, là cái một số người cho là một mối đe dọa cho
tính liêm chính của các nhà nước phúc lợi Nordic. Nó đến dưới đề mục
những sự khác biệt văn hóa, nhưng trong thực tế nó thường chính là
việc thích sự áp dụng các quy tắc và sự xét xử tư pháp được cá nhân hóa
versus được phi nhân cách (impersonalized). Hay, nói cách khác, cho
một luật trị (rule of law) yếu hơn.
Italy là một ví dụ về một nước có tham nhũng tràn lan khắp tất cả các
tầng lớp xã hội, nhưng ở đó cũng có một cân bằng tham nhũng. Tất cả
mọi người có thể tin về mặt lý thuyết rằng việc tống khứ tham nhũng sẽ
là đáng mong muốn, nhưng họ cũng biết rằng một cố gắng để làm vậy
một cách riêng lẻ đơn giản làm cho vị trí riêng của họ tồi hơn. Tuy vậy,
điều này không được xem đơn giản như một vấn đề hành động tập thể,
nơi nếu mọi người có thể đồng ý để loại bỏ tham nhũng, tất cả hay hầu
hết mọi người sẽ khấm khá hơn. Nhiều người sẽ không biết làm sao để

120
hoạt động trong hệ thống mới đó và có thể thích quay lại hệ thống cũ
hơn. Capussela (2018, xxvii) trích dẫn chuyện ngụ gôn của Italo Calvino
về cân bằng tham nhũng như vậy:
Thời xửa thời xưa có một nước được thành lập trên sự bất hợp pháp. Không phải
thiếu các luật; và chính trị dựa vào các nguyên tắc rằng mọi người ít nhiều đã đòi
để chia sẻ. Nhưng hệ thống, được khớp lại với nhau thành nhiều trung tâm quyền
lực, đòi hỏi hầu như các nguồn lực tài chính vô tận … và người dân đã có thể nhận
được chúng chỉ một cách bất hợp pháp, cụ thể là bằng việc yêu cầu chúng từ những
người có chúng, trong sự trao đổi cho các ân huệ bất hợp pháp. Và những người
với tiền để đổi chác lấy ân huệ đã thường nhận được nó qua các ân huệ họ đã nhận
được trước đây; hệ thống kinh tế nảy sinh như kết quả là hệ thống vòng tròn, trong
mức độ nào đấy, và không phải không có một sự hài hòa nào đó.

Như thế các lợi thế nội tại của chủ nghĩa tư bản chính trị gồm sự tự trị
cho các nhà cai trị, khả năng để giảm các trở ngại thủ tục quan liêu và
kích thích sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, và sự tham nhũng vừa
phải phổ biến hợp với sở thích của một số hay có lẽ thậm chí nhiều
người. Nhưng thứ quan trọng nhất mà sự hấp dẫn của chủ nghĩa tư bản
chính trị phụ thuộc vào là thành công kinh tế. Và sự thực rằng Trung
Quốc đã là nước thành công kinh tế nhất trong nửa thế kỷ qua đặt Trung
Quốc vào một vị trí nơi các nước thành công khác đã ở trong quá khứ:
cụ thể là, nơi các định chế kinh tế và chính trị của nó được các nước
khác bắt chước và nơi bản thân Trung Quốc có thể thử để “xuất khẩu”
chúng một cách hợp pháp. Nhưng câu hỏi là liệu Trung Quốc có ý định
làm thế hay không.
Thái độ cách biệt của Trung Quốc
Lý lẽ điển hình chống lại mong muốn của Trung Quốc để xuất khẩu hệ
thống của nó là lý lẽ lịch sử. Nó dựa vào các ý tưởng về Trung Quốc tự
cho mình là trung tâm và sự hờ hững đối với các định chế và các thực
hành của các quốc gia man rợ “được nấu chín” và “sống”.49 Sự tương
phản giữa các cuộc thám hiểm hàng hải lớn được Trung Quốc thời Minh
tiến hành trong thế kỷ thứ mười lăm và cuộc thám hiểm tương đối nhỏ
tầm thường của Columbus thường được (kể cả những người Trung
quốc) dùng để cho thấy sự khác biệt về cách tiếp cận. Trong một trường
hợp, mục tiêu là để nâng cao sự buôn bán bằng việc làm cho nó an toàn
hơn (các thủ thủ của Trịnh Hòa đã đánh bọn cướp biển trong vài trường
hợp) nhưng trên mọi thứ khác là để trưng bày tính ưu việt của mình
cho phần còn lại của thế giới một cách hòa bình. Trong trường hợp khác,
mục tiêu cũng là buôn bán nhưng thậm chí còn nhiều hơn để khai thác,
xâm chiếm lãnh thổ, và tiến hành cải biến ý thức hệ. Một cường quốc,

121
theo diễn giải này, về cơ bản là cách biệt, hòa bình, và thờ ơ; cường quốc
khác là tham chiến và thèm khát lợi lộc và ảnh hưởng.50
Tính thờ ơ này đã trở thành một nhân tố làm suy nhược trong sự
phát triển của Trung Quốc, như các sự kiện của thế kỷ thứ mười chín đã
cho thấy, nhưng nó có thể vẫn chi phối tư duy của các elite Trung quốc
bất chấp sự nhận ra các tác động tiêu cực của nó. Martin Jacques, trong
When China Rules the World [Khi Trung Quốc Cai trị Thế giới] (2012),
cho rằng Trung Quốc chắc có khả năng vẫn cách biệt bởi vì nó xem bản
thân mình không như một nhà nước-quốc gia mà như một nhà nước-
nền văn minh, một điểm tựa của châu Á (và bằng việc mở rộng, của thế
giới), trong khi về văn hóa thường bày tỏ sự phân biệt chủng tộc ăn sâu
hay một sự bất lực để hiểu “quốc gia khác.”51 Thật lý thú để lưu ý rằng
ngay cả trong thời Maoist Trung Quốc đã tiếp tục bày tỏ một mức độ
cách biệt bất chấp sự thực rằng về mặt ý thức hệ, bằng việc chấp nhận
chủ nghĩa Marx, nó đã trở thành một phần của phương Tây. Một khi nó
được giải phóng khỏi sự giám hộ Soviet, Trung Quốc đã nhất quán nhắm
mục tiêu thấp hơn khả năng của nó về mặt quốc tế (để đảo ngược cụm
từ được tạo ra để mô tả đặc trưng ngoại giao Anh trong nửa thứ hai của
thế kỷ thứ hai mươi). Trung Quốc đã tránh xa Phong trào Không Liên
kết; nó đã thất bại để thiết lập các mối quan hệ mạnh với, hay cung cấp
sự giúp đỡ cho, bất kể phong trào nào như vậy bất chấp đã rao giảng
chủ nghĩa Mao ở nhiều nơi, và, quan trọng nhất, nó đã thất bại để tạo ra
một chuỗi đồng minh. Điều này là đặc biệt nổi bật khi so sánh với Hoa
Kỳ và Liên Xô, mỗi nước đều đã có một số đồng minh, tay sai, hay nhà
nước chư hầu—dù người ta muốn gọi chúng là gì. Nhưng Trung Quốc
đã chẳng có nước nào trừ Albania, cho đến khi ngay cả Albania đoạn
tuyệt với Trung Quốc khi Trung Quốc trở thành “xét lại” và tiến hành
các cải cách Đặngist. Hơn nữa, ngay cả ngày nay, trừ Bắc Triều Tiên,
Trung Quốc không có một đồng minh duy nhất nào. Đấy không phải là
hành vi người ta có thể kỳ vọng từ một nước muốn là bá chủ thế giới.
Tính có thể truyền lại của chủ nghĩa tư bản chính trị Trung quốc
Ngoài câu hỏi liệu Trung Quốc có sẵn sàng “xuất khẩu” mô hình chủ
nghĩa tư bản chính trị của nó, một câu hỏi đáng hỏi là liệu mô hình có
thể chuyển được. Như đã nhắc tới ở trên, các đặc trưng chính của chủ
nghĩa tư bản chính trị (bộ máy quan liêu kỹ trị, sự vắng mặt luật trị, và
tham nhũng tràn lan) quả thực có thể thấy trong một số khung cảnh
khác nhau. Nhưng cũng có một số yếu tố có vẻ phần lớn là đặc thù Trung
Quốc và là khó để cấy sang nơi khác. Trong một loạt bài báo và sách có

122
ảnh hưởng, Xu Chenggang xác định hệ thống chính trị Trung quốc như
một “hệ thống độc đoán tản quyền (decentralized authoritarian) khu
vực.”52 Hai đặc điểm cốt yếu của hệ thống là sự tập trung hóa (chủ nghĩa
độc đoán) và, mặc dù thoạt nhìn có vẻ nghịch lý, sự tản quyền. Sự tản
quyền khu vực, mà gần đây Xu định niên đại ở Đại Nhảy Vọt, đã cho
phép chính quyền tỉnh và thành phố thực hiện các chính sách kinh tế
khác nhau và như thế phát hiện ra chính sách nào là hay nhất cho
chúng—chừng nào nó không vi phạm trắng trợn các quy tắc trung ương
và ý thức hệ Đảng cộng sản. (Mặc dù sự coi thường ý thức hệ trong thực
tế được chấp nhận chừng nào nó được ngụy trang khéo và các chính
sách đã thành công.)
Xu cho thấy tất cả sự phát triển cốt yếu, từ việc đưa vào hệ thống
khoán hộ (cải cách đất) đến tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, đã bắt
đầu ở các mức chính quyền thấp hơn. Chúng đã không, như đôi khi được
tin, là phần của kế hoạch thí nghiệm to tát nào đó được nghĩ ra ở trên
đỉnh, mà đã xảy ra hoàn toàn qua các sáng kiến mức thấp hơn.53 Nếu cải
cách thành công, các nhà khởi xướng địa phương của chúng có khả năng
được cất nhắc lên các chức vụ cao hơn bên trong chính phủ và đảng, lên
các cơ quan hoạch định chính sách trung ương (đó là nơi phần tập trung
hóa góp phần), và để thử áp dụng cùng công thức đó ở nơi khác. Yếu tố
then chốt là cung cấp các khuyến khích cho các lãnh đạo địa phương để
cải thiện tình hình kinh tế bên trong khu vực riêng của họ trong khi duy
trì sự yên bình xã hội. Xương sống của hệ thống, tuy vậy, là một tổ chức
tập trung (Đảng Cộng sản Trung quốc) thưởng các lãnh đạo địa phương
thành công và phạt các lãnh đạo không thành công.
Lưu ý rằng các khuyến khích là chính trị: sự quan tâm không phải là
đến các sáng kiến của các diễn viên cá nhân (người lao động, nông dân,
hay doanh nhân ở mức địa phương) mà đến các sáng kiến của các sếp
hành chính, những người phải “tạo ra” một vùng thành công nhằm để
leo lên trong hệ thống thứ bậc. Thành công được đo bằng một số chỉ
tiêu dễ đo, như một sự tăng GDP hay sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước
ngoài. Các lãnh đạo địa phương có thể được xem như các toàn quyền
bán-tự trị của các nhà chức trách trung ương. Nó là một hệ thống không
khác với sự thầu thuế (tax-farming), nhưng nơi nghĩa vụ của các lãnh
đạo địa phương không chỉ để cung cấp thu nhập thuế cho trung ương
mà để đảm bảo rằng khu vực tiến bộ về kinh tế.
Hỗn hợp độc nhất này của sự tập trung độc đảng chính trị và sự tùy
ý đáng kể về các chính sách kinh tế vùng là cái, theo quan điểm này, giải

123
thích thành công của Trung Quốc. Tuy vậy, nó mở ra một số vấn đề, như
sự bất lực để dùng sự nhắm mục tiêu đa chiều để giám sát thành tích
của các lãnh đạo (thí dụ, nếu sự cất nhắc của người ta phụ thuộc vào tỷ
lệ tăng trưởng vùng, các mục tiêu khác, như bảo vệ môi trường và sức
khỏe của dân cư, sẽ bị hy sinh), hay các cố gắng để tiến hành bảo hộ thị
trường địa phương (thí dụ, mua xe và xe tải chỉ từ các nhà sản xuất địa
phương), mà dẫn đến sự phân đoạn của thị trường Trung quốc.
Bây giờ, bỏ sang bên các vấn đề khác này, mà trở nên cấp bách hơn
sau khi nền kinh tế đã đạt một mức phát triển nhất định, sự khó khăn
để thực hiện một mô hình đòi hỏi đồng thời sự tập trung hóa và sự phân
quyền (phi tập trung hóa) là hiển nhiên ở các nước khác. Mô hình Trung
quốc được xây dựng trên một truyền thống phân quyền tương tự mà đã
tồn tại trong thời kỳ đế quốc, một truyền thống mà hầu hết các nước
khác thiếu. Mô hình cũng đòi hỏi một trung tâm đủ mạnh để có thể
thưởng hay phạt các lãnh đạo địa phương theo thành tích của họ và rút
lại một số đặc ân về phân quyền khi cần, và vẫn nhìn xa trông rộng đủ
để cho phép sự thử nghiệm. Cuối cùng, sự phân quyền ra quyết định có
ý nghĩa hơn nhiều trong một nước mênh mông và đông dân như Trung
Quốc so với trong một nước nhỏ hay có kích thước vừa phải. Một mối
nguy hiểm thêm mà nhiều nước vấp phải (và mà bản thân Trung Quốc
không được miễn trừ) là sự phân quyền rộng có thể tạo ra các cơ sở
quyền lực vùng mạnh cho các lãnh đạo địa phương và cuối cùng thậm
chí dẫn đến sự tan rã đất nước. Mối nguy hiểm đó được ngăn chặn ở
Trung Quốc qua một quá trình luân chuyển cán bộ liên tục (mà hầu như
chẳng bao giờ ở trong chức vụ tỉnh trưởng nào trong nhiều hơn 5 năm),
nhưng không có sự bảo đảm nào rằng các chính sách như vậy sẽ tiếp
tục vô tận hay rằng các cơ quan chính trị trung ương ở các nước khác
sẽ có khả năng để thực hiện chúng.
Như thế, “chủ nghĩa độc đoán phân quyền khu vực” hoàn toàn tuân
thủ các đặc trưng chính của chủ nghĩa tư bản chính trị, nhưng nó làm
vậy với các đặc điểm đặc thù Trung Quốc và có thể là khó để cấy sang
nơi khác. Điểm yếu của mô hình chủ nghĩa tư bản chính trị xuất hiện rõ
trong mô tả này bởi vì nó nêu bật sự thiếu vắng các quy tắc có thể khái
quát hóa mà về nguyên tắc phải có hiệu lực dưới hầu hết hoàn cảnh.54
Vì sao Trung Quốc sẽ phải can dự với thế giới (nhiều hơn bây giờ)
Dựa vào các mặt hạn chế của thái độ xa lánh và sự thiếu các quy tắc có
thể khái quát hóa người ta phải đặt ba nhân tố. Thứ nhất, Trung Quốc

124
ngày nay, nhờ sự buôn bán rất lớn và các luồng đầu tư nước ngoài, được
hội nhập nhiều vào nền kinh tế thế giới hơn bao giờ hết trong lịch sử.
Thái độ xa lánh không còn là một lựa chọn khả thi nữa, về mặt kinh tế,
chính trị, hay ngay cả về mặt văn hóa. Và quả thực số các mối tiếp xúc
nước ngoài, sự có mặt khắp nơi của tiếng Anh (ngay cả sổ hộ khẩu có
trang bìa được viết cả bằng tiếng Hoa và tiếng Anh), số những người
Trung quốc học tập, làm việc ở nước ngoài, hay đi nước ngoài, và, ngày
càng nhiều người nước ngoài sống ở Trung Quốc, làm cho Trung Quốc
là một phần không thể tách rời của thế giới hơn bao giờ hết.55
Thứ hai, về mặt lịch sử, các nước thành công nhất đã có khuynh
hướng được các nước khác bắt chước, đặt chúng vào một vị thế nơi
chúng chiếm các vai trò toàn cầu tương xứng với tầm quan trọng “khách
quan” của chúng, dù chúng có muốn hay không.
Thứ ba, Trung Quốc dưới Tập (và có lẽ rộng hơn, bởi vì các chính
sách liên kết với ông có sự cộng hưởng rộng hơn nhiều) có vẻ sẵn sàng
đảm nhận một vai trò quốc tế tích cực hơn và để “bán” thành công và
kinh nghiệm riêng của nó khắp thế giới. Một số sáng kiến gần đây làm
cho điều đó rõ ràng. Quan trọng nhất là vai trò tăng lên mà Trung Quốc
đóng ở châu Phi, và sự đại tu chiến lược phát triển Phi châu mà đã nảy
sinh từ đó. Không ngạc nhiên rằng nhiều nước với hệ thống chủ nghĩa
tư bản chính trị là ở châu Phi, và rằng tất cả chúng có các mối quan hệ
kinh tế mạnh với Trung Quốc (xem Bảng 3.1). Thậm chí có thể cho rằng
Trung Quốc lần đầu tiên đã tiến hành một sự lật đổ thành công và kín
đáo một chính phủ nước ngoài khi nó sắp đặt sự loại bỏ Robert Mugabe
khỏi quyền lực ở Zimbabwe trong năm 2017. Nó đã là một dấu hiệu
thành công bởi vì cách không đổ máu mà theo đó nó được tiến hành, vai
trò đằng sau sân khấu của Trung Quốc, và sự ủng hộ khắp thế giới cho
nước đi đó, vì chế độ Mugabe đã mất lòng dân đến thế nào cả ở trong
nước và quốc tế. Thành công của thủ thuật đó có thể được tương phản
với sự thất bại của một chiến dịch Tây phương tương tự ở Libya, mà đã
dẫn đến một cuộc nội chiến kéo dài ở nước đó và một sự phá hủy hầu
như hoàn toàn của tất cả trang phục của xã hội hiện đại mà không cho
thấy dấu hiệu giảm bớt hay chấm dứt nào.
Một dự án khác quan trọng, và thậm chí tham vọng hơn là Sáng Kiến
Vành đai và Con đường (BRI), được cho là để kết nối vài lục địa qua cơ
sở hạ tầng được cải thiện, do Trung Quốc tài trợ. Sự giao hàng Trung
quốc thường xuyên, quy mô lớn sang châu Âu lục địa và Vương quốc
Anh qua đường bộ Âu-Á (nhanh hơn qua biển nhiều) đã bắt đầu xảy ra

125
rồi.56 BRI không chỉ là một thách thức ý thức hệ đối với cách phương
Tây đã xử lý sự phát triển kinh tế ở Phương Nam Toàn cầu (các nước
kém phát triển), coi nhẹ đầu tư vật chất và thay vào đó tập trung vào
việc xây dựng-thể chế “hậu-duy vật”, mà BRI sẽ phóng chiếu ảnh hưởng
Trung quốc xa và rộng và kết nối các nước BRI vào cái có thể được gọi
là phạm vi ảnh hưởng Trung quốc. Có các kế hoạch cho bất kể tranh
chấp đầu tư nào nảy sinh được giải quyết dưới quyền tài phán của một
tòa án do Trung Quốc lập ra (Economy 2018; Anthea Roberts, trao đổi
cá nhân). Đấy sẽ là một sự đảo ngược hoàn toàn cho một nước mà “thế
kỷ bị làm nhục” được đánh dấu bởi những người nước ngoài ở Trung
Quốc không phải chịu luật Trung quốc.
Nhiều nước có thể được hoan nghênh để là phần của BRI bởi vì các
lợi ích hữu hình mà sự dính líu Trung quốc sẽ mang lại (đường sá, các
cảng, đường sắt) và cũng bởi vì Trung Quốc được cảm nhận như không
quan tâm đến việc ảnh hưởng chính trị trong nước và không gắn điều
kiện ràng buộc chính trị với đầu tư.57 Như Martin Jacques viết, không
giống Hoa Kỳ, mà nhấn mạnh dân chủ bên trong các quốc gia nhưng áp
đặt các mối quan hệ có thứ bậc về mặt quốc tế, Trung Quốc không có
quan tâm nào đến các chính sách đối nội của các quốc gia tiếp nhận; nó
không thực hành cái mà Joseph Schumpeter, trong một phê phán các
chính sách Mỹ tiêu chuẩn thế kỷ thứ hai mươi, gọi là “chủ nghĩa đế quốc
đạo đức.”58 Thay vào đó, Trung Quốc nhấn mạnh dân chủ giữa các nhà
nước-quốc gia, tức là, nó khăng khăng về sự đối xử bình đẳng hình thức
của tất cả các nước.59 Đối với nhiều nước nhỏ hơn, cả hai vế của phương
trình này (không can thiệp vào chính trị nội địa và sự đối xử bình đẳng
hình thức) là hấp dẫn.
Justin Lin, một trong những nhà lý luận về BRI, thấy một lợi thế tiềm
năng khác của BRI cho các nước nghèo hơn (Lin and Monga 2017).
Trung Quốc sẽ từ từ “bỏ trống” các việc làm chế tác mà phải được các
nước kém phát triển hơn tiếp quản “một cách tự nhiên”. Tuy nhiên,
không có một cơ sở hạ tầng khá tốt, chúng sẽ không có khả năng tiếp
quản. Thực ra, một trong những bài học phát triển của Trung Quốc đã
là cơ sở hạ tầng là cực kỳ quan trọng cho việc thu hút đầu tư nước ngoài,
như thí dụ về các đặc khu kinh tế cho thấy.
Sự khác biệt về sự nhấn mạnh phát triển (cơ sở hạ tầng versus xây
dựng-thể chế) hợp chính xác với sự phân biệt giữa chủ nghĩa tư bản
chính trị và chủ nghĩa tư bản tự do: qua các chiến lược phát triển được
ưa thích của chúng, cả hai đã thử chơi con bài mạnh của chúng. Điểm

126
mạnh của chủ nghĩa tư bản chính trị là sự hiệu quả nhà nước—sự thực
rằng nó có thể làm cho các diễn viên tư nhân xây dựng cái gì đó cải thiện
đời sống bình thường của nhân dân theo cách hữu hình, vật chất. Điểm
mạnh của chủ nghĩa tư bản tự do là nhà nước ở đó để định ra khung thể
chế bên trong đó các diễn viên tư nhân sẽ tự quyết định cái (nếu có) là
thứ tốt nhất để xây dựng. Trong trường hợp thứ nhất, nhà nước là một
diễn viên tích cực và trực tiếp; trong trường hợp thứ hai, nhà nước là
một diễn viên “tạo khả năng” và thụ động. Điều này, tất nhiên, phản ánh
vai trò lý tưởng-điển hình của nhà nước trong hai hệ thống.
Cuối cùng, Trung Quốc, lại lần nữa theo cùng cách tiếp cận “kiến tạo”,
đã thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Á châu, mà, đến giữa-
2018, có hơn tám mươi nước thành viên và có trụ sở ở Bắc Kinh. Mục
tiêu rõ ràng của nó là phóng chiếu sức mạnh kinh tế Trung quốc ở các
nước Á châu gần của nó. Trung Quốc tạo ra các định chế kinh tế quốc tế
mới song song với cái được tạo ra dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ sau
Chiến tranh Thế giới II, qua sự thành lập Ngân Hàng Thế giới và Quỹ
Tiền tệ Quốc tế.
Có thể vẫn có một nhân tố khác (thứ tư) mà có thể dẫn đến Trung
Quốc trở nên tích cực hơn trên sân khấu quốc tế. Nhân tố này liên kết
các chính sách đối nội và đối ngoại. Nếu Trung Quốc tiếp tục với một vai
trò thụ động nơi nó không quảng cáo các định chế của riêng nó, trong
khi phương Tây tiếp tục thúc đẩy các giá trị của chủ nghĩa tư bản tự do
lên Trung Quốc, chắc có khả năng hơn rằng các định chế Tây phương
như vậy sẽ ngày càng trở nên phổ biến và được các mảng lớn của dân
cư Trung quốc ủng hộ. Nhưng nếu Trung Quốc có khả năng để xác định
những gì là các lợi thế của chủ nghĩa tư bản chính trị, nó sẽ có khả năng
kháng cự ảnh hưởng nước ngoài với ảnh hưởng chống lại của riêng nó
hơn là với tính thụ động. Theo nghĩa đó, trở nên tích cực về mặt quốc tế
là một vấn đề của sự sống sót chính trị trong nước và nảy sinh ra bởi vì
điểm yếu trong nước tiềm tàng.
Cả hai nhân tố này và các nước đi thực sự mà có vẻ đẩy Trung Quốc
theo hướng đóng một vai trò tích cực hơn nhiều trong “xuất khẩu” chủ
nghĩa tư bản chính trị và sự tạo ra một chuỗi nhà nước với các hệ thống
tương tự, cho dù là khó để thấy các nhà nước như vậy có thể liên kết thế
nào trong bất kể liên minh hay sự dàn xếp chính thức nào với Trung
Quốc. Nhưng cũng có thể là ảnh hưởng phi chính thức có thể hợp tốt
hơn nhiều với lịch sử và các sự ưu tiên Trung quốc. Ngay cả với loại này
của cấu trúc phi chính thức, Trung Quốc nhất định sử dụng ảnh hưởng

127
tăng lên đến các định chế thế giới mà, trong hai thế kỷ qua, đã được xây
dựng chỉ riêng bởi các nhà nước Tây phương và đã phản chiếu các lợi
ích và lịch sử Tây phương.60 Bây giờ, điều này không còn thế nữa. Như
Martin Jacques viết: “Sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc
toàn cầu tương đối hóa mọi thứ. Phương Tây đã quen với ý tưởng rằng
thế giới là thế giới của nó; rằng cộng đồng quốc tế là cộng đồng của nó,
rằng các định chế quốc tế là các định chế của nó.… rằng các giá trị phổ
quát là các giá trị của nó.… Điều này sẽ không còn thế nữa” (2012, 560).
Tiêu chuẩn cuối cùng: khả năng sống của chủ nghĩa tư bản chính trị
Khả năng tồn tại của chủ nghĩa tư bản chính trị như một mô hình thành
công dựa vào (1) khả năng để cách ly chính trị khỏi kinh tế, mà là khó
về bản chất bởi vì nhà nước đóng một vai trò kinh tế quan trọng, và (2)
khả năng để duy trì một “xương sống” tập trung tương đối tham nhũng
mà có thể thi hành các quyết định vì lợi ích quốc gia, không chỉ vì lợi ích
kinh daonh hạn hẹp. Điểm (2) được thực hiện dễ hơn trong các chế độ
chính trị có quá khứ cách mạng và như thế sự tập trung cần thiết, mà
thường là một sản phẩm của cuộc đấu tranh cách mạng. Nhưng với sự
trôi đi của thời gian, việc duy trì một mức tham nhũng có thể chấp nhận
được trở nên khó hơn và có thể phá hủy tác dụng của, hay thậm chí áp
đảo, các lợi thế khác của hệ thống. Lưu ý rằng cả hai mâu thuẫn của hệ
thống được nhận diện trong Tiết đoạn 3.3a liên quan đến tham nhũng
và bất bình đẳng do tham nhũng gây ra.
Sự xuất khẩu tiềm tàng của chủ nghĩa tư bản chính trị bị hạn chế bởi
vì chúng ta có thể kỳ vọng các điểm (1) và (2), sự cách ly của chính trị
và chính quyền tương đối không tham nhũng, có hiệu lực ở chỉ rất ít
nước. Hay để diễn đạt theo cách khác, hệ thống có thể được xuất khẩu
hay được sao chép, nhưng trong nhiều trường hợp nó có thể không
thành công về kinh tế. Việc này, đến lượt, sẽ làm xói mòn tính hấp dẫn
toàn cầu của nó.

128
CHƯƠNG 4: TƯƠNG TÁC CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN VÀ
TOÀN CẦU HÓA
Trong lịch sử cổ xưa mỗi phát minh phải làm lại hàng ngày và, một cách độc lập
ở mỗi vùng.… Chỉ khi thương mại trở thành thương mại-toàn cầu và có đại công
nghiệp như cơ sở của nó, khi tất cả các quốc gia bị kéo vào cuộc vật lộn cạnh
tranh, thì tính lâu bền của các lực lượng sản xuất học được sẽ được đảm bảo.
—Karl Marx, Hệ Tư tưởng Đức

Trong chương này tôi xem xét các vai trò của vốn và lao động dưới toàn
cầu hóa. Đặc điểm chính mà toàn cầu hóa truyền đạt cho cả hai là tính
di động. Toàn cầu hóa phần lớn đã đồng nghĩa với sự chuyển động của
vốn ngang các đường biên giới. Nhưng cả lao động nữa, gần đây đã trở
nên di động hơn, và một trong những phản ứng lại tính di động tăng lên
đó là việc dựng các rào cản mới tại các đường biên giới quốc gia. Tính
di động của lao động là một sự phản ứng lại những sự khác biệt to lớn
về tiền thu nhập cho cùng chất lượng và số lượng lao động ngang các
quyền tài phán quốc gia. Các lỗ hổng (gap) này dẫn đến cái tôi gọi là
“phần thưởng tư cách công dân” và “sự phạt tư cách công dân.” Phần
thưởng tư cách công dân (hay rent tư cách công dân; các từ được dùng
thay cho nhau), như tôi giải thích dưới đây, nói đến sự tăng thu nhập
mà người ta nhận được đơn giản từ việc là công dân của một nước giàu,
còn sự phạt tư cách công dân là sự giảm thu nhập từ việc là một công
dân của một nước nghèo. Giá trị của phần thưởng (hay sự phạt) này có
thể lên đến năm trên một hay mười trên một, ngay cả sau khi hiệu chỉnh
cho các mức giá thấp hơn ở các nước nghèo hơn. Các lỗ hổng thu nhập
này phần lớn là một sự thừa kế của các thế kỷ thứ mười chín và thứ hai
mươi, trong đó các nước Tây phương, vài nước khác (Nhật Bản và gần
đây hơn Hàn Quốc) đã vượt trước phần còn lại của thế giới về mặt thu
nhập trên đầu người. Thật ngạc nhiên nếu các lỗ hổng như vậy đã không
tạo ra những chuyển động của lao động. Điều này sẽ là lạ cứ như nếu
một sự khác biệt giữa một tài sản sinh lời 3 phần trăm và một tài sản
khác rủi ro ngang thế sinh lời 30 phần trăm đã không dẫn các chủ sở
hữu vốn để đầu tư vào tài sản sau. Tính di động của lao động như thế
cần được xem theo cùng cách như tính di động của vốn—như phần
không tách rời của toàn cầu hóa.
Tôi bắt đầu chương này với một thảo luận về lao động dưới các điều
kiện của toàn cầu hóa. Rồi tôi chuyển sang vốn, mà tính di động của nó,

129
có lẽ được phản ánh tốt nhất qua cái gọi là các chuỗi giá trị toàn cầu,
tăng tốc sự tăng trưởng của các nước nghèo hơn, trong trung đến dài
hạn, làm xói mòn rent tư cách công dân mà thúc đẩy sự di cư. Như thế
cả hai chuyển động ngang biên giới, của lao động cũng như của vốn, là
các các chuyển động làm cân bằng mà kết cục cuối cùng của chúng—có
lẽ chẳng bao giờ đạt được—sẽ là một thế giới của sự khác biệt tối thiểu
về thu nhập trung bình trên đầu người giữa các quốc gia.
Vì sao tôi chọn ra các chuỗi giá trị toàn cầu như đặc trưng của toàn
cầu hóa? Tôi làm thế bởi vì tác động cách mạng gấp đôi của chúng. Thứ
nhất, như tôi giải thích ở dưới, chúng làm cho có thể lần đầu tiên trong
lịch sử để tách sản xuất khỏi sự quản lý và sự kiểm soát sự sản xuất đó.
Điều này có các hệ lụy khổng lồ cho sự phân bố không gian của hoạt
động kinh tế. Thứ hai, chúng lật đổ quan điểm của các nhà cấu trúc chủ
nghĩa và các nhà tân-Marxist rằng sự ngưng-kết nối với Phương Bắc
Toàn cầu (các nước đã phát triển) là cách để phát triển. Để làm rõ, tôi
không lập luận chống ý tưởng rằng hầu hết sự tăng trưởng kinh tế
Trung quốc có thể được giải thích theo một cách truyền thống hơn, như
việc tiếp tục theo cùng con đường phát triển do xuất khẩu thúc đẩy với
các mức độ tinh vi tăng lên mà đã được Nhật Bản và rồi Hàn Quốc và
Đài Loan tiến hành hàng thập kỷ trước. Tôi tập trung vào các chuỗi giá
trị toàn cầu vì các lý do vừa được nhắc đến, không như một sự giải thích
toàn bộ sự biến đổi của Trung Quốc.
Tiếp theo tôi xem xét nhà nước phúc lợi bị toàn cầu hóa, cụ thể sự
chuyển động của vốn vốn và lao động, tác động thế nào. Và tôi kết thúc
bằng việc xem xét tham nhũng toàn thế giới. Thoạt tiên có thể có vẻ lạ
để bao gồm tham nhũng trên cùng mức như sự chuyển động của hai
nhân tố sản xuất và số phận của nhà nước phúc lợi. Việc này sẽ là lạ, tuy
vậy, chỉ nếu chúng ta xem tham nhũng như một sự bất thường. Nhưng
quan điểm đó là sai. Tham nhũng được liên kết với toàn cầu hóa không
kém như sự chuyển động tự do của vốn và lao động. Nó được thúc bởi
hệ tư tưởng làm-tiền, mà là hệ tư tưởng làm cơ sở cho chủ nghĩa tư bản
toàn cầu hóa, và nó được làm cho có thể nhờ tính di động của vốn.
Nhưng ngoài ra, cả chủ nghĩa tư bản chính trị và xu hướng tới sự cai trị
tài phiệt trong chủ nghĩa tư bản tự do “bình thường hóa” nó. Tôi đã lập
luận trong Chương 3 rằng tham nhũng là một phần bản chất của chủ
nghĩa tư bản chính trị. Đã đến lúc để bình thường hóa tham nhũng:
chúng ta cần xem tham nhũng, trong cả hai kiểu chủ nghĩa tư bản, như
một sự đền đáp (tương tự với một rent) cho một nhân tố sản xuất đặc

130
biệt, quyền lực chính trị, mà một số cá nhân có và những người khác
không có. Tham nhũng nhất thiết tăng với toàn cầu hóa, chủ nghĩa tư
bản chính trị, và sự cai trị tài phiệt. Các nhà kinh tế học, mà không là các
nhà đạo đức học, phải xử trí tham nhũng như bất kể kiểu thu nhập khác
nào. Đấy là cái tôi làm trong phần cuối của chương.

4.1 Lao động: Sự di cư


4.1a Định nghĩa Phần thưởng hay Rent tư cách công dân
Những sự khác biệt mang tính hệ thống về thu nhập giữa những người
được giáo dục, có động cơ thúc đẩy ngang nhau, và có cùng nỗ lực
nhưng là các công dân của các nước khác nhau có thể được gọi là “phần
thưởng tư cách công dân (citizenship premium)” hay “sự phạt tư cách
công dân (citizenship penalty).” Vì sự đơn giản, tôi sẽ tập trung vào cái
trước. Nhưng mặc dù sự tồn tại của phần thưởng có vẻ rõ đúng như sự
thực, câu hỏi thực sự quan trọng, từ một quan điểm kinh tế, là liệu phần
thưởng tư cách công dân có thể được ví như một rent, tức là, như một
thu nhập mà nói nghiêm túc không cần thiết để sinh ra sự sản xuất. Nói
cách khác, người ta có thể, trong một thí nghiệm tưởng tượng, thay thế
những người có một mức kỹ năng cho trước trong một nền kinh tế tiên
tiến bằng những người từ một nước khác, nghèo hơn mà có cùng mức
kỹ năng và giống hệt trong tất cả các khía cạnh khác liên quan-đến công
việc, trả họ tiền lương thấp hơn, và kết thúc với cùng đầu ra?1 Gần
tương đương của thí nghiệm tưởng tượng này là để cho phép lao động
quyền tự do đầy đủ để luân chuyển giữa các nước.
Phần thưởng tư cách công dân có là một rent? Như thí nghiệm tưởng
tượng của chúng ta cho thấy, câu trả lời có vẻ là có. Vì những người lao
động được trả lương cao có thể được thay thế bằng một nhóm y hệt của
những người lao động mà sẵn sàng làm việc vì một lương thấp hơn, chi
phí sản xuất sẽ giảm đi, và “cổ tức quốc gia” hay “cổ tức toàn cầu” (tức
là, thu nhập ròng) sẽ tăng lên. Rent tư cách công dân tồn tại, trong sự
xấp xỉ đầu tiên, bởi vì các dân cư hiện hành kiểm soát sự tiếp cận đến
một phần địa lý cho trước của thế giới. Việc này, đến lượt, được liên kết
với một dòng thu nhập cao suốt đời bởi vì các lượng vốn lớn, công nghệ
tiên tiến, và các định chế tốt tồn tại ở đó. Yếu tố cốt yếu là sự kiểm soát
đất, mặc dù điều này được chuyển qua sự kiểm soát đối với một phần
“quan niệm” về tư cách công dân. Tư cách công dân trao cho người nắm
giữ quyền để dự phần trong đầu ra được sản xuất ở phần đó của thế

131
giới mà tư cách công dân áp dụng (và cả, trong một số trường hợp, với
đầu ra được sản xuất ở nơi khác bởi các công dân của nước đó).2
Thoạt nhìn như thế có vẻ rằng rent tư cách công dân là giống với địa
tô (land rent) hay rent tài nguyên thiên nhiên. Sự giống nhau này phát
sinh từ sự thực rằng trong cả hai trường hợp yếu tố sinh ra rent là sự
kiểm soát một mảnh bất động sản. Tuy vậy, sự tương tự chỉ đúng một
phần. Địa tô phát sinh bởi vì năng suất khác biệt của các mảnh đất khác
nhau. Giá của sản phẩm cuối cùng (ngô hay dầu) được xác định bởi chi
phí sản xuất của nhà sản xuất biên [marginal producer] (đắt nhất) mà
vẫn có cầu đủ cho đầu ra của nhà sản xuất đó. Vì thế, tất cả các nhà sản
xuất dưới biên (inframarginal) lấy được một rent. Trong trường hợp tư
cách công dân, mà, như chúng ta sẽ thấy, là một phạm trù “quan niệm”
và có thể bị “không tiếp đất (degrounded-không có cơ sở),” sự liên kết
với sự kiểm soát vật lý của đất là ít có ý nghĩa hơn. Hơn nữa, tất cả các
công dân (như “các chủ sở hữu” chung) của mỗi nước cùng hưởng rent
tư cách công dân, hay trong trường hợp của nước tồi nhất, họ không
nhận được rent nào. Sự khác biệt thứ hai với địa tô là đối tượng (đất)
gây ra rent là có thể tiếp thị được: nó có thể được mua và bán. Tư cách
công dân, về nguyên tắc, không thể (mặc dù chúng ta sẽ thấy rằng có
những ngoại lệ). Rent có xuất xứ từ tư cách công dân như thế là giống
hơn với một rent độc quyền nhận được bởi hiệp hội như các phường
hội hoạt động để kiềm chế buôn bán. Hệt như các phường hội, tư cách
công dân có thể giành được bằng sự thâu-nạp, hay sự sinh. Phương thức
sau là giống với tình huống của các nghề được kế tục cha truyền con nối.
Tư cách công dân là một loại “quan niệm” (“ideal” category)
Tư cách công dân vẫn phần lớn “được tiếp đất (gắn với đất-grounded),”
tức là, nó áp dụng chủ yếu cho những người sống bên trong các đường
biên giới địa lý của một nước cá biệt, với thu nhập cần để trả cho rent
tư cách công dân được tạo ra phần lớn trong nước đó. Nhưng không chỉ
ở đó. Điều này có thể được thấy rõ nhất trong thí dụ của những công
dân mà không sống trong các nước mà họ có tư cách công dân (chẳng
hạn, người Mỹ làm việc ở nước ngoài). Những người này có sự tiếp cận
đến các phúc lợi của các nước quê hương họ, mà hình thành phần của
phần thưởng tư cách công dân; các nguồn lực được dùng để tạo ra thu
nhập cần để chi trả cho các phúc lợi là nguồn lực quốc gia, và hầu hết có
cơ sở trong nước. Một công dân Mỹ sống ở Italy sẽ có sự tiếp cận đến
an sinh xã hội Mỹ và các phúc lợi Mỹ khác, nhưng tiền để trả cho phúc
lợi của người đó sẽ phản kiếm được phần lớn ở Hoa Kỳ. Với toàn cầu

132
hóa tiến lên, các nguồn lực này, tuy vậy, có thể trở nên không được tiếp
đất (degrounded): chúng ta có thể tưởng tượng một thế giới nơi một
phần tăng lên của thu nhập Hoa Kỳ có thể được tạo ra bên ngoài Hoa Kỳ
và rồi sẽ quay lại nước này qua lợi nhuận trên vốn được đầu tư ở nước
ngoài. Một tình huống tương tự có thể là tình huống của một công dân
Filipino sống ở nước ngoài đòi các phúc lợi của tư cách công dân
Filipino trong khi thu nhập cần để chi trả cho các phúc lợi này đến từ
tiền gửi về nước (kiều hối) của những người lao động Filipino di cư.
Mở rộng các xu hướng này vào tương lai, chúng ta có thể hình dung
một tình huống nơi tư cách công dân trở nên hoàn toàn không tiếp đất
(degrounded): hầu hết các công dân có thể không sống trong nước họ
có tư cách công dân, và hầu hết thu nhập của nước đó có thể kiếm được
bởi lao động hay vốn được dùng ở các nước khác—thế nhưng các phúc
lợi của tư cách công dân sẽ tiếp tục nhận được theo cùng cách như
chúng nhận được ngày nay.
Tư cách công dân như thế rõ ràng được xem như một loại “quan
niệm. Nó không phải là một quyền tài sản hình thức theo cùng nghĩa mà
tài sản tư nhân trên một miếng đất có. Nó thậm chí không phải là một
quyền tài sản chung đối với một phần của bề mặt thế giới của những
người sống ở đó. Tư cách công dân đúng hơn là một cấu trúc pháp lý chỉ
tồn tại trong đầu chúng ta (và, theo nghĩa đó, “mang tính quan niệm”).
Theo một nghĩa kinh tế, tư cách công dân là một độc quyền chung được
thi hành bởi một nhóm người chia sẻ một đặc trưng pháp lý hay chính trị
cho trước mà gây ra rent tư cách công dân. Việc có một tư cách công dân
cho trước bị tách rời khỏi sự cần thiết để sống trong nước nơi người ta
có tư cách công dân, như chúng ta đã thấy ở đây; hơn nữa, thu nhập để
chi trả cho phần thưởng tư cách công dân không cần thiết phải kiếm
được trong nước người ta có tư cách công dân. Tiền được dùng để chi
trả cho các phúc lợi gắn với tư cách công dân không cần có xuất xứ chỉ
từ sự sản xuất được thực hiện trong địa phương cá biệt được gắn chính
thức với tư cách công dân, hay để được nhận được bởi những người
sống ở đó (bởi vì bản thân nước đó có thể chứa những người nước ngoài
mà theo cùng cách có thể nhận được rent tư cách công dân từ một nước
khác). Như thế chúng ta thấy rằng tư cách công dân như một tài sản
kinh tế, về nguyên tắc, có thể không gắn với đất (degrounded), hay mất
tính vật chất (dematerialized), từ đất mà nó áp dụng cho.

133
4.1b Tư cách công dân như một Tài sản Kinh tế
Giống một thu nhập cho thuê (rental income) nhận được trong một thời
kỳ, rent tư cách công dân có thể được chuyển thành một tài sản bằng
việc chiết khấu các lợi tức tương lai có thể có. (Trong trường hợp của
tư cách công dân, thời kỳ này kéo dài điển hình cho đến cái chết của
người giữ tư cách công dân nhưng trong một số trường hợp, như với
hưu bổng của những người sống sót, có thể kéo dài thậm chí dài hơn.)
Nếu tư cách công dân của nước A mang lại x đơn vị thu nhập trên năm
nhiều hơn tư cách công dân của nước B, thì giá trị của tài sản, tư cách
công dân của nước A, sẽ bằng tổng của tất cả các x như vậy (được chiết
khấu bởi tỷ lệ chiết khấu tích hợp) trong đời sống kỳ vọng của người
nắm. Lợi lộc từ một tư cách công dân cho trước sẽ thay đổi theo hàm
của tư cách công dân mà người đó hiện thời đang giữ, tuổi của người
đó, và nhiều hoàn cảnh khác liên quan ít hơn đến chúng ta ở đây, như
mức giáo dục. Từ một quan điểm cá nhân, rent tư cách công dân được
ước lượng qua một dải những so sánh hai bên, nơi giá trị của tư cách
công dân hiện hành của người ta được so sánh với tất cả các tư cách
công dân khác hiện hành.3 Giá trị này có thể là dương cho một số tính
toán và âm cho các tính toán khác. Rằng tư cách công dân là một tài sản
trở nên rất rõ ràng nếu chúng ta xem xét tuổi của người nắm giữ tiềm
tàng. Mọi thứ khác là như nhau (kể cả việc có và chăm lo về các con của
người ta), tư cách công dân với tư cách một tài sản có giá trị hơn cho
những người trẻ so với cho những người già. Dòng thu nhập chênh lệch
mà những người trẻ chiếm được nếu họ chuyển sang một tư cách công
dân “tốt hơn” là lớn hơn.4
Tư cách công dân như một tài sản có thể tiếp thị được
Chúng ta cần xem xét bây giờ hai vấn đề thêm mà sẽ đưa sự thảo luận
của chúng ta gần hơn với thế giới thực: thứ nhất, Tài sản tư cách công
dân có thể trở thành một đối tượng của các giao dịch thị trường? và thứ
hai, Có các loại phân biệt (differential categories) về tư cách công dân?
Vì câu trả lời cho cả hai câu hỏi sẽ là có, kết cục sẽ là để làm nhẹ bớt các
sự phân đôi sắc nét được rút ra cho đến nay giữa (i) các tài sản có thể
tiếp thị được và tư cách công dân, và (ii) tư cách công dân và không-tư
cách công dân.
Trong hai mươi năm qua, tư cách công dân đã trở thành một tài sản
có thể tiếp thị được một cách hợp pháp: các giấy phép cư trú mà dẫn tới
tư cách công dân có thể được mua ở nhiều nước, kể cả Canada và Vương

134
quốc Anh, bằng việc tiến hành một khoản đầu tư tư nhân đáng kể. Cấu
trúc giống-phường hội mà bảo vệ tư cách công dân như thế đã được nới
lỏng một chút, và tư cách công dân, trong một số trường hợp, và trên
một quy mô rất khiêm tốn, đã trở thành một mặt hàng có thể tiếp thị
được. Các chính phủ đã nhận ra rõ ràng rằng tư cách công dân quả thực
là một tài sản và rằng có thể là vì lợi ích của các công dân hiện hành để
cho chính phủ của họ bán nó, ngầm giả thiết rằng lợi lộc tiền tệ từ tài
sản đó sẽ bù lại nhiều hơn cho thiệt hại của việc chia sẻ tư cách công
dân với một người nữa. Là lợi ích của các công dân hiện hành để đặt giá
tư cách công dân cao. Như thế tư cách công dân được tiếp thị chỉ cho
các cá nhân giàu. Chi phí để có được nó, hoặc trực tiếp hay đầu tiên qua
nhận được một giấy phép cư trú, là cao: chúng trải từ 250.000€ ở Hy
Lạp đến 2 triệu £ ở Vương quốc Anh. Nhưng đấy hầu như không phải là
các chi phí không thể vượt qua được cho các cá nhân có của cải ròng cao
(những người mà các tài sản tài chính của họ là giữa 1 triệu $ và 5 triệu
$): được ước lượng rằng khoảng một phần ba của các cá nhân giàu có
này, tức là, khoảng 10 triệu người trên khắp thế giới, có một hộ chiếu
thứ hai hay tư cách công dân kép (Solimano 2018, 16, được tính từ
Credit Suisse Global Wealth Report 2017).
Dưới-tư cách công dân (subcitizenship)
Để đề cập đến chủ đề tư cách công dân như nó tồn tại trong thực tế,
chúng ta phải nhận ra rằng có các loại (mức) khác nhau của tư cách
công dân. Mối quan tâm của chúng ta ở đây, tất nhiên, là với tư cách
công dân như một phạm trù kinh tế: quyền cho một dòng thu nhập cao
hơn. Trong hầu hết các trường hợp, tư cách công dân là một phạm trù
nhị phân (0–1)—người ta hoặc là một công dân hay không là—và cần
một tư cách pháp lý chính thức cho tư cách công dân để có được sự tiếp
cận đến các phúc lợi kinh tế. Nhưng các tình huống khác là có sắc thái
hơn. Cũng có các trường hợp của cái chúng ta có thể gọi là “dưới-tư cách
công dân” mà liên kết với hầu hết nhưng không phải tất cả các phúc lợi
kinh tế mà tư cách công dân cung cấp. Trường hợp nổi tiếng nhất là
trường hợp của những người thường trú ở Mỹ (những người có thẻ
xanh), mặc dù cũng có những dàn xếp tương tự ở hầu hết các nước Âu
châu. Những người thường trú có sự tiếp cận đến hầu như toàn bộ các
phúc lợi sẵn có cho các công dân, với sự ngoại trừ có thể của một vài sự
chuyển giao xã hội và các quyền bỏ phiếu (các ngoại lệ thay đổi theo
nước ở châu Âu và theo bang ở Hoa Kỳ và tỉnh ở Canada). Nhưng sự tồn
tại của dưới-công dân là quan trọng bởi vì nó cho thấy hệ thống cứng

135
nhắc của sự phân biệt nhị phân (công dân–không-công dân) có thể
được làm cho linh hoạt hơn, phần lớn đáp ứng các nhu cầu lao động.
Dưới-tư cách công dân không hạn chế ở những người di cư nhằm để
kiếm được rent tư cách công dân và rồi thấy bản thân họ trong một thời
gian ở vị trí trung gian của dưới-công dân. Cho đến gần đây, các cá nhân
sinh ra ở Đức của các cha mẹ không-Đức đã không có sự tiếp cận đến
toàn bộ dải của các quyền và các phúc lợi của tư cách công dân, như thế
họ cũng là dưới-công dân. Tình trạng của những người Arab sống ở
Israel là tương tự. Một số người vẫn mãi mãi trong địa vị cư dân, mà
không có bất kỳ hy vọng nào để gia nhập tư cách công dân hay chuyển
địa vị người thường trú sang cho con cái họ. Nhưng các công dân Israeli
gốc Arab còn ở trong một vị trí thậm chí lạ hơn. Họ được giải thoát khỏi
một số nghĩa vụ, như phục vụ trong quân đội. Như thế họ ở trong một
tình trạng nghịch lý: nếu nghĩa vụ quân sự được xem như một chi phí
(mà phải là thế, vì nhiều lý do chính đáng kể cả thu nhập bị từ bỏ trong
thời gian quân dịch), vị trí của họ là một hỗn hợp của việc là dưới-công
dân, bởi vì sống trong một nước mà về mặt hình thức được xác định
như một nhà nước của những người khác, và siêu-công dân, bởi vì họ
có quyền đối với hầu hết phúc lợi nhưng được miễn một số chi phí. Có
một số trường hợp khác của tư cách công dân được phân biệt như vậy.5

4.1c Sự Di chuyển Tự do của các Nhân tố Sản xuất


Như một sự nhắc nhở lịch sử, là đáng lưu ý rằng các vị trí hiện thời của
các nước giàu và nghèo về sự di chuyển tự do của các nhân tố sản xuất
là ngược với cái chúng đã thường là. Các nước giàu mà đã thường là các
nhà xuất khẩu vốn đã ủng hộ sự di chuyển tự do của nó cho đến rất gần
đây, khi các mối lo về thuê ngoài (outsourcing) nổi lên. Chúng đã không
có lập trường cá biệt nào về sự di cư, vì đã có các luồng người tối thiểu
sau sự chấm dứt những trục trặc do Chiến tranh Thế giới II gây ra.6 Các
nước nghèo, mặt khác, dù đôi khi hoan nghênh vốn nước ngoài, đã luôn
luôn cảnh giác bị bóc lột hay bị đặt sang bên lề. Như được thảo luận
trong tiết đoạn tiếp theo, thái độ này đã trải qua một thay đổi lớn với
sự đến của các chuỗi giá trị toàn cầu, mà bây giờ được các nền kinh tế
thị trường mới nổi háo hức tìm kiếm. Các nước nghèo đã ủng hộ sự di
chuyển người tự do trong quá khứ, như họ vẫn ủng hộ. Thái độ này đôi
khi bị giảm đi bởi những quan ngại về chảy máu chất xám, nhưng tổng
thể các mối quan ngại này đã có vẻ là nhỏ so với các lợi thế mà nhiều
nước nghèo đã thấy từ việc giảm áp lực nhân khẩu học và việc nhận

136
được các khoản tiền gửi (kiều hối) lớn hơn. Như thế, các nước giàu mà
đã thường thờ ơ với hay thậm chí ủng hộ sự di cư (như Đức đã ủng hộ
trong Wirtschaftswunder, “phép màu” kinh tế của nó trong những năm
1950 và những năm 1960) bây giờ cảnh giác về sự di cư nhiều hơn,
trong khi các nước nghèo, mà đã thường đề phòng vốn nước ngoài, bây
giờ cần mẫn ve vãn nó.7
Thái độ thay đổi đối với sự di chuyển tự do của các nhân tố sản xuất
Từ một quan điểm kinh tế, có ít sự nghi ngờ rằng việc cản trở lao động
khỏi việc di chuyển giữa các nước là phi hiệu quả. Tính di động của mỗi
nhân tố sản xuất được xem là ưu việt hơn tính bất động bởi vì mỗi nhân
tố sản xuất sẽ có khuynh hướng tự nhiên để chảy tới các vùng địa lý hay
lĩnh vực kinh doanh nơi lợi tức của nó là cao nhất, và lợi tức của nó là
cao nhất ở đó bởi vì sự đóng góp của nó (giá trị của đầu ra được sản
xuất) là cao hơn bất cứ nơi nào khác. Định đề chung này áp dụng với
sức ngang nhau cho vốn và cho lao động.
Là quan trọng để làm rõ về định đề nào có nghĩa và định đề nào thì
không. Nó ngụ ý rằng nhân tố mà di chuyển tới một địa điểm mới sẽ
khấm khá ở vị trí mới hơn trước kia. Điều này suy ra đơn giản từ sự
thực về nó có hai lựa chọn—ở lại hay di chuyển—và việc lựa chọn cái
sau. Định đề cũng ngụ ý rằng tổng đầu ra sẽ là lớn với lựa chọn tính di
động hơn là không có nó. Nhưng nó không kéo theo rằng mọi thứ khác
liên quan sẽ là khá hơn. Sự di chuyển của lao động hay vốn từ vị trí hiện
thời của nó sang vị trí khác có thể làm gián đoạn, thay thế, hay làm cho
lao động và vốn tồi hơn ở vị trí gốc, hay nó có thể làm cho các điều kiện
lao động tồi hơn trong vị trí mới. Yếu tố sau cùng là một nguồn ma sát
chính và có lẽ là một trong những lý do chủ chốt vì sao tính di động lao
động quốc tế bị hạn chế. Trong vũ đài chính trị, điều này thường là lý
do mà các nước giàu viện ra chống lại sự nhập cư.
Sự di cư dưới các điều kiện toàn cầu hóa
Sự di cư là gì? Cho các mục đích của chúng ta (tức là, dưới các điều kiện
của toàn cầu hóa), chúng ta sẽ định nghĩa sự di cư như sự di chuyển của
một nhân tố sản xuất (lao động) khi toàn cầu hóa xảy ra dưới điều kiện
của thu nhập trung bình không đều giữa các nước. Điều này có vẻ là một
định nghĩa phức tạp, nhưng mỗi phần trong định nghĩa đó là cốt yếu.
Thứ nhất, lao động (từ một quan điểm kinh tế nghiêm ngặt) chỉ là một
nhân tố sản xuất, không khác gì với vốn. Về nguyên tắc, chúng ta không

137
được đối xử với một nhân tố sản xuất khác với nhân tố khác. Vì lý do đó
định nghĩa làm nổi bật, trong sự xấp xỉ gần đúng thứ nhất, rằng chẳng
có gì đặc biệt về lao động cả.
Thứ hai, sự di chuyển người (lần nữa, như sự di chuyển của vốn)
được toàn cầu hóa làm cho có thể. Nếu giả như thế giới không được toàn
cầu hóa và các nền kinh tế là tự cấp tự túc, với sự kiểm soát mạnh về
dòng chảy vào và ra của vốn và lao động, thì sẽ không có sự di chuyển
ngang biên giới nào của cả hai nhân tố.
Thứ ba, nếu có toàn cầu hóa, nhưng giả như nó xảy ra dưới các điều
kiện nơi thu nhập giữa các phần khác nhau của thế giới không khác
nhau quá nhiều, thì lao động sẽ không có khuyến khích mang tính hệ
thống nào để di chuyển. Chắc chắn sẽ có sự di cư nào đó, vì người ta di
chuyển hoặc để tìm kiếm các cơ hội tốt hơn cho các kỹ năng đặc thù họ
có hay tìm kiếm khí hậu dễ chịu hơn hay nền văn hóa thích hợp hơn,
nhưng những sự di chuyển này sẽ là nhỏ và mang phong cách riêng.
Những dòng người như thế là các dòng di cư mà chúng ta quan sát thấy
bên trong Hoa Kỳ, nơi, chẳng hạn, các kỹ sư phần mềm chắc có nhiều
khả năng hơn để di chuyển đến Silicon Valley và các thợ mỏ đến South
Dakota, hay, bên trong EU15 (mười lăm thành viên trước-2004 của Liên
Âu), nơi những người Anh về hưu chuyển đến Tây Ban Nha để tận
hưởng thời tiết tốt hơn, hay những người Đức mua các villa ở Tuscany.
Nhưng những sự di cư này là khác với loại di chuyển mang tính hệ thống
có hiệu lực cho tất cả—tức là, khi những người thuộc tất cả các lứa tuổi
và nghề nghiệp sống ở một nước nghèo hơn có thể có được thu nhập
bằng việc di chuyển đến một nước giàu hơn.
Khi chúng ta xem xét sự di cư bên trong khung cảnh của toàn cầu hóa
ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng hiểu nguồn gốc và logic của những sự
di chuyển của người dân. Cũng trở nên rõ ràng rằng nếu có cả (i) toàn
cầu hóa và (ii) những sự khác biệt thu nhập lớn giữa các phần khác nhau
của thế giới, thì những người lao động sẽ không ở lại nơi họ sinh ra. Để
tin họ [ở lại] sẽ đi ngược lại định đề kinh tế sơ đẳng rằng người ta mong
muốn cải thiện tiêu chuẩn sống của mình. Tuy vậy, nếu chúng ta tin rằng
người dân không được di chuyển giữa các nước (một tuyên bố giá trị),
thì một cách logic chúng ta có thể cho rằng hoặc toàn cầu hóa sẽ bị đảo
ngược (tức là, rằng các trở ngại cho sự di chuyển tự do của cả vốn và
lao động được đưa ra), hay một cố gắng to lớn được đưa ra sao cho sự
hội tụ thu nhập giữa các nước nghèo và giàu có thể được tăng tốc. Trong

138
khi cách tiếp cận trước sẽ cắt sự di cư ngay lập tức, cách tiếp cận sau
cần hàng thập kỷ để giảm nó xuống—nhưng cuối cùng nó sẽ giảm.8
Sự thực rằng chỉ có hai cách tiếp cận khả dĩ, và chỉ một trong số chúng
hoạt động nhanh chóng, giải thích vì sao những người phản đối di cư có
chỉ một đề xuất nhất quán về mặt logic. Đấy là làm cho các nước ít được
toàn cầu hóa hơn, mà có nghĩa là để dựng các rào cản đối với sự di
chuyển của cả vốn và lao động. Dù nhất quán, đề xuất vấp phải vài vấn
đề. Một sự đảo ngược đột ngột như vậy của toàn cầu hóa là có thể để
tưởng tượng nhưng chắc không có khả năng để thực hiện bởi vì cấu trúc
tổ chức cực kỳ phức tạp ủng hộ toàn cầu hóa đã được dựng lên trong
bảy mươi năm qua. Cho dù giả như vài nước có chọn không tham gia
toàn cầu hóa, một đa số sẽ không chọn. Các rào cản thêm cho sự di
chuyển tự do của vốn và lao động sẽ cũng dẫn đến sự giảm thu nhập
trên toàn cầu, kể cả ở các nước đã chọn không tham gia. Sự chứng minh
cho điều đó có thể được cung cấp bởi một argumentum e contrario (lý
lẽ đối nghịch): nếu người ta cho rằng thu nhập quốc gia sẽ không bị tác
động bởi các rào cản biên giới, thì người ta cũng phải cho rằng thu nhập
sẽ không bị tác động bởi các rào cản bên-trong-quốc gia đối với sự di
chuyển của vốn và lao động. Khi đó người ta sẽ cho rằng không quan
trọng liệu người dân hay vốn có di chuyển hay không, chẳng hạn, giữa
New York và California hay bất kể hai chỗ nào ở Hoa Kỳ. Tiếp tục cho
các đơn vị địa lý còn nhỏ hơn nữa, người ta mau chóng đi đến kết luận
rằng tính di động của lao động (dù về mặt địa lý hay do nghề nghiệp)
không có tác động nào lên tổng thu nhập—một tuyên bố sai rành rành.9
Tính phi lý của một lập trường như vậy tiết lộ rằng cùng lập trường có
hiệu lực liên quan đến sự di chuyển người tự do giữa các nước là phi lý
ngang thế.
Sự không thỏa đáng của lý lẽ này để các đối thủ của sự di cư trong
một ngõ cụt nơi họ phải bảo vệ các chính sách chống di cư bất chấp các
tác động tiêu cực của các chính sách này lên phúc lợi toàn cầu và lên
phúc lợi của nước mà họ cho rằng đang thử bảo vệ. Đấy quả thực là một
lập trường rất khó để cãi lý, và rất ít người tiến hành bài tập logic được
phác họa ở trên sẽ chọn nó.
Như thế có vẻ rằng, về phần buôn bán các hàng hóa hay sự di chuyển
ngang biên giới của vốn, chính sách tốt nhất về lao động sẽ là sự di
chuyển người hoàn toàn tự do và không bị trở ngại từ một nước sang
nước khác. Nơi các tác động lên các nhóm cụ thể của những người lao
động có thể là tiêu cực, các tác động như vậy phải được giải quyết bằng

139
các chính sách đặc thù hướng tới các nhóm này, theo cùng cách như
được tiến hành bình thường (chí ít về lý thuyết) để giảm nhẹ các tác
động có hại của hàng hóa nhập khẩu lên các nhóm lựa chọn của những
người lao động trong nước.
Như thế, chúng ta đã giải quyết được vấn đề di cư? Đáng tiếc, không.
Vì sao lao động là khác với vốn
Lý do chúng ta vẫn chưa quyết định được vấn đề di cư là những người
phản đối di cư có một lá bài thêm để chơi mà cho đến nay chúng ta đã
bỏ qua. Nó là niềm tin rằng lao động và vốn, trong khi cả hai là các nhân
tố sản xuất và như thế theo một nghĩa trừu tượng là như nhau, chúng
khác nhau cơ bản. Vốn, theo cách nhìn đó, có thể bước vào các xã hội
mà không tạo ra những sự thay đổi đột ngột bên trong chúng, còn lao
động thì không thể. Những người ủng hộ một quan điểm như vậy có thể
cho rằng một công ty nước ngoài có thể đầu tư trong một nước, đưa vào
một cách mới để tổ chức lao động, có lẽ thậm chí thay thế một số kiểu
người lao động và thuê những kiểu người lao động khác, nhưng nó—
không quan trọng bao nhiêu công ty nước ngoài như vậy đến—sẽ
không làm xáo trộn các đặc điểm văn hóa hay thể chế then chốt của xã
hội. Lập trường này, tuy vậy, có thể bị tranh cãi. Những gì công nghệ
mới gây ra thường rất gây đổ vỡ về mặt xã hội: không chỉ là một số kỹ
năng bị làm cho thừa, nhưng ngay cả một sự thay đổi có vẻ cho sự tốt
hơn sẽ có nhiều tác động phụ, vài trong số đó có thể là tiêu cực. Các công
ty nước ngoài, chẳng hạn, có thể ít thứ bậc hơn hay cởi mở hơn để thuê
và không kỳ thị chống lại phụ nữ hay những người đồng tính. Trong khi
nhiều người sẽ coi những sự phát triển như vậy như đáng mong muốn,
dân cư bản xứ có thể coi chúng như làm xáo trộn cách sống mà họ sống
và coi trọng. Điểm chính ở đây là để nhắc nhở những người gán các tác
động gây đổ vỡ xã hội như vậy cho chỉ người lao động di cư rằng các tác
động gây đổ vỡ tương tự có thể do vốn di cư tạo ra.
Nhưng vẫn có thể đúng rằng sự di chuyển lao động gây ra đổ vỡ nhiều
hơn. Đấy quả thực là sự biện hộ cuối cùng và then chốt được những
người phản đối di cư nêu ra. Các dòng chảy vào lớn của những người
lao động nước ngoài mà các chuẩn mực văn hóa, ngôn ngữ, hành vi của
họ, và sự tin cậy của họ với những người ngoài, chẳng hạn, là rất khác
với các giá trị của dân cư bản xứ có thể dẫn đến sự bất mãn của cả hai
bên (dân bản xứ và người di cư), đến xung đột xã hội, đến sự mất tin
cậy, và cuối cùng thậm chí đến nội chiến.

140
George Borjas (2015) cho rằng những người di cư từ các nước nghèo
mang bên trong họ các hệ thống giá trị của nước họ. Các hệ thống giá trị
này, nhìn chung, đã là thù địch cho sự phát triển (đó là vì sao các nước
của họ là nghèo), và bằng việc vào một nước giàu và việc mang theo họ
những phương thức ứng xử thấp kém này, những người di cư làm xói
mòn các định chế trong nước giàu mà là cần thiết cho sự tăng trưởng.
Những người di cư, theo quan điểm đó, là giống các con mối; họ phá hủy
các khung khổ ổn định và cường tráng, và như thế sẽ là hợp lý để chặn
họ làm thế. Lưu ý rằng lập trường của Borjas là hoàn toàn mâu thuẫn
với kinh nghiệm lịch sử Mỹ, cả về mặt sự thật và về mặt đặc tính của nó
về “Hãy trao những đám đông mệt mỏi, nghèo, lộn xộn, khao khát tự do
của ngươi cho ta” [phần câu thơ được khắc trên tượng Thần Tự do].
Theo logic của Borjas những đám đông “mệt mỏi và nghèo” này từ lâu
đã phá vỡ sự thịnh vượng Mỹ.
Tuy vậy, có các ví dụ lịch sử mà ủng hộ quan điểm của những người
giống Borjas. Khi những người Goth thấy bản thân mình dưới sự tấn
công dữ dội của những người Hun trong đầu thế kỷ thứ tư, họ đã cầu
xin những người Roman (La mã) để cho phép họ vượt qua limes, biên
giới quân sự, ở sông Danube và để định cư ở vùng Balkan ngày nay. Sau
sự cân nhắc nào đó, những người Roman đã đồng ý. Nhưng trong khi
cho phép những người Goth vào, họ đã quyết định để trục lợi từ sự bất
lực của họ và đã tiến hành một số sự lăng nhục—mang trẻ con của
những người Goth đi, bắt cóc các phụ nữ, và bắt các đàn ông làm nô lệ.
Cái đã có vẻ là một nước đi khôn ngoan và hào phóng đối với các lãnh
đạo ở trung tâm của đế chế mà đưa ra quyết định đã biến thành hoàn
toàn ngược lại trên thực địa. Kết cục là những người Goth “được cứu”
đã nuôi dưỡng một lòng hận thù không nguôi chống lại Đế chế Roman
mà đầu tiên đã dẫn đến sự nổi loạn và muộn hơn đến vô số cuộc chiến
đấu, kể cả một cuộc chứng kiến cái chết đầu tiên của một hoàng đế
Roman trên chiến trường và cuối cùng đến cuộc cướp phá Rome bởi
Alaric lãnh tụ Gothic trong năm 410 (mặc dù Rome lúc đó đã không còn
là thủ đô nữa). Sự di cư quy mô lớn và sự trộn lẫn các dân cư trong
trường hợp này đã tỏ ra là tai họa. Các ví dụ tương tự có thể được viện
dẫn hầu như vô tận, nhất là nếu chúng ta xem xét (như chúng ta phải
xem xét) những người Âu châu xâm chiếm châu Mỹ như một ví dụ về
sự di cư, tức là, sự di chuyển người tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Sự
xâm chiếm đã là một thảm họa cho dân cư bản xứ, những người đã bắt
đầu sự gặp gỡ với những người di cư Âu châu bằng việc rất hoan nghênh
họ trong nhiều trường hợp.

141
Những loại lý lẽ này chống lại sự di cư có sự hợp lệ nào đó. Sự trộn
lẫn quy mô lớn của những người thuộc các nền văn hóa khác nhau, thay
cho việc dẫn đến thu nhập cao hơn cho tất cả mọi người, lại tạo ra các
cuộc đụng độ và chiến tranh có thể làm cho mọi người tồi đi. Một quan
điểm rất bi quan về bản chất con người mà xem lớp phủ văn hóa
(cultural overlay) của nhóm riêng của mình như cơ bản và thường
không tương thích với lớp phủ văn hóa của nhóm người khác như thế
sẽ chiến đấu ủng hộ sự di cư hạn chế hay không sự di cư nào—cho dù
sự di cư, theo một nghĩa kinh tế thuần túy, sẽ là một điểm tích cực ròng
cho dân cư bản xứ. Nhưng, trong dài hạn, theo các quan điểm như vậy,
sự cho phép di cư có thể tỏ ra là tai hại.

4.1d Hòa giải các Nỗi lo của những người bản xứ với Mong
muốn của những người Di cư
Chính sự thừa nhận về sự hợp lệ nào đó trong quan điểm rằng sự di cư
gây phá vỡ về mặt văn hóa, hay nếu người ta muốn tuyên bố dè dặt hơn
nữa, sự chấp nhận rằng quan điểm này—dù có hợp lệ hay không—được
nhiều người nắm giữ ngầm định hay dứt khoát, mà dẫn tôi đến đề xuất
một cách tiếp cận thay thế (và chắc chắn gây tranh cãi) tới sự di cư
nơi—để nhắc lại—sự di cư xảy ra trong một môi trường thu nhập trung
bình không đều giữa các nước và, như thế, những người sống ở các
nước giàu được hưởng các phần thưởng tư cách công dân đáng kể.
Đề xuất về di cư
Đặc điểm chính của cách tiếp cận của tôi, trên đó nó sống sót hay sụp
đổ, là định đề sau đây: Dân cư bản xứ chắc có khả năng hơn để chấp
nhận những người di cư khi những người di cư chắc ít có khả năng hơn
để ở lại vĩnh viễn trong nước và sử dụng tất cả các phúc lợi của tư cách
công dân. Định đề này đưa ra một mối quan hệ âm giữa (i) sự sẵn sàng
để chấp nhận những người di cư và (ii) sự mở rộng các quyền của
những người di cư. Chúng ta hãy xem xét nó chi tiết hơn bằng đầu tiên
xem xét sự ngược lại của nó. Một mối quan hệ dương giữa (i) và (ii)
không chắc xảy ra. Nó sẽ ngụ ý rằng càng nhiều quyền mà những người
bản xứ nhường cho những người di cư, cuối cùng đánh ngang bằng
chúng hoàn toàn về mặt địa vị của họ với phần còn lại của các công dân,
thì những người bản xứ càng thiết tha để nhận thêm những người di
cư. Không phải là không thể để tin rằng những người bản xứ có thể tha
thiết để hội nhập những người nước ngoài càng nhiều càng tốt, nhưng,

142
tôi nghĩ, là khá không chắc rằng khi những người bản xứ trao đầy đủ
các quyền cho những người di cư họ sẽ thậm chí muốn cho nhiều người
hơn vào. Người ta có thể tưởng tượng điều kiện này có giá trị chỉ ở nơi
dân số lớn hơn là hết sức cần thiết, chẳng hạn, bởi vì một mối đe dọa
bên ngoài, hay nơi những người di cư đến từ một nhóm mà giai cấp cai
trị tin là hữu ích để mở rộng. (Trường hợp sau là thế trong một số nước
Mỹ Latin và Caribbe mà đã cổ vũ những người di cư từ châu Âu nhằm
để giảm phần phần của dân cư bản xứ hay da đen.) Nhưng, nhìn chung,
một mối quan hệ dương giữa hai thứ có vẻ rất không chắc xảy ra—và,
trừ một số trường hợp đặc thù nơi một kiểu người di cư cho trước đóng
một vai trò được gán trước, ngay cả các nước cởi mở nhất đã không
từng biểu lộ nó. Như thế trường hợp tốt nhất mà chúng ta có thể hy
vọng là những người bản xứ có thể đơn giản có một quan điểm mạnh
về bao nhiêu người di cư họ muốn chấp nhận bất chấp bao nhiêu quyền
được trao cho người di cư. Trong trường hợp đó, các nhân tố (i) và (ii)
sẽ là trực giao (vuông góc) với nhau; chúng ta sẽ xử lý tình huống “cả
mớ người di cư”: một số cố định của những người di cư—mà có thể là
zero—mà những người bản xứ sẵn sàng chấp nhận dù sao đi nữa.

HÌNH 4.1. Sự đánh đổi giữa số những người di cư và các quyền được ban cho những
người di cư
Đồ thị cho thấy rằng nếu rất ít quyền được trao cho những người di cư, những người bản xứ có
thể sẵn sàng hơn để chấp nhận số lớn hơn của họ.

Nhưng trừ việc giữ quan điểm “cả mớ người di cư” (đến mức không
lượng khuyến khích nào sẽ làm thay đổi quan điểm của những người
bản xứ về di cư), có vẻ là hợp lý để tin rằng có một loại đường cong cầu

143
cho những người di cư, nơi cầu là ít hơn khi chi phí của những người di
cư, về mặt các quyền và việc chia sẻ phần thưởng tư cách công dân họ
có thể đòi, là lớn hơn. Mối quan hệ này được cho thấy trong Hình 4.1.
Bây giờ hãy xét hai trường hợp cực (đối ngược) của mối quan hệ đó.
Trong một cực, cái tất cả những người di cư được trao, khi đến, là chính
xác cùng các quyền và các nghĩa vụ như các công dân. Hãy tưởng tượng
rằng họ được trao các thẻ căn cước (ID) và hộ chiếu, sự tiếp cận đến các
khoản chi trả phúc lợi, chuyển giao xã hội, sự bảo vệ việc làm, các quyền
bỏ phiếu, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, và giáo dục miễn phí ngay khi họ
đặt chân lên đất của nước mới. Chúng ta có thể giả thiết rằng, giả như
chính sách là như vậy, những người bản xứ sẽ có khuynh hướng chấp
nhận rất ít người di cư. Đấy là vì sao một vị trí gần zero người bản xứ
khao khát sự di cư tương ứng với vị trí của các quyền đầy đủ và rộng
rãi (Hình 4.1, điểm A). Thái cực đối diện là khi những người di cư được
trao rất ít quyền: họ có thể không có sự tiếp cận đến giáo dục miễn phí,
phúc lợi, và an sinh xã hội, hay quyền để mang gia đình họ, hay, như
Richard Freeman (2006) gợi ý, họ thậm chí bị thuế cao hơn những
người bản xứ (vì các lợi ích của họ từ sự di cư là hoàn toàn rõ ràng). Tôi
cho là đúng rằng tại thái cực này những người bản xứ sẽ sẵn sàng chấp
nhận nhiều người di cư hơn trong trường hợp thái cực thứ nhất, tức là,
giá trị đó trên trục ngang trong Hình 4.1 (điểm B) sẽ lớn hơn.
Hai trường hợp này minh họa đề xuất của tôi về một mối quan hệ âm
giữa sự sẵn sàng chấp nhận những người di cư và sự mở rộng các quyền
của những người di cư. Hai điểm cực (A và B), trong thực tế, là đủ cho
sự hiện diện của một mối quan hệ âm (giả thiết mối quan hệ là liên tục
và đơn điệu). Chúng ta chỉ cần vẽ một đường (đường cong “cầu”) nối
hai điểm. Phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng nước, tính rộng của bó các
quyền nó cung cấp, lịch sử xử lý những người di cư của nó, hay tính hào
phóng của dân cư địa phương, đường cong dốc xuống nối hai điểm có
thể có các hình thù khác nhau. Nó có thể dốc hơn hay phẳng hơn; có thể
có các phần nơi nó hầu như phẳng và các phần khác nơi nó đi xuống dốc
hơn. Nhưng mối quan hệ cốt yếu của độ dốc âm được xác lập, và sẽ tùy
thuộc vào từng nước để tìm thấy điểm nào trên đường cong cầu nó
muốn chọn.
Mối quan hệ được gợi ý ở đây có thể làm cho thích nghi với một sự
đa dạng rộng của các kết cục về mặt đối xử với những người di cư và
các dòng chảy vào của họ. Dưới sự đối xử ít thuận lợi nhất cho những
người di cư, người ta có thể hình dung một hệ thống di cư vòng tròn nơi

144
một người di cư sẽ được phép ở lại cho chỉ một kỳ, chẳng hạn, bốn hay
năm năm, không có gia đình, và sẽ được phép làm việc cho một chủ sử
dụng lao động duy nhất. Tất cả các quyền liên quan đến việc làm của
những người di cư sẽ cùng như các quyền của lao động trong nước
(lương, bảo vệ tai nạn và sức khỏe, tư cách thành viên công đoàn, và các
quyền tương tự), nhưng những người di cư sẽ không có các quyền công
dân khác. Họ sẽ bị từ chối các phúc lợi xã hội không liên quan đến việc
làm và sẽ không có quyền bỏ phiếu. Tóm lại, họ sẽ nhận được một phần
thưởng tư cách công dân rất bị pha loãng. Trong kịch bản xấu nhất đó
cho những người di cư, hệ thống sẽ giống với hệ thống hiện thời tồn tại
trong các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và ở Singapore, vắng
mặt sự ngược đãi và các sự đe dọa bạo lực, và giống với những visa nào
đó ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Người ta cũng có thể di chuyển dọc
đường cầu và chào nhiều quyền hơn; ở thái cực, sự chào mời sẽ là sự
bình đẳng đầy đủ với các công dân trong nước.
Các lợi thế của đề xuất
Lợi thế của tư duy về di cư bên trong một khung cảnh không chỉ là nó
cho phép tính linh hoạt về lựa chọn chiến lược di cư tốt nhất, mà quan
trọng hơn, qua việc cung cấp tính linh hoạt, rằng nó ngăn chặn trước sự
quyết định lựa chọn tồi nhất về zero di cư. Tôi thận trọng mô tả zero di
cư như lựa chọn tồi nhất vì, so với bất kể thay thế nào khác, nó là tồi
hơn cho những người di cư, cho các mảng lớn của dân cư bản xứ (mà
các kỹ năng của họ bổ sung cho các kỹ năng của những người di cư hay
sẽ được lợi từ các chi phí sản xuất thấp hơn của các hàng hóa và các
dịch vụ do những người di cư sản xuất), và cho sự nghèo và bất bình
đẳng toàn cầu. Việc trao các quyền có phân biệt cho các hạng cư dân
khác nhau là một cách để chống lại kịch bản xấu nhất. Nó không là một
giải pháp lý tưởng. Nếu giả như thế giới được tổ chức khác đi (thí dụ,
không theo các nhà nước-quốc gia), hay nếu giả như các nền văn hóa
của các dân tộc là đồng đều, hay nếu giả như kẽ hở thu nhập trung bình
giữa các nước là nhỏ, hay nếu giả như người dân luôn luôn tử tế và hòa
bình, thì không nghi ngờ gì nó có thể được cải thiện. Nhưng vì chẳng cái
nào trong số đó là thế, chúng ta cần một giải pháp thực tế tính đến thế
giới và ý kiến của người dân như chúng là và, bên trong các ràng buộc
như vậy, triển khai một giải pháp khả thi.
Việc đối xử khác nhau đối với các hạng cư dân khác nhau, như tôi đã
nhắc tới ở trên, là một thực tế rồi ở nhiều nước. Các giấy phép cư trú
cho phép người ta sống và làm việc ở các nước tiếp nhận mà không

145
được hưởng một gam đầy đủ của các quyền công dân. Tại Hoa Kỳ, hệ
thống của các quyền và nghĩa vụ bị phân mảnh rồi. Dưới-công dân như
những người di cư không có giấy tờ, mà số của họ được ước lượng là
hơn 10 triệu, hay khoảng 3 đến 4 phần trăm dân số Mỹ, không có quyền
nào đến các phúc lợi xã hội và thường đối mặt với các cản trở tới giáo
dục miễn phí hay đơn giản bị từ chối trong một số bang hay một số
trường của bang; họ có một sự lựa chọn việc làm rất hạn chế (chỉ các
việc làm nơi không cần đầy đủ giấy tờ); và sống dưới sự đe dọa liên tục
của sự trục xuất. Họ không thể đi ra ngoài Hoa Kỳ (mà làm cho vị trí của
họ giống vị trí của các công dân của các nước thuộc khối phương Đông
trước kia). Tuy vậy, họ chấp nhận các hạn chế ngặt nghèo này về các
quyền và quyền tự do, cũng như một địa vị xã hội thấp hơn so với dân
cư bản xứ, bởi vì lợi lộc thu nhập lớn, ít bạo lực hơn, và sự đối xử tốt
hơn so với những gì họ trải nghiệm trong đất nước quê hương họ, cũng
như trong kỳ vọng rằng các quyền của con cái họ sẽ không bị hạn chế
như của họ. Các hạng cao hơn bên trên hạng những người di cư không
có giấy tờ gồm những người với các kiểu visa tạm thời khác nhau, được
phép ở Hoa Kỳ chỉ trong một số năm nhất định và để làm việc cho một
nhà sử dụng lao động cụ thể. Những người có thẻ xanh, về mặt khả năng
việc làm và cả sự đánh thuế, là tương đương với các công dân, nhưng
họ không có quyền bỏ phiếu (và như thế không thể [tham gia] quyết
định sự đánh thuế hay bất kể chính sách quốc gia khác nào). Như thế
chúng ta thấy trong ví dụ này rằng có rồi các điều kiện thay đổi, một số
có sự len lỏi vào một cách lén lút, và các mức độ thuộc về trong một lĩnh
vực mà, về lý thuyết, phải thừa nhận chỉ một sự phân biệt nhị phân giữa
công dân và không-công dân. Nhiều trong số những cách tiếp cận này là
những sự thích nghi với toàn cầu hóa và thế giới không tự cấp tự túc,
nơi loại phân chia sắc nét giữa công dân và không-công dân tồn tại trong
thế kỷ thứ hai mươi, không còn có thể biện hộ được nữa.
Tính linh hoạt về sự lựa chọn điểm trên đường cong cầu không có
nghĩa là tính linh hoạt về áp dụng các quy tắc. Chính sự đảo ngược là
đúng. Để cho hệ thống di cư vòng tròn hoạt động, các kênh di cư hợp
pháp phải được để mở. Nhưng đồng thời, tất cả các kênh di cư bất hợp
pháp phải được đóng lại. Nếu chúng không, sự lựa chọn được cân nhắc
kỹ về điểm tối ưu trên đường cong cầu sẽ trở nên không quan trọng, và
mức di cư thực có thể vượt quá mức tối ưu đã được lựa chọn. Khi đó
mối nguy hiểm về phản ứng dữ dội sẽ nghiêm trọng. Nếu một nước
được thấy không có khả năng thực thi các quy tắc, các cử tri trong nước
có thể quyết định rằng giải pháp có lý duy nhất là zero di cư. Để cho hệ

146
thống hoạt động, tính linh hoạt về sự lựa chọn các mức di cư tối ưu phải
cùng tồn tại với sự đàn áp đôi khi tàn nhẫn chống lại sự di cư quá mức.
Các bất lợi của đề xuất
Nhưng các đề xuất như vậy yêu cầu sự đối xử kỳ thị de facto đối với
những người di cư cũng có các bất lợi của chúng. Nghiêm trọng nhất có
lẽ là sự tạo ra một tầng lớp hạ lưu mà, cho dù không luôn luôn gồm cùng
các cá nhân (trong trường hợp di cư vòng tròn), sẽ tồn tại mà không
bao giờ được hấp thu vào cộng đồng bản xứ. Là có thể để nghĩ rằng điều
này sẽ dẫn đến sự phát triển của các ghetto (khu biệt lập) địa phương,
tội phạm cao, và một cảm giác chung về sự xa lánh khỏi dân cư bản xứ
(và ngược lại). Vấn đề của sự ghetto hóa có thể là ít nghiêm trọng hơn
nó thoạt tiên có vẻ, vì những người di cư có kỹ năng hơn và được trả
lương tốt sẽ trộn lẫn dễ dàng hơn với dân cư bản xứ, nhưng chắc không
có khả năng rằng sự sỉ nhục và các vấn đề loại trừ sẽ có bao giờ được
loại bỏ hoàn toàn. Nó sẽ cũng đòi hỏi một sự thi hành việc về nước vững
chắc và có lẽ mãnh liệt khi hết hạn, và những thay đổi lớn trong các
nước không có các thẻ căn cước (ID) quốc gia.
Mối lo này gây ra vấn đề về làm thế nào bảo đảm sự ổn định xã hội
trong một xã hội đa dạng và hơi bị phân cách như vậy nơi những người
di cư có thể là một tầng lớp đặc biệt. Trong chừng mức mà những người
di cư là đa dạng hơn về giáo dục và thu nhập, họ sẽ ít có khả năng hơn
để được cảm nhận như một tầng lớp đặc biệt—có lẽ giống những người
có thẻ xanh ở Hoa Kỳ ngày nay, mà không được thấy tạo thành một
nhóm phân biệt chính xác bởi vì họ là các cá nhân với các mức giáo dục,
các kỹ năng, và các văn hóa đa dạng. Những sự khác biệt về kỹ năng, và
thu nhập có nghĩa rằng họ sẽ không sống trong các vùng địa lý tách biệt
(xa khỏi những người bản xứ), và những sự khác biệt về bối cảnh sắc
tộc có nghĩa rằng họ sẽ không là một nhóm có thể nhận ra về thể chất
hay có nhiều cái chung với nhau.
Hơn nữa, khi chúng ta cân nhắc các sự bất lợi của giải pháp được đề
xuất chúng ta không được phép đơn giản xem xét tổng của tất cả các sự
bất lợi như vậy. Chúng ta phải cân nhắc chúng đối lại các sự thay thế,
chẳng hạn, rằng viện trợ lớn hơn của các nước giàu có thể là một cách
để ngăn cản sự di cư. Nhưng chống lại điều đó người ta phải lưu ý rằng
viện trợ cho đến nay đã mang lại rất ít kết quả và rằng cho dù giả như
điều này có thay đổi, sẽ cần một thời gian rất dài cho cách tiếp cận này
để giải quyết vấn đề thực chất của sự khác biệt to lớn về các mức thu

147
nhập, và như thế một khuyến khích không thể ngăn cản để di cư.10 Vì
thế, sự thay thế cho menu linh hoạt về các quyền tư cách công dân sẽ lại
hóa ra là một giải pháp của zero di cư, mà sẽ có nghĩa là Pháo đài châu
Âu và Pháo đài Mỹ và nhiều cái chết hơn dọc các đường biên giới giữa
hai vùng giàu này và các láng giềng miền nam nghèo hơn của chúng.
Không phải là một kết cục đáng mong muốn theo bất cứ cách nào.
Tiếp theo chúng ta chuyển sang tính di động vốn dưới các điều kiện
toàn cầu hóa.

4.2 Vốn: các Chuỗi Giá trị Toàn cầu


Chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain), một cách tổ chức sản xuất
sao cho các giai đoạn sản xuất khác nhau được đặt ở các nước khác
nhau, có lẽ là sự đổi mới tổ chức (sản xuất) quan trọng nhất trong thời
đại toàn cầu hóa này. Các chuỗi giá trị toàn cầu được cả khả năng công
nghệ để kiểm soát từ xa một cách hiệu quả các quá trình sản xuất và sự
tôn trọng toàn cầu cho các quyền tài sản làm cho có thể.
Trong quá khứ, sự thiếu hai yếu tố này đã hạn chế sự bành trướng
của vốn nước ngoài. Adam Smith đã lưu ý gần hai trăm năm mươi năm
trước rằng các chủ sở hữu vốn thích đầu tư gần nơi họ sống hơn như
thế họ có thể để mắt đến sản xuất và đến cách công ty được quản lý
(Wealth of Nations, book 4, chap. 2). Trước cách mạng công nghệ thông
tin và truyền thông (ICT), mà cho phép những người ở xa hàng ngàn
dặm để giữa sự kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, thì việc Smith gạt
bỏ khả năng của vốn được toàn cầu hóa đã đúng.
Sự bảo vệ toàn cầu của các quyền tài sản là sự thay đổi quan trọng
thứ hai. Thời đại toàn cầu hóa thứ nhất, mà có thể định niên đại rộng
rãi từ 1870 đến 1914, đã bị cản trở bởi sự thiếu một đảm bảo rằng tài
sản của người ta sẽ an toàn khỏi sự lạm dụng hay sự quốc hữu hóa trong
các địa phương nước ngoài. “Giải pháp” được tìm thấy trong chủ nghĩa
đế quốc và chủ nghĩa thực dân. Các quốc gia xuất khẩu vốn hoặc đã
chinh phục các nước khác hay đã đảm bảo rằng họ kiểm soát chính sách
kinh tế của các bán-thuộc địa sao cho các chỗ như Trung Quốc, Ai Cập,
Tunisia, và Venezuela không có lựa chọn nào khác ngoài việc bảo vệ các
quyền tài sản của những người nước ngoài.11 Cùng vai trò mà chủ nghĩa
thực dân đã đóng tàn bạo hơn khi đó, ngày nay được đóng bởi Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên, hàng trăm hiệp định
đầu tư song phương, và các cơ quan quản trị toàn cầu khác: chúng là

148
những người bảo vệ chống lại sự quốc hữu hóa và sự lạm dụng tài sản
nước ngoài. Về khía cạnh này, toàn cầu hóa đã tạo ra cấu trúc quản trị
riêng của nó.
Các chuỗi giá trị toàn cầu đã xác định lại sự phát triển kinh tế. Được
cho trong quá khứ rằng sự tham gia của các nước đang phát triển vào
sự phân công lao động quốc tế đã là độc hại cho sự phát triển của chúng
theo ít nhất ba cách và sẽ dẫn đến “sự phát triển của sự kém phát triển
(development of undevelopment),” như André Gunder Frank đã gọi nó
trong một bài báo có ảnh hưởng được công bố trong năm 1966.
Thứ nhất, theo trường phái tư tưởng dependencia (hay lý thuyết về
sự phụ thuộc), các liên kết với Phương Bắc Toàn cầu [các nước đã phát
triển] đã gồm chỉ một số hạn chế của các khu vực xuất khẩu và đã thất
bại để phát triển các liên kết ngược (backward) hay các liên kết xuôi
(forward) trong nước để đẩy các nước đang phát triển lên con đường
phát triển bền vững.
Quan điểm này được bổ sung bởi một lý lẽ thứ hai, được gọi là “chủ
nghĩa bi quan xuất khẩu,” mà đã tiên đoán rằng Phương Nam Toàn cầu
[các nước chậm phát triển] sẽ vẫn vĩnh viễn là một nhà xuất khẩu
nguyên liệu thô, với tỷ lệ trao đổi (TOT=Terms of Trade [giá xuất
khẩu/giá nhập khẩu]) dài hạn xấu đi.
Cuối cùng, Robert Allen (2011) gần đây đã cho rằng tiến bộ công
nghệ luôn luôn xảy ra ở tỷ lệ vốn-lao động của nước phát triển nhất lúc
đó. Thí dụ, nước Anh, nền kinh tế tiên tiến nhất trong năm 1870, đã có
một lợi ích trong việc đưa vào những cách mới để tạo ra sản lượng (đầu
ra) tại tỷ lệ vốn-lao động (K/L) nó đối mặt khi đó; tương tự, Hoa Kỳ, như
nền kinh tế tiên tiến nhất ngày nay, có một khuyến khích để đổi mới cho
các kỹ thuật sản xuất sử dụng các tỷ lệ K/L rất cao. Nói chung, các nền
kinh tế tiên tiến không có một khuyến khích để đổi mới ở các tỷ lệ K/L
mà tại đó chúng không sản xuất. (Chẳng hạn, không ai ở Hoa Kỳ sẽ tiêu
tiền để tìm một cách tốt hơn để sản xuất xe hơi sử dụng lao động chân
tay hơn là sử dụng các robot.) Hệ lụy là các nước nghèo ngày nay đối
mặt với cùng hàm sản xuất có tuổi hai thế kỷ, lạc hậu về công nghệ bởi
vì không ai trong thế giới giàu lại có một khuyến khích để cải thiện tính
hiệu quả sản xuất tại các tỷ lệ K/L của chúng [các nước nghèo]. Nói cách
khác, các nước tiên tiến về công nghệ không có một lợi ích trong việc
tìm ra những cách sản xuất hiệu quả hơn tại các tỷ lệ K/L mà bản thân
chúng không trải nghiệm, và các nước nghèo không có know-how để

149
làm việc đó. Các nước nghèo như thế bị kẹt trong một bẫy nghèo: nhằm
để phát triển chúng cần nâng cấp sản xuất của chúng, nhưng các công
nghệ có tại các tỷ lệ K/L của chúng là lỗi thời và không hiệu quả.
Toàn bộ chủ nghĩa bi quan Phương Nam Toàn cầu này đã bị đảo lộn
bởi sự lên của các chuỗi giá trị toàn cầu. Ngày nay, để cho một nước
phát triển, nó phải được bao gồm trong các chuỗi cung Tây phương hơn
là việc thử ngắt liên kết khỏi thế giới giàu có. Một lý do then chốt cho
điều này là các nhà đầu tư nước ngoài xem các chuỗi giá trị toàn cầu
như các phần không thể tách rời của các quá trình sản xuất riêng của
họ: họ không còn phải “được cầu xin” để mang vào công nghệ tiên tiến
nhất hay thích hợp nhất nữa. Bây giờ họ có khuyến khích để đưa vào sự
phát triển công nghệ ở mức tiền lương và tỷ lệ K/L họ đối mặt trong các
nước nghèo, như thế loại bỏ bẫy nghèo mà Allen đã nhận diện. Tầm
quan trọng của sự thay đổi này, cả cho đời sống thật và cho cái nó nói
với chúng ta về sự biện minh ý thức hệ của toàn cầu hóa như một con
đường tiến lên cho sự phát triển của các nước nghèo hơn, không thể
được đánh giá quá cao.
Toàn cầu hóa như sự tách ra (unbundling)
Những vấn đề này được phân tích rất khéo léo trong cuốn sách của
Richard Baldwin The Great Convergence [Sự Hội tụ Lớn] (2016).
Baldwin cho rằng chỉ những nước có khả năng chèn bản thân chúng vào
các chuỗi cung (hay chuỗi giá trị) toàn cầu đã thành công trong việc
tăng tốc sự phát triển của chúng. Các nước này, theo Baldwin, là Trung
Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, và Ba Lan; vài nước khác
(Bangladesh, Ethiopia, Burma, Việt Nam, Rumania) có thể được thêm
vào danh sách. Tuy vậy, để hiểu vì sao chúng đã được lợi nhiều đến vậy
từ toàn cầu hóa, chúng ta cần hiểu những cách kỹ thuật mà theo đó toàn
cầu hóa ngày nay là khác với toàn cầu hóa trước, ngoài sự bảo vệ tốt
hơn nhiều của các quyền tài sản (nhờ các hiệp ước quốc tế và các cơ chế
thi hành). Chính các đặc điểm mới và đặc thù này của toàn cầu hóa mà
đã làm cho các chuỗi giá trị toàn cầu quan trọng đến vậy.
Baldwin xác định ba thời đại toàn cầu hóa được đặc trưng bởi chi phí
giảm đi của việc chuyên chở, lần lượt, (1) hàng hóa, (2) thông tin, và (3)
người. Hai thời đại đầu tiên tương ứng với hai sự toàn cầu hóa tôi đã
nhắc đến rồi, trong khi thời đại thứ ba nằm trong tương lai. Lý lẽ là như
sau: Khi sự vận chuyển hàng hóa đã hiểm nghèo và đắt đỏ, sự sản xuất
và sự tiêu dùng đã phải trùng nhau về mặt địa lý—các cộng đồng tiêu

150
dùng bất cứ thứ gì chúng sản xuất. Trong ngay cả các xã hội phát triển
nhất trước-hiện đại, như Rome cổ xưa, hàng hóa trao đổi đã gồm các
món hàng xa xỉ và lúa mì. Nhưng Rome đã là một ngoại lệ; trong hầu hết
xã hội trước-hiện đại, sự buôn bán đã là tối thiểu.
Rồi đến Cách mạng Công nghiệp, mà đã hạ thấp chi phí chuyên chở
hàng hóa. Điều này làm cho việc giao hàng hóa tới các điểm đích (nơi
nhận) xa xôi là có thể và đã tạo ra toàn cầu hóa thứ nhất, hay “sự tách
ra (unbundling) thứ nhất,” như Baldwin gọi nó: hàng hóa được sản xuất
“ở đây” và được tiêu thụ “ở đó.” Việc này cũng đã cho kinh tế học hầu
như tất cả các khái niệm và bộ dụng cụ (toolkit) trí tuệ mà chúng ta vẫn
dùng ngày nay. Sự tách ra thứ nhất đã tạo ra một mối lo mới với cán cân
thương mại quốc gia và như thế đã đưa vào chủ nghĩa trọng thương. Nó
cũng đã dẫn tới một sự tập trung vào sự sản xuất quốc gia của các hàng
hóa qua tất cả các giai đoạn của chúng và một quan điểm về thương mại
như gồm quốc gia A xuất khẩu một hàng hóa cho quốc gia B (nhưng
không gồm công ty A bán hàng cho công ty B, hay công ty A bán các thứ
cho chi nhánh của nó, mà rồi bán chúng cho công ty B). Cuối cùng, nó đã
cho chúng ta một lý thuyết tăng trưởng mà xem các quốc gia tiến triển
từ sản xuất thực phẩm đến sản xuất các mặt hàng chế tác và xa hơn nữa
đến các dịch vụ. Hầu như tất cả các công cụ của kinh tế học hiện đại vẫn
bén rễ vào cách sự tách ra thứ nhất xảy ra.12 Các đặc điểm chính của sự
tách ra thứ nhất đã là (i) buôn bán hàng hóa, (ii) đầu tư trực tiếp nước
ngoài (mà, sự vắng mặt của bất kể công cụ khác nào bảo đảm các quyền
tài sản ở các địa điểm xa xôi, đã dẫn đến chủ nghĩa thực dân), và (iii) các
nhà nước-quốc gia.
Toàn cầu hóa thứ hai
Ngày nay, trong cái Baldwin nhận diện như sự tách ra thứ hai (và toàn
cầu hóa thứ hai), tất cả ba diễn viên chính đã thay đổi. Bây giờ, sự kiểm
soát và điều phối sản xuất được tiến hành “ở đây,” nhưng sự sản xuất
thực của các hàng hóa được tiến hành “ở đó.” Lưu ý sự khác biệt: đầu
tiên bạn tách sự sản xuất và sự tiêu thụ ra, rồi bạn tách bản thân sự sản
xuất ra.13 Sự tách ra của sản xuất đã được làm cho có thể bởi cách mạng
ICT, cho phép các công ty để thiết kế và kiểm soát các quá trình từ trung
tâm trong khi trải sự sản xuất ra cho hàng trăm đơn vị hay cho các nhà
thầu phụ rải rác khắp thế giới. Chi phí giảm xuống của vận chuyển thông
tin (về cơ bản, khả năng để điều phối và kiểm soát bất chấp khoảng
cách) cho sự tách ra thứ hai là cái chi phí giảm xuống của việc chuyên
chở hàng hóa đã là cho sự tách ra thứ nhất. Bây giờ, các diễn viên chính

151
là (i) thông tin và sự kiểm soát (thay cho hàng hóa), (ii) các định chế ép
buộc toàn cầu (thay cho chủ nghĩa thực dân), và (iii) các công ty (thay
cho các quốc gia).
Vài thứ khác là phân biệt về sự tách ra thứ hai. Đầu tiên, tầm quan
trọng của các định chế đã tăng lên. Khi toàn cầu hóa đã gồm chỉ sự xuất
khẩu hàng hóa, các định chế trong nước mà hàng hóa được xuất khẩu
đến đã không quan trọng mấy; dù các định chế “ở đó” đã tốt hay xấu,
các nhà xuất khẩu đã được trả khoảng như nhau.14 Điều này không thế
với sự tách ra thứ hai. Khi sự sản xuất được phi cục bộ hóa (delocalized-
tách ra khỏi trung tâm), chất lượng của các định chế, cơ sở hạ tầng, và
chính trị trong nước tiếp nhận là vô cùng quan trọng cho trung tâm. Nếu
các bản thiết kế bị đánh cắp, hàng hóa bị tịch thu, hay sự đi lại của những
người giữa trung tâm và địa điểm hải ngoại (offshore location) bị làm
cho khó khăn, thì toàn bộ cấu trúc của công ty sụp đổ. Đối với trung tâm,
chất lượng của các định chế ở địa điểm hải ngoại trở nên hầu như quan
trọng như chất lượng của các định chế địa phương. Điều này có nghĩa
rằng các định chế ở ngoại vi bây giờ hoặc phải đẽo càng sát hay càng
được tích hợp vào các định chế tồn tại ở trung tâm càng tốt, mà chính
xác là ngược lại cái trường phái dependencia đã dạy.
Thứ hai, tiến bộ công nghệ ở các địa điểm hải ngoại bây giờ có một
màu sắc hoàn toàn khác hơn trong quá khứ. Trong khi trong quá khứ
các nước đang phát triển đã phải cố gắng hết sức để xui khiến các nhà
đầu tư nước ngoài để chia sẻ know-how của họ, bây giờ một công ty có
cơ sở ở trung tâm (công ty mẹ) có các khuyến khích để đảm bảo rằng
công nghệ tốt nhất được sử dụng ở địa điểm hải ngoại, mà đã trở thành
một phần không tách rời của chuỗi sản xuất của trung tâm. Đấy là một
sự thay đổi to lớn: thay cho các nước nghèo cố gắng khuyến khích các
công ty nước ngoài để chuyển giao công nghệ, bây giờ chủ sở hữu của
công nghệ nghệ đó tha thiết để chuyển giao cho địa điểm hải ngoại [của
nó] càng nhiều trong số đó càng tốt.
Theo nghĩa nào đó, tình thế đã đảo ngược: bây giờ chính quốc gia nơi
công ty mẹ có trụ sở đang thử cản trở công ty khỏi việc chuyển giao
công nghệ tốt nhất của nó ra ngoại vi. Các rent đổi mới, nhận được bởi
các lãnh đạo trong các công nghệ mới, đang bị tiêu tán đi khỏi trung
tâm. Đấy là một trong những lý do then chốt vì sao những người trong
thế giới giàu thường than phiền về sự thuê ngoài [outsourcing] (hay
offshoring [chuyển sản xuất ra nước ngoài]). Họ phê phán nó không chỉ
bởi vì các việc làm trong nước bị ảnh hưởng mà bởi vì các rent đổi mới

152
được chia sẻ thường xuyên hơn với lao động nước ngoài hơn với lao
động trong nước. Lợi lộc từ công nghệ mới dồn lại cho các nhà kinh
doanh và các nhà tư bản ở trung tâm nhưng cũng cho những người lao
động ở các vùng kém-phát triển hơn mà sự sản xuất được thuê ngoài
(outsourced). Một dấu hiệu của quá trình đó là offshoring đã đặc biệt
mạnh trong các ngành high-tech [công nghệ-cao]. Trong một nghiên
cứu về tám nền kinh tế tiên tiến (Nhật Bản, Đan Mạch, Phần Lan, Đức,
Italy, Hà Lan, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ), Bournakis, Vecchi, and
Venturini (2018) đã tìm thấy rằng offshoring high-tech đã tăng từ 14
phần trăm giá trị gia tăng trong cuối những năm 1990 (mức mà tại đó
nó đã là kể từ đầu thập niên đó) lên khoảng 18 phần trăm vào năm
2006. Offshoring trong các ngành low-tech [công nghệ-thấp] đã vẫn ổn
định ở khoảng 8 phần trăm giá trị gia tăng. Những người bị cắt khỏi các
phúc lợi là những người lao động ở các nước giàu. Sự thay đổi này cũng
là một trong những lý do chính vì sao toàn cầu hóa ngày nay đi cùng với
sự mất sức mạnh mặc cả của lao động ở các nước giàu và sự đình trệ
tiền lương cho những người lao động ít-kỹ năng (hay chí ít những người
mà có thể được thay thế dễ dàng bằng những người nước ngoài). Điều
này cũng giải thích các nỗ lực gần đây để lùi toàn cầu hóa lại trong thế
giới đã phát triển. Và quan trọng nhất, nó ở gốc của một liên minh ngầm
được hình thành, ở mức toàn cầu, giữa những người giàu ở các nước
giàu và những người nghèo ở các nước nghèo.
Toàn cầu hóa thứ hai mở đầu chủ nghĩa tư bản toàn cầu
Sự tách ra thứ hai cũng làm thay đổi cơ bản quan điểm của chúng ta
rằng sự phát triển đi qua các giai đoạn ngăn nắp, được xác định trước.
Quan điểm lỗi thời, theo sau cách nước Anh, và muộn hơn Hoa Kỳ và
Nhật Bản, đã phát triển, rằng các nước đã đi qua một giai đoạn thay thế-
nhập khẩu với sự bảo hộ thuế quan đáng kể, sau đó đã phát triển xuất
khẩu các mặt hàng chế tác đơn giản, và muộn hơn từ từ chuyển vào các
sản phẩm tinh vi hơn với giá trị gia tăng cao hơn. Đấy đã là ý tưởng làm
cơ sở cho hầu hết chính sách phát triển giữa những năm 1950 và những
năm 1980, Hàn Quốc, Brazil, và Thổ Nhĩ Kỳ đã là các ví dụ tốt nhất về
các nước theo các chính sách như vậy. Trong những năm 1990, với toàn
cầu hóa thứ hai, tình hình đã thay đổi. Cái đã trở thành cốt yếu cho
thành công của các nước đang phát triển không còn là phát triển qua
các giai đoạn được xác định trước khác nhau sử dụng các chính sách
kinh tế riêng của chúng, mà để trở thành một phần của các chuỗi cung
toàn cầu được trung tâm (Phương Bắc Toàn cầu) tổ chức. Và hơn nữa,

153
không chỉ đi vào các giai đoạn giá trị gia tăng cao hơn bằng việc sao
chép những gì các nước giàu hơn đang làm, mà, như Trung Quốc đang
làm bây giờ, để bản thân trở thành các nhà lãnh đạo công nghệ. Sự tách
ra thứ hai đã làm cho có thể để nhảy qua các giai đoạn mà trước đây
được cho là cần thiết. Mới gần đây như những năm 1980, đã là không
thể tưởng tượng nổi rằng các nước đã là nông thôn và nghèo một cách
áp đảo, như Ấn Độ và Trung Quốc, trong vòng hai hay ba thế hệ sẽ trở
thành các nhà lãnh đạo công nghệ, hay chí ít đến gần đường giới hạn
khả năng sản xuất trong một số lĩnh vực. Nhờ việc chèn của chúng vào
các chuỗi cung toàn cầu, nó đã trở thành hiện thực.
Cách để diễn giải thành công của châu Á trong thời đại hiện thời
không phải là bằng việc xem Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan,
và vân vân như các phiên bản mới nhất của Hàn Quốc. Chúng là các
người tiên phong mở con đường mới tới sự phát triển mà, qua sự hội
nhập nền kinh tế của mình vào thế giới đã phát triển, nhảy qua vài giai
đoạn công nghệ và thể chế. Các nước thành công nhất trong toàn cầu
hóa thứ hai là các nước mà, bởi vì các nhân tố thể chế, kỹ năng và chi
phí lao động của chúng, và sự gần địa lý của chúng với phương Bắc
(Toàn cầu), có khả năng để trở thành một phần không tách rời của nền
kinh tế phương Bắc (Toàn cầu). Hình mẫu này đảo ngược hệ thuyết
(paradigm) dependencia, mà cho rằng sự ngắt liên kết (delinking) đã là
con đường phát triển. Ngược lại, việc trở nên được liên kết là cái đã cho
phép châu Á đi con đường từ sự nghèo tuyệt đối tới địa vị thu nhập-
trung bình trong một khoảng thời gian ngắn đáng chú ý. Sự liên kết công
nghệ và thể chế này là ở gốc của sự truyền bá chủ nghĩa tư bản ra phần
còn lại của thế giới và sự thống trị phổ quát hiện thời của nó. Toàn cầu
hóa thứ hai và địa vị thống trị của chủ nghĩa tư bản như thế đi cùng
nhau.
Cái gì sẽ là toàn cầu hóa thứ ba, theo Baldwin? Sự tách ra cuối cùng
(chí ít từ viễn cảnh ngày nay) sẽ đến với khả năng của lao động để di
chuyển trơn tru. Điều này sẽ xảy ra khi các chi phí của việc di chuyển
lao động hay sự làm việc từ xa trở nên thấp. Cho các hoạt động mà đòi
hỏi sự hiện diện thân thể của một người, chi phí của việc di chuyển tạm
thời người đó đến một địa điểm khác vẫn còn cao. Nhưng nếu sự cần
thiết cho sự hiện diện thân thể của một người lao động được giải quyết
qua sự kiểm soát từ xa, như chúng ta thấy rồi với các bác sĩ thực hiện
các phẫu thuật từ xa dùng các robot, thì lao động cũng có thể trở nên
được toàn cầu hóa. Sự tách ra thứ ba, sự tách ra của lao động (như một

154
đầu vào trong quá trình sản xuất) từ địa điểm vật lý của nó sẽ khiến
chúng ta nghĩ về sự di cư và về các thị trường lao động rất khác đi: nếu
các nhiệm vụ mà bây giờ đòi hỏi sự hiện diện thân thể của một người
lao động sẽ có khả năng được tiến hành từ xa bởi một người ở bất kể
điểm nào trên địa cầu, thì sự di cư của lao động có thể trở nên ít quan
trọng hơn rất nhiều. Như một kết quả của sự tách ra thứ ba, chúng ta có
thể đạt một thị trường lao động toàn cầu mà sẽ bắt chước cách thế giới
sẽ trông thế nào nếu giả như sự di cư hoàn toàn không bị hạn chế—
nhưng với không sự di chuyển người thực nào.15
Có lẽ sự thấu hiểu quan trọng nhất do quan điểm của Baldwin về các
sự toàn cầu hóa như những sự tách ra kế tiếp mang lại là nó cho phép
chúng ta xem sự tiến bộ kinh tế của hai thế kỷ qua như một thể liên tục
được thúc đẩy bởi những sự tạo điều kiện thuận lợi kế tiếp nhau của sự
di chuyển hàng hóa, thông tin, và cuối cùng con người. Nó cũng cung
cấp một cái nhìn lướt qua về một utopia [xã hội không tưởng] (hay có
lẽ một dystopia [phản địa đàng]) nơi mọi thứ có thể được di chuyển hầu
như ngay lập tức và trơn tru quanh địa cầu. Nó sẽ là chiến thắng cuối
cùng đối với các ràng buộc của không gian và thời gian.
Nhưng sự tách ra lớn thứ ba vẫn chưa đến, và như thế chúng ta vẫn
sống trong một thế giới nơi lao động phải di chuyển về thân thể đến chỗ
nơi công việc được thực hiện, và lợi tức cho cùng đơn vị lao động tiếp
tục biến đổi nhiều phụ thuộc vào lao động đó ở đâu. Nói cách khác,
chúng ta vẫn đang đề cập đến một thế giới nơi, như được thấy trong tiết
đoạn trước, các khuyến khích để di cư là khổng lồ, và sự di cư của lao
động là một vấn đề lớn.
Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét sự di chuyển của vốn và lao động ngụ
ý cái gì cho khả năng tồn tại của nhà nước phúc lợi—như thế mở rộng
sự thảo luận từ Chương 2.

4.3 Nhà nước Phúc lợi: sự Sống sót


Sự tồn tại của rent tư cách công dân, và vì thế sự thực rằng tư cách công
dân là một tài sản, xuất phát từ ba lợi thế kinh tế then chốt mà tư cách
công dân trao cho người giữ nó: (a) một tập hợp lớn hơn nhiều của các
cơ hội kinh tế, phán ánh tốt nhất trong tiền lương cao hơn và các việc
làm lý thú hơn, (b) một yêu sách về dòng các phúc lợi xã hội có giá trị,
và (c) các quyền phi-tài chính nào đó liên kết với các định chế hiện tồn
(thí dụ, quyền đối với một sự xét xử công bằng và đối với sự không kỳ

155
thị). Yếu tố (a) là không mới, mặc dù nó đã trở nên nổi bật hơn. Kể từ
sự bắt đầu của lịch sử thành văn, các cộng đồng đã khác nhau về tiền
lương và các cơ hội chúng đưa ra cho các công dân của chúng. Thí dụ,
Rome và Alexandria đã đầy những người không-bản xứ mà đã đến đó
vì nhiều việc làm có lương hơn và các triển vọng tốt hơn về tính di động
hướng lên. Tuy vậy, kẽ hở giữa các xã hội giàu và nghèo đã chưa bao giờ
rộng như bây giờ. Yếu tố (c) cũng chẳng mới: khi bị sự tra tấn đe dọa,
tông đồ Kitô Paul đã la lên “Ego sum Romanus cis” (tôi là một công dân
Roman), mà về nguyên tắc đã bảo vệ ngài khỏi sự đối xử như vậy—như
quả thực đúng thế trong trường hợp của Paul.
Nhưng yếu tố (b)—các lợi lộc kinh tế xuất xứ từ sự tồn tại của nhà
nước phúc lợi—là mới, bởi vì bản thân nhà nước phúc lợi là một cấu
trúc hiện đại. Vì nhà nước phúc lợi đã dựa rõ ràng vào ý tưởng về tư
cách công dân, một phần như một cách để vượt quá mâu thuẫn nội bộ
giữa vốn và lao động, là khá bình thường rằng tư cách công dân trở
thành tiêu chuẩn then chốt cho việc nhận được các khoản chuyển giao
xã hội được nhà nước phân phát. Nhà nước-quốc gia, nhà nước phúc
lợi, và tư cách công dân như thế trở nên được liên kết chặt chẽ. Hơn
nữa, nhà nước phúc lợi, nhất là ở Scandinavia, đã được dựng lên trên
giả thuyết về tính đồng đều văn hóa, và thường sắc tộc. Tính đồng đều
đã có hai chức năng: nó đảm bảo rằng các chuẩn mực hành vi, mà là cốt
yếu cho tính bền vững của nhà nước phúc lợi, sẽ là như nhau ngang hầu
hết các bộ phận của dân cư, và nó đã nhấn mạnh ý tưởng về sự thống
nhất quốc gia và như thế đã làm cùn lưỡi của mâu thuẫn giai cấp.
Trong thời đại toàn cầu hóa của chúng ta, một mâu thuẫn rõ ràng đã
nổi lên giữa nhà nước phúc lợi, mà sự tiếp cận đến nó dựa vào tư cách
công dân, và sự di chuyển tự do của lao động. Sự thực rằng có một nhà
nước phúc lợi với các lợi ích được chỉ định cho chỉ các công dân và như
thế tạo thành một phần của rent tư cách công dân của họ (trong một số
trường hợp một phần đáng kể) buộc phải căng thẳng với sự di chuyển
tự do của lao động. Nếu những người di cư được trao tư cách công dân
ít nhiều một cách tự động, điều này ngụ ý sự pha loãng rent nhận được
của các công dân hiện hành. Sự tồn tại của nhà nước phúc lợi, trong dài
hạn, là không tương thích với sự toàn cầu hóa quy mô đầy đủ mà kể cả
sự di chuyển tự do của lao động. Như chúng ta đã thấy, rent tư cách công
dân nổi lên bởi vì một sự kiềm chế de facto về sự di cư được các công
dân hiện hành sử dụng (na ná như sự kiềm chế về buôn bán được nhà
độc quyền sử dụng). Sự kiềm chế này được áp đặt nhằm để bảo tồn yếu

156
tố (a) của rent (tiền lương cao hơn), nhưng cả yếu tố (b)—các phúc lợi.
Yếu tố (c), do là một hàng hóa công, từ quan điểm của các công dân hiện
tồn, có lẽ là ít quan trọng hơn bởi vì nó có thể được chia sẻ với những
người khác với chi phí tương đối ít.
Những sự khác biệt to lớn giữa các quốc gia về tất cả ba yếu tố (a, b,
và c) dẫn đến các phần thưởng hay sự trừng phạt tư cách công dân cao,
và đến lượt các chính sách hạn chế hơn về sự di chuyển tự do của lao
động. Sự phân kỳ của thu nhập trung bình của các nước suốt hầu hết
thế kỷ thứ hai mươi (tức là, khi các nước giàu đã tăng trưởng, trên một
cơ sở đầu người, nhanh hơn các nước nghèo) và sự tồn tại của nhà nước
phúc lợi cả hai chịu trách nhiệm cho các thái độ ít khoan dung hơn nhiều
đối với tính di động của lao động trong các nước tiếp nhận. Một phần
thưởng tư cách công dân lớn và các chính sách chống-nhập cư là hai
mặt của cùng đồng xu. Một mặt không tồn tại mà không có mặt kia. Điều
này dẫn chúng ta đến kết luận (được thảo luận rồi trong Tiết đoạn 4.1)
rằng để cho sự toàn cầu hóa lao động ít trở thành một vấn đề chính trị,
thì hoặc các khoảng cách giữa các thu nhập quốc gia phải giảm xuống
(các nước nghèo hơn đuổi kịp các nước giàu), hay các nhà nước phúc
lợi trong thế giới giàu phải giảm rất mạnh hay bị dỡ bỏ, hay những
người di cư phải được trao ít quyền hơn những người bản xứ một cách
đáng kể. Nếu chúng ta cho rằng tính di động tự do của lao động là đáng
mong muốn bởi vì nó làm tăng thu nhập toàn cầu và thu nhập của những
người di cư, như thế làm giảm nghèo thế giới, thì chúng ta phải kết luận,
theo cùng lập luận, rằng một trong những cản trở chính cho những sự
phát triển thuận lợi này là nhà nước phúc lợi trong các nước giàu.
Nhưng, tiếp tục lập luận này thêm nữa, nếu nhà nước phúc lợi chắc
không có khả năng giảm hay bị tháo dỡ bởi vì sự tháo dỡ của nó sẽ bị
phản kháng về mặt chính trị, vì nó sẽ xóa sạch hầu hết sự tiến bộ xã hội
được các công dân và những người lao động của các nước giàu thực
hiện, thì nó dẫn ta đến đề xuất cắt bớt các quyền kinh tế của những
người di cư.16
Các đảng cánh-tả và nhà nước phúc lợi
Một trong những hậu quả chính trị của sự liên kết chặt chẽ giữa nhà
nước phúc lợi và tư cách công dân là thái độ chống-toàn cầu hóa của
một số đảng cánh-tả nào đó (như La France Insoumise [Nước Pháp Bất
khuất] ở Pháp, và các đảng Những người Dân chủ Xã hội ở Đan Mạch,
Austria, Hà Lan, và Thụy Điển). Các đảng này chống cả các dòng vốn
chảy ra (bởi vì outsourcing và đầu tư trong các nước nghèo hơn phá

157
hủy các việc làm trong các nước giàu, cho dù chúng có thể tạo ra nhiều
việc làm hơn ở nơi khác) và sự di cư. Các đảng cánh-tả này, mà đã đóng
vai trò cốt yếu trong sự tạo ra nhà nước phúc lợi, như thế được đặt vào
vị trí có vẻ nghịch lý về cả là dân tộc chủ nghĩa và chống-quốc tế chủ
nghĩa, đoạn tuyệt với một truyền thống lâu đời của CNXH quốc tế chủ
nghĩa. Sự thay đổi này về thái độ xuất phát từ một sự thay đổi về các
điều kiện kinh tế cơ bản xảy ra trong một trăm năm mươi năm qua: một
sự di chuyển xa khỏi tính chất đồng đều trong các điều kiện kinh tế giữa
những người nghèo bất chấp quốc gia, và sự xây dựng các nhà nước
phúc lợi phức tạp và toàn diện trong thế giới giàu có. Sự thay đổi chính
sách của các đảng cánh-tả như thế không phải là ngẫu nhiên mà là một
phản ứng lại các xu hướng dài hạn. Các đảng cánh-tả hay dân chủ xã hội
có các khối cử tri được xác định tương đối tốt của những người lao động
trong các khu vực công nghiệp và công cộng, mà việc làm của họ bị sự
di chuyển tự do của cả vốn và lao động đe dọa. Bằng việc trên thực tế
bỏ truyền thống của chủ nghĩa quốc tế, các đảng này đã trở nên giống
hơn, và gần hơn về chính trị, với các đảng cánh-hữu mà bây giờ chúng
thường (như ở Pháp) chia sẻ không gian chính trị và các cử tri. Chủ
nghĩa quốc tế còn lại vẫn có thể được thấy, tuy vậy, trong các chính sách
chống kỳ thị của các đảng cánh-tả, mà những người hưởng lợi chính của
chúng là những người di cư đang sống rồi trong các nước nhận. Các cử
tri của các đảng này như thế bày tỏ một thái độ hơi tâm thần phân liệt
về ủng hộ các quyền của những người di cư đã tìm được cách vào trong
nước rồi, trong khi lại chống nhiều người di cư hơn đang vào, và chống
lại nhiều vốn hơn chảy ra để tạo việc làm cho những người nghèo hơn
bản thân họ.
Bất bình đẳng cơ hội toàn cầu
Tôi kết thúc tiết đoạn này với một vấn đề triết lý hơn mà làm cơ sở cho
thảo luận về di cư. Sự tồn tại của rent tư cách công dân ngụ ý sự bất
bình đẳng cơ hội rõ ràng trên một quy mô toàn cầu: hai cá nhân y hệt
nhau, một sinh ra trong một nước nghèo và một sinh ra trong một nước
giàu, sẽ có các quyền cho các dòng thu nhập rất không ngang nhau suốt
đời họ. Đấy là một sự thực hiển nhiên, nhưng các hệ lụy của nó đã không
được rút ra đầy đủ. Nếu chúng ta đối sánh tình trạng của hai cá nhân
này sinh ra trong hai nước khác nhau với hai cá nhân y hệt nhau sinh
ra từ các cha mẹ nghèo và giàu trong cùng nước, chúng ta để ý rằng
trong trường hợp sau sẽ có mối lo ngại nào đó về bất bình đẳng cơ hội
và một niềm tin thường được chia sẻ giữa hầu hết các công dân của

158
nước đó rằng những sự bất bình đẳng như vậy về vị trí xuất phát nên
được san phẳng. Nhưng không có mối lo nào có vẻ tồn tại trong trường
hợp trước. Công trình của John Rawls cung cấp một ví dụ hoàn hảo về
sự khác nhau, hay sự không nhất quán này. Trong cuốn sách của ông A
Theory of Justice [Một Lý thuyết về Công lý], ông ban cho các sự bất bình
đẳng bên trong-quốc gia một chỗ có tầm quan trọng cao nhất và cho
rằng các sự bất bình đẳng giữa những người sinh ra có cha mẹ giàu và
nghèo cần được làm nhẹ bớt hay cần loại bỏ. Nhưng khi ông chuyển
sang vũ đài quốc tế trong cuốn Law of Peoples [Quy luật của các Dân
tộc], ông hoàn toàn bỏ qua các sự bất bình đẳng giữa những người sinh
ra trong các nước giàu và nghèo. Thế nhưng theo lời của Josiah Stamp
(1926), được viết gần một thế kỷ trước, “Trong khi chúng ta có thể chú
tâm vào sự thừa kế cá nhân, nó không thể toàn toàn tách ra khỏi các
khía cạnh công cộng. Khi [một người] sinh ra, với tư cách một đơn vị
kinh tế, người đó phải liên kết với hai kiểu hỗ trợ, tức là những gì về
mặt cá nhân người đó kế thừa từ cha mẹ mình, và những gì về mặt xã
hội người đó thừa kế từ xã hội trước, và về cả hai thứ này nguyên lý kế
thừa cá nhân đã hiện diện.”
Bất bình đẳng cơ hội toàn cầu nói chung không được xem là một vấn
đề chút nào, còn ít hơn nhiều như một vấn đề cần một giải pháp. Bên
trong các nhà nước-quốc gia, nhiều người coi sự truyền giữa thế hệ về
của cải do gia đình kiếm được như khá đáng chê trách; nhưng giữa các
quốc gia, sự truyền giữa thế hệ về của cải kiếm được một cách tập thể
không được coi là một đối tượng lo ngại. Điều này là lý thú bởi vì các
liên kết của các cá nhân với gia đình họ là chặt chẽ hơn các liên kết của
họ với toàn bộ một cộng đồng, và người ta có thể nghĩ rằng sự truyền
của cải gia đình ngang các thế hệ có thể được xem như ít đáng trách hơn
sự truyền của cải xã hội ngang các thế hệ của các cá nhân không liên
quan. Lý do rằng nó không có vẻ nằm trong một sự khác biệt cốt yếu, cụ
thể là trong trường hợp đầu tiên, nơi sự truyền giữa thế hệ về của cải
xảy ra bên trong cùng cộng đồng, các cá nhân có thể dễ dàng so sánh vị
trí của họ với nhau, và họ ghét sự bất công; trong trường hợp kia, bất
bình đẳng là quốc tế, và các cá nhân không dễ so sánh bản thân họ hay
có lẽ không quan tâm để làm vậy (hay chí ít, những người giàu không
quan tâm). Khoảng cách xa, như Aristotle lưu ý, thường làm cho người
dân thờ ơ với số phận của những người khác, có lẽ bởi vì họ không xem
những người khác như những người ngang hàng để so sánh thu nhập
hay của cải của họ với.17 Sự chính thức thuộc về một cộng đồng (tư cách
công dân) là chìa khóa để giải thích các sự khác biệt này. Vấn đề cơ bản

159
được Adam Smith xác định với sự sáng sủa vô cùng trong Theory of
Moral Sentiments [Lý thuyết về Tình cảm Đạo đức]: “Trong xã hội vĩ đại
của loài người … sự thịnh vượng của Pháp [bởi vì số dân cư lớn hơn]
phải có vẻ là một đối tượng có tầm quan trọng hơn sự thịnh vượng của
Anh rất nhiều. Tuy vậy, thần dân Anh, mà vì lý do đó, thường xuyên
thích sự thịnh vượng của nước trước hơn sự thịnh vượng của nước sau,
sẽ không được xem là một công dân tốt của nước Anh” (part 6, chap. 2).
Theo tập quán lâu đời của chúng ta về “chủ nghĩa dân tộc phương
pháp luận,” nơi về cơ bản chúng ta nghiên cứu các hiện tượng nào đó
bên trong giới hạn của một quốc gia, chúng ta được dẫn đến lập trường
rằng bình đẳng cơ hội có vẻ áp dụng, và được nghiên cứu, chỉ bên trong
nhà nước-quốc gia. Bất bình đẳng cơ hội toàn cầu bị bỏ quên hay bị bỏ
qua. Đấy có thể đã là một lập trường hợp lý về mặt triết lý và thực tiễn
trong quá khứ, khi sự hiểu biết về sự khác biệt giữa các quốc gia là mơ
hồ và bất bình đẳng cơ hội chưa được đề cập thậm chí ở quê nhà. Nhưng
bây giờ nó có thể không là một lập trường hợp lý nữa. Những người
theo chủ nghĩa thế giới và những người chủ trương trung ương tập
quyền (statist) không nghi ngờ gì bất đồng nhau về vấn đề đó. Nhưng
chúng ta cũng cần đưa vấn đề lên bàn về mặt kinh tế, và thảo luận nó
liên quan đến sự di cư, mà là sự biểu hiện rõ rệt nhất của nó.

4.4 Tham nhũng khắp Thế giới


Tôi nghĩ, có một cảm giác chung rằng ở hầu hết các nước, tham nhũng
ngày nay là lớn hơn tham nhũng ba mươi năm trước.18 Nếu chúng ta đo
tham nhũng bằng số vụ tham nhũng bị tiết lộ, tuy vậy, ấn tượng đó có
thể tỏ ra là đánh lạc hướng. Có thể rằng khả năng để kiểm soát tham
nhũng và trừng phạt các tội phạm đang tăng lên, hơn là bản thân tham
nhũng. Hay, một cách thay thế, có thể là cảm giác của chúng ta về tham
nhũng tăng lên khắp thế giới được thúc đẩy bởi sự thực rằng bây giờ
chúng ta có nhiều thông tin hơn chúng ta đã có trong quá khứ, không
chỉ về tham nhũng địa phương mà cả về tham nhũng trong nhiều phần
của thế giới. Chẳng khả năng nào có thể bị gạt bỏ một cách dễ dàng. Về
điểm thứ nhất, chúng ta không có dữ liệu đáng tin cậy theo thời gian về
sự thi hành (luật), và cho dù chúng ta có, một sự tăng lên về số các vụ
tham nhũng bị truy tố không thể nói cho chúng ta bất cứ thứ gì về độ
lớn của tham nhũng hay về sức mạnh của sự thực thi pháp luật. Điều
này là bởi vì mức độ tham nhũng (mẫu số mà chúng ta muốn có khi
đánh giá liệu sự thực thi [luật] có được cải thiện hay không) theo định

160
nghĩa là ẩn số. Chúng ta sẽ biết chỉ về các vụ tham nhũng được đưa ra
tòa án, không phải mức độ tham nhũng thật.
Sự thiếu hiểu biết này có thể được bù đắp mức độ nào đó qua các chỉ
số dựa vào các điều tra hỏi ý kiến của các chuyên gia khác nhau về sự
phổ biến của tham nhũng, như Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng của
Transparency International và các Chỉ báo Quản trị khắp Thế giới của
World Bank. Các khảo sát này không phải là về tham nhũng theo nghĩa
hẹp mà thay vào đó là cảm nhận về tham nhũng.19 Nhưng chúng đã
không bắt đầu cho đến giữa-những năm 1990, khi toàn cầu hóa đã diễn
ra sôi động rồi. Quan trọng hơn, các chỉ báo như vậy cho phép chỉ những
sự so sánh tương đối về tham nhũng (Nga có đã tham nhũng hơn Đan
Mạch trong năm nào đó?), không phải sự tiến hóa của tham nhũng theo
thời gian (trong năm 2018 Nga có tham nhũng hơn trong năm 2010?)
hay các sự so sánh số lượng [cardinal] (Nga có tham nhũng so với Đan
Mạch năm nay hơn năm vừa qua?). Điều này là bởi vì các chỉ báo đơn
giản xếp hạng các nước nỗi năm; chúng không so sánh các giá trị từ năm
này với năm khác. Chúng ta cũng không thể nói nhiều về bản thân các
cảm nhận của người dân có thể bị ảnh hưởng bởi số vụ tham nhũng
được báo cáo lớn hơn, báo chí cởi mở hơn, và hiểu biết lớn hơn về tham
nhũng bên ngoài các giới nhỏ của riêng họ hay không.
Cho nhiều thông tin hơn, chúng ta có thể quay sang các ước lượng
gần đây về lượng ngân quỹ được giữ tại các thiên đường thuế. Việc dùng
các thiên đường thuế này không phải là một chỉ báo gọn gẽ về tham
nhũng, nhưng hai thứ có liên hệ với nhau. Tất nhiên, tiền kiếm được qua
tham nhũng không cần được giữ trong các thiên đường thuế; nó có thể
“biến đổi” thành các hoạt động hợp pháp hay, chẳng hạn, được dùng để
mua bất động sản ở London hay New York. Như thế, một mình sự đánh
giá độ lớn của các thiên đường thuế có thể ước lượng thấp tham nhũng.
Nhưng nó cũng có thể ước lượng quá tham nhũng, vì tiền kiếm được
một cách hợp pháp cũng có thể được để trong các thiên đường thuế,
đơn giản cho mục đích tránh thuế. Tuy vậy, trong cả hai trường hợp hầu
hết tiền được giữ trong các thiên đường thuế là ngoài-pháp luật vì lý do
nó là tham nhũng hoặc trong nguồn gốc hay trong ý định (để tránh
thuế).20 Sử dụng dữ liệu về những sự bất thường trong các vị thế tài sản
có (assets positions) ngang các nước, Gabriel Zucman (2013, 1322) đã
ước lượng rằng trong năm 2008, khoảng 5,9 ngàn tỷ $—8 phần trăm
của tài sản tài chính hộ gia đình toàn cầu, hay 10 phần trăm của GDP
toàn cầu—được giữ trong các thiên đường thuế (ba phần tư của nó

161
không được ghi lại). Con số đó đã ổn định từ năm 2000, khi Zucman đưa
ra các ước lượng đầu tiên, đến năm 2015.21 Theo định nghĩa, nó gồm
chỉ của cải tài chính và không tính đến nhiều hình thức khác (bất động
sản, đồ châu báu, các công trình nghệ thuật) trong đó các tài sản ăn cắp,
hay các tài sản kiếm được hợp pháp mà được bảo vệ khỏi sự đánh thuế,
có thể được lưu trữ.
Một cách khác để đánh giá tham nhũng là để xem xét lỗi và sơ suất
(errors and omissions) ròng toàn cầu, lỗi và sơ suất ròng là một hạng
mục trong cán cân thanh toán của mỗi nước phản ánh, một phần, các lỗi
thật, và một phần sự tẩu thoát vốn liên hệ với các hoạt động tham nhũng
trong nước như tính hóa đơn thấp các khoản xuất khẩu hay tính hóa
đơn cao các khoản nhập khẩu (sao cho hiệu số phát sinh được giữ ở
nước ngoài), và các giao dịch bất hợp pháp khác. Dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) cho thấy rằng lỗi và sơ suất ròng toàn cầu, trong khi đã
chẳng bao giờ vượt 100 tỷ $ hàng năm trước khủng hoảng tài chính toàn
cầu 2008, kể từ đó, trong 5 năm mà dữ liệu là sẵn có, đã lên đến một
trung bình nhiều hơn 200 tỷ trên năm.22
Một cách tiếp cận khác để lượng hóa tham nhũng hay, chính xác hơn,
lượng hóa một proxy (đại diện) cho của cải kiếm được qua các mối quan
hệ chính trị, và được Caroline Freund sử dụng trong cuốn sách mở
đường của bà Rich People Poor Countries: The Rise of Emerging Market
Tycoons and Their Mega Firms [Dân Giàu Nước Nghèo: Sự lên của các
ông Trùm tư bản Thị trường Mới nổi và các Hãng Khổng lồ của họ]
(2016). Freund đã phân loại các tỷ phú khắp thế giới theo liệu nguồn
của cải chính của họ đã là tự tay làm ra hay được thừa kế. Bên trong
hạng trước, Freund đã tách ra một nhóm tỷ phú mà của cải của họ xuất
phát từ các tài nguyên nhiên nhiên, các cuộc tư nhân hóa, hay các mối
quan hệ khác với chính phủ.23 Hình 4.2 cho thấy tỷ lệ phần trăm của các
tỷ phú (không phải tỷ lệ phần trăm của tổng của cải của họ) được ước
lượng rơi vào nhóm đó. Trong các nền kinh tế tiên tiến, phần là khoảng
4 phần trăm (với một sự tăng cho các nước Anglo và Tây Âu giữa 2001
và 2014). Trong các nền kinh tế thị trường mới nổi, phần là giữa 10
phần trăm và 20 phần trăm, với ngoại lệ của một phần cực kỳ cao trong
nhóm gồm Đông Âu, Nga, và Trung Á, được các tỷ phú từ các nước cộng
hòa của Liên Xô trước đây dẫn dắt. Trừ trong khu vực cuối cùng này
(mà được xem là tham nhũng nhất) và Mỹ Latin, tỷ lệ phần trăm tỷ phú
có được của cải của họ nhờ các mối quan hệ chính trị tăng trong tất cả
các vùng. Sự tăng là đặc biệt mạnh ở châu Phi hạ-Sahara và Nam Á (phần

162
lớn do Ấn Độ). Phần toàn thế giới của tổng của cải của các tỷ phú được
ước lượng đã kiếm được nhờ các mối quan hệ chính phủ đã tăng từ 3,8
phần trăm trong 2001 lên 10,2 phần trăm trong 2014, có thể tiên đoán
được, với phần cao nhất ở Đông Âu, Nga, và Trung Á (73 phần trăm),
Trung Đông và Bắc Phi (22 phần trăm), và Mỹ Latin (15 phần trăm).24

HÌNH 4.2. Tỷ lệ phần trăm của các tỷ phú mà của cải của họ được ước lượng xuất phát
từ các tài nguyên thiên nhiên, tư nhân hóa, hay các mối quan hệ khác với chính phủ,
2001 và 2014
Các nước Anglo là Australia, Canada, New Zealand, và Hoa Kỳ. Đông Á đã phát triển bị bỏ bởi vì
phần trong cả hai năm là zero. Nguồn dữ liệu: Dựa vào Freund (2016, bảng 2.4, pp. 37–38).

4.4a Ba Lý do cho Tham nhũng trong Thời đại Toàn cầu hóa
Bất chấp sự không thể đo trực tiếp tham nhũng và sự dựa vào các đại
diện của chúng ta, có các lý do lý thuyết mạnh để tin rằng tham nhũng
toàn thế giới ngày nay là lớn hơn hai mươi hay ba mươi năm trước, và
có lẽ rằng nó sẽ tiếp tục tăng. Tôi thấy ít nhất ba lý do như vậy: (i) chủ
nghĩa tư bản được siêu-thương mại hóa và toàn cầu hóa, nơi thành công
cuộc sống được đo chỉ bằng thành công tài chính (được thảo luận chi
tiết hơn trong Chương 5), (ii) các tài khoản vốn mở, mà làm cho dễ hơn

163
để di chuyển tiền giữa các quyền tài phán và như thế cho sự rửa tiền ăn
cắp được hay tránh thuế, và (iii) hiệu ứng đua đòi (demonstration
effect) của toàn cầu hóa, mà theo đó người dân (nhất là các quan chức)
trong các nước thu nhập-trung bình và nghèo tin rằng họ đáng được
mức tiêu thụ sẵn có cho những người trong các vị trí tương tự ở các
nước giàu, một mức mà họ, với tiền lương chính thức thấp của họ, chỉ
có thể đạt được nếu họ tham nhũng. Điểm (i) về cơ bản là ý thức hệ và
tổng quát (tức là, nó áp dụng ở bất cứ đâu trên thế giới và về nguyên
tắc cho tất cả mọi người); điểm (iii) là hẹp hơn, áp dụng chỉ cho các
nhóm người chọn lọc; và điểm (ii) là một điều kiện cho phép, một nhân
tố tạo thuận lợi cho tham nhũng khắp thế giới.
Tôi lần lượt thảo luận ngắn gọn các điểm này.
Các hạn chế về tham nhũng ở các nước không hội nhập vào nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa thế giới
Ở đây tôi coi là đương nhiên một lý lẽ mà tôi trình bày chi tiết hơn trong
Chương 5: siêu-toàn cầu hóa đòi hỏi một ý thức hệ biện minh cho sự
kiếm-tiền (thuộc mọi lại) như thượng tầng kiến trúc trí tuệ của nó và
trong đó thành công tài chính chi phối tất cả các mục tiêu khác và tạo ra
một xã hội phi luân lý (amorality) cơ bản. Tính phi luân lý ngụ ý rằng
xã hội và các cá nhân là thờ ơ về cách kiếm được của cải chừng nào các
thứ được làm trên bờ vực của tính hợp pháp (cho dù phi đạo đức), hay
ngoài pháp luật nhưng không bị phát hiện, hay theo một cách bất hợp
pháp trong một quyền tài phán nhưng có thể được trình bày như hợp
pháp trong quyền tài phán khác. Dưới các điều kiện này, suy ra trực tiếp
rằng sẽ có các khuyến khích mạnh để hiến hành hành vi tham nhũng.25
Mục tiêu sẽ là để tham gia vào tham nhũng “tối ưu” hay “thông minh”
mà có thể là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức nhưng là khó
để phát hiện hay thậm chí để phân loại như tham nhũng. Cho dù các
hoạt động như vậy sẽ bị coi một cách rộng rãi như đồi bại, điều đó
không có nghĩa rằng chúng sẽ được phân loại về mặt pháp lý như tham
nhũng và bị các nhà chức trách truy đuổi, như, chẳng hạn, ở Hoa Kỳ, nơi
sự vận động hành lang luôn luôn ngấp nghé trên rìa giữa tính hợp pháp
và tính bất hợp pháp.26 Tham nhũng được giúp thêm nữa bởi sự tạo ra
một toàn bộ guồng máy luật sư mà lợi ích của nó để tư vấn cho các
khách hàng làm thế nào để đạt các mục tiêu tham nhũng tốt nhất mà
không công khai vi phạm luật, hay bằng cách vi phạm luật một cách tối
thiểu. London, chẳng hạn, là chủ nhà của một ngành hợp pháp làm việc
siêng năng để làm cho các cá nhân tham nhũng từ Nga, Trung Quốc,

164
Nigeria, và nhiều nước khác để rửa tiền của họ ở Anh hay để dùng
London như hub (trung tâm) qua đó để rửa tiền ở nơi khác.
Toàn cầu hóa lan ra tất cả các phần của thế giới đã rất quan trọng
trong việc tạo thuận lợi cho tham nhũng. Trong cuốn sách có ảnh hưởng
của ông về tham nhũng ở Trung Quốc, Minxin Pei đã giải thích vì sao
tham nhũng đã hầu như không tồn tại ở Trung Quốc Maoist (Pei 2006,
147–148). Ông đã nhận diện vài lý do: khả năng của người dân để giám
sát các hình mẫu chi tiêu của các quan chức địa phương, mà đã sống gần
các cử tri của họ và đã bị phơi ra cho các cuộc thanh trừng định kỳ (nếu
bị nghi về tham nhũng27 hay không trung thành); sự nghèo và sự thiếu
các hàng hóa hấp dẫn mà đã hạn chế nghiêm trọng những gì các quan
chức tham nhũng có thể mua với tiền của họ; và sự cô lập của Trung
Quốc khỏi phần còn lại của thế giới, mà đã làm cho các quan chức không
thể chuyển tiền ra nước ngoài. Yếu tố cuối cùng đã có lẽ là quan trọng
nhất.
Cách mà theo đó một hệ thống kinh tế khác cũng như sự tự cấp tự
túc hay sự cách ly khỏi chủ nghĩa tư bản đã hạn chế tham nhũng quả
thực được thấy tốt nhất trong trường hợp của các nước cộng sản. Hầu
hết giao dịch tiền trong các nước đó đã xảy ra giữa các doanh nghiệp sở
hữu nhà nước và đã hoàn toàn né tránh các dòng tiền hộ gia đình. Tiền
doanh nghiệp như vậy đã thường chỉ là các đơn vị kế toán lưu hành bên
trong khu vực doanh nghiệp và đã không thể được dùng cho các khoản
mua sắm hộ gia đình. Có lẽ cách đơn giản nhất để hình dung nó là để
tưởng tượng một tình trạng nơi tất cả các giao dịch kinh doanh giữa các
công ty được tiến hành bằng tiền điện tử mà không để được dùng để trả
lương hay cho các hàng hóa được tư nhân mua.28 Một công ty sản xuất
đồ gỗ có thể bán đồ gỗ lấy tiền điện tử chỉ cho một công ty nhà nước
khác. Bây giờ, thủ trưởng của công ty sau đã có thể ăn cắp đồ gỗ được
giao, nhưng việc đó sẽ cả khó khăn (đồ gỗ nhận được sẽ được ghi vào
sổ sách) và khá cồng kềnh và công khai. Nói cách khác, đã chỉ có cơ hội
nhỏ rằng các hàng hóa được mua nhờ tiền doanh nghiệp sẽ kết thúc một
cách bất hợp pháp trong tay của các cá nhân.
Các mối lợi và phần thưởng nhận được bởi các quan chức đảng-nhà
nước chóp bu hay các thủ trưởng doanh nghiệp đã hầu như luôn luôn
bằng hiện vật—sự sử dụng xe hơi sở hữu nhà nước, hay sự tiếp cận đến
các hàng hóa tốt hơn hay các căn hộ lớn hơn. Chúng đã không thể được
tiền tệ hóa, được tiết kiệm, hay truyền cho thế hệ tiếp theo. Hơn nữa,
chúng có thể bị lấy đi tùy ý; thực ra, thông thường, chúng bị rút lại ngay

165
khi một quan chức mất việc làm cung cấp các đặc ân đó. Chúng đã là các
đặc ân ex officio (đương nhiên gắn với chức vụ) nghiêm ngặt. Việc này
đã không phải tình cờ. Các đặc ân như vậy được cho là để bảo đảm sự
vâng lời chính xác bởi vì chúng có thể bị rút lại dễ đến vậy. Một đặc ân
mà có thể được tiền tệ hóa, được truyền cho những người thừa kế của
người ta, hay nói chung bất khả xâm phạm tạo ra một phạm vi độc lập
cho cá nhân. Việc trao sự độc lập như vậy là không tương thích với các
chế độ độc đoán hay toàn trị. Nhưng về mặt tích cực, sự thiếu độc lập
này đã hạn chế tham nhũng.
Một nhân tố quan trọng khác hạn chế tham nhũng đã là sự thiếu hội
nhập đầy đủ vào nền kinh tế (tư bản chủ nghĩa) quốc tế. Điều đó đã đúng
thậm chí cho các nước tư bản chủ nghĩa giàu có, nhiều trong số đó trong
những năm 1960 và những năm 1970 đã có sự kiểm soát tiền tệ hạn
chế số lượng tiền mặt mà một người có thể mang ra nước ngoài, dù đi
nghỉ hay trong các chuyến đi kinh doanh.29 Các sự kiềm chế thậm chí đã
lớn hơn trong các nước đang phát triển với tiền tệ không chuyển đổi
được. Và lần nữa chúng đã nghiêm ngặt nhất trong các nước XHCN hay
nửa-XHCN (như Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria,
Việt Nam, và Tanzania) mà đã không hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Cho dù các quan chức bằng cách nào đó có tiền (và nếu họ đã có khả
năng để đổi nó thành ngoại tệ—một chữ “nếu” lớn), sự hiểu biết về
chuyển tiền đó ra nước ngoài thế nào đã thiếu. Dựa vào sự giúp đỡ của
những người có sự hiểu biết như vậy sẽ đưa một quan chức không chỉ
đến tội tham nhũng mà cả tội phản bội, vì hầu hết những người với hiểu
biết về các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hoạt động thế nào và tiến hành
đầu tư ra sao điển hình là những người đã di cư từ các nước cộng sản
và như thế bị coi là kẻ thù giai cấp.
Tôi nhớ một trường hợp từ giữa-những năm 1980, khi các chế độ
cộng sản ở châu Âu đã ở giai đoạn tan rã rồi, sự kiểm soát đảng đã yếu
đi rõ rệt, và ý tưởng rằng các quan chức ăn cắp tiền và giấu nó ở nước
ngoài đã được xem như một khả năng, cho dù, tôi nghĩ, nó đã hầu như
chẳng bao giờ là một thực tế—vào lúc đó. (Người ta phải đợi sự sụp đổ
của các chế độ cộng sản và sự tư nhân hóa các tài sản sở hữu nhà nước
để làm cho nó thành một thực tế.) Một tin đồn lan ra rằng thủ tướng
Nam Tư đã mua một căn hộ ở Paris. Tôi thảo luận tin đồn với các bạn
tôi và cho rằng nó chắc đã không đúng. Tôi chỉ ra rằng, thứ nhất, là khó
để hiểu ông đã có thể lấy được nhiều tiền thế ở đâu khi đổi tiền mà cảnh
sát mật lại không để ý đến chuyện này. Có lẽ, trong thời gian leo lên đến

166
đỉnh, ông đã giúp một hãng nước ngoài có được một hợp đồng đặc biệt
có lợi, mà có thể là hoạt động duy nhất nơi ông đã có thể hy vọng “kiếm
được” một lượng tiền đáng kể. Nhưng ngay cả khi đó đã không rõ ràng
ông được trả như thế nào cho “dịch vụ” này. Đã là bất hợp pháp để sở
hữu các tài khoản ở nước ngoài, và việc mở một tài khoản, dù dưới tên
của chính ông hay dưới tên của một người họ hàng, đã là một nước đi
cực kỳ nguy hiểm, nếu bị phát hiện, sẽ chấm dứt sự nghiệp của ông lâu
trước khi ông trở thành thủ tướng. Việc mở một tài khoản nước ngoài
muộn hơn, khi ông ở vị trí quyền lực cao, cũng nguy hiểm ngang thế và
khó khăn. Khi thăm các nước ngoài, các quan chức ở các mức cao như
vậy chẳng bao giờ được để một mình. Là không thể tưởng tượng được
rằng thủ tướng đã có thể đơn giản đi vào một văn phòng ngân hàng
Paris và mở một tài khoản. (Bỏ sang bên một lát rằng, trong những năm
đó khi sự kiểm soát vốn cũng đã tồn tại trong các nền kinh tế thị trường
dẫn đầu, là khó cho ông để làm thế, vì ông không có khả năng cung cấp
một địa chỉ địa phương và một ID.) Việc nhờ ai đó khác làm việc đó cho
ông đã cũng nguy hiểm, mở ra khả năng ông bị tống tiền nhưng cả sự
sụp đổ chính trị nếu hành động như vậy bị tiết lộ cho “các cơ quan có
thẩm quyền.” Cuối cùng, lý lẽ của tôi tiếp tục, cho dù bằng cách nào đấy
ông đã vượt qua được tất cả các trở ngại này, tôi chỉ không thể hiểu làm
thế nào về mặt kỹ thuật ông có thể mua một căn hộ ở nước ngoài, vì hầu
như chắc chắn ông đã không biết bất cứ thứ gì về đi đâu để có được
thông tin về các căn hộ cần bán, giá cả của chúng, hay làm thế nào để
làm công việc giấy tờ pháp lý. (Ông chắc chắn đã không thể thuê một
luật sư nước ngoài.) Lưu ý rằng ngay cả các quan chức ở các nước
không-cộng sản mà đã không là phần không thể tách rời của thế giới tư
bản chủ nghĩa (Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ) đã thường thiếu hiểu biết và các mối
tiếp xúc để chuyển tiền ra nước ngoài.
Sự bất lực để làm bất cứ thứ gì có ý nghĩa với tiền kiếm được một
cách bất hợp pháp chắc chắn làm cho việc tham gia vào các hoạt động
tham nhũng ít hấp dẫn hơn nhiều. Như thế không chỉ rằng các cơ hội
kiếm tiền qua tham nhũng đã ít hơn trong các nước ít “hội nhập” hơn,
mà có lẽ quan trọng ngang thế là sự bất lực để dùng tiền kiếm được một
cách bất hợp pháp để đạt được các thứ đáng mng muốn đã hạn chế hơn
nhiều. Là không rõ những gì các quan chức tham nhũng từ một nước
không-hội nhập có thể làm với tiền đó. Chúng ta đã thấy rằng họ không
có khả năng để mua một căn hộ nước ngoài, hay thậm chí chuyển tiền
ra nước ngoài. Họ chắc chắn đã cũng chẳng thể mơ về nghỉ hưu ở vùng
Riviera Pháp. Hay, nói rằng họ muốn dùng tiền đen như vậy để tài trợ

167
cho giáo dục nước ngoài cho con cái họ. Việc này cũng là không thể bởi
vì việc gửi con cái sang các nước tư bản chủ nghĩa cho giáo dục được
xem như một sự phản bội CNXH và giáo dục XHCN. Bất kể quan chức
nào của một nước cộng sản mà con cái của họ được gửi sang Hoa Kỳ cho
giáo dục (trừ trong thời gian họ được cử đi công tác nước ngoài) sẽ bị
giáng chức ngay lập tức và nguồn ngân quỹ bị điều tra. Nói cách khác,
quan chức sẽ phải chuẩn bị vào tù. Như thế không ngạc nhiên rằng chỉ
các doanh nhân tư nhân (mà đủ giàu), hay ngay cả những người hơi độc
lập với quyền lực chính trị (chẳng hạn, các bác sĩ hay các kỹ sư) và có
họ hàng ở nước ngoài đã có thể tưởng tượng việc cung cấp giáo dục
nước ngoài cho con cái họ.
Sự khác biệt này giữa các nước đã hội nhập vào hệ thống tư bản chủ
nghĩa và các nước không hội nhập (cũng như giữa các triệu phú và dân
“thường”) đã gây ấn tượng rất mạnh cho tôi khi tôi đọc một bài báo tự
truyện của José Piñera, con trai của một trong những người giàu nhất ở
Chile và bản thân ông muộn hơn, dưới thời Augusto Pinochet, là bộ
trưởng lao động và an sinh xã hội.30 Ông hơi lãnh đạm nhắc đến ông đã
học Harvard thế nào. Tôi đã thấy tính hờ hững này, như trong nhiều
trường hợp tương tự mà tôi quan sát giữa những người giàu, hầu hết
từ Mỹ Latin, là khác thường. Bỏ sang bên ai đó không là con của một
người rất giàu làm thế nào để vào một trong những trường dự bị dành
riêng được dùng như đầu vào cho các đại học đỉnh cao, thực hành các
môn thể thao đắt tiền, hay tìm được thời gian để theo đuổi các hoạt
động lạ (nhảy dù, chơi trong một dàn nhạc) mà có thể giúp nó đủ tư
cách vào Harvard hay các trường đỉnh cao tương tự, tiền cần cho học
phí và chi phí hàng ngày cao đến mức không ai sống trong một nước
không nói tiếng Anh với một mức thu nhập trung bình và sự bất bình
đẳng vừa phải và không có ngoại tệ chuyển đổi có thể ngay cả ấp ủ ý
tưởng về học ở Harvard. Tất nhiên, ở đây tôi có ý nói đến tình trạng
trong những năm 1960 và những năm 1970 (khi quả thực Piñera đã học
ở nước ngoài).
Trong một thế giới không-hội nhập, mà muộn hơn, sau khi đã hội
nhập, cung cấp phần lớn tham nhũng quốc tế qua Nga và Trung Quốc,
tham nhũng như thế đã bị hạn chế theo một cách mang tính hệ thống.
Các thứ giúp tham nhũng toàn thế giới ở các nước tiếp nhận
Lý do thứ hai cho việc tin rằng tham nhũng đã tăng lên liên quan đến
khung khổ cho phép. Tôi đã chạm đến nó rồi bằng việc cho thấy sự kiểm

168
soát tiền tệ, mà đã phổ biến khắp thế giới kể cả trong các nền kinh tế
tiên tiến, cũng như các đồng tiền không thể chuyển đổi, đã hạn chế khả
năng để chuyển tiền ra nước ngoài như thế nào. Ngoài ra, đã không phải
là một khung khổ tại chỗ để cho phép tham nhũng ở các nước mà là các
nước nhận tiềm năng của tiền.
Sự tăng trưởng của các ngân hàng chuyên về các cá nhân có của cải
ròng cao và về các văn phòng luật, mà vai trò chính của chúng là để tạo
thuận lợi cho sự chuyển tiền kiếm được một cách bất hợp pháp, đã xảy
ra cùng với toàn cầu hóa. Các cơ hội tham nhũng càng lớn, hay trong
trường hợp này “cung” tăng lên của các bên quan tâm đến việc che giấu
hay việc đầu tư tiền của họ ở nước ngoài, gây ra “cầu” càng lớn cho các
quỹ như vậy, như được phản ánh trong sự tạo ra các nghề mới chuyên
về giúp tiền kiếm được một cách bất hợp pháp tìm được một chỗ ở mới.
Như thế không tình cờ rằng cung và cầu đã cùng tăng lên và sự tăng
trưởng của các khu vực ngân hàng và pháp lý tạo khả năng đó đã được
kích thích bởi sự đào tẩu vốn khỏi Nga và Trung Quốc. Theo Novokmet,
Piketty, and Zucman (2017), khoảng một nửa vốn Nga được giữ ở nước
ngoài, nhờ các nhân tố trợ giúp (enabler) nước ngoài, và phần lớn số
tiền đó được dùng để đầu tư vào cổ phần công ty Nga. Phát hiện này nêu
bật một trong những khía cạnh mới của toàn cầu hóa, nơi vốn trong
nước được để ở hải ngoại để hưởng thuế thấp và sự bảo vệ tài sản tốt
hơn, nhưng sau đó được đầu tư vào nước xuất xứ dưới sự cải trang của
đầu tư nước ngoài để hưởng các điều kiện tốt hơn được trao cho các
nhà đầu tư nước ngoài—và cũng để khai thác các mối quan hệ địa
phương, kể cả ngôn ngữ, các tập quán, và sự hiểu biết về hối lộ ai và như
thế nào. Trường hợp Nga chỉ là một thí dụ cực đoan về hiện tượng phổ
biến này; thí dụ khác là khoảng 40 phần trăm của đầu tư nước ngoài
(vào) Ấn Độ đến từ Mauritius (nước đầu tư lớn nhất ở Ấn Độ!) và
Singapore.31 Tiền của này, tất nhiên, chỉ là tiền của Ấn Độ được ngụy
trang, nhiều trong số đó kiếm được một cách bất hợp pháp ở trong nước
và rồi được chuyển ra nước ngoài, từ đó chúng lại nổi lên ở Ấn Độ như
“đầu tư nước ngoài.” Đấy là cái gì đó khó để tưởng tượng ở Ấn Độ của
những năm 1970 như ở Liên Xô của cùng thời kỳ, nhưng điều đó đã trở
thành một kỹ thuật hơi tầm thường trong thời đại toàn cầu hóa.
Ở đây người ta cần xem xét thận trọng hơn vai trò cho phép của các
trung tâm tài chính toàn cầu và các thiên đường thuế. Cái sau được thảo
luận rộng rãi—nhất là những thiên đường thuế tại Thụy Sĩ và
Luxembourg—bởi Gabriel Zucman trong Hidden Wealth of Nations

169
(2015) [Sự Giàu có giấu giếm của các Quốc gia (2019)]. Vai trò của các
thiên đường thuế cũng được tư liệu hóa rõ ràng bởi sự công bố Panama
Papers (Hồ sơ Panama) và Paradise Papers, và trong cuốn sách của
Brooke Harrington Capital without Borders [Vốn không có Biên giới]
(2016). Nhưng vai trò của các trung tâm tài chính lớn như London, New
York, và Singapore đã thu hút ít sự chú ý. Không có sự tạo ra toàn bộ các
bộ công cụ về các dịch vụ ngân hàng và pháp lý để phục vụ và giúp nó,
thì tham nhũng trên quy mô toàn cầu đã là không thể. Sự ăn cắp tiền
trong nước là có ý nghĩa chỉ nếu tiền đó có thể được rửa về mặt quốc tế,
và điều này đòi hỏi sự ủng hộ của các trung tâm tài chính toàn cầu chủ
yếu. Các trung tâm tài chính này như thế đã hoạt động trực tiếp chống
lại sự thiết lập, hay sự thực thi, luật trị ở Nga, Trung Quốc, Ukraine,
Angola, Nigeria, và nơi khác—đơn giản bởi vì chúng là những người thụ
hưởng chính của sự vô luật pháp của các nước đó. Chúng cung cấp một
thiên đường an toàn cho tất cả tài sản ăn cắp. Thật mỉa mai rằng các lĩnh
vực với luật trị tốt (và, tất nhiên, nơi có sự thờ ơ về tiền nước ngoài
kiếm được thế nào) đã là các lĩnh vực cho phép lớn nhất của tham
nhũng khắp thế giới. Chúng là phương tiện về rửa tiền ăn cắp với tốc độ
lớn hơn bất kể sự kinh doanh rửa tiền truyền thống nào (như việc mở
một quán ăn hay rạp phim bị lỗ) có thể đạt được rất nhiều.
Tiếp theo bộ máy đó của các ngân hàng và các văn phòng luật là các
đại học, các think tank, các NGO, các gallery nghệ thuật, và các việc làm
xứng đáng khác. Trong khi các ngân hàng tham gia vào việc rửa tiền, các
tổ chức này đưa ra cái chúng ta có thể gọi là sự rửa tiền “đạo đức”.
Chúng làm vậy bằng việc cung cấp cho các tài sản trú ẩn an toàn (safe
havens) nơi các cá nhân tham nhũng, bằng việc biếu một phần nhỏ các
tài sản ăn cắp được của họ, có thể giới thiệu mình như các doanh nhân
có trách nhiệm xã hội, thiết lập các mối tiếp xúc quan trọng, và có được
sự tham gia vào các giới xã hội tinh vi và tế nhị của các nước nơi họ đã
chuyển tiền của họ đến.32Một ví dụ hay là doanh nhân Nga Mikhail
Khodorkovsky, mà nhờ các mối quan hệ chính trị của ông ở Nga, đã mua
các tài sản với giá bằng phần nhỏ giá trị của chúng, được cho là đã biển
thủ số được ước lượng là 4,4 tỷ $ ngân quỹ chính phủ, và sau đó đã tiêu
hủy bằng chứng bằng việc lao một chiếc xe tải xuống sông.33
Khodorkovsky và những người khác như ông bây giờ lại nổi lên như
“các nhà tài trợ có trách nhiệm” ở phương Tây. Khodorkovsky đáng sự
nhắc tới đặc biệt bởi vì ông đã là một nhà đổi mới trong nghệ thuật rửa
đạo đức. Ông đã sớm (ngay từ sự chuyển sang thế kỷ thứ hai mươi mốt)
nhận ra rằng để giúp cho sự kinh doanh của ông ở cả khắp thế giới và ở

170
Nga, sự đầu tư sinh lời nhất ông đã có thể tiến hành là đóng góp cho các
cuộc vận động của các chính trị gia Mỹ và cúng tiền cho các think tank
Washington. Cách tiếp cận kể từ đó đã trở nên phổ biến hơn.
Mặc dù đối với bản thân Khodorkovsky chiến lược đã không hoạt
động tốt (ông đã bị Putin bắt và bỏ tù), trong thời đại toàn cầu hóa, nơi
nhiều quyết định then chốt được đưa ra trong các trung tâm chính trị
như Washington hay Brussels, chiến lược này có lẽ đúng trong dài hạn.
Các doanh nhân nước ngoài khác, nhất là các doanh nhân Saudi, đã chấp
nhận cùng cách tiếp cận. Một số nhà tài phiệt (oligarch) khác—chẳng
hạn, Leonid Blavatnik, mà đã kiếm bộn tiền trong những năm “miền
Đông Hoang dã” của tư nhân hóa ở Nga những năm 1990—đã nghĩ rằng
việc đầu tư vào một trường kinh doanh hay gallery nghệ thuật được
mang tên [Blavatnik] có thể hoạt động tốt hơn các khoản đóng góp vận
động như một phương tiện rửa đạo đức.34 Trong một trao đổi riêng tư,
một nhà quản lý tại một đại học ở Ấn Độ đã kể với tôi rằng là rất khó để
có được các khoản đóng góp từ những người siêu-giàu Ấn Độ, mặc dù
họ tặng hàng chục triệu dollar cho các đại học Ivy League. Việc này, ông
nói, bởi vì họ muốn trông giống các công dân tốt ở Hoa Kỳ khi các nhà
lập pháp bắt đầu hỏi các câu hỏi rắc rối về số visa của những người lao
động Ấn Độ họ thuê thay cho những người Mỹ. Họ sẽ không có được
một lợi ích có thể so sánh được từ việc tặng cho một đại học Ấn Độ.
Sự bắt chước hình mẫu tiêu dùng của các nước giàu
Lý do thứ ba cho tham nhũng tăng lên trong thời đại toàn cầu hóa là
hiệu ứng phô trương (demonstration effect), được biết theo cách khác
như đua đòi với láng giềng. Mà, hiệu ứng đua đòi không phải là một hiện
tượng mới. Các nhà cấu trúc chủ nghĩa ở Mỹ Latin đã tranh cãi từ những
năm 1960 rằng một trong những lý do vì sao tỷ lệ tiết kiệm ở các nước
Mỹ Latin thấp là những người giàu không sẵn sàng tiết kiệm để cho hình
mẫu tiêu thụ của họ không bị xem là rớt xuống dưới hình mẫu tiêu dùng
của các đối tác Bắc Mỹ (giàu hơn) của họ. Thorstein Veblen đã đưa ra
điểm tương tự trong các tác phẩm của ông về sự tiêu thụ các hàng hóa
xa xỉ để khoe mẽ—rằng tính lãng phí của sự tiêu thụ đã làm lệch hướng
ngân quỹ khỏi những sự sử dụng sinh lời hơn, nhưng bản thân sự hoang
phí là đối tượng được săn lùng.35 Quay lại xa hơn nhiều, Machiavelli đã
nhắm vào cùng ý tưởng, cụ thể là, các quan hệ với các hàng xóm giàu
hơn kích thích tham nhũng:

171
Lòng tốt được ca tụng hơn trong những ngày này vì nó hiếm đến vậy. Quả thực, nó
có vẻ sống sót chỉ trong tỉnh [Đức] này. Việc này là do hai thứ. Trước nhất các thị
trấn hầu như không giao thiệp với các hàng xóm của họ, những người hiếm khi
đến thăm họ, hay được họ viếng thăm, vì họ hài lòng với hàng hóa, sống bằng thực
phẩm, và mặc bằng đồ len do họ sản xuất. Dịp cho sự giao tiếp, và với nó bước ban
đầu lên con đường tới tham nhũng, như thế bị loại bỏ, vì họ không có cơ hội nào
để nhận các tập quán hoặc của những người Pháp, những người Tây Ban Nha hay
những người Italia, các quốc gia, mà cùng nhau, là nguồn của tham nhũng khắp –
thế giới (1983, book 1:55, p. 245).

Sự đóng góp của các nhà cấu trúc chủ nghĩa đã là họ xem sự bắt chước
các hình mẫu tiêu dùng của những người giàu ngang các biên giới quốc
gia. Theo nghĩa đó, các nhà cấu trúc chủ nghĩa đã là những người báo
trước hiệu ứng phô trương đua đòi trong toàn cầu hóa. Nhưng ngày nay,
hiệu ứng phô trương đua đòi, tôi lập luận, không chỉ dẫn tới sự tiêu thụ
lớn hơn mà cũng thúc đẩy tham nhũng—tức là, nó gợi ra nhu cầu cho
thu nhập cao hơn bất chấp tính hợp pháp của nó.
Một khía cạnh quan trọng của toàn cầu hóa là người dân có hiểu biết
tốt hơn hiểu biết quá khứ nhiều về cách sống ở những nơi xa với nơi họ
sống. Khía cạnh khác là những tương tác và sự làm việc cộng tác thường
xuyên hơn với những người từ các nước khác nhau. Khi những người
có mức giáo dục và khả năng giống nhau làm việc cùng nhau nhưng đến
từ các nước khác nhau và nhận được thu nhập khác nhau trên đơn vị
kỹ năng, thì kết cục, dù chúng ta đặt nó dưới tiêu đề ghen tị, đố kỵ, hay
tiền lương công bằng, hay chỉ một sự oán giận bất bình đẳng, là những
người từ các nước nghèo, không phải không có lý, cảm thấy bị lừa và
nghĩ họ xứng đáng cùng thu nhập. Sự nhận ra này là đặc biệt mạnh ở
nơi mọi người làm việc chặt chẽ với nhau và có khả năng để trực tiếp
tìm ra các kỹ năng của họ là gì và cả họ được trả công khác nhau thế
nào. Có lẽ không đâu điều này rõ ràng hơn trong trường hợp của các
quan chức chính phủ từ các nước nghèo hay thu nhập-trung bình
thường được trả lương tồi thế nhưng, trong các năng lực khác nhau của
họ tại các bộ (phát triển, tài chính, năng lượng, và vân vân), thường
tương tác với các nhà kinh doanh và các quan chức nước ngoài giàu.36
Cảm giác về cái đối với các cá nhân này từ các nước nghèo hơn có vẻ
là bất công cung cấp một sự biện minh bên trong cho việc nhận-hối lộ,
vì tiền hối lộ khi đó được xem chỉ như sự bù cho tiền lương thấp bất
công, hay thậm chí cho số phận bất công về đã sinh ra trong một nước
nghèo và phải làm việc ở đó. Quả thật là rất thách thức cho những người
phải đưa ra quyết định về các hợp đồng đáng giá hàng chục hay hàng

172
trăm triệu dollar trong khi được trả chỉ vài trăm dollar một tháng và,
ngoài ra, tương tác với những người được trả vài ngàn dollar một ngày,
để vẫn uể oải thụ động khi đối mặt với các sự khác biệt thu nhập như
vậy. Là hoàn toàn bình thường rằng trong một tình huống như vậy,
tham nhũng được xem như một bước hướng tới sự san bằng các bất
công cuộc sống. (Một số người có thể nói rằng các công chức phải so
sánh đúng đắn số phận của họ với những người nghèo hơn nhiều từ
nước của chính họ. Nhưng điều này là không thực tế: tất cả chúng ta đều
có khuynh hướng so sánh vị trí của chúng ta với vị trí của những người
ngang hàng với mình, và trong trường hợp này, những người ngang
hàng—mà họ thường tương tác với—là những người nước ngoài.)
Vai trò được đóng bởi tiền lương khác biệt cho công việc y hệt nhau,
và tác động của nó lên tham nhũng, cũng dễ để thấy trong trường hợp
các công dân bản xứ từ các nước nghèo hơn làm việc trong chính nước
họ nhưng được các tổ chức quốc tế trả lương. Dù họ nhận các chức vụ
chính phủ (được các nhà tài trợ nước ngoài trợ cấp) hay làm việc trong
các đại học, các think tank, hay các NGO, tiền lương của họ vượt một bậc
độ lớn [cỡ 10 lần] tiền lương của các đồng bào công dân của họ mà được
trả mức lương trong nước. Không ngạc nhiên rằng các quan chức sinh
ra trong nước được nước ngoài trả lương như vậy và các học giả hiếm
khi tham gia vào tham nhũng: họ được trả lương rất tốt và phải lo về uy
tín quốc tế của riêng họ. Nhưng cũng không ngạc nhiên rằng lương cao
hơn nhiều mà họ kiếm được cho cùng việc làm sẽ làm nản lòng và làm
suy yếu các công chức được trả lương trong nước, và rằng những người
sau có thể bù thu nhập của họ qua sự ăn hối lộ.
Nếu ta coi nhẹ khía cạnh này (làm việc trên cùng việc làm cùng với
những người được trả lương nhiều lần cao hơn), thì sẽ rất dễ để đổ lỗi
tham nhũng cho văn hóa địa phương. Thực tế là phức tạp hơn: tham
nhũng được xem như một thu nhập, tức là, theo nghĩa nào đó, do những
người được sinh ra với một sự phạt tư cách công dân. Sự di cư, như
chúng ta đã thấy, là một trong những cách để cải biến sự phạt tư cách
công dân của người ta thành phần thưởng [tư cách công dân]; tham
nhũng là chỉ một cách khác.37

4.4b Vì sao Chẳng gì được Làm để Kiểm soát Tham nhũng


Thế chúng ta phải xử lý tham nhũng ra sao trong thời chủ nghĩa tư bản
toàn cầu bị siêu thương mại hóa? Đáng quay lại ba lý do cho tham nhũng
tăng lên mà tôi đã nhận diện ở đầu tiết đoạn này. Lý do thứ nhất, mang

173
tính ý thức hệ, đến từ chính bản chất của hệ thống mà đặt việc kiếm tiền
bất cứ loại nào vào bệ đỡ của các giá trị của nó. Các khuyến khích cho
tham nhũng là vốn có trong hệ thống, và chẳng có gì ta có thể làm, trừ
phi thay đổi các hệ thống giá trị, để tác động đến nó.
Lý do thứ hai, sự tạo khả năng tham nhũng, được liên kết với sự cởi
mở của các tài khoản vốn và bộ các dịch vụ, nằm ở hoặc trong các nước
giàu hay trong các thiên đường thuế, mà mục tiêu chính của chúng là để
thu hút bọn kẻ cắp từ các nước nghèo hơn hay những kẻ trốn thuế từ
các nước giàu bằng việc hứa hẹn với chúng, một cách tương ứng, sự
miễn khỏi truy nã pháp lý nếu họ mang tiền của họ đến các nước nơi
luật trị có hiệu lực, hay tìm chỗ ẩn náu thuế. Ở đây có rất nhiều thứ có
thể được làm. Việc trừng trị thẳng tay các thiên đường thuế sẽ là tương
đối dễ nếu các nước quan trọng, mà bản thân chúng là những kẻ thua
lớn bởi vì các công dân của chính chúng tránh thuế, quyết định để làm
vậy. Một số thí dụ gần đây cho thấy rằng các nước lớn, nếu và khi họ
quyết định hành động, có sức mạnh để trừng trị tham nhũng thẳng tay:
Hoa Kỳ đã thách thức thành công các luật bí mật ngân hàng Thụy sĩ, Liên
Âu đã ra quy tắc chống lại các thuế suất công ty bằng zero ở Ireland và
Luxembourg, Đức đã tiến hành các biện pháp nghiêm ngặt chống lại sự
lách thuế được Lichtenstein khuyến khích, và quốc hội Anh đã đòi đưa
vào sự đăng ký của cải tại các thiên đường thuế do Anh cai trị như
Cayman Islands và British Virgin Islands. Nhưng các loại cố gắng này sẽ
kiểm soát chỉ một phần tham nhũng—phần tác động đến bản thân các
nước giàu, đang thất thu vì sự tránh thuế của các công dân của chúng.
Là khó hơn nhiều để xử lý khía cạnh khác của tham nhũng mà trong
đó các nước giàu là những người thụ hưởng trực tiếp, tức là, nơi các hệ
thống ngân hàng và pháp lý khuyến khích tham nhũng trong các nước
nghèo bằng sự hứa hẹn miễn truy tố. Trong trường hợp đó, các chính
sách của các nước giàu sẽ phải hướng tới chống lại các nhóm đặc lợi
mạnh bên trong chính các quốc gia họ: các nhà ngân hàng và các luật sư
được lợi trực tiếp từ tham nhũng; các đại lý và các nhà phát triển bất
động sản mà kiếm tiền từ những người nước ngoài thối nát; và các chính
trị gia, các đại học, các NGO, và các think tank tham gia vào sự rửa tiền
đạo đức. Việc đơn giản liệt kê tất cả các nhóm có lợi ích trong sự tiếp
tục của tham nhũng Thế giới thứ Ba là đủ để cho chúng ta tạm ngừng về
sự có thể rằng bất cứ biện pháp chống-tham nhũng nghiêm túc nào sẽ
được thực hiện.

174
Tình hình với kiểu tham nhũng này là giống với tình hình được
khuyến khích trong buôn bán ma túy và mãi dâm. Các cố gắng để chữa
trị tham nhũng và giảm sử dụng ma túy và mãi dâm nhắm chỉ đến bên
cung—bằng việc nói với các nước như Ukraine và Nigeria để kiểm soát
tham nhũng của chúng, với Colombia và Afghanistan để cắt sự sản xuất
cocaine của chúng, hay với những người lao động tình dục để thay đổi
nghề của họ. Chẳng trong lĩnh vực nào trong số này chính sách được
hướng theo hướng tới bên cầu, tức là, chống lại những người ở các nước
giàu được lợi từ tham nhũng, chống lại những người tiêu dùng ma túy
ở châu Âu và Hoa Kỳ, hay những người sử dụng các dịch vụ của những
người lao động tình dục cả. Lý do vì sao điều này là thế không phải là
cách tiếp cận chống cung là hiệu quả hơn; thực ra, có các lý lẽ mạnh rằng
nó là ít hiệu quả hơn. Lý do là việc đuổi theo bên cầu là khó hơn nhiều
về mặt chính trị. Vì thế người ta phải hoài nghi rằng sự tính toán chính
trị này, liên quan đến tham nhũng, sẽ thay đổi sớm.
Lý do cuối cùng cho tham nhũng liên quan đến toàn cầu hóa là hiệu
ứng phô trương đua đòi. Cũng là rất khó để thấy việc đó có thể thay đổi
thế nào, vì những sự khác biệt thu nhập rất lớn và được biết rộng rãi
giữa các nước (và như thế sự tồn tại của các phần thưởng và sự trừng
phạt tư cách công dân lớn) sẽ vẫn còn trong tương lai gần, trong khi sự
cộng tác giữa người dân từ các nước khác nhau mà được trả lương khác
nhau cho cùng việc làm sẽ trở nên thậm chí phổ biến hơn. Có thể, chúng
ta có thể kỳ vọng loại tham nhũng tự-biện minh này tăng lên.
Việc chống kiểu tham nhũng tác động trực tiếp đến các nước hùng
mạnh qua sự thất thoát thu nhập thuế của chúng có thể được kỳ vọng
có được sự ủng hộ chính trị đủ, và có lẽ tham nhũng như vậy có thể
giảm. Tất cả các thứ khác được gắn cứng vào kiểu toàn cầu hóa mà
chúng ta có; chúng ta nên quen với tham nhũng tăng lên và đối xử với
nó như một nguồn thu nhập có logic (hầu như bình thường) trong thời
đại toàn cầu hóa. Do chính bản chất của nó chẳng bao giờ nó trở nên
hợp pháp cả—có lẽ trừ trong một số biểu hiện của nó như việc vận động
hàng lang (lobbying) chính trị—nhưng nó đã được bình thường hóa rồi,
và nó sẽ trở nên thậm chí còn hơn thế. Chúng ta cũng nên nhận ra tính
đạo đức giả của mình và ngừng đạo đức hóa về tham nhũng và dọa nạt
các nước nghèo: nhiều người trong các nước giàu được lợi từ tham
nhũng, và kiểu toàn cầu hóa, mà chúng ta có, làm cho việc này không
thể tránh khỏi.

175
CHƯƠNG 5: TƯƠNG LAI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
TOÀN CẦU
Với con người, vàng nặng hơn cả ngàn lý lẽ.
—Euripides, Medea

5.1 Tính Phi Đạo đức Không thể tránh khỏi của Chủ
nghĩa tư bản được siêu-Thương mại hóa
5.1a Chủ nghĩa tư bản của Max Weber
Chủ nghĩa tư bản có một mặt sáng và một mặt tối.
Những quan sát về mặt sáng quay lại ít nhất đến [luận đề] “doux
commerce (thương mại ôn hòa)” của Montesquieu và được lặp lại,
trong hình thức tương tự, bởi các tác giả khác nhau như Adam Smith,
Joseph Schumpeter, Friedrich Hayek, và John Rawls.1 Ý tưởng chung là
bởi vì trong các xã hội thương mại thành công (tức là, việc kiếm tiền)
phụ thuộc vào việc làm hài lòng những người khác, đưa ra cho họ cái gì
đó họ vui lòng để mua hay để trao đổi lấy, đặc điểm của sự dễ chịu tỏa
khắp tất cả hành vi con người và lan từ các thương vụ kinh doanh vào
các tương tác cá nhân. Mặt sáng, “adoucissement des moeurs” (làm dịu
cách cư xử), trở nên thậm chí mạnh hơn với sự hàng hóa hóa đời sống
bình thường của người dân. Trong các xã hội tư bản chủ nghĩa đã phát
triển, nhiều trong số các giao dịch hàng ngày của chúng ta có một động
cơ thúc đẩy hám lợi, thầm kín. Và trong khi điều này là cái gì đó đôi khi
làm trống rỗng ý nghĩa truyền thống của các giao dịch như vậy (và như
thế có thể là mặt tối của các xã hội được thương mại hóa), nó cũng làm
cho chúng ta ứng xử đối với những người khác với sự cân nhắc và tôn
trọng. Khi phạm vi của các quan hệ giao dịch mở rộng, cũng thế là phạm
vi của sự dễ chịu—sự thỏa hiệp và sự nhận biết các sở thích và các lợi
ích của những người khác. Trong một xã hội được thương mại hóa,
chúng ta tương thuộc vào nhau: chúng ta không thể thỏa mãn các lợi ích
của mình mà không cũng thỏa mãn các lợi ích của những người khác.
Người làm bánh mỳ của Adam Smith không thể bán bánh mỳ của mình
trừ phi thuyết phục các khách hàng của mình rằng nó là tốt hơn các
bánh mỳ khác. Tất cả điều này làm chúng ta lịch sự hơn và biết rõ về
những người khác và nhu cầu của họ.

176
Các xã hội thương mại thuần túy theo định nghĩa là các xã hội nơi các
hệ thống thứ bậc, hay những sự phân biệt giữa những người dân, không
dựa vào các tiêu chuẩn ngoài-kinh tế như bối cảnh gia đình của người
ta hay tư cách thành viên trong một trật tự xã hội (thí dụ, tầng lớp quý
tộc hay giới tăng lữ), hay thậm chí kiểu công việc người ta làm (mà,
chẳng hạn, trong đạo Hindu được dùng để phân tầng dân cư). Hệ thống
thứ bậc dựa đơn giản vào thành công tiền tệ, và thành công như vậy về
nguyên tắc là mở cho tất cả mọi người. Như tôi đã lập luận trong
Chương 2, nó không mở ngang bằng cho mọi người trong thực tiễn,
nhưng về mặt ý thức hệ nó là. Chẳng gì sẽ làm mất tư cách của những
người bắt đầu từ dưới đáy của kim tự tháp xã hội và tìm được cách để
trở nên giàu khỏi việc nhận được sự tôn trọng từ những người ngang
hàng của họ nhiều như nếu giả như họ bắt đầu từ giữa hay từ đỉnh. Họ
thậm chí nhận được sự công nhận nhiều hơn bởi vì những khó khăn họ
đã vượt qua. Tiền là một bộ san bằng vĩ đại, và các xã hội thương mại
cung cấp ví dụ hay nhất về sức mạnh của nó.
Sự làm ngang bằng cơ hội từ từ cho những người có giới tính, sở thích
tính dục khác nhau, những người khuyết tật, và các chủng tộc làm cho
có thể thêm nữa cho các thành viên của các nhóm thiệt thòi trước kia
để đạt được các vị trí đỉnh cao. Còn quan trọng hơn cho các mục đích
của chúng ta, các cá nhân này không mang theo bất cứ điều sỉ nhục nào
từ vị trí thiệt thòi trước đó của họ: một khi họ đã trở nên giàu họ là tốt
như bất kể ai khác. Điều này, tôi nghĩ, là rõ rệt nhất ở Hoa Kỳ, nơi đôi
khi được nói rằng sự giàu có hoạt động như một hình thức tẩy sạch.
Tiền “rửa” tất cả “các tội lỗi” trước.
Khi hệ thống thứ bậc được xác định chỉ bởi sự giàu có, một cách tự
nhiên nó dẫn người dân tập trung vào việc kiếm của cải. Như Rawls viết:
“Hệ thống xã hội định hình các nhu cầu và khát vọng mà các công dân
của nó sẽ có. Nó xác định một phần loại người họ muốn trở thành cũng
như loại người họ là” (1971, 229). Sự theo đuổi mang tính hệ thống, duy
lý của sự giàu có kể từ Max Weber đã được định nghĩa như thế, một
trong những đặc trưng xã hội học then chốt của chủ nghĩa tư bản. Ngay
cả “sự mưu cầu hạnh phúc,” một sự thêm vào quan trọng cho Tuyên
ngôn Độc Lập Mỹ (mà Jefferson đưa vào thay cho tài sản trong thành
ngữ phổ biến hơn “cuộc sống, tự do, và sự bảo vệ tài sản”), đã có thể
được xem như một lời kêu gọi cho sự theo đuổi sự giàu có không bị cản
trở— không bị cản trở bởi những sự đánh bẫy phong kiến lỗi thời của
địa vị và dòng dõi—bởi vì của cải, không phải không hợp lý, được xem

177
như một proxy [đại diện] (hay một đòi hỏi chính) cho hạnh phúc.2 Rằng
một sự theo đuổi của cải như vậy sẽ làm tan rã hệ thống thứ bậc ngoài-
kinh tế giữa nhân dân đã được Adam Smith lưu ý sớm trong Theory of
Moral Sentiments. Smith cũng đã lưu ý, trong cùng công trình, rằng có
một mối nguy hiểm là sự chuyên tâm theo đuổi của cải này có thể kết
thúc trong việc khuyến khích hành vi phi đạo đức. Đấy là vì sao Smith
đã bất đồng kịch liệt, nhưng không hoàn toàn thuyết phục với quan
điểm của Bernard Mandeville về kinh tế học, được tóm tắt khéo trong
tiêu đề của cuốn sách của ông “private vices, publick benefits (tật xấu
tư nhân, lợi ích công)”—mà không phủ nhận rằng hệ thống của “Dr.
Mandeville … trong một số khía cạnh giáp ranh sự thật.”3
Và việc này dẫn chúng ta đến mặt tối.
“Tật xấu tư nhân, đức hạnh công cộng”
Trong thực tế, Mandeville đã để ý rất sớm và rất giỏi cái là đặc điểm
phân biệt của các xã hội được thương mại hóa mới. Thành công phụ
thuộc vào việc khích thích trong các cá nhân hành vi ích kỷ và tham lam
nhất—hành vi đã được “làm dịu đi” và che giấu qua nhu cầu để là dễ
thương đối với những người khác, nhưng có khuynh hướng tạo ra sự
lừa dối và đạo đức giả. Như thế sự tham lam và đạo đức giả đi đôi với
nhau. Smith đã thấy mối nguy hiểm, lo rằng một sự hiểu theo nghĩa đen
về tinh thần của chủ nghĩa tư bản có thể dẫn đến sự thoái hóa đạo đức
hay sự tương đương đạo đức của cách kiếm được của cải—mà đối với
một triết gia đạo đức như Smith là ghê tởm. Ông đã thử bác bỏ
Mandeville. Nhưng tôi không chắc ông đã thành công—không chỉ bởi vì
ông đã thiếu lý lẽ thuyết phục, mà bởi vì (tôi nghĩ) bản thân Smith, chí
ít khi ông đội mũ nhà kinh tế học của ông trong Wealth of Nations, đã
không hoàn toàn tin rằng sự thấu hiểu then chốt của Mandeville là sai
(xem cả thảo luận trong Phụ lục B).4
Đối với Marx, sự tham lam là một sản phẩm của một “sự phát triển
xã hội cá biệt”; nó mang tính lịch sử, không phải tự nhiên. Nó liên kết
gắn bó với sự tồn tại của tiền. Trong đoạn đáng chú ý từ Grundrisse [Đề
cương (phê phán kinh tế chính trị học] trong đó Marx định nghĩa sự
tham lam như “chủ nghĩa khoái lạc trừu tượng” đáng được trích đầy đủ:
Bản thân sự tham lam, như một hình thức cá biệt của một nỗ lực, tức là, như khác
biệt với một sự khao khát cho một hình thức của cải cá biệt, thí dụ, cho quần áo, vũ
khí, phụ nữ, rượu vang là có thể chỉ khi sự giàu có chung … được cá nhân hóa trong
một thứ cá biệt … tiền. Vì thế tiền không chỉ là đối tượng mà là cội nguồn của sự

178
tham lam. Thói cuồng sở hữu là có thể mà không có tiền; nhưng bản thân sự tham
lam là một sản phẩm của một sự phát triển xã hội cá biệt, không phải tự nhiên, như
trái ngược với tính lịch sử.… Chủ nghĩa khoái lạc (hedonism) trong hình thức
chung của nó và tính keo kiệt là hai hình thức cá biệt của sự tham tiền. Chủ nghĩa
khoái lạc trong sự trừu tượng giả định trước một đối tượng mà có tất cả sự khoái
lạc trong tiềm năng. Chủ nghĩa khoái lạc trừu tượng thực hiện chức năng của tiền
mà trong đó nó là đại diện vật chất của sự giàu có.… Nhằm để duy trì nó như thế,
nó phải hy sinh tất cả mối quan hệ với các đối tượng của các nhu cầu cá biệt, phải
kiêng, nhằm để thỏa mãn nhu cầu của sự tham tiền với tư cách như thế. (Marx
1973, 222–223)

Có ít sự hoài nghi, tôi nghĩ, rằng Marx sẽ coi sự tham lam như một sự đi
cùng cần thiết của sự hàng hóa hóa tăng lên của đời sống.
Một thay thế khả dĩ (alternative) mà bảo toàn tinh thần hám lợi cần
cho sự hưng thịnh của các xã hội được thương mại hóa nhưng sẽ giữ
tinh thần đó trong sự kiểm soát là để nội hóa (internalize) các hình thức
nào đó của hành vi có thể chấp nhận được qua tôn giáo. Đấy là vì sao
Đạo Tin Lành, trong sự hiểu của Weber về nó, không chỉ tương quan với
thành công tư bản chủ nghĩa mà là không thể thiếu được cho việc duy
trì các cố gắng mặt khác không thể hiểu nổi của các nhà tư bản (sự làm
việc và sự kiếm được của cải của họ mà không tiêu thụ nó), sự đúng mực
của các giai cấp thượng lưu, và sự chấp nhận các kết cục bất bình đẳng
bởi quần chúng.5 Nó tránh sự phô trương và hành vi thô thiển mà đã
đặc trưng cho các elite trước đó. Nó đã khắc khổ: nó đã hạn chế sự tiêu
dùng của các elite và đã áp đặt các giới hạn về bao nhiêu của cải được
phô trương. Nó nội hóa các quy luật chi tiêu của quá khứ.6 Như John
Maynard Keynes nhận xét trong Ecomomic Consequences of the Peace
[Các Hệ quả Kinh tế của Hòa Bình] (1919), chủ nghĩa tư bản thế kỷ thứ
mười chín ở nước Anh đã bảo đảm sự chấp nhận dân chúng đủ về hệ
thống thứ bậc địa chủ-người lao động tư bản chủ nghĩa nên xã hội đã
không nổ tung trong một cuộc cách mạng thuộc loại đã nhấn chìm các
xã hội phong kiến, hết xã hội này đến xã hội khác, ở Pháp, Trung Quốc,
Nga, Đế chế Habsburg, và Đế chế Ottoman.7 Chừng nào các nhà tư bản
sử dụng hầu hết thu nhập thặng dư của họ để đầu tư thay cho tiêu thụ,
khế ước xã hội có hiệu lực.8 Sự nội hóa hành vi đáng mong muốn, hành
vi mà, theo lời của John Rawls, khẳng định lại các niềm tin chính của
một xã hội trong các hành động hàng ngày của nó, đã là có thể nhờ các
ràng buộc của các xã hội và khế ước xã hội ngầm. Là không rõ nếu các
xã hội tận tâm đến vậy cho việc đạt được của cải, hầu như bằng bất cứ
phương tiện nào, sẽ không nổ tung thành hỗn loạn giả như không có các
ràng buộc này.9

179
5.1b Đạo lý Thuê ngoài (Outsourcing Morality)
Chẳng cái nào trong hai ràng buộc này (tôn giáo và một khế ước xã hội
ngầm) có hiệu lực trong chủ nghĩa tư bản được toàn cầu hóa ngày nay.
Không phải là mục đích của cuốn sách này để giải thích vì sao thế giới
đã trở nên ít mộ đạo hơn, ít nhất liên quan đến hành vi kinh tế, tôi cũng
chẳng có đủ hiểu biết để làm vậy. Nhưng không nghi ngờ gì nó đã ít hơn.
Trong hầu hết các nước tiên tiến, sự tham dự tại các nhà thờ Kitô giáo
đã giảm đều đặn, và số người nói họ không có tôn giáo nào đã tăng lên.10
Điều này không để nói rằng bản thân sự tham dự ở nhà thờ sẽ bảo đảm
hành vi có đạo đức, đặc biệt bởi vì các tôn giáo ngày nay nói tương đối
ít về cái gì tạo thành hành vi kinh tế đúng đắn. Một số mục sư, như Billy
Graham, thậm chí ca ngợi sự tham lam như một đức hạnh.11 Nhà thuyết
giáo Mỹ Pat Robertson đã bình luận ngay sau vụ giết kinh khủng nhà
báo Saudi Jamal Khashoggi trong năm 2018 rằng người ta không nên
quá cứng rắn với chế độ Saudi (được cho là những kẻ giết người) bởi vì
“chúng ta đã có một thương vụ vũ khí mà mọi người đều muốn một mẩu
của [nó] … sẽ có rất nhiều việc làm, rất nhiều tiền đến két của chúng ta.
Nó không phải là cái gì đó bạn muốn nổ tung dù muốn hay không.”12 Thí
dụ này là hết sức cực đoan bởi vì sự kêu gọi bỏ qua sự giết người được
đưa ra nhân danh thu nhập lớn hơn từ sự bán vũ khí. Nhưng nó là đại
diện của một tôn giáo đặt sự kiếm tiền, bằng bất cứ phương tiện nào,
vào giữa các giá trị cao nhất của nó.
Là khó để xem, ngay cả về mặt lý thuyết, các ràng buộc của tôn giáo
và một khế ước xã hội sẽ hoạt động thế nào trong một khung cảnh được
toàn cầu hóa, không chỉ bởi vì các tôn giáo là đa dạng và nhiều đã nội
hóa các mục tiêu của chủ nghĩa tư bản được siêu-thương mại hóa, mà
cả bởi vì các cá nhân cảm thấy bối rối từ các khung cảnh xã hội của họ.
Các hành động của chúng ta không còn “được theo dõi” bởi những
người sống quanh chúng ta nữa. Các hành động kinh doanh phi đạo đức
của người làm bánh mì của Adam Smith đã được các hàng xóm của ông
quan sát. Nhưng các hành động phi đạo đức của những người làm việc
ở một nơi và sống ở một nơi hoàn toàn khác—với thế giới của những
người cùng làm việc và thế giới của các hàng xóm và bạn bè chẳng bao
giờ tương tác—là không thể quan sát được. Trong cuốn sách của ông
Capital: The Eruption of Delhi [Tư bản: sự Phun trào của Delhi] (2015),
Rana Dasgupta kể một câu chuyện về một bác sĩ đáng kính sinh-ở-Ấn
Độ, sống trong một khu giai cấp-trung lưu ở Toronto, đầy đủ với một

180
vườn xinh đẹp và một garage hai xe—nhưng thu nhập chính của ông
đến từ việc giám sát việc thu hoạch bằng vũ lực các cơ quan nội tạng từ
dân nghèo sống ở khu ổ chuột gần Delhi xa hàng ngàn dặm. Ông bác sĩ
có thể được xem như một thành viên trung thực của cộng đồng, hoàn
toàn đúng, từ những gì các hàng xóm của ông biết về ông, còn trong thực
tế ông là một kẻ phạm tội.
Vì các cơ chế ép buộc bên trong đã teo đi hay chết hay không hoạt
động trong môi trường được toàn cầu hóa, chúng đã được thay thế bởi
các ràng buộc bên ngoài, trong hình thức của các quy tắc và luật. Tôi
không muốn nói rằng các luật đã không tồn tại trước đó. Nhưng trong
khi các ràng buộc được nội hóa lên hành vi là quan trọng, cả các luật và
các hạn chế tự-áp đặt đã tác động đến hành vi của người dân. Tình hình
hiện thời được đặc trưng bởi sự biến mất của cái sau. Trong những
trường hợp nơi chúng ta không thể kỳ vọng những người giàu cư xử
hợp với đạo lý hay với sự thận trọng đủ để không kích động sự giận dữ
trong những người có ít hơn, sự thực thi luật rõ ràng là một thứ tốt.13
Trong một bài giảng 2017, sử gia chính trị Pierre Rosenvallon đề xuất
rằng các nước nên đưa vào một phiên bản được hiện đại hóa của các
luật chi tiêu mà hoặc đánh thuế nặng hay cấm một số kiểu nào đó của
hành vi và tiêu dùng. Vấn đề là thay cho hai tay vịn để giúp giữ các hoạt
động của những người giàu (hay bất kể ai, liên quan đến điều đó) trên
con đường đúng, bây giờ chúng ta chỉ có một tay vịn—các luật. Đạo đức,
đã bị moi ruột bên trong, đã trở nên hoàn toàn được ngoại hiện. Nó đã
được bản thân chúng ta thuê ngoài cho xã hội nói chung.
Không quy tắc được nội hóa nào về hành vi
Nhược điểm của việc thuê ngoài (outsourcing) đạo đức là nó làm trầm
trọng thêm vấn đề gốc về sự vắng mặt của những sự kiềm chế hay các
ràng buộc bên trong. Tất cả mọi người hoặc sẽ thử giữ cân bằng giữa sự
hợp pháp và sự bất hợp pháp (làm các thứ phi đạo đức nhưng hợp pháp
về mặt kỹ thuật) hay sẽ vi phạm luật trong khi cố để không bị bắt. Việc
vi phạm luật không phải là độc nhất cho các xã hội được thương mại
hóa ngày nay. Nhưng cái độc nhất là cho người dân để cho rằng họ đã
làm mọi thứ theo cách đạo đức nhất có thể nếu họ đã vẫn chỉ ở bên đúng
của luật, hay, nếu họ đã lạc vào sự bất hợp pháp, thì là việc của những
người khác để tóm họ và chứng minh họ đã vi phạm luật. Những sự
kiểm soát bên trong, xuất phát từ niềm tin riêng của người ta vào cái gì
là hợp đạo lý và cái gì là không, có vẻ không đóng vai trò nào.

181
Điều này là rõ ràng nhất trong thể thao được thương mại hóa, nơi
quan niệm kiểu-cổ về chơi đẹp, mà đã nội hóa cách cư xử có thể chấp
nhận được, gần như đã biến mất và đã được thay thế bằng hành vi mà
trong một số trường hợp công khai vi phạm các quy tắc. Hành vi như
vậy hoàn toàn được chấp nhận và thậm chí được khuyến khích, vì người
ta tin rằng phụ thuộc một mình vào các trọng tài để thi hành các quy
tắc. Hãy xét thí dụ 2009 về bàn thắng bóng đá nổi tiếng bằng tay của
Thierry Henry, mà đã cho phép đội tuyển Pháp đủ tiêu chuẩn vào World
Cup và đưa đội tuyển Irish về nước. Không ai, từ Henry đến cổ động
viên Pháp cuối cùng, phủ nhận rằng bàn thắng đã là bằng tay, rằng nó
là bất hợp pháp, và rằng nó không được phép có giá trị. Nhưng họ không
rút ra các hệ quả hiển nhiên. Theo ý kiến của tất cả mọi người vấn đề đã
không được quyết định bởi Henry (chẳng hạn, bằng việc anh nói cho
trọng tài rằng bàn thắng là không hợp pháp) hay bởi các đồng đội của
anh (làm cùng thứ), mà chỉ bởi trọng tài. Một khi trọng tài, không thấy
bàn thắng được ghi thế nào, đã chấp nhận nó, bàn thắng là hợp pháp
như nó có thể là, và không có sự xấu hổ nào trong việc ăn mừng nó. Hay
thậm chí sự khoe khoang về nó.
Sự xung đột giữa cái hợp pháp và cái hợp đạo đức được minh họa
khéo trong một câu chuyện được Cicero kể, và gần đây được Nassim
Taleb kể lại trong Skin in the Game (2018). Nó liên quan đến Diogenes
xứ Babylon và học trò của ông Antipater xứ Tarsus, những người bất
đồng về vấn đề sau đây: Nhà buôn đang đưa ngũ cốc đến Rhodes vào
lúc khan hiếm và giá cao có nên tiết lộ rằng một tàu khác từ Alexandria,
cũng chở ngũ cốc, sắp đến Rhodes? Từ quan điểm thuần túy pháp lý,
Diogenes biện hộ, là hoàn toàn có thể chấp nhận được để không tiết lộ
thông tin riêng tư—hơn nữa, thông tin mà không ai có thể chứng minh
người sở hữu nó. Nhưng từ quan điểm đạo đức, Antipater biện hộ, là
không [thể chấp nhận được]. Tôi nghĩ, có ít nghi ngờ rằng lập trường
trước được tất cả những người trong thế giới kinh doanh ngày nay chấp
nhận. Cho dù họ có thể nói bằng miệng rằng họ theo Antipater, thực ra
họ cư xử như Diogenes. Và hành vi là cái quan trọng, không phải những
gì chúng ta nói về chúng ta nên cư xử thế nào.
Việc thuê ngoài đạo đức qua sự dựa chỉ vào luật có nghĩa rằng tất cả
mọi người đều thử chơi xỏ hệ thống. Bất kể luật nào được đưa ra để
trừng phạt các hình thức mới của hành vi trái đạo đức hay phi đạo đức
sẽ luôn luôn là một bước đằng sau những người có khả năng tìm được
cách lách chúng. Sự giải điều tiết (deregulation) tài chính và sự tránh

182
thuế cung cấp các thí dụ tuyệt vời. Không có quy tắc đạo đức nội tại nào,
như chúng ta đã thấy dư dả, mà sẽ kiểm soát hành vi của các ngân hàng
chóp bu và các quỹ tự bảo hiểm (hedge fund), hay của các công ty như
Apple, Amazon, và Starbucks, khi liên quan đến trốn thuế hay tránh
thuế; hay hành vi của những người giàu, mà che giấu của cải của họ khỏi
các nhà chức trách thuế, một phần hợp pháp và một phần bất hợp pháp,
tại Đảo Caribbea hay các Đảo Channel. Mục tiêu của họ là để chơi trò
chơi càng sát các quy tắc càng tốt, và nếu các quy tắc cần bị bẻ cong hay
bỏ qua, để thử tránh bị tóm. Và nếu bị tóm, để thử, bằng việc dùng đội
luật sư, tìm những giải thích tối nghĩa và có vẻ hợp lý nhất cho hành vi
này. Và nếu điều đó thất bại, thì dàn xếp.
Những sự dàn xếp tài chính truyền bá tính phi đạo đức xa hơn: bên
bị hại phải chọn giữa, một mặt, niềm vui của sự tức giận chính đáng và
sự thỏa mãn trong việc trừng trị kẻ côn đồ, và, mặt khác, nuốt sự tự hào
của họ và chấp nhận một sự đền bù tiền bạc mà làm cho họ thành các
tòng phạm ở chừng mực nào đó trong hành vi sai trái. Đấy là thủ tục
chuẩn mà bằng cách đó những người bị cáo buộc về quấy rối tình dục,
trốn lậu thuế, vận động hàng lang phi pháp, và một số tội phạm khác
“giải quyết” các vấn đề của họ—tức là, nếu họ có bao giờ đến giai đoạn
nơi hình thức trừng phạt nào đó đe dọa bị đòi hỏi. Việc mua bên bị thiệt
hại, thường bằng việc mua sự im lặng của họ, là một lựa chọn mà là khó
cho những người được chào mời để bác bỏ. Vì sự lựa chọn là gì: sự thỏa
mãn đạo đức mà trong vòng vài ngày sẽ bị quên đi, hay có nhiều tiền
hơn? Hơn nữa, sự dàn xếp không phải không được tán thành về mặt xã
hội: nó được coi như một nước đi duy lý, như chúng ta sẽ kỳ vọng trong
một xã hội được thương mại hóa.
Tôi đã gặp những người vui vẻ chấp nhận “bị sa thải”—dù bởi vì họ
đã tạo ra các vấn đề cho người sử dụng lao động của họ hay là quá nổi
bật để bị sa thải thẳng thừng—với điều kiện rằng họ được trả hậu hĩnh
và sẽ không bao giờ tiết lộ các chi tiết của thỏa thuận. Có vài thứ gây khó
chịu hơn khi một người bạn nói một sự dối trá rành rành về các lý do vì
sao và dưới các điều kiện nào anh đã rời việc làm của mình; nhưng anh
ta không có lựa chọn nào trừ để nói dối bởi vì sự dàn xếp đòi hỏi anh ta
lặng thinh về cái gì đã xảy ra. Hay khi một người viết toàn bộ một cuốn
sách ác ý với một tổ chức nhưng không với tổ chức khác rất giống tổ
chức cô ta đã làm việc cho, bởi vì cô ta được trả một khoản dàn xếp mà
cấm cô thảo luận bất cứ thứ gì về việc làm trước kia của cô.

183
Nhưng là sai để phê phán hành vi như vậy trong các cầu thủ bóng đá,
các ngân hàng, các hedge fund, các cá nhân giàu, hay thậm chí bản thân
chúng ta bằng việc cho rằng những người tham gia vào nó là khiếm
khuyết về đạo đức. Cái những người đưa ra một phê phán như vậy
không thấy là họ đang phê phán triệu chứng và không phải căn bệnh.
Trong thực tế, hành vi đạo đức như vậy là cần thiết cho sự sống sót
trong một thế giới nơi mọi người thử kiếm được càng nhiều tiền càng
tốt và để leo lên cao hơn trên kim tự tháp xã hội. Bất kể hành vi thay thế
nào có vẻ tự-chuốc lấy thất bại.
Khi tiền đã trở thành tiêu chuẩn duy nhất theo đó thành công được
đánh giá (như đúng thế trong các xã hội được siêu-thương mại hóa), các
dấu hiệu thứ bậc (hierarchical marker) khác biến mất (mà nói chung là
một thứ tốt), nhưng xã hội cũng gửi thông điệp rằng “là giàu là vinh
quang,” và rằng các phương tiện được dùng để đạt vinh quang phần lớn
là không quan trọng—chừng nào người ta không bị tóm khi làm cái gì
đó bất hợp pháp. Như thế, việc phê phán những người giàu hay các ngân
hàng vì những gì họ đang làm là vô ích và ngây thơ. Vô ích bởi vì họ sẽ
không thay đổi hành vi của họ, vì làm vậy sẽ có thể bị rủi ro mất của cải
của họ. Ngây thơ bởi vì nguồn gốc của vấn đề là mang tính hệ thống và
không phải riêng lẻ. Một ngân hàng có thể trở thành một diễn viên hợp
đạo lý nhất và cẩn trọng, nhưng khi đó nó sẽ thua cuộc đua thương mại
với các đối thủ cạnh tranh của nó. Ngay khi các kết quả tài chính của nó
xấu đi, chẳng ai sẽ muốn mua cổ phiếu của nó, những người giỏi nhất
của nó sẽ bỏ đi vì việc làm ở nơi khác, và cuối cùng nó sẽ phá sản. Các
cổ đông của ngân hàng, mà trong đời sống bình thường của họ có thể
cho bản thân họ là những người có đạo đức nhất, tuy nhiên sẽ bán cổ
phiếu của họ hay thử thay đổi ban quản lý của ngân hàng.
Tất nhiên, là có thể để áp đặt các ràng buộc đạo đức mạnh lên bản
thân mình, nhưng chỉ nếu người ta có kế hoạch để bỏ ra ngoài xã hội,
hay chuyển đến cộng đồng nhỏ xíu nào đó bên ngoài thế giới được toàn
cầu hóa và được thương mại hóa. Bất kể ai vẫn ở bên trong thế giới
được toàn cầu hóa và được thương mại hóa phải chiến đấu vì sự sống
sót sử dụng cùng các phương tiện và cùng các công cụ (phi đạo đức)
như mọi người khác.

5.1c “Không có Thay thế (Alternative) Nào”


Người ta có thể đồng ý với phân tích cho đến đây và sau đó lập luận như
sau: Chẳng phải tình hình này là một lời khẩn cầu cho sự thay đổi về hệ

184
thống kinh tế-xã hội? Chẳng phải suy ra rằng chúng ta phải tống khứ
thế giới tư bản chủ nghĩa được siêu-thương mại hóa để ủng hộ một hệ
thống thay thế? Vấn đề với lý lẽ mặt khác có lý này là chúng ta không có
bất kể thay thế khả thi nào cho chủ nghĩa tư bản được siêu-thương mại
hóa. Các thay thế mà thế giới đã thử tỏ ra là tồi hơn—vài trong số chúng
tồi hơn nhiều. Ngoài ra, việc loại bỏ tinh thần cạnh tranh và hám lợi
được gắn cứng vào chủ nghĩa tư bản sẽ dẫn đến một sự suy giảm về thu
nhập của chúng ta, sự nghèo tăng lên, sự giảm tốc hay sự đảo ngược của
tiến bộ công nghệ, và sự mất các lợi thế khác (như các hàng hóa và các
dịch vụ mà đã trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống của
chúng ta) mà chủ nghĩa tư bản được siêu-thương mại hóa cung cấp.
Người ta không thể hy vọng để duy trì những điều này trong khi phá
hủy tinh thần hám lợi hay việc trục xuất của cải như marker (cái đánh
dấu) duy nhất của thành công. Chúng đi với nhau. Có lẽ, đấy có thể là
một trong các đặc điểm then chốt của thân phận con người: rằng chúng
ta không thể cải thiện cách sống vật chất của chúng ta mà không để cho
vài trong số các đặc điểm khó chịu nhất của bản chất con người phát
triển đầy đủ. Về bản chất, điều này là sự thật mà Bernard Mandeville đã
lượm lặt hơn ba trăm năm trước.
Việc rút khỏi hệ thống không phải là một lựa chọn thực tế
Cố gắng để nghĩ ra một thay thế khả thi là nơi nhiều đề xuất gần đây để
giảm nhẹ các đặc điểm được cho là đen tối của chủ nghĩa tư bản được
thương mại hóa lầm lỗi. Ý tưởng rằng sự nhàn rỗi nhiều hơn sẽ làm cho
thế giới của chúng ta là một chỗ tốt hơn là một trong những ý tưởng có
vẻ có lý nhưng hoàn toàn sai (xem Raworth 2018; Bregman 2017). Nó
giả thiết rằng nếu bằng cách nào đó chúng ta có thể thuyết phục một số
người đủ lớn rằng họ sẽ khấm khá hơn bằng làm việc ít hơn, thì các đặc
điểm siêu-cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản sẽ được chữa khỏi. Chúng
ta sẽ sống cuộc sống nhàn rỗi, xem các triển lãm nghệ thuật và ngồi
trong các quán café thảo luận các tác phẩm sân khấu mới nhất. Nhưng
những người quyết định đi theo cách sống nhàn hạ hơn này sẽ mau
chóng hết tiền để theo đuổi nó (trừ phi họ có một lượng đủ của cải đã
kiếm được trước đó). Con cái họ sẽ tức giận họ vì thích sống cuộc sống
nhàn hạ và lười biếng thay cho việc đảm bảo rằng con cái có tất cả các
vật dụng mà những đứa ngang hàng của chúng hưởng thụ và đi học ở
các trường tốt nhất và đắt nhất. Đấy là vì sao các cha mẹ không thể
ngừng leo lên cao hơn bao giờ hết và thử truyền cho con cái họ tất cả
các đặc ân mà, như chúng ta đã thấy trong Chương 2, dẫn đến sự tạo ra

185
một giai cấp thượng lưu tồn tại mãi trong chủ nghĩa tư bản tự do. Đấy
là vì sao Barack Obama, bất chấp tất cả sự trang điểm hoa mỹ về giáo
dục công trong các bài phát biểu của ông, đã gửi cả hai con gái của ông
vào một trường trung học tư elite và muộn hơn vào các đại học tư đắt
đỏ nhất. Lần nữa, chúng ta thấy rằng một đời sống nhàn nhã là có thể
chỉ cho những người đã thừa kế của cải đáng kể hay vui lòng lui về các
cộng đồng độc lập và phần lớn tự-túc. Những sự rút lui khỏi chủ nghĩa
tư bản được siêu-thương mại hóa quả thực là có thể, nhưng chúng ta có
thể bảo đảm rằng chúng sẽ vẫn là rất hiếm.
Chúng ta hãy tưởng tượng rằng những người biện hộ cho một thay
thế thoải mái hơn bằng cách nào đó đã thành công trong việc thuyết
phục toàn bộ một quốc gia để thay đổi cách [sống] của nó. Chẳng hạn,
dân cư của một nước giàu ở châu Âu có thể quyết định rằng mức phúc
lợi họ có được bây giờ đúng là đủ và rằng nó có thể được duy trì nhờ
tiến bộ công nghệ với đầu vào lao động nhỏ hơn nhiều. Họ có thể quyết
định để làm việc chỉ mười lăm giờ một tuần, số giờ mà John Maynard
Keynes, trong “The Economic Possibilities for Our Grandchildren (Khả
năng Kinh tế cho các Cháu của Chúng ta)” (1930), tin sẽ là đủ để “thỏa
mãn Adam cổ trong hầu hết chúng ta.” Nhưng rất mau một nước như
vậy và dân cư của nó sẽ phát hiện ra rằng họ đã bị những người khác
vượt qua. Có lẽ, vui vẻ trong phong cách sống thoải mái của mình, thoạt
tiên họ không lo quá nhiều về xếp hạng kinh tế toàn cầu. Nhưng người
dân từ các nước thành công hơn và ngày càng giàu sẽ bắt đầu mua các
bất động sản trong nước đó, chuyển đến các địa điểm hấp dẫn nhất, ăn
trong các quán ăn ngon nhất, và từ từ thay thế dân cư địa phương. Rằng
đấy không phải là một hình ảnh tưởng tượng có thể thấy ở Italy ngày
nay. Các thành phố như Venice và Florence có thể, trong tương lai
không quá xa nào đó, hầu như sẽ được cư trú hoàn toàn bởi các thành
viên giàu của các nước khác, dù là Đức, Mỹ, hay Trung quốc. (Điều này
phần lớn là thế rồi ở trung tâm Venice và các phần của Tuscany.) Trong
một thế giới được toàn cầu hóa và được thương mại hóa đầy đủ, nếu
thu nhập Italia tiếp tục sụt giảm tương đối với thu nhập ở các nước và
vùng khác, vẻ đẹp của Italy sẽ không còn được dân cư gốc của nó hưởng
thụ. Và không có lý do nào vì sao nó phải vậy. Mọi thứ có một cái giá
trong một thế giới được thương mại hóa. Nếu một người Trung quốc có
thể trả nhiều cho một quang cảnh của Grand Canal hơn người chủ Italia
hiện thời của nó có thể trả, thì người Trung quốc đó sẽ có sự tiếp cận
đến quang cảnh đó.

186
Như thế lần nữa chúng ta đi đến kết luận rằng cách duy nhất để thách
đố thế giới được thương mại hóa là bằng việc rút khỏi nó hoàn toàn,
hoặc qua sự lưu vong cá nhân vào một cộng đồng hẻo lánh, hay, trong
trường hợp của các nhóm lớn hơn như các quốc gia, bằng việc chấp
nhận tự cung tự cấp. Nhưng là một nhiệm vụ không thể để thuyết phục
các số người đủ lớn để rút khỏi thế giới này, từ bỏ các tiện nghi của sự
thương mại hóa, và chấp nhận một tiêu chuẩn sống thấp hơn nhiều, nếu
họ đã hội nhập xã hội vào tinh thần hám lợi và đã nội hóa tất cả các mục
tiêu của nó. Có một số cộng đồng, như các cư dân Hà Lan Pennsylvania
và kibbutzim [công xã] Israeli (cả hai đang giảm sút), mà có thể không
bị làm kiệt sức bởi của cải lớn hơn nhiều hiện diện trong hàng xóm của
họ, nhưng rất ít nhóm khác chứng tỏ một mong muốn thúc bách để bắt
chước họ.
Những người viết về nhu cầu cho sự nhàn hạ nhiều hơn không nhận
ra rằng các xã hội khắp thế giới được cấu trúc theo cách để ca tụng
thành công và sức mạnh, rằng thành công và sức mạnh trong một xã hội
được thương mại hóa được bày tỏ chỉ bằng tiền, và rằng tiền nhận được
qua công việc, quyền sở hữu các tài sản, và, đặc biệt, tham nhũng. Đấy
cũng là vì sao tham nhũng là một thành phần không thể tách rời của chủ
nghĩa tư bản được toàn cầu hóa.

5.2 Nguyên tử hóa và Hàng hóa hóa


5.2a Tính Hữu ích Giảm đi của Gia đình
Các xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại gồm hai đặc điểm đại diện hai mặt
của cùng đồng xu: (a) sự nguyên tử hóa và (b) sự hàng hóa hóa.
Sự nguyên tử hóa nhắc đến sự thực rằng các gia đình phần lớn đã
mất lợi thế kinh tế của chúng khi một số ngày càng tăng của các hàng
hóa và các dịch vụ thường được sản xuất tại gia, bên ngoài thị trường
và không chịu sự trao đổi tiền tệ, bây giờ có thể được mua hay thuê trên
thị trường. Các hoạt động như chuẩn bị bữa ăn, quét dọn, làm vườn, và
chăm sóc trẻ sơ sinh và người ốm yếu và những người già đã được cung
cấp “miễn phí” ở nhà trong các xã hội truyền thống và, cho đến rất gần
đây, trong các xã hội hiện đại (trừ phi người ta đã rất giàu). Nó chắc
chắn đã là một trong các lý do chính cho sự hôn nhân đã tồn tại chút
nào. Nhưng với của cải tăng lên chúng ta có thể mua hầu như tất cả các
dịch vụ này từ bên ngoài, và có nhu cầu ngày càng ít để chia sẻ cuộc sống
của chúng ta với những người khác. Là không ngẫu nhiên rằng các xã

187
hội giàu nhất ngày nay có khuynh tướng tới một gia đình có kích thước
một. Na Uy, Đan Mạch, và Thụy Điển hầu như ở đó rồi, với kích thước
hộ gia đình trung bình giữa 2,2 và 2,4. Ngược lại, trong các xã hội nghèo
nhất ở trung Phi có kích thước hộ gia đình trung bình 8 hay 9.14 Không
nhất thiết bởi vì người dân ở các nước nghèo hơn thích ở cùng nhau
hơn, mà bởi vì họ không đủ khả năng để sống một mình. Việc sống cùng
nhau “nội hóa” các hoạt động này (nấu ăn, quét dọn, và vân vân) và cũng
cung cấp sự tiết kiệm theo quy mô trong mọi thứ từ dầu ăn đến điện
(tức là, các chi phí tiện ích và nấu ăn là thấp cho hai người sống với nhau
hơn chi phí cho mỗi người sống một mình nhân với hai).15 Nhưng trong
các xã hội giàu, tất cả các hoạt động này bây giờ có thể được thuê ngoài
(outsourced). Đi đến một kết luận khủng khiếp (dystopian), thế giới sẽ
gồm các cá nhân sống và thường làm việc một mình (trừ trong thời kỳ
khi họ chăm sóc con cái), những người không có các liên kết hay quan
hệ thường xuyên nào với những người khác và nhu cầu của họ tất cả
đều được các thị trường cung cấp, theo cùng cách mà hầu hết người dân
ngày nay không làm giày của riêng họ nhưng mua chúng trong một cửa
hàng. Không có lý do tương tự nào vì sao bất cứ ai (trừ những người
nghèo nhất) sẽ phải rửa bát hay chuẩn bị thức ăn của riêng họ.
Sự xâm nhập pháp lý vào đời sống gia đình đẩy mạnh sự nguyên tử
hóa
Sự nguyên tử hóa (mà, ở mức cực độ, ngụ ý sự kết thúc của gia đình)
cũng bị tăng tốc bởi những sự xâm nhập pháp lý vào đời sống gia đình.
Lý do vì sao gia đình đã là đơn vị chăm sóc người già và người trẻ, và
trao đổi các hàng hóa và các dịch vụ giữa các thành viên của nó, bất chấp
ai là một “người thắng” hay “kẻ thua” ròng, là bởi vì các quy tắc tồn tại
bên trong các gia đình là khác với các quy tắc có hiệu lực ở bên ngoài.
Gia đình và phần còn lại của thế giới, theo một nghĩa đạo đức và thậm
chí vật lý, là hai thế giới riêng biệt (hay đúng hơn, đã thường là hai thế
giới riêng biệt). Trong cuốn sách của Rana Dasgupta (2015) về Delhi
hiện đại, tính hai mặt đạo đức và vật lý này được minh họa bởi cuộc
sống kiểu tu viện mà các mẹ và các bà (và kỳ vọng từ các con dâu của
họ) sống và mục tiêu của nó là để tối thiểu hóa sự tiếp xúc với bất kể ai
không phải là thành viên gia đình. Về mặt vật lý, sự phân chia giữa hai
thế giới được bày tỏ trong việc thay giày vài lần trước khi bước vào nhà,
để không mẩu nào (hạt bụi? cỏ?) của thế giới bên ngoài có thể lọt vào
chốn linh thiêng của gia đình.

188
Trong khi sự tách biệt cùng cực này giữa gia đình và không-gia đình
có thể có vẻ kỳ lạ với nhiều người ngày nay, nó là cái gì đó hầu hết xã
hội trên thế giới đã nuôi dưỡng cho đến gần đây. Và nó đã là chỉ bởi vì
một sự tách biệt như vậy giữa “chúng ta” và “họ” mà nhiều hoạt động
gia đình—cả việc vặt trong nhà và các điều vui thú—có thể được các
thành viên của hộ gia đình chia sẻ. Nói cách khác, sự chia sẻ đã dựa vào
sự loại trừ.16
Mô hình bị thương mại hóa của ngày nay nằm ở thái cực khác. Thế
giới bên ngoài được phép đột nhập vào bên trong dưới hình thức giao
các bữa tối và các dịch vụ quét dọn mà cả dưới hình thức của sự xâm
nhập pháp lý. Những sự xâm nhập này—như những thỏa thuận trước
hôn nhân, và khả năng của các tòa án để đưa trẻ con đi và để kiểm soát
hành vi của vợ chồng đối với nhau—trong khi trong nhiều trường hợp
là những sự phát triển đáng mong muốn (thí dụ, trong việc ngăn cản sự
ngược đãi vợ chồng), khoét rỗng thêm hiệp ước ngầm bên trong mà giữ
các gia đình lại với nhau. Sự xâm nhập pháp lý này của xã hội vào đời
sống gia đình chỉ là một ví dụ khác về sự thuê ngoài (outsourcing). “Bộ
quy tắc” nội bộ gia đình đơn giản được thuê ngoài cho xã hội nói chung,
cùng cách mà việc nấu một bữa ăn được thuê ngoài cho quán ăn ở gần.
Cả hai kiểu thuê ngoài phải nêu ra câu hỏi cuối cùng: Cái gì là lợi thế của
gia đình hay của sự sống thử như vợ chồng trong một thế giới giàu, được
thương mại hóa nơi mọi dịch vụ có thể mua được?
Người ta có thể nhận diện ba kiểu tương tác lịch sử giữa các lĩnh vực
(kinh tế) tư và công. Thứ nhất là kiểu tiền-tư bản chủ nghĩa, nơi sản
xuất được tiến hành bên trong hộ gia đình. Như chúng ta đã thấy ở
Chương 3, “phương thức sản xuất hộ gia đình” này đã là đặc trưng lâu
đời của Trung Quốc, cho đến tận thế kỷ thứ mười chín, khi tây Âu đã
chuyển rồi sang việc sử dụng lao động ăn lương phổ biến hơn nhiều mà
xác định kiểu lịch sử thứ hai.17 Kiểu thứ hai này gồm việc sử dụng lao
động ăn lương bên ngoài gia đình (tức là, không phải hệ thống gia công-
tại nhà trong đó người dân làm theo sản phẩm cho những người khác ở
bên trong nhà riêng của họ). Nó là phần của một phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa điển hình với một sự phân biệt sắc nét giữa sự sản
xuất và các lĩnh vực gia đình—một sự phân biệt mà Weber nghĩ đã là
hoàn toàn cơ bản cho chủ nghĩa tư bản. Cuối cùng, chủ nghĩa tư bản mới
được siêu-thương mại hóa lại hợp nhất sự sản xuất và gia đình nhưng
làm vậy bằng việc lùa hộ gia đình vào phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Chúng ta có thể thấy điều này như một kết cục hợp logic trong sự

189
phát triển của chủ nghĩa tư bản, khi chủ nghĩa tư bản dịch chuyển để
“chinh phục” các lĩnh vực mới và để hàng hóa hóa các hàng hóa và các
dịch vụ mới. Giai đoạn này cũng ngụ ý những sự cải thiện đáng kể về
năng suất lao động bởi vì chỉ các xã hội đủ giàu có mới có thể có đủ khả
năng để hàng hóa hóa hoàn toàn tất cả các quan hệ cá nhân mà về mặt
truyền thống đã bị bỏ ngoài thị trường.

5.2b Cuộc sống Riêng tư như Chủ nghĩa Tư bản hàng Ngày
Mặt đối lập của sự nguyên tử hóa là sự hàng hóa hóa. Trong sự nguyên
tử hóa, chúng ta trở thành một mình bởi vì tất cả nhu cầu của chúng ta
có thể được thỏa mãn bởi cái chúng ta mua từ những người khác, trên
thị trường. Trong một trạng thái của sự hàng hóa hóa đầy đủ, chúng ta
trở thành người khác: chúng ta thỏa mãn các nhu cầu của người dân
qua sự hàng hóa hóa cực đại của các tài sản của chúng ta, kể cả thời gian
rảnh rỗi của chúng ta.18
Sự tạo ra các hàng hóa mới
Cái chủ nghĩa tư bản toàn cầu làm là cho chúng ta, như những người
tiêu dùng, khả năng để mua các hoạt động đã từng được gia đình, bạn
bè, hay cộng đồng cung cấp bằng hiện vật. Nhưng đối với chúng ta như
các nhà sản xuất, nó cũng đưa ra một lĩnh vực hoạt động rộng (chính
xác cùng các hoạt động) mà chúng ta có thể cung cấp cho những người
khác. Như thế, sự nguyên tử hóa và sự hàng hóa hóa đi cùng với nhau.
Trường hợp hiển nhiên nhất là sự hàng hóa hóa các hoạt động mà đã
thường được tiến hành bên trong các gia đình mở rộng và sau đó, khi
người dân trở nên giàu hơn, bên trong các gia đình hạt nhân. Việc nấu
ăn bây giờ đã được thuê ngoài, và các gia đình thường không ăn các bữa
ăn cùng nhau. Việc dọn dẹp, sửa chữa, làm vườn, và nuôi dạy con cái đã
được thương mại hóa nhiều hơn trước hay có lẽ hơn bao giờ hết. Việc
viết các tiểu luận về nhà, mà từng được “thuê ngoài” cho cha mẹ, bây
giờ có thể được thuê ngoài cho các công ty thương mại.
Sự tăng trưởng của nền kinh tế gig (gig economy [trong đó công ty
thuê lao động tự do tạm thời và người lao động làm công việc tạm thời])
thương mại hóa thời gian nhàn rỗi của chúng ta và các thứ chúng ta sở
hữu nhưng đã không được dùng cho các mục đích thương mại trước
đây. Uber được tạo ra chính xác trên ý tưởng về sử dụng thời gian rỗi
tốt hơn. Các lái xe limousine đã thường có thời gian dư giữa các việc
làm; thay cho việc lãng phí thời gian đó, họ bắt đầu đưa người ta đi

190
loanh quanh để kiếm tiền. Bây giờ bất kể ai có một số thời gian rỗi có
thể “bán” nó bằng làm việc cho một công ty chia sẻ-chuyến đi hay giao
pizza. Một phần của thời gian nhàn rỗi mà chúng ta không thể thương
mại hóa (đơn giản bởi vì các việc làm đã “lổn nhổn” và không thể được
ép vào những đoạn rất ngắn của thời gian rảnh rỗi) đã trở nên có thể
bán được. Tương tự, một chiếc xe tư nhân mà đã là “vốn chết” trở thành
vốn thật nếu được dùng để lái cho Lyft hay Uber. Việc giữ chiếc xe để
không trong gara hay chỗ đậu xe có một chi phí cơ hội rõ ràng. Tương
tự, các nhà ở mà trong quá khứ có thể đã được cho gia đình hay bạn bè
mượn trong một tuần mà không có đền bù gì bây giờ trở thành các tài
sản được cho các du khách thuê vì một phí. Ngay khi điều này xảy ra,
các tài sản như vậy trở thành các mặt hàng; chúng có được một giá thị
trường. Việc không sử dụng chúng là một sự lãng phí nguồn lực rõ ràng.
Trong khi trong quá khứ chi phí cơ hội của chúng đã là zero, bây giờ nó
là dương.
Điều này không có nghĩa rằng tất cả mọi người sẽ dùng mọi khoảnh
khắc nhàn rỗi của mình để làm một gig [việc tạm thời], hay sẽ cho thuê
nhà của họ mỗi ngày mà nó để trống. Tương tự chúng ta không sử dụng
mỗi phút của cuộc sống chúng ta để thử kiếm tiền. Tuy vậy, một khi chi
phí cơ hội của các hoạt động tự do cho đến nay trở thành dương, cuối
cùng khiến chúng ta nghĩ về các hoạt động này như các hàng hóa hay
dịch vụ thương mại. Khi đó cần cố gắng lớn hơn của ý chí để cho các cơ
hội đi qua và không cưỡng lại được việc kiếm lợi từ chúng.
Hệt như có một logic trong cách chủ nghĩa tư bản được siêu-thương
mại hóa xóa sạch sự phân chia giữa các lĩnh vực sản xuất và gia đình,
cũng thế có một logic lịch sử nào đó trong sự tiến của cái được hàng hóa
hóa. Thứ nhất, nông nghiệp đã được hàng hóa hóa qua sự thương mại
hóa của sản xuất thặng dư, tức là, qua một sự chuyển ra khỏi nông
nghiệp tự cung tự cấp. Rồi đến sự hàng hóa hóa của các hoạt động chế
tác, nhất là sản xuất quần áo. Các thị trường mới nổi lên khi các hàng
hóa theo truyền thống được các hộ gia đình sản xuất bắt đầu được sản
xuất thương mại. Ở gốc của Cách mạng Công nghiệp [Industry] (và
industrious [cần cù]) ở châu Âu đã là công việc ăn lương bên ngoài gia
đình và, cùng với nó, tập quán dùng tiền lương kiếm được như vậy để
mua các mặt hàng mà trước đây được sản xuất bên trong hộ gia đình
bởi cùng những người lao động (với năng suất cao hơn nhiều dưới hệ
thống mới).19 Đấy chính xác là cùng quá trình mà chúng ta quan sát ngày
nay đối với các dịch vụ. Sự hàng hóa hóa của các dịch vụ, và cuối cùng

191
của thời gian rỗi, chỉ là một bước hợp logic thêm trên con đường phát
triển. Các dịch vụ cá nhân là khó hơn để hàng hóa hóa bởi vì sự tăng
năng suất trong việc này là chậm hơn trong sản xuất hàng hóa (như thế
các lợi thế của sự hàng hóa hóa là ít rõ ràng hơn), và lợi lộc từ sự phân
công lao động là ít hơn: lợi thế của một bữa ăn được giao so với bữa ăn
được nấu ở nhà là không rõ như lợi thế của việc mua giày được sản xuất
hàng loạt so với việc làm giày ở nhà.
Sự hàng hóa hóa cái trước kia đã không là hàng thương mại có
khuynh hướng khiến cho mọi người làm nhiều việc và thậm chí, như
trong việc cho thuê các căn hộ, để biến họ thành các nhà tư bản hàng
ngày. Nhưng việc nói rằng những người lao động làm nhiều việc làm là
cùng thứ như việc nói rằng những người lao động không giữ các việc
làm cá nhân lâu dài và rằng thị trường lao động là hoàn toàn “linh hoạt,”
với người dân tham gia và bỏ việc làm với một tỷ lệ rất cao. Như Max
Weber nhận xét, “Công việc không đều, mà người lao động bình thường
thường buộc phải có, thường là không thể tránh khỏi, nhưng luôn là
một trạng thái quá độ khó chịu. Một người mà không có một nghề như
thế thiếu cá tính có hệ thống, có phương pháp.”20 Nói cách khác, kiểu
công việc mà chắc có khả năng tồn tại trong thế kỷ thứ hai mươi mốt
không phải là loại công việc mà Weber xem như đáng mong muốn bởi
vì nó thiếu ý thức nghề nghiệp, hay sự tận tụy, đối với một nghề.
Như thế những người lao động, từ quan điểm của những người sử
dụng lao động, quả thực trở thành “các đại lý (agent)” có thể thay cho
nhau hoàn toàn. Mỗi người làm một việc làm trong vài tuần hay vài
tháng: mọi người là khoảng tốt hay xấu như mọi người khác. Chúng ta
đang đến gần thế giới mơ ước của kinh tế học tân cổ điển nơi các cá
nhân, với các cá tính độc nhất của họ, không còn tồn tại nữa; họ đã bị
thay thế bởi các đại lý—các avatar có thể thay thế cho nhau mà nhiều
nhất có thể khác nhau về vài đặc điểm chung như mức giáo dục, tuổi,
hay giới. Một khi các đặc điểm này được tính đến, các cá nhân, thiếu bất
kể đặc điểm cá nhân nào, là có thể thay thế cho nhau hoàn toàn.
Như thế trở nên rõ ràng rằng ba sự phát triển này liên hệ với nhau:
(i) sự thay đổi về sự hình thành gia đình (sự nguyên tử hóa), (ii) sự mở
rộng của hàng hóa hóa sang các hoạt động mới, và (iii) sự nổi lên của
các thị trường lao động linh hoạt hoàn toàn với các việc làm tạm thời.
Nếu chúng ta có một, chúng ta buộc phải có cả ba.
Khuyết điểm của sự hàng hóa hóa

192
Vấn đề với loại này của sự hàng hóa hóa và “sự linh hoạt hóa” là nó làm
xói mòn các quan hệ con người và sự tin cậy mà là cần thiết cho nền
kinh tế thị trường hoạt động suôn sẻ. Nếu người dân làm cùng việc làm
trong một thời kỳ dài, họ thử thiết lập các mối quan hệ tin cậy với những
người họ thường xuyên tương tác với. Tức là, họ tham gia vào cái các
nhà kinh tế học gọi là “các trò chơi lặp lại.” Nhưng nếu mọi người
chuyển từ một chỗ sang chỗ khác với tần suất cao và thay đổi việc làm
mỗi vài tháng, thì không có trò chơi lặp lại nào bởi vì mọi người luôn
luôn tương tác với những người khác nhau. Nếu không có trò chơi lặp
lại nào, người dân điều chỉnh hành vi của họ để phản ánh sự kỳ vọng
rằng họ sẽ chỉ chơi một trò chơi duy nhất, có một tương tác duy nhất.
Và hành vi mới này là rất khác.
Sau khi ở xa New York trong vài tháng, tôi quay lại để phát hiện ra
rằng nhiều người mà với họ tôi nghĩ tôi đã chơi các trò chơi lặp lại, trong
các quán ăn tôi hay lui tới và trong chung cư nơi tôi sống, đơn giản đã
thay đổi. Những người mới đã xuất hiện và đối xử với tôi (một cách có
thể hiểu được) như một người lạ hoàn toàn. Khi điều này xảy ra, bạn
không có nhiều khuyến khích để cư xử “một cách dễ thương,” để gửi các
tín hiệu về hành vi hợp tác, bởi vì bạn biết rằng những người mới này
sẽ sớm thay đổi. Việc đầu tư vào để là dễ thương là tốn kém; sự cố gắng
cần được biện minh bởi sự kỳ vọng rằng tính dễ thương này sẽ là có đi
có lại. Nhưng nếu người mà bạn tương tác với sẽ không ở đó trong một
tháng nữa, thì là tử tế có nghĩa gì? Nó chỉ là sự lãng phí nỗ lực. Tất nhiên,
cùng lập luận được bên kia đưa ra: vì sao người đó phải quan tâm đến
bạn nếu họ đang để mắt đến gig (việc làm tạm thời) tiếp theo của họ?
Bây giờ sẵn có vô số sự xét lại về cả các nhà cung cấp và những người
dùng dịch vụ là một cách để thử đảm bảo “tính dễ thương” bất chấp sự
thiếu các mối quan hệ lâu bền. Việc này quả thực là một sự cải thiện so
với không có hệ thống xét lại nào. Nhưng hệ thống có thể bị chơi xỏ. Và
điểm chính là trong một thế giới được toàn cầu hóa với một lực lượng
lao động linh hoạt, các mối quan hệ kinh doanh lâu bền sẽ là rất hiếm;
sự hiểu biết cá nhân về người khác và trách nhiệm đối với cá nhân đó
được thay thế bằng một hệ thống (chấm) điểm, mà, dù theo một số cách
cung cấp nhiều thông tin hơn, là vô cảm.
Vì sao chúng ta thay đổi hành vi của chúng ta khi các tương tác của
chúng ta bị hàng hóa hóa? Tôi không thể làm tốt hơn việc trích bình luận
của một người bạn: “Bởi vì chúng ta bị quy giản thành hành động kinh
tế, bởi vì chúng ta không thể nghĩ bất kể cách khác nào, bởi vì trở nên

193
dễ thương là một sự đầu tư, bởi vì logic của việc trở nên dễ thương vượt
ra ngoài logic thị trường.” Vì sự hàng hóa hóa đã bước vào lĩnh vực cá
nhân của chúng ta, chúng ta có thể nghĩ hầu như chẳng gì tồn tại và vượt
ra ngoài hay bên ngoài nó.21
Sự lan ra của sự hàng hóa hóa loại bỏ sự xa lánh (alienation). Để bị
xa lánh, chúng ta cần biết về một sự phân đôi giữa bản thân chúng ta
như con người bản thể học và bản thân chúng ta như các tác nhân kinh
tế. Nhưng khi năng lực hành động kinh tế là ở bên trong chúng ta, trật
tự của các thứ được nội hóa theo cách mà chẳng có gì chói tai nữa.
Sự biến đổi bản thân chúng ta thành các đối tượng quản lý và cực đại
hóa được giáo sư luật Daniel Markovits thấu tóm rất khéo trong bài
phát biểu trước khóa tốt nghiệp 2015 Trường Luật Yale: “Tài năng, sự
đào tạo và các kỹ năng riêng của bạn—chính xác con người bạn—ngày
nay tạo thành tài sản lớn nhất của chúng ta, nguồn chi phối áp đảo của
sự giàu có và địa vị của chúng ta.… [Bạn phải] hoạt động như các nhà
quản lý-tài sản mà danh mục đầu tư của họ chứa bản thân chúng ta.”22
Sự hàng hóa hóa tăng lên của nhiều hoạt động cùng với sự lên của
nền kinh tế gig và của một thị trường lao động linh hoạt triệt để, tất cả
đều là phần của cùng sự tiến hóa; chúng phải được xem như những sự
dịch chuyển tới một nền kinh tế duy lý hơn, nhưng cuối cùng phi-cá
nhân hóa hơn, nơi hầu hết các tương tác sẽ là các liên hệ-một lần. Tại
mức nào đó, như trong “doux commerce (thương mại ôn hòa)” của
Montesquieu, sự thương mại hóa hoàn toàn sẽ làm cho người dân hành
động dễ thương hơn đối với nhau. Nhưng mặt khác, độ ngắn của các
tương tác làm cho việc đầu tư vào hành vi hợp tác cực kỳ đắt đỏ đến
mức không thể đầu tư nổi. Đấy là vì sao sự siêu-thương mại hóa có thể
không đưa chúng ta tới một xã hội nơi người dân hành động tử tế hơn.
Sự tử tế (dễ thương) bị xói mòn từ hai hướng: sự nguyên tử hóa khoét
rỗng đời sống gia đình, và độ ngắn của các tương tác làm giảm hành vi
“dễ thương” tiềm tàng được Montesquieu ca ngợi. Và tất cả điều này xảy
ra dựa vào một nền của tính phi luân lý (amorality) cơ bản.
Người dân như các trung tâm sản xuất tư bản chủ nghĩa
Thành công cuối cùng của chủ nghĩa tư bản là đã biến đổi bản chất con
người sao cho mỗi người trở thành một bàn tính (calculator) tuyệt hảo
về sự đau khổ và niềm vui thích, lãi và lỗ—nhiều đến mức cho dù sản
xuất nhà máy tư bản chủ nghĩa giả như có biến mất ngày nay chúng ta
sẽ vẫn bán các dịch vụ cho nhau vì tiền; cuối cùng bản thân chúng ta sẽ

194
trở thành các công ty. Hãy tưởng tượng một nền kinh tế (giống bề ngoài
với một nền kinh tế rất nguyên thủy) nơi tất cả sự sản xuất được tiến
hành ở nhà hay bên trong gia đình mở rộng. Đấy sẽ có vẻ là một mô
hình hoàn hảo của một nền kinh tế tự cung tự cấp phi-thị trường.
Nhưng nếu giả như chúng ta có một nền kinh tế như vậy ngày nay, nó
sẽ là tư bản chủ nghĩa hoàn toàn bởi vì chúng ta sẽ bán tất cả các hàng
hóa và các dịch vụ này cho nhau: một hàng xóm sẽ không để mắt đến
con cái bạn miễn phí, không ai sẽ chia sẻ thức ăn với bạn mà không có
sự trả tiền, bạn sẽ khiến cho vợ chồng bạn trả tiền vì tình dục, và vân
vân. Đấy là thế giới chúng ta di chuyển tới, và lĩnh vực của các hoạt động
tư bản chủ nghĩa như thế chắc có khả năng trở nên vô hạn bởi vì nó sẽ
gồm mỗi trong chúng ta và hầu hết các hành động hàng ngày trần tục
của chúng ta. Để trích từ sách của Paul Mason Postcapitalism (Hậu-chủ
nghĩa tư bản) về chủ nghĩa tư bản của nền kinh tế “phi trọng lượng”
mới, “Cái ‘nhà máy’ trong chủ nghĩa tư bản nhận thức là toàn bộ xã hội”
(2016, 139).
Mason cho rằng sự hàng hóa hóa bị áp đặt lên chúng ta bởi các công
ty mà muốn tìm các nguồn lợi nhuận mới. Nhưng điều này là sai. Sự thật
là chúng ta vui lòng, thậm chí háo hức tham gia vào sự hàng hóa hóa bởi
vì, qua sự hòa nhập xã hội dài vào chủ nghĩa tư bản, người dân đã trở
thành các máy tính toán tư bản chủ nghĩa. Mỗi người chúng ta đã trở
thành một trung tâm nhỏ của sự sản xuất tư bản chủ nghĩa, gán các giá
ngầm định cho thời gian của chúng ta, các cảm xúc của chúng ta, và các
quan hệ gia đình của chúng ta.
Các tác giả khác cũng lưu ý đến sự hàng hóa hóa tăng lên mà “đang
đi xuống,” như Nancy Fraser diễn đạt, “xuống đến tận” lĩnh vực cá nhân
của chúng ta. Vì các lý do khác với Mason, họ cũng xem sự hàng hóa hóa
như dẫn đến một khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, hay thậm chí sự
kết thúc của nó: “kết quả [của sự hàng hóa hóa] có thể chỉ là khủng
hoảng được tăng cường” (Fraser 2012, 10). Fraser có thấy các mặt tốt
của sự hàng hóa hóa lao động, và quả thực phê phán Karl Polanyi vì việc
bỏ qua “hàng tỷ nô lệ, nông nô, nông dân, những người bị phân biệt
chủng tộc và những cư dân của các khu nhà ổ chuột và các khu tồi tàn
mà đối với họ một tiền lương [sự thị trường hóa các hoạt đọng không
được trả tiền trước đó] đã hứa hẹn sự giải phóng khỏi tình trạng nô lệ,
sự chinh phục phong kiến, sự lệ thuộc chủng tộc, sự loại trừ xã hội, và
sự đô hộ đế quốc, cũng như khỏi phân biệt giới tính và chế độ gia
trưởng” (Fraser 2012, 9). Tuy nhiên, bà tin rằng sự hàng hóa hóa hiện

195
thời của lĩnh vực cá nhân là sự phát triển phi-tự nhiên, báo trước cuộc
khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản.
Quan điểm này, theo ý kiến của tôi, là sai. Đúng hơn, điều hoàn toàn
ngược lại là đúng. Sự hàng hóa hóa “xuống đến tận” là một quá trình
hàng hóa hóa mà trong đó các cá nhân tham gia vào một cách tự do, và,
hơn nữa, nó là cái gì đó mà họ thấy sự giải phóng và có ý nghĩa. Một số
người có thể xem điều này như nông cạn (Khả năng để lái xe riêng của
bạn vì lợi nhuận hay giao pizza vào bất kể thời gian nào phù hợp với
bạn có mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của bạn không?), nhưng nó ăn
khớp hoàn hảo với hệ thống các giá trị mà duy trì chủ nghĩa tư bản được
siêu-thương mại hóa và mà các cá nhân đã nội hóa. Hệ thống này, như
tôi đã nhắc tới ở trước, đặt sự kiếm tiền lên bệ thờ. Khả năng để buôn
bán không gian và thời gian riêng của người ta vì lợi nhuận như thế
được xem cả như một hình thức của sự trao quyền và như một bước
tiến theo hướng mục tiêu cuối cùng của sự kiếm được của cải. Vì thế nó
là chiến thắng lớn của chủ nghĩa tư bản.23
Sự hàng hóa hóa lĩnh vực riêng tư là điểm cao nhất của chủ nghĩa tư
bản được siêu-thương mại hóa. Nó không báo trước một khủng hoảng
của chủ nghĩa tư bản. Một khủng hoảng sẽ nảy sinh chỉ nếu giả như sự
hàng hóa hóa lĩnh vực riêng tư được xem như sự xâm phạm vào các lĩnh
vực mà các cá nhân muốn bảo vệ khỏi sự thương mại hóa, và khi đặt áp
lực lên họ để tham gia vào các hoạt động họ không muốn tham gia.
Nhưng hầu hết người dân cảm thấy nó như ngược lại: một bước tiến tới
sự làm giàu thêm và tự do.
Chúng ta có thể đưa ra các kết luận sau đây. Thứ nhất, về mặt thực tế
thuần túy, không có lý lẽ nghiêm túc nào tranh cãi rằng khi các xã hội
trở nên giàu hơn, lĩnh vực của sự hàng hóa hóa mở rộng.24
Thứ hai, trong khi sự hàng hóa hóa lớn hơn đã làm cho cuộc sống của
chúng ta tốt hơn trong nhiều trường hợp và đáp ứng cho một sự lựa
chọn rõ ràng của người dân, nó cũng thường đã làm yếu các mối quan
hệ cá nhân và đôi khi khiến chúng ta nhẫn tâm hơn, bởi vì sự hiểu biết
của chúng ta, rằng bất kể vấn đề nhỏ gây khó chịu nào đều có thể được
giải quyết bằng việc quăng tiền vào nó, đã khiến chúng ta ít quan tâm
hơn đến các hàng xóm và gia đình của chúng ta.
Vì thế, khi chúng ta sống trong một môi trường ngày càng bị hàng
hóa hóa nơi các giao dịch là ngắn và rời rạc, không gian nơi chúng ta có
thể thực hiện hành vi hợp tác “dễ thương” co lại. Khi chúng ta đến điểm

196
nơi tất cả chúng ta đều trở thành chỉ các tác nhân trong các giao dịch
một lần, sẽ không còn bất kể chỗ nào cho sự dễ thương được cho không
nữa. Điểm cuối đó sẽ là cả một utopia về sự giàu có và một dystopia về
các mối quan hệ cá nhân.
Chủ nghĩa tư bản đã biến đổi thành công con người thành các máy
tính toán được ban cho các nhu cầu vô tận. Cái David Landes, trong Sự
Giàu có và Nghèo của các Quốc gia [Wealth and Poverty of Nations]
(1998), đã xem như một trong các đóng góp chính của chủ nghĩa tư bản,
rằng nó khuyến khích việc sử dụng tốt hơn thời gian và năng lực để bày
tỏ mọi thứ liên quan đến sức mua trừu tượng, bây giờ đã chuyển vào
đời sống riêng tư của chúng ta. Để sống trong chủ nghĩa tư bản, chúng
ta không cần phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nhà máy nếu
bản thân tất cả chúng ta trở thành các trung tâm tư bản chủ nghĩa.

5.2c Quyền Thống trị của Chủ nghĩa tư bản


Ưu thế của chủ nghĩa tư bản như cách tốt nhất, hay đúng hơn duy nhất,
để tổ chức sản xuất và phân phối có vẻ là tuyệt đối. Không kẻ thách thức
nào xuất hiện trong tầm nhìn. Chủ nghĩa tư bản đã giành được vị trí này
nhờ khả năng của nó, qua sự lôi cuốn của tư lợi và mong muốn sở hữu
tài sản, để tổ chức người dân sao cho họ tìm được cách, theo cách phân
tán, để tạo ra của cải và tăng nhiều lần tiêu chuẩn sống của con người
trung bình trên hành tinh—cái gì đó mà chỉ một thế kỷ trước đã được
xem là hầu như không tưởng.
Nhưng thành công kinh tế này làm cho sự trái ngược nhau gay gắt
hơn giữa khả năng để sống tốt hơn và lâu hơn và sự thiếu một sự tăng
tương xứng về đạo đức, hay thậm chí về hạnh phúc. Sự sung túc vật chất
càng lớn đã có làm cho cách cư xử và hành vi của người dân với nhau
tốt hơn: vì các nhu cầu cơ bản, và nhiều hơn thế nhiều, được thỏa mãn,
người ta không còn cần tham gia vào một cuộc đấu tranh Hobbesian tất
cả chống lại tất cả nữa. Cách cư xử trở nên tao nhã hơn, mọi người trở
nên ân cần hơn.
Nhưng sự tao nhã bên ngoài này đạt được với cái giá của việc mọi
người ngày càng được một mình tư lợi thúc đẩy, ngay cả trong nhiều
chuyện bình thường và cá nhân. Tinh thần tư bản chủ nghĩa, một chứng
cớ cho thành công khái quát của chủ nghĩa tư bản, đã thấm sâu vào cuộc
sống cá nhân của người dân. Vì sự mở rộng chủ nghĩa tư bản vào gia
đình và đời sống thân tình đã là đối chọi với các quan điểm cổ hàng thế

197
kỷ về sự hy sinh, sự mến khách, tình bạn, các mối quan hệ gia đình, và
những thứ tương tự, đã là không dễ để công khai chấp nhận rằng tất cả
các chuẩn mực như vậy đã bị tư lợi thay thế. Sự khó chịu này đã tạo ra
một lĩnh vực mênh mông nơi đạo đức giả ngự trị. Như thế, cuối cùng,
thành công vật chất của chủ nghĩa tư bản được liên kết với một sự ngự
trị của nửa-sự thật trong đời sống riêng tư của chúng ta.

5.3 Nỗi sợ Vô căn cứ về Tiến bộ công nghệ


5.3a Cả mớ Ngụy biện Lao động và sự Bất lực của Chúng ta
để Hình dung Tương lai
Chúng ta có hai trăm năm kinh nghiệm về việc đưa vào các máy thay
thế lao động con người. Mỗi lần sự tự động hóa quy mô lớn của các hoạt
động trước kia do con người thực hiện xảy ra hay lù lù trên đường chân
trời, đã có những nỗi sợ về sự thất nghiệp hàng loạt, sự xáo trộn xã hội,
và, nói ngắn gọn, bi quan và tuyệt vọng. Và mỗi lần, các nỗi sợ này đã
được coi là duy nhất và hoàn toàn mới. Và mỗi lần, sau khi các cú sốc
qua đi, hóa ra là chúng đã bị thổi phồng.
Các robot và niềm đam mê với thuyết nhân hóa
Những thảo luận gần đây về sự đến của các robot tập trung vào mối đe
dọa của các robot thay thế con người như cái gì đó thật sự mới mà có
thể làm thay đổi cơ bản nền văn minh và cách sống của chúng ta. Nhưng
một sự phát triển như vậy chẳng có gì mới cả. Các máy đã thay thế lao
động lặp đi lặp lại (và đôi khi lao động sáng tạo) trên quy mô quan trọng
kể từ sự bắt đầu của Cách mạng Công nghiệp. Các robot là không khác
với bất kể máy khác nào.
Sự ám ảnh với, hay nỗi sợ về, các robot liên quan đến sự mê hoặc của
chúng ta với thuyết nhân hóa (anthropomorphism) của chúng. Một số
người nói về các lợi nhuận to lớn được gặt hái bởi “những người chủ
của các robot,” cứ như những người chủ này là các chủ nô lệ (xem, chẳng
hạn, Freeman 2014 và Rotman 2015). Nhưng không có những người
chủ nào của các robot cả; chỉ có các công ty mà đầu tư vào và thực hiện
các đổi mới công nghệ này, và chính các công ty này gặt hái các lợi ích.
Có thể xảy ra rằng sự tự động hóa tăng lên sẽ làm cho phần vốn trong
thu nhập quốc gia tăng thêm nữa, với tất cả các hậu quả lên bất bình
đẳng giữa cá nhân được thảo luận trong Chương 2, nhưng lần nữa điều

198
này không khác với các tác động của việc đưa các máy mới thay thế lao
động vào—một thứ đã ở với chúng ta trong ít nhất hai thế kỷ.
Robotics (robot học) dẫn chúng ta đối mặt trực tiếp với ba ngụy biện.
Thứ nhất là ngụy biện về cả mớ học thuyết lao động, mà cho rằng
tổng số việc làm là cố định và rằng khi các máy mới này tiếp quản các
việc làm, chúng sẽ khiến nhiều người lao động đối mặt với sự thất
nghiệp vĩnh viễn. Đường chân trời của chúng ta càng ngắn, lời tuyên bố
đó càng có vẻ có lý. Đấy là bởi vì trong ngắn hạn, số việc làm quả thực
là hạn chế; cho nên nếu nhiều việc làm hơn được máy thực hiện, thì ít
việc làm hơn còn lại cho mọi người. Nhưng ngay khi chúng ta mở rộng
tầm nhìn của mình tới các chân trời thời gian dài hơn, số việc làm không
còn cố định nữa; chúng ta không biết bao nhiêu việc làm sẽ bị mất hay
bao nghiêu việc làm mới sẽ được tạo ra. Chúng ta không thể xác định
các việc làm mới là gì, hay bao nhiêu việc làm mới, có thể bởi vì chúng
ta không biết các công nghệ mới sẽ mang lại những gì.25 Nhưng kinh
nghiệm của hai thế kỷ tiến bộ công nghệ có thể giúp chúng ta. Chúng ta
biết rằng các nỗi sợ tương tự đã luôn luôn tồn tại và đã chẳng bao giờ
thành sự thật. Các công nghệ mới cuối cùng đã tạo ra đủ việc làm mới,
và thực sự nhiều việc làm hơn và việc làm tốt hơn những việc làm đã bị
mất. Điều này không có nghĩa rằng không ai mất vì kết quả của sự tự
động hóa. Các máy mới (được gọi là “các robot”) sẽ thay thế một số
người lao động, và tiền lương của một số người sẽ bị giảm. Nhưng dù
các sự mất mát này có bi thảm đến đâu cho các cá nhân liên quan, chúng
không tác động đến xã hội như một toàn bộ.
Ước lượng về tỷ lệ việc làm bị tự động hóa đe dọa rất khác nhau, cả
giữa các nước và bên trong các nước, phụ thuộc vào phương pháp luận
được dùng. Đối với Hoa Kỳ, các ước lượng về tỷ lệ việc làm bị rủi ro thay
đổi giữa 7 và 47 phần trăm; đối với Nhật Bản, giữa 6 và 55 phần trăm.26
Các giá trị cao nhận được khi các nghề được hơn 70 phần trăm “chuyên
gia” nghĩ rằng chắc có khả năng bị tự động hóa tác động; nhưng khi cùng
bài tập được tiến hành ngó tới sự phân biệt chi tiết hơn giữa các nhiệm
vụ bên trong các nghề, tỷ lệ phần trăm là nhỏ hơn nhiều, trải giữa 6 và
12 phần trăm cho các nước OECD (Hallward-Driemeier and Nayyar
2018). Các con số này ước lượng chỉ sự mất việc làm; chúng không
(chúng cũng chẳng thể) gồm số không biết về các việc làm mới sẽ được
tạo ra bởi cùng các công nghệ mà đã thay thế những người lao động
trước tiên và đã tạo ra các nhu cầu mới.

199
Từ đó “cả mớ” ngụy biện thứ hai: các nhu cầu con người là hạn chế.
Ngụy biện thứ hai liên kết với ngụy biện thứ nhất—cụ thể là, sự bất lực
của chúng ta để xác định công nghệ mới sẽ mang lại cái gì—bởi vì nhu
cầu của chúng ta, đến lượt, bị công nghệ sẵn có và biết rõ xác định. “Các
nhu cầu” mà công nghệ hiện thời không thể thỏa mãn, theo một nghĩa
kinh tế, không phải là các nhu cầu thực tế. Nếu ngày nay chúng ta cảm
thấy nhu cầu để bay đến sao Pluto (Diêm Vương), nhu cầu đó không thể
được thỏa mãn và không có tầm quan trọng kinh tế nào. Tương tự, nhu
cầu của một thượng nghị sĩ La mã để ghi (âm) bài phát biểu của mình—
nếu có bất cứ ai quả thực đã có một nhu cầu như vậy—đã không thể
được thỏa mãn và đã không quan trọng. Nhưng ngày nay nó là quan
trọng.
Hai ngụy biện này liên hệ theo cách sau đây: chúng ta có khuynh
hướng tưởng tượng rằng nhu cầu con người bị hạn chế ở cái chúng ta
biết là có ngày nay và cái người dân mong mỏi ngày nay, và chúng ta
không thể thấy các nhu cầu mới nào sẽ nổi lên với các công nghệ mới
(bởi vì bản thân các công nghệ là chưa được biết). Vì thế, chúng ta không
thể hình dung các việc làm mới nào sẽ cần thiết để thỏa mãn các nhu
cầu mới được tạo ra. Lần nữa, lịch sử đến cứu nguy. Chỉ mới mười lăm
năm trước chúng ta đã không thể hình dung nhu cầu cho một điện thoại
thông minh (bởi vì chúng ta đã không thể hình dung sự tồn tại của nó),
và như thế chúng ta đã không thể hình dung các việc làm mới được tạo
ra bởi các áp (app) điện thoại thông minh: từ Uber đến các áp bán vé
máy bay hay kết nối những người sở hữu chó với những người đang dắt
chó đi đạo. Bốn mươi năm trước, chúng ta đã không thể hình dung ra
nhu cầu để có môt máy tính trong nhà riêng của chúng ta, và chúng ta
đã không thể hình dung ra hàng triệu việc làm mới được máy tính cá
nhân tạo ra. Khoảng một trăm năm trước, chúng ta đã không thể tưởng
tượng nhu cầu cho một ô tô cá nhân, và như thế đã không thể hình dung
về Detroit và Ford và GM và Toyota và thậm chí các thứ như hướng dẫn
quán ăn Michelin. Khoảng hai trăm năm trước, Jean-Baptiste Say, một
trong những nhà kinh tế học ban đầu trứ danh nhất, đã cho rằng “không
máy nào sẽ có bao giờ có khả năng thực hiện cái ngay cả những con
ngựa tồi nhất có thể làm—dịch vụ vận chuyển người và hàng hóa qua
sự náo động và đông đúc của một thành phố lớn.”27
Các nhà kinh tế học nổi tiếng khác, như David Ricardo và John
Maynard Keynes (trong “Các Khả năng Kinh tế cho các Cháu của Chúng
ta”), đã nghĩ rằng nhu cầu con người là hạn chế. Ngày nay chúng ta phải

200
biết tốt hơn: nhu cầu của chúng ta là vô hạn, và bởi vì chúng ta không
thể dự đoán chuyển động chính xác trong công nghệ, chúng ta không
thể dự đoán các nhu cầu như vậy sẽ lấy hình thức cá biệt nào.
Ngụy biện “cả mớ” thứ ba là ngụy biện “cả mớ nguyên liệu và năng
lượng”, ý tưởng về cái gọi là khả năng chịu đựng (carrying capacity) của
trái đất. Tất nhiên có các giới hạn địa chất cuối cùng của cung nguyên
liệu, đơn giản bởi vì trái đất là hữu hạn. (Tuy vậy lưu ý rằng, chí ít từ
triển vọng con người, vũ trụ nhỏ của chúng ta, quả thực là vô tận.)
Nhưng kinh nghiệm dạy chúng ta rằng các giới hạn trên mặt đất là rộng
hơn chúng ta thường nghĩ vào bất kể thời gian nào rất nhiều bởi vì sự
hiểu biết của chúng ta về trái đất chứa gì, và nó có thể được dùng thế
nào cho nhu cầu của chúng ta, bản thân nó bị hạn chế bởi mức công
nghệ hiện hành. Công nghệ càng tốt hơn, chúng ta khám phá càng nhiều
trữ lượng của mọi thứ, và chúng ta sử dụng chúng càng hiệu quả. Việc
chấp nhận rằng X là một nguồn năng lượng hay nguyên liệu có thể cạn
kiệt, và rằng ở mức độ sử dụng hiện thời nó sẽ hết trong Y năm, chỉ là
một phần của câu chuyện. Nó bỏ qua sự thực rằng khi X trở nên khan
hiếm và tăng về giá, thì các khuyến khích sẽ tăng để tạo ra các thay thế
(như những phát minh về đường củ cải, cao su nhân tạo, và công nghệ
khai dầu đá phiến [fracking] cho thấy) hay để sử dụng hỗn hợp khác
nhau của đầu vào để sản xuất hàng hóa cuối cùng mà bây giờ đòi hỏi X
như đầu vào. Giá của hàng hóa cuối cùng có thể tăng lên, nhưng đấy chỉ
là một sự thay đổi về giá tương đối, không phải một sự kiện tai biến.
Khái niệm về khả năng chịu đựng, mà không bao gồm sự phát triển công
nghệ và sự định giá trong phương trình của nó, chỉ là một “mớ” ngụy
biện khác.
Một số nhà kinh tế học lỗi lạc, như Stanley Jevons, người đã thu thập
hàng tấn giấy ở thế kỷ thứ mười chín khi kỳ vọng rằng cây gỗ sẽ cạn
kiệt, đã ấp ủ cùng những nỗi sợ phi logic.28 Không chỉ đã hóa ra rằng,
với nhiều ngàn (hay triệu?) lần sử dụng giấy lớn hơn, thế giới đã không
cạn kiệt cây gỗ, nhưng ngoài ra, có thể hiểu được, Jevons đã không thể
tưởng tượng nổi rằng công nghệ sẽ cho phép tái chế giấy và sự trồng lại
rừng hiệu quả, hay rằng truyền thông điện tử cắt bớt nhu cầu giấy của
chúng ta trước tiên. Chúng ta không thông minh hơn Jevons. Chúng ta
cũng không thể hình dung cái gì có thể thay thế dầu nhiên liệu hay
magnesium hay quặng sắt. Nhưng chúng ta phải có khả năng để hiểu
quá trình nhờ đó sự thay thế xảy ra và để lập luận bằng sự tương tự.

201
Các nỗi sợ về robotics và công nghệ nảy sinh, tôi nghĩ, từ hai điểm
yếu con người. Một là nhận thức: chúng ta đơn giản không biết sự thay
đổi công nghệ tương lai sẽ là gì và như thế không thể nói các việc làm
mới nào sẽ được tạo ra, các nhu cầu tương lại của chúng ta là gì, hay các
nguyên liệu sẽ được sử dụng thế nào. Thứ hai là tâm lý: chúng ta cảm
thấy hồi hộp từ sự sợ hãi điều chưa biết—trong trường hợp này, triển
vọng gây kinh hoàng và vẫn quyến rũ của các robot kim loại thay thế
những người lao động bằng xương bằng thịt trên sàn nhà máy. Sự mong
muốn này cho một sự hồi hộp đáp ứng cho cùng nhu cầu mà làm cho
chúng ta xem các phim rùng rợn và cho cái Keynes gọi là “sự sẵn sàng
để bị hoảng sợ và bị kích động” của chúng ta. Chúng ta thích làm kinh
hãi bản thân mình với suy nghĩ về sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,
các giới hạn cho sự tăng trưởng, và việc các robot thay thế con người.
Có thể là vui, hay có lẽ nó khiến chúng ta cảm thấy đầy đức hạnh vì
không ngây thơ và lường trước điều tồi nhất, nhưng lịch sử dạy chúng
ta rằng thế giới của các lao động robot không phải là cái gì đó chúng ta
phải sợ một cách duy lý.

5.3b Các Vấn đề với Thu nhập Cơ bản Phổ quát


Sự phản ứng lại với các nỗi sợ như vậy về thất nghiệp hàng loạt đã cho
sự nổi bật đột ngột cho khái niệm thu nhập cơ bản phổ quát (Universal
Basic Income-UBI).29 UBI có bốn đặc điểm: nó là phổ quát, tức là, nó
cung cấp một thu nhập cho mỗi công dân; nó là vô điều kiện, tức là, nó
được trao cho mọi người với không đòi hỏi nào; nó được phân phát
bằng tiền mặt; và nó là một nguồn thu nhập, tức là, luồng liên tục hơn
là một trợ cấp một lần. (Một trợ cấp có thể cũng có ba đặc điểm đầu tiên
nhưng chỉ được trả cho một cá nhân chỉ một lần.) Ý tưởng về một UBI
đã trở nên phổ biến bên cánh tả bởi vì nó có vẻ hào phóng và, nếu đặt
ở mức đủ cao, sẽ giảm nghèo và có lẽ giảm bất bình đẳng. Nó có vẻ để
giải quyết vấn đề bất bình đẳng từ dưới lên: thay cho việc hạn chế các
thu nhập cao nhất, nó nâng các thu nhập thấp nhất. Và nếu các thu nhập
thấp nhất được làm cho đủ cao, nó cũng ngụ ý sự đánh thuế tương đối
cao những người giàu (để tài trợ UBI), mà, theo một cách vòng quanh,
sau đó làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Quan niệm cũng hấp dẫn cho
cánh hữu vì các lý do chính xác ngược lại. Nó có vẻ là một cách để thoát
khỏi những than phiền vô tận về các thu nhập quá cao và về các nỗ lực
để hạn chế chúng, và để dẹp bỏ một lần và mãi mãi sự chắp vá liên miên
hệ thống thuế và chuyển giao. Một khi những người giàu đồng ý cung
cấp cho mỗi người, bất chấp công trạng hay điều lầm lỗi của họ, một thu

202
nhập đủ cho cuộc sống tử tế, sự bất bình đẳng tiếp sau có thể là bất cứ
gì mà sự cạnh tranh thị trường và cạnh tranh độc quyền cho phép nó là.
Cánh hữu vì thế xem UBI như một phương kế để tối đa hóa thu nhập
cao trong khi cho họ một hào quang của khả năng chấp nhận xã hội.
Rõ ràng, nếu cái gì đó hấp dẫn cho hai khối cử tri mà các mục tiêu của
chúng là hoàn toàn trái ngược, thì nó nhất thiết làm thất vọng ít nhất
một trong hai, hay có lẽ cả hai. Nhưng trong khi UBI đang được tranh
luận, mỗi bên có thể tin rằng nó sẽ cuối cùng được chứng minh là đúng,
mà có nghĩa rằng sự hấp dẫn chính trị của khái niệm có thể không giảm
cho cả hai bên. Đấy chính xác là tình hình chúng ta ở trong đó bây giờ.
Nhưng, dù sự hấp dẫn chính trị của nó thế nào, UBI có những vấn đề
quan trọng làm cho việc áp dụng nó khó khăn.
Thứ nhất, chúng ta hầu như không có kinh nghiệm nào với nó. Báo
cáo Phát triển Thế giới 2019 của World Bank, mà phần lớn dành cho
các vấn đề tự động hóa và UBI, liệt kê chỉ hai kinh nghiệm toàn quốc với
UBI. Một ở Mông Cổ, nơi một UBI bằng 16,50$ một tháng đã kéo dài hai
năm, cho đến khi tiền từ đó nó được tài trợ (một giá thế giới cao cho các
khoáng sản hiếm) cạn kiệt. Kinh nghiệm khác đã ở Iran, nơi các trợ cấp
năng lượng được thay thế bằng một sự chuyển giao tiền mặt được trả
cho 96 phần trăm dân cư. Khoản tiền đã là 45$ trên đầu người trên
tháng, và chương trình đã kéo dài một năm.30 Thế thôi.
Các chương trình tương tự khác là nhỏ một cách thảm hại. Phần Lan
đã có một thử nghiệm gồm hai ngàn người thất nghiệp, và Oakland,
California, đã thí nghiêm với chỉ một trăm gia đình. Ngoài ra, lưu ý rằng
tiền trong trường hợp Phần Lan đã được phát cho chỉ những người thất
nghiệp; như thế chương trình đã không phổ quát cũng chẳng vô điều
kiện. Bang Alaska phân chia các trợ cấp hàng năm cho tất cả công dân
từ tiền lời của một quỹ tài nguyên thiên nhiên. Nhưng đấy là một trợ
cấp trời cho mà thay đổi với vận may của quỹ và không phải một thu
nhập hàng tháng được bảo đảm, được cho là về nguyên tắc để thanh
toán các chi phí sinh hoạt. Khi người ta đặt tất cả các kinh nghiệm này
lại với nhau, có giá trị hầu như không gì cả—và chẳng hề đến gần cái
một UBI thật, theo những người ủng hộ nó, phải là: tức là, một chương
trình phổ quát và bền vững cung cấp một thu nhập tối thiểu “chấp nhận
được” bởi chính nó, và được trả hàng tháng cho đến vô tận (từ quan
điểm của xã hội) hay cho đến chết (từ quan điểm của các cá nhân).

203
Thế nhưng, có thể cho rằng chỉ bởi vì cái gì đó chưa được thử không
có nghĩa rằng nó không thể hoạt động. Đó là một điểm hợp lệ—nhưng
cũng đúng rằng, cho đến nay, chúng ta không có kinh nghiệm nào cho
thấy UBI sẽ thực sự hoạt động ra sao.
Vấn đề thứ hai là chi phí. Tình hình ở đây là phức tạp hơn một chút.
Vì các lý do tài chính, là rõ rằng UBI không thể được cho là vận hành
song song với tất cả các chương trình hiện có khác, từ trợ cấp trẻ em
đến bảo hiểm khuyết tật. Như thế câu hỏi là: Nếu UBI là trung lập về tài
khóa, các chương trình khác nào sẽ bị cắt và cắt bao nhiêu? Rõ ràng là
có thể làm cho UBI trung lập về tài khóa bằng việc giảm hay cắt bớt các
chương trình hiện có và định khoản tiền mặt do UBI chi trả ở một mức
tương đương thích hợp. Câu hỏi là khi đó liệu một mức như vậy có được
xem là đủ cho một tiêu chuẩn sống “tử tế” không. Những người bên cánh
tả sẽ không nao núng nếu nó không đủ; họ đơn giản chủ trương các thuế
cao hơn. Tính trung lập tài khóa không nhất thiết là cái gì đó họ quan
tâm đến. Tuy vậy, là không hiển nhiên rằng cánh hữu sẽ thoải mái chút
nào với một chương trình tốn kém như vậy và các thuế cao nó sẽ ngụ ý.
UBI phải có một cơ chế được cấy sẵn nhờ đó không chỉ lượng tiền
của nó tăng với lạm phát, mà có sự liên kết nào đó giữa mức của nó và
tăng trưởng GDP thực tế. Thí dụ, mỗi hai hay ba năm, UBI có thể tăng
cùng (hay có lẽ thấp hơn?) tỷ lệ phần trăm GDP trên đầu người đã tăng.
Hay nó có thể bị giảm khi GDP trên đầu người giảm.
UBI ngụ ý một triết lý mới về nhà nước phúc lợi
Vấn đề thứ ba mang tính triết lý. Hệ thống phúc lợi như đang tồn tại ở
các nước giàu được tạo ra quanh ý tưởng về bảo hiểm xã hội. Offer and
Söderberg (2016) cho rằng nguyên tắc bảo hiểm xã hội là xương sống
của nền dân chủ xã hội. Nó bảo hiểm các cá nhân (và trong một số
trường hợp, chỉ những người được thuê làm việc) chống lại các sự bất
ngờ có thể tiên đoán được mà dẫn đến sự không có khả năng làm việc
và để duy trì tiêu chuẩn sống của người ta. Nó bảo hiểm người dân
chống lại bệnh tật và sự tàn tật, chống lại sự mất thu nhập do sinh đẻ,
chống lại tuổi già, và chống lại sự mất việc làm. Nó cần phải là “xã hội,”
tức là, phổ quát, nhằm để tránh loại tự-lựa chọn (self-selection) mà sẽ
làm cho hệ thống không thể quản lý được về mặt tài chính: nếu những
người mà nghĩ rằng rủi ro của họ về thất nghiệp là thấp có thể quyết
định không đóng góp, thì chỉ còn lại các trường hợp rủi ro cao và phí
bảo hiểm sẽ quá cao. Đấy là vì sao chủ nghĩa phổ quát và sự tái phân

204
phối là phần không thể tách rời của hệ thống. Ngoài ra, cho những người
bị bỏ sót và vẫn không có thu nhập có thể chấp nhận được bất chấp các
chương trình bảo hiểm xã hội này, hệ thống đưa ra các trợ cấp xã hội
được thẩm tra điều kiện được hưởng (means-tested) và mục tiêu của
chúng, không giống bảo hiểm xã hội, là đơn giản ngăn ngừa nghèo.
Triết lý làm cơ sở cho nhà nước phúc lợi sẽ bị đại tu bởi việc đưa vào
một hệ thống thu nhập cơ bản phổ quát. UBI không bảo hiểm chống lại
các rủi ro; nó hoàn toàn bỏ qua chúng. Nó phân phối tiền cho tất cả mọi
người ngang nhau, mặc dù tiền nhận được bởi các cá nhân khá giả bị lấy
lại qua sự đánh thuế muộn hơn. Đấy không nhất thiết là một lý lẽ quyết
định chống lại UBI. Triết lý mà trên đó một hệ thống phúc lợi dựa vào
có thể, và có lẽ phải, thay đổi. Tuy nhiên nó nhắc nhở chúng ta rằng việc
chuyển từ hệ thống hiện thời sang UBI sẽ không chỉ là một sự thay đổi
kỹ thuật và tài chính; nó sẽ dẫn đến một sự thay đổi toàn bộ về triết lý
mà đã chi phối nhà nước phúc lợi trong hơn một thế kỷ.
Vấn đề thứ tư cũng mang tính triết lý nhưng liên quan đến câu hỏi
rộng hơn về sự đưa UBI vào sẽ khuyến khích loại xã hội nào. Cánh tả và
cánh hữu như chúng ta đã thấy, có vẻ mường tượng hai thế giới rất khác
nhau sẽ nảy sinh: cánh tả tin rằng UBI sẽ đưa vào các giới hạn trên các
thu nhập cao nhất và sẽ kiềm chế bất bình đẳng; cánh hữu tin rằng nó
sẽ làm ngược lại. Ngoài ra, chúng ta không biết UBI sẽ có tác động nào
lên thiên hướng của người dân để tìm việc làm và để làm việc. Một mặt,
một sự chuyển đều đặn một số tiền như UBI sẽ không tác động đến các
quyết định về sự làm việc (tác động thay thế như giữa sự nhàn rỗi và sự
làm việc sẽ là zero, vì UBI nhận được theo bất kể cách nào, và ở các mức
thu nhập đủ thấp nó có thể không bị lấy lại qua đánh thuế). Mặt khác,
người ta nhận được thu nhập cao hơn, khi so sánh với không thu nhập
chút nào hay sự trợ giúp xã hội ở các mức thấp hơn nhiều, có thể khiến
họ tiêu thụ nhiều sự nhàn rỗi hơn, tức là để làm việc ít hơn.
Là có thể rằng xét cho cùng tác động của UBI lên sự làm việc sẽ là
nhỏ; nhưng cũng có thể rằng xã hội có thể trở nên rất phân cực, với,
chẳng hạn, khoảng 20 phần trăm dân cư ở tuổi lao động chọn không làm
việc chút nào. Đối với những người sẽ chọn không làm việc bởi vì họ
thấy UBI là đủ, chúng ta phải cộng thêm những người có thể không cần
làm việc bởi vì các khoản thu nhập vốn cao họ thừa kế (như đươc thảo
luận trong Tiết đoạn 2.4). Việc này sẽ cho chúng ta một xã hội ba phần
nơi những người ở dưới đáy và nhiều người ở trên đỉnh sẽ không làm
việc chút nào, trong khi giai cấp trung lưu sẽ làm việc. Một xã hội như

205
vậy, nơi sự làm việc không được xem như cái gì đó tốt và đáng mong
muốn nội tại và nơi có lẽ một phần ba những người trẻ sẽ thường ở bên
ngoài lực lượng lao động, có được xem là một xã hội tốt?
Đấy là những câu hỏi nên được đề cập trước khi chúng ta quyết định
ủng hộ UBI hay chống lại nó. Chẳng cái nào trong số các sự phản đối mà
tôi nêu lên tự nó là đủ để bắn hạ ý tưởng; mỗi trong số chúng có thể
hoặc được giải quyết, né tránh, hay có lẽ bỏ qua như ít có khả năng.
Nhưng tất cả chúng cùng nhau nêu ra các câu hỏi về tính khôn ngoan
của việc chuyển nhanh tới UBI.

5.4 Luxe et Volupté (Xa hoa và Thú vị)


5.4a Hai Kịch bản: Chiến tranh và Hòa Bình
Khi chúng ta vẽ hải đồ sự tiến hóa thêm của chủ nghĩa tư bản toàn cầu,
chúng ta phải nghiêm túc tính đến khả năng của một cuộc chiến tranh
hạt nhân toàn cầu mà, nếu nó không phá hủy tất cả sự sống trên địa cầu,
sẽ làm thay đổi triệt để tương lai của thế giới so với cái nó sẽ là dưới
hoàn cảnh hòa bình hơn. Sẽ có, để nói ít nhất, một sự gián đoạn đột ngột
trong sự phát triển—mặc dù chúng ta không nên trở thành con mồi của
việc xem một cuộc chiến tranh như vậy như ngoại sinh đối với hệ thống
tư bản chủ nghĩa. Một sự tương tự với Chiến tranh Thế giới I là hữu ích.
Đại Chiến đã làm thay đổi đáng kể quỹ đạo của lịch sử thế giới, so với
bất kể phản thực tế (counterfactual) có lý nào. Nó đã trực tiếp gây ra
cách mạng cộng sản 1917 và như thế đã dẫn đến sự thành lập một hệ
thống kinh tế-xã hội thay thế mà, trong phần lớn của thế kỷ thứ hai
mươi, đã là một thách thức nghiêm trọng và tin được đối với chủ nghĩa
tư bản. Nó cũng tạo ra—với một độ trễ khoảng hai mươi năm, sự tiếp
tục của nó được biết đến như Chiến tranh Thế giới II—một sự giảm tầm
quan trọng toàn cầu của châu Âu và sự lên của Hoa Kỳ đến địa vị của
một bá chủ toàn cầu. Và nó hầu như chắc chắn đã tăng tốc quá trình phi
thực dân hóa, một phần bằng việc làm yếu các cường quốc thực dân Âu
châu và một phần bằng việc làm mất tính hợp pháp sự cai trị của chúng.
Chiến tranh Thế giới I đã không chỉ đến từ trời xanh: các mầm của
nó được chứa trong các điều kiện thịnh hành trước chiến tranh. Như
John Hobson (1902) ban đầu đã lập luận, chủ nghĩa đế quốc Âu châu mà
cuối cùng dẫn tới chiến tranh đã xuất hiện bởi vì sự bất bình đẳng cao
trong nước về thu nhập và của cải được tạo ra bởi chủ nghĩa tư bản
được toàn cầu hóa. Rất nhiều thu nhập trong tay những người giàu (mà

206
thiên hướng trung bình của họ để tiêu thụ là thấp) đã gây ra một sự
thiếu cân đối giữa khoản tiết kiệm (cao) và sự sẵn có của các khoản đầu
tư trong nước sinh lời. Những người giàu như thế đã chuyển sang đầu
tư nước ngoài như cách sử dụng tốt nhất cho các khoản tiết kiệm của
họ. Các lĩnh vực hoạt động mới này cho chủ nghĩa tư bản toàn cầu có
thể được làm an toàn cho vốn hoặc bằng sự xâm chiếm thuộc địa hay
bằng sự kiểm soát chính trị de facto. Vài nhà nước lớn tất cả đều tìm
cách để mở rộng tầm với của chúng theo cách này cùng một lúc, và sự
cạnh tranh đế quốc nảy sinh. Tình hình này, khi chuyển thành chính trị
Âu châu, đã gây ra chiến tranh.31
Như thế đã có một liên kết mạnh giữa các điều kiện kinh tế thịnh
hành trước chiến tranh và “sự tất yếu” của chiến tranh. Như tôi đã lập
luận trong Chương 3, Chiến tranh Thế giới I có lẽ là sự bác bỏ có lẽ mạnh
nhất luận đề rằng chủ nghĩa tư bản cần hòa bình (hay thúc đẩy hòa bình)
bởi vì sự tương thuộc kinh tế mạnh mà nó tạo ra giữa các quốc gia. Tất
cả mọi người đã nghĩ thế trước 1914: đã là sự sáng suốt thông thường
rằng một cuộc chiến tranh sẽ có các tác động tàn phá lên tất cả các bên,
và thế nhưng, khi phải đưa ra các quyết định cuối cùng, tất cả mọi người
đã vượt qua vách núi đá với mắt nhắm chặt.
Cùng logic áp dụng ngày nay. Ai cũng biết rằng một cuộc chiến tranh
giữa các cường quốc lớn sẽ có một tác động thảm họa lên tất cả các nhà
nước liên quan, với chỉ một tác động ít hơn một chút lên các nhà nước
khác. Trong thế kỷ thứ hai mươi, thế kỷ giết chóc nhất trong lịch sử, một
ước lượng về 231 triệu người đã chết như một kết quả của các cuộc
chiến tranh; con số này là khoảng 2,6 phần trăm của khoảng 8,9 tỷ
người đã sinh ra trong thế kỷ.32 Một cuộc chiến tranh trong thế kỷ thứ
hai mươi mốt có thể là giết chóc hơn nhiều cả về số tuyệt đối, và có lẽ
cả về số tương đối nữa. Suy nghĩ u sầu là chủ nghĩa tư bản tại điểm
truyền bá và sức mạnh toàn cầu cao nhất trước của nó đã gây ra xung
đột tàn phá nhất trong lịch sử cho đến lúc đó; và có một cơ hội nhiều
hơn mức có thể bỏ qua rằng các cơ chế bên trong tương tự có thể dẫn
đến một xung đột khác như vậy.
Một cuộc chiến tranh như vậy, nếu không dẫn tới sự tuyệt chủng của
loài người, sẽ không phủ định tất cả những tiến bộ công nghệ đã được
tạo ra trong vài trăm năm qua. Lý do là toàn cầu hóa đã truyền bá hiểu
biết về công nghệ ra xa và rộng. Cho dù giả như Bắc Mỹ, châu Âu, và Nga
ít nhiều bị phá hủy hoàn toàn và làm cho không thể sống được (với
những sự giảm mạnh về thu nhập trên đầu người và có lẽ sự di cư hàng

207
loạt của dân cư sống sót tới Mỹ Latin, châu Phi, và châu Á), sự hiểu biết
công nghệ—từ sản xuất xe hơi và máy tính đến thực phẩm biến đổi
gen—sẽ không mất đi. Sức mạnh tương đối của các nhà nước khác nhau
sẽ bị thay đổi cơ bản (như sau hai cuộc Chiến tranh Thế giới của thế kỷ
thứ hai mươi), nhưng, mặc dù tiến bộ công nghệ sẽ chịu một bước lùi
lớn, nó sẽ không bị ngừng lại. Chính nhờ chủ nghĩa tư bản được toàn
cầu hóa mà những sự phát triển công nghệ đã lan ra toàn thế giới, và
(một cách mỉa mai) nhờ chủ nghĩa tư bản được toàn cầu hóa mà chúng
sẽ được giữ gìn ngay cả tiếp sau một holocaust khổng lồ.33 Dưới kịch
bản u ám này chủ nghĩa tư bản toàn cầu sẽ là cả một nguyên nhân của
sự tàn phá và vị cứu tinh của nền văn minh. Nói cách khác, lời châm
biếm được cho là của Einstein rằng Chiến tranh Thế giới thứ Tư sẽ chiến
đấu với đá sẽ không tỏ ra là đúng. Cho dù giả như một nửa loài người bị
tiêu diệt, hiểu biết công nghệ sẽ không bị xóa sạch.
Để kết luận, vấn đề của một cuộc chiến tranh toàn cầu xoay quanh
câu hỏi liệu loài người đã đạt sự trưởng thành đủ để nhận ra rằng một
tai họa như vậy sẽ nhạo báng khái niệm về “những người thắng” và
“những kẻ thua,” hay nếu sẽ phải cần một chứng minh thực tế cho con
người để nhận ra điều này.
Nếu một cuộc chiến tranh toàn cầu không xảy ra, chủ nghĩa tư bản
toàn cầu có thể đi theo quỹ đạo nào trong các thập niên tới? Câu hỏi này
dẫn chúng ta đến xem xét sự cạnh tranh giữa hai kiểu chủ nghĩa tư bản
mà tôi đã xem xét trong cuốn sách này.

5.4b Chủ nghĩa Tư bản Chính trị vs. Chủ nghĩa Tư bản Tự do
Tôi đã thảo luận trong Chươngs 2 và 3 các vai trò mà Hoa Kỳ và Trung
Quốc đóng như các nước tiêu biểu của chủ nghĩa tư bản tự do và chủ
nghĩa tư bản chính trị một cách tương ứng. Ở mức trừu tượng hơn,
chúng ta phải xem xét các lợi thế của hai kiểu chủ nghĩa tư bản một cách
độc lập với các nước khởi xướng chính của chúng. Lợi thế của chủ nghĩa
tư bản tự do nằm trong hệ thống chính trị dân chủ của nó. Nhiều người
(nhưng không phải tất cả) coi dân chủ như một “cái tốt cơ bản (primary
good)”—đáng mong muốn tự nó và như thế không cần sự biện minh
bởi các tác động của nó lên, chẳng hạn, sự tăng trưởng kinh tế hay tuổi
thọ kỳ vọng. Đấy là một lợi thế. Nhưng cũng có một lợi thế phương tiện
của dân chủ. Bằng việc đòi hỏi sự tham vấn liên miên của dân cư, dân
chủ cũng cung cấp một sự điều chỉnh mạnh mẽ cho các xu hướng kinh
tế và xã hội mà có thể là có hại cho phúc lợi của dân chúng. Cho dù các

208
quyết định của nhân dân đôi khi có thể dẫn đến các chính sách làm giảm
tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tăng ô nhiễm, hay giảm tuổi thọ kỳ vọng, việc
ra quyết định dân chủ, bên trong một thời kỳ tương đối ngắn, phải đảo
ngược chúng. Để tin rằng dân chủ không quan trọng như một sự kiểm
soát sự phát triển có hại, ta sẽ phải cho rằng đa số nhân dân sẽ đưa ra
các lựa chọn sai (hay phi lý) trong một thời gian dài. Điều này có vẻ
không chắc xảy ra.
Sự đánh đổi giữa thu nhập và quyền tự do chính trị
Ngược lại các lợi thế này của chủ nghĩa tư bản tự do, chủ nghĩa tư bản
chính trị hứa hẹn sự quản lý nền kinh tế hiệu quả hơn nhiều và các tỷ
lệ tăng trưởng cao hơn. Đấy không phải là một lợi thế nhỏ, đặc biệt nếu
thu nhập cao và của cải được xếp hạng như các mục tiêu cuối cùng—
một sự xếp hạng không chỉ bén rễ về mặt ý thức hệ vào chính ý tưởng
của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, mà cũng được bày tỏ hàng ngày trong
hoạt động của hầu như tất cả những người tham gia vào kinh tế toàn
cầu hóa (mà có nghĩa hầu như toàn bộ địa cầu). Rawls đã cho rằng các
hàng hóa cơ bản [primary goods] (các quyền tự do cơ bản và thu nhập)
được xếp thứ tự theo từ điển: nhân dân trao ưu tiên tuyệt đối cho các
quyền tự do cơ bản trên của cải và thu nhập và như thế không chấp
nhận một sự đánh đổi.34 Nhưng kinh nghiệm hàng ngày có vẻ cho thấy
rằng nhiều người sẵn sàng đánh đổi các phần của việc ra quyết định dân
chủ lấy thu nhập lớn hơn. Người ta cần đơn giản quan sát rằng bên
trong các công ty sự sản xuất nói chung được tổ chức theo cách có thứ
bậc nhất, không phải dân chủ nhất. Những người lao động không bỏ
phiếu về các sản phẩm họ thích sản xuất hay họ thích sản xuất chúng
như thế nào (chẳng hạn, với hay không với các máy). Lý do có vẻ là hệ
thống thứ bậc dẫn đến hiệu quả cao hơn và lương cao hơn. Như Jacques
Ellul (1963, 209) diễn đạt hơn nửa thế kỷ trước, “Kỹ thuật là ranh giới
của dân chủ. Cái kỹ thuật thắng, dân chủ thua. Nếu chúng ta có các kỹ
sư mà là nổi tiếng với những người lao động, họ sẽ dốt nát về máy móc.”
Cùng sự tương tự có thể được mở rộng ra xã hội như một toàn thể: các
quyền dân chủ khác có thể bị (và đã bị) từ bỏ tự nguyện vì thu nhập cao
hơn. Chính vì lý do như vậy mà chủ nghĩa tư bản chính trị khẳng định
tính ưu việt của nó.
Tuy vậy, vấn đề là nhằm để chứng minh tính ưu việt của nó và tránh
một thách thức tự do (tức là, để được nhân dân chọn ưu tiên hơn chủ
nghĩa tư bản tự do), chủ nghĩa tư bản chính trị cần liên tục đạt tỷ lệ tăng
trưởng cao hơn. Như thế trong khi các lợi thế của chủ nghĩa tư bản tự

209
do là “tự nhiên,” hay diễn đạt khác đi, được cấy vào sự cài đặt hệ thống,
các lợi thế của chủ nghĩa tư bản chính trị mang tính phương tiện: chúng
phải liên tục được chứng minh. Chủ nghĩa tư bản chính trị như thế bắt
đầu với một khuyết tật. Nó cần chứng minh tính ưu việt của nó theo lối
kinh nghiệm. Ngoài ra, nó đối mặt hai vấn đề nữa: (i) sự khó khăn để
thay đổi hướng nếu một hướng sai đã được chọn bởi vì sự vắng mặt của
những kiểm soát dân chủ, và (ii) một xu hướng nội tại tới tham nhũng
bởi vì sự vắng mặt của luật trị. So với chủ nghĩa tư bản tự do, chủ nghĩa
tư bản chính trị có một xu hướng lớn hơn để tạo ra các chính sách tồi
và các kết cục xã hội xấu mà không thể được đảo ngược bởi vì những kẻ
nắm quyền không có khuyến khích để thay đổi hướng. Khá dễ dàng nó
cũng có thể gây ra sự bất mãn dân chúng do tham nhũng mang tính hệ
thống của nó. Cả hai trong số “các tai họa” này là ít hệ trọng hơn trong
chủ nghĩa tư bản tự do.
Chủ nghĩa tư bản chính trị vì thế cần bán mình trên cơ sở cung cấp
sự quản lý xã hội tốt hơn, các tỷ lệ tăng trưởng cao hơn, và quản trị hiệu
quả hơn (kể cả quản trị tư pháp). Không giống chủ nghĩa tư bản tự do,
mà có thể có một thái độ thư thái hơn đối với các vấn đề tạm thời, chủ
nghĩa tư bản chính trị, nếu muốn thành công, phải thường xuyên sẵn
sàng đối phó. Tuy vậy, điều này có thể được xem như một lợi thế từ một
quan điểm Darwinist xã hội: bởi vì áp lực liên tục để cung cấp nhiều hơn
cho các cử tri của nó, chủ nghĩa tư bản chính trị có thể mài nhọn khả
năng của nó để quản lý lĩnh vực kinh tế và để tiếp tục cung cấp, năm này
qua năm khác, nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn đối tác tự do của nó. Như
thế, cái thoạt tiên có vẻ là một khiếm khuyết có thể tỏ ra là một lợi thế.
Ba kịch bản
Trong cuốn sách của họ Dân chủ và Chủ nghĩa tư bản, được xuất bản
trong năm 1986, Samuel Bowles và Herbert Gintis đã đoán trước ba
hướng khả dĩ mà theo đó toàn cầu hóa có thể tiến hóa. Thứ nhất là
hướng tân tự do, được phương Tây áp đặt và xoay quanh chủ nghĩa tư
bản tài năng tự do. Thứ hai là tân-Hobbesian, được định nghĩa như “sự
mở rộng của địa hình trên đó các quyền tài sản ngự trị, sự co lại của lĩnh
vực các quyền cá nhân, và sự xây dựng các định chế nhà nước vô trách
nhiệm” (198–199). Biến thể này là rất giống cái tôi định nghĩa như chủ
nghĩa tư bản chính trị. Bowles và Gintis đã mô tả thêm biến thể này như
“Burkean trong việc nó chấp nhận các giá trị truyền thống, [nhưng
cũng] gần giống với kỹ nghệ xã hội (social engineering) nhìn vào tương
lai của [Henri de] Saint-Simon” (198). Chủ nghĩa tư bản tân-Hobbesian

210
kết hợp các giá trị xã hội tương đối bảo thủ, sự mở rộng các quyền tài
sản trong nhiều lĩnh vực (cái tôi nhắc đến như sự hàng hóa hóa tăng
lên) và các cố gắng để “cải thiện” xã hội qua kỹ nghệ xã hội. Các thứ này
đều là các đặc trưng của chủ nghĩa tư bản chính trị thành công.
Biến thể thứ ba mà Bowles và Gintis xem xét gồm một xã hội của các
rentier những người cho thuê hay cho vay vốn của họ cho các công ty
được tổ chức một cách dân chủ. Kiểu này của chủ nghĩa tư bản hiện thời
không tồn tại ở bất cứ đâu, mặc dù không phải là không thể để tưởng
tượng rằng sự dồi dào vốn lớn hơn và một sự dừng tăng dân số, chúng
ta có thể thấy các xã hội nơi quá trình thuê các nhân tố sản xuất có thể
bị đảo ngược: tức là, nơi lao động sẽ thuê vốn thay cho ngược lại. Sự
đảo ngược này đã chưa xảy ra cho đến nay không chỉ bởi vì vị thế mặc
cả mạnh hơn của các chủ sở hữu vốn (tức là, sự khan hiếm tương đối
của vốn so với lao động), mà cũng bởi vì các vấn đề phối hợp giữa những
người lao động. Là dễ để phối hợp các lợi ích của một vài nhà tư bản
hơn để phối hợp lợi ích của hàng ngàn người lao động—một sự thực
mà Adam Smith đã lưu ý rồi. Một trở ngại khác là sự thiếu tài sản thế
chấp giữa những người lao động, mà làm cho các nhà tư bản thận trọng
về việc cho họ vay tiền. Hơn nữa, một công ty được tổ chức một cách
dân chủ sẽ không, theo định nghĩa, dưới sự kiểm soát của các nhà cung
cấp vốn, mà là một lý do nữa các nhà tư bản sẽ thận trọng cho vay tiền
của họ.35 Thế nhưng, bất chấp tất cả các vấn đề này, người ta không thể
loại trừ rằng một sự thay đổi về sức mạnh mặc cả tương đối giữa lao
động và vốn có thể xảy ra trong thế kỷ thứ hai mươi mốt (khi nhiều vốn
hơn được tích tụ và dân số toàn cầu ngừng tăng) và rằng một chỗ làm
việc được tổ chức một cách dân chủ có thể xuất hiện như một thay thế
cho chủ nghĩa tư bản tự do và chủ nghĩa tư bản chính trị. Nó sẽ vẫn là
tư bản chủ nghĩa theo nghĩa rằng các chủ sở hữu tư nhân của các tư liệu
sản xuất sẽ được giữ lại, nhưng sẽ không có lao động ăn lương nào. Sử
dụng định nghĩa chuẩn của chủ nghĩa tư bản mà đòi hỏi cả hai phải hiện
diện, thì rõ ràng rằng chúng ta không còn có thể gọi một xã hội như vậy
là “tư bản chủ nghĩa” nữa.

5.4c Bất bình đẳng Toàn cầu và Các Thay đổi Địa chính trị
Suốt các chương trước, tôi đã cho thấy các tác động của những thay đổi
kinh tế và địa chính trị mà đã làm giảm đầy kịch tính các khoảng cách
(gap) thu nhập giữa một châu Á trỗi dậy và phương Tây. Nếu các xu
hướng này tiếp tục, mà chúng ta có thể kỳ vọng một cách khá hợp lý,

211
chúng sẽ đưa các mức thu nhập ở Trung Quốc và muộn hơn ở các nước
Á châu khác như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, và Ấn Độ, gần với thu
nhập của các nước Tây phương. Sự hội tụ này sẽ đưa thế giới trở lại sự
ngang hàng tương đối của các mức thu nhập mà đã tồn tại trước Cách
mạng Công nghiệp, khi thu nhập của Trung Quốc và Ấn Độ đã giống thu
nhập của tây Âu. Hình mẫu này có thể thấy trong Hình 5.1, mà cho thấy
GDP trên đầu người Trung quốc và Ấn Độ như một tỷ lệ phần trăm của
GDP trên đầu người Anh, bắt đầu trong năm 1820 cho Trung Quốc và
1870 cho Ấn Độ và sau đó tập trung vào bốn điểm thời gian cốt yếu: (i)
đầu các năm 1910, ngay trước Chiến tranh Thế giới I, (ii) cuối các năm
1940, vào thời gian của cách mạng cộng sản ở Trung Quốc và độc lập ở
Ấn Độ, (iii) cuối các năm 1970, khi các cải cách Trung quốc bắt đầu, và
cuối cùng (iv) ngày nay. Hình cũng cho thấy Indonesia so sánh theo
cùng cách, và tại các điểm thời gian tương tự, với Hà Lan. Trong cả ba
trường hợp, hình mẫu là như nhau. Vào thời Cách mạng Công nghiệp,
thu nhập trên đầu người ở các nước Á châu đã là khoảng 40 phần trăm
của thu nhập trên đầu người ở nước Anh (nước phát triển nhất châu Âu
lúc đó). Các mức thu nhập tương đối Á châu sau đó đã giảm nhanh, đến
mức từ giữa thế kỷ thứ hai mươi suốt cho đến cuối những năm 1970 và
đầu những năm 1980, thu nhập trên đầu người của các nước Á châu đã
ít hơn một phần mười thu nhập của Anh hay Hà Lan. Nhưng trong bốn
mươi năm qua, tình hình đã thay đổi đột ngột, đặc biệt cho Trung Quốc,
mà bây giờ đã quay lại hầu như cùng mức thu nhập tương đối mà nó đã
có trong đầu thế kỷ thứ mười chín. Theo một nghĩa chúng ta đang chứng
kiến sự hủy các tác động của Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất. Hình
5.1 minh họa câu chuyện của hai thế kỷ qua một cách ngắn gọn.
Sự hội tụ này về thu nhập cũng chịu trách nhiệm về sự giảm liên tục
về bất bình đẳng thu nhập toàn cầu kể từ 1820 (xem Hình 1.1).36 Trong
hai thập niên cuối của thế kỷ thứ hai mươi, sự tăng cơ bản về bất bình
đẳng toàn cầu đã được kiềm chế nhờ hoàn toàn sự tăng trưởng Trung
quốc (Milanovic 2012). Trong thời kỳ đó, một mình sự tăng trưởng ở
Trung Quốc không chỉ đã ngăn sự tăng bất bình đẳng toàn cầu, mà nó
cũng giải thích cho hơn 95 phần trăm sự giảm về số người trên thế giới
sống dưới mức nghèo tuyệt đối (Chen and Ravallion 2007). Vào khoảng
lúc chuyển sang thế kỷ thứ hai mươi mốt, Ấn Độ đã gia nhập với Trung
Quốc trong vai trò đó, bởi vì dân số lớn, sự nghèo tương đối, và tỷ lệ
tăng trưởng cao của Ấn Độ, bây giờ cũng đóng góp đáng kể cho một sự
giảm về cả bất bình đẳng thu nhập toàn cầu và giảm nghèo toàn cầu.

212
HÌNH 5.1. GDP trên đầu người cho Trung Quốc và Ấn Độ như một tỷ lệ phần trăm của
GDP trên đầu người Anh, và cho Indonesia như một tỷ lệ phần trăm GDP trên đầu
người Hà Lan, từ Cách mạng Công nghiệp đến nay
Nguồn dữ liệu: Được tính từ Maddison Project (2018); tất cả dữ liệu GDP trên đầu người bằng
PPP 2011 (biến số cgdppc, mà là biến số GDP thực tế được dùng cho các so sánh ngang quốc
gia tại một điểm thời gian cho trước).

Tầm quan trọng của sự bất bình đẳng toàn cầu giảm không nằm ở sự
giảm về một con số duy nhất (hệ số Gini về bất bình đẳng), mà đúng hơn
ở sự hội tụ về thu nhập thực tế ngang các nhóm người to lớn. Có lẽ lần
đầu tiên trong lịch sử, như thế chúng ta có thể nói về sự nổi lên của một
giai cấp trung lưu toàn cầu. Tuy nhiên, là không rõ các hệ quả chính trị
của sự phát triển này sẽ là gì. Trong các quốc gia riêng lẻ, một giai cấp
trung lưu lớn đã được xem là quan trọng cho sự bảo vệ các quyền tài
sản và sự ổn định chính trị (vì giai cấp này đã có khuynh hướng bảo vệ
tài sản của nó khỏi bị tịch thu bởi những người nghèo và để ngăn những
người giàu khỏi đòi độc quyền cai trị); nhưng là không hề rõ liệu vai trò
cá biệt đó có thể được đóng bởi giai cấp trung lưu toàn cầu hay không,
vì sự thiếu một chính phủ toàn cầu. Chắc có khả năng hơn là sự hội tụ
thu nhập và sự nổi lên của một giai cấp trung lưu toàn cầu đơn giản có
nghĩa rằng nhiều người hơn sẽ chia sẻ các hình mẫu hành vi và tiêu thụ
giống nhau—cái gì đó mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát rồi nhưng
điều đó sẽ trở nên phổ biến hơn nhiều và gồm nhiều người hơn nhiều,
khi thu nhập trong các nước Á châu đông người khác đuổi kịp các nước
ở châu Âu và Bắc Mỹ. Như một chỉ báo về sự hội tụ đó đã tiến triển xa
đến đâu rồi, lưu ý rằng trong năm 2017, về mặt GDP thực tế trên đầu

213
người (hiệu chỉnh cho các sự khác biệt về các mức giá), Trung Quốc đã
chỉ 10 phần trăm dưới Bulgaria, nước nghèo nhất trong Liên Âu, và ở
41 phần trăm của GDP trên đầu người EU được tính trọng số-dân số.
Tuy vậy, với một giả thiết bảo thủ về sự tăng trưởng GDP trên đầu người
Trung quốc là 6 phần trăm trên năm versus một sự tăng trưởng khắp-
EU là 2 phần trăm, thì Trung Quốc sẽ chỉ cần khoảng một thế hệ (hai
mươi tư năm) để đạt GDP trên đầu người trung bình toàn-EU. Như thế,
vào 2040, toàn bộ Bắc Bán cầu của thế giới, gồm Bắc Mỹ, châu Âu (trừ
Nga), Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc có thể có thu nhập gần như
nhau, trong khi Nam Á và Đông Nam Á sẽ không xa đằng sau. Đó sẽ là
một sự thay đổi mang tính thời đại.
Một ẩn số lớn liên quan đến bất bình đẳng toàn cầu là cái gì sẽ xảy ra
ở châu Phi. Châu Phi là quan trọng vì hai lý do. Thứ nhất, châu Phi, cho
đến nay, đã cho thấy rất ít dấu hiệu về khả năng để khởi động một quá
trình hội tụ một cách bền vững, tức là, để có các tỷ lệ tăng trưởng thu
nhập trên đầu người cao hơn các tỷ lệ tăng trưởng Tây phương trong
một thời kỳ dài (chẳng hạn, hai mươi năm) trong hầu hết các nước. Thứ
hai, châu Phi cho đến nay có sự tăng dân số kỳ vọng cao nhất thế giới.
Nếu châu Phi không đuổi kịp thế giới giàu (phải được nhấn mạnh, về
mặt trên đầu người [tức là tăng trưởng thu nhập trên đầu người không
lớn hơn tăng trưởng thu nhập trên đầu người của thế giới giàu) và nếu
dân số của nó tiếp tục tăng về số tuyệt đối và với một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ
của phần còn lại của thế giới, thì không phải là không thể để hình dung
một kịch bản mà dưới đó xu hướng tới một sự giảm về bất bình đẳng
thu nhập toàn cầu đầu tiên ngừng lại và rồi đảo ngược. Đấy sẽ là một sự
tiến triển đáng tiếc. Có thể rằng chúng ta khi đó sẽ phải đợi một giai
đoạn tăng trưởng khu vực đáng chú ý thứ ba, Phi châu (giai đoạn đầu
tiên là Tây phương và thứ hai là Á châu) để tạo ra một sự hội tụ toàn
thế giới của thu nhập trung bình quốc gia.
Để kết luận, trong vài thập niên tới chúng ta có thể kỳ vọng sự hội tụ
thu nhập ngang các mảng rộng của Âu-Á và Bắc Mỹ, các vùng hiện gồm
hơn nửa dân số thế giới. Vẫn còn chưa biết liệu châu Phi hạ-Sahara, hiện
nay chiếm khoảng 14 phần trăm dân số thế giới nhưng chắc có khả năng
chiếm 20 phần trăm vào 2040, sẽ gia nhập sự hội tụ đó hay không.37
Trong khung cảnh này mà chúng ta phải đề cập đến vai trò mà Trung
Quốc có thể đóng trong sự phát triển kinh tế của châu Phi. Nếu cách tiếp
cận Trung quốc đến châu Phi, mà nhấn mạnh đến đầu tư cơ sở hạ tầng,
phát triển đất (bất động sản), và tăng sản lượng thực phẩm và tài

214
nguyên thiên nhiên, có dẫn đến sự tăng trưởng nhanh hơn ở các nước
Phi châu quan trọng, thì sự hội tụ thu nhập khắp thế giới sẽ được tăng
tốc. Ngoài ra, sự tăng trưởng nhanh hơn ở các nước Phi châu có thể làm
giảm sự di cư của những người châu Phi mà điểm đến mong muốn của
họ là các nước Âu châu giàu. Thành công của chiến lược kinh tế Trung
quốc ở châu Phi sẽ giúp đáng kể châu Âu, mà, như tôi đã chỉ ra trong
Chương 4, là vùng của thế giới có nhu cầu lớn nhất về lao động nước
ngoài thế nhưng miễn cưỡng nhất để mở cửa chính mình cho các dòng
lớn của những người di cư thêm. Như thế theo kinh nghiệm chúng ta
thấy sự tương thuộc tăng lên của các phần khác nhau của thế giới: thành
công của Trung Quốc và Ấn Độ không chỉ là tốt cho dân cư của chúng và
cho giai cấp trung lưu toàn cầu mà cũng có thể khởi động sự phát triển
của châu Phi và làm nhẹ bớt các áp lực di cư trực tiếp lên châu Âu.
Sự hội tụ của thu nhập toàn thế giới có thể cũng làm giảm rủi ro của
một cuộc chiến tranh toàn cầu thảm khốc. Sau khi đã lưu ý rằng sức
mạnh vượt trội của những người Âu châu trong thế kỷ thứ mười tám
đã cho phép họ phạm mọi loại bất công, Adam Smith nghĩ rằng sự bình
đẳng lớn hơn về của cải và sức mạnh giữa các phần khác nhau của thế
giới có thể duy trì hòa bình nhờ sự sợ lẫn nhau: “Người bản xứ của các
nước đó có thể trở nên mạnh hơn, hay người Âu châu có thể trở nên
yếu hơn, và cư dân của các phần khác nhau của thế giới có thể đạt được
sự ngang nhau về lòng can đảm và sức mạnh mà, bằng việc gây ra sự sợ
hãi lẫn nhau, một mình có thể quá sợ sự bất công của các quốc gia độc
lập và biến nó thành loại nào đó của sự tôn trọng các quyền của nhau.”38

5.4d Các Ghi chú Kết thúc về Hệ thống Xã hội mà Tới đó Cuốn
sách này Có thể Dẫn đến
Hãy để tôi kết thúc bằng việc tóm tắt sự phát triển vừa qua của các xã
hội tư bản chủ nghĩa Tây phương và suy đoán về tương lai sẽ ra sao.
Đầu tiên tôi phác họa ba kiểu chủ nghĩa tư bản tự do hiện tồn (được
định nghĩa trong Chương 2) và hai kiểu mang tính giả thuyết khác, chủ
nghĩa tư bản nhân dân và chủ nghĩa tư bản bình quân chủ nghĩa, mà
chưa bao giờ tồn tại trong thực tế. Sau đó tôi trình bày các chính sách
mà có thể giúp chúng ta đạt một trong hai kiểu này.
• Chủ nghĩa tư bản cổ điển. Những người lao động chỉ có thu nhập từ
lao động, các nhà tư bản chỉ có thu nhập từ vốn, và tất cả các nhà tư
bản là giàu hơn tất cả những người lao động, tức là, các phân bố thu
nhập của những người lao động và của các nhà tư bản không gối lên

215
nhau. Chỉ có sự tái phân phối rất tối thiểu qua thuế và chuyển giao.
Bất bình đẳng giữa các cá nhân là cao. Các lợi thế của sự giàu có được
truyền ngang các thế hệ. Hình thức này cũng được gọi là chủ nghĩa tư
bản Ricardo-Marx.
• Chủ nghĩa tư bản dân chủ-xã hội. Những người lao động có thu nhập
chỉ từ lao động và các nhà tư bản có thu nhập chỉ từ vốn, nhưng không
phải tất cả các nhà tư bản là giàu hơn tất cả những người lao động. Có
sự tái phân phối đáng kể qua hệ thống thuế và chuyển giao, kể cả
chăm sóc sức khỏe và giáo dục công miễn phí hay có thể tiếp cận
được. Bất bình đẳng giữa cá nhân là vừa phải. Sự tiếp cận tương đối
bình đẳng đến giáo dục cho phép tính di động thu nhập giữa thế hệ.
• Chủ nghĩa tư bản tài năng tự do. Hầu hết người dân có thu nhập nào
đó từ cả lao động và vốn. Phần của thu nhập vốn tăng lên với mức thu
nhập, thế nên những người cực giàu có hầu hết thu nhập vốn. Nhưng
những người giàu có nhất (chẳng hạn, 5 phần trăm trên đỉnh) cũng
có thu nhập lao động đáng kể. Sự tăng về phần vốn khi các xã hội trở
nên giàu hơn, và sự liên kết của thu nhập vốn và thu nhập lao động
cao trong cùng các cá nhân, chuyển thành bất bình đẳng giữa cá nhân
lớn hơn. Hệ thống thuế và chuyển giao tái phân phối một phần đáng
kể của tổng thu nhập, nhưng chủ nghĩa phân lập xã hội, bởi đó những
người giàu thích đầu tư vào các hệ thống giáo dục tư và sức khỏe tư
nhân, trở nên quan trọng hơn. Tính di động giữa thế hệ là ít hơn chủ
nghĩa tư bản dân chủ-xã hội.
• Chủ nghĩa tư bản nhân dân. Mỗi người có các phần xấp xỉ bằng nhau
của thu nhập vốn và lao động. Thu nhập của người dân vẫn khác
nhau; một số người có cả thu nhập vốn và lao động nhiều hơn. Phần
vốn tăng lên không chuyển thành bất bình đẳng lớn hơn giữa cá nhân,
như thế bất bình đẳng không có xu hướng tăng. Sự tái phân phối trực
tiếp là hạn chế, nhưng chăm sóc sức khỏe và giáo dục miễn phí giúp
tính di động thu nhập giữa thế hệ.
• Chủ nghĩa tư bản bình quân chủ nghĩa. Mỗi người có các lượng xấp xỉ
bằng nhau của cả thu nhập vốn và lao động, thế nên một sự tăng lên
lớn về phần vốn không chuyển thành bất bình đẳng lớn hơn. Bất bình
đẳng giữa cá nhân là thấp. Vai trò của nhà nước trong tái phân phối
được hạn chế ở bảo hiểm xã hội. Bình đẳng tương đối về thu nhập
bảo đảm bình đẳng cơ hội. Chủ nghĩa tự do (libertarianism), chủ
nghĩa tư bản, và CNXH đến gần với nhau.

216
Theo một cách rất trừu tượng, câu hỏi về chủ nghĩa tư bản sẽ tiến
hóa thế nào phụ thuộc vào liệu chủ nghĩa tư bản tài năng tự do sẽ có
khả năng để di chuyển tới một giai đoạn tiên tiến hơn, giai đoạn của chủ
nghĩa tư bản nhân dân, nơi (1) sự tập trung của thu nhập vốn (và sự tập
trung của các chủ sở hữu của cải) sẽ nhỏ hơn, (2) bất bình đẳng thu
nhập sẽ thấp hơn, và (3) tính di động thu nhập giữa thế hệ sẽ lớn hơn.
Điểm cuối cũng sẽ ngăn chặn sự hình thành của một elite lâu bền. Nhằm
để di chuyển đến đó—nếu thấy rằng một sự di chuyển như vậy là đáng
mong muốn—là không đủ để có các chính sách gia tăng (incremental),
dù chúng có ý nghĩa tốt và được thiết kế khéo thế nào. Là quan trọng để
có một mục tiêu rõ ràng và có thể đo được trong đầu. Nếu hoặc chủ
nghĩa tư bản nhân dân hay bình quân chủ nghĩa là mục tiêu, sự đo lường
của sự tiến bộ hướng tới mục tiêu sẽ trở nên tương đối đơn giản và có
thể được làm sử dụng kiến thức và kỹ thuật chúng ta có ngày nay. Hai
cột gôn (goalpost) quan trọng nhất cho việc giám sát sự tiến bộ là liệu
sự tập trung của cải và thu nhập từ vốn có được giảm bớt không, và liệu
tính di động thu nhập (tương đối) giữa thế hệ có cải thiện không. Cả hai
đều là các chỉ báo dài hạn, như thế những thay đổi hàng năm có thể
không có ý nghĩa mấy. Nhưng sẽ là có thể để đặt một mục tiêu theo cách
này và đo ở các khoảng cách dăm ba năm xem liệu có sự tiến bộ không.
Các chính sách mà sẽ dẫn đến sự tiến bộ tới mục tiêu đó, tất cả đã
được tôi thảo luận trong các chương trước, là tương đối đơn giản và có
thể được tóm tắt dưới bốn tiêu đề:
1. Các lợi thế thuế cho giai cấp trung lưu, đặc biệt trong các lĩnh vực tiếp
cận đến của cải tài chính và nhà ở, và một sự tăng tương ứng về đánh
thuế những người giàu; cộng với, sự quay lại việc đánh thuế cao sự
thừa kế. Mục tiêu là để làm giảm sự tập trung của cải vào tay những
người giàu.
2. Một sự tăng đáng kể về tài trợ cho và cải thiện chất lượng của các
trường công, mà chi phí phải đủ thấp để có thể tiếp cận được cho
không chỉ giai cấp trung lưu mà cho cả những người trong ba thập
phân vị đáy của phân bố thu nhập. Mục tiêu là để giảm sự truyền các
lợi thế ngang các thế hệ và làm cho bình đẳng cơ hội thực tế hơn.
3. “Quan niệm tư cách công dân,” mà sẽ dẫn đến sự kết thúc phân chia
nhị phân nghiêm ngặt giữa các công dân và không-công dân. Mục tiêu
là để cho phép sự di cư mà không gây ra sự phản ứng dân tộc chủ
nghĩa dữ dội.

217
4. Sự tài trợ công hạn chế nghiêm ngặt và dành riêng cho các cuộc vận
động chính trị. Mục tiêu là để giảm khả năng của những người giàu
để kiểm soát quá trình chính trị và hình thành một giai cấp thượng
lưu lâu bền.
Hay sự hội tụ của chủ nghĩa tư bản tự do và chính trị? Một sự tiến hóa
hoàn toàn khác của chủ nghĩa tư bản tự do có thể là sự chuyển động tới
một chủ nghĩa tư bản tài phiệt và cuối cùng chủ nghĩa tư bản chính trị.
Kịch bản này là cũng có thể—và các đặc điểm trong chủ nghĩa tư bản tự
do ngày nay trở thành tài phiệt càng mạnh, thì một sự tiến hóa như vậy
càng chắc có khả năng. Nó là một sự tiến hóa tương thích ở một mức độ
lớn với các lợi ích của elite mới mà đang được hình thành dưới chủ
nghĩa tư bản tự do. Nó sẽ cho phép elite trở nên tự trị hơn nhiều khỏi
phần còn lại của xã hội. Thực ra, như đã cho thấy trong Chương 2, sự
duy trì elite đòi hỏi nó kiểm soát lĩnh vực chính trị, cái tôi đã gọi là “việc
thắt chặt nút trên của cải và quyền lực.” Quyền lực kinh tế và chính trị
trong chủ nghĩa tư bản tự do càng được thống nhất, chủ nghĩa tư bản tự
do càng trở nên tài phiệt và càng trở nên giống chủ nghĩa tư bản chính
trị. Trong cái sau, sự kiểm soát chính trị là cách để kiếm được các lợi ích
kinh tế; trong chủ nghĩa tư bản tài phiệt, tự do trước kia, quyền lực kinh
tế được dùng để chinh phục chính trị. Điểm cuối của hai hệ thống trở
thành như nhau: sự thống nhất và sự bền bỉ của các elite.
Các elite cũng có thể tin họ có khả năng vận hành xã hội hiệu quả hơn
bằng việc dùng bộ công cụ kỹ trị của chủ nghĩa tư bản chính trị. Một sự
quá độ tới chủ nghĩa tư bản chính trị có thể được tăng nếu những người
trẻ ngày càng bị các đảng dòng chính theo các chính sách ít nhiều như
nhau làm vỡ mộng, và vì thế mất hy vọng rằng các quá trình dân chủ có
thể dẫn đến sự thay đổi có ý nghĩa. Mục tiêu của chủ nghĩa tư bản chính
trị là đưa chính trị ra khỏi tâm trí của người dân, mà có thể được làm
dễ hơn khi sự vỡ mộng và thiếu quan tâm vào chính trị dân chủ là cao.
Nếu giả như chủ nghĩa tư bản tự do tiến hóa tới chủ nghĩa tư bản
chính trị, nó sẽ phô bày tất cả hay hầu hết các đặc điểm mà tôi đã thảo
luận ở Chương 3. Một sự quản lý rất hiệu quả của nền kinh tế sẽ đòi hỏi
để tạo ra các tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao mà sẽ giữ dân cư thỏa mãn;
một bộ máy quan liêu hiệu quả sẽ cần để thực hiện các biện pháp như
vậy; và sẽ có một sự tăng về tham nhũng nội tại mà có thể luôn luôn,
trong dài hạn, là một mối đe dọa cho sự sống sót của một chế độ.

218
CÁC PHỤ LỤC
GHI CHÚ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CẢM ƠN
INDEX

219
220
PHỤ LỤC A: CHỖ CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN TRONG
LỊCH SỬ TOÀN CẦU
Cái nhìn tôi đưa ra trong Chương 3 về chỗ của chủ nghĩa cộng sản trong
lịch sử toàn cầu có hai ngụ ý chính cho diễn giải lịch sử thế kỷ thứ hai
mươi như thế nào, và, có lẽ, cả lịch sử thế kỷ thứ hai mươi mốt nữa.
Điểm 1. Kết luận của tôi ngụ ý, theo nhiều cách thực chất, một sự
chứng minh cách nhìn Marxist rằng chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự cạnh
tranh đế quốc mà gây ra chiến tranh. Chiến tranh Thế giới I là bằng
chứng rõ ràng về điều đó. Cách nhìn rằng vai trò tự trị của nhà nước
thường bị hạn chế và rằng, trong nước, các nhà tư bản thường kiểm soát
quá trình chính trị đã cũng được chứng minh.
Điểm 2. Tôi đã giải thích rằng cách nhìn Marxist đã thiếu sót nghiêm
trọng trong hai khía cạnh quan trọng. Thứ nhất, nó đã không tính đủ
khả năng của chủ nghĩa tư bản để biến đổi bản thân mình và tạo ra một
biến thể dân chủ-xã hội, mà, như được mô tả trong Chương 2, là một
trong ba biến thể của chủ nghĩa tư bản hiện đại thế kỷ thứ hai mươi và
thế kỷ thứ hai mươi mốt. Biến thể đó đã tạo những sự tăng thực chất về
thu nhập cho các giai cấp thấp hơn và trung lưu, đã cho phép sự truyền
bá giáo dục và bảo vệ xã hội, và nói chung đã cho phép các nước thực
hành nó đạt các mức cao nhất của sự thịnh vượng và quyền tự do chính
trị được bất kể nhóm nào từng hưởng trong lịch sử.
Thứ hai, lý thuyết Marxist đã hoàn toàn đánh giá sai vai trò lịch sử
của chủ nghĩa cộng sản hay, để ở lại nghiêm ngặt bên trong thuật ngữ
Marxist, CNXH. CNXH, thay vì kế tiếp chủ nghĩa tư bản sau các cuộc
khủng hoảng và chiến tranh, như nó được cho là phải làm, thay vào đó
nó đã dọn đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong Thế giới
thứ Ba. Trong một số phần của Thế giới thứ Ba, ý thức hệ cộng sản và
các đảng cộng sản đã cho phép chủ nghĩa tư bản phát triển. Theo cách
đó, chủ nghĩa cộng sản trong Thế giới thứ Ba đã đóng cùng vai trò chức
năng mà giai cấp tư sản đã đóng ở phương Tây. Vì thế, CNXH, thay vì là
giai đoạn quá độ giữa chủ nghĩa tư bản và utopia của chủ nghĩa cộng
sản, thực ra đã là một hệ thống quá độ giữa chủ nghĩa phong kiến và
chủ nghĩa tư bản trong một số nước Thế giới thứ Ba.
Kết cục này, theo một số cách, là bằng chứng cho tính đúng đắn của
một lập trường hình như nghịch lý được “các nhà Marxist hợp pháp”
Nga chấp nhận, những người cho rằng vai trò của các tổ chức cộng sản

221
ở các nước kém phát triển phải là để giúp đỡ sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản.
Sự xảo trá này của lịch sử đã xảy ra như thế nào? Vì sao chỉ ngày nay
chúng ta mới có thể thấy rõ vai trò thật của chủ nghĩa cộng sản?
Câu trả lời nằm trong giả thiết rằng con Đường Phát triển Tây
phương (WPD) là phổ quát, mà hóa ra là sai. Giả thiết này đã khiến
chúng ta không có khả năng đánh giá cao sự khác biệt đáng chú ý về các
điều kiện giữa các phần của thế giới nơi các cuộc cách mạng tư sản đã
là bản địa và các điều kiện nơi vốn nước ngoài đến chủ yếu để xâm
chiếm và chỉ theo một cách thứ yếu và phụ để thực hiện hay cấy các
định chế tư bản chủ nghĩa như chúng đã được tạo ra ở phương Tây. Quả
thực, nếu giả như chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân Tây phương
đã mạnh hơn, và nếu giả như mục tiêu của chúng đã chủ yếu là để tạo
ra các định chế tư bản chủ nghĩa hơn là để bóc lột (mà thường được làm
cho dễ hơn, như Rosa Luxemburg đã bênh vực, qua sự trao đổi với các
hình thái xã hội tiền-tư bản chủ nghĩa), là có thể rằng WPD đã được Thế
giới thứ Ba đi theo và rằng chủ nghĩa thực dân đã biến đổi nó thành hình
ảnh của chính phương Tây. Mission civilisatrice (sứ mạng khai hóa) đã
thành công. Và quả thực, các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã được thiết
lập trong các vùng nhỏ, khép kín (như Hồng Kông và Singapore), và
trong các phần của thế giới nơi dân cư địa phương đã thưa thớt hay đã
bị tiêu diệt và nơi những người Âu châu, buôn bán với những người Âu
châu khác, đã có khả năng cấy các định chế của họ (như Argentina,
Uruguay, Australia, và New Zealand).1 Nhưng nơi những người Âu châu
đã không thể cấy các định chế như vậy, hay nơi sự bóc lột đã sinh lời
hơn và việc giữ lại các định chế phong kiến cũ là một lựa chọn tốt hơn,
các định chế tư bản chủ nghĩa phát triển chỉ ở bên rìa (trong một số
trường hợp theo nghĩa đen, như dọc theo duyên hải châu Phi), và phần
dân cư còn lại đã tiếp tục sống dưới trật tự trước. Việt Nam, Ấn Độ, và
Indonesia, đã bị ba đế chế Âu châu khác nhau chinh phục, tất cả đều
minh họa bằng thí dụ sự tồn tại cạnh nhau này của một lớp mỏng của
chủ nghĩa tư bản được xếp chồng lên một hệ thống xã hội không thay
đổi mà dưới đó 90 phần trăm dân cư hay nhiều hơn đã tiếp tục sống.
Thuật chép sử Marxist, và chẳng ai hơn chính Marx trong các bài viết
của ông về Ấn Độ, đã đánh giá quá cao sự sẵn sàng và khả năng của các
nhà thực dân Anh để biến đổi Ấn Độ thành một xã hội tư bản chủ nghĩa.
Như Marx đã viết trong tháng Sáu 1853:

222
Đúng là nước Anh trong việc gây ra một cách mạng xã hội ở Hindoustan, đã được
thúc đẩy chỉ bởi các lợi ích đê tiện nhất của nó, và đã ngu đần trong cách thi hành
khi đó. Nhưng đấy không phải là câu hỏi. Câu hỏi là, loài người có thể hoàn thành
số phận của nó mà không có một cuộc cách mạng cơ bản trong trạng thái xã hội
của châu Á? Nếu không, thì dù các tội lỗi của nước Anh có thể đã là gì đi nữa nó đã
là công cụ vô tình của lịch sử trong việc gây ra cuộc cách mạng đó.2

Trong một bài báo khác được viết vài tháng muộn hơn, ông đã tuyên
bố: “Nước Anh phải hoàn thành một sứ mạng kép ở Ấn Độ: một sứ mạng
phá hủy, sứ mạng khác tái sinh—sự hủy diệt xã hội Á châu cũ, và việc
đặt các nền móng vật chất của xã hội tây phương ở châu Á.”3 Nhưng các
nhà tư bản Anh đã thất bại để làm vậy. Ấn Độ đã quá lớn. Tương tự, Bill
Warren, trong cuốn sách Chủ nghĩa đế quốc (1980) của ông, đã lấy một
lập trường rất mạnh ủng hộ WPD, phù hợp với cách nhìn Marxist gốc,
cho rằng sai lầm cốt yếu, cụ thể là sự bỏ rơi WPD, quay lại tận những
người Bolshevik, những người đã đánh đồng cuộc đấu tranh vô sản với
cuộc đấu tranh chống-đế quốc. Theo Warren, chỉ cuộc đấu tranh thứ
nhất đã là chính đáng từ quan điểm Marxist, và nó phải được tiến hành
ngang nhau ở phương Tây và Thế giới thứ Ba. Sai lầm này, theo cách
nhìn của ông, đã dẫn các phong trào công nhân ở các nước Thế giới thứ
Ba để liên kết bản thân họ với các phần của giai cấp tư sản chống đế
quốc và như thế làm cùn lưỡi của xung đột xã hội.
“Sự rẽ sang đông” của Quốc tế Cộng sản và sự phổ biến khắp thế giới
của chủ nghĩa tư bản
Và quả thực sự kết hợp của hai cuộc đấu tranh đã là quyết định cốt
yếu—quyết định đã bắt đầu với cuộc Gặp gỡ Baku tại Đại hội thứ Nhất
của Nhân dân phương Đông, và đã tiếp tục với Đại hội thứ Hai của Quốc
tế Cộng sản (Comintern), cả hai trong năm 1920; chúng đã đoạn tuyệt
với quan điểm lấy châu Âu làm trung tâm, WPD, cho đến lúc đó của Quốc
tế Cộng sản. Nhưng nó đã không phải là một sai lầm, như Warren tin.
Quyết định đó có nghĩa rằng các phong trào cánh-tả và cộng sản trong
Thế giới thứ Ba có thể kết hợp một cách hợp pháp cách mạng xã hội và
sự giải phóng dân tộc theo một cách độc nhất mà, như tôi đã lập luận,
là nhân tố then chốt cho phép chúng giành được quyền lực. Sự xảo trá
của lịch sử đã là ở chỗ, chính sự không “tiết lộ” cho chúng rằng chúng,
cứ như “được một bàn tay vô hình dẫn dắt,” đã mang lại các điều kiện
cho sự lên của chủ nghĩa tư bản dân tộc của chúng hơn là, như chúng
nghĩ chúng đang làm, mở ra một xã hội cộng sản không giai cấp và quốc
tế chủ nghĩa. Trong khung cảnh này người ta có thể thấy rằng sự quay
của Lenin và Quốc tế Cộng sản theo hướng “những người lao động cực

223
nhọc của phương Đông,” cùng với việc chia thế giới thành hai phe của
các nước đế quốc và các nước thuộc địa mà nó ngụ ý, đã là hoàn toàn
quyết định cho những gì xảy ra tiếp theo: không phải cho việc dẫn đến
chủ nghĩa cộng sản, mà cho việc dẫn đến chủ nghĩa tư bản.4 Diễn giải
này cho phép chúng ta để khẳng định—thoạt nhìn, một cách nghịch lý—
rằng Lenin có lẽ đã là “kẻ đi theo tư bản chủ nghĩa” quan trọng nhất
trong lịch sử, vì ý tưởng của ông để kết nối cuộc đấu tranh vô sản ở
phương Tây với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và châu Á cả
hai đều xuất phát từ chủ nghĩa Marx chính thống Tây phương và đã giải
phóng các lực mà khoảng năm mươi hay sáu mươi năm sau mang lại
chủ nghĩa tư bản bản xứ cho các nước đa dạng như Việt Nam, Trung
Quốc, Angola, và Algeria. Không có quyết định đó thì đã không có sự
khuếch tán nào của chủ nghĩa tư bản ngang thế giới, hay nó đã xảy ra
chậm hơn rất nhiều.
Kết cục này có hoàn toàn làm mất hiệu lực quan điểm Marxist về lịch
sử? Tôi không nghĩ thế. Sự kế tiếp của các giai đoạn phát triển kinh tế
mà đã đóng một vai trò lớn như vậy trong chủ nghĩa Marx đã được Marx
xác định ngắn gọn trong lời nói đầu của Phê phán Kinh tế Chính trị, và
nó vẫn chưa được giải quyết cho đến cuối đời của Marx và Engels.
Nhưng sự kế tiếp cá biệt đó của các giai đoạn, mà, như tôi đã lập luận
trong cuốn sách này, là sai, đã không phải là phần quan trọng nhất của
lý thuyết của Marx về chủ nghĩa duy vật lịch sử. Như Eric Hobsbawm đã
nhận xét, “Lý thuyết tổng quát về chủ nghĩa duy vật lịch sử đòi hỏi chỉ
rằng phải có một sự kế tiếp của các phương thức sản xuất, mặt dù không
nhất thiết … theo bất kể trật tự được xác định trước cá biệt nào.… Nếu
[Marx] đã sai lầm trong các quan sát của ông [về trật tự trong đó các
hình thái xã hội kinh tế sẽ tiến triển], hay nếu giả như các hình thái này
đã dựa vào thông tin từng phần và vì thế lầm lạc, thì lý thuyết chung về
chủ nghĩa duy vật lịch sử sẽ vẫn không bị ảnh hưởng.”5
Thế diễn giải này cho biết cách nhìn của chúng ta như thế nào về
tương lai? Thứ thứ nhất để nhận ra là không có hệ thống nào là một hệ
thống kế vị hiển nhiên cho chủ nghĩa tư bản. Sự giải thích của tôi về vai
trò thật của chủ nghĩa cộng sản làm rõ rằng vai trò của nó đã được hoàn
thành. Chủ nghĩa cộng sản đã hoàn thành chức năng của nó, và không
chắc có khả năng để có một vai trò trong tương lai của lịch sử con người.
Nó không phải là một hệ thống của tương lai, mà là một hệ thống của
quá khứ.

224
Nhưng lợi thế lớn của sự phân tích Marxist là nó thúc chúng ta để
xem xét mỗi hệ thống kinh tế-xã hội như nhất thiết hạn chế trong thời
gian. Chẳng gì không thay đổi cả khi các điều kiện cơ bản của sản xuất
tiến hóa. Theo lời của Marx, “Một phương thức sản xuất nào đó, hay giai
đoạn công nghiệp nào đó, luôn luôn được kết hợp với một phương thức
hợp tác nào đó, hay giai đoạn xã hội nào đó, và phương thức hợp tác
này bản thân nó là một lực lượng sản xuất.”6 Chúng ta biết rằng chủ
nghĩa tư bản cũng sẽ tiến hóa. Liệu nó sẽ thay đổi theo một cách đầy
kịch tính, như hoặc vốn sở hữu tư nhân sẽ ngừng thống trị, hay lao động
ăn lương sẽ mất tầm quan trọng của nó, chúng ta không biết. Có thể là
nhờ các kiểu mới của tiến bộ công nghệ, sự sản xuất quy mô nhỏ được
tổ chức bởi các cá nhân tự-kinh doanh, hay các nhóm nhỏ của những
người làm việc với vốn riêng của họ và vay với các lãi suất ưu đãi từ các
ngân hàng sở hữu nhà nước, sẽ trở thành cung cách chuẩn để tổ chức
sản xuất. Hay có thể có những sự kết hợp khác mà sẽ gạt chủ nghĩa tư
bản sang bên lề như Marx và Max Weber đã xác định. Chẳng gì hiện tại
cho phép chúng ta đưa ra các sự đoán trước như vậy bởi vì chủ nghĩa
tư bản ngày nay có vẻ hùng mạnh hơn và có mặt khắp nơi hơn bao giờ
hết trong lịch sử, trong cả biến thể được siêu-thương mại hóa và biến
thể được toàn cầu hóa mà tôi đã mô tả— biến thể tài năng tự do và biên
thể chính trị. Như tôi đã lập luận trong Chương 5, chủ nghĩa tư bản đã
bước vào lĩnh vực tư, kể cả nhà ở của chúng ta, và tác động đến sự sử
dụng thời gian rỗi và tài sản cá nhân của chúng ta (mà bây giờ đã trở
thành tư bản [vốn]), các quan hệ của chúng ta với họ hàng, các hình mẫu
hôn nhân của chúng ta, và vân vân. Như thế chúng ta biết rằng chủ nghĩa
tư bản là mạnh hơn bao giờ hết, nhưng chúng ta không biết nếu điều
này là đỉnh tổng thể của nó, hay nó chỉ là một đỉnh cục bộ, với sự bành
trướng thêm của các quan hệ tư bản chủ nghĩa trong tương lai.

225
226
PHỤ LỤC B: SIÊU-THƯƠNG MẠI HÓA VÀ “BÀN TAY VÔ
HÌNH” CỦA ADAM SMITH
Trong Chương 5 tôi đã thảo luận tương tác giữa toàn cầu hóa được siêu-
thương mại hóa và các giá trị và hành vi của chúng ta. Tại đây tôi xem
xét cùng vấn đề được Adam Smith giải quyết ra sao, vào thời đầu của
chủ nghĩa tư bản, và chỗ của “bàn tay vô hình” trong lý lẽ của Smith.
Kiểu lý lẽ bàn tay vô hình dựa vào sự chấp nhận cái, trong thời trước-
Khai Sáng, được cho là các đam mê tàn phá và tham lam vô độ của quyền
lực, khoái lạc, và lợi nhuận (để sử dụng sự phân loại của David Wootton
[2018]) chừng nào, khi được kiểm soát, chúng có khả năng dẫn đến một
lợi ích xã hội. Đi trệch khỏi đạo đức học Aristotelian và đạo lý Kitô, nơi
sự nhấn mạnh là đến các đức hạnh cá nhân như sự dũng cảm, sự tự chủ,
và tính chân thật, David Hume, Adam Smith, và những người khác thấy
rằng nếu người ta trao một vai trò cho cái thông thường được xem là
các tật xấu con người, như tư lợi và tham vọng, người ta có thể khai thác
chúng cho dự án cải thiện xã hội. Nếu một người không thể trở nên giàu
trừ bằng việc làm cho ai đó khác khấm khá hơn, hay không thể đạt
quyền lực lớn hơn trừ bằng việc quyền lực đó được ủy quyền một cách
tự do và tạm thời cho mình, thì các tật xấu quy ước có thể được dùng
như các động cơ để làm tăng hạnh phúc, của cải, và an ninh xã hội. Cái
“ma lực,” mà biến đổi các tật xấu cá nhân thành các đức hạnh xã hội, là
bàn tay vô hình của Smith.
Summum bonum (điều tốt lớn nhất cho) xã hội có thể đạt được chỉ
bằng việc dựa vào các lợi ích cá nhân, mà tự-chúng không luôn luôn
đáng ca ngợi. Các phần thưởng cũng chẳng luôn luôn đổ dồn cho người
có đức hạnh. Sự tương phản này giữa mức cá nhân và mức xã hội được
Mandeville phơi bày một cách rõ ràng, và ở một mức độ còn lớn hơn
bởi Machiavelli, nhưng được Smith trình bày theo cách có sắc thái hơn,
có lẽ bởi vì thuyết hữu thần của ông. Điều này có vẻ đặc biệt là thế trong
Theory of Moral Sentiments (Lý thuyết về Tình cảm Đạo đức), nơi Smith
đến gần Leibniz và lập trường bị Voltaire chế nhạo khi ông chế giễu ý
tưởng về “cái tốt nhất trong tất cả các thế giới khả dĩ” trong Candide:
Hạnh phúc của loài người, cũng như của tất cả các sinh vật duy lý, có vẻ đã là mục
đích gốc có định ý của Tác giả của tự nhiên, khi ngài tạo ra chúng. Không mục đích
khác nào có vẻ xứng đáng với minh triết tối cao và lòng nhân từ thánh thiện đó mà
chúng ta nhất thiết quy cho ngài; và ý kiến này, mà chúng ta có được từ sự xem xét
trừu tượng về những sự hoàn hảo vô tận của ngài, vẫn được xác nhận nhiều hơn
bởi sự xem xét các công trình tự nhiên, mà có vẻ đều có ý định để thúc đẩy hạnh

227
phúc, và để bảo vệ chống lại sự khốn khổ. (Theory of Moral Sentiments, book 3,
chap. 5, §7)

Không có sự mâu thuẫn nào giữa cái người ta nhận được và cái người
ta xứng đáng, Smith tiếp tục:
Nếu chúng ta xem xét các quy tắc chung mà theo đó sự thịnh vượng và tai ương
bên ngoài thông thường được phân bố trong cuộc đời này, chúng ta sẽ thấy, rằng
bất chấp sự lộn xộn mà trong đó mọi thứ xuất hiện trên thế giới này, tuy nhiên
ngay cả ở đây đức hạnh gặp một cách tự nhiên với phần thưởng thích hợp của nó.
(book 3, chap. 5, §8)

Và nếu có một mâu thuẫn như vậy giữa công trạng và phần thưởng, điều
này là một tai nạn tương tự như một trận động đất hay một lũ lụt (mặc
dù chúng ta không biết vì sao Tác giả của tự nhiên lại cho phép các tai
nạn như vậy):
Vào hoàn cảnh rất khác thường và không may nào đó, một người tốt có thể bị nghi
ngờ về một tội ác mà ông ta hoàn toàn không có khả năng phạm, và dựa vào lý do
đó bị đặt vào thế oan ức nhất trong phần còn lại của đời ông với sự ghê rợn và ác
cảm của loài người. Do tai nạn thuộc loại này ông ta có thể được nói là mất tất cả,
bất chấp sự liêm chính và lẽ phải của ông; theo cùng cách như một người thận
trọng, bất chấp sự thận trọng hết sức của ông, có thể bị phá hủy bởi một trận động
đất hay một trận lụt. (book 3, chap. 5, §8)

Các lý lẽ tôi đưa ra trong Chương 5 về toàn cầu hóa được siêu-thương
mại hóa tác động thế nào đến các giá trị và hành vi của chúng ta, và có
đi có lại, các giá trị của chúng ta định hình các xã hội được thương mại
hóa hiện tồn thế nào, là phù hợp cơ bản với cách nhìn của Smith về tư
lợi cá nhân chuyển hóa thành một lợi ích xã hội như thế nào. Nhưng
chúng không phù hợp hoàn toàn và vô điều kiện.
Quan điểm của tôi đi trệch kết luận cuối cùng lạc quan của Smith theo
hai cách. Thứ nhất, tôi cho rằng một sự hàng hóa hóa lớn hơn bao giờ
hết của đời sống chúng ta dẫn đến sự sử dụng của, và thường sự dựa
không hạn chế vào, các đam mê quyền lực, khoái lạc, và lợi nhuận. Vì
các đam mê này khi đó tạo ra các tác động xã hội thuận lợi người ta phải
áp đặt “hàng rào” chính phủ lớn hơn bao giờ hết, thử ngăn chặn, qua các
ràng buộc pháp lý và pháp luật cứng rắn, một bước đi trước những sự
lạm dụng có thể. Điều này là không dễ đạt được dưới hoàn cảnh tốt nhất
có thể tưởng tượng được, và còn khó khăn hơn đê đạt khi những người
nắm quyền không có một khuyến khích để cho phép các ràng buộc
chính phủ như vậy được đưa vào. Thứ hai, một số hình thức cực đoan,
mà các đam mê như vậy có thể lấy, không thể được thuần hóa bởi bất
kể phương pháp nào. Điều này áp dụng cho các hoạt động mà ngay từ

228
đầu là bất hợp pháp hay vô đạo đức, và tầm quan trọng của chúng có lẽ
là lớn hơn trong các xã hội có đầu óc thương mại hơn. Đấy là hai ví dụ
nơi sự chuyển hóa Smithian của các tật xấu thành các đức hạnh trở nên
khó để có kết quả trong các xã hội được siêu-thương mại hóa.
Khi đó người ta có thể tự hỏi trong chừng mực nào các định đề then
chốt về sự chuyển hóa Smithian có hiệu lực ngày nay. Nếu tại một điểm
các sự kiểm soát cả bên trong lẫn bên ngoài đều không đủ mạnh để kiểm
soát và hướng các đam mê cá nhân vào các kênh hữu ích về mặt xã hội,
thì sự sử dụng tự do của chúng quả thực có thể dẫn đến các kết cục tàn
phá.

229
230
PHỤ LỤC C: VÀI VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
ĐỊNH NGHĨA
Trong phụ lục này tôi cung cấp chi tiết hơn về vài chủ đề được thảo luận
trong cuốn sách này: bất bình đẳng toàn cầu được đo như thế nào (Tiết
đoạn 1.2 và Hình 1.1), phần của vốn trong tổng thu nhập ròng được ước
lượng ra sao (Tiết đoạn 2.2a), và vì sao sự hội tụ thu nhập giữa các nước
giàu và nghèo được kỳ vọng (Tiết đoạn 3.2b và Hình 3.2).
Đo Bất bình đẳng Toàn cầu
Bất bình đẳng toàn cầu nhắc đến bất bình đẳng thu nhập giữa tất cả các
công dân thế giới, được đo tại một điểm thời gian cho trước. Về mặt
phương pháp luận nó không khác với bất bình đẳng thu nhập bên trong
một nước, chẳng hạn, Hoa Kỳ. Sự khác biệt duy nhất là diện tích mà trên
đó chúng ta tính bất bình đẳng toàn cầu là lớn hơn. Nhưng phương pháp
luận và các công cụ đo lường (thí dụ, việc sử dụng hệ số Gini, số đo bất
bình đẳng nổi tiếng nhất) là như nhau.1
Dữ liệu về bất bình đẳng toàn cầu bình thường đến từ các khảo sát
hộ gia đình đại diện quốc gia mà sau đó được kết hợp thành một phân
bố thu nhập thế giới tổng thể. (Rõ ràng, nếu giả như chúng ta có một
khảo sát hộ gia đình toàn cầu, việc tạo ra một phân bố thu nhập toàn
cầu sẽ là dễ dàng hơn.) Các khảo sát quốc gia cung cấp các thu nhập hộ
gia đình được tính bằng đồng tiền quốc gia. Các số tiền này được chuyển
đổi thành cái gọi là dollar quốc tế (cũng gọi là dollar PPP, hay ngang sức
mua) mà về nguyên tắc có cùng sức mua trong bất kể nước nào. Việc
này được làm nhằm để điều chỉnh thu nhập kiếm được trong các nước
nghèo hơn, mà mức giá của chúng nói chung thấp hơn mức giá của các
nước giàu hơn (thí dụ, cùng số lượng thực phẩm là rẻ Ấn Độ hơn ở Na
Uy). Thủ tục này làm cho dữ liệu thu nhập quốc gia có thể so sánh được
với nhau.
Phương pháp luận vừa được mô tả có thể được dùng chỉ cho thời kỳ
sau giữa- đến cuối những năm 1980 bởi vì khảo sát hộ gia đình cho một
số phần quan trọng của thế giới đã không tồn tại trước lúc đó. Khảo sát
hộ gia đình đã không được đưa vào trong nhiều nước Phi châu cho đến
những năm 1980, các khảo sát của Trung Quốc chỉ sẵn có bắt đầu trong
1984, và các khảo sát được tiến hành ở Liên Xô đã không được công bố
cho đến cuối những năm 1980. Như thế trong các thời kỳ sớm hơn, quay
lại đến tận 1820, các ước lượng thô hơn nhiều phải được dùng. Trong

231
công trình tiên phong của họ, François Bourguignon and Christian
Morrisson (2002) đã chia thế giới thành ba mươi ba khối vùng và bên
trong mỗi khối này áp dụng cùng phân bố thu nhập được ước lượng cho
tất cả các nước, ở các khoảng thời gian gần hai mươi-năm. Như thế tất
cả các nước được gồm trong một khối vùng (trong một năm cho trước)
được giả sử có cùng phân bố thu nhập. Điều này dẫn đến một sự đơn
giản hóa đáng kể, nhưng đã là tốt nhất mà có thể được làm vì sự thiếu
dữ liệu chung về các phân bố thu nhập lịch sử. Một số công trì mới hơn,
sử dụng các phân bố lịch sử hơi khác một chút, đã xác nhận các kết quả
chính của Bourguignon and Morrisson (van Zanden et al. 2014;
Milanovic 2011).
Cho các thu nhập trung bình quốc gia (mà là cần nhằm để neo một
phân bố cho trước), Bourguignon and Morrisson đã sử dụng các ước
lượng GDP 1990 trên đầu người của Angus Maddison (2007) cho hầu
hết các nước trên thế giới từ 1820 đến cuối thế kỷ thứ hai mươi.
Trong Hình 1.1 của tôi, cho thời kỳ đến 1988, tôi lấy các phân bố
Bourguignon-Morrisson và các định nghĩa của khối vùng gốc nhưng
thay thế GDP 1990 trên đầu người của Maddison bằng các ước lượng
GDP trên đầu người mới được tạo ra bởi Maddison Database Project sử
dụng các ước lượng PPP 2011, mà là các ước lượng sẵn có gần đây
nhất.2 Cái sự tính toán lại này làm là để áp đặt các phân bố gốc lên các
ước lượng được cải thiện hơn nhiều của GDP trên đầu người lịch sử.
Cho thời kỳ sau 1988, tôi dùng khảo sát hộ gia đình quốc gia (như được
giải thích ở trước) và chuyển đơn vị tiền tệ quốc gia thành dollar quốc
tế 2011 (PPP).
Là quan trọng để lưu ý rằng bất bình đẳng được tính về mặt thu nhập
khả dụng (sau thuế) và được tính ngang tất cả các cá nhân, nơi mỗi cá
nhân được gán thu nhập trung bình trên đầu người cho hộ gia đình của
người đó (thí dụ, nếu tổng thu nhập hộ gia đình sau thuế là 400, và có
bốn thành viên hộ gia đình, thì mỗi người được gán một thu nhập 100).
Cách tiếp cận này được duy trì cho tất cả các tính toán, từ 1820 đến
2013.
Đo Phần Vốn trong Tổng thu nhập ròng
Thu nhập quốc gia được chia giữa các chủ sở hữu tài sản hay vốn (các
nhà tư bản) và những người cung ứng lao động (những người lao động).
Phân bố thu nhập quốc gia giữa vốn và lao động được gọi là phân bố
chức năng của thu nhập để phân biệt với phân bố giữa cá nhân, được

232
thảo luận, chẳng hạn, trong tiết đoạn trước liên quan đến phân bố thu
nhập toàn cầu. Thu nhập vốn gồm tất cả thu nhập nhận được từ tài sản
mà một người sở hữu: cổ tức, lãi, và tiền cho thuê (rent). Thu nhập quốc
gia có thể được bày tỏ về mặt tổng (kể cả sự khấu hao của vốn) hay về
mặt ròng (trừ khấu hao). Do đó phần của vốn trong thu nhập quốc gia
có thể là hoặc ròng hay tổng (gross [hay gộp]). Các nghiên cứu kinh
nghiệm thường dùng phần vốn tổng, mà gần đây đã được chứng tỏ biểu
hiện một sự tăng dốc hơn phần ròng ở Hoa Kỳ (Rognlie 2015). Tuy vậy,
trong hai thập niên qua, sự sử dụng cả hai số đo có khuynh hướng cho
thấy một phần vốn tăng lên (như được thảo luận trong Tiết đoạn 2.2a).
Điều này đúng cho cả các nền kinh tế tiên tiến và các nền kinh tế thị
trường mới nổi, mặc dù tác động là mạnh hơn trong cái trước (Dao et
al. 2017).
Có ba vấn đề đo lường hay kế toán khó khăn cần được giải quyết
nhằm để tính phần vốn. Thứ nhất là sự phân chia thu nhập tự-kinh
doanh (doanh nghiệp nhỏ) giữa vốn và lao động. Người tự-kinh doanh
thực hiện một thu nhập ròng, nhưng vì bản thân họ là những người cung
cấp vốn và cũng là những người lao động, là không rõ thu nhập của họ
phải được phân ra thế nào giữa hai nhân tố sản xuất. Sự phân chia này
thường được làm như một nửa-một nửa hay như hai phần ba cho lao
động, một phần ba cho vốn. Là rõ ràng rằng sự phân chia như vậy là tùy
ý, hay theo quy ước, nhưng cũng có khả năng rằng, khi phần của thu
nhập tự-kinh doanh không thay đổi nhiều, quy tắc phân chia sẽ có một
tác động tối thiểu lên những sự thay đổi về các phần lao động và vốn
được tính toán. Vấn đề là quan trọng hơn khi bản thân thu nhập tự-kinh
doanh thay đổi. Khi đó quy tắc phân chia có thể ảnh hưởng đến sự tiến
hóa của phần vốn được tính toán.
Vấn đề thứ hai là một vấn đề gần đây hơn và liên quan đến các lương
rất cao và các thu nhập giống-cổ phần nhận được bởi các nhà quản lý
chóp bu. Vì các CEO hay các nhà quản lý khác, dù được trả cao thế nào,
họ vẫn là những người lao động, có vẻ rõ rằng thu nhập của họ phải
được bao gồm trong phần lao động. Tuy vậy, không có sự thống nhất
nào về điểm này, như một số các nhà kinh tế học lập luận rằng bởi vì
thu nhập CEO bắt chước thành tích thị trường chứng khoán (chẳng hạn,
nếu tiền lương hay phần thưởng được liên kết với giá cổ phiếu), chúng
phải được đối xử như thu nhập vốn. Đấy là một vấn đề chưa được giải
quyết. Lý lẽ ngược lại, ủng hộ việc đối xử với tiền lương như vậy như
thu nhập lao động, là một lý lẽ mạnh, bởi vì tiền lương được giải ngân

233
chỉ trong trường hợp sự hiện diện thân thể và sự làm việc của một
người. Sự thực, rằng các thu nhập như vậy là cao, là không quan trọng:
chúng có thể là cao bởi vì quyền lực độc quyền hay những sự vi phạm
khác về cạnh tranh, nhưng đấy là một vấn đề tách biệt không liên quan
đến các quy tắc phân chia.
Vấn đề thứ ba là sự đối xử với thu nhập được quy cho từ nhà ở. Điều
này là đặc biệt quan trọng bởi vì nhà ở là một phần lớn của tổng của cải
(ở Hoa Kỳ, giữa một phần tư và 30 phần trăm [Wolff 2017]), và cho
nhiều gia đình giai cấp-trung lưu, nhà ở là tài sản đáng kể duy nhất họ
sở hữu (Kuhn, Schularick, and Steins 2017, 37). Thu nhập được gán cho
từ nhà ở, tức là, tiền thuê mà những người chủ “trả” cho bản thân họ vì
một căn hộ hay căn nhà, là một thu nhập rõ ràng từ tài sản và được bao
gồm trong thu nhập vốn. Tuy vậy, không phải tất cả các nước báo cáo
các giá trị được quy cho nhà ở. Ngoài ra, giá trị được quy cho nhà ở là
khó để xác định: các hộ gia đình có thể có khuynh hướng đánh giá thấp
nó, và các hồi quy hedonic dựa vào sự quan sát một số tham số nhà ở
chính có thể không luôn luôn đáng tin cậy. Nhưng nếu phần vốn được
tính chỉ từ bên sản xuất (tức là, dựa vào phân bố của thu nhập ròng giữa
vốn và lao động của các công ty phi tài chính và tài chính), thu nhập
được quy cho từ nhà ở có thể được bỏ ra.
Sự hội tụ thu nhập
Một trong những kết quả lý thuyết và kinh nghiệm chuẩn trong kinh
tế học tăng trưởng là tỷ lệ tăng trưởng của một nền kinh tế tương quan
âm với mức thu nhập của nó.3 Điều này có nghĩa rằng chúng ta kỳ vọng,
tại một thời kỳ cho trước, chẳng hạn trong một đến năm năm, rằng các
nền kinh tế giàu sẽ có khuynh hướng tăng trưởng chậm hơn các nền
kinh tế nghèo. Kết quả cũng được biết đến trong kinh tế học thực
nghiệm như sự hội tụ vô điều kiện. Khi các tỷ lệ tăng trưởng của các
nước được hồi quy trên một số biến tác động đến sự tăng trưởng, như
các tỷ lệ vốn-lao động, mức giáo dục của dân cư, các thể chế (dân chủ,
luật trị, hệ thống chính trị tỷ lệ hay đa số), và sự tham gia của phụ nữ
trong lực lượng lao động, hệ số trên mức thu nhập là hầu như luôn luôn
âm—ngụ ý rằng các nước giàu hơn sẽ, ceteris paribus (các thứ khác
không đổi), có khuynh hướng tăng trưởng chậm hơn. Kết luận là nếu
hai nước có tất cả các đặc trưng khác giống nhau nhưng khác chỉ bởi
mức thu nhập của chúng, nước nghèo hơn sẽ tăng trưởng nhanh hơn.
Đấy được gọi là sự hội tụ có điều kiện.

234
Một sự hiểu trực giác về kết quả đó là khi các nước chuyển gần hơn
đến biên giới (giới hạn) công nghệ (technological frontier) cho trước
bởi công nghệ tốt nhất tồn tại ở bất kể thời điểm nào, sự tăng trưởng
của chúng ngày càng phụ thuộc vào các phát minh mới trong công nghệ
và các đổi mới trong tổ chức sản xuất. Các đổi mới và phát minh là khó
để làm, và thường được cho rằng các nhà đổi mới nâng cao-năng suất
như vậy không thể tạo ra nhiều hơn 1 đến 1,5 phần trăm tăng trưởng
hàng năm. Nhưng các nước nghèo hơn có nhiều dư địa hơn nhiều để
tăng trưởng bởi vì chúng có thể sử dụng, sao chép, hay bắt chước các
công nghệ đã tồn tại rồi.
Mối quan hệ này giữa tỷ lệ tăng trưởng và mức thu nhập có một áp
dụng trực tiếp cho cách chúng ta xem các tỷ lệ tăng trưởng nhanh của
các nước như Trung Quốc và Việt Nam, khi so với các tỷ lệ tăng trưởng
chậm của Hoa Kỳ và Nhật Bản (như được minh họa trong Hình 3.2). Quả
thực có thể cho rằng khi Trung Quốc và Việt Nam trở nên giàu hơn và
trở thành các nền kinh tế trưởng thành hơn, thành tích tăng trưởng của
chúng sẽ chậm lại. Các ví dụ lịch sử của Nhật Bản và Hàn Quốc cho sự
ủng hộ thêm nào đó cho giả thuyết đó. Việc này làm cho các so sánh tăng
trưởng trực tiếp giữa các nền kinh tế Á châu nghèo hơn và các nền kinh
tế Tây phương giàu hơn thiên vị ủng hộ các nền kinh tế trước.
Mặt khác, người ta có thể cho rằng cái quan trọng về mặt chính trị là
các tỷ lệ tăng trưởng so sánh trong thời gian thực và không phải cái có
thể xảy ra một cách giả thuyết trong tương lai. Ngoài ra, cho dù các nền
kinh tế Á châu tăng trưởng nhanh hiện thời giảm tốc xuống tỷ lệ tăng
trưởng của phương Tây trong khoảng hai mươi đến bốn mươi năm, nó
sẽ không tác động đến sự hấp dẫn của các nền kinh tế này đối với các
nước khác mà có thể muốn loại bỏ khoảng cách thu nhập tách chúng
khỏi thế giới giàu nhanh như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, và các
nước khác đã làm. Để kết luận, các nền kinh tế Á châu, cho dù sự tăng
trưởng của chúng có giảm tốc trong tương lai, có thể là mô hình tốt nhất
cho các nước khác thử để đuổi kịp.

235
236
GHI CHÚ
1. Các Đường nét của Thế giới Sau–Chiến tranh Lạnh
1. Giữa 1970 và 2016, tổng GDP thế giới đã mở rộng gần 5 lần về mặt thực tế (từ 22
ngàn tỷ $ lên 105 ngàn tỷ $ bằng PPP [ngang sức mua] 2011), trong khi dân số thế
giới đã tăng gấp đôi (từ 3,5 lên 7 tỷ).
2. Các kết quả được báo cáo bởi YouGov trong năm 2016. Xem Jeff Desjardins, “What
People Think of Globalization, by Country,” Visual Capitalism, November 9, 2017,
http://www.visualcapitalism.com/globalization-by-country/.

2. Chủ nghĩa tư bản tài năng tự do


1. André Orléan (2011, 23) sử dụng một định nghĩa tương tự, phân biệt nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa với nền kinh tế thị trường (économie marchand) bởi sự hiện diện
của lao động ăn lương trong cái trước. Peer Vries (2013) làm cùng thế nhưng thêm
“sự phóng chiếu sức mạnh ra nước ngoài” như một đặc điểm trung tâm của chủ
nghĩa tư bản (một chủ đề chúng ta sẽ xem xét trong Chương 3).
2. Tôi đã đưa ra một sự phân loại tương tự về các chủ nghĩa tư bản trong Milanovic
(2017).
3. Mà đòi hỏi rằng tiết kiệm từ thu nhập lao động là đáng kể.
4. Lưu ý rằng chúng ta giả sử các tỷ lệ thu nhập từ vốn và lao động là không đổi ngang
phân bố thu nhập, không phải lượng thu nhập tuyệt đối. Như thế một người sẽ có
được 7 đơn vị thu nhập từ lao động và 3 đơn vị thu nhập từ vốn; người khác, một
cách tương ứng, có được 14 và 6. Tổng thu nhập của họ là khác nhau, nhưng các
phần của hai nhân tố là như nhau.
5. Và vì các cá nhân giàu hơn tiết kiệm nhiều hơn, và các cá nhân dư dả-vốn có khuynh
hướng là giàu, có một lực đẩy động lực thêm cho bất bình đẳng cao hơn.
6. Tuy vậy, về mặt lý thuyết, điều này không cần là vậy. Một hệ thống tư bản chủ nghĩa,
và thậm chí một phần tăng lên của thu nhập ròng từ vốn, là tương thích với các tỷ
lệ bằng nhau của thu nhập vốn và lao động nhận được bởi tất cả các bậc thu nhập.
Điều này sẽ phá vỡ liên kết giữa “sự dồi dào-vốn” cá nhân và hạng trong phân bố
thu nhập.
7. Những người lao động cũng đã không tiết kiệm, mà chắc chắn đã thế về mặt lịch sử
khi tiền lương đã gần mức đủ sống, hay chỉ trên mức đủ sống một chút.
8. Có sự tranh cãi nào đó về mức độ mà họ có thể được gọi là những người lao động,
bởi vì một phần thu nhập của họ tương tự lợi tức từ các tài sản (như chẳng hạn,
cho các cá nhân mà lương của họ được liên kết với thành tích của cổ phần của công
ty của họ), nhưng vẫn hợp pháp để gọi thu nhập như vậy là tiền lương hay tiền
công, bởi vì nó được nhận chỉ khi người ta thực hiện một hoạt động lao động. Lưu
ý rằng điều này là khác với sự được trả bằng cổ phần; thu nhập từ các cổ phần này,
hay lãi vốn được thực hiện từ các cổ phần này, là thu nhập vốn.

237
9. Xem Piketty (2014), chap. 8, đặc biệt các hình 8.3 và 8.4; Piketty and Saez (2003);
Atkinson, Piketty, and Saez (2011); và Bakija, Cole, and Heim (2010), giữa các công
trình khác.
10. Dahrendorf ([1963] 1978, 113) đã suy đoán rằng tính di động xã hội giữa thế hệ
đã tương đối cao ở Hoa Kỳ, Anh, và Đức và rằng “tỷ lệ tính di động có vẻ tương ứng
đại thể với mức độ công nghiệp hóa trong một nước.”
11. Tôi không nghĩ rằng quan điểm này phải là đặc biệt gây tranh cãi. “Sở thích thuần
túy” sẽ là khác nhau trong một xã hội quý tộc, nơi các trật tự xã hội được sắp xếp
một cách có thứ bậc, hơn trong một xã hội dân chủ hơn.
12. Về một số vấn đề kỹ thuật trong đo lường phần vốn, xem Phụ lục C.
13. Không luôn luôn rõ cái gì nên được bao gồm trong phần vốn. Vấn đề được giải
thích trong Phụ lục C.
14. Về sức mạnh độc quyền và phần vốn tăng lên, xem Kurz (2018). Ông tìm thấy rằng
“thặng dư với thu nhập” (phần của lợi nhuận độc quyền trong giá trị đầu ra) đã
tăng ở Hoa Kỳ từ hầu như 0 trong 1986 lên 22 phần trăm trong 2015 (bảng 7). Về
sức mạnh độc quyền mua, xem Azar, Marinescu, and Steinbaum (2017).
15. Xem Branko Milanovic, “Bob Solow on Rents and Decoupling of Productivity and
Wages,” Global inequality blog, May 2, 2015,
http://glineq.blogspot.com/2015/05/bob-solow-on-rents-and-decoupling-
of.html.
16. Sức mạnh thị trường, hay rent-seeking (sự tìm kiếm đặc lợi [rent]), sự giải thích
cho phần tăng lên của vốn versus lao động đã được viện dẫn bởi một số nhà kinh
tế học, kể cả Angus Deaton trong một phỏng vấn với các biên tập viên của
ProMarket blog vào ngày 8 tháng Hai, 2018: https://promarket.org/angus-
deaton-discussed-driver-inequality-america-easier-rent-seekers-affect-policy-
much-europe/.
17. Tỷ lệ lợi nhuận công ty trong 2015 đã ở mức cao nhất trong nửa thế kỷ qua (Wolff
2017, 27).
18. Theo Goldman Sachs Research, “Chúng tôi ước lượng rằng sự tăng lên về sự tập
trung thị trường sản phẩm và thị trường lao động đã làm giảm sự tăng trưởng tiền
lương hàng năm 0,25 điểm phần trăm trên năm kể từ đầu các năm 2000” (được
trích trong Alexandra Scaggs, “On Juggernaut Companies and Wage Growth,”
Financial Times, February 4, 2018, version).
19. Siêu lạm phát được đoán trước hay kinh niên, như ở Brazil trong những năm
1970, không tác động đến những người chủ vốn rất nhiều, vì họ có khả năng tự
bảo hiểm (hedge) và thậm chí làm tốt hơn các hộ gia đình nghèo hơn, mà, cho các
nhu cầu hàng ngày, phải hoạt động với tiền mặt, mà giá trị của nó đang bốc hơi.
20. Lưu ý rằng những người ở trong thập phân vị của cải đỉnh không nhất thiết là
cùng những người ở trong thập phân vị thu nhập đỉnh.

238
21. Giả thiết ngầm, mà được chứng thực về mặt kinh nghiệm, là các sự xếp hạng theo
của cải và thu nhập là tương quan dương mạnh—tức là, những người với thu nhập
cao cũng là những người với nhiều của cải.
22. Các [hệ số] Gini được tính từ dữ liệu cá nhân trong khảo sát hộ gia đình, chia tổng
tổng thu nhập lao động cho số cá nhân trong hộ gia đình và sau đó tính Gini ngang
các cá nhân và như thế xác định các giá trị. Cách tiếp cận là như nhau cho thu nhập
từ vốn. Lưu ý rằng sự tính toán này cho thấy thu nhập vốn và thu nhập lao động là
quan trọng thế nào cho các hộ gia đình và liên hệ trực tiếp với dữ liệu tài khoản
quốc gia. Nó là khác với một tính toán bất bình đẳng tiền lương dựa chỉ vào những
người kiếm được tiền. Thí dụ, trong sự tính toán sau, hai cá nhân kiếm tiền cao mà
kết hôn với nhau được đối xử như những người độc lập, còn trong một tính toán
dựa vào-hộ gia đình các thu nhập của họ được cộng lại.
23. Thu nhập từ vốn bao gồm cổ tức, lãi, tiền cho thuê (rent), và vân vân, nhưng không
gồm lãi vốn [capital gains] (hay lỗ vốn [capital losses]).
24. Các kết quả cho thấy ở đây thực sự là các ước lượng thấp của sự tập trung vốn, vì
khảo sát hộ gia đình mà từ đó các kết quả này đến có khuynh hướng không gồm
các cá nhân giàu vốn khá giả nhất, hay, nhằm để tránh sự mất tính bí mật nào đó,
các khảo sát tiến hành “top-coding” (không báo cáo thu nhập trên một trần nào
đó) hay “sự hoán đổi” (sự hoán đổi (swapping) các thu nhập vốn và lao động rất
cao giữa các cá nhân giàu nhất như thế các cá nhân đó không thể được nhận diện).
Dữ liệu thuế có khuynh hướng cho thấy sự tập trung cao hơn một chút về thu nhập
từ vốn, nhưng chúng có các thiếu sót của riêng chúng: đơn vị có thể đôi khi là các
gia đình và đôi khi là các cá nhân đơn giản bởi vì những sự thay đổi về các quy tắc
thuế, hay có thể là các sự di chuyển đột ngột giữa thu nhập vốn được báo cáo trong
các tờ khai thuế và lợi nhuận công ty (sử dụng một loại hay loại khác tùy thuộc vào
cái nào bị đánh thuế ít hơn, như đã xảy ra ở Hoa Kỳ với Đạo luật Cải cách Thuế
1986).
25. Sự tồn tại của một phần quan trọng của dân cư mà không có tài sản ở các nước
giàu là không độc nhất ở Hoa Kỳ. Grabka and Westermeier (2014) ước lượng rằng
28 phần trăm người lớn Đức có của cải ròng zero hay âm, trong khi nửa dưới đáy
của dân cư Thụy Điển có của cải âm (Lundberg and Walderström 2016, bảng 1).
26. Lãi thực [được mang sang] (carried interest) bị đánh thuế như một lãi vốn [capital
gain], ở một thuế suất khoảng 20 phần trăm. Lãi từ các tài khoản tiết kiệm bị đánh
thuế như thu nhập bình thường, nơi thuế suất đỉnh là khoảng 40 phần trăm.
27. Bas van Bavel (thông báo cá nhân) đã cho tôi thí dụ về quỹ quản lý của cải BNP
Paribas Fortis, mà phân biệt giữa các khách hàng ngân hàng bán lẻ, ưu tiên, tư
nhân (private), và quản lý của cải (wealth management). Cho nhóm cuối cùng, mà
các khoản đầu tư phải ít nhất 4 triệu euro, số các lựa chọn đầu tư là lớn hơn nhiều,
và phí quản lý (như phần trăm của tài sản đầu tư) là thấp hơn.
28. Phân tích này xem xét chỉ các cuộc hôn nhân đàn ông-đàn bà, vì số các cuộc hôn
nhân đồng-giới trong thời kỳ này đã có thể bỏ qua được.
29. Kết quả không thể được giải thích bởi sự tham gia việc làm lớn hơn của phụ nữ
bởi vì mẫu trong cả hai trường hợp đã chỉ gồm những người có thu nhập không-

239
zero. Như thế khả năng rằng trong 1970 nhiều đàn ông kết hôn với phụ nữ không
làm việc hơn không tác động đến phần tương đối của thập phân vị đỉnh của người
đàn ông kiếm tiền kết hôn với phụ nữ kiếm tiền thuộc thập phân vị đỉnh hay đáy.
30. Decancq, Peichl, and Van Kerm (2013) thấy rằng Gini Hoa Kỳ đã tăng từ 0,349 lên
0,415 giữa 1967 và 2007, nhưng nếu giả như hình mẫu kết hôn trong 2007 đã là
cùng như trong 1967, thì Gini phản thực tế (counterfactual) đã chỉ là 0,394. Sự
đồng giao (homogamy) tăng lên như thế đã thêm hơn 2 điểm Gini cho bất bình
đẳng (0,415 − 0,394). Mức độ mà sự đồng giao làm tăng bất bình đẳng, trong khi
dương, là không hoàn toàn rõ. Trong một ước lượng sớm, Greenwood et al.
(2014a) thấy rằng sự ghép đôi lựa chọn giải thích phần lớn của bất bình đẳng tăng
lên ở Hoa Kỳ giữa 1960 và 2005. Họ đã rút lại phát hiện đó muộn hơn và trong
một sửa lỗi (Greenwood et al. 2014b) đã ước lượng tác động lên bất bình đẳng là
giữa 0,1 và 1 điểm Gini trong số 9 điểm Gini mà bất bình đẳng quan sát được đã
tăng lên.
31. Fiorio and Verzillo (2018) thấy rằng sự ghép đôi lựa chọn ở Italy là rất mạnh giữa
đàn ông và đàn bà thuộc về 1 phần trăm trên đỉnh một cách độc lập. Phụ nữ trong
top 1 phần trăm của phân bố thu nhập phụ nữ có khả năng 25 lần để lấy đàn ông
trong top 1 phần trăm phân bố thu nhập đàn ông so với phụ nữ có thu nhập trung
vị. Tuy vậy, họ cho rằng các tác động lên toàn bộ bất bình đẳng là nhỏ và rằng sự
đồng giao là hạn chế ở chính đỉnh của phân bố thu nhập Italia.
32. Trong một thảo luận tiết lộ được giấu đi trong một chú thích của Law, Legislation
and Liberty, vol. 2, pp. 188–189, Hayek nhắc đến cảm nhận về bình đẳng cơ hội lớn
hơn ở Hoa Kỳ sử dụng ví dụ của chính ông (hay đúng hơn của con trai ông). Trong
khi Hayek ở London, sau khi chạy trốn bọn Nazi, ông đã quyết định gửi con trai
ông bên ngoài nước Anh để sống với một gia đình. Ông đã chọn Hoa Kỳ hơn là Thụy
Điển hay Argentina bởi vì ông tin rằng Hoa Kỳ cung cấp bình đẳng cơ hội lớn hơn
cho một người nước ngoài: thành công đã ít bị ảnh hưởng bởi gốc gác của cha mẹ.
Sau đó Hayek lưu ý một cách kích thích sự tò mò rằng địa vị xã hội cao đã là một
lợi thế cho bản thân ông ở Vương quốc Anh nhưng sẽ không ngang thế ở Hoa Kỳ,
nơi khi đó ông đã tương đối vô danh. Nhưng khi xuất phát từ một sự bắt đầu lại từ
đầu, các cơ hội của con trai ông ở Mỹ đã tốt hơn ở Argentina nhiều. Hayek cũng
lưu ý rằng điều này dựa vào một giả thiết ngầm rằng con trai ông sẽ không bị đưa
vào một gia đình da đen, vì khi đó tất cả các lợi thế của tính di động Mỹ lớn hơn sẽ
hóa thành ngược lại.
33. Cùng ý tưởng đã được Nassim Taleb đề xuất gần đây trong Skin in the Game
(2018). Ông gọi nó là “tính ergodic,” có nghĩa rằng trong đời của một người hay,
trong trường hợp giữa thế hệ, trong vài thế hệ, người dân phải—nếu có tính di
động đầy đủ—dùng các khoảng thời gian bằng nhau ở các phần khác nhau của
phân bố thu nhập. Tức là, tất cả sẽ có một cơ hội 20 phần trăm (trong chân trời
thời gian dài hơn đó) để ở trong ngũ phân vị (quintile) đáy và một cơ hội 20 phần
trăm ở trong ngũ phân vị đỉnh.
34. Tính di động tương đối là một số đo về những sự thay đổi vị trí trong phân bố thu
nhập theo các thế hệ: chẳng hạn, nếu vị trí của bố đã ở bách phân vị thứ năm mươi
và vị trí của con trai tại bách phân vị thứ sáu mươi, thì đã có tính di động hướng

240
lên. Lưu ý rằng vì tính di động tương đối xử lý các vị trí, mỗi sự di chuyển hướng
lên phải tương ứng với một sự di chuyển hướng xuống bằng nhau. Tình trạng “lý
tưởng” sẽ là tính trực giao (orthogonality) đầy đủ (không quan hệ nào) giữa các vị
trí thu nhập của cha mẹ và của các con.
35. Trong phân tích của họ, Chetty et al. (2017b) thổi phồng sự giảm về tính di động
tuyệt đối Hoa Kỳ. Kịch bản đường cơ sở của họ cho thấy 92 phần trăm con cái trong
thời kỳ ban đầu (lứa sinh trong 1940) đã có thu nhập lớn hơn thu nhập của cha
mẹ chúng, và chỉ 50 phần trăm con cái đã có vậy vào cuối thời kỳ (lứa sinh trong
1984). Tuy vậy sự tính toán đó đã dựa vào sự so sánh tổng thu nhập hộ gia đình,
mà là không thích hợp khi kích thước hộ gia đình đã giảm xuống. Sau khi họ điều
chỉnh cho việc đó bằng việc xem xét thu nhập trên đầu người, sự giảm trở nên nhỏ
hơn nhiều; nó giảm từ 92 phần trăm xuống 62 phần trăm. Hơn nữa, họ sử dụng
thu nhập thô (gross) hơn là thu nhập khả dụng. Với sự tăng lên của các chuyển
giao xã hội và thuế tái phân phối trong thời kỳ, tính di động thu nhập tuyệt đối
chắc giảm thậm chí còn ít hơn. Davis and Mazumder (2017, 12) thấy sự giảm tính
di động tuyệt đối giữa thế hệ Mỹ thấp hơn nhiều, và không có ý nghĩa thống kê.
36. Một số phần của văn bản trong tiết đoạn này dựa vào các post tôi đã công bố trên
blog “Global inequality” trong 2017 (http://glineq.blogspot.com/).
37. Đối với Hoa Kỳ trong 1990, Tinbergen tiên đoán tỷ lệ thu nhập của người được
đào tạo đại học với những người nhận được thu nhập trung bình là giữa 0,83 (tức
là, đại học sẽ mang một phần thưởng âm 17 phần trăm) và 1.07. Đối với Hà Lan,
phần thưởng vẫn đáng kể (khoảng 2 trên 1), nhưng đã giảm một nửa so với mức
1970 của nó (Tinbergen 1975, bảng 6.7).
38. Rằng các nước phải xử lý một cách khác nhau các công dân sở hữu tài sản có thể
di chuyển hay bản thân họ có thể dễ dàng chuyển ra nước ngoài hơn những người
không thể, đã được Montesquieu nhắc đến (như Hirschman nhắc nhở chúng ta
trong Passions and the Interests [1977, 94]). Adam Smith đã có cùng ý kiến bởi vì
“chủ sở hữu chứng khoán đúng là một công dân thế giới và không nhất thiết bị gắn
với bất kể nước cá biệt nào. Ông ta sẽ có khả năng bỏ đất nước mà trong đó ông ta
bị phơi ra cho sự điều tra gây phiền phức, nhằm để được đánh giá cho một thuế
nặng nề, và sẽ di chuyển chứng khoán của ông ta sang nước khác nào đó nơi ông
ta có thể hoặc tiếp tục việc kinh doanh của mình hay tận hưởng vận may của mình
thoải mái hơn” (Wealth of Nations, book 5, chap. 2).
39. Trong một thế giới utopian (không tưởng) như vậy, bảo hiểm xã hội bắt buộc có
thể vẫn tồn tại. Các thuế và chuyển giao sẽ không là zero, nhưng chúng có thể là
tương đối nhỏ, và mục tiêu của chúng sẽ là việc làm nhẵn thu nhập hơn là tái phân
phối hay xóa nghèo.
40. Chúng ta có thể kỳ vọng, cả bởi vì số năm tăng lên về giáo dục bắt buộc và trần tự
nhiên về số năm giáo dục tối đa, mà các sự khác biệt cá nhân về lượng đến trường
(năm giáo dục) sẽ trở nên nhỏ hơn và nhỏ hơn. Điều này là thế rồi trong các nước
giàu. Thí dụ, khoảng năm 2000, hệ số Gini cho các năm giáo dục đã là 0,6 ở Ấn Độ,
0,43 ở Brazil (mà đang trải qua quá độ từ mức học tại trường thấp lên trung bình),
và chỉ là 0,16–0,18 tại Hoa Kỳ và Thụy Điển có giáo dục cao (Thomas, Wang, and
Fan 2001).

241
41. Thí dụ, một nhà đầu tư mà các khoản đầu tư tài chính trong một năm vẫn ở dưới
một ngưỡng nào đó có thể được bảo vệ chống lại bất kể sự lỗ ròng nào. (Nếu có
các khoản lỗ ròng như vậy, chúng có thể được sử dụng ngầm định như một khấu
trừ thuế.) Có thể cho rằng sự đảm bảo này có thể dẫn các nhà đầu tư nhỏ để lấy
các rủi ro không hợp lý bởi vì sự tăng giá trị sẽ là của riêng họ, trong khi sự giảm
giá trị được chính phủ bảo lãnh. Điều này có thể được điều chỉnh bằng việc làm
cho sự bảo lãnh có giá trị chỉ nếu khoản lỗ không vượt quá, chẳng hạn, 30 phần
trăm, và nó sẽ cũng áp dụng chỉ cho các nhà đầu tư đủ nhỏ. Việc này sẽ hạn chế
trách nhiệm tổng thể của chính phủ và làm nản long hành vi mạo hiểm.
42. Isabel Sawhill (2017) gợi ý rằng sự đối xử các khoản đền bù CEO rất cao như tiền
lương (và như thế khiến chúng giảm lợi nhuận công ty có thể bị đánh thuế) được
hạn chế chỉ cho các công ty tham gia vào việc chia sẻ lợi nhuận hay cổ phần. Đây là
một ý tưởng hấp dẫn bởi vì nó sẽ liên kết các lợi ích của ban quản lý chóp bu với
các lợi ích của những người lao động. Đảng Lao động Anh đề xuất một sơ đồ mà
nhờ đó các công ty sử dụng hơn 250 người lao động sẽ bị buộc trao giữa 1 và 10
phần trăm cổ phần cho những người lao động của chúng.
43. Ý tưởng về giảm nghèo và bất bình đẳng qua các trợ cấp một lần, nhằm để bảo vệ
nền dân chủ, quay lại đến tận Aristotle: “Vì bổn phận của một chính trị gia thật sự
dân chủ chỉ là để thấy rằng người dân không bị nghèo túng; vì sự nghèo khổ là một
nguyên nhân của sự làm giảm giá trị của nền dân chủ. Vì thế mọi cố gắng phải được
làm để duy trì mãi mãi sự thịnh vượng. Và, vì đấy là lợi ích của những người giàu
cũng như của những người nghèo, tất cả mà có thể nhận được từ thu nhập thuế
phải được gom vào một quỹ duy nhất và phân phối cho những người túng thiếu,
nếu có thể đủ cho việc mua một miếng đất, nếu không, thì đủ để khởi động một
việc kinh doanh hay làm việc trên đất” (Politics, book 6, chap. 5. [1976, 246]). Một
đề xuất rất giống thế đã được Thomas Paine đưa ra trong Agrarian Justice, được
công bố trong năm 1797.
44. Sự thuyết phục đạo đức có thể là một cách khác để (có lẽ) đạt được điều này. Các
đại học giàu nhất có thể được yêu cầu để ký một Cam kết Hiến tặng (Giving Pledge)
mà theo đó một tỷ lệ phần trăm nhất định của thu nhập hàng năm của chúng được
thực hiện qua lợi tức được miễn thuế trên tiền quyên giúp (endowments) sẽ được
đánh dấu cho một quỹ đặc biệt được dùng cho giáo dục công. Lưu ý rằng địa vị
miễn thuế của các khoản tiền quyên giúp đại học tư có nghĩa rằng các khoản thuế
được miễn trên các khỏan quyên giúp như vậy, ở mức bang, thường lớn hơn các
khoản đóng góp được tài trợ từ thuế cho các đại học công. Như thế, một cách gián
tiếp, các bang có thể đóng góp nhiều cho giáo dục tư hơn cho giáo dục công.
45. Giữa các nguồn khác, xem Milanovic (2016, 194–199).
46. Một thí dụ là lương hưu Anh. Vào cuối những năm 1970, lương hưu công chiếm
90 phần trăm của tất cả lương hưu nhận được, và lương hưu nghề nghiệp tư chỉ
chiếm 10 phần trăm. Vào 2013, lương hưu nghề nghiệp đã quan trọng hơn lương
hưu công (được tính toán từ dữ liệu vi mô Anh sẵn có trong Cơ sở dữ liệu
Luxembourg Income Study, https://www.lisdatacenter.org/).
47. Một trường hợp lý thú là một sự thiếu thành công tương đối của hệ thống “thẻ-
xanh” Đức trong việc thu hút những người di cư có kỹ năng cao trên một cơ sở lâu

242
dài. Những người di cư như vậy đã có thể thích một hệ thống Mỹ bất bình đẳng
hơn một hệ thống Tây Âu nhân từ và bình đẳng rất nhiều nếu họ chỉ xem xét thu
nhập của họ.
48. Aristotle, Politics, book 3, chap. 8 (1976, 117).
49. Thí dụ, nếu 90 phần trăm những người giàu ủng hộ một sự thay đổi nào đó, nó có
một cơ hội gần như 50 phần trăm để được xem xét; nếu 90 phần trăm người dân
quanh thu nhập trung vị quan tâm về một vấn đề, nó có một cơ hội 30 phần trăm
để được xem xét (Gilens 2015).
50. Những đóng góp từ các thành viên của nhóm người giàu này vì thế là bốn ngàn
lần lớn hơn những đóng góp từ các công dân trung bình. Xem Thomas B. Edsall,
“Why Is It So Hard for Democracy to Deal with Inequality?” New York Times,
February 15, 2019, dựa vào dữ liệu từ Bonica et al. (2013).
51. Là một đề tài lý thú để nghiên cứu cùng nhau các phân bố thu nhập vốn hay của
cải và các khoản đóng góp chính trị ngang cùng các cá nhân. Có dữ liệu cho cả hai,
nhưng chúng đến từ các khảo sát tách biệt, và sự liên kết giữa các nhà đóng góp
chóp bu và những người giữ của cải chóp bu, theo hiểu biết của tôi, đã chưa được
nghiên cứu trừ bốn trăm người Mỹ giàu có nhất trên danh sách Forbes. Đối với họ,
Bonica and Rosenthal (2016) thấy rằng giữa 1984 và 2012, phần của các nhà đóng
góp trong số bốn trăm người Mỹ giàu có nhất đã luôn luôn nhiều hơn 70 phần trăm
và đã tăng lên 81 phần trăm trong năm 2012, và độ co giãn giàu có (wealth
elasticity) của các khoản đóng góp chính trị đã trên 1 một chút (có nghĩa rằng mỗi
điểm phần trăm tăng lên về của cải đã đi cùng với khoảng 1 phần trăm tăng lên về
các khoản đóng góp).
52. Trevor Timm, “Money Influences Everybody. That Includes Hillary Clinton,”
Guardian, April 14, 2016.
53. Điều này không có nghĩa, như đôi khi được diễn giải thô kệch, rằng các chính trị
gia là các bảng trống (blank slate) mà trên đó những người giàu có thể vẽ bất kể
chính sách nào họ thích. Điểm chính là có một quá trình lựa chọn mà nhờ đó những
người giàu “lựa chọn” các ứng viên có cảm tình với các lợi ích của họ và những
người họ có thể cũng ảnh hưởng thêm theo hướng “đáng mong muốn” đó.
54. Học phí và các phí thực (tức là được điều chỉnh theo lạm phát) tại các đại học tư
đã tăng 2,3 lần giữa 1988 và 2018. Xem Emmie Martin, “Here’s How Much More
Expensive It Is for You to Go to College That It Was for Your Parents,” CNBC,
November 29, 2017, https://www.cnbc.com/2017/11/29/how-much-college-
tuition-has-increased-from-1988-to-2018.html. Trong cùng thời kỳ, thu nhập trên
đầu người trung vị Mỹ đã tăng khoảng 20 phần trăm (được tính từ Cơ sở dữ liệu
Luxembourg Income Study, https://www.lisdatacenter.org/).
55. “Some Colleges Have More Students from the top 1 Percent Than the Bottom 60,”
The Upshot, New York Times, January 18, 2017. Về bài báo mà bài này lấy ra, xem
Chetty et al. (2017a).
56. Nếu các gia đình nghèo và giai cấp-trung lưu có nhiều trẻ con hơn trên gia đình,
lợi thế của những người giàu thậm chí còn lớn hơn 60 trên 1.

243
57. Cho sự thảo luận về hệ thống giáo dục trong sự tái sinh xã hội của hệ thống giai
cấp xem Bowles and Gintis (1976).
58. Văn bản này được viết trước vụ bê bối về các khoản hối lộ rộng rãi của các cha mẹ
trả để các con họ được nhập vào các trường đỉnh được tiết lộ trong tháng Hai 2019.
Xem Jennifer Medina, Katie Benner, and Kate Taylor, “Actresses, Business Leaders
and Wealthy Parents Charged in U.S. College Entry Fraud,” New York Times, March
12, 2019.
59. Tình hình là không rất khác ở Pháp: trong 2017, chỉ 2,7 phần trăm sinh viên
trong các trường đỉnh Pháp (grandes écoles) đã có bố mẹ từ đầu thấp hơn của
chiếc thang kinh tế xã hội; xem Philippe Aghion and Benedicte Berner, “Macron’s
Education Revolution,” Project Syndicate, May 7, 2018, https://www.project-
syndicate.org/commentary/macron-education-reforms-by-philippe-aghion-and-
benedicte-berner-2018-03.
60. Đã là rất khó khăn cho đến gần đây để có được thông tin từ các trường đại học
đỉnh Mỹ về thu nhập hay của cải của cha mẹ sinh viên. Sự phong tỏa-thông tin này
tương phản mạnh mẽ với sự thực rằng tất cả các trường đỉnh Mỹ duy trì các phòng
có nhiều nhân viên mà vai trò duy nhất của chúng chính xác là để biết càng nhiều
càng tốt về địa vị tài chính của cha mẹ sinh viên và cả của các cựu sinh viên của
chúng nhằm để điều chỉnh chính xác số tiền chúng xin như các khoản đóng góp.
61. Nước khác duy nhất mà sẵn có các ước lượng như vậy là Vương quốc Anh.
Atkinson (2018) thấy tỷ lệ của cải được thừa kế trên GDP đã giảm từ 20 phần trăm
vào đầu thế kỷ thứ hai mươi xuống khoảng 5 phần trăm trong những năm 1980
(chỗ lõm) và đã tăng lên khoảng 8 phần trăm kể từ đó. Việc này vẫn đặt nó dưới
mức Pháp một chút. Atkinson cũng xác nhận phát hiện của Piketty về μ tăng lên,
tức là, sự tăng lên về của cải tương đối của những người đã chết.
62. Tỷ lệ phần trăm của các tỷ phú mà thừa kế của cải của họ trong các nền kinh tế
tiên tiến (bên trong đó Hoa Kỳ đóng một vai trò trội hơn) cũng đã giảm xuống
trong cùng thời kỳ, rừ 42 phần trăm xuống 37 phần trăm (Freund 2016, 22).
63. “Giai cấp cai trị thử … bảo vệ quyền lực của nó và tránh mối nguy của một cuộc
khởi nghĩa … theo những cách khác nhau. … [giai cấp cai trị] sử dụng sự tìm ra
nguồn gốc [ý thức hệ] để giữ [những người bị áp bức] yên lặng, nói với họ rằng ‘tất
cả quyền lực đến từ Chúa,’ rằng là một ‘tội ác’ để dùng đến bạo lực, rằng không có
lý do nào cho việc dùng bạo lực để nhận được cái có thể nhận được bằng ‘lý trí’
nếu nó là ‘xứng đáng’. Mục đích chính của các sự tìm ra nguồn gốc như vậy là để
ngăn [những người bị áp bức] giao chiến trên địa hình của chính họ, địa hình bạo
lực, và để dẫn họ đến chiến trường—chiến trường xảo quyệt—nơi sự thất bại của
họ là chắc chắn” (Pareto 1935, chap. 12, 1534).

3. Chủ nghĩa tư bản chính trị


1. Tôi đang đề cập ở đây đến chủ nghĩa cộng sản-nắm-quyền, một hệ thống kinh tế-
xã hội thực sự, không phải đến chủ nghĩa cộng sản như một ý thức hệ.
2. Berdyaev 2006 (dựa vào các bài giảng được trình bày ở Moscow trong năm 1924).

244
3. Locus classicus (đoạn cốt yếu) này cho sự phê phán cái ông gọi là “học thuyết về
các quy luật lịch sử của sự kế tiếp” là The Poverty of Historicism (Sự khốn cùng của
Chủ nghĩa Lịch sử) của Karl Popper: “Chủ nghĩa lịch sử là … một cách tiếp cận đến
các khoa học xã hội mà giả thiết rằng sự tiên đoán lịch sử là mục tiêu chính của
chúng, và cho rằng mục tiêu này là có thể đạt được bằng sự khám phá ra ‘các nhịp
điệu’ hay ‘các hình mẫu,’ ‘các quy luật’ hay ‘các xu hướng’ mà làm cơ sở cho sự tiến
hóa của lịch sử” ([1957] 1964, 3).
4. Lưu ý rằng cách dùng này của “CNXH” là rất khác với một cách dùng thông tục hơn
của “xã hội chủ nghĩa” cho các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà có một nhà nước
phúc lợi lớn. Tôi nghĩ nó là một sự mô tả đặc trưng gây lầm lạc và tôi sẽ không
dùng nó.
5. Thương mại và, ngụ ý, chủ nghĩa tư bản, đã liên kết với hòa bình kể từ thời
Montesquieu.
6. Bức thư của Marx cho Vera Zasulich sẵn có tại
https://www.marxists.org/archive/marx/works/1881/zasulich/zasulich.htm.
Xem cả lá thư 1877 của Marx cho các biên tập viên của Otechestvennye Zapiski
(Отечественные записки): “Tôi đi đến kết quả này: Nếu Nga tiếp tục tiến lên
dọc con đường được theo đuổi cho đến 1861 [sự bãi bỏ chế độ nông nô], thì Nga
sẽ mất cơ hội tốt nhất mà lịch sử đã có bao giờ đưa ra cho một dân tộc, chỉ để
không chống nổi tất cả sự thăng trầm của chế độ tư bản chủ nghĩa,”
https://www.marxists.org/history/etol/newspape/ni/vol01/no04/marx.htm.
Xem cả Avineri (1968).
7. Hơn nữa, quan niệm về phương thức sản xuất Á châu là không áp dụng được cho
một số xã hội Á châu, kể cả Trung Quốc, mà đã để lộ ra sự sản xuất hàng hóa nông
dân quy mô nhỏ kết hợp với một nhà nước sử dụng áp lực tài khóa thấp hơn nhiều
(như một phần của GDP) so với các nhà nước Tây phương vào cùng thời gian (xem
Ma 2011, 9–21). Nói cách khác, đã không có sự xa lìa nào của các nhà sản xuất khỏi
các tư liệu sản xuất của họ, nhà nước cũng đã chẳng là một địa chủ de facto, cũng
đã chẳng có áp lực tài khóa không thể chịu nổi hay lao động cưỡng bức phổ biến—
tất cả các đặc trưng mà chúng ta sẽ liên kết với phương thức sản xuất Á châu. Như
Peer Vries (2013, 354) lưu ý, Trung Quốc thời nhà Thanh đã gần với ý tưởng của
Adam Smith về một nền kinh tế thị trường với cạnh tranh tự do hơn châu Âu đã
gần vào cùng thời gian rất nhiều.
8. Trong năm 1885, Jules Ferry, một chính trị gia cánh-tả Pháp mà đã là giữa những
người ủng hộ hăng hái nhất chủ nghĩa thực dân Pháp, đã xác định ba mục tiêu của
chính sách thuộc địa Pháp; mục tiêu thứ ba đã là “các chủng tộc cao hơn có một
nghĩa vụ để khai hóa các chủng tộc thấp hơn” (Wesseling 1996, 17).
9. Phần còn lại của Thế giới thứ Ba, mà đã bị thuộc địa hóa nhưng đã không trải qua
các cuộc cách mạng cộng sản, có thể được xem là đi theo con đường tự do chuẩn
tới một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Các thí dụ của Ấn Độ, Nigeria, và
Indonesia là nhất quán với quan điểm đó.
10. Trong “The British Rule in India” (1853), Marx viết: “Chúng ta không được quên
rằng các cộng đồng làng mạc điền viên này [bị chủ nghĩa đế quốc Anh phá hủy], dù

245
chúng có thể có vẻ vô thưởng vô phạt, đã luôn luôn là nền tảng vững chắc của chế
độ chuyên quyền đông phương, rằng chúng đã giam tâm trí con người bên trong
tầm nhỏ nhất có thể, biến nó thành công cụ thuận theo các sự mê tín dị đoan …
cướp đoạt tất cả vẻ hùng vĩ và năng lực lịch sử của nó” (Marx 2007, 218).
11. Có một sự song song lý thú ở đây giữa quan điểm về quá độ tới CNXH do bên ngoài
gây ra và quan điểm của Lenin rằng ý thức vô sản có thể được đem lại cho những
người lao động chỉ từ bên ngoài, tức là qua hành động của các nhà cách mạng
chuyên nghiệp. Trong cả hai trường hợp, không có các lực nội sinh tự trị nào mà
sẽ dẫn các thần dân (các nước hay những người lao động Thế giới thứ Ba) đến
cách mạng.
12. Warren (1980, 105). Mao Trạch Đông đã ủng hộ rõ ràng quan điểm này trong Về
Nền dân chủ Mới, được công bố trong 1940: “Trong một quốc gia bị áp bức không
quan trọng các giai cấp nào, các đảng nào hay các cá nhân nào tham gia cách mạng,
và không quan trọng liệu bản thân họ có ý thức về điểm này hay hiểu nó, chừng
nào họ chống đối chủ nghĩa đế quốc, cách mạng của họ trở thành phần của cách
mạng thế giới vô sản-xã hội chủ nghĩa” (được trích trong Chi Hsin [1978], 223).
13. Lưu ý rằng sự kém phát triển của Thế giới thứ Ba mà chúng ta quan tâm ở đây là
tương đối so với phương Tây. Đấy là cái quan trọng, và không phải rằng Thế giới
thứ Ba đã nghèo như phương Tây đã là ở thời điểm sớm hơn nào đó. Sự nghèo
tương đối ngụ ý sự lạc hậu công nghệ và sự yếu kém quân sự, và vì thế sự dễ bị tổn
thương đối với sự xâm lấn nước ngoài.
14. “The Foolish Old Man Who Removed the Mountains,” trong Selected Works of Mao
Tse-tung, vol. 3 (Bejing: Foreign Languages Press, 1969), 272, (như được trích
trong Kissinger [2011], 111).
15. Được trích trong Tooze (2014, 104).
16. Tỷ lệ chiết xuất [extraction ratio] bất bình đẳng (bất bình đẳng thật như một phần
của bất bình đẳng cực đại tồn tại dưới các điều kiện của tất cả mọi người trừ một
elite rất nhỏ sống ở mức tồn tại), theo tính toán của Sarah Merette (2013), đã là
giữa 75 và 80 phần trăm, một cách tương ứng, ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ trong năm
1929. (Một tỷ lệ chiết xuất 100 phần trăm sẽ cho biết rằng toàn bộ dân cư địa
phương sống ở mức tồn tại (subsistence level) và các nhà thực dân chiếm đoạt tất
cả thặng dư.) Lưu ý rằng tỷ lệ phần trăm của các nhà thực dân đã cực kỳ nhỏ ở cả
hai miền của Việt Nam: 0,2 phần trăm ở Bắc Kỳ và 0,4 phần trăm ở Nam Kỳ. Những
người Pháp, hơn nữa, đã không đụng đến sự chiếm hữu đất lớn của người Việt
Nam. Như thế các quan hệ sản xuất phong kiến đã nguyên vẹn, và sự bóc lột nước
ngoài đã ở trên đỉnh, với hầu hết dân cư địa phương sống ở mức tồn tại.
17. Chris Bramall (2000) mô tả như thành tựu chính của thời Maoist “kìm hãm tăng
trưởng-làm chậm trễ các nhóm lợi ích” (như được trích trong Gabriel [2006], 171).
18. Wang (1991, 269). Xem tổng quan của tôi tại
http://glineq.blogspot.com/2018/02/i-wont-go-to-moscow-until-
revolution.html.

246
19. Việc sử dụng thuật ngữ được quy cho Chen Dixiu (Trần Độc Tú), tổng bí thư đầu
tiên của Đảng Cộng sản Trung quốc (1921–1922). Xem Wang (1991, 174).
20. Có những sự giống nhau với vai trò của nhà nước ở Đức và Nhật Bản—nhưng các
nước này đã không dưới sự cai trị nước ngoài, như thế yếu tố dân tộc chủ nghĩa
được bày tỏ theo cách khác, qua chủ nghĩa đế quốc hơn là giải phóng dân tộc.
21. Điều này dựa vào sự thực rằng công nghiệp chiếm khoảng một phần ba của GDP
Trung Quốc, và như thế phần của các SOE chuyển thành ít hơn 7 phần trăm một
chút của tổng GDP. Phần còn lại của phần của khu vực nhà nước đến từ giao thông
và dịch vụ, như ngân hàng và viễn thông. Trong tháng Mười 2018, phó thủ tướng
Trung quốc, Lưu Hạc (Liu He), tuyên bố rằng khu vực tư nhân chiếm 60 phần trăm
GDP của Trung Quốc (“Xi Reaffirms Support for Private Firms,” China Daily,
October 22, 2018, 1). Điều này là nhất quán với con số khoảng 20 phần trăm phần
của các SOE, bởi vì 20 phần trăm “còn thiếu” được các doanh nghiệp tập thể và
hợp tác xã đóng góp (kể cả các doanh nghiệp hương trấn và làng xã), các hãng có
vốn nước ngoài, và các hãng được tài trợ bởi vốn từ Hồng Kông và Macao.
22. Trong những năm 1980, khu vực nhà nước chiếm 85 phần trăm đầu tư cố định,
với phần còn lại được thực hiện bởi các hãng tập thể thường được các chính quyền
địa phương kiểm soát (World Bank 2017, 8).
23. Một tổng quan hay, mặc dù do mục tiêu được tuyên bố của nó lấy Tây phương
làm trung tâm, về các thảo luận ý thức hệ mà đã dẫn đến sự chấp nhận các
chương trình cải cách ở Trung Quốc có thể thấy trong Gewirtz (2017). Xem tổng
quan của tôi tại http://glineq.blogspot.com/2017/09/how-China-became-
market-economy-review.html.
24. Sẽ được lưu ý rằng sự mâu thuẫn là do sự đụng độ của hai đặc trưng mang tính
hệ thống đầu tiên.
25. Đại hội Nhân dân là quốc hội giàu nhất trên thế giới, với tổng của cải được ước
lượng của các thành viên của nó lên đến 4,12 ngàn tỷ nguyên, hay 660 tỷ $ theo tỷ
giá hối đoái đầu 2018. Xem “Wealth of China’s Richest Lawmakers Rises by a
Third: Hurun,” Reuters, March 1, 2018, https://www.reuters.com/article/us-
china-parliament-wealth/wealth-of-chinas-richest-lawmakers-rises-by-a-third -
hurun-idUSKCN1GD6MJ.
26. Về hình thức, Trung Quốc thậm chí có một hệ thống đa đảng, với các đảng không-
cộng sản đóng một vai trò bị hạn chế mạnh và thực chất mang tính nghi thức.
27. Cuộc đấu tranh vì độc lập của Malaya khỏi Vương quốc Anh đã quả thật khốc liệt,
với một yếu tố nội chiến giữa các du kích do cộng sản lãnh đạo và những người
khác. Như thế theo nghĩa đó kinh nghiệm của Singapore, trong khi là phần của
Malaya, đã là không khác. Nhưng sự ly khai của chính nó khỏi Malaya đã được
hoàn thành một cách hòa bình.
28. Các nước mà đã là phần của Liên Xô do không hợp vào sơ đồ này không chỉ bởi vì
địa vị thuộc địa của chúng (để nói ít nhất) đã là không rõ, mà bởi vì sau 1991 chúng
đã di chuyển theo hướng chủ nghĩa tư bản tự do, cho dù tại vài trong số đó (kể cả

247
Belarus, Nga, Uzbekistan, Kazakhstan, và Azerbaijan) một hệ thống tựa-độc đảng
hay độc đảng đầy đủ đã được duy trì.
29. Cho dù chúng ta loại trừ Trung Quốc ra, thì phần của chúng trong sản lượng thế
giới đã tăng mạnh, từ 1,7 phần trăm trong 1990 lên 2,7 phần trăm trong 2016.
30. Được ước lượng rằng 16 phần trăm dân số Trung Quốc là những người không có
hộ khẩu tuy sống trong các vùng đô thị (một dữ liệu được trình bày tại hội nghị
Diễn đàn Phát triển Trung Quốc ở Bắc Kinh trong tháng Chín 2018).
31. Các tổng quan rất hay về các nguồn dữ liệu được dùng để nghiên cứu thu nhập và
bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc có thể thấy trong Gustafsson, Li, and Sato
(2014) và Xie and Zhou (2014). Một tổng quan tuyệt vời về các khảo sát chính thức
của Tổng cục Thống kê Quốc gia, từ sự bắt đầu của chúng trong những năm 1950
đến 2013, được cung cấp trong Zhang and Wang (2011).
32. Có bằng chứng thêm cho sự giảm về phần thưởng lương. Zhuang and Li (2016, 7)
cho thấy rằng từ 2010, tiền lương tăng trong các khu vực kỹ năng-thấp đã luôn
luôn vượt sự tăng lương trong các khu vực kỹ năng cao.
33. Kết quả này được xác nhận bởi cái có lẽ là khảo sát hộ gia đình lớn nhất từng được
tiến hành ở Trung Quốc, điều tra dân số-mini năm 2005, mà đã phỏng vấn gần một
triệu hộ gia đình: nó báo cáo một Gini 48,3 (xem Xie and Zhou 2014, bảng 1).
34. Tuy vậy, Cục Ngân sách Quốc hội (Congressional Budget Office 2014, bảng 2), cho
phần thu nhập vốn và lãi vốn cộng với thu nhập kinh doanh trong 1 phần trăm
tổng thu nhập đỉnh là 58 phần trăm (trong năm tài khóa 2011).
35. Một nghiên cứu của Gong, Leigh, and Meng (2012), dựa vào một phần dữ liệu vi
mô từ khảo sát hộ gia đình đô thị, đã thấy tương quan giữa thế hệ của thu nhập
của bố và con trai là 0,64, mà là ở đầu cao của những gì các nghiên cứu tương tự
tìm thấy cho Hoa Kỳ. Van der Weide and Narayan (2019) xác nhận sự giảm sút về
tính di động giáo dục giữa thế hệ của Trung Quốc và thấy rằng nó khoảng cùng
như ở Hoa Kỳ. Tuy vậy, vì các kết quả của những nghiên cứu tương tự cho các nước
khác đã không tạo ra các hệ số ổn định, các kết quả này phải được xem với một
liều thận trọng. Về bất bình đẳng của cải, Ding and He (2018), dựa vào nguồn đáng
tin cậy nhất về của cải hộ gia đình đến từ Dự án Thu nhập Hộ gia đình Trung Quốc,
đã thấy rằng trong 2002 (năm gần nhất họ có) Gini cho của cải tài chính ròng ở
Trung Quốc đã là 0,81; con số này có thể được so sánh với một Gini Hoa Kỳ cho
của cải tài chính ròng khoảng 0,9 trong cùng thời kỳ (xem Wolff 2017, bảng 2.0).
36. Đối với giai cấp trung lưu “mới”, khu vực công vẫn chi phối: trong 2006, hơn 60
phần trăm các nhà quản lý và chuyên gia được khu vực công sử dụng (Li n.d., bảng
3). Giai cấp trung lưu “cũ” là cũ theo nghĩa rằng các tương đương chức năng của
nó (các chủ sở hữu nhỏ) đã tồn tại ở Trung Quốc trước-cách mạng và ngay cả trong
những năm 1960,
37. Từ 2017, 66 trong số 100 tội phạm lớn nhất Trung quốc bỏ trốn đã ở Hoa Kỳ và
Canada. Việc Trung quốc bắt cóc một trong số họ đã gây ra căng thẳng trong các
quan hệ Hoa Kỳ-Trung quốc cho đến khi FBI cuối cùng đã đồng ý hợp tác với các
nhà chức trách Trung quốc trong việc bắt và giao nộp các tội phạm tồi tệ nhất.

248
Xem Mimi Lau, “China’s Graft-Busters Release List of 100 Wanted Fugitives in
Operation Sky Net,” South China Morning Post, April 23, 2015,
http://www.scmp.com/news/China/policies-politics/article/1773872/Chinas-
graft-busters-release-list-100-wanted-fugitives.
38. Được trích trong Arrighi (2007, 15).
39. Cách tiếp cận này được Triệu Tử Dương, cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung
quốc đề xuất, người viết trong hồi ký “bí mật” của ông (được công bố sau cá chết
của ông): “không có một nền tư pháp độc lập thì tòa án không thể phán xử một vụ
với thái độ vô tư” và “không có cải cách chính trị để đặt sự kiểm soát lên sự cai trị
của Đảng cộng sản, vấn đề tham nhũng không thể được giải quyết” (2009, 265,
267).
40. “Is China Succeeding in the War against Corruption,” phỏng vấn với Bernard
Yeung, ProMarket blog, April 1, 2017, https://promarket.org/China-succeeding-
war-corruption-qa-bernard-yeung/.
41. Gia đình riêng của Tập, theo một sự vạch trần được công bố trong Bloomberg
News trong 2012, có vẻ tận hưởng một phong cách sống mà mâu thuẫn cả với
những gì họ rao giảng và với thu nhập chính thức họ có, nhưng chắc không có khả
năng rằng sự điều tra tham nhũng sẽ lên cao đến vậy, chí ít chừng nào Tập còn
nắm quyền. Xem “Xi Jinping Millionaire Relations Reveal Fortunes of Elite,”
Bloomberg, June 29, 2012, https://www.bloomberg.com/news/articles/2012-
06-29/xi-jinping-millionaire-relations-reveal-fortunes-of-elite. [Xem thêm cuốn
Roulette Đỏ của Thẩm Đống, chú thêm của người dịch].
42. Như một cuốn sách được xuất bản chính thức về tham nhũng diễn đạt, “sự trừng
phạt nghiêm khắc có thể không nhất thiết xây dựng một chính phủ sạch, nhưng
không có sự trừng phạt nghiêm khắc sẽ [không có sự chấm dứt nào cho] tham
nhũng” (Xie 2016, 23).
43. Dữ liệu là công khai và được các nhà chức trách Trung quốc báo cáo.
44. Hay, như Pei (2016) lập luận, họ có thể bán các vị trí cho những người sẽ trung
thành với họ, như thế tạo ra một mạng lưới mà có thể là hữu ích trong việc tạo ra
thu nhập tham nhũng tương lai.
45. Smith ca ngợi Bộ luật Hàng hải (Navigation Act) trong tiết đoạn mà đề cập đến
các trường hợp đặc biệt khi sự bảo hộ có thể được chấp nhận (book 4, chap. 2), đi
xa đến mức để nói rằng “Bộ luật Hàng hải, có lẽ, là quy định khôn ngoan nhất trong
tất cả các quy định thương mại của nước Anh.”
46. Theo ý Smith, một hệ thống như vậy đã tồn tại, trong thời ông, chỉ ở Hà Lan.
47. Thuật ngữ được Kees van der Pijl (2012) đưa vào.
48. Li (n.d., bảng 2) đặt kích thước của giai cấp trung lưu Trung quốc ít nhất là 20
phần trăm của dân số đô thị.

249
49. Đấy là các thuật ngữ người Trung quốc rõ ràng dùng để chỉ người nước ngoài,
phụ thuộc vào liệu họ tiên tiến nhiều hơn hay ít hơn (mà trong thực tiễn có nghĩa
liệu họ chấp nhận quyền bá chủ Trung quốc hay không); xem Jacques (2012).
50. Về con đường Âu châu “ép buộc-mạnh mẽ”, xem cả Pomeranz (2000, 195, 202–
203).
51. “Trung Quốc là một nền văn minh giả vờ là một nhà nước” (Lucien Pye được trích
trong Jacques 2012, 245).
52. Xem, chẳng hạn, bài tổng quan dài của Xu (2011) về các định chế Trung quốc.
53. Sự bắt đầu của hệ thống khoán hộ, mà cuối cùng phủ toàn bộ Trung Quốc, quay
lại hai mươi [có nguồn nói 18] hộ gia đình nông dân ở làng Tiểu Cương (Xiaogang)
[hạt] Phượng Dương (Fengyang) ở tỉnh An Huy những người, giống các nhà âm
mưu thời trung cổ, [vào tháng 12-1978]* đã thề gắn bó với nhau và bí mật ký một
văn bản trong đó họ đồng ý chia đất thành các mảnh riêng và nộp các hạn mức lúa
phải có cho chính quyền trong khi giữ số còn lại cho bản thân họ. Khả năng rằng
“những kẻ đi con đường tư bản chủ nghĩa” như vậy sẽ bị trừng trị nghiêm khắc đã
là không nhỏ. Cho nên các nông dân thề rằng “[họ] sẽ không hối tiếc [quyết định
của họ] cho dù [họ] phải đối mặt án tử hình. Các thành viên còn lại hứa chăm sóc
con nhỏ của chúng tôi cho đến 18 tuổi” (Wu 2015, 32). Hợp đồng gốc hiện nay
được giữ tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.
54. Hay như một bạn Trung quốc diễn đạt, “các chính phủ Tây phương giống các nhà
khoa học, trong khi chính phủ Trung quốc giống một thợ thủ công rất có kinh
nghiệm và tinh vi; điều này làm cho sản xuất hàng loạt, tức là, sự chuyển giao kiến
thức của nó, khó hơn” (Li Yang, thông báo cá nhân).
55. Trung Quốc hiện thời là quốc gia với số khách du lịch đi nước ngoài lớn nhất và
chi tiêu du lịch lớn nhất (vượt hơn hai lần Hoa Kỳ đứng hàng thứ hai; dữ liệu của
World Tourist Organization cho 2016).
56. Thời gian đi là mười sáu ngày từ Trùng Khánh đến Duisburg, Đức, bằng đường
bộ, so với ba mươi sáu đến bốn mươi ngày bằng đường biển từ Thượng Hải đến
Rotterdam (Pomfret 2018).
57. Trừ phi tình hình hết sức trục trặc như ở Zimbabwe.
58. Được tuyên bố trong các Bài giảng Lowell được trình bày trong tháng Ba 1941,
được in lại trong Swedberg (1991, 387).
59. Xem Jacques (2012, 480). Xem cả bài điểm sách của tôi về sách của Jacques tại
http://glineq.blogspot.com/2018/01/the-aloofness-of-pax-sinica.html.

*Tại Việt Nam ông Kim Ngọc, bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú, đã có chính sách khoán tương tự từ 1966 và đến 5-
1977 ông mới thôi chức bí thư, ông về hưu 1978 và mất 26-5-1979. Tuy nhiên chính sách khoán hộ của
Đảng ủy Vĩnh phí bị Ban Bí tư Đảng CSVN (thông tri 224-TT/TW ngày 12/12/1968) coi là sai đường lối.
Việc khoán chui vẫn diễn ra ở nhiều nơi và mãi đến đầu 1981 (Chỉ thị 100-CT/TW ngày 12/1/1981) mới
cho phép áp dụng chế độ khoán trong nông nghiệp cả nước.

250
60. Xem một thảo luận tuyệt vời về các định chế quốc tế, từ liên minh bưu điện đến
Tổ chức Thương mại Thế giới, đã được phương Tây tạo ra như thế nào, trong cuốn
Governing the World (2012) của Mark Mazower.

4. Tương tác của Chủ nghĩa tư bản và Toàn cầu hóa


1. Một định nghĩa hơi khác nhưng xác đáng ngang nhau về rent là định nghĩa của
Marx: “nó … là [một thu nhập] chắc chắn không được xác định bởi các hành động
của người nhận nó, mà … đúng hơn bởi các sự phát triển độc lập … mà trong đó
người nhận không tham gia vào” (Capital, vol. 3, part 6, chap. 37; xem
http://www.marxists.org/archive/marx/works/1894-c3/ch37.htm).
2. Cộng với, trong một số trường hợp, lợi nhuận từ bất cứ thứ gì được sản xuất ở nơi
khác sử dụng vốn được sở hữu bởi những người với cùng tư cách công dân.
3. Xem Milanovic (2015), nơi giá trị của tư cách công dân của mỗi nước được so sánh
không chỉ cho tất cả các cặp nước mà cho tất cả các sự kết hợp của các nước và các
thập phân vị thu nhập (thí dụ, giá trị của tư cách công dân Thụy điển đối với một
người Brazilia là khác nhau phụ thuộc vào liệu ông ta ở đáy hay đỉnh của phân bố
thu nhập Brazilia).
4. Mặc dù đôi khi một tư cách công dân “tốt hơn” có thể cần cấp bách hơn bởi người
già khi, chẳng hạn, tư cách công dân trao quyền cho chăm sóc sức khỏe miễn phí
hay chỗ ở nhà dưỡng lão miễn phí.
5. Các nô lệ cũng là dưới-công dân (subcitizen). Tại Rome Đế quốc tình trạng nô lệ đã
là một phạm trù pháp lý, không phải một phạm trù kinh tế (xem Veyne 2001),
nhưng các quyền của các nô lệ bị cắt bớt, so với các quyền của các công dân tự do,
ngay cả trong các trường hợp nơi họ là giàu. Thậm chí các quyền của các nô lệ đã
được giải phóng không phải trong mọi khía cạnh là cùng như các quyền của các
công dân sinh ra tự do.
6. Vương quốc Anh là một ngoại lệ đối với sự thiếu quan tâm chung này—vì các lý do
hiển nhiên, vì nó đã kiểm soát lượng lãnh thổ khổng lồ được cư trú bởi những
người với thu nhập thấp hơn nhiều. Trong năm 1948, nó xác nhận sự di chuyển
người tự do bên trong Khối Thịnh vượng Chung (mà về nguyên tắc đã tồn tại thậm
chí trước Chiến tranh Thế giới I), nhưng rồi hai mươi năm muộn hơn đã hủy bỏ
nó với Bộ luật Nhập cư Khối Thịnh vượng Chung. Avner Offer (1989) đã lưu ý thái
độ thường phức tạp và nước đôi của Đại Anh đối với sự di chuyển của dân cư “da
màu” vào các lãnh thổ “tự-quản” như Australia và Canada, mà trên danh nghĩa
ngang bằng với Ấn Độ nhưng thường xuyên từ chối sự di chuyển tự do của lao
động. Các lãnh thổ tự-quản đã lo lắng nhất về việc chấp nhận lao động không da
trắng, có lẽ bởi vì các dòng Ấn Độ chảy vào lớn sẽ làm nghiêng cán cân quyền lực
chính trị đối lại dân cư da trắng.
7. Zygmant Bauman (trong “Le coût mondial de la globalisation,” được trích trong
Wihtol de Wenden [2010, 70]) đã nêu đúng điểm rằng quyền đối với tính di động
là một lợi ích cao cấp mới. Những người từ các nước giàu có thể di chuyển tự do,
còn những người từ các nước nghèo bị kẹt ở bất cứ nơi nào họ ở.

251
8. Tuy vậy, đầu tiên nó có thể làm tăng sự di cư bằng việc loại bỏ sự thiếu tiền như
một ràng buộc cho việc di chuyển ra nước ngoài.
9. Việc bỏ các rào cản hiện thời đối với sự lưu thông của lao động quốc tế, theo một
tính toán, sẽ tăng hơn gấp đôi thu nhập thế giới (Kennan 2014). Theo Borjas
(2015, bảng 1), sự tăng thêm dưới kịch bản tập trung (không lạc quan cũng chẳng
bi quan) là gần 60 phần trăm của GDP thế giới. Trong tất cả các tính toán như vậy,
sự tăng thêm đến từ sản phẩm cận biên (marginal product) tăng lên của người lao
động di cư mà có thể tận dụng cơ sở hạ tầng tốt hơn nhiều và lượng vốn cao hơn
một khi ở trong một nước giàu hơn.
10. Các nghiên cứu về các khoản vay Ngân hàng Thế giới và IMF luôn luôn tìm thấy
một tác động ròng gần zero lên sự tăng trưởng của các nước tiếp nhận (Rajan and
Subramanian 2005). Điều này bất chấp sự thực rằng các suất lợi tức trên các dự
án riêng lẻ được tài trợ bởi viện trợ nước ngoài hay các khoản vay ưu đãi thường
là dương (Dalgaard and Hansen 2001).
11. Xem, chẳng hạn, một thảo luận về sự giảm phần bù rủi ro (risk premium), cái gọi
là tác động đế chế (empire effect), trong Ferguson and Schularick (2006).
12. Vài trong số các công cụ này có thể là lỗi thời (thí dụ, cán cân thanh toán quốc gia
và nhất là các cán cân quốc gia song phương) bởi vì toàn cầu hóa ngày nay khác
căn bản với toàn cầu hóa thứ nhất. Nhiều trong số những cách tư duy kinh tế của
chúng ta vẫn có nguồn gốc từ toàn cầu hóa như nó đã là trong quá khứ.
13. Đấy là vì sao thuật ngữ “sự phân mảnh toàn cầu” của sản xuất cũng được dùng
(Los, Timmer, and de Vries 2015).
14. Các định chế là quan trọng, tuy vậy, cho các nhà xuất khẩu vốn.
15. Sự hiện diện thân thể của lao động có thể vẫn là cần thiết cho một số nghề, nhưng
điểm then chốt là sẽ có ít nghề nghiệp như vậy hơn.*
16. Chúng ta giả thiết, như trước đây, rằng việc làm giảm khoảng cách (gap) thu nhập
giữa các quốc gia không phải là một lựa chọn thực tế ngắn hay trung hạn.
17. Aristotle, Nicomachean Ethics, book 8, cho rằng bên trong mỗi cộng đồng có một
philia (sự yêu thương; thiện ý), nhưng rằng philia giảm bớt, như trong các đường
tròn đồng tâm, khi chúng ta di chuyển ra xa hơn khỏi một cộng đồng rất hẹp.
18. Đáng tiếc không có nghiên cứu thực nghiệm nào xem xét sự liên kết giữa toàn cầu
hóa và tham nhũng. Theo hiểu biết của tôi, gần nhất là một bài báo của Benno
Torgler and Marco Piatti (2013), mà tìm thấy, trong một nghiên cứu ngang-quốc
gia, rằng cả một index toàn cầu hóa của một nước và một index tham nhũng của
một nước có tương quan dương với số các tỷ phú.

* Và chính sách giáo dục, nghiên cứu và triển khai (R&D) sao cho lực lượng lao động của quốc gia có khả năng
tham gia ngày càng nhiều vào sự tách ra thứ ba này (mà làm việc từ xa cho các công ty, các viện nghiên cứu, các
đại học khắp thế giới, cũng như các tổ chức Việt Nam thu hút người lao động quốc tế, là một xu hướng rất quan
trọng).

252
19. Các khảo sát này là khác với các khảo sát về “tham nhũng được trải nghiệm,”mà,
theo ý kiến tôi, là tốt hơn, nhưng thậm chí ít sẵn có hơn.
20. Các kết quả từ một thí nghiệm tự nhiên đã tiết lộ vì sao hầu hết các tài khoản trong
các thiên đường thuế được giữ (Johannesen 2014). Trong năm 2005, khi Liên Âu
thuyết phục chính phủ Thụy Sĩ để áp thuế khấu trừ tại nguồn (withholding tax)
trên lãi kiếm được bởi các cư dân EU có các tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ, số các tài
khoản như vậy đã giảm 40 phần trăm trong vòng chỉ bốn tháng.
21. Một số ước lượng khác về số tiền được giữ ở các thiên đường thuế đã cao hơn
một chút; Becerra et al. (2009), chẳng hạn, đã ước lượng 6,7 ngàn tỷ $ versus ước
lượng của Zucman 5,9 ngàn tỷ $. Về các ước lượng cho đến 2015, xem Alstadsaeter,
Johannesen, and Zucman (2017).
22. International Monetary Fund, Balance of Payment Statistics Yearbook 2017, table
A-1; IMF Committee on Balance of Payments Statistics, Annual Report 2010, table
2.
23. Freund đã nhận diện các tỷ phú như được kết nối về mặt chính trị “nếu có vài câu
chuyện kết nối của cải của ông hay bà ta với chức vụ đã qua trong chính phủ, các
họ hàng thân thiết trong chính phủ, các giấy phép đáng ngờ” (2016, 24). Nhóm
cũng gồm các tỷ phú mà hãng của họ là các doanh nghiệp nhà nước được tư nhân
hóa (bởi vì sự cần thiết hiển nhiên cho chính phủ để đồng ý với những sự chuyển
giao như vậy) và các tỷ phú mà của cải của họ đến từ dầu, khí tự nhiên, than đá, và
các tài nguyên thiên nhiên khác. Lần nữa, trong trường hợp này, sự kiểm soát vùng
vật lý nơi có các tài nguyên thường xuyên phụ thuộc vào sự cho phép chính phủ.
24. Được tính từ dữ liệu được Caroline Freund và Sarah Oliver vui lòng cung cấp.
25. Đấy là quan điểm của Machiavelli. Trong khi tự do (liberty) dẫn tới sự giàu có (“vì
kinh nghiệm cho thấy rằng các thành phố đã chẳng bao giờ tăng về quyền thế hay
về sự giàu có trừ khi chúng đã tự do,” ông tuyên bố trong một bức thư cho
Francesco Vettori [được trích trong Wootton 2018, 40]), của cải là nguồn của tham
nhũng. Đấy là vì sao tự do cộng hòa [republican liberty] (mà chúng ta gọi là nền
dân chủ) có thể được tìm thấy trong các xã hội nông nghiệp nghèo như Rome Cộng
hòa và các thành phố Đức trung cổ, nhưng không trong xã hội thương mại như
Florence của Machiavelli.
26. Jack Abramoff đã trở thành một trường hợp khá khét tiếng về một nhà vận động
hành lang mà, bởi vì nhiều thương vụ mờ ám và dịch vụ cho các khách hàng đáng
nghi, cuối cùng đã bị kết tội và bỏ tù sáu năm. Nhưng, tôi được những người làm
việc trong cùng “ngành” bảo rằng cái Abramoff làm đã không phải là ngoại lệ; nó
có thể đã chỉ rành rành hơn.
27. Loại tham nhũng này, hạn chế ở vài lãnh đạo chóp bu, không phải là cái gì đó có
thể được xem như tham nhũng tổng quát hóa. Hơn nữa, các lợi thế này đã không
thể được chuyển giao cho thế hệ tiếp.
28. Trong một cuốn sách về tham nhũng ở Nigeria, Ngozi Okonjo-Iweala (2018) cho
thí dụ về các giao dịch điện tử giữa các bộ khác nhau như một trong những biện
pháp được đưa vào để chống tham nhũng.

253
29. Những sự kiểm soát vốn Anh trong những năm 1960 và những năm 1970 phải
chịu trách nhiệm cho sự tạo ra các khu vực tài chính hải ngoại như Channel Islands,
nơi sự kiểm soát tiền tệ đã có thể được lẩn tránh.
30. José Piñera, “President Clinton and the Chilean Model,” Cato Policy Report,
January/February 2016, https://www.cato.org/policy-report/januaryfebruary-
2016/president-clinton-chilean-model.
31. Xem “Mauritius Largest Source of FDI in India, Says RBI,” Economic Times, January
19, 2018, https://economictimes.indiatimes.com/articleshow/62571323.cms.
32. Trong một bài điểm sách về cuốn sách Moneyland: Why Thieves and Crooks Now
Rule the World and How to Take It Back (2018) của Oliver Bullogh, Vadim Nikitin
(London Review of Books, February 21, 2019) trích một phần của cuốn sách nơi
một người PR London xác định các mục tiêu của ông về các khách hàng nước ngoài
tham nhũng ông phục vụ như để làm cho họ “không thể bị giết” bằng cách biến họ
thành “các nhà từ thiện,” và “không có khả năng viết về được (unwriteabout-able)”
bằng việc đe dọa các vụ kiện phỉ báng đắt tiền. Phương pháp hoạt động tốt.
33. Black, Kraakman, and Tarassova (2000, 26) viết rằng “Sau khi Ngân hàng
Menatep sụp đổ trong giữa-1998, Khodorkovski đã chuyển các tài sản tốt của nó
sang một ngân hàng mới, Menatep-St. Petersburg, để những người gửi tiền và các
chủ nợ nhặt xác của ngân hàng cũ. Để bảo đảm rằng các giao dịch không thể được
lần vết, Khodorkovski đã dàn xếp cho một xe tải chứa hầu hết hồ sơ của Ngân hàng
Menatep trong nhiều năm cuối để bị đẩy ra khỏi một cây cầu rơi xuống sông
Dybna. Nơi được cho là chúng sẽ ở đó.” Họ cũng mô tả việc mua các cổ phần Yukos
và sự cáo buộc rằng khoảng 4,4 tỷ $ ngân quỹ chính phủ được ngân hàng của
Khodorkovsky quản lý “đã chẳng bao giờ đến đích dự kiến của chúng” (p. 14).
34. Từ 2018, Leonid Blavatnik là người giàu nhất thứ ba ở Vương quốc Anh; ông đã
được phong tước hiệp sĩ vì những sự phục vụ của ông cho từ thiện.
35. Giả thuyết thu nhập tương đối về tiêu dùng được James Duesenberry đề xuất
trong 1949 đã dựa vào lập luận tương tự: rằng sự tiêu thụ của chúng ta đáp ứng
với cái chúng ta cảm thấy như bình thường hay sự tiêu dùng đáng mong muốn bên
trong cộng đồng của chúng ta.
36. Một người bạn Serbia người làm việc trong một doanh nghiệp cung cấp thức ăn
cho các lực lượng Hoa Kỳ ở Iraq bảo tôi, có lẽ với sự cường điệu một chút, rằng câu
chuyện giữa các nhà thầu đã là đối với cùng việc làm một người Mỹ được trả 100$,
một người Đông Âu 10$, và một người châu Phi 1$.
37. Một lần, ngay trước chung kết World Cup bóng đá, tôi đã mua một vé đầu cơ
(scalped ticket) rất đắt từ một quan chức bóng đá từ một quốc gia châu Phi người
có lẽ đã nhận được vé miễn phí. Ông đã không cảm thấy bất kể sự ngượng ngùng
nào khi bán nó, tôi cũng chẳng cảm thấy bất cứ sự bối rối nào khi mua nó. Tôi nghĩ
rằng ông ta hẳn đã so sánh (một cách chính đáng) lương thấp bình thường của
mình với lương của một quan chức bóng đá giống hệt ở, chẳng hạn Thụy Sĩ, và
quyết định rằng ông có quyền để kiếm thêm chút tiền nào đó. Là khó để lập luận
ông đã không.

254
5. Tương lai của Chủ nghĩa tư bản Toàn cầu
1. Trong Spirit of Laws, Montesquieu viết, “Le commerce guérit des préjugés
destructeurs: et c’est presque une règle générale que, partout où il y a des moeurs
douces, il y a du commerce; et que, partout où il y a du commerce, il y a des moeurs
douces” (Spirit of the Laws, book 20, chap. 1). [“Thương mại là một phương thuốc
cho các thành kiến tàn phá nhất: vì hầu như là một quy tắc chung rằng bất cứ đâu
chúng ta tìm thấy những cách cư xử dễ chịu, thương mại thịnh hành ở đó; và rằng
bất cứ đâu có thương mại, ở đó chúng ta bắt gặp những cách cư xử dễ chịu.” Từ
Online Library of Liberty, https://oll.libertyfund.org/titles/montesquieu-
complete-works-vol-2-the-spirit-of-laws#a _1820107.] Michael Doyle, một trong
những tác giả chính của giả thuyết hòa bình tự do, thảo luận chủ nghĩa hòa bình
thương mại của Adam Smith và Schumpeter trong Ways of War and Peace (1997).
2. Tại bất cử thời điểm nào, các nghiên cứu ngang quốc gia cho thấy một tương quan
dương mạnh giữa GDP trên đầu người và hạnh phúc được báo cáo trung bình
(Helliwell, Huang, and Wang 2017, 10) và cả ở một mức cá nhân bên trong các
nước, giữa thu nhập riêng và hạnh phúc riêng được báo cáo (Clark et al. 2017,
bảng 5.2). Trong số tất cả các yếu tố tương quan về sự hài lòng với cuộc sống, được
tính ngang nhiều nước, thì thu nhập là mạnh nhất (Graham, Laffan, and Pinto
2018, fig. 1).
3. “Nhưng dù hệ thống này có thể tỏ ra hủy hoại đến thế nào, nó đã chưa bao giờ có
thể áp đặt lên rất nhiều người, cũng đã chẳng gây ra một sự báo động chung đến
vậy giữa những người là các bạn của các nguyên lý tốt hơn, giả như về một số khía
cạnh nó đã không tiếp giáp với sự thật” (The Theory of Moral Sentiments, part 7,
section 2, chap. 4).
4. David Wootton viết: “Hai tác phẩm [The Theory of Moral Sentiments và The Wealth
of Nations] không khớp rất khéo với nhau, vì một tác phẩm là về chúng ta nên hành
xử thế nào đối với gia đình, bạn bè, và các hàng xóm của chúng ta (những người
gợi lên các cảm giác nhân từ của chúng ta), và tác phẩm kia là về chúng ta phải
tương tác thế nào với những người lạ chúng ta gặp trong thương trường (đối với
họ chúng ta không có bổn phận chăm sóc cá biệt nào—caveat emptor (hãy là người
mua thận trọng) là một thái độ chúng ta có thể chấp nhận một cách chính đáng đối
với những người lạ, nhưng không phải với gia đình, bạn bè, và các hàng xóm). …
[Có] một sự căng thẳng giữa thế giới phi luân lý của các lực lượng thị trường, và
thế giới đạo đức của các tương tác con người. The Wealth of Nations thiết lập mức
độ mà các lựa chọn của chúng ta bị các lực lượng thị trường ràng buộc, và các ràng
buộc này hạn chế các cơ hội của chúng ta cho hành vi đạo đức đáng ngưỡng mộ”
(Wootton 2018, 174–175; nhấn mạnh của tôi).
5. “Kinh doanh với công việc tiếp tục của nó đã trở thành một phần cần thiết của đời
sống của họ [các nhà tư bản]. Thực ra đó là động cơ thúc đẩy khả dĩ duy nhất,
nhưng đồng thời nó bày tỏ cái, được nhìn từ quan điểm của hạnh phúc cá nhân, là
thật phi lý về loại việc này, nơi một người tồn tại vì lợi ích của việc kinh doanh của
mình, thay cho điều ngược lại” (Weber 1992, 70).
6. Có thể là hữu ích để làm rõ rằng Weber đã không xem Đạo Tin lành như ex post
(hậu-kiến) đến để thuần hóa sự tham lam của các nhà tư bản, mà rằng các giá trị

255
tôn giáo của nó kích thích loại ứng xử này. Như thế hướng nhân quả, theo Weber,
là từ tôn giáo đến các giá trị tư bản chủ nghĩa; các giá trị không nảy sinh vì các lý
do công cụ.
7. “Thực ra, sự biện hộ chính của Hệ thống Tư bản chủ nghĩa nằm ở đây. Nếu giả như
những người giàu đã tiêu của cải mới của họ vào những sự hưởng thụ riêng của
họ, thì thế giới từ lâu đã thấy một chế độ như vậy không thể chịu đựng nổi. Nhưng
giống những con ong họ đã tiết kiệm và tích tụ, không kém hơn cho lợi thế của
toàn cộng đồng bởi vì bản thân họ đã giữ các mục đích hẹp sắp tới” (The Economic
Consequences of the Peace, chap. 2, section 3).
8. “Khi sự hạn chế tiêu dùng được kết hợp với sự thả hoạt động hám lợi này, kết quả
thực tiễn không thể tránh khỏi là hiển nhiên: sự tích tụ vốn qua sự cưỡng bách khổ
hạnh để tiết kiệm” (Weber 1992, 172).
9. Một thí dụ đương thời hơn về một khế ước ngầm, hiện thời bị nguy hiểm sổ tung
ra, được thấy ở các nước Bắc Âu, nơi sự nén tiền lương được kết hợp với một phần
cao của vốn trong thu nhập ròng—nhưng với một sự hiểu biết rằng lợi nhuận được
tái đầu tư để duy trì tổng cầu cao và công ăn việc làm đầy đủ (Moene 2016).
10. Harriet Sherwood, “‘Christianity as Default Is Gone’: The Rise of a Non-Christian
Europe,” Guardian, March 21, 2018.
11. Một ngoại lệ có thể là các cố gắng gần đây của Giáo hội Công giáo dưới Giáo
Hoàng Francis để tăng cường những cân nhắc đạo đức trong đời sống kinh
doanh. Xem, chẳng hạn, Hannah Brockhaus, “Pope Francis: The Church Cannot
Be Silent about Economic Suffering,” April 12, 2018, Crux,
https://cruxnow.com/vatican/2018/04/12/pope-francis-the-church-cannot-
be-silent-about-economic-suffering/.
12. Được trích trong Tara Isabella Burton, “Prominent Evangelical Leader on
Khashoggi Crisis,” Vox, October 17, 2018,
https://www.vox.com/2018/10/17/17990268/pat-robertson-khashoggi-saudi-
arabia-trump-crisis.
13. Rawls đã nghĩ rằng hành vi không khoa trương của những người khấm khá đã là
quan trọng cho những sự bất bình đẳng không thể tránh khỏi về thu nhập và của
cải để được chấp nhận bởi những người nghèo hơn mà không khiêu khích sự ghen
tỵ hay sự phẫn uất phi lý: “Trong đời sống hàng ngày các bổn phận tự nhiên được
vinh danh sao cho những người có lợi thế hơn đừng phô trương sản nghiệp được
tính của họ để hạ thấp phẩm giá của những người có ít hơn” (1971, 470).
14. Dữ liệu từ khảo sát hộ gia đình được tiến hành trong đầu những năm 2000.
Cùng phát hiện được phản ánh trong tỷ lệ phần trăm của các con trên hai mươi
lăm tuổi sống với cha mẹ họ: là ít hơn 10 phần trăm ở Đan Mạch, ít hơn 20 phần
trăm trong các nước Bắc Âu (rất giàu) khác, và khoảng 30 phần trăm ở Hoa Kỳ,
Vương quốc Anh, và Đức, và nó tăng lên khi người ta chuyển về phương nam và
đông. Tại Italy, Tây Ban Nha, Đài Loan, và Hy Lạp, nó là giữa 70 và 80 phần trăm
(được tính từ dữ liệu Luxembourg Income Study, khoảng năm 2013,
https://www.lisdatacenter.org/).

256
15. Sự nội hóa (internalization) các hoạt động này thường đặt hầu hết gánh nặng lên
phụ nữ.
16. Một cách khác để thấy sự chia sẻ và sự loại trừ được liên kết như thế nào là để
nhớ lại lời châm biếm của Montesquieu rằng một người đầy đủ phẩm hạnh có thể
không có bạn bè nào bởi vì tình bạn, giống sự chia sẻ, ngụ ý một sự ưu tiên đặc biệt
cho ai đó, một sự ưu tiên mà không thể được trải ra ngang toàn bộ cộng đồng.
17. Được ước lượng rằng trong nửa-thế kỷ thứ mười chín chỉ 5 đến 15 phần trăm của
những người làm việc ở Đồng Bằng Dương Tử, phần phát triển nhất của Trung
Quốc, đã là những người lao động ăn lương, trong khi hầu như ba phần tư những
người làm việc ở nông thôn Anh vào cùng thời kỳ đã là những người lao động ăn
lương (Vries 2013, 340).
18. Trong Postcapitalism, Paul Mason giải thích sự lên của các hành hóa mới (như sự
thương mại hóa của thời gian nhàn rỗi) bằng một xu hướng lợi nhuận giảm xuống
zero và sự bất lực để bảo vệ đầy đủ các quyền tài sản của một số mặt hàng mới
(như phần mềm). Khi lợi nhuận tiêu tan, chủ nghĩa tư bản biến mất. Giải pháp duy
nhất còn lại cho các nhà tư bản, theo Mason, là thương mại hóa đời sống hàng ngày.
Điều này cho họ một “địa bàn hoạt động” mới. Cuối cùng, mọi tương tác con người
sẽ phải được hàng hóa hóa; các bà mẹ, chẳng hạn, sẽ đòi lẫn nhau một xu cho việc
đẩy con của nhau trên một xích đu sân chơi. Nhưng điều này không thể tiếp tục,
Mason lập luận. Có một giới hạn tự nhiên đối với cái con người sẽ chấp nhận về
mặt sự hàng hóa hóa các hoạt động hàng ngày: “Bạn sẽ phải xử lý những người
hôn nhau miễn phí theo cách họ đã xử lý những người săn trộm trong thế kỷ thứ
mười chín” (Mason 2016, 175). Như sẽ trở nên rõ ràng muộn hơn trong chương
này, tôi ít được thuyết phục hơn Mason rằng kiểu thương mại hóa này đối mặt các
hạn chế tự nhiên. Các hoạt động, mà phong tục công đã nghĩ là nằm ngoài các giới
hạn của hành vi có thể chấp nhận được để được thương mại hóa, đã dần dần trở
thành như vậy, và bây giờ điều này được xem như bình thường. Không có lý do
nào điều này sẽ không tiếp tục trong tương lai.
19. Jan de Vries (2008) đã đưa vào từ “siêng năng (industrious)” để cho biết rằng sự
di chuyển từ sản xuất hộ gia đình đến lao động ăn lương đã làm tăng đột ngột số
giờ làm việc hàng năm. Như thế, Cách mạng Công nghiệp đã được đặc trưng không
chỉ bởi đầu ra (sản lượng) lớn hơn trên giờ làm việc, mà cả bởi đầu vào lao động
lớn hơn nhiều. Xem cả Pomeranz (2000, 94) và Allen (2009, 2017).
20. Weber (1992, 161).
21. Tôi cảm ơn Carla Yumatle vì bình luận này.
22. Daniel Markovits, “A New Aristocracy,” Bài Phát biểu Khai giảng Trường Luật
Yale, tháng Năm 2015,
https://law.yale.edu/system/files/area/department/studentaffairs/document/
markovitscommencementrev.pdf (italics trong bản gốc).
23. Một phản lý lẽ khả dĩ là để xem các lực phi-hàng hóa hóa được phản ánh trong đòi
hỏi cho phần mềm nguồn mở và chăm sóc sức khỏe miễn phí (người chi trả-duy
nhất) ở Hoa Kỳ, các xu hướng mà trở nên quan trọng hơn trong tương lai. Nó là
một khả năng: không ai biết cái gì sẽ xảy ra trong tương lai. Tuy vậy, tôi nghĩ rằng

257
các lý lẽ được trình bày ở đây, dựa vào logic bên trong của hệ thống (đặc biệt trên
bộ giá trị nó thúc đẩy), chỉ theo hướng ngược lại.
24. Tôi thấy tác động của sự giàu có lên sự hàng hóa hóa tực tiếp khi tôi làm việc về
khảo sát hộ gia đình Phi châu, nơi một số hoạt động mà thường được tiền tệ hóa
trong các nền kinh tế giàu được thực hiện “miễn phí” ở nhà và các giá trị của chúng
đã phải được gán cho; khác đi thì chúng ta sẽ đánh giá quá thấp mức tiêu dùng của
các hộ gia đình ở nhiều nước Phi châu.
25. Theo lời của Nassim Taleb: “Nếu bạn là một nhà tư tưởng lịch sử Thời Đồ Đá được
yêu cầu để tiên đoán tương lai trong một báo cáo toàn diện cho kế hoạch gia,
trưởng bộ lạc của bạn, bạn phải dự đoán sự phát minh ra bánh xe hay bạn sẽ bỏ lỡ
khá nhiều hoạt động. Thế mà, nếu bạn có thể tiên tri sự phát minh ra bánh xe, bạn
biết rồi một bánh xe trông giống cái gì, và như thế bạn biết rồi làm thế nào để xây
dựng một bánh xe” (Taleb 2007, 172).
26. World Bank (2019, p. 22, fig. 1.1). Các việc làm được phân loại như “bị rủi ro” nếu
xác suất của việc bị tự động hóa được ước lượng là nhiều hơn 0,7.
27. Jean-Baptiste Say, Cours complet d’économie politique, 2:170, được trích trong
Braudel (1979, 539).
28. Xem mô tả của Keynes về Jevons trong Essays in Biography (1972, 266) của ông
“Kết luận của [Jevons] bị ảnh hưởng … bởi một đặc điểm tâm lý, thường mạnh
trong ông, mà nhiều người khác chia sẻ, một bản năng tích trữ nào đó, một sự sẵn
sàng để bị báo động và bị kích thích bởi ý tưởng cạn kiệt nguồn lực. Mr. H. S. Jevons
[con trai ông] đã thông báo cho tôi một minh họa tức cười về điều này. Jevons đã
có các ý tưởng tương tự về sự khan hiếm giấy đang đến … ông đã hành động trên
nỗi sợ của ông và đặt trong nhà kho lớn như vậy không chỉ giấy viết, mà cả giấy
bọc mỏng màu vàng, mà ngay cả ngày nay, hơn năm mươi năm sau khi ông chết,
các con ông đã vẫn chưa sử dụng hết kho dự trữ ông để lại.”
29. Xem van Parijs and Vanderborght (2017) và Standing (2017).
30. World Bank (2019, 110). Về lượng UBI hàng tháng ở Mông Cổ và Iran, xem
World Bank, World Development Report 2019, “The Changing Nature of Work,”
working draft, April 20, 2018, p. 89, https://mronline.org/wp-
content/uploads/2018/04/2019-WDR-Draft-Report.pdf.
Saudi Arabia, giống vài sheikdom (chế độ tộc trưởng) vùng Vịnh khác, đang phân
phối một phần rent dầu hỏa cho các công dân của nó dưới các sơ đồ chuyển giao
tiền mặt khác nhau. Tôi không chắc liệu các của trời cho như vậy, mà phụ thuộc
vào giá dầu và tính nhân từ của nhà cai trị, có thể được đồng hóa đầy đủ với các
khoản chuyển giao vô điều kiện đều đặn hơn mà UBI ngụ ý.
31. Trong một bài báo gần đây, Hauner, Milanovic, and Naidu (2017) đã thấy bằng
chứng mạnh rằng tất cả các thành phần riêng lẻ được nhắc đến bởi các tác giả của
lý thuyết tân-Marxist Hobson về chủ nghĩa đế quốc (John Hobson, Rosa
Luxemburg, và Vladimir I. Lenin) quả thực đã hiện diện trong thời gian dẫn đến
Chiến tranh Thế giới I: bất bình đẳng thu nhập và của cải trong các nước tham
chiến chủ chốt đã ở đỉnh lịch sử của chúng: các nước đế quốc chủ nghĩa “cốt lõi”

258
đã nhanh chóng thu được các tài sản nước ngoài, mà hầu hết hay toàn bộ được sở
hữu bởi 1 đến 5 phần trăm giàu có nhất của dân cư; các tài sản này mang lại các
lợi tức vượt trội so sánh với các tài sản trong nước; và các nước mà đã có các lượng
lớn nhất của chúng đã có quân đội lớn nhất (theo tỷ lệ với dân số của chúng). Như
thế tất cả các thành phần của một cuộc chiến tranh đã hiện diện.
32. Số những người chết liên quan-đến-chính trị được tính từ dự án Correlates of
War (COW) (http://www.correlatesofwar.org/). Giữa 1901 và 2000, khoảng
166,5 triệu người đã chết trong các cuộc chiến tranh giữa-nhà nước, gần 64 triệu
trong các cuộc nội chiến, và ít hơn 1 triệu trong các cuộc chiến tranh đế quốc và
thuộc địa. Dự án COW gọi cái sau là “các cuộc chiến tranh ngoài-hệ thống” bởi vì
chúng gồm một diễn viên mang tính hệ thống được công nhận (chẳng hạn, Vương
quốc Anh hay Nga) đánh nhau với một diễn viên không-mang tính hệ thống (chẳng
hạn, những kẻ phiến loạn Sikh hay Ba Lan). “Mang tính hệ thống” đơn giản có nghĩa
rằng cả hai diễn viên là các nhà nước được công nhận về mặt quốc tế. Số sinh gần
đúng trong thế kỷ thứ hai mươi được tính từ một ước lượng được US Population
Reference Bureau đưa ra; xem bảng 1 trong “How Many People Have Ever Lived
on Earth,” https://www.prb.org/howmanypeoplehaveeverlivedonearth/.
33. Nếu điều đó xảy ra, nhận xét của Marx mà xuất hiện như đề từ cho Chương 4 sẽ
được xác nhận.
34. Rawls viết: “Hãy tưởng tượng … rằng người dân có vẻ sẵn sàng để bỏ qua các
quyền chính trị nào đó khi lợi tức kinh tế là đáng kể. Chính loại trao đổi này, mà
loại trừ hai nguyên tắc [tự do cá nhân rộng rãi tương thích với cùng sự tự do cho
tất cả mọi người, và bất bình đẳng kinh tế có thể chấp nhận được chỉ nếu cho lợi
ích của những người nghèo nhất]; được dàn xếp theo thứ tự nối tiếp chúng không
cho phép những sự trao đổi giữa các quyền tự do cơ bản và các lợi ích kinh tế và
xã hội” (1971, 55).
35. Dựa vào Leijonhufvud (1985) và Bowles and Gintis (1986).
36. Sự sụt giảm này về bất bình đẳng là rõ ràng không chỉ khi chúng ta sử dụng các
chỉ báo bất bình đẳng tổng hợp như hệ số Gini, mà xem xét các mức thu nhập ngang
toàn bộ phân bố thu nhập (như cho thấy trong Hình 1.1), mà ngay cả khi chúng ta
tập trung vào phần của 1 phần trăm đỉnh toàn cầu. Bất chấp sự thực rằng phần thu
nhập của 1 phần trăm đỉnh toàn cầu đã có khuynh hướng tăng trong khi bất bình
đẳng thu nhập toàn cầu giảm xuống, gần đây nhất ngay cả phần của 1 phần trăm
đỉnh toàn cầu đã giảm (xem World Inequality Report 2018, 56, hình 2.1.9).
37. Vai trò của châu Phi trong bất bình đẳng toàn cầu cho đến nay đã hạn chế bởi vì
dân số của nó đã ít hơn của châu Á. Khoảng năm 2005, đóng góp của châu Phi cho
bất bình đẳng toàn cầu đã khoảng 10 phần trăm. Con số đó nhất thiết tăng lên với
sự tăng về dân số, như thế sự tiến hóa của bất bình đẳng toàn cầu sẽ ngày càng
phụ thuộc vào cái xảy ra ở châu Phi.
38. Adam Smith, The Wealth of Nations, book 4, chap. 7.

259
Phụ lục A
1. “Thuộc địa của một quốc gia được khai hóa, mà chiếm hoặc một nước bỏ hoang,
hay một nước dân cư thưa thớt đến mức những người bản xứ dễ dàng trao chỗ
cho những người định cư mới, sẽ tiến bộ nhanh hơn đến sự giàu có và tính vĩ đại
hơn bất kể xã hội con người nào khác” (Adam Smith, The Wealth of Nations, book
4, chap. 7).
2. “The British Rule in India,” New York Tribune, June 25, 1853, in Marx (2007, 218–
219).
3. “The Future Results of British Rule in India,” New York Tribune, August 8, 1853,
trong Marx (2007, 220).
4. “Chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành một hệ thống thế giới của sự áp bức thuộc
địa và của bóp nghẹt tài chính của tuyệt đại đa số nhân dân thế giới bởi một nhúm
‘tiên tiến’” (Lenin, Collected Works, 19:87, được trích trong Sweezy [1953, 24]).
5. Eric Hobsbawm, “Introduction,” trong Marx (1965, 19–20).
6. Karl Marx, “The German Ideology,” trong Tucker (1978, 157).

Phụ lục C
1. Cho sự chi tiết phương pháp luận hơn, xem Milanovic (2005).
2. Xem Maddison Project Database 2018,
https://www.rug.nl/ggdc/historicaldevelopment/maddison/releases/maddiso
n-project-database-2018.
3. Về mặt kinh nghiệm, kết quả được trình bày trong Baumol (1986), một trong
những bài báo đầu tiên xem xét thành tích tăng trưởng của các nước OECD. Vô số
bài báo được công bố từ đó đã xác nhận sự hội tụ (xem, thí dụ, Barro 1991, 2000).

260
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Acemoglu, Daron, and James A. Robinson. 2006. Economic Origins of Dictatorship and
Democracy. Cambridge: Cambridge University Press.

Acemoglu, Daron, and James A. Robinson. 2012. Why Nations Fail: The Origins of Power,
Prosperity, and Poverty. New York: Crown.

Achen, Christopher, and Larry Bartels. 2017. Democracy for Realists: Why Elections Do
Not Produce Responsive Government. Princeton, NJ: Princeton University Press.

Akcigit, Ufuk, Salomé Baslandze, and Stefanie Stantcheva. 2015. “Taxation and the
International Mobility of Inventors.” NBER Working Paper No. 21024, National
Bureau of Economic Research, Cambridge, MA, March. Published 2016 in American
Economic Review 106(10): 2930–2981.

Allen, Robert C. 2009. The British Industrial Revolution in Global Perspective. Cambridge:
Cambridge University Press.

Allen, Robert C. 2011. “Technology and the Great Divergence.” Discussion Paper Series
No. 548, Department of Economics, University of Oxford.
https://www.economics.ox.ac.uk/materials/papers/5001/paper548.pdf. Published
2012 as “Technology and the Great Divergence: Global Economic Development since
1820.” Explorations in Economic History 49(1): 1–16.

Allen, Robert C. 2017. The Industrial Revolution: A Very Short Introduction. Oxford:
Oxford University Press.

Alstadsaeter, Annette, Niels Johannesen, and Gabriel Zucman. 2017. “Who Owns the
Wealth in Tax Havens? Macro Evidence and Implications for Global Inequality.”
NBER Working Paper No. 23805, National Bureau of Economic Research,
Cambridge, MA, September.

Alvaredo, Facundo, Anthony B. Atkinson, and Salvatore Morelli. 2018. “Top Wealth
Shares in the UK over More Than a Century.” Journal of Public Economics 162: 26–
47.

Aristotle. 1976. The Politics, trans. and with an introduction by T. A. Sinclair.


Harmondsworth, UK: Penguin Classics.

Arrighi, Giovanni. 2007. Adam Smith in Beijing: Lineages of the Twenty-First Century.
London: Verso.

Atkinson, Anthony. 2015. Inequality: What Can Be Done? Cambridge, MA: Harvard
University Press.

Atkinson, Anthony B. 2018. “Wealth and Inheritance in Britain from 1896 to the
Present.” Journal of Economic Inequality 16(2): 137–169.

261
Atkinson, Anthony B., Thomas Piketty, and Emmanuel Saez. 2011. “Top Incomes in the
Long Run of History.” Journal of Economic Literature 49(1): 3–71.

Avineri, Shlomo, ed. 1968. Karl Marx on Colonialism and Modernization. New York:
Doubleday.

Azar, José, Ioana Marinescu, and Marshall Steinbaum. 2017. “Labor Market
Concentration.” NBER Working Paper No. 24147, National Bureau of Economic
Research, Cambridge, MA, December.

Bai, Chong-En, Chang-Tai Hsieh, and Zheng (Michael) Song. 2014. “Crony Capitalism
with Chinese Characteristics.” Unpublished manuscript, May.
http://china.ucsd.edu/_files/pe-2014/10062014_Paper_Bai_Chong.pdf.

Bakija, Jon, Adam Cole, and Bradley T. Heim. 2010. “Jobs and Income Growth of Top
Earners and the Causes of Changing Income Inequality: Evidence from U.S. Tax
Return Data.” Unpublished manuscript.
https://web.williams.edu/Economics/wp/BakijaColeHeimJobsIncomeGrowthTopE
arners.pdf.

Baldwin, Richard. 2016. The Great Convergence: Information Technology and the New
Globalization. Cambridge, MA: Belknap Press of Harvard University Press.

Barkai, Simcha. 2016. “Declining Labor and Capital Shares.” Unpublished manuscript.
http://home.uchicago.edu/~barkai/doc/BarkaiDecliningLaborCapital.pdf.

Barro, Robert J. 1991. “Economic Growth in a Cross Section of Countries.” Quarterly


Journal of Economics 106(2): 407–443.

Barro, Robert. 2000. “Inequality and Growth in a Panel of Countries.” Journal of


Economic Growth 5(1): 5–32.

Baumol, William J. 1986. “Productivity Growth, Convergence, and Welfare: What the
Long-Run Data Show.” American Economic Review 76(5): 1072–1085.

Becerra, Jorge, Peter Damisch, Bruce Holley, et al. 2009. “Delivering on the Client
Promise.” Global Wealth 2009, Boston Consulting Group, September. Executive
summary at https://www.bcg.com/documents/file29101.pdf.

Bekkouche, Yasmine, and Julia Cagé. 2018. “The Price of a Vote: Evidence from France,
1993–2014.” CEPR Discussion Paper No. 12614, Centre for Economic Policy
Research, London, January.
https://cepr.org/active/publications/discussion_papers/dp.php?dpno=12614#.

Berdyaev, Nikolai. 2006. The Meaning of History. New Brunswick, NJ: Transaction.

Black, Bernard, Reinier Kraakman, and Anna Tarassova. 2000. “Russian Privatization
and Corporate Governance: What Went Wrong?” Stanford Law School John M. Olin
Program in Law and Economics Working Paper No. 178. Published 2000 in Stanford
Law Review 52(6): 1731–1808.

262
Bonica, Adam, Nolan McCarty, Keith T. Poole, and Howard Rosenthal. 2013. “Why
Hasn’t Democracy Slowed Rising Inequality?” Journal of Economic Perspectives
27(3): 103–123.

Bonica, Adam, and Howard Rosenthal. 2016. “Increasing Inequality in Wealth and the
Political Expenditures of Billionaires.” Unpublished manuscript.

Borjas, George. 1987. “Self-selection and the Earnings of Immigrants.” American


Economic Review 77(4): 531–553.

Borjas, George J. 2015. “Immigration and Globalization: A Review Essay.” Journal of


Economic Literature 53(4): 961–974.

Bourguignon, François, and Christian Morrisson. 2002. “Inequality among World


Citizens: 1820–1992.” American Economic Review 92(4): 727–744.

Bournakis, Ionnis, Michela Vecchi, and Francesco Venturini. 2018. “Off-shoring,


Specialization and R&D.” Review of Income and Wealth 64(1): 26–51.

Bowles, Samuel, and Herbert Gintis. 1976. Schooling in Capitalist America: Education
Reform and the Contradictions of Economic Life. New York: Basic Books.

Bowles, Samuel, and Herbert Gintis. 1986. Democracy and Capitalism: Property,
Community and the Contradiction of Modern Social Thought. New York: Basic Books.

Bowley, Arthur. 1920. The Change in the Distribution of National Income, 1880–1913.
Oxford: Clarendon Press.

Bramall, Chris. 2000. Sources of Chinese Economic Growth: 1978–1996. Oxford: Oxford
University Press.

Braudel, Fernand. 1979. Civilization and Capitalism 15th–18th Century, vol. 3: The
Perspective of the World, trans. Sian Reynolds. New York: Harper and Row.

Bregman, Rutger. 2017. Utopia for Realists: How We Can Build the Ideal World. New
York: Little, Brown.

Broadberry, Stephen, and Alexander Klein. 2008. “Aggregate and Per Capita GDP in
Europe, 1870–2000: Continental, Regional and National Data with Changing
Boundaries.” Unpublished manuscript. Published 2012 in Scandinavian Economic
History Review 60(1): 79–107.

Broadberry, Stephen, and Alexander Klein. 2011. “When and Why Did Eastern
European Economies Begin to Fail? Lessons from a Czechoslovak / UK Productivity
Comparison, 1921–1991.” Explorations in Economic History 48(1): 37–52.

Brunori, Paolo, Francisco H. G. Ferreira, and Vito Peragine. 2013. “Inequality of


Opportunity, Income Inequality and Economic Mobility: Some International
Comparisons.” IZA Working Paper No. 7155, IZA Institute of Labor Economics,
Bonn, January. http://ftp.iza.org/dp7155.pdf.

263
Calvino, Italo. 1994. “Apologo sull’onestà nel paese dei corrotti.” In Romanzi e racconti,
ed. Mario Berenghi and Bruno Falcetto, vol. 3, 290–293. Milan: Mondadori.

Capussela, Andrea Lorenzo. 2018. The Political Economy of Italy’s Decline. Oxford:
Oxford University Press.

Carlin, Wendy, Mark Schaffer, and Paul Seabright. 2012. “Soviet Power Plus
Electrification: What Is the Long-Term Legacy of Communism?” Working Paper 43-
212, Department of Studies on Economic Development, Universita degli studi de
Macerata, June. Published 2013 in Explorations in Economic History 50(1): 116–147.

Chen, Shaohua, and Martin Ravallion. 2007. “Absolute Poverty Measures for the
Developing World, 1981–2004.” Proceedings of the National Academy of Sciences of
United States of America 104(43): 16757–16762.

Chetty, Raj, John N. Friedman, Emmanuel Saez, Nicholas Turner, and Danny Yagan.
2017a. “Mobility Report Cards: The Role of Colleges in Intergenerational Mobility.”
NBER Working Paper No. 23618, National Bureau of Economic Research,
Cambridge, MA, rev. July.

Chetty, Raj, David Grusky, Maximilian Hell, Nathaniel Hendren, Robert Manduca, and
Jimmy Narang. 2017b. “The Fading American Dream: Trends in Absolute Income
Mobility since 1940.” Science 356(6336): 398–406.

Chi, Wei. 2012. “Capital Income and Income Inequality: Evidence from Urban China.”
Journal of Comparative Economics 40(2): 228–239.

Chiappori, Pierre-André, Bernard Salanié, and Yoram Weiss. 2017. “Partner Choice,
Investment in Children and the Marital College Premium.” American Economic
Review 107(8): 2109–2167.

Chi Hsin. 1978. Teng Hsiao-ping: A Political Biography. Hong Kong: Cosmos Books.

China Statistical Yearbook. 2017. National Bureau of Statistics, Beijing.

Clark, Andrew, Sarah Flèche, Richard Layard, Nattavudh Powdthavee, and George
Ward. 2017. “The Key Determinants of Happiness and Misery.” In World Happiness
Report 2017, ed. John Helliwell, Richard Layard, and Jeffrey Sachs, 122–143. New
York: Sustainable Development Solutions Network.

Congressional Budget Office. 2014. “The Distribution of Household Income and Federal
Taxes, 2011.” CBO Report, Washington, DC, November 12.
https://www.cbo.gov/publication/49440.

Corak, Miles. 2013. “Inequality from Generation to Generation: The United States in
Comparison.” In The Economics of Inequality, Poverty, and Discrimination in the 21st
Century, ed. Robert Rycroft. Santa Barbara, CA: Praeger.

Crabtree, James. 2018. A Billionaire Raj: A Journey through India’s New Gilded Age. New
York: Tim Duggan Books of Crown Publishing.

264
Credit Suisse Research Institute. 2013. “Global Wealth Report 2013.” October.
https://www.files.ethz.ch/isn/172470/global_wealth_report_2013.pdf.

Creemers, Rogier. 2018. “Party Ideology and Chinese Law.” Unpublished manuscript,
July 30. https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=3210541.

Dahrendorf, Ralf. (1963) 1978. “Changes in the Class Structure of Industrial Societies.”
In Social Inequality, ed. André Béteille. Reprint. Harmondsworth, UK: Penguin.

Dalgaard, C. J., and H. Hansen. 2001. “On Aid, Growth and Good Policies.” Journal of
Development Studies 37(6): 17–41.

Dao, Mai Chi, Mitali Das, and Zoka Koczan, and Weiching Lian. 2017. “Why Is Labor
Receiving a Smaller Share of Global Income?” IMF Working Paper wp/17/169,
International Monetary Fund, Washington DC, July.
https://www.imf.org/en/Publications/WP/Issues/2017/07/24/Why-Is-Labor-
Receiving-a-Smaller-Share-of-Global-Income-Theory-and-Empirical-Evidence-
45102.

Dasgupta, Rana. 2015. Capital: The Eruption of Delhi. New York: Penguin.

Davis, Gerald F. 2016. The Vanishing American Corporation: Navigating the Hazards of a
New Economy. N.P.: Berrett-Koehler.

Davis, Jonathan, and Bhashkar Mazumder. 2017. “The Decline in Intergenerational


Mobility after 1980.” Federal Reserve Bank of Chicago Working Paper No. 17-21,
revised January 29, 2019. https://www.chicagofed.org/publications/working-
papers/2017/wp2017-05.

Decancq, Koen, Andreas Peichl, and Philippe Van Kerm. 2013. “Unequal by Marriage?
Assortativeness and Household Earnings Inequality: A Copula-Based
Decomposition.” Unpublished manuscript. http://economics.mit.edu/files/8479.

de Vries, Jan. 2008. The Industrious Revolution: Consumer Behavior and the Household
Economy, 1650 to the Present. Cambridge: Cambridge University Press.

Ding, Haiyan, and Hui He. 2018. “A Tale of Transition: An Empirical Analysis of Income
Inequality in Urban China, 1986–2009.” Review of Economic Dynamics 29: 108–137.

Ding, Haiyan, Zhe Fu, and Hui He. 2018. “Transition and Inequality.” Unpublished
manuscript, IMF Seminar, August 22 version.

Doyle, Michael W. 1997. Ways of War and Peace: Realism, Liberalism, and Socialism. New
York: Norton.

Easterly, Bill, and Stanley Fischer. 1995. “The Soviet Economic Decline.” World Bank
Economic Review 9(3): 341–371.

Economy, Elizabeth C. 2018. “China’s New Revolution: The Reign of Xi Jinping.” Foreign
Affairs 97(3): 60–74.

265
Ellul, Jacques. 1963. The Technological Society. New York: Vintage Books.

Elsby, Michael W. L., Bart Hobijn, and Ayşegül Şahin. 2013. “The Decline of U.S. Labor
Share.” Brookings Papers on Economic Activity, Brookings Institution, Washington,
DC, October 18 version. https://www.brookings.edu/bpea-articles/the-decline-of-
the-u-s-labor-share/.

Feldstein, Martin, and Shlomo Yitzhaki. 1982. “Are High-income Individuals Better
Stock Market Investors?” NBER Working Paper No. 948, National Bureau of
Economic Research, Cambridge, MA, July.

Ferguson, Niall, and Moritz Schularick. 2006. “The Empire Effect: The Determinants of
Country Risk in the First Age of Globalization, 1880–1913.” Journal of Economic
History 66(2): 283–312.

Fiorio, Carlo V., and Stefano Verzillo. 2018. “Looking in Your Partner’s Pocket before
Saying ‘Yes!’ Income Assortative Mating and Inequality.” Working Paper 2 / 2018,
Dipartmento di Economia, Università degli Studi di Milano, February.
http://wp.demm.unimi.it/files/wp/2018/DEMM-2018_02wp.pdf.

Fisher, Irving. 1919. “Economists in Public Service: Annual Address of the President.”
American Economic Review 9(1) supp.: 5–21.

Frank, André Gunder. 1966. “Development of Underdevelopment.” Monthly Review


18(4): 17–31.

Fraser, Nancy. 2012. “Can Society Be Commodities All the Way Down? Polanyian
Reflections on Capitalist Crisis.” FMSH-WP-2012–18, Fondation Maison des sciences
de l’homme, Paris, August. https://halshs.archives-ouvertes.fr/halshs-
00725060/document. Published 2014 in Economy and Society 43(4): 541–558.

Freeman, Richard B. 2006. “People Flows in Globalization.” Journal of Economic


Perspectives 20(2): 145–170.

Freeman, Richard B. 2014. “Who Owns the Robots Rules the World.” IZA World of
Labor: 5, May. https://www.sole-jole.org/Freeman.pdf.

Freund, Caroline. 2016. Rich People Poor Countries: The Rise of Emerging Market
Tycoons and Their Mega Firms. Washington, DC: Peterson Institute for International
Economics.

Freund, Caroline, and Sarah Oliver. 2016. “The Origins of the Superrich: The Billionaire
Characteristics Database.” PIE Working Paper 16-1, Peterson Institute for
International Economics, February.
https://pie.com/system/files/documents/wp16-1.pdf.

Fukuyama, Francis. 1992. The End of History and the Last Man. New York: Free Press.

Fukuyama, Francis. 2011. The Origins of Political Order. New York: Farrar, Straus and
Giroux.

266
Gabriel, Satyananda J. 2006. Chinese Capitalism and the Modernist Vision. London:
Routledge.

Gernet, Jacques. 1962. Daily Life in China on the Eve of Mongol Invasion, 1250–1276.
New York: Macmillan; repr. Stanford University Press.

Gewirtz, Julian. 2017. Unlikely Partners: Chinese Reformers, Western Economists, and the
Making of Global China. Cambridge, MA: Harvard University Press.

Gilens, Martin. 2012. Affluence and Influence: Economic Inequality and Political Power in
America. Princeton, NJ: Princeton University Press.

Gilens, Martin. 2015. “Descriptive Representation, Money, and Political Inequality in the
United States.” Swiss Political Science Review 21(2): 222–228.

Gilens, Martin, and Benjamin I. Page. 2014. “Testing Theories of American Politics:
Elites, Interest Groups, and Average Citizens.” Perspectives on Politics 12(3): 564–
581.

Goldin, Claudia, and Lawrence F. Katz. 2010. The Race between Education and
Technology. Cambridge, MA: Belknap Press of Harvard University Press.

Gong, Honge, Andrew Leigh, and Xin Meng. 2012. “Intergenerational Income Mobility in
Urban China.” Review of Income and Wealth 58(3): 481–503.

Grabka, Markus, and Christian Westermeier. 2014. “Anhaltend hohe


Vermögensungleichheit in Deutschland.” DIW Wochenbericht 9: 151–164.
https://www.diw.de/documents/publikationen/73/diw_01.c.438708.de/14–9.pdf.

Graham, Carol, Kate Laffan, and Sergio Pinto. 2018. “Well-being in Metrics and Policy.”
Science 362(6412): 287–288.

Greenwood, Jeremy, Nezih Guner, Georgi Kocharkov, and Cezar Santos. 2014a. “Marry
Your Like: Assortative Mating and Income Inequality.” American Economic Review
104(5): 348–353.

Greenwood, Jeremy, Nezih Guner, Georgi Kocharkov, and Cezar Santos. 2014b.
“Corrigendum to ‘Marry Your Like: Assortative Mating and Income Inequality.’ ”
http://pareto.uab.es/nguner/ggks_corrigendum.pdf.

Greenwood, Jeremy, Nezih Guner, and Guillaume Vandenbroucke. 2017. “Family


Economics Writ Large.” NBER Working Paper No. 23103, National Bureau of
Economic Research, Cambridge, MA, January.

Gustaffson, Björn, Shi Li, and Hieroshi Sato. 2014. “Data for Studying Earnings, the
Distribution of Household Income and Poverty in China.” IZA Working Paper 8244,
IZA Institute of Labor Economics, Bonn, June. Published 2014 in China Economic
Review 30: 419–431.

Hallward-Driemeier, Mary, and Gaurav Nayyar. 2018. Trouble in the Making? The Future
of Manufacturing-Led Development. Washington, DC: World Bank Group.

267
https://www.worldbank.org/en/topic/competitiveness/publication/trouble-in-
the-making-the-future-of-manufacturing-led-development.

Harrington, Brooke. 2016. Capital without Borders: Wealth Managers and the One
Percent. Cambridge, MA: Harvard University Press.

Hauner, Thomas, Branko Milanovic, and Suresh Naidu. 2017. “Inequality, Foreign
Investment and Imperialism.” Munich Personal RePEc Archive (MPRA), Working
Paper 83068, 30 November. https://mpra.ub.uni
muenchen.de/83068/1/MPRA_paper_83068.pdf.

Helliwell, John F., Haifang Huang, and Shun Wang. 2017. “Social Foundations of World
Happiness.” In World Happiness Report 2017, ed. John Helliwell, Richard Layard, and
Jeffrey Sachs, 8–47. New York: Sustainable Development Solutions Network.

Hirschman, Albert O. 1977. The Passions and the Interests: Political Argument for
Capitalism before Its Triumph. Princeton, NJ: Princeton University Press.

Hobson, John. 1902. Imperialism: A Study. London: J. Nisbet. Reprint Ann Arbor:
University of Michigan Press, 1965.

Jacques, Martin. 2012. When China Rules the World, 2nd ed. London: Penguin.

Johannesen, Niels. 2014. “Tax Evasion and Swiss Bank Deposits.” Journal of Public
Economics 111: 46–62.

Karabarbounis, Loukas, and Brent Neiman. 2013. “The Global Decline of the Labor
Share.” NBER Working Paper No. 19136. National Bureau of Economic Research,
Cambridge, MA, June (rev. October). Published 2014 in Quarterly Journal of
Economics 129(1): 61–103.

Kennan, John. 2014. “Freedom of Movement for Workers.” IZA World of Labor 2014: 86,
September. https://wol.iza.org/uploads/articles/86/pdfs/freedom-of-movement-
for-workers.pdf.

Keynes, John Maynard. 1919. The Economic Consequences of the Peace. London:
Macmillan.

Keynes, John Maynard. 1930. “The Economic Possibilities for Our Grandchildren,” parts
1 and 2. The Nation and Athenaeum 48, October 11 and 18.

Keynes, John Maynard. 1972. Essays in Biography. London: Macmillan.

Kissinger, Henry. 2011. On China. New York: Penguin.

Kristov, Lorenzo, Peter Lindert, and Robert McClelland. 1992. “Pressure Groups and
Redistribution.” Journal of Public Economics 48(2): 135–163.

Krouse, Richard W. 1982. “Polyarchy and Participation: The Changing Democratic


Theory of Robert Dahl.” Polity 14(3): 441–463.

268
Kuhn, Moritz, Moritz Schularick, and Ulrike Steins. 2017. “Income and Wealth
Inequality in America, 1949–2016.” Discussion Paper 20547, Centre for Economic
Policy Research, London, September.

Kurz, Mordecai. 2018. “On the Formation of Capital and Wealth: IT, Monopoly Power
and Rising Inequality.” Unpublished manuscript, dated June 25, 2017, rev. May 11,
2018. https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=3014361.

Lakner, Christoph. 2014. “Wages, Capital and Top Incomes: The Factor Income
Composition of Top Incomes in the USA, 1960–2005.” Chap. 2 of “The Determinants
of Incomes and Inequality: Evidence from Poor and Rich Countries.” PhD diss.,
Oxford University.

Lakner, Christoph, and Branko Milanovic. 2016. “Global Income Distribution: From the
Fall of the Berlin Wall to the Great Recession.” World Bank Economic Review 30(2):
203–232.

Landes, David. 1998. The Wealth and Poverty of Nations: Why Some Are So Rich and
Some So Poor. New York: Norton.

Leijonhufvud, Axel. 1985. “Capitalism and the Factory System.” In Economics as a


Process: Essays in the New Institutional Economics, ed. Richard N. Langlois.
Cambridge: Cambridge University Press.

Levy, Harold O., and Peg Tyre. 2018. “How to Level the College Playing Field.” New York
Times, April 7.

Li, Cheng. 2016. Chinese Politics in the Xi Jinping Era. Washington, DC: Brookings
Institution Press.

Li, Chunling. n.d. “Profile of Middle Class in Mainland China.” Unpublished manuscript.

Lin, Justin Yufu, and Celestin Monga. 2017. Beating the Odds: Jump-starting Developing
Countries. Princeton, NJ: Princeton University Press.

Los, Bart, Marcel P. Timmer, and Gaaitzen de Vries. 2015. “How Global Are Global Value
Chains? A New Approach to Measure International Fragmentation.” Journal of
Regional Science 55(1): 66–92.

Lundberg, Jacob, and Daniel Walderström. 2016. “Wealth Inequality in Sweden: What
Can We Learn from Capitalized Income Tax Data?” Unpublished manuscript, April
22.
http://www.uueconomics.se/danielw/Research_files/Capitalized%20Wealth%20I
nequality%20in%20Sweden%20160422.pdf. Published 2018 in Review of Income
and Wealth 64(3): 517–541.

Luo, Xubei, and Nong Zhu. 2008. “Rising Income Inequality in China: A Race to the Top.”
Policy Research Working Paper No. 4700, World Bank, Washington, DC, August.

269
Ma, Debin. 2011. “Rock, Scissors, Paper: The Problem of Incentives and Information in
Traditional Chinese State and the Origin of Great Divergence.” Economic History
Department Working Papers 152 / 11, London School of Economics.
http://eprints.lse.ac.uk/37569/.

Machiavelli, Niccolò. 1983. The Discourses. Edited with an introduction by Bernard


Crick, using the translation of Leslie J. Walker, S.J., with revisions by Brian
Richardson. London: Penguin.

Maddison, Angus. 2007. Contours of the World Economy, 1–2030 AD: Essays in Macro-
economic History. Oxford: Oxford University Press.

Maddison Project. 2018. See Jutta Bolt, Robert Inklaar, Herman de Jong, and Jan Luiten
van Zanden, “Rebasing ‘Maddison’: New Income Comparisons and the Shape of
Long-Run Economic Development,” Maddison Project Working Paper 10,
https://www.rug.nl/ggdc/historicaldevelopment/maddison/research.

Daniel Markovits, “A New Aristocracy,” Yale Law School Commencement Address, May
2015. Available at
https://law.yale.edu/system/files/area/department/studentaffairs/document/mar
kovitscommencementrev.pdf (accessed August 31, 2018).

Marx, Karl. 1965. Pre-Capitalist Economic Formations, trans. Jack Cohen. New York:
International Publishers.

Marx, Karl. 1973. Grundrisse: Foundations of the Critique of Political Economy, trans.
Martin Nicolaus. London: Penguin.

Marx, Karl. 2007. Dispatches for the New York Tribune: Selected Journalism of Karl Marx,
ed. James Ledbetter. London: Penguin.

Mason, Paul. 2016. Postcapitalism: A Guide to Our Future. New York: Farrar, Straus and
Giroux.

Mazower, Mark. 2012. Governing the World: The History of an Idea. New York: Penguin.

Meade, James. 1964. Efficiency, Equality, and the Ownership of Property. London: Allen
and Unwin.

Merette, Sarah. 2013. “Preliminary Analysis of Inequality in Colonial Tonkin and


Cochinchina.” Unpublished manuscript, June.

Milanovic, Branko. 1989. Liberalization and Entrepreneurship: Dynamics of Reform in


Socialism and Capitalism. Armonk, NY: M. E. Sharpe.

Milanovic, Branko. 2005. Worlds Apart: Measuring International and Global Inequality.
Princeton, NJ: Princeton University Press.

Milanovic, Branko. 2011. “A Short History of Global Inequality: The Past Two
Centuries.” Explorations in Economic History 48(4): 494–506.

270
Milanovic, Branko. 2012. “Global Inequality Recalculated and Updated: The Effect of
New PPP Estimates on Global Inequality and 2005 Estimates.” Journal of Economic
Inequality 10(1): 1–18.

Milanovic, Branko. 2015. “Global Inequality of Opportunity: How Much of Our Income Is
Determined by Where We Live?” Review of Economics and Statistics 97(2): 452–460.

Milanovic, Branko. 2016. Global Inequality: A New Approach for the Age of Globalization.
Cambridge, MA: Belknap Press of Harvard University Press. [Bất bình đẳng Toàn
cầu, NXB Dân khí 2022]

Milanovic, Branko. 2017. “Increasing Capital Income Share and Its Effect on Personal
Income Inequality.” In After Piketty: The Agenda for Economics and Inequality, ed.
Heather Boushey, J. Bradford DeLong, and Marshall Steinbaum. Cambridge, MA:
Harvard University Press.

Mill, John Stuart. 1975. Three Essays. Oxford: Oxford University Press.

Moene, Kalle. 2016. “The Social Upper Class under Social Democracy.” Nordic Economic
Policy Review 2: 245–261.

Novokmet, Filip, Thomas Piketty, and Gabriel Zucman. 2017. “From Soviets to
Oligarchs: Inequality and Property in Russia 1905–2016.” WID.world Working
Paper Series 2017 / 9, July. Published 2018 in Journal of Economic Inequality 16(2):
189–223.

OECD. 2011. Divided We Stand: Why Inequality Keeps Rising. Paris: OECD Publishing.

Offer, Avner. 1989. The First World War: An Agrarian Interpretation. Oxford: Oxford
University Press.

Offer, Avner, and Daniel Söderberg. 2016. The Nobel Factor: The Prize in Economics,
Social Democracy, and the Market Turn. Princeton, NJ: Princeton University Press.

Okonjo-Iweala, Ngozi. 2018. Fighting Corruption Is Dangerous: The Story behind the
Headlines. Cambridge, MA: MIT Press.

Orléan, André. 2011. L’empire de la valeur: refonder l’économie. Paris: Seuil.

Overbeek, Hans. 2016. “Globalizing China: A Critical Political Economy Perspective on


China’s Rise.” In Handbook of Critical International Political Economy: Theories,
Issues and Regions, ed. Alan Cafruny, Leila Simona Talani, and Gonzalo Pozo-Martin,
309–329. London: Palgrave Macmillan.

Pareto, Vilfredo. 1935. The Mind and Society, vol. 4 [Trattato di Sociologia Generale].
New York: Harcourt Brace.

Pei, Minxin. 2006. China’s Trapped Transition. Cambridge, MA: Harvard University
Press.

Pei, Minxin. 2016. China’s Crony Capitalism. Cambridge, MA: Harvard University Press.

271
Piketty, Thomas. 2014. Capital in the Twenty-First Century, trans. Arthur Goldhammer.
Cambridge, MA: Harvard University Press.

Piketty, Thomas, Li Yang, and Gabriel Zucman. 2017. “Capital Accumulation, Private
Property and Rising Inequality in China, 1978–2015.” WID.world Working Paper
Series 2017 / 6, April. https://wid.world/document/t-piketty-l-yang-and-g-
zucman-capital-accumulation-private-property-and-inequality-in-china-1978-
2015-2016/.

Piketty, Thomas, and Emmanuel Saez. 2003. “Income Inequality in the United States,
1913–1998.” Quarterly Journal of Economics 118(1): 1–39.

Piñera, José. 2016. “President Clinton and the Chilean Model.” Cato Policy Report, Cato
Institute, Washington, DC, January / February. https://www.cato.org/policy-
report/januaryfebruary-2016/president-clinton-chilean-model.

Pomeranz, Kenneth. 2000. The Great Divergence: China, Europe and the Making of the
Modern World Economy. Princeton NJ: Princeton University Press.

Pomfret, Richard. 2018. “The Eurasian Landbridge: Linking Regional Value Chains.”
VoxEU, CEPR Policy Portal, Centre for Economic Policy Research, London, May 1.
https://voxeu.org/article/eurasian-landbridge-linking-regional-value-chains.

Popper, Karl. (1957) 1964. The Poverty of Historicism. New York: Harper and Row.

Rajan, Raghuram G., and Arvind Subramanian. 2005. “Aid and Growth: What Does the
Cross Country Evidence Really Show?” NBER Working Paper 11513, National
Bureau of Economic Research, Cambridge, MA, February, rev. 2007.

Rawls, John. 1971. A Theory of Justice. Cambridge, MA: Belknap Press of Harvard
University Press.

Rawls, John. 1999. The Law of Peoples. Cambridge, MA: Harvard University Press.

Raworth, Kate. 2018. Doughnut Economics: Seven Ways to Think Like a 21st Century
Economist. White River Junction, VT: Chelsea Green.

Ray, Debraj. 2014. “Nit-Piketty: A Comment on Thomas Piketty’s Capital in the Twenty-
First Century.” Unpublished manuscript, May 25,
https://www.econ.nyu.edu/user/debraj/Papers/Piketty.pdf.

Rognlie, Matthew. 2015. “Deciphering the Fall and Rise in the Net Capital Share:
Accumulation or Scarcity?” Brookings Papers on Economic Activity, Spring.
https://www.brookings.edu/wp-content/uploads/2016/07/2015a_rognlie.pdf.

Rotman, David. 2015. “Who Will Own the Robots?” MIT Technology Review, June 16.
https://www.technologyreview.com/s/538401/who-will-own-the-robots/.

Samuelson, Paul. 1976. Economics. New York: McGraw Hill.

Sapio, Flora. 2010. Sovereign Power and the Law in China. Leiden: Brill.

272
Sapir, André. 1980. “Economic Growth and Factor Substitution: What Happened to the
Yugoslav Miracle?” Economic Journal 90(358): 294–313.

Sawhill, Isabel. 2017. “Post-Redistribution Liberalism.” Democracy: A Journal of Ideas


46, Fall.

Schäfer, Armin. 2017. “How Responsive Is the German Parliament?” Blog post, July 26.
http://www.armin-schaefer.de/en/how-responsive-is-the-german-parliament/.

Shiroyama, Tomoko. 2008. China during the Great Depression: Market, State, and the
World Economy, 1929–1937. Cambridge, MA: Harvard University Asia Center.

Solimano, Andres. 2018. “Global Mobility of the Wealthy and Their Assets in an Era of
Growing Inequality.” Paper presented at the Investment Migration Council (IMC)
Forum, Geneva, June 4–6.

Stamp, Josiah. 1926. “Inheritance as an Economic Factor.” Economic Journal 36(143):


339–374.

Standing, Guy. 2017. Basic Income: And How We Can Make It Happen. New York:
Penguin.

Stewart, Matthew. 2018. “The 9.9% Is the New American Aristocracy,” Atlantic, June.
(Published with the title “The Birth of a New American Aristocracy.”)

Swedberg, Richard, ed. 1991. The Economics and Sociology of Capitalism. Princeton, NJ:
Princeton University Press.

Sweezy, Paul. 1953. The Present as History. New York: Monthly Review Press.

Taleb, Nassim Nicholas. 2007. The Black Swan: The Impact of the Highly Improbable.
New York: Random House.

Taleb, Nassim Nicholas. 2018. Skin in the Game: Hidden Asymmetries in Daily Life. New
York: Random House.

Thomas, Vinod, Yan Wang, and Xibo Fan. 2001. “Measuring Education Inequality—Gini
Coefficients of Education.” Policy Research Working Paper No. WPS 2525, World
Bank, Washington, DC, January.
http://documents.worldbank.org/curated/en/361761468761690314/pdf/multi-
page.pdf.

Tinbergen, Jan. 1975. Income Distribution: Analysis and Policies. Amsterdam: North-
Holland.

Tooze, Adam. 2014. Deluge: The Great War, America and the Remaking of the Global
Order, 1916–1931. New York: Penguin.

Torgler, Benno, and Marco Piatti. 2013. “Extraordinary Wealth, Globalization, and
Corruption.” Review of Income and Wealth 59(2): 341–359.

273
Tucker, Robert C., ed. 1978. The Marx-Engels Reader, 2nd ed. New York: Norton.

van der Pijl, Kees. 2012. “Is the East Still Red? The Contender State and Class Struggles
in China.” Globalizations 9(4): 503–516.

van der Weide, Roy, and Ambar Narayan. 2019. “China versus the United States:
Different Economic Models but Similarly Low Levels of Socio-economic Mobility.”
Unpublished manuscript.

van Parijs, Philippe, and Yannick Vanderborght. 2017. Basic Income: A Radical Proposal
for a Free Society and a Sane Economy. Cambridge, MA: Harvard University Press.

van Zanden, Jan-Luiten, Joerg Baten, Peter Foldvari, and Bas van Leeuwen. 2014. “The
Changing Shape of Global Inequality, 1820–2000: Exploring a New Dataset.” Review
of Income and Wealth 60(2): 279–297.

Veyne, Paul. 2001. La société romaine. Paris: Seuil.

Vonyó, Tamas. 2017. “War and Socialism: Why Eastern Europe Fell Behind between
1950 and 1989.” Economic History Review 70(1): 248–274.

Vries, Peer. 2013. Escaping Poverty: The Origins of Modern Economic Growth. Göttingen:
V & R Unipress.

Wang Fan-hsi. 1991. Memoirs of a Chinese Revolutionary, trans. Gregor Benton. New
York: Columbia University Press.

Wang Hui. 2003. “Contemporary Chinese Thought and the Question of Modernity
(1997).” In Wang, China’s New Order, ed. Theodore Huters. Cambridge, MA: Harvard
University Press.

Warren, Bill. 1980. Imperialism: Pioneer of Capitalism, ed. John Sender. London: New
Left Books.

Weber, Max. 1978. Economy and Society, ed. Guenther Roth and Claus Wittich. Berkeley:
University of California Press.

Weber, Max. 1992. The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism, trans. Talcott
Parsons. Reprint. London: Routledge.

Weitzman, Martin, and Colin Xu. 1993. “Chinese Township Village Enterprises as
Vaguely Defined Cooperatives.” CEP Discussion Paper no. 155, Centre for Economic
Performance, London School of Economics and Political Science, June.
http://cep.lse.ac.uk/pubs/download/DP0155.pdf.

Wesseling, H. L. 1996. Divide and Rule: The Partition of Africa, 1880–1914, trans. Arnold
J. Pomerans. Westport, CT: Praeger.

Wihtol de Wenden, Catherine. 2010. La question migratoire au XXI siècle: migrants,


réfugiés et relations internationales. Paris: Presses de Sciences Po.

274
Wolff, Edward N. 2017. A Century of Wealth in America. Cambridge, MA: Harvard
University Press.

Wootton, David. 2018. Power, Pleasure, and Profit: Insatiable Appetites from Machiavelli
to Madison. Cambridge, MA: Belknap Press of Harvard University Press.

World Bank. 2011. Inside Inequality in the Arab Republic of Egypt: Facts and Perceptions
across People, Time, and Space. Report No. 86473. Washington, D.C.
http://documents.worldbank.org/curated/en/707671468247494406/pdf/864730
PUB0ISBN00Box385175B00PUBLIC0.pdf.

World Bank. 2017. “China: Systematic Country Diagnostic: Towards a More Inclusive
and Sustainable Development.” Report No. 113092, Washington DC.
http://documents.worldbank.org/curated/en/147231519162198351/pdf/China-
SCD-publishing-version-final-for-submission-02142018.pdf.

World Bank. 2019. The Changing Nature of Work. World Development Report 2019.
http://pubdocs.worldbank.org/en/816281518818814423/2019-WDR-Concept-
Note.pdf.

World Inequality Report 2018, coordinated by Facunto Alvaredo, Lucas Chancel,


Thomas Piketty, Emmanuel Saez, and Gabriel Zucman. Paris, December 2017.

Wu, Guoyou. 2015. The Period of Deng Xiaoping’s Reformation. Beijing: Xinhua
Publishing House / Foreign Language Press.

Wu, Ximing, and Jeffrey Perloff. 2005. “China’s Income Distribution, 1985–2001.”
Review of Economics and Statistics 87(4): 763–775.

Xia, Ming. 2000. The Dual Developmental State: Development Strategy and Institutional
Arrangements for China’s Transition. Aldershot, UK: Ashgate.

Xie, Chuntao. 2016. Fighting Corruption: How the CPC Works. Beijing: New World Press.

Xie, Yu, and Xiang Zhou. 2014. “Income Inequality in Today’s China.” Proceedings of the
National Academy of Sciences 111(19): 6928–6933.

Xu Chenggang. 2011. “The Fundamental Institutions of China’s Reforms and


Development.” Journal of Economic Literature 49(4): 1076–1151.

Yang, Li, Filip Novokmet, and Branko Milanovic. 2019. “From Workers to Capitalists in
Less than Two Generations: A Study of Chinese Urban Elite Transformation between
1988 and 2013.” Unpublished manuscript.

Yonzan, Nishant. 2018. “Assortative Mating and Labor Income Inequality: United States
1970–2017.” Unpublished manuscript.

Yonzan, Nishant, Branko Milanovic, Salvatore Morelli, and Janet Gornick. 2018.
“Comparing Top Incomes between Survey and Tax Data: US Case Study.” LIS
“Inequality Matters” Newsletter, Issue 6, pp. 10–11, LIS Cross-National Data Center
in Luxembourg, June. https://www.lisdatacenter.org/newsletter/nl-2018-6-h-4/.

275
Zhang, Yi, and Ran Wang. 2011. “The Main Approach of the Proposed Integrated
Household Survey of China.” Paper presented at the 4th meeting of the Wye City
Group on Statistics of Rural Development and Agriculture Household Income, Rio de
Janeiro, November 9–11.

Zhao Ziyang. 2009. Prisoner of the State. New York: Simon and Schuster. [Triệu Tử
Dương, Tù nhân của Nhà nước, NXB Dân Khí 2019]

Zhuang Juzhong and Li Shi. 2016. “Understanding Recent Trends in Income Inequality
in the People’s Republic of China.” ADB Economics Working Paper Series, No. 489,
Asian Development Bank, July. https://www.adb.org/publications/understanding-
recent-trends-income-inequality-prc.

Zucman, Gabriel. 2013. “The Missing Wealth of Nations: Are Europe and the U.S. Net
Debtors or Net Creditors?” Quarterly Journal of Economics 128(3): 1321–1364.

Zucman, Gabriel. 2015. The Hidden Wealth of Nations: The Scourge of Tax Havens, trans.
Teresa Lavender Fagan. Chicago: University of Chicago Press. [Sự Giàu có Giấu giếm
của các Quốc gia, NXB Dân Khí 2019]

276
LỜI CẢM ƠN
Các chi tiết của việc viết sách, giống các chi tiết của nhiều hoạt động
khác, là khó để nhớ lại sau khi xong. Người ta chỉ nhớ lơ mơ khi người
ta có ý tưởng đầu tiên cho cuốn sách, các ý tưởng thay đổi thế nào,
chúng bị bỏ đi hay xét lại, quá trình viết tiến triển ra sao, cái gì được viết
khi nào. Mỗi lần khi kết thúc một bản thảo, tôi đã có cùng cảm giác đó:
cuốn sách đã được viết hầu như một cách kỳ diệu.
Trong trường hợp này, tuy vậy, tôi nhớ rằng tôi thoáng thấy ý tưởng
cho cấu trúc cuốn sách trong một đối thoại tôi có với Ian Malcolm, biên
tập viên của cuốn sách này cho Harvard University Press, trong mùa hè
2017 ở London. Trước tôi đã muốn viết một cuốn sách ngắn về chỗ của
chủ nghĩa cộng sản trong lịch sử toàn cầu, nhưng chỉ trong bữa ăn trưa
của chúng tôi ở London tôi đã hiểu tôi có thể kết hợp ý tưởng này với
các chủ đề khác mà tôi cũng đã muốn viết về. Sự diễn giải lại vai trò lịch
sử của chủ nghĩa cộng sản bây giờ ở trong phần đầu của Chương 3.
Chương 3, mà đề cập đến chủ nghĩa tư bản chính trị và Trung Quốc,
đã được đọc và bình luận bằng văn bản bởi (theo thứ tự abc) Misha
Arandarenko, Christer Gunnarsson, Ravi Kanbur, Debin Ma, Kalle
Moene, Mario Nuti, Henk Overbeek, Marcin Piatkowski, Anthea
Roberts, John Roemer, Bas van Bavel, Peer Vries, Li Yang, và Carla
Yumatle (người cũng bình luận về Chương 5).
Chương 2, mà đề cập đến chủ nghĩa tư bản tài năng tự do và Hoa Kỳ,
đã được đọc và bình luận bằng văn bản bởi (lại theo thứ tự abc) Misha
Arandarenko, Andrea Capussela, Angus Deaton, Salvatore Morelli, Niels
Planel, John Roemer, Paul Segal (người cũng bình luận về Chương 1),
và Marshall Steinbaum.
Tôi vô cùng được lợi từ các bình luận của họ. Trong mỗi trường hợp,
tôi đã đọc, tôi hy vọng cẩn trọng, từng bình luận cá nhân.
Tôi cũng hàm ơn vì sự cung cấp các dữ liệu khác nhau và những tính
toán chưa được công bố của Minxin Pei, Marcin Piatkowski, Nishant
Yonzan, và Chunlin Zhang. Tôi cũng thảo luận cấu trúc của cuốn sách
với Glen Weyl nữa.
Toàn bộ bản thảo đã được hai phản biện nặc danh đọc, mà các bình
luận của họ tôi đã hầu như phản ứng lại hoàn toàn. Tất nhiên nó được
Ian Malcom đọc, người cho một số phê phán và cải thiện có giá trị nhất.
Như trong cuốn sách trước của tôi, việc biên tập xuất sắc và việc chất

277
vấn các tuyên bố của tôi đã được Louise Robbins thực hiện. Anne
McGuire đã kiểm tra tất cả các dẫn chiếu. Tôi rất biết ơn và mang ơn tất
cả họ.
Bản thảo cũng được hai học giả lỗi lạc về bất bình đẳng đọc (theo yêu
cầu của họ), Jamie Galbraith và Thomas Piketty. Tôi rất biết ơn sự quan
tâm của họ.
Cuốn sách được viết trong khi tôi dạy học tại Graduate Center, City
University of New York, và làm việc mật thiết, bên trong Stone Center
về Bất bình đẳng Xã hội-Kinh tế, với Janet Gornick. Như trước đây, sự
ủng hộ và giúp đỡ của Janet đã là cực kỳ quan trọng. Bất cứ khi nào tôi
đi xa tôi để lại phiên bản mới nhất của bản thảo cho Janet: tôi biết nó sẽ
được xuất bản nếu có bất cứ gì xảy ra với tôi. Tôi rất đánh giá cao Janet
và Graduate Center vì đã cho tôi nghỉ phép trong một phần thời gian tôi
viết cuốn sách.
Như nhiều lần trước đây, tôi biết ơn vợ tôi và hai con trai (bây giờ)
đã trưởng thành của tôi. Họ sẽ thấy kết cục của những điều mà về chúng
tôi viết ở cuối Chương 5.

278
INDEX
Bản tiếng Việt này được dàn trang sao cho các số trang là khớp với số trang bản in giấy được dẫn chiếu
trong Index này, tuy nhiên có thể có sự chênh lệch không quá ±1 trang. Chữ n sau số trang nào đấy chỉ
ghi chú (note) ở trang đó, con số tiếp sau n là số ghi chú: thí dụ trong mục “Cam kết Hiến tặng (Giving
Pledge), 242n44“ có nghĩa là ghi chú số 44 ở trang 242 trong bản in giấy [bạn đọc sẽ tìm thấy ghi chú số
44 này ở trang 242 trong bản tiếng Việt này], tuy nhiên có thể có sự sai lệnh về trang của các trang ghi
chú gần cuối nhưng sự sai lệch không quá ±2 trang và khá dễ để tìm].

A Century of Wealth in America (Wolff), 26 Baslandze, Salomé, 54

Acemoglu, Daron, 73 Bất bình đẳng cơ hội: toàn cầu, 158–159;


giữa thế hệ, 49, 50; giảm ~, 48
Achen, Christopher, 56
Bất bình đẳng có tính hệ thống trong chủ
Adam Smith ở Bắc Kinh (Arrighi), 92–93, nghĩa tư bản tài năng tự do, 23–42; sự
113 liên kết của thu nhập vốn cao và thu
nhập lao động cao trong cùng các cá
Akcigit, Ufuk, 54
nhân, 34–36; sự đồng giao [homogamy]
Alaska, annual grants in, 202 (ghép đôi lựa chọn) lớn hơn, 36–40; sự
truyền lớn hơn của thu nhập và của cải
Albania, Trung Quốc và, 122 ngang các thế hệ, 40–42; sự tập trung
cao của quyền sở hữu vốn, 26–31; suất
Algeria, chủ nghĩa tư bản chính trị ở, 96, 97 lợi tức cao hơn trên các tài sản của
những người giàu, 31–34; phần gộp tăng
Allen, Robert, 149
lên của vốn trong thu nhập quốc gia, 23–
Amazon (công ty), 183 26

American Community Survey, 37 Bất bình đẳng đô thị ở Trung Quốc, 100–
102, 103
American Economic Association (Hội Kinh
tế Mỹ), 48 Bất bình đẳng nông thôn ở Trung Quốc,
100–102, 103
Ấn Độ: sự thay đổi về khoảng cách (gap)
thu nhập và, 8; tham nhũng tiền trong Bất bình đẳng thu nhập: ở Trung Quốc, 98–
chính trị ở, 58; đầu tư nước ngoài ở, 169; 106; tính không thích đáng của các công
GDP trên đầu người, 211, 212; cách cụ thế kỷ thứ hai mươi để giải quyết ~
mạng ở, 82; phần của GDP toàn cầu, 9, 10 thế kỷ thứ hai mươi mốt, 42–50; sự di cư
và, 53–55; thu nhập cơ bản phổ quát và,
Angola, chủ nghĩa tư bản chính trị ở, 96, 97 201. Xem cả Bất bình đẳng toàn cầu

Apple (công ty), 183 Bất bình đẳng tiền lương: ở Trung Quốc,
102–103; giáo dục và, 50
Aristotle, 4, 67, 119, 159
Bất bình đẳng toàn cầu (Milanovic), 102
Arrighi, Giovanni, 92–93, 113, 115
Bất bình đẳng toàn cầu, 6–9; giảm về~,
Atkinson, Anthony, 48 257n36; những thay đổi địa chính trị và,
211–214; lịch sử bất bình đẳng thu nhập,
B
6–9; đo ~, 231–233
Bai, Chong-En, 120
Bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản tài
Baldwin, Richard, 150 năng tự do: thu nhập vốn và thu nhập lao
động và, 18; toàn cầu hóa và, 22; bất bình
“Bàn tay vô hình,” siêu-thương mại hóa và, đẳng về thu nhập lao động và, 27; sự
227–229 truyền giữa thế hệ của, 19–20; hình mẫu
kết hôn và, 18–19, 22; phần của vốn
Barkai, Simcha, 25 trong tổng thu nhập và ~ tăng lên, 15–
16, 21–22; các nguyên nhân có tính hệ
Bartels, Larry, 56

279
thống và không có tính hệ thống của, 21– Cách mạng dân tộc, trong Thế giới thứ Ba,
23 79–82

Bất bình đẳng về thu nhập từ vốn và lao Cách mạng xã hội trong Thế giới thứ Ba,
động, 26–27 79–82

Bất bình đẳng: ghép đôi lựa chọn và, 39; ở Cách nhìn mục đích luận (teleological
Trung Quốc, 98–112. Xem cả Bất bình view) về lịch sử, 68–69
đẳng thu nhập; bất bình đẳng mang tính
hệ thống trong chủ nghĩa tư bản tài năng Calvino, Italo, 121
tự do; Bất bình đẳng tiền lương
Cam kết Hiến tặng (Giving Pledge), 242n44
Berdyaev, Nikolai, 68
Cân bằng tham nhũng, 121
Berlusconi, Silvio, 58
Canada: chủ nghĩa tư bản bình quân chủ
Biên giới (giới hạn) công nghệ nghĩa và, 46; mua giấy phép cư trú ở, 134
(technological frontier), sự hội tụ thu
Candide (Voltaire), 228
nhập và, 235
Capital (Tư bản luận) (Marx), 74
Bình đẳng cơ hội giữa thế hệ, thuế thừa kế
và, 49, 50 Capital in the Twenty-first Century
(Piketty), 18, 27, 62
Bình đẳng tài năng (meritocratic equality),
12 Capital without Borders (Harrington), 169
Bình đẳng tự do (liberal equality), 12 Capital: The Eruption of Delhi (Dasgupta),
181, 188
Blavatnik, Leonid, 170, 253n34
Cardoso, Fernando, 77
Bộ Luật Hàng hải (Navigation Act), Smith
nói về, 114, 248n45 Carlin, Wendy, 85
Bộ máy quan liêu, chủ nghĩa tư bản chính Cấu trúc và kích thước công ty ở Hoa Kỳ,
trị và, 91, 95 những thay đổi về, 25
Bong bóng nhà ở, 33 Châu Á: toàn cầu hóa và thành công kinh tế
của, 2, 5–11, 153–154; chủ nghĩa tư bản
Borjas, George, 54–55, 140–141
chính trị và, 5–6; sự ủng hộ toàn cầu hóa
Botswana, chủ nghĩa tư bản chính trị ở, 97 ở, 9; Phương Tây chinh phục ~, 76. Xem
cả các nước riêng lẻ
Bourguignon, François, 232
Châu Âu, thành tích của các nền kinh tế xã
Bournakis, Ionnis, 152 hội chủ nghĩa vs. các nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa ở, 84–85
Bowles, Samuel, 209–211
Châu Phi: vai trò Trung quốc trong sự phát
Bowley, Arthur, 14–15 triển kinh tế ở, 125–126, 214; bất bình
đẳng toàn cầu và, 9, 213–214, 257n37
Bush, George W., 60
Chế độ đầu sỏ (oligarchy), sự dịch chuyển
C
từ dân chủ đến ~, 56
Cá nhân, các, như các trung tâm sản xuất tư
Chen Yun (Trần Vân), 92
bản chủ nghĩa, 194–196
Chi phí tham gia (entry costs), người giàu
Cách mạng công nghệ, những thay đổi về
và, 33–34
bất bình đẳng thu nhập toàn cầu và, 7, 8–
9 Chi, Wei, 104
Cách mạng Công nghiệp, 7, 8, 150, 191 Chiappori, Pierre-André, 39
Cách mạng cộng sản, các cuộc, chủ nghĩa tư Chiến dịch chống-tham nhũng, ở Trung
bản chính trị và, 67, 78–91 Quốc, 108–109

280
Chiến tranh hạt nhân toàn cầu, khả năng Chủ nghĩa độc đoán phi tập trung, ở Trung
về, 205–207 Quốc, 123–125

Chiến tranh Thế giới I, 71, 72, 205–206, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, 224
221, 256–257n31
Chủ nghĩa khoái lạc (hedonism), trừu
Chiến tranh Thế giới II, 205 tượng, 179

Chiến tranh toàn cầu, sự hội tụ thu nhập và Chủ nghĩa lịch sử (historicism), 244n3
rủi ro giảm xuống của ~, 214
Chủ nghĩa phân lập xã hội, hệ thống, 52
Chiến tranh, chủ nghĩa tư bản toàn cầu và,
205–207 Chủ nghĩa phát xít, giải thích sự lên của,
70–72
Chính sách cộng sản nguyên thủy, 46
Chủ nghĩa thực dân, 75, 148, 151, 245n8
Chính sách kinh tế, các, quyền lực chính trị
người giàu và, 59 Chủ nghĩa trọng thương, 150

Chính sách thuế để phi tập trung quyền sở Chủ nghĩa tư bản bình quân chủ nghĩa, 46,
hữu vốn, 47–48 216

Chính sách xã hội, các, chủ nghĩa tư bản tài Chủ nghĩa tư bản cánh hẩu (thân hữu), 120
năng tự do và ~ mới, 42–55; giải quyết
Chủ nghĩa tư bản chính trị, 67–128; Trung
bất bình đẳng thu nhập thế kỷ thứ hai
Quốc và, 67, 87–91; cạnh tranh với chủ
mươi mốt, 42–50; nhà nước phúc lợi
nghĩa tư bản tài năng tự do, 10–11; tham
trong thời đại toàn cầu hóa, 50–55
nhũng và, 120–121; các nước với các hệ
Chỗ làm việc được tổ chức một cách dân thống ~, 96–98; tính lâu bền và sự hấp
chủ, các rentier cho thuê các dịch vụ cho, dẫn toàn cầu của, 112–128; sự lên kinh
210–211 tế của châu Á và, 5–6; “xuất khẩu” ~
Trung quốc, 118–128; bất bình đẳng ở
Chống-nhập cư, các chính sách, 156 Trung Quốc và, 98–112; các đặc điểm
chính của, 91–98; chủ nghĩa tư bản tự do
Chủ nghĩa Bi quan Xuất khẩu, 149–150 vs. ~, 207–211; chỗ của chủ nghĩa cộng
sản trong lịch sử và, 68–78; tài phiệt,
Chủ nghĩa cấu trúc (structuralism), Mỹ
217–218; sự tiến hóa có thể của, 215–
Latin, 77–78, 170–171
218; vai trò của các cuộc cách mạng cộng
Chủ nghĩa cộng sản thời chiến (war sản trong việc mang chủ nghĩa tư bản
communism), 69 đến Thế giới thứ Ba và, 67, 78–91; các
đặc trưng mang tính hệ thống và các mâu
Chủ nghĩa cộng sản: làm rõ thuật ngữ, 69; thuẫn mang tính hệ thống của, 91–96;
sự sụp đổ của, 72; vai trò lịch sử của, khả năng chuyển giao của ~ Trung quốc,
221–222; sự bất lực của các thế giới 123–125; khả năng sống sót của, 128
quan Marxist và tự do để giải thích chỗ
của ~ trong lịch sử, 68–74; chỗ của ~ Chủ nghĩa tư bản chính trị do nhà nước-
trong lịch sử, 68–78, 221–225; vai trò hướng dẫn. Xem Chủ nghĩa tư bản chính
của ~ trong các chuyện kể lịch sử trị
(historical narratives) Marxist và tự do,
Chủ nghĩa tư bản chính trị tài phiệt
69–73; đặt bên trong lịch sử thế kỷ thứ
(plutocratic), 217–218
hai mươi, 74–78; Liên Xô và, 2; các biến
thể của, 5; nơi nó đã thành công, 82–87; Chủ nghĩa tư bản cổ điển, 13–14, 215; thu
vai trò lịch sử-thế giới của ~, 75–78 nhập và giàu vốn trong, 17, 34–35; chủ
nghĩa tư bản tài năng tự do khác biệt với,
Chủ nghĩa dân tộc phương pháp luận, 159
20
Chủ nghĩa đế quốc cao, 74
Chủ nghĩa tư bản dân chủ-xã hội, 13–14,
Chủ nghĩa đế quốc đạo đức, 126 215; chủ nghĩa tư bản tài năng tự do
phân biệt với, 20
Chủ nghĩa đế quốc, 148; Chiến tranh Thế
giới I và, 206, 256–257n31 Chủ nghĩa tư bản độc đoán (authoritarian).
Xem Chủ nghĩa tư bản chính trị

281
Chủ nghĩa tư bản được siêu-thương mại 155; tính di động lao động và, 129–130;
hóa: tính phi đạo đức của, 176–187; sự di cư lao động (xem Lao động, sự di
thiếu sự thay thế khả dĩ cho, 185–187 cư); điều hòa các mối quan tâm của
những người bản xứ với các mong muốn
Chủ nghĩa tư bản nhân dân, 48, 215, 216 của những người di cư, 142–147; sự
sống sót của nhà nước phúc lợi và, 155–
Chủ nghĩa tư bản tài năng (meritocratic
159; tham nhũng khắp thế giới và, 159–
capitalism), 49. Xem cả Chủ nghĩa tư bản
175
tài năng tự do
Chủ nghĩa tư bản: sự liên kết của các mục
Chủ nghĩa tư bản tài năng tự do, 5, 12–66,
tiêu cá nhân và hệ thống và, 4–5; định
215; giải quyết bất bình đẳng thu nhập
nghĩa, 12, 115; quyền thế của, 196–197;
thế kỷ thứ hai mươi mốt, 42–50; lợi thế
bình quân chủ nghĩa, 46, 216; toàn cầu
của, 11; sự liên kết của thu nhập vốn cao
hóa và, 3; các chủ nghĩa tư bản lịch sử ,
và thu nhập lao động cao trong cùng các
13–21; dân chủ tự do và, 9; của Max
cá nhân và, 34–36; ghép đôi lựa chọn và,
Weber, 176–180; như hệ thống kinh tế-
19, 36–40; thu nhập vốn và thu nhập lao
xã hội duy nhất, 2–5; ~ nhân dân, 48,
động và, 17–18; các nguyên nhân của sự
215, 216; đời sống riêng tư trong, 190–
tăng bất bình đẳng trong, 21–23; cạnh
196. Xem cả Chủ nghĩa tư bản toàn cầu,
tranh với chủ nghĩa tư bản chính trị, 10–
tương lai của ; Chủ nghĩa tư bản được
11; bản chất phức tạp của, 20–21; định
siêu-thương mại hóa; Chủ nghĩa tư bản
nghĩa, 12–13; như điểm kết thúc của sự
tài năng tự do; Chủ nghĩa tư bản chính trị
tiến hóa con người, 70; sự truyền lớn
hơn của thu nhập và của cải ngang các Chủ nghĩa tự do (libertarianism), 216
thế hệ và, 40–42; sự tập trung cao của
quyền sở hữu vốn và, 26–31; suất lợi tức CNXH hiện thực, 69
cao hơn trên các tài sản của những người
giàu và, 31–34; các chủ nghĩa tư bản lịch CNXH, 216, 221–222; làm rõ thuật ngữ, 69
sử, 13–21; phần gộp tăng lên của vốn
Chuỗi giá trị toàn cầu, các, 130, 147–155;
trong thu nhập quốc gia và, 23–26; các
phát triển kinh tế và, 148–149; chủ
đặc điểm chính của, 13–23; các chính
nghĩa bi quan xuất khẩu và, 149–150;
sách xã hội mới và, 42–55; chủ nghĩa tư
toàn cầu hóa như sự phân đoạn sản xuất,
bản chính trị vs. ~, 207–211; sự tiến hóa
150–155; tầm quan trọng tăng lên của
khả dĩ của, 215–218; giai cấp thượng lưu
các định chế và, 151–152
tự-duy trì trong, 56–66; bất bình đẳng
mang tính hệ thống trong, 20, 23–42; Chuyển giao xã hội (social transfer)
mối đe dọa cho, 11; nhà nước phúc lợi (khoản), cố gắng sửa lại bất bình đẳng
trong thời đại toàn cầu hóa và, 50–55 và, 44, 45, 46
Chủ nghĩa tư bản toàn cầu, toàn cầu hóa và, Cicero, 182
153–155
Clinton, Bill, 57
Chủ nghĩa tư bản toàn cầu, tương lai của,
176–218; tính phi đạo đức của chủ nghĩa Clinton, Hillary, 58
tư bản được siêu-thương mại hóa, 176–
187; sự nguyên tử hóa và sự hàng hóa Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương, 148
hóa, 187–197; sợ tiến bộ công nghệ và,
Cơ sở dữ liệu Luxembourg Income Study,
197–205; bất bình đẳng toàn cầu và
99
những thay đổi địa chính trị, 211–214;
dẫn tới chủ nghĩa tư bản nhân dân và chủ Columbus, Christopher, 122
nghĩa tư bản bình quân chủ nghĩa, 215–
218; chủ nghĩa tư bản chính trị vs. chủ Communist Manifesto, The (Marx &
nghĩa tư bản tự do, 207–211; chiến tranh Engels), 114
và hòa bình, 205–207
Con cái, elite và đầu tư vào, 39, 40, 66
Chủ nghĩa tư bản và toàn cầu hóa, tương
tác của, 129–175; tư cách công dân như Con đường “tự nhiên” Smithian của sự
tài sản kinh tế, 134–136; phần thưởng phát triển của chủ nghĩa tư bản, 113–
hay rent tư cách công dân, 131–134; sự 115
di chuyển tự do của các nhân tố sản xuất,
136–141; các chuỗi giá trị toàn cầu, 147–

282
Con đường phát triển Marxian của chủ Dân cư bản xứ, hòa giải các mối quan tâm
nghĩa tư bản, 113–115, 117 của ~ với mong muốn của những người
di cư, 142–147
Con đường Phát triển Tây phương
(Western Path of Development-WPD), Democracy and Capitalism (Bowles &
222, 223–224; Thế giới thứ Ba và, 74, 76, Gintis), 209–210
78–79
Dependencia, lý thuyết (phụ thuộc con
Công đoàn, các, sự giảm về tư cách thành đường), 77–78, 148–149
viên, 25, 42–43
Detroit, Hiệp ước (1949), 25
Công nghệ Thông tin và Truyền thông
(ICT): thay đổi về bất bình đẳng thu nhập Dễ chịu, sự (niceness): xã hội được thương
toàn cầu và, 8–9; các chuỗi giá trị toàn mại hóa và, 177; sự hàng hóa hóa và,
cầu và, 148; toàn cầu hóa thứ hai và, 150, 193, 194, 196
151–152
Di cư kinh tế, toàn cầu hóa, nhà nước phúc
Công ty tư nhân, các, ở Trung Quốc, 88–89 lợi, và, 52–55

Corak, Miles, 41 Di cư, sự. Xem Lao động, sự di cư của

Correlates of War (COW), dự án, 257n32 Di sản hóa (partimonialization) nhà nước,
120
Của cải được kế thừa, 62–63
Ding, Haiyan, 102
Của cải giai cấp-trung lưu, 31–32
Doanh nghiệp sở hữu nhà nước (SOE) ở
Của cải nhà ở, 31–32, 33 Trung Quốc, phần trong tổng việc làm đô
thị, 90
Của cải tư (private wealth), sự tăng lên ở
Trung Quốc, 103–104 Doanh nghiệp sở hữu nhà nước, các (SOE)
ở Trung Quốc, phần của sản lượng công
Của cải, sự giàu có (wealth): hệ thống thứ nghiệp, 87, 88
bậc và, 177–178; bất bình đẳng và sự tập
trung của, 30–31; ~ được thừa kế, 62– “Doux commerce,” 176, 194
63; sự truyền giữa thế hệ của, 158–159;
chủ nghĩa tư bản tài năng tự do và sự tập Dự án Thu nhập Hộ gia đình Trung Quốc
trung của, 26–31; giảm sự tập trung của, (CHIP), 99, 248n35
216, 217
Dưới-tư cách công dân (subcitizenship),
Cuộc vận động chính trị, các, tài trợ công 135–136
của, 217
Đ
D
Đại học Sư phạm Bắc Kinh, 99
Dahl, Robert, 119
Đại học, các, sự rửa tiền đạo đức và, 169–
Dao, Mai Chi, 24 170

Dasgupta, Rana, 181, 188 Đài Loan: bất bình đẳng thu nhập vốn và
lao động ở, 27; chủ nghĩa tư bản bình
Davis, Gerald, 25 quân chủ nghĩa và, 46

Davis, Jonathan, 41 Đại Nhảy Vọt, 123

Dân chủ: chủ nghĩa tư bản và, 9; ở Trung Đàn hồi đơn nhất (unitary elasticity), độ,
Quốc, 117–118; chủ nghĩa tư bản tự do tính, của sự thay thế giữa vốn và lao
và, 208–209; sự dịch chuyển tới chế độ động, 23
đầu sỏ (oligarchy), 56; những người giàu
và việc tài trợ quá trình chính trị trong, Đảng cánh-tả, các, thái độ chống toàn cầu
57–58 hóa của, 157

Đảng cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ), 80–


81, 82

283
Đặng Tiểu Bình, 91–92, 107, 113 GDP toàn cầu, 9, 10; dưới-tư cách công
dân ở, 136
Đánh thuế lũy tiến, sự, cố gắng để uốn nắm
bất bình đẳng và, 45 Đường giới hạn khả năng sản xuất
(production possibility frontier), 87
Đánh thuế thừa kế, 40; các chủ nghĩa tư
bản và, 13 Đứt gãy văn hóa, của sự di cư, 140–142

Đánh thuế: thu nhập hiện hành, 44; lợi tức E


trên các tài sản, 33
Economic Consequences of the Peace, The
Đạo đức giả, chủ nghĩa tư bản và, 178, 197 (Keynes), 179

Đạo đức học của giai cấp cai trị, 66 Economic Possibilities for Our
Grandchildren, The” (Keynes), 186, 200
Đạo đức vs. pháp lý, 182
Economics (Samuelson), 15
Đạo đức, thuê ngoài (outsourcing), 180–
184 Economy and Society (Weber), 91

Đạo Hindu, hệ thống thứ bậc trong, 177 Einstein, Albert, 207

Đạo Tin lành (Protestantism), chủ nghĩa tư Elite: các đặc trưng của elite cai trị trong
bản và, 179 chủ nghĩa tư bản tự do, 65–66; tham
nhũng và ~ Trung quốc, 107–112; giáo
Đầu tư cố định ở Trung Quốc, 89–90 dục của, 59–62, 65–66; chủ nghĩa tư bản
chính trị tài phiệt (plutocratic) và, 217–
Đầu tư tư nhân, ở Trung Quốc, 89–90
218; chủ nghĩa tư bản chính trị và, 93–
Địa chính trị, những thay đổi, bất bình 94. Xem cả Người giàu; Giai cấp thượng
đẳng toàn cầu và, 211–214 lưu

Địa tô (land rent), tư cách công dân và, 132, Elite chính trị, các, sự tự trị của ~ trong chủ
133–134 nghĩa tư bản chính trị, 11

Điều thiện xã hội, các thói xấu xã hội được Ellul, Jacques, 208–209
dùng cho, 227–229
End of History and the Last Man, The
Định chế bao hàm, các (inclusive (Fukuyama), 70
institutions), 73
Engels, Friedrich, 1, 2, 3, 114, 224
Định chế khai thác, các (extractive
Escaping Poverty (Vries), 115
institutions), 73
F
Định chế, các, toàn cầu hóa và tầm quan
trọng tăng lên của, 151–152 Feldstein, Martin, 33
Đo, sự: phần vốn trong tổng thu nhập ròng, Ferguson, Niall, 72
233–234; bất bình đẳng toàn cầu, 231–
233 Fischer, Fritz, 72

Đổi mới, sự hội tụ thu nhập và, 235 Fisher, Irving, 48

Đời sống riêng tư, trong chủ nghĩa tư bản Frank, André Gunder, 148
hàng ngày, 190–196
Fraser, Nancy, 195
Đông Âu, thất bại của chủ nghĩa cộng sản ở,
83–84 Freeman, Richard, 144, 198

Đức: trấn áp thẳng tay sự lẩn tránh thuế ở, Freund, Caroline, 50, 161–163
173; bất bình đẳng về thu nhập từ vốn và
Fu, Zhe, 102
lao động ở, 26–27, 29; các hạn chế về tái
phân phối thuế-và-chuyển giao ở, 44– Fukuyama, Francis, 68, 70, 115, 120
45; sự di cư và, 137, 242n47; phần của
G

284
Gallery nghệ thuật, các, sự rửa tiền đạo đức Giao dịch hàng ngày, các, trong xã hội tư
và, 169–170 bản chủ nghĩa, các động cơ cho, 176–177

GDP toàn cầu: phần của Trung Quốc trong, Giáo dục công: chủ nghĩa tư bản tự do và,
9, 10; phần của Đức trong, 9, 10; phần 13, 43–44; sự cần cho sự tăng tài trợ và
của Ấn Độ trong, 9, 10; phần của Hoa Kỳ cải thiện ~, 217. Xem cả Giáo dục
trong, 9, 10
Giáo dục: hệ thống ~ rẽ đôi ở Hoa Kỳ, 61;
GDP trên đầu người: cho Trung Quốc và Ấn elite, 59–62, 65–66; hệ số Gini cho các
Độ, 8, 211, 212; trong các nước với chủ năm ~, 241–242n40; phần thưởng giáo
nghĩa tư bản chính trị, 97; sự giảm về bất dục kết hôn, 39; bất bình đẳng tiền lương
bình đẳng toàn cầu và, 213; tỷ lệ tăng và, 50. Xem cả Giáo dục công
trưởng ở Trung Quốc, Việt Nam, và Hoa
Kỳ, 86; của cải ròng hộ gia đình và, 27, Giàu có, sự, xem của cải
30, 31; trong các nền kinh tế xã hội chủ
Giàu, (người): sung túc-vốn và, 16; những
nghĩa vs. các nền kinh tế tư bản chủ
người ~ kiểm soát quá trình chính trị
nghĩa ở châu Âu trong năm 1950, 83–84;
trong nền dân chủ, 56–57; tạo ra các hệ
thu nhập cơ bản phổ quát và, 203
thống tư nhân, 51–52; chủ nghĩa tư bản
Gernet, Jacques, 105–106, 115 tài năng tự do và suất lợi tức cao hơn
trên tài sản của những người ~, 31–34.
Ghép đôi lựa chọn (assortative mating), Xem cả Elite
chủ nghĩa tư bản tài năng tự do và, 18–
19, 36–40 Giấy phép cư trú, 145

Ghetto hóa của những người di cư, 146– Gig, nền kinh tế, 190, 192, 194
147
Gilens, Martin, 56
Gia đình, sự hữu ích giảm đi của, 187–190
Gini, các điểm, 6, 7, 239n22, 240n30
Giấc Mơ Mỹ, 40–41
Gini, các hệ số, 6, 27, 231, 241–242n40
Giai cấp cai trị, đạo đức của, 66
Gintis, Herbert, 209–211
“Giai cấp nhàn rỗi,” Veblen và, 17
Giới, giai cấp cai trị và, 66
Giai cấp thượng lưu: giáo dục elite và, 59–
Goldin, Claudia, 24
62; giáo dục đắt tiền và, 65–66; của cải
được thừa kế và, 62–63; sự cởi mở với Goldman Sachs, Clinton và, 58
những người ngoài, 63–65, 66; quyền
lực chính trị của, 56–59; vai trò của, 65; Goths, những người, 141
~ tự-duy trì mãi mãi, 56–66. Xem cả
Elite; Giàu Graham, Billy, 180

Giai cấp trung lưu: ở Trung Quốc, 104–105, Great Convergence, The (Baldwin), 150
248n36, 249n48; chi phí giáo dục và, 59–
Grundrisse (Marx), 178–179
60; sự nổi lên của ~ toàn cầu, 212–213;
quyền lực chính trị của, 56; các chính H
sách thuế cho, 217
Hà Lan, GDP trên đầu người, 211, 212
Giai cấp tư bản cán bộ, ở Trung Quốc, 116
Hàng hóa hóa, sự (commodification): mặt
Giai cấp tư bản, ở Trung Quốc, 104–105 trái của, 192–194; chủ nghĩa tư bản toàn
cầu và, 190–197; lịch sử của, 191; nhân
Giai cấp tư bản-chính trị, ở Trung Quốc, 94,
dân như trung tâm sản xuất tư bản chủ
116
nghĩa, 194–196; quan hệ với sự nguyên
Giai cấp tư sản, nhà nước Trung quốc và, tử hóa, 190, 192
113–118
Hàng hóa, các, sự tạo ra ~ mới, 190–192,
Giải điều tiết (deregulation) tài chính, 183 255n18

Giai đoạn thay thế nhập khẩu của sự phát Hàng hóa, toàn cầu hóa và chi phí vận tải ~
triển, 153 giảm, 150–151

285
Harrington, Brooke, 169 thu nhập quốc gia ở, 24, 25; bất bình
đẳng và tính di động ở, 63–65; bất bình
Hayek, Friedrich, 176, 240n32 đẳng về thu nhập từ vốn và lao động ở,
26–27, 28; sự truyền giữa thế hệ của bất
He Qinglian, 107
bình đẳng ở, 19; việc làm dưới sự đe dọa
Hệ thống khoán hộ (responsibility system) từ sự tự động hóa ở, 198; các tỷ lệ K/L ở,
ở Trung Quốc, 87, 90, 123, 249n53 149; tác dụng đòn bẩy (leverage) của sự
giàu có giai cấp-trung lưu ở, 31–32; các
Hệ thống kinh tế-xã hội, các, các quy luật hạn chế của tái phân phối thuế-và-
chi phối sự lên và suy sụp của ~, 68–69 chuyển giao ở, 44–46; tiền như bộ san
bằng ở, 177; cảm nhận về bình đẳng cơ
Hệ thống phúc lợi, thu nhập cơ bản phổ hội lớn hơn ở, 240n32; các quyền của
quát và, 203–205 những người di cư ở, 145–146; giai cấp
cai trị kiểm soát vốn tài chính, 65; phần
Hệ thống thẻ xanh: ở Đức, 242n47; ở Hoa
của thu nhập vốn trong tổng thu nhập,
Kỳ, 146, 147
15; phần của GDP toàn cầu, 9, 10; chủ
Hệ thống thứ bậc trong các xã hội thương nghĩa tư bản dân chủ-xã hội ở, 13; đánh
mại, 177–178 thuế thừa kế ở, 49–50; thập phân vị đỉnh
của các nhà tư bản theo thập phân vị
He, Hui, 102 đỉnh của những người lao động, 35

Hegel, Georg W. F., 68 Hòa nhập xã hội (socialization) bên trong


hệ thống tư bản chủ nghĩa, 4
Henry, Thierry, 182
Hobsbawm, Eric, 224
Hidden Wealth of Nations, The (Zucman),
169 Hobson, John, 206

Hiệu quả nhà nước, sự, chủ nghĩa tư bản Hội các Chủ Xưởng Bông Trung Quốc, 80
chính trị và, 118–119, 121, 127
Hội nghị Nhân dân Phương Đông lần Thứ
Hiệu ứng đua đòi (demonstration effect) nhất, 223
của toàn cầu hóa, 163, 170–173, 174
Hội tụ thu nhập, sự, 211–214, 234–235
High-tech offshoring (chuyển sản xuất
công nghệ cao ra nước ngoài), 152 Hội tụ vô điều kiện, sự, 234

Hình mẫu kết hôn, các, chủ nghĩa tư bản tài Hội tụ, sự, có điều kiện 234–235
năng tự do và, 18–19, 36–40
Homogamy. Xem Ghép đôi lựa chọn
Hồ Cẩm Đào, 95
Homoploutia (cùng giàu vốn và giàu lao
Hồ sơ Panama xem Panama Papers động), 34–36, 66

Hồ sơ Thiên đường xem Paradise Papers House, Edward, 80

Hòa bình, chủ nghĩa tư bản và, 206–207 Hsieh, Chang-Tai, 120

Hoa Kỳ: ghép đôi lựa chọn và sự tăng bất Hume, David, 227
bình đẳng ở, 39; hệ thống giáo dục rẽ đôi
I
ở, 59–62; thách thức các luật bí mật hoạt
động ngân hàng Thụy Sĩ, 173; sự tập Imperialism: Pioneer Capitalism (Warren),
trung quyền sở hữu vốn ở, 26–31; sự tập 76, 223
trung của cải và quyền sở hữu trực tiếp
cổ phần ở, 35–36; sự giảm về tính di Indonesia: GDP trên đầu người, 211, 212;
động tuyệt đối ở, 42, 241n35; “xuất sự tăng về tăng trưởng kinh tế ở, 8
khẩu” chủ nghĩa tư bản tự do, 112–113;
dòng người bên trong, 138; GDP trên Iran, thu nhập cơ bản phổ quát ở, 202
đầu người tỷ lệ tăng trưởng ở, 86; tỷ lệ
Israel, dưới-tư cách công dân ở, 136
tăng trưởng ở, 235; sự nhập cư và, 52,
54–55, 145–146; bất bình đẳng thu nhập Italy: ghép đôi lựa chọn ở, 240n31; tham
ở, 102; phần gộp tăng lên của vốn trong nhũng ở, 121; thay thế dân cư bản xứ bởi

286
những người giàu từ các nước khác ở, Kiều hối, sự gửi tiền về (remittances), 133,
186 136

J Kohl, Helmut, 58

Jacques, Martin, 122, 126, 128 Kuhn, Moritz, 31–32

Jefferson, Thomas, 178 Kuznets, các làn sóng, 100, 102

Jevons, Stanley, 200, 256n28 L

Jianhua, Xiao, 93 Landes, David, 196

K Lao động ăn lương bên ngoài chỗ ở, 189

Karabarbounis, Loukas, 24 Lao động được tổ chức, sự giảm quyền lực


của, 25, 42–43
Katz, Lawrence, 24
Lao động, sự di cư của, 131–147; các lý lẽ
Kẽ hở thu nhập, xem, khoảng cách thu nhập chống lại, 138–139, 140–141; tư cách
công dân như tài sản kinh tế, 134–136;
Kế hoạch quyền sở hữu cổ phần nhân viên
phần thưởng hay rent tư cách công dân,
(ESOP), để phi tập trung hóa quyền sở
131–134; dưới các điều kiện toàn cầu
hữu vốn, 48
hóa, 137–139; định nghĩa, 137; sự di
Keynes, John Maynard, 23, 179, 186, 200, chuyển tự do của các nhân tố sản xuất và,
201, 256n28 136–141; hòa giải các sự quan tâm của
những người bản xứ với mong muốn của
Khả năng chịu đựng (carrying capacity) những người di cư, 142–147; các hệ
của trái đất, 200 thống giá trị của những người di cư,
140–141; nhà nước phúc lợi và, 156; vì
Khảo sát hộ gia đình, 239n24; ở Trung sao lao động khác với vốn, 139–141; thu
Quốc, 98–100, 232, 247n33; để đo bất nhập thế giới và, 250n9
bình đẳng toàn cầu, 231–232
Lao động: trong nền kinh tế gig, 192; toàn
Khảo sát hộ gia đình đại diện quốc gia. Xem cầu hóa và tính di động của, 129–130,
Khảo sát hộ gia đình 150, 154; sự tổ chức ~, 43; phần thưởng
kỹ năng, 21; bất bình đẳng tiền lương và,
Khảo sát Tài chính Hộ gia đình Trung Quốc
50
(CHFS), 99
Law of Peoples, The (Rawls), 158
Khashoggi, Jamal, 180
Lenin, Vladimir, 224
Khế ước xã hội, hành vi tư bản chủ nghĩa
và ngầm, 179–180, 254n9 Li, Chunling, 104
Khoảng cách (kẽ hở) thu nhập (income Liên Xô: “xuất khẩu” hệ thống kinh tế và
gap), 6, 8, 101, 135, 145, chính trị, 113; thất bại của chủ nghĩa
cộng sản ở, 83; khảo sát hộ gia đình ở,
Khodorkovsky, Mikhail, 93, 170, 252n33
232. Xem cả Nga
Không gian công (public sphere), tương
Lin, Justin, 126–127
tác với không gian tư, 189–190
Lobbying, (vận động hành lang) 252n26
Không gian riêng tư (private sphere): sự
hàng hóa hóa ~, 194–196; tương tác với Lợi thế giữa thế hệ, giáo dục và, 61–62
không gian công cộng, 189–190
Lỗi và sai sót (errors and omissions) ròng
Kiếm-tiền: toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa toàn cầu, 161
và ý thức hệ ~, 131; siêu toàn cầu hóa và,
163–168; như mục tiêu quan trọng nhất Lòng tham, trong các xã hội thương mại,
trong đời người dân, 3–4 178–180

Kiểm soát chính trị, sự, của giai cấp thượng Lựa chọn đối nghịch (adverse selection),
lưu, 56–59 của những người di cư, 55

287
Luật “Athens”, 68 Montesquieu, 4, 176, 194, 241n38, 253n1,
255n16
Luật “Jerusalem”, 68
Morrisson, Christian, 232
Luật cấm xa hoa lãng phí, các (sumptuary
laws), 181 Mức thu nhập của nước, thành công của
chủ nghĩa cộng sản và, 82–83
Luật trị (rule of law): Trung Quốc và, 107–
108, 117; chủ nghĩa tư bản chính trị và, Mugabe, Robert, 125–126
93–94, 95
Mỹ Latin: bất bình đẳng ở, 102; chủ nghĩa
Luật, thuê ngoài đạo đức (outsourcing cấu trúc và lý thuyết dependecia, 77–78,
morality) và, 181, 182 170–171

Luxemburg, Rosa, 222 N

Lyft, 190 Na Uy, bất bình đẳng về thu nhập từ vốn và


lao động ở, 26–27, 29
M
Napoleon, 112–113
Ma, Debin, 115
National Bureau of Statistics (NBS-Tổng
Machiavelli, Niccolò, 171, 228, 252n25 cục Thống kê Quốc gia) (Trung Quốc), 98
Maddison Comparison Project (Dự án So NBS, khảo sát, 104
sánh Maddison), 232
Neiman, Brent, 24
Maddison, Angus, 232
Nền kinh tế “phi trọng lượng”, 194–195
Mafia, chủ nghĩa tư bản chính trị và, 94
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, các, thành
Major, John, 57 tích của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
vs. ~, 84–87
Mandeville, Bernard, 178, 185, 228
Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, các, 69; thành
Mao Trạch Đông, 79, 81, 245n12
tích của các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
Markovits, Daniel, 61, 193–194 vs. ~, 84–87

Marx, Karl, 1, 2, 3, 129; về sự cai trị Anh ở Neo-Hobbsian, chủ nghĩa tư bản, 210
Ấn Độ, 223, 245n10; bảo vệ chủ nghĩa đế
Neoliberalism (chủ nghĩa tân-tự do), 209–
quốc, 76; định nghĩa của ~ về chủ nghĩa
210
tư bản, 12; định nghĩa của ~ về rent,
250n1; về chức năng của nhà tư bản, 22– Nga: tháo chạy vốn khỏi, 168–169; sự phát
23; về lòng tham như chủ nghĩa khoái lạc triển của CNXH ở, 74–75; sự cai trị của
trừu tượng, 178–179; về vai trò của giai các tài phiệt ở, 108. Xem cả Liên Xô
cấp cai trị, 65; về Nga, 245n6; về CNXH ở
Nga, 74; về các giai đoạn phát triển kinh Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Á châu,
tế, 224–225; Thế giới thứ Ba và, 74 127

Mason, Paul, 194–195, 255n18 Ngân hàng tạo thuận lợi cho chuyển tiền
kiếm được một cách bất hợp pháp, 167–
Mazumder, Bhashkar, 41 168, 169
Meade, James, 48 Ngân hàng Thế giới xem World Bank
Milanovic, Branko, 105 Ngân hàng Thụy sĩ, các tài khoản, 173,
251n20
Mill, John Stuart, 57
Ngang sức mua (Purchasing Power Parity-
Mớ ngụy biện lao động, 197–201
PPP), 232
Mông Cổ, thu nhập cơ bản phổ quát ở, 202
NGO (tổ chức phi chính phủ), các, sự rửa
Montagu, Edwin, 75 tiền đạo đức và, 169–170

288
Người di cư không có giấy tờ, ở Hoa Kỳ, Oakland (California), thu nhập cơ bản phổ
145–146 quát ở, 202

Người giàu-vốn, những, thu nhập của, 16– Obama, Barack, 57, 186
18
Offer, Avner, 51, 203
Người lao động, những, sự phân chia sản
phẩm ròng giữa những người chủ và ~, Offshoring (chuyển sản xuất ra nước
14–16 ngoài), 152–153

Ngụy biện (fallacy): của cả mớ học thuyết On New Democracy [Về Nền dân chủ Mới]
lao động, 198–199; về cả mớ nguyên liệu (Mao), 245n12
và năng lượng, 200–201; rằng nhu cầu
Origins of Political Order, The (Fukuyama),
con người bị hạn chế, 199
115
Nguyên liệu thô và năng lượng, ngụy biện
Outsourcing (thuê ngoài), 136; ~ các hoạt
về cả mớ, 200–201
động/dịch vụ gia đình, 190; ~ quy tắc
Nguyên tử hóa, sự, (atomization): chủ pháp lý nội bộ gia đình, 189; ~ đạo đức,
nghĩa tư bản toàn cầu và, 187–190; quan 180–184
hệ với sự hàng hóa hóa, 190, 192
Overbeek, Hans, 116
Nhà nước pháp quyền xem luật trị
Ổn định xã hội, những người di cư và, 147
Nhà nước phúc lợi: toàn cầu hóa và, 50–55,
P
155–159; sự di cư và, 52–55, 133
Page, Benjamin, 56
Nhà ở, thu nhập từ, 234
Panama Papers, 169
Nhân hóa, thuyết (anthropomorphism),
các robot và, 197–201 Paradise Papers, 169
Nhập học thừa tự, sự (legacy admission), Pareto, Vilfredo, 65
60
Paul (apostle-tông đồ), 155
Nhật Bản: tỷ lệ tăng trưởng ở, 235; việc
làm dưới sự đe dọa từ tự động hóa ở, 198 Pei, Minxin, 109–111, 164

Nhu cầu con người, ngụy biện rằng ~ là có Phá hủy sáng tạo Schumpeterian, sự 120
giới hạn, 199
Phân bố chức năng (functional
Người chủ, những, sự phân chia sản phẩm distribution) của thu nhập, 233
ròng giữa những người lao động và ~,
14–16 Phân bố thu nhập giữa cá nhân, 233

Người giàu-lao động, những, thu nhập của, Phần Lan, thu nhập cơ bản phổ quát ở, 202
16–18
Phần thưởng giáo dục kế hôn (marriage
Nobel Factor, The (Offer & Söderberg), 51 education premium), 39

Nông nghiệp, chủ nghĩa tư bản và Trung Phần thưởng kỹ năng (skill premium): sự
quốc, 87–88 tăng, 21; giáo dục đại chúng và sự giảm
~, 43
Novokmet, Filip, 105, 168
Phần thưởng tư cách công dân (citizenship
Nước đã phát triển, các, thất bại của chủ premium), 129; lao động sự di cư và,
nghĩa cộng sản trong, 83, 84 156; như rent, 131–132

Nước kém phát triển, các, thành công của Pháp lý vs. đạo đức, 182
chủ nghĩa cộng sản ở, 82–87. Xem cả Thế
giới thứ Ba Pháp, nước: của cải được thừa kế ở, 62; sự
ủng hộ thiểu số cho toàn cầu hóa ở, 9;
O phần của vốn như tỷ lệ phần trăm của
thu nhập quốc gia ở, 15

289
Phát minh, các, sự hội tụ thu nhập và, 235 Quan điểm Marxist về lịch sử, 221, 224; sự
bất lực để giải thích chỗ của chủ nghĩa
Phát triển kinh tế: Trung Quốc và ~ Phi cộng sản trong lịch sử, 68–74
châu, 125–126, 214; các chuỗi giá trị
toàn cầu và, 148–150 Quan niệm tư cách công dân (citizenship
light), 217
Phát triển, sự, “phát triển của sự kém phát
triển,” 148 Quốc dân Đảng, 81

Phạt tư cách công dân, sự, (citizenship Quốc gia, các, sự truyền giữa thế hệ của của
penalty) 129; tham nhũng và, 173 cải giành được một cách tập thể giữa ~,
158–159
Phê phán Kinh tế Chính trị (Marx), 224
Quốc tế Cộng sản (Comintern), “sự quay
Phi đạo đức, tính (amorality): chủ nghĩa tư sang đông” của, 223–224
bản được siêu-thương mại hóa và, 176–
187; siêu toàn cầu hóa và, 163–164 Quy luật Bowley, 15, 23

Phi hàng hóa hóa, sự (decommodification), Quy tắc ứng xử (rules of conduct), thiếu ~
các lực của, 255–256n23 được nội hóa, 181–184

Phương Tây: nỗi khó chịu về toàn cầu hóa Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 107, 127, 148,
ở, 9–10; sự lên của châu Á và sự chấm 161
dứt tính ưu việt quân sự, chính trị, và
kinh tế của ~, 6 Quyền lực chính trị, phân bố ~ ở Trung
Quốc, 116
“phương thức sản xuất Á đông,” 74, 75,
245n7 Quyền sở hữu cổ phần, quyền sở hữu cổ
phần trực tiếp, 35–36
Phương thức sản xuất hộ gia đình, 189
Quyền sở hữu vốn: phi tập trung hóa của,
Piketty, Thomas: về sự đào thoát vốn khỏi 46–50; chủ nghĩa tư bản tài năng tự do
Nga, 168; về các phần thu nhập của vốn và sự tập trung cao của, 26–31
và lao động, 15; về của cải được thừa kế,
62; về của cải tư nhân ở Trung Quốc, Quyền tài sản, các: ở Trung Quốc, 116–
103–104; về tỷ lệ giữa vốn và thu nhập, 117; các chuỗi giá trị toàn cầu và, 148
27; về phần tăng lên của thu nhập lao
Quyền tự do chính trị, sự đánh đổi giữa thu
động trong 1 phần trăm trên đỉnh, 18;
nhập và, 208–209
các nhân tố mang tính hệ thống và ngẫu
nhiên đẩy bất bình đẳng lên, 22, 23 Quyền tự do tự nhiên (natural liberty), 12
Piñera, José, 167–168 Quyết định sản xuất và định giá ở Trung
Quốc, 90–91
Pinochet, Augusto, 167
R
Plato, 4, 68–69
Race between Educaton and Technology,
Polanyi, Karl, 195
The (Goldin & Katz), 24
Polyarchy (nền Đa trị), 119
Rawls, John: về mặt sáng của chủ nghĩa tư
Popper, Karl, 244n3 bản, 176, 177; về các điều kiện cần cho
sự ổn định của bất kể hệ thống nào, 4–5;
Postcapitalism (Mason), 194, 255n18 về các ràng buộc của tôn giáo và khế ước
xã hội ngầm về hành vi, 179–180; về các
Protestant Ethic and the Spirit of quyền chính trị đã nói ở trước cho lợi lộc
Capitalism, The (Weber), 91 kinh tế, 257n34; về bất bình đẳng, 158;
về bình đẳng tài năng, 12; về hành vi
Putin, Vladimir, 93, 170
không phô trương của những người giàu
Q có, 254n13; về hàng hóa cơ bản (primary
goods), 208; về đánh thuế sự thừa kế, 49
Quan chức đảng ở Trung Quốc, các, tham
nhũng và, 108–112 Ray, Debraj, 22

290
Rent (tô, tiền thuê): định nghĩa, 250n1; ~ của nhiều người), 119; về chủ nghĩa đế
đổi mới, 152. Xem cả Rent tư cách công quốc đạo đức, 126; về chức năng của nhà
dân tư bản, 23; về bất bình đẳng thu nhập,
40; về các lý do cho bùng nổ chiến tranh,
Rent đổi mới, 152 72
Rent tư cách công dân, 131–132, 133; như Seabright, Paul, 85
tài sản kinh tế, 134–136; bất bình đẳng
cơ hội toàn cầu, 158–159 Shaffer, Mark, 85

Rentier, các, xã hội của (những người Siêu thương mại hóa
hưởng rent), 210–211 (hypercommercialization), “bàn tay vô
hình” và, 227–229
Ricardo, David, 200
Siêu toàn cầu hóa, ý thức hệ kiếm tiền và,
Ricardo-Marx, chủ nghĩa tư bản ~, 215 163–168
Rich People Poor Countries (Freund), 161– Singapore, chủ nghĩa tư bản chính trị ở, 96,
163 97
Robertson, Pat, 180 Skin in the Game (Taleb), 182, 240n33
Robinson, James, 73 Smith, Adam, 9; về mặt sáng của chủ nghĩa
tư bản, 176, 177, 178; về tư cách công
Robot, các, mối đe dọa của sự đến của ~,
dân, 159; về phối hợp các lợi ích của các
197–201
nhà tư bản, 210; về mặt tối của chủ nghĩa
Rosenvallon, Pierre, 181 tư bản, 178; về bình đẳng của cải và
quyền lực và sự duy trì hòa bình, 214; về
Rửa tiền “đạo đức”, sự, 169–170 chức năng của nhà tư bản, 22–23; siêu-
thương mại hóa và “bàn tay vô hình” và,
S 227–229; về giữ đầu tư vốn ở gần, 148;
về tính di động của con người và chứng
Saint-Simon, Henri de, 210
khoán, 241n38; về Đạo luật Hàng hải,
Salanié, Bernard, 39 114, 248n45; về tái cân bằng sức mạnh
kinh tế, 1, 2; sự phân loại ba giai cấp và,
Samuelson, Paul, 15 17

Sản xuất: phương thức ~ “Á châu”, 74, 75, Söderberg, Daniel, 51, 203
245n7; quây hộ gia đình vào phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, 189– Solow, Robert, 25
190; sự di chuyển tự do của các nhân tố
Song, Zheng (Michael), 120
~, 136–141; sự phân mảng toàn cầu của,
251n13; các chuỗi giá trị toàn cầu và sự Spirit of Laws, The (Montesquieu), 253n1
tổ chức ~, 147–148; phương thức ~ hộ
gia đình, 189; nhân dân như các trung Stalin, Joseph, 81
tâm ~ tư bản chủ nghĩa, 194–196; lao
động ăn lương bên ngoài nhà ở, 189 Stalinist, các nhà, cách mạng ~ ở Trung
Quốc và, 81
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI),
126–127 Stamp, Josiah, 158

Sapio, Flora, 93 Stantcheva, Stefanie, 54

Sarkozy, Nicolas, 58 Starbucks, 183

Say, Jean-Baptiste, 199–200 Steins, Ulrike, 31–32

Schularick, Moritz, 31–32 Sức mạnh kinh tế (economic power), sự tái


cân bằng giữa châu Á và châu Âu và Bắc
Schumpeter, Joseph: về mặt sáng của chủ Mỹ, 2, 5–11
nghĩa tư bản, 176; định nghĩa của chủ
nghĩa tư bản và, 12; định nghĩa của dân T
chủ và polyarchy (nền đa trị-sự cai trị

291
Tác động chính trị, các, của thành công của Tham nhũng: ở Trung Quốc, 107–112, 164;
chủ nghĩa tư bản chính trị ở Trung Quốc, ở các nước với chủ nghĩa tư bản chính
9 trị, 97–98; các tác động phân phối của,
109–112; toàn cầu hóa và ~ khắp thế
Tác động phân phối, các, của tham nhũng, giới, 130–131; chủ nghĩa tư bản chính trị
ở Trung Quốc, 109–112 và, 94–95, 96, 120–121. Xem cả tham
nhũng khắp thế giới
Tác động xã hội, các, của thu nhập cơ bản
phổ quát, 204–205 Thành công kinh tế, sự hấp dẫn của chủ
nghĩa tư bản chính trị và, 121, 123–124
Tài khoản vốn mở (open capital accounts),
các, tham nhũng khắp thế giới và, 163, Thành công, tiền như tiêu chuẩn ~ duy
168–170, 174 nhất, 184
Tái phân phối thuế-và-chuyển giao (tax- Thanh toán tài chính, các sự, tính phi đạo
and-transfer redistribution), các hạn chế đức (amorality) và, 183–184
của, 44–45
Thatcher, Margaret, 48, 57
Tài sản có thể tiếp thị được, tư cách công
dân như, 134–136 Thế giới hậu–Chiến tranh Lạnh, các đường
nét về, 1–11; chủ nghĩa tư bản như hệ
Tài sản tài chính, các, người giàu và suất lợi thống kinh tế-xã hội duy nhất, 2–5; sự
tức trên, 32–33 lên của châu Á và sự tái cân bằng của thế
giới, 2, 5–11
Tài sản: phi tập trung hóa quyền sở hữu
của, 46; chủ nghĩa tư bản tài năng tự do Thế giới quan tự do, sự bất lực để giải thích
và suất lợi tức cao hơn trên ~ của những chỗ của chủ nghĩa cộng sản trong lịch sử
người giàu, 31–34 và, 68–78
Tài trợ các đảng và các cuộc vận động Thế giới thứ Ba: sự phát triển chủ nghĩa tư
chính trị, sự kiểm soát quá trình chính trị bản trong, 222–224; sự giải thích chủ
bởi người giàu và, 57–58 nghĩa cộng sản trong, 74, 75–78; vai trò
của cách mạng cộng sản trong, 78–82
Tài trợ công của các cuộc vận động chính
trị, 217 Thể thao được thương mại hóa, thiếu các
quy tắc ứng xử được nội hóa trong, 182
Taleb, Nassim, 182, 240n33, 256n25
Theory of Justice, A (Rawls), 12, 158
Tầng lớp dưới (underclass), người di cư,
55, 146–147 Theory of Moral Sentiments, The (Smith),
159, 178, 228, 253–254n4
Tăng trưởng, chủ nghĩa tư bản như hệ
thống ~, 22–23 Thiên đường thuế, các, 44, 183, 251n21;
tham nhũng và, 169; trừng trị thẳng tay
Tanzi, Vito, 107
~, 173, 175; tham nhũng khắp thế giới và
Tập Cận Bình, 93, 95, 125, 248n41 quy mô của, 160–161

Taylor, A. J. P., 72 Thời gian rỗi, sự tăng về ~ như sự làm dịu


cho chủ nghĩa tư bản được thương mại
Thái độ chống toàn cầu hóa của các đảng hóa, 185–187
cánh-tả, 157
Thu nhập cơ bản phổ quát (UBI), các vấn
Thái Lan, sự tăng về tăng trưởng kinh tế ở, đề với, 201–205
8
Thu nhập lao động, 16–18; sự liên kết của
Tham nhũng khắp thế giới, 159–175; các thu nhập vốn cao và thu nhập lao động
nhân tố hỗ trợ (enablers) của, 168–170; cao trong cùng các cá nhân, 34–36; chủ
toàn cầu hóa và, 130–131; bắt chước các nghĩa tư bản tài năng tự do và bất bình
hình mẫu tiêu dùng của các nước giàu và, đẳng về, 27, 28–30
170–173; thiếu các cố gắng để kiểm soát,
173–175; các giới hạn về, 163–168 Thu nhập quốc gia, 233; chủ nghĩa tư bản
tài năng tự do và phần gộp tăng lên của
vốn trong, 23–26

292
Thu nhập tự-làm việc, 233 Tính đồng đều, nhà nước phúc lợi và, 51,
52, 155–156
Thu nhập vốn, 16–18, 233–234; sự liên kết
của ~ cao và thu nhập lao động cao trong Tính hấp dẫn toàn cầu của chủ nghĩa tư
cùng các cá nhân, 34–36; phần tăng lên bản chính trị, 112–113; Trung quốc
của ~, ở Trung Quốc, 103–104; phần ~ “xuất khẩu” chủ nghĩa tư bản chính trị
trong tổng thu nhập, 15–16 và, 118–128

Thu nhập: của những người giàu vốn và Tinh thần kinh doanh (entrepreneurship),
giàu lao động, 16–18; phân chia thu nhập 25
ròng giữa những người lao động và
những người chủ, 14–16; từ nhà ở, 234; Toàn cầu hóa thương mại, nhà nước phúc
đo phần vốn trong tổng ~ ròng, 233– lợi và, 51
234; nhận được bởi các nhà quản lý chóp
Toàn cầu hóa: chủ nghĩa tư bản và, 3; các
bu/CEO, 233–234; phần tăng lên từ vốn,
thời đại ~, 150–155; tạo thuận lợi cho
ở Trung Quốc, 103–104; sự đánh đổi
tham nhũng khắp thế giới, 107; bất bình
giữa chính trị tự do và, 208–209. Xem cả
đẳng trong chủ nghĩa tư bản tài năng tự
Thu nhập vốn; Thu nhập lao động
do và, 22; nỗi khó chịu ở phương Tây về,
Thuê ngoài xem outsourcing 9–10; các kịch bản cho sự tiến hóa của,
209–211; ủng hộ cho ~ ở châu Á, 9; các
Thuế tài sản để phi tập trung quyền sở hữu thiên đường thuế và, 44; nhà nước phúc
vốn, 48–50 lợi và, 50–55, 155–159; nhà nước phúc
lợi trong thời đại ~, 50–55; tham nhũng
Thuế thừa kế, để phi tập trung quyền sở khắp thế giới và, 159–175. Xem cả Chủ
hữu vốn, 48–50 nghĩa tư bản và toàn cầu hóa, tương tác
của
Thụy Điển, nhà nước phúc lợi và, 51
Tôn giáo: ràng buộc lên hành vi tư bản chủ
Tiến bộ công nghệ: nỗi sợ ~, 197–205;
nghĩa, 180; và kiếm tiền như một giá trị
toàn cầu hóa và, 152, 153; tăng về năng
cao nhất, 180
suất lao động và, 24; mối đe dọa của
chiến tranh toàn cầu và, 207 Tống, Trung Quốc thời, các nhà buôn và
chính phủ trung ương trong, 105, 115
Tiến hóa xã hội, sự, 68
Trần giáo dục, 44
Tiền: như tiêu chuẩn thành công, 184; như
bộ san bằng trong xã hội, 177 Tránh thuế (tax evasion), 173, 183
Tiêu dùng, sự bắt chước các hình mẫu tiêu Transparency International, 97; Chỉ số
dùng của các nước giàu, 170–173 Cảm nhận Tham nhũng (Corruption
Perception Index), 160
Tinbergen, Jan, 24, 43
Trật khớp (disarticulation), 10
Tính di động giáo dục giữa thế hệ, 247n35
Triệu Tử Dương, 92, 248n39
Tính di động giữa thế hệ: ở Trung Quốc,
105; sự giảm về, 41–42; sự tiến hóa của Trò chơi lặp lại, các, sự hàng hóa hóa và,
chủ nghĩa tư bản và, 216; bất bình đẳng 192–193
và, 63–65; trog chủ nghĩa tư bản tài năng
tự do, 215; trong chủ nghĩa tư bản dân Trợ cấp một-lần, 201, 242n43
chủ-xã hội, 215
Trump, Donald, 114
Tính di động lao động, toàn cầu hóa và,
129–130, 150, 154 Trung Quốc: thái độ xa lánh khỏi thế giới,
122–123; sự bắt đầu của chủ nghĩa tư
Tính di động thu nhập, 41 bản chính trị ở, 92–93; vốn tháo chạy
khỏi ~, 168; chủ nghĩa tư bản ở, 87–91;
Tính di động tương đối, 41–42, 241n34 thay đổi về khoảng cách (gap) thu nhập
và, 8; tham nhũng ở, 107–112, 164; dân
Tính di động vốn. Xem Các chuỗi giá trị
chủ ở, 117–118; giải thích thành công
toàn cầu
của, 73–74; GDP trên đầu người, 86, 211,
212, 213; tỷ lệ tăng trưởng ở, 235; khảo

293
sát hộ gia đình ở, 98–100, 232, 247n33; Tỷ lệ chiết xuất (extraction ratio) bất bình
bất bình đẳng thu nhập ở, 98–106; bất đẳng, 246n16
bình đẳng ở, 98–112; như nước dẫn đầu
trong sự lên kinh tế của châu Á, 5–6; giai Tỷ lệ của cải-thu nhập (wealth-income
cấp trung lưu ở, 104–105, 248n36, ratio), 27, 30
249n48; cần tham gia với thế giới, 125–
Tỷ lệ tăng trưởng, mức thu nhập và, 235
128; cấu trúc giai cấp mới ở, 104–106;
con đường phát triển của chủ nghĩa tư Tỷ lệ vốn-lao động (K/L), 149
bản ở, 115; chủ nghĩa tư bản chính trị ở,
5, 67, 96–98, 113–118, 123–125; các tác Tỷ phú, các: tham nhũng và, 251n18; các
động chính trị của thành công kinh tế quan hệ chính trị của, 251–252n23;
của, 9; phần GDP của khu vực tư nhân, nguồn của cải của, 161–163
246n21; hệ thống khoán hộ ở
(responsibility) ở, 87, 90, 123, 249n53; U
vai trò trong phát triển kinh tế ở châu
Uber, 190, 199
Phi, 125–126, 214; phần của GDP toàn
cầu, 9, 10; các cuộc cách mạng xã hội và UBI xem thu nhập cơ bản phổ quát
dân tộc ở, 79–82; sự sống sót của chủ
nghĩa tư bản chính trị ở, 113–118; khả V
năng chuyển giao của chủ nghĩa tư bản
chính trị, 123–125 Vanishing American Corporation, The
(Davis), 25
Trung tâm tài chính, các, tham nhũng và ~
toàn cầu, 169–170 “Về Chính phủ Đại diện” (Mill), 57

Truyền bất bình đẳng giữa thế hệ, sự 19– Veblen, Thorstein, 17, 171
20
Vecchi, Michela, 152
Truyền của cải giữa thế hệ, sự 158–159;
Venturini, Francesco, 152
đầu tư vào con cái và, 39, 40; chủ nghĩa
tư bản tài năng tự do và, 40–42 Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, 99
Tư cách công dân: như tài sản kinh tế, 134– Việt Nam: tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu
136, 155; như loại quan niệm (ideal người ở, 86–87; tỷ lệ tăng trưởng ở, 235;
category), 132–134; các mức của, 135– sự tăng về tăng trưởng kinh tế ở, 8; chủ
136; những người di cư và các phúc lợi nghĩa tư bản chính trị ở, 96, 97; các cuộc
và quyền của, 142–147; nhà nước phúc cách mạng xã hội và dân tộc ở, 79–80;
lợi và, 155–157 ủng hộ toàn cầu hóa ở, 9
Tự cấp tự túc (autarky), 95; thách đố thế Visa tạm thời, 146
giới được thương mại hóa bằng việc ủng
hộ, 187; các hạn chế về tham nhũng và, Voltaire, 228
164
Vốn, Tư bản (capital): chủ nghĩa tư bản tài
Tự động hóa, các nỗi sợ về ~ tăng lên, 197– năng tự do và phàn tăng lên của ~ trong
201 thu nhập quốc gia, 23–26; đo phần của ~
trong tổng thu nhập ròng, 233–234; vì
Tự trị, sự, cho các quy tắc (autonomy for sao lao động là khác với ~, 139–141
rules), chủ nghĩa tư bản chính trị và, 121
Vonyó, Tamas, 83–84
Tự trị, sự, của nhà nước trong chủ nghĩa tư
bản chính trị, 92–93, 95 Vries, Peer, 115

Tưởng Giới Thạch, 107 “Vùng vô pháp luật”: Trung Quốc và, 117;
trong chủ nghĩa tư bản chính trị, 93
Tương lai, sự bất lực để mường tượng ~,
197–201 Vương quốc Anh: chủ nghĩa tư bản cổ điển
ở, 13; trừng trị thẳng tay các thiên
Tuyên ngôn Cộng sản xem Communist đường thuế, 173; sự di chuyển người tự
Manifesto do và, 250n6; bất bình đẳng về thu nhập
từ vốn và lao động ở, 26–27, 28; mua các
giấy phép cư trú ở, 134, 135; phần của

294
vốn như phần trăm của thu nhập quốc X
gia ở, 15

W
Xã hội cộng sản, các: tính thù địch với toàn
Wallerstein, Immanuel, 116 cầu hóa, 3; các hạn chế về tham nhũng
trong, 164–167
Wang Fan-hsi, 81
Xã hội thương mại, các: lòng tham và đạo
Wang Hui, 116 đức giả trong, 178–180; các quan hệ xã
hội trong, 176–177
Wang Ming, 81
Xa lánh, tha hóa, sự (alienation), sự hàng
Warren, Bill, 76, 78, 223
hóa hóa và, 193
Washington, Đồng thuận, 73, 116–117
Xâm nhập pháp lý, sự, vào đời sống gia
Wealth and Poverty of Nations, The đình, 188–190
(Landes), 196
Xia, Ming, 92
Wealth of Nations, The (Smith), 113, 114,
Xie, Yu, 103
178, 253–254n4
Xu Caihou, 108–109
Weber, Max: chủ nghĩa tư bản của, 176–
180; định nghĩa về chủ nghĩa tư bản, 12, Xu Chenggang, 123
225; về sự phân biệt giữa sản xuất và
lĩnh vực gia đình, 189; về công việc
không đều, 192; về chủ nghĩa tư bản
chính trị, 91, 94; về Đạo Tin lành, 254n6 Y

Weiss, Yoram, 39

When China Rules the World (Jacques), 122 Yang, Li, 103–104, 105

Whig, cách nhìn ~ về lịch sử, 68 Yitzhaki, Shlomo, 33

Wilson, Woodrow, 80, 112

Wolff, Edward, 26, 32 Z

Wootton, David, 227, 253–254n4

World Bank (Ngân hàng Thế giới), 127; Zasulich, Vera, 74, 245n6
World Development Report (Báo cáo
Zheng He, 122
Phát triển Thế giới), 202; Worldwide
Governance Indicators (các Chỉ báo Zhou, Xiang, 103
Quản trị Khắp Thế giới), 160
Zucman, Gabriel, 103–104, 161, 168, 169

295

You might also like