You are on page 1of 303

Tủ sách SOS2

BẤT BÌNH ĐẲNG TOÀN CẦU

Một Cách tiếp cận Mới cho


Thời đại Toàn cầu hóa

Branko Milanovic

Nguyễn Quang A dịch


Nhà xuất bản Dân khí-2022
MỤC LỤC
Lời giới thiệu .......................................................................................................................... iii
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. vii
Dẫn nhập ....................................................................................................................................1
1. Sự Lên của Giai cấp Trung lưu và các nhà Tài phiệt Toàn cầu ................ 10
2. Bất bình đẳng bên trong các Nước.......................................................................... 46
Giới thiệu các làn sóng Kuznets để Giải thích các Xu hướng Dài hạn về Bất
bình đẳng ........................................................................................................................... 46
3. Bất bình đẳng giữa các nước .............................................................................. 118
4. Bất bình đẳng Toàn cầu trong Thế kỷ Này và Thế kỷ Tiếp theo ......... 155
5. Tiếp theo là Gì? ......................................................................................................... 212
Ghi chú .................................................................................................................................. 241
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 262
Index ...................................................................................................................................... 279

ii
Lời giới thiệu

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ 58 của tủ sách SOS2,* cuốn BẤT BÌNH
ĐẲNG TOÀN CẦU – Một Cách tiếp cận Mới cho Thời đại Toàn cầu
hóa (GLOBAL INEQUALITY – A New Approach for the Ange of
Globalization) của Branko Milanovic do Havard University Press xuất
bản năm 2016.
Giáo sư Branko Milanovic là nhà kinh tế học Mỹ gốc Serbia, từng
là một nhà kinh tế học chính của Ngân hàng Thế giới, là chuyên gia nổi
tiếng thế giới về bất bình đẳng nói chung và đặc biệt về bất bình đẳng
toàn cầu.
Có nhiều loại bất bình đẳng (cơ hội, chính trị, kinh tế, sức khỏe, giáo
dục,…, và chúng đều có liên hệ với nhau) trong cuốn sách về kinh tế
này tất nhiên tác giả bàn về bất bình đẳng thu nhập (income) và/hoặc
bất bình đẳng của cải (wealth). Để đo bất bình đẳng về x (chẳng hạn, x
= thu nhập) cách tốt nhất là dùng phân bố f(x), nơi f(x) là tỷ lệ dân số
có thu nhập là x.
Tuy nhiên làm việc với hàm phân bố là phức tạp. Từ hàm phân bố

* Những cuốn trước:


1. Kornai János, Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất Bản
Văn hóa Thông tin 2002.
2. Kornai János, Hệ thống xã hội chủ nghĩa, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.
……….
42. Gabriel Zucman, Của cải Giấu giếm của các Quốc gia, NXB Dân Khí, 2019
43. Emmanuel Saez và Gabriel Zucman, Chiến thắng của sự Bất công:
………
48. Tom Hartman, Lịch sử bị Che giấu của Chính thể Đầu sỏ Mỹ: Đòi lại nền Dân chủ của Chúng ta từ
Giai cấp Thống trị. NXB Dân Khí, 2021
49. Adam Jetlesson, Công tắc Ngắt: sự Lên của Thượng Viện Hiện đại và sự làm Què nền Dân chủ Mỹ,
NXB Dân Khí, 2021
50. Kornai János, Suy ngẫm, 2021
51. Slavoj Žižek, Đại Dịch! – Covid-19 làm lung lay thế giới, NXB Dân Khí, 2021
52. Slavoj Žižek, Đại Dịch! 2 – Biên niên sử của một thời đã mất, NXB Dân Khí, 2021
53. Amartya Sen, Quê Nhà trong Thế giới, NXB Dân Khí, 2021
54. Desmond Shum, Roulete Đỏ, NXB Dân Khí, 2021
55. Katherine M. Gehl và Michael E. Porter, Ngành Chính trị, NXB Dân Khí, 2021
56. Ronald Inglehart và Christian Welzel, Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa và Dân chủ, NXB Dân Khí,
2022
57. Ronald Inglehart, Sự Tiên hóa Văn hóa, NXB Dân Khí, 2022
f(x) ta có thể tính ra một số đo gọi là hệ số Gini (G) thường được dùng
để đo bất bình đẳng. G bằng 0 khi tất cả mọi người có thu nhập bằng
nhau (bằng thu nhập trung bình, hay phân bố là đều, xã hội hoàn toàn
quân bình) và Gini cực đại là G=1-1/N (khi một người chiếm toàn bộ
thu nhập và N-1 người còn lại không có thu nhập nào), với N lớn (thí
dụ 100 triệu dân, hay 7,3 tỷ dân cho toàn cầu) thì G cực đại có thể coi
là bằng 1 (và trong trường hợp này N-1 người còn lại sẽ chết đói, một
cực đoan không thể xảy ra trong thế giới thực). Hai trường hợp lý thuyết
cực đoan (G=0 hay G=1) không thể tồn tại trong thực tế.
Trong thế giới thực G thu nhập khoảng 0,26-0,29 tại Bắc Âu được
cho là có bất bình đẳng thấp và khoảng 0,64-0,66 ở vài nước Phi Châu
và Nam Mỹ với bất bình đẳng cao (theo Ngân hàng Thế giới G=0,357
ở Việt Nam trong năm 2018). Hệ số Gini thấp nhất (0,11) được ghi lại
là giữa thu nhập đô thị Trung Quốc cuối những năm 1970, hay ở Tiệp
Khắc (G=0,17) trong những năm 1980.
Ngoài hệ số Gini còn có vô vàn cách khác để đo bất bình đẳng, thí
dụ, 10% (hay 1%) trên đỉnh (tức là 10% hay 1% những người có thu
nhập cao nhất trong một cộng đồng hay một nước) chiếm bao nhiêu
phần của tổng thu nhập (hay tổng của cải hay của tổng giá trị gia
tăng,…). Trong những năm 1970 phần trong tổng thu nhập của 10%
trên đỉnh ở Nga cỡ 22%, nhưng trong 2000-2010 phần này nhảy lên
gần 50%, tức là bất bình đẳng từ rất thấp thời Liên Xô và lên cực kỳ
cao trong thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ 21.
Đóng góp to lớn của Branko Milanovic cho nghiên cứu về bất bình
đẳng có thể tóm tắt ở hai điểm chính.
Thứ nhất, ông mở rộng việc nghiên cứu bất bình đẳng ra quy mô
toàn cầu. Trước đây hầu hết nghiên cứu về bất bình đẳng hạn chế trong
phạm vi một nước nào đó. Khi làm việc cho Ngân hàng Thế giới ông
bắt đầu mở rộng phạm vị nghiên cứu bất bình đẳng ra toàn cầu (nói
nôm na xem xét sự bất bình đẳng thu nhập và/hoặc của cải của toàn bộ
dân cư trên trái đất (gồm khoảng 7,3 tỷ người). Đường cong bất bình
đẳng toàn cầu hình con voi (hay hình dấu ngã) cho giai đoạn 1988-2008
do ông đưa ra đã trở nên nổi tiếng thế giới.
Thứ hai, ông đã mở rộng khái niệm đường cong bất bình đẳng
Kuznets thành các làn sóng Kuznets. Kuznets cho rằng bất bình đẳng ở

iv
một nước tăng lên với sự phát triển kinh tế, lên đỉnh điểm và sau đó
giảm xuống tạo thành đường cong bất bình đẳng có hình chữ U lộn
ngược. Sự thay đổi bất bình đẳng ở các nước tiên tiến đã phù hợp với
giả thuyết Kuznets từ thế kỷ thứ mười chín (bất bình đẳng tăng lên) và
đạt đỉnh vào khoảng những năm 1920-1930 và giảm xuống cho đến
khoảng 1980, nhưng lại bắt đầu tăng từ khoảng năm 1980. Giả thuyết
Kuznets không thể giải thích được phần tăng thứ hai này của bất bình
đẳng. Blanko Milanovic đưa ra giả thuyết về các đợt (làn) sóng Kuznets
(mỗi làn sóng gắn với một cuộc cách mạng công nghệ). Làn sóng thứ
nhất gắn với cách mạng công nghiệp hay cách mạng công nghệ lần thứ
nhất (như giả thuyết Kuznets gốc) và làn sóng thứ hai gắn với cách
mạng công nghệ lần thứ hai (cách mạng ICT-truyền thông và thông tin,
AI). Với giả thuyết mở rộng này ông có thể giải thích diễn biến của bất
bình đẳng trước cách mạng công nghiệp cũng như sự lên của bất bình
đẳng từ khoảng những năm 1980 và có thể tiên đoán diễn biến bất bình
đẳng trong tương lai (bản thân ông cảnh báo phải rất thận trọng với các
tiên đoán vì các tiên đoán phần lớn là sai).
Tìm hiểu về bất bình đẳng và diễn tiến của nó có thể giúp chúng ta
hiểu thêm về diễn biến kinh tế-xã hội và chính trị trên thế giới và của
từng nước hay nhóm nước trong quá khứ và hiện tại và suy ngẫm về
tương lai.
Chạy theo ảo tưởng bình quân chủ nghĩa đã dẫn đến những chính
sách kinh tế xã hội khiến hệ thống cộng sản sụp đổ. Ngày nay hầu như
tất cả các nước đều theo hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Và với hệ
thống kinh tế tư bản chủ nghĩa (được đặc trưng chủ yếu bởi lao động
tự do về mặt pháp lý, vốn sở hữu tư nhân, sự phối hợp phân tán, và
sự theo đuổi lợi nhuận) thì bất bình đẳng là không thể (và cũng chẳng
cần) loại trừ. Bất bình đẳng cao và sự bất ổn xã hội có quan hệ mật thiết
và theo tác giả bất bình đẳng quá cao dẫn đến chiến tranh và xung đột;
nó có thể là một trong những nguyên nhân chính của sự suy thoái dân
chủ, sự lên của chủ nghĩa dân túy hay chủ nghĩa tài phiệt ở nhiều nước
phát triển ngày nay.
Chính phủ luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho bất
bình đẳng ở mức có thể chấp nhận được (vì nếu nó quá thấp [hay phấn
đấu đến bình quân] thì sẽ rất tai hại cho nhiều khuyến khích phát triển,
nhưng nếu bất bình đẳng quá cao thì dẫn đến bất ổn chính trị và xã hội,
thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh!)

v
Chính vì thế việc hiểu và nghiên cứu về bất bình đẳng là hết sức
quan trọng. Cuốn sách này là cuốn thứ ba về đề tài này trong tủ sách
SOS2 (hai cuốn trước là cuốn số 42 của Gabriel Zucman và cuốn số 43
của Emmanuel Saez và Gabriel Zucman).
Cuốn sách mỏng này (cũng như các cuốn số 42 và 43) sẽ rất hữu ích
cho tất cả những ai muốn tìm con đường phát triển lành mạnh cho đất
nước và thế giới, nhất là các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh
tế học, các nhà báo, các sinh viên, các nhà hoạt động nhân quyền và
dân chủ, và những người quan tâm khác.
Tôi chân thành giới thiệu với quý vị cuốn sách rất đáng đọc này của
Blanko Milanovic cũng như 2 cuốn liên quan.
27-4-2022
Nguyễn Quang A

vi
Lời cảm ơn

Cuốn sách này là sản phẩm của nhiều năm làm việc về bất bình đẳng
thu nhập nói chung và, cụ thể hơn, về bất bình đẳng thu nhập toàn
cầu. Việc cảm ơn tất cả mọi người mà tôi đã học được từ họ trong
một thời kỳ dài như vậy là không thể làm được, cho nên tôi sẽ tập
trung hẹp hơn vào việc viết cuốn sách này. Như mọi người đều biết,
phần khó nhất là việc hình dung ra cấu trúc của một cuốn sách. Một
khi tôi đã quyết định bắt đầu với việc sắp xếp lại lớn nhất của thu
nhập cá nhân trong hai thế kỷ qua, tức là, với các tác động của toàn
cầu hóa lên phân bố thu nhập trên thế giới, phần còn lại của các
chương, như trong một trò chơi đố xếp hình, nhanh chóng khớp
vào chỗ.
Vấn đề khó nhất thứ hai trong việc viết một cuốn sách là việc bắt
đầu viết. Sự khiếp sợ của câu đầu tiên. Theo lời khuyên của bạn tôi
Niels Planel, bản thân anh là một nhà văn không hư cấu, tôi quyết
định để bắt đầu cuốn sách bằng việc đi Bocas del Toro ở Panama
một tuần. Đã là một quyết định tuyệt vời. Sau một tuần dành hầu
như toàn bộ cho cuốn sách (với vài sự đắm mình trong biển
Caribbean giữa chừng), một phần lớn của văn bản đã hoàn thành.
Thật thích thú để biết sớm từ Ian Malcolm của Harvard
University Press rằng nhà xuất bản quan tâm đến việc xuất bản
cuốn sách. Như thường xảy ra trong trường hợp như vậy, cũng đã
có một yếu tố may mắn: tôi tình cờ ở London khi đó, và chúng tôi
đã thống nhất về tất cả chi tiết cạnh một ly cà phê (hay ly trà?). Ian
đã có những đóng góp quan trọng như một biên tập viên. Ông đọc
hết văn bản hết sức cẩn thận với sự ham hiểu biết, trong khi ghi
nhớ những quan tâm lớn nhất của tác giả và gợi ý những sửa đổi
với sự chính xác và sự tế nhị. Các gợi ý của ông đã cải thiện cuốn
sách, vài sửa đổi cấu trúc ông đề xuất đã làm cho nó tập trung hơn
và dễ đọc hơn.
Louise Robbins đã làm công việc biên tập văn bản tuyệt vời. Tôi
rất vui rằng chúng tôi đã nhanh chóng thống nhất về một cách tiếp
cận khả thi—nơi tiếng nói của tác giả được để nguyên, nhưng các
lỗi sẽ được sửa và những sự không nhất quán được nêu bật và cuối

vii
cùng được sửa chữa. Tôi rất mang ơn Louise vì việc làm cho cuốn
sách tốt hơn. Thật vui được làm việc với bà.
Những người khác tại Harvard University Press mà sự giúp đỡ
của họ tôi đánh giá cao gồm Anne McGuire, cô đã kiểm tra cẩn thận
những tham khảo, và Stephanie Vyce, đã hữu ích nhất trong việc
xem xét lại các nguồn và các trích dẫn tôi dùng trong cuốn sách.
Các phần của các chương đề cập đến phân bố thu nhập toàn cầu
đã được trình bày tại những cuộc nói chuyện và hội nghị khác nhau,
tôi cảm ơn vì những phản hồi tôi đã nhận được. Cho nội dung trong
Chương 2, nơi tôi định nghĩa lại giả thuyết Kuznets và đưa vào khái
niệm về các làn sóng Kuznets, tôi mang ơn các bình luận thành văn
xuất sắc tôi nhận được từ (theo thứ tự abc) Guido Alfani, Bob Allen,
Christoph Lakner, Peter Lindert, Leandro Prados de la Escosura, và
Walter Scheidel, và cũng cho các bình luận tôi nhận được tại các
seminar và hội thảo nơi tôi trình bày phần đó của cuốn sách: từ
Steve Broadberry, Ljubomir Madžar, và Filip Novokmet ở Belgrade;
Leandro Prados de la Escosura, Francisco Goerlich, Facundo
Alvaredo, Roy van der Weide, và Peter Lanjouw ở Valencia; John
Bonin tại Đại học Wesleyan; Walter Scheidel, Peter Turchin, và Peer
Vries ở Vienna; và Joe Stiglitz và Suresh Naidu ở Thành phố New
York. Carla Yumatle đã rất hữu ích với các bình luận của cô và sự
thảo luận về công trình của Frantz Fanon.
Tôi mang ơn các bạn đã hào phóng chia sẻ dữ liệu của họ với tôi
và đã trả lời nhiều câu hỏi của tôi: Leandro Prados de la Escosura
và Carlos Álvarez Nogal, Peter Lindert và Jeffrey Williamson,
Giovanni Vecchi và Andrea Brandolini, Jonathan Cribb, Guido
Alfani, Walter Ryckbosch, Javier Rodríguez Weber, Christoph
Lakner và Tony Atkinson, Luis Bértola, Jan Luiten van Zanden,
Wenjie Zhang, Larry Mishel, Michael Clemens, và Çağlar Özden. Tôi
đặc biệt muốn cảm ơn Ann Harrison và Peter Nolan, các nhà phê
bình hạng-nhất và nhiều gợi ý của họ tôi đã xem rất nghiêm túc và
đã thử hợp nhất vào văn bản. Janet Gornick thuộc Graduate Center
của Đại học Thành phố New York và Luxembourg Income Study,
nơi tôi đã làm việc trong toàn bộ thời gian viết và trình bày cuốn
sách này, đã đặc biệt thông cảm và đã cổ vũ tôi để tiếp tục, ngay cả
trong thời gian tôi có một số nghi ngờ.

viii
Vợ tôi, Michele de Nevers, và các con trai tôi, Nikola và Georgie,
đã vui vẻ thấy tôi viết một cuốn sách khác. Nó cho tôi sự tiêu khiển,
và giành nhiều thời gian rỗi hơn cho họ. Tôi mang ơn Michele vì
việc chấp nhận nhẹ nhàng lối sống di chuyển của chúng tôi giữa
New York và Washington, DC.

ix
Dẫn nhập

Đây là một cuốn sách về sự bất bình đẳng toàn cầu. Suốt cuốn
sách, tôi xem xét cả bất bình đẳng thu nhập và các vấn đề chính trị
liên quan đến bất bình đẳng từ một góc nhìn toàn cầu. Bởi vì thế
giới không được hợp nhất dưới một chính phủ duy nhất, tuy vậy,
chúng ta không thể bỏ qua sự cần để xem xét các nhà nước-quốc
gia riêng lẻ. Ngược lại, nhiều vấn đề toàn cầu diễn ra về mặt chính
trị tại mức nhà nước-quốc gia. Như thế, sự cởi mở (trao đổi thương
mại giữa các cá nhân từ các nước khác nhau) lớn hơn sẽ có các hệ
quả chính trị không phải ở mức tưởng tượng toàn thế giới nào đó
mà bên trong các nước thật nơi người dân sống và bị thương mại
tác động. Như một hệ quả của toàn cầu hóa, chẳng hạn, những
người lao động Trung quốc có thể đòi các quyền công đoàn tự do
từ chính phủ, và những người lao động Mỹ có thể đòi các thuế quan
bảo hộ từ chính phủ họ.
Mặc dù các nền kinh tế nhà nước-quốc gia riêng lẻ là quan trọng,
và hầu như tất cả hoạt động chính trị xảy ra tại mức này, toàn cầu

1
hóa là một lực mạnh hơn bao giờ hết tác động đến mọi thứ từ các
mức thu nhập của chúng ta, triển vọng việc làm của chúng ta, và
mức độ tri thức và thông tin của chúng ta, đến giá hàng hóa chúng
ta mua và sự sẵn có của quả tươi vào giữa mùa đông. Toàn cầu hóa
cũng đưa vào các quy tắc trò chơi mới qua quá trình quản trị toàn
cầu non trẻ, dù qua Tổ chức Thương mại Quốc tế-WTO, các hạn chế
lên sự phát thải CO2, hay đàn áp thẳng tay sự trốn thuế quốc tế.
Vì thế đến lúc để xem xét sự bất bình đẳng thu nhập không chỉ
như một hiện tượng quốc gia, như đã được xem xét trong thế kỷ
qua, mà như một hiện tượng toàn cầu. Một lý do để làm vậy đơn
giản vì tính tò mò (một đặc tính được Adam Smith đánh giá cao)—
sự quan tâm lâu dài của chúng ta đến những người khác, bên ngoài
nước chúng ta, sống như thế nào. Nhưng ngoài tính tò mò “thuần
túy” ra, thông tin về cuộc sống và thu nhập của những người khác
cũng có thể có các mục đích thực dụng hơn: nó có thể giúp chúng ta
trong việc đánh giá để mua hay bán cái gì và ở đâu, trong việc học
những cách để làm các thứ tốt hơn và hiệu quả hơn, trong việc ra
quyết định về di cư đến đâu. Hay chúng ta có thể dùng tri thức kiếm
được từ việc các thứ được làm thế nào ở nơi khác trên thế giới để
đàm phán lại lương với thủ trưởng, để than phiền về quá nhiều khói
thuốc lá, hay yêu cầu người hầu bàn cho một túi đựng thức ăn (một
thói quen đã lan ra từ một nước sang nước khác).
Một lý do thứ hai để tập trung vào bất bình đẳng toàn cầu là bây
giờ chúng ta có khả năng để làm vậy: trong khoảng thập niên qua,
dữ liệu cần để đánh giá và so sánh các mức thu nhập của tất cả các
cá nhân trên thế giới đã trở nên sẵn có lần đầu tiên trong lịch sử
con người.
Nhưng lý do quan trọng nhất, vì tôi tin độc giả của cuốn sách này
sẽ đánh giá cao, là một nghiên cứu về bất bình đẳng toàn cầu trong
hai thế kỷ qua, và đặc biệt trong hai mươi lăm năm qua, cho phép
chúng ta thấy thế giới đã thay đổi thế nào, thường theo những cách
cơ bản. Những sự thay đổi về bất bình đẳng toàn cầu phản ánh sự
lên, sự trì trệ, và sự suy sụp kinh tế (và thường xuyên cả chính trị)
của các nước, những sự thay đổi về các mức bất bình đẳng bên
trong các nước, và những sự chuyển đổi từ một hệ thống xã hội hay
chế độ chính trị sang hệ thống khác. Sự lên của Tây Âu và Bắc Mỹ
tiếp sau Cách mạng Công nghiệp đã để lại dấu ấn của nó lên sự bất

2
bình đẳng toàn cầu, đẩy nó lên. Gần đây hơn, sự tăng trưởng nhanh
của vài nước Á châu đã có một tác động quan trọng ngang thế, đẩy
sự bất bình đẳng toàn cầu xuống. Và các mức bất bình đẳng quốc
gia, dù tăng lên ở nước Anh trong thời kỳ công nghiệp ban đầu hay
tăng lên ở Trung Quốc và Hoa Kỳ trong các thập niên gần đây, cũng
có các hệ lụy toàn cầu. Sự hiểu biết về bất bình đẳng toàn cầu chẳng
kém gì sự hiểu biết về lịch sử kinh tế của thế giới.
Cuốn sách này mở ra với sự mô tả và sự phân tích về những thay
đổi đáng kể nhất trong các phân bố thu nhập đã xảy ra toàn cầu kể
từ 1988, dùng dữ liệu từ các khảo sát hộ gia đình. Năm 1988 là một
điểm xuất phát tiện lợi bởi vì nó trùng gần như chính xác với sự sụp
đổ của bức Tường Berlin và sự tái hội nhập của các nền kinh tế cộng
sản-một thời vào hệ thống kinh tế thế giới. Sự kiện này đã đi trước,
chỉ vài năm sớm hơn, bởi một sự tái hội nhập tương tự của Trung
Quốc. Hai sự thay đổi chính trị này không phải không có liên quan
đến tính sẵn có tăng lên của các khảo sát hộ gia đình, mà là nguồn
chủ chốt từ đó chúng ta có thể lượm lặt thông tin về những sự thay
đổi về bất bình đẳng toàn cầu. Chương 1 lập tư liệu đặc biệt về (1)
sự lên của cái có thể được gọi là “giai cấp trung lưu toàn cầu,” hầu
hết trong số họ ở Trung Quốc và các nước khác trong “châu Á trỗi
dậy,” (2) sự trì trệ của các nhóm trong thế giới giàu mà phát đạt về
mặt toàn cầu nhưng là giai cấp trung lưu hay trung lưu-thấp về mặt
quốc gia, và (3) sự nổi lên của một nhóm tài phiệt (plutocracy) toàn
cầu. Ba hiện tượng nổi bật này của một phần tư thế kỷ qua mở ra
vài câu hỏi chính trị quan trọng về tương lai của dân chủ, mà tôi đề
cập trong Chương 4. Nhưng trước khi nghĩ về tương lai, chúng ta
quay lại quá khứ để hiểu bất bình đẳng toàn cầu đã tiến hóa thế nào
trong dài hạn.
Bất bình đẳng toàn cầu, tức là, sự bất bình đẳng thu nhập giữa
các công dân của thế giới, về mặt hình thức có thể được xem như
tổng của tất cả những sự bất bình đẳng quốc gia cộng tổng của tất
cả các khoảng cách về thu nhập trung bình giữa các nước. Thành
phần đầu tiên đề cập đến sự bất bình đẳng về thu nhập giữa những
người Mỹ giàu và nghèo, những người Mexican giàu và nghèo, và
vân vân. Thành phần thứ hai đề cập đến các khoảng cách thu nhập
giữa Hoa Kỳ và Mexico, Tây Ban Nha và Morocco, và vân vân cho tất
cả các nước trên thế giới. Trong Chương 2 chúng ta xem xét các sự

3
bất bình đẳng bên trong quốc gia, và trong Chương 3, các sự bất
bình đẳng giữa quốc gia.
Trong Chương 2, tôi sử dụng dữ liệu lịch sử dài hạn về bất bình
đẳng thu nhập, quay lại trong một số trường hợp đến tận Thời
Trung cổ, để trình bày lại giả thuyết Kuznets, công cụ chính của kinh
tế học bất bình đẳng. Giả thuyết này, được nhà kinh tế học đoạt Giải
Nobel, Simon Kuznets, trình bày trong những năm 1950, phát biểu
rằng khi các nước công nghiệp hóa và thu nhập trung bình tăng lên,
sự bất bình đẳng sẽ tăng lên đầu tiên và sau đó giảm xuống, sinh ra
một đường cong có hình chữ U lộn ngược khi ta vẽ mức bất bình
đẳng đối lại thu nhập. Giả thuyết Kuznets gần đây được thấy thiếu
sót bởi vì sự bất lực của nó để giải thích một hiện tượng mới ở Hoa
Kỳ và các nước giàu khác: sự bất bình đẳng thu nhập, mà đã giảm
suốt phần lớn thế kỷ thứ hai mươi, gần đây đã đang đi lên. Điều này
là khó để hòa giải với giả thuyết Kuznets như được xác định ban
đầu: sự tăng bất bình đẳng trong thế giới giàu có không được xảy
ra.
Để giải thích sự tăng lên gần đây về bất bình đẳng, cũng như
những sự thay đổi về bất bình đẳng trong quá khứ, quay lại tận thời
kỳ trước Cách mạng Công nghiệp, tôi đưa vào khái niệm về các làn
sóng hay các chuy kỳ Kuznets. Các làn sóng Kuznets không chỉ có
thể giải thích thỏa đáng đợt bất bình đẳng tăng lên gần đây nhất mà
cũng có thể được sử dụng để tiên đoán diễn tiến tương lai của sự
bất bình đẳng trong các nước giàu như Hoa Kỳ hay trong các nước
thu nhập trung bình như Trung Quốc và Brazil. Tôi phân biệt giữa
các chu kỳ Kuznets khi chúng áp dụng cho các nước với thu nhập
đình trệ (trước Cách mạng Công nghiệp) và khi chúng áp dụng cho
các nước với thu nhập trung bình tăng lên đều đặn (thời hiện đại).
Tôi phân biệt giữa hai loại lực đẩy sự bất bình đẳng xuống: các lực
“ác tính” (chiến tranh, tai họa thiên nhiên, bệnh dịch) và các lực
“lành tính” (giáo dục có thể tiếp cận được rộng rãi hơn, các chuyển
giao xã hội tăng lên, thuế lũy tiến). Tôi cũng nhấn mạnh vai trò của
chiến tranh, mà trong một số trường hợp có thể được gây ra bởi sự
bất bình đẳng cao trong nước, tổng cầu không đủ, và sự tìm kiếm
các nguồn lợi nhuận mới đòi hỏi sự kiểm soát các nước khác. Các
cuộc chiến tranh có thể dẫn đến sự giảm bất bình đẳng nhưng, đáng
tiếc, và quan trọng hơn, cả đến sự giảm sút thu nhập trung bình.

4
Trong Chương 3, tiêu điểm là về những sự khác biệt thu nhập
trung bình giữa các nước. Ở đây chúng ta đối mặt với tình huống lý
thú rằng bây giờ, lần đầu tiên kể từ Cách mạng Công nghiệp hai thế
kỷ trước, sự bất bình đẳng toàn cầu không bị thúc đẩy bởi các
khoảng cách (gap) tăng lên giữa các nước. Với sự tăng lên của thu
nhập trung bình ở các nước Á châu, các khoảng cách giữa các nước
thực sự đang thu hẹp lại. Nếu xu hướng hội tụ kinh tế này tiếp tục,
nó không chỉ sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng toàn cầu co lại mà nó sẽ,
gián tiếp, cũng cho sự nổi bật tương đối lớn hơn cho các sự bất bình
đẳng bên trong các quốc gia. Trong năm mươi năm hay khoảng thế,
chúng ta có thể quay lại tình hình mà đã tồn tại trong đầu thế kỷ
thứ mười chín, khi hầu hết sự bất bình đẳng toàn cầu đã là do các
sự khác biệt thu nhập giữa những người Anh giàu và nghèo, những
người Nga giàu và nghèo, hay những người Trung quốc giàu và
nghèo, và không phải là do sự thực rằng thu nhập trung bình ở
phương Tây đã lớn hơn thu nhập trung bình ở châu Á. Một thế giới
như vậy sẽ rất quen thuộc với bất kể độc giả nào của Karl Marx, và
quả thực bất kể bạn đọc nào của văn học Âu châu kinh điển từ thế
kỷ thứ mười chín. Nhưng chúng ta vẫn chưa ở đó. Thế giới của
chúng ta ngày nay vẫn là một thế giới trong đó chỗ nơi chúng ta
sinh ra hay nơi chúng ta sống quan trọng vô cùng, quyết định có lẽ
nhiều đến hai phần ba của thu nhập suốt đời của chúng ta. Lợi thế
mà những người sinh ra trong các nước giàu hơn kiếm được là cái
tôi gọi là “tô tư cách công dân (rent tư cách công dân).” Tôi thảo
luận ở cuối Chương 3 tầm quan trọng của nó, các hệ lụy triết lý
chính trị của nó, và hệ quả trực tiếp của nó: áp lực để di cư từ một
nước sang nước khác để tìm kiếm thu nhập cao hơn.
Sau khi xem xét các thành phần riêng biệt của sự bất bình đẳng
toàn cầu, chúng ta có thể quay lại việc xem xét nó như một toàn bộ.
Trong Chương 4, tôi thảo luận sự tiến hóa có thể của sự bất bình
đẳng toàn cầu trong thế kỷ này và thế kỷ tiếp. Tôi tránh những sự
phóng chiếu có vẻ chính xác của sự bất bình đẳng toàn cầu, bởi vì
trong thực tế chúng là xảo trá: chúng ta biết rằng ngay cả những sự
phóng chiếu sơ đẳng hơn nhiều về GDP trên đầu người của các
nước thường không đáng giá tờ giấy mà trên đó chúng được viết
ra. Tốt hơn, tôi tin, để thử cách ly các lực chủ chốt (sự hội tụ thu
nhập và các làn sóng Kuznets) mà điều khiển thu nhập của các quốc
gia và các cá nhân ngày nay và để xem chúng có thể dẫn chúng ta

5
đến đâu trong tương lai. Chúng ta phải nhớ, tuy nhiên, rằng trong
việc đưa ra những tiên đoán này, chúng ta thường trên cơ sở suy
đoán.
Trong khi viết Chương 4, tôi đã quay lại vài cuốn sách nổi tiếng
của những năm 1970 và những năm 1980 mà đã thử tiên đoán
tương lai bằng việc ngoại suy từ các xu hướng hiện thời. Tôi bị kinh
ngạc bởi chúng đã bị ràng buộc-thời gian thế nào, cứ như bị cầm tù
không chỉ trong không gian của chúng (chỗ hay nước nơi chúng
được viết) mà còn bị cầm tù như thế hơn trong thời gian của chúng.
Vào cuối cuốn À la recherche du temps perdu (Đi tìm thời gian đã
mất), Proust kinh ngạc về những người già có vẻ, trong những cá
tính của riêng họ, chạm đến rất nhiều thời đại qua đó họ đã sống.
Hay như Nirad Chaudhuri viết trong tập thứ hai của cuốn tự truyện
thật đẹp của ông (Thy Hand, Great Anarch!), không phải là không
thể để thấy, trong đời một người, cả điểm đỉnh và điểm đáy của một
nền văn minh—sự vinh quang La Mã vào thời Marcus Aurelius, và
thời khắc khi Forum (Quảng trường La Mã) bị bỏ hoang cho cừu
gặm cỏ. Có lẽ với tuổi tác chúng ta đạt được sự sáng suốt nào đó và
năng lực để so sánh các thời đại khác nhau mà có thể cho phép
chúng ta nhìn tốt hơn vào tương lai. Thế nhưng sự sáng suốt đó đã
không hiển nhiên đối với tôi trong các tác phẩm của các tác giả quan
trọng từ ba mươi hay bốn mươi năm trước. Dường như đối với tôi
rằng một số tác giả đã viết một thế kỷ trước hay sớm hơn đã biết
trước hơn về các thế lưỡng nan của chúng ta ngày nay hơn là những
tác giả gần thời chúng ta hơn rất nhiều. Có phải bởi vì thế giới đã
thay đổi đầy kịch tính trong cuối những năm 1980 với sự lên của
Trung Quốc (mà không ai viết trong những năm 1970 đã thấy
trước) và sự kết thúc của chủ nghĩa cộng sản (mà tương tự đã chẳng
bao giờ được dự tính)? Chúng ta có thể loại trừ các sự kiện bất ngờ
tương tự trong vài thập kỷ tới? Tôi không nghĩ thế. Nhưng mà tôi
hy vọng, mặc dù tôi còn xa mới chắc chắn, rằng sự sáng suốt này
mà Proust và Chaudhuri nói về và đạt được với tuổi tác có thể dễ
nhận thấy hơn đối với bạn đọc của cuốn sách này ba mươi hay bốn
mươi năm kể từ nay.
Tôi kết thúc Chương 4 với một thảo luận về ba thế khó xử chính
trị quan trọng đối mặt với chúng ta ngày nay: (1) Trung Quốc sẽ xử
trí thế nào với các kỳ vọng tham gia và dân chủ tăng lên của dân cư

6
của nó? (2) Các nước giàu sẽ quản lý thế nào vài thập kỷ có lẽ không
có sự tăng trưởng nào giữa các giai cấp trung lưu của chúng? và (3)
Sự lên của những người thuộc một-phần trăm trên đỉnh trong nước
và toàn cầu sẽ có dẫn đến các chế độ chính trị tài phiệt hay, đến chủ
nghĩa dân túy trong một cố gắng để xoa dịu “những kẻ thua” của
toàn cầu hóa?
Trong chương cuối cùng, tôi xem xét lại các điểm chính của cuốn
sách, chưng cất các bài học chủ chốt của nó và đưa ra những đề xuất
mà tôi nghĩ sẽ là cốt yếu cho việc làm giảm các sự bất bình đẳng
trong nước và toàn cầu trong thế kỷ này và thế kỷ tiếp. Về phần các
sự bất bình đẳng bên trong quốc gia, tôi lý lẽ để biện hộ cho một sự
tập trung lớn hơn nhiều vào việc làm ngang bằng sự thừa hưởng
[endowment] (quyền sở hữu vốn và mức giáo dục) hơn là vào sự
đánh thuế thu nhập hiện hành. Về phần bất bình đẳng toàn cầu, tôi
lý lẽ ủng hộ cho sự tăng trưởng nhanh hơn của các nước nghèo hơn
(một lập trường khá không gây tranh cãi) và ủng hộ các rào cản
thấp hơn cho di cư (hơi gây tranh cãi hơn). Chương chia thành
mười suy ngẫm về toàn cầu hóa và bất bình đẳng mà mang tính suy
đoán hơn và, không giống phần còn lại của cuốn sách, dựa nhiều
vào ý kiến của tôi hơn là vào dữ liệu cụ thể.
Có lẽ cách tốt nhất để hiểu sự tổ chức của cuốn sách và đánh giá
tính đối xứng của nó là bằng một sơ đồ về các chương chính của nó
(Hình I.1).
Như bạn đọc có thể dễ thấy (nếu bạn đọc một bản in giấy của
cuốn sách, hay ngó tới tổng số từ trong một bản điện tử), đây là một
cuốn sách tương đối ngắn. Nó có khá nhiều đồ thị, nhưng tôi hy
vọng chúng là dễ hiểu và sẽ giúp bạn đọc hình dung các điểm chính.
Nó là một cuốn sách mà, tôi tin, có thể được đọc với sự đánh giá và
sự dễ ngang nhau bởi các nhà chuyên môn và bởi các thành viên
của quảng đại công chúng, dù thạo tin hay ít thạo tin hơn (cho dù
đáng nghi rằng bất kể ai sẽ đặt mình vào loại cuối cùng).

7
Chương 1: Sự bất bình đẳng toàn
cầu đã thay đổi thế nào trong 25
năm qua; sự tăng trưởng của giai
cấp trung lưu toàn cầu và 1 phần
trăm trên đỉnh

Sự bất bình đẳng toàn cầu chia thành các sự bất bình
đẳng bên trong quốc gia và các khoảng cách (gap) giữa
các thu nhập trung bình quốc gia

Chương 2: Cái gì xác định sự Chương 3: Các khoảng cách


tiến hóa dài hạn của sự bất bình (gap) thu nhập giữa các quốc
đẳng bên trong quốc gia (các gia đã tiến hóa thế nào trong
làn sóng Kuznets); phân tích hai thế kỷ qua; sự bất bình
các chu kỳ bất bình đẳng ở các đẳng toàn cầu về cơ hội và
nước riêng lẻ trong vài thế kỷ sự di cư
qua

Chương 4: Sự bất bình đẳng toàn


cầu sẽ tiến hóa thế nào trong thế
kỷ thứ hai mươi mốt, dưới ánh
sáng của các làn sóng Kuznets;
chế độ tài phiệt và chủ nghĩa dân
túy

HÌNH I.1. Sơ đồ phác họa về Bất bình đẳng Toàn cầu

8
Tôi nợ bạn đọc một sự giải thích về việc sử dụng đại từ trong cuốn
sách. Tôi di chuyển khá nhiều giữa đại từ số nhiều chúng tôi và đại
từ số ít tôi. Nói chung, tôi sử dụng chúng tôi [hay chúng ta trong bản
tiếng Việt này] như đại từ số nhiều của tác giả bình thường—mỗi
khi tôi nghĩ rằng tôi trình bày một quan điểm được chia sẻ bởi một
tỷ lệ phần trăm đáng kể của những nhà kinh tế học, những nhà khoa
học xã hội, những bạn đọc các tạp chí, hay dù trường hợp nào đi
nữa. Rõ ràng, không phải tất cả những người mà tôi gom vào dưới
một “chúng tôi (hay chúng ta)” cá biệt thực sự có ý kiến đó. Tôi biết
về cả việc tôi gán các ý kiến cho các nhóm đông người và bản chất
lỏng của bản thân các nhóm. Nhưng tôi thử phân biệt cái chúng tôi
[hay chúng ta trong tiếng Việt nếu người dịch chọn rộng hơn] này
khỏi cái tôi mà tôi dùng khi tôi muốn nhấn mạnh rằng một số ý kiến,
quyết định, ý tưởng, hay thuật ngữ là của riêng tôi. Như thế, để cho
một thí dụ, “chúng tôi” (tức là, các nhà kinh tế học nghiên cứu về
bất bình đẳng) có thể nghĩ rằng giả thuyết Kuznets đã bị mất tín
nhiệm bởi sự bất lực của nó để dự đoán sự lên gần đây của bất bình
đẳng thu nhập trong các nước giàu, nhưng “tôi” đã thử định nghĩa
lại nó và trình bày lại nó ở đây theo một cách mà, trong tương lai,
“chúng tôi” có thể thay đổi ý kiến của mình về sự hữu ích của giả
thuyết. Thế nhưng còn lâu trước khi cái “tôi” này trở thành một cái
“chúng tôi.”
Bây giờ tôi đưa ra cho bạn đọc công việc—hay niềm vui thích—
để đi bước đầu tiên trên con đường nghiên cứu sự bất bình đẳng
toàn cầu, và có lẽ cuối cùng tới nghiên cứu sự cai quản toàn cầu, và
thế giới như một thế giới trọn vẹn.

9
1. Sự Lên của Giai cấp Trung lưu và các nhà Tài phiệt
Toàn cầu

Sự giao thiệp giữa các quốc gia trải ra toàn địa cầu đến
mức ta hầu như có thể nói toàn thế giới là một thành phố
duy nhất trong đó một phiên chợ thường xuyên, gồm tất
cả các mặt hàng, được tổ chức, sao cho bằng phương tiện
tiền tệ bất kể người nào ở nhà của riêng mình có thể có
được và hưởng thụ tất cả mọi thứ được xứ sở sản xuất,
các súc vật và ngành công nghiệp con người.
—GEMINIANO MONTANARI (1683)

Ai Kiếm được từ Toàn cầu hóa?


Các lợi lộc từ toàn cầu hóa không được phân phối đều.
Hình 1.1 cho thấy hiện tượng này theo một cách nổi bật hẳn ra.
Bằng việc vẽ phần trăm tăng thêm của thu nhập đối lại thu nhập
gốc, chúng ta có thể thấy các nhóm thu nhập nào kiếm được nhiều
nhất trong vài thập niên qua. Trục ngang cho thấy các bách phân vị
(percentile-thang được chia đều thành 100 phần mỗi phần chứa
1%) của phân bố thu nhập toàn cầu, trải từ những người nghèo
nhất thế giới ở bên trái tới những người giàu nhất (“1 phần trăm
trên đỉnh toàn cầu”) ở cực độ bên phải. (Người dân được xếp hạng
theo thu nhập sau thuế hộ gia đình trên đầu người bằng dollar
ngang sức mua; về chi tiết các so sánh thu nhập giữa các nước được
tiến hành ra sao, xem Bài bàn thêm 1.1.)1 Trục dọc cho thấy sự tăng
trưởng tích lũy về thu nhập thực tế (thu nhập được điều chỉnh cho
lạm phát và các sự khác biệt về mức giá giữa các nước) giữa 1988
và 2008. Thời kỳ hai mươi năm này trùng hầu như chính xác với
những năm từ sự sụp đổ của bức Tường Berlin đến khủng hoảng
tài chính toàn cầu. Nó phủ thời kỳ mà có thể được gọi là “toàn cầu
hóa cao,” một kỷ nguyên mà đầu tiên đã đưa Trung Quốc, với một
dân số hơn một tỷ người, và sau đó đã đưa các nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung của Liên Xô và Đông Âu, với khoảng nửa tỷ người, vào

10
phạm vi của nền kinh tế thế giới tương thuộc lẫn nhau. Ngay cả Ấn
Độ có thể được bao gồm, vì, với các cuộc cải cách trong đầu những
năm 1990, nền kinh tế của nó đã được hội nhập chặt chẽ hơn với
phần còn lại của thế giới. Thời kỳ này cũng đã thấy cách mạng
truyền thông, mà cho phép các hãng di chuyển các nhà máy sang
các nước xa xôi nơi chúng có thể tận dụng lao động rẻ mà không
buông sự kiểm soát. Như thế đã có một sự trùng hợp đúp của các
thị trường “ngoại vi” mở cửa và các nước lõi có khả năng thuê lao
động từ các nước ngoại vi này in situ (tại chỗ). Trong nhiều khía
cạnh, các năm ngay trước khủng hoảng tài chính đã là các năm được
toàn cầu hóa nhất trong lịch sử con người.2

HÌNH 1.1. Sự tăng thêm tương đối về thu nhập thực tế trên đầu
người theo mức thu nhập toàn cầu, 1988–2008
Đồ thị này cho thấy sự tăng thêm tương đối (tỷ lệ phần trăm) về thu nhập thực
tế trên đầu người (được đo bằng dollar quốc tế 2005) giữa 1988 và 2008 tại các
điểm khác nhau của phân bố thu nhập toàn cầu (trải từ phân vị hai mươi (ventile-
tức là mỗi phân vị gồm 5%) nghèo nhất toàn cầu, tại 5, đến bách phân vị
(percentile-tức là mỗi phân vị gồm 1%) giàu nhất toàn cầu, tại 100). Những sự
tăng thêm thu nhập thực tế là lớn nhất giữa những người ở khoảng bách phân vị
thứ 50 của phân bố thu nhập toàn cầu (trung vị; tại điểm A) và giữa những người
giàu nhất (1% trên đỉnh; tại điểm C). Những sự tăng thêm là thấp nhất giữa
những người ở khoảng bách phân vị thứ 80 về mặt toàn cầu (điểm B), hầu hết
trong số họ là trong giai cấp trung lưu thấp của thế giới giàu có. Nguồn dữ liệu:
Lakner and Milanovic (2015).

11
BÀI BÀN THÊM 1.1. Dữ liệu cho Phân
bố Thu nhập Toàn cầu Đến Từ Đâu?

Không có khảo sát hộ gia đình toàn cầu nào về thu nhập cá nhân
trên thế giới cả. Cách duy nhất để tạo ra một phân bố thu nhập toàn
cầu là kết hợp càng nhiều khảo sát hộ gia đình quốc gia càng tốt.
Các khảo sát hộ gia đình như vậy chọn một mẫu ngẫu nhiên của các
hộ gia đình và hỏi một số câu hỏi về nhân khẩu học (tuổi, giới, và
các đặc trưng khác của những người trả lời) và địa điểm (nơi hộ gia
đình sống, kể cả tỉnh nào, liệu trong một vùng nông thôn hay đô thị,
và vân vân), và, cho các mục đích của chúng ta quan trọng nhất là
các câu hỏi về các nguồn và số lượng thu nhập và tiêu dùng hộ gia
đình. Dữ liệu thu nhập gồm tiền lương, thu nhập tự-làm riêng, thu
nhập từ quyền sở hữu các tài sản (lãi, cổ tức, tiền cho thuê tài sản),
thu nhập từ sản xuất cho tiêu dùng riêng của hộ gia đình (rất phổ
biến trong các nền kinh tế nghèo hơn và ít được tiền tệ hóa hơn nơi
các hộ gia đình sản xuất thực phẩm của riêng họ), các khoản chuyển
giao xã hội [social transfer] (lương hưu do nhà nước-cung cấp, các
trợ cấp thất nghiệp), và các khoản khấu trừ thu nhập như các thuế
trực tiếp. Dữ liệu tiêu dùng phủ các khoản tiền tiêu về mọi thứ từ
thực phẩm và chỗ ở cho đến giải trí và các dịch vụ nhà hàng.
Các khảo sát hộ gia đình là nguồn duy nhất về thông tin chi tiết,
được cá nhân hóa như vậy về các khoản thu nhập và chi tiêu phủ
toàn bộ phân bố, từ những người rất nghèo đến những người rất
giàu. Ngược lại, dữ liệu từ các nguồn thuế (fiscal), như các hồ sơ

12
thuế, nói chung chỉ gồm hộ gia đình của những người khấm khá, tức
là, những người đóng thuế thu nhập. Có nhiều hộ gia đình như vậy
ở Hoa Kỳ, nhưng rất ít ở Ấn Độ. Như thế, dữ liệu thuế không thể
được dùng để tạo ra một phân bố thu nhập toàn cầu.
Độ lớn của các khảo sát hộ gia đình thay đổi. Một số là lớn bởi vì
nước là lớn: Khảo sát Mẫu Quốc gia Ấn Độ gồm hơn 100.000 hộ gia
đình, hay hơn nửa triệu cá nhân; Khảo sát Dân số Hiện thời của Hoa
Kỳ gồm hơn 200.000 cá nhân. Nhiều khảo sát là nhỏ, với khoảng
10.000–15.000 người. Dữ liệu điều tra như vậy, trong khi chẳng
bao giờ là dễ dàng sẵn có, gần đây đã trở nên có thể tiếp cận được
cho các nhà nghiên cứu. Thí dụ, trong những năm 1970 và những
năm 1980, không chỉ tương đối ít nước tiến hành các khảo sát, mà
đã rất hiếm khi các nhà nghiên cứu có thể truy cập đến “dữ liệu vi
mô” (tức là, dữ liệu hộ gia đình riêng lẻ, được giấu tên để giữ bí
mật). Các phân bố thu nhập đã được ước lượng sử dụng các điểm
phân vị (fractile) của những người nhận thu nhập do chính phủ
công bố (thí dụ, bao nhiêu hộ gia đình với thu nhập giữa x$ và y$).
Gần đây hơn, với sự cởi mở lớn hơn của các cơ quan thống kê và
những sự cải thiện về xử lý các bộ dữ liệu lớn, hầu như tất cả dữ
liệu, với ngoại lệ đáng chú ý của Trung Quốc, là sẵn có ở mức vi mô.
Đấy là những lợi thế đáng kể cho các nhà nghiên cứu: họ có thể đánh
giá lại thu nhập hay tiêu dùng sao cho có thể so sánh được ngang
các nước hay tạo ra các số đo bất bình đẳng dựa vào các hộ gia đình,
các cá nhân, hay cái được gọi là “các đơn vị tương đương” (điều
chỉnh cho sự thực rằng các hộ gia đình lớn hơn có được tính tiết
kiệm theo quy mô (economy of scale) nào đó; tức là, chúng không
cần một sự tăng tỷ lệ về thu nhập để là sung túc như các hộ gia đình
nhỏ hơn). Không sự hiệu chỉnh nào như thế này là có thể mà không
có sự truy cập đến dữ liệu vi mô.
Các nguồn chính của dữ liệu vi mô như vậy là Nghiên cứu Thu
nhập Luxembourg (LIS- Luxembourg Income Study), mà gồm dữ
liệu điều tra được hài hòa hóa (tức là, định nghĩa của các biến thu
nhập được làm cho càng có thể so sánh được giữa các nước càng
tốt), phần lớn từ các nước giàu; Ngân hàng Thế giới (World Bank),
mà có sự bao phủ quốc gia rộng và làm cho một số khảo sát sẵn có
cho các nhà nghiên cứu bên ngoài trong khi dữ liệu khác là sẵn có
chỉ cho nhân viên World Bank; Cơ sở Dữ liệu Xã hội và Kinh tế cho
Mỹ Latin và Caribbe (SEDLAC), đặt tại Universidad de la Plata ở

13
Buenos Aires; và Diễn đàn Kinh tế và Nghiên cứu (ERF), đặt tại
Cairo, mà gồm các khảo sát từ Trung Đông. Tất cả các nguồn này có
thể tìm thấy dễ dàng trên Internet, nhưng thường sự truy cập dữ
liệu vi mô bị hạn chế cho việc sử dụng phi thương mại và các nhà
nghiên cứu “bona fide (thành thật)”, hay sự truy cập là khó bởi vì
cần phải biết tải xuống các cơ sở dữ liệu đồ sộ và áp dụng các
chương trình thống kê như thế nào. Ngoài ra, đối với một số nước
(thí dụ, Ấn Độ, Indonesia, và Thái Lan), mặc dù dữ liệu có thể truy
cập được trực tiếp từ các tổng cục thống kê, quá trình đó đòi hỏi sự
cho phép và các thời kỳ chờ đợi lâu. Như thế trong khi sự truy cập
dữ liệu đang trở nên tốt hơn nhiều, vẫn không dễ. Cũng quan trọng
để nhận ra rằng cho dù giả như tất cả dữ liệu đột nhiên trở nên có
thể truy cập được dễ dàng, các nhân tố như độ lớn đồ sộ của các
file, các định nghĩa phức tạp của các biến, và các vấn đề về tính có
thể so sánh được có nghĩa rằng dữ liệu phân bố thu nhập sẽ chẳng
bao giờ đơn giản để dùng như các số liệu thống kê tổng hợp như
Tổng Sản phẩm Quốc gia (GNP).
Bây giờ, nếu giả như mỗi nước tiến hành các khảo sát như vậy
hàng năm, chúng ta có thể, bằng việc đối chiếu chúng, để nhận được
các ước lượng hàng năm của phân bố thu nhập toàn cầu. Chỉ các
nước giàu và thu nhập trung bình có các khảo sát hàng năm đều
đặn, tuy vậy, và ngay cả giữa các nước này, các khảo sát hàng năm
là cái gì đó mới. Và trong nhiều nước nghèo, đặc biệt ở châu Phi, các
khảo sát hộ gia đình được thực hiện trong các khoảng thời gian
không đều, trung bình mỗi ba hay bốn năm. Cũng có nhiều nước
thực hiện các khảo sát chỉ ở các khoảng thời gian rất dài, hoặc bởi
vì họ không có tiền hay chuyên môn kỹ thuật để triển khai chúng
hay bởi vì họ trong chiến tranh với nước ngoài hay nội chiến. Đấy
là lý do vì sao dữ liệu toàn cầu có thể được ghép lại chỉ ở các khoảng
thời gian khoảng chừng 5-năm (như trong chương này) và tập
trung quanh một năm, được gọi là “năm chuẩn (benchmark year),”
gồm các khảo sát từ năm đó và một hay hai năm xung quanh.
Các khảo sát hộ gia đình toàn quốc là khối xây dựng đầu tiên cho
việc xác định phân bố thu nhập toàn cầu. Khối xây dựng thứ hai là
sự chuyển đổi dữ liệu thu nhập hay tiêu dùng như vậy từ các đồng
tiền địa phương sang một đồng tiền toàn cầu mà về nguyên tắc có
cùng sức mua ở mọi nơi. Vì sao việc này là quan trọng? Bởi vì để
đánh giá thu nhập của người dân và làm cho chúng có thể so sánh

14
được, chúng ta phải cho phép sự thực rằng các mức giá là khác nhau
giữa các nước. Như thế, để bày tỏ tiêu chuẩn sống thực tế của những
người sống trong các môi trường (các nước) rất khác nhau, chúng
ta không chỉ cần biến đổi thu nhập của họ theo một đồng tiền duy
nhất, mà chúng ta cũng phải tính đến sự thực rằng các nước nghèo
hơn thường có các mức giá thấp hơn. Diễn đạt một cách đơn giản,
ít tốn kém hơn để đạt một tiêu chuẩn sống cho trước trong một
nước nghèo hơn so với trong một nước giàu hơn: mười dollar mua
được nhiều thức ăn ở Ấn Độ hơn ở Na Uy. Khối xây dựng thứ hai
này dựa vào một bài tập gọi là Dự án So sánh Quốc tế (International
Comparison Project-ICP) được tiến hành với các khoảng thời gian
không đều (ba vòng sau cùng được thực hiện trong 1993, 2005, và
2011) và mục tiêu của nó là thu thập dữ liệu giá trong tất cả các
nước trên thế giới và sử dụng các dữ liệu này để tính mức giá của
các nước.
ICP là bài tập thực nghiệm đồ sộ nhất duy nhất đã từng được tiến
hành trong kinh tế học. Các sản phẩm cuối cùng của nó là cái gọi là
các tỷ giá hối đoái PPP (ngang sức mua). Tỷ giá hối đoái PPP là tỷ
giá hối đoái giữa, chẳng hạn USD và rupee Ấn Độ, mà tại tỷ giá hối
đoái đó một người có thể mua cùng lượng hàng hóa và dịch vụ ở Ấn
Độ như ở Hoa Kỳ. Để cho một thí dụ, hãy xét các kết quả cho 2011.
Tỷ giá hối đoái thị trường đã là 46 rupee Ấn Độ cho 1 USD. Nhưng
tỷ giá hối đoái PPP ước lượng đã là 15 rupee trên dollar. Nói cách
khác, nếu bạn sống ở Ấn Độ, bạn cần chỉ 15 rupee để mua cùng
lượng hàng hóa và dịch vụ như một người sống ở Hoa Kỳ có thể
mua với 1 dollar. Lý do vì sao bạn cần chỉ 15 rupee (và không phải
46) là bởi vì mức giá ở Ấn Độ đã thấp hơn; chúng ta có thể nói rằng
nó đã là khoảng một phần ba (15/46) của mức giá Mỹ.
Chính bằng việc áp dụng các tỷ giá hối đoái PPP cho thu nhập từ
các khảo sát hộ gia đình quốc gia mà thu nhập được chuyển thành
dollar PPP (hay quốc tế) và làm cho có thể so sánh được ngang các
nước. Sự biến đổi này sau đó cho phép chúng ta tính phân bố thu
nhập toàn cầu. Khi đó, chúng ta có thể thấy rằng là không thể tính
phân bố thu nhập toàn cầu mà không có hai hai bài tập thực nghiệm
khổng lồ: hàng trăm cuộc khảo sát hộ gia đình toàn quốc, và dữ liệu
giá riêng lẻ được tổng hợp thành các chỉ số giá (price index) quốc
gia.

15
Tuy vậy, các bài tập to lớn như vậy có các vấn đề riêng của chúng.
Đối với các khảo sát hộ gia đình, vấn đề quan trọng nhất là sự bao
gồm không hoàn hảo của những người ở cả hai đầu của phân bố thu
nhập: những người rất nghèo và những người rất giàu. Những
người rất nghèo bị bỏ sót bởi vì các khảo sát hộ gia đình chọn các
hộ gia đình một cách ngẫu nhiên dựa vào nơi cư trú. Những người
vô gia cư và các dân cư được chế định (binh lính, các tù nhân, và các
sinh viên hay công nhân sống trong các ký túc xá) như thế không
được bao gồm, và những người này thường là nghèo. Tại đầu kia
của phổ, những người giàu có khuynh hướng báo cáo thấp thu nhập
của họ (đặc biệt thu nhập từ tài sản của họ) và, đáng báo động hơn
cho các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu thu nhập, đôi khi họ hoàn
toàn từ chối tham gia vào các khảo sát. Tác động của những sự từ
chối như vậy lên phân bố thu nhập là khó để chứng minh một cách
trực tiếp (bởi vì rõ ràng ta không biết thu nhập của một hộ gia đình
từ chối phỏng vấn) nhưng có thể được ước lượng từ nơi sống của
những người từ chối tham gia. Đã được ước lượng rằng bất bình
đẳng thu nhập Mỹ có thể bị ước lượng thấp đến 10 phần trăm bởi
vì sự không tham gia như vậy (Mistiaen and Ravallion 2006).
Các vấn đề này là tương tự hay thậm chí nghiêm trọng hơn ở các
nước khác và được phản ánh trong hai sự khác biệt giữa các khảo
sát hộ gia đình và dữ liệu vĩ mô: thứ nhất, thu nhập và tiêu dùng
được báo cáo từ các khảo sát hộ gia đình không khớp hoàn toàn với
thu nhập và tiêu dùng riêng hộ gia đình được tính từ các tài khoản
quốc gia (tức là, từ các tính toán GDP), và thứ hai, các sự khác biệt
thống kê (được gọi là lỗi và thiếu sót) xảy ra trong dữ liệu cán cân
thanh toán bởi vì, giữa các thứ khác, tiền được chuyển tới các thiên
đường thuế (xem Zucman 2013, 2015), mà, vì các lý do hiển nhiên,
chắc không có khả năng được báo cáo trong các khảo sát. Vì thế là
an toàn để nói rằng các khảo sát hộ gia đình ước lượng thấp số
những người nghèo (dù định nghĩa nghèo có là gì đi nữa) và số
những người giàu, và thu nhập của họ. Lakner and Milanovic
(2013) thử điều chỉnh cái sau về mặt toàn cầu, nhưng bất kể sự điều
chỉnh nào như vậy, dù là hữu ích, chứa một mức độ tùy ý rất lớn do
sự thực đơn giản rằng chúng ta gần như không biết gì về những
người từ chối tham gia khảo sát.
Dự án So sánh Quốc tế ICP cũng bị vài vấn đề. Vấn đề nổi tiếng
nhất, mà không có lời giải lý thuyết nào, là sự đánh đổi giữa (a) “tính

16
như nhau” của các rổ hàng hóa và dịch vụ được dùng để đo các giá
trong các nước khác nhau, và (b) tính đại diện của các rổ như vậy.
Để đo các sự khác biệt về các mức giá, lý tưởng ra chúng ta muốn
bao gồm cùng các hàng hóa trong “các rổ” ở tất cả các nước. Nhưng
nếu chúng ta làm cho các rổ chính xác như nhau, chúng ta mất tính
đại diện bởi vì các hàng hóa chính là không như nhau trong tất cả
các nước. Chúng ta có thể đạt sự đồng nhất của các rổ bằng việc so
sánh giá của rượu vang, bánh mì, và thịt bò trong tất cả các nước,
chẳng hạn, nhưng một sự so sánh như vậy sẽ có ít ý nghĩa cho các
nước nơi các khoản này không được tiêu thụ rộng rãi (thí dụ, nơi
người dân thay vào đó tiêu thụ bia, gạo, và cá).
Là khó để tìm thấy giải pháp tốt nhất cho vấn đề này, và ICP đôi
khi có vẻ mắc lỗi theo một hướng nhưng rồi sửa sai quá đáng bằng
việc mắc lỗi theo hướng ngược lại. Điều này tạo ra tính biến động
quá nhiều về các mức giá được ước lượng (xem thảo luận xuất sắc
của Deaton [2005] và Deaton and Aten [2014]). Tính biến động này
là đặc biệt rõ rệt cho các nước Á châu trong hai bài tập sau cùng của
ICP, trong 2005 và 2011. Khi các mức giá Trung quốc hay Ấn Độ so
với mức giá Hoa Kỳ biến đổi đến 20 tới 30 điểm phần trăm giữa các
vòng khác nhau của ICP, việc này tạo ra hoặc thu nhập PPP cao hơn
nhiều hay thấp hơn nhiều cho các nước đó và như thế các dao động
lớn về bất bình đẳng toàn cầu. May thay, cho các mục đích của
chúng ta ở đây, tính biến động như vậy tác động đến các mức bất
bình đẳng toàn cầu hơn nó tác động đến những thay đổi về bất bình
đẳng (lên hay xuống) theo thời gian rất nhiều.
Dữ liệu được dùng trong chương này đến từ hơn 600 khảo sát
hộ gia đình phủ khoảng 120 nước và nhiều hơn 90 phần trăm dân
số thế giới trong thời kỳ 1988–2011. (Hầu hết dữ liệu sẵn có trên
website của tôi: https://www.gc.cuny.edu/Page-
Elements/Academics-Research-Centers-Initiatives/Centers-and-
Institutes/Luxembourg-income-Study-Center/Branko-Milanovic,-
Senior-Scholar/Datasets.) Trong thời kỳ gần đây hơn, sau năm
2000, tất cả dữ liệu điều tra hộ gia đình là sẵn có ở mức vi mô (mức
hộ gia đình riêng biệt) với sự ngoại lệ lớn của Trung Quốc, mà vẫn
chưa phát hành dữ liệu vi mô. Tất cả thu nhập được tính bằng dollar
PPP (hay quốc tế) 2005 nhận được từ ICP 2005 trừ nơi được cho

17
biết khác đi. Thảo luận chi tiết về các khảo sát hộ gia đình và PPP
được dùng, được Lakner and Milanovic (2013) cung cấp.

Nhưng những sự tăng thêm, có lẽ không gây ngạc nhiên trong


một quá trình phức tạp như vậy, đã được phân bố không đều, với
một số người thấy không sự tăng thêm nào. Chúng ta tập trung
trong Hình 1.1 vào ba điểm lý thú, nơi sự tăng trưởng đã hoặc cao
nhất hay thấp nhất. Chúng được đánh dấu A, B, và C. Điểm A ở
quanh trung vị của phân bố thu nhập toàn cầu (trung vị chia phân
bố thành hai phần bằng nhau, mỗi nửa chứa 50 phần trăm dân cư;
một nửa khấm khá hơn, nửa kia tồi tệ hơn những người có thu nhập
trung vị). Những người tại điểm A đã có sự tăng thu nhập thực tế
cao nhất: khoảng 80 phần trăm trong thời kỳ hai mươi năm. Tuy
vậy, sự tăng đã là cao không chỉ cho những người gần trung vị
nhưng cho một mảng rộng người dân, trải từ những người ở quanh
bách phân vị toàn cầu thứ 40 đến những người ở quanh bách phân
vị thứ 60. Điều này, tất nhiên, là một phần năm dân số thế giới.
Ai là những người trong nhóm này, những người hưởng lợi rõ
ràng của toàn cầu hóa? Chín trong mười trường hợp, họ là những
người từ các nền kinh tế Á châu mới nổi, Trung Quốc chiếm ưu thế,
nhưng cả Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, và Indonesia. Họ không là
những người giàu nhất trong các nước này, bởi vì những người giàu
nằm ở cao hơn trong phân bố thu nhập toàn cầu (tức là, ở bên phải
hơn trong đồ thị). Họ là những người ở quanh giữa của các phân bố
trong các nước của riêng họ, và, như chúng ta vừa thấy, trong cả thế
giới nữa. Sau đây là một số ví dụ về sự tăng trưởng tích lũy nổi bật
được trải nghiệm bởi các nhóm nhập trung bình này. Hai thập phân
vị trung vị (thứ năm và thứ sáu) ở đô thị Trung Quốc và nông thôn
Trung Quốc đã có thu nhập thực tế trên đầu người của họ nhân với
3 và với khoảng 2,2, một cách tương ứng, giữa 1988 và 2008. Đối
với Indonesia, thu nhập trung vị đô thị đã tăng gần gấp đôi, và thu
nhập nông thôn tăng 80 phần trăm.3 Tại Việt Nam và Thái Lan (nơi
dân cư không được tách thành đô thị và nông thôn), thu nhập thực
tế quanh trung vị đã tăng hơn hai lần.4 Các nhóm này đã là “những
người thắng” chủ yếu của toàn cầu hóa giữa 1988 và 2008. Vì sự
tiện lợi, chúng ta gọi họ là “giai cấp trung lưu toàn cầu đang nổi
lên”—mặc dù, như tôi sẽ giải thích muộn hơn, bởi vì họ vẫn tương

18
đối nghèo so với các giai cấp trung lưu Tây phương, ta không nên
gán cho họ cùng địa vị giai cấp-trung lưu (về mặt thu nhập và giáo
dục) mà chúng tôi có khuynh hướng liên kết với các giai cấp trung
lưu trong các nước giàu.
Bây giờ hãy chuyển đến điểm B. Thứ đầu tiên cần để ý rằng nó ở
bên phải điểm A, có nghĩa rằng những người ở điểm B là giàu hơn
những người ở điểm A. Nhưng chúng ta cũng để ý rằng giá trị trên
trục dọc tại điểm B là gần zero, cho biết sự vắng của bất kể sự tăng
trưởng nào về thu nhập thực tế trong hai mươi năm. Ai là những
người trong nhóm này? Họ hầu như tất cả là từ các nền kinh tế giàu
có của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế).5 Nếu chúng
ta không để ý đến những người trong số họ mà từ các thành viên
OECD tương đối gần đây (nhiều nước Đông Âu, Chile, và Mexico),
khoảng ba phần tư những người trong nhóm này là các công dân
của các nước “giàu-cũ” của Tây Âu, Bắc Mỹ, châu Đại dương (ba
vùng đôi khi được đại diện bằng chữ viết tắt WENAO), và Nhật Bản.
Theo cùng cách mà Trung Quốc chi phối tại điểm A, cũng thế Hoa
Kỳ, Nhật Bản, và Đức chi phối tại điểm B. Những người tại điểm B
nói chung thuộc về nửa thấp hơn của các phân bố thu nhập của các
nước của họ. Họ là từ năm thập phân vị đáy ở Đức, mà từ 1988 đến
2008 xoay xở được sự tăng trưởng tích lũy chỉ giữa 0 và 7 phần
trăm; từ nửa thấp hơn của phân bố thu nhập Mỹ, mà đã trải nghiệm
sự tăng trưởng thực tế giữa 21 và 23 phần trăm; và từ các thập
phân vị thấp hơn ở Nhật Bản, mà đã thấy hoặc một sự sụt giảm về
thu nhập thực tế hay sự tăng trưởng tổng thể 3 đến 4 phần trăm. Vì
sự đơn giản, những người này có thể được gọi là “giai cấp trung lưu
thấp của thế giới giàu có.” Và họ chắc chắn không phải là những
người thắng của toàn cầu hóa.
Là đơn giản bằng việc đối chiếu các nhóm này tại hai điểm mà
chúng tôi đã thiết lập về mặt kinh nghiệm cái gì đó đã được nhiều
người cảm thấy và được thảo luận rộng rãi trong văn liệu kinh tế
cũng như trong các diễn đàn công cộng. Chúng tôi cũng đã làm nổi
bật một trong những vấn đề then chốt của quá trình toàn cầu hóa
hiện thời: các quỹ đạo kinh tế phân kỳ của người dân trong thế giới
giàu cũ versus các quỹ đạo ở châu Á trỗi dậy. Ngắn gọn: những
người thắng lớn đã là những người Á châu nghèo và trung lưu;
những người thiệt lớn nhất là các giai cấp trung lưu thấp của thế
giới giàu có.

19
Một tuyên bố trần trụi như vậy có thể không làm ngạc nhiên
nhiều người ngày nay, nhưng nó chắc chắn đã làm nhiều người ngạc
nhiên nếu giả như nó đã được đưa ra trong cuối những năm 1980.
Các chính trị gia ở phương Tây mà thúc đẩy cho sự dựa nhiều hơn
vào các thị trường trong các nền kinh tế của riêng họ và thế giới sau
cách mạng Reagan-Thatcher khó có thể kỳ vọng rằng toàn cầu hóa
được ca ngợi hết lời sẽ không mang lại các lợi ích có thể sờ mó được
cho đa số công dân của họ—tức là, chính xác cho những người mà
họ đã thử thuyết phục về các lợi thế của các chính sách tân-tự do so
với các chế độ phúc lợi bảo hộ chủ nghĩa hơn.
Nhưng một tuyên bố như vậy còn có vẻ gây ngạc nhiên hơn cho
những người, kể cả nhà kinh tế học Gunnar Myrdal được Giải Nobel,
mà trong cuối các năm 1960 đã lo rằng số đông người Á châu, lên
đến nhiều triệu người và hầu như không thể sống sót trên thu nhập
thấp của họ, sẽ vẫn sa lầy trong sự nghèo muôn thủa. Toàn bộ một
khối văn liệu của những năm 1950 và 1960 (như Bom Dân số—The
Population Bomb [1968] của Paul Ehrlich) đã có chủ đề chính của
nó là những sự nguy hiểm mà sự tăng dân số gây ra cho sự phát
triển kinh tế trong Thế giới thứ Ba. Kinh nghiệm Á châu của một
phần tư cuối cùng của thế kỷ thứ hai mươi đã hoàn toàn phủ nhận
các cảnh báo khủng khiếp như vậy. Thay cho “Bi kịch Á châu (Asian
Drama),” mà đã là tiêu đề của cuốn sách của Myrdal, ngày nay
chúng ta nghe về Phép Màu Đông Á, Giấc mộng Trung hoa, và Ấn Độ
Tỏa sáng, tất cả đều giống với Giấc mơ Mỹ và Wirtschaftswunder
(Phép Màu kinh tế) Đức.
Tôi chỉ ra ví dụ này ở đây, rất sớm trong cuốn sách, để nêu bật
những khó khăn ngáng bất kể sự dự đoán dài hạn nào về sự phát
triển kinh tế, đặc biệt trên quy mô toàn cầu. Số các biến có thể và
có thay đổi, vai trò của nhân dân trong lịch sử (“ý chí tự do”), và ảnh
hưởng của các cuộc chiến tranh và các thảm họa tự nhiên là lớn đến
mức ngay cả các dự đoán về các xu hướng rộng được các đầu óc giỏi
nhất của một thế hệ đưa ra hiếm khi là đúng. Chúng ta phải biết về
khó khăn đó khi trong Chương 4 chúng ta thảo luận sự tiến hóa kinh
tế và chính trị có thể của thế giới trong phần còn lại của thế kỷ này
và thế kỷ tiếp.
Sự tương phản giữa vận may của hai giai cấp trung lưu minh họa
một trong những vấn đề chính trị chủ chốt ngày nay: các khoản lợi

20
của giai cấp trung lưu ở châu Á có liên hệ với các thiệt hại của giai
cấp trung lưu thấp của thế giới giàu có? Hay, để diễn đạt một cách
khác đi sự trì trệ thu nhập (và lương, vì lương là phần lớn thu nhập
của giai cấp trung lưu và trung lưu thấp) ở phương Tây có như một
kết quả của thành công của giai cấp trung lưu Á châu hay không?
Nếu làn sóng toàn cầu hóa này đang chặn sự tăng thu nhập của các
giai cấp trung lưu của thế giới giàu có, thì kết quả của làn sóng tiếp,
kéo theo các nước nghèo hơn bao giờ hết và đông hơn như
Bangladesh, Burma, và Ethiopia, sẽ là gì ?
Hãy quay lại Hình 1.1 và ngó tới điểm C. Sự diễn giải của nó là
đơn giản: chúng ta đang đề cập ở đây đến những người rất giàu trên
toàn cầu (1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu) mà thu nhập thực tế của
họ đã tăng rất đáng kể giữa 1988 và 2008. Họ cũng là những người
thắng của toàn cầu hóa, hầu như nhiều như (và như chúng ta sẽ
thấy một lát nữa, về mặt tuyệt đối thậm chí còn nhiều hơn) các giai
cấp trung lưu Á châu. Những người thuộc về 1 phần trăm trên đỉnh
toàn cầu một cách áp đảo là từ các nền kinh tế giàu có. Hoa Kỳ chi
phối ở đây: nửa số người trong 1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu là
những người Mỹ. (Điều này có nghĩa rằng khoảng 12 phần trăm
người Mỹ là một phần của 1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu.)6 Phần
còn lại hầu như hoàn toàn từ Tây Âu, Nhật Bản, và châu Đại dương.
Trong phần còn lại, Brazil, Nam Phi, và Nga mỗi nước đóng góp 1
phần trăm của dân cư của chúng. Chúng ta có thể gọi những người
trong nhóm C là “các nhà tài phiệt toàn cầu.”
So sánh các nhóm B và C cho phép chúng ta đề cập đến một sự
chia tách quan trọng khác. Chúng ta đã thấy rằng nhóm B, với lợi
lộc zero hay không đáng kể từ toàn cầu hóa, gồm chủ yếu các giai
cấp trung lưu thấp và các mảng nghèo hơn của dân cư của các nước
giàu. Ngược lại, nhóm C, những người thắng của toàn cầu hóa, gồm
các tầng lớp giàu hơn từ cùng các nước này. Một ngụ ý rõ rệt là
khoảng cách (gap) thu nhập giữa đỉnh và đáy đã rộng ra trong thế
giới giàu có, và rằng toàn cầu hóa đã thiên vị những người đã khấm
khá rồi trong các nước giàu. Cả điều này nữa là không hoàn toàn
ngạc nhiên, vì nói chung được thừa nhận rằng các sự bất bình đẳng
bên trong quốc gia ở thế giới giàu có đã tăng lên trong hai mươi lăm
đến ba mươi năm qua.7 Chúng ta sẽ đề cập đến chủ đề này trong
Chương 2. Nhưng điều quan trọng, và bổ ích theo một nghĩa nhận

21
thức luận, là để thấy rằng các tác động này là cũng có thể quan sát
được khi chúng ta xem xét thế giới như một toàn thể.
Hình 1.1 trưng bày một bức tranh rất thô về những người thắng
và những kẻ thua của của toàn cầu hóa. Nhiều cách thêm để xem
xét các dữ liệu này là có thể: chúng ta có thể nhìn vào chi tiết nhỏ
hơn rất nhiều trên trục ngang (ghép dân số thế giới vào “các phân
vị (fractile)” nhỏ hơn, chẳng hạn, 1 phần trăm), hay chúng ta có thể
xem xét các nhóm thu nhập cho trước (như 10 phần trăm nghèo
nhất của những người ở Trung Quốc versus 10 phần trăm nghèo
nhất của những người ở Argentina) đã làm ăn thế nào trong cùng
hai mươi năm đó, hay chúng ta có thể xác định sự tăng thêm thu
nhập theo dollar với tỷ giá hối đoái tiêu chuẩn hơn là điều chỉnh
chúng để tính đến các mức giá khác nhau trong các nước khác nhau.
Nhưng dù chúng ta điều chỉnh ra sao, hình thù thực chất của lợi và
thiệt được thấy ở đây không thay đổi: nó luôn luôn xuất hiện như
một đường cong hình dấu ngã (hay cái một số người đã gọi là một
“đường cong con voi,” bởi vì nó giống một con voi với một cái vòi
ngẩng lên). Tỷ lệ phần trăm tăng thêm luôn luôn mạnh nhất giữa
các giai cấp trung lưu trong các nền kinh tế mới nổi và 1 phần trăm
toàn cầu; chúng luôn là ít nhất giữa những người ở vị trí quanh bách
phân vị thứ 75–90 của phân bố thu nhập toàn cầu, nói cách khác,
các giai cấp trung lưu và trung lưu thấp ở các nước OECD.8
Hình thù này, với một vùng lõm tại vị trí của các bách phân vị
tương đối khấm khá, là rất lạ trong trường hợp của các nước riêng
lẻ. Bình thường, các đồ thị như thế này, mà được gọi là các đường
cong GIC (Growth Incidence Curve [Đường cong Tỷ lệ Tăng trưởng
của thu nhập đầu người cho mỗi bách phân vị của phân bố thu nhập
giữa hai thời điểm]), hoặc tăng thêm nhiều hay ít một cách liên tục,
cho biết rằng những người giàu đã kiếm được nhiều hơn những
người nghèo, hay, ngược lại, dốc xuống một cách liên tục, chứng tỏ
điều ngược lại. Một đường cong hình dấu ngã cho thấy rằng các sự
thay đổi về thu nhập đã đến nỗi những người giàu và giai cấp trung
lưu được lợi hơn những người ở giữa họ. Bên trong một nước riêng
lẻ, những thay đổi như vậy là không chắc có thể bởi vì chúng ngụ ý
rằng hoặc các chính sách kinh tế hay sự thay đổi công nghệ đã
“được điều chỉnh (calibrated)” theo cách để làm lợi cho 1 phần trăm
hay 5 phần trăm trên đỉnh, đi ngược lại với các lợi ích của những
người ở ngay dưới họ, và sau đó làm lợi cho những người ở dưới

22
hơn nữa. Những sự không liên tục như vây không có nhiều khả
năng xảy ra theo cách hoặc các công nghệ mới hay các chính sách
mới giúp hay cản trở các nhóm thu nhập khác nhau. Thí dụ, không
có khả năng rằng một chính sách cắt các thuế suất biên cho 5 phần
trăm trên đỉnh lại đi cùng với một chính sách khác tăng thuế đối với
những người ở ngay dưới mức 5 phần trăm trên đỉnh. Tuy vậy, ở
đây chúng ta đang đề cập không phải đến phân bố của một nước
duy nhất mà đến một phân bố toàn cầu là sản phẩm của vài nhân
tố: (a) các sự khác biệt về các tỷ lệ tăng trưởng trong các nước (hay
cụ thể hơn: tỷ lệ tăng trưởng nhanh hơn của Trung Quốc khi so với
tỷ lệ của Hoa Kỳ), (b) vị trí ban đầu của các nước trong phân bố thu
nhập toàn cầu năm 1988 (khi Trung Quốc nghèo hơn Hoa Kỳ rất
nhiều), và cuối cùng (c) những sự thay đổi về các phân bố thu nhập
riêng của các nước, mà bị tác động không chỉ bởi các chính sách
trong nước mà bởi toàn cầu hóa (chủ yếu bởi việc Trung Quốc xuất
khẩu các hàng hóa rẻ sang Hoa Kỳ). Các nhân tố này giải thích làm
sao các đường cong có hình thù lạ như vậy, như đường cong hình
dấu ngã, là có thể. Chúng ta kỳ vọng hình thù của đường cong tỷ lệ
tăng trưởng toàn cầu trông giống cái gì trong ba mươi năm tiếp?
Chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này trong Chương 4.
Một điểm cần lưu ý rất quan trọng liên quan đến sự diễn giải về
“những người thắng” và “những kẻ thua” và về ý nghĩa của đường
cong hình dấu ngã là, cho đến nay chúng ta đã chỉ đề cập đến các sự
tăng thêm tương đối ngang phân bố thu nhập toàn cầu. Trục dọc
trong Hình 1.1 cho thấy tỷ lệ phần trăm thay đổi tích lũy về thu
nhập thực tế giữa 1988 và 2008. Các kết quả sẽ trông thế nào nếu
thay cho sự thay đổi tương đối (tỷ lệ phần trăm tăng thêm) chúng
ta xem xét sự thay đổi tuyệt đối (số dollar tăng thêm)? Như chúng
ta sẽ thấy, sự thay đổi này về góc nhìn làm thay đổi các kết quả một
cách khá kịch tính.

Sự Tăng thêm Thu nhập Tuyệt đối dọc Phân bố Thu


nhập Toàn cầu
Giả sử rằng chúng ta lấy toàn bộ sự tăng về thu nhập toàn cầu giữa
1988 và 2008 và gọi nó là 100. Hình 1.2 cho thấy rằng 44 phần trăm
(25+19=44) của sự tăng thêm tuyệt đối đã rơi vào tay của 5 phần

23
trăm những người giàu nhất toàn cầu, với 1 phần trăm trên đỉnh
nhận được gần một phần năm của tổng sự tăng.9 Ngược lại, những
người mà chúng ta đã gọi là những người thụ hưởng chính của thời
đại toàn cầu hóa hiện thời, “giai cấp trung lưu toàn cầu đang nổi
lên” đã nhận được chỉ (theo phân vị 20 [ventile]) giữa 2 và 4 phần
trăm của sự tăng trong chiếc bánh toàn cầu, hay tổng cộng khoảng
12–13 phần trăm.

HÌNH 1.2. Tỷ lệ phần trăm của sự tăng thêm tuyệt đối về thu nhập
thực tế trên đầu người nhận được, theo mức thu nhập toàn cầu,
1988–2008
Đồ thị này cho thấy tỷ lệ phần trăm của tổng tăng thêm tuyệt đối về thu nhập
thực tế trên đầu người (được đo bằng dollar quốc tế 2005) giữa 1988 và 2008
nhận được bởi các nhóm tại các điểm khác nhau của phân bố thu nhập toàn cầu.
Chúng tôi coi sự tăng trong toàn bộ thu nhập thực tế thế giới như 100 và tính các
phân vị 20 [ventile] (các nhóm của 5% dân số thế giới) hay các bách phân vị khác
nhau của phân bố thu nhập toàn cầu nhận được bao nhiêu. Đồ thị cho thấy rằng
sự tăng thêm tuyệt đối về thu nhập đã hầu hết thuộc về 5% những người giàu
nhất của dân cư thế giới. 1% trên đỉnh đã nhận được 19% của tổng tăng thu nhập
toàn cầu. Nguồn dữ liệu: Lakner and Milanovic (2015).

24
Làm sao điều này lại có thể, và phân bố này về sự tăng thêm tuyệt
đối có làm mất hiệu lực điểm trước của chúng ta liên quan đến
những người thắng và những kẻ thua? Có thể đơn giản bởi vì có các
khoảng cách khổng lồ về thu nhập thực tế giữa đỉnh, trung vị, và
đáy của phân bố thu nhập toàn cầu. Trong năm 2008, thu nhập khả
dụng (sau-thuế) trung bình trên đầu người của 1 phần trăm trên
đỉnh toàn cầu đã chỉ hơn 71.000$ một năm, thu nhập tại trung vị đã
là khoảng 1.400$, và những người ở trong thập phân vị nghèo nhất
toàn cầu đã có thu nhập hàng năm dưới 450$ (tất cả các con số là
theo dollar quốc tế 2005). Khi nhìn vào những con số này, chúng ta
thấy ngay rằng cái chỉ là sai số làm tròn cho thu nhập ở trên đỉnh là
tương đương với toàn bộ thu nhập hàng năm của người nghèo! Bây
giờ, là rõ rằng một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ của lợi lộc ở trên đỉnh,
hay quanh đỉnh, sẽ là một phần khổng lồ của lợi lộc tuyệt đối toàn
thể. Giả sử, chẳng hạn, rằng thu nhập của 1 phần trăm giàu nhất
tăng chỉ 1 phần trăm, hay 710$. Nhưng số lượng đó bằng một nửa
tổng thu nhập của người ở trung vị toàn cầu. Đấy là vì sao cả lợi lộc
tương đối lớn ở chính trên đỉnh (thu nhập của 1 phần trăm trên
đỉnh đã tăng hai phần ba giữa 1988 và 2008) và sự tăng thêm hầu
như bằng không giữa các giai cấp trung lưu thấp của thế giới giàu
có (mà thu nhập của họ đã tăng chỉ 1 phần trăm), khi được chuyển
thành sự tăng thêm tuyệt đối, nhìn nổi bật đến vậy so với sự tăng
thêm tuyệt đối của giai cấp trung lưu toàn cầu đang nổi lên. Đúng
là một minh họa rất tốt về phân bố thu nhập là không đều khổng lồ
đến thế nào về mặt toàn cầu.
Phân bố bị méo này về sự tăng thêm tuyệt đối có khiến chúng ta
xét lại kết luận trước của chúng ta về những người thắng và những
kẻ thua? Không. Đúng hơn, trong một số khía cạnh nó nhấn mạnh
cái chúng ta đã kết luận cho 1 phần trăm hay 5 phần trăm giàu nhất,
bởi vì tỷ lệ phần trăm tăng thêm đáng kể của họ hiện ra thậm chí
còn gây choáng váng hơn khi chúng ta nhìn vào chúng theo số
lượng tuyệt đối. (Nhiều hơn về các số đo tuyệt đối versus tương
đối, xem Bài bàn thêm 1.2.) Nó cũng không khiến chúng ta xét lại
kết luận của chúng ta cho các giai cấp trung lưu thấp của thế giới
giàu có, bởi vì họ, giống hầu hết chúng ta, lưu ý chủ yếu đến tỷ lệ
phần trăm tăng thêm của họ (mà đã là tối thiểu), và khi họ so sánh
địa vị của họ với địa vị của những người khác, họ chắc có khả năng

25
đối sánh nó với tỷ lệ phần trăm tăng thêm thực tế thu được của
người trên đỉnh. Như thế sự đình trệ thu nhập của họ là rất thực.
Và, cuối cùng, nó cũng chẳng tác động đến kết luận của chúng ta về
thành công của các giai cấp trung lưu Á châu, bởi vì họ cũng chắc có
khả năng xem xét sự tăng thêm tương đối của họ đầu tiên. Nhưng
việc đưa vào sự đo tuyệt đối cho phép chúng ta xem xét cùng dữ
liệu từ một góc nhìn khác và để nhận thức tốt hơn các sự khác biệt
mênh mông về thu nhập mà tồn tại trong thế giới ngày nay. Nó cũng
làm nổi bật một điểm quan trọng: chúng ta không được đánh đồng
các giai cấp trung lưu từ các nền kinh tế thị trường mới nổi (những
người với thu nhập trên đầu người khoảng giữa 1.000$ và ít hơn
2.000$ một năm) với các giai cấp trung lưu thấp của thế giới giàu
có (những người với thu nhập sau thuế khoảng 5.000$ đến10.000$
một năm; tất cả theo dollar quốc tế 2005).

BÀI BÀN THÊM 1.2. Các số đo Tuyệt đối


versus Tương đối của Bất bình đẳng
Thu nhập

Ngoài việc nêu bật các khoảng cách thu nhập to lớn trên thế giới,
sự so sánh về sự tăng thêm tương đối và tuyệt đối của thu nhập có
giá trị khác liên quan đến sự thảo luận cũ-hàng thập niên về các số
đo tương đối versus tuyệt đối trong những nghiên cứu phân bố thu
nhập. Hầu như tất cả các số đo bất bình đẳng của chúng ta là tương
đối, theo nghĩa rằng nếu thu nhập của mọi người tăng lên theo cùng
tỷ lệ phần trăm, bất bình đẳng được cho là không thay đổi. Nhưng
một tỷ lệ phần trăm tăng lên bằng nhau cho tất cả mọi người tương
ứng với sự tăng thêm tuyệt đối mà có thể là cực kỳ không đều: một
người bắt đầu cuộc đua với một thu nhập một trăm lần cao hơn sẽ
cũng có sự tăng thêm tuyệt đối một trăm lần lớn hơn. Như thế vì
sao các số đo tương đối là tốt hơn?

26
Thứ nhất, các số đo thu nhập tương đối là bảo thủ bởi vì chúng
cho thấy không sự thay đổi nào về bất bình đẳng trong các trường
hợp nơi các số đo tuyệt đối cho thấy một sự tăng lên (khi tất cả thu
nhập tăng lên với cùng tỷ lệ phần trăm) hay một sự giảm xuống (khi
chúng đều xuống với cùng tỷ lệ phần trăm). Về bất bình đẳng, mà là
một chủ đề có tầm quan trọng đạo đức và chính trị đáng kể, và đôi
khi quả thực một chủ đề rất kích động, chúng ta không muốn sai
lầm theo hướng kích động nó thêm nữa. Chủ nghĩa bảo thủ (về mặt
đo lường, chứ không nhất thiết về mặt chính sách) cần được ưu
tiên.
Thứ hai, một trong những bất lợi của các số đo tuyệt đối là, chúng
nhất thiết tăng lên với hầu như bất kể sự tăng lên nào về (giá trị)
trung bình: khi thu nhập tăng lên, khoảng cách tuyệt đối giữa
những người giàu, giai cấp trung lưu, và những người nghèo trở
nên lớn hơn cho dù khoảng cách tương đối vẫn như nhau. Hãy nghĩ
sự phân bố như một khí cầu. Khi khí cầu phồng lên, khoảng cách
tuyệt đối giữa các điểm trên khí cầu tăng lên. Sự tập trung vào các
khoảng cách tuyệt đối đưa ra sự bất lợi mà hầu như mọi sự tăng lên
về số trung bình (bơm phồng khí cầu lên) có thể bị đánh giá là ủng
hộ-bất bình đẳng. Chúng ta sẽ mất độ sắc mà với nó chúng ta có thể
hiện thời phân biệt giữa các giai đoạn tăng trưởng ủng hộ-người
nghèo và ủng hộ-người giàu. Với một tiêu chuẩn bất bình đẳng
tuyệt đối, sẽ là khó để cho rằng Hoa Kỳ đã bước vào một thời kỳ bất
bình đẳng tăng lên sau những năm 1980 (một chủ đề chúng ta sẽ
đề cập đến trong Chương 2). Vì sự tăng trưởng trong những năm
1960 đã mạnh, chắc rất có khả năng rằng các khoảng cách tuyệt đối
cũng đã tăng lên khi đó nữa. Như thế chúng ta sẽ nói rằng bất bình
đẳng ở Hoa Kỳ đã bắt đầu lên trong năm 1945, hay thậm chí sớm
hơn, và đã không ngừng từ đó? Nhưng rõ ràng các thời kỳ này đã
không như nhau về mặt bất bình đẳng.
Thứ ba, sự bất bình đẳng và sự tăng trưởng thu nhập chỉ là hai
biểu hiện của cùng hiện tượng. Lần nữa, điểm này là hiển nhiên
nhất trong những nghiên cứu bất bình đẳng toàn cầu, nơi những sự
thay đổi về toàn bộ bất bình đẳng giữa các công dân thế giới phụ
thuộc cốt yếu vào tỷ lệ tăng trưởng của các nước khác nhau. Cho
những người có đầu óc toán học hơn, có thể dễ hơn để thấy sự giống
nhau cơ bản giữa sự bất bình đẳng và sự tăng trưởng bằng việc nghĩ
về thu nhập trung bình như moment thứ nhất của một (hàm) phân

27
bố, và về bất bình đẳng như moment thứ hai (phương sai) của một
phân bố. Sự tăng trưởng đơn giản là sự tăng lên tương đối của
moment thứ nhất, và bất bình đẳng là sự tăng lên tương đối của
moment thứ hai. Các số đo mà chúng ta dùng để đánh giá thành
công hay thất bại về sự phát triển kinh tế (sự thay đổi tương đối về
GDP trên đầu người) phải liên hệ với các số đo chúng ta dùng để
đánh giá thành công hay thất bại về phân bố các nguồn lực (sự thay
đổi tương đối về một số đo bất bình đẳng). Tập trung vào các số
tuyệt đối về tăng trưởng, như về bất bình đẳng, sẽ dẫn chúng ta gần
như luôn luôn tìm thấy rằng sự tăng trưởng trong các nước giàu,
dù nhỏ thế nào về mặt tỷ lệ phần trăm, sẽ là lớn hơn sự tăng trưởng
trong các nước nghèo, dù khổng lồ đến thế nào. Nếu Hoa Kỳ tăng
lên với 0,1 phần trăm trên đầu người hàng năm, sự tăng trưởng đó
sẽ làm tăng GDP trên đầu người tuyệt đối của mỗi người Mỹ khoảng
500$, mà là nhiều hơn GDP trên đầu người của nhiều quốc gia Phi
châu. Khi đó chúng ta phải cho rằng Congo, trong bất kể năm cho
trước nào, để là thành công như Hoa Kỳ chỉ nếu nó tăng gấp đôi thu
nhập trên đầu người của nó—một kỳ công không cộng đồng người
nào đã có bao giờ đạt được trong lịch sử thành văn? Như thế logic
của tính tương đối, mà áp dụng cho sự tăng trưởng, cũng phải được
áp dụng cho sự bất bình đẳng.
Một lý lẽ cuối cùng là, sự tăng tương đối về thu nhập tương quan
với sự tăng thêm về độ thỏa dụng (utility) nếu chúng ta tin rằng các
hàm thỏa dụng cá nhân là có tính logarit theo thu nhập—để cho
một người có thu nhập 10.000$ trải nghiệm cùng sự tăng lên về
phúc lợi như một người có thu nhập 1.000$, thì sự tăng thêm thu
nhập tuyệt đối phải là mười lần lớn hơn. Nói cách khác, một dollar
thêm sẽ mang lại ít độ thỏa dụng hơn, hay có vẻ ít quan trọng hơn,
đối với một người giàu so với một người nghèo. Nếu chúng ta nghĩ
rằng đây là một giả thiết hợp lý, thì chúng ta cũng có thể diễn giải
dữ liệu được cho trong đường cong tỷ lệ tăng trưởng (GIC) như
những sự thay đổi về độ thỏa dụng: một sự tăng 80 phần trăm thu
nhập quanh trung vị toàn cầu thêm vào độ thỏa dụng của những
người ở đó nhiều hơn một sự tăng 5 đến 10 phần trăm về thu nhập
thực tế thêm vào độ thỏa dụng của các giai cấp trung lưu thấp trong
các nước giàu (cho dù sự tăng thêm dollar tuyệt đối của những
người sau có thể lớn hơn). Cả theo con đường này nữa, chúng ta đi

28
đến kết luận rằng những sự thay đổi thu nhập tương đối là một số
đo hợp lý hơn những sự thay đổi thu nhập tuyệt đối.

So sánh Hình 1.1 (sự tăng thêm thu nhập tương đối) và Hình 1.2
(sự tăng thêm thu nhập tuyệt đối) làm nổi bật một nét đặc điểm mà
chúng ta sẽ thường thấy khi phân tích những sự thay đổi do toàn
cầu hóa gây ra: chúng ta sẽ rất hiếm khi có khả năng để chỉ ra một
sự thay đổi mà có hoặc các tác động hoàn toàn tích cực hay hoàn
toàn tiêu cực, hay hoàn toàn rõ ràng trong các tác động của nó lên
tất cả mọi người, hay trong tất cả sự biểu hiện của nó. Trong trường
hợp này, chúng ta thấy rằng sự tăng thêm thu nhập tương đối lớn
hơn nhiều cho các giai cấp trung lưu của các nền kinh tế thị trường
mới nổi đã không luôn luôn chuyển thành sự tăng thêm tuyệt đối
lớn hơn. Do chính bản chất của chúng, những sự chuyển động kinh
tế đột ngột tác động khác nhau đến các nước và các nhóm người
khác nhau, đến mức ngay cả trong trường hợp của một sự thay đổi
mà chúng ta có thể xem như tích cực một cách áp đảo, những người
và những nhóm nào đó sẽ bị nó làm cho tồi tệ hơn.
Chính bản chất nước đôi cơ bản này của toàn cầu hóa là cái tôi
hy vọng làm nổi bật trong cuốn sách này. Bạn đọc cần liên tục nhận
thức rằng toàn cầu hóa là một lực cả cho cái tốt và cái xấu. Lý tưởng
ra, bạn đọc, ngay cả khi đọc về một số khía cạnh có vẻ “tốt,” phải
được cảnh báo để nghĩ về các nhược điểm hay các tác động “xấu”
nào có thể ẩn náu sau chúng (và ngược lại, khi đọc về các tác động
“xấu”). Khả năng của chúng ta để hiểu và bao gồm tất cả những cái
“tốt” và tất cả những cái “xấu” và để cho chúng một sự cân (nhắc)
chủ quan, trong sự phân tích cuối cùng, sẽ xác định chúng ta cảm
nhận về toàn cầu hóa như thế nào. Nhưng chính xác tính nước đôi
này, kết hợp với sự thực rằng các sơ đồ cân (nhắc) cá nhân của
chúng ta nhất thiết là khác nhau—không chỉ bởi vì chúng ta có thể
tin vào các thứ khác nhau, mà bởi vì bản thân chúng ta hay những
người chúng ta quan tâm đến, có thể bị toàn cầu hóa tác động một
cách tích cực hay tiêu cực—làm cho sự nhất trí về các tác động của
toàn cầu hóa mãi mãi khó đạt được.

29
Các Tác động của Khủng hoảng Tài chính
Đến nay chúng ta đã thảo luận những sự thay đổi giữa 1998 và
2008 bởi vì chúng miêu tả tốt nhất các tác động của “toàn cầu hóa
cao” và bởi vì dữ liệu của chúng tôi cho thời kỳ đó được tổ chức tốt
và làm cho có thể so sánh được càng nhiều càng tốt. Nhưng dữ liệu
và thông tin mới từ 2008 đến 2011 bây giờ là sẵn có. Trong hầu hết
các khía cạnh, thời kỳ ngắn sau cùng này—mà đến ngay sau khủng
hoảng tài chính—là một sự tiếp tục và thậm chí một sự tăng tốc của
các xu hướng toàn cầu hóa được mô tả ở trên; nhưng nó tiếp tục
các xu hướng với một sự méo mó.
Một xu hướng, trở nên còn mạnh hơn trong 2008–2011, đã là sự
tăng trưởng của giai cấp trung lưu toàn cầu, được kích thích trong
ba năm này, như trong hai mươi năm trước, bởi các tỷ lệ tăng
trưởng cao ở Trung Quốc. Giữa 2008 và 2011, thu nhập đô thị trung
bình ở Trung Quốc đã tăng gấp đôi, và thu nhập nông thôn đã tăng
80 phần trăm, đẩy đường cong GIC quanh trung vị lên trên điểm
1988–2008 của nó một cách đáng kể. Như thế sự tăng trưởng [thu
nhập] của giai cấp trung lưu toàn cầu đã trở nên còn rõ rệt và vững
chắc hơn (xem Hình 1.3).
Mặt khác, sự thiếu vắng tăng trưởng trong thế giới giàu đã có
nghĩa không chỉ rằng thu nhập của các giai cấp trung lưu thấp trong
các nước này đã tiếp tục đình trệ mà sự đình trệ cũng đã mở rộng
theo hướng đỉnh. Cả ở đó nữa, đã không có sự tăng trưởng nào, và
đấy là vì sao điểm C đã vẫn ở nơi nó đã là trong năm 2008 (so sánh
các Hình 1.1 và 1.3).10

30
HÌNH 1.3. Sự tăng thêm tương đối về thu nhập thực tế trên đầu
người theo mức thu nhập toàn cầu, 1988–2008 và 1988–2011
Đồ thị này cho thấy sự tăng thêm tương đối (tỷ lệ phần trăm) về thu nhập thực
tế trên đầu người (được đo bằng dollar quốc tế 2011) tại các điểm khác nhau của
phân bố thu nhập toàn cầu cho hai thời kỳ khác nhau: 1988–2008 (sao lại đồ thị
trong Hình 1.1, trừ việc bây giờ chúng tôi sử dụng dollar quốc tế 2011 thay cho
2005) và 1988–2011. Chúng ta thấy sự tiếp tục sự tăng thêm rất mạnh quanh
giữa phân bố thu nhập toàn cầu nhưng một sự chậm lại của sự tăng thêm giữa
1% trên đỉnh toàn cầu. Các nguồn dữ liệu: Lakner and Milanovic (2015) và dữ
liệu của tác giả.

31
HÌNH 1.4. Phân bố dân số thế giới theo thu nhập thực tế trên đầu
người, 1988 và 2011
Đồ thị này cho thấy phân bố dân số thế giới theo thu nhập thực tế trên đầu người
(được đo bằng dollar quốc tế) trong 1988 và 2011, dựa vào các khảo sát hộ gia
đình. Diện tích bên dưới mỗi đường cong bằng tổng dân số thế giới trong 1988
và 2011 một cách tương ứng. Giữa 1988 và 2011, đã có một sự mở rộng về tỷ lệ
của những người với thu nhập ở khoảng giữa (“giai cấp trung lưu toàn cầu”). Đồ
thị cho thấy rằng giai cấp trung lưu toàn cầu này vẫn tương đối nghèo theo các
tiêu chuẩn Tây phương. Nguồn dữ liệu: Lakner and Milanovic (2015) và dữ liệu
của tác giả.
Tác động của khủng hoảng tài chính lên phân bố thu nhập toàn
cầu không gây ngạc nhiên. Cái không rõ là cuộc khủng hoảng này,
thường được nhắc đến như một khủng hoảng tài chính toàn cầu,
trình bày một sự phá vỡ đáng kể thế nào trong lịch sử kinh tế toàn
cầu. Đầu tiên, phải lưu ý rằng chính từ “toàn cầu” là một sự nhầm
tên bởi vì sự chậm lại (hay suy thoái) đã tác động, đầu tiên, đến chỉ
các nền kinh tế giàu có. Đúng hơn phải dán nhãn nó là một sự suy
thoái giữa các nền kinh tế Đại Tây dương. Thứ hai, sự tiến hóa dài
hạn của thu nhập tại mức quốc gia, tức là, sự tái cân bằng của hoạt
động kinh tế thuận lợi cho châu Á và khỏi châu Âu và Bắc Mỹ, đã
không bị gián đoạn mà đúng hơn đã được cuộc khủng hoảng tăng
cường. Như thế, cuộc khủng hoảng đã không phá vỡ xu hướng này,
mà đúng lơn là điều ngược lại: sự tăng cường của một xu hướng tồn

32
tại rồi. Thứ ba, sự tái cân bằng có một bản đối chiếu của nó trong
phân bố thu nhập cá nhân khắp thế giới theo nghĩa rằng nó đã thay
đổi hình thù của phân bố thu nhập toàn cầu từ là có đỉnh đôi mạnh
(có nhiều người tại các mức thu nhập rất thấp, rồi hầu như không
có ai ở giữa, và cuối cùng nhiều người ở các mức thu nhập rất cao)
thành đầy hơn ở giữa, như thế phân bố thu nhập toàn cầu bây giờ
bắt đầu trông giống phân bố của một nước duy nhất. Tất nhiên,
chúng ta vẫn còn xa điểm đó, nhưng chúng ta chắc chắn gần đến nó
trong năm 2011 (hay hôm nay) hơn trong năm 1988. Xu hướng này
cũng chỉ được tăng cường trong cuộc khủng hoảng.
Hình 1.4, mà cho thấy phân bố dân số thế giới theo mức thu nhập
trong 1988 và 2011, minh họa rất rõ ràng sự nổi lên của giai cấp
trung lưu toàn cầu và sự giảm bớt (sự phẳng ra) của hình thù hai-
bướu của phân bố thu nhập toàn cầu. Điều thú vị, tuy vậy, là một
“sự trống rỗng ở giữa” vẫn phần lớn đặc trưng cho phân bố dân số
thế giới theo thu nhập trung bình (hay GDP trên đầu người) của
nước nơi người dân sống, như có thể thấy trong Hình 1.5. Sự tương
phản giữa hai hình minh họa sự thực rằng trong khi Ấn Độ và
Indonesia, và trong chừng mực ít hơn một chút, Trung Quốc, vẫn là
các nước nghèo khi đánh giá bằng thu nhập trung bình, phân bố thu
nhập trong các nước này là đủ rộng và lệch sang phải mà một số
đáng kể công dân của họ bây giờ làm đầy không gian đó, phần giữa
rỗng mà từng tồn tại giữa hai đỉnh.
Sự tiến hóa thu nhập tại Trung Quốc ở đây lại lần nữa là biểu
tượng của những sự thay đổi toàn cầu, có lẽ bởi vì sự tăng lên đã là
nhanh nhất so với bất cứ nước nào và gồm nhiều dân nhất. Theo dữ
liệu điều tra hộ gia đình cho 2011, thu nhập trung bình ở đô thị
Trung Quốc, lần đầu tiên, đã đuổi kịp và thậm chí vượt thu nhập
trung bình trong vài nước thành viên EU. Đô thị Trung Quốc bây
giờ có một thu nhập trung bình (theo PPP) cao hơn Rumani, Latvia,
hay Lithuania. Trong năm 2013, GDP trên đầu người của Trung
Quốc đã vẫn thấp hơn GDP/đầu người của các thành viên EU nghèo
nhất (Rumani và Bulgaria), nhưng khoảng cách đã ít hơn 30 phần
trăm, và với các tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng hiện thời, vào thời gian
bạn đọc cầm cuốn sách này trên tay, GDP trên đầu người của Trung
Quốc không nghi ngờ gì sẽ đạt mức của các nước EU nghèo nhất.11
Đấy là một sự thay đổi mang tính thời đại, vì mặc dù Rumani,
Bulgaria, và các nước Balkan đã là phần nghèo nhất của châu Âu kể

33
từ Thời Trung cổ, thu nhập trên đầu người của họ trong cuối thế kỷ
thứ mười chín đã hai lần cao như của Trung Quốc.12 Hơn nữa, vì
chúng ta có thể kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng
nhanh hơn các nước EU cốt lõi, cho dù tỷ lệ tăng trưởng của nó có
giảm tốc, thu nhập trung bình của nó sẽ đuổi kịp trung bình EU
trong ba thập niên nữa.13 Đấy sẽ là, trong một thời kỳ rất ngắn về
lịch sử, một sự đảo ngược đáng chú ý của sự giàu có, hay đúng hơn
một sự trở lại với một hình mẫu phân bố đặc trưng của hoạt động
kinh tế trong không gian Âu-Á (Eurasian) nhiều thế kỷ trước: thu
nhập trên đầu người có thể lại lần nữa là cao nhất trong hai vùng
duyên hải, một vùng đối mặt Đại Tây dương (Tây Âu) và vùng khác
đối mặt Thái Bình dương (Trung Quốc), trong khi chúng là thấp
nhất trong vùng nội địa của Âu-Á. Chủ nghĩa ngoại lệ của châu Âu
bán đảo sẽ đi đến chấm dứt.14

HÌNH 1.5. Phân bố dân số thế giới theo GDP thực tế trên đầu người
của nước trong đó họ sống (năm 2013)
Đồ thị này cho thấy dân số thế giới được phân bố thế nào nếu chúng ta gán cho
người dân thu nhập trung bình (GDP trên đầu người) của nước họ thay cho thu
nhập trên đầu người thực sự của họ (như trong Hình 1.4). Các nhãn cho thấy các
nước được chọn. Chúng ta thấy rằng có tương đối ít người sống trong các nước
với các mức thu nhập “bậc trung”. Nguồn dữ liệu: Được tính từ cơ sở dữ liệu các
Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI) của World Bank (Ngân hàng Thế giới)
(http://data.worldbank.org/data-catalog/world-development-indicators,
version September 2014).

34
Một cách khác để xem xét sự thay đổi về thu nhập trong vài thập
niên qua là đi so sánh thu nhập trung bình của những người ở phần
thấp của phân bố thu nhập Hoa Kỳ với thu nhập trung bình của
những người tương đối khấm khá ở đô thị Trung Quốc (Hình 1.6).
Lưu ý rằng vì hầu như toàn bộ Hoa Kỳ đã được đô thị hóa, de facto
(tển thực tế) chúng ta so sánh đô thị Hoa Kỳ với đô thị Trung Quốc.
Sự đuổi-kịp giữa 1988 và 2011 là khá rõ rệt. Khoảng cách về thu
nhập thực tế đã giảm từ hơn 6,5 trên 1 xuống chỉ 1,3 trên 1. (Sự
đuổi-kịp này có thể được minh họa bởi việc sử dụng các phần khác
của các phân bố Mỹ và Trung quốc, nhưng là đáng chú ý trong ví dụ
này bởi vì hai mức thu nhập đang trở nên giống nhau. Nếu chúng ta
sử dụng các phần cao hơn của phân bố Hoa Kỳ, các khoảng cách sẽ
vẫn rất lớn.) Cũng không nghi ngờ gì rằng sự giảm bớt này về các
khoảng cách thu nhập trên đầu hộ gia đình tương ứng với một sự
giảm bớt về khoảng cách lương thực tế.

HÌNH 1.6. Sự hội tụ của thu nhập Trung quốc và Mỹ, 1988–2011
Đồ thị này cho thấy sự thay đổi về thu nhập sau-thuế thực tế hộ gia đình trên đầu
người hàng năm (được đo bằng dollar quốc tế 2005) giữa 1988 và 2011 cho
những người trong thập phân vị thứ hai ở Hoa Kỳ và thập phân vị thứ tám đô thị
Trung quốc (dựa vào dữ liệu điều tra hộ gia đình). Trục dọc là theo log. Mặc dù
thập phân vị thứ hai Hoa Kỳ (trong khi tương đối nghèo theo các tiêu chuẩn Mỹ)
đã vẫn khấm khá hơn thập phân vị thứ tám đô thị Trung quốc trong năm 2011,
khoảng cách giữa hai nhóm đã giảm bớt. Nguồn dữ liệu: Dữ liệu của tác giả.

35
1 Phần trăm trên Đỉnh Toàn cầu
Chúng ta đã thấy rằng mặc dù 1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu đã có
một hoạt động rất tốt giữa 1988 và 2008, vận may của họ đã u ám
giữa 2008 và 2011. Lý do là đơn giản: hầu hết những người trong 1
phần trăm trên đỉnh toàn cầu thuộc về các phần cao của các phân
bố thu nhập trong các nước giàu (thí dụ, 12 phần trăm những người
Mỹ giàu nhất là ở trong 1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu), và sự tăng
trưởng thu nhập của họ đã bị khủng hoảng tài chính làm chậm lại
hay dừng lại. Thoạt nhìn sự chậm lại này có thể có vẻ gây ngạc
nhiên, căn cứ vào sự tăng kinh khủng về tiền lãi, sự nhận thức, và
sự quan ngại với thu nhập đỉnh trong thế giới giàu có, và nhất là ở
Hoa Kỳ. Nhưng sự tương phản tiền lãi khổng lồ của thu nhập đỉnh
và sự suy giảm đồng thời về sự tăng trưởng được giải thích một
phần bởi sự thực rằng trong khi hầu hết thu nhập trong các nước
giàu đã giảm trong cuộc khủng hoảng, thu nhập đỉnh đã vẫn ổn định
hay giảm ít hơn. Mặc dù sự vẫn ổn định có thể có vẻ “tốt” (hay có lẽ
thậm chí “bất công” từ quan điểm của những người khác trong các
nước giàu), đã là không tốt cho 1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu để
duy trì vị trí cao khi so sánh với trung vị toàn cầu như trước cuộc
khủng hoảng. Điều này là bởi vì thu nhập trung vị toàn cầu và thu
nhập trung bình toàn cầu đã tiếp tục tăng.
Một lý do khác cho sự tương phản giữa sự tăng trưởng chậm gần
đây giữa 1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu và sự quan ngại chung với
sự bất bình đẳng là sự tăng trưởng ở trên đỉnh đã tập trung giữa
những người siêu-giàu hơn trước kia rất nhiều. Trong thực tế, nếu
chúng ta muốn tập trung vào những người mà tiếp tục kiếm được
suốt cuộc khủng hoảng thì chúng ta phải tập trung không phải vào
1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu (mà gồm khoảng 70 triệu người,
khoảng bằng dân số của nước Pháp) mà vào một nhóm hẹp hơn
nhiều của các cá nhân siêu-giàu. Tất nhiên, có ít hơn nhiều trong số
các cá nhân này, và họ không được bao gồm trong các khảo sát hộ
gia đình.15 Chúng tôi sẽ xem xét họ rất ngắn gọn trong đoạn tiếp, sử
dụng nguồn dữ liệu hoàn toàn khác, danh sách các tỷ phú của
Forbes. Danh sách này trong 2013 và 2014 gồm khoảng 1.500 cá
nhân cùng nhau với gia đình họ đại diện cho một phần trăm của

36
một phần trăm của một phần trăm (đúng, là 1 phần trăm của 1 phần
trăm của 1 phần trăm [tức là 1 phần triệu] của dân số thế giới).
Đầu tiên hãy quay sang 1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu như được
đại diện trong các khảo sát hộ gia đình. Hình 1.7 cho thấy các nước
có hơn 1 phần trăm dân số của chúng trong 1 phần trăm trên đỉnh
toàn cầu. Chúng ta đã thấy rồi rằng Hoa Kỳ được đại diện rất tốt,
với 12 phần trăm dân số của nó ở trong 1 phần trăm trên đỉnh toàn
cầu và chiếm khoảng một nửa của tất cả những người ở đó. Các nền
kinh tế tiên tiến lớn khác, như Nhật Bản, Pháp, và Vương quốc Anh,
có giữa 3 và 7 phần trăm dân số của chúng trong 1 phần trăm trên
đỉnh toàn cầu, trong khi Đức có chỉ 2 phần trăm. Không được cho
thấy trong đồ thị là Brazil, Nga, và Nam Phi, mà những người thuộc
một-phần trăm đỉnh của chúng cũng trong 1 phần trăm trên đỉnh
toàn cầu. Nhưng điều này không phải thế cho Trung Quốc và Ấn Độ,
các nước có ít hơn 1 phần trăm dân số của chúng trong 1 phần trăm
trên đỉnh toàn cầu. 1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu như thế bị chi
phối mạnh bởi các nước giàu-xưa kia: cuộc hành quân đi lên của
Trung Quốc qua phân bố thu nhập toàn cầu đã vẫn chưa lan ra, với
đủ số lượng, lên chính đỉnh.16
Phần thu nhập của 1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu trong năm
2008 đã là 15,7 phần trăm. Con số này đại diện phần thu nhập khả
dụng toàn cầu của họ. Nó có thể được so sánh với các phần của 1
phần trăm trên đỉnh quốc gia được báo cáo trong Cơ sở dữ liệu Thu
nhập Đỉnh Thế giới (World Top Income Database-WTID), nhưng ta
phải biết rằng các thu nhập được báo cáo trong WTID là thu nhập
trước chuyển giao và thuế và ngang các đơn vị thuế, trong khi thu
nhập được thảo luận ở đây là thu nhập sau thuế và được tính ngang
các cá nhân.17 (Dữ liệu thuế không thể được dùng để tính phần 1
phần trăm trên đỉnh về mặt toàn cầu bởi vì dữ liệu thuế là sẵn có
chỉ cho một tập con tương đối nhỏ của các nước.) Sự khác biệt lớn
nhất giữa hai nguồn dữ liệu là việc WTID dùng thu nhập thị trường,
tức là, thu nhập trước chuyển giao và thuế hơn là thu nhập khả
dụng, tức là thu nhập sau-thuế như được dùng trong các khảo sát
hộ gia đình. Phần của 1 phần trăm trên đỉnh sẽ luôn luôn lớn hơn
về mặt thu nhập thị trường so với thu nhập khả dụng bởi vì chính
phủ tái phân phối làm giảm sự bất bình đẳng. Thí dụ, sự tái phân
phối qua các khoản chuyển giao chính phủ và các thuế trực tiếp ở
Hoa Kỳ trong năm 2010 đã làm giảm phần của 1 phần trăm trên

37
đỉnh từ 9,4 phần trăm tổng thu nhập thị trường (hay “trước-thuế”)
xuống ít hơn 7 phần trăm của tổng thu nhập khả dụng.18 (Cũng phải
nhắc đến rằng những người ở trong 1 phần trăm trên đỉnh theo thu
nhập trước thuế không nhất thiết là cùng những người ở trong 1
phần trăm trên đỉnh theo thu nhập khả dụng, tức là thu nhập sau
thuế.) Sử dụng Hoa Kỳ như một nước so sánh, chúng ta có thể nói
rằng phần của 1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu trong thu nhập thế
giới là hơn hai lần cao như phần của 1 phần trăm trên đỉnh trong
tổng thu nhập Hoa Kỳ (15,7 versus ít hơn 7). Việc này cho chúng ta
một cái nhìn tốc ký khá tốt về sự tập trung cao thế nào của thu nhập
ở mức toàn cầu. Nhưng, một cái nhìn khác, tập trung hơn, được
danh sách hàng năm của Forbes về các tỷ phú cung cấp.

HÌNH 1.7. Tỷ lệ phần trăm dân số quốc gia trong 1% trên đỉnh toàn
cầu (năm 2008)
Đồ thị này cho thấy các nước có hơn 1% dân số của chúng trong 1% trên đỉnh
toàn cầu. Chúng ta thấy rằng 12% những người Mỹ giàu nhất thuộc về 1% trên
đỉnh toàn cầu. Tên nước viết tắt: CAN Canada, CHE Thụy Sĩ, CYP Cypress (Síp),
DEU Đức, FRA Pháp, GBR Vương quốc Anh, IRL Ireland, JPN Nhật Bản, KOR Nam
Hàn, LUX Luxembourg, NLD Hà Lan, NOR Na Uy, SGP Singapore, TWN Đài Loan,
USA Hoa Kỳ. Nguồn dữ liệu: Lakner and Milanovic (2013).

38
Tuy vậy, lưu ý rằng khi chúng ta thảo luận danh sách tỷ phú của
Forbes, chúng ta đang làm một sự di chuyển phương pháp luận
quan trọng: thay cho việc xem xét thu nhập hay tiêu dùng, mà là các
biến luồng (flow-dòng chảy) hàng năm như chúng ta đã làm cho
đến nay, bây giờ chúng ta đang xem xét của cải (wealth), mà là một
biến tích trữ (stock) (tức là, được đo tại một thời điểm) và là kết
quả của sự tích tụ của các khoản tiết kiệm, lợi tức đầu tư, và thừa
kế trong nhiều năm. Bất bình đẳng của cải là lớn hơn bất bình đẳng
thu nhập hay tiêu thụ trong hầu như mọi nước. Không chỉ có một
nhóm bé tẹo của những người cực kỳ giàu có—một hiện tượng mà
chúng ta sẽ tập trung vào trong đoạn tiếp theo—nhưng ngay cả
trong các nước tiên tiến (chẳng hạn, Hoa Kỳ hay Đức), giữa một
phần tư và một phần ba dân số có của cải thuần (ròng-net) âm.19
Nhưng rất ít người trong các nước này có thu nhập zero, và không
ai có tiêu dùng zero. Như thế có thể thấy ngay cả ở mức trực giác
rằng của cải phải được phân bố không đều hơn thu nhập hay tiêu
dùng, và rằng sự so sánh giữa bất bình đẳng của cải và bất bình
đẳng thu nhập phải được tiến hành rất cẩn trọng.20 Chính bởi vì dữ
liệu của cải cho những người siêu-giàu có chất lượng tốt (và trong
mức độ nào đó tiết lộ) hơn dữ liệu thu nhập cho 1 phần trăm trên
đỉnh mà chúng tôi sử dụng dữ liệu của cải hơn là dữ liệu thu nhập
hay tiêu dùng để soi sáng lên vị trí của những người siêu-giàu.21
Để thấy sự khác biệt giữa các phân bố thu nhập và của cải trên
mức toàn cầu, hãy xem xét Bảng 1.1, cho thấy các ước lượng phần
của thu nhập và phần của cải của 1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu.
Cho thu nhập, chúng tôi có ba ước lượng: thứ nhất, một ước lượng
bảo thủ, dựa vào một mình các khảo sát hộ gia đình, mà (như được
thảo luận trong Bài bàn thêm 1.1) có khuynh hướng bỏ sót những
người giàu nhất và như thế đánh giá thấp phần của 1 phần trăm
trên đỉnh; thứ hai, một ước lượng gồm cả một sự điều chỉnh thử
sửa vấn đề này; và thứ ba, một ước lượng gồm một sự hiệu chỉnh
cho của cải toàn cầu bị che giấu (các tài sản được giữ ở các thiên
đường thuế).22 Cho ước lượng thứ ba, chúng tôi giả sử một lợi tức
mạnh (6 phần trăm) trên các tài sản bị che giấu, và chúng tôi giả
thiết rằng tất cả các tài sản che giấu thuộc về 1 phần trăm trên đỉnh
toàn cầu.23 Phần thu nhập của 1 phần trăm những người giàu nhất
trong 2010 tăng từ 15,7 phần trăm dưới kịch bản đầu tiên, lên 28
phần trăm khi chúng ta điều chỉnh cho sự đánh giá thấp thu nhập

39
đỉnh trong các khảo sát, lên 29 phần trăm khi chúng ta đưa ra một
sự điều chỉnh thêm cho thu nhập từ các tài sản che giấu. Nhưng tất
cả các ước lượng thu nhập này còn thấp xa ước lượng phần của cải
của 1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu được Credit Suisse Research
Institute đưa ra trong 2013, mà là 46 phần trăm. Từ khoảng 2000
đến khoảng 2010, phần thu nhập toàn cầu của 1 phần trăm trên
đỉnh hoặc đã vẫn không đổi hay đã tăng một chút, trong khi phần
của cải toàn cầu của họ đã tăng (Bảng 1.1).
Như thế có một sự phân kỳ trong sự tiến hóa của sự tập trung
thu nhập và của cải. Theo Credit Suisse Research Institute (2014),
sự tập trung tăng lên về của cải là do thành tích mạnh của các thị
trường chứng khoán thế giới sau 2010 và do các tỷ lệ lợi tức được
cho là cao hơn mà những người giàu nhận được. Sự phân kỳ giữa
sự tập trung thu nhập và của cải cho 1 phần trăm trên đỉnh là nhất
quán với bức tranh về sự tăng thêm thu nhập đáng kể được thực
hiện bởi phần giữa của phân bố thu nhập toàn cầu trong ba mươi
năm qua. Thu nhập tăng lên của nhóm này đã đặt cái gì khá giống
một bộ giảm tốc lên sự tăng trưởng của phần thu nhập của 1 phần
trăm trên đỉnh. Nhưng cũng rất có khả năng rằng những người ở
quanh giữa phân bố toàn cầu, mà vẫn tương đối nghèo, hầu như
không có tài sản chút nào. Do đó, sự tăng trưởng tài sản của họ đã
phải rất nhỏ và đã không thể đóng góp bất kể tác động bù nào cho
lượng của cải tăng lên và như thế phần của cải của 1 phần trăm trên
đỉnh.

40
BẢNG 1.1. Các phần của 1% đỉnh toàn cầu trong thu nhập toàn cầu
và của cải toàn cầu

Ước lượng phần Khoảng 2000 Khoảng 2010


thu nhập hay của
cải

Phần của 1% 14,5 15,7


đỉnh trong thu
nhập toàn cầu
dựa vào một
mình các khảo
sát hộ gia đìnha

Phần của 1% 29 28
đỉnh trong thu
nhập toàn cầu
dựa vào các khảo
sát và sự hiệu
chỉnh cho việc
báo cáo thấpa

Phần của 1% ____ 29


đỉnh trong thu
nhập toàn cầu
dựa vào các khảo
sát và sự hiệu
chỉnh cho việc
báo cáo thấp, và
hiệu chỉnh cho
của cải bị che
giấub

Phần của 1% 32 46
trên đỉnh trong
của cải toàn cầuc

Ghi chú: 1% trên đỉnh cho của cải nhắc đến 1% cá nhân trưởng thành giàu nhất.
a Từ Lakner and Milanovic (2013); phương pháp luận về sự quy cho được giải
thích trong bài báo.
b Dữ liệu thêm từ Zucman (2013).

c Cho năm 2000 từ Davies et al. (2011, 244); cho 2013 từ Credit Suisse Research

Institute (2013, 10, table 1).

41
Các nhà Tài phiệt Toàn cầu Thật: các Tỷ phú

Trong năm 2013, theo danh sách tỷ phú của Forbes, đã có 1.426 cá
nhân trên thế giới mà của cải ròng của họ bằng hay lớn hơn 1 tỷ $.24
Nhóm nhỏ và chọn lọc này, cùng với các thành viên gia đình của họ,
đại diện một phần trăm của một-phần trăm của 1 phần trăm (dân
số) toàn cầu. Tổng tài sản của họ được ước tính là 5,4 ngàn tỷ $.
Theo một báo cáo năm 2013 của Credit Suisse (tr. 5, bảng 1), của
cải của thế giới được ước lượng là 241 ngàn tỷ $. Điều này có nghĩa
rằng nhóm cá nhân siêu-nhỏ này và các gia đình của họ kiểm soát
khoảng 2 phần trăm của cải thế giới. Để diễn đạt theo cách khác, các
tỷ phú này sở hữu hai lần như của cải mà tất cả những người châu
Phi có.

BÀI BÀN THÊM 1.3. Một Tỷ là


Bao nhiêu?
Rất khó để hiểu một con số như một tỷ thực sự có nghĩa là gì. Một
tỷ dollar nằm ngoài kinh nghiệm thông thường của hầu như tất cả
mọi người trên trái đất đến mức số lượng thật sự nó ngụ ý là không
dễ hiểu—trừ rằng nó quả thực là một lượng rất lớn. Có thể giúp để
nghĩ về nó theo cách sau đây. Giả sử rằng một ông tiên tốt bụng cho
bạn một dollar mỗi giây. Bao nhiêu thời gian trôi qua trước khi bạn
thu lượm được 1 triệu $, và rồi 1 tỷ $? Đối với số trước, bạn sẽ cần
11,4 ngày; đối với số sau, gần ba mươi hai năm. Hay xem xét từ bên
tiêu dùng. Giả sử bây giờ bạn thừa kế hoặc 1 triệu $ hay 1 tỷ $, và
rằng bạn tiêu 1.000$ mỗi ngày. Bạn cần ít hơn ba năm để tiêu hết
số thừa kế của bạn trong trường hợp đầu tiên, và hơn 2.700 năm
(tức là, thời gian tách chúng ta từ Iliad của Homer) để phung phí
tiền thừa kế của bạn trong trường hợp thứ hai. Hay xét vấn đề đối
mặt với các trùm buôn ma túy. Để vận chuyển 1 triệu $ bằng các tờ

42
100$ cần đến một va li cỡ vừa. Để chuyên chở 1 tỷ $ bằng cùng các
tờ giấy bạc đó sẽ cần đến một ngàn va ly như vậy. Cho dù bạn dùng
va li to có bánh xe kéo, bạn sẽ cần khoảng năm trăm vali như vậy.
Và việc mua năm trăm vali to sẽ thu hút sự chú ý mà bạn có thể
thích để tránh.

Sự giàu có của những người siêu-giàu đã thay đổi bao nhiêu


trong toàn cầu hóa? Các danh sách hàng năm của Forbes cho chúng
ta một phương tiện gần đúng tốt để trả lời câu hỏi đó. Tuy vậy, là
quan trọng để nhận ra rằng trong các danh sách như vậy điểm
ngưỡng là một mức của cải tuyệt đối mà giảm từ từ về mặt thực tế
nếu có lạm phát. Như thế, một sự tăng được đăng ký về số các cá
nhân như vậy là giả một phần, đơn giản do việc hạ thấp ngưỡng
thực tế. Về mặt phương pháp luận, “chuẩn giàu (wealth line)” này
là đúng như chuẩn nghèo (poverty line): về nguyên tắc, chúng ta
muốn cố định chuẩn nghèo (hay giàu) về mặt thực tế và sau đó kiểm
tra để xem nếu số các cá nhân, hay phần của họ trong tổng dân số,
đã tăng lên hay giảm xuống. Đấy quả thực là cái chúng ta thường
làm cho các chuẩn nghèo. Ở đây, chúng ta phải làm cùng thế cho
chuẩn giàu. Nhằm để cố định chuẩn giàu về mặt thực tế, Chúng ta
sử dụng Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) Mỹ. Rất tiện lợi, hóa ra rằng
chuẩn giàu 1 tỷ $ trong năm 1987, khi Forbes bắt đầu công bố các
danh sách người giàu toàn cầu của nó, là tương đương về mặt thực
tế với một chuẩn giàu 2 tỷ $ trong năm 2013 (chỉ số giá Hoa Kỳ đã
chính xác gấp đôi trong thời kỳ này). Vì tính đơn giản, hãy gọi
những người trên mức thực tế không đổi đó (1 tỷ $ theo giá 1987)
là những người siêu-giàu.
Cho đến 1992, Forbes đã công bố hai danh sách tách biệt: một
danh sách về bốn trăm người Mỹ giàu nhất (mà bắt đầu trong năm
1982), và danh sách khác về các tỷ phú toàn cầu (bắt đầu trong
1987). Trong năm 1987, đã có 49 tỷ phú ở Hoa Kỳ và 96 tỷ phú
trong phần còn lại của thế giới (như thế tổng cộng đã có 145 cá
nhân như vậy). Forbes đã không tính của cải kết hợp của họ, nhưng
có thể được ước lượng là 450 tỷ $.25 Hai con số này (145 người siêu-
giàu và 450 tỷ $ của cải) từ 1987 là cái chúng tôi sẽ sử dụng để so
sánh với số và sự giàu có của các tỷ phú (tức là, những người với tài
sản ròng vượt quá 2 tỷ $) trong năm 2013. Thật tiện lợi, hai thời

43
điểm này (1987 và 2013) phủ hầu như cùng thời kỳ mà từ đó chúng
tôi có dữ liệu điều tra hộ gia đình (1988 đến 2011) và như thế cho
phép chúng tôi xem xét cái gì xảy ra cả ở bên thu nhập và bên của
cải.
Trong 2013, số tỷ phú đã là 735, và tổng của cải của họ đã là 4,5
ngàn tỷ $ (tương đương với 2,25 ngàn tỷ $ theo giá 1987). Như thế,
cả số những người siêu-giàu và của cải thực tế được kết hợp của họ
đã mở rộng với một hệ số nhân là 5 (2,25 ngàn tỷ $ [năm 2013]
versus 0,45 ngàn tỷ $ [năm 1987]). Một ngụ ý rõ rệt của sự tính
toán thô này là sự giàu có trên đầu người của các tỷ phú đã không
tăng lên về mặt thực tế. Của cải trung bình của những người siêu-
giàu đã là khoảng 3 tỷ $ (theo giá Mỹ 1987) trong cả 1987 và 2013.
Đơn giản có nhiều người siêu-giàu bây giờ hơn đã có trong cuối
những năm 1980.

HÌNH 1.8. Của cải của các cá nhân siêu-giàu tương đối với GDP thế
giới, 1987 và 2013
Đồ thị này cho thấy tổng của cải của các cá nhân siêu-giàu như một phần của GDP
toàn cầu. Những người siêu-giàu được định nghĩa như những người với tài sản
ròng trên 1 tỷ $ theo giá Mỹ 1987 (bằng 2 tỷ $ theo giá Mỹ 2013). Chúng ta thấy
rằng của cải của họ đã tăng từ 1987 đến 2013, tương đối với GDP toàn cầu. Nguồn
dữ liệu: Các tính toán của tác giả từ các danh sách Forbes khác nhau.

44
Trong khi, GDP thực tế thế giới tăng 2,25 lần, ít hơn sự tăng [5-
lần] về của cải thực tế của những người siêu-giàu rất nhiều. Như
một kết quả, phần của các cá nhân siêu-giàu được biểu diễn về mặt
GDP thế giới đã tăng lên hơn gấp đôi, từ ít hơn 3 phần trăm lên hơn
6 phần trăm (Hình 1.8).26
Những con số này cho chúng ta một sự hiểu khá vững chắc về sự
tăng trưởng của chế độ tài phiệt toàn cầu: đội ngũ của họ, mặc dù
bé tẹo, đã tăng năm lần, và tổng của cải của họ, được đo về mặt GDP
toàn cầu, đã tăng hơn gấp đôi. Sự tăng trưởng này, cùng với sự xuất
hiện của giai cấp trung lưu toàn cầu đang nổi lên, là những sự phát
triển quan trọng nhất của thời đại toàn cầu hóa cao mà đã bắt đầu
trong cuối những năm 1980. Hai sự phát triển này—một sự phát
triển có thể được xem là đầy hy vọng, và sự phát triển kia có lẽ báo
điềm gở—có thể ngụ ý gì cho các thập niên tiếp theo sẽ được khảo
sát tỉ mỉ trong Chương 4. Đầu tiên, tuy vậy, chúng ta cần đề cập một
vấn đề mà cho đến nay chúng ta đã hầu như không nhắc đến: các
sự bất bình đẳng thu nhập bên trong các quốc gia và sự tiến hóa dài
hạn của chúng. Đó là chủ đề của Chương 2. Đối với bất bình đẳng
toàn cầu, các sự bất bình đẳng bên trong các quốc gia có đóng một
vai trò, nhưng ngày nay nó là một vai trò phụ bởi vì ảnh hưởng của
chúng lên sự bất bình đẳng toàn cầu là ít hơn ảnh hưởng của các tỷ
lệ tăng trưởng khác biệt của các nước nghèo, thu nhập trung bình,
và giàu. Tuy vậy, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 3, vai trò khá
nhỏ này của sự bất bình đẳng bên trong quốc gia đã không luôn
luôn là thế và trong tương lai lại có thể thay đổi lần nữa. Hơn nữa,
cho đến nay chúng tôi đã chủ ý tập trung chỉ vào những thay đổi về
các quy mô toàn cầu. Nhưng những sự bất bình đẳng quốc gia vẫn
là hình thức bất bình đẳng quan trọng nhất nhìn từ quan điểm
chính trị. Thế giới của chúng ta được tổ chức về mặt chính trị thành
các nhà nước-quốc gia, và chính các sự bất bình đẳng bên trong các
quốc gia mà người dân tranh luận thường xuyên nhất, về chúng họ
bất đồng hăng hái nhất, và về các chuyển động dài hạn của chúng
có các lý thuyết khác nhau. Trong chương tiếp theo tôi thảo luận
các sự bất bình đẳng bên trong quốc gia và đề xuất một lý thuyết
thay thế khả dĩ về sự tiến hóa dài hạn của chúng mà, theo quan điểm
của tôi, là đầy đủ hơn và thỏa đáng hơn các lý thuyết hiện tồn.

45
2. Bất bình đẳng bên trong các Nước

Giới thiệu các làn sóng Kuznets để Giải thích các Xu


hướng Dài hạn về Bất bình đẳng

Các dao động dài hạn về bất bình đẳng thu nhập phải được
xem như phần của một quá trình tăng trưởng kinh tế rộng
hơn và quan hệ với các chuyển động tương tự trong các yếu
tố khác.
—SIMON KUZNETS

Nguồn gốc của sự Không Hài lòng với Giả thuyết


Kuznets
Sự không hài lòng với giả thuyết Kuznets—ý tưởng rằng bất bình
đẳng là thấp ở các mức thu nhập rất thấp, rồi tăng lên khi nền kinh
tế phát triển, và cuối cùng lại rớt xuống ở các mức thu nhập cao—
là không mới, nhưng những sự phát triển gần đây có vẻ đã giáng
cho nó một đòn ân huệ (coup de grâce). Trong khi những sự vỡ
mộng trước phần nhiều liên quan đến sự thất bại để thấy một sự
tăng lên của bất bình đẳng trong dữ liệu mặt cắt-ngang, tức là, khi
ta di chuyển từ các nước rất nghèo đến các nước ít nghèo hơn một
chút, hay với việc không tìm thấy những sự tăng lên như vậy trong
kinh nghiệm lịch sử của riêng các nước, cú đòn thực sự đã bị một
vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều giáng xuống mà về chúng dữ liệu là
rất rõ ràng: sự tăng lên gần đây về bất bình đẳng thu nhập trong thế
giới giàu có. Phần dốc-xuống của đường cong Kuznets, mà báo hiệu
bất bình đẳng giảm xuống trong các nước giàu, có vẻ đã cư xử như

46
Kuznets hình dung cho đến những năm 1980. Kể từ đó, ngược với
những kỳ vọng, nó đã biến mất và biến mình thành một đường cong
dốc-lên. Sự tăng rõ ràng về bất bình đẳng ở Hoa Kỳ, Vương quốc
Anh, và ngay cả ở vài nước khá quân bình chủ nghĩa như Thụy Điển
và Đức, đơn giản là không tương thích với giả thuyết Kuznets.1
Cái giữ giả thuyết Kuznets còn sống bất chấp sự không thỏa mãn
này là sự thiếu một sự giải thích thay thế cố kết cho sự lên gần đây
về bất bình đẳng trong các nước tiên tiến. Một đối thủ như vậy đã
là khái niệm về một cuộc đua giữa giáo dục và cái được biết đến
như sự tiến bộ công nghệ thiên vị-kỹ năng [skill-biased] (tức là, sự
thay đổi công nghệ ưu ái những người lao động có kỹ năng cao),
như được Tinbergen (1975) đề xuất và được Goldin and Katz
(2010) trình bày lại gần đây. Tuy vậy, đấy không phải là một lý
thuyết hay một giả thuyết, mà đơn giản là một sự giải thích về một
hiện tượng mà chúng ta quan sát: lương của người lao động có kỹ
năng hơn đã tăng nhiều hơn lương của người lao động có ít kỹ năng
hơn. Không có lập luận lý thuyết nào nói cho chúng ta dưới các điều
kiện nào để kỳ vọng rằng công nghệ sẽ thắng cuộc đua (như thế làm
tăng bất bình đẳng), và dưới các điều kiện nào giáo dục sẽ thắng
(như thế làm giảm bất bình đẳng). Tuy vậy, trong trình bày gốc của
Tinbergen, được cho là giáo dục đã thắng cuộc đua, với nhiều người
có kỹ năng cao trở nên ngày càng đông khi các nước trở nên giàu
hơn và với các kỹ năng như vậy làm mất tác dụng của tác động của
sự thay đổi công nghệ. Đấy là vì sao Tinbergen đã kỳ vọng phần
thưởng kỹ năng [skill premium = tỷ lệ lương của lao động có kỹ
năng trên lương của lao động không có kỹ năng] giảm xuống zero.2
Nhưng cả ở đây nữa, chính điều ngược lại đã diễn ra: phần thưởng
kỹ năng đã cho thấy một sự tăng mạnh tại hầu hết các nước tiên
tiến trong hai mươi năm qua. Cũng lưu ý rằng lý thuyết của
Tinbergen, giống lý thuyết của Kuznets, cho rằng bất bình đẳng
được kỳ vọng giảm xuống với sự phát triển—một kết luận rõ ràng
bị các sự thực phủ nhận.
Chính cuốn Capital in the Twenty-First Century (Tư bản trong Thế
kỷ thứ Hai mươi mốt) của Thomas Piketty, một cuốn sách đặc biệt
rộng và có ảnh hưởng, đã trình bày một lý thuyết để thay thế lý
thuyết của Kuznets một cách có hiệu quả. Vấn đề là làm thế nào để
giải thích cả sự giảm bất bình đẳng trong các nước giàu trong thời
kỳ 1918–1980 và sự tăng sau đó của nó. Piketty cho rằng sự giảm

47
đã là một sự kiện đặc biệt và lạ được thúc đẩy bởi các lực chính trị
của chiến tranh, sự đánh thuế để tài trợ cho các cuộc chiến tranh, ý
thức hệ và các phong trào xã hội chủ nghĩa, và sự hội tụ kinh tế (mà
đã giữ tỷ lệ tăng trưởng lương trên tỷ lệ tăng trưởng thu nhập từ
tài sản). Hình trạng tư bản chủ nghĩa “bình thường”, mà dưới đó
chúng ta sống ngày nay, theo quan điểm của Piketty, mang lại sự
bất bình đẳng tăng lên, như nó đã mang lại trong thời kỳ trước–
Chiến tranh Thế giới I. Lý thuyết này như thế giải thích cả hai phần
của đường cong Kuznets—mà, theo quan điểm của Piketty, có hình
chữ-U hơn là chữ-U-lộn ngược như Kuznets đã nghĩ.
Nhưng cách tiếp cận của Piketty có thể giải thích được những sự
thay đổi về bất bình đẳng trong thời kỳ tiền-công nghiệp không?
Hãy xem xét Hình 2.1, vẽ các mức bất bình đẳng (được đo bằng các
hệ số Gini)3 trong hai đến ba thế kỷ qua cho Hoa Kỳ và Vương quốc
Anh, hai nước là các tấm gương của sự phát triển tư bản chủ nghĩa
và nơi dữ liệu là phong phú nhất. Nếu ta ngó vào giai đoạn 1850–
1980, các kết quả là hầu như phù hợp hoàn toàn với đường cong
hình chữ U-ngược mà lý thuyết của Kuznets tiên đoán (cũng như
bất kể dữ liệu kinh nghiệm nào có thể đến sát lý thuyết). Vấn đề với
cách tiếp cận của Kuznets là nó không thể giải thích sự bất bình
đẳng tăng lên xảy ra sau 1980. Ngược lại, các ý tưởng của Piketty
giải thích quỹ đạo bất bình đẳng ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh trong
thời kỳ gần một thế kỷ từ đầu thế kỷ hai mươi đến đầu thế kỷ thứ
hai mươi mốt, nhưng nếu chúng ta mở rộng cái nhìn của chúng ta
quay lại xa hơn nữa, vào các thế kỷ thứ mười tám và mười chín,
chúng ta thấy một sự tăng về bất bình đẳng mà lý thuyết của Piketty
không giải thích được. Có lẽ có thể nói rằng bất bình đẳng trong thời
kỳ đó đã theo hình mẫu tăng thông thường với sự phát triển tư bản
chủ nghĩa (tương tự như cái đang xảy ra ngày nay), nhưng sự giải
thích đó ngụ ý rằng bất bình đẳng trong một hệ thống tư bản chủ
nghĩa tăng lên một cách không thể tránh khỏi trừ khi nó bị các cuộc
chiến tranh, các tai họa khác, hay hoạt động chính trị kiểm soát, một
tuyên bố rõ ràng mâu thuẫn với thực tế: các thời kỳ giảm bất bình
đẳng do các lực lượng kinh tế dẫn dắt đã xảy ra dưới chủ nghĩa tư
bản. Thậm chí về mặt kỹ thuật, bất bình đẳng (dù được ước lượng
bằng các phần thu nhập đỉnh hay bằng các hệ số Gini), không giống
GDP trên đầu người, bị chặn từ trên và không thể tiếp tục tăng mãi
mãi. Thực tế hơn (không đơn giản bởi vì hệ số Ginit trải từ 0 đến 1

48
về giá trị), nó bị chặn từ trên bởi các nhân tố như tính phức tạp của
các xã hội hiện đại, các chuẩn mực xã hội, các hệ thống chuyển giao
xã hội lớn được tài trợ bởi sự đánh thuế, và mối đe dọa nổi loạn.
Như thế, để nói rằng bất bình đẳng phải luôn luôn tăng dưới chủ
nghĩa tư bản, như một vài nhà phê bình của Piketty đã khẳng định
như một lời khen hay một phê phán (Varoufakis 2014; Mankiw
2015), không có mấy ý nghĩa và thật là không đúng.4 Nhưng Piketty
bỏ không giải thích các lực nào sẽ cản trở sự lên của bất bình đẳng
dưới chủ nghĩa tư bản khác hơn là các cuộc chiến tranh hay sự kích
động chính trị.

HÌNH 2.1. Bất bình đẳng ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ từ thế kỷ
thứ 17 đến thế kỷ thứ 21
Đồ thị này cho thấy sự tiến hóa dài hạn của Gini, một số đo bất bình đẳng thu
nhập trải từ 0 = bình đẳng hoàn toàn đến 100 = bất bình đẳng hoàn toàn, ở Anh
(Vương quốc Anh trong thế kỷ thứ hai mươi) và Hoa Kỳ. Các nguồn dữ liệu: Xem
các nguồn liệt kê cho các Hình 2.10 và 2.11.

Để kết luận, ba lý thuyết có ảnh hưởng nhất về bất bình đẳng thu
nhập đều có một vấn đề prima facie (thoạt nhìn) giải thích các sự

49
thực hiện đại. Vấn đề của Kuznets và Tinbergen là với thời kỳ gần
đây nhất, và vấn đề của Piketty là với thời kỳ trước thế kỷ thứ hai
mươi.

Các Làn sóng Kuznets: Một Định nghĩa


Mục tiêu của chương này là đề xuất một sự mở rộng giả thuyết
Kuznets mà tôi dán nhãn làn sóng (wave) hay chu kỳ (cycle)
Kuznets (các thuật ngữ này được dùng thay đổi cho nhau), và mà
tôi tin, nói chung, có khả năng giải thích những thay đổi về bất bình
đẳng trong thời kỳ trước Cách mạng Công nghiệp, thời kỳ tiếp sau
đến cách mạng Reagan-Thatcher, và thời kỳ gần đây nhất. Tôi cho
rằng thời đại lịch sử hiện đại, năm trăm năm qua, được đặc trưng
bởi các làn sóng Kuznets của những sự tăng lên và giảm xuống về
bất bình đẳng.
Trước Cách mạng Công nghiệp, khi thu nhập trung bình đình trệ,
đã không có mối quan hệ nào giữa mức thu nhập trung bình và mức
bất bình đẳng. Lương và bất bình đẳng đã bị đẩy lên hay xuống bởi
các sự kiện do đặc tính như các bệnh dịch, các sự phát hiện mới (về
châu Mỹ hay các đường buôn bán mới giữa châu Âu và châu Á), các
cuộc xâm lấn, và các cuộc chiến tranh. Nếu bất bình đẳng giảm
xuống khi thu nhập trung bình và lương tăng lên và những người
nghèo trở nên khấm khá hơn, những sự cản trở Malthusian sẽ được
kích: dân số sẽ tăng lên các mức không thể chịu đựng được và cuối
cùng bị đẩy xuống (khi thu nhập trung bình trên đầu người giảm)
bởi các tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao hơn giữa những người nghèo.
Việc này sẽ đẩy những người nghèo quay lại mức chỉ đủ ăn
[subsistence] và nâng sự bất bình đẳng lên mức trước (cao hơn).
Trong trường hợp chiến tranh, khi thu nhập trung bình của một xã
hội là rất thấp, chỉ có hai khả năng: hoặc hầu hết chi phí do những
người giàu gánh chịu và bất bình đẳng giảm xuống, hay thu nhập
của những người nghèo rớt xuống dưới mức đủ ăn, trong trường
hợp đó dân số sụt giảm. Không phải là vô lý để giả sử rằng, cho dù
các nhà cai trị bóc lột thế nào, và thờ ơ ra sao với số phận của những
người nghèo, rất ít xã hội có thể có đủ sức cho giải pháp thứ hai. Nó
cũng là chính sách tự-thất bại, vì một sự giảm dân số có nghĩa là
một sự giảm về số đàn ông lành lặn mà có thể bị ép vào quân đội.

50
Đấy là vì sao giải pháp đầu tiên được ưu tiên hơn, và vì sao chúng
ta kỳ vọng các cuộc chiến tranh trong các xã hội tiền-công nghiệp
đã thường dẫn đến một sự giảm về bất bình đẳng.5
Nói ngắn gọn, trong thời kỳ trước Cách mạng Công nghiệp, tôi
cho rằng sự bất bình đẳng chuyển động theo các làn sóng Kuznets
uốn lượn quanh một mức thu nhập trung bình về cơ bản cố định.
Các làn sóng Kuznets liên quan đến nhưng không cùng như các làn
sóng Malthusian. Trong một chu kỳ Malthusian, thu nhập trung
bình cao hơn và bất bình đẳng thấp hơn (với lương thực tế tăng
lên) kích sự tăng dân số giữa những người nghèo mà, đến lượt, làm
giảm lương của họ, đẩy bất bình đẳng lên, và cản trở sự tăng trưởng
dân số thêm nữa. Tuy vậy, không giống các chu kỳ Malthusian, các
chu kỳ Kuznets có thể được dẫn dắt bởi các nhân tố phi-nhân khẩu
học, như sự tăng trưởng khiêm tốn hay một sự chảy vào của vàng,
mà đầu tiên làm tăng khoảng cách một mặt giữa các địa chủ và các
nhà buôn, và mặt khác những người lao động, nhưng sau đó đẩy bất
bình đẳng xuống khi lao động trở nên khan hiếm hơn. Các chu kỳ
Kuznets có thể được nghĩ như một khái niệm rộng gộp vào các chu
kỳ Malthusian trong các trường hợp đặc biệt nơi “hoạt động” đẩy
bất bình đẳng lên hay xuống xảy ra hầu như hoàn toàn qua sự thay
đổi về mẫu số (dân số).
Với Cách mạng Công nghiệp và sự tăng bền vững về thu nhập
trung bình, tình hình thay đổi và lương nói chung tăng pari passu
(ngang bằng) với thu nhập (hay, trong thời Hoàng Kim của Chủ
nghĩa Tư bản, thậm chí nhanh hơn). Có hai ngụ ý quan trọng của
Cách mạng Công nghiệp cho sự cư xử của bất bình đẳng thu nhập.
Thứ nhất, bất bình đẳng bây giờ có thể tăng nhiều hơn trước bởi
vì một tổng thu nhập cao hơn cho phép một phần dân cư hưởng thụ
các thu nhập cao hơn nhiều mà không đẩy mọi người khác xuống
dưới điểm chết đói. Tổng thu nhập cao hơn đơn giản cho nhiều
“không gian” hơn cho bất bình đẳng để tăng lên, giả sử rằng mọi
người phải có ít nhất một thu nhập đủ sống. Ý tưởng này làm cơ sở
cho “đường giới hạn khả năng bất bình đẳng (inequality possibility
frontier)” như được Milanovic, Lindert, and Williamson (2011)
định nghĩa: khi thu nhập trung bình chỉ trên mức đủ ăn một chút và
chúng ta “đòi hỏi” rằng dân số không giảm sút, thì thặng dư trên
mức đủ ăn phải là nhỏ, và cho dù hoàn toàn bị elite chiếm lấy, nó

51
không thể dẫn đến sự bất bình đẳng khổng lồ (được đo ngang toàn
bộ dân cư). Điều này là bởi vì tất cả trừ một elite bé tẹo sẽ có cùng
thu nhập. Nhưng khi thu nhập trung bình tăng lên, thặng dư trên
mức đủ ăn cũng tăng lên, và có khả năng, hay là khả thi rằng, bất
bình đẳng trở nên lớn hơn. Đường giới hạn khả năng bất bình đẳng
là một quỹ tích của các mức bất bình đẳng khả dĩ cực đại (được đo
bằng hệ số Gini) nhận được cho các giá trị thu nhập trung bình khác
nhau. Đường giới hạn là lõm: sự bất bình đẳng khả dĩ cực đại tăng
lên với thu nhập trung bình nhưng với một tốc độ giảm dần. Hình
2.2 cho thấy mối quan hệ: cho một mức thu nhập trung bình bằng
mức đủ ăn, hệ số Gini cực đại là 0. Sau đó nó tăng từ từ khi thu nhập
trung bình vượt mức đủ ăn, và khi nó vượt mức đủ ăn 15–20 lần,
hệ số Gini cực đại gần với 1 (hay với 100 nếu được biểu diễn theo
phần trăm).6

HÌNH 2.2. Đường giới hạn khả năng bất bình đẳng: quỹ tích của các
hệ số Gini khả dĩ cực đại như một hàm của mức thu nhập trung bình
Đồ thị này cho thấy bất bình đẳng khả dĩ cực đại (được đo bằng hệ số Gini) cho
các mức khác nhau của thu nhập trung bình trên đầu người. Bất bình đẳng khả
dĩ cực đại được định nghĩa như bất bình đẳng cực đại dưới điều kiện rằng không
người nào có một thu nhập thấp hơn mức đủ ăn.

52
Thứ hai, sau Cách mạng Công nghiệp, bất bình đẳng và thu nhập
trung bình bước vào một mối quan hệ đã vắng mặt trước đó, khi
thu nhập trung bình đã cố định. Tôi cho rằng một sự thay đổi cấu
trúc (sự di chuyển vào một khu vực chế tác được đa dạng hóa hơn
nhiều) và sự đô thị hóa, theo dòng lập luận do Kuznets đề xuất, đã
đẩy bất bình đẳng lên bắt đầu từ thời Cách mạng Công nghiệp đến
một đỉnh trong các nước giàu xảy ra vào cuối thế kỷ thứ mười chín
hay đầu thế kỷ thứ hai mươi.
Sau điểm đó, lại như Kuznets đề xuất, bất bình đẳng giảm xuống
khi cung lao động có giáo dục hơn và đòi hỏi cho tái phân phối tăng
lên, và lợi tức trên vốn (luôn luôn liên kết mật thiết với bất bình
đẳng cao hơn) đã giảm xuống.7 Đấy là một cơ chế “lành tính” (nảy
sinh từ các lực kinh tế và nhân khẩu học) làm giảm sự bất bình
đẳng. Nhưng cũng có một cơ chế “ác tính” (gồm các cuộc chiến
tranh và cách mạng) đẩy bất bình đẳng xuống trong các nước giàu
sau Chiến tranh Thế giới I. Tôi cho rằng chính ảnh hưởng lẫn nhau
của hai cơ chế (ác tính và lành tính) này là cái giải thích phần xuống
của làn sóng Kuznets thứ nhất—sự giảm về bất bình đẳng xảy ra
khắp thế giới giàu có trong hầu hết thế kỷ thứ hai mươi và thường
được nhắc tới như sự San Bằng Lớn (Great Leveling). Sự chuyển
động xuống bị đẩy xuống bởi cơ chế ác tính (Chiến tranh Thế giới
thứ Nhất), mà bản thân nó, như chúng ta sẽ thấy muộn hơn trong
chương này, là sản phẩm của các sự bất bình đẳng lớn trong nước.
Sự trượt xuống sau đó tiếp tục nhờ các lực kinh tế và xã hội được
chiến tranh khởi động. Sự kết hợp của các lực ác tính và lành tính,
hay chiến tranh và phúc lợi—hai lực theo đó bất bình đẳng có thể
được giảm trong các xã hội hiện đại—sẽ đóng một vai trò quan
trọng trong sự giải thích của chúng tôi về những sự thay đổi bất
bình đẳng quá khứ, nhưng cả sự thay đổi về bất bình đẳng tương
lai.8
Các lực đẩy bất bình đẳng xuống sau Chiến tranh Thế giới đã
chấm dứt vào những năm 1980, thời kỳ quanh đó chúng tôi xác
định thời gian bắt đầu của đường cong Kuznets thứ hai cho các
nước giàu (tức là, cho các xã hội hậu-công nghiệp). Những năm
1980 mở ra một cuộc cách mạng công nghệ (lần thứ hai), được đặc
trưng bởi những sự thay đổi nổi bật về công nghệ thông tin, toàn
cầu hóa, và tầm quan trọng tăng lên của các việc làm hỗn tạp trong
khu vực dịch vụ. Cuộc cách mạng này, giống Cách mạng Công

53
nghiệp đầu thế kỷ thứ mười chín, đã mở rộng các sự chênh lệch thu
nhập. Sự tăng bất bình đẳng đã xảy ra một phần bởi vì các công
nghệ mới đã thưởng mạnh mẽ lao động có kỹ năng cao hơn; đẩy
phần của vốn, và lợi tức trên vốn lên; và ngày càng mở các nền kinh
tế của các nước giàu cho sự cạnh tranh từ Trung Quốc và Ấn Độ (mà
các tác động của chúng, chúng ta đã thấy trong Chương 1). Cấu trúc
của cầu, và như thế của các việc làm, chuyển tới các dịch vụ, mà đến
lượt, được cấp nhân viên bằng lao động ít có trình độ hơn và được
trả công tồi hơn. Mặt khác, một số việc làm khu vực dịch vụ, như
trong tài chính, được trả công cực kỳ cao. Việc này đã mở rộng phân
bố lương, và cuối cùng phân bố thu nhập.9
Ngoài ra, các chính sách ủng hộ-người giàu đã tăng cường các xu
hướng này. Người ta có thể xem các chính sách như vậy như ngoại
sinh đối với cuộc cách mạng công nghệ và toàn cầu hóa, nhưng điều
đó là sai. Các chính sách mới bắt đầu trong đầu những năm 1980 đã
không được thúc đẩy bởi sự không hài lòng với thành tích của nhà
nước phúc lợi (mà đã là lý do căn bản ban đầu và bề ngoài của nó)
nhiều như bởi quá trình toàn cầu hóa, vốn có trong cuộc cách mạng
thông tin. Nếu giả như sự không thích một nhà nước phúc lợi húp
híp đã là lý do cho việc giảm các thuế suất trên các thu nhập cao và
cho việc đánh thuế thu nhập vốn với một thuế suất thấp hơn so với
thu nhập lao động (trong một sự lùi lại thời kỳ trước cuộc Cách
mạng Pháp), thì kích thước của nhà nước đã phải giảm đi và quá
trình cuối cùng sẽ phải dừng lại một khi “chính phủ” đã giảm đủ về
kích thước. Nhưng cả hai đã không xảy ra. Kích thước của nhà nước
phúc lợi, bất chấp việc thu hút nhiều sự phê phán trong thời đại
Reagan-Thatcher, và thậm chí muộn hơn trong các thời đại “Lao
động Mới” hay “Dân chủ mới” của Tony Blair và Bill Clinton, đã
không thay đổi nhiều.10 Tuy vậy, các chính sách thuế vẫn còn đó. Lý
do vì sao chúng làm vậy đã là sự tất yếu kinh tế. Trong thời đại công
nghệ thông tin và toàn cầu hóa, đơn giản là khó hơn nhiều để đánh
thuế vốn di động mà, với thông tin có thể được truy cập miễn phí
và tầm với toàn cầu của các ngân hàng và các thị trường chứng
khoán, có thể dễ dàng chuyển từ một quyền tài phán sang một
quyền tài phán khác.11 Trong một sự đảo ngược ngạn ngữ nổi tiếng
của Karl Marx rằng “những người vô sản không có tổ quốc nào,” có
thể nói rằng trong thời đại hiện nay, vốn (tư bản) và các nhà tư bản
không có tổ quốc nào. Như thế đã trở nên khó hơn nhiều để kiểm

54
soát và đánh thuế vốn. Điều này làm trầm trọng thêm sự tăng bất
bình đẳng.
Một sự tóm tắt của các lực ác tính và lành tính hạ thấp bất bình
đẳng trong các xã hội tiền-công nghiệp, công nghiệp, và hậu-công
nghiệp được thấy trong Bảng 2.1. Sự khác biệt chính giữa hai kiểu
lực là các lực lành tính vắng mặt trong các xã hội với một thu nhập
trung bình đình trệ. Chỉ trong các nền kinh tế tăng trưởng thì các
lực của giáo dục tăng lên, sự tham gia chính trị lớn hơn, và một dân
cư già đi đòi hỏi sự bảo vệ xã hội mới truyền áp lực làm giảm bất
bình đẳng thu nhập xuống. Nói cách khác, không ngẫu nhiên rằng
các xã hội với thu nhập cao hơn (và tăng lên) cũng là các xã hội có
một mức giáo dục cao hơn và các quyền chính trị lớn hơn và đã trải
qua sự chuyển đổi nhân khẩu học. Trong số các lực lành tính, tôi
cũng liệt kê sự thay đổi công nghệ thiên vị-kỹ năng-thấp. Tôi sẽ có
nhiều hơn để nói về nó ở cuối chương này, nhưng lực này là lực, tôi
tin, đã không được khảo sát đủ tỉ mỉ và có thể có hứa hẹn nào đó
cho tương lai. Vì các lý do lịch sử, chúng ta quen nghĩ về sự tiến bộ
công nghệ như do vốn-dẫn dắt, được hiện thân trong các máy, và
hoặc bổ sung cho lao động kỹ năng cao (và như thế nâng chênh lệch
(phần thưởng) tiền lương [wage premium] lên) và/hoặc thay thế
lao động kỹ năng-thấp và như thế tạo ra cùng tác động về tăng
khoảng cách tiền lương. Chúng ta không thể loại trừ khả năng rằng
một số kiểu tiến bộ công nghệ có thể nâng cao năng suất của lao
động kỹ năng-thấp và như thế là ủng hộ-người nghèo. Nhưng là khó
để nhận diện các sự tiến bộ này có thể là gì.

55
BẢNG 2.1. Các Lực Ác tính và Lành tính làm giảm bất bình đẳng

Kiểu xã hội Các lực Ác tính Các lực lành tính

Các xã hội với thu Các sự kiện đặc tính


nhập trung bình Các cuộc Chiến
đình trệ tranh (qua hủy
hoại)
Xung đột dân sự (nhà
nước đổ vỡ)
Các bệnh dịch

Các xã hội với một Các sự kiện đặc tính Áp lực xã hội qua
thu nhập trung Các cuộc Chiến chính trị (chủ nghĩa
bình tăng lên tranh (qua hủy xã hội, nghiệp
hoại và sự đánh đoàn)
thuế cao hơn)
Giáo dục phổ biến
Xung đột dân sự (nhà
Dân cư già đi (đòi hỏi
nước đổ vỡ)
cho bảo vệ xã hội)
Thay đổi công nghệ
mà ủng hộ những
người lao động kỹ
năng-thấp

Tuy vậy, khi nói đến các lực ác tính, có sự giống nhau hơn giữa
các xã hội tiền-công nghiệp và hiện đại bởi vì chiến tranh và xung
đột dân sự đóng một vai trò trong cả các nền kinh tế đình trệ và mở
rộng. Tác động của các cuộc chiến tranh lên bất bình đẳng trong các
xã hội tiền-công nghiệp có lẽ đã thay đổi phụ thuộc vào liệu chúng
là các cuộc chiến tranh chinh phục, như các cuộc chiến tranh được
Đế chế La Mã theo đuổi ở đỉnh điểm của nó, mà đã dẫn đến sự bất
bình đẳng tăng lên qua sự tạo ra lao động nô lệ, hay các cuộc chiến
tranh gây ra sự sụp đổ nhà nước và như thế làm giảm bất bình đẳng.
Nói cách khác, trong các nền kinh tế tiền-công nghiệp các cuộc
chiến tranh đã có thể là hoặc ủng hộ- hay chống-bất bình đẳng.
Trong thời hiện đại, bởi vì sự huy động quần chúng, sự tiêu diệt
nghèo, và thuế lũy tiến, các cuộc chiến tranh là (hay đã là cho đến

56
nay) làm giảm-bất bình đẳng. Tuy vậy, khi bản chất của chiến tranh
thay đổi và khi các cuộc chiến tranh bắt đầu tác động đến ít người
hơn bởi vì sự hình thành của các quân đội chuyên nghiệp, các tác
động tương lai của chiến tranh lên bất bình đẳng cũng có thể thay
đổi.

HÌNH 2.3. Hình mẫu kỳ vọng của những thay đổi về bất bình đẳng
theo thời gian, từ thời kỳ tiền-công nghiệp qua hậu-công nghiệp
Đồ thị này cho thấy các chu kỳ đều đặn của bất bình đẳng diễn ra theo thời gian.

Một lực ác tính khác, bệnh tật, đã là quan trọng trong các nền
kinh tế trì trệ hơn trong các nền kinh tế mở rộng. Các bệnh dịch to
lớn đã hủy hoại nhiều sinh mạng đến vậy trong các xã hội tiền-công
nghiệp và như thế thường dẫn đến những sự tăng lương thực tế và
sự giảm bất bình đẳng, may thay, đã vắng trong các xã hội phát triển
hơn. Các vụ bùng phát bệnh như HIV/AIDS và Ebola đã không dẫn
tới một tác động có thể chứng minh được về làm giảm bất bình đẳng
trong các nước giàu.
Một cách hết sức cách điệu, cái chúng ta kỳ vọng tìm thấy khi
chúng ta xem xét sự bất bình đẳng theo thời gian là một hình mẫu
theo chu kỳ, như được cho thấy trong Hình 2.3.

57
Nhưng khi chúng ta xem xét những thay đổi về bất bình đẳng
versus thu nhập trên đầu người (nơi thu nhập thực sự là một proxy
(cái thay thế) cho những thay đổi như công nghiệp hóa hay sự di
chuyển của người dân từ các vùng nông thôn tới các vùng thành
thị), chúng ta kỳ vọng để tìm thấy một hình mẫu như được cho thấy
trong Hình 2.4.12
Tại các mức thu nhập thấp (chẳng hạn, dưới 1.000$ hay 2.000$
một năm bằng dollar quốc tế 1990), sẽ có cả những sự tăng lên và
những sự giảm xuống về bất bình đẳng trong khi thu nhập trung
bình là đình trệ, dẫn đến một hình ảnh lộn xộn giống một tín hiệu
nhiễu.13 Nhưng với các cuộc cách mạng công nghệ thứ nhất và thứ
hai, cạnh tranh kỳ vọng tìm thấy một hình ảnh rõ hơn nhiều về
những sự tăng lên và rồi giảm xuống về bất bình đẳng với thu nhập
tăng lên.

HÌNH 2.4. Hình mẫu kỳ vọng về sự thay đổi của bất bình đẳng vs.
thu nhập trên đầu người từ thời kỳ tiền-công nghiệp qua hậu-công
nghiệp vào tương lai (đường đứt)
Đồ thị này cho thấy rằng hình mẫu chu kỳ bất bình đẳng đều đặn diễn ra theo
thời gian (như được thấy trong Hình 2.3) thay đổi khi bất bình đẳng được vẽ đối
lại thu nhập trung bình thay cho thời gian. Sự thay đổi bất bình đẳng versus thu
nhập trung bình là không đều trong các xã hội tiền-công nghiệp nhưng chuyển
thành các chu kỳ đều đặn trong các xã hội công nghiệp và hậu-công nghiệp.

58
Một câu hỏi lý thú để hỏi là cái gì có thể xảy ra nếu tỷ lệ tăng
trưởng giảm tốc và rớt xuống zero, và nền kinh tế trở nên trì trệ,
nhưng ở một mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với trong các nền
kinh tế tiền-công nghiệp trì trệ. Không phải không thể hình dung
được rằng các chu kỳ Kuznets sẽ tiếp tục xảy ra dựa vào nền của
một thu nhập trung bình không thay đổi, tạo ra một hình ảnh giống
với hình ảnh chúng ta có cho các nền kinh tế tiền-công nghiệp
.
Trong tiết đoạn tiếp, tôi thảo luận sự chuyển động của các làn
sóng Kuznets trước Cách mạng Công nghiệp. Khá theo quy ước, tôi
sẽ đặt giữa thế kỷ thứ mười chín như ranh giới giữa thời tiền-công
nghiệp và thời hiện đại (cho các xã hội đã trải qua Cách mạng Công
nghiệp lúc đó).14 Như trong nhiều công trình tương tự về bất bình
đẳng mà hoạt động ở mức trừu tượng cao, tôi phải dựa vào tương
đối ít mẩu bằng chứng. Tuy nhiên, bằng chứng là dư dả hơn khi
Kuznets viết trong năm 1955 một cách không thể so sánh nổi.
Chúng ta có thể vẽ biểu đồ những sự chuyển động bất bình đẳng có
thể trong vài thế kỷ cho một tá nước. Bây giờ tôi quay sang sự
chứng minh theo lối kinh nghiệm của khẳng định của tôi.

Bất bình đẳng trong các Xã hội với một Thu nhập
Trung bình Đình trệ
Hình 2.5 cho thấy sự bất bình đẳng thu nhập (được xấp xỉ bởi tỷ lệ
địa tô trên lương–land rent/wages) ở Tây Ban Nha trong một thời
kỳ hơn năm thế kỷ, như được tính trong các công trình có ảnh
hưởng lớn của hai nhà kinh tế học Tây Ban Nha, Carlos Álvarez-
Nogal và Leandro Prados de la Escosura (2007, 2009, và 2013). Đồ
thị, vẽ sự bất bình đẳng trên trục dọc đối lại thời gian trên trục
ngang, cho thấy các đặc tính thông thường của một đường cong
Kuznets: những sự tăng lên và giảm xuống luân phiên về bất bình
đẳng. Các đồ thị Kuznets thường được trình bày theo cách này, như
bất bình đẳng đối lại thời gian (thí dụ, trong Hình 2.1), nhưng chúng
có thể được diễn giải bên trong khung cảnh của giả thuyết Kuznets
chỉ chừng nào sự trôi đi của thời gian đi cùng với một sự tăng lên
đều đều về thu nhập trên đầu người hay sự thay đổi cấu trúc liên

59
quan khác. Sự tăng thu nhập với thời gian là cái chúng ta thông
thường kỳ vọng trong thời hiện đại, nơi tỷ lệ tăng trưởng dài hạn
trong các nền kinh tế tiên tiến trong thời kỳ 1820–2010 đã là
khoảng 1–1,5 phần trăm trên đầu người hàng năm. Trong trường
hợp này, không có nhiều sự khác biệt giữa việc xem xét sự tiến hóa
bất bình đẳng theo thời gian versus việc xem xét nó theo GDP trên
đầu người vì, trong dài hạn, thời gian và thu nhập tiến triển cùng
nhau. (Tuy vậy, vẫn đáng ưa hơn để dùng thu nhập hơn là thời gian,
bởi vì nó là proxy [đại diện] tốt hơn nhiều của sự biến đổi cấu trúc
làm cơ sở cho giả thuyết Kuznets.)

HÌNH 2.5. Bất bình đẳng ở Tây Ban Nha (xấp xỉ bởi tỷ lệ địa
tô/lương) được vẽ theo thời gian, 1326–1842
Trục dọc cho thấy tỷ lệ địa tô/lương được ước lượng; khi nó tăng lên, bất bình
đẳng đi lên bởi vì các địa chủ thu được nhiều hơn người lao động. Nguồn dữ liệu:
Álvarez-Nogal and Prados de la Escosura (2007, 2013).

60
Cho nên khi chúng ta sử dụng các kết quả của Álvarez-Nogal và
Prados de la Escosura để điều tra nghiên cứu giả thuyết Kuznets
trong phát biểu chuẩn của nó, chúng ta phải vẽ sự bất bình đẳng đối
lại một ước lượng về thu nhập thực tế. Việc này được làm trong
Hình 2.6. Đặc tính nổi bật của đồ thị này là sự vắng mặt của bất kể
sự đều đặn nào: số đo bất bình đẳng của chúng ta lên và xuống, tức
là, nó dao động quanh một số trung bình mà không có bất kể mối
quan hệ nào với thu nhập trung bình (GDP trên đầu người). Sự
thiếu một mối quan hệ nảy sinh từ sự thực rằng thu nhập về cơ bản
đã trì trệ ở Tây Ban Nha trong thời kỳ năm thế kỷ được nghiên cứu
của Álvarez-Nogal và Prados de la Escosura phủ.15 Như thế, không
ngạc nhiên, không có mối quan hệ nào giữa bất bình đẳng thu nhập
và thu nhập trung bình, hay cũng thế bất cứ tham số cấu trúc khác
nào có thể được coi như liên kết với thu nhập. Các sự lên và xuống
về bất bình đẳng có vẻ chỉ là nhiều chấm bị mờ đối lại nền của một
con số ít nhiều không đổi trên trục ngang.
Điểm này chứng thực giả thuyết của chúng tôi rằng trong khi các
sự thăng giáng về bất bình đẳng đã có xảy ra trong thời kỳ trước
Cách mạng Công nghiệp, chúng không thể được diễn giải như được
thúc đẩy bởi thu nhập tăng lên hay giảm đi, hay, ở gần sự trình bày
ban đầu của Kuznets hơn, theo các quy luật chuyển động “cấu trúc”.
Nói cách khác, giả thuyết về các chu kỳ Kuznets, như được trình bày
lại cho thời kỳ trước Cách mạng Công nghiệp (hay bất kể thời kỳ
thu nhập đình trệ nào) là rất khác với giả thuyết Kuznets như được
trình bày cho thời kỳ hiện đại của sự tăng trưởng bền vững về thu
nhập trung bình.

61
HÌNH 2.6. Bất bình đẳng ở Tây Ban Nha (xấp xỉ bằng tỷ lệ địa
tô/lương) được vẽ đối lại GDP thực tế trên đầu người, 1326–1842
Trục dọc cho thấy tỷ lệ địa tô/lương được ước lượng (từ Hình 2.5); khi nó tăng,
bất bình đẳng tăng bởi vì các địa chủ kiếm được nhiều hơn người lao động. Trục
ngang cho thấy GDP trên đầu người được ước lượng với mức = 100 cố định cho
các năm 1850–1859. Nguồn dữ liệu: Álvarez-Nogal and Prados de la Escosura
(2007, 2013).

Cái gì đẩy sự bất bình đẳng xuống trong các xã hội tiền-công nghiệp?
Nếu không phải là sự thay đổi thu nhập hay sự biến đổi cấu trúc đẩy
bất bình đẳng lên hay xuống trong các xã hội tiền-công nghiệp, thì
là cái gì? Một sự xem xét dữ liệu từ Tây Ban Nha trong Hình 2.5 có
thể cho chúng ta một manh mối về các lực nào làm giảm sự bất bình
đẳng. Sự giảm bất bình đẳng sau 1350 đã là do dịch bệnh. Chuyển
động xuống về bất bình đẳng thứ hai và rất dài đã bắt đầu khoảng
1570, như Álvarez-Nogal and Prados de la Escosura (2007) lý lẽ,
được gây ra bởi các cuộc chiến tranh do Tây Ban Nha tiến hành
(chống lại Hà Lan, Đế chế Ottoman, và nước Anh) và bởi sự hủy hoại
các mạng lưới xuất khẩu len và rượu vang do các cuộc chiến tranh

62
này gây ra. Cuối cùng, thời kỳ thứ ba của sự giảm bất bình đẳng, sau
1800, liên hệ trực tiếp với các cuộc chiến tranh Napoleon (Leandro
Prados de la Escosura, thông báo cá nhân). Chúng ta sẽ thấy cùng
các tác động trong các trường hợp khác: bất bình đẳng giảm nói
chung, trong các xã hội tiền-công nghiệp, khi đối mặt với các sự kiện
thảm họa như các dịch bệnh, các cuộc chiến tranh, và các cuộc cách
mạng.
Trong một công trình gần đây, Guido Alfani (2014), người
nghiên cứu các thành phố bắc Italia từ thế kỷ thứ mười bốn đến thế
kỷ thứ mười tám, tìm thấy những sự giảm bất bình đẳng của cải
khoảng các năm 1350 trong Dịch Hạch, và sau đó ba thế kỷ sau,
khoảng 1630, trong dịch bệnh lớn cuối cùng đã tác động đến phần
này của châu Âu. Alfani và Ammannati đã trình bày bằng chứng rất
giống cho các tác động của dịch bệnh ở nhà nước Florentine: “đại
dịch khủng khiếp [năm 1348] có vẻ ở gốc rễ của một pha khá dài
của sự giảm bất bình đẳng, mà ở các thành phố [Tuscan] đã kéo dài
đến khoảng 1450” (2014, 22). Đặc biệt đáng để làm bài học cho các
mục đích của chúng ta là hình của Alfani, được sao lại ở đây như
Hình 2.7, cho thấy rằng sự sụt giảm về bất bình đẳng đã xảy ra cùng
thời gian như dịch bệnh 1628–1631.16 Công trình của Alfani về tác
động của dịch bệnh là quan trọng bởi vì ông đã có khả năng để đi
theo sự tiến hóa hàng năm của các sản nghiệp gia đình trước, trong,
và sau cuộc khủng hoảng trong một thời kỳ ba mươi năm.

63
HÌNH 2.7. Bất bình đẳng của cải trong thành phố Ivrea, miền bắc
Italy, 1620–1650
Đồ thị này cho thấy sự bất bình đẳng về của cải (được đo bằng các giá trị Gini)
trong một thành phố miền bắc Italia bị tác động bởi dịch bệnh trong Thời Trung
cổ. Bất bình đẳng đã giảm trong dịch bệnh. Nguồn dữ liệu: Cải biến với sự cho
phép từ Alfani 2014.
Cái gì làm cho bất bình đẳng giảm xuống khi đối mặt với các sự
kiện thảm họa như dịch bệnh? Sự giải thích thông thường nhất, như
Pamuk (2007) và Álvarez-Nogal and Prados de la Escosura (2007)
đề xuất, là sự tăng tiền lương khi lao động trở nên khan hiếm hơn.
Sự tăng này dẫn đến một sự giảm về tỷ lệ địa tô/lương, như chúng
ta đã thấy trong trường hợp Tây Ban Nha (Hình 2.5). Về bên của
cải, tỷ lệ tử vong cao dẫn đến sự phân mảnh của tài sản, kể cả giữa
các địa chủ lớn mà đất của họ được chia tách giữa các thành viên
gia đình (Alfani 2010). Hülya Canbakal (2012) liên kết sự giảm bất
bình đẳng của cải trong thành phố lớn Ottoman, thành phố Bursa
(được ước lượng từ những hồ sơ di chúc có chứng thực trong vài
thế kỷ) với thời kỳ “nhà nước tan rã” giữa năm 1580 và 1640, được
đặc trưng bởi siêu-lạm phát và sự bất ổn định chính trị. Bà kết luận
rằng có một “sự liên kết dương, dù khiêm tốn, giữa sự giàu có [trung
bình], sự bất bình đẳng và dân số” (p. 15).17

64
Chắc chắn, phản ứng với Dịch Hạch và sự tăng tiền lương đã
không như nhau ở mọi nơi, và đó là nơi các định chế là quan trọng.
Như Mattia Fochesato (2014) lập luận, các địa chủ trong những
phần khác nhau của châu Âu đã phản ứng một cách khác nhau với
cú sốc tiền lương ít nhiều giống hệt nhau do bệnh dịch gây ra. Ở
miền nam châu Âu, nơi các định chế phong kiến đã mạnh hơn, các
địa chủ đã đàm phán lại các hợp đồng phân chia hoa màu
(sharecropping), cản trở sự di chuyển lao động, và đã làm mọi thứ
họ có thể làm để giảm tiền lương qua các cơ chế ngoài-thị trường.
Tại miền bắc châu Âu (nước Anh và Hà Lan), nơi các định chế phong
kiến yếu hơn, đã khó hơn để ngăn cản sự tăng lương. Bất bình đẳng
như được đo bằng tỷ lệ địa tô/lương có lẽ đã giảm xuống trong cả
hai trường hợp, nhưng không ngang nhau.18
Một kiểu khác của sự kiện tai họa làm giảm sự bất bình đẳng là
chiến tranh. Đối với các xã hội hiện đại, lý lẽ rằng chiến tranh có thể
là một lực cho sự bình đẳng, dù là một lực không được hoan
nghênh, gần đây đã nhận được nhiều sự chú ý trong cuốn Tư bản
trong Thế kỷ thứ Hai mươi mốt của Piketty. Nó đã hiện diện rồi
trong công trình sớm hơn của Piketty về sự bất bình đẳng Pháp
(2001a), cho thấy bất bình đẳng đã bị Chiến tranh Thế giới I và hậu
quả của nó tác động thế nào. Chiến tranh làm giảm bất bình đẳng
qua sự phá hủy vật lý của vốn và lạm phát (tạo ra những thiệt hại
thực tế cho các chủ nợ), dẫn đến một sự giảm chung về thu nhập
nhận được từ tài sản. David Ricardo, trong chương 31 nổi tiếng của
cuốn Principles of Political Economy and Taxation-Các Nguyên lý
của Kinh tế Chính trị và Đánh thuế (1817), đã đề xuất một kênh
khác, không được khai phá nhiều, qua đó chiến tranh làm giảm sự
bất bình đẳng. Chi tiêu chiến tranh của chính phủ, được tài trợ từ
các khoản thuế thêm do những người giàu chi trả, tạo ra cầu cao
hơn cho lao động so với hình mẫu tiêu dùng bình thường của những
người giàu tạo ra. Như thế, một lượng tiền cho trước, bây giờ trong
tay của chính phủ hơn là trong tay của các nhà tư bản, được dùng
để thuê nhiều người hơn, nhiều trong số họ như những người lính,
làm tăng tổng cầu cho lao động, nâng tiền lương lên, và làm giảm
sự bất bình đẳng.
Tóm lại, trong thời tiền-hiện đại, bất bình đẳng thu nhập giảm
xuống khi có các sự kiện thảm họa. Chúng có thể liên kết với những
sự tăng quá độ về thu nhập trung bình (như trong trường hợp bệnh

65
dịch) hay với sự sụp đổ nhà nước khi thu nhập trung bình giảm
xuống (xem Bài bàn thêm 2.1 về Đế chế La Mã). Có thể cho rằng đặc
tính mới được đưa vào trog thời hiện đại, như chúng ta sẽ thấy
muộn hơn trong chương này, là một sự giảm bất bình đẳng khi thu
nhập trung bình tăng lên đều đặn.
Cái gì đẩy sự bất bình đẳng lên trong các xã hội tiền-công nghiệp?
Wouter Ryckbosch (2014) cung cấp các ước lượng bất bình đẳng
cho các thành phố ở Hà Lan giữa 1400 và 1900. Các kết quả của ông
được minh họa trong Hình 2.8a. Dữ liệu bất bình đẳng, dựa vào tiền
thuê nhà được vốn hóa (cho biết sự bất bình đẳng về của cải nhà
ở), cho thấy một xu hướng chung, dù yếu, hướng tới sự tăng cho
đến lúc bắt đầu Cách mạng Công nghiệp. Nhưng sau khoảng năm
1800, bất bình đẳng có vẻ tăng lên tổng thể. Điều này, như đã được
nhắc tới ở trước, là một trong những lý lẽ chủ chốt của chúng tôi
(và tất nhiên của Kuznets): rằng Cách mạng Công nghiệp đã cho
một cú đẩy hướng lên đáng kể cho sự bất bình đẳng. Trong các nền
kinh tế mở rộng của Tây Âu và các nhánh (offshoot) của nó (để
dùng thuật ngữ của Angus Maddison cho Tây Âu và các thuộc địa
định cư trước kia của nó), sự đẩy hướng lên đã tiếp tục cho đến khi
bất bình đẳng đạt đỉnh của nó giữa cuối thế kỷ thứ mười chín và lúc
bắt đầu của Chiến tranh Thế giới I. Trong các nước đến muộn với
công nghiệp hóa, như Brazil và Trung Quốc, đỉnh điểm có thể đã
không đạt được cho đến một thế kỷ muộn hơn hay thậm chí ngày
nay.
Nhưng hãy quay lại các xã hội tiền-công nghiệp. Cái gì làm cho
bất bình đẳng đi lên khi thu nhập trung bình vẫn ít nhiều không
đổi? Nếu thu nhập trung bình là gần mức đủ ăn, rõ ràng có rất ít
“không gian” cho bất bình đẳng để tăng lên mà không dẫn đến sự
mất dân cư (như chúng ta đã thấy trong thảo luận về đường giới
hạn khả năng bất bình đẳng). Nhưng bất bình đẳng có thể tăng lên
nếu có những sự tăng tạm thời (cho dù nhỏ theo tiêu chuẩn ngày
nay) về thu nhập trung bình, như được minh họa bằng thí dụ bởi
trường hợp Tây Ban Nha, khi sự sản xuất len tăng lên trong thế kỷ
thứ mười sáu (Hình 2.5), hay bởi trường hợp của các thành phố ở
miền bắc Italy sau 1500, trong thời kỳ của Cách mạng Thương
nghiệp (Hình 2.8b). Sự chuyển động lịch sử hướng lên của bất bình
đẳng được Ryckbosch (2014) mô tả cho Hà Lan và Bỉ được tiến
hành chính xác như được giải thích ở đây sử dụng ý tưởng về đường

66
giới hạn khả năng bất bình đẳng. Sự tăng trưởng của nền kinh tế,
hay chính xác hơn của các thành phố, từ cuối Thời Trung cổ trở đi
đã liên kết với sự tạo ra thặng dư trên mức đủ ăn. (Là rắc rối để xác
định tính nhân quả ở đây: một kịch bản có khả năng hơn là sự tồn
tại của thặng dư đã cho phép việc tạo ra các thành phố, mà sau đó
đã cho phép sự tăng thêm thặng dư.) Tình hình này đã tạo ra một
sự tăng về về tỷ lệ r/w (rate of return to capital/wage [tỷ suất lợi
nhuận của vốn/lương]), với thặng dư kết thúc trong tay của các nhà
tư bản, và một sự tăng tổng thể về bất bình đẳng. Ryckbosch như
thế liên kết phân bố thu nhập cá nhân một cách trực tiếp với những
sự chuyển động của tỷ lệ lợi nhuận-lương. Bởi vì thu nhập trung
bình tăng lên, chuyển động này tương ứng với một chuyển động
sang phải dọc một đường giới hạn khả năng bất bình đẳng cho
trước (xem Hình 2.2), cho phép một sự tăng về bất bình đẳng.

67
HÌNH 2.8. a. Bất bình đẳng của cải trong các thành phố ở Hà Lan và
Bỉ, 1400–1850. b. Bất bình đẳng của cải trong các thành phố miền
bắc Italia, 1311–1772
Các đồ thị này cho thấy sự bất bình đẳng về của cải (được đo bằng các giá trị Gini)
trong Thời Trung cổ ở các thành phố ở Hà Lan và Bỉ ngày nay và miền bắc Italy.
Năm 1800 đánh dấu sự bắt đầu của Cách mạng Công nghiệp. Các nguồn dữ liệu:
a: Ryckbosch (2014); b: Alfani (2014).

68
BÀI BÀN THÊM 2.1. Sự Giảm Thu nhập và
Bất bình đẳng Đồng thời: Đế chế La Mã
trong sự Sụp đổ của Nó
Sự yếu đi và tan rã của Đế chế Tây La Mã cung cấp một trường hợp
đáng rút ra bài học về sự giảm thu nhập thực tế trên đầu người xảy
ra đồng thời với một sự giảm bất bình đẳng thu nhập. Tiêu chuẩn
sống vật chất đã giảm vào cuối triều đại Marcus Aurelius (180), và
sự sụt giảm đó đã tăng tốc và trở nên phổ biến tại mọi nơi ở phương
Tây khi bản thân La Mã bị cướp phá trong năm 410 và cuối cùng đã
rơi vào tay những người Goth trong năm 476. Trong hầu hết các
vùng của Tây Âu, thu nhập trung bình đã giảm xuống và các khoảng
cách thu nhập vùng đã giảm (Ward-Perkins 2005; Goldsworthy
2009; Jongman 2014). Được ước lượng rằng vào lúc Octavian chết
trong năm 14, Italy đã có một thu nhập trung bình 2,2 lần mức đủ
ăn, hầu như hai lần cao như của nước Anh; vào năm 700, thu nhập
trung bình ở Italy đã chỉ 20 phần trăm trên mức đủ ăn, trong khi ở
nước Anh đã chỉ là 7 phần trăm trên mức đó.19
Sự giảm về thu nhập trung bình khu vực (và bởi thế về thu nhập
trung bình của toàn bộ lãnh thổ do Đế chế La Mã kiểm soát trong
thế kỷ thứ nhất và thế kỷ thứ hai) đã có nghĩa rằng sự bất bình đẳng
giữa các cá nhân cũng đã giảm. Bất bình đẳng trong Đế chế La Mã
vào lúc Octavian chết được ước lượng đã khoảng 40 điểm Gini
(Milanovic, Lindert, and Williamson 2007, phụ lục 2). Scheidel and
Friesen (2009), sử dụng các bảng xã hội chi tiết, đã ước lượng một
giá trị Gini 41 vào khoảng giữa thế kỷ thứ hai.20 Nhưng vào lúc La
Mã thất thủ, bất bình đẳng đã giảm xuống khoảng nửa số lượng đó,
và khoảng năm 700, nó có thể đã thấp đến 15–16 điểm Gini. Hình
2.9 cho thấy sự giảm bất bình đẳng trên lãnh thổ của Đế chế La Mã
trước kia trong bảy thế kỷ đầu của Thời đại Kitô (Common Era-CE).
Khi thu nhập đã thấp đến vậy, như được gợi ý bởi đường giới hạn
khả năng bất bình đẳng, đã đơn giản có rất ít “không gian” cho sự
bất bình đẳng để tồn tại; tức là, đã có ít người đã có thể yêu cầu thu
nhập cao hơn mà không đẩy những người khác đến chết đói. Khi

69
thu nhập trung bình bằng mức đủ ăn, hệ số Gini duy nhất, mà là
tương thích với sự sống sót của tất cả, là zero.

HÌNH 2.9. Ước lượng về bất bình đẳng thu nhập giữa các cá nhân
trong lãnh thổ của Đế chế La Mã, 14–700 CE
Đồ thị này cho thấy ước lượng cận trên của sự bất bình đẳng thu nhập (được đo
bằng các giá trị Gini) ở La Mã cổ xưa và các nhà nước kế vị của nó. Điểm ghi “ước
lượng Gini từ bảng xã hội” cho thấy ước lượng thật sự về bất bình đẳng dựa vào
một bảng xã hội chi tiết từ giữa thế kỷ thứ hai. Các nguồn dữ liệu: Đồ thị từ
Milanovic (2010b); bảng xã hội Gini từ Scheidel and Friesen (2009).
Câu chuyện La Mã cung cấp một thí dụ rất mạnh mẽ về sự bần
cùng hóa và sự giảm bất bình đẳng đồng thời. Sự bất bình đẳng cao
nhất có lẽ đã xảy ra vào lúc các mức thu nhập cao nhất. Sự giảm thu
nhập kéo dài sau đó cuối cùng đã dẫn đến sự làm bằng hầu như tất
cả mọi người vào một trạng thái nghèo phổ biến.21

Tóm lại, bất bình đẳng mở rộng và co lại trong các nền kinh tế
tiền-công nghiệp đối lại một thu nhập trung bình đại thể không thay
đổi, được thúc đẩy bởi các sự kiện ngẫu nhiên hay ngoại sinh như
các dịch bệnh, các phát minh, hay các cuộc chiến tranh. Vắng mặt là
các lực nội sinh của sự phát triển kinh tế mà trong thời hiện đại
chúng ta cho là các lực tác động đến sự bất bình đẳng.
Trong một bài báo có ảnh hưởng, van Zanden (1995) sử dụng
thuật ngữ “đường cong siêu Kuznets” để mô tả sự lên về bất bình
đẳng thu nhập xảy ra trong Cách mạng Thương mại, bắt đầu khoảng
năm 1500, gợi ý rằng nó đã là một đường cong Kuznets avant la

70
letter (trước khi có khái niệm đó). Tôi trình bày ở đây một lý lẽ
tương tự nhưng xem xét các thời đại tiền-công nghiệp và hiện đại
cùng nhau như một thể liên tục, cho rằng các làn sóng Kuznets xảy
ra trong toàn bộ thời kỳ, mặc dù được thúc đẩy bởi các lực rất khác
nhau vào những thời gian khác nhau. Trong thời tiền-công nghiệp,
đã không có các lực có hệ thống nào: sự thay đổi được thúc đẩy bởi
tính thất thường của các sự cố, từ các sự kiện thảm khốc đến các sự
kiện làm giảm nhẹ một phần các ràng buộc của sinh kế, dẫn đến
những sự giảm xuống và tăng lên luân phiên về bất bình đẳng thu
nhập và bất bình đẳng của cải. Chỉ trong các xã hội với một sự tăng
bền vững về thu nhập trung bình thì các lực kinh tế, dưới dạng của
sự thay đổi công nghệ nhanh và “những sự bù lại bất bình đẳng”
của nó (giáo dục phổ biến, tỷ lệ lợi tức trên vốn giảm, bảo hiểm xã
hội), mới bắt đầu có các tác động mang tính hệ thống lên sự bất
bình đẳng. Trong tiết đoạn tiếp theo chúng ta sẽ xem xét lại một số
dữ liệu dài hạn minh họa các làn sóng Kuznets trong các xã hội hiện
đại, mà chúng tôi chia thành các xã hội công nghiệp và hậu-công
nghiệp, tương ứng với các cuộc cách mạng công nghệ thứ nhất và
thứ hai.

Bất bình đẳng trong các Xã hội với một Thu nhập
Trung bình Tăng lên Đều đặn
Các xã hội với một thu nhập trung bình tăng lên đều đặn là khác
căn bản với các xã hội trì trệ. Một sự tăng lên về thu nhập trung
bình mở ra “không gian” cho một sự tăng lên của bất bình đẳng, như
được đường giới hạn khả năng bất bình đẳng gợi ý. Tất nhiên, điều
đó không có nghĩa rằng sự bất bình đẳng cao hơn là không thể tránh
khỏi, nhưng nó có làm cho nó có thể (không giống trong các xã hội
trì trệ, nơi một sự tăng đáng kể về bất bình đẳng là có thể chỉ nếu
một phần của dân cư không sống sót).
Nhưng bất bình đẳng đã có tăng lên? Giả thuyết Kuznets là công
cụ chính then chốt cho việc trả lời câu hỏi này. Như Kuznets lập
luận, chính sự biến động cấu trúc, sự chuyển lao động từ khu vực
nông nghiệp thu nhập-thấp, bất bình đẳng-thấp sang khu vực công
nghiệp thu nhập-cao, bất bình đẳng-cao hơn (và đồng thời, từ các
vùng nông thôn sang các vùng đô thị) là cái làm tăng bất bình đẳng

71
thu nhập. Hình 2.1, mà cho thấy các ước lượng về bất bình đẳng cho
Hoa Kỳ và Vương quốc Anh/nước Anh trong một thời kỳ vài thế kỷ,
có cho biết rằng đường cong đã tiếp tục tăng lên cho đến cuối thế
kỷ thứ mười chín hay đầu thế kỷ thứ hai mươi. Bây giờ cũng sẵn có
các chuỗi dài hạn tương tự cho các nước khác nữa, và chúng thống
nhất rộng rãi với giả thuyết Kuznets—cho đến tận cuối những năm
1970.
Trong năm tiết đoạn phụ tiếp theo tôi xem xét lại bằng chứng về
những thay đổi dài hạn về bất bình đẳng cho mười nước từ khắp
thế giới, trình bày dữ liệu trong các đồ thị cho thấy các ước lượng
bất bình đẳng thu nhập được vẽ đối lại thu nhập trung bình, chính
xác là các biến mà chúng ta đã không thể phát hiện ra mối quan hệ
nào trong thời đại tiền-công nghiệp. Đầu tiên chúng ta xem xét các
mối quan hệ cho Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, nơi chúng ta xem xét
bất bình đẳng về thu nhập khả dụng trên đầu người (tức là, thu
nhập sau các chuyển giao xã hội và các thuế trực tiếp) versus GDP
trên đầu người.
Các làn sóng Kuznets: Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Bất bình đẳng ở
Hoa Kỳ đã tăng giữa Độc lập (dữ liệu các bảng xã hội là cho năm
1774) và Nội Chiến (dữ liệu là cho năm 1860) và sau đó tiếp tục
tăng lên cho đến đầu thế kỷ tứ hai mươi, khi nói chung được xem là
đạt đỉnh của nó. Năm chính xác là khó để xác định. Theo một ước
lượng của Smolensky and Plotnick (1992), dựa vào dữ liệu vĩ mô
khác nhau, sự bất bình đẳng Hoa Kỳ lên đỉnh trong năm 1933, được
thúc đẩy bởi tỷ lệ thất nghiệp cao-chưa từng có và như thế thu nhập
thấp cho nhiều gia đình (xem Hình 2.10).22 Peter Lindert và Jeffrey
Williamson, tuy vậy, cho rằng sự bất bình đẳng Hoa Kỳ đã vẫn ở
một bình độ cao khoảng 50 điểm Gini, với các dao động nhẹ, từ cuối
thế kỷ thứ mười chín đến Đại Suy thoái (Williamson and Lindert
1980; Lindert and Williamson 2016). Họ không báo cáo bất kể sự
thay đổi nào về bất bình đẳng giữa 1929 và 1933. Cái có vẻ rõ là bất
bình đẳng đã đạt đỉnh ở hơn 50 điểm Gini một chú, tại một mức thu
nhập 5.000$ trên đầu người (theo dollar quốc tế 1990). Sau Đại Suy
thoái, bất bình đẳng Mỹ đã giảm đều đặn cho đến cuối Chiến tranh
Thế giới II. Cũng lưu ý sự dịch chuyển sang trái của đường cong
trong Đại Suy thoái, ngay sau sự kết thúc của Chiến tranh Thế giới
II, và lần nữa trong Đại Suy thoái: những chuyển động này phản ánh
những sự giảm sút về GDP thực tế trên đầu người.

72
Bất bình đẳng đã vẫn ở một mức thấp về mặt lịch sử khoảng 35
điểm Gini cho đến chỗ lõm trong năm 1979. Sau đó nó đã tăng đều
đặn, đạt hơn 40 điểm Gini vào thập niên thứ hai của thế kỷ thứ hai
mươi mốt. Trong phần đi xuống của đường cong Kuznets, từ Đại
Suy thoái đến 1979, GDP thực tế trên đầu người hầu như đã tăng
bốn lần. Giả thuyết gốc của Kuznets phù hợp với dữ liệu suốt đến
1979 nhưng không giải thích sự lên về cả bất bình đẳng và thu nhập
xảy ra trong bốn mươi năm qua. Khái niệm về các làn sóng Kuznets,
với những thay đổi gần đây được thúc đẩy bởi cuộc cách mạng công
nghệ thứ hai, tìm thấy ý nghĩa của sự tăng bất bình đẳng đột ngột
này kể từ 1980.

HÌNH 2.10. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và thu nhập
trung bình (mối quan hệ Kuznets) cho Hoa Kỳ, 1774–2013
Các nguồn dữ liệu: Gini: 1774, 1850, 1860, và 1870 từ các bảng xã hội được
Lindert and Williamson (2012) tạo ra; 1929 từ Radner and Hinrichs (1974);
1931 và 1933 từ Smolensky and Plotnick (1992); 1935 đến 1950 từ Goldsmith
et al. (1954); sau 1950, từ US Census Bureau, thu nhập, nghèo và sự phủ bảo
hiểm sức khỏe ở Hoa Kỳ (các số khác nhau); dữ liệu thu nhập thô được điều chỉnh
để phản ánh thu nhập khả dụng. GDP trên đầu người từ Maddison Project (2013).

Các yếu tố chính trị và kinh tế làm cơ sở cho những thay đổi của
một trăm năm qua—từ New Deal, sức mạnh của lao động có tổ
chức, và các thuế suất cao (được thúc đẩy bởi nhu cầu để chi trả cho

73
hai cuộc Chiến tranh Thế giới) đến các lực gần đây của toàn cầu hóa,
sự đánh thuế giảm xuống, và sức mạnh mặc cả bị yếu đi của lao
động—là quá quen biết để phải kể lại một lần nữa. Tuy vậy, chính
ảnh hưởng lẫn nhau giữa, một mặt, các lực có tính quyết định rõ
ràng này, và, mặt khác, các lực chính trị và xã hội, là cái định hình
sự chuyển động của các làn sóng Kuznets. Sự tăng về thu nhập
trung bình mà chúng ta quan sát chỉ là một proxy (đại diện) cho các
lực kinh tế đóng vai trò; sự thay đổi về bất bình đẳng mà chúng ta
quan sát là sản phẩm của cả các lực kinh tế này và các quyết định
chính trị.23 “Chủ nghĩa kinh tế (economicism)” ấu trĩ mà chỉ nhìn vào
các lực của cung và cầu là không đủ để giải thích những chuyển
động về phân bố thu nhập. Cũng là sai để tập trung chỉ vào các định
chế. Các định chế và các chính sách hoạt động bên trong cái kinh tế
học cho phép: chúng là“nội sinh,” nếu ta muốn dùng thuật ngữ này,
tức là, phần lớn phụ thuộc vào mức thu nhập, và chúng chỉ có thể
biến đổi bên trong cái thu nhập cho phép. Chúng thoát khỏi khung
khổ đó chỉ trong các trường hợp đặc biệt của “ý chí luận chính trị
(political voluntarism),” mà cho rằng nó có thể bỏ qua các hạn chế
kinh tế. Nhưng điều này hiếm khi xảy ra trong các xã hội tư bản chủ
nghĩa và thậm chí còn ít thường xuyên hơn (hay chẳng bao giờ)
trong các xã hội tư bản chủ nghĩa và dân chủ.24
Bây giờ hãy chuyển sang dữ liệu Anh (Hình 2.11). Hình thù của
đồ thị là giống một cách đáng chú ý với đồ thị cho Hoa Kỳ. Đỉnh của
bất bình đẳng đến trong năm 1867, với một giá trị Gini gần 60 (tức
là, 10 điểm cao hơn cùng thời gian ở Hoa Kỳ), theo các bảng xã hội
mà từ đó chúng tôi tính phân bố thu nhập.25 Lưu ý rằng sự bất bình
đẳng ở Vương quốc Anh đã giảm từ mức cao hơn đáng kể so với ở
Hoa Kỳ (và cao hơn mức ở Brazil ngày nay) xuống mức thấp hơn ở
Hoa Kỳ. Như Lindert and Williamson (1985), Polak and Williamson
(1993), và gần đây hơn Williamson trong cuốn sách của ông
Thương mại và Nghèo khổ-Trade and Poverty (2011) đã lập luận, sự
bất bình đẳng Hoa Kỳ đã tiếp tục tăng sau khi sự bất bình đẳng Anh
đạt đỉnh bởi vì sự đến của những người di cư mới trong những năm
1910 đã giữ tiền lương cho các việc làm kỹ năng-thấp tương đối
thấp và đã khiến cho phân bố tiền lương Mỹ tổng thể nới rộng ra,
hay duỗi ra. Đấy là sự giải thích lương-duỗi ra cho sự bất bình đẳng
tăng lên, ngược với cái van Zanden (1995) gọi là sự giải thích cổ
điển, mà thấy một phần tăng lên của vốn trong phân bố thu nhập

74
chức năng dẫn từ từ đến sự bất bình đẳng lớn hơn giữa các cá nhân.
Chúng ta cũng sẽ tìm thấy những tiếng vọng của hai sự giải thích
khác nhau này trong sự tăng lên gần đây về bất bình đẳng ở Hoa
Kỳ: hầu hết sự tăng lên cho đến khoảng năm 2000 đã là do lương-
duỗi ra, nhưng kể từ 2000, nó có thể được thúc đẩy thêm bởi sự
tăng lên về phần thu nhập đến từ vốn.

HÌNH 2.11. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và thu nhập
trung bình (mối quan hệ Kuznets) cho Vương quốc Anh/nước Anh,
1688–2010
Các nguồn dữ liệu: Gini: cho 1688, 1759, 1801, và 1867 từ các bảng xã hội cho
nước Anh/Vương quốc Anh được báo cáo trong Milanovic, Lindert, and
Williamson (2011); 1880 và 1913 từ Lindert and Williamson (1983, table 2); từ
1961 đến 2010, dữ liệu chính thức của Vương quốc Anh (thu nhập khả dụng trên
đầu người) được Jonathan Cribb, Institute for Fiscal Studies, vui lòng tính toán
và cung cấp. GDP trên đầu người từ Maddison Project (2013).

Sự di cư và tiền lương-duỗi ra giải thích vì sao đỉnh bất bình đẳng


ở Hoa Kỳ đến vào lúc nào đó giữa 1910 và 1933, trong khi sự bất
bình đẳng Anh nói chung được nghĩ là đạt đỉnh điểm của nó sớm
hơn, trong phần tư cuối cùng của thế kỷ thứ mười chín. Các lực đẩy
bất bình đẳng Hoa Kỳ lên trong những năm hai mươi náo nhiệt,
theo nhiều cách, là giống các lực đã đẩy nó lên trong những năm

75
1990: áp lực đẩy xuống lên tiền lương (từ di cư và/hoặc thương
mại tăng lên), sự thay đổi công nghệ thiên vị-vốn (chủ nghĩa Taylor
và Internet), sự độc quyền hóa của nền kinh tế (Standard Oil và các
ngân hàng lớn), sự ngăn chặn hay tính hấp dẫn giảm đi của các
nghiệp đoàn, và một sự thay đổi hướng tới chế độ tài phiệt trong
chính phủ.
Trong khoảng nửa thế kỷ trước Chiến tranh Thế giới I, một sự
giảm từ từ và khiêm tốn về bất bình đẳng thu nhập Anh đã xảy ra.
Được ước lượng rằng vào năm 1913, giá trị Gini đã ở khoảng 50,
gần 10 điểm dưới đỉnh của nó năm 1867. Các ước lượng này được
chứng thực bởi cái chúng ta biết về chuyển động hướng lên của tiền
lương thực tế Anh và sự nổi lên của cái gọi là tầng lớp lao động quý
tộc trong các thập niên cuối của thế kỷ thứ mười chín (về điều đó
nhiều hơn trong Chương 3).26 Điểm dữ liệu tiếp theo mà chúng tôi
có cho sự bất bình đẳng Anh đáng tiếc là gần nửa thế kỷ muộn hơn
(1962). Mức bất bình đẳng vào lúc đó đã chỉ còn một nửa, ít hơn 30
điểm Gini. Các tác động của hai cuộc Chiến tranh Thế giới, sự đánh
thuế cao hơn nhiều, và thu nhập từ vốn giảm xuống, kết hợp với
sức mạnh tăng lên của các công đoàn và sự mở rộng của nhà nước
phúc lợi, đã ở đằng sau sự giảm đáng chú bý này về bất bình đẳng.
Sau Chiến tranh Thế giới II, trong một sự tiến hóa hầu như lặp lại
chi tiết kinh nghiệm Mỹ, sự bất bình đẳng Anh đã giảm xuống cho
đến 1978 và rồi tăng lên, thậm chí nhanh hơn ở Hoa Kỳ, để kết thúc
với một giá trị Gini dưới 40 một chút trong năm 2010.
Sự giống nhau giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh vượt quá sự định
thời gian và hình thù của những thay đổi về bất bình đẳng. Đỉnh bất
bình đẳng đạt được ở các mức thu nhập giữa 3.000$ và 5.000$
(bằng dollar quốc tế 1990), mặc dù, như chúng ta vừa thấy, các đỉnh
đã cách nhau khoảng năm mươi đến sáu mươi năm. Tại GDP trên
đầu người giữa 10.000$ và 15.000$ (hay 20.000$ trong trường hợp
Hoa Kỳ), bất bình đẳng đã ổn định và thấp một cách đáng chú ý. Tuy
vậy, trong các con số này chúng ta không được cho là quy tắc chung
nào đó về các điểm ngoặt trong đường cong Kuznets, mà các nhà
kinh tế học thế hệ trước đã vô vọng thử để phát hiện ra. Hoa Kỳ và
Vương quốc Anh đã đi theo các quỹ đạo bất bình đẳng rất giống
nhau bởi vì chúng đã ở khoảng cùng mức thu nhập, được tổ chức
tương tự về mặt chính trị, và đã bị phơi ra cho cùng các lực cạnh
tranh quốc tế và các cuộc chiến tranh. Nhưng làm yên lòng rằng

76
chúng ta tìm thấy cùng sự tiến hóa bất bình đẳng trong các nước
với các cấu trúc kinh tế và chính trị giống nhau. Ba lực mà chúng ta
xem như định hình đại thể sự tiến hóa bất bình đẳng, cụ thể là, công
nghệ (Technology), sự cởi mở (Openness) (hay toàn cầu hóa), và
chính sách (Policy) (hay chính trị [Chính trị]), mà chúng tôi sẽ gộp
lại với nhau dưới từ viết tắt TOP, đã giống nhau—đến lượt cho biết
rằng chính sách trong chừng mực lớn có thể được coi như nội sinh,
tức là, đáp ứng lại các lực của sự thay đổi kinh tế. Sự tiến hóa giống
nhau của các lực kinh tế và chính trị đã tạo ra sự tiến hóa giống
nhau về bất bình đẳng thu nhập.
Các làn sóng Kuznets: Tây Ban Nha và Italy. Nhưng chúng ta không
thể đặt cơ sở cho các kết luận chung của chúng ta trên chỉ hai thí
dụ, dẫu quan trọng đến thế nào. May thay, trong thời kỳ gần đây đã
có một sự mở rộng về dữ liệu bất bình đẳng dài hạn. Từ công trình
của Leandro Prados de la Escosura (2008), chúng ta có các ước
lượng bất bình đẳng Tây Ban nha cho thời kỳ 1850–1985; sau thời
điểm đó chúng tôi sử dụng các khảo sát hộ gia đình Tây Ban nha.
Từ 1850 suốt đến những năm 1950—một thời kỳ mà dù “hiện đại”
trong nhiều khía cạnh lại giống thời đại tiền-công nghiệp Tây Ban
nha, với những dao động dữ dội về bất bình đẳng và rất ít sự tăng
trưởng về thu nhập thực tế—quả thực chúng ta tìm thấy một hình
mẫu giống với cái chúng ta thấy cho Hoa Kỳ và Vương quốc Anh
(Hình 2.12). Bất bình đẳng đạt một đỉnh trong năm 1953, với một
giá trị rất cao vượt quá 50 điểm Gini.27 Sự trượt xuống sau đó đã
kéo dài đến giữa-những năm 1980, khi Gini đã giảm hơn 20 điểm.
Trong vòng khoảng thời gian khoảng ba thập niên, trong đó Tây
Ban Nha đã trên một quỹ đạo bất bình đẳng đi xuống, GDP thực tế
trên đầu người đã tăng bốn lần. Bất bình đẳng đã ổn định (hay đã
tăng một chút) trong thập niên cuối của thế kỷ thứ hai mươi và thập
niên đầu của thế kỷ thứ hai mươi mốt. Chúng ta có thể dễ thấy
đường cong Kuznets hình chữ U ngược đầu tiên cho thời kỳ từ 1850
đến 1980, nhưng sau đó, phần hướng lên của đường cong Kuznets
thứ hai là không rõ ràng như ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.

77
HÌNH 2.12. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và thu nhập
trung bình (mối quan hệ Kuznets) cho Tây Ban Nha, 1850–2010
Các nguồn dữ liệu: Gini: 1850 đến 1985 từ Prados de la Escosura (2008); 1985
đến 2010 từ Luxembourg Income Study (http://www.lisdatacenter.org/) và All
the Ginis database (http://www.gc.cuny.edu/branko-milanovic). GDP trên đầu
người từ Maddison Project (2013).

Mối quan hệ giữa bất bình đẳng và thu nhập cho Italy, với dữ liệu
bắt đầu vào lúc thống nhất trong 1860–61, cho thấy về cơ bản một
xu hướng liên tục đi xuống cho đến những năm 1980 (Hình 2.13).28
Giống các nền kinh tế tiên tiến khác, Italy đã trải nghiệm sự San
bằng Lớn cho hầu hết thế kỷ thứ hai mươi. Như ở nơi khác, điểm
bất bình đẳng thấp nhất đã xảy ra trong đầu những năm 1980, tiếp
theo bởi một sự tăng mạnh kể từ đó. Trong trường hợp Italy, chúng
ta có thể hỏi nếu có thể phát hiện bất kể ảnh hưởng nào của chủ
nghĩa phát xít. Mặc dù các giá trị Gini là sẵn có chỉ cho năm 1921
(vào đêm trước của sự tiếp quản của Mussolini), 1931 (điểm cao
của chủ nghĩa phát xít), và 1945 (kết thúc chiến tranh), chúng ta
thấy rằng đã không có sự thay đổi nào về giá trị Gini giữa 1921 và
1931. Một sự giảm mạnh giữa 1931 và 1945 có khả năng nhất được

78
giải thích, như ở các nước khác, bởi tác động của chiến tranh và
không phải bởi bản thân chủ nghĩa phát xít.

HÌNH 2.13. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và thu nhập
trung bình (mối quan hệ Kuznets) cho Italy, 1861–2010
Các nguồn dữ liệu: Gini: 1861 đến 2008 từ Brandolini and Vecchi (2011) và liên
hệ cá nhân từ cả hai tác giả; 2010 từ Luxembourg Income Study
(http://www.lisdatacenter.org/). GDP trên đầu người từ Maddison Project
(2013).

Các làn sóng Kuznets: Đức và Hà Lan. Dữ liệu cho Đức là rời rạc và
ít nhất quán theo thời gian hơn dữ liệu chúng ta có cho các nước
khác (Hình 2.14). Cũng đã có một sự gián đoạn dài giữa 1931 và
1963, khi dữ liệu về bất bình đẳng lại trở nên sẵn có (cho Tây Đức).
Các đường biên giới của nước này cũng đã thay đổi vài lần trong
thời kỳ được phủ ở đây. Đồ thị cho thấy một sự tăng lên về bất bình
đẳng trong đầu đầu thế kỷ tứ hai mươi, nhưng mức đã thấp hơn
đáng kể so với ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Chúng ta cũng có thể
phỏng đoán một quá trình dài hạn của sự quân bằng thu nhập, phù
hợp với giả thuyết của Kuznets, bằng việc so sánh các giá trị 1906

79
và 1981 (một sự sụt 6 điểm Gini). Như ở nơi khác trong thế giới
giàu có, đã có một chuyển động hướng lên của các giá trị Gini trong
hai mươi năm năm qua; tuy vậy, sự chuyển động này đã không
mạnh như ở các nước Anglo-Saxon.

HÌNH 2.14. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và thu nhập
trung bình (mối quan hệ Kuznets) cho Đức, 1882–2010
Các nguồn dữ liệu: Gini: 1882 đến 1913 từ Grant (2002); 1981 đến 2010 từ All
the Ginis database (http://www.gc.cuny.edu/branko-milanovic). GDP trên đầu
người từ Maddison Project (2013).

Dữ liệu cho Hà Lan quay lại đến thế kỷ thứ mười sáu (Hình 2.15).
Ba điểm dữ liệu ban đầu (1561, 1732, và 1808) nhận được từ các
phân bố tiền thuê nhà, mà được cho là tương quan với thu nhập.
(Cùng cách tiếp cận này được dùng cho dữ liệu từ miền bắc Italy
trung cổ, và Hà Lan và Bỉ được thảo luận ở trên.) Các phân bố như
vậy đến từ dữ liệu về thuế được áp đặt lên các nhà. Dữ liệu cho thấy
cả bất bình đẳng và thu nhập tăng lên trong Thời Hoàng kim Hà
Lan, được thúc đẩy bởi các nhân tố được sự giải thích kinh điển của
van Zanden (1995) phác họa—tức là, một sự thay đổi về phân bố
chức năng của thu nhập hướng tới các chủ tài sản và xa khỏi lao

80
động. Cả thu nhập và bất bình đẳng đã giảm trong các cuộc chiến
tranh Napoleon (như có thể thấy trong sự so sánh các điểm dữ liệu
cho 1732 và 1808), như chúng ta kỳ vọng từ thảo luận của chúng ta
về các lực ác tính đẩy sự bất bình đẳng xuống. Dữ liệu thế kỷ thứ
hai mươi (từ các khảo sát hộ gia đình) minh họa sự san bằng nổi
tiếng của thu nhập ở Hà Lan, lại lần nữa, như tại nơi khác ở phương
Tây, một quá trình được giải thích bởi sự kích động xã hội chủ
nghĩa, các quyền bỏ phiếu đầy đủ, sự đưa vào ngày làm việc-tám
giờ, và tiền lương thực tế tăng lên. Việc này đã đi cùng với một sự
tăng đánh chú ý về thu nhập trung bình (ba lần giữa 1914 và 1980).
Như ở các nước chúng ta đã xem xét, sự giảm bất bình đẳng chấm
dứt trong đầu những năm 1980. Gini khi đó đã đạt giá trị 28 điểm
cực tiểu của nó. Sau đó đã có một sự tăng rất nhẹ, với Gini đạt một
giá trị 30 điểm trước Đại Suy thoái [2008]. Như ở Đức, phần hướng
lên của làn sóng Kuznets thứ hai quả thực đã rất khiêm tốn.

HÌNH 2.15. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và thu nhập
trung bình (mối quan hệ Kuznets) cho Hà Lan, 1561–2010
Các nguồn dữ liệu: Gini: 1561 đến 1914 từ Soltow and van Zanden (1998); 1962
đến 2010 từ All the Ginis database (http://www.gc.cuny.edu/branko-
milanovic). GDP trên đầu người từ Maddison Project (2013).

81
Các làn sóng Kuznets: Brazil và Chile. Tiếp theo chúng ta chuyển
sang Nam Mỹ, nơi chúng ta có dữ liệu dài hạn cho Brazil và Chile
(các Hình 2.16 và 2.17). Hai bộ dữ liệu là sẵn có cho Brazil, một bộ
từ Prados de la Escosura (2007; dựa vào việc dùng tỷ lệ Williamson
để ước lượng các hệ số Gini)29 và một bộ khác từ Bértola et al.
(2009) (dựa vào các bảng xã hội). Mặc dù hai bộ dữ liệu không cho
thấy chính xác cùng hình mẫu về bất bình đẳng tăng lên trong giữa
thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ thứ hai mươi, cả hai cho thấy
rằng đã có một thời kỳ bất bình đẳng tăng lên cho đến khoảng 1950,
tiếp theo với sự ổn định ở một mức rất cao. Trong những năm 1970
đến những năm 1980, Brazil có lẽ là một trong hai nước bất bình
đẳng nhất trên thế giới, nước kia là Nam Phi. Đã có một sự giảm đều
đặn về bất bình đẳng kể từ cuối những năm 1990. Các chính phủ
của Fernando Henrique Cardoso và Luiz Inácio Lula da Silva được
ghi công cho xu hướng khác thường này, ngược với các xu hướng
trong hầu như mọi nước khác của thế giới (trừ vài nước Mỹ Latin
khác, như Argentina và Mexico). Sự giảm bây giờ đã kéo đủ dài, hơn
một thập niên, mà chúng ta có thể xem nó như một sự phát triển
thật và quan trọng. Điều này không có nghĩa rằng sự phát triển này
không thể bị lật đổ. Nhưng hình thù tổng thể của những sự thay đổi
về bất bình đẳng ở Brazil trong 150 năm qua, kể cả thời kỳ gần đây
nhất, hoàn toàn tương thích với làn sóng Kuznets thứ nhất. Hơn
nữa, các lực kinh tế mà Kuznets nghĩ đến—giáo dục rộng hơn, tiền
lương tối thiểu cao hơn, các khoản chuyển giao xã hội tăng lên—
chính xác là các lực có công kéo sự bất bình đẳng xuống ở Brazil
(xem Gasparini, Cruces, and Tornarolli 2011; Ferreira, Leite, and
Litchfield 2008).

82
HÌNH 2.16. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và thu nhập
trung bình (mối quan hệ Kuznets) cho Brazil, 1850–2012
Đồ thị này cho thấy mối quan hệ Kuznets cho Brazil từ hai bộ dữ liệu khác nhau.
Chuỗi thứ nhất ước lượng các giá trị Gini từ tỷ lệ Williamson (thu nhập trung
bình chia cho tiền lương không-kỹ năng trung bình); những ước lượng như vậy
được gọi là các giá trị tựa-Gini (quasi-Gini). Các nguồn dữ liệu: Gini: 1850 đến
1950 (chuỗi đầu tiên) từ Prados de la Escosura (2007); 1870 đến 1920 (chuỗi
thứ hai) từ Bértola et al. (2009, table 4); 1960 đến 2012, từ All the Ginis database
(http://www.gc.cuny.edu/branko-milanovic). GDP trên đầu người từ Maddison
Project (2013).

Dữ liệu cho Chile là lý thú nhất. Chúng được Javier Rodríguez


Weber (2014) trình bày bằng việc áp dụng tài tình các bảng xã hội.
Sử dụng một phương pháp mà ông gọi là các bảng xã hội động,
Rodríguez Weber đã tạo ra các bảng xã hội rất chi tiết với các dân
cư và thu nhập được ước lượng cho vài trăm nhóm xã hội hay nghề
nghiệp cho các năm nổi bật về mặt kinh tế hay chính trị—các nhóm
mà dữ liệu là phong phú hơn và có tại những điểm ngoặt của các
pha chính trị và kinh tế khác nhau. Rodríguez Weber bắt đầu với
dữ liệu thu nhập và tiền lương rất đầy đủ (kể cả tiền lương cho cả
đàn ông và phụ nữ) và sau đó để cho các nguồn thu nhập của các
nhóm xã hội này tăng với các tỷ lệ nhận được từ dữ liệu lương hay
thu nhập vĩ mô chung. Thí dụ, nếu thu nhập của một nhóm gồm chủ
yếu lương của những người lao động không có kỹ năng, thì

83
Rodríguez Weber cho thấy sự tiến hóa thu nhập của nhóm đó đi
theo lương công nhân xây dựng trung bình. Sự cấu thành xã hội như
thế được giữ cố định trong một thời kỳ, nhưng thu nhập của các
nhóm xã hội khác nhau được phép thay đổi với các tốc độ khác
nhau, tạo ra những sự thay đổi về bất bình đẳng theo thời gian. Như
thế chúng ta nhận được một bức tranh (“động”; hàng năm) lý thú
hơn rất nhiều so với chúng ta nhận được từ các bảng xã hội “tĩnh”
riêng lẽ (chỉ một năm). Chile như thế có lẽ có một trong những bộ
dữ liệu đầy đủ nhất nêu chi tiết sự tiến hóa bất bình đẳng trong dài
hạn.

HÌNH 2.17. Bất bình đẳng thu nhập ở Chile, 1850–1970


Hình này cho thấy sự tiến hóa của giá trị Gini theo thời gian ở Chile. Các giá trị
Gini được tính từ các bảng xã hội động liệt kê thu nhập trung bình hàng năm và
các dân cư theo các giai cấp xã hội hay nghề nghiệp. Đặc tính phân biệt của mỗi
thời kỳ được cho biết trong đồ thị. Đường đứt đoạn cho thấy một sự tiến hóa
được cách điệu hóa (trung bình) của sự bất bình đẳng trong thời kỳ. Nguồn dữ
liệu: Rodríguez Weber (2014).

84
Các kết quả của Rodríguez Weber cho thời kỳ 1850–1970 được
thấy trong Hình 2.17. Theo thời gian, có một sự kế tiếp rõ ràng của
các làn sóng Kuznets. Tuy vậy, những sự thay đổi này được giải
thích bởi một sự kết hợp của các lực kinh tế và chính trị (và đấy là
một trong những đức hạnh lớn của công trình của Rodríguez
Weber). Làn sóng Kuznets thứ nhất, từ 1850 đến 1903, được giải
thích, trong phần hướng lên của nó, bởi sự thắt chặt chính trị của
các chủ sở hữu trang trại (hacienda), những người đã có khả năng
để giữ những người làm công nhật (peon) ở mức đủ ăn. Phần đi
xuống của đường cong, từ 1873 đến 1903, do sự sụt giảm thu nhập
của các chủ sở hữu hacienda gây ra như một kết quả của giá đồng
thấp hơn, việc các nhà tư bản Anh mua các mỏ, và, cuối cùng, một
tỷ lệ đất-trên-lao động tăng lên (mà đẩy tiền lương lên) khi Chile
mở rộng lãnh thổ của nó thêm hai phần ba sau khi thắng cuộc chiến
tranh chống lại Peru và Bolivia.30 Làn sóng Kuznets thứ hai, từ 1903
đến 1970, trưng bày một tương tác tương tự của các nhân tố kinh
tế và chính trị, với phần đi xuống phản ánh các nhân tố chính trị và
xã hội thông thường: sử mở rộng giáo dục, các công đoàn mạnh, và
tiền lương tối thiểu tăng lên—tất cả cùng các yếu tố chung cho các
hồi của sự San Bằng Lớn (Great Leveling) trong các nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa tiên tiến trong chính xác cùng thời kỳ. (Ở Chile,
“bookends (hai sự kiện ở hai đầu)” của hồi này đã là thắng lợi của
Frente Nacional cánh tả trong năm 1938 và sự lên nắm quyền của
Salvador Allende trong năm 1970.)31
Các làn sóng Kuznets: Nhật Bản. Ở châu Á, chúng tôi có dữ liệu dài
hạn chỉ cho Nhật Bản và chỉ từ cuối thế kỷ thứ mười chín (Hình
2.18). Dữ liệu cho thấy một sự lên mạnh về bất bình đẳng kéo dài
trong khoảng bốn mươi năm, với đỉnh xảy ra ngay trước Chiến
tranh Thế giới II. Chiến tranh đã làm giảm đột ngột sự bất bình đẳng
và sau 1945, Nhật Bản, giống tất cả các nước đã phát triển, bước
vào một thời kỳ dài của bất bình đẳng tương đối thấp, đến mức vào
năm 1962 (khi sẵn có nhiều dữ liệu chính quy hơn), giá trị Gini của
nó đã khoảng 35 điểm (mức xấp xỉ mà tại đó nó vẫn ở lại từ đó đến
giờ).32 Số này là khoảng 20 điểm Gini dưới đỉnh trước–Chiến tranh
Thế giới II. Bất bình đẳng cực đại của Nhật Bản trong làn sóng
Kuznets thứ nhất xảy ra ở một mức thu nhập 2.300$ (bằng dollar
quốc tế 1990), một giá trị không khác giá trị ở Vương quốc Anh và
Tây Ban Nha.

85
HÌNH 2.18. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và thu nhập
trung bình (mối quan hệ Kuznets) cho Nhật Bản, 1895–2011
Các nguồn dữ liệu: Gini: 1895–1937 từ Minami (1998, 2008); 1962–2011 từ All
the Ginis database (http://www.gc.cuny.edu/branko-milanovic). GDP trên đầu
người từ Maddison Project (2013).

Logic của các làn sóng Kuznets. Chính tác động lẫn nhau giữa các
nhân tố kinh tế và chính trị là cái lùa các làn sóng, hay các chu kỳ
Kuznets. Một sự tập trung thiển cận vào một mình các lực kinh tế
“lành tính” là không đủ và ấu trĩ. Bất bình đẳng thu nhập, hầu như
theo định nghĩa, là một kết cục của các cuộc đấu tranh xã hội và
chính trị, đôi khi các cuộc đấu tranh hung dữ. Các cuộc đấu tranh
này không hạn chế ở “Thế giới thứ Ba” của ngày hôm nay hay của
ngày hôm qua: người ta chỉ cần nhớ lại Công xã Paris cực kỳ đẫm
máu, cuộc biểu tình Haymarket năm 1886 ở Chicago, mà đã sinh ra
Ngày Quốc tế Lao động, hay những phản ứng thô bạo Anh đối với
vài cuộc đình công của thợ mỏ. Mặc dù lao động đã thua trong tất
cả các trường hợp này, và nhiều trường hợp nữa mà có thể được

86
viện dẫn từ các nước khác nhau, áp lực nó tạo ra cuối cùng đã tỏ ra
quá mạnh và đã dẫn đến sự giảm kéo dài về bất bình đẳng trong
thời kỳ thường được gọi là thế kỷ thứ hai mươi ngắn (từ Chiến
tranh Thế giới I đến sự sụp đổ của Liên Xô).
Hầu hết các cuộc đấu tranh chính trị được chiến đấu vì phân bố
thu nhập. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng các cuộc đấu tranh chính
trị xảy ra trong một môi trường kinh tế rộng hơn nhiều, nên trong
các tham số được định bởi các nhân tố như sự tồn tại hay sự không
tồn tại của toàn cầu hóa, cung lao động có kỹ năng, sự dư dả hay
không của vốn, và sự có mặt hay thiếu vắng của các tài nguyên dễ
khai thác. Các tham số này không thể thay đổi một sớm một chiều;
và chúng định khung cảnh cho cuộc đấu tranh chính trị và xã hội.
Các lực chính trị thúc đẩy cho bất bình đẳng lớn hơn, tất nhiên, sẽ
được làm cho bạo dạn và mạnh hơn khi các xu hướng kinh tế ủng
hộ chúng—nếu lao động trở nên dồi dào hơn, nếu sự thay đổi công
nghệ là thiên vị vốn hay kỹ năng cao. Nhưng một tình hình như vậy
không đảm bảo thắng lợi của chúng.
Như được minh họa khéo ở châu Âu và Hoa Kỳ trong thời kỳ sau
Đại Suy thoái và Chiến tranh Thế giới II, sức mạnh của các công
đoàn, sức mạnh chính trị của xã hội chủ nghĩa và các đảng cộng sản,
và tấm gương và mối đe dọa quân sự của Liên Xô tất cả đã kiềm chế
các chính sách ủng hộ người giàu bằng việc chế ngự sức mạnh của
vốn.33 Nhưng một khi các hạn chế chính trị này yếu đi hay biến mất
và các nhân tố kinh tế trở nên thuận lợi hơn cho vốn, kể cả sự thay
đổi công nghệ thiên vị-kỹ năng và sự mở rộng to lớn của lao động
toàn cầu mà đến với sự mở cửa của Trung Quốc và sự sụp đổ của
chủ nghĩa cộng sản, tình hình đã đảo ngược, và các nền kinh tế tiên
tiến bước vào một thời kỳ bất bình đẳng tăng lên, làn sóng Kuznets
thứ hai, mà vẫn đang có hiệu lực.
Bảng 2.2 tóm tắt các đặc tính chủ chốt của sự đi xuống của làn
sóng Kuznets thứ nhất và sự đi lên của làn sóng thứ hai trong các
nền kinh tế tiên tiến. Không giống trong văn liệu sớm hơn về đường
cong Kuznets, chúng ta không trông ngóng ở đây để phát hiện ra
niên đại (date) hay mức thu nhập chung mà tại đó chu kỳ lên đỉnh.
Bởi vì sự tác động lẫn nhau phức tạp của các lực chính trị và kinh
tế, niên đại và các mức thu nhập là khác nhau. Tuy vậy, hình thù của
những sự thay đổi, hay các chu kỳ, là giống nhau. Trong tất cả các

87
nước (trừ Hà Lan), bất bình đẳng đạt đỉnh ở khoảng 50–55 điểm
Gini; chỉ ở Hà Lan, nước công nghiệp hóa sớm nhất, đỉnh bất bình
đẳng đã đạt 60 điểm Gini, mức bất bình đẳng hiện thời ở Mỹ Latin.
Cũng chẳng có đỉnh nào có bao giờ lên đỉnh ở mức rất thấp, chẳng
hạn, 40 điểm Gini, mà xấp xỉ mức Hoa Kỳ hiện nay.
Phần đi xuống, được đo từ đỉnh tới gần chỗ lõm, đã kéo dài lâu
nhất (lại lần nữa với ngoại lệ của Hà Lan) ở Italy và Vương quốc
Anh, nơi xu hướng đi xuống rộng đã xảy ra hơn một thế kỷ: ở Italy,
từ sự thống nhất của nước này cho đến đầu những năm 1980; tại
Vương quốc Anh, từ 1867 cho đến sự đến của Margaret Thatcher.
Hoa Kỳ đã có một sự giảm tương đối ngắn khoảng năm mươi năm
(1933 đến 1979). Chiều hướng giảm xuống ngắn nhất đã ở Tây Ban
Nha (khoảng ba mươi năm), bởi vì Tây Ban Nha đã có sự bất bình
đẳng cao không điển hình trong năm 1953. Tuy vậy, mức đó đã
khoảng cùng mức như trong năm 1918, và với sự tính toán khác và
có vẻ hợp lý ngang thế (đặt đỉnh của làn sóng thứ nhất vào khoảng
1918), chúng ta có thể cho rằng chiều hướng giảm ở Tây Ban Nha
đã kéo dài hơn sáu mươi năm. Nhưng Tây Ban Nha cũng là một
trường hợp rất lý thú bởi vì sự vắng mặt của các tác động điển hình
của các cuộc chiến tranh (bất bình đẳng giảm xuống), vì nước này
đã không tham gia vào cả hai cuộc Chiến tranh Thế giới (mặc dù nó
đã trải qua một cuộc nội chiến, từ 1936 đến 1939). Hơn nữa, sự bất
bình đẳng cao của nó trong những năm 1950 là không điển hình
bởi vì nó bị cai trị bởi một chế độ tựa-phát xít giữ sự bất bình đẳng,
và trong chừng mực nào đó bởi cấu trúc xã hội, theo cùng hình thức
như đã có ở nơi khác tại thế giới giàu có trong đầu thế kỷ tứ hai
mươi. Tính không điển hình rõ rệt của Tây Ban Nha thực sự giúp
lầm nổi bật các nhân tố chủ chốt mà là cốt yếu cho sự giảm bất bình
đẳng trong các nước đã phát triển khác: các cuộc chiến tranh, áp
lực chính trị cánh tả, và chính sách xã hội.

88
BẢNG 2.2. Các làn sóng Kuznets thứ nhất và thứ hai trong các nền
kinh tế tiên tiến
Đỉnh của làn sóng Kuznets I. Đáy của làn sóng Kuznets I. Sự tăng bất bình đẳng, sự
đánh đổi trong chiều giảm
xuống
GDP/đầu GDP/đầu Số năm Làn sóng
Năm Mức bất người Năm bất Mức bất người gần đúng Gini GDP Kuznets II
bất bình bình đẳng trong bình bình trong của chiều giảm tăng (phần tăng;
đẳng cực đại năm bất đẳng cực đẳng năm bất giảm (điểm) (lần) điểm Gini
Nước cực đại (điểm bình đẳng tiểu cực tiểu bình đẳng xuống của tăng cho
Gini) cực đại (điểm cực tiểu làn sóng đến nay)
(PPP$) Gini) (PPP$) Kuznets I.

Hoa Kỳ 1933 51 4.800 1979 35 19.000 50 16 4 mạnh (+8)


V. Q. Anh 1867 57 3.000 1978 27 13.000 110 30 >4 mạnh (+11)
Tây Ban Nha 1953 55 2.500 1985 31 10.000 30 24 4 vừa phải (+3)
Italy 1861 51 1.500 1983 30 13.000 120 21 <9 mạnh (+5)
Nhật Bản 1937 55 2.300 1981 31 14.000 45 24 6 vừa phải (+1)
Hà Lan 1732 61 2.000 1982 28 14.000 250 33 7 vừa phải (+2)

Ghi chú: GDP trên đầu người bằng dollar quốc tế 1990, từ Madison Project (2013)
Nguồn: Xem các nguồn được liệt kê trong các Hình 2.10-13, 2.15 và 2.18

89
Chiều hướng bất bình đẳng giảm xuống trùng với một sự tăng
lớn về thu nhập thực tế trên đầu người trong tất cả các nước. Sự
tăng đã lớn nhất ở Italy (gần chín lần) bởi vì độ dài của chiều giảm
xuống và sự tăng trưởng nhanh của Italy sau–Chiến tranh Thế giới
II. Thu nhập trung bình của Hà Lan đã mở rộng sáu lần, nhưng (phải
nhớ) đỉnh bất bình đẳng của nó đã xảy ra gần một thế kỷ trước đỉnh
của các nước khác. Mỗi trong các nền kinh tế Mỹ, Anh, và Tây Ban
nha đã mở rộng bốn lần (như được đo bằng thu nhập trên đầu
người), trong khi các sự bất bình đẳng thu nhập của chúng đã giảm
giữa 15 điểm Gini (ở Hoa Kỳ) và 30 điểm Gini (ở Vương quốc Anh).
Trong tất cả các nước, quả thực đã có những sự giảm to lớn về bất
bình đẳng, cắt mức bất bình đẳng của nó, được đo bằng hệ số Gini,
gần một nửa và ở Hà Lan và Vương quốc Anh hơn một nửa. Sự thực
rằng chiều đi xuống về bất bình đẳng đã trùng với những sự tăng
khổng lồ về thu nhập trên đầu người, bất chấp các cuộc chiến tranh
mà trong đó tất cả các nước được xem xét ở đây đã dính líu đến,
cho thấy rằng trong dài hạn, sự tăng trưởng không đòi hỏi sự bất
bình đẳng tăng lên. Dữ liệu lịch sử chắc chắn không ủng hộ giả
thuyết về một sự đánh đổi giữa hai thứ.
Hình 2.19 minh họa các mối quan hệ này. Cả sự tăng trưởng và
bất bình đẳng được “chuẩn hóa”; sự tăng trưởng được cho biết trên
trục ngang bởi tỷ lệ tăng trưởng trên đầu người trung bình trên
thập niên, và bất bình đẳng được cho thấy trên trục dọc bởi sự giảm
trung bình về điểm Gini trên thập niên.34 Thật đáng chú ý rằng các
nước được sắp hầu như trên một đường thẳng, với các nước có sự
tăng trưởng nhanh hơn cũng có những sự giảm lớn hơn về bất bình
đẳng. Ta không thể trao nhiều tầm quan trọng cho mối quan hệ này,
vì khoảng thời gian của phần đi xuống của làn sóng Kuznets thứ
nhất đã rất khác nhau giữa các nước này: chắc chắn sẽ không thực
tế, chẳng hạn, để kỳ vọng Hà Lan có một tỷ lệ tăng trưởng rất cao
trong hơn hai thế kỷ. Đồ thị cũng cho thấy vị trí khá mạnh của Hoa
Kỳ, mà, khá khác với cái được cho là ngày nay, đã trải qua sự tăng
trưởng rất cao (hơn 30 phần trăm trên thập niên) và một sự giảm
rất mạnh về bất bình đẳng (hơn 3 điểm Gini trên thập niên)—một
cách đồng thời.

90
HÌNH 2.19. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về bất bình đẳng và sự
tăng trưởng trong phần đi xuống của làn sóng Kuznets thứ nhất
Đồ thị này cho thấy tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người trung bình trên thập
niên trong thời kỳ của sự San Bằng Lớn trên trục ngang, và sự giảm trung bình
về điểm Gini trên thập niên trên trục dọc trong cùng thời kỳ. Các nước có các tỷ
lệ tăng trưởng cao hơn nói chung cũng có sự giảm lớn hơn về bất bình đẳng. Các
nguồn dữ liệu: Xem các nguồn cho các Hình 2.10–2.13, 2.15, và 2.18.

Lý thú nhất, và bộc lộ nhất, là năm của đáy (chỗ trũng) của làn
sóng Kuznets thứ nhất [số năm sau cùng của mỗi nước trên Hình
2.19], và như thế là năm khi làn sóng thứ hai bắt đầu [năm đầu tiên
của mỗi nước trên Hình 2.20]. Trong tất cả các nước, chỗ lõm xảy
ra trong cuối những năm 1970 hay đầu những năm 1980. Sự định
thời gian khác nhau nhiều nhất chỉ vài năm, và vì, vào đầu những
năm 1980, tất cả các nước được xem xét ở đây đã có các mức thu
nhập giống nhau (trừ Hoa Kỳ, đã giàu hơn), điểm ngoặt, cả về mặt
thời gian và mức thu nhập, đã xảy ra tại cùng điểm cho tất cả. Chiều
đi lên, tuy vậy, đã không mạnh ngang nhau ở mọi nơi. Hoa Kỳ,
Vương quốc Anh, và Italy cho thấy bằng chứng mạnh nhất về làn
sóng Kuznets thứ hai, với các số Gini Hoa Kỳ và Italia đã tăng ít nhất
5 điểm và Gini Anh hơn 10 điểm. Phần bất bình đẳng đi lên là khiêm

91
tốn hơn ở Tây Ban Nha, Đức, Nhật Bản, và Hà Lan, nơi chúng ta có
thể nói về một sự tăng nhiều nhất vài điểm Gini. Thế nhưng các hệ
số Gini của các nước rõ ràng đi theo một quỹ đạo hướng lên—như
thế làn sóng Kuznets thứ hai đang tiếp diễn.
Hình mẫu này được trưng bày trong Hình 2.20, một bản đối
chiếu với Hình 2.19, với sự tăng trưởng và bất bình đẳng bây giờ
tương quan dương nhưng theo một cách rất đặc biệt, minh họa
những sự khác biệt về kinh nghiệm quốc gia. Các nước nằm trên
một đường tưởng tượng được vẽ qua hình (Vương quốc Anh, Hoa
Kỳ, và Italy) tất cả “đã đòi hỏi” một sự tăng lớn hơn về bất bình đẳng
cho một tốc độ tăng trưởng cho trước so với các nước nằm dưới
đường này (Nhật Bản, Hà Lan, và Tây Ban Nha).

Cái gì Thúc Chiều đi Xuống của Làn sóng Kuznets thứ


nhất?
Làn sóng Kuznets thứ nhất trong các xã hội tiên tiến về công
nghệ (tức là, các nước với thu nhập trung bình tăng lên) đã kéo dài
từ sự bắt đầu của Cách mạng Công nghiệp đến khoảng những năm
1980. Thời kỳ dài khoảng 150 năm này, như chúng ta thấy, đã gồm
một sự tăng về bất bình đẳng, lên đỉnh một cách khác nhau giữa
cuối thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ hai mươi, và sau đó giảm
ít nhiều liên tục trong bảy mươi hay tám mươi năm tiếp. Như thế
phần hướng lên và đi xuống có vẻ đã kéo dài khoảng cùng lượng
thời gian.

92
HÌNH 2.20. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về bất bình đẳng và sự
tăng trưởng trong phần hướng lên của làn sóng Kuznets thứ hai
Đồ thị này cho thấy tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người trên thập niên trong
thời kỳ tăng lên gần đây của bất bình đẳng (bắt đầu khoảng 1980) trên trục
ngang, và sự tăng trung bình về điểm Gini trên thập niên trên trục dọc trong cùng
thời kỳ. Tất cả các nước đã trải nghiệm sự tăng lên về bất bình đẳng, và các nước
với lượng tăng lên lớn nhất (Vương quốc Anh, USA, và Italy) đã ghi nhận những
sự tăng về điểm Gini trên đơn vị tăng trưởng. Các nguồn dữ liệu: Xem các nguồn
cho các Hình 2.10–2.13, 2.15, và 2.18.

Chính sự thay đổi hướng lên đến sau của bất bình đẳng trong các
nước giàu, bắt đầu khoảng 1980, là cái khó để hòa giải với giả
thuyết gốc của Kuznets rằng bất bình đẳng sẽ giảm và ở mức thấp
hơn đó sau khi thu nhập trở nên đủ cao. Chính vì lý do này tôi nghĩ
rằng là thích hợp hơn để nói về các chu kỳ, hay các làn sóng
Kuznets, và để coi sự thay đổi hướng lên hiện thời trong các nước
tiên tiến như sự bắt đầu của làn sóng Kuznets thứ hai. Giống làn
sóng thứ nhất, nó là sản phẩm của sự đổi mới và thay đổi công nghệ,
của sự thay thế lao động bằng vốn (“thời đại máy thứ hai”), và sự
chuyển lao động từ một khu vực sang khu vực khác. Trong làn sóng
Kuznets thứ nhất, sự chuyển đã là từ nông nghiệp (và như thế từ
các vùng nông thôn) sang chế tác (và như thế sang các vùng đô thị);

93
trong làn sóng thứ hai, là từ chế tác sang dịch vụ. Như được thảo
luận ở trước, làn sóng thứ hai này cũng được thúc đẩy bởi những
sự thay đổi ủng hộ người giàu trong các chính sách kinh tế.
Nhưng trong khi các nhân tố hiện thời đẩy sự bất bình đẳng lên
trong thế giới tiên tiến nói chung có thể được hiểu kỹ (cho dù không
có sự đồng thuận nào về tầm quan trọng tương đối của chúng), là ít
rõ hơn nhiều về cái gì có thể dẫn sự bất bình đẳng đi xuống, như
trong một làn sóng Kuznets chúng ta sẽ kỳ vọng để xảy ra. Các lực
nào có thể được khởi động bởi bản thân hệ thống mà sẽ hạn chế sự
tăng lên về bất bình đẳng thu nhập và cuối cùng lật ngược nó?
Chúng ta sẽ xem xét vài trong số các lực này ở cuối chương này; và
quả thực khi nói đến Hoa Kỳ (Chương 4), tôi hơi nghi rằng chúng
có thể được nhận diện một cách dễ dàng. Nhưng trước khi chúng ta
nhìn vào tương lai, đáng rút ra bài học để nhìn vào quá khứ và để
nhận diện các lý do vì sao hướng đi lên đầu tiên về bất bình đẳng
đã đi đến một sự kết thúc. Vì bài tập này có thể chứa những ngụ ý
cho làn sóng thứ hai.
Các sự bất bình đẳng trong nước và Chiến tranh Thế giới I. Có hai
quan điểm phân biệt về vì sao sự bất bình đẳng đã giảm trong thế
kỷ thứ hai mươi. Quan điểm truyền thống, phần lớn được bản thân
Kuznets tán thành, là nó là một sản phẩm của các lực kinh tế khác
nhau: một sự chấm dứt từ từ của sự biến đổi cấu trúc nhờ đó hầu
hết dân cư đã chuyển vào các vùng đô thị vào chế tác (như thế loại
bỏ khoảng cách nông thôn/thành thị mà là một trong những nhân
tố đóng góp quan trọng cho sự bất bình đẳng); sự đến trường tăng
lên, mà đã làm giảm phần thưởng giáo dục (một sự giải thích đặc
biệt được Tinbergen [1975] và Goldin and Katz [2010] ủng hộ); sự
già đi của dân cư, và như thế cầu lớn hơn cho các dịch vụ xã hội (an
sinh xã hội, y tế được quốc hữu hóa), mà đến lượt đòi hỏi sự đánh
thuế lớn hơn đối với những người giàu; và, có lẽ ở đằng sau, nhu
cầu cho sự cố kết xã hội lớn hơn trong khung cảnh của các cuộc
chiến tranh, kể cả Chiến tranh Lạnh, mà đã có nghĩa rằng việc tài
trợ các cuộc chiến tranh phải chủ yếu rơi vào những người giàu.35
Sự giải thích thứ hai, được Piketty ủng hộ, không chỉ trong cuốn
sách gần đây nhất của ông, Tư bản trong Thế kỷ thứ Hai mươi mốt,
nhưng cả trong cuốn sách sớm hơn của ông Les Hauts revenus en
France (Những người có Thu nhập Cao ở Pháp), được xuất bản

94
trong năm 2001, không giống lý thuyết của Kuznets, trước hết là
một lý thuyết chính trị. Theo Piketty, hai cuộc Chiến tranh Thế giới
không chỉ đã dẫn đến các thuế cao hơn mà cũng đã phá hủy tài sản
và đã làm giảm các sản nghiệp lớn. Điều này đặc biệt đúng ở Pháp,
nước cung cấp một bản mẫu cho công trình muộn hơn của ông.36
Trong cuốn sách của ông về Pháp, Piketty cho thấy rằng sự tập
trung tư bản đã giảm sút sau các cuộc chiến tranh và các sản nghiệp
Pháp lớn nhất đã chẳng bao giờ hồi phục: vào khoảng năm 2000,
các sản nghiệp có giá trị cao nhất đã vẫn có giá trị ít hơn trước Chiến
tranh Thế giới I.37 Sự tập trung thấp hơn về của cải kết hợp với một
tỷ lệ tư bản-sản lượng ([vốn-đầu ra]capital-output) thấp hơn (bởi
vì sự phá hủy tư bản) đã dẫn đến một sự giảm thu nhập từ vốn và
một sự giảm bất bình đẳng. Trong câu chuyện của Piketty, các cú
sốc chiến tranh, cũng như “cú sốc” tiếp sau của các đảng xã hội chủ
nghĩa và cộng sản mà, nhờ ảnh hưởng chính trị mới-được tìm thấy
của chúng, đã đưa vào nhiều luật pháp ủng hộ-lao động, được trình
bày như các sự kiện ngoại sinh, tức là như các yếu tố chính trị bên
ngoài kinh tế học đích thực.
Chính về vấn đề này, lý do vì sao chỏm của làn sóng bất bình đẳng
đã vỡ, mà diễn giải được đề xuất ở đây khác với diễn giải của
Piketty. Tôi cho rằng sự bùng nổ của Chiến tranh Thế giới I và như
thế sự giảm bất bình đẳng tiếp sau cuộc chiến tranh đó được “nội
sinh hóa” trong các điều kiện kinh tế có trước chiến tranh, qua đó
tôi muốn nói rằng các sự bất bình đẳng trong nước đã đóng một vai
trò quan trọng trong thời kỳ trước chiến tranh. Trong việc đưa ra
lập luận này tôi quay lại một diễn giải cũ hơn, và theo ý tôi, diễn giải
thuyết phục nhất về sự bùng nổ của Chiến tranh Thế giới I. Theo
diễn giải này chiến tranh do sự cạnh tranh đế quốc chủ nghĩa, được
nhúng trong các điều kiện kinh tế trong nước của thời đó: sự bất
bình đẳng thu nhập và bất bình đẳng của cải rất cao, tiết kiệm cao
của các giai cấp trên, tổng cầu nội địa không đủ, và nhu cầu của các
nhà tư bản để tìm việc sử dụng sinh lời ở bên ngoài nước của họ
cho các khoản tiết kiệm dư thừa, gây ra.
Trong đầu thế kỷ tứ hai mươi, việc tìm thấy một thị trường đầu
tư bên ngoài cho các khoản tiết kiệm dư thừa đã có nghĩa là có sự
kiểm soát vật lý của một chỗ, và việc làm cho sự đầu tư như vậy
sinh lời đòi hỏi rằng các đối thủ cạnh tranh khả dĩ khác bị loại trừ
thậm chí với cái giá của một cuộc chiến tranh. Hãy để tôi trích

95
Keynes ([1936] 1964, 381–382), một tác giả mà đúng là không xuất
hiện trong đầu khi chúng ta nghĩ về các phê phán chủ nghĩa đế quốc:
“nhưng, ngoài điều này [các nhà độc tài như các nguyên nhân của
chiến tranh] ra … có các nguyên nhân kinh tế của chiến tranh, cụ
thể là áp lực của dân cư và cuộc đấu tranh cạnh tranh vì các thị
trường. Chính nhân tố thứ hai, mà có lẽ đã đóng một phần trội hơn
hẳn trong thế kỷ thứ mười chín, và có thể lại lần nữa.”
“Cuộc đấu tranh toàn cầu vì các thị trường” này đã dẫn đến sự
khai thác các thuộc địa.38 Thành công kinh tế đã đòi hỏi việc tạo ra
các thuộc địa, các chế độ bảo hộ, hay những sự lệ thuộc, và việc đưa
vào cái Paul Bairoch gọi là khế ước thuộc địa. Khế ước thuộc địa
được xác định bởi các yếu tố sau đây: các thuộc địa có thể buôn bán
chỉ với mẫu quốc, với hàng hóa được chuyên chở trên các tàu của
mẫu quốc, và các thuộc địa đã không thể sản xuất các hàng hóa chế
tác (Bairoch 1997, 2:665–669; xem cả Milanovic 2002b). Sự tranh
giành các thuộc địa ở châu Phi được kích bởi các lợi ích của các nhà
tư bản Âu châu (xem Wesseling 1996). Một sự tranh giành tương
tự, hầu như tàn bạo ngang thế, vì các lãnh thổ mới đã xảy ra ở
Siberia, nơi Nga đã bành trướng về hướng đông, và ở châu Mỹ, nơi
Hoa Kỳ đã bành trướng về hướng tây để thôn tính các lãnh thổ
Mexican và về hướng nam để tăng cường sự kiểm soát chính trị.
Ghana, Sudan, Việt Nam, Algeria, Philippines, California, và Siberia
tất cả đều là phần của cùng quá trình. Theo thuật ngữ thích hợp do
McGuire and Olson (1996) đưa vào, các thuộc địa đã bị cai trị bởi
các băng cướp “đi lang thang” hơn là “ở một chỗ”.
Nét đại cương rộng của lý lẽ tôi trình bày ở đây là không mới.
Việc đặt nó vào bên trong khung khổ của các làn sóng Kuznets là
cái mới. Vào lúc chuyển giao thế kỷ thứ hai mươi, lý lẽ liên kết chủ
nghĩa thực dân với sự phân phối sai trong nước về thu nhập được
John Hobson đưa ra trong cuốn sách của ông Imperialism: A Study-
Chủ nghĩa Đế quốc: Một Nghiên cứu ([1902] 1965). Nó được tiếp
theo bởi các công trình của Rosa Luxemburg trong 1913 (The
Accumulation of Capital- Sự Tích lũy Tư bản) và Vladimir I. Lenin
trong năm 1916 (Imperialism, the Highest Stage of Capitalism-Chủ
nghĩa Đế quốc, Giai đoạn Cao nhất của Chủ nghĩa Tư bản). Như
Hobson diễn đạt, “không phải sự tiến bộ công nghiệp đòi hỏi sự mở
cửa của các thị trường và các khu vực đầu tư mới, mà là sự phân bố-
sai của sức mạnh tiêu dùng [tôi nhấn mạnh] cản trở sự hấp thu các

96
mặt hàng và vốn bên trong đất nước” (p. 85). Có toàn bộ một truyền
thống liên kết sự phân phối thu nhập không công bằng trong nước
với sự bành trướng nước ngoài quay lại đến tận Marx, cho dù Marx
đã không trình bày nó thấu đáo như Hobson, Luxemburg, và Lenin
đã trình bày.39 Mục tiêu của cuốn sách này không phải để thảo luận
quan điểm này và so sánh nó với các quan điểm khác, mà để chỉ ra
rằng, trong cách giải thích này về các nguyên nhân dẫn đến Chiến
tranh Thế giới I, các vấn đề trong nước và đặc biệt sự bất bình đẳng
cao là quan trọng thiết yếu.40 Chiến tranh Lớn đã không xuất phát
từ chẳng đâu cả, nó cũng không sinh ra từ các cá nhân đưa ra cách
giải thích sai này hay nọ về các sự kiện; nó bị gây ra bởi các nhân tố
cấu trúc sâu hơn nhiều, trong số đó “sự phân bố-sai của sức mạnh
tiêu dùng” trong nước có lẽ là quan trọng nhất.41 Khá rõ ràng, bởi
vì nó là một điểm quan trọng: các lực ác tính mà đã phá vỡ chu kỳ
Kuznets thứ nhất và đặt sự bất bình đẳng của thế giới giàu có lên
con đường đi xuống của nó trong bảy mươi năm tiếp sau đã được
chứa trong sự bất bình đẳng trong nước cao không thể duy trì được
mà đã tồn tại trước đó.
Như sự ủng hộ trực tiếp cho giả thuyết rằng các nhân tố trong
nước đã là cốt yếu cho sự bùng nổ chiến tranh, tôi muốn nhắc đến
Pity of War- Thương xót Chiến tranh (1999) của Niall Ferguson, đề
cập đến chiến tranh trên mặt trận phương Tây (mặt trận phương
đông chỉ được nhắc tới thoáng qua) và bắt đầu từ một giả thuyết
hoàn toàn khác: chiến tranh là kết quả của một sự ngẫu nhiên, một
malentendu (sự hiểu lầm), và sự thực rằng nó dàn trận một đám
cường quốc chống lại một đám khác không được định trước.42 Nói
cách khác, cả chiến tranh và sự kết hợp của những người tham
chiến ở mỗi bên đã là một sản phẩm của sự tình cờ. Nhưng, và điều
này là cốt yếu cho chúng ta, ở cuối cuốn sách của ông Ferguson quay
lại, một cách miễn cưỡng và có lẽ bản thân ông không hoàn toàn
nhận ra nó, với sự giải thích Marxist mà xem cả các nguyên nhân và
kết cục của chiến tranh như được thúc đẩy một cách nội tại.43 Theo
quan điểm của Ferguson, nguồn gốc trong nước của chiến tranh
nằm trong sự yếu kém tài chính dài hạn ở nước Đức, mà kiềm chế
năng lực quân sự của nó và đã đòi hỏi một “cuộc chiến tranh phòng
thủ phủ đầu” sớm; sự giải thích nội địa cho kết cục của chiến tranh
nằm trong sức mạnh chính trị của giai cấp trên của Đức, không
muốn chi nhiều cho chiến tranh như cần để chiến thắng và đủ ảnh

97
hưởng để ngăn chặn chính phủ khỏi việc áp đặt các thuế cao hơn.
Vì việc tài trợ chiến tranh bằng sự vay mượn đã là không thể hoặc
ở trong nước, bởi vì độ nông của thị trường Đức, hay ở nước ngoài,
sau khi Hoa Kỳ tham chiến và Đức bị cắt khỏi thị trường tài chính
New York, Đức về cơ bản đã hết tiền để chi cho chiến tranh. Nhưng
lưu ý rằng trong cả hai sự giải thích, chính “các tương quan lực
lượng” kinh tế và chính trị nội bộ Đức là cái giải thích các hành động
quân sự. Tôi tập trung vào Ferguson bởi vì cuốn sách của ông là
một trong những cuốn sách hay nhất gần đây về Chiến tranh Thế
giới I, và nó được dùng để minh họa về thậm chí những người có vẻ
rõ ràng bác bỏ các nhân tố trong nước trong sự giải thích chiến
tranh cuối cùng lại thừa nhận tầm quan trọng của các nhân tố đó
như thế nào.
Các lực ác tính và lành tính trong thời đại San Bằng Lớn (Great
Leveling). Nếu cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Nhất được nội sinh
hóa trong các điều kiện kinh tế của châu Âu (và thế giới) đầu thế kỷ
thứ hai mươi, thì cách giải thích của chúng ta về đường cong
Kuznets dốc xuống là rất khác với những cách giải thích của
Kuznets và của Piketty. Các mâu thuẫn bên trong giữa các giai cấp
xã hội khác nhau đã tìm thấy một lối thoát trong chiến tranh, và
một khi chiến tranh tháo các lực khác ra (kể cả sự tăng lên của
phong trào xã hội chủ nghĩa, cuộc cách mạng Nga, và tất nhiên sự
phá hủy tư bản vật chất và tài chính), phần dốc-xuống của làn sóng
Kuznets thứ nhất xảy ra—không phải, như ngấm ngầm trong diễn
giải của Piketty, như một sự kiện ngoại sinh đối với kinh tế học, mà
như phần thiết yếu của kinh tế học, và đặc biệt phần thiết yếu của
sự bất bình đẳng xã hội và kinh tế cao mà đã đi trước chiến tranh.
Diễn giải này cũng khác với diễn giải của Kuznets, người về thực
chất bỏ qua vai trò của các cuộc chiến tranh.
Các lợi lộc kinh tế thực tế khác, đến sau chiến tranh và đã làm
giảm bất bình đẳng thu nhập, từ dân chủ xã hội ở Thụy Điển, đến
New Deal ở Hoa Kỳ, đến sự đánh thuế cao và sự đông đúc công đoàn
ở hầu hết Tây Âu, quả thực đã là các lực kinh tế hay, như chúng ta
gọi chúng, các lực lành tính, được Kuznets nhấn mạnh một cách
đúng đắn—nhưng chúng đã xảy ra bởi vì chúng đã bị chiến tranh
quăng xuống, và bản thân chiến tranh đã xảy ra bởi vì bất bình đẳng
thu nhập đã dẫn tới nó.

98
Cách giải thích này về lịch sử ở cuối của thời đại toàn cầu hóa
trước là cốt yếu, không chỉ bởi vì nó đề cập đến các lực đã đưa toàn
cầu hóa tới một sự kết thúc và đặt đường cong Kuznets trên đường
đi xuống của nó, mà bởi vì nó giúp làm sáng tỏ tình hình ngày nay.
Sự bất bình đẳng tăng lên quả thực khởi động các lực, thường có
một bản chất phá hủy, mà cuối cùng dẫn đến sự giảm của nó nhưng
trong quá trình phá hủy nhiều thứ khác, kể cả sinh mạng của hàng
triệu người và các lượng của cải khổng lồ. Một sự bất bình đẳng rất
cao cuối cùng trở nên không thể duy trì được, nhưng nó không tự
giảm xuống; đúng hơn, nó gây ra các quá trình, như các cuộc chiến
tranh, sự xung đột xã hội, và các cuộc cách mạng, mà hạ nó xuống.
Góc nhìn này cho phép chúng ta lưu ý đến sự giống nhau giữa
những sự giảm bất bình đẳng trong thời tiền-công nghiệp, mà
thường xuyên nhất do các sự kiện thảm khốc như chiến tranh, bệnh
dịch, hay thảm họa thiên nhiên, và sự giảm bất bình đẳng trong làn
sóng Kuznets thứ nhất. Giữa 1914 và 1980, sự giảm bất bình đẳng
được mang lại qua một quá trình vặn mạnh, một sự kết hợp của các
lực ác tính như các cuộc chiến tranh và các chính sách kinh tế lành
tính được đặc trưng bởi sự hợp lưu của các lợi ích giữa các đảng
chính trị cánh-tả (nhấn mạnh giáo dục, chăm sóc sức khỏe miễn phí,
và vân vân) và các giai cấp hữu-sản mà, do sợ các phong trào xã hội
chủ nghĩa mới và khả năng tước đoạt tư bản, đã chấp nhận các biện
pháp tạo ra một giai cấp trung lưu có cơ sở rộng. Tôi không chỉ nghĩ
ở đây đến thế giới giàu có, mà cũng đến tất cả những người khác.
Trong các nhà nước phát triển như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, và Nam Hàn,
cùng quá trình đã xảy ra thậm chí trong các chế độ độc tài cánh-
hữu. Quá trình này cũng được thúc đẩy bởi các chính sách phát
triển Hoa Kỳ suốt những năm 1950, 1960, và những năm 1970, khi
Hoa Kỳ đã ủng hộ các chế độ đầu sỏ cánh-hữu, nhưng, trong một
quid pro quo (sự đổi lại) cho sự ủng hộ đó, đã thúc, và trong một số
trường hợp đã ép, các chế độ này để mở bản thân chúng cho các
giai cấp trung lưu. Hoa Kỳ đã hậu thuẫn, và thậm chí đã thực hiện,
các cải cách nông nghiệp ở Nhật Bản, Đài Loan, và Nam Hàn, và nó
cũng đã ủng hộ các sơ đồ chia lại đất ở Mỹ Latin sau khi John F.
Kennedy tạo ra Liên minh cho Tiến bộ trong năm 1961 (không ngẫu
nhiên, không lâu sau cuộc cách mạng Cuba). Cùng quá trình đã tồn
tại trong các nước cộng sản, nơi các chế độ độc tài cánh-tả lên nắm
quyền bằng việc quốc hữu hóa tư bản và hứa sự bình đẳng và sau

99
đó đã không thể nuốt lời về các nét đặc điểm thiết yếu này; như thế
chúng đã tiếp tục các chính sách kiềm chế sự bất bình đẳng, kể cả
sự mở rộng ồ ạt giáo dục và chuyển lao động từ nông nghiệp sang
công nghiệp—các quá trình Kuznetsian tinh túy. Vì thế là sai để xem
sự trượt xuống của làn sóng Kuznets thứ nhất như gắn liền chỉ với
các nền kinh tế giàu có. Thời đại của sự bất bình đẳng giảm xuống
rộng rãi—dù qua quốc hữu hóa, mở rộng giáo dục, cải cách nông
nghiệp, hay nhà nước phúc lợi—đã là một nét đặc điểm của ba phần
tư thế kỷ thứ hai mươi hầu như khắp thế giới.
Tôi không muốn đánh giá thấp các yếu tố thuần kinh tế (hay lành
tính) mà Kuznets đã nhấn mạnh, nhưng là quan trọng để nhận ra
rằng chúng đã xảy ra bên trong một khung khổ xã hội cụ thể. Thí
dụ, tư tưởng về giáo dục đại chúng trong các nước đang phát triển,
mà đã có thể đã dựa vào nhu cầu để tạo ra một giai cấp trung lưu
mạnh như một bức tường thành chống lại chủ nghĩa cộng sản, đã
dẫn, trong một phản ứng thuần túy kinh tế, đến một sự giảm về
phần thưởng giáo dục và như thế đã hạ sự bất bình đẳng xuống.
Nhưng có lẽ chẳng cái nào trong số những tiến triển này đã xảy ra
giả như sự bất bình đẳng cao đã không dẫn tới một cơn bộc phát
đẩy thế giới vào chiến tranh.

BÀI BÀN THÊM 2.2. Sự San Bằng Lớn Khác: Bất


bình đẳng trong Xã hội chủ nghĩa

Một sự san bằng lớn (great leveling) triệt để hơn sự san bằng xảy
ra ở phương Tây đã xảy ra trong các nước, đi theo nước Nga trong
1917–22, trở thành xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh Thế giới II. Sự
san bằng lớn xã hội chủ nghĩa có thể đã ảnh hưởng đến sự San bằng
Lớn Tây phương qua tác động của các đảng xã hội chủ nghĩa và cộng
sản ở phương Tây, nhưng dù mối quan hệ chính xác có là gì, hai quá
trình san bằng, cùng với các quá trình tương tự được tạo ra bởi phi
thuộc địa hóa hay các nhà nước phát triển như Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil,
tất cả phải được xem như phần của cùng xu hướng, đặc trưng của
thế kỷ thứ hai mươi ngắn.
Sự san bằng lớn xã hội chủ nghĩa được tạo ra theo một cách đơn
giản. Đầu tiên, hầu hết doanh nghiệp bị quốc hữu hóa, mà, như

100
trong các doanh nghiệp sở hữu-nhà nước ở phương Tây, dẫn đến
một phân bố tiền lương bị nén hơn. (Dữ liệu về các phân bố tiền
lương trong các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là dồi dào, và một số
nghiên cứu đã lập tư liệu sự nén tiền lương.)44 Phần thưởng giáo
dục (education premium) đã cũng bị giảm. Vì hầu hết các nước trở
thành xã hội chủ nghĩa đã kém phát triển hơn Tây Âu và Hoa Kỳ, ta
có thể kỳ vọng phần thưởng kỹ năng (skill premium) đã cao (chẳng
hạn, giống như phần thưởng ở Mỹ Latin). Nhưng sự quốc hữu hóa
các doanh nghiệp đã làm thay đổi điều đó: tiền lương của những
người lao động kỹ năng thấp đã tương đối cao và tiền lương của
những người lao động kỹ năng cao đã tương đối thấp. Sự tăng ồ ạt
về giáo dục tại trường ở bên cung, tuy vậy, đã tạo ra sự giảm nào đó
về phần thưởng lương kỹ năng-cao cho dù giả như đấy là các nền
kinh tế thị trường.
Sự quốc hữu hóa các phương tiện sản xuất đã có hai tác động
khác lên phân bố thu nhập. Nó đã bãi bỏ thu nhập từ tài sản, thu
nhập mà luôn luôn bị thiên vị nặng hướng tới những người giàu, và
nó hầu như loại bỏ tiền lãi kinh doanh, vì sự kinh doanh tư nhân đã
bị cấm hay bị đẩy sang bên lề. Thu nhập kinh doanh đã vẫn tồn tại
chỉ trong các khu vực dịch vụ quy mô nhỏ (các khách sạn, các cửa
hàng sửa chữa, v.v), và, ở Nam Tư và Ba Lan, trong nông nghiệp, nơi
đất đã vẫn chủ yếu trong tay tư nhân nhưng được chia thành các
miếng nhỏ. Trong các nước như Nga và Hungary nơi các sự chiếm
hữu đất lớn đã chi phối trong quá khứ, sự quốc hữu hóa đất đã loại
bỏ thu nhập cao của tầng lớp quý tộc sở hữu đất.
Cuối cùng, các việc làm được bảo đảm và như thế sự vắng mặt
của thất nghiệp (với vài ngoại lệ), lương hưu phổ biến (thường với
sự loại trừ nông nghiệp), và sự trợ cấp các hàng hóa thiết yếu (như
thế bảo đảm rằng các trợ cấp là lũy tiến) đã hoàn tất bức tranh này.
Không ngạc nhiên rằng, theo nhà xã hội học Czech Jiři Večernik
(1994), đã là có thể để ước lượng tổng thu nhập hộ gia đình bằng
việc tính đến chỉ các đặc trưng nhân khẩu học của một hộ gia đình:
nó có bao nhiêu thành viên và họ bao nhiêu tuổi. Nói cách khác, giáo
dục và sự sở hữu tài sản, hai yếu tố xác định mạnh mẽ nhất của thu
nhập trong các nền kinh tế thị trường, bị làm cho không thích đáng.
Sự san bằng triệt để này đã là một thành công? Về mặt giảm bất
bình đẳng, không nghi ngờ gì đã là thành công. Nhưng về mặt tăng

101
trưởng và đổi mới, thì không. Trong một thời gian dài, các nhà
hoạch định chính sách xã hội chủ nghĩa cho rằng sự cào bằng tiền
lương quá nhiều đã loại bỏ các khuyến khích cho việc kiếm được
các kỹ năng mới và sự làm việc siêng năng. Trong pha “anh hùng”
của chủ nghĩa xã hội, điều này đã có thể được bù cho nhờ “thi đua
xã hội chủ nghĩa”— thu nhập tinh thần và sự quý trọng xã hội kiếm
được bởi những người mà, giống thợ mỏ Aleksei Stakhanov, anh
hùng của phong trào Stakhanovite mang tên ông, đã làm việc siêng
năng không vì sự đền đáp tiền bạc nào. Nhưng, trong dài hạn, hệ
thống này không thể duy trì nổi. Một đống các cải cách xã hội chủ
nghĩa trong những năm 1960 được cho là để giải quyết các thiếu
sót trong hệ thống; cho phép các doanh nghiệp giữ lại nhiều tiền
hơn và phân phát nó cho những người lao động giỏi nhất được cho
là để tăng năng suất. Nhưng các cải cách đã thất bại trên nền tảng
của một hệ thống mà, về mặt ý thức hệ, đã không thể có khả năng
chấp nhận những sự khác biệt lớn về thu nhập giữa người dân và
giới elite chính trị của nó đã không muốn buông sự kiểm soát các
doanh nghiệp.
Sự san bằng xã hội chủ nghĩa, hay uravnilovka (уравни́ловка)
trong tiếng Nga, như nó được biết đến trong khối phương đông, đã
cũng thù địch với sự tiến bộ công nghệ. Khi năm tháng trôi qua và
bản thân bản chất của sự tiến bộ công nghệ đã thay đổi, từ việc hiện
thân trong mạng lưới ngành lớn như điện lực và đường sắt sang các
mạng phân tán hơn nhiều, các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa còn tụt
hậu xa hơn sau các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Chúng đối mặt với
cái gọi là zastoi (застоя), hay trì trệ, của thời đại Brezhnev, mà cuối
cùng đã đưa hệ thống đến sụp đổ.
Tấm gương của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa chứa vài bài học.
Thứ nhất, có các giới hạn cho các chính sách duy ý chí nhờ đó sự
bất bình đẳng được giảm lạc nhịp với các điều kiện kinh tế. Theo
nghĩa sâu hơn nào đó, các chính sách như vậy là phản-Marxist bởi
vì chúng vi phạm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa sự phát triển các lực
lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất. Có lẽ “tội tổ tông” là cuộc
cách mạng Marxist đầu tiên đã xảy ra trong một nước kém phát
triển như nước Nga. Thứ hai, sự bình đẳng có thể đã bị đẩy quá xa:
nó làm nản lòng sự làm việc siêng năng, giáo dục, và đổi mới sáng
tạo. Thứ ba, ý thức hệ là quan trọng, và, ngược với các khẳng định
của các nhà thể chế luận (institutionalist) hiện đại như Acemoglu

102
and Robinson (2012), quyền lực chính trị tập trung không nhất
thiết kéo theo quyền lực kinh tế tập trung.

Việc nhận ra vai trò của ý thức hệ và của các yếu tố kinh tế đóng
góp cho sự giảm bất bình đẳng từ 1950 đến 1980 cho chúng ta hy
vọng rằng loài người, ngày nay đối mặt với một tình hình rất giống
như một trăm năm trước, sẽ không cho phép biến động lớn của một
cuộc Chiến tranh Thế giới để là phương thuốc cho những tai hại của
sự bất bình đẳng. Nhận thức về bản chất phá hủy của sự bất bình
đẳng tăng lên và sự hiểu biết về các phương tiện “lành tính” để giảm
nó, kết hợp với quá trình đang diễn ra của sự hội tụ thu nhập giữa
các nước đông dân và tương đối nghèo như Trung Quốc và Ấn Độ
và thế giới giàu có—các nhân tố này làm cho người ta lạc quan rằng
một quá trình hòa bình về làm giảm bất bình đẳng toàn cầu có thể
được dàn xếp trong thế kỷ này. Chúng ta sẽ quay lại chủ đề này
trong Chương 4.

Cái gì đang Đẩy Làn sóng Kuznets thứ hai Lên, và Cái
gì Có thể Đẩy Nó Xuống?
Làm sao để giải thích phần hướng lên? Làn sóng Kuznets thứ hai có
nhiều sự giống nhau với làn sóng thứ nhất. Sự lên của nó được thúc
đẩy bởi cuộc cách mạng công nghệ thứ hai (nảy sinh chủ yếu từ sự
tiến bộ công nghệ thông tin) và bởi toàn cầu hóa (mà, như chúng ta
đã thấy, cũng đi cùng cuộc cách mạng công nghệ thứ nhất).45 Cả hai
cuộc cách mạng công nghệ đã tạo ra rent (tô, đặc lợi); trong trường
hợp cách mạng công nghệ thứ hai, các rent này đã được tạo ra trong
viễn thông, dược phẩm, và khu vực tài chính, cả cho các nhà lãnh
đạo công nghệ và cho những người sử dụng quyền lực chính trị để
đạt được quyền lực và sự bảo vệ độc quyền. (Quá trình cuối này bản
thân nó đã không độc lập với thành công kinh tế bởi vì để có khả
năng lobby [vận động hành lang] và ảnh hưởng đến các nhà hoạch
định chính sách người ta phải giàu.)
Còn về lao động, một sự chuyển dịch đã xảy ra từ các hoạt động
chế tác vào các dịch vụ (không giống sự chuyển từ nông nghiệp vào
chế tác mà đã xảy ra trong cuộc cách mạng công nghệ thứ nhất).

103
Khu vực dịch vụ là hỗn tạp về mặt nghề nghiệp và kỹ năng hơn khu
vực chế tác, và sự phân tán lương là lớn hơn nhiều. Hình 2.21 cho
thấy tỷ lệ giữa lương tại bách phân vị thứ 90 của phân bố tiền lương
và tiền lương tại bách phân vị thứ 10 của phân bố cho chế tác và
dịch vụ Mỹ từ 1979 đến 2014. Trong 1979–80, các khoảng cách đã
gần như nhau trong cả hai khu vực. Nhưng kể từ đó, trong khi bất
bình đẳng tiền lương đã tăng lên trong cả hai khu vực, sự tăng lên
đã lớn hơn nhiều cho dịch vụ; trong 2014, khoảng cách lương 90–
10 đã là 5,0 trong dịch vụ và 4,4 trong chế tác. Như thế sự thay đổi
lao động từ chế tác vào dịch vụ sẽ có khuynh hướng làm tăng bất
bình đẳng lương, và cuối cùng, bất bình đẳng thu nhập.

HÌNH 2.21. Bất bình đẳng tiền lương trong chế tác và dịch vụ,
1979–2014
Đồ thị này cho thấy bất bình đẳng tiền lương giữa những người ăn lương trong
chế tác và dịch vụ ở Hoa Kỳ được đo bằng tỷ lệ giữa tiền lương tại bách phân vị
thứ 90 của phân bố và tiền lương tại bách phân vị thứ 10 của phân bố. Nó cho
thấy sự bất bình đẳng lương trong dịch vụ là lớn hơn sự bất bình đẳng lương
trong chế tác và rằng sự khác biệt đã tăng lên. Nguồn dữ liệu: Sự xếp thành
bảng chưa được công bố của dữ liệu từ CPS ORG (Current Population Survey
Outgoing Rotation Group) được Larry Mishel của Economic Policy Institute vui
lòng cung cấp. Các chi tiết về dữ liệu trong phụ lục B của
http://stateofworkingamerica.org/files/book/Appendices.pdf.

104
Khu vực dịch vụ gồm các hoạt động với sự phân tán vật lý lớn
hơn hoạt động chế tác và có các đơn vị với kích thước nhỏ hơn
nhiều. Hai đặc tính này làm cho sự tổ chức những người lao động
khó khăn hơn hay ít thích đáng hơn. Trong một thời đại nơi các lợi
ích chung giữa các nhóm nhân viên khác nhau là ít rõ ràng hơn và
những người lao động bị phân tán hơn về mặt vật lý, các tổ chức
công đoàn có ít sự hấp dẫn hơn chúng đã có trong quá khứ, dẫn đến
một sự giảm sút phổ quát về sự đông đúc của công đoàn trong các
nước giàu. Sự giảm sút này được minh họa trong Hình 2.22, nơi,
cùng với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, tôi cho thấy dữ liệu của
Austria và Đức, những nước từ lâu được xem là các tấm gương về
“thế giới của chủ nghĩa tư bản phúc lợi [welfare capitalism]” nghiệp
đoàn chủ nghĩa [corporatist] (Esping-Andersen 1990), nơi tổ chức
công đoàn mạnh đã được cho là một đặc trưng chủ chốt của hệ
thống. Mức tổ chức công đoàn đã giảm sút trong cả bốn nước từ
1999 suốt đến 2013, đặc biệt giảm mạnh trong hai nhà nước nghiệp
đoàn chủ nghĩa này. Phần trung bình không lấy quyền số của lao
động tham gia công đoàn giữa các nhân viên trong tất cả các nước
OECD đã giảm từ 21 phần trăm trong năm 1999 xuống 17 phần
trăm khoảng mười lăm năm sau.46 Sự sụ giảm của mật độ công đoàn
đã đặc biệt mạnh trong khu vực tư nhân. Trong các khu vực giáo
dục và chăm sóc sức khỏe công, sự tương đồng lợi ích giữa những
người lao động đã vẫn mạnh như trong quá khứ, và mật độ công
đoàn đã giảm ít hơn.47
Sự sụt giảm về mật độ công đoàn củng cố một quá trình tổng quát
hơn về sự yếu đi của vị thế mặc cả của lao động vis-à-vis (so với)
vốn. Trong việc xem xét lại gần đây về đóng góp của riêng ông cho
lý thuyết tăng trưởng, Robert Solow đã xem xét khả năng rằng phần
lao động giảm đi trong các nước giàu là do một sự đàm phán lại về
tô (rent, [kể cả lãi tín dụng]) có lợi cho các chủ sở hữu vốn (chủ tư
bản).48 Solow xem xét một mô hình cạnh tranh không hoàn hảo
rộng khắp nền kinh tế nơi giá trị gia tăng được phân bố giữa lao
động và vốn, được chi trả theo sản phẩm biên của chúng cộng một
rent, mà là đối tượng của sự thương lượng giữa lao động và vốn.
Các rent này có thể là rent độc quyền, rent bằng sáng chế (patent),
rent nảy sinh từ các trở ngại cho sự tham gia, và những thứ tương
tự. Điểm cốt yếu là phân bố của các rent tại mức của mỗi doanh
nghiệp, khu vực, và cuối cùng toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào

105
sức mạnh mặc cả tương đối của vốn và lao động. Thời đại hiện thời
của toàn cầu hóa đã chứng kiến một sự tăng khổng lồ về lao động
sẵn có, cả bởi vì dân số thế giới đã tăng hai phần ba kể từ 1980 và
bởi vì Trung Quốc và các nước cộng sản trước kia đã bước vào thị
trường lao động toàn cầu. Sự tăng lên này về tính sẵn có của lao
động, theo Solow, đã làm yếu vị thế mặc cả của lao động khắp thế
giới và đã cho phép các chủ tư bản lấy hầu hết rent cho bản thân
họ. Một ý tưởng tương tự được Chau and Kanbur (2013) bày tỏ,
những người mô hình nó như một trò chơi cân bằng Nash nơi vị thế
rút lui của vốn là mạnh hơn của lao động rất nhiều, bởi vì khả năng
của vốn để chuyển từ một nước sang nước khác tìm kiếm các thuế
thấp hơn.

HÌNH 2.22. Mật độ công đoàn trong các nước OECD chọn lọc,
1999–2013
Đồ thị này cho thấy tỷ lệ phần trăm của những người lao động tham gia các
công đoàn ở Austria, Vương quốc Anh, Đức, và Hoa Kỳ. Nó cho thấy rằng tỷ lệ
phần trăm đã giảm kể từ 1999. Nguồn dữ liệu: Dựa vào dữ liệu OECD sẵn có tại
https://stats.oecd.org/Index.aspx?DataSetCode=UN_DEN.

Các lý do cho sự tăng bất bình đẳng trong các nước OECD đã
được nghiên cứu sâu rộng trong hai thập niên qua, kể từ khi sự tăng
lên trở nên rõ ràng. Ban đầu, nhiều sự chú ý đã dồn vào sự kéo căng-

106
lương (wage-stretching), đặc biệt, ở Hoa Kỳ, với hai đối thủ chính
như các nhân tố giải thích là sự thay đổi công nghệ thiên vị-kỹ năng
và toàn cầu hóa.49 Sau khi Tư bản trong Thế kỷ thứ Hai mươi mốt
của Piketty được xuất bản, vai trò của thu nhập vốn (cả suất sinh
lời của nó và tỷ lệ thu nhập-vốn tăng lên) đã thu hút nhiều sự chú ý
hơn. Những thay đổi chính sách, đặc biệt các thuế suất biên giảm
trên các khoản thu nhập cao nhất và các thuế thấp hơn trên vốn,
cũng được thấy (hơi hiển nhiên) để đóng góp cho sự tăng lên về bất
bình đẳng. Nói cách khác, chức năng tái phân phối của nhà nước
phát triển hiện đại hoặc đã trở nên yếu hơn hay đã vẫn ít nhiều như
nhau như trong những năm 1980. Và thậm chí trong các trường
hợp hiếm hoi nơi sự tái phân phối đã tăng lên, nó đã không đủ để
kiềm chế sự tăng bất bình đẳng thu nhập thị trường (bất bình đẳng
về thu nhập lao động chính và thu nhập vốn, tức là, trước các khoản
chuyển giao xã hội và các khoản thuế trực tiếp được bao gồm). Sự
tăng lên cơ sở này về bất bình đẳng thu nhập thị trường—phản ánh
sự phân tán tiền lương cao hơn, sự tập trung lớn hơn của thu nhập
từ vốn, và sự liên kết của các thu nhập cao từ cả vốn và lao động
trong cùng các cá nhân—là cốt yếu cho sự hiểu phần hướng lên của
làn sóng Kuznets thứ hai.
Hình 2.23 minh họa sự tăng lên đáng kể về bất bình đẳng thu
nhập thị trường đã xảy ra ở cả Hoa Kỳ và Đức giữa 1970 và 2010.
Đầu tiên hãy xem xét Hoa Kỳ: đồ thị cho thấy rằng khi chúng ta cộng
các khoản chuyển giao xã hội vào thu nhập thị trường (để nhận
được thu nhập thô) và sau đó trừ đi các thuế trực tiếp (để nhận
được thu nhập khả dụng), mức bất bình đẳng giảm đi mỗi lần; tức
là, cả các khoản chuyển giao xã hội và các thuế quả thực làm giảm
sự bất bình đẳng. Tuy vậy, xu hướng về sự tăng bất bình đẳng thu
nhập khả dụng là hầu như cùng như xu hướng về sự tăng bất bình
đẳng thu nhập thị trường. Bất bình đẳng thu nhập thị trường đã
tăng từ 42 lên trên 50 điểm Gini (một sự tăng tám-điểm), trong khi
bất bình đẳng thu nhập khả dụng đã tăng từ khoảng 36 lên 41 điểm
Gini (một sự tăng năm-điểm). Sự tái phân phối đã trở nên quan
trọng hơn, hay lũy tiến hơn, một chút, nhưng đã không bù được cho
sự tăng lên cơ sở về bất bình đẳng thu nhập thị trường.

107
HÌNH 2.23. Bất bình đẳng thu nhập thị trường, thô, và khả dụng ở
Hoa Kỳ và Đức, 1970–2010
Đồ thị này so sánh sự bất bình đẳng về thu nhập thị trường, thu nhập thô, và
thu nhập khả dụng ở Hoa Kỳ (a) và Đức (b) giữa 1970 và 2013. Thu nhập thị
trường, hay nhân tố, gồm thu nhập lao động và thu nhập vốn trước thuế nhưng
không bao gồm bất kể sự chuyển giao chính phủ (trợ cấp xã hội) nào. Thu nhập
thô bằng thu nhập thị trường cộng chuyển giao xã hội (lương hưu công cộng,
trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp trẻ em và gia đình, và sự hỗ trợ xã hội). Thu nhập
khả dụng (có thể dùng được) bằng thu nhập thô trừ tất cả các thuế trực tiếp
(liên bang và bang). Tất cả các tính toán được tính trên cơ sở đầu người (tức là,
các Gini được tính ngang thu nhập hộ gia đình trên đầu người). Nguồn dữ liệu:
Được tính từ Luxembourg Income Study (http://www.lisdatacenter.org/).

108
Xem xét dữ liệu cho Đức, chúng ta thấy rằng các chính sách chính
phủ, đặc biệt qua các khoản chuyển giao xã hội lớn hơn, đã có một
tác động mạnh mẽ lên việc làm giảm bất bình đẳng—ở Đức khi so
sánh với Hoa Kỳ cũng như bên trong nước Đức theo thời gian. Tuy
vậy, các chính sách này đã không bù đầy đủ cho sự tăng về bất bình
đẳng thu nhập thị trường Đức: bất bình đẳng thu nhập khả dụng đã
vẫn tăng lên, cho dù chỉ 1 đến 2 điểm Gini.
Một số nhân tố khác cũng được viện dẫn như “các thủ phạm” cho
sự bất bình đẳng tăng lên. Một trong những nhân tố này liên quan
đến những thay đổi hành vi, như sự phổ biến lớn hơn của sự ghép
đôi lựa chọn [assortative mating], hay sự đồng giao; hôn nhân giữa
các cặp mà đều có kỹ năng cao và thu nhập cao đã trở nên phổ biến
hơn những năm 1950 và 1960 (Greenwood et al. 2014). Một
nguyên nhân được gợi ý khác gồm những sự thay đổi được xác định
mơ hồ về các chuẩn mực đạo đức hay định mức lương, mà cho phép
các khoảng cách rộng hơn nhiều giữa tiền công của các nhà quản lý
chóp bu và những người lao động trung bình (Levy and Temin
2007; Piketty 2014, chap. 9).
Không phải là mục tiêu của tôi ở đây để phân xử giữa tất cả các
nhân tố có khả năng. Tôi tin rằng bởi vì tính phức tạp của quá trình,
sự giải thích là được xác định quá mức (overdetermined) theo
nghĩa rằng việc chất đống tất cả các giải thích này lên nhau và gán
tầm quan trọng tương đối cho chúng sẽ dẫn chúng ta đến sự giải
thích hơn 100 phần trăm của sự thay đổi. Tính phức tạp này có lẽ
được thấy tốt nhất khi chúng ta đối sánh hai sự giải thích chi phối
cho sự tăng lên về bất bình đẳng lương ở Hoa Kỳ: sự thay đổi công
nghệ thiên vị-kỹ năng và toàn cầu hóa. Có thể, như Ebenstein,
Harrison, and McMillan (2015) lập luận, rằng trong một sự cạnh
tranh đầu-đối-đầu giữa hai sự giải thích này, giá thấp hơn của các
tư liệu sản xuất (hàng hóa vốn-capital goods) dẫn đến sự thay thế
lao động thường nhật (routine) và tính bổ sung lớn hơn giữa vốn
và những người lao động có kỹ năng cao, sẽ thắng—cụ thể là, nó
giải thích hầu hết sự bất bình đẳng tăng lên về tiền lươg. Nhưng
chuỗi nhân quả cá biệt đó (giá thấp hơn của tư liệu sản xuất ⇒ sự
thay đổi công nghệ ⇒ sự thay thế lao động thường nhật) đã có thể
xảy ra chỉ dưới các điều kiện của toàn cầu hóa, nơi giá được giảm
của tư liệu sản xuất được làm cho có thể nhờ sự tồn tại của lao động
rẻ ở Trung Quốc và phần còn lại của châu Á.50

109
Trong ngôn ngữ đơn giản, là có thể rằng phần mềm SAP, các máy
tính Lenovo, và các iPhone của Apple đã thay thế các việc làm hay
đã làm giảm tiền lương của các đại lý du lịch, các nhân viên khách
sạn, các kế toán viên, và những người giúp việc cửa hàng, nhưng cái
chúng ta có thể diễn giải như sự thay đổi công nghệ thiên vị-kỹ năng
đã xảy ra bởi vì phần cứng rẻ cho các sản phẩm này được sản xuất
ở các nước châu Á lương thấp. Đấy chính xác là diễn giải mà chúng
ta có thể cho đường cong hình dấu ngã từ Chương 1 (Hình 1.1):
những sự phát triển có quan hệ lẫn nhau này ở châu Á và phương
Tây đã giúp làm tăng thu nhập của những người tương đối nghèo ở
châu Á (giai cấp trung lưu toàn cầu đang nổi lên) trong khi làm
chậm sự tăng trưởng thu nhập của giai cấp trung lưu thấp trong các
nền kinh tế tiên tiến xuống hầu như zero. (Những người thích các
mô hình có thể nghĩ về nền kinh tế thế giới như gồm ba khu vực—
một khu vực xây dựng tư liệu sản xuất trong các nền kinh tế lương-
thấp, khu vực khác sử dụng các máy này để thoát khỏi lao động kỹ
năng-thấp trong các nước giàu, và một khu vực thứ ba sử dụng chỉ
lao động có kỹ năng để sản xuất các hàng hóa xa xỉ và các dịch vụ.)
Sự thay đổi công nghệ và toàn cầu hóa như thế quấn quýt quanh
nhau, và việc thử bóc tách các tác động riêng của chúng là vô ích.
Việc loại bỏ một trong hai số chúng sẽ phá hủy hầu như tất cả sự
tăng lên về bất bình đẳng tiền lương. Và ngược lại, việc thêm mỗi
trong số chúng vào mức hiện tồn của cái kia (thí dụ, “thêm” toàn
cầu hóa vào sự máy tính hóa hiện tồn) sẽ tự nó giải thích hầu như
toàn bộ sự tăng về bất bình đẳng tiền lương. Nếu, thêm vào đó,
chúng ta coi những sự thay đổi chính sách như nội sinh đối với toàn
cầu hóa (như tôi nghĩ chúng ta phải), trở nên rất rõ rằng tất cả ba
yếu tố của TOP (công nghệ, sự mở cửa, và chính sách), là phụ thuộc
lẫn nhau và không thể được tách ra theo bất kể sự nhận biết có ý
nghĩa nào.
Kiểu này của sự thay đổi công nghệ nội sinh, nơi các sáng chế
không rơi từ trên trời xuống mà được tạo ra để thay thế các nhân
tố sản xuất tương đối đắt đỏ hơn (như lao động trong các nước
giàu), chính xác là cùng kiểu thay đổi công nghệ mà, theo Robert
Allen, đã chịu trách nhiệm cho cuộc cách mạng công nghệ thứ nhất,
mà đã dẫn đến chu kỳ Kuznets thứ nhất (hiện đại). Trong một loạt
bài báo và một cuốn sách, Allen (2003, 2005, 2011) cho rằng không
phải các quyền tài sản Anh (mà đã yếu hơn quyền ở Pháp), hay sự

110
đánh thuế thấp (mà thực sự đã cao hơn thuế ở Pháp) đã là cốt yếu
cho sự cất cánh của Anh, mà đúng hơn là chi phí cao của lao động.
Tiền lương cao đã làm cho có lợi nhuận để thử tìm cách thay thế lao
động bằng vốn. Quay lại xa hơn vào quá khứ, cùng cơ chế được Aldo
Schiavone (2002) viện dẫn, đi theo Marx (1965), như một sự giải
thích cho vì sao sự sản xuất thâm dụng-vốn đã không bao giờ xảy
ra trong thế giới cổ xưa, nhất là ở Rome (La Mã). Lao động, thường
gồm những người bị bắt làm nô lệ như kết quả của các cuộc chinh
phục, đã quá rẻ cho những người Roman để nghĩ nghiêm túc về
thay thế nó bằng các máy—cho dù động cơ hơi nước đã được phát
minh ra, và được dùng như một đồ chơi, tại Alexandria thế kỷ thứ
hai. Như thế, sự tiến bộ công nghệ của hôm nay không “ứng xử”
khác, hay đáp ứng lại các khuyến khích khác, hơn trong quá khứ,
ngoại trừ phạm vi hoạt động là toàn cầu.
Những sự giải thích kế toán cho sự bất bình đẳng tăng lên trong
các nước giàu, như được trình bày trong vài báo cáo OECD (OECD
2008, 2011), là khiêm tốn hơn, vì mục tiêu của chúng không phải là
một sự giải thích nhân quả của sự tăng lên về bất bình đẳng. Chúng
có thể đáng ưa hơn theo vài cách, bởi vì chúng tránh vấn đề về xác
định quá mức (overdetermination) và là không gây tranh cãi theo
nghĩa rằng các nhân tố chúng liệt kê có thể được cho thấy chịu trách
nhiệm về sự bất bình đẳng cao hơn (chắc chắn, chỉ theo một nghĩa
kế toán). Nhưng nhược điểm của chúng là chúng không cung cấp
một sự giải thích giải tích (thí dụ, cho cái gì đã khiến lương được
phân bổ không ngang bằng hơn), và chúng cũng để một mẩu lớn
của sự tăng về bất bình đẳng không được giải thích. Đối với sự bất
bình đẳng giữa các hộ gia đình, OECD (2011), sử dụng dữ liệu điều
tra hộ gia đình từ khoảng hai mươi nền kinh tế giàu có giữa giữa-
những năm 1980 và 2008, đã tìm thấy rằng 60 phần trăm của sự
tăng lên là do sự chênh lệch rộng ra giữa thu nhập của đàn ông cùng
với sự tham gia lao động lớn hơn của đàn ông (với nhân tố trước
giải thích cho hai phần ba của tổng này). Nhưng chúng ta không thể
nói liệu sự kéo căng-lương này đã là một kết quả của sự thay đổi
công nghệ thiên vị-kỹ năng hay toàn cầu hóa (dưới dạng của thay
thế lao động trong nước bằng các khoản nhập khẩu rẻ và thuê ngoài
[outsourcing]). Sự ghép đôi lựa chọn và sự thay đổi về cấu trúc gia
đình (thí dụ, nhiều người trẻ hơn quyết định sống một mình) giải
thích 22 phần trăm khác của sự thay đổi. Tuy vậy, sự tham gia tăng

111
lên của phụ nữ vào lực lượng lao động đã làm giảm bất bình đẳng
khoảng 19 phần trăm. Cuối cùng, khoảng 40 phần trăm của sự tăng
về bất bình đẳng thu nhập đã vẫn còn lại như một phần dư. (Thật
lý thú để suy đoán liệu sự tham gia tăng lên của phụ nữ vào lực
lượng lao động có liên hệ với tầm quan trọng tăng lên của sự ghép
đôi lựa chọn, và liệu tác động thuần của hai hiện tượng này lên bất
bình đẳng thu nhập có thể là gần zero [22 trừ 19, trong trường hợp
này] hay không.)
Người ta có thể, với sự cố gắng và sự đơn giản hóa nào đó, phân
bổ tất cả các yếu tố “kế toán” này cho một trong ba nhóm nhân tố:
công nghệ, sự mở cửa/toàn cầu hóa, và chính sách (TOP của chúng
ta). Nhưng người ta có thể cho rằng TOP, đến lượt, liên hệ trực tiếp
với cuộc cách mạng công nghệ thứ hai: sự tiến bộ công nghệ và sự
chuyển lao động vào dịch vụ là phần của cuộc cách mạng này hầu
như theo định nghĩa; toàn cầu hóa đã là một bầu bạn không thể
thiếu được của sự phát triển các mạng lưới sản xuất rộng hơn và
sự giảm chi phí sản xuất; và chính sách, rõ ràng nhất trong trường
hợp của sự đánh thuế thấp hơn đối với vốn, đã là một phản ứng
“nội sinh” với toàn cầu hóa, tức là, với tính di động của vốn.
Các lực bù cho sự tăng bất bình đẳng. Không có nghi ngờ gì rằng
đường cong Kuznets đã bắt đầu lên từ đầu những năm 1980 đến
thập niên thứ hai của thế kỷ thứ hai mươi mốt, và rằng sự lên này
đã là lý do chủ chốt cho sự vỡ mộng với giả thuyết của Kuznets—
mà tiên đoán chỉ một đường cong duy nhất, với bất bình đẳng đi lên
và sau đó đi xuống. Trên cơ sở tư biện hơn, bây giờ chúng ta có thể
hỏi các nước giàu có thể tiếp tục trên quỹ đạo hướng lên này bao
lâu và cái gì cuối cùng có thể kiềm chế và rồi đảo ngược sự tăng lên
về bất bình đẳng thu nhập.
Tôi sẽ lập luận trong Chương 4 rằng các lực thúc đẩy cho một sự
tiếp tục của sự tăng lên về bất bình đẳng có vẻ là át hẳn ở Hoa Kỳ.
Chúng gồm không chỉ các lực hiện tồn, và được nghiên cứu kỹ của
TOP, mà cả các lực mới nữa. Đặc biệt quan trọng là sự kết hợp của
thu nhập lao động cao và thu nhập vốn cao nhận được bởi cùng các
cá nhân hay các hộ gia đình (mà làm tăng bất bình đẳng) và ảnh
hưởng lớn hơn của những người giàu đến quá trình chính trị và
như thế đến việc đặt-quy tắc có lợi cho bản thân họ. Các lực kinh tế
lành tính có thể kiềm chế sự tăng bất bình đẳng có vẻ là hiếm. Các

112
lực ác tính, mà, như chúng ta đã lập luận, đặt sự bất bình đẳng thu
nhập trên một con đường đi xuống trong đầu thế kỷ tứ hai mươi, là
không thể để tiên đoán. Tuy vậy, chúng ta phải lưu ý rằng rất
thường xuyên trong lịch sử, chính xác là các lực ác tính của chiến
tranh, sự xung đột, sự xâm chiếm, hay các dịch bệnh là cái đã làm
giảm sự bất bình đẳng. Ảnh hưởng và vai trò của chúng không thể
được loại trừ trong tương lai.
Tuy vậy, ở đây tôi muốn thảo luận không phải các triển vọng cho
bất kỳ nước cá biệt nào mà, ở một mức rất trừu tượng, các lực lành
tính nào về mặt giả thuyết có thể đẩy các nước giàu lên phần đi
xuống của làn sóng Kuznets thứ hai. Chúng gồm năm lực. Lực thứ
nhất gồm những thay đổi chính trị mà có thể tạo ra thuế cao hơn và
lũy tiến hơn. Trong các nền dân chủ với quyền bầu cử đầy đủ, sự
thay đổi này phải đến “một cách tự nhiên,” theo nghĩa rằng người
ta sẽ kỳ vọng sự bất bình đẳng tăng lên để dẫn đến đòi hỏi lớn hơn
cho việc chính phủ tái phân phối. Đấy, chẳng hạn, là ngụ ý của giả
thuyết cử tri trung vị, mà tuyên bố rằng trong các khung cảnh bất
bình đẳng hơn các cử tri sẽ chọn một thuế suất cao hơn, nhưng tính
xác đáng kinh nghiệm của nó là không rõ (Milanovic 2000, 2010a).
Nhưng chúng ta nên nghi ngờ về khả năng xảy ra của những sự thay
đổi như vậy. Dù sao toàn cầu hóa đã đi cùng với sự giảm đánh thuế;
và các giải pháp chính trị cho sự bất bình đẳng cao hơn bị hạn chế
bởi tính di động của vốn cũng như bởi tính di động của người dân
để thay đổi các quyền tài phán để tránh đánh thuế (xem Zucman
2013). Vai trò tăng lên của tiền trong chính trị cũng ủng hộ-người
giàu. Ngoài ra, những người được lợi từ sự tái phân phối lớn hơn
có thể không biết về nó bởi vì họ bị “nhận thức sai.” (Tôi sẽ quay lại
các chủ đề này, bên trong khung cảnh Hoa Kỳ, trong Chương 4.)
Lực thứ hai là cuộc đua giữa giáo dục và các kỹ năng. Một số phần
thưởng kỹ năng tăng lên, đặc biệt ở Hoa Kỳ, có thế được đóng lại
bởi cung tăng lên của những người lao động có kỹ năng cao. Nhưng
cả ở đây nữa, chúng ta đối mặt với một giới hạn tự nhiên: số năm
giáo dục bị chặn ở trên vì là không thực tế để tăng số năm giáo dục
trung bình lên trên mười ba năm. Ngay cả sự thực rằng mức giáo
dục trung bình của Hoa Kỳ không còn là cao nhất trên thế giới nữa,
theo dữ liệu UNESCO, là một sự giải thích không thỏa đáng hay chí
ít cường điệu cho sự tăng lên về phần thưởng lương: khoảng cách
giữa các nước với số năm học ở trường cao nhất (Thụy Sĩ và Vương

113
quốc Anh) và Hoa Kỳ là 0,7 năm (13,7 vs. 13 năm). Hơn nữa, thậm
chí không chắc chắn là Hoa Kỳ đã tuột khỏi vị trí chóp bu. Bộ dữ liệu
Barro-Lee, mà là nguồn chủ chốt về dữ liệu giáo dục so sánh và đo
cùng thứ như dữ liệu UNESCO, vẫn cho thấy Hoa Kỳ như số một
trong năm 2010, đứng ngay trước Thụy Sĩ.51 Cho nên, đi tin rằng có
thể đạt được nhiều bằng việc tăng mức trung bình của giáo dục ở
trường với một nửa năm hoặc rằng nó là một nguyên nhân quan
trọng cho sự lên của phần thưởng giáo dục, tôi nghĩ, là không thực
tế.
Tất nhiên, chất lượng giáo dục có thể được cải thiện, nhưng cả ở
đó nữa có vẻ rằng chúng ta đối mặt với các giới hạn tự nhiên, xác
định bởi năng khiếu và sự quan tâm của các sinh viên để xuất sắc
trong bất cứ thứ gì họ chọn làm. Không thể được kỳ vọng, cho dù
giả như các cơ hội được làm ngang bằng hoàn toàn, rằng tất cả mọi
người cả quan tâm để trở thành một Einstein và có năng khiếu để
trở thành một Einstein.
Lực thứ ba cho bất bình đẳng giảm đi là sự tiêu tán rent được
tích lại trong các giai đoạn sớm của cuộc cách mạng công nghệ. Khi
cuộc cách mạng tiến tới, những người và các công ty khác đuổi kịp
các nhà đổi mới sớm, rent bị giảm đi hay bị loại bỏ, và bất bình đẳng
thu nhập co lại. Quả thực, rất nhiều của cải hiện thời đã được tích
tụ trong các khu vực công nghệ mới, được Silicon Valley minh họa
bằng thí dụ tốt nhất. James Galbraith (2012, 144) cho thấy rằng một
nửa của sự tăng về bất bình đẳng thu nhập cá nhân ở Hoa Kỳ giữa
1994 và 2006 được giải thích bởi sự tăng thu nhập cực kỳ cao trong
năm (trong số hơn 3.000) hạt (county) ở Hoa Kỳ: Hạt New York
(gồm khu vực Manhattan), các Hạt Santa Clara, San Francisco, và
San Mateo ở California, và Hạt King ở Bang Washington. Từ những
gì chúng ta biết về các hạt này, là không khó để kết luận rằng những
người làm việc, hay sở hữu cổ phần, trong các khu vực tài chính,
bảo hiểm, và IT là những người hưởng lợi chính. Họ kiếm được rent
khổng lồ. Nhưng các rent này sẽ không kéo dài mãi mãi: sự tiêu tán
của chúng sẽ làm giảm sự bất bình đẳng.
Yếu tố thứ tư có thể kiềm chế sự tăng về bất bình đẳng trong thế
giới giàu có là sự hội tụ thu nhập ở mức toàn cầu, với tiền lương ở
Trung Quốc và Ấn Độ tăng lên gần lương ở các nước giàu ngày nay.
Sự chuyển động này, mà là ngược lại với chuyển động chúng ta đã

114
chứng kiến trong hai mươi lăm năm qua của toàn cầu hóa (xem
Chương 1), sẽ chấm dứt sự khoét rỗng các giai cấp trung lưu của
các nước giàu và có thể mở đường cho một sự giảm sự bất bình
đẳng bên trong quốc gia. Tất nhiên điều đó giả sử —một giả thiết
lớn và có lẽ không có căn cứ—rằng các nước nghèo khác như
Indonesia, Việt Nam, và Ethiopia không đuổi kịp và lấy chỗ bỏ trống
bởi Trung Quốc và Ấn Độ và duy trì áp lực lên lương của Hoa Kỳ và
của các nước giàu khác.
Lực thứ năm và cuối cùng mang tính tư biện hơn: sự tiến bộ công
nghệ thiên vị kỹ năng thấp, tức là, các công nghệ mà sẽ tăng năng
suất của những người lao động không có kỹ năng hơn là tăng năng
suất của những người lao động có kỹ năng. Đưa ý tưởng này lên bây
giờ, khi được coi gần như là tiên đề rằng sự tiến bộ công nghệ là
thiên vị kỹ năng cao hay (chí ít) là không thân thiện cho vị thế của
những người lao động thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại thường
nhật (routinized tasks), nghe hơi viển vông. Nhưng, như được ngụ
ý bởi lý thuyết về sự thay đổi công nghệ nội sinh (nhờ đó công nghệ
thích nghi để tăng việc sử dụng nhân tố sản xuất ít tốn kém hơn),
chính các sáng chế ủng hộ-kỹ năng thấp là cái chúng ta kỳ vọng nếu
khoảng cách tiền lương giữa lao động kỹ năng-cao và kỹ năng-thấp
tiếp tục tăng lên. Khi lao động kỹ năng cao trở nên tương đối đắt đỏ
hơn, phải đến một điểm nơi sản xuất được tiến hành với lao động
ít-kỹ năng hơn trở nên hiệu quả hơn. Điều đó đến lượt phải cung
cấp các khuyến khích cho các nhà sáng chế để tìm kiếm các đổi mới
công nghệ thiên vị kỹ năng thấp. (Lưu ý rằng quá trình này hoạt
động qua các tác động khuyến khích mà giống với các tác động làm
cho sự kiếm được giáo dục cao hơn thuận lợi khi phần thưởng kỹ
năng là cao. Như thế, cuộc đua Tinbergen và các đổi mới nội sinh có
cùng nguyên nhân gốc rễ.)
Sự thay đổi công nghệ thiên vị-kỹ năng-thấp sẽ ngược lại với các
đổi mới công nghệ mà về mặt lịch sử đã chống-lao động-kỹ năng-
thấp và đã là một đặc tính của chủ nghĩa tư bản kể từ sự bắt đầu
của nó. Tuy vậy, có thể lý luận, chí ít một phần, rằng lý do vì sao sự
thay đổi công nghệ đã có khuynh hướng thay thế-lao động là, nó đã
được dùng như một công cụ kỷ luật-lao động, và trong các thời kỳ
xung đột giai cấp, các nhà tư bản đã thấy thuận tiện để phụ thuộc ít
vào lao động. Một chiếc máy sẽ luôn luôn ngoan ngoãn hơn một
công nhân. Đến mức độ mà sức mạnh của lao động có tổ chức giảm

115
xuống và xung đột giai cấp rút lui, các nhà tư bản có thể trở nên ít
sợ hơn việc kích thích các đổi mới ủng hộ lao động kỹ năng thấp.
Tuy vậy, sự gợi ý này là suy đoán (tư biện), và tôi không chắc chắn
người ta có thể đặt bao nhiêu hy vọng lên nó.52
Đấy là các lực mà chúng ta có thể giả thuyết sẽ dẫn các nước giàu
lên phần đi xuống của làn sóng Kuznets thứ hai. Ta phải nhớ rằng
mức đỉnh bất bình đẳng trong làn sóng này (mà hầu hết các nước
đã vẫn chưa đạt khi viết những dòng này trong năm 2015) là rất có
thể sẽ ít hơn đỉnh của làn sóng Kuznets thứ nhất. Lý do nằm trong
số của “các lực làm giảm” bất bình đẳng một cách tự động dưới dạng
của các chương trình xã hội sâu rộng và chăm sóc sức khỏe và giáo
dục miễn phí do nhà nước tài trợ, mà đã được thiết lập từ phần sau
của thế kỷ thứ mười chín. Nếu đỉnh của chu kỳ Kuznets thứ hai là ít
hơn đỉnh của làn sóng thứ nhất, chúng ta có lẽ có thể kỳ vọng rằng
sự trượt xuống (khi nó xảy ra) có thể không dốc như nó đã là trong
phần đầu của thế kỷ thứ hai mươi. Vì thế, các chu kỳ Kuznets có thể
trở nên ít kịch tính hơn. Nhưng đấy chỉ là một sự phỏng đoán.
Tương lai thường thích làm người ta ngạc nhiên.

116
117
3. Bất bình đẳng giữa các nước
Từ Karl Marx đến Frantz Fanon, và Rồi Quay
lại Marx?
Quý Ngài nên biết qua kinh nghiệm rằng thương mại ở
châu Á phải được thúc đẩy và duy trì dưới sự bảo vệ của vũ
khí của chính Quý Ngài, và rằng vũ khí phải được chi trả
bằng lợi nhuận từ thương mại, cho nên chúng ta không thể
tiến hành buôn bán mà không có chiến tranh cũng chẳng
thể tiến hành chiến tranh mà không có thương mại.
—JAN PIETERSZOON COEN, Công ty Đông Ấn Hà Lan
(1614)

Mức Thay đổi và Cấu tạo của Bất bình đẳng Toàn cầu
Sau khi đã khảo sát tỉ mỉ các hình mẫu bất bình đẳng bên trong-
quốc gia trong Chương 2, trong chương này chúng ta quay sang
những sự khác biệt về bất bình đẳng giữa các quốc gia. Đầu tiên,
hãy nhớ lại cái chúng ta đã thấy trong Chương 1 về những sự thay
đổi gần đây về bất bình đẳng toàn cầu. Đường cong hình dấu ngã
(Hình 1.1) cho thấy rằng 1 phần trăm trên đỉnh đã trở nên giàu hơn
nhiều giữa 1988 và 2008, như thế thêm vào bất bình đẳng toàn cầu,
nhưng bất bình đẳng đã giảm bởi sự tăng trưởng mạnh giữa các
mảng rộng của dân số thế giới nằm giữa bách phân vị thứ 40 và thứ
60. Đồ thị như thế gợi ý rằng tổng thể, bất bình đẳng toàn cầu có
thể đã giảm. Và quả thực, chúng ta thấy rằng giá trị Gini toàn cầu đã
giảm từ 72,2 trong 1988 xuống 70,5 trong 2008 và rồi xuống
khoảng 67 trong 2011 (với một số điểm cần lưu ý sẽ được nhắc đến
dưới đây). Lần đầu tiên kể từ Cách mạng Công nghiệp điều này cho
rằng bất bình đẳng toàn cầu đã ngừng tăng.1 Bây giờ chúng ta sẽ
xem xét xu hướng dài hạn về bất bình đẳng toàn cầu và các sự bất
bình đẳng trong các nước khác nhau đã đóng góp cho nó như thế
nào.
Bất bình đẳng toàn cầu từ 1820 đến 2011. Các ước lượng về bất bình
đẳng toàn cầu cho thời kỳ 1820–1992 sử dụng dữ liệu rất gần đúng

118
được Bourguignon and Morrisson (2002) tạo ra. Không có các khảo
sát hộ gia đình cho thời kỳ từ 1820 đến cuối những năm 1960,
Bourguignon và Morrisson đã đưa ra một số giả thiết rộng về sự
tiến hóa bất bình đẳng bên trong các quốc gia và sử dụng các ước
lượng của Angus Maddison về GDP trên đầu người cho thu nhập
trung bình của các nước.2 Họ thấy rằng bất bình đẳng toàn cầu đã
tăng lên một cách nhất quán suốt thế kỷ thứ mười chín, được thúc
đẩy bởi những sự tăng lên về thu nhập trung bình ở Tây Âu, Bắc
Mỹ, và Australia, trong khi các nước trong phần còn lại của thế giới,
nhất là Ấn Độ và Trung Quốc, đã hoặc trì trệ hay giảm xuống (xem
Hình 3.1).3 Như thế, chẳng hạn, theo Maddison, GDP trên đầu người
của Anh đã tăng từ 2.000$ trong năm 1820 lên gần 5.000$ vào đêm
trước của Chiến tranh Thế giới thứ Nhất; ngược lại, GDP trên đầu
người Trung quốc đã giảm từ 600$ xuống 550$ trong thời kỳ này,
và con số cho Ấn Độ hầu như không nhích lên, từ 600$ lên 700$ (tất
cả các giá trị là bằng dollar quốc tế 1990). Để dùng một sự tương
tự, Cách mạng Công nghiệp (hay cái chúng tôi gọi trong cuốn sách
này cuộc cách mạng công nghệ thứ nhất) đã giống với một big bang
đưa một phần nhân loại lên con đường thu nhập cao hơn và đã duy
trì sự tăng trưởng, trong khi đa số vẫn ở nơi chúng đã là, và một số
thậm chí đã đi xuống. Sự phân kỳ này của các con đường đã mở
rộng sự bất bình đẳng toàn cầu.
Ngoài sự phân kỳ giữa các quốc gia này ra, sự bất bình đẳng bên
trong-quốc gia cũng đã tăng lên trong các nước dẫn đầu trong thế
kỷ thứ mười chín nữa, như chúng ta đã thấy trong Chương 2. Như
thế, trong thế kỷ thứ mười chín, cả sự bất bình đẳng giữa và bên
trong các quốc gia đã rộng ra, cùng nhau đẩy sự bất bình đẳng toàn
cầu lên. Quá trình, như có thể thấy trong Hình 3.1, đã chậm lại trong
thời kỳ sau–Chiến tranh Thế giới I, nơi sự chuyển động của sự bất
bình đẳng toàn cầu phô bày một hình thù lõm (tăng chậm hơn theo
thời gian) cho đến các đỉnh phẳng trong phần tư cuối của thế kỷ thứ
hai mươi. Vì sự khan hiếm dữ liệu, chúng ta không thể chắc chắn về
năm chính xác khi bất bình đẳng toàn cầu đạt cực đại của nó; có thể
là bất cứ khi nào giữa 1970 và giữa-những năm 1990.4

119
HÌNH 3.1. Bất bình đẳng toàn cầu, 1820–2011
Đồ thị này cho thấy các ước lượng bất bình đẳng thu nhập (được đo bằng các giá
trị Gini) giữa tất cả công dân của thế giới trong hai thế kỷ qua, dựa vào các nguồn
khác nhau nhưng liên quan. Chúng ta thấy rằng bất bình đẳng đã tiếp tục tăng
cho đến cuối thế kỷ thứ hai mươi và rằng nó đã trên một đường giảm kể từ đó.
Chuỗi B-M sử dụng dollar quốc tế 1990 và các chuỗi L-M và M sử dụng dollar
quốc tế 2005; vì thế có sự gãy trong đồ thị. Các nguồn dữ liệu: chuỗi B-M là từ
Bourguignon and Morrisson (2002); chuỗi L-M là từ Lakner and Milanovic
(2013); M nói đến các kết quả (không được công bố) của tác giả cho 2011.

Cho những ước lượng về bất bình đẳng toàn cầu từ cuối những năm
1980 đến hiện nay, chúng ta có thể sử dụng dữ liệu điều tra hộ gia
đình sẵn có chi tiết và chính xác hơn nhiều (xem Bài bàn thêm 1.1).
Từ 1988 trở đi, tôi dựa vào những con số từ Milanovic (2002a,
2005, 2012b) và nhất là Lakner and Milanovic (2013), mà đã tạo ra
dữ liệu thu nhập theo thập phân vị (decile) cho hơn 100 nước. Các
ước lượng về mức bất bình đẳng toàn cầu từ các nguồn này là cao
hơn các ước lượng của Bourguignon and Morrisson (2002) (xem
Hình 3.1) bởi vì dữ liệu mới bao gồm nhiều nước hơn (khoảng 120
nước vs. 33 vùng địa lý trong Bourguignon and Morrisson) và nhiều
nhóm thu nhập hơn bên trong mỗi nước (thường 100 bách phân vị
hay chí ít 20-phân vị [ventile-20-phân vị gồm 20 nhóm mỗi nhóm

120
5 phần trăm] nhận được từ dữ liệu vi mô vs. 11 phân vị (fractile)
thu nhập trong Bourguignon and Morrisson).
Ngoài ra, các tỷ giá hối đoái (PPP) ngang sức mua là khác nhau.
Sự sẵn có của các tỷ giá hối đoái PPP, mà điều chỉnh cho các sự khác
biệt về các mức giá giữa các nước, là tuyệt đối cần thiết cho sự tính
toán bất bình đẳng toàn cầu (xem Bài bàn thêm 1.1). Không có các
PPP, chúng ta sẽ cho rằng người dân ở Ấn Độ đối mặt với cùng giá
cả như người dân sống ở Hoa Kỳ. Nhưng bản thân PPP là không ổn
định từ năm này sang năm khác, đặc biệt cho các nước Á châu. Sự
bất ổn định này đưa một yếu tố đáng tiếc khác của tính biến động
vào các ước lượng của chúng ta về bất bình đẳng toàn cầu. Nếu mức
giá của Trung Quốc được ước lượng (dựa vào các khảo sát của hàng
trăm, và trong một số trường hợp hàng ngàn, giá) là tương đối thấp,
như đã thế với các PPP 1990 được Bourguignon và Morrisson sử
dụng, thì các thu nhập Trung quốc sẽ được ước lượng tương đối
cao, và bất bình đẳng toàn cầu sẽ ít hơn. Khi mức giá Trung quốc
được thấy là tương đối cao, như PPP 2005 được Lakner và
Milanovic sử dụng, kết quả sẽ là ngược lại. Sự biến đổi này về PPP
là yếu tố thứ hai, ngoài tính sẵn có lớn hơn của dữ liệu, mà dẫn đến
một ước lượng cao hơn về hệ số Gini toàn cầu của Lakner và
Milanovic hơn của Bourguignon và Morrisson. Tuy vậy, là quan
trọng để nhớ rằng sự khác biệt này trong các ước lượng về mức
tổng thể của bất bình đẳng toàn cầu không tác động, một cách đáng
kể nào, đến các kết luận về những sự thay đổi về bất bình đẳng toàn
cầu. Sự biến đổi về PPP truyền đạt một sự thay đổi hướng lên hay
hướng xuống một lần tới mức bất bình đẳng toàn cầu nhưng để
những chuyển động hàng năm hầu như vẫn như thế.5
Từ cuối những năm 1980 đến gần sự chuyển giao sang thế kỷ
thứ hai mươi mốt, mức bất bình đẳng toàn cầu đã tương đối không
đổi, dao động một chút trên 70 điểm Gini. Một sự phân tích chi tiết
cho thấy rằng sự bất ổn định này đã phụ thuộc vào Trung Quốc: nếu
Trung Quốc bị loại trừ khỏi các tính toán, giá trị Gini toàn cầu tăng
lên theo thời gian (Milanovic 2012b). Cho đến 2000, Trung Quốc đã
là bộ cân bằng thu nhập lớn; sau năm 2000, Ấn Độ đã gia nhập nó
trong việc đóng vai trò này. Các nước này đầu tiên đã kiềm chế sự
tăng bất bình đẳng toàn cầu và sau đó đã đóng góp cho việc giảm
mức tổng thể của bất bình đẳng. Kể từ khoảng 2000, đã có những

121
dấu hiệu không thể nhầm lẫn về một sự giảm bất bình đẳng toàn
cầu: mỗi năm kế tiếp mà chúng tôi có dữ liệu—đại thể cùng các
khảo sát hộ gia đình từ cùng nhóm các nước—bày tỏ một sự giảm
nhẹ về hệ số Gini (như được thấy trong Hình 3.1). Xu hướng đi
xuống nhẹ này hiện diện trong thời kỳ 1988–2008, được Lakner
and Milanovic (2013) nghiên cứu. Dữ liệu cho 2011 cho thấy một
sự giảm còn lớn hơn về giá trị Gini toàn cầu, được thúc đẩy lần này
bởi sự trì trệ của thu nhập trong thế giới giàu có và sự tăng trưởng
tiếp tục trong phần còn lại, đặc biệt ở châu Á.6 Như thế sự giảm bất
bình đẳng toàn cầu có vẻ được xác lập vững chắc. Tuy vậy, một số
điều cần lưu ý là thích hợp.
Thứ nhất, những kết quả này cho thấy một sự giảm bất bình đẳng
toàn cầu trong một thời kỳ tương đối ngắn chỉ một thập niên. Thứ
hai, chúng là sản phẩm của sự tiến bộ ở châu Á gắn với một sự chậm
lại ở phương Tây. Mặc dù có các lý do chính đáng tại thời điểm này
(2015) để nghĩ rằng các tỷ lệ tăng trưởng ở châu Á sẽ vẫn cao, cho
dù sự tăng trưởng giảm tốc ở Trung Quốc, chúng ta không thể hoàn
toàn chắc chắn về điều này; một sự đảo ngược của các xu hướng
này là có thể, và sự sụt giảm hiện thời về bất bình đẳng toàn cầu,
trong dài hạn, có thể tỏ ra đơn giản như một đốm sáng trong một
xu hướng mặt khác hướng lên.
Điểm cần lưu ý thứ ba, thậm chí còn nghiêm trọng hơn, liên quan
đến sự bất lực của chúng ta để ước lượng chính xác các thu nhập
cao nhất. Trong Chương 1, tôi giải thích rằng phần của 1 phần trăm
trên đỉnh toàn cầu tăng lên nếu chúng ta đưa ra các giả thiết hợp lý
và khá vừa phải về sự bỏ sót các thu nhập cao khỏi các khảo sát hộ
gia đình toàn quốc. Cùng thế xảy ra với giá trị Gini toàn cầu: nó tăng
lên khi chúng ta kết hợp các giả thiết để sửa sự ước lượng thấp của
các thu nhập cao nhất. Cái xuất hiện khi trước như một sự giảm lớn
gần như 2 điểm Gini giữa 1988 và 2008 trở thành một sự sụt nhẹ
của chỉ nửa điểm Gini (Lakner and Milanovic 2013). Như thế, chính
kết luận của chúng ta rằng bất bình đẳng toàn cầu đang giảm nên
được hiểu với sự nghi ngờ. Mặc dù dữ liệu 2011 cho thấy sự giảm
khá dốc, nếu ta muốn ở bên bảo thủ (và trong những vấn đề như
vậy chúng ta phải bảo thủ), tuyên bố chính xác nhất sẽ là, bằng
chứng gợi ý rằng bất bình đẳng thu nhập toàn cầu hoặc là ổn định
hay đang giảm. Một tuyên bố mạnh hơn sẽ là không có bằng chứng

122
về bất bình đẳng thu nhập toàn cầu tăng lên (và sự khác biệt về thu
nhập giữa các giai cấp trung lưu Tây phương và Á châu đã rõ ràng
co lại).
Việc tính toán bất bình đẳng toàn cầu là một bài tập tương đối
mới đây bắt đầu được thực hiện chỉ vào cuối thế kỷ thứ hai mươi.
Ngay cả chính khái niệm về bất bình đẳng toàn cầu cũng là mới.
Những nghiên cứu khảo sát về chủ đề được kích thích bởi hai sự
phát triển liên quan: toàn cầu hóa, mà đã khiến chúng ta chú ý đến
vấn đề về các sự khác biệt lớn về thu nhập giữa những người sống
trong các nước khác nhau, và, lần đầu tiên trong lịch sử, sự sẵn có
của dữ liệu điều tra hộ gia đình chi tiết cho hầu hết thế giới. Các sự
kiện cốt yếu dẫn đến sự phát triển thứ hai đã là sự mở cửa của
Trung Quốc (với các khảo sát hộ gia đình, sau sự đứt quãng trong
Cách mạng Văn hóa, bắt đầu lại trong năm 1982); sự sụp đổ của chủ
nghĩa cộng sản ở Liên Xô, mà đã mở dữ liệu về phân bố thu nhập,
trước kia bị coi như bí mật nhà nước, cho các nhà nghiên cứu; và,
cuối cùng, sự mở rộng của phương pháp luận điều tra và thu thập
dữ liệu để phủ nhiều nước châu Phi (phần lớn nhờ Ngân hàng Thế
giới).
Bây giờ hãy để chúng ta đối sánh hai ước lượng dài hạn về bất
bình đẳng chỉ trở nên sẵn có gần đây: các ước lượng cho Hoa Kỳ và
những ước lượng cho thế giới như một toàn thể (Hình 3.2).7 Có thể
đưa ra vài kết luận lý thú từ sự so sánh này. Vào đầu thế kỷ thứ
mười chín, bất bình đẳng toàn cầu và Mỹ đã không rất khác nhau,
như được đo bằng các giá trị Gini. So sánh với ngày nay, thế giới khi
đó đã bình đẳng hơn nhiều, và Hoa Kỳ đã bất bình đẳng hơn nhiều.
Cho đến Nội Chiến [1861-1865], bất bình đẳng Mỹ đã tăng lên hầu
như theo bước với sự bất bình đẳng toàn cầu (không có khẳng định
nào về tính nhân quả hay mối quan hệ ở đó, chỉ là một sự nghi nhận
các sự thực). Sự tăng về giá trị Gini toàn cầu được thúc đẩy bởi
thành công của Tây Âu và các nhánh (offshoot) của nó, kể cả Hoa
Kỳ, và bởi sự thiếu tăng trưởng ở nơi khác. Bất bình đẳng Hoa Kỳ
tăng lên khi địa tô (land rent) tăng lên tương đối so với tiền lương
(với sự di cư tiếp tục, tỷ lệ đất/lao động giảm xuống) (Peter Lindert,
trao đổi cá nhân). Nhưng sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, và đặc
biệt sau (Đại) Suy thoái [1929] và New Deal ở Hoa Kỳ, hai sự bất
bình đẳng đã đi theo các đường riêng của chúng: trong khi bất bình

123
đẳng toàn cầu tiếp tục tăng, mặc dù với một nhịp độ chậm hơn, bất
bình đẳng Mỹ đã giảm đáng kể, đặc biệt trong thời kỳ sau–Chiến
tranh Thế giới II, ngày nay được cho đã là thời hoàng kim của chủ
nghĩa tư bản. Sự chia ly của các con đường đã tiếp tục, nhưng theo
một hướng ngược lại. Sau một điểm ngoặt khác trong những năm
1980, bất bình đẳng toàn cầu trở nên trì trệ và sau đó, phần lớn nhờ
sự tăng trưởng của Trung Quốc, đã bắt đầu giảm, trong khi bất bình
đẳng Mỹ đã bắt đầu tăng lên. Như Hình 3.2 cho thấy, khoảng cách
giữa hai [đường], trong khi vẫn rất lớn, đã hẹp lại.

HÌNH 3.2. Bất bình đẳng toàn cầu và bất bình đẳng Hoa Kỳ, 1820–
2011
Đồ thị này cho thấy sự bất bình đẳng thu nhập toàn cầu và Mỹ (được tính ngang
thế giới và ngang các công dân Mỹ, một cách tương ứng). Chúng ta thấy rằng
trong thời kỳ gần đây, bất bình đẳng toàn cầu đang giảm xuống trong khi bất bình
đẳng Mỹ đang tăng lên. Bất bình đẳng Mỹ, tuy vậy, là thấp hơn bất bình đẳng toàn
cầu rất nhiều. Các nguồn dữ liệu: Cho dữ liệu Hoa Kỳ, xem các nguồn được liệt kê
cho Hình 2.10; cho dữ liệu toàn cầu, xem các nguồn được liệt kê cho Hình 3.1.

Tổng quan ngắn này về các sự bất bình đẳng Koa Kỳ và toàn cầu
cung cấp cho chúng ta chủ đề then chốt chúng ta sẽ xem xét trong
Chương 4 khi chúng ta thử tiên đoán (hay đúng hơn, suy đoán) sự
tiến hóa bất bình đẳng trong thế kỷ này và có lẽ thế kỷ tiếp. Hoa Kỳ

124
và thế giới trong chừng mực nào đó là biểu tượng, bởi vì rất có thể
hóa ra là các xu hướng hiện thời, cụ thể là chuyển động (bất bình
đẳng) đi xuống cho thế giới và một chuyển động hướng lên cho Hoa
Kỳ, sẽ tiếp tục, và rằng trong một nửa thế kỷ chúng ta sẽ quay lại
điểm xuất phát của đầu thế kỷ thứ mười chín, với hai mức bất bình
đẳng là rất giống nhau.
“Vị trí” versus “giai cấp” trong bất bình đẳng toàn cầu. Nhưng sự so
sánh này về bất bình đẳng toàn cầu và quốc gia, và các tiến trình
khác nhau của chúng có bất cứ gì nhiều hơn sự quan tâm thoáng
qua? Thực ra nó là nhiều hơn thế rất nhiều: cách bất bình đẳng toàn
cầu được định hình, cái gì là thành phần quan trọng nhất của nó, và
cái gì đẩy nó lên hay xuống—các câu hỏi này chứa những ngụ ý căn
bản cho cách chúng ta nhìn thế giới và chỗ của chúng ta trong đó.
Việc điều tra nghiên cứu chúng là nơi tầm quan trọng chính trị của
bất bình đẳng toàn cầu nổi lên. Là quan trọng để xác định liệu sự
chia tách chủ chốt là sự chia tách giữa các cá nhân (nghèo và giàu)
sống trong cùng nước hay là sự chia tách giữa các cá nhân sống ở
các nước khác nhau. Để đơn giản, chúng tôi sẽ gọi sự bất bình đẳng
đầu tiên là “bất bình đẳng dựa-vào-giai-cấp” và cái thứ hai là “bất
bình đẳng dựa-vào-vị-trí.” Nói cách khác, chúng ta hỏi liệu hầu hết
bất bình đẳng toàn cầu sinh ra từ sự thực rằng có những người
nghèo và giàu được phân bố ít nhiều ngang nhau giữa các nước, hay
liệu, ngược lại, bất bình đẳng toàn cầu chủ yếu được giải thích bởi
một sự tập trung của những người giàu trong một nhóm nước và
những người nghèo trong một nhóm nước khác. Hai phân bố này
tương ứng với hai thành phần của bất bình đẳng toàn cầu—một
cách tương ứng, bất bình đẳng bên trong các quốc gia và bất bình
đẳng giữa các quốc gia. Bất bình đẳng ở Hoa Kỳ, như được thấy
trong Hình 3.2, rõ ràng chỉ là một phần, tuy là phần quan trọng, của
toàn bộ các sự bất bình đẳng bên trong các quốc gia. Để xác định
tầm quan trọng tổng thể của các sự bất bình đẳng này, chúng ta phải
gộp chúng lại cho tất cả các nước. Nếu tất cả các sự bất bình đẳng
bên trong quốc gia như vậy tăng lên, thì (mọi thứ khác là như nhau),
bất bình đẳng toàn cầu cũng có khuynh hướng tăng lên.

125
BÀI BÀN THÊM 3.1. Bất bình đẳng Toàn cầu Phân
rã thành “Vị trí” và “Giai cấp”

Rất tổng quát, chúng ta có thể viết công thức sau:


Bất bình đẳng toàn cầu = bất bình đẳng giữa các quốc gia + bất bình
đẳng bên trong các quốc gia
= (tổng của) các sự khác biệt về thu nhập trung bình giữa các quốc
gia + (tổng của) các sự bất bình đẳng thu
nhập cá nhân bên trong các quốc gia
= thành phần “vị trí” + thành phần “giai cấp”.

Định nghĩa chính xác của “tổng” sẽ phụ thuộc vào số đo bất bình
đẳng nào chúng ta sử dụng (Gini hay Theil, một số đo phổ biến khác
của bất bình đẳng, hay một số đo thứ ba nữa), và nó sẽ luôn luôn là
một tổng có trọng số (gia quyền), nơi các quyền số có thể là phần
của mỗi nước trong tổng dân số thế giới hay trong tổng thu nhập
thế giới hay cả hai. Hệ số Gini là đặc biệt bởi vì nó không phân rã
chính xác thành hai thành phần này mà bao gồm một số hạng thêm
(được gọi là “sự chồng gối”), mà di chuyển lên hay xuống cùng với
thành phần “bên trong” và có thể được đối xử như phần của nó
(Milanovic 2002a, 82–84). Tuy vậy, các số đo Theil về bất bình đẳng
có thể phân rã chính xác thành các thành phần “ở giữa” và “bên
trong.”
Trực giác nào đó có thể giúp giải thích các thành phần vị trí và
giai cấp có nghĩa là gì. Hãy xem xét một nhóm nước với khoảng
chừng cùng mức thu nhập trung bình, như các thành viên ban đầu
của Liên Âu, được biết đến như EU15.8 Nếu chúng ta tính bất bình
đẳng tổng thể về thu nhập cá nhân ngang EU15, ít của sự bất bình
đẳng đó được giải thích bởi các sự khác biệt về thu nhập trung bình
của các nước, hay bởi cái chúng ta gọi là “vị trí,” đơn giản bởi vì thu

126
nhập trung bình của Đức, Pháp, Hà Lan, và vân vân, là rất giống
nhau. Phần lớn của sự bất bình đẳng là do các sự bất bình đẳng bên
trong các quốc gia, hay cái chúng ta gọi, với tính thi ca nào đó, là
“giai cấp”: nó phản ánh các sự bất bình đẳng giữa các cá nhân thuộc
về cùng quốc gia.
Nhưng bây giờ hãy để EU mở rộng, hầu hết sang phương đông,
để đạt kích thước hiện thời 28 nước của nó (EU28).9 Vì sự mở rộng
gồm các nước nghèo hơn, chúng ta kỳ vọng rằng bất bình đẳng tổng
thể sẽ tăng lên, nhưng cả rằng phần của toàn bộ bất bình đẳng do
các sự khác biệt về thu nhập trung bình (thành phần giữa-các quốc
gia, hay vị trí) sẽ trở nên lớn hơn. Lý do là đơn giản rằng có các
khoảng cách lớn về thu nhập trung bình giữa Bulgaria và Đức,
Rumani và Pháp, và vân vân. Thế thì sẽ hiển nhiên rằng khi chúng
ta xem xét sự bất bình đẳng toàn cầu và tính đến sự thực rằng
những sự khác biệt về thu nhập trung bình giữa các nước của thế
giới là rất lớn (hãy nghĩ về khoảng cách giữa Luxembourg và
Congo), thành phần giữa-các quốc gia có thể được kỳ vọng cũng là
rất lớn.
Một điểm cuối cùng, mà chúng ta đã để sang bên cho đến nay
nhằm để không làm phức tạp sự trình bày: trong tất cả những tính
toán này, các nước đông người hơn có ý nghĩa hơn—trong thực tế,
chúng có ý nghĩa theo tỷ lệ dân số của chúng.

Bất bình đẳng toàn cầu đã tăng lên trong hai thế kỷ qua như thế
nào? Lực chi phối, được viện dẫn trong sự ví von của chúng ta về
một big bang, đã là sự phân kỳ của thu nhập trung bình quốc gia.
Nói dưới dạng giản đồ, chính bởi vì nước Anh, Tây Âu, và Hoa Kỳ
trở nên giàu trong khi Trung Quốc và Ấn Độ đã vẫn nghèo mà bất
bình đẳng toàn cầu đã tăng trong thế kỷ thứ mười chín và sau đó
tiếp tục tăng suốt hầu hết thế kỷ thứ hai mươi.
Chúng ta có thể tính chính xác tầm quan trọng của vị trí (các sự
khác biệt về thu nhập trung bình quốc gia) trong bất bình đẳng toàn
cầu. Hình 3.3 cho thấy thành phần giữa-các nước về mặt tỷ lệ phần

127
trăm, sử dụng một số đo khác về bất bình đẳng (Theil (0) hay chỉ số
entropy Theil), mà ưu điểm của nó hơn số đo Gini là, nó là số đo có
thể được phân rã hoàn toàn giữa giai cấp và vị trí.10 (Sự phân rã
Gini mang lại những kết quả rất giống.) Như Hình 3.3 cho thấy, yếu
tố vị trí đã hầu như không đáng kể trong năm 1820: chỉ 20 phần
trăm của bất bình đẳng toàn cầu đã là do sự khác biệt giữa các nước.
Hầu hết bất bình đẳng toàn cầu (80 phần trăm) đã là do các sự khác
biệt bên trong các nước; tức là, sự thực rằng đã có những người
giàu và nghèo ở nước Anh, Trung Quốc, Nga, và vân vân. Chính giai
cấp đã là cái có ý nghĩa. Được “sinh ra-đúng (born-well)” trong thế
giới này (như chúng ta cũng thấy trong văn học của thời đó) đã có
nghĩa là được sinh ra vào nhóm thu nhập cao, hơn là được sinh ra
ở nước Anh, hay Trung Quốc, hay Nga. Nhưng như đường tăng
hướng lên trong hình cho biết, điều đó đã thay đổi hoàn toàn trong
thế kỷ tiếp. Tỷ lệ đã đảo ngược: vào giữa-thế kỷ thứ hai mươi, 80
phần trăm của bất bình đẳng toàn cầu đã phụ thuộc vào nơi người
ta sinh ra (hay sống, trong trường hợp di cư), và chỉ 20 phần trăm
vào giai cấp xã hội của ta. Thế giới này được chủ nghĩa thực dân Âu
châu ở châu Phi và châu Á minh họa bằng thí dụ tốt nhất, nơi các
nhóm nhỏ người Âu châu có thu nhập vài trăm lần lớn hơn thu nhập
của những người bản địa.11 Điểm mấu chốt không chỉ là để so sánh
thu nhập của những người Âu châu ở châu Phi với thu nhập của
những người Phi châu, mà để nhận ra rằng đấy đã là thu nhập điển
hình cho các giai cấp như vậy ở Tây Âu.12 Chính bằng việc để cạnh
những người Âu châu sống sát gần với những người Phi châu hay
những người Á châu thì chúng ta có thể thấy các sự khác biệt rõ rệt
đến thế nào.
Tình hình trong thế giới khi đó đã là (và vẫn là) việc được sinh
trong một nước giàu có ý nghĩa hơn nhiều việc được sinh “đúng”
(trong một gia đình giàu có). Sự tương phản được Frantz Fanon rút
ra giữa những kẻ thực dân và những người bị thực dân hóa đại diện
tốt nhất cho kiểu thế giới đó—như ngược lại với thế giới mà Marx
đối phó với, trong hầu như toàn bộ đời ông, là thế giới của giai cấp.13
Tình hình đã bắt đầu thay đổi vào khoản cuối đời Marx và sau khi
ông chết, như có thể được thấy trong các tác phẩm của Engels
(1895) về “tầng lớp quý tộc lao động” Anh đã vượt lên trước phần
còn lại của những người lao động của thế giới. Engels đã quy sự
thay đổi này cho sự bóc lột Anh đối với các thuộc địa: “Chừng nào

128
sự độc quyền công nghiệp của nước Anh [trên thế giới] được duy
trì, giai cấp lao động Anh trong chừng mực nào đó đã chia sẻ các lợi
thế của sự độc quyền này. Các lợi thế này được phân phối giữa
những người lao động một cách rất không đều; phần lớn đã bị một
thiểu số có đặc quyền chộp lấy, mặc dù đôi khi cái gì đó được để lại
cho quần chúng rộng rãi.”14 Vào năm 1915, khi Bukharin viết Chủ
nghĩa Đế quốc và Kinh tế Thế giới, không còn nghi ngờ gì nữa rằng
thậm chí những người lao động trong các nước giàu được hưởng
một tiêu chuẩn sống cao hơn hầu hết dân cư trong các thuộc địa.
Tầng lớp quý tộc lao động được tạo ra ở các nước giàu nhờ sự bóc
lột thuộc địa, giữa các nhân tố khác, đã là lý do vì sao Quốc tế thứ
Hai tan vỡ và đã ủng hộ chiến tranh: như Bukharin (1929, 165) viết,
“sự bóc lột của những người thứ ba (các nhà sản xuất trước-tư bản
chủ nghĩa) và lao động thuộc địa đã dẫn đến sự lên về tiền lương
của những người lao động Âu châu và Mỹ.” Đấy chính xác là hiện
tượng chúng ta thấy được phản ánh trong Hình 3.3: tầm quan trọng
tăng lên của vị trí đã có nghĩa rằng, chẳng hạn, tiêu chuẩn sống của
những người lao động Anh đã vượt qua tiêu chuẩn sống của các giai
cấp trung lưu và thậm chí của nhiều người giàu ở châu Phi và châu
Á (tức là, những người đã giàu bên trong các phân bố của chính
nước họ). Quả thực, thời kỳ này đã thấy sự tạo ra của Thế giới thứ
Ba. Theo lời của sử gia kinh tế Peer Vries (2013, 46), “cái đã xảy ra

129
HÌNH 3.3. Phần của thành phần giữa-các nước trong bất bình đẳng
toàn cầu, 1820–2011
Đồ thị này cho thấy bao nhiêu tỷ lệ phần trăm của bất bình đẳng toàn cầu (được
đo bằng Theil (0) hay index entropy Theil) được giải thích bởi bất bình đẳng giữa
các nước, tức là, bởi khoảng cách giữa các thu nhập quốc gia trên đầu người. Khi
phần đó tăng lên, nó có nghĩa rằng thu nhập trung bình quốc gia, ngược với hoàn
cảnh riêng của một người, đang trở nên quan trọng hơn. Các nguồn dữ liệu: Xem
các nguồn được liệt kê cho Hình 3.1.

trong thế kỷ thứ mười chín với sự công nghiệp hóa Tây phương và
chủ nghĩa đế quốc đã không đơn giản là một sự thay đổi lính gác.
Cái nổi lên đã là một khoảng cách giữa các quốc gia giàu và nghèo,
các quốc gia hùng mạnh và bất lực, mà đã là chưa từng có trong lịch
sử thế giới.”
Khoảng cách bất bình đẳng giữa các quốc gia có lẽ đã đạt điểm
cao nhất của nó khoảng năm 1970, như được thấy trong Hình 3.4,
nơi chúng tôi đối sánh GDP trên đầu người bằng dollar quốc tế cho
Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Ấn Độ. (Ba nước này ảnh hưởng quyết định
đến chuyển động của bất bình đẳng toàn cầu bởi vì các phần dân số
và thu nhập lớn của chúng.) Và khoảng 1970, Trung Quốc và Ấn Độ
đã có khoảng cùng GDP trên đầu người, và khoảng cách tương đối
của chúng đối với Hoa Kỳ đã lớn hơn tại bất kể điểm nào kể từ đầu
thế kỷ thứ mười chín. Từ những năm 1950 đến giữa-những năm

130
1970, GDP trên đầu người Mỹ, được tính bằng dollar quốc tế, đã
vượt GDP Trung quốc với một tỷ lệ khoảng 20 trên 1. Vào cuối thập
niên đầu tiên của thế kỷ thứ hai mươi mốt, tỷ lệ đã ít hơn 4 trên 1.
Nó đã trở nên cùng như tỷ lệ trong năm 1870.

HÌNH 3.4. GDP trên đầu người ở Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Ấn Độ,
1820–2010
Đồ thị này cho thấy sự tiến hóa dài hạn của GDP thực tế trên đầu người Mỹ, Trung
quốc, và Ấn Độ (được đo bằng dollar quốc tế 1990). Trục dọc là theo thang log.
GDP thực tế trên đầu người là có thể so sánh được ngang thời gian cho cùng nước
cũng như ngang các nước. Nguồn dữ liệu: Được tính từ Maddison Project (2013).

Thế giới nơi vị trí có ảnh hưởng nhất lên thu nhập suốt đời của
người ta vẫn là thế giới chúng ta sống trong đó. Đó là thế giới gây
ra cái chúng ta có thể gọi là một “phần thưởng tư cách công dân-
citizenship premium” cho những người được sinh đúng chỗ (các
nước), và một “sự trừng phạt tư cách công dân-citizenship penalty”
cho những người được sinh sai chỗ (các nước). Chủ đề này, mà có
cả tầm quan trọng kinh tế (liên quan, chẳng hạn, đến di cư) và tầm

131
quan trọng triết lý (trong việc xem xét phần thưởng này có thể
được bảo vệ vì lý do “công lý”) là cái chúng ta sẽ đề cập đến trong
tiết đoạn tiếp. Nhưng ở đằng sau, chúng ta cần nhớ rằng đoạn cong
hơi đi xuống trong Hình 3.3, mà cho thấy một tầm quan trọng giảm
đi của yếu tố vị trí trong thập niên qua. Nếu chúng ta mở rộng nó
vào tương lai, chúng ta có thể hỏi: Những người sống một thế kỷ kể
từ đây có thể sống trong một thế giới nơi giai cấp, như trong đầu
thế kỷ thứ mười chín, sẽ là sự chia tách chi phối hơn là vị trí? Quả
thực, nếu chúng ta giả sử rằng sẽ có sự tăng trưởng nhanh trong
các nền kinh tế thị trường nghèo và đang nổi lên hơn trong các
nước giàu (sự hội tụ kinh tế) và các sự bất bình đẳng bên trong các
quốc gia tăng lên trong tất cả ba kiểu nước (như thế khoét rỗng các
giai cấp trung lưu quốc gia), đấy là cái chính xác sẽ xảy ra. Nhưng
chúng ta vẫn chưa ở đó.

Phần thưởng Tư cách Công dân


Hầu như không cần để chỉ ra rằng thế giới là bất bình đẳng về
mặt thu nhập của các cá nhân. Giá trị Gini toàn cầu thấp hơn 70 một
chút là lớn hơn đáng kể giá trị Gini quốc gia trong ngay cả các nước
bất bình đẳng nhất trên thế giới, như Nam Phi và Colombia. Nhưng
như chúng ta vừa thấy, thế giới là bất bình đẳng theo một cách rất
đặc biệt: hầu hết bất bình đẳng, khi chúng ta phân rã nó thành bất
bình đẳng bên trong các nước và bất bình đẳng giữa các nước, là do
cái sau. Khi các sự khác biệt thu nhập giữa các nước là lớn, thì thu
nhập của một người phụ thuộc đáng kể vào nơi họ sống, hay quả
thực nơi họ sinh ra, vì 97 phần trăm dân số thế giới sống trong các
nước nơi họ sinh ra.15 Phần thưởng tư cách công dân mà người ta
nhận được từ việc được sinh ra trong một nước giàu hơn về bản
chất là một rent, hay nếu chúng ta dùng thuật ngữ do John Roemer
đưa ra trong cuốn Equality of Opportunity [Bình đẳng về Cơ hội]
(2000) của ông, nó là một “hoàn cảnh ngoại sinh (exogenous
circumstance)” (như sự trừng phạt tư cách công dân) tức là độc lập
với cố gắng cá nhân của một người và sự may mắn từng hồi (tức là,
sự may mắn không liên quan-đến sự sinh) của họ.
Bây giờ tôi muốn đề cập đến ba câu hỏi: Rent tư cách công dân
lớn thế nào? Nó thay đổi ra sao với vị trí của một người trong phân

132
bố thu nhập? và Nó có ngụ ý gì cho bất bình đẳng toàn cầu về cơ hội
và sự di cư?
Về mặt kinh nghiệm chúng ta có thể ước lượng rent tư cách công
dân? Có, chúng ta có thể, và tôi đã làm vậy bằng việc sử dụng dữ
liệu từ các khảo sát hộ gia đình được tiến hành trong 118 nước
trong và khoảng năm 2008 (Milanovic 2015). Cho mỗi nước, tôi
dùng dữ liệu vi mô (ở mức hộ gia đình) mà được sắp thứ tự vào 100
bách phân vị, với người dân được xếp hạng bởi thu nhập hộ gia đình
trên đầu người của họ. Việc này cho 11.800 bách phân vị-quốc gia,
với thu nhập trung bình trên đầu người của những người trong mỗi
bách phân vị được biểu diễn bằng dollar sức mua ngang giá. Tiếp
theo, chúng ta có thể thử “giải thích” các thu nhập này bằng chỉ một
biến: nước nơi người dân sống. Những người sống ở Hoa Kỳ có
khuynh hướng có thu nhập cao, tại bất cứ bách phân vị cho trước
nào của phân bố quốc gia, hơn những người sống trong các nước
nghèo. Điều này có nghĩa rằng một người tại bách phân vị thứ 10
(hay thứ 50 hay thứ 70) của phân bố thu nhập Mỹ là khấm khá hơn
một người tại bách phân vị thứ 10 (hay thứ 50 hay thứ 70) của,
chẳng hạn, phân bố thu nhập Kenyan: có một “phần thưởng
(premium)” để là một người Mỹ so với để là một người Kenyan tại
bất kể điểm nào của phân bố thu nhập. Nhưng các phần thưởng này
trông như thế nào cho thế giới như một toàn bộ? Trong một hồi
quy, tôi dùng Congo, nước nghèo nhất trên thế giới, như “nước bị
bỏ qua,” sao cho phần thưởng tư cách công dân được biểu diễn về
mặt sự tăng thêm thu nhập so với Congo. Phần thưởng trung bình
quốc gia cho Hoa Kỳ là 9.200 phần trăm; cho Thụy Điển, là 7.100
phần trăm; cho Brazil, là 1.300 phần trăm; nhưng cho Yemen, chỉ là
300 phần trăm.16 Hóa ra là chúng ta có thể “giải thích” (theo một
nghĩa hồi quy) hơn hai phần ba của tính biến động về thu nhập
ngang các bách phân vị quốc gia bằng chỉ một biến: nước nơi người
dân sống. Bây giờ chúng ta có một câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất:
rất nhiều thu nhập của chúng ta phụ thuộc vào nơi chúng ta sống.
Chỉ bằng việc sinh ra ở Hoa Kỳ hơn là ở Congo, một người có thể
nhân thu nhập của mình lên 93 lần.
Rent, hay phần thưởng, tư cách công dân, được tính như thế là
một phần thưởng trung bình, nước đối với nước, và được tính
ngang tất cả các công dân; nhưng bây giờ chúng ta có thể hỏi, quay

133
sang câu hỏi thứ hai, liệu nó biến đổi dọc theo phân bố thu nhập.
Nói cách khác, nếu giả như chúng ta tính đến chỉ những người thuộc
về các phần thấp nhất của phân bố thu nhập ở mọi nơi, phần
thưởng sẽ có cũng vẫn thế? Còn nếu chúng ta so sánh chỉ những
người giàu bên trong mỗi quốc gia, chẳng hạn, những người thuộc
một-phần trăm trên đỉnh từ Congo, Thụy Điển, Hoa Kỳ, và Brazil thì
sao? Trực giác có thể giúp ở đây. Giả sử chúng ta tập trung chỉ vào
các thu nhập của thập phân vị thấp nhất trong tất cả các nước và
giả sử rằng các thu nhập được phân bố trong các nước giàu đều hơn
trong các nước nghèo (mà nói chung là đúng). Thì khoảng cách giữa
các nước giàu và nghèo sẽ đặc biệt lớn cho những người nghèo trên
toàn quốc, tức là, những người trong các phần thấp hơn của các
phân bố thu nhập của các nước. Điều này quả thực là cái chúng ta
tìm thấy: phần thưởng tư cách công dân của Thụy Điển (khi so với
Congo) cho thập phân vị thấp nhất là 10.400 phần trăm (vs. 7.100
phần trăm về trung bình), nhưng của Brazil “chỉ” là 900 phần trăm
(vs. 1.300 phần trăm về trung bình). Nói cách khác, những người
nghèo ở Thụy Điển làm ăn thậm chí còn khá so với những người
nghèo ở Congo hơn người Thụy điển trung bình so với người Congo
trung bình. Nhưng ở Brazil điều này không phải thế.
Tình hình ở trên đỉnh chính xác là ngược lại: lợi thế của Thụy
Điển tại bách phân vị thứ 90 của phân bố thu nhập là “chỉ” 4.600
phần trăm, trong khi lợi thế của Brazil là 1.700 phần trăm. Trong
khi tại mọi điểm của một phân bố thu nhập là tốt hơn để là người
Thụy Điển hơn là người Congo, lợi thế đó là đặc biệt lớn ở đáy của
phân bố và ít hơn ở đỉnh. Và tương tự, trong khi tại mọi điểm của
một phân bố thu nhập là tốt hơn để là người Brazilian hơn là người
Congo, lợi thế đó là đặc biệt lớn ở trên đỉnh của phân bố và ít hơn
ở đáy.

Phần thưởng tư cách công dân và di cư. Bây giờ hãy để chúng ta đề
cập đến câu hỏi thứ ba được nêu ở trên. Sự tồn tại của phần thưởng
tư cách công dân có các ngụ ý quan trọng cho sự di cư: người dân
từ các nước nghèo có cơ hội để tăng gấp đôi hay gấp ba hay tăng
mười lần thu nhập thực tế của họ bằng việc di chuyển sang một
nước giàu. Nhưng sự thực rằng phần thưởng thay đổi như một hàm

134
của vị trí của người ta trong phân bố thu nhập mang lại những sự
phức tạp thêm. Nếu một người xem xét hai nước với cùng thu nhập
trung bình như điểm đến di cư có thể của mình, quyết định của anh
ta (dựa một mình vào các tiêu chuẩn kinh tế) về di cư đến đâu sẽ
cũng bị ảnh hưởng bởi sự kỳ vọng về ở đâu anh ta có thể kết thúc
trong phân bố thu nhập của nước tiếp nhận, và như thế về phân bố
của nước tiếp nhận là bất bình đẳng thế nào. Giả sử rằng Thụy Điển
và Hoa Kỳ có cùng thu nhập trung bình. Nếu một người di cư tiềm
năng kỳ vọng kết thúc ở phần đáy của phân bố của nước tiếp nhận,
thì anh ta nên di cư đến Thụy Điển hơn là đến Hoa Kỳ: những người
nghèo ở Thụy Điển là khấm khá so với trung bình hơn họ là ở Hoa
Kỳ, và phần thưởng tư cách công dân, được đánh giá ở các phần
thấp hơn của phân bố, là lớn hơn. Kết luận ngược lại xảy đến nếu
anh ta kỳ vọng kết thúc trong phần cao hơn của phân bố của nước
tiếp nhận: khi đó anh ta nên di cư đến Hoa Kỳ.

Kết quả cuối cùng này có các ngụ ý khó chịu cho các nước giàu
mà là bình quân chủ nghĩa hơn: chúng sẽ có khuynh hướng thu hút
những người di cư có kỹ năng thấp mà nói chung kỳ vọng kết thúc
trong các phần đáy của các phân bố thu nhập của các nước tiếp
nhận.17 Như thế, việc có một nhà nước phúc lợi quốc gia phát triển
hơn có thể có tác động tai ác về thu hút những người di cư có ít kỹ
năng hơn và có thể đóng góp ít hơn. Tuy vậy, một yếu tố khác phải
được tính đến, ngay cả trong sơ đồ phải thú nhận là rất thô này: có
bao nhiêu tính di động xã hội trong nước tiếp nhận. Mọi thứ khác
như nhau, thì các nước bất bình đẳng hơn với tính di động xã hội
mạnh sẽ có khuynh hướng hấp dẫn những người di cư có kỹ năng
hơn, kỳ vọng kết thúc trong phần trên của các phân bố thu nhập của
các nước tiếp nhận. Năng lực để leo lên chiếc thang đã chính xác là
hình ảnh, và cũng có thể đã là thực tế, của Hoa Kỳ trong thế kỷ thứ
mười chín và có lẽ hầu hết thế kỷ thứ hai mươi. Nhưng nét đặc điểm
hấp dẫn thứ ba của Hoa Kỳ (ngoài thu nhập trung bình cao hơn và
phân bố thu nhập không đều hơn) có thể đang mất một phần sáng
bóng của nó, vì, theo một số nghiên cứu, tính di động giữa thế hệ
bây giờ là thấp ở Hoa Kỳ hơn ở bắc Âu (xem, thí dụ, Corak 2013).
Một số nước với nhà nước phúc lợi phát triển cao có thể thử cách
ly bản thân mình khỏi các tác động “tiêu cực” của việc thu hút một
cách không tương xứng những người di cư kỹ năng-thấp. Một cách

135
để làm việc đó, như ở Canada, Vương quốc Anh, và Australia, là
bằng việc tiếp nhận chỉ những người di cư “đủ tư cách”. Những
người này là những người di cư với các mức giáo dục cao hay một
số đặc tính đặc biệt làm cho họ hấp dẫn cho nước tiếp nhận (chẳng
hạn, có năng lực điền kinh hay nghệ thuật cao). Các nước khác thử
hấp dẫn những người di cư giàu. Trong trường hợp này, các giấy
phép cư trú và cuối cùng tư cách công dân được mua: một người
cần đầu tư một lượng tiền nào đó (mà có thể trải từ vài trăm ngàn
đến vài triệu dollar) vào một công ty hay bất động sản. Hoa Kỳ là
một trong các nước tiến hành cách tiếp cận này, cho phép những
người di cư mà đầu tư 1 triệu $ vào các công ty Mỹ (hay 500.000$
vào các công ty nằm ở các vùng nông thôn hay thất nhiệp cao) để
nhận được một thẻ xanh. Một số nước ở châu Âu cho phép những
người nước ngoài cư trú ở đó, và như thế đi lại miễn-visa bên trong
khu vực Schengen (một vùng tự do đi lại bên trong phần lớn Liên
Âu), đổi lại một đầu tư bất động sản. Cả hai bộ lọc như vậy, giáo dục
và tiền, được cho là để cải thiện nhóm những người di cư mà một
nước tiếp nhận, và như thế cuối cùng đóng góp cho sản lượng kinh
tế của đất nước và cho phép duy trì nhà nước phúc lợi của nó bằng
việc tối thiểu hóa số những người di cư phụ thuộc vào các khoản
chuyển giao xã hội. Từ quan điểm riêng của các nước, đấy là các
chiến lược thông minh. Vấn đề là từ quan điểm toàn cầu, cách tiếp
cận này tới sự di cư mang tính phân biệt đối xử nặng nề. Đối với
một bộ “phân biệt đối xử,” rent tư cách công dân, chúng tôi thêm
một bộ phân biệt đối xử khác nhờ đó rent này có thể cũng được
hưởng bởi những người không đủ may để được sinh ra trong một
nước giàu nhưng có các năng lực đặc biệt hay giàu có. Chúng ta bị
rủi ro rằng các chính sách như vậy sẽ dẫn đến thế giới nghèo, và tôi
suy nghĩ đặc biệt về châu Phi ở đây, trở nên thậm chí nghèo hơn vì
các thành viên có giáo dục nhất và giàu có nhất bỏ đi.
Tất cả các vấn đề này minh họa cả tính phức tạp của các vấn đề
trong thời đại toàn cầu hóa và nhu cầu để nghĩ về các vấn đề từ một
viễn cảnh toàn cầu hơn là chỉ từ quan điểm của riêng các quốc gia
và dân cư của chúng. Chúng ta sẽ quay lại điểm này vào cuối
chương, nơi tôi thảo luận một số quy tắc cho chính sách di cư.

136
Định lý Coase và luật trị (rule of law) trong thời đại toàn cầu hóa.
Những sự khác biệt về thu nhập giữa các quốc gia có nhiều ngụ ý
chính sách mà chúng ta chỉ đang bắt đầu biết lơ mơ về chúng bởi vì
hầu hết công cụ kinh tế của chúng ta được phát triển để dùng bên
trong các nhà nước-quốc gia. Bất bình đẳng cơ hội là một thí dụ hay:
chúng ta hầu như chẳng bao giờ nghĩ về nó như sự mở rộng quá các
biên giới của một nhà nước-quốc gia. Bất bình đẳng toàn cầu về cơ
hội, mà chúng ta thảo luận trong tiết đoạn tiếp, đã ít được nhắc tới
đến mức ngay cả từ ngữ là thuật ngữ mới. Nhưng cũng có những
trường hợp khác, nhiều trong số chúng liên kết với di cư. Hãy xem
xét quá trình tư nhân hóa trong các nước nguyên-cộng sản, đặc biệt
ở Nga, nơi quá trình này là rộng rãi nhất và có lẽ tham nhũng nhất.
Lúc đó, một lý lẽ chủ chốt cho lợi ích của tư nhân hóa nhanh, cho dù
bất công hay tham nhũng, từ quan điểm hiệu quả, đã là thực sự
không quan trọng các tài sản được bán cho ai và với giá bao nhiêu.
Chắc chắn, lý lẽ tiếp tục, sẽ có các hậu quả phân phối về ai được lợi
từ các tài sản rẻ (một số người sẽ trở nên vô cùng giàu, còn nhiều
người khác sẽ không được gì cả), nhưng sẽ không có các hệ lụy dài
hạn cho tính hiệu quả kinh tế. Vì sao không? Bởi vì nếu tài sản thực
tế được biếu không cho những người không biết làm gì với chúng,
những người đó sẽ có một khuyến khích để bán nhanh tài sản đó
cho các nhà khởi nghiệp “thật” mà biết quản lý chúng thế nào. Lý lẽ
này đã phù hợp với Định lý Coase, tuyên bố rằng chúng ta có thể
tách các vấn đề tính hiệu quả kinh tế khỏi các vấn đề công bằng
phân phối, về bản chất bằng việc giao phó cái sau cho một lĩnh vực
bên ngoài chính sách kinh tế.
Hơn nữa, ngay trước khi các ông trùm mới bán các tài sản—tức
là, ngay khi họ được biếu chúng—họ sẽ có một khuyến khích để
thúc đẩy mạnh cho luật trị (rule of law). Kết luận này đã có vẻ hiển
nhiên. Cho dù sự tư nhân hóa được tiến hành theo kiểu vô pháp luật
và không minh bạch nhất, các tỷ phú mới sẽ, giống các trùm tư bản
cướp bóc (robber baron) ở Hoa Kỳ, đòi luật trị và các quyền tài sản
nhằm để bảo vệ của cải mới kiếm được của họ. Như thế, dù vòng
đầu tiên của tư nhân hóa đã diễn ra tồi đến thế nào, cả tính hiệu quả
kinh tế lẫn các quyền tài sản cần cho tính hiệu quả động (tức là, tính
hiệu quả kinh tế cho một thời kỳ dài hơn) sẽ không bị thiệt hại. Tất
cả mọi thứ sẽ được giải quyết như trong thế giới tốt nhất trong số

137
các thế giới có thể. Quan điểm này đã mách bảo các nhà hoạch định
chính sách và các nhà kinh tế học tự do (liberal) ở Nga, Ukraine, và
phương Tây trong giữa-những năm 1990.
Nhưng nó đã sai ít nhất theo hai cách quan trọng. Thứ nhất, nó
đã coi thường các vấn đề phân phối bằng việc đơn giản giả thiết
chúng là các vấn đề chính trị hay xã hội mà có thể được tách gọn
ghẽ khỏi các vấn đề kinh tế. Tuy vậy, một khi các quy tắc bị phá vỡ
theo một cách quá xá và bất công như vậy, các tác động kéo dài cả
về mặt chính trị và về mặt kinh tế. Có sự cám dỗ để lại phá vỡ các
quy tắc và để chiếm các tài sản một thời bị đánh cắp, hay để trao
chúng cho những người khác. Như thế việc tin rằng người ta có thể
bỏ sự phân phối ra ngoài kinh tế học đã là sai.
Nhưng có một vấn đề thứ hai quan tâm đến chúng ta ở đây, và
vấn đề đó nảy sinh bởi vì các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định
chính sách đã không tính đến toàn cầu hóa. Quan điểm rằng các
trùm tư bản ăn cướp có thể đòi luật trị và sự bảo vệ các quyền tài
sản một khi họ kiếm được tài sản có vẻ hợp lý—chừng nào chúng
ta cho rằng không có toàn cầu hóa. Nhưng với toàn cầu hóa, không
cần thiết để đấu tranh cho luật trị trong nước của chính người ta.
Một phương án là để lấy tất cả tiền và chạy sang London hay New
York, nơi luật trị đã tồn tại rồi và nơi chẳng ai sẽ hỏi tiền đến từ
đâu. Một số nhà tài phiệt từ Nga, và ngày càng từ Trung Quốc, đang
đi con đường này. Là hoàn toàn có ý nghĩa từ quan điểm cá nhân.
Và nó cũng cho thấy tư duy kinh tế của chúng ta không bắt kịp thực
tế kinh tế đến thế nào. Trong thế kỷ thứ mười chín, các gia đình như
gia đình Rockefeller đã bênh vực các quyền tài sản ở Hoa Kỳ bởi vì
đã có ít chỗ khác nơi họ đã có thể đi và cất giấu tiền của họ. Bài học
ở đây là các lý thuyết mà đã có thể trên nguyên tắc hoạt động khi
chúng ta coi nhà nước-quốc gia như khung khổ của chúng ta, như
chúng ta thường ngầm làm vậy, có thể không áp dụng được cho một
thế giới nơi các chuyển động vốn là hầu như hoàn toàn tự do và khó
để kiểm soát, và nơi những người giàu có thể dễ dàng chuyển từ
một khu vực tài phán sang khu vực khác—đặc biệt, sang một khu
vực quyền tài phán nơi các quy tắc cho di cư ủng hộ những người
giàu.

138
Bất bình đẳng toàn cầu về cơ hội. Chính sự tồn tại của một phần
thưởng tư cách công dân lớn cho biết rằng hiện thời không có cái
như sự bình đẳng toàn cầu về cơ hội: rất nhiều thu nhập của chúng
ta phụ thuộc vào sự tình cờ về sinh đẻ. Chúng ta có nên cố gắng khắc
phục tình hình này? Hay chúng ta nên thừa nhận rằng sự truy tìm
bình đẳng cơ hội chấm dứt tại các đường biên giới quốc gia? Ne plus
ultra (điểm tột cùng) của nhà nước-quốc gia? Đấy là một câu hỏi mà
về nó các nhà triết học chính trị đã nghĩ nhiều hơn các nhà kinh tế
học. Một số người, đi theo John Rawls và Law of Peoples [Luật của
các Dân tộc] (1999) của ông, tin rằng bình đẳng cơ hội toàn cầu
không phải là một vấn đề quan trọng và rằng mọi lý lẽ ủng hộ nó
mâu thuẫn với quyền tự-quyết quốc gia. Các sự khác biệt về của cải
và cơ hội giữa các nước được xem như sản phẩm của các sự khác
biệt về lựa chọn được các quốc gia đưa ra: nhân dân trong một số
quốc gia, theo Rawls, quyết định để làm việc và tiết kiệm nhiều hơn;
nhân dân trong các quốc gia khác quyết định làm việc và tiết kiệm
ít hơn: “nếu [một dân tộc] không thỏa mãn [với của cải của nó] nó
có thể tiếp tục tăng các khoản tiết kiệm hay … vay từ các thành viên
khác của Xã hội của các Dân tộc” (p. 114).18 Những dân tộc nghèo
hơn không có quyền đòi hỏi nào về thu nhập hay của cải của những
dân tộc giàu hơn. Các quyền đòi hỏi của họ không thể là một vấn đề
công lý (theo Rawls và các nhà theo thuyết chủ quyền quốc gia
[statist] khác). Nếu họ thực sự có thể đưa ra một đòi hỏi về thu nhập
của các xã hội giàu hơn, dù về mặt tái phân phối hay qua một quyền
để di chuyển đến đó, thì chúng ta sẽ vấp phải một vấn đề rủi ro đạo
đức, nơi dân tộc nào đó sẽ đưa ra những lựa chọn tập thể vô trách
nhiệm và sau đó yêu cầu chia sẻ thu nhập kiếm được bởi các dân
tộc mà thận trọng hơn hay đưa ra các quyết định tốt hơn. Sự tự-
quyết quốc gia, tức là, các quyết định được đưa ra bởi một nhóm
người chia sẻ một tư cách công dân, sẽ là vô nghĩa trong trường
hợp này.19
Có thể lý lẽ thêm rằng sự nỗ lực (mà chúng ta không thể quan
sát) là không như nhau ngang các nước (tức là, ngang các cá nhân
sống ở các nước khác nhau). Nếu nhân dân sống trong các nước
giàu dồn nỗ lực lớn hơn nỗ lực của nhân dân trong các nước nghèo,
thì khoảng cách quan sát được về thu nhập không hoàn toàn (hay

139
có lẽ không chút nào) là do những sự khác biệt về hoàn cảnh của họ
và như thế không thể được xem là một rent.
Tuy vậy, lý lẽ nỗ lực không mang mấy trọng lượng kinh nghiệm
vì ít nhất hai lý do. Thứ nhất, chúng ta biết rằng số giờ làm việc, dù
sao đi nữa, là nhiều hơn ở các nước nghèo, và thứ hai, khi chúng ta
so sánh cùng các nghề mà gồm cùng lượng nỗ lực, chúng ta vẫn tìm
thấy những sự khác biệt rất lớn về tiền lương thực tế trong các
nước khác nhau.20 Sử dụng dữ liệu chi tiết từ khảo sát UBS (2009)
về tiền lương nghề nghiệp trong các thành phố lớn của thế giới,
chúng ta có thể dễ dàng so sánh tiền lương của những người lao
động trong các nghề khác nhau (cả tiền lương danh nghĩa [dollar]
và thực tế [điều chỉnh cho mức giá trong nước]). Hãy xét ba nghề
với các mức kỹ năng tăng lên—công nhân xây dựng, công nhân
công nghiệp có kỹ năng, và kỹ sư—trong năm thành phố, hai thành
phố giàu (New York và London) và ba thành phố nghèo (Bắc Kinh,
Lagos, và Delhi). Khoảng cách tiền lương theo giờ thực tế (tức là,
trên đơn vị nỗ lực) giữa các thành phố giàu và nghèo là 11 trên 1
cho công nhân xây dựng, 6 trên 1 cho công nhân có kỹ năng, và 3
trên 1 cho kỹ sư (Milanovic 2012a). Như thế lý lẽ rằng người dân
trong các nước giàu được trả công nhiều hơn bởi vì họ làm việc
nhiều hơn, tôi nghĩ, có thể bị bác bỏ một cách đúng đắn.21
Nhưng còn lý lẽ quyền tự quyết quốc gia, mà quả thực nghiêm
trọng hơn, thì sao? Việc chuyển lý lẽ này từ mức các quốc gia bên
trong thế giới quay lại mức các gia đình riêng rẽ bên trong nhà
nước-quốc gia, lý lẽ này trông rất giống các lý lẽ được dùng chống
lại sự tái phân phối bên trong các quốc gia. Có một sự đối xứng giữa
(A) các gia đình versus quốc gia trong các thảo luận về bình đẳng
cơ hội bên trong một nhà nước-quốc gia, và (B) các quốc gia versus
thế giới trong các thảo luận về bình đẳng cơ hội toàn cầu. Một lập
trường bảo thủ cho rằng trong trường hợp của cả (A) và (B), các sự
chuyển giao giữa thế hệ (intergenerational transfer) của của cải
kiếm được một cách tập thể là một thứ tốt cho dù chúng làm giảm
bình đẳng cơ hội: là có thể chấp nhận được cho các gia đình để
chuyển của cải và các lợi thế của chúng giữa các thế hệ, và cũng là
có thể chấp nhận được cho các quốc gia để chuyển của cải bên trong
quốc gia và không tái phân phối nó cho các quốc gia nghèo hơn.
“Những người cosmopolitan (theo chủ nghĩa thế giới)” cũng giữ

140
một lập trường nhất quán: họ bác bỏ các đòi hỏi để cho phép sự
chuyển của cải bên trong các gia đình (trường hợp A) và bên trong
các quốc gia (trường hợp B), cho rằng là quan trọng hơn, ở cả hai
mức, để đảm bảo bình đẳng cơ hội. Những người khác, như Rawls,
giữ lập trường “trung gian” khó, mà trong trường hợp (A) sự
chuyển các lợi thế do gia đình kiếm được ngang các thế hệ là không
đáng mong muốn (đó là vì sao Rawls và hầu hết những người tự do
(liberal) ủng hộ các thuế thừa kế cao), nhưng trong trường hợp (B)
việc chuyển lợi thế kiếm được về mặt quốc gia ngang các thế hệ [của
cùng quốc gia đó] là có thể chấp nhận được.
Trong lập trường trung gian, là cần thiết để cho rằng có cái gì đó
căn bản là độc nhất về một quốc gia (trong quan hệ với phần còn lại
của thế giới) mà thiếu trong một gia đình (trong quan hệ với các gia
đình khác của cùng nhà nước-quốc gia). Các lý lẽ chống lại bình
đẳng cơ hội toàn cầu phải được hiệu chỉnh rất cẩn trọng để chứng
minh rằng bình đẳng cơ hội là một thứ tốt chừng nào chúng ta nói
về một nhà nước-quốc gia duy nhất nhưng trở thành một thứ xấu
khi chúng ta vượt qua các đường biên giới. Simon Caney (2002)
trình bày một lý lẽ như vậy về mặt “giới hạn lãnh địa (domain
restriction)” ngầm của Rawls: các quyền dân sự và chính trị và công
lý phân phối (distributive justice) áp dụng cho lãnh địa trong nước,
nhưng không cho các vấn đề quốc tế. Tuy vậy, là không hiển nhiên
vì sao phải vậy. Gần một thế kỷ trước, nhà kinh tế học Anh Edwin
Cannan, trong thảo luận của ông về bàn tay vô hình của Adam
Smith, đã hỏi câu hỏi này: “nếu … quả thực, là đúng rằng có một sự
trùng hợp tự nhiên giữa tư-lợi và lợi ích chung, thì vì sao … sự trùng
hợp này không mở rộng, như các quá trình kinh tế mở rộng, ngang
các đường biên giới quốc gia?”22
Để duy trì lập trường của Rawls, người ta cũng phải cho thấy
rằng sự tự quyết quốc gia đóng một vai trò khác cơ bản hơn “sự tự-
quyết” cá nhân, tức là, ý chí tự do của một người, đóng. Vì quả thực
Rawls đã không đưa ra lời khẳng định nào rằng sự tái phân phối
bên trong nhà nước-quốc gia có thể tạo ra một vấn đề rủi ro đạo
đức bởi vì những người nghèo có thể chọn không làm việc trong
Theory of Justice (Lý thuyết Công lý) của ông, nhưng sau đó trong
The Law of Peoples ông viện dẫn một cách tán thành đến một khẳng
định hầu như giống hệt để gạt bỏ lý lẽ cho sự tái phân phối giữa các

141
quốc gia. Có một sự căng thẳng không được giải quyết giữa Theory
of Justice của Rawls, nơi, bên trong một nhà nước-quốc gia, các lý lẽ
chống lại bình đẳng cơ hội bị bác bỏ qua sự sáng chế tài tình của
bức màn vô minh (veil of ignorance), và Law of Peoples của ông, nơi
các lý lẽ rất giống chống lại bình đẳng cơ hội giữa các công dân toàn
cầu lại được xem là hợp lệ. Để trích Rawls từ Theory of Justice
(1971, 100–101): “nguyên tắc là các sự bất bình đẳng không xứng
đáng cần được bồi thường, và vì các sự bất bình đẳng về dòng dõi
và sự thiên phú (natural endowment) là không xứng đáng, các sự
bất bình đẳng này phải được bù đắp.” Nhưng rõ ràng, đối với Rawls,
nguyên tắc này không có hiệu lực toàn cầu.
Các nhà triết học chính trị khác, như Thomas Pogge (1994),
Charles Beitz (1999), Peter Singer (2004), và Darrel Moellendorf
(2009), tin rằng trong một thế giới tương thuộc lẫn nhau, các sự
khác biệt lớn về các cơ hội sống giữa các quốc gia không được chấp
nhận một cách nhẹ nhàng. Nếu các quốc gia liên kết với nhau, và
các mối quan hệ giữa các cá nhân từ các quốc gia khác nhau không
đơn giản được hòa giải bởi các nhà nước của họ mà bởi bản thân
các cá nhân, thì một khế ước xã hội ngầm tồn tại giữa các công dân
của thế giới. Nó có thể không rõ như khế ước tồn tại giữa các công
dân của một nước duy nhất những người bàu ra và chia sẻ một
chính phủ, nhưng đấy chỉ là một sự khác biệt về mức độ, không phải
về thể loại.
Một cách có lẽ khác để xem xét công lý phân phối toàn cầu là qua
một định nghĩa linh hoạt và mở hơn nhiều về tư cách công dân được
đề xuất bởi học giả pháp lý Ayelet Shachar trong The Birthright
Lottery [Xổ số Quyền gắn với sự Sinh] (2009). Nếu tư cách công dân
được định nghĩa theo nghĩa rộng, như trong khái niệm jus nexi (theo
liên hệ) của Shachar, ý tưởng rằng tư cách công dân phải được ban
cho tất cả những người mà có thể chứng minh sự liên hệ
(connectedness) xã hội thật với một chính thể, và/hoặc nếu di cư
từ các nước nghèo sang các nước giàu trở nên dễ hơn, thì phần
thưởng tư cách công dân sẽ từ từ xói mòn và mất sự nổi bật nó có
hiện nay.23
Nhưng sự xói mòn này cũng có thể xảy ra qua quá trình toàn cầu
hóa nếu các tỷ lệ tăng trưởng cao được tiếp tục giữa các nước
nghèo, đông dân dẫn đến một sự giảm về những sự khác biệt thu

142
nhập trung bình giữa các quốc gia nghèo và giàu, như thế làm giảm
tầm quan trọng của thành phần vị trí của bất bình đẳng toàn cầu.
Nếu Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, châu Âu, Brazil, Nga, và Nigeria tất
cả đều kết thúc có khoảng cùng thu nhập trung bình, thì không chỉ
bất bình đẳng toàn cầu sẽ giảm, mà yếu tố vị trí cũng sẽ ít quan
trọng hơn, và rent tư cách công dân sẽ trở nên thấp hơn nhiều. Như
chúng ta sẽ thấy trong Chương 4, quá trình này có thể xảy ra trong
thế kỷ thứ hai mươi mốt.
Về cơ bản, nếu các lực hội tụ kinh tế và di cư là đủ mạnh, rent tư
cách công dân sẽ giảm bớt. Nhưng chúng ta có thể kỳ vọng di cư
đóng một vai trò quan trọng nếu những cản trở đối với di cư đang
trở nên cao hơn bao giờ hết?

Di cư và các bức Tường


Có một mâu thuẫn cơ bản ở tâm của toàn cầu hóa như nó tồn tại
ngày nay. Theo nghĩa rộng nhất của nó, toàn cầu hóa ngụ ý sự
chuyển động trơn tru của các nhân tố sản xuất, hàng hóa, công
nghệ, và các ý tưởng ngang thế giới. Nhưng trong khi điều này là
đúng cho vốn, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, và thậm chí ngày
càng cho trao đổi về dịch vụ, nó không đúng cho lao động. Số lượng
người di cư toàn cầu, được đo như một phần của dân số thế giới, đã
không tăng lên giữa 1980 và 2000 (Özden et al. 2011). Chúng tôi
vẫn chưa có dữ liệu đầy đủ về sự tăng gần đây về di cư và không
biết nếu dòng di cư sẽ giảm bớt hay nếu các con số cao hơn là một
bình thường mới. Nhưng chúng ta thường dưới ấn tượng rằng di
cư đã tăng lên đầy kịch tính một phần bởi vì thế giới đang trở nên
đóng hơn hay thù địch hơn với di cư. Như thế, một số cho trước của
những người di cư đơn giản thu hút nhiều sự chú ý hơn. Đồng thời,
số tiềm năng của những người di cư đã tăng lên do hiểu biết tốt hơn
về các sự khác biệt về thu nhập giữa các quốc gia. Sự căng thẳng
này là dễ thấy nhất ở châu Âu, mà có thời gian rất khó khăn để hấp
thu nhiều người di cư hơn và vẫn bị phơi ra cho áp lực không ngớt
từ các vùng nghèo hơn bao quanh nó, cả từ phía đông (các nước
cộng hòa Soviet trước đây và các nước Balkan) và phía nam (các
nước Arab và châu Phi hạ-Sahara).

143
Hình 3.5 nêu bật các chỗ trên thế giới nơi có các rào cản vật lý
đối với sự chuyển động của con người: các bức tường, các hàng rào,
và các bãi mìn. (Bản đồ được hoàn tất ngay trước sự tăng di cư đột
ngột vào châu Âu trong mùa hè 2015 và sự dựng lên nhiều hàng rào
biên giới mới.) Trong hầu như tất cả các trường hợp, các rào cản
tương ứng với các chỗ nơi thế giới nghèo và thế giới giàu ở gần
nhau về mặt địa lý. Nói cách khác, khi chúng ta ngó tới các nước tiếp
giáp nhau (trên đất liền hay ngang qua mặt nước) và có những sự
khác biệt lớn về thu nhập, chúng ta tìm thấy các chỗ với các rào cản
lớn nhất cho sự di cư.
Hãy xem xét tám vị trí được thấy trong Hình 3.5. Hàng rào giữa
Hoa Kỳ và Mexico chạy dọc 650 dặm trong tổng số biên giới trên bộ
dài gần 2.000 dặm. Sườn Địa trung hải của nam châu Âu được “bảo
vệ” bởi một hoạt động tựa-quân sự được gọi là Frontex, gồm một
hạm đội của các tàu tuần tra nhỏ được cho là để chặn và gửi trả
những người di cư về châu Phi, hoặc nếu họ từ chối quay về, để đưa
họ vào các trại nơi những người muốn di cư thường sống dưới các
điều kiện rất khó khăn (để nói nghẹ đi). Bức tường giữa Israel và
Palestine đã được dựng lên vì các lý do chính trị, nhưng cả kinh tế:
tỷ lệ về thu nhập trung bình giữa một người Israeli và một người
Palestinian (dân cư của Bờ Tây hay Gaza), theo các khảo sát hộ gia
đình, là 10 trên 1.24 Cùng sự kết hợp của các lý do (chính trị và kinh
tế) thúc đẩy bức tường của Arabia Saudi trên biên giới với Yemen.
Bắc và Nam Hàn bị chia cắt bởi các bãi mìn, vì các lý do chính trị.
Nhưng các khoảng cách mà ban đầu là chính trị đã kết thúc tạo ra
các khoảng cách kinh tế khổng lồ. Chúng tôi không biết thu nhập
trung bình ở Bắc Triều Tiên là bao nhiêu, nhưng chắc không lớn
hơn một phần mười thu nhập của Nam Hàn. Eo biển Malacca, nơi
Indonesia và Malaysia gần nhau nhất, được tuần tra bởi các tàu
thuyền mà mục tiêu của chúng là ngăn chặn sự di chuyển của lao
động Indonesia tới Malaysia—tuy nhiên, khoảng 400.000 người
Indonesia đang làm việc ở Malaysia. Còn một bức tường hay hàng
rào khác nữa trong chuỗi u sầu của chúng ta được xây dựng giữa
Ấn Độ và Bangladesh (kéo dài hơn 2.000 kilomet, và một phần chạy
trên mặt nước). Mặc dù khoảng cách thu nhập giữa hai nước này
không rộng như trong các trường hợp khác, khoảng cách có tồn tại
(lên đến khoảng 50 phần trăm, theo các khảo sát hộ gia đình, hay
hai trên một, theo GDP trên đầu người); ngoài ra, sự giống nhau sắc

144
tộc và tôn giáo giữa Bangladesh (Đông Bengal trước kia) và Tây
Bengal ở Ấn Độ giúp nuôi một dòng liên tục của những người di cư
vào Ấn Độ. Bức tường được xây dựng với mục đích rõ ràng để chặn
dòng di cư này.

HÌNH 3.5. Các bức tường, hàng rào, và bãi mìn giữa các nước
Bản đồ này cho thấy các chỗ trên thế giới nơi các đường biên giới giữa một hay
vài nhà nước lân cận bị kiểm soát chặt chẽ hay làm cho khó khăn để đi qua bằng
việc dựng lên các rào cản (các bức tường, các bãi mìn, hay các hàng rào). Các
chướng ngại này tồn tại tại ở những chỗ nơi có những sự khác biệt rất lớn về thu
nhập trung bình giữa các nhà nước lân cận. Xem văn bản cho sự thảo luận về các
vị trí.

145
Bulgaria gần đây đã bắt đầu xây dựng một bức tường trên biên
giới của nó với Thổ Nhĩ Kỳ. Động cơ thúc đẩy chính của nó là để
chặn dòng chảy của những người di cư Syria vào Liên Âu. Mặc dù
Bulgaria không phải là một thành viên của khu vực Schengen, nó là
một thành viên của EU, và một khi những người tỵ nạn Syria ở bên
trong EU, họ có thể hy vọng di cư từ Bulgaria sang các phần khác
của châu Âu.25 Như thế, giống Tây Ban Nha và Italy ở miền nam,
Bulgaria và Hy Lạp ở đông nam là “phần dễ bị tổn thương” của châu
Âu, nơi nhu cầu cho sự kiểm soát biên giới là lớn nhất.
Khi những cách thô bạo nhất để chặn sự di cư về mặt vật lý ngày
nay đang trở nên phổ biến hơn, chúng ta phải hỏi liệu vấn đề này
có thể được giải quyết, hay chí ít được đề cập đến theo cách tốt hơn
thế giới đang làm bây giờ.

Làm sao để Hòa giải sự Di cư với sự không Sẵn lòng


Mở Biên giới

Có bốn đặc điểm sơ đẳng của sự di cư phải được nói rõ ngay từ


đầu, mỗi trong số đó gồm một sự căng thẳng loại nào đó. Thứ nhất,
có một sự căng thẳng giữa quyền của các công dân để rời bỏ nước
của chính họ và sự thiếu quyền của người dân để di chuyển đến bất
cứ đâu họ thấy hợp. Thứ hai, có một sự căng thẳng giữa hai khía
cạnh toàn cầu hóa: một khía cạnh cổ vũ sự di chuyển tự do của tất
cả các nhân tố sản xuất, hàng hóa, công nghệ, và các ý tưởng, và một
khía cạnh khác hạn chế nghiêm ngặt quyền di chuyển của lao động.
Thứ ba, có một sự căng thẳng giữa nguyên tắc kinh tế về tối đa hóa
thu nhập, mà giả định trước năng lực của các cá nhân để đưa ra các
quyết định tự do về họ dùng lao động và vốn của họ ở đâu và như
thế nào, và sự áp dụng nguyên tắc đó chỉ bên trong các nhà nước-
quốc gia riêng biệt, chứ không phải trên toàn cầu. Trên một mức
trừu tượng, chúng ta biết rằng sự tối đa hóa thu nhập trong riêng
mỗi nhà nước-quốc gia không thể dẫn tới sự tối đa hóa thu nhập
toàn cầu, hơn chút nào sự tối đa hóa thu nhập bên trong riêng mỗi
thành phố (với dân số cố định) sẽ dẫn đến sự tối đa hóa thu nhập

146
quốc gia tổng thể. Như thế phải cung cấp một sự biện minh cho việc
tin rằng một sự xa rời khỏi nguyên lý tối đa hóa thu nhập toàn cầu
là có thể biện minh được. Thứ tư, có một sự căng thẳng giữa khái
niệm về phát triển mà nhấn mạnh sự phát triển của người dân bên
trong các nước riêng của họ và một khái niệm rộng hơn về phát
triển tập trung vào sự cải thiện vị trí của một cá nhân bất chấp
người đó sống ở đâu.
Tuy vậy, chúng ta cần bác bỏ một ngụy biện trước khi chúng ta
tiếp tục thảo luận bốn sự căng thẳng này. Sự ngụy biện này là quan
điểm rằng việc giảm nghèo tuyệt đối khắp thế giới bằng cách nào
đó sẽ làm giảm nhẹ hay thậm chí loại bỏ các căng thẳng này. Simon
Kuznets đã bác bỏ ý tưởng này từ lâu (trong năm 1954). Các khoảng
cách khổng lồ về thu nhập và tiêu chuẩn sống giữa, chẳng hạn, một
người New York và một thành viên của một bộ lạc ở Amazon làm
cho bất kể sự tiếp xúc và sự so sánh có ý nghĩa nào về lối sống giữa
họ là không thể. Nhưng các khoảng cách lớn về thu nhập, tức là các
khoảng cách thu nhập nhỏ hơn cái chúng ta gọi là “khổng lồ” trong
câu trước, giữa những người thuộc cùng giới văn minh và tương tác
với nhau—mà ngày nay trên thực tế gồm tất cả mọi người trên thế
giới—làm cho các căng thẳng chính trị tồi tệ hơn: “Vì chính chỉ bằng
sự tiếp xúc mà sự công nhận và sự căng thẳng được tạo ra … việc
làm giảm sự bần cùng thể xác [trong các nước kém phát triển] …
cho phép một sự tăng hơn là một sự giảm bớt các căng thẳng chính
trị” (Kuznets [1958] 1965, 173–174). Nói cách khác, điểm nơi bốn
sự căng thẳng là gay gắt nhất không phải là trong quá khứ, khi các
sự khác biệt thu nhập đã lớn nhất, và sẽ có lẽ không phải trong
tương lai, khi chúng ta kỳ vọng rằng chúng có thể giảm bớt, mà
chính xác là … bây giờ.
Tôi sẽ chỉ thảo luận ngắn gọn bốn sự căng thẳng. Sự căng thẳng
thứ nhất (quyền con người để di cư) một cách đúng đắn thuộc về
triết học chính trị, cho nên chúng ta sẽ không xem xét thêm nó ở
đây.26 Đối với các nhà kinh tế học, chỉ quan trọng để biết rằng nó
tồn tại. Sự căng thẳng thứ hai (toàn cầu hóa và di cư) đi vào cốt lõi
của việc chúng ta định nghĩa toàn cầu hóa như thế nào và liệu
những đặc điểm nào đó thuộc về nó một cách tự nhiên mà có thể
được thực hiện hay bị loại trừ khỏi nó.

147
Sự căng thẳng thứ ba (sự tối đa hóa thu nhập và sự di cư) đã
được Pritchett (2006, 95) và Hanson (2010) đề cập rất kỹ. Pritchett
đưa ra một sự tương tự hữu ích giữa buôn bán hàng hóa và sự di
chuyển của người dân. Cách tiếp cận chuẩn trong kinh tế học là
không phải để cấm buôn bán vì sợ rằng nó có thể có những hệ quả
độc hại cho một nhóm những người lao động, mà để cho phép buôn
bán tự do trên cơ sở rằng nó sẽ dẫn đến sự tối đa hóa tổng thu nhập,
và sau đó trong một bước sửa chữa, thứ hai để xem xét những sự
chuyển giao để làm nhẹ bớt bất kể tác động tiêu cực nào của thương
mại lên một số người lao động. Pritchett hỏi một cách đúng đắn vì
sao cùng cách tiếp cận không áp dụng cho lao động: cho phép sự di
cư trước tiên và sau đó giải quyết các tác động tiêu cực có thể của
nó (thí dụ lên những người lao động bản địa mà tiền lương của họ
bị giảm bởi dòng chảy vào của những người di cư). Rõ ràng có một
sự không nhất quán giữa các chính sách thương mại và chính sách
di cư mà có thể được giải thích chỉ nếu có một giả thiết trước không
được nói rõ là sự tối đa hóa thu nhập xảy ra dưới ràng buộc rằng
một nhóm người (tức là, một nhà nước-quốc gia) là một thứ cho
trước và không thể được thay đổi bởi các dòng chảy vào từ bên
ngoài.27
Sự căng thẳng thứ tư, liên quan đến các khái niệm về phát triển,
hiếm khi được các nhà kinh tế học đề cập đến. Các ngoại lệ tôi biết
là Frenkel (1942), người có thể đã là một trong những người khởi
xướng dòng tư duy này, và gần đây hơn là Pritchett (2006), người
viết: “có hai cách khả dĩ để giảm nghèo toàn cầu: sự di cư, và việc
tăng tiền lương của người dân trong khi họ ở đất nước quê hương
họ. Vì sao chỉ một trong số đó được tính như ‘sự phát triển’?” (p.
87).
Bây giờ hãy để chúng ta xem xét vài con số. Được ước lượng rằng
số lượng khắp thế giới, hay số, của những người di cư (được định
nghĩa như những người không sinh ra trong nước nơi họ cư trú)
hiện tại là khoảng 230 triệu người, hay chỉ hơn 3 phần trăm dân số
thế giới.28 Con số này là giữa dân số của Indonesia và Brazil, các
nước đông dân thứ tư và thứ năm trên thế giới một cách tương ứng.
(Như thế nếu giả như những người di cư tạo ra nước riêng của họ,
chẳng hạn, nước Migratia, nó sẽ là nước đông dân thứ năm trên thế
giới.) Khoảng một phần mười của con số đó, tuy vậy, là một kiểu

148
người di cư đặc biệt mà, sau khi sự tan rã của Liên Xô, tình cờ đang
sống trong một nước cộng hòa—bây giờ là một quốc gia độc lập—
khác với nước cộng hòa trong đó họ đã sinh ra. Sự di cư nội bộ như
thế đã hóa thành sự di cư quốc tế.
Số lượng người di cư đã tăng với một tỷ lệ trung bình hàng năm
1,2 phần trăm giữa 1990 và 2000 và sau đó đã tăng tốc lên 2,2 phần
trăm hàng năm trong thời kỳ từ 2000 (đến 2013, năm cuối cùng mà
dữ liệu LHQ là sẵn có). Con số cuối cùng này là khoảng hai lần tỷ lệ
tăng trưởng dân số thế giới; như thế, số những người di cư như
phần của dân số thế giới đã tăng lên (quả thực, nó đã tăng từ 2,8
phần trăm trong 2000 lên 3,2 phần trăm trong năm 2013). Nhu cầu
bị dồn nén cho di cư là nhiều lần lớn hơn tỷ lệ thực tế. Theo các
khảo sát Gallup được tiến hành từ 2008, khoảng 700 triệu người
(10 phần trăm dân số thế giới, hay 13 phần trăm của những người
lớn) muốn chuyển sang một nước khác.29 Vì thế, số lượng tiềm
năng của những người di cư là 16 phần trăm dân số thế giới, so với
số lượng thực tế 3 phần trăm (tôi giả thiết rằng những người di cư
thực này sẽ muốn ở lại các nước họ đã di cư tới). Để có một ý tưởng
tốt hơn về điều này có nghĩa là gì, hãy xét rằng tỷ lệ toàn thể của
những người di cư trên thế giới như một toàn bộ hiện thời là tương
tự như tỷ lệ tại Phần Lan (ít hơn 3 phần trăm); nhưng nếu giả như
tất cả những người di cư tiềm năng chuyển đi, thế giới sẽ trông
giống Hoa Kỳ hay Tây Ban Nha hơn (với khoảng 15 phần trăm
người di cư trong dân số). Rõ ràng khoảng cách giữa hai tình huống
là khổng lồ.
Bầu không khí quốc tế hiện thời, đặc biệt trong các nước giàu mà
sẽ là các nước tiếp nhận chính của dòng di cư mới, là không thuận
lợi để xem xét nghiêm túc về làm thế nào để thu hẹp khoảng cách
giữa số thực tế và số tiềm năng của những người di cư. Nhưng
không có sự dỡ bỏ tất cả các rào cản cho sự di cư, có các phương
pháp thực tiễn cho việc thúc đẩy hướng tới quyền tự do di cư lớn
hơn và việc giảm “cú sốc văn hóa” được các nước tiếp nhận trải
nghiệm. Một vấn đề then chốt là sự loại trừ lãnh địa (domain
exclusion), tức là, các quyền và các đặc quyền người ta có thể được
hưởng chỉ nếu người ta là một phần của một cộng đồng được xác
định rõ (lãnh địa). Dưới các điều kiện hiện thời, những người trong
các nước giàu và các chính phủ của họ rất quan tâm đến việc cung

149
cấp sự đối xử ngang bằng (ít nhất, về mặt pháp lý) cho tất cả những
người sống bên trong các đường biên giới nước họ. Đồng thời, họ
phần lớn thờ ơ với sự đối xử đối với những người lao động bên
ngoài các đường biên giới của họ. Sự phân biệt đối xử dựa vào một
sự khác biệt về tư cách công dân hay về cư trú được coi là có thể
chấp nhận được, nhưng một khi một người trở thành một cư dân,
sự phân biệt đối xử bên trong một nhà nước-quốc gia là không thể
chấp nhận được. Thí dụ, sự đối xử vô nhân đạo với những người
lao động nước ngoài trong các nước vùng Vịnh thường bị chỉ trích;
được lưu ý ít thường xuyên hơn là sự đối xử vô nhân đạo mà những
người lao động này đối mặt trong chính nước họ (chủ yếu Sri Lanka,
Ấn Độ, Nepal, và Pakistan). Sự thực rằng họ tiếp tục di cư sang các
nước vùng Vịnh gợi ý rằng họ thấy các điều kiện ở đó, kể cả lượng
tiền họ nhận được, là thuận lợi hơn các điều kiện ở quê nhà. Tôi
biết rằng có nhiều vấn đề về thông tin sai cố ý và nạn buôn người,
và rằng một khi những người lao động đã di cư, họ có thể bị phơi ra
cho sự ngược đãi bất ngờ, như sự chiếm đoạt hộ chiếu, mà biến họ
thành các nô lệ thực sự. Tuy vậy, không chắc rằng, nếu những thói
quen như vậy là phổ biến và cực kỳ tai hại cho những người di cư,
mà thông tin đó lại không lan ra và ngăn cản những người di cư
tương lai.
Nhưng các thực hành có phân biệt đối xử thế nào đi nữa, có thể
lập luận rằng các nước vùng Vịnh bằng việc hoan nghênh hàng loạt
những người lao động nước ngoài như vậy thực sự đang đóng góp
một cách hiệu quả cho việc giảm nghèo thế giới và giảm bất bình
đẳng thế giới (xem Posner and Weyl 2014). Tôi dùng thí dụ này
không phải để cho thấy rằng tôi đích thân chấp thuận về, chẳng hạn,
Qatar, trong việc chuẩn bị để là chủ nhà của Cup bóng đá Thế giới
2022, đối xử với những người lao động nước ngoài của nó như thế
nào (nhiều trong số họ đã chết tại các công trường xây dựng), mà
để cho thấy rằng ngay cả sự đối xử phải thú nhận là rất thô bạo như
vậy có một mặt khác: cải thiện các điều kiện kinh tế cho đa số những
người lao động nước ngoài như vậy và các gia đình của họ ở quê
nhà, và giảm nghèo toàn cầu.
Bằng việc mở rộng, sự đối xử ít thô bạo hơn nhưng vẫn kỳ thị đối
với những người di cư trong các nước giàu có thể thậm chí có các
tác động toàn cầu có ích hơn. Nhưng để thực hiện bước đó, người

150
ta sẽ phải chấp nhận cái có vẻ như một sự thay đổi khổng lồ về chính
sách: Sự đối xử kỳ thị với những người di cư trong các nước tiếp
nhận, và sự đưa vào hai hay ba mức các quyền “tư cách công dân”
de jure (về pháp lý), chí ít trong một thời gian. Hiện tại, tư cách công
dân về lý thuyết thường được xem như một biến nhị phân: có hay
không có. Nếu người ta “có,” thì tất cả các quyền (và các nghĩa vụ)
đi theo. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng; có các vùng xám.
Tại Hoa Kỳ và một số nước thành viên EU, các cư dân hợp pháp
không thể bỏ phiếu, nhưng họ đóng các loại thuế. Cán cân giữa các
quyền và các nghĩa vụ là ít thuận lợi cho họ hơn cho các công dân.
Tuy nhiên, nhiều trong số họ không phản đối, và họ vẫn ở những
nước mới của họ cho dù họ vẫn không là các công dân. Người ta có
thể đi xa hơn và tạo ra những kiểu cư dân mới mà đối với họ cán
cân giữa các quyền và các nghĩa vụ thậm chí còn kém thuận lợi
hơn—nếu việc làm vậy là cái giá người ta cần phải trả cho sự di cư
tăng lên.
Có nhiều sơ đồ theo đó việc này có thể được làm. Vì những người
di cư, hầu như theo định nghĩa, là những người hưởng lợi lớn nhất
của sự di cư, và có thể hình dung được và thậm chí có thể rằng bởi
vì sự di cư nên thu nhập của một số tầng lớp người có thể đi xuống
cả trong các nước gửi đi và nước tiếp nhận, những người di cư có
thể được yêu cầu đóng thuế cao hơn (Freeman 2006). Tiền thu thuế
đó có thể được dùng để giúp những người bị tổn thất vì sự di cư.
Những người di cư có thể bị đánh các khoản thuế để bù lại chi phí
giáo dục của họ đã được chi bởi các nước gửi (với tiền thuế đó
chuyển trả cho các nước gửi). Hoặc có thể được yêu cầu để sống,
vào các khoảng thời gian đều đặn và cho đến một tuổi nào đó, một
số năm cho trước để làm việc trong các nước xuất xứ của họ
(Milanovic 2005). Một thay thế khả dĩ khác có thể là để cho phép
nhiều người lao động tạm thời hơn, một tập quán được Thụy Sĩ
theo đuổi (Pritchett 2006). Quan điểm triệt để nhất được Posner
and Weyl (2014) ủng hộ, họ cho rằng việc cho những người di cư
vào mà sau đó đối mặt với sự phân biệt đối xử, cả ở nơi làm việc và
về mặt các quyền dân sự, như ở Qatar, làm nhiều để làm lợi cho
những người nghèo trên thế giới hơn các chính sách loại trừ của
các nước giàu, mà được biện minh bởi sự bất lực của các nước để
trao cùng bộ các quyền hình thức cho tất cả những người muốn
thành người di cư. Có một sự đánh đổi sắc nét, theo quan điểm của

151
Posner và Weyl, giữa sự cởi mở và các quyền công dân: một chính
sách di cư cởi mở hơn đòi hỏi sự từ chối một số quyền công dân.
Chúng ta có thể tranh luận tính sắc nét của sự đánh đổi, nhưng
chúng ta không thể phủ nhận sự tồn tại của nó.
Nét đặc biệt chung của tất cả các sơ đồ này là, dân cư sinh bản
địa và những người di cư không được đối xử ngang nhau (theo các
quy tắc của nước tiếp nhận) cho ít nhất một giai đoạn của đời của
những người di cư. Nhiều trong số các kịch bản này hiện đang tồn
tại một cách phi chính thức, như trong trường hợp của khoảng 10
triệu người nhập cư không có giấy tờ ở Hoa Kỳ mà, bởi vì địa vị
không ổn định của họ, phải chấp nhận các việc làm lương thấp.
Nhưng sự kỳ thị như vậy không được luật hóa. Trong con mắt của
nhiều người, vì thế nó không tồn tại. Câu hỏi, khi đó, là liệu có tốt
hơn (1) để chấp nhận một sự khác biệt de facto (về thực tế) nhưng
không de jure (về pháp lý) trong sự đối xử giữa dân cư sinh-bản địa
và một phần của những người nhập cư trong khi hạn chế luồng di
cư, hay (2) để cho phép một dòng chảy vào lớn hơn của những
người di cư trong khi đưa vào một sự khác biệt đối xử hợp pháp
giữa những người di cư và những người bản địa.
Từ một quan điểm kinh tế, (2) có vẻ được ưa hơn vì hai lý do.
Thứ nhất, đã được chứng minh bằng tư liệu rằng một sự tăng lên
về di cư đóng góp cho sự tăng lên của GDP toàn cầu và thu nhập của
những người di cư (World Bank 2006). Các tác động kinh tế tiêu
cực lên một số nhóm trong cả nước xuất xứ và nước tiếp nhận là tối
thiểu, và chúng có thể được giải quyết tách biệt, như Pritchett
(2006) gợi ý. (Chúng ta không được quên rằng có một sự bổ sung
về các kỹ năng giữa một số người di cư và dân cư địa phương trong
nước tiếp nhận, dẫn đến những thu nhập cao hơn cho dân cư địa
phương.)30 Thứ hai, chúng ta có thể hoàn toàn chắc chắn rằng
những người di cư sẽ xem sự kỳ thị nhẹ hay sự không đều
(unevenness) về đối xử ở các nước tiếp nhận là thuận lợi hơn việc
ở lại trong các nước xuất xứ của họ bằng việc ngó đến sở thích được
tiết lộ [revealed preference] của họ (để dùng thuật ngữ của Paul
Samuelson): chính sự sẵn sàng để di cư của họ tiết lộ niềm tin của
họ rằng sự di cư sẽ làm tăng phúc lợi của họ.
Các lý lẽ chống lại sự không đều về đối xử vì thế có vẻ yếu. Quả
thực đúng rằng nếu giả như chúng ta sống trong một thế giới khác

152
nơi có sự sẵn sàng lớn hơn nhiều của các dân cư và các chính phủ
trong các nước giàu để chấp nhận ý tưởng về sự di cư tự do của lao
động, giải pháp tốt nhất sẽ chính xác để cho phép sự di cư như vậy
và để đối xử với tất cả cư dân ngang nhau, bất chấp xuất xứ của họ.
Nhưng đấy không phải là thế giới chúng ta cư trú. Chúng ta đối mặt
với ba lựa chọn:

(1) Cho phép sự di chuyển không hạn chế của lao động
và thực thi sự không phân biệt đối xử giữa lao động
trong nước và nước ngoài trong tất cả các nước (bản
thân các nước, tuy vậy, có thể khác nhau về các quy chế
lao động).
(2) Cho phép một mức di cư hạn chế nhưng cao hơn
mức hiện thời đang tồn tại, với các sự khác biệt tương
đối nhẹ được xác định về mặt pháp lý về sự đối xử với
lao động địa phương và nước ngoài.
(3) Giữ luồng của những người di cư ở mức hiện hành
hay thậm chí ở mức thấp hơn và duy trì sự hư cấu về đối
xử bình đẳng với tất cả các cư dân trong khi cho phép
sự đối xử phân biệt de facto đối với “những người bất
hợp pháp.”

Lựa chọn đầu tiên đối với tôi có vẻ không thể đạt được, và lựa
chọn thứ ba—giải pháp hiện thời—là kém về mặt cả tính hiệu quả
(tối đa hóa output) và tính công bằng (giảm nghèo và bất bình đẳng
toàn cầu). Việc di chuyển tới lựa chọn 2, tuy vậy, sẽ đòi hỏi sự sẵn
sàng của các nước giàu để xác định lại tư cách công dân là gì và để
khắc phục công luận hiện thời chống-di cư, và trong một số trường
hợp bài ngoại, một chủ đề mà tôi thảo luận ở cuối Chương 4.31

153
154
4. Bất bình đẳng Toàn cầu trong Thế kỷ Này và Thế
kỷ Tiếp theo

Theo quan điểm của tôi mọi sự kiện kinh tế, dù có bản chất
được biểu diễn bằng các con số hay không, ở trong mối quan
hệ như nguyên nhân và kết quả với nhiều sự kiện khác; và
vì chẳng bao giờ xảy ra rằng tất cả chúng có thể được biểu
diễn bằng những con số, sự áp dụng các phương pháp toán
học chính xác cho các sự kiện mà có thể (được biểu dễn bằng
số) gần như luôn luôn là một sự lãng phí thời gian, trong khi
trong đa số trường hợp nó thực sự gây hiểu lầm.
—ALFRED MARSHALL (1901)

Một Dẫn nhập để Cảnh báo


Khi chuẩn bị cho việc viết chương này tôi đọc hay đọc lại mấy cuốn
sách nổi tiếng trong thời của chúng, thử hình dung hay tiên đoán
những tiến triển kinh tế và chính trị tương lai. Việc đọc những cuốn
sách đó ngày nay (khi rất ít người vẫn đọc chúng) cung cấp cho
chúng ta một truyện cảnh báo. Chúng ta biết rằng các dự đoán kinh
tế thuần túy có khuynh hướng là rất sai.1 Nhưng tôi nghĩ rằng
những thảo luận ít hình thức hơn về các lực chính trị và kinh tế mà
được xem là quan trọng nhất cho việc định hình tương lai sẽ cung
cấp các sự thấu hiểu và phóng chiếu chính xác hơn. Tôi phát hiện
ra rằng đã không phải thế. Tôi ngó tới những cuốn sách được viết
trong ba thời kỳ khác nhau: cuối những năm 1960 và đầu những
năm 1970, thời kỳ trong và ngay sau khủng hoảng dầu 1973, và

155
những năm 1990. Ấn tượng áp đảo không chỉ rằng chúng đã không
tiên đoán hay thậm chí hình dung những tiến triển tương lai quan
trọng nhất, mà rằng chúng bị neo mạnh mẽ vào các niềm tin phổ
biến của thời họ. Các tiên đoán của họ nói chung gồm những sự mở
rộng đơn giản của các xu hướng hiện thời, vài trong số chúng đã
tồn tại trong chỉ năm hay mười năm và nhanh chóng biến mất.
Những cuốn sách của cuối những năm 1960 và đầu những năm
1970 xem thế giới tương lai như bị chi phối hơn bao giừ hết bởi các
công ty kếch xù và các độc quyền mở rộng, và chúng tiên đoán một
hố sâu rộng ra giữa các cổ đông và các nhà quản lý, với những người
sau chiếm thế thượng phong (các thí dụ là The New Industrial State
(Nhà nước Công nghiệp Mới) [1967] của John Kenneth Galbraith,
The World Without Borders (Thế giới Không Biên giới) [1972] của
Lester Brown, và The Coming of Post-Industrial Society (Sự Đến của
Xã hội Hậu-Công nghiệp) [1973] của Daniel Bell). Chúng đều lưu ý
đến những sự giống nhau về địa vị đứng đầu của công nghệ ở cả
Hoa Kỳ và Liên Xô. Chứng cuồng khổng lồ (gigantism) ở Liên Xô đã
có vẻ là một sự đáp lại đối với cùng các đòi hỏi công nghệ quan sát
được ở Hoa Kỳ: sự quản lý các hệ thống phức tạp cần được để vào
tay của những người giỏi nhất và sáng giá nhất, với sự giúp đỡ từ
nhà nước. Các công ty lớn sẽ thắng các công ty nhỏ bởi vì sự tiến bộ
công nghệ được xem như gồm lợi tức tăng lên với quy mô và đòi
hỏi một dân cư có giáo dục hơn, mà chỉ có thể được bảo đảm qua
một nhà nước tích cực hơn. Cách nhìn này về các đòi hỏi do công
nghệ áp đặt (mà là khá Marxist trong bản chất của nó) dẫn các tác
giả đến mặc nhiên công nhận một quá trình hội tụ giữa chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa tư bản. Và quả thực sự truyền bá các hình thức
tổ chức kinh tế dựa vào thị trường hạn chế ở Đông Âu (thí dụ, chủ
nghĩa xã hội thị trường Nam Tư, cải cách khozrashchet [kế toán chi
phí—хозрасчет] Soviet năm 1965, và những cải cách Hungari
1968) đã cho cách nhìn như vậy một liều có vẻ hợp lý. Đồng thời, ở
phương Tây, vai trò của nhà nước trong sự sở hữu, quản lý, và hoạt
động như một nhà môi giới trung thực giữa các nhà sử dụng lao
động và lao động đã chưa bao giờ lớn hơn. Như thế, đã có vẻ cứ như
chủ nghĩa xã hội đang chuyển động hướng tới các thị trường tự do
hơn, và chủ nghĩa tư bản hướng tới một vai trò lớn hơn cho nhà
nước. Quan điểm này về sự hội tụ của hai hệ thống được trình bày
rõ trong các công trình của các nhà tư tưởng lừng danh như Jan

156
Tinbergen (1961) và Andrei Sakharov (1968). Tuy vậy, bây giờ
chúng ta biết rằng sự thay đổi thật xảy ra trong hai mươi năm tiếp
sau đã là hoàn toàn khác. Cuộc cách mạng công nghệ thứ hai làm
cho nhiều công ty kếch xù được cho là không thể phá hủy được trở
nên không thích hợp: chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ, và chủ nghĩa tư
bản chiến thắng đã là một kiểu rất khác với kiểu được hình dung
trong cuối những năm 1960. Không ai đã tiên đoán sự lên của Trung
Quốc. Quả thực, Trung Quốc là đáng chú ý bởi sự vắng mặt của nó
trong những cuốn sách này.2
Những năm 1970, tiếp sau cú sốc dầu và sự tăng giá dầu thực tế
lên bốn lần, đã gây ra toàn bộ một văn liệu liên quan đến sự cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên và các hạn chế đối với sự tăng trưởng (The
Limits to Growth [Các Giới hạn của sự Tăng trưởng], của Donella
Meadows et al., đã là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất thời
đó).3 Một thời kỳ của sự tăng trưởng kinh tế chậm hơn, hầu như
zero ở phương Tây đã gợi ý một cái nhìn ít lạc quan hơn nhiều về
tương lai.4 Sự tăng trưởng vô tận được công nghệ thúc đẩy đã
không còn được dự tính nữa. Không giống thời kỳ trước, đã là thời
khi mọi người cho rằng “nhỏ là đẹp [small is beautiful]” (để trích
tiêu đề của một cuốn sách có ảnh hưởng khác, của Ernest F.
Schumacher, được xuất bản trong năm 1973). Tương lai không còn
có vẻ thuộc về các công ty công nghiệp khổng lồ như IBM, Boeing,
Ford, và Westinghouse nữa. Đã là thời để ca ngợi tính linh hoạt và
quy mô nhỏ của Mittelstand (các nhà chế tác cỡ-vừa) Đức và các
doanh nghiệp gia đình ở Emilia-Romagna, Italy. Sự lên của Nhật
Bản bắt đầu trông như không thể chặn được. Nhưng chẳng ai đã lưu
ý đến Trung Quốc cả. Và tất nhiên sự kết thúc của chủ nghĩa cộng
sản đã chẳng hề được dự kiến chút nào.
Một làn sóng văn liệu mà tôi muốn nhắc đến ở đây là từ những
năm 1990. Nó đã bị chi phối bởi Đồng thuận Washington (một bộ
đơn thuốc chính sách nhấn mạnh sự giải điều tiết [deregulation] và
tư nhân hóa) và sự tiên đoán về “sự cáo chung của lịch sử (end of
history)” (tiêu đề của một bài báo 1989 có ảnh hưởng của Francis
Fukuyama, dẫn đến cuốn sách The End of History and the Last Man
(Sự Cáo chung của Lịch sử và Người Cuối cùng) [1992]). Nhật Bản
đã vẫn có vẻ đang lên, nhưng Trung Quốc đã xuất hiện ngắn như
một vai phụ (cameo). Nhiều cuốn sách đã ca ngợi chủ nghĩa tân tự

157
do (neoliberalism) và tiên đoán sự mở rộng nhanh chóng của nó ra
phần còn lại của thế giới, kể cả Trung Đông. Muộn hơn, cuộc xâm
lăng của Hoa Kỳ vào Iraq được biện minh bởi, giữa các thứ khác,
một lời kêu gọi cho “sự cáo chung của lịch sử.”5 Chiến tranh được
cho là mang lại dân chủ cho Iraq và một cách gián tiếp cho phần còn
lại của thế giới Arab, dẫn đến một sự kết thúc cuộc xung đột khó xử
giữa những người Israeli và những người Palestinian trong các
cuộc thương lượng giữa các đảng dân chủ bây giờ. Những lời tán
tụng sức mạnh Mỹ đã thường xuyên xuất hiện trong những cuốn
sách này. (Thật lý thú, nhiều trong số sách đó được xuất bản ít hơn
một thập niên sau khi Hoa Kỳ được cho là đang trên con đường suy
tàn dài hạn.) Những người không vui với toàn cầu hóa và chiến
thắng của chủ nghĩa tư bản cá nhân chủ nghĩa Anh-Mỹ và “chủ nghĩa
thiển cận [short-termism]” (sự tập trung vào lợi nhuận kinh doanh
ngắn hạn) đã sử dụng Nhật Bản và Đức như các mô hình thay thế
(Todd 1998). Không khủng hoảng tài chính nào được tiên đoán, sự
lên của nhóm các nền kinh tế mới nổi được biết đến như BRICS
(Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi) cũng chẳng được tiên
đoán.
Để khái quát hóa, tất cả các công trình này đã chia sẻ ba kiểu sai
lầm: niềm tin rằng các xu hướng dường như xác đáng nhất vào thời
gian cá biệt sẽ tiếp tục vào tương lai, sự bất lực để tiên đoán các sự
kiện duy nhất đầy kịch tính, và một sự tập trung quá xá vào những
người chơi toàn cầu then chốt, nhất là Hoa Kỳ. Cả ba vấn đề, cho dù
được chẩn đoán chính xác, có vẻ là rất khó để giải quyết.
Sai lầm đầu tiên là chung cho tất cả mọi sự dự đoán, dù là hình
thức và định lượng hay ấn tượng chủ nghĩa. Natura non facit saltum
(Tự nhiên không nhảy [trong tự nhiên các thứ thay đổi từ từ]) là đề
từ cho Principles of Economics (Các Nguyên lý Kinh tế học) của
Alfred Marshall. Các nhà kinh tế học và các nhà khoa học xã hội xem
tương lai như cơ bản gồm cùng chất liệu như cái tạo thành hiện tại
và quá khứ rất gần. Chúng ta chỉ mở rộng các xu hướng nổi bật nhất
của ngày nay vào tương lai. Cái có vẻ là quan trọng nhất đối với
chúng ta hôm nay, tuy vậy, muộn hơn có thể hóa ra là tầm thường.
Nhưng ngay cả việc nhận diện đúng các xu hướng quan trọng không
giải quyết vấn đề tiên đoán bởi vì vấn đề thứ hai, sự bất lực của

158
chúng ta để thấy trước những game-changer (những thứ thay đổi
trò chơi)—các sự kiện lớn gây ra những thay đổi lớn.
Sai lầm thứ hai này theo cách nào đó là một sự mở rộng của sai
lầm thứ nhất. Khi chúng ta tập trung vào sự thay đổi gia tăng, chúng
ta mất khả năng nhìn về các sự kiện kỳ dị mà có thể ảnh hưởng đáng
kể đến các sự kiện thêm nhưng không thể được tiên đoán tốt. Như
thế, cuộc cách mạng Reagan-Thatcher đã là không thể để tiên đoán;
cũng đúng thế về uy thế của Đặng Tiểu Bình và các cải cách Trung
quốc, sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, và
khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chúng ta có thể thấy với nhận thức
muộn màng rằng trong tất cả các trường hợp này các cá nhân (hay
các hiện tượng, trong trường hợp của các khủng hoảng tài chính)
đằng sau những sự thay đổi quan trọng như vậy đã đáp lại các lực
kinh tế xã hội sâu hơn. Nhưng trong khi chúng ta thấy rằng khi nhìn
lại, chúng ta không thể làm vậy trước. Hơn nữa, việc tiên đoán các
sự kiện rời rạc có thể là một dạng của trò bịp. Trong có lẽ 99 trong
số 100 trường hợp, chúng ta chắc có khả năng sai. Và ngay cả trong
1 trường hợp trong số 100 nơi chúng ta tình cờ đúng, giá trị của sự
phỏng đoán đó sẽ được xem như kết quả từ sự ngẫu nhiên thuần
túy nhiều hơn từ bất cứ khả năng thật nào để chiết xuất từ quá khứ
và tiên đoán tương lai. Các sự kiện kỳ dị này sẽ vẫn hoàn toàn bên
ngoài khả năng tiên đoán của chúng ta, hệt như sự xuất hiện của
những con thiên nga đen, như được đại chúng hóa trong cuốn sách
gần đây The Black Swan [Thiên Nga Đen] (2007) của Nassim Taleb.
Và vì chúng ta không thể tin rằng chúng sẽ ngừng xuất hiện trong
tương lai, nó đơn giản có nghĩa rằng tất cả các tiên đoán của chúng
ta phần lớn sẽ là sai.
Mặc dù chúng ta không thể tiên đoán bất kể sự kiện cá biệt nào
có thể xảy ra trong thế kỷ tiếp theo, chúng ta có thể xem xét một số
kịch bản khả dĩ mà có thể làm thay đổi kết cấu kinh tế của toàn bộ
những lục địa hay thậm chí thế giới:
1. Chiến tranh hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Nga hay Trung Quốc
mà có thể dẫn đến sự tàn phá to lớn và sự ô nhiễm phóng xạ
kéo dài.
2. Một vụ nổ bom hạt nhân bởi những kẻ khủng bố.
3. Chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

159
4. Cuộc cách mạng chính trị và/hoặc nội chiến ở Trung Quốc,
dẫn tới sự tan rã của nước này.
5. Nội chiến giữa những người Muslim và Hindu ở Ấn Độ.
6. Cuộc cách mạng ở Arabia Saudi.
7. Sự không xác đáng tăng lên của châu Âu như một kết quả
của dân số giảm dần và sự bất lực để hấp thu những người
di cư và những người tỵ nạn từ Trung Đông và châu Phi.
8. Cuộc xung đột giữa những người Muslim và những người
Kitô (Christian) mà có thể nhận chìm Trung Đông và lan
sang châu Âu.
Danh sách này không gồm bất kể sự kiện nào tập trung ở Mỹ
Latin và châu Phi. Sự bỏ sót này phản ánh sự thực rằng trong lịch
sử thành văn của thế giới hai lục địa này đã chưa bao giờ đóng một
vai trò tự trị quan trọng có lẽ bởi vì khoảng cách của chúng từ các
trung tâm văn minh ở Địa trung Hải, Ấn Độ, Trung Quốc, và Bắc Đại
Tây Dương. Nhưng bản thân điều đó có thể thay đổi trong các thập
niên tới, với tầm quan trọng tăng lên của Brazil, Nigeria, và Nam
Phi.
Sai lầm thứ ba, một sự tập trung quá xá vào những người chơi
then chốt, có lẽ là sai lầm duy nhất chúng ta có thể tránh, nhưng
việc làm vậy vẫn khó. Chúng ta có khuynh hướng đơn giản hóa thế
giới bằng việc tập trung vào những gì xảy ra trong các nước chủ
chốt mà có vẻ định hình sự tiến hóa của các thứ sắp tới. Không ngạc
nhiên rằng Hoa Kỳ có vai vế nổi bật trong văn liệu tôi đã xem xét lại
ở đây, như nó có lẽ nổi bật trong tất cả văn liệu tương tự trong bảy
mươi năm qua. Hoa Kỳ đã luôn luôn được đối chiếu với nước khác
mà, tại một thời điểm cho trước, là sự đối lập hoàn toàn của nó hay
có vẻ là đối thủ cạnh tranh chính của nó. Văn liệu của những năm
1960 đã vẽ chân dung thế giới về mặt sự kình địch hay sự hội tụ
cộng sản chủ nghĩa-tư bản chủ nghĩa. Rồi, khi tầm quan trọng của
Liên Xô teo đi và tầm quan trọng của Nhật Bản tăng lên, hai chủ
nghĩa tư bản khác nhau mặt đối mặt nhau: chủ nghĩa tư bản Mỹ và
chủ nghĩa tư bản Nhật (với chủ nghĩa tư bản Đức đóng một vai trò
hơi phụ). Trung Quốc bây giờ hoàn toàn làm lu mờ các đối thủ cạnh
tranh khác, nhiều đến mức các cuốn sách ngày nay—và cuốn này

160
không là ngoại lệ—có khuynh hướng được cấu trúc quanh sự xung
đột quyền bính (antinomy) đó.
Cách tiếp cận về phóng to (zooming in on) vài nước then chốt là
có thể biện minh được trong chừng mực các cường quốc, qua tấm
gương và quyền lực mềm (và đôi khi quyền lực cứng) của chúng, và
cả qua vị trí đi đầu của chúng trong sự tiến bộ công nghệ, có một
tác động trội hơn lên việc phần còn lại của thế giới tiến hóa thế nào.
Các nước cũng quan trọng về mặt số học thuần túy bởi vì dân số và
nền kinh tế của chúng lớn đến vậy. Nhưng cách tiếp cận này về cơ
bản coi nửa hay hai phần ba thế giới như phần lớn thụ động, mà
chắc là không đúng. Các sự kiện trong các nước nhỏ đôi khi có
những hậu quả chính trị và kinh tế không cân đối, dù là vụ ám sát
[thái tử Franz Ferdinand ở] Sarajevo trong năm 1914, cuộc đảo
chính quân sự ở Afghanistan năm 1973, hay khủng hoảng 2014 ở
Ukraine. Hơn nữa, từ một quan điểm toàn cầu hay thế giới chủ
nghĩa (cosmopolitan), những kinh nghiệm của người dân trong tất
cả các phần của thế giới đúng là quan trọng như những kinh nghiệm
của người dân sống trong các nhà nước-quốc gia chủ chốt.
Bạn đọc phải nhớ các vấn đề căn bản với các cố gắng của chúng
ta để nhìn vào tương lai. Mặc dù chúng ta có thể biết về các vấn đề
này, và có lẽ vài vấn đề nữa, nhận thức về một mình chúng là không
đủ để cho phép chúng ta nghĩ ra một cách tiếp cận thay thế để tránh
các sai lầm mà những người khác đã phạm. Trong phần còn lại của
chương này tôi sẽ thử tránh vài trong số các cạm bẫy này, nhưng
tôi biết rằng nếu cuốn sách này được đọc hai mươi năm sau từ bây
giờ (tức là, trong giữa-những năm 2030) nhiều trong số dự đoán
của nó có thể cũng tồi không kém những dự đoán tôi thấy trong văn
liệu sớm hơn.

Phác họa các Lực Chính: sự Hội tụ Kinh tế và các Làn


sóng Kuznets
Tư duy của chúng ta về sự tiến hóa bất bình đẳng toàn cầu trong
vài thập niên tới được hai lý thuyết kinh tế mạnh mẽ mách bảo. Thứ
nhất là với toàn cầu hóa sẽ phải có sự hội tụ thu nhập lớn hơn, tức
là, thu nhập trong các nước nghèo sẽ bắt kịp thu nhập trong các

161
nước giàu bởi vì các nền kinh tế nghèo hay đang nổi lên được kỳ
vọng có các tỷ lệ tăng trưởng trên cơ sở đầu người cao hơn các nước
giàu. Tiên đoán này không bị mất hiệu lực bởi sự giảm sút về tỷ lệ
tăng trưởng của một số nền kinh tế đang nổi lên (như Trung Quốc);
quá trình hội tụ tiếp tục chừng nào các nước nghèo và đang nổi lên
có các tỷ lệ tăng trưởng cao hơn các nước giàu. Tuy vậy, cần hai
cảnh báo. Thứ nhất, chúng ta đang nói về một hình mẫu rộng, mà
không có ý nói rằng tất cả các nước nghèo sẽ tham gia vào sự đuổi-
kịp. Quả thật, một trong những ngạc nhiên của quá trình toàn cầu
hóa hiện thời chính xác là nhiều nước đã tụt hậu thêm đến thế nào,
nói chi đến không đuổi kịp. Cùng thứ không thể bị loại trừ trong
tương lai. Cảnh báo thứ hai là khi chúng ta đề cập đến phúc lợi của
các cá nhân, như chúng ta đề cập ở đây, sự hội tụ thu nhập trong
các nước đông nhất là cái có ý nghĩa nhất. Viễn cảnh này đặt một sự
nhấn mạnh đặc biệt lên tầm quan trọng của các nước như Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, và Việt Nam tiếp tục với quá
trình đuổi-kịp.
Lý thuyết mạnh mẽ thứ hai liên quan đến sự chuyển động bất
bình đẳng bên trong các quốc gia, mà như được thảo luận trong
Chương 2, được đặc trưng bởi sự chuyển động dọc theo các phần
khác nhau của hoặc làn sóng Kuznets thứ nhất hay thứ hai (phụ
thuộc vào một nền kinh tế thấy mình ở đâu). Các nước riêng có thể
đi qua các làn sóng Kuznets khác nhau và các phần khác nhau của
mỗi làn sóng, phụ thuộc vào mức thu nhập và các nét cấu trúc đặc
biệt của chúng. Như thế, bất bình đẳng ở Trung Quốc có thể bắt đầu
giảm xuống, trượt dọc theo phần đi xuống của làn sóng Kuznets thứ
nhất, trong khi một số nước rất nghèo có thể chứng kiến sự tăng
lên về bất bình đẳng vì chúng bắt đầu leo lên làn sóng Kuznets thứ
nhất của chúng. Các nền kinh tế giàu nhất, tiến bộ xa trong quá trình
cách mạng công nghệ lần thứ hai, có thể đi tiếp trên phần tăng lên
của làn sóng Kuznets thứ hai (như tôi nghĩ Hoa Kỳ sẽ; xem dưới
đây) hay có thể sớm bắt đầu trên phần đi xuống của nó. Như thế
chúng ta có thể thấy những kinh nghiệm đa dạng; nhưng các hình
mẫu quan trọng nhất sẽ được xác định bởi những gì xảy ra ở Hoa
Kỳ và Trung Quốc bởi vì độ lớn của các nước này và đặc tính biểu
tượng của chúng.

162
Có thêm hai thứ để lo về khi chúng ta xem xét sự tiến hóa bất
bình đẳng toàn cầu. Thứ nhất là sự cân bằng giữa những cách lành
tính và ác tính mà theo đó bất bình đẳng kinh tế có thể được giảm.
Chúng ta có thể quen để nhấn mạnh bộ thứ nhất—giáo dục tăng lên,
các phần thưởng tiền lương có kỹ năng giảm đi, và nhu cầu lớn hơn
cho an sinh xã hội—nhưng bộ thứ hai, như trong thời gian tới Chiến
tranh Thế giới I, là cũng tương thích với toàn cầu hóa. Các (nhóm)
lợi ích chính trị quốc gia hùng mạnh có thể, như chúng đã làm một
thế kỷ trước, kết hợp để tạo ra mấy cuộc chiến tranh rải rác, mà sau
đó, theo logic riêng của chúng, có thể đưa thế giới đến bờ vực của,
hay tới một cuộc Chiến tranh Thế giới thứ ba thực sự. Chiến tranh
Iraq cung cấp một minh họa tốt về các lợi ích kinh tế chẳng bao giờ
xa đến thế nào dưới bề mặt của các chiến tranh đường như được
chiến đấu vì lý do khác, dù là chống chủ nghĩa khủng bố hay truyền
bá dân chủ (xem Bilmes and Stiglitz 2008). James Galbraith, trong
Bất bình đẳng và Bất ổn định (Inequality and Instability-2012), cho
thấy rằng lợi nhuận kiếm được của những người hưởng lợi kinh tế
từ các khoản chi tiêu chính phủ cho chiến tranh Iraq (các nhà vận
động hành lang, các hãng an ninh tư nhân, các công ty quân sự) đã
đáng kể đến mức chúng là hiển nhiên trong thống kê phân bố thu
nhập cho vùng Washington, DC. Người ta chỉ cần mở một số của tờ
Politico, một tờ tin tức hàng ngày miễn phí ở Washington, DC nhắm
tới Capitol Hill, để chú ý đến hầu hết quảng cáo là cho khí tài quân
sự, từ máy bay lên thẳng đến máy bay phản lực chiến đấu. Các lợi
ích tài chính của những người được lợi từ sự phá hủy—tổ hợp công
nghiệp-quân sự lừng danh—là một lĩnh vực khổng lồ và chưa được
khám phá, và người ta hy vọng rằng kiểu phân tích kinh nghiệm mà
Page, Bartels, and Seawright (2013) gần đây tiến hành để rọi ánh
sáng lên ảnh hưởng của tiền trong chính trị Hoa Kỳ sẽ được tiến
hành về những người có lợi ích tài chính rõ ràng trong chiến tranh.
Với rủi ro của sự đơn giản hóa, có thể nói rằng ở Hoa Kỳ ngày nay,
các cuộc chiến tranh được chiến đấu bởi những người nghèo (kể cả
nhiều người thậm chí không là các công dân Mỹ), được tài trợ bởi
giai cấp trung lưu, và làm lợi cho những người giàu. Tình hình này
không chắc là khác ở các nước như Nga và Trung Quốc.6
Điều thứ hai để lo về là một bộ các nhân tố mà hầu như theo định
nghĩa là không thể cho một nhà kinh tế để giải thích, cho dù chúng
có thể có những tác động kinh tế khổng lồ. Đấy là những tiến triển

163
chính trị, xã hội, hay ý thức hệ mà dẫn tới các sự kiện đầy kịch tính
như các cuộc nội chiến hay sự tan rã của các nước. Lưu ý đến sự
khác biệt giữa, một mặt, các tác động ác tính của bất bình đẳng mà
có thể dẫn đến các cuộc chiến tranh và, mặt khác, các tiến triển
chính trị tự động. Cái trước là những tiến triển chính trị do các nhân
tố kinh tế gây ra; cái sau là các tiến triển chính trị “thuần túy” hoàn
toàn (trong chừng mực mà bất kể sự kiện nào có thể được nói là
chính trị thuần túy) với có lẽ các hậu quả kinh tế ghê gớm. Một sự
kiện quan trọng như vậy có thể là một sự chuyển đổi chính trị sang
dân chủ ở Trung Quốc, hay, sự tiến hóa chính trị của nó tới ít mang
tính hướng đích (teleological-mục đích luận) hơn. Chẳng gì đảm
bảo rằng một sự chuyển đổi như vậy sẽ yên bình. Một sự đổi hướng
hung bạo của các sự kiện sẽ có một tác động khổng lồ lên tỷ lệ tăng
trưởng Trung quốc, sự hội tụ kinh tế toàn cầu, sự lên của các giai
cấp trung lưu toàn cầu, và trên thực tế mọi hiện tượng khác liên
quan-đến toàn cầu—Trung Quốc có ảnh hưởng đến vậy. Thế nhưng
một sự chuyển đổi giống thế này là bên ngoài kinh tế học đích thực.
Một thí dụ tương tự là sự lên của Islam chính thống hung dữ, một
lực chỉ có thể được giải thích một phần bằng những nguyên nhân
kinh tế, nhưng có những hậu quả kinh tế khổng lồ. Một trong những
hậu quả như vậy là sự phá hủy các giai cấp trung lưu và các xã hội
thế tục, hiện đại được giáo dục tốt vừa phải ở Iraq và Syria. Châu
Âu không được miễn trừ khỏi những tiến triển chính trị như vậy:
sự chống-di cư và chính trị cánh-hữu bản địa chủ nghĩa bài ngoại
(nativist) có thể còn làm giảm sự cam kết của châu Âu với toàn cầu
hóa. Sẽ có những chi phí kinh tế, nhưng chính trị hay ý thức hệ có
thể có ý nghĩa nhiều cho người dân hơn sự tăng trưởng thu nhập.
Chúng ta sẽ quay lại vài trong số những thứ không thể lường trước
được này ở cuối chương này. Tuy vậy, bây giờ chúng ta ở lại bên
trong khung khổ kinh tế được phác họa sớm hơn, đầu tiên quay
sang các triển vọng cho sự hội tụ thu nhập và nó sẽ có ý nghĩa gì
cho bất bình đẳng toàn cầu.

164
Sự hội tụ Thu nhập: các Nước Nghèo Sẽ có Tăng
trưởng Nhanh hơn các Nước Giàu?
Các mức thu nhập ở các nước nghèo có đang hội tụ hướng tới các
mức thu nhập trong các nước giàu? Câu trả lời dường như là hiển
nhiên. Toàn cầu hóa được cho là để làm cho sự tiếp cận đến công
nghệ, kể cả chính sách kinh tế tốt nhất, dễ và nhanh hơn nhiều cho
các nước nghèo.7 Cũng được cho là để làm dễ hơn cho chúng để
nhận được vốn và để mua các hàng hóa chúng cần để phát triển.
Như thế ngay cả không có sự di chuyển của lao động (tức là, ngay
cả trong một thời đại toàn cầu hóa chưa đầy đủ), các nước nghèo
phải có các tỷ lệ tăng trưởng thu nhập cao hơn các nước giàu.
Nhưng như Hình 4.1 cho thấy đã không đúng thế cho ít nhất đến
năm 2000. Đường đứt đoạn trong Hình 4.1 cho thấy hệ số Gini được
tính ngang GDP trên đầu người trung bình cho hầu như tất cả các
nước trên thế giới, với trọng số của mỗi nước như nhau.8 Khi đường
này tăng lên, nó có nghĩa rằng khoảng cách về thu nhập trung bình
giữa các nước đang trở nên lớn hơn; khi nó giảm, khoảng cách đó
trở nên nhỏ hơn. Số đo bất bình đẳng này đã tăng giữa 1980 và
2000, thời đại “toàn cầu hóa cao,” bởi vì Mỹ Latin và Đông Âu
(những phần của thế giới ở gần giữa phân bố quốc tế GDP trên đầu
người) đã trải qua suy thoái hay khủng hoảng lớn. GDP trên đầu
người của Nga đã giảm hơn 40 phần trăm giữa 1989 và 1998, và
mặc dù mức độ giảm sút đã lớn ở Nga hơn hầu như bất cứ nơi nào
khác, bản thân sự sút giảm đã không phải hiếm. GDP trên đầu người
của Brazil trong 2000 đã trên mức 1980 của nó chỉ 1 phần trăm.
Châu Phi, lục địa nghèo nhất, thực tế đã ngừng tăng trưởng trong
những năm 1990 và thậm chí đã quay ngược lại: GDP thực tế trên
đầu người Phi châu trong năm 2000 đã thấp hơn mức 1980 của nó
20 phần trăm. Trong khi đó, các nước giàu đã tiếp tục tăng trưởng,
không với tốc độ ngoạn mục, nhưng với một tỷ lệ đều khoảng 2
phần trăm trên năm, mà đã dẫn GDP trên đầu người của chúng
trong năm 2000 cao hơn năm 1980 khoảng 50 phần trăm.
Như thế, ngược với những kỳ vọng, sự hội tụ thu nhập đã không
thành sự thật giữa 1980 và 2000. Nhưng sau 2000, khi tất cả ba
vùng (Mỹ Latin, Đông Âu, và châu Phi) đã lấy được sự tăng trưởng,
và thế giới giàu có bị khủng hoảng tài chính giáng xuống, hội tụ đã
có xảy ra. Như thế thời đại toàn cầu hóa hiện thời đã có một thành

165
tích khá hỗn hợp về hội tụ, và là có thể rằng một sự chậm lại khác
về, chẳng hạn, cầu cho nguyên liệu thô, mà bảo lãnh cho sự tăng
trưởng ở Mỹ Latin và châu Phi trong thập niên đầu tiên của thế kỷ
thứ hai mươi mốt, có thể lại làm dừng sự hội tụ.

HÌNH 4.1. Bất bình đẳng thu nhập toàn cầu giữa các nước, 1960–
2013, được tính trọng số và không được tính trọng số cho quy mô
dân số.
Đồ thị này cho thấy bất bình đẳng (được đo bằng các giá trị Gini) giữa GDP thực
tế trên đầu người của các nước cho hầu hết các nước trên thế giới, sử dụng hai
số đo khác nhau: Gini không có trọng số, nơi mỗi nước được tính ngang nhau
(đường đứt đoạn), và Gini có trọng số theo dân số, nơi tầm quan trọng của mỗi
nước phản ánh tổng dân số của nó (đường liền). Sự tăng mạnh về GDP trên đầu
người ở Trung Quốc và Ấn Độ làm giảm đáng kể Gini có trọng số dân cư, nhất là
sau 2000. GDP trên đầu người là bằng dollar quốc tế 2005 (dựa vào Dự án So
sánh Quốc tế-International Comparison Project 2011). Nguồn dữ liệu: được tính
từ cơ sở dữ liệu World Development Indicators (WDI) của World Bank
(http://data.worldbank.org/data-catalog/world-development-indicators,
version September 2014).

Nhưng chúng ta nhận được một kết quả khác nếu chúng ta đánh
trọng số các nước theo quy mô dân số của chúng (hơn là cho mỗi

166
nước cùng trọng số), như quả thực chúng ta phải làm trong một
công trình liên quan đến người dân. Sử dụng số đo bất bình đẳng
này, sự hội tụ thu nhập quả thực đã xảy ra: bất bình đẳng có trọng
số dân cư giữa các nước, được đường liền trong Hình 4.1 cho thấy,
đã giảm đều từ cuối những năm 1970, kể từ khoảng thời gian khi
Trung Quốc đưa vào “hệ thống khoán hộ [hệ thống trách nhiệm]”
(quyền sở hữu đất de facto) trong các vùng nông thôn và có được
sự tăng trưởng. Hơn nữa, sự hội tụ (sự giảm các giá trị Gini được
đánh trọng số theo dân cư, giữa các nước) đã thật đáng chú ý và đã
tăng tốc trong thập niên đầu của thế kỷ thứ hai mươi mốt. Chúng ta
thấy rồi rằng sự dịch chuyển này đã là nhân tố chính ở đằng sau sự
giảm bất bình đẳng toàn cầu và sự mở rộng giai cấp trung lưu toàn
cầu. Hơn nữa ngay cả khi Trung Quốc được loại trừ khỏi sự phân
tích, sự hội tụ vẫn rõ rệt bắt đầu khoảng năm 2000 (không được
cho thấy trong đồ thị). Kết quả này là rất quan trọng bởi vì nó cho
thấy rằng sự hội tụ có trọng số theo dân cư không còn phụ thuộc
vào sự tiến hóa kinh tế và xã hội trong chỉ một nước lớn; sự hội tụ
có thể tiếp tục ngay cả nếu sự tăng trưởng của Trung Quốc phập
phù. Tuy nhiên, là đúng rằng tương lai của sự hội tụ thu nhập toàn
cầu bị ảnh hưởng mạnh một mặt bởi tỷ lệ tăng trưởng trên đầu
người của Trung Quốc và Ấn Độ, và mặt khác vào Hoa Kỳ. Nhưng
các nước đông dân khác cũng quan trọng.
Để cho thấy tầm quan trọng tăng lên của các nước đông dân, tăng
trưởng nhanh khác Trung Quốc cho quá trình hội tụ, chúng tôi
tương phản tỷ lệ tăng trưởng trên đầu người trung bình hàng năm
kết hợp (với trọng số theo dân số) của các nền kinh tế mới nổi chủ
yếu trừ Trung Quốc (Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Indonesia, và Việt
Nam) và tỷ lệ tăng trưởng trên đầu người kết hợp của thế giới giàu
có (Hoa Kỳ, Liên Âu, và Nhật Bản) trong Hình 4.2. Hình cho thấy
khoảng cách giữa hai nhóm nước. Sự xuất hiện của một khoảng
cách tăng trưởng ủng hộ các nền kinh tế mới nổi sau 1980, và đặc
biệt mạnh sau 2000, là khá rõ. Kể từ 2000, tỷ lệ tăng trưởng trên
đầu người trung bình của các nền kinh tế mới nổi một cách nhất
quán đã lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng trên đầu người trung bình của
thế giới giàu có, và khoảng cách đã lớn: các nền kinh tế mới nổi đã
có một tỷ lệ tăng trưởng 4,7 phần trăm trên năm, so với chỉ 1 phần
trăm cho các nước giàu.9 Khoảng cách này đã là lực chủ chốt ở đằng
sau sự giảm bất bình đẳng toàn cầu, dẫn đến một sự giảm giá trị

167
Gini toàn cầu bắt đầu trong khoảng năm 2000 (như được thảo luận
trong Chương 3). Giữa 1980 và 2000, khoảng cách về tỷ lệ tăng
trưởng đã không lớn thế: trung bình nó đã là, 1 điểm phần trăm
(2,9 phần trăm vs. 1,9 phần trăm), nhưng các nền kinh tế mới nổi

HÌNH 4.2. Hiệu số về tỷ lệ tăng trưởng kết hợp (có trọng số dân cư)
giữa các nền kinh tế mới nổi chủ yếu (trừ Trung Quốc) và các nền
kinh tế tiên tiến, 1951–2013
Đồ thị này cho thấy hiệu số về tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người giữa các nền
kinh tế mới nổi khác với Trung Quốc (Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Nam Phi, và Việt
Nam) và các nền kinh tế tiên tiến (Hoa Kỳ, Liên Âu, và Nhật Bản). Khi thanh ở
trên 0, các nền kinh tế mới nổi đã tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế tiên
tiến. Kể từ giữa-những năm 1980, điều này đã đúng trong tất cả các năm trừ ba
năm. GDP trên đầu người tính theo dollar quốc tế 2005 (dựa vào Dự án So sánh
Quốc tế 2011). Nguồn dữ liệu: Được tín từ cơ sở dữ liệu World Development
Indicators (WDI) của Ngân hàng Thế giới (http://data.worldbank.org/data-
catalog/world-development-indicators, phiên bản tháng Chín 2014).

đã vẫn tăng trưởng nhanh hơn. Chúng ta phải quay lại thời kỳ trước
những năm 1970 để tìm thấy một khoảng cách mà hầu hết theo
hướng khác, khi châu Âu, Bắc Mỹ, và Nhật Bản đã tăng trưởng

168
nhanh hơn cái khi đó được gọi là “các nước đang phát triển.” Trong
ba mươi lăm năm qua, có chỉ một năm (1998) khi các nền kinh tế
mới nổi chủ chốt (trừ Trung Quốc) đã tăng trưởng với một tốc độ
thấp có thể cảm nhận được hơn thế giới giàu có. Đấy là năm khủng
hoảng tài chính Á châu, khi nền kinh tế Indonesia co lại 15 phần
trăm và sự lây lan đã tác động đến cả Brazil và Nam Phi nữa, dẫn
đến các tỷ lệ tăng trưởng âm khiêm tốn (trừ 1 phần trăm) trong các
nước đó.
Để cho rằng sự tăng trưởng của giai cấp trung lưu toàn cầu đang
nổi lên, mà “được nuôi” bởi các nước này và bởi Trung Quốc, sẽ
chậm lại, chúng ta cần cho rằng một sự đảo ngược đáng kể trong
hình mẫu tăng trưởng đã đặc trưng cho ba mươi lăm năm qua. Cho
dù Trung Quốc có chậm lại, các nền kinh tế lớn khác này có thể được
kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng với gần cùng tốc độ như trong thập
niên qua. Cái cần cho sự hội tụ thu nhập tiếp tục, và cho giai cấp
trung lưu toàn cầu tăng lên, là tỷ lệ này tiếp tục lớn hơn tỷ lệ tăng
trưởng của các nước giàu. Chắc có vẻ có khả năng rằng xu hướng
này sẽ tiếp tục hơn là sẽ đảo ngược.10

Sự Hội tụ có Là một Hiện tượng Á châu?


Một sự hội tụ về thu nhập trên đầu người (hay GDP trên đầu
người), khi chúng được tính với trọng số dân cư, là hiển nhiên từ
dữ liệu và, như chúng ta đã thấy, là nhân tố chính ở đằng sau sự
giảm bất bình đẳng toàn cầu gần đây giữa các công dân của thế giới.
Tuy vậy, hãy nhớ rằng sự hội tụ không xuất hiện (trừ trong thập
niên đầu tiên của thế kỷ thứ hai mươi mốt) khi chúng ta xem xét
GDP trên đầu người không có trọng số giữa các nước (tức là, sự hội
tụ vô điều kiện được định nghĩa theo quy ước). Sự tương phản này
gợi ý rằng nhân tố chính đằng sau sự hội tụ có trọng số dân cư là sự
tăng trưởng kinh tế nhanh của các nước Á châu đông dân. Phỏng
đoán này được xác nhận khi chúng ta vẽ tỷ lệ tăng trưởng trung
bình của các nước trong thời kỳ 1970–2013 đối lại GDP trên đầu
người của chúng trong những năm 1970. Hình 4.3a cho thấy một
đồ thị như vậy cho tất cả các nước trên thế giới trừ châu Á. Các tỷ
lệ tăng trưởng dài hạn không tăng cũng chẳng giảm với các mức
GDP trên đầu người 1970. Nếu giả như chúng ta vẽ một đường hồi

169
quy nó sẽ phẳng ít nhất hơn 2 phần trăm trên đầu người trên năm,
gợi ý rằng cả các nước giàu và nghèo đã tăng trưởng với cùng tỷ lệ.
Hình 4.3b cho thấy chỉ các nước Á châu và các nước Tây phương,
với các nước Tây phương được xác định như Tây Âu, Bắc Mỹ, và
châu Đại dương (Australia và New Zealand), hay WENAO. Đường
hồi quy bây giờ bày tỏ một độ dốc đi xuống rất rõ. Các nước nghèo
hơn, và chúng vẫn luôn là Á châu, đã tăng trưởng nhanh hơn các
quốc gia Tây phương giàu trong thời kỳ bốn mươi ba năm này.11
Không chỉ sự hội tụ có trọng số dân cư là một hiện tượng Á châu,
sự hội tụ không có trọng số cũng thế: chỉ các nước Á châu đã đang
đuổi kịp thế giới giàu có.
Kết luận này có các ngụ ý cho cái chúng ta có thể kỳ vọng về bất
bình đẳng thu nhập giữa các nước trong thế kỷ này và thế kỷ tiếp.
Thứ nhất, nó cung cấp cho chúng ta một truyện cảnh báo hơn về
sức mạnh của sự hội tụ kinh tế bởi vì các phần lớn của địa cầu không
đạt được nó. Thứ hai, nó đưa vào sự cảnh cáo thêm về các ước
lượng của chúng ta bởi vì chính xác trong các vùng “bị bỏ ra” của
châu Phi là nơi chúng ta kỳ vọng những sự tăng dân số lớn nhất.
Như thế, sự không hội tụ, từ việc thể hiện trong dữ liệu không có
trọng số dân cư, có thể “lan” ra cả dữ liệu có trọng số dân cư nữa,
và đến lượt cản sự giảm được phóng chiếu về bất bình đẳng toàn
cầu. Nói cách khác, khi số dân ở châu Phi tăng lên, sự thiếu hội tụ
của thu nhập Phi châu với thu nhập của phần còn lại của thế giới có
thể xuất hiện mạnh mẽ không chỉ trong dữ liệu so sánh các nước
nghèo và các nước giàu, mà cả trong dữ liệu so sánh các cá nhân
nghèo và các cá nhân giàu.
Hãy xem xét vị trí của châu Phi chi tiết hơn. Trong năm 2013,
GDP trên đầu người không có trọng số dân cư (tức là, được tính đơn
giản ngang các nước) ở châu Phi đã cao hơn 1,9 lần so với trong
năm 1970 (xem Bảng 4.1, cột 2). Đấy là tỷ lệ thấp nhất trong năm
vùng. GDP trên đầu người ở châu Á được nhân với một hệ số gần 5
trong cùng thời kỳ, nhưng ngay cả các nước Mỹ Latin và các nước
chuyển đổi hậu-cộng sản đã có các tỷ lệ bằng hay lớn hơn 2. Các
nước Tây phương giàu (WENAO) đã 2,3 lần khấm khá hơn trong
năm 2013 so với trong năm 1970. Nếu giả như sự hội tụ thu nhập
đã xảy ra chúng ta kỳ vọng châu Phi, mà trong năm 1970 đã nghèo
hơn bất kể vùng nào trừ châu Á, để tăng trưởng nhanh hơn hầu hết

170
các vùng và tỷ lệ 2013-trên-1970 của nó gần với tỷ lệ của châu Á.
Nhưng điều này còn xa mới đúng: các nước Phi châu đã tăng trưởng
chậm nhất.

HÌNH 4.3. Mức GDP trên đầu người trong năm 1970 và tỷ lệ tăng
trưởng trung bình trong thời kỳ theo sau (a) cho tất cả các nước trừ
châu Á và (b) cho các nước Á châu và các nước Tây phương.
Các đồ thị này cho thấy tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm trong thời kỳ
1970–2013 đối lại thu nhập thực tế trên đầu người trong năm 1970. Khi chúng
ta loại trừ các nước Á châu (a), không có mối quan hệ nào giữa giữa hai thứ. Khi
chúng ta xem xét chỉ các nước Á châu và Tây phương (b), chúng ta thấy rằng các
nước mà đã nghèo hơn trong năm 1970 đã tăng trưởng nhanh hơn. Tỷ lệ tăng
trưởng được bày tỏ bằng các phân số (0,05 = 5% tăng trưởng). GDP trên đầu
người bằng dollar quốc tế 2005 (dựa vào Dự án So sánh Quốc tế 2011). Các nước
Tây phương gồm Tây Âu, Bắc Mỹ, và châu Đại dương (Australia và New Zealand).
Tên viết tắt của các nước: BGD Bangladesh, CHN Trung Quốc, FJI Fiji, HKG Hồng
Kông, IDN Indonesia, IND Ấn Độ, IRN Iran, JOR Jordan, JPN Nhật Bản, KOR Korea,
LKA Sri Lanka, MYS Malaysia, NPL Nepal, PAK Pakistan, PHL Philippines, PNG
Papua New Guinea, SAU Arabia Saudi, SGP Singapore, THA Thái Lan, TWN Đài
Loan. Nguồn dữ liệu: Được tính từ cơ sở dữ liệu WDI của Ngân hàng Thế giới
(http://data.worldbank.org/data-catalog/world-development-indicators,
phiên bản tháng Chín 2014).

171
BẢNG 4.1. Thành tích tăng trưởng của các vùng thế giới khác nhau giữa 1970 và
2013

(1) (2) (3)


GDP trên đầu Tỷ số giữ GDP/đầu Phần trăm thâm
người trung bình người 2013 và hụt trung bình
1970 (có trọng số- GDP/đầu người trong năm 2013 từ
dân cư) 1970 (ngang các đỉnh lịch sử (ngang
Khu vực nước) các nước)

Châu Phi 2.900 1,9 10,2


Châu Á 2.200 4,9 0,6
Mỹ Latin 7.000 2,0 1,8
Các nước 8.300 2,4 5,3
chuyển đổi
hậu-cộng sản
WENAO 19.700 2,3 2,5
Thế giới 6.400 2,6 2,8

Ghi chú: GDP trên đầu người bằng dollar quốc tế 2005 (dựa vào các kết quả Dự
án So sánh Quốc tế 2011). WENAO = Tây Âu, Bắc Mỹ, và châu Đại dương.
Nguồn: World Development Indicators (http://data.worldbank.org/data-
catalog/world-development-indicators), các phiên bản hàng năm khác nhau.

Sự phân kỳ của châu Phi đã không bị gây ra chỉ bởi sự tăng


trưởng trên đầu người chậm hơn phần còn lại của thế giới, như là
một cách để diễn giải các con số ở đây: thí dụ, tỷ số 1,9 của châu Phi
ngụ ý một tỷ lệ tăng trưởng trên đầu người trung bình 1,5 phần
trăm trên năm, trong khi tỷ số 2,3 của WENAO ngụ ý 2 phần trăm
trên năm. Các vấn đề ở châu Phi là phức tạp hơn các con số này gợi
ý. Các nước Phi châu thường đã có những sự bột phát tăng trưởng
đi theo với những sự giảm sút nhanh chóng, và chính sự bất lực của
nó để duy trì ngay cả các tỷ lệ tăng trưởng khiêm tốn trong các thời
kỳ dài là cái có vẻ là vấn đề lớn. Sự thăng giáng về tăng trưởng được
thúc đẩy bởi các cuộc xung đột chính trị, các cuộc nội chiến, và các

172
xu hướng giá chu kỳ ảnh hưởng đến các tài nguyên thiên nhiên mà
phần lớn sản lượng và xuất khẩu của châu Phi dựa vào. Để minh
họa những sự dao động này về sự tăng trưởng, hãy để chúng tôi
biểu thị GDP trên đầu người cao nhất một nước đã từng đạt như 1,
và sau đó xem xét GDP trên đầu người 2013 thực sự so sánh thế
nào với cực đại lịch sử đó. Trong WENAO, tỷ số trung bình của GDP
trên đầu người 2013 với giá trị đỉnh ngang các nước đã là 0,975,
như thế sự thâm hụt (hiệu số giữa 1 và 0,975) là 2,5 điểm phần
trăm (toàn bộ do suy thoái Đại Tây dương gây ra) (xem Bảng 4.1,
cột 3).12 Mỹ Latin và châu Á, về trung bình, ít hơn 2 phần trăm dưới
đỉnh lịch sử của chúng, và các nền kinh tế chuyển đổi hậu-cộng sản
đã 5 phần trăm dưới đỉnh. Nhưng con số này trở nên nhợt nhạt
trong so sánh với châu Phi, nơi sự thâm hụt từ đỉnh lịch sử đã hơn
10 phần trăm. Các nước Phi châu có thể và có tăng trưởng, nhưng
chúng cũng có những sự giảm sút thu nhập đột ngột và mạnh. Kết
cục cuối cùng là sự vắng mặt của sự hội tụ thu nhập với thế giới
giàu có, và thậm chí với các vùng khác.
Trong một số trường hợp cực đoan, sự thất bại là áp đảo đến
mức dữ liệu của chúng tôi là không đủ để minh họa chúng đầy đủ.
Như thế, GDP trên đầu người của Madagascar và Công hòa Dân chủ
Congo ngày nay là thấp hơn chúng được ước lượng trước độc lập
(khoảng năm 1950). Là có lý để giả sử rằng thu nhập trong những
năm 1930 và 1940 đã thấp hơn thu nhập trong 1950 (tức là, chúng
ta giả sử sự tăng trưởng nào đó trong các thập niên này). Suy ra
rằng Madagascar và Congo đầu tiên đã đạt được các mức thu nhập
họ có ngày nay khoảng tám mươi hay thậm chí chín mươi năm
trước. Về mặt phát triển và sự đuổi-kịp các nước giàu hơn, toàn bộ
một thế kỷ đã bị lãng phí.13 Chúng ta không có đảm bảo nào rằng
cùng thứ sẽ không xảy ra trong thế kỷ này. Nếu nó xảy ra, câu
chuyện hội tụ lấy một màu sắc hoàn toàn khác: sự hội tụ vẫn có thể
xảy ra, nhưng cơ hội là lâu hơn.

173
BÀI BÀN THÊM 4.1. Các Dự báo về Bất
Bình đẳng Toàn cầu
Mức bất bình đẳng giữa tất cả các công dân trên thế giới sẽ thay đổi
như thế nào trong vài thập niên tới? Nếu sự hội tụ thu nhập của
châu Á với phương Tây tiếp tục, đấy sẽ là một lực rất mạnh cho sự
hội tụ tổng thể của thu nhập cá nhân. Tuy vậy, một khi thu nhập
trung bình của Trung Quốc ở mức sao cho hơn nửa dân số thế giới,
khi xếp hạng theo thu nhập trung bình của các nước của họ, ở đằng
sau Trung Quốc, sự tăng trưởng tiếp tục ở Trung Quốc sẽ dẫn đến
thu nhập toàn cầu trở nên ít ngang bằng hơn (đặc biệt vì sự bất bình
đẳng giữa cá nhân cao bên trong bản thân Trung Quốc).14
Trong một bài tập lý thú, Hellebrandt and Mauro (2015) đã thử
tiên đoán sự tiến hóa bất bình đẳng toàn cầu từ 2015 đến 2035. Họ
ước lượng rằng bất bình đẳng toàn cầu, trong kịch bản chắc có khả
năng nhất, sẽ giảm gần 4 điểm Gini. Bài tập này dựa vào ba khối xây
dựng: các tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người, các tỷ lệ tăng
trưởng dân số, và các sự bất bình đẳng bên trong quốc gia. Cho các
tỷ lệ tăng trưởng của các nước, Hellebrandt và Mauro sử dụng các
dự báo từ OECD, IMF, và Consensus Forecasts (một nhà dự báo tư
nhân); cho các tỷ lệ tăng trưởng dân số, họ sử dụng dự đoán trung
vị của Liên Hiệp Quốc (LHQ); và cho các sự bất bình đẳng bên trong
các quốc gia, họ giả sử không có sự thay đổi nào. Mặc dù tôi rất nghi
ngờ về các dự báo nói chung, và bản thân các tác giả chỉ ra rằng các
dự báo như vậy hầu như luôn luôn hóa ra quá lạc quan và rằng sai
số tăng lên mạnh với tầm-thời gian, ba kết luận của họ đáng xem
xét.
Thứ nhất, dự báo cho thấy rằng trong một kịch bản tăng trưởng
dựa vào sự trở về trung bình [reversion to the mean] (một sự chậm
lại của các tỷ lệ tăng trưởng của các nước nghèo khi chúng trở nên
giàu hơn), sự giảm về bất bình đẳng toàn cầu sẽ là tối thiểu (ít hơn
1 điểm Gini).
Thứ hai, các dự đoán nhấn mạnh tầm quan trọng khổng lồ của
sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ cho việc làm giảm bất bình đẳng
toàn cầu. Lý do là vai trò của Trung Quốc như động cơ chính thúc

174
đẩy sự giảm bất bình đẳng toàn cầu trở nên ít quan trọng hơn khi
nước này trở nên giàu hơn. Trong năm 2011, thu nhập trung bình
trên đầu người của Trung Quốc, được tính từ các khảo sát hộ gia
đình và được tính bằng dollar quốc tế, đã dưới trung bình toàn cầu
22 phần trăm và đã lớn hơn thu nhập trung bình của 49 phần trăm
dân số thế giới (được cho là có thu nhập trung bình của các nước
của họ).15 Thế giới sẽ rất mau chóng ở trong vị trí nơi tỷ lệ tăng
trưởng cao của Trung Quốc bắt đầu thêm vào cho sự bất bình đẳng
toàn cầu, không phải khấu trừ từ nó.16 Thu nhập trung bình của Ấn
Độ hiện thời trước chỉ 7 phần trăm của dân số thế giới, và Ấn Độ
không thể được kỳ vọng để “qua khúc ngoặt,” tức là, để trở nên, về
mặt trên đầu người, giàu hơn 50 phần trăm dân số thế giới, trong
hai mươi năm năm tới. Như thế, nếu nó tăng trưởng nhanh, sẽ tiếp
quản Trung Quốc với tư cách động cơ chính của sự làm ngang bằng
thu nhập toàn cầu.
Thứ ba, Hellebrandt và Mauro tìm thấy rằng chỉ những sự tăng
đáng kể về các sự bất bình đẳng bên trong các quốc gia (một sự tăng
hơn 6 điểm Gini cho tất cả các nước trên thế giới) sẽ lật ngược tác
động làm ngang bằng của sự hội tụ thu nhập trung bình khỏi kịch
bản có khả năng nhất. Nếu sự hội tụ của thu nhập trung bình là
chậm hơn, thì sự tăng bù về các sự bất bình đẳng bên trong các quốc
gia không cần là cao. Tuy nhiên, kết quả này minh họa rằng ngay cả
khi các sự bất bình đẳng bên trong các quốc gia trở nên quan trọng
hơn, chúng sẽ không, chí ít trong hai mươi năm tới, đóng một vai
trò lớn trong bất bình đẳng toàn cầu như vai trò đuổi-kịp của các
nước nghèo.
Trong hai mươi năm tới, sự thiếu vắng bất kể sự kiện tiêu cực
đầy kịch tính mà chúng ta đã liệt kê ở đầu chương này, các triển
vọng cho sự giảm tiếp tục về bất bình đẳng toàn cầu là tốt nhưng
không đặc biệt. Người ta không thể kỳ vọng sự bất bình đẳng toàn
cầu để được giảm nhiều hơn một phần mười của mức hiện tại của
nó. Trong khi một sự giảm như vậy sẽ là đáng chú ý về mặt lịch sử,
chúng ta hầu như không chắc có khả năng sống trong một thế giới
của một utopia bình quân chủ nghĩa toàn cầu trong thời gian sớm.

175
Bên Kia của Phương trình: Bất Bình đẳng ở Trung
Quốc và Hoa Kỳ
Bên kia của phương trình bất bình đẳng toàn cầu, ngoài sự thay
đổi về bất bình đẳng giữa các quốc gia, là sự thay đổi về bất bình
đẳng bên trong các quốc gia, và đặc biệt ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Hai nước này là quan trọng không chỉ bởi vì quy mô của chúng mà
cũng bởi vì chúng cung cấp các thí dụ hàng đầu về những sự thay
đổi về bất bình đẳng trong các nền kinh tế đang nổi lên và các nền
kinh tế giàu. Nếu xu hướng tới sự hội tụ thu nhập trung bình tiếp
tục, các triển vọng cho sự giảm bất bình đẳng toàn cầu vẫn có thể
trượt đường ray bởi những gì xảy ra với bất bình đẳng bên trong
các nước riêng lẻ. Chúng ta không thể xem xét sự tiến hóa bất bình
đẳng trong hầu hết số chúng. Nhưng các kỳ vọng hay các phỏng
đoán có học về những gì có thể xảy ra ở Trung Quốc và Hoa Kỳ là
đáng làm. Hãy để chúng ta bắt đầu với Trung Quốc.
Ông Kuznets đi Bắc Kinh? Các sự thực liên quan đến bất bình đẳng
ở Trung Quốc kể từ 2010 là âm u bởi vì Tổng cục Thống kê Trung
quốc (NBS), chẳng bao giờ sẵn sàng đưa ra dữ liệu và chẳng bao giờ
phân phát dữ liệu vi mô (ở mức hộ gia đình), đã trở nên thậm chí
đóng hơn. Trong một phần tư thế kỷ, các khảo sát hộ gia đình ở
Trung Quốc được tổ chức theo cách khác nhau cho các vùng nông
thôn và đô thị (tạo ra các vấn đề cho các nhà nghiên cứu muốn kết
hợp hai thứ); chúng được cải cách trong năm 2013, và NBS sau đó
đã tiến hành khảo sát hộ gia đình thống nhất toàn-Trung Quốc lần
đầu tiên. Cuộc điều tra này được cho là một dấu mốc quan trọng
cho sự cải thiện hiểu biết về những thay đổi về bất bình đẳng và các
biến xã hội và nhân khẩu học khác. Từ tháng Giêng 2015, tuy vậy,
NBS đã chưa công bố bất kể dữ liệu nào. Như thế thay cho biết nhiều
hơn, bây giờ chúng ta biết ít hơn. Người ta có thể suy đoán rằng lý
do cho sự im lặng đột ngột này là một số kết quả là bất ngờ hay khó
để hòa giải với các kết quả nhận được từ các khảo sát sớm hơn.

176
HÌNH 4.4. Bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc, 1975–2012
Đồ thị này cho thấy sự tiến hóa của bất bình đẳng thu nhập ngang các cá nhân
(được đo bằng các giá trị Gini) ở Trung Quốc đối lại GDP thực tế trên đầu người
của Trung Quốc. Chúng ta thấy rằng bất bình đẳng ở Trung Quốc đã tăng đều đặn
kể từ khi các cải cách bắt đầu (sau 1975) nhưng gần đây đã ổn định. Các nguồn
dữ liệu: Gini: cơ sở dữ liệu All the Ginis (http://www.gc.cuny.edu/branko-
milanovic), được tính từ các khảo sát hộ gia đình Trung quốc chính thức. GDP
trên đầu người từ Maddison Project (2013).

Dựa vào bằng chứng chúng ta có, có vẻ như bất bình đẳng thu
nhập đã không tăng trong năm đến sáu năm trước 2013 và thực ra
có thể đã giảm một chút. Dữ liệu từ các khảo sát hộ gia đình cho
thấy rằng hệ số Gini toàn-Trung Quốc đã tương đối ổn định kể từ
2000 (Hình 4.4). NBS đã đưa ra cùng khẳng định trong một thông
cáo báo chí. Bất bình đẳng thu nhập được tính từ các khảo sát hộ
gia đình đô thị đã ổn định kể từ 2002 (Zhang 2014; không được cho
thấy trên hình ở đây). Theo Zhang (2014), bất bình đẳng tiền lương
giữa khu vực đã giảm giữa 2008 và 2012. Bất bình đẳng tiền lương
giữa khu vực đo sự bất bình đẳng giữa tiền lương trong các khu vực
công nghiệp khác nhau; nó không cùng như bất bình đẳng tiền

177
lương giữa cá nhân hay bất bình đẳng thu nhập giữa các hộ gia đình,
như thế giỏi nhất nó là một thay thế (proxy) của bất bình đẳng
“thực tế” giữa cá nhân.17 Tuy nhiên, các kết quả của Zhang có thể
phản ánh một xu hướng tương tự về bất bình đẳng giữa cá nhân,
đặc biệt bởi vì trong quá khứ, những thay đổi về bất bình đẳng tiền
lương giữa khu vực đi song song sát những thay đổi về bất bình
đẳng thu nhập tổng thể.18
Nếu bằng chứng cho thấy sự thiếu vắng của một sự tăng thêm
nữa về bất bình đẳng thu nhập được xác nhận, có thể rằng mức bất
bình đẳng thu nhập của Trung Quốc đã đạt một cao nguyên phẳng
và sẽ mau chóng bắt đầu di chuyển đi xuống, phù hợp với lý thuyết
của Kuznets. Hình mẫu ở Trung Quốc khi đó sẽ khớp hoàn hảo với
hình thù của làn sóng Kuznets thứ nhất, với bất bình đẳng tăng lên
xảy ra trong thời kỳ biến đổi cơ cấu của nền kinh tế, kết hợp với
một sự chuyển đổi từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản trong
trường hợp của Trung Quốc. Sự giảm tiếp sau về bất bình đẳng sẽ
được thúc đẩy bởi các lực lành tính thông thường: sự làm ngang
bằng các mức giáo dục (ở một mức toàn thể cao hơn), sự già đi của
dân cư và như thế nhu cầu lớn hơn cho an sinh tuổi già và các khoản
chuyển giao xã hội, và có lẽ quan trọng nhất, sự thúc đẩy cho tiền
lương tăng lên mà đến vào cuối của một thời kỳ của cái gọi là sự
tăng trưởng Lewisian, trong đó cung lao động lương-thấp (nông
thôn) hầu như là vô tận. Sự ủng hộ lý thuyết cho lời xác nhận rằng
Trung Quốc đã có thể đang quay góc rẽ về bất bình đẳng tăng lên
đến từ vài nguồn. Như được nhắc đến, sự diễn giải Kuznets thông
thường sẽ dẫn chúng ta để kỳ vọng mức bất bình đẳng của Trung
Quốc giảm bớt, nhưng sự nhấn mạnh của Tinbergen về lợi tức giảm
dần của giáo dục sẽ như thế: khi cung của những người lao động có
kỹ năng cao mở rộng, thì tiền lương tương đối của họ phải giảm. Và
cuối cùng, câu chuyện của Arthur Lewis về sự đẩy lương kỹ năng
thấp lên đến từ sự cạn kiệt của các nguồn lao động rẻ cũng sẽ như
thế. Trung Quốc như thế có thể đạt các điểm rẽ cả Kuznets lẫn Lewis
đồng thời.
Nhưng các lực khác có thể hoạt động chống lại kịch bản này.
Tham nhũng tràn lan và một hệ thống chính trị tạo ra nó có thể
chống lại các lực kinh tế thuần túy của sự làm ngang bằng thu nhập.
Các nước đi chính trị gần đây, đặc biệt nhắm tới tham nhũng ở tất

178
cả các mức hành chính và một kế hoạch chính phủ to lớn về “tái cân
bằng” khu vực được cho là để hạ sự bất bình đẳng giữa các tỉnh
duyên hải và các tỉnh nội địa (bản thân nó là một nhân tố đóng góp
lớn cho bất bình đẳng toàn-Trung Quốc), có vẻ được thúc đẩy bởi
việc ban lãnh đạo nhận ra rằng sự bất bình đẳng gây ra những mối
nguy hiểm cho sự duy trì quyền lực của chính họ. Một yếu tố khác
có thể hoạt động theo hướng làm tăng bất bình đẳng là của cải tăng
lên nhanh chóng của nước này và dẫn đến sự tăng về phần của thu
nhập ròng đến từ quyền sở hữu vốn. Những sự thay đổi như vậy
thường gắn với sự bất bình đẳng giữa cá nhân rộng hơn bởi vì sự
sở hữu vốn được tập trung mạnh. Trung Quốc không là ngoại lệ đối
với quy tắc này. Sử dụng các khảo sát hộ gia đình Trung quốc, Wei
Chi (2012) cho thấy rằng phần của thu nhập vốn nhận được bởi các
hộ gia đình đô thị đã tăng lên và rằng nó trở nên rất được tập trung.
Thế thì câu hỏi là tập hợp nào của các lực sẽ chiếm ưu thế. Tuy
vậy, nhìn chung khi tính đến tất cả các thứ, người ta có thể lạc quan
rằng bất bình đẳng thu nhập của Trung Quốc có thể đã lên đỉnh.
Nhưng hệ thống chính trị Trung quốc có hoàn toàn kiên cường
(resilient), hay nó chứa các đặc điểm nội bộ có thể dẫn đến sự yếu
đi hay thậm chí sự sụp đổ của nó? Hệ thống chính trị có một cấu
trúc từ trên xuống rất giống cấu trúc ở Trung Hoa đế quốc, với bộ
máy quan liêu cộng sản hơn là bộ máy quan liêu đế quốc ở trên đỉnh
(Xu 2015). Bộ máy quan liêu chóp bu kiểm soát nhánh tư pháp
nhưng cho phép sự linh hoạt chính sách nào đó giữa các đơn vị
phân tán về mặt khu vực, như các tỉnh và thậm chí các huyện. Sự
kết hợp của sự tập trung với sự linh hoạt địa phương đã được dùng,
với thành công khổng lồ, để thúc đẩy cạnh tranh giữa các đơn vị
mức-thấp hơn trong việc đạt được các mục tiêu vật chất (như các
tỷ lệ tăng trưởng GDP) và để thúc sự thử nghiệm với các chính sách
kinh tế và các hình thức sở hữu khác nhau. Hệ thống đã cho phép
sự thử nghiệm trải từ các Khu Kinh tế Đặc biệt trong những năm
1980 đến thị trường chứng khoán Thượng Hải trong những năm
gần đây. Nhưng trong khi cấu trúc chính trị này đã hoạt động rất tốt
trong nửa thế kỷ qua, nó chứa một số điểm dễ bị tổn thương.
Thứ nhất được minh họa bởi lòng tham của các nhà chức trách
địa phương mà, hoặc bởi vì họ tham nhũng hay bởi vì họ cần cạnh
tranh với các nhà chức trách địa phương khác, dùng đến những

179
hình thức bóc lột tàn bạo, tịch thu đất với giá danh nghĩa khỏi các
nông dân hay áp đặt các điều kiện làm việc không thể chịu nổi lên
các công nhân. Những trường hợp ngược đãi như vậy đã dẫn đến
một bệnh dịch thực sự của các cuộc đình công và các cuộc phản
kháng địa phương khắp Trung Quốc. Theo các số liệu thống kê
chính thức, đã có khoảng năm trăm ngàn cuộc như thế trong năm
2013 (Tổng cục Thống kê Trung Quốc 2014, bảng 24-4). Chừng nào
các cuộc phản kháng được khu trú và không nổ ra đồng thời ở nhiều
nơi, và trung ương, mà về cơ bản có nghĩa là ban lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Trung quốc, là đủ thống nhất, thì xung đột không gây ra
một mối đe dọa lớn cho sự ổn định chính trị.
Nhưng sự thống nhất của mục đích hay lợi ích ở trung ương còn
xa mới được đảm bảo trong một hệ thống thiếu các quy tắc pháp lý
được chấp nhận về người ta leo lên đỉnh như thế nào, họ giữ những
quyền lực gì, và họ ở đó bao lâu. Trong một hệ thống phi tập trung
nơi “các ông trùm” địa phương nắm quyền lực đáng kể, bất cứ sự
dao động nào ở trung ương nhất thiết tạo ra quyền tự do hành động
còn lớn hơn ở mức tỉnh và địa phương, với kết quả cuối cùng rằng
trung ương trở thành bất cứ cái gì mà các tỉnh quyết định nó là. Việc
này sẽ dẫn đến sự tan rã hoặc chính thức hay phi chính thức của
đất nước và, tôi nghĩ, là mối nguy nghiêm trọng nhất Trung Quốc
đối mặt trong các thập niên tới. Rốt cuộc, trong 2.800 năm của lịch
sử được ghi chép kỹ của nó, Trung Quốc đã thống nhất trong ít hơn
1.000 năm (Ma 2011, phụ lục, 35).
Hoa Kỳ: Một “cơn bão kinh hoàng” về bất bình đẳng? Có hai sự khác
biệt lớn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về mặt các tiên đoán của chúng
tôi về những sự thay đổi bất bình đẳng. Thứ nhất, chúng tôi có dữ
liệu đầy đủ hơn và một sự hiểu tốt hơn về các lực kinh tế nằm dưới
những sự thay đổi gần đây về bất bình đẳng cho Hoa Kỳ hơn chúng
tôi có cho Trung Quốc. Thứ hai, có các lực có khuynh hướng đẩy bất
bình đẳng xuống ở Trung Quốc mà có vẻ không tồn tại ở Hoa Kỳ.
Có một số tiến triển mà có thể dẫn đến một “cơn bão kinh hoàng”
về bất bình đẳng tăng lên ở Hoa Kỳ. Chúng có thể được chia thành
năm chủ đề sau đây, mà tôi sẽ lần lượt thảo luận:

180
• Tính co dãn (elasticity) cao hơn của sự thay thế giữa vốn và
lao động, đối mặt với sự thâm dụng vốn của sản xuất, sẽ giữ
phần của thu nhập quốc gia dồn lại cho các chủ sở hữu vốn
là cao.
• Thu nhập vốn sẽ vẫn hết sức tập trung, như thế dẫn đến bất
bình đẳng thu nhập giữa cá nhân cao.
• Những người kiếm được thu nhập lao động cao và thu nhập
vốn cao có thể ngày càng là cùng những người, như thế làm
trầm trọng thêm bất bình đẳng thu nhập tổng thể.
• Các cá nhân có kỹ năng cao những người giàu cả về lao động
và vốn sẽ có khuynh hướng kết hôn với nhau.
• Sự tập trung của thu nhập sẽ tăng cường quyền lực chính trị
của những người giàu và làm cho những sự thay đổi chính
sách ủng hộ người nghèo về đánh thuế, tài trợ cho giáo dục
công, và chi tiêu hạ tầng cơ sở thậm chí còn ít có khả năng
hơn trước đây.
Hãy để chúng ta xem xét kỹ mỗi trong những tiến triển này chi
tiết hơn. Vấn đề rất kỹ thuật về tính co dãn của sự thay thế giữa vốn
và lao động liên quan đến liệu phần của vốn trong thu nhập ròng
tăng lên hay không khi độ thâm dụng vốn của sản xuất (tỷ lệ của
vốn trên lao động) tăng lên. Đã là một quan điểm chuẩn trong kinh
tế học rằng các phần nhân tố có khuynh hướng là không đổi, với
khoảng 70 phần trăm của thu nhập quốc gia thuộc về lao động và
khoảng 30 phần trăm thuộc về vốn. Phương thuốc vạn năng này đã
bị lật đổ trong vài thập niên qua khi trở nên rõ rằng các phần của
vốn đang tăng lên trong tất cả các nền kinh tế tiên tiến.
Karabarbounis and Neiman (2013), những người đã chứng minh
bằng tư liệu xu hướng này, quy nó phần lớn cho sự giảm giá của
thiết bị [hàng hóa] đầu tư (investment goods), mà dẫn các công ty
đến thay thế vốn cho những người lao động. Một sự tiếp tục của xu
hướng này của máy móc (như các robot) đang trở nên ít đắt đỏ hơn
sẽ được kỳ vọng dẫn đến sự giảm sút thêm về phần của lao động,
và như thế đến sự tăng lên về phần của vốn. Tại Hoa Kỳ, Elsby,
Hobijn, and Şahin (2013, fig. 1) cho thấy rằng phần của vốn trong
thu nhập ròng đã tăng từ 35 phần trăm lên hơn 40 phần trăm giữa
1980 và 2013. (Lưu ý rằng sự định thời gian của sự tăng về phần

181
của vốn trùng với sự tăng về bất bình đẳng thu nhập giữa cá nhân
ở Hoa Kỳ, được thảo luận ở Chương 2.) Phần của vốn sẽ có tiếp tục
tăng? Trong một thế giới như được kinh tế học tân cổ điển hình
dung, nơi các thu nhập nhân tố được xác định bởi một mình các lực
kinh tế, một cách cho phần của vốn để tăng lên là nếu vốn có thể từ
từ thay thế lao động mà không có sự giảm lợi tức riêng của nó một
cách tương xứng. Như thế, nếu các robot thay thế lao động mà
không làm giảm lợi tức cho các chủ sở hữu của các robot (tức là, các
cổ đông trong các công ty sản xuất hay sở hữu các robot), thì phần
của vốn trong thu nhập ròng sẽ tăng lên. Đấy là một trong những
điểm của Piketty trong Tư bản (Vốn) trong Thế kỷ thứ Hai mươi
mốt. Nếu tỷ lệ lợi tức là ít nhiều cố định khi vốn thay thế lao động,
chúng ta có chính xác kết cục này: phần của thu nhập quốc gia từ
vốn tăng lên.
Nhưng cùng kết cục có thể được gây ra bởi các nhân tố khác bên
cạnh năng suất biên. Một trong những thứ quan trọng nhất trong
các nhân tố này là sức mạnh tương đối của lao động versus vốn (tư
bản), như được phản ánh, chẳng hạn, trong tỷ lệ phần trăm của
công nhân trong các công đoàn và tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao
động được thuê trong các việc làm mở, vững chắc. Một sự yếu đi
tiếp tục của sức mạnh tương đối của lao động, như đã xảy ra trong
ba thập niên qua, cũng có thể dẫn đến phần của vốn tăng lên. Không
có một khả năng mạnh rằng một trong hai quá trình này—cụ thể là,
độ thâm dụng vốn lớn hơn của sản xuất và những sự thay đổi thể
chế làm yếu vị thế mặc cả của lao động—sẽ đảo ngược trong các
thập niên tới, và như thế chúng ta có thể kỳ vọng rằng cùng các lực
sẽ mang lại cùng kết cục: phần của vốn tăng lên, hay chí ít không
giảm đi trong thu nhập ròng.
Mà, sự tăng về phần của vốn theo định nghĩa không trực tiếp
chuyển thành sự bất bình đẳng giữa cá nhân lớn hơn. Giả sử, chẳng
hạn, rằng tất cả các cá nhân trong một nước có cùng phần trong vốn
quốc gia: thì, rõ ràng, một sự tăng về phần của vốn sẽ có lợi cho mọi
người một cách ngang nhau, và sẽ không có sự tăng nào về bất bình
đẳng giữa cá nhân. Nhưng thực tế là khác. Trong tất cả các xã hội tư
bản chủ nghĩa hiện đại, sự sở hữu vốn được tập trung mạnh (tức là,
nó nằm trong tay của ít người). Cả việc đó nữa, sẽ không là vấn đề
nếu số ít người đó không cũng giàu. Để hiểu vì sao, giả sử rằng vốn

182
đó được những người nghèo nắm giữ. (Tôi biết rằng tình huống này
là khó để hình dung, bởi vì chúng ta đơn giản đã quen với sự thực
rằng những người giàu là các nhà tư bản; về mặt kỹ thuật, các nhà
tư bản có thể là nghèo.) Cả trong trường hợp đó nữa, một sự tăng
về phần của vốn sẽ không làm tăng sự bất bình đẳng. Nhưng, tất
nhiên, chẳng cái nào trong các tình huống giả thuyết này tồn tại cả:
sự sở hữu vốn được tập trung mạnh, và các chủ sở hữu vốn nhận
được lợi nhuận hay rent lớn từ tài sản của họ cũng có khuynh
hướng là những người giàu.19 Như thế, một sự tăng về phần của vốn
cộng với sự tập trung của quyền sở hữu vốn giữa những người giàu
sẽ nhất quyết làm tăng bất bình đẳng thu nhập giữa cá nhân. Đấy là
phần thứ hai của kịch bản cơn bão kinh hoàng.
Lưu ý rằng về nguyên tắc yếu tố này của kịch bản có thể được
đảo ngược bằng phương tiện của một “sự phi tập trung” sở hữu
vốn. Tuy vậy, một sự phi tập trung như vậy thậm chí không ở trên
đường chân trời tại Hoa Kỳ. Dữ liệu từ Edward Wolff cho biết,
ngược lại, rằng các tài sản ròng và quyền sở hữu cổ phần đã trở nên
còn tập trung hơn. Trong năm 2007, 38 phần trăm của tất cả các cổ
phần được sở hữu bởi 1 phần trăm của các cá nhân giàu nhất trên
đỉnh, và 81 phần trăm cổ phần do 10 phần trăm trên đỉnh sở hữu.
Cả hai con số là cao hơn các con số trong năm 2000 (Wolff 2010,
31–32). Các phần này là cao hơn các phần của 1 phần trăm trên
đỉnh hay 10 phần trăm trên đỉnh trong tất cả các tài sản ròng (kể cả
nhà ở) bởi vì thành phần của của cải thay đổi theo cách theo phần
của các tài sản tài chính trong danh mục đầu tư của cải tăng lên với
mức của cải. 1 phần trăm giàu nhất (theo của cải) giữ ba phần tư
của cải của họ dưới dạng cổ phần công ty, các chứng khoán tài
chính, và phần hùn doanh nghiệp tư nhân, trong khi ba ngũ phân vị
(quintile) giữa giữ ít hơn 13 phần trăm của cải của họ dưới hình
thức đó (Wolff 2010, bảng 8). Những người nghèo nhất giữ hầu như
chẳng chút nào trong cổ phần.20 Nói cách khác, các tài sản tài chính
là hình thức tập trung nhất của sự sở hữu vốn; chúng là tinh túy của
chủ nghĩa tư bản.21 Như thế một sự tăng về phần của thu nhập vốn
chuyển trực tiếp thành sự tập trung lớn hơn của tổng của cải và thu
nhập.
Một sự thúc đẩy khác cho sự tập trung của thu nhập cá nhân đến
từ một xu hướng tăng lên, được Lakner and Atkinson (2014) chứng

183
minh bằng tư liệu, cho cùng những người để nhận được thu nhập
cao từ cả lao động và vốn. Tình hình này tạo ra một kiểu chủ nghĩa
tư bản có tiềm năng mới, có vẻ trọng dụng nhân tài (meritocratic)
hơn, nhưng thật mỉa mai, nó là một kiểu với một tiềm năng cho bất
bình đẳng thu nhập lớn hơn. Cách tốt nhất để hình dung điều này
là quay lại một quan niệm đơn giản hóa về chủ nghĩa tư bản thế kỷ
thứ mười chín, cái chúng ta có thể gọi là chủ nghĩa tư bản cổ điển
hay chủ nghĩa tư bản cũ, nơi các chủ sở hữu vốn tất cả đều giàu và
các công nhân đã đều nghèo (và ngược lại: tất cả những người giàu
đã là các nhà tư bản và tất cả những người nghèo đã là các công
nhân). Cả các nhà tư bản và các công nhân đã có chỉ một nhân tố
thu nhập: thu nhập của các nhà tư bản đến từ việc sở hữu tài sản,
và thu nhập của các công nhân đến từ tiền lương-lao động. Bây giờ,
hãy để bất bình đẳng giữa các công nhân tăng lên, sao cho một số
trong số họ nhận được tiền lương đặt họ vào giữa những người
giàu. Chúng ta không còn có một bản sắc (identity) đơn giản về
người giàu = nhà tư bản nữa. Một quá trình như vậy đã thực sự xảy
ra trong hầu như một thế kỷ trong các nước tiên tiến và đã thay đổi
thành phần của thu nhập giữa các nhóm thu nhập trên đỉnh thuận
lợi cho lao động. Như Piketty and Saez (2003, 16, hình 4) và Piketty
(2014, chương 8) cho thấy, giữa 1 phần trăm trên đỉnh, thu nhập
lao động ngày nay là quan trọng hơn nó đã là một thế kỷ trước rất
nhiều.22 Sự thay đổi này không nhất thiết làm trầm trọng thêm sự
bất bình đẳng chừng nào những người kiếm được lương cao nhất
là những người khác với các nhà tư bản chóp bu.
Các vấn đề bất bình đẳng trở nên gay gắt hơn, tuy vậy, khi các
nhà tư bản giàu là cùng những người nhận được thu nhập lao động
cao nhất. Lakner and Atkinson (2014), sử dụng thông tin từ các hồ
sơ thuế Hoa Kỳ, cho thấy khả năng (likelihood) rằng một người
(chính xác hơn, một đơn vị thuế) trong 1 phần trăm trên đỉnh theo
phân bố của thu nhập lao động cũng ở trong thập phân vị đỉnh theo
thu nhập vốn đã tăng từ dưới 50 phần trăm trong năm 1980 lên 63
phần trăm trong năm 2010 (Hình 4.5). Một người với một thu nhập
lao động rất cao (top 1 phần trăm) là hầu như chắc chắn (với xác
suất 80 phần trăm) ở trong ngũ phân vị đỉnh của các chủ sở hữu
vốn. Sự liên kết ngược— để là giữa những người kiếm được tiền
lương đỉnh trong khi có một thu nhập cao từ vốn—cũng đã tăng lên
trong cùng thời kỳ. Để nhận ra tầm quan trọng của sự liên kết này,

184
lưu ý rằng trong trường hợp cực đoan của chủ nghĩa tư bản cũ, nơi
tất cả các chủ sở hữu vốn đã có thu nhập chỉ từ vốn và tất cả những
người lao động đã có thu nhập chỉ từ tiền lương, xác suất của sự
chồng gối giữa thu nhập vốn và tiền lương đã là zero. Sự liên kết
ngày nay cũng khác với một tình thế nơi, chẳng hạn, 1 phần trăm
trên đỉnh của những người lao động đã có thu nhập vốn được lấy
ngẫu nhiên; trong trường hợp đó, chỉ 10 phần trăm của họ sẽ ở
trong thập phân vị đỉnh theo thu nhập vốn. Trong thực tế, những
người kiếm được lương đỉnh là hơn sáu lần chắc có khả năng trong
thập phân vị đỉnh. Mô tả một thực tế phức tạp hơn nhiều về mặt
thống kê, chúng ta có thể nói rằng chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ
việc là một hệ thống với sự tách biệt hoàn toàn giữa thu nhập vốn
và thu nhập lao động thành một biến thể nơi tương quan giữa hai
thứ đã âm (những người có thu nhập lao động đã có rất ít thu nhập
vốn) sang “chủ nghĩa tư bản mới,” nơi tương quan này là dương.23

HÌNH 4.5. Xác suất (bằng phần trăm) để là ở trong 10% thu nhập
đỉnh theo vốn (lao động) nếu một người ở trong 1% thu nhập đỉnh
theo lao động (vốn), 1980–2000
Đồ thị này cho thấy xác suất rằng một đơn vị thuế Hoa Kỳ (thường là một hộ gia
đình) mà ở trong 1% thu nhập đỉnh theo lao động (vốn) cũng ở trong 10% thu
nhập đỉnh theo vốn (lao động). Xác suất tăng lên theo thời gian cho thấy rằng
nhiều người hơn đang trở thành giàu-lao động và giàu-vốn, tức là, họ có cả tiền
lương cao và thu nhập cao từ tài sản. Nguồn dữ liệu: Lakner and Atkinson (2014).

185
Nhận được cùng các kết quả từ các khảo sát hộ gia đình Mỹ, mà
có lợi thế phủ toàn bộ phân bố (không giống dữ liệu thuế bỏ sót
khoảng 5–6 phần trăm dân cư). Hình 4.6 cho thấy tương quan tăng
lên giữa thu nhập từ lao động và thu nhập từ vốn (mà gồm lãi và cổ
tức, thu nhập cho thuê, và tác quyền) nhận được bởi các hộ gia đình
Mỹ. Tương quan, như trong chủ nghĩa tư bản cũ, đã gần với zero
trong những năm 1980; sau đó nó đã tăng suốt những năm 1990
và đầu những năm 2000, đạt một giá trị khoảng 0,12, nơi nó ở đó
từ đấy.
Người ta có thể suy đoán rằng cơ chế chính theo đó sự liên kết
này hoạt động là những người với thu nhập lao động rất cao (thí
dụ, các CEO của các hãng tài chính) tiết kiệm một phần khá lớn thu
nhập của họ (hay được trả bằng các lựa chọn cổ phiếu [stock
option]) và trở thành các chủ sở hữu vốn lớn. Như thế, họ ngày càng
lĩnh các thu nhập cao từ cả lao động và vốn. Nếu ta phóng chiếu xu
hướng này vào tương lai và trong ít nhất hai thế hệ, với cha mẹ đầu
tư rất nhiều vào giáo dục của con cái họ và con cái có được các việc
làm lương cao trong khi thừa kế các tài sản vốn lớn, bất bình đẳng
trở nên thâm căn cố đế hơn bên trong các gia đình và ổn định hơn
(bởi vì nó lấy nguồn của nó từ cả lao động và vốn), và nó có được
một vẻ nhân tài làm cho khó bị lật đổ về mặt chính trị.24 Như thế
một chủ nghĩa tư bản mới, rất khác với chủ nghĩa tư bản cổ điển
dựa vào sự phân chia giữa vốn và lao động được hiện thân trong
những người khác nhau, được sinh ra.

186
HÌNH 4.6. Tương quan giữa thu nhập lao động và thu nhập vốn
nhận được bởi các hộ gia đình Mỹ, 1979–2013
Đồ thị này cho thấy tương quan giữa thu nhập từ lao động và vốn cho các hộ gia
đình Mỹ. Tương quan lớn hơn cho biết rằng các khoản thu nhập cao từ lao động
và thu nhập cao từ vốn ngày càng nhận được bởi cùng các hộ gia đình. Nguồn dữ
liệu: Được tính từ cơ sở dữ liệu Luxembourg Income Study
(http://www.lisdatacenter.org/) dựa vào Điều tra Dân số Mỹ hiện thời.

Trong chủ nghĩa tư bản mới, các nhà tư bản giàu và những người
lao động giàu là cùng người. Tính có thể chấp nhận xã hội của sự
dàn xếp được tăng cường bởi sự thực rằng những người giàu làm
việc. Còn khó hơn nữa hay là không thể cho người ngoài để nói phần
nào của thu nhập của họ đến từ quyền sở hữu và phần nào đến từ
lao động. Còn trong quá khứ, các chủ cho thuê vốn (rentiers)
thường bị chế nhạo và bị ghét vì làm công việc chẳng đòi hỏi gì hơn
việc cắt coupon (cắt phiếu để lĩnh lãi), dưới chủ nghĩa tư bản mới,
sự chỉ trích 1 phần trăm trên đỉnh bị cùn đi bởi sự thực rằng nhiều
trong số họ có giáo dục rất cao, làm việc siêng năng, và thành công
trong sự nghiệp của họ. Bất bình đẳng như thế xuất hiện trong một
trang phục nhân tài. Các sự bất bình đẳng do chủ nghĩa tư bản mới
gây ra là khó hơn để giải quyết về mặt ý thức hệ, và có lẽ cả mặt

187
chính trị nữa, bởi vì không có sóng đáy được lòng dân nào để ủng
hộ việc hạn chế chúng. Chúng dường như được—và trong chừng
mực nào đó chúng có thể cũng được—biện minh hơn và vì thế khó
hơn để bị nhổ bật rễ.
Tiến triển tiếp theo thúc đẩy sự bất bình đẳng ở Hoa Kỳ liên hệ
mật thiết với tiến triển chúng ta vừa thảo luận. Nó có thể bắt nguồn
trong cùng tập tục xã hội ủng hộ các mức giáo dục cao và làm việc
siêng năng như các đặc tính đáng mong muốn biện minh cho các
thu nhập cao, không quan trọng chúng cao thế nào. Sự tiến triển
này là xu hướng được chứng minh bằng tư liệu về các cá nhân có
kỹ năng cao, và như thế thường giàu, để ngày càng kết hôn với
những người chia sẻ các đặc tính tương tự [như người ta nói “môn
đăng hộ đối” ở Trung Quốc và Việt Nam]. Một lần nữa, một sự tương
phản đơn giản hóa với quá khứ cho phép chúng ta hiểu tốt nhất sự
khác biệt. Trong những năm 1960, khi tương đối ít phụ nữ làm việc
(tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động cho phụ nữ ở Hoa Kỳ là 40
phần trăm, vs. hơn 90 phần trăm cho đàn ông),25 đã là phổ biến cho
những người đàn ông khá giả để kết hôn với những phụ nữ không
làm việc bên ngoài hộ gia đình và như thế đã không đóng góp cho
thu nhập được tiền tệ hóa. Tập quán này có khuynh hướng làm
giảm bớt bất bình đẳng, khi so sánh với tình hình nơi những người
đàn ông được trả công cao kết hôn với phụ nữ được trả công cao.
Việc sau quả thực đã xảy ra thường xuyên hơn trong một phần tư
thế kỷ qua. Greenwood et al. (2014) chứng minh bằng tư liệu xu
hướng tăng lên của sự đồng giao [homogamy] (giao cấu tương xứng
[assortative mating]) giữa các cặp Mỹ và xem nó là một trong các
nhân tố đóng góp cho sự bất bình đẳng thu nhập tăng lên. Thật
nghịch lý rằng sự bất bình đẳng tăng lên đã là kết quả từ một sự
thay đổi về các chuẩn mực xã hội mà đã thấy tỷ lệ tham gia lao động
của phụ nữ hầu như bắt kịp tỷ lệ của đàn ông (73 phần trăm cho
phụ nữ, 84 phần trăm cho đàn ông trong năm 2010) và đã khuyến
khích các cuộc hôn nhân dựa vào một mô hình về sự cộng tác bình
đẳng giữa những người với những sự giống nhau về sở thích và gia
cảnh hơn là một mô hình có thứ bậc nơi người chồng là người kiếm
cơm và người vợ là một người nội trợ. Xu hướng này có thể tiếp tục
trong tương lai, khi khoảng cách về cả thành tích giáo dục và sự
tham gia lực lượng lao động giữa đàn ông và đàn bà biến mất. Tuy

188
vậy, sẽ là đáng mong muốn về mặt xã hội theo một số cách, để thêm
vào bất bình đẳng thu nhập giữa cá nhân.26
Cuối cùng, chúng ta đến với yếu tố thứ năm làm cho sự đảo
ngược bất bình đẳng ở Hoa Kỳ đặc biệt khó: tầm quan trọng tăng
lên của tiền trong chính trị bầu cử. Ngày nay không cuộc vận động
chính trị nào có thể được tiến hành mà không có lượng tiền khổng
lồ. Các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2012 được ước lượng tốn 2,6 tỷ
$.27 Còn các lượng tiền cho các cuộc bầu cử bang và địa phương là
nhỏ hơn, tiền không phải là ít cần hơn cho việc thắng cử, hay ngay
cả cho việc tham gia. Những người đóng góp chính tài trợ cho các
cuộc vận động chính trị, theo định nghĩa, là những người giàu
(những người nghèo không đủ sức để làm vậy), và họ không quan
tâm đến việc quăng tiền của họ đi. Đi tin rằng những người giàu
không sử dụng tiền của họ để mua sự ảnh hưởng và thúc đẩy các
chính sách họ thích không đơn giản là ngây thơ. Một lập trường như
vậy mâu thuẫn với các nguyên tắc chủ chốt của kinh tế học cũng
như những cách theo đó những người giàu đã tích lũy của cải của
họ—chắc chắn không bằng việc ném tiền lung tung trong khi không
kỳ vọng sự đền đáp nào.
Các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ Mỹ quan tâm hơn nhiều đến các
vấn đề tác động đến cử tri giàu của họ hơn là đến các cử tri nghèo
của họ, theo những nghiên cứu của Bartels (2010), Gilens (2012),
và Gilens and Page (2014). Gilens (2012, 80, các hình 3.3, 3.4) cho
thấy trong một đồ thị nổi bật rằng sự phản ứng nhanh nhạy của các
chính trị gia với các mối quan tâm của những người tại bách phân
vị thứ 90 của phân bố thu nhập tăng liên tục khi vấn đề trở nên cấp
bách hơn (đối với những người giàu). Nói cách khác, mối quan tâm
của những người giàu với một vấn đề càng lớn, phản ứng nhanh
nhạy của các nhà lập pháp càng lớn. Ngược lại, cho cả những người
nghèo (những người ở bách phân vị thứ 10 của phân bố thu nhập)
và giai cấp trung lưu (những người ở bách phân vị thứ 50), sự phản
ứng nhanh nhạy của các nhà lập pháp là một đường phẳng: dù
những người nghèo hay giai cấp trung lưu quan tâm rất nhiều hay
chẳng chút nào về một vấn đề cho trước không có ảnh hưởng nào
đến các nhà lập pháp cả. Các phát hiện minh họa rằng khoảng cách
về ảnh hưởng chính trị là khổng lồ không chỉ giữa những người giàu
và những người nghèo, mà giữa những người giàu và giai cấp trung

189
lưu. Những người giàu chi hàng tỷ tài trợ cho các cuộc vận động
chính trị và, giống các ngành dầu và dược phẩm, trong việc vận
động hành lang; như một kết quả, các chính sách theo lợi ích của họ
được thực hiện.28
Trong một vòng phản hồi dương, các chính sách ủng hộ-người
giàu làm tăng thêm thu nhập của những người giàu, mà đến lượt
làm cho những người giàu trên thực tế là những người duy nhất có
khả năng để cúng biếu đáng kể cho các chính trị gia, và như thế
những người duy nhất có được một sự điều trần từ các chính trị gia.
Tầm quan trọng chính trị của mỗi cá nhân trở nên tương đương với
mức thu nhập của người đó, và thay cho một hệ thống một-người
một-phiếu, chúng ta tiến gần đến một hệ thống một-dollar một-
phiếu, mà không gì khác ngoài sự phóng chiếu trên mặt phẳng
chính trị của phân bố thu nhập hiện tồn. Hệ thống này là hiển nhiên
trong một trích dẫn có lẽ không cố ý từ George W. Bush, khi ông nói
với một đám đông giàu có ở Washington, DC: “Đây là một đám đông
đầy ấn tượng—những người giàu có (the haves) và những người
có chuẩn mực đạo đức (the have-mores). Một số người gọi các bạn
là các elite; tôi gọi các bạn là cơ sở của tôi.”29 Một chế độ tài phiệt
được sinh ra như thế.
Năm tiến triển này đều ủng hộ-bất bình đẳng mạnh mẽ, và là khó
để có thể thấy bất kể lực nào đến từ đó có thể chống lại sự bất bình
đẳng thu nhập tăng lên ở Hoa Kỳ.30 Logic kinh tế của phần tăng lên
của vốn trong thu nhập ròng được tăng cường bởi cách mà thu
nhập cao từ vốn và lao động được phân bố (một sự tập trung cao
của thu nhập vốn và sự liên kết cá nhân giữa thu nhập lao động cao
và thu nhập vốn cao), bởi các chuẩn mực xã hội (sự đồng giao), và
cuối cùng bởi các chính sách kinh tế. Chính sự hợp lưu lạ thường
này của các nhân tố kinh tế, xã hội, và chính trị mà có vẻ chắc có khả
năng giữ sự bất bình đẳng ở một mức cao trong tương lai thấy
trước được ở Hoa Kỳ. Các lực thúc đẩy các chính sách bù lại như
giáo dục phổ biến hơn, một lương tối thiểu cao hơn, và các trợ cấp
phúc lợi hào phóng hơn có vẻ yếu so với các lực hầu như mãnh liệt
ủng hộ sự bất bình đẳng lớn hơn.
Vì chúng ta đã xem xét số phận gần đây của bất bình đẳng thu
nhập ở cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, chúng ta có thể so sánh hai nước
về mặt phương pháp luận được phát triển trong Chương 2. Xem xét

190
một cách sơ lược những sự thay đổi về bất bình đẳng thu nhập,
chúng ta có thể kết luận rằng bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc
có thể ở trên phần đi xuống của làn sóng Kuznets thứ nhất, trong
khi đó bất bình đẳng ở Hoa Kỳ hoặc vẫn tăng lên hay sắp đạt đỉnh
của làn sóng Kuznets thứ hai (Hình 4.7).
Một trong những hậu quả nguy hại nhất của sự tăng về bất bình
đẳng trong các nước giàu khi chúng trườn lên làn sóng Kuznets thứ
hai đã là việc khoét rỗng giai cấp trung lưu và tầm quan trọng chính
trị tăng lên của những người giàu. Tuy vậy, mối nguy hiểm này kết
đôi với sự báo ứng của nó, một cuộc nổi loạn giai cấp phổ biến, mà
có khuynh hướng biến hình thành chủ nghĩa dân túy hay chủ nghĩa
bản địa (nativism). Chủ nghĩa dân túy không, chế độ tài phiệt cũng
chẳng tương thích với định nghĩa cổ điển của dân chủ. Như thế câu
hỏi nảy sinh liệu sự bất bình đẳng có là một mối đe dọa đối với chủ
nghĩa tư bản dân chủ Tây phương. Chúng tôi đề cập vấn đề này
trong tiết đoạn tiếp theo.

HÌNH 4.7. các làn sóng Kuznets cho Hoa Kỳ và Trung Quốc
Đồ thị này trình bày một ước lượng được cách điệu hóa về vị trí hiện thời của
Trung Quốc và Hoa Kỳ trên các làn sóng Kuznets thứ nhất và thứ hai. Hoa Kỳ, do
là nền kinh tế phát triển hơn mà đã trải qua cuộc cách mạng công nghệ thứ nhất
hơn một thế kỷ trước, bây giờ đang tiến đến đỉnh của làn sóng Kuznets thứ hai.
Trung Quốc có thể ở quanh đỉnh của làn sóng Kuznets thứ nhất, ở tư thế sẵn sàng
để trở nên ít bất bình đẳng hơn.

191
Các Hiểm họa của Bất bình đẳng: Chế độ Tài phiệt và
Chủ nghĩa Dân túy
Để trả lời cho câu hỏi “Bất bình đẳng có đe dọa tính bền vững của
chủ nghĩa tư bản dân chủ Tây phương?” chúng ta cần chia nó thành
hai phần. Thứ nhất, Bất bình đẳng có đe dọa chủ nghĩa tư bản? và
thứ hai, Bất bình đẳng có đe dọa chủ nghĩa tư bản dân chủ?
Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất, chí ít trong trung hạn, có vẻ là
không. Lần đầu tiên trong lịch sử con người, một hệ thống có thể
gọi là tư bản chủ nghĩa, được định nghĩa (theo quy ước) như gồm
lao động tự do về mặt pháp lý, vốn sở hữu tư nhân, sự phối hợp
phân tán, và sự theo đuổi lợi nhuận, đang chiếm ưu thế trên toàn
địa cầu. Người ta không cần quay lại quá khứ xa, hay để có một kiến
thức lớn về lịch sử, để nhận ra điều này là độc nhất và mới đến thế
nào. Không chỉ chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa tập trung đã bị loại
bỏ với tư cách một đối thủ cạnh tranh chỉ gần đây, nhưng bây giờ
chẳng ở đâu trên thế giới chúng ta tìm thấy lao động không-tự do
đóng một vai trò kinh tế quan trọng cả, như nó đã đóng cho đến
khoảng 150 năm trước.
Chủ nghĩa tư bản với tư cách một hệ thống khắp thế giới bá
quyền đến mức ngay cả những người không vui với nó và với bất
bình đẳng tăng lên của nó, dù về mặt địa phương, toàn quốc, hay
toàn cầu, không có thay thế (alternative) thực tế nào để đề xuất.
“Giải-toàn cầu hóa” với một sự quay lại với “địa phương” là không
thể bởi vì nó sẽ xóa bỏ sự phân công lao động (division of labor),
một nhân tố then chốt của sự tăng trưởng kinh tế. Chắc chắn, những
người biện hộ cho chủ nghĩa địa phương không muốn đề xuất một
sự sa sút lớn về các tiêu chuẩn sống hay một giải pháp Khmer Đỏ
cho bất bình đẳng. Các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước, như ở
Nga và Trung Quốc, có tồn tại, nhưng đấy là chủ nghĩa tư bản dù sao
đi nữa: động cơ lợi nhuận tư nhân và các công ty tư nhân chiếm ưu
thế.
Thường được tuyên bố rằng Islam là đối thủ cạnh tranh ý thức
hệ còn lại duy nhất của chủ nghĩa tư bản tự do (liberal) Tây phương.
Tôi nghĩ, điều này đúng trong nhiều khía cạnh trong chừng mực
liên quan đến xã hội tự do nhưng không trong khía cạnh chúng ta
đề cập ở đây, cụ thể là, các tác động của bất bình đẳng lên chủ nghĩa

192
tư bản. Vì bản thân Islam, không chỉ như nó tồn tại trong các nước
Muslim có ưu thế, nhưng ngay cả trong lý thuyết, quả thực là một
loại chủ nghĩa tư bản, trong sự nhấn mạnh của nó đến sở hữu tư
nhân về các tư liệu sản xuất, sự theo đuổi tiền lãi, và sự bác bỏ lao
động không tự do.31 Lĩnh vực duy nhất của kinh tế học nơi chủ
nghĩa tư bản Tây phương và Islamic rẽ đường là sự đối xử về lãi
(như được phân biệt với lợi nhuận, mà không giống lãi, lợi nhuận
là một biến phụ thuộc vào thành công của doanh nghiệp hơn là một
nguồn thu nhập cố định). Nhưng đấy là một điểm nhỏ có thể được
tính đến và làm cho tương thích với thực hành chuẩn Tây phương,
như được tiến hành trong hoạt động ngân hàng Islamic. Thậm chí
có thể, và tôi tin rằng có sự thật nào đó trong nó, cho rằng việc bác
bỏ một lãi cố định và được bảo đảm trên khoản nợ, như Islam làm,
cho phép hệ thống trở nên linh hoạt hơn nhiều và không bị kẹt
trong một tình huống, như đã xảy ra ở Hy Lạp và Argentina, nơi các
con nợ không thể trả được toàn bộ nợ nhưng không có cơ chế nào
để ghi nhận việc này và bước tiếp.
Tuy vậy, bất bình đẳng thu nhập tăng lên cắt bớt ưu thế ý thức
hệ dòng chính của chủ nghĩa tư bản bằng việc cho thấy các mặt khó
chịu của nó: một sự tập trung chỉ vào chuyện vật chất, một ý thức
hệ kẻ thắng-ăn cả, và sự coi thường các động cơ không-tiền tài.
Nhưng vì không sự thay thế ý thức hệ quan trọng nào tồn tại hiện
thời, và vì không có các đảng hay các nhóm chính trị mạnh nào thúc
đẩy cho các sự thay thế (alternative), bá quyền của chủ nghĩa tư
bản có vẻ hầu như không thể bị tấn công. Chắc chắn, chẳng gì bảo
đảm rằng tình hình sẽ trông cũng thế trong hai mươi hay năm mươi
năm nữa, vì các ý thức hệ mới có thể được sáng chế ra, nhưng đấy
là cách nó có vẻ đối với một nhà quan sát hợp lý ngày nay.
Nhưng chủ nghĩa tư bản dân chủ có bền vững không? Đấy là một
câu hỏi hoàn toàn khác. Đầu tiên lưu ý rằng hai từ này (dân chủ và
chủ nghĩa tư bản) đã thường không được kết hợp trong lịch sử. Chủ
nghĩa tư bản đã tồn tại mà không có dân chủ không chỉ ở Tây Ban
Nha dưới Franco, Chile dưới Pinochet, và Congo dưới Mobutu, mà
cả ở Đức, Pháp, và Nhật Bản, và thậm chí ở Hoa Kỳ, khi những người
da đen bị loại trừ khỏi chính thể, và nước Anh, với quyền bầu cử bị
hạn chế nghiêm khắc của nó. Như thế không cần một bước nhảy vọt
khổng lồ về trí tưởng tượng để thấy rằng chủ nghĩa tư bản và dân

193
chủ có thể được tách ra. Và bất bình đẳng có thể đóng một vai trò
quan trọng trong sự tách ra này. Nó làm thế rồi bằng việc trao
quyền về mặt chính trị cho những người giàu ở mức độ lớn hơn rất
nhiều so với cho giai cấp trung lưu và những người nghèo. Những
người giàu điều khiển chương trình nghị sự chính trị, tài trợ các
ứng viên bảo vệ các lợi ích của họ, và đảm bảo rằng các luật vì lợi
ích của họ được thông qua. Nhà khoa học chính trị Mỹ Larry Bartels,
mà công trình của ông được tôi nhắc tới ở trước, tìm thấy rằng các
thượng nghị sĩ Mỹ năm lần chắc có khả năng hơn để đáp ứng với
các lợi ích của những người giàu hơn với các lợi ích của giai cấp
trung lưu. Hơn nữa, Bartels (2005, 28) kết luận, “không có bằng
chứng có thể thấy rõ nào rằng các quan điểm của các cử tri thu
nhập-thấp có bất kể tác động nào lên hành vi bỏ phiếu của các
thượng nghị sĩ của họ.” Không chỉ giai cấp trung lưu đang bị khoét
rỗng, như chúng ta sẽ thấy tiếp sau, mà dân chủ cũng đang bị khoét
rỗng.
Không phải vì chẳng gì mà kể từ Aristotle, và gần đây hơn kể từ
Tocqueville, giai cấp trung lưu đã được xem như bức tường thành
chống lại các hình thức chính phủ phi dân chủ. Không có đức hạnh
đạo đức đặc biệt nào biểu hiện giữa “những người trung gian” khiến
cho một người mà, chẳng hạn, ngừng trở nên giàu và trở thành giai
cấp trung lưu để đột nhiên ưa thích dân chủ cả. Những người trong
giai cấp trung lưu đã ưa thích dân chủ hơn bởi vì họ đã có một lợi
ích trong việc hạn chế quyền lực của cả những người giàu và những
người nghèo: để giữ những người giàu khỏi việc cai trị họ và những
người nghèo khỏi việc tịch thu tài sản của họ. Số đông những người
trong giai cấp trung lưu cũng có nghĩa rằng rất nhiều người chia sẻ
các vị trí vật chất tương tự, bày tỏ các sở thích tương tự, và có
khuynh hướng tránh chủ nghĩa cực đoan của cả cánh tả và cánh
hữu. Như thế giai cấp trung lưu cho phép cả dân chủ và sự ổn định.
Sự suy tàn của giai cấp trung lưu. Sự tồn tại và chức năng của giai
cấp trung lưu bị bất bình đẳng tăng lên tấn công. Bây giờ giai cấp
trung lưu trong các nền dân chủ Tây phương là cả ít đông và yếu về
mặt kinh tế vis-à-vis những người giàu hơn so với ba mươi năm
trước. Tại Hoa Kỳ, nơi sự thay đổi đã đầy kịch tính nhất, phần của
giai cấp trung lưu, được định nghĩa như những người với thu nhập
khả dụng (thu nhập sau-thuế) quanh trung vị (chính xác hơn, giữa

194
25 phần trăm dưới và 25 phần trăm trên trung vị), đã giảm từ một
phần ba dân số trong năm 1979 xuống 27 phần trăm trong năm
2010. Nói cách khác, một phần năm các thành viên của giai cấp
trung lưu trong năm 1979 không còn ở đó nữa, hầu hết đã bị đẩy
xuống dưới.32 Đồng thời, thu nhập trung bình của giai cấp trung
lưu, mà đã là 80 phần trăm của thu nhập trung bình tổng thể ở Mỹ
trong 1979, đã sụt xuống 77 phần trăm của trung bình trong năm
2010. Kết quả của sự giảm về các con số tương đối và thu nhập
tương đối là một sự sụt mạnh về sức mạnh kinh tế của giai cấp
trung lưu. Trong năm 1979, họ chiếm 26 phần trăm của tổng thu
nhập (hay tiêu dùng); trong năm 2010, chỉ chiếm 21 phần trăm.
Sự suy tàn của giai cấp trung lưu không hạn chế ở Hoa Kỳ. Như
với các chỉ báo khác đề cập đến bất bình đẳng, những sự thay đổi ở
Hoa Kỳ đã đột ngột hơn những nơi khác ở phương Tây, và dữ liệu
để nghiên cứu chúng là dư dả hơn. Nhưng thường Hoa Kỳ đơn giản
bày tỏ dưới dạng cực đoan hơn, cùng những sự thay đổi đã xảy ra
trong tất cả các nền kinh tế tiên tiến. Hình 4.8 cho thấy sự giảm sút
về phần giai cấp trung lưu trong các nền dân chủ Tây phương chọn
lọc giữa đầu những năm 1980 và 2010. Trong tất cả các nước được
thấy ở đây, và có lẽ trong tất cả trừ vài thành viên OECD, phần của
giai cấp trung lưu ngày nay là ít hơn phần ba mươi lăm năm trước.
Hình minh họa một chút khác biệt trong quá trình khoét rỗng giai
cấp trung lưu giữa các nước bắc Âu (Đức, Hà Lan, và Thụy Điển),
nơi sự sụt giảm đã nhỏ hơn, và Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, nơi sự
sụt giảm đã lớn hơn. Tuy vậy, chúng ta đang đề cấp đến cùng hiện
tượng ở mọi nơi. Hình cũng cho thấy rằng trong khi Hoa Kỳ thường
coi mình như một xã hội giai cấp trung lưu, phần giai cấp trung lưu
của nó là nhỏ hơn của các nước bắc Âu rất nhiều, ngay cả trong đầu
những năm 1980.

195
HÌNH 4.8. Sự giảm sút phần của dân cư giai cấp trung lưu ở các nền
dân chủ Tây phương chọn lọc, đầu những năm 1980 đến 2010
Đồ thị này cho thấy phần dân số có thể được coi là giai cấp trung lưu, được định
nghĩa như tỷ lệ phần trăm của những người có thu nhập khả dụng trên đầu
người bên trong dải 25% dưới và 25% trên trung vị quốc gia, cho các nền dân
chủ Tây phương được chọn. Chúng ta thấy rằng trong tất cả các nước được liệt
kê ở đây, phần của giai cấp trung lưu đã giảm giữa đầu những năm 1980 và
2010. Các nước được xếp hạng theo phần của giai cấp trung lưu trong năm
2010. Nguồn dữ liệu: Được tính từ cơ sở dữ liệu Luxembourg Income Study
(http://www.lisdatacenter.org/).

Sức mạnh kinh tế của giai cấp trung lưu có nghĩa rằng các hàng
hóa và dịch vụ được giai cấp trung lưu tiêu thụ (tức là, các hình mẫu
tiêu dùng của giai cấp-trung lưu) trở nên ít quan trọng hơn nhiều
đối với các nhà sản xuất. Từ cùng dữ liệu được dùng để tạo ra Hình
4.8, chúng ta có thể tính phần thu nhập (và như thế gần đúng, phần
tiêu dùng) của giai cấp trung lưu. Chúng ta đã thấy rằng ở Hoa Kỳ
phần này đã rớt 5 điểm phần trăm giữa đầu những năm 1980 và
2010. Nhưng tình hình ở nơi khác đã không khác mấy. Ở Thụy Điển,

196
Australia, và Hà Lan, sự giảm đã là 4 điểm phần trăm; ở Tây Ban
Nha, 3; ở Đức, 1.
Mặt tương ứng của sự giảm sụt của giai cấp trung lưu là phần thu
nhập tăng lên của đỉnh của phân bố thu nhập, được cho thấy trong
Hình 4.9. 5 phần trăm đỉnh ở Hoa Kỳ có thu nhập hầu như nhiều
bằng toàn bộ thu nhập của giai cấp trung lưu Mỹ, như chúng ta định
nghĩa ở đây. (Chúng ta luôn luôn đề cập đến thu nhập khả dụng, hay
sau-thuế, trừ phi được cho biết khác đi.) Phần của 5 phần trăm trên
đỉnh đã tăng ở mọi nơi. Một trường hợp lý thú là Thụy Điển, nơi
phần của giai cấp trung lưu đã giảm rất ít nhưng 5 phần trăm trên
đỉnh đã trở nên giàu hơn nhiều và đã thấy phần thu nhập của họ
tăng 3 điểm phần trăm. Sự thay đổi về sức mạnh kinh tế xa khỏi
giữa và thuận lợi cho đỉnh có các ngụ ý cho các hình mẫu tiêu dùng
tổng thể. Những người giàu đang tiêu thụ các hàng hóa xa xỉ, như
các xe hơi đắt tiền, các cuộc đi nghỉ, các bữa ăn tại hiệu ăn, và đồ
trang sức nhiều hơn giai cấp trung lưu. Việc này đến lượt có nghĩa
rằng các nhà sản xuất khấm khá hơn để tập trung vào loại hàng hóa
và dịch vụ được những người giàu tiêu thụ.
Sự giảm sút của giai cấp trung lưu và sức mạnh kinh tế giảm bớt
của nó kích một số tác động xã hội và chính trị. Một trong những
tác động này là sự ủng hộ giảm đi cho sự cung ứng công của các dịch
vụ xã hội, chủ yếu là giáo dục và sức khỏe. Những người giàu có thể
thích chọn không tham gia và chuyển hướng tới sự tài trợ và tiêu
thụ tư của các dịch vụ này (như họ thường làm trong các nền kinh
tế thị trường mới nổi), bảo đảm cho họ chất lượng cao hơn. Sức
mạnh đối trọng của giai cấp trung lưu không còn đủ mạnh để buộc
họ cấp tài chính cho chăm sóc sức khỏe và giáo dục công và tham
gia vào đó. Thay cho tài trợ giáo dục công, những người giàu có thể
thích dùng công quỹ vào việc khống chế bằng cảnh sát và cái Marx
gọi là lao động canh gác (guard labor). Trong một bài báo có ảnh
hưởng, Bowles and Jayadev (2005) cho thấy rằng tỷ lệ phần trăm
lao động dính líu đến các dịch vụ an ninh công và tư và sản xuất vũ
khí đã tăng lên đầy kịch tính ở Hoa Kỳ trong ba thập niên cuối của
thế kỷ thứ hai mươi. Việc dùng lao động canh gác đã là cao nhất ở
Hoa Kỳ trong số tất cả các nước Tây phương trong 1970 rồi, với
khoảng 1,6 lao động an ninh trên 100 người lao động, nhưng nó đã
vọt lên hơn 2 phần trăm trong năm 2000. Bowles và Jayadev ước

197
lượng rằng hơn 5 triệu lao động ở Hoa Kỳ được thuê làm như lao
động canh gác. Ngoài ra, họ cho rằng lao động canh gác là phổ biến
hơn trong các nước bất bình đẳng hơn.33

HÌNH 4.9. Phần thu nhập tăng lên của 5% trên đỉnh trong các nền
dân chủ Tây phương chọn lọc, đầu những năm 1980–2010
Đồ thị này cho thấy phần của tổng thu nhập khả dụng nhận được bởi 5% giàu
nhất trong mỗi nước, cho các nền dân chủ Tây phương được chọn. Chúng ta thấy
rằng tất cả mọi nơi (trừ Tây Ban Nha) phần của thu nhập nhận được bởi 5% trên
đỉnh đã tăng lên giữa đầu những năm 1980 và 2010. Các nước được xếp hạng
theo phần của 5% trên đỉnh trong 2010. Nguồn dữ liệu: Được tính từ cơ sở dữ
liệu Luxembourg Income Study (http://www.lisdatacenter.org/).

Tất cả việc này dẫn chúng ta đến một kết luận về những thay đổi
đã xảy ra trong ba thập niên qua: chủ nghĩa phân lập (separatism)
xã hội. Sự rẽ đôi giai cấp này có nhiều hệ lụy: về mặt chính trị, giai
cấp trung lưu ngày càng trở nên không xác đáng (irrelevant); sản
xuất thay đổi hướng tới các thứ xa xỉ, và các chi tiêu xã hội thay đổi

198
từ việc được hướng tới giáo dục và hạ tầng cơ sở sang việc kiềm
chế bằng cánh sát.
Khi tầm quan trọng chính trị của giai cấp trung lưu tiếp tục co
lại, là không khó để phóng chiếu các xu hướng hiện thời vào tương
lai, được thấy sinh động nhất ở Hoa Kỳ, nơi sự ủng hộ tài chính từ
các cá nhân và các công ty giàu là không thể thiếu được cho thành
công chính trị. Trong khi hệ thống chính trị vẫn là dân chủ về hình
thức bởi vì quyền tự do ngôn luận và quyền hội họp được duy trì
và các cuộc bầu cử là tự do, hệ thống ngày càng trở nên giống một
chế độ tài phiệt. Theo thuật ngữ Marxist, nó là một “chế độ chuyên
chế của giai cấp hữu sản” cho dù nó có vẻ, về mặt hình thức, là một
nền dân chủ. Chính phủ trở thành, theo lời của Marx từ Tuyên ngôn
Cộng sản, không gì khác ngoài “ủy ban quản lý công việc chung của
giai cấp tư sản.”
Và quả thực, một khoảng cách giữa ý thức hệ và thực tế sẽ không
là gì mới đối với một nhà nghiên cứu về chính trị và lịch sử. Rome
đã trở thành một đế chế chuyên quyền một cách trơn tru trong khi
giả mạo như một nền cộng hòa được một viện nguyên lão cai trị.
Một giai cấp quan liêu đã cai trị Đông Âu trong khi khẳng định rằng
cả quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị nằm trong tay của nhân
dân. Mọi tên độc tài ngày nay đều cho rằng hắn là hiện thân của ý
chí của nhân dân—tức là, tin bản thân hắn là một người dân chủ.
Sự trượt khỏi dân chủ có thể có hai hình thức. Một hình thức có
thể được gọi là hình thức Mỹ và giống một chế độ tài phiệt; hình
thức khác có thể được gọi là hình thức Âu châu và được đặc trưng
bởi chủ nghĩa dân túy (populism) hay chủ nghĩa bản địa (nativism).
Chế độ tài phiệt. Đầu tiên hãy xem xét cuộc diễu hành tới chế độ tài
phiệt. Bằng chứng cơ bản trong trường hợp cho chế độ tài phiệt
gồm các nghiên cứu được nhắc tới sớm hơn, cho thấy rằng các quan
chức được bàu đáp ứng nhiệt tình hầu như chỉ với những mối quan
tâm của những người giàu. Tiền đóng một vai trò chưa từng có
trong chính trị Mỹ, và quyết định của Tòa án Tối cao để đối xử với
các công ty như các cá nhân (trong vụ kiện Citizens United v. Ủy ban
Bầu cử Liên bang [Citizens United v. Federal Election Commission])
đã mở cửa, về mặt pháp lý và chính thức, cho một ảnh hưởng ngày
càng tăng lên của tiền lên việc ra quyết định chính trị. Hình 4.10 cho

199
thấy tổng chi phí bầu cử bằng dollar được hiệu chỉnh cho lạm phát
kể từ năm 2000, trong mỗi năm mà có cả các cuộc bầu cử tổng
thống và bầu cử quốc hội. Chi phí đã tăng cả về lượng thực tế và
như một phần của GDP (phần sau không được thấy trên đồ thị).
Vì là lợi ích của những người giàu để thúc đẩy quá trình hiện
hành của toàn cầu hóa, từ đó họ, như chúng ta đã thấy trong các
Chương 1 và 2, là những người hưởng lợi lớn, và vì giai cấp trung
lưu và những người nghèo chí ít về mặt hình thức có thể làm trật
đường ray quá trình đó, sự chú tâm của những người giàu là vào sự
đàn áp dân chủ (mặc dù một số biện pháp không được thực hiện
một cách cố ý như thế). Sự đàn áp này gồm một cách tiếp cận hai
ngạnh (two-pronged) gồm (1) việc ngăn chặn phiếu của những
người nghèo, và (2) việc tạo ra cái mà tôi sẽ nhắc đến như ý thức
sai lầm (false consciousness) giữa giai cấp trung lưu thấp và những
người nghèo.
Hãy xem xét sự ngăn chặn phiếu trực tiếp hay gián tiếp. Hoa Kỳ
là một nước với một sự tham gia rất lệch trong các cuộc bầu cử, nơi
80 phần trăm của những người trong thập phân vị thu nhập đỉnh
bỏ phiếu, so với chỉ 40 phần trăm thập phân vị đáy.34 Lưu ý rằng
theo bất kể lý thuyết kinh tế nào, những con số này phải ngược lại:
vì không lá phiếu riêng nào có thể ảnh hưởng đến kết cục bầu cử, là
hợp lý để không bỏ phiếu; và đặc biệt có lý để không bỏ phiếu về
phần những người mà thời gian của họ là rất quý giá, tức là về phần
những người giàu. Sự thực rằng tình hình là ngược lại có thể là do
nhiều nhân tố—ý thức công dân lớn hơn của những người giàu, sự
làm nản lòng giữa những người nghèo (“vì sao phải bận tâm để bỏ
phiếu?”), hay các chính sách cụ thể có ý định giữ những người
nghèo khỏi việc bỏ phiếu, kể cả việc tổ chức các cuộc bầu cử vào
một ngày làm việc và đóng cửa các phòng bỏ phiếu vào 8 giờ tối, chỉ
vài giờ sau khi hầu hết người dân rời nơi làm việc và vội vã về nhà.
Những nhóm đông người bị tước quyền bỏ phiếu hoặc bởi vì họ
là những người phạm trọng tội hay họ bị bỏ tù (với Hoa Kỳ có một
trong những tỷ lệ bỏ tù cao nhất thế giới). Human Rights Watch ước
lượng rằng khoảng 2 phần trăm dân số Mỹ ở tuổi bỏ phiếu bị tước
quyền bầu cử, một phần ba số đó là những người Mỹ gốc Phi
(Deaton 2013, 198). Cuối cùng, có một đợt triều dâng của việc vạch

200
lại khu vực bầu cử (gerrymandering), mà mục tiêu của nó là xác
định lại các khu vực bầu cử nhằm để pha loãng phiếu của những
người nghèo và của các thiểu số. Các quá trình này, giống bất bình
đẳng thu nhập tăng lên, đã xảy ra trong hàng thập kỷ, vài trong số
đó đã tồn tại từ điểm xuất xứ của nền dân chủ Mỹ, một hệ thống
chính trị được tạo ra như một hình thức lạ kỳ của dân chủ sở hữu
nô lệ. Tuy vậy, chúng là rõ ràng hơn bây giờ bởi vì chúng trở nên
mạnh hơn và bởi vì chúng ta có dữ liệu tốt hơn cho việc chứng minh
chúng bằng tư liệu.

HÌNH 4.10. Chi phí của các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội,
2000–2012
Đồ thị này cho thấy chi phí của các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống Hoa Kỳ
(trong những năm cả hai được tổ chức) bằng tỷ US dollar (giá không đổi 2000).
Chúng ta thấy rằng chi phí đã tăng đều đặn từ 2000 đến 2012. Nguồn dữ liệu:
Được tính từ dữ liệu được cung cấp trong Open Secrets: Center for Responsive
Politics, sẵn có tại
https://www.opensecrets.org/bigpicture/index.php?cycle=2012.

201
Phần thứ hai của chiến lược của những người giàu để chặn dân
chủ là giống với cái trong thuật ngữ Marxian được gọi là sự tạo ra ý
thức sai lầm, hay để dùng thuật ngữ của Antonio Gramsci, bá quyền.
Tôi không thích từ “ý thức sai lầm (false consciousness)” bởi vì nó
có vẻ ngụ ý rằng có một “ý thức đích thực,” mà tôi không tin là có.
Tôi sử dụng nó bởi vì tôi thiếu từ tốt hơn. Cái tôi muốn nói với nó
là giai cấp trung lưu và những người nghèo bị làm trệch hướng,
phần lớn do mưu đồ, khỏi việc để ý đến các lợi ích kinh tế của riêng
họ sang việc quan tâm đến các mối lo khác, đặc biệt những sự quan
tâm xã hội hay tôn giáo mà thường gây chia rẽ. Sự làm trệch hướng
này không nhất thiết nảy sinh từ bất kể loại âm mưu hậu trường
nào, mà đúng hơn từ một sự đồng thuận elite được bịa đặt ra một
cách tập thể. Trong chừng mực nào đó, nó là một chiến lược có thể
hiểu được (và có thể chấp nhận được) bởi vì các quyết định bỏ
phiếu là đa chiều: người dân bỏ phiếu không duy nhất về các vấn
đề kinh tế và có thể quan tâm sâu sắc đến các vấn đề như nhập cư,
tôn giáo, và phá thai. Nhưng vì lượng tiền tư nhân khổng lồ được
dùng trong chính trị và các phương tiện truyền thông, người ta
không thể không nghĩ rằng mục tiêu của các khoản đầu tư này là rất
giống nhau. Trong một trường hợp (chính trị), ảnh hưởng được tìm
kiếm một cách trực tiếp; trong trường hợp kia (media), ảnh hưởng
được tạo ra qua việc định hình công luận sao cho nó đồng ý với ý
kiến của các nhà tài trợ. Sự tạo ra ý thức sai lầm xảy ra qua
matraquage (một từ Pháp có nghĩa là đánh vào-đầu óc cứ như bằng
một dùi cui) tư tưởng, nơi những người đọc báo, những người xem
TV, và những người lướt Internet bị bỏ bom bằng các vấn đề—từ
phá thai và kiểm soát súng đến mối đe dọa của chủ nghĩa chính
thống Islamic—mà đánh lạc hướng sự chú ý của nhân dân khỏi các
vấn đề kinh tế và xã hội căn bản như thất nghiệp, tỷ lệ bỏ tù, lợi
nhuận chiến tranh, và các lỗ hổng thuế hàng tỷ-dollar cho những
người giàu. Nói cách khác, chiến tranh văn hóa có một chức năng,
và chức năng đó là để che giấu sự thay đổi thực của sức mạnh kinh
tế hướng tới những người giàu.
Một phần quan trọng của ý thức sai lầm là niềm tin rằng tính di
động xã hội là khả thi hơn nó thực sự là. Tôi sẽ không sa ở đây vào
một thảo luận về niềm tin có ảnh hưởng to lớn (được thảo luận
nhiều) rằng các cánh cửa thành công mở rộng cho hầu như tất cả
mọi người ở Hoa Kỳ, trừ để chỉ ra rằng lần đầu tiên trong lịch sử

202
chúng ta có khả năng để đo cả tính di động thu nhập giữa thế hệ
thực sự và cảm nhận chủ quan của người dân về tính di động, chúng
ta tìm thấy rằng cái sau bỏ xa cái trước rất rất nhiều. Những người
với thu nhập thấp hơn đặc biệt dễ thiên về đánh giá quá cao tính di
động hướng lên tổng thể (Kraus and Tan 2015).35 Phát hiện này có
thể an ủi cho sự ổn định xã hội. Nhưng nó ngược với thiên hướng
tự nhiên của cái chúng ta thông thường kỳ vọng, cụ thể, rằng những
người ở dưới đáy sẽ tin rằng có một số đặc tính hệ thống giữ họ ở
đó. Trừ phi chúng ta tin rằng những người nghèo tự trách mình về
sự nghèo của chính họ, lời giải thích duy nhất cho cách nhìm hết
sức lạc quan của những người nghèo về tính di động xã hội là ý thức
hệ có đóng một vai trò trong nó. (Lưu ý rằng Kraus và Tan đã không
hỏi quan điểm của người dân về likelihood (khả năng) của tính di
động hướng lên của chính họ. Người ta có thể kỳ vọng những người
nghèo để tin rằng bản thân họ có nhiều dư địa để di chuyển lên hơn
những người giàu mà đã ở trên đỉnh rồi. Câu hỏi đã là về đánh giá
của họ về tính di động hướng lên tổng thể toàn quốc.)
Hệ thống chính trị Mỹ, gồm chỉ hai đảng, là đặc biệt thuận lợi cho
sự phổ biến của loại ý thức hệ này bởi vì bất kể ứng viên nào phá
vỡ sự đồng thuận của một trong hai đảng có khuynh hướng trở về
với nhóm cùng quyền lợi một khi các cuộc bầu cử sơ bộ đã xong, và
cơ hội cho đối thủ đảng thứ ba là hầu như bằng không.36 Ngay cả
một ứng viên tổng thống đảng-thứ ba đối mặt với một số khổng lồ
các rào cản kỹ thuật và pháp lý chỉ để được liệt kê trên lá phiếu của
tất cả các bang. Sự nổi lên của những chuyện kể thay thế đối với
chuyện kể chi phối như thế bị tối tiểu hóa, mặc dù các cuộc bầu cử
2016 đã tung lên những ứng viên không theo quy ước, chí ít trong
các cuộc bầu cử sơ bộ, từ cả cánh tả và cánh hữu.
Tôi nghĩ, có ít nghi ngờ rằng bản chất lỗi thời và hạn chế của hệ
thống chính trị Mỹ và thành kiến của nó thuận lợi cho những người
giàu phải bị xem xét kỹ lưỡng giả như Hoa Kỳ chỉ mới trở thành một
nền dân chủ gần đây. Nhưng nó đã có một truyền thống khả kính
hai thế kỷ về dân chủ (hơi bị hạn chế) mà đã chứng tỏ có khả năng
giải quyết các vấn đề một cách hòa bình (với ngoại lệ của Nội
Chiến), hệ thống được để nguyên. Trong thực tế, hệ thống đã dẫn
đến một độc quyền lưỡng đảng, một thiết chế kinh tế và xã hội mà
đồng thời là cả Cộng hòa và Dân chủ (như được phản ánh trong

203
nhiều công ty ủng hộ các ứng viên từ cả hai đảng chính trị), và để
trắng trợn thử thao túng các kết cục bầu cử.37 Phong cách tựa-triều
đại gần đây của chính trị Mỹ, mà nước này chia sẻ với Ấn Độ, Hy
Lạp, Philippines, và Pakistan, nhưng lạ trong các nền dân chủ giàu
có khác, là một triệu chứng của một vấn đề bén rễ sâu với hệ thống
chính trị Mỹ. Bởi vì các khía cạnh này của hệ thống chính trị, sự phát
triển của một chế độ tài phiệt là phản ứng chắc có khả năng nhất
đối với sự bất mãn của giai cấp trung lưu ở Hoa Kỳ.
Chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa bản địa (nativism). Tình hình ở châu
Âu là khác với tình hình ở Hoa Kỳ. Một mặt, các hệ thống Âu châu
là đa đảng (ngược với hai-đảng), dân chủ hơn, và ít bị ảnh hưởng
hoàn toàn của tiền; cho nên, là khó hơn để biến chúng thành các chế
độ tài phiệt. Nhưng mặt khác, vấn đề di cư và hấp thu những người
di cư thậm chí sau một hay hai thế hệ đang tác động mạnh đến,
thậm chí nhiễm độc, đời sống chính trị. Các vấn đề với nhập cư làm
tăng thêm các áp lực “thông thường” của toàn cầu hóa mà là chung
cho tất cả các nước giàu và đã dẫn đến sự đình trệ thu nhập của giai
cấp trung lưu dưới trong hai mươi lăm hay ba mươi năm qua. Như
thế, các áp lực của toàn cầu hóa ở châu Âu có hai hình thức phân
biệt—một do sự di chuyển của lao động (sự di cư) và hình thức
khác do sự di chuyển của hàng hóa (các khoản nhập khẩu) và vốn
(dòng chảy ra). Sự phản ứng lại với các áp lực này dẫn tới chủ nghĩa
dân túy giai cấp trung lưu hay chủ nghĩa bản địa (nativism).38
Điểm thứ nhất liên quan đến di cư là để thừa nhận rằng sự di cư
chỉ là một khía cạnh của toàn cầu hóa. Sự di chuyển của người dân,
về nguyên tắc, không khác với sự di chuyển của hàng hóa và công
nghệ, hay sự di chuyển của vốn. Cho nên là sai để thảo luận nó cứ
giả như bằng cách nào đó nó độc lập với các khoảng cách thu nhập
to lớn giữa các quốc gia mà đã được tiết lộ và thường bị làm trầm
trọng thêm bởi toàn cầu hóa (nhất là liên quan đến châu Phi).
Tuy vậy (và đây là điểm thứ hai), sự di cư có tầm quan trọng đặc
biệt cho châu Âu vì vài lý do mà thiếu trong các nước Tây phương
giàu khác. Thứ nhất, châu Âu từ lâu đã là một lục địa của những
người di cư và thiếu kinh nghiệm mà Hoa Kỳ, Canada, và Australia
có trong việc giải quyết sự nhập cư. Thứ hai, các nhà nước-quốc gia
Âu châu về mặt lịch sử đã hoặc đồng đều về mặt sắc tộc (hay đã làm

204
cho như thế qua các chính sách của các chính phủ trung ương, như
ở Pháp và Đức) hoặc, chúng đã không (như ở Tây Ban Nha), các
nhóm khác nhau đã sống cạnh nhau trong thời gian dài đến mức
các sự khác biệt văn hóa và chuẩn mực giữa chúng có vẻ khá nhỏ
đối với một nhà quan sát khách quan.39 Tuy vậy, những người nhập
cư đến châu Âu nói chung đã có các niềm tin tôn giáo, các chẩn mực
văn hóa, và quan điểm sống không giống.
Điểm thứ ba, mà suy ra trực tiếp từ hai điểm đầu tiên, là châu Âu
có các vấn đề nghiêm trọng về việc đồng hóa những người nhập cư,
không chỉ những người thuộc thế hệ thứ nhất mà cả những người
thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba. Vấn đề này có lẽ là khó nhất bởi vì
nó không thể được giải quyết, trong sự gần đúng thứ nhất, bởi
chính phủ, và một sự thiếu tiếp xúc và các mối quan hệ giữa dân cư
bản địa và những người nhập cư (đặc biệt nếu nó kéo dài trong một
vài thế hệ) thường dẫn đến, như chúng ta thấy trong các thành phố
lớn Âu châu, sự tạo ra các ghetto (các khu biệt lập) sắc tộc. Sự mỉa
mai của tình hình là vấn đề người nhập cư ở châu Âu theo nhiều
cách đã trở nên giống các vấn đề chủng tộc đối mặt với Hoa Kỳ trong
những năm 1960—mà việc xử trí nó đã bị chỉ trích mạnh mẽ ở châu
Âu lúc đó. Nhưng không giống ở Hoa Kỳ liên quan đến những sự
khác biệt chủng tộc, ít nghiên cứu hơn nhiều được tiến hành ở châu
Âu về các khoảng cách thu nhập, các sự khác biệt về sự đạt được
giáo dục, và sự tồn tại của các mối quan hệ xã hội và gia đình giữa
những người nhập cư và dân cư bản địa. Thiếu dữ liệu làm cho rất
khó để đề ra một chính sách đồng hóa. Thí dụ cực đoan về cách tiếp
cận lạc hậu và tự-thất bại này là sự khăng khăng của chính phủ
Pháp, cho đến rất gần đây, rằng tất cả mọi người đều đơn giản là
một công dân Pháp và rằng các số liệu thống kê về sắc tộc và liên
kết tôn giáo có thể không được thu thập. Trong nhiều lĩnh vực,
chúng vẫn không (được thu thập). Thí dụ, các khảo sát hộ gia đình
không hỏi những câu hỏi về bối cảnh sắc tộc và tôn giáo của hộ gia
đình, và như thế không có cách nào để so sánh các nhóm theo phân
bố thu nhập, thu nhập gia đình trung bình, cấu tạo gia đình, hay các
số thống kê liên quan khác.40
Tôi nói rằng vấn đề này không thể được giải quyết bởi chính phủ
“trong sự gần đúng thứ nhất” bởi vì không chính phủ nào có thể
buộc người dân kết bạn với những người nhập cư hay kết hôn với

205
họ. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng vai trò của chính phủ là
không có. Bằng việc thu thập thông tin và sau đó việc thiết lập các
chính sách quả quyết thuận lợi cho các thiểu số, người ta có thể từ
từ xóa bỏ khoảng cách thu nhập và giáo dục giữa họ và dân cư bản
địa. Có ít nghi ngờ rằng quá trình này sẽ tạo thuận lợi cho sự đồng
hóa những người nhập cư khi họ di chuyển lên trên chiếc thang
kinh tế và sẽ làm giảm bớt cách nhìn của riêng họ và cách nhìn của
những người bản địa về họ như “những người khác.” Trong tương
lai, châu Âu quả thực có thể giải quyết vấn đề nhập cư của nó theo
cách như vậy—nhưng hiện thời, ngày đó có vẻ còn khá xa.
Điểm thứ tư là những người nhập cư thường mang theo những
chuẩn mực văn hóa khác mà có thể cắt bớt tính bền vững của nhà
nước phúc lợi. Vấn đề này bị thông tin sai, mà có khuynh hướng
miêu tả những người nhập cư như những người sử dụng các dịch
vụ phúc lợi một cách không cân xứng. Mặc dù điều này không đúng,
và quả thực những người nhập cư đóng góp nhiều về thuế hơn họ
nhận được từ các khoản chuyển giao xã hội và các dịch vụ xã hội
(một phần bởi vì họ trẻ hơn dân cư bản địa), cảm nhận bình dân có
thể bị méo mó chính xác bởi vì những người nhập cư thường là
“khác” về màu da, quần áo, ngôn ngữ, và hành vi của họ và như thế
dễ thấy hơn.41 Nhưng mặc dù niềm tin rằng những người nhập cư
là “những kẻ lười biếng” là không chính xác, chúng ta phải nhớ rằng
nhà nước phúc lợi Âu châu được xây dựng trên giả thiết về tính
đồng đều sắc tộc và văn hóa của dân cư. Tính đồng đều không chỉ
làm tăng sự đồng cảm giữa các mảng khác nhau của dân cư nhưng
đảm bảo rằng hầu hết người dân tôn trọng các chuẩn mực xã hội
giống nhau. Nếu không ai giả bộ già hơn nhằm để nhận được một
lương hưu, hay nghỉ bệnh khi không bị bệnh, nhà nước phúc lợi tự
duy trì. Nhưng nếu các chuẩn mực này không được tất cả mọi người
tôn trọng, nhà nước phúc lợi có khuynh hướng sụp đổ (xem
Lindbeck 1994). Peter Lindert (2014) và, quay lại công trình sớm
hơn nhiều, Kristov, Lindert, and McClelland (1992), cho rằng lý do
chính cho sự phát triển lớn hơn của nhà nước phúc lợi tại châu Âu,
so với ở Hoa Kỳ, nằm chính xác ở sự đồng cảm lớn hơn tồn tại giữa
các tầng lớp khác nhau của dân cư, hay diễn đạt theo cách khác,
nằm ở xác suất lớn hơn rằng những người trẻ và được tuyển làm
việc có thể hình dung một thời gian trong tương lai khi họ sẽ cần sự
giúp đỡ xã hội. Tại Hoa Kỳ, ngược lại, Lindert lập luận, chính xác vì

206
khoảng cách kinh tế giữa những người gia trắng và những người
Mỹ gốc Phi là cái đã dẫn đến một nhà nước phúc lợi khiêm tốn hơn
nhiều. Một tình huống tương tự—sự mất tính đồng cảm—có thể
đang biểu lộ bây giờ ở châu Âu.
Áp lực này lên sự hoạt động và tính bền vững của các nhà nước
phúc lợi Âu châu ngoài áp lực một phần được tưởng tượng, một
phần thực tế lên các nhà nước phúc lợi và lao động từ toàn cầu hóa,
qua các hàng nhập khẩu rẻ hơn và thuê ngoài (outsourcing). Nhiều
cuộc tấn công chống lại nhà nước phúc lợi—kể cả những cắt giảm
về các dịch vụ sức khỏe quốc gia, cắt bớt về giáo dục công, các phí
tăng lên cho các dịch vụ chính phủ, một tuổi về hưu cao hơn, một
thị trường lao động “linh hoạt” với các việc làm zero-giờ (các việc
làm nơi những người lao động phải đến nơi làm việc nhưng không
được đảm bảo bất cứ công việc nào)—trong thực tế là các cuộc tấn
công chống lại giai cấp trung lưu, bởi vì giai cấp trung lưu đã là
người ủng hộ và người hưởng lợi lớn nhất của nhà nước phúc lợi.
Là đúng rằng hầu hết các nghiên cứu đã thấy rằng những người
nghèo, qua các trợ cấp thất nghiệp và sự hỗ trợ xã hội, nhận được
rất nhiều từ nhà nước phúc lợi (Milanovic 2000, 2010a). Nhưng các
giai cấp trung lưu nhận được còn nhiều hơn qua chăm sóc sức khỏe
và giáo dục miễn phí hay được bao cấp, hưu bổng, và, hơn bất cứ
thứ gì khác, qua sự hiện diện của một mạng an sinh để tóm lấy họ
giả như họ có bao giờ rơi xuống một địa vị thấp hơn trong đời.42
Nhà nước phúc lợi như thế đã là một yếu tố không thể thiếu trong
việc củng cố giai cấp trung lưu và chủ nghĩa tư bản dân chủ Âu châu.
Phản ứng của các giai cấp trung lưu ở giữa và thấp hơn đối với
việc mất dần sự bảo vệ nhà nước phúc lợi và sự xâm phạm các
quyền giành được khác của họ đã là sự thay đổi về mặt chính trị
sang hữu, hướng tới các đảng dân túy chủ nghĩa và bản địa chủ
nghĩa (nativist). Xu hướng này đã được tạo thuận lợi, thứ nhất, bởi
sự biến mất của các lựa chọn thay thế (alternative) bên cánh tả, mà
đã bị mất tín nhiệm sau sự chấm dứt của chủ nghĩa cộng sản, thứ
hai, bởi sự thâu nạp (co-optation) của các đảng cánh tả (như Đảng
Xã hội ở Pháp Pháp và PSOE [Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa] ở
Tây Ban Nha) bởi các đảng trung dung hay trung-hữu mà từ đó họ
hầu như không thể còn phân biệt được nữa, và thứ ba, bởi một sự
làm mất tín nhiệm các đảng dòng chính tiếp sau việc xử lý vớ vẩn

207
của chúng đối với Đại Suy thoái [2007]. Sự sụp đổ của cánh tả và
của các đảng dòng chính đã mở đường, trên thực tế ở tất cả các
nước Tây và Trung Âu, cho sự lên của các đảng dân túy chống hệ
thống một cách ôn hòa. Tôi sử dụng từ “một cách ôn hòa (mildly)”
bởi vì mục tiêu của các đảng này, không giống mục tiêu của các đảng
chống hệ thống thật như các đảng phát xít và cộng sản, không phải
để phá hủy trật tự chính trị hiện tồn. Trong việc thu hút các cử tri,
tuy vậy, họ giới thiệu mình như chống hệ thống: sự vỡ mộng của
những người Âu châu với các hệ thống và các đảng chính trị của họ
là khổng lồ đến mức nhiều trong số họ cảm thấy là “chống hệ thống”
như một điểm cộng thêm.
Hầu như không nước nào, từ Hy Lạp với đảng Bình Minh Vàng
của nó đến Phần Lan với đảng Những người Phần Lan Đích thực
của nó, đã được miễn khỏi đợt bột phát dân túy. Hình 4.11 cho thấy
các số phiếu bỏ cho các đảng dân túy trong các cuộc bầu cử toàn
quốc (nơi chúng ta có thể cho rằng tầm quan trọng của phiếu phản
kháng thuần túy, từ đó các đảng này có thể được lợi, là ít hơn trong
các cuộc bầu cử cho Quốc hội Âu châu phần lớn vô nghĩa). Các đảng
dân túy thành công nhất nhận được khoảng 20 phần trăm số phiếu,
một phần mà có thể trở nên thậm chí còn cao hơn trong các cuộc
bầu cử tiếp ở Pháp. Trong hầu như tất cả các nước được xem xét ở
đây, tính đại chúng của các đảng cánh-hữu là cao hơn nó đã là mười
hay mười lăm năm trước, khi vài trong các đảng thậm chí đã chưa
tồn tại. Ngoại lệ duy nhất là Bỉ, nơi đảng Vlaams Belang, được thành
lập sau khi đảng Vlaams Blok bị cấm vì lý do phân biệt chủng tộc,
đã không lặp lại được các kết quả bầu cử trước của nó; nhiều trong
số các nguyên tắc chính sách chính của nó, tuy vậy, đã được hấp thu
bởi đảng Nhân dân Flemish cai trị.

208
HÌNH 4.11. Phần của phiếu trong các cuộc bầu cử lập pháp nhận
được bởi các đảng dân túy Âu châu khác nhau khoảng năm 2000 và
trong các năm 2012–2015
Đồ thị này cho thấy phần của phiếu phổ thông nhận được của các đảng dân tộc
chủ nghĩa cánh-hữu hay dân túy trong các cuộc bầu cử toàn quốc tại các nước Âu
châu khác nhau. Phiếu phổ thông là một chỉ báo tốt của sự ủng hộ hơn là số ghế
các đảng nắm trong các quốc hội quốc gia bởi vì cái sau phụ thuộc vào các quy
tắc bầu cử của các nước. Đồ thị cho thấy, với ngoại lệ của Bỉ, một sự tăng lên về
sự ủng hộ công chúng cho các đảng dân túy cánh-hữu kể từ 2000. Các cuộc bầu
cử lập pháp trong 2012–2015 là các cuộc bầu cử gần đây nhất vào thời gian viết
các dòng này (tháng Tám 2015): Pháp (2012), Đức và Austria (2013), Bỉ, Thụy
Điển, Hungary (2014), Hy Lạp, Phần Lan, Đan Mạch (2015). Các đảng được xếp
hạng từ đỉnh tới đáy theo phần của chúng trong cuộc bầu cử toàn quốc gần đây
nhất. Nguồn dữ liệu: Do tác giả sưu tập từ các nguồn Internet khác nhau.

Sự lên của các đảng như vậy đã có một tác động khác nữa: di
chuyển các đảng trung hữu dòng chính sang hữu hơn. Sự thay đổi
này là rõ ràng ở Pháp, nơi đảng trung-hữu do Nicolas Sarkozy lãnh
đạo trong nhiều khía cạnh là không thể phân biệt được với National
Front cánh-hữu (mặc dù đảng của Sarkozy thử nêu bật những sự
khác biệt và bỏ qua những sự giống nhau). Cũng hiển nhiên ở

209
Vương quốc Anh, nơi các nhà bảo thủ trong nhiều trường hợp đã di
chuyển gần hơn đến các lập trường của Đảng Vương quốc Anh Độc
lập (UKIP) cực-hữu.
Là không chắc rằng một đảng dân túy sẽ tự nó lên nắm quyền
hay trở thành thành viên liên minh quan trọng nhất, nhất là bởi vì
nhiều đảng khác sẽ từ chối cai trị với nó. Nhưng, ngay cả không chia
sẻ quyền lực, các đảng này đã làm thay đổi phong cảnh chính trị Âu
châu rồi, và sẽ tiếp tục làm vậy trong tương lai. Các ý tưởng mà chỉ
5 năm trước có vẻ không thể tưởng tượng nổi đã trở thành chuyện
tầm thường và hầu như dòng chính: Vương quốc Anh rời khỏi Liên
Âu, Đức đàm phán lại vị trí của nó bên trong Liên Âu, Pháp tước tư
cách công dân của các công dân được nhập tịch gặp rắc rối với cảnh
sát, Đan Mạch đưa vào những kiểm tra tư cách công dân và ngôn
ngữ cực kỳ khó, Hà Lan tự tuyên bố “đầy” và như thế đóng cửa cho
sự nhập cư thêm. Chủ nghĩa dân túy như thế đã bước đầy đủ vào
đời sống chính trị và đã từ từ di chuyển hướng tới thay thế dòng
chính—hay đúng hơn, tự trở thành dòng chính.
Phong trào dân túy và bản địa chủ nghĩa (nativist) làm xói mòn
dân chủ bằng việc từ từ hủy bỏ hay định nghĩa lại một số quyền cơ
bản của công dân, xem chúng không như bất khả xâm phạm mà như
còn tùy thuộc vào sự đồng ý của các đa số quốc gia. Nó cũng cắt bớt
khả năng của châu Âu để tham gia đầy đủ và hữu ích vào toàn cầu
hóa bằng việc từ chối sử dụng một cơ chế rành mạch, dòng chảy
vào của những người nhập cư, mà qua đó châu Âu có thể ngăn chặn
sự suy giảm nhân khẩu học của nó và mở cửa cho tài năng từ nước
ngoài. Chủ nghĩa dân túy là một sự rút lui khỏi cả toàn cầu hóa và
dân chủ.43
Hai phản ứng này (Mỹ và Âu châu) giải quyết theo những cách
khác nhau vấn đề về sự đánh đổi giữa toàn cầu hóa và dân chủ. Với
một chính phủ tài phiệt, như ở Hoa Kỳ, có một cố gắng để tiếp tục
với toàn cầu hóa trong khi bỏ qua các ý kiến và các mong muốn của
những người ở dưới đáy và thậm chí ở giữa của phân bố thu nhập
quốc gia, theo nhiều cách làm cho dân chủ trở nên vô nghĩa. Trong
trường hợp của chủ nghĩa dân túy, như ở châu Âu, sự phơi ra với
toàn cầu hóa được làm giảm cả nhờ các rào cản với sự di cư và qua
những cố gắng của các nước để tự bảo vệ mình chống lại các dòng
chảy được để sổng của vốn và thương mại trong khi định nghĩa lại

210
tư cách công dân và các quyền tư cách công dân. Để diễn đạt dưới
một hình thức cực đoan, chế độ tài phiệt thử duy trì toàn cầu hóa
trong khi hy sinh các yếu tố then chốt của dân chủ; chủ nghĩa dân
túy thử duy trì một hình bóng dân chủ trong khi giảm sự phơi ra
cho toàn cầu hóa. Cho đến nay không cái nào đã thành công—
nhưng cái chúng ta nghĩ đến ở đây là các xu hướng tự nhiên của
chúng, mà có thể trở thành thực tế trong các thập kỷ tới.

211
5. Tiếp theo là Gì?

Mười Suy ngẫm Ngắn về Tương lai của Bất


Bình đẳng Thu nhập và Toàn cầu hóa
Nếu bạn đưa ra lời khuyên của bạn với sự khiêm tốn và
người đối lập ngăn cản sự chấp nhận nó, và, vì lời khuyên
của ai đó khác được chấp nhận, rồi tai họa xảy ra, bạn sẽ
giành được danh tiếng rất lớn. Và, mặc dù bạn không thể
hãnh diện về danh tiếng đến từ tai họa xảy ra với thành
phố của bạn hay quân vương của bạn, dù sao đi nữa theo
cách nào đó nó là quan trọng.
—NICCOLÒ MACHIAVELLI, Discourses on Livy

Trong chương cuối cùng này tôi muốn xem xét kỹ lưỡng vài trong
số các chủ đề và thông điệp then chốt của cuốn sách. Một phần
chương gợi lại các điểm chính của cuốn sách, một phần tiên đoán
các xu hướng tương lai, và một phần là chương trình nghị sự cho
sự thay đổi. Nó được tổ chức quanh mười câu hỏi về các vấn đề
phân bố thu nhập toàn cầu mà sẽ quan trọng trong những năm tới.

5. 1. Các Lực Nào Sẽ Định hình Bất Bình đẳng Toàn


cầu trong Thế kỷ này?
Hai lực sẽ định hình bất bình đẳng toàn cầu là sự hội tụ kinh tế và
các làn sóng Kuznets. Triển vọng cho sự hội tụ, hay sự đuổi-kịp kinh
tế của châu Á với phương Tây, có vẻ mạnh. Cho dù sự tăng trưởng
Trung Quốc có phập phù, các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao của chí
ít một số nước Á châu rất đông dân như Ấn Độ, Indonesia,
Bangladesh, Thái Lan, và Việt Nam sẽ tiếp tục. Không chắc rằng

212
chúng sẽ chậm lại cùng nhau. Cho đến đầu thế kỷ thứ hai mươi mốt,
sự tăng trưởng Trung quốc đã chịu trách nhiệm phần lớn cho sự
giảm nghèo và bất bình đẳng toàn cầu, nhưng trong tương lai, nhiều
nước Á châu hơn sẽ có khả năng đóng vai trò đó, và vì thế các cơ
hội rằng quá trình sẽ tiếp tục sẽ là lớn hơn—các quả trứng sẽ không
ở trong cùng một rổ.
Sức mạnh kinh tế thế giới sẽ chuyển nhiều hơn nhiều tới châu Á.
Trong một bài tập hay mà ông đã tiến hành trong nhiều năm, Danny
Quah đã lập biểu đồ sự thay đổi từ từ này. Trong những năm 1980,
trọng tâm của sản lượng thế giới đã là ở giữa Đại Tây Dương, nằm
giữa châu Âu và Bắc Mỹ. Trong những tính toán mới nhất của ông,
Quah đặt trọng tâm ở giữa Iran, và lưu ý rằng nó đã chuyển hầu như
trực tiếp theo hướng đông trong ba mươi lăm năm qua (Danny
Quah, liên lạc cá nhân). Vào 2050, Quah kỳ vọng nó nằm giữa Ấn Độ
và Trung Quốc, mà như thế sẽ chiếm các vai trò trước đây do châu
Âu và Bắc Mỹ đóng (Quah 2011).
Sự đuổi-kịp về thu nhập trong nhiều nước Á châu với thu nhập
ở các quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ sẽ cũng làm giảm bất bình đẳng
toàn cầu. Tuy vậy trong trường hợp này, vai trò của Trung Quốc trở
nên mập mờ. Mặc dù Trung Quốc đã là một lực lớn cho sự giảm bất
bình đẳng toàn cầu trong bốn thập niên qua, và cho đến khoảng
2000 quả thực đã là lực duy nhất bởi vì một mình Trung Quốc đã
tạo ra hiệu số giữa bất bình đẳng toàn cầu tăng lên và giảm đi, trong
tương lai gần sự tăng trưởng nhanh của nó sẽ bắt đầu thêm vào bất
bình đẳng toàn cầu. Tác động đó đầu tiên sẽ nhỏ, nhưng sau đó, tùy
thuộc vào cái gì xảy ra ở châu Phi và liệu khoảng cách giữa Trung
Quốc và các nước nghèo đông dân có tăng lên không, tác động có
thể trở nên lớn hơn. Điểm mấu chốt cho bất bình đẳng toàn cầu đi
xuống là, thế giới cần sự tăng trưởng nhanh ở những chỗ khác bên
cạnh Trung Quốc. Sự tăng trưởng đó có vẻ chắc có khả năng nhất
xảy ra ở châu Á; thật đáng ngờ nó sẽ xảy ra ở châu Phi.
Vai trò của các làn sóng Kuznets cũng không đơn giản. Ngay cả
nếu các làn sóng giả như “ứng xử tử tế,” tức là, nếu bất bình đẳng
thu nhập bắt đầu di chuyển dọc các phần đi xuống của đường cong
Kuznetss, đầu tiên ở Trung Quốc và muộn hơn ở Hoa Kỳ và phần
còn lại của thế giới giàu có, vẫn có thể cần một thập niên cho những
sự giảm về các sự bất bình đẳng quốc gia để được xác lập và có một

213
tác động lên mức toàn cầu. Tuy vậy, chúng ta không thể chắc chắn
nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ quả thực ở đỉnh của các làn sóng
Kuznets thứ nhất và thứ hai tương ứng của chúng. Ở Trung Quốc,
các lực bù chính—tức là, các lực có thể giữ bất bình đẳng cao—là
phần tăng lên của thu nhập đến từ vốn tư nhân, tham nhũng, và các
khoảng cách thu nhập vùng. Tại Hoa Kỳ, các lực đó là sự tập trung
mạnh của vốn trong tay của những người giàu, sự hợp nhất của thu
nhập vốn và lao động cao trong cùng người (“chủ nghĩa tư bản
mới”), và quyền lực chính trị của những người giàu.
Các vấn đề bất bình đẳng thu nhập và chính trị sẽ vẫn liên kết
mật thiết. Trong khi người ta không thể kỳ vọng bất bình đẳng cao
hay thậm chí tăng lên làm thay đổi cơ bản hệ thống chính trị Mỹ
khác hơn bằng việc đẩy nó thậm chí thêm hướng tới chế độ tài
phiệt, bất bình đẳng cao có thể kết thúc làm xói mòn hệ thống chính
trị Trung quốc và/hoặc biến đổi sự cai trị của Đảng Cộng sản thành
một chế độ dân tộc chủ nghĩa và chuyên quyền hơn hay đẩy nó
hướng tới dân chủ. Cả hai sự thay đổi chính trị này sẽ chắc đi cùng
với sự trật khớp kinh tế khổng lồ và một sự giảm sút về tỷ lệ tăng
trưởng.

5.2. Cái gì Sẽ Xảy ra với các Giai cấp Trung lưu của các
Nước Giàu?
Những người lao động của các nước giàu bị siết chặt giữa những
người kiếm được tiền trên đỉnh của chính nước họ, mà sẽ tiếp tục
kiếm được tiền từ toàn cầu hóa, và những người lao động của các
nước đang nổi lên, mà lao động tương đối rẻ của họ làm cho họ hấp
dẫn hơn cho việc thuê. Sự siết chặt lớn giai cấp-trung lưu (mà tôi
đã thảo luận trong các Chương 1 và 2), được thúc đẩy bởi các lực
của tự động hóa và toàn cầu hóa, không kết thúc. Sự siết chặt này
đến lượt sẽ phân cực thêm các xã hội Tây phương thành hai nhóm:
một giai cấp rất thành công và giàu ở trên đỉnh, và một nhóm lớn
hơn nhiều của những người mà việc làm của họ sẽ phải phục vụ giai
cấp giàu trong những nghề nơi lao động con người không thể bị các
robot thay thế. Giáo dục có thể không có mấy ảnh hưởng lên những
gì xảy ra bởi vì nhiều xã hội giàu ở gần rồi giới hạn trên về mặt số
lượng giáo dục (được đo bằng số năm học ở trường) và có lẽ thậm

214
chí về mặt chất lượng giáo dục tại trường học mà có thể được cung
cấp; ngoài ra, nhiều trong những người được thuê trong các việc
làm dịch vụ đã thừa trình độ rồi cho những gì họ làm.
Chúng ta có thể phải điều chỉnh suy nghĩ của chúng ta với một
tình hình nơi sự khác biệt về kỹ năng và năng lực giữa giai cấp trên
đỉnh và những người lao động khu vực-dịch vụ là nhỏ. Cơ hội ngẫu
nhiên và hoàn cảnh gia đình sẽ đóng một vai trò lớn hơn trước
nhiều. Một người có thể trở thành một nhà ngân hàng Wall Street
hơn là một người dạy yoga đơn giản bởi vì việc đi dạo đúng đường
(và gặp đúng người) trong một buổi tối. Giữa 10 phần trăm trên
đỉnh của những người ăn lương, chúng ta đã không thể nhận diện
rồi các sự khác biệt về các đặc tính có thể quan sát được (giáo dục,
kinh nghiệm) mà có thể giải thích vì sao tiền lương giữa 1 phần
trăm trên đỉnh và 9 phần trăm còn lại khác nhau bởi một nhân tố
trong mười nhân tố hay nhiều hơn (Piketty 2014, chap. 9). Tầm
quan trọng giảm đi của giáo dục như một sự giải thích về lương có
thể lan xuống chiếc thang tiền lương khi những sự đạt được giáo
dục trở nên giống nhau hơn. Mỉa mai thay, Tinbergen có thể hóa ra
đã đúng rằng phần thưởng giáo dục sẽ hầu như ngừng tồn tại trong
một xã hội nơi mọi người được giáo dục-tốt, nhưng điều đó sẽ
không chấm dứt các sự khác biệt lương. Ngoài cơ hội hú họa ra, di
sản gia đình về của cải và, có lẽ quan trọng hơn, các mối quan hệ, sẽ
quan trọng hơn. Người ta thấy tác động của tiền và các mạng lưới
gia đình ở Hoa Kỳ rất rõ ràng trong các nghề nơi rất nhiều quyền
lực và tiền tích lũy lại. Các triều đại chính trị ngày nay là phổ biến
hơn chúng đã là năm mươi năm trước; những người mà cha mẹ họ
đã là các diễn viên hay đạo diễn phim hầu như chắc chắn có một sự
nghiệp trong cùng ngành. Cùng đúng thế trong khu vực tài chính.
Con cái của các chính trị gia, các diễn viên, hay những người buôn
bán chứng khoán có đủ tư cách nhất để làm những công việc đó
trong thế hệ tiếp? Chắc chắn không. Chỉ là thành công trước trong
các nghề này sinh ra thành công hơn, kể cả thành công cho con cái
họ. Sự tiếp cận đến những người ra quyết định tuyển dụng là cốt
yếu, và sự tiếp cận đó được hoàn cảnh và các mối quan hệ gia đình
giúp đỡ.1
Chủ nghĩa tư bản mới, nơi mâu thuẫn giữa lao động và vốn sẽ
được giải quyết ở trên đỉnh (theo một cách lạ thường, vì những

215
người giàu nhất sẽ là cả những người kiếm được nhiều nhất từ lao
động và các nhà tư bản chóp bu), sẽ là bất bình đẳng hơn. Thành
công sẽ phụ thuộc vào sự ngẫu nhiên của việc sinh ra đúng nơi và
có may mắn trong đời, hơn nó đã là trong thế kỷ qua (mà đã là một
thế kỷ của những chấn động chính trị và xã hội lớn). Chủ nghĩa tư
bản mới sẽ giống một casino lớn, với một ngoại lệ quan trọng:
những người đã thắng vài vòng (thường nhờ được sinh vào đúng
gia đình) sẽ được trao lợi thế tốt hơn nhiều để tiếp tục thắng.
Những người đã thua vài vòng sẽ thấy các tỷ lệ tiền cược ngày càng
hóa ra chống lại họ.
Một đứa trẻ may mắn sinh vào đúng gia đình có cha mẹ (giàu và
có giáo dục) sẽ được lợi từ sự dính líu mạnh và sự đầu tư của cha
mẹ vào giáo dục. Bắt đầu với mục tiêu cuối cùng mà cha mẹ đề ra
cho con họ: để có được một việc làm tốt, lương cao. Để nhận được
một việc làm như vậy, người ta cần đi học trường đại học tốt nhất;
để vào được trường đại học tốt nhất, người ta cần đi học trường
trung học tốt nhất; để vào được trường trung học tốt nhất, người
ta cần đi học trường tiểu học tốt nhất; để vào được trường tiểu học
tốt nhất, người ta cần đi nhà trẻ tốt nhất. Như thế con đường của
một đứa trẻ đã được xác định rồi vào 5 tuổi, với điều kiện là cha mẹ
nó có đủ tri thức, sự thấy trước, và quả thực tiền. Rất ít cha mẹ
nghèo hay được giáo dục ít có các nguồn lực hay sự hiểu biết để đưa
ra các lựa chọn này sớm như vậy. Nếu con họ nhận ra muộn hơn
trong đời những gì cần để thành công, con đường cho nó sẽ khó hơn
nhiều. Một mặt, một đứa con của các cha mẹ giàu được đưa lên một
con đường thành công ngay từ đầu và có thể trệch khỏi con đường
đó chỉ nếu nó không quan tâm hay thể hiện các vấn đề học hay ứng
xử nghiêm trọng.
Là khó để hình dung rằng một hệ thống với sự bất bình đẳng cao
như vậy có thể ổn định về mặt chính trị. Nhưng có lẽ bất bình đẳng
sẽ giảm đi, và vấn đề bất ổn định sẽ biến mất. Cái gì xảy ra tiếp theo
phụ thuộc vào (1) bản chất của sự tiến bộ công nghệ, mà có thể tiến
hóa theo một cách ủng hộ-người nghèo, như bởi sự thay thế những
người trong một số nghề được trả lương rất tốt bây giờ, chẳng hạn,
các giáo sư, bằng những người lao động được trả công thấp hơn, và
(2) năng lực của “những kẻ thua” trong hệ thống này để tổ chức bản
thân họ về mặt chính trị. Nếu những kẻ thua vẫn vô tổ chức và mắc

216
ý thức sai lầm, chẳng mấy sẽ thay đổi. Nếu họ có tổ chức bản thân
họ và tìm thấy các nhà quán quân chính trị có thể khai thác sự oán
giận của họ và kiếm được phiếu của họ, thì có thể có khả năng cho
các nước giàu để thực hiện các chính sách sẽ đưa chúng lên con
đường đi xuống của làn sóng Kuznets thứ hai. Làm sao có thể đạt
được điều này?

5.3. Làm thế nào để Giảm Bất bình đẳng trong các
Nhà nước Phúc lợi Giàu?
Thế kỷ thứ hai mươi ngắn là thời kỳ duy nhất được duy trì liên
tục trong lịch sử khi thu nhập trung bình tăng lên đi cùng với sự bất
bình đẳng thu nhập giảm xuống. Điều này đã xảy ra không chỉ ở các
nước giàu mà cũng ở nhiều nhà nước phát triển và trong tất cả các
nước cộng sản. Đường cong Kuznets thứ hai sẽ phải lặp lại động
thái của đường cong thứ nhất nếu bất bình đẳng phải giảm lần nữa.
Nhưng đáng ngờ liệu sự giảm thứ hai này sẽ được thực hiện bởi
cùng các cơ chế như các cơ chế đã làm giảm sự bất bình đẳng trong
thế kỷ thứ hai mươi: tăng thuế và chuyển giao xã hội, siêu-lạm phát,
quốc hữu hóa tài sản, và các cuộc chiến tranh. Vì sao không? Toàn
cầu hóa làm cho việc đánh thuế tăng lên của nhân tố đóng góp quan
trọng nhất cho bất bình đẳng—cụ thể là thu nhập vốn—rất khó
khăn, và không có một hành động được phối hợp hoàn toàn từ hầu
hết các nước, mà có vẻ không có khả năng chút nào ngày nay, hết
sức không chắc.* Diễn đạt đơn giản, vốn là khó đánh thuế bởi vì nó

* Tác giả viết các dòng này trong năm 2015, rất có thể chính vấn đề mà ông cho là khó có thể được
giải quyết này sẽ được giải quyết. Có những dấu hiệu theo hướng này: hãy để ý đến động thái của
Trung Quốc với các trùm tư bản Trung quốc đang có vẻ đi theo hướng đó; chính sách của phái tiến
bộ trong đảng Dân chủ Mỹ cũng chỉ theo hướng này, chương trình tranh cử tổng thống của bà thượng
nghị sĩ Elizabeth Warren có phần đánh thuế của cải, phần lớn theo lời khuyên của các cố vấn của bà
là Emmanuel Saez và Gabriel Zucman, hai đệ tử của Piketty, [xem cuốn sách của họ xuất vản năm
2019, cuốn thứ 43 của tủ sách này và cả cuốn mới nhất năm 2022 Một Lịch sử Ngắn của Bình đẳng
của Piketty], những tiếng nói của thượng nghị sĩ cấp tiến Bernie Sanders hay hạ nghị sĩ AOC ở Mỹ
cũng ngày càng có ảnh hưởng; cũng đáng lưu ý là cải cách thuế quốc tế đánh thuế các công ty đa quốc
gia tối thiểu 15% từ 2023 được 137 nước đồng ý vào tháng Mười 2021 theo khung khổ BEPS của
OECD/G20 là một bước tiến quan trọng và về cư bản theo hướng của các khuyến nghị của Thomas
Piketty, Emmanuel Saez và Gabriel Zucman (dù còn xa các đề xuất cấp tiến của họ). Những vấn đề
bên rìa như vậy ngày càng trở thành dòng chính. Chính vì thế bạn đọc nên hết sức thận trọng với các
“tiên đoán” như chính tác giả cảnh báo. (Chú thích của người dịch).

217
rất di động, và các nước được lợi từ tính di động này không có
khuyến khích nào để giúp các nước bị thua thiệt. Các thiên đường
thuế tồn tại không chỉ ở các nhà nước nhỏ tẹo, mà trong các nước
lớn như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Hãy nghĩ, chẳng hạn, về sự
không sẵn lòng gần đây của Hoa Kỳ để điều tra và dẫn độ các công
dân Trung quốc bị chính phủ của họ cáo buộc biển thủ (66 trong số
100 người “bị truy nã gắt gao nhất” bị chính phủ Trung quốc cáo
buộc về các tội kinh tế được cho là đang ẩn náu ở Hoa Kỳ và
Canada),2 hay các nhà môi giới London đều quá sốt sắng để chấp
nhận tiền Nga bất chấp xuất xứ của nó. Thậm chí lao động thu nhập
cao đang trở nên khó để đánh thuế bởi vì nó có thể dễ dàng chuyển
từ một nước sang nước khác: không có lý do rõ rệt nào vì sao một
nhà điều hành chóp bu có thể không có khả năng để làm việc ở
Singapore hay Hồng Kông hơn là ở London hay New York. Siêu-lạm
phát và quốc hữu hóa không còn được chấp nhận như một phương
tiện tước đoạt các chủ nợ và những người chủ lớn nữa. Không còn
đất nào sẽ bị quốc hữu hóa nữa. Cán cân quyền lực đã nghiêng về
phía các nhà tư bản, với các chủ sở hữu tài sản và các chủ nợ nắm
quyền lực chính trị. Cuối cùng, người ta hy vọng rằng các cuộc chiến
tranh lớn sẽ được tránh, mặc dù không người biết điều nào có thể,
đáng tiếc, loại trừ khả năng đó.
Những sự can thiệp trước thuế và chuyển giao có hiệu lực là một
cách tiếp cận hứa hẹn hơn nhiều cho thế kỷ thứ hai mươi mốt.
Những can thiệp này gồm một sự giảm bất bình đẳng về các khoản
thừa hưởng (endowment), đặc biệt bất bình đẳng về quyền sở hữu
tài sản và về giáo dục. Nếu các khoản thừa hưởng (của cải tư và các
kỹ năng) trở nên ít bất bình đẳng hơn, và giả sử rằng suất lợi tức
trên của cải không khác rõ rệt giữa các cơ nghiệp nhỏ và lớn, thu
nhập thị trường (tức là, thu nhập trước thuế và chuyển giao) sẽ
được phân bố đều nhau hơn chúng được phân bố ngày nay. Nếu bất
bình đẳng thu nhập thị trường có thể được kiểm soát, và được kiềm
chế theo thời gian, thì sự tái phân phối của chính phủ qua các khoản
chuyển giao và thuế có thể ít quan trọng hơn nhiều. Một sự nhấn
mạnh ít hơn đến tái phân phối sẽ thỏa mãn những người tin rằng
thuế cao có các tác động tiêu cực lên sự tăng trưởng và là thuận lợi
cho một nhà nước nhỏ, cũng như thỏa mãn những người tin rằng
bất bình đẳng thu nhập khả dụng thấp hơn là có giá trị tự nó hay
những người ủng hộ nó bởi vì nó thúc đẩy bình đẳng cơ hội và là

218
tốt cho sự tăng trưởng kinh tế. Nó cũng sẽ loại bỏ một trong những
khía cạnh độc hại nhất của sự kế thừa gia truyền mà tôi đã thảo luận
trong tiết đoạn trước.
Các mô hình kinh tế kết hợp sự bất bình đẳng thu nhập thị
trường thấp và một nhà nước tương đối nhỏ không phải là chưa
từng nghe thấy; quả thực, chúng tồn tại trong nhiều nước Á châu.
Hình 5.1 cho thấy một so sánh của các nước Tây phương được chọn
và ba nước Á châu giàu (Nam Hàn, Đài Loan, và Nhật Bản). Hệ số
Gini cho thu nhập khả dụng (sau thuế và chuyển giao) được cho
thấy trên trục dọc, và Gini cho thu nhập thị trường trên trục ngang.
Ba nước Á châu có khoảng cùng mức bất bình đẳng thu nhập khả
dụng như các nước Tây phương giàu, nhưng Gini thu nhập thị
trường của chúng là thấp hơn nhiều, đến 15 điểm Gini. Do đó, để
đạt một mức bất bình đẳng thu nhập khả dụng cho trước, sự tái
phân phối của chính phủ ở châu Á có thể là nhỏ hơn nhiều, và chính
phủ cũng có thể nhỏ hơn. Hãy xem xét Đài Loan và Canada. Cả hai
nước có một Gini thu nhập khả dụng 33 điểm. Nhưng để đạt được
điểm đó, Đài Loan tiến hành hầu như không sự tái phân phối nào
(tức là, Gini thu nhập thị trường và Gini thu nhập khả dụng của nó
là hầu như bằng nhau), và các khoản chuyển giao xã hội của nó bằng
chỉ 12 phần trăm của thu nhập thị trường. Canada, mặt khác, có một
hệ thống thuế-và-chuyển giao lớn (ba lần lớn hơn của Đài Loan về
mặt tương đối) mà đưa mức bất bình đẳng của nó từ 47 điểm Gini
(ở mức thu nhập thị trường) xuống 33 điểm Gini (ở mức thu nhập
khả dụng).
Hình 5.1 cũng cho thấy rằng ở các nước Tây phương, những sự
khác biệt về bất bình đẳng thu nhập khả dụng là một kết quả của
các sự khác biệt về lượng tái phân phối (thí dụ, Hoa Kỳ và Israel tái
phân phối ít hơn Đức và Pháp rất nhiều) hơn là các sự khác biệt về
bất bình đẳng thu nhập thị trường. Đấy là vì sao rất nhiều sự chú ý
học giả đã tập trung vào vai trò tái phân phối của nhà nước, cứ như
sự tái phân phối là tất cả cái có thể được làm để làm giảm sự bất
bình đẳng. Phân bố về các khoản thừa hưởng hầu như được coi là
cho trước. Nhưng như chúng ta thấy trong trường hợp của các
nước Á châu giàu, điều này không phải thế: các khoản thừa hưởng
có thể được làm cho ngang nhau hơn. Như thế, cùng mức bất bình
đẳng về thu nhập khả dụng có thể đạt được hoặc qua thuế và

219
chuyển giao lớn hay qua những sự can thiệp khiêm tốn hơn nhiều
của chính phủ chồng lên một cấu trúc tương đối bằng nhau của các
khoản thừa hưởng.

HÌNH 5.1. Bất bình đẳng thu nhập thị trường và thu nhập khả dụng
trong các nước Á châu giàu được chọn và các nước Tây phương
(khoảng năm 2010)
Đồ thị này cho thấy mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập khả dụng (sau
chuyển giao xã hội và thuế trực tiếp) và bất bình đẳng thu nhập thị trường (thu
nhập trước chuyển giao xã hội và thuế) cho các nước Á châu giàu được chọn và
các nước Tây phương. Đường thẳng cho thấy tình huống nơi bất bình đẳng thu
nhập khả dụng bằng bất bình đẳng thu nhập thị trường. Khoảng cách giữa đường
thẳng và các chấm cho thấy bao nhiêu bất bình đẳng thu nhập thị trường được
giảm như một kết quả của sự tái phân phối của chính phủ qua các khoản chuyển
giao xã hội và thuế. Ba nước Á châu có bất bình đẳng thu nhập thị trường thấp
và tái phân phối thấp của chính phủ (các chấm của chúng nằm gần đường thẳng).
Các tên nước viết tắt: châu Á: JPN Nhật Bản, KOR Nam Hàn, TWN Đài Loan; các
nước Tây phương: AUS Australia, AUT Austria (Áo), BEL Bỉ, CAN Canada, CHE
Thụy Sĩ, DEU Đức, DNK Đan Mạch, ESP Tây Ban Nha, FIN Phần Lan, FRA Pháp,
GBR nước Anh, GRC Hy Lạp, IRL Ireland, ISR Israel, ITA Italy, LUX Luxembourg,
NLD Hà Lan, NOR Na Uy, SVN Slovenia, SWE Thụy Điển, USA Hoa Kỳ. Nguồn dữ
liệu: Được tính từ Luxembourg Income Study (www.lisdatacenter.org).

220
Làm thế nào để đạt được sự làm bằng nhau các khoản thừa
hưởng? Lần nữa ở đây, như trong quá khứ, vai trò của chính phủ là
cốt yếu, mặc dù trong trường hợp này chính phủ không xử lý các
thu nhập hiện hành (đánh thuế và tái phân phối chúng) mà đúng
hơn cố gắng hướng tới sự làm ngang bằng dài hạn của sự sở hữu
vốn và giáo dục. Các chính sách hướng tới sự làm ngang bằng dài
hạn này gồm (1) các thuế thừa kế cao (như Piketty yêu cầu), mà sẽ
ngăn cản cha mẹ khỏi việc có khả năng chuyển các tài sản lớn cho
các con của họ, (2) các chính sách thuế công ty mà kích thích các
công ty phân phối cổ phần cho những người lao động (chuyển tới
một hệ thống chủ nghĩa tư bản của những người lao động hạn chế),
và (3) các chính sách thuế và hành chính mà cho phép những người
nghèo và giai cấp trung lưu có và giữ các tài sản tài chính. Cũng hợp
với đề xuất này là yêu cầu của de Soto (1989) cho quyền sở hữu
rộng hơn nhiều của các tài sản, cùng với sự hợp pháp hóa những tài
sản mà những người nghèo chiếm hữu rồi, như các tài sản mà trong
nhiều nước được giữ mà không có các chứng thư hợp pháp [sổ đỏ
ở Việt Nam chẳng hạn] và như thế không thể được dùng như tài sản
thế chấp cho các khoản vay.
Nhưng các chính sách này sẽ không đủ. Tính dễ biến động
(volatility) cao của lợi tức từ vốn và sự cần rất nhiều thông tin
nhằm để đưa ra các quyết định đầu tư khôn ngoan, ngoài vấn đề kết
hợp rủi ro về làm việc cho một công ty với rủi ro của việc sở hữu cổ
phần trong cùng công ty, làm cho một “chủ nghĩa tư bản của nhân
dân” rất khó để thực hiện. Để giảm bất bình đẳng về các khoản thừa
hưởng, quyền sở hữu vốn phổ biến rộng hơn cần được kết hợp với
sự phân bố công bằng hơn về giáo dục. Bằng việc đó ý tôi muốn nói
không chỉ làm cho chắc chắn rằng mọi người có cùng số năm học ở
trường, mà là việc làm ngang nhau sự tiếp cận có ý nghĩa tới giáo
dục. Việc đạt được loại tiếp cận này đòi hỏi một sự nhấn mạnh lại
đến giáo dục do nhà nước tài trợ. Lý do là như sau. Nếu mục tiêu là
đơn giản để làm cho số năm giáo dục là như nhau cho tất cả mọi
người, chúng ta có thể kết luận rằng bốn năm ở Harvard và bốn
năm ở một cao đẳng tiểu bang nhỏ là có giá trị ngang nhau, và mục
tiêu có thể đạt được dễ dàng. Nhưng nếu sự tiếp cận đến Harvard
hầu như vẫn hạn chế cho con cái của những người giàu và lợi tức
(returns) của bốn năm giáo dục tại Harvard vượt nhiều lần lợi tức
của bốn năm giáo dục tại một cao đẳng tiểu bang, thì chẳng gì cơ

221
bản sẽ thay đổi cả. Sẽ có một sự bình đẳng bề ngoài nhưng không
cơ bản của những sự thừa hưởng giáo dục. Để đạt được sự bình
đẳng cơ bản, chúng ta cần làm ngang bằng sự tiếp cận đến các
trường học mà tạo ra lợi tức tốt hơn cho giáo dục và/hoặc để làm
ngang bằng lợi tức ngang các trường. Để làm ngang bằng lợi tức
bằng sắc lệnh là không thể trong một nền kinh tế thị trường, vì
không ai có thể ra lệnh cho các hãng rằng chúng phải trả lương
ngang nhau cho những người học ở các trường khác nhau, bất chấp
chất lượng của các trường đó.3 Cách hợp lý còn lại duy nhất để làm
ngang bằng các sự thừa hưởng giáo dục là để làm cho sự tiếp cận
đến các trường tốt nhất ít nghiều ngang nhau bất chấp thu nhập của
cha mẹ và, quan trọng hơn, để làm ngang bằng chất lượng giáo dục
ngang các trường.4 Việc sau chỉ có thể được làm bằng đầu tư và sự
hỗ trợ tài chính của nhà nước.
Trong một hệ thống tập trung vào sự làm ngang bằng các sự thừa
hưởng, nhà nước có một vai trò cực kỳ quan trọng—nhưng vai trò
đó là hoàn toàn khác vai trò nó đã có trong Đại San Bằng (Great
Leveling [vào giữa thế kỷ thứ hai mươi]). Trong Đại San Bằng, nhà
nước đã cố gắng mở rộng sự tiếp cận đến giáo dục và về các cơ chế
tái phân phối thu nhập gồm bảo hiểm (thí dụ, An sinh xã hội ở Hoa
Kỳ) và sự giúp đỡ (thí dụ, phiếu thực phẩm ở Hoa Kỳ). Trong làn
sóng Kuznets thứ hai, nó phải chú ý nhiều hơn đến các sự thừa
hưởng và ít hơn đến thuế và chuyển giao.
Nhưng cho dù các chính sách là có thể về lý thuyết, và cho dù
chúng ta có các tấm gương về các nước đã sử dụng chúng, điều đó
không có nghĩa chúng sẽ được thực hiện. Các nhà nước phúc lợi Âu
châu, và trong mức độ ít hơn Hoa Kỳ, đã được quản lý trong gần
một thế kỷ trên những tiền đề hoàn toàn khác, và việc thay đổi
chúng bây giờ sẽ là không dễ. Gió ngược chống-bình đẳng của toàn
cầu hóa sẽ làm cho nó thậm chí còn khó hơn, như sự không đồng
đều về thu nhập cho lao động mà thường đi cùng với toàn cầu hóa
sẽ làm. Chúng ta quay sang điều này tiếp theo.

222
5.4. Kẻ Thắng-Ăn-Cả Sẽ vẫn là Quy tắc?
Thường được nói rằng kẻ thắng-ăn-cả là một trong những đặc
trưng của toàn cầu hóa. Vì đó là cách duy nhất để các sự khác biệt
thu nhập to lớn giữa những người với khoảng cùng khả năng có thể
được giải thích. Như trong tennis, một sự khác biệt bé tẹo về mức
kỹ năng làm cho một người là người số một trên thế giới, kiếm được
hàng triệu, và người khác đứng số 150, tự trang trải chi phí từ túi
(hay có khả năng hơn từ túi của bố mẹ) mình để tham gia vào các
giải đấu. Một cách hữu ích để hình dung quy tắc kẻ thắng-ăn-cả là
để nghĩ về khả năng mở rộng (scalability) của các việc làm khác
nhau. Như Nassim Taleb viết trong Black Swan (Thiên Nga Đen), các
việc làm có thể mở rộng là các việc làm mơi cùng đơn vị lao động
của một người có thể được bán nhiều lần.5 Một thí dụ điển hình là
lao động của một nghệ sĩ piano đỉnh cao nhất trong quá khứ có thể
bán tài năng của mình chỉ cho những người đến nghe biểu diễn. Rồi,
với sự phát minh ra máy quay đĩa, nghệ sĩ đã có thể bán cho tất cả
những người mua đĩa nhạc; ngày nay, qua Internet, YouTube, và
webcasting, có thể bán nó cho hầu như toàn thế giới. Những người
là các nghệ sĩ piano chỉ hơi kém một chút, hay đã không có nhiều
may mắn, sẽ hầu như ít được nghe hơn rất nhiều. Các việc làm có
khả năng mở rộng, khi đó, tạo ra các sự khác biệt thu nhập rất lớn
bên trong cùng nghề. Hơn nữa, các sự khác biệt thu nhập này là lớn
một cách không tương xứng so với bất kể sự đánh giá khách quan
nào về các sự khác biệt tài năng.
Hình 5.2 là một đồ thị giản lược cho thấy mối quan hệ giữa bao
nhiêu lần một đơn vị lao động có thể được bán (mức độ khả năng
mở rộng) và các sự xếp hạng của việc làm theo khả năng mở rộng.
Các việc làm ở bên cực trái của trục ngang là các việc làm không thể
được mở rộng: một việc sửa móng chân chỉ có thể được cung cấp
cho khách hàng đến sửa; một món spaghetti, sau khi được nấu và
dọn lên, chỉ có thể được bán một lần; một chuyến đi taxi chỉ có thể
được bán cho một người hay một nhóm người một lần. Giá trị của
chúng trên trục dọc là 1. Một người phải tạo ra nhiều hàng hóa và
dịch vụ này hơn nhằm để kiếm được nhiều hơn. Thu nhập từ các
việc làm này (so với các việc làm có khả năng mở rộng) nhất thiết
bị hạn chế bởi vì số đơn vị có thể tạo ra bị hạn chế bởi số giờ người
ta có thể làm việc. Các sự tiến bộ về năng suất có thể làm tăng số

223
đơn vị được tạo ra một ngày, nhưng chúng không làm thay đổi sự
thiếu khả năng mở rộng của các sản phẩm như vậy. (Các hàng hóa
và dịch vụ này có thể được mô tả đặc trưng như các hàng hóa và
dịch vụ tư (private), có thể loại trừ (excludable), và tranh giành
[rival]. Các hàng hóa và dịch vụ có thể mở rộng, mặt khác là các
hàng hóa và dịch vụ tư và có thể loại trừ nhưng không tranh giành;
tức là, các hàng hóa mà sự tiêu thụ nhiều hơn của một người không
làm giảm sự tiêu thụ có thể của người khác.)

HÌNH 5.2. Khả năng mở rộng (scalability) của hàng hóa và dịch vụ
Đồ thị này cho thấy người ta có thể bán bao nhiêu lần cùng đơn vị lao động trong
những kiểu hoạt động khác nhau. Cho các hoạt động ở bên trái của trục ngang,
một đơn vị lao động có thể được bán chỉ một lần; cho các hoạt động ở bên phải,
nó có thể được bán nhiều lần. Càng nhiều lần ta có thể bán cùng đơn vị lao động,
hoạt động càng có khả năng mở rộng. Đường đứt đoạn cho thấy sự tăng về mức
độ khả năng mở rộng với sự thay đổi công nghệ và toàn cầu hóa.

224
Khi chúng ta chuyển sang phải trên trục ngang, chúng ta tới những
việc làm ngày càng có khả năng mở rộng. Các thí dụ của chúng ta về
một người chơi tennis hay chơi piano mà có thể được xem (với một
phí) có thể là bất cứ ai trên hành tinh là các thí dụ cực đoan về khả
năng mở rộng. Novak Djokovic và Rafael Nadal không cần đấu một
trận cho mỗi khán giả xem họ đấu: họ chơi một lần và được trả tiền
qua hàng triệu phí bán cá nhân. Đơn vị lao động của họ hầu như có
khả năng mở rộng vô tận (tức là, lên đến 7 tỷ người trên thế giới).
Bây giờ nếu các hoạt động có thể được mở rộng sử dụng một số
người rất nhỏ, tác động của họ lên bất bình đẳng tiền lương tổng
thể sẽ là hạn chế. Nhưng với toàn cầu hóa, nhiều việc làm hơn trở
thành có thể mở rộng, và như thế nhiều người hơn được sử dụng
trong chúng. Hơn nữa, mức độ khả năng mở rộng tăng lên. Điều này
có thể được hình dung bởi một sự di chuyển hướng lên của đường
cong trong Hình 5.2. Đường khả năng mở rộng mới được cho thấy
bởi đường đứt đoạn mà là cao hơn cho mỗi việc làm riêng lẻ: một
đơn vị lao động bây giờ có thể được bán nhiều lần hơn trước. Rõ
ràng, nếu có nhiều việc làm hơn với sự bất bình đẳng rất cao bên
trong các việc làm, bất bình đẳng tiền lương tổng thể cũng sẽ có
khuynh hướng lớn hơn. Như thế, các sự khác biệt tiền lương to lớn
tồn tại bên trong cùng kiểu việc làm là một sự kết hợp của (1) sự
thay đổi công nghệ, mà làm cho các việc làm về nguyên tắc có khả
năng mở rộng (không có năng lực để ghi âm, buổi biểu diễn của một
nghệ sĩ piano sẽ không có khả năng mở rộng) và (2) toàn cầu hóa,
tức là, năng lực để tới mọi ngõ ngách của thế giới. Như tôi đã thảo
luận trong Chương 2, chúng ta lại thấy ở đây rằng các tác động của
sự thay đổi công nghệ và toàn cầu hóa không thể dễ dàng tách rời:
hai thứ, trong khi khác biệt về quan niệm, đi cùng nhau.
Có lẽ sự thay đổi quan trọng nhất sẽ tiếp tục là số tăng lên của
các hoạt động có khả năng mở rộng. Trong Black Swan, Taleb đưa
ra những thí dụ về một người bán dâm và một đầu bếp như những
người mà các hoạt động của họ không có khả năng mở rộng. Nhưng
điều này không nhất thiết còn thế nữa. Toàn bộ các ngành đã phát
triển trên Internet với những người quảng cáo sự trần truồng của
chính mình hay dạy nấu ăn, và làm việc này vì hàng ngàn người xem
trả phí [hay xem miễn phí với quảng cáo, tức là vẫn trả phí] cùng
một lúc.6 Điểm chính là: công nghệ đã vô cùng mở rộng năng lực

225
của những người bán dâm, các đầu bếp, các nhà huấn luyện cá nhân,
các thầy giáo, và nhiều người khác để bán các dịch vụ của họ: một
hàng hóa tranh giành đã trở thành không-tranh giành. Hay hãy lấy
thí dụ về những người trở nên nổi tiếng trên media xã hội và bây
giờ được trả tiền bởi các công ty để nhắc đến (tức là, quảng cáo)
sản phẩm của họ. Trong một phỏng vấn gần đây, Josh Ostrovsky,
người nổi tiếng dưới tên Jew Béo trên Instagram của anh, giải thích
lợi thế của khả năng mở rộng: “tôi muốn càng nhiều người càng tốt
biết rằng tôi rất … tức cười,… nhưng vì sao tôi phải bay quanh thế
giới để làm một show diễn cho hàng trăm, có lẽ hàng ngàn người
khi tôi có thể đến với những con số lớn hơn nhiều qua Instagram
của tôi?”7 Có một số hoạt động mà, chí ít hiện thời, chúng ta không
thể hình dung trở nên có thể mở rộng được: một việc cắt tóc; cùng
món spaghetti không thể được ăn hai lần. Nhưng nhiều thứ, và nhất
là các dịch vụ, sẽ ngày càng trở nên mở rộng được.
Tuy vậy, là quan trọng để không lẫn lộn khả năng mở rộng của
các dịch vụ với năng lực để bán dịch vụ của mình rộng hơn. Một
cuộc phẫu thuật bây giờ có thể được tiến hành từ xa, với một nhà
phẫu thuật ở Houston điều khiển các robot cầm dao mổ và mổ một
bệnh nhân ở Chennai (Ấn Độ). Việc này làm tăng thu nhập của nhà
phẫu thuật nhưng vẫn gồm sự bán một đơn vị lao động chỉ một lần.
Điều này không là thế với khả năng của các giáo sư để bán sự giảng
dạy của họ: họ có thể bán nó khắp thế giới, nhiều lần. Tôi phải làm
việc chỉ một lần để chuẩn bị bài giảng của tôi nhưng có thể (nếu có
bất cứ ai học) bán nó hàng ngàn hay hàng triệu lần trên Internet
cho bất cứ ai muốn trả tiền để nghe nó. Chính các kiểu nghề này
(giáo sư, đầu bếp) sẽ tiếp tục mở rộng với cuộc cách mạng công
nghệ thứ hai, và khi nhiều việc làm hơn kết hợp khả năng mở rộng
với tầm với rộng, bất bình đẳng tiền lương sẽ có khuynh hướng
tăng lên.

5.5. Vì sao Là Sai để Chú tâm Chỉ vào Bất Bình đẳng
Ngang?
Trong cuốn sách The Killing Fields of Inequality của mình, Göran
Therborn hỏi một câu hỏi gây bối rối: Vì sao các xã hội giàu đã thành
công nhiều đến vậy về việc làm giảm các sự bất bình đẳng pháp lý

226
giữa các nhóm khác nhau (những người da đen và những người da
trắng, đàn ông và đàn bà, những người thích giao hợp với người
khác giới và những người thích giao hợp với người đồng giới) hơn
việc làm giảm các sự bất bình đẳng thu nhập và của cải tổng thể?
Một sự tập trung vào bất bình đẳng “sống còn (existential),” hay
“(categorical-tuyệt đối)” đã được xem là một lập trường cấp tiến ở
châu Âu thế kỷ thứ mười chín, nơi nó được liên kết với những tiến
triển sau-1789. Một khi tất cả các sự phân biệt hình thức về giai cấp
giữa giới tăng lữ, giới quý tộc, và nhân dân được bãi bỏ, được cho
rằng sẽ không cần tập trung vào các sự khác biệt thu nhập nữa. Như
Piketty nhắc nhở chúng ta trong Tư bản trong Thế kỷ thứ Hai mươi
Mốt, quan điểm này đạt đỉnh điểm của nó dưới nền Cộng hòa Pháp
Đệ Tam, khi bất bình đẳng thu nhập đã tăng lên nhanh chóng nhưng
sự tồn tại của bình đẳng hình thức đã được dùng như một lý lẽ
chống lại việc thử làm bất cứ thứ gì về bất bình đẳng thu nhập thực
sự.
Therborn tự hỏi nếu có một sự đánh đổi giữa bình đẳng sống còn
và bất bình đẳng thu nhập. Sự đạt được, hay gần đạt được cái trước
sẽ có được coi như một thành công đến mức chúng ta sẽ quên về
việc theo đuổi sự giảm về các sự bất bình đẳng thu nhập hay của
cải? Hay chúng ta có tin rằng sự đạt bình đẳng sống còn sẽ cuối
cùng, cứ như một cách tự động, chuyển thành bất bình đẳng thu
nhập thấp hơn? Sự làm ngang bằng lương trung bình của đàn bà và
đàn ông, chẳng hạn, có sẽ dẫn tới một sự chênh lệch thấp hơn giữa
những người hưởng lương như một toàn thể?
Đã có những tiến bộ thực chất về sự đối xử bình đẳng pháp lý đối
với các nhóm khác nhau trong ba mươi năm qua. Thí dụ, không có
apartheid chính thức ở bất cứ nơi nào trên thế giới, và các quyền
của người đồng giới đang được ngày càng nhiều nước chấp nhận.
Nhưng cho đến khoảng ba mươi năm trước, apartheid đã tồn tại ở
Nam Phi, và cho đến bốn mươi năm trước, Tổ chức Y tế Thế giới đã
liệt kê sự đồng tính dục dưới mục các chứng rối loạn tâm thần. Cũng
đã có một sự thúc đẩy mạnh cho bình đẳng “ngang”, thuật ngữ được
dùng trong kinh tế học để cho biết rằng về trung bình không được
có sự khác biệt lương nào giữa, chẳng hạn, đàn ông và đàn bà,
những người da đen và da trắng, những người dị tính dục và đồng
tính dục. Hay chính xác hơn, nếu có các sự khác biệt, chúng phải

227
được giải thích bởi các nhân tố có thể đo được như các kỹ năng gỏi
hơn hay kinh nghiệm lớn hơn. Đã cũng có sự tiến bộ đáng kể trong
lĩnh vực đó nữa, mặc dù không thực chất như về bình đẳng pháp lý.
Thí dụ, trong các nước OECD, khoảng cách lương giữa các giới đã
thu hẹp từ một trung bình 20 phần trăm trong năm 2000 xuống 16
phần trăm trong năm 2010 (OECD 2012, 166).8
Nhưng một sự tập trung hầu như duy nhất vào bất bình đẳng
sống còn không luôn luôn hữu ích, và trong một số trường hợp có
thể hoàn toàn có hại cho việc đạt được một sự giảm các sự bất bình
đẳng thu nhập và của cải. Lưu ý rằng thành công trong việc giảm
bất bình đẳng thu nhập sẽ cũng làm giảm các sự khác biệt thu nhập
do sự kỳ thị chủng tộc hay giới. Nói cách khác, việc thúc đẩy cho
giảm bất bình đẳng thu nhập tổng thể có thể được ưa thích hơn cho
dù mục tiêu hàng đầu của chúng ta là để làm giảm các sự bất bình
đẳng thu nhập chủng tộc hay giới cụ thể. Nhưng đấy không phải là
cách tiếp cận đã được tiến hành. Đúng hơn, sự tập trung đã là vào
các sự bất bình đẳng ngang, trong khi bất bình đẳng tổng thể, chung
đã bị để mặc cho nó tự xoay xở.
Sự chỉ tập trung vào bất bình đẳng sống còn là sai vì ít nhất ba lý
do.
Thứ nhất, một sự nhấn mạnh đến các sự khác biệt nhóm nhanh
chóng tràn vào chính trị bản sắc (identity politics), làm vỡ các
nhóm ra từng mảnh mà có một lợi ích trong việc đấu tranh cho sự
thay đổi. Mặt trận chung tan vỡ, với các nhóm khác nhau chỉ tập
trung vào tình hình của riêng họ; một khi sự than phiền của họ được
giải quyết, họ thờ ơ với hoàn cảnh khó khăn của các nhóm khác.
Thứ hai, một sự tập trung chỉ vào bất bình đẳng sống còn bỏ lại
vấn đề cơ bản không được giải quyết bởi vì cách nó nêu câu hỏi là
sai. Hãy xem những thảo luận về hợp pháp hóa mãi dâm. Đối với
nhiều nhà đấu tranh nữ quyền và người khác, mãi dâm là một hoạt
động đáng bị chỉ trích mà họ muốn hoặc cấm, làm nản lòng qua giáo
dục, hay để kiềm chế cầu bằng phạt các khách hàng mà chủ yếu là
đàn ông. Vấn đề này được định khung về mặt giới. Nhưng cách tiếp
cận này chỉ lùa vấn đề xuống dưới bề mặt mà không giải quyết nó.
Nó cũng không hiệu quả, bởi vì nguyên nhân gốc rễ của mãi dâm
không được giải quyết. Nguyên nhân gốc rễ ngày nay (và có lẽ suốt

228
lịch sử) là bất bình đẳng thu nhập và của cải. Có nhiều người (chủ
yếu là) đàn ông với thu nhập cao và nhiều phụ nữ (hầu hết trẻ) với
các triển vọng việc làm tồi và không đồng tiền nào. Điều này thúc
đẩy mãi dâm trên toàn quốc và toàn cầu, như trong du lịch tình dục,
nơi mó là rõ rệt nhất. Điểm chính không phải là để giải quyết bản
thân bất bình đẳng giới mà đúng hơn phải giải quyết nguyên nhân
kinh tế của nó. Hãy xem xét cái gì sẽ xảy ra nếu đạt được bình đẳng
thu nhập ngang giữa đàn ông và phụ nữ, cái gì đó có thể xảy ra mau,
vì các tỷ lệ tốt nghiệp cao giữa phụ nữ hơn đàn ông và số tăng lên
của các phụ nữ giàu. Mãi dâm có thể biến đổi để thay cho 90 phần
trăm khách hàng là đàn ông và 90 phần trăm người bán dâm là phụ
nữ, sẽ có một phân bố “công bằng” và “trung lập-giới” của các khách
hàng và những người bán dâm, với 50 phần trăm đàn ông và 50
phần trăm phụ nữ. Các nhà hoạt động chống-mãi dâm sẽ có hài lòng
với thành tích này không? Rõ ràng là không: mãi dâm chỉ trở nên
cân bằng-giới. Kịch bản giả thuyết này tiết lộ rằng nguyên nhân
chính của vấn đề nằm ở nơi khác, trong bất bình đẳng thu nhập và
của cải, không chỉ một mình trong khoảng cách giữa thu nhập của
đàn ông và đàn bà.
Thứ ba, một sự nhấn mạnh đến bình đẳng sống còn là tương đối
dễ về mặt chính trị (và kết quả của nó là hạn chế) bởi vì nó không
đi đến lõi của vấn đề. Nó không đối mặt với sự phản đối thực tế từ
các chính trị gia cánh-hữu và những người bảo thủ bởi vì nó không
tác động đến cấu trúc cơ sở của quyền lực kinh tế và chính trị. Thay
cho việc đấu tranh cho sự thay đổi có ý nghĩa, những người ủng hộ
bình đẳng sống còn quan tâm chỉ đến điểm nơi bình đẳng pháp lý
được thiết lập. Họ từ chối nhanh các vấn đề mà sự tiến bộ trong ba
mươi năm qua đã là tối thiểu, đặc biệt ở Hoa Kỳ, nhưng sẽ di chuyển
tỷ lệ lương-lợi nhuận thuận lợi cho lao động và như thế sẽ đối mặt
sự phản đối mạnh từ doanh nghiệp (thí dụ, thời gian nghỉ phép tăng
lên cho tất cả mọi người, một tuần làm việc ngắn hơn cho tất cả mọi
người, nghỉ phép nuôi con dài hơn cho bố và mẹ và các điều kiện
làm việc tốt hơn cho tất cả các cha mẹ, một lương tối thiểu cao hơn
cho tất cả mọi người). Nói nghiêm túc, các nhà tư bản cũng biết rằng
bình đẳng sống còn là trong lợi ích của họ; sự kỳ thị là phi hiệu quả
cho các chủ sử dụng lao động thực hiện nó. Mặt khác, các biện pháp
chung cải thiện vị thế của tất cả những người lao động không làm
vừa ý những người có sức mạnh kinh tế. Như thế, những người ủng

229
hộ bình đẳng sống còn ngừng ở giữa đường. Bình đẳng hình thức
chắc chắn là một điều kiện cần cho sự cải thiện tổng thể. Nhưng nó
là không đủ. Một sự chuyển động hướng tới sự làm ngang bằng tổng
quát hơn của thân phận con người đòi hỏi không chỉ sự bình đẳng
pháp lý giữa các nhóm khác nhau mà con người được chia thành,
mà cả sự bình đẳng thu nhập và của cải lớn hơn về thực chất.
Bình đẳng sống còn là tương đương với cái John Rawls gọi là
bình đẳng tài năng (meritocratic equality)—cái ông xem như mức
bình đẳng thấp nhất, nơi tất cả những người tham gia là tự do về
mặt pháp lý để theo đuổi bất cứ sự nghiệp nào họ chọn nhưng nơi
các vị trí xuất phát của họ thường là vô cùng khác nhau. Những
người mà quan tâm chỉ về “các bản sắc” nhắm để đặt mọi người
trên cùng vạch xuất phát nhưng không quan tâm rằng một số người
đến vạch xuất phát với các xe đua Ferrari và những người khác với
các xe đạp. Việc làm của họ xong một khi mọi người ở trên cùng
vạch xuất phát. Vụ việc được đóng lại: đúng khi các vấn đề thật bắt
đầu.

5.6. Lao động có Sẽ Vẫn là Nhân tố Khác với các Nhân


tố Sản xuất Khác?
Khi nói về lao động và di cư, thiếu bất kể loại quản trị toàn cầu nào.
Ngược lại, có các định chế toàn cầu xử lý sự phát triển kinh tế (WB-
Ngân hàng Thế giới), cán cân thanh toán và nợ quốc tế (IMF-Quỹ
Tiền tệ Quốc tế), sức khỏe (WHO-Tổ chức Y tế Thế giới), thương
mại, kể cả các quyền tài sản trí tuệ (WTO-Tổ chức Thương mại Thế
giới), các ngân hàng trung ương (BIS-Ngân hàng Thanh toán Quốc
tế), và bây giờ thương mại khu vực (các thỏa thuận thương mại Đại
Tây dương và Thái Bình dương). Khi nói đến lao động, Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO), mà lâu đời nhất trong số các định chế được
nhắc tới ở đây, có ít quyền lực và chủ yếu xử lý các quy tắc lao động
quốc gia. Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) là một tổ chức giữ hồ sơ và
các số liệu thống kê, theo dõi đầy đủ tất cả các tai họa, hơn là một
tổ chức định-chính sách. Lý do cho sự thiếu này của các định chế đa
phương về lao động và di cư là hiển nhiên: các nước giàu và hùng
mạnh không có sự quan tâm nào đến việc nêu vấn đề ra. Nhưng việc
bỏ qua vấn đề bằng việc theo một chính sách đà điểu đang trở nên

230
khó khăn hơn vì toàn cầu hóa làm cho người dân biết nhiều hơn về
những sự khác biệt rành rành về các tiêu chuẩn sống quốc gia, và
khoảng cách vật lý là một cản trở ít hơn từ trước đến giờ rất nhiều.
Châu Âu, đối mặt với một cuộc di cư từ châu Phi, và gần đây hơn từ
Trung Đông và tiểu lục địa Ấn Độ, có lẽ sẽ là châu đầu tiên để bắt
đầu xác định một chính sách đa phương về sự di chuyển của người
dân. Tuy vậy, không giống cái được hình dung bây giờ (chủ nghĩa
đa phương chỉ giữa các thành viên EU), một chính sách như vậy
cũng cần bao gồm các nước gửi đi nữa. Một thế giới của sự di cư có
trật tự hơn, và của các hạn ngạch ở mức của cả các nước gửi đi và
các nước tiếp nhận, phải là mục tiêu.
Nhằm để cho một sự thay đổi như vậy trở nên khả thi, chúng ta
cần thay đổi đặc tính nhị phân của các quy tắc hiện hành cho tư cách
công dân quốc gia (như được lập luận trong Chương 3). Với một số
ngoại lệ, tư cách công dân ngày nay ban cho người nhận được nó
cùng các quyền và nghĩa vụ như tất cả các công dân khác được
hưởng. Chính bản chất nhị phân đó của tư cách công dân là cái làm
cho các công dân hiện hành không thích chia sẻ “rent tư cách công
dân” của họ với những người nhập cư: về mặt tiền bạc, tư cách công
dân của các nước giàu là rất có giá trị. Các bức tường vật lý giữa các
quyền tài phán được xây dựng, một phần, bởi vì có một bức tưởng
tài chính khổng lồ giữa việc là và việc không là một công dân của
một nước giàu. Nhưng các công dân của các nước giàu có thể cởi
mở hơn cho sự di cư nước ngoài nếu bức tường tài chính này có thể
được hạ thấp qua sự đưa vào một mức trung gian của tư cách công
dân mà sẽ ít có giá trị hơn (bởi vì, chẳng hạn, nó có thể gồm sự đánh
thuế cao hơn, sự tiếp cận thấp hơn đến các dịch vụ xã hội, hay một
nghĩa vụ phải quay về làm việc trong nước xuất xứ của mình vào
các khoảng định kỳ). Một chính sách như thế này sẽ đưa toàn cầu
hóa đến nhân tố sản xuất bị bỏ quên, lao động, và qua di cư sẽ hạ
thấp sự nghèo và bất bình đẳng toàn cầu. Để cho điều này xảy ra,
hai sự thay đổi là thiết yếu: (1) định nghĩa lại tư cách công dân, và
(2) chủ nghĩa đa phương bao gồm các nước gửi đi và các nước tiếp
nhận.
Nhưng cho dù sự di cư có trở nên phổ biến hơn nó là ngày nay,
vẫn cực kỳ ít có khả năng rằng sự thay đổi sẽ quan trọng đến mức
dẫn tới các đường biên giới mở hoàn toàn và một tình huống nhờ

231
đó các tỷ lệ tăng trưởng GDP của các nước nghèo sẽ trở nên không
quan trọng bởi vì người dân có thể chỉ bỏ đi bất cứ khi nào họ muốn.
Như thế, sự tăng trưởng của các quốc gia nghèo vẫn có tầm quan
trọng cốt yếu. Tiếp theo chúng ta quay sang điểm này.

5.7. Sự Tăng trưởng Kinh tế Sẽ Vẫn Quan trọng?


Sự tăng trưởng kinh tế sẽ vẫn hết sức quan trọng trong thế kỷ tới:
nó là công cụ hùng mạnh nhất cho việc giảm nghèo và bất bình đẳng
toàn cầu (cũng như cho việc giảm nghèo quốc gia). Người ta hầu
như không thể đánh giá quá cao tầm quan trọng của nó trong các
nước nghèo hơn như một phương tiện để làm cho cuộc sống của
những người dân thường tốt hơn. Sự xem thường tăng trưởng, mà
đôi khi nổi lên, đến chủ yếu từ những người giàu trong các nước
giàu những người tin rằng họ có thể bỏ qua nhiều sự tăng trưởng
kinh tế hơn. Nhưng những người này hoặc đang tự lừa dối mình
hay giả nhân giả nghĩa: hành vi riêng của họ—chẳng hạn, khi họ
thương lượng tiền lương và các phí của họ—cho thấy rằng họ có
quan tâm về các khuyến khích vật chất. Hơn nữa, nếu giả như sự
tăng trưởng là không cần thiết nữa, vì sao chúng ta không tán
dương suy thoái thay cho việc thử thoát khỏi nó? Nếu sự tăng
trưởng đã không quan trọng, vì sao cuộc trưng cầu dân ý về độc lập
của Scotland, hay trưng cầu dân ý tương lai có thể về Vương quốc
Anh ở lại Liên Âu hay Catalonia ly khai khỏi Tây Ban Nha, đều xoay
quanh các vấn đề kinh tế và thường được chúng quyết định? Nếu
những người giàu quan tâm về thu nhập và sự tăng trưởng kinh tế,
vì sao những người nghèo lại không quan tâm đến thậm chí nhiều
hơn?
Những người mà kêu gọi một sự chậm lại về tăng trưởng bởi vì
những mối lo môi trường bản thân họ thường là những người đóng
góp lớn nhất cho sự xuống cấp môi trường và sự nóng lên toàn cầu.
Ta chỉ cần nghĩ về đạo đức giả của các hội nghị về tính trung tính-
carbon nơi các nhà tổ chức thử thuyết phục những người tham gia
giàu có đừng cảm thấy áy náy về việc bay mười lăm giờ để đến hội
nghị bằng việc trả cái gọi là các khoản bù lại cho phát thải carbon—
một lề thói tương tự như lề thói ngày xưa về việc mua sự xá tội cho
sự chuộc tội trong Giáo hội Công giáo. Là đủ để xem xét lượng điều

232
hòa nhiệt độ, lái xe, và tiêu thụ thịt mà được 1 phần trăm trên đỉnh
toàn cầu hay 10 phần trăm trên đỉnh toàn cầu sử dụng để nhận ra
rằng những người giàu là những người đóng góp chính cho sự thay
đổi khí hậu. Nhưng họ thường là những người kêu gọi cho một sự
giảm tăng trưởng (ngầm hiểu, trong các nước nghèo cũng như các
nước giàu) trên cơ sở của tính không bền vững sinh thái cuối cùng
của một thế giới nơi những người nghèo ngày nay sẽ hưởng tiêu
chuẩn sống của những người giàu ngày nay.
Có một sự không đều về phát thải carbon mà hiếm khi được thừa
nhận và về nó thiếu nghiên cứu kinh nghiệm, bất chấp sự sẵn có dữ
liệu. Người ta có thể dễ dàng ước lượng phân bố về phát thải CO2
ngang dân số thế giới theo nhóm thu nhập và không phải theo nước
như được làm ngày nay. Nếu tính đàn hồi thu nhập của sự phát thải
carbon là đơn nhất (tức là, một sự tăng 10 phần trăm về thu nhập
thực tế kéo theo một sự tăng 10 phần trăm về phát thải carbon), thì
hệ số Gini về phát thải carbon toàn cầu là khoảng 70 điểm, mà có
nghĩa rằng hơn một nửa của toàn bộ phát thải là do 10 phần trăm
trên đỉnh toàn cầu gây ra.9 Hầu như tất cả những người trong thập
phân vị đỉnh của thế giới, như chúng ta biết, đến từ các nước giàu.
Không phải từ châu Phi.
Các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao sẽ vẫn là cốt yếu, đặc biệt cho
các nước nghèo ở châu Phi, và một số nước ở châu Á và Trung Mỹ.
Mối lo chính của chúng ta vì thế không phải là làm sao để quản lý
sự chậm lại về tăng trưởng mà là làm sao để nâng các tỷ lệ tăng
trưởng của các nước rất nghèo. Cũng có một mối quan hệ trực tiếp
giữa tỷ lệ tăng trưởng của các nước nghèo và áp lực di cư mà chúng
ta đã thảo luận ở trước. Nếu sự tăng trưởng của các nước nghèo
tăng lên, chúng ta cũng sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề về cầu bị dồn
nén cho di cư cũng như các vấn đề chính trị khác liên kết với di cư
trong các nước tiếp nhận. Điều đó sẽ có nghĩa là ít chính trị dân túy
và thường bài ngoại hơn ở châu Âu, và ít sử dụng di cư như một
trận đấu chính trị hơn ở Hoa Kỳ.
Là quan trọng để nhận ra rằng một hành động cân bằng khéo
phải được làm giữa ba biến: tỷ lệ tăng trưởng của các nước nghèo
(và đông dân), sự di cư, và tính bền vững môi trường. Di cư và sự
phát triển của các nước nghèo, từ quan điểm của sự giảm nghèo và
bất bình đẳng toàn cầu, là tương đương: những người nghèo sẽ trở

233
nên giàu hơn, hoặc trong các nước của chính họ hay ở nơi nào đó
khác. Về mặt chính trị, tất nhiên, chúng không tương đương nhau.
Nhưng mục tiêu toàn cầu này về làm tăng thu nhập của người dân
phải được cân bằng bởi việc làm chắc rằng nó là bền vững về mặt
sinh thái. Điều đó, về nguyên tắc, đòi hỏi những sự hy sinh lớn nhất
từ những người giàu. Nói cách khác, nếu, bởi vì sự cải thiện tiêu
chuẩn sống của những người nghèo ngày nay (dù qua di cư hay sự
tăng trưởng nhanh hơn ở châu Phi và châu Á), cân bằng sinh thái bị
xáo trộn, thì những sự kiềm chế tăng trưởng phải được áp đặt lên
những người giàu. Tôi biết rằng đây là một đề xuất đặc biệt không
được lòng dân để đưa ra trong khi Đại Suy thoái hoặc vẫn diễn ra
hay hầu như chưa kết thúc, nhưng lập luận đằng sau nó đối với tôi
có vẻ không thể chối cãi.

5.8. Sự Quan tâm đến Bất Bình đẳng Sẽ có Biến mất khỏi Kinh
tế học?
Có thể có vẻ cho đến vài năm gần đây sự quan tâm đến bất bình
đẳng đã chỉ là một “hương vị của tháng,” hay giỏi nhất, của năm, và
khi các tháng và năm đó trôi qua, các nhà kinh tế học sẽ chuyển
sang một đề tài khác. Tôi nghĩ rằng đấy không còn là một lập trường
hợp lý để giữ nữa.
Thứ nhất, có những tiến bộ phương pháp luận trong kinh tế học,
nhờ sự lại đưa bất bình đẳng vào cách tư duy của các nhà kinh tế
học, mà sẽ là khó để bị quên hay bị bỏ qua. Kinh tế học đang chuyển
từ một sự quan tâm hầu như chuyên tâm duy nhất đến các đại diện
tiêu biểu (representative agent) và các trung bình sang một sự
quan tâm đến tính không đồng nhất (heterogeneity). Và ngay khi
người ta bước vào lãnh địa của tính không đồng nhất, người ta đối
phó với bất bình đẳng. Nó không cần là bất bình đẳng chỉ về của cải
và thu nhập; nó có thể là bất bình đẳng về giáo dục, tình trạng sức
khỏe, số điểm IQ hay SAT, sự tin cậy, tham nhũng, hay bất cứ thứ
gì. Nhưng một khi người ta không còn nghĩ chỉ về mặt các trung
bình, quan điểm của bạn về thế giới thay đổi đầy kịch tính. Nó có
thể giống như đi từ một thế giới hai-chiều vào một thế giới ba chiều.
Đến bây giờ, các sự quan tâm này được in khá sâu giữa các thế hệ
mới của các nhà kinh tế học và các nhà khoa học xã hội. Các nhà

234
kinh tế học đang tính đến chúng trong các luận văn, các dự án
nghiên cứu, và các bài báo kinh nghiệm của họ, và khi các dự án dài
hạn này hoàn tất, và khi thế hệ mới bắt đầu giữ các vị trí học thuật
và nghiên cứu, hệ thuyết (paradigm) sẽ thay đổi từ từ. Việc thay thế
một hệ thuyết cũ tốn một thời gian dài; đôi khi cần một sự kiện kinh
tế quan trọng để tiết lộ sự không thống nhất giữa cái một hệ thuyết
dạy và cách thế giới thực sự hoạt động. (Đấy chính xác là cái Đại
Suy thoái đã làm cho hệ thuyết về đại diện tiêu biểu tối đa hóa-thu
nhập sống vô tận với thông tin hoàn hảo.) Hệ thuyết mới dựa vào
tính không đồng nhất-và bất bình đẳng mà được tạo ra bây giờ sẽ
cần một số thời gian để áp đặt bản thân mình, nhưng, đến lượt nó
sẽ không dễ để thay thế.
Sự quan tâm tăng lên đến bất bình đẳng cũng đã thúc đẩy một sự
thay đổi ý thức hệ quan trọng mà nhờ đó chúng ta xem xét không
chỉ những sự giống nhau giữa những người dân mà cả những sự
khác biệt. Chúng ta không còn thử che đậy các sự khác biệt giữa các
tác nhân kinh tế hay các công ty hay các cá nhân bằng quá trình lấy
trung bình nữa, tức là, bằng việc xem xét các trung bình nhóm; đúng
hơn, chúng ta làm chính xác điều ngược lại: chúng ta thử khám phá
ra những sự không giống nhau. Một khi chúng ta bắt đầu nhìn thế
giới qua lăng kính mới này chúng ta không thể quay lại những cách
cũ.

5.9. Vì sao Chủ nghĩa Dân tộc Phương pháp luận Trở nên Ít
Xác đáng?
Khái niệm về chủ nghĩa dân tộc phương pháp luận được dùng để
truyền đạt ý tưởng rằng trong nghiên cứu khoa học xã hội chúng ta
thường xem nhà nước-quốc gia như một đơn vị phân tích tự nhiên.
Như thế, bất bình đẳng thu nhập, như chúng ta đã thấy trong cuốn
sách này, thường xuyên nhất được đo ở mức của một nước, các tác
động của các chính sách kinh tế được đối sánh giữa các nước khác
nhau, các chi tiêu chính phủ hay xuất khẩu và nhập khẩu được tính
cho các nước, và vân vân. Quả thực, cho nhiều biến kinh tế là có lý
để dùng nước như một đơn vị quan sát không chỉ bởi vì kế toán
được tiến hành theo cách như vậy mà bởi vì hầu hết các chính sách
được các chính phủ quốc gia thực hiện—tức là, chẳng phải bởi các

235
cơ quan siêu quốc gia cũng chẳng phải bởi các chính quyền địa
phương hay tỉnh.
Tuy vậy, trong nhiều trường hợp khác, chủ nghĩa dân tộc
phương pháp luận hoặc đang trở nên ít xác đáng hơn hay có thể tỏ
ra là phản tác dụng một cách trực tiếp cho sự hiểu của chúng ta về
các hiện tượng mới. Chúng ta hãy xem xét vài thí dụ nơi chủ nghĩa
dân tộc phương pháp luận là không hữu ích hay không thể được áp
dụng. Có lẽ thí dụ hay nhất là việc đưa đồng euro vào. Trong chốc
lát, các số đo thống kê tiền tệ của các nước riêng lẻ (cái gọi là tiền
cơ sở, M0, hay cung tiền rộng hơn, M2), mà trong hàng thập niên
đã là các chỉ báo chính sách quốc gia then chốt, đã biến mất. Đã
không còn các nhà chức trách tiền tệ quốc gia tách biệt hay các
series tiền cho Pháp, Italy, hay Tây Ban Nha nữa. Không ai biết chắc
chắn có bao nhiêu euro tiền mặt được giữ ngày nay ở Tây Ban Nha
trái ngược với Đức. Một cách nữa mà các chính phủ có thể mất toàn
bộ hay một phần chính sách tiền tệ quốc gia là bằng việc chấp nhận
đồng tiền của một nước khác (như Panama và Peru đã làm với US
dollar). Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ đã ước lượng rằng khoảng
1,3 ngàn tỷ US dollar lưu hành bên ngoài Hoa Kỳ.10 Bất kể ai đi đến
Nga hẳn đã phải nhận ra rằng bất chấp hai mươi lăm năm của chủ
nghĩa tư bản và đồng ruble có thể chuyển đổi tự do, nhiều giao dịch
được thực hiện, hay được yết giá, bằng US dollar. Vì các đồng dollar
này đại diện sức mua thực tế và không chắc quay lại Hoa Kỳ trong
tương lai gần, chính sách tiền tệ Nga phải tính đến sự tồn tại của
chúng. Nói cách khác, chúng hạn chế năng lực của các nhà chức
trách quốc gia để tiến hành chính sách tiền tệ.11
Hay hãy lấy thí dụ về các luật EU thế chỗ các luật quốc gia hay
đòi hỏi sự hài hòa giữa các luật của các quốc gia khác nhau. Chủ
nghĩa dân tộc phương pháp luận rõ ràng là không thích hợp trong
tình hình này. Cũng không rõ các khoản xuất khẩu và nhập khẩu
quốc gia có sự xác đáng gì trong một nền kinh tế được hội nhập và
toàn cầu hóa nơi các công ty lớn, qua việc chuyển giá hay “xuất
khẩu” và “nhập khẩu” nội bộ được thiết kế để tối thiểu hóa các thuế,
có thể tác động mạnh đến thống kê thương mại quốc gia, cho thấy
xuất khẩu của một nước cao hơn hay thấp hơn mà không có bất cứ
sự thay đổi thực sự nào. Tương tự, nếu, chẳng hạn, một tỷ lệ cao
của xuất khẩu của một nước đến từ các công ty của nước ngoài (như

236
là thế với Ireland), số thống kê xuất khẩu có thể có vẻ cao và Tổng
Sản phẩm Quốc nội (GDP) có thể tăng, nhưng Tổng Sản phẩm Quốc
gia (GNP) (mà gồm chỉ thu nhập của các công dân) có thể nhỏ hơn
nhiều hay có thể di chuyển khác với GDP. Quả thực, ở Ireland
khoảng cách giữa GDP và GNP là khoảng 20 phần trăm. Với toàn
cầu hóa tăng lên, một sự khác nhau giữa GDP và GNP sẽ trở nên phổ
biến hơn. Tình hình trở nên còn không rõ hơn khi chúng ta hỏi các
công dân nước ngoài là những ai. Nhiều người có các quốc tịch kép,
và nhiều người sống ở vài nước khác nhau. Như một kết quả, thu
nhập nhân tố thuần (lợi tức trên đầu tư) mà chảy ra khỏi Ireland có
thể dường như thuộc về các công dân Hoa Kỳ nếu một công ty được
đăng ký ở đó, nhưng có thể hóa ra là những người cư trú Hoa Kỳ
này cũng là các công dân Nga có một sự cư trú thuế ở Bahamas. Thu
nhập chảy ra khỏi Ireland này đã thuộc về Hoa Kỳ, Nga, hay
Bahamas? Khi đầu ra quan trọng nhất là các dịch vụ tài chính, và
dòng chảy nhân tố thuần là tới các cá nhân che giấu dưới các công
ty bình phong ở Cayman Islands (hay ở Luxemburg, nơi GNP chỉ là
hai phần ba của GDP), vấn đề trở nên thậm chí khó kiểm soát hơn.
Như Gabriel Zucman (2015) chỉ ra, nó được cố ý làm cho khó có thể
kiểm soát, sao cho thu nhập có thể làm cho không thể lần vết nổi và
thuế được trốn.
Khoảng cách giữa tư cách công dân gốc của người ta, nói chung
do nơi sinh trao cho, và tư cách công dân hiện thời của người ta hay
sự cư trú, mặc dù nó tác động đến chỉ khoảng 3 phần trăm dân số
thế giới, khiến người ta nghi ngờ ngay cả các chỉ số thống kê đáng
tôn trọng nhất của chúng ta như GDP và GNP. Clemens and
Pritchett (2008) đã cho rằng sản phẩm “quốc gia” phải được tính
ngang những người được sinh trong một nước và không phải, như
được tính bây giờ, ngang những người đang sống trong nước đó.
Thí dụ, có thể có một khoảng cách đáng kể giữa thu nhập trên đầu
người của những người sinh ra ở Philippines và thu nhập trên đầu
người của các cư dân hiện thời của Philippines.
Sự chuyển động ngang biên giới của người dân, thu nhập, và vốn
dẫn đến những vấn đề thống kê mà hoàn toàn không biết ngay cả
khoảng hai mươi hay ba mươi năm trước. Các hộ gia đình Mexican
báo cáo, giữa các khoản chuyển giao xã hội của họ, lương hưu nhận
được bởi những người Mexican đã làm việc ở Hoa Kỳ nhưng từ đó

237
đã quay về và nghỉ hưu ở Mexico. Chúng ta phải đối xử các khoản
hưu bổng này như chúng ta đối xử với hưu bổng Mexican “bình
thường”, như thế cho ấn tượng sai về độ lớn và phân bố của các
khoản chuyển giao xã hội Mexican? Hay chúng ta phải đối xử với
chúng như các khoản tiền được chuyển (kiều hối-remittance), mặc
dù các khoản tiền được chuyển là các chuyển giao không được đáp
lại giữa các cá nhân khác nhau và không phải (như một hưu bổng)
sự trả tiền cho sự phục vụ quá khứ cho cùng người? Mexico và Hoa
Kỳ chỉ là cặp đại diện ở đây: cùng các vấn đề xuất hiện trong các
phần khác của thế giới nơi một tỷ lệ phần trăm đáng kể của dân cư
làm việc hay đã làm việc ở nước ngoài.
Những nghiên cứu về bất bình đẳng toàn cầu vượt quá các hạn
chế của chủ nghĩa dân tộc phương pháp luận. Nhưng như chúng ta
đã thấy trong cuốn sách này, mức toàn cầu được xem tốt nhất như
một lớp mới, thêm bên trên của các lớp quốc gia. Mức toàn cầu
trong nhiều trường hợp có thể là hữu ích hơn để nghiên cứu, nhưng
sự phân tích vẫn không thể bỏ qua nhà nước-quốc gia. Thí dụ,
chúng ta đã thấy trong các Chương 2 và 3 các sự bất bình đẳng bên
trong các quốc gia và giữa các quốc gia, một cách tương ứng, bước
vào sự tính toán bất bình đẳng toàn cầu như thế nào, và cả hai vẫn
quan trọng ra sao. Nhưng một khi chúng ta muốn xem xét thế giới
như một toàn bộ hơn là như một sự kết tụ của các nhà nước-quốc
gia, một số vấn đề xuất hiện dưới một ánh sáng mới, và tiết lộ hơn.
Chúng ta đã thảo luận hai thí dụ như vậy trong Chương 3: luật trị
(rule of law) và bình đẳng cơ hội. Việc tin rằng những người giàu
luôn luôn có một lợi ích trong cuộc đấu tranh cho luật trị hay các
quyền tài sản trong các nước của riêng họ có thể đã có lý khi những
sự di chuyển vốn xuyên quốc gia đã là khó hay không thể. Nó không
có ý nghĩa bây giờ. Bình đẳng cơ hội không thể là một mục tiêu bị
hạn chế cho mức nhà nước-quốc gia. Chúng ta phải theo đuổi nó về
mặt toàn cầu.
Khi thế giới trở nên hội nhập hơn, nhiều sự xét lại như vậy sẽ tác
động đến các công cụ kinh tế cơ bản chúng ta sử dụng. Tôi đã nhắc
đến rồi rằng các tài khoản quốc gia sẽ trở nên ít xác đáng hơn và
rằng chính sách tiền tệ có thể không còn được các nhà nước thực
hiện. (Và người ta có thể nghĩ thêm về vai trò mà các đồng tiền tư
nhân như Bitcoin có thể đóng.) Nhưng thậm chí các khái niệm kinh

238
tế cốt yếu như lợi thế so sánh, mà dựa vào một giả thiết ngầm của
chủ nghĩa dân tộc phương pháp luận, tức là, của kế toán quốc gia và
tính bất động của một số nhân tố sản xuất, có thể phải được xét lại.
Trong một thị trường duy nhất cả rượu vang và quần áo sẽ được
sản xuất, như trong thí dụ nổi tiếng của David Ricardo, ở Bồ Đào
Nha bởi vì tất cả những người lao động và máy móc sẽ chuyển sang
đó (và chẳng cái nào còn ở lại nước Anh). Khi thế giới thay đổi và
trở nên hội nhập hơn, những cách tư duy của chúng ta và các công
cụ chúng ta dùng để hiểu thế giới trở nên lỗi thời. Cần những cách
mới để xem xét thực tế trong thời đại toàn cầu hóa. Cuốn sách này
là một bước khiêm tốn theo hướng đó.

5.10. Bất Bình đẳng Sẽ có Biến mất khi Toàn cầu hóa
Tiếp tục?
Không. Lợi lộc từ toàn cầu hóa sẽ không được phân bố đồng đều.

239
240
Ghi chú

1. Sự Lên của Giai cấp Trung lưu Toàn cầu và các nhà Tài phiệt Toàn cầu

Đề từ: Geminiano Montanari, Della Moneta: trattato mercato (1683), được trích
trong Marx (1973, 782).
1. Thu nhập hộ gia đình trên đầu người được tính bằng việc cộng thu nhập hàng
năm kiếm được bởi tất cả các thành viên của một hộ gia đình và chia nó cho
số thành viên hộ gia đình.
2. Một so sánh với thời kỳ ngay trước Chiến tranh Thế giới I là đáng để làm bài
học. Trong năm 1913, xuất khẩu như một phần của GDP thế giới đã là khoảng
9 phần trăm; gần như chính xác một trăm năm sau, trong năm 2012, chúng là
30 phần trăm. Tài sản nước ngoài như một tỷ lệ phần trăm của GDP thế giới
đã là 17,5 phần trăm trong năm 1914; chúng đã là 57 phần trăm trong năm
1995 và có lẽ còn lớn hơn ngày nay (Crafts 2000, 26–27). Chỉ lao động là ít di
động hơn bây giờ; sự di chuyển hàng năm của những người lao động giữa các
nước, bất chấp sự tăng đột ngột gần đây của những người di cư và những
người tỵ nạn, là ít hơn chúng đã là một trăm năm trước.
3. Thật đáng chú ý (nhưng không phải là chủ đề của chúng ta ở đây) rằng, đối với
bất kể thập phân vị cho trước nào, sự tăng trưởng thu nhập thực tế đã lớn ở
đô thị Trung Quốc và Indonesia hơn ở nông thôn Trung Quốc và Indonesia, có
nghĩa rằng khoảng cách đô thị–nông thôn, vốn lớn rồi ở cả hai nước, đã rộng
thêm.
4. Trong tất cả các nước này, thu nhập trung bình đã tăng lên thậm chí nhiều hơn
thu nhập trung vị, dẫn đến bất bình đẳng tăng lên. (Các phân bố thu nhập đều
lệch về bên phải; tức là, chúng có một đuôi dài ở bên phải, và trong các phân
bố như vậy trung bình luôn luôn lớn hơn trung vị. Khi trung bình tăng nhiều
hơn trung vị, phân bố trở nên lệch hơn và không đều hơn.)
5. OECD là một tổ chức kinh tế và chính trị gồm các nước giàu của Tây Âu, Nhật
Bản, châu Đại dương (Australia và New Zealand), và Bắc Mỹ (cái chúng tôi gọi
là OECD “cũ-giàu có”), cũng như nhiều thành viên gần đây hơn từ Đông Âu, và
Chile, Mexico, và Nam Hàn.
6. Tính toán như sau: 1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu gồm hầu như 70 triệu
người, khoảng 36 triệu trong số họ là những người Mỹ. Ba mươi sáu triệu là
12 phần trăm của dân số Mỹ.
7. Văn liệu là khổng lồ. Là đủ để trích dẫn ba báo cáo OECD toàn diện: Growing
Unequal? (2008), Divided We Stand (2011), và In It Together (2015). Lưu ý sự
tương phản giữa các tiêu đề thứ hai (Chúng ta Chia rẽ) và thứ ba (Chúng ta
Cùng nhau).

241
8. Cho các sự kiểm định khác nhau của “đường cong con voi,” xem Lakner and
Milanovic (2013).
9. Số 100 trên trục ngang nhắc đến bách phân vị đỉnh, thứ 100. Số 99 nhắc đến
những người giữa giá trị trước trên trục ngang (bách phân vị thứ 95) và bách
phân vị thứ 99. Vì thế, nó gồm các bách phân vị 96–99, hay 2 đến 5 phần trăm
trên đỉnh.
10. Bạn đọc sẽ nhớ lại rằng 1 phần trăm trên đỉnh toàn cầu gồm hầu như toàn bộ
những người giàu từ các nền kinh tế tiên tiến.
11. Lưu ý rằng trong sự so sánh các thu nhập từ các khảo sát hộ gia đình chúng
ta nói về đô thị Trung Quốc, không phải toàn bộ Trung Quốc. Cho đến 2013,
Trung Quốc tiến hành hai khảo sát hộ gia đình tách biệt, một cho vùng nông
thôn và một cho vùng đô thị, mà các nhà nghiên cứu đã có thể chỉ với sự khó
khăn, và sử dụng nhiều giả thiết khác nhau, để tập hợp lại để đại diện cho
Trung Quốc như một toàn bộ. Trong công trình của mình, tôi đã có khuynh
hướng xử trí hai khảo sát tách biệt nhau, không chỉ bởi vì chúng là không đồng
nhất trong sự thiết kế của chúng, mà cũng bởi vì các mức giá ở nông thôn và
đô thị Trung Quốc là khác nhau và bởi vì Trung Quốc không cung cấp dữ liệu
điều tra hộ gia đình riêng lẻ mà là cần cho sự kết hợp hai khảo sát được tiến
hành với bất cứ thứ gì gống sự chính xác. Các kết quả của khảo sát toàn-Trung
Quốc 2013 đã không được công bố khi viết các dòng này (tháng Giêng 2015).
12. Dựa vào các ước lượng của Angus Maddison cho 1890 (Maddison Project
2013).
13. Dựa vào các khảo sát hộ gia đình, thu nhập trung bình Trung quốc trong năm
2012 đã khoảng 4.300$, so với một trung bình EU 14.600$ (tất cả bằng dollar
quốc tế 2011 dựa vào ICP2011). Giả thiết sự tăng trưởng trung bình 1 phần
trăm cho EU, và 5 phần trăm cho Trung Quốc, hai thu nhập sẽ hội tụ trong 31–
32 năm.
14. Edward Gibbon đã mô tả sự đảo ngược đầu tiên của sự giàu có rất hay, khi
ông tự hỏi sẽ có vẻ kỳ quái thế nào đối với một người trong Cuối Thời Cổ Đại
để hình dung một tình huống nơi toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ bị cai trị bởi một
công ty của các nhà buôn từ một hòn đảo nhỏ, hẻo lánh ở Biển Bắc: “Từ khi
triều đại của Aurungzebe, đế chế [Hindu] của họ đã bị tan rã, châu báu của
Delhi của họ đã bị một kẻ cướp Ba Tư cuỗm hết, và những người giàu nhất của
vương quốc của họ bây giờ bị chiếm hữu bởi một công ty của các nhà buôn
theo đạo Thiên chúa (Kitô), của một hòn đảo hẻo lánh trong đại dương phương
Bắc” (Gibbon 1996, 3:853).
15. Những người siêu-giàu không được bao gồm trong các khảo sát hộ gia đình
vì hai lý do. Sự thực rằng họ ít về số lượng (thí dụ, Hoa Kỳ có khoảng 500 tỷ
phú) đến mức là rất ít có khả năng rằng họ sẽ được bao gồm trong các khảo
sát quốc gia ngẫu nhiên. Ngay cả Điều tra Dân số Hoa Kỳ Hiện thời, mà có một
kích cỡ mẫu tương đối lớn 80.000 hộ gia đình (200.000 người), sẽ có một cơ
hội không đáng kể để phỏng vấn một tỷ phú (3 trong 10.000 [500/200.000]).

242
Thứ hai, được cho rằng những người giàu và rất giàu ít sẵn lòng để đồng ý
phỏng vấn cho dù có được chọn (mặc dù dữ liệu là nặc danh). Xem cả Bài bàn
thêm 1.1 về dữ liệu điều tra hộ gia đình.
16. Đúng là hơn 80 phần trăm của những người trong 1 phần trăm trên đỉnh toàn
cầu đến từ các nước WENAO (Tây Âu, Bắc Mỹ, và châu Đại dương).
17. Cả hai kiểu dữ liệu thu nhập loại trừ lãi và lỗ vốn. WTID là sẵn có tại
http://topincomes.parisschoolofeconomics.eu/.
18. Dữ liệu LIS cho 2010 (sẵn có tại http://www.lisdatacenter.org/). Khoảng
cách giữa 9,4 phần trăm cho phần của 1 phần trăm trên đỉnh về thu nhập
trước-chuyển giao và trước-thuế cho Hoa Kỳ, được tính từ các khảo sát hộ gia
đình, và khoảng 17 phần trăm cho cùng năm mà Alvaredo et al. (2013, fig. 1)
tính từ các nguồn [hồ sơ] thuế Hoa Kỳ có thể được giải thích bởi hai nhân tố:
sự khác nhau về đơn vị nhận (các đơn vị thuế vs. số đo trên đầu người được
dùng ở đây) và đánh giá thấp các phần thu nhập đỉnh trong các khảo sát hộ gia
đình.
19. Cho Hoa Kỳ, 19 phần trăm dân số có tài sản (của cải) ròng âm hay zero (Wolff
2010, 43, appendix B); cho Đức, là 27 phần trăm (Frick and Grabka 2009, 64,
table 1).
20. Đối với một số người giàu, những sự thay đổi về của cải có thể là âm (như khi
thị trường chứng khoán đi xuống), mặc dù họ vẫn có thể giữ được hàng tỷ
trong của cải thuần.
21. Không có một số đo (thu nhập, tiêu dùng, hay của cải) nào mà là tốt hơn số
đo khác. Chúng ta phải luôn luôn cân nhắc khả năng tiếp cận và tính tin cậy
của dữ liệu, và ý nghĩa của chúng. Như thế, khi xem xét quyền lực chính trị của
chế độ tài phiệt, chắc chắn dữ liệu của cải là dữ liệu tiết lộ hơn. Nhưng nếu
chúng ta quan tâm đến tiêu chuẩn sống của 95 phần trăm hay 99 phần trăm
người dân, việc sử dụng thu nhập hay tiêu dùng là hợp lý hơn nhiều.
22. Các ước lượng thứ hai và thứ ba dựa, một cách tương ứng, vào Lakner and
Milanovic (2013) và Zucman (2013).
23. Chúng ta cần giả thiết này về lợi tức trên tài sản để chuyển từ ước lượng của
Zucman (2013) về lượng của cải che giấu sang một ước lượng về thu nhập
hàng năm nhận được từ các tài sản che giấu này.
24. Trong các phân tích về của cải, chúng tôi sử dụng dollar danh nghĩa (tức là,
thực) hơn là dollar PPP. Lý do căn bản, được Davies et al. (2011) đưa ra trong
nghiên cứu đầu tiên về bất bình đẳng của cải toàn cầu, là đối với “sức mua” của
của cải, và đặc biệt của những người giữ của cải trên đỉnh, chỉ giá thế giới, và
không phải giá trong nước là cái quan trọng. Khi người ta nghĩ về những người
siêu-giàu điều này là khá hiển nhiên: họ tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ mà
cho chúng giá đại thể là như nhau khắp thế giới.
25. Xem http://www.forbes.com/sites/seankilachand/2012/03/21/forbes-
history-the-original-1987-list-of-international-billionairs/. Đi đến ước lượng

243
450 tỷ $ bằng cách cộng khoảng 290 tỷ $ từ danh sách các tỷ phú nước ngoài
và ít hơn 220 tỷ $ cho Hoa Kỳ (tổng danh sách tài sản Hoa Kỳ năm 1987 là
220 tỷ $, nhưng nó cũng gồm những người với của cải dưới 1 tỷ $).
26. Từ 450 tỷ $ danh nghĩa trong số 16,4 ngàn tỷ $ của GDP thế giới (2,7 phần
trăm) đến 4,5 ngàn tỷ $ trong số GDP thế giới 73 ngàn tỷ $ (6,1 phần trăm).

2. Bất Bình đẳng bên trong các Nước

Đề từ: Kuznets (1955, 21).


1. Simon Kuznets đầu tiên đã tuyên bố giả thuyết này trong bài phát biểu chủ tịch
1955 của ông với Hội Kinh tế Mỹ; muộn hơn ông đã nhắc lại và mở rộng nó
(Kuznets 1966). Một điềm báo trước quan trọng cho Kuznets là Sergey N.
Prokopovitch, mà bài báo Economic Journal 1926 của ông đã so sánh các sự
bất bình đẳng thu nhập ở Hoa Kỳ (1910, 1918), Australia (1914–15), và Phổ
và Saxony (1913). Ông viết, “có quan hệ [âm] rõ ràng nào đó giữa [mức thu
nhập trung bình của một nước] và mức độ bất bình đẳng” (p. 78), như thế mô
tả đoạn dốc-xuống của đường cong Kuznets. Kuznets nhắc đến bài báo của
Prokopovitch trong bài phát biểu của mình (1955, 5). Có một văn liệu nhiều
tập về đường cong Kuznets; tôi sẽ không mắc bận với nó trừ khi nó giải quyết
vấn đề sẵn có rất hẹp.
2. Trong một phê bình cuốn sách của Tinbergen, Sahota (1977, 726) viết: “Các
sự phóng chiếu của Tinbergen đến 1990 cho biết rằng do các lực cung và cầu
[dài hạn] hoàn toàn, các rent mà đã kiếm được bởi những người lao động có
giáo dục-đại học sẽ chấm dứt.”
3. Hệ số Gini là số đo nổi tiếng nhất về bất bình đẳng thu nhập. Nó tính đến toàn
bộ phân bố (tức là, thu nhập của tất cả mọi người), không giống, chẳng hạn,
các số đo dựa vào các phần thu nhập đỉnh, mà bỏ qua tất cả phân bố trừ phần
đỉnh. Hệ số Gini trải từ một giá trị 0, cho trường hợp lý thuyết nơi tất cả mọi
người có cùng thu nhập, đến một giá trị 1, cho trường hợp lý thuyết ngang thế
nơi một cá nhân chiếm hữu toàn bộ thu nhập của một nước. Hệ số Gini thường
được bày tỏ như một tỷ lệ phần trăm (thí dụ, như 41 hơn là 0,41) và được nhắc
đến đơn giản như Gini. Khi Gini đã tăng từ, chẳng hạn, 30 lên 33, chúng ta nói
rằng nó đã tăng 3 điểm Gini. Trong thế giới thực, các giá trị Gini trải từ 26-29
(ở các nước bắc Âu và trung Âu) đến 64-66 (ở Nam Phi, Namibia, và Colombia).
4. Piketty thực ra không khẳng định rằng bất bình đẳng phải tăng dưới chủ nghĩa
tư bản, nhưng để suy ra một khẳng định như vậy là có thể hiểu được bởi vì
ông ít chú ý đến các lực kinh tế tự trị mà có thể kiềm chế bất bình đẳng. Một
số nhà bình luận, sau đó, cho rằng Piketty tin chúng không tồn tại. Nhưng điều
này không đúng: trong thực tế chúng ta có thể ước lượng bất bình đẳng trạng
thái-dừng cực đại sẽ là bao nhiêu trong hệ thống của Piketty. Giả sử rằng tỷ lệ
vốn-sản lượng (capital-output ratio: COR) trạng thái-dừng ở Hoa Kỳ là khoảng
10 (với tỷ lệ tiết kiệm [= tỷ lệ đầu tư] 10 phần trăm GDP và tỷ lệ tăng trưởng

244
GDP 1 phần trăm). Con số này là khoảng hai lần COR Mỹ hiện hành. Với tỷ suất
lợi tức thực tế chuẩn của Piketty 5 phần trăm, thu nhập vốn sẽ chiếm một nửa
tổng thu nhập ròng. Hơn nữa, với các hệ số tập trung hiện thời của thu nhập
vốn và lao động, một cách tương ứng khoảng 0,8 và 0,4, hệ số Gini sẽ là 60 (0,5
× 80 + 0,5 × 40). Đây là mức bất bình đẳng tồn tại ngày nay ở Brazil và Nam
Phi.
5. Điều này cũng đúng trong các xã hội hiện đại (như chúng ta sẽ thấy ở dưới)
nhưng vì các lý do khác.
6. Công thức cho Gini khả thi cực đại là 1 – 1/α nơi α số lần thu nhập trung bình
lớn hơn mức chỉ đủ sống (subsistence). Cho α = 2, Gini cực đại là 0,5; cho α =
10, Gini cực đại là 0,9. Nếu chúng ta sử dụng con số chuẩn cho mức đủ sống
khoảng 400 dollar quốc tế trên đầu người trên năm, thu nhập trung bình Hoa
Kỳ ngày nay sẽ là khoảng 100 lần lớn hơn, như thế Gini khả thi cực đại sẽ là
0,99, hay gần như bằng 1.
7. Kuznets tuyên bố, “Thậm chí còn có vẻ có lý hơn để cho rằng sự thu hẹp lại gần
đây về bất bình đẳng thu nhập được quan sát trong các nước đã phát triển là
do một sự kết hợp của sự thu hẹp các sự bất bình đẳng liên ngành về sản phẩm
trên công nhân, sự giảm về phần của thu nhập tài sản trong tổng thu nhập của
các hộ gia đình, và những thay đổi thể chế phản ánh các quyết định về an sinh
xã hội và công ăn việc làm đầy đủ” (1966, 217).
8. Các lực ác tính và lành tính được tập hợp lại với nhau như các sự giải thích cho
sự nổi lên của nhà nước phúc lợi hiện đại bởi Max Beloff (1984) trong một
cuốn sách có ảnh hưởng với tiêu đề, không ngạc nhiên, Wars and Welfare:
Britain 1941–1945 (Các cuộc Chiến tranh và Phúc lợi: Anh 1941–1945).
9. Chính việc chúng tôi dùng từ khu vực “dịch vụ” hay “thứ ba” là có vấn đề chính
xác bởi vì dưới một cái tên nó che giấu một sự đa dạng không thể tin nổi về
các việc làm và các kỹ năng, với các thang lương vô cùng khác nhau. Nhưng
chúng tôi có vẻ không có khả năng nghĩ ra một sự phân loại tốt hơn.
10. Tại cả Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, chi tiêu chính phủ như một phần của GDP
là khoảng cùng mức bây giờ như trong cuối những năm 1970 đến đầu những
năm 1980.
11. Sự khó khăn của việc đánh thuế vốn di động đã được Adam Smith biết rồi:
“Chủ sở hữu chứng khoán đúng là một công dân của thế giới và không nhất
thiết gắn với bất kỳ nước cá biệt nào. Ông ta sẽ dễ bỏ nước mà trong đó ông ta
bị phơi ra cho một sự điều tra gây phiền phức, nhằm để bị đánh giá cho một
thuế nặng nề, và sẽ chuyển chứng khoán của ông sang nước khác nào đó nơi
ông ta có thể hoặc tiếp tục kinh doanh hay hưởng thụ vận may của ông thoải
mái hơn” (Wealth of Nation [Sự Giàu có của các Quốc gia], book 5, chap. 2, part
2, art. 2).
12. Là đáng chỉ ra rằng một đồ thị như đồ thị được thấy trong Hình 2.4 trình bày
một tóm tắt rất cô đọng của các đặc tính chính của một nền kinh tế: nó cung
cấp biểu đồ về moment thứ hai [phương sai] của phân bố thu nhập cá nhân

245
(nếu thu nhập được phân bố theo phân bố chuẩn logarit, hệ số Gini được xác
định duy nhất bởi phương sai) đối lại moment thứ nhất của phân bố (thu nhập
trung bình trên đầu người).
13. Trong chương này, nơi chúng ta xử lý các chuỗi thời gian dài lịch sử, tất cả
dữ liệu thu nhập (GDP trên đầu người) đến từ Maddison Project, mà là sự tiếp
tục của công trình tiên phong của Angus Maddison. Tôi dùng cập nhật 2013
của dữ liệu Maddison, sẵn có tại http://www.ggdc.net/maddison/maddison-
project/data.htm. Các ước lượng được thảo luận trong Bolt and van Zanden
(2014). GDP trên đầu người được thể hiện bằng dollar quốc tế 1990.
14. Đường ranh giới này sẽ xuất hiện vào một thời gian khác cho các xã hội đã
trải qua Cách mạng Công nghiệp muộn hơn nhiều, một số không cho đến nửa
thứ hai của thế kỷ thứ hai mươi.
15. Giữa 1400 và 1800, đầu ra (GDP) trên đầu người đã tăng ít hơn 20 phần trăm
(xem Álvarez-Nogal and Prados de la Escosura 2007, table 4).
16. Alfani (2014, 25) nghi ngờ về luận đề “hấp dẫn” của Herlihy (1978), dựa vào
bằng chứng nghèo nàn từ một thị trấn (Pistoia) ở Tuscany, rằng dịch hạch
Florentine năm 1348 đã dẫn đến một sự tăng về bất bình đẳng. Herlihy cho
rằng nhiều điền trang đã mất các chủ sở hữu của chúng như một kết quả của
dịch hạch; các điền trang này sau đó được mua với giá thấp bởi những người
sống sót, như thế làm tập trung sự giàu có. Cho dù điều này có thể đã xảy ra
trong thế kỷ thứ mười bốn, Alfani viết, vào giữa thế kỷ thứ mười bảy, khi đợt
cuối cùng của các dịch hạch lớn đã xảy ra, đã có những dàn xếp thể chế mới,
làm cho khó hơn cho các mảnh đất nhỏ mất chủ để được mua gom và tập trung
vào các điền trang lớn hơn. Sai lầm của Herlihy, theo Alfani and Ammannati
(2014, 23), dường như đã không tính đủ đến những sự khác biệt về sự bao
phủ của cải và thu nhập trong hai nguồn ông đã sử dụng, quota d’estimo (cơ
chế đánh thuế sớm hơn được nhà nước Florentine sử dụng) và cơ chế catasto
năm 1427 nổi tiếng hơn.
17. Sự suy sụp này tương ứng với giai đoạn khủng hoảng hay sụp đổ nhà nước
trong một phân loại bốn-phần (mở rộng, đình lạm (stagflation), đổ vỡ
(breakdown), suy thoái) được Turchin and Nefedov (2009, chap. 1) đưa vào.
Trong giai đoạn khủng hoảng, khi sự tan rã xã hội ở đỉnh điểm của nó, tiền
lương thực tế tăng lên và địa tô (rent) giảm xuống, với bất bình đẳng như thế
trở nên ít hơn. Sự tiến hóa bất bình đẳng trong Đế chế La Mã từ thế kỷ thứ ba
trở đi, được thảo luận trong Bài bàn thêm 2.1, minh họa luận đề Turchin-
Nefedov khá tốt.
18. Thật lý thú, Fochesato (2014) cho rằng sự khác biệt này về phản ứng với các
tác động của dịch hạch trong thế kỷ thứ mười bốn đã có các hệ quả dài hạn:
tiền lương cao hơn ở miền bắc đã làm cho máy móc thay thế-lao động hấp dẫn
hơn nhiều và cuối cùng đã dẫn đến Cách mạng Công nghiệp. Robert Allen
(2003, 2011) cũng đưa ra điểm này.

246
19. Xem Milanovic (2010b, table 1). Các nguồn là Ward-Perkins (2005), Allen
(2007), Maddison (2007, 2008), và Scheidel and Friesen (2009).
20. Các bảng xã hội, được Gregory King sáng chế ra ở nước Anh thế kỷ thứ mười
bảy, cung cấp một mô tả tốc ký về cấu trúc xã hội của một xã hội bằng việc liệt
kê các giai cấp xã hội chủ chốt (các nông dân không có đất, các nông dân với
ruộng đất nhỏ, vân vân, cho đến tận giới quý tộc giàu nhất và triều đình) và
cho thu nhập trung bình và dân số của chúng. Khi thiếu các khảo sát hộ gia
đình hay dữ liệu thuế, các bảng xã hội là nguồn thông tin tốt nhất của chúng ta
về phân bố thu nhập trước thế kỷ thứ hai mươi.
21. Câu chuyện được kể ở đây là hơi đơn giản hóa, bởi vì phần phía đông của Đế
chế La Mã đã tiếp tục ít nhiều như trước. Như thế, thu nhập trung bình trong
thế giới Aegean và Levant đã khoảng như nhau trong toàn bộ thời kỳ (trừ
những thăng giáng ngắn hạn) như nó đã là vào thời Octavian.
22. Mendershausen (1946) cũng cho rằng đỉnh bất bình đẳng đã xảy ra trong
năm 1933.
23. Cũng có các lực xã hội và nhân khẩu học mà có thể ảnh hưởng đến bất bình
đẳng nhưng mà chúng ta, trong cách tiếp cận rất rộng này, phải bỏ qua. Thí dụ,
sự già đi của dân cư và sự phổ biến hơn của hộ gia đình một người (được
khuyến khích bởi sự tăng của cải của một nước) có một tác động làm tăng bất
bình đẳng lên tất cả các số liệu thống kê của chúng ta, nhất là nếu chúng ta sử
dụng số đo trên đầu người, như chúng ta dùng ở đây. Một lực nhân khẩu học
khác là sự kết hôn hay sự sống chung của những cá nhân có thu nhập giống
nhau. Việc này cũng trở nên phổ biến trong các nước giàu, và tương tự có một
tác động hướng lên đến sự bất bình đẳng được đo. Tôi không tin, tuy vậy, rằng
trong dài hạn các nhân tố này là quan trọng như các nhân tố kinh tế và chính
trị.
24. Một trường hợp nơi nó đã xảy ra là trong các xã hội xã hội chủ nghĩa; xem Bài
bàn thêm 2.2.
25. Sự chuyển động hướng lên của bất bình đẳng ở Vương quốc Anh đã là một
chủ đề tranh cãi. Dữ liệu của chúng tôi ở đây, dựa vào các giá trị Gini được tính
từ các bảng xã hội (xem Milanovic, Lindert, and Williamson 2011), trên thực
tế là đồng nhất với các kết quả của Lindert and Williamson (1982, 1983).
Feinstein (1988), tuy vậy, đã cho rằng bất bình đẳng Anh đã rất cao, nhưng ổn
định, trong ít nhất một thế kỷ trước Cách mạng Công nghiệp. Vì thế, dữ liệu
của Feinstein không cho thấy chuyển động hướng lên trong đường cong
Kuznets mà về nguyên tắc phải trùng khớp với Cách mạng Công nghiệp.
26. Clark (2005) cho thấy một sự tăng gấp đôi của tiền lương Anh thực tế giữa
thời gian xuất bản cuốn On the Principles of Political Economy and Taxation
(Về các Nguyên lý của Kinh tế học Chính trị và sự Đánh Thuế) của David Ricardo
(1817) và Das Kapital - Tư bản luận (1867) của Karl Marx, với sự tăng tiền
lương thực tế tiếp tục và tăng tốc vào phần muộn hơn của thế kỷ thứ mười

247
chín. Feinstein (1988) tìm thấy một sự tăng chậm hơn nhưng tuy nhiên có thể
quan sát được.
27. Mức thu nhập tại đó đỉnh Tây Ban Nha xuất hiện là giống với mức Anh và Mỹ
khoảng 2.500$ (bằng cùng PPP). Sự khác biệt duy nhất là mức thu nhập này
đạt được gần như một thế kỷ muộn hơn ở Tây Ban Nha.
28. Dữ liệu cho Italy là từ công trình cần mẫn và đổi mới sáng tạo của Brandolini
and Vecchi (2011).
29. Tỷ lệ Williamson là tỷ lệ của thu nhập trung bình trên mức tiền công không
có kỹ năng. Một sự tăng lên về tỷ lệ này ngụ ý sự bất bình đẳng lớn hơn.
30. Sự mở rộng biên giới đã dẫn đến một sự giảm về bất bình đẳng ở Chile bởi vì
đã không có sự di cư nào. Vì thế những người lao động không có kỹ năng trở
nên hiếm hơn và tiền công của họ tăng lên. Ngược lại, ở New Zealand và
Argentina, nơi đã có di cư, sự mở rộng đã dẫn tới bất bình đẳng tăng lên.
31. Các làn sóng Kuznets, được mô tả đầy đủ khi được vẽ đối lại thời gian, là khó
hơn nhiều để tìm thấy, hay đúng hơn biến mất, khi chúng ta vẽ chúng đối lại
thu nhập trên đầu người. Tuy vậy, nó chỉ được nhận diện trong thời kỳ đầu
bởi Rodríguez Weber (1850–1903) rằng chúng ta có thể xử trí sự tiến hóa ở
Chile như sự xử trí của sự tiến hóa trong một nước với không sự tăng nào về
thu nhập trung bình—nơi, quả thực, chúng ta không kỳ vọng để thấy một mối
quan hệ giữa giá trị Gin và mức thu nhập. Trong nửa thế kỷ đó, sự tăng trưởng
thu nhập trên đầu người đã là khoảng 1 phần trăm trên năm; về sau, tức là,
trong toàn bộ thế kỷ thứ hai mươi, nó đã vượt 2 phần trăm trên năm.
32. Cơ sở dữ liệu Thu nhập Đỉnh Thế giới cho thấy rằng sự sụt giảm về phần của
1 phần trăm trên đỉnh đã xảy ra hoàn toàn trong thời gian chiến tranh. Vì
chúng ta không có dữ liệu giữa phân bố 1937 và 1962, là không thể để nói liệu
sự sụt giảm đã hoàn toàn là do chiến tranh hay nếu nó đã tiếp tục sau đó. Để
làm cho vấn đề tồi tệ hơn, chất lượng của dữ liệu phân bố thu nhập Nhật Bản
là không rất tốt (Tachibanaki and Yagi 1997), và Tổng cục Thống kê Nhật Bản
không cho phép sự tiếp cận đến dữ liệu vi mô.
33. Trong một bài báo đổi mới sáng tạo, Albaquerque Sant’Anna (2015) đã cho
thấy một tương quan âm có ý nghĩa thống kê (kiểm soát cho các nhân tố liên
quan như các thuế suất biên và độ mở tài chính) giữa phần thu nhập của 1
phần trăm trên đỉnh và cả mật độ công đoàn và sức mạnh quân sự tương đối
của Liên Xô (vis-à-vis nước đó). Sức mạnh quân sự tương đối của Liên Xô được
xấp xỉ bởi tỷ lệ của chi tiêu quân sự Soviet với chi tiêu quân sự của mỗi nước
liên quan, được hiệu chỉnh bởi khoảng cách từ Moscow (sức mạnh tương đối
của Liên Xô giảm với khoảng cách).
34. Sự thay đổi về điểm Gini trên thập niên, vì sự đơn giản, được tính như trung
bình số học: số điểm Gini mất trong phần đi xuống của đường cong Kuznets
được chia cho số thập niên (cả hai như được cho trong Bảng 2.2).

248
35. Có thể có hiện tượng trễ (hysteresis) hay sự phụ thuộc con đường trong sự
chuyển động của thuế. Một khi các thuế cao được đưa vào trong thời chiến
tranh, và các bộ máy quan liêu lớn được tạo ra để vận hành các chương trình
mới, các thuế không và các bộ máy quan liêu cũng chẳng dễ đưa lại các mức
sớm hơn sau khi chiến tranh kết thúc. Như thế, các cuộc chiến tranh, thường
được coi là một lực ác tính, có thể là các chất xúc tác quan trọng của sự thay
đổi xã hội.
36. Piketty viết: “Sự sụt giảm của các thu nhập cao liên kết mật thiết với hai cuộc
Chiến tranh Thế giới, và sự thực rằng các thu nhập cao đã chẳng bao giờ được
phục hồi đầy đủ có vẻ chắc có khả năng được giải thích bởi một nhân tố hết
sức chính trị (thuế lũy tiến của thu nhập và thừa kế), và chắc chắn không bởi
những sự phát triển hay thay đổi trong các khu vực nông nghiệp và công
nghiệp. Như thế có thể thấy rằng lý thuyết của Kuznets, và tổng quát hơn bất
cứ lý thuyết nào dựa vào ý tưởng về một sự giảm không thể tránh khỏi của bất
bình đẳng thu nhập trong các giai đoạn tiên tiến của sự phát triển tư bản chủ
nghĩa, có vẻ không có khả năng khớp với các sự thực đặc trưng cho lịch sử bất
bình đẳng thu nhập trong thế kỷ thứ hai mươi, chí ít trong chừng mực liên
quan đến Pháp” (Piketty 2001a, 147–148; bản dịch của tôi).
37. Trong những năm 1990, các sản nghiệp để lại bởi 1 phần trăm giàu nhất của
1 phần trăm trên đỉnh (giữa những người để lại sản nghiệp) đã có giá trị chỉ
một phần tư của giá trị chúng đã là trong 1900–1910 (Piketty 2001a, 139;
2001b, 24).
38. Sự bóc lột được coi như một sự cho trước ngay cả bởi các nhà kinh tế học có
định hướng thị trường-tự do nhất. Ở đây là Vilfredo Pareto, không chính xác
một người theo chủ nghĩa thế giới thứ ba (thirdworldist) có thói quen kêu ca
về sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, viết trong năm 1921: “chúng ta phải … tính đến
sự bóc lột của các vùng mênh mông của châu Phi và châu Á [như một cách để
tăng thu nhập của các nhà thuộc địa]. Điều này sẽ rất có khả năng tỏ ra là có
lợi đặc biệt cho nước Anh, Hoa Kỳ và Pháp; nhưng nó có thể là ít hay không có
lợi nào cho Italy mà đã nhặt được chỉ các mẩu đầu thừa đuôi thẹo mà những
kẻ phàm ăn ngấu nghiến này đã để rơi từ các bàn ăn ngày hội của chúng”
(Pareto 1966, 325; bản gốc từ “Trasformazione della democratia,” 1921).
39. Về sự phân phối thu nhập không công bằng: “Lý do cuối cùng cho tất cả các
cuộc khủng hoảng thật luôn luôn vẫn là sự nghèo và sự tiêu thụ bị hạn chế của
quần chúng, bất chấp nỗ lực của sản xuất tư bản chủ nghĩa để phát triển các
lực lượng sản xuất cứ như chỉ khả năng tiêu dùng tuyệt đối của xã hội đặt một
giới hạn cho chúng” (Marx [1894] 1991, 615). Về khủng hoảng được “xuất
khẩu”: “Các mâu thuẫn nội bộ tìm kiếm cách giải quyết bằng việc mở rộng lĩnh
vực sản xuất bên ngoài” (p. 353).
40. Đặc điểm quan trọng nhất của các lý thuyết này về chủ nghĩa đế quốc là, gốc
rễ của mọi chính sách đối ngoại phải được tìm trong các mối quan hệ xã hội và
kinh tế trong nước, và không, như chẳng hạn trong lý thuyết của David Landes

249
(1961) về chủ nghĩa đế quốc, trong sự không cân xứng về sức mạnh kinh tế và
quân sự giữa các nhà nước.
41. Sự bùng nổ của Chiến tranh Thế giới I đã luôn luôn là một vấn đề cực kỳ khó
chịu cho những người tin vào đặc trưng lành tính cơ bản của toàn cầu hóa và
không quan tâm đến bất bình đẳng thu nhập. Trong năm 2004, trước khi trở
nên hoài nghi hơn về các lợi ích của toàn cầu hóa, Martin Wolf đã xuất bản
cuốn Why Globalization Works (Vì sao Toàn cầu hóa Hoạt động), trong đó ông
quy chiến tranh cho chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa dân tộc Đức (p. 125).
Nhưng chủ nghĩa quân phiệt đã không đặc thù cho Đức. Cái đặc thù là các nhà
tư bản Đức, do là những người đến muộn tới trò chơi, đã muốn có cùng các lợi
thế như những người Pháp và Anh, nhưng hầu hết thế giới đã bị chia ra thành
từng phần rồi.
42. Xem blog post của tôi “The economics of Niall Ferguson in the ‘Pity of War’:
unwittingly back to Marx?” sẵn có tại
http://glineq.blogspot.com/2014/09/the-economics-of-niall-ferguson-in-
pity.html.
43. Mặc dù Ferguson (1999, 140) viết rằng “không còn mốt nữa” để nói về các
nguồn gốc trong nước của chiến tranh, cuối cùng bản thân ông đã làm thế.
44. Xem Lydall (1968), Atkinson and Micklewright (1992), và Redor (1992). Xem
cả chương đầu của Milanovic (1998).
45. Tôi sử dụng các thuật ngữ cuộc Cách mạng Công nghiệp và cuộc cách mạng
công nghệ thứ nhất một cách có thể thay thế cho nhau.
46. Dữ liệu OECD, sẵn có tại
https://stats.oecd.org/Index.aspx?DataSetCode=UN_DEN.
47. Thí dụ, trong năm 1995, số thành viên công đoàn trong các khu vực công và
tư ở Vương quốc Anh đã khoảng như nhau (khoảng 3,5 triệu mỗi khu vực).
Hai mươi năm sau, số thành viên trong khu vực công đã gần 4 triệu và trong
khu vực tư chỉ 2,5 triệu (xem biểu đồ 2.1 trong
https://www.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_da
ta/file/313768/bis-14-p77-trade-union-membership-statistical-bulletin-
2013.pdf).
48. Dựa vào trình bày của Robert Solow tại Graduate Center, City University of
New York, April 30, 2015. Đã không có bài báo được viết nào vào tháng Năm
2015.
49. Cho một thảo luận về “tranh cãi” công nghệ versus toàn cầu hóa, xem
Krugman (1995), Slaughter and Swagel (1997), và Slaughter (1999). Văn liệu
thay đổi công nghệ cho rằng bất bình đẳng tiền lương đã tăng lên hầu hết như
một kết quả của cuộc đua giữa công nghệ và các kỹ năng (với các thời kỳ cầu
lớn hơn cho các kỹ năng không được đáp ứng bởi một sự tăng lên về cung của
chúng). Ý tưởng này được thảo luận rất chi tiết trong Autor, Katz, and Kearney
(2008) và Goldin and Katz (2010). Văn liệu về sự thay đổi công nghệ như lực

250
chủ yếu đằng sau sự bất bình đẳng tiền lương tăng lên đến dưới hai dạng. Dạng
thứ nhất, đã chi phối trong những năm 1980, xem sự thay đổi công nghệ thiên
vị-kỹ năng làm tăng phần thưởng lương khắp phân bố lương, dẫn đến các
khoảng cách lương tăng lên giữa tất cả các loại kỹ năng. Dạng thứ hai, mà đã
thống trị trong những năm 1990, xem sự thay đổi công nghệ như hoạt động
qua máy tính hóa và các robot, mà thay thế lao động con người trong các
nhiệm vụ lặp đi lặp lại (routine) nhưng không hoặc trong các nhiệm vụ tinh vi
và có kỹ năng cao ở phần cao của phổ tiền lương hay trong các việc làm dịch
vụ kỹ năng thấp nhưng không-biến thành thủ tục quen thuộc được (non-
routinized). Theo giả thuyết sau, được David Autor bênh vực (xem, thí dụ,
Autor and Dorn 2010), sự tăng bất bình đẳng tiền lương liên kết với sự phân
cực tiền lương. Các phát hiện OECD gần đây (OECD 2015) cung cấp sự ủng hộ
nào đó cho giả thuyết này. (Lưu ý rằng theo giả thuyết sau khoảng cách tiền
lương giữa lao động có kỹ năng trung bình và lao động kỹ năng thấp phải giảm,
trong khi theo giả thuyết thứ nhất, nó phải tăng.) Cho sự nhấn mạnh đến vai
trò của toàn cầu hóa lên tiền lương, xem Ebenstein et al. (2014). Feenstra and
Hanson (1999) tìm thấy rằng toàn cầu hóa giải thích 15–33 phần trăm của sự
nới rộng của phân bố tiền lương Mỹ giữa cuối những năm 1970 và đầu những
năm 1990. Cho một cách tiếp cận lý thuyết thú vị đến tác động của toàn cầu
hóa lên bất bình đẳng lao động trong cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi,
xem một bài báo không được công bố của Kremer and Maskin (2003).
50. Điểm này được Ann Harrison đưa ra trong một liên lạc riêng tư.
51. Barro-Lee Educational Attainment data set, sẵn có tại
http://www.barrolee.com/.
52. Reshef (2013) cho rằng có một sự thay đổi công nghệ-thấp thiên vị-kỹ năng
trong khu vực dịch vụ Mỹ, nơi rõ ràng năng suất của những người lao động có
kỹ năng thấp tăng nhanh hơn năng suất của những người lao động có giáo dục
đại học.

3. Bất Bình đẳng giữa các Nước

Đề từ: Jan Pieterszoon Coen, thống đốc Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Batavia, nói
với hội đồng quản trị của công ty, 27 tháng Mười Hai 1614, được trích trong
Landes (1988, 43).
1. Một cách ít tích cực hơn để tuyên bố điều này là để nói rằng bất bình đẳng toàn
cầu ngày nay là ở hầu như điểm cao nhất từng có trong lịch sử.
2. Trong kiểu tính này, bất bình đẳng toàn cầu được ước lượng như sau: một thu
nhập trung bình, mà là một số thống kê ít nhiều đáng tin cậy, được lấy từ chuỗi
kinh tế dài hạn của Maddison (Maddison Project 2013); rồi một phân bố
lognormal được tạo ra quanh trung bình cho mỗi nước, với một độ lệch chuẩn
(standard deviation) mà được phỏng đoán ít nhiều trên cơ sở của các nguồn
lịch sử. Một khi một phân bố cho mỗi nước được suy ra, các phân bố quốc gia
này được kết hợp lại để nhận được một phân bố toàn cầu. Bourguignon and
Morrisson (2002) cung cấp thông tin thêm bằng việc ước lượng các thập phân

251
vị thu nhập, không phải của các nước riêng lẻ mà của các vùng địa lý rộng (tổng
cộng 33 vùng). Họ giả thiết rằng tất cả các nước bên trong mỗi vùng địa lý có
cùng phân bố thu nhập.
3. Những nghiên cứu khác được thực hiện sau công trình tiên phong của
Bourguignon and Morrisson (2002), sử dụng các phương pháp luận hơi khác
một chút, đã tìm thấy chính xác cùng hình mẫu của sự tăng dài hạn thế kỷ thứ
mười chín về bất bình đẳng toàn cầu (Milanovic 2011b; van Zanden et al.
2014). Tất cả ba nghiên cứu này dựa, cốt yếu, vào các ước lượng của Maddison
về GDP trên đầu người, mà về cơ bản thúc đẩy những sự thay đổi về bất bình
đẳng toàn cầu. Van Zanden et al. (2014) đã dùng mọi loại bằng chứng thêm,
kể cả các tỷ lệ tiền công/GDP và phân bố người dân theo chiều cao (cả hai như
các ước lượng về các sự bất bình đẳng bên trong quốc gia), trong khi Milanovic
(2011b) sử dụng dữ liệu từ các bảng xã hội cho đầu thế kỷ thứ mười chín.
4. Công trình trước của tôi (Milanovic 2002a) cho thấy một sự tăng về bất bình
đẳng toàn cầu giữa 1988 và 1993.
5. Tất nhiên, trong lý thuyết một sự đánh giá khác về thu nhập Trung quốc, chẳng
hạn, có thể tác động đến các ước lượng của chúng ta về những sự thay đổi theo
thời gian về giá trị Gini, và không chỉ mức của nó. Tuy vậy, trong thực tế, những
sự xét lại về hình mẫu của sự thay đổi Gini là rất nhỏ.
6. Dữ liệu không công bố của tác giả.
7. Như đã thảo luận trong Chương 2, thật lạ, đã không có dữ liệu cho Hoa Kỳ như
một toàn thể (hay cho mười ba thuộc địa mà tạo thành Hoa Kỳ ban đầu) cho
thời kỳ trước 1929. Đã có dư dả dữ liệu về của cải từ các bản sao di chúc có
chứng thực, chẳng hạn, nhưng chúng chắp vá và phủ hoặc các bang hay các
thành phố riêng lẻ. Đã không có các bảng xã hội cùng thời nào, mà đã là kỳ
quặc vì các bảng như vậy đã được tạo ra ở Đảo Anh với tần suất nào đó. Lindert
and Williamson (2016), tuy vậy, gần đây đã xây dựng các bảng xã hội chi tiết
cho Hoa Kỳ cho các năm 1774, 1850, 1860, và 1870. Các dữ liệu này đã được
dùng trong Chương 2 để ước lượng bất bình đẳng Mỹ dài hạn.
8. Các nước EU15 là Austria, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland,
Italy, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, và Vương
quốc Anh.
9. 13 nước thêm là Bulgaria, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary,
Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Rumani, Slovakia, và Slovenia.
10. Một lợi thế khác của Theil (0), như được Anand and Segal (2008) chỉ ra, là
hơi kỹ thuật nhưng tuy nhiên quan trọng. Theil (0), cũng được biết đến như
index entropy, là số đo duy nhất trong số các số đo phổ biến về bất bình đẳng
trong đó các giá trị tuyệt đối của bất bình đẳng được tính cho giai cấp (hay vị
trí) không thay đổi khi thành phần khác (vị trí hay giai cấp) được làm ngang
bằng hoàn toàn. Như một kết quả, nếu thành phần giai cấp của Theil được tính
là x với dữ liệu thật, thì việc loại bỏ mang tính giả thuyết của tất cả các sự bất
bình đẳng vị trí sẽ để thành phần giai cấp (và như thế toàn bộl Theil) ở x.

252
11. Đáng nhắc tới ở đây sự trải ra tăng lên của chủ nghĩa thuộc địa Âu châu, mà
đã đạt các đỉnh cao của nó trong năm 1914. Trong năm 1914, gần như 42 phần
trăm dân số thế giới đã sống trong các thuộc địa. Các cường quốc quan trọng
nhất đã là Đại Anh, kiểm soát 24 phần trăm dân số thế giới, và Pháp, với
khoảng 6 phần trăm.
12. Tuy vậy, trong một số trường hợp, những người Âu châu có thể đã làm ăn
khấm khá hơn bằng việc đi đến các thuộc địa hơn là ở lại quê nhà.
13. “Sự phân tích Marxist phải luôn luôn được kéo dài hơn một chút khi chúng ta
đề cập đến sự cai trị thuộc địa. … Không phải hành động sở hữu các nhà máy,
cũng chẳng phải các đồn điền, cũng chẳng phải một số dư ngân hàng là cái
phân biệt các giai cấp cai trị. Giai cấp cai trị đầu tiên và trên hết là những người
đến từ nơi khác, những người không giống các cư dân gốc, ‘những người khác’
” (Fanon 2005, 5).
14. Karl Marx and Friedrich Engels, Sochineniya, xxii, 360 (được trích dẫn trong
Carr [1952] 1973, 187). Như Carr viết, ý tưởng đầu tiên được Engels nêu ra
trong một bức thư gửi cho Marx trong năm 1858.
15. Lượng người di cư được ước lượng từ các điều tra dân số khoảng năm 2000
đã là 165 triệu (Özden et al. 2011). Dữ liệu LHQ ít chi tiết hơn nhưng hiện thời
hơn đặt lượng người di cư là 230 triệu trong năm 2013.
16. Trong bài báo gốc từ đó các con số này đến (Milanovic 2015), các phần
thưởng thu nhập (income premium) được tính từ các tỷ lệ thu nhập log; tức
là, phần thưởng cho Hoa Kỳ được bày tỏ như bao nhiêu phần trăm của thu
nhập log (tự nhiên) trên thu nhập log (tự nhiên) của Congo. Các phần thưởng
được bày tỏ sử dụng log, tất nhiên, là nhỏ hơn cái được báo cáo ở đây rất nhiều.
Tôi mang ơn Simone Bertoli và Jesús Fernández-Huertas Moraga vì chỉ ra điều
này.
17. Tôi tách ra ở đây khỏi các yếu tố khác, thường quan trọng mà có thể ảnh
hưởng đến các hình mẫu di cư: sự gần nhau địa lý, ngôn ngữ, tôn giáo, cộng
đồng [di cư] hiện có rồi, và vân vân.
18. Việc vay mượn hơn là dựa vào viện trợ chỉ áp dụng cho cái Rawls gọi là các
xã hội “ngăn nắp”, tức là, các xã hội không bị sự nghèo cản trở việc phát triển
các định chế dân chủ và tự do một chút, dù không đầy đủ. Viện trợ được dành
chỉ cho các xã hội “gánh nặng” mà sự rất nghèo của chúng cản trở chúng trở
thành tự do. Trong thuật ngữ của Rawls, Xã hội của các Dân tộc (Society of
Peoples) là Liên Hợp Quốc (LHQ) với Ngân hàng Thế giới.
19. David Miller (2005, 71) viết: “Để duy trì bình đẳng chúng ta phải tiếp tục
chuyển các nguồn lực từ các quốc gia đã trở thành tương đối khá giả hơn sang
các quốc gia đã trở nên tệ hơn, làm xói mòn trách nhiệm chính trị, và theo một
nghĩa cũng làm xói mòn sự tự quyết nữa.” Thật nổi bật là các lý lẽ chống lại các
sự chuyển giao ngang-quốc gia giống thế nào với các lý lẽ được đưa ra bởi
những người chống Rawls về các chuyển giao bên trong-quốc gia. Hầu như có

253
vẻ cứ như tất cả các lý lẽ mà Rawls đã bác bỏ ở mức nhà nước-quốc gia bây
giờ được chấp nhận ở mức thế giới như một toàn thể.
20. Sử dụng dữ liệu có thể so sánh được do OECD cung cấp, chỉ ba nước cho
thấy hơn 2.000 giờ làm việc trên người trên năm trong năm 2013 đã là Hy
Lạp, Chile, và Mexico. Những người lao động ở các nước giàu (Pháp, Đan
Mạch, Đức, và Hà Lan) làm việc ít hơn 1.500 giờ. Xem
https://stats.oecd.org/Index.aspx?DataSetCode=ANHRS. Chúng tôi không có
dữ liệu đáng tin cậy cho số giờ làm việc ở các nước nghèo (bên ngoài OECD),
nhưng chúng tôi tìm thấy trong các khảo sát sử dụng-thời gian rằng những
người nghèo có khuynh hướng làm việc nhiều giờ hơn những người giàu
(Lee, McCann, and Messenger 2007, 27–33).
21. Rosenzweig (2010) cho thấy rằng độ biến đổi ngang các nước về giá kỹ năng
(tiền công trên đơn vị kỹ năng) vượt xa độ biến đổi ngang các nước về mức
giáo dục trung bình hay lợi tức giáo dục. Rosenzweig kết luận rằng một mình
các mức giáo dục tăng lên ở các nước nghèo sẽ không đóng góp cho sự làm
ngang bằng tiền lương về mặt toàn cầu (chừng nào, tất nhiên, những mức giáo
dục tăng lên này không biến thành GDP trên đầu người cao hơn và như thế
tiền lương trung bình cao hơn).
22. Câu hỏi của Cannan được trích dẫn từ Frenkel (1942, 177). Tôi mang ơn
Anthony Atkinson vì đã làm tôi chú ý đến sự tham khảo mơ hồ không đáng có
này.
23. Người ta có thể hỏi nếu cách tiếp cận của Shachar có thể thậm chí rộng hơn.
Chẳng hạn, đề xuất của bà sẽ loại trừ những người không có bất cứ quan hệ xã
hội (thí dụ, gia đình và bạn bè) nào trong một nước mà tới đó họ muốn di cư
vì các lý do xã hội hay kinh tế.
24. Các khảo sát hộ gia đình được tiến hành trong năm 2008 cho thấy thu nhập
trung bình hàng năm trên đầu người được điều chỉnh-PPP ở Israel là hơn
11.000$ một chút, so với 1.100$ ở Bờ Tây và Gaza.
25. Một bài báo trong International New York Times (April 7, 2015) về hàng rào
Bulgaria lưu ý rằng “một lý do các quan chức Bulgaria sốt sắng đến vậy để
hoàn tất bức tường là để chứng minh cho các lãnh đạo Âu châu rằng nước họ
đáng được kết nạp vào nhóm các quốc gia Schengen mà các thành viên của nó
không đòi hỏi … hộ chiếu để đi lại giữa chúng.” Tuyên bố là đầy mỉa mai bởi vì
dưới chủ nghĩa cộng sản, Bulgaria đã xây dựng một bức tường tương tự để
chứng minh cho các lãnh đạo Soviet rằng các khách du lịch Đông Âu khác sẽ
không có khả năng trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ hay Hy Lạp.
26. Trong một khúc ngoặt thú vị, Tan (2006) viết rằng “việc chấp nhận các luật
di cư hạn chế … phải có điều kiện về có sự cam kết phân phối toàn cầu nào đó.”
Nói cách khác, một quyền con người có thể đánh đổi lấy thu nhập.
27. Có lẽ tuyên bố sớm nhất về sự không tương thích giữa các hạn chế di cư và
sự tối đa hóa đầu ra đến từ Jean-Baptiste Say, người trong cuốn Treatise on
Political Economy or the Production, Consumption and Distribution of Wealth

254
(Chuyên luận về Kinh tế Chính trị hay sự Sản xuất, Tiêu dùng và Phân bố Của
Cải) của ông, được xuất bản lần đầu tiên trong năm 1804, viết: “Châu Âu đã …
được lợi bằng việc dỡ bỏ một phần các rào cản nội bộ giữa các nhà nước chính
trị khác nhau của nó; và thế giới nói chung sẽ lấy được lợi tương tự từ sự phá
hủy các rào cản, mà cách ly … các cộng đồng khác nhau, mà loài người bị chia
thành” ([1821] 1971, 167).
28. Xem United Nations Department of Social and Economic Affairs (sẵn có tại
http://www.un.org/en/development/desa/population/di
cư/data/index.shtml).
29. Xem các kết quả 2010–2012 của Gallup tại
http://www.gallup.com/poll/161435/100-triệu-worldwide-dream-
life.aspx. Xem cả Minter (2011, 40).
30. Hanson (2010) tính toán rằng sự di cư hiện thời từ Mexico vào Hoa Kỳ đã làm
tăng thu nhập toàn cầu với một lượng tương đương với khoảng 1 phần trăm
của GDP Mỹ.
31. Lưu ý rằng về mặt kỹ thuật không có các đòi hỏi tương đương nào về sự thay
đổi chính sách cho các nước gửi đi bởi vì nguyên tắc về quyền tự do để bỏ
chính nước mình đã được tôn trọng bởi tuyệt đại đa số các nước. Chỉ còn lại
vài ngoại lệ, như Bắc Triều Tiên và Cuba.

4. Bất Bình đẳng Toàn cầu trong Thế kỷ Này và Thế kỷ Tiếp

Đề từ: Lá thư từ Alfred Marshall cho A. L. Bowley, March 3, 1901, trong Marshall
(1961, 2:774).
1. Sự dự đoán ảm đạm về khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, ngay khi nó bắt
đầu, được tư liệu hóa trong Wieland and Wolters (2012).
2. Cũng thật đáng chú ý rằng các tác giả của thời kỳ này đã không có khả năng
định nghĩa “xã hội mới” trừ một cách tiêu cực, tức là, bởi cái nó đã không còn
là nữa. Vì thế, sự tăng nhanh của các tiền tố “post (hậu)” trong Coming of Post-
Industrial Society [Sự đến của Xã hội Hậu-Công nghiệp] của Bell (1973): một
sự xem xét lại lướt qua tiết lộ “hậu-công nghiệp,” “hậu-tư sản,” “hậu-Marxist,”
“hậu-tư bản chủ nghĩa,” và “hậu-khan hiếm.”
3. Limits to Growth [Các Hạn chế của Tăng trưởng] (1972) đã cũng là báo cáo đầu
tiên của Câu lạc bộ Rome. Báo cáo thứ hai, Mankind at the Turning Point [Nhân
loại tại Điểm Ngoặt] (1974), bởi Mihailo Mesarovic và Eduard Pestel, thậm chí
đã định lượng và có vẻ khoa học hơn.
4. Sicco Mansholt, chủ tịch khi đó của Ủy ban Âu châu, đã là một người đề xướng
mạnh về sự tăng trưởng zero. Xem cả Kahn and Wiener (1968). Một bức tranh
thực tế hơn nhiều, và trong một số lĩnh vực như di cư, tiên tri nổi bật được
Alfred Sauvy vẽ trong cuốn Zero Growth? [Sự Tăng trưởng Zero?] (1976) xuất
sắc (bản gốc tiếng Pháp được xuất bản trong năm 1973).

255
5. Xem phỏng vấn của Francis Fukuyama với Spiegel International, “A Model
Democracy Is Not Emerging in Iraq” (March 22, 2006), sẵn có tại
http://www.spiegel.de/international/interview-with-ex-neocon-francis-
fukuyama-a-model-democracy-is-not-emerging-in-iraq-a-407315.html.
6. Có thể rằng các nhà sản xuất vũ khí Trung quốc, mà tất cả đều thuộc sở hữu
nhà nước, là ít hiếu chiến hơn các nhà sản xuất vũ khí Mỹ bởi vì chẳng có gì
cho họ để được trong trường hợp của một cuộc chiến tranh. [???].
7. Công nghệ tàu hơi nước đã cần gần một trăm năm để lan ra từ các nước giàu
sang các nước nghèo, trong khi những sự phát triển công nghệ ngày nay là hầu
như ngay lập tức sẵn có cho các nước nghèo (xem Comin 2014). Các quyền và
sự cấp phép patent đắt đỏ là một vấn đề tuy vậy.
8. Nỗ lực đặc biệt được tiến hành để không cho phép sự tăng về kích thước mẫu
(số các nước), được gây ra bởi sự tan rã của Liên Xô, Tiệp Khắc, Nam Tư,
Pakistan, Ethiopia, Sudan, và vân vân, để dẫn ra các kết quả. Như thế trong tất
cả các năm mà chúng tôi có dữ liệu như vậy, chúng tôi coi cái một thời là GDP
trên đầu người tỉnh hay nước cộng hòa (thí dụ, của Ukraine, Croatia, Nam
Sudan) cứ như chúng đã là GDP trên đầu người của các nước độc lập. Tuy
nhiên, trong năm 1980 đã có một sự tăng lớn về số nước trong cơ sở dữ liệu
(World Development Indicators) của Ngân hàng Thế giới bởi vì việc bao gồm
nhiều nền kinh tế nhỏ, đặc biệt các nhà nước hòn đảo. Mẫu trên thực tế được
cố định, tức là, hầu như không có nước nào được thêm vào hay bỏ đi, sau 1980.
9. Các con số này được tính trọng số bởi dân số; việc tính trọng số bởi toàn bộ
GDP cho những kết quả rất giống.
10. Sự chậm lại của Trung Quốc vẫn tương thích với kịch bản lạc quan này, nhưng
một sự đảo ngược về sự phát triển của Trung Quốc có thể không.
11. Độ dốc âm vẫn còn cho dù chúng ta bỏ Trung Quốc ra.
12. Nhằm để cho vùng có một giá trị 1, tất cả các nước [trong vùng] cần ở các thu
nhập đỉnh lịch sử của chúng.
13. Chỉ tốt hơn một chút là tình trạng của Zambia, mà đầu tiên đạt được mức GDP
trên đầu người hiện hành của nó trong năm 1953, và Zimbabwe, mà có lẽ đã
đạt thế trong giữa-các năm 1950. Có thể nói chúng đã lãng phí khoảng sáu
mươi năm.
14. Điều kiện chính xác mà tại đó Trung Quốc bắt đầu thêm vào bất bình đẳng
toàn cầu tuy vậy là phức tạp hơn một chút (xem thảo luận và các ghi chú tiếp
theo).
15. Các kết quả là hầu như y hệt về mặt GDP trên đầu người bằng dollar quốc tế.
Trong năm 2013, GDP trên đầu người của Trung Quốc đã dưới trung bình thế
giới 18 phần trăm và cao hơn GDP trên đầu người của 48,5 phần trăm dân số
thế giới (giả thiết, như trước, rằng mỗi người có GDP trên đầu người của nước
mình).

256
16. Trong trường hợp của hệ số Gini (mà chúng tôi làm việc ở đây với), điểm mà
tại đó một đơn vị bắt đầu thêm vào bất bình đẳng phụ thuộc vào hạng của nó
(hãy gọi nó là “hạng điểm ngoặt (turning point rank”), tức là, số các đơn vị từ
đó nó có một thu nhập cao hơn, nhưng cũng phụ thuộc vào Gini ban đầu. Công
thức hạng điểm ngoặt là i > ½ (G + 1)(n + 1) mà cho n lớn đơn giản thành i >
½ (G + 1)n, nơi i = hạng điểm ngoặt (hạng i chạy từ 1 đến n), n = tổng số đơn
vị, G = hệ số Gini. Lưu ý rằng điểm goặt là n/2 (tức là, trung vị) chỉ khi Gini
bằng zero. Cho việc dẫn ra công thức này, xem Milanovic (1994).
Với mức hiện hành của Gini toàn cầu dược tính trọng số dân cư là khoảng 0,54,
hạng điểm ngoặt là 0,77n. Điều đó có nghĩa rằng thu nhập trung bình của
Trung Quốc phải ở mức, khi tất cả các cá nhân trên thế giới được xếp hạng bởi
thu nhập trung bình của nước họ, 77 phần trăm của dân số thế giới đứng sau
Trung Quốc. Nhưng bởi vì dân số của Trung Quốc là 20 phần trăm dân số thế
giới, để cho một người Trung quốc ở điểm (“ngoặt”) đó, anh ta hay chị ta cần
bỏ lại đằng sau chỉ 57 phần trăm (77 − 20) của dân số thế giới. Hiện thời, như
chúng ta đã thấy, thu nhập trung bình của Trung Quốc vượt thu nhập trung
bình của 49 phần trăm dân số thế giới. Điều này có nghĩa rằng Trung Quốc cần
bỏ lại đằng sau chỉ thêm 8 phần trăm nữa của dân số thế giới để bắt đầu thêm
vào cho bất bình đẳng toàn cầu được tính trọng số dân cư. Điều này có thể xảy
ra rồi vào lúc văn bản này được đọc. [NQA: Trong bài trên blog của ông ngày
21-5-2021, Milanovic viết “Vì thu nhập (GDP trên đầu người) của Trung Quốc
bây giờ ở trên trung bình thế giới một chút, nó không còn đóng góp cho sự
giảm bất bình đẳng toàn cầu nữa.” Nói cách khách với sự bất bình đẳng trong
nước rất cao của Trung Quốc, Trung Quốc bắt đầu làm tăng chứ không phải
làm giảm bất bình đẳng toàn cầu].
17. Zhang (2014, 3) tính bất bình đẳng giữa các tiền công trung bình ngang các
khu vực công nghiệp khác nhau, tuy vậy, ông không bao gồm những người lao
động trong các doanh nghiệp tư nhân và những người tự-kinh doanh. Như thế
có hai cảnh báo quan trọng: bất bình đẳng liên ngành đơn giản là bất bình đẳng
được tính ngang các tiền công trung bình khu vực (các tiền công của những
người lao động riêng lẻ bên trong mỗi khu vực bị bỏ qua), và dữ liệu bỏ sót
tiền công trong khu vực tư nhân (một khu vực mà tầm quan trọng của nó trong
nền kinh tế đang tăng lên), mà chắc có khả năng được phân bố bất bình đẳng
hơn.
18. Ngoài ra, phần tăng lên của thu nhập vốn ở Trung Quốc có thể làm cho những
kết luận dựa vào sự tiến hóa của bất bình đẳng tiền lương ít xác đáng hơn (xem
Chi 2012).
19. Để là chính xác, tỷ suất hoàn vốn lớn làm cho các nhà tư bản giàu.
20. Đối với giai cấp trung lưu, nhà ở là loại của cải quan trọng nhất.
21. Phần tài sản tài chính lớn được giữ bởi những người giàu là lý do vì sao các
công ty đầu tư và các quỹ tự bảo hiểm (hedge fund) quan tâm đến “các cá nhân
có tài sản tài chính ròng cao,” tức là đến những người giàu có các nguồn lực có

257
thể đầu tư tiềm năng. Những người với hầu hết của cải của họ trong nhà ở
không có nhiều nguồn lực sẵn có để đầu tư.
22. Đối với những người ở nửa dưới của 1 phần trăm trên đỉnh, thu nhập lao
động trong năm 1998 đã là 70 phần trăm của tổng thu nhập; trong năm 1929,
thu nhập lao động giữa cùng nhóm đã chỉ là 40 phần trăm của tổng thu nhập
(Piketty and Saez 2003, 16).
23. Trong trường hợp đối ngược (chủ nghĩa xã hội), tương quan giữa vốn và thu
nhập lao động sẽ là zero: mọi người (bất chấp thu nhập lao động của họ) sẽ
nhận được cùng thu nhập vốn. Khái niệm của Arthur Pigou về một “cổ tức xã
hội,” được chia ngang nhau giữa các công dân, là không xa tình huống đó.
24. Báo cáo của Pell Institute về tính công bằng giáo dục bậc cao ở Hoa Kỳ tìm
thấy một khoảng cách thành tựu tăng lên đều đặn giữa các sinh viên từ các
gia đình giàu và các sinh viên từ các gia đình nghèo. Tỷ lệ phần trăm của
những người từ tứ phân vị [quartile] (25 phần trăm) thu nhập giàu nhất
nhận được bằng cử nhân đã tăng từ 40 lên 77 phần trăm giữa 1970 và 2013.
Đối với những người từ tứ phân vị nghèo nhất, tỷ lệ phần trăm [nhận bằng
cử nhân] chỉ nhích từ 6 phần trăm lên 9 phần trăm. Như thế, khoảng cách đã
tăng từ 34 điểm phần trăm lên 68 điểm gây kinh ngạc. Sẵn có tại
http://www.pellinstitute.org/downloads/publications-
Indicators_of_Higher_Education_Equity_in_the_US_45_Year_Trend_Report.pd
f (truy cập 3 tháng Hai 2015).
25. Dựa vào US decennial microcensus; các kết quả được báo cáo trong van der
Weide and Milanovic (2014, table 2).
26. Tuy vậy, người ta phải cẩn trọng để phân biệt giữa hai tác động mà, cho dù
chúng tác động đến bất bình đẳng ngang nhau, là khác nhau thực sự. Tác động
thứ nhất là tác động hợp thành: sự thực đơn giản rằng cho dù sự ghép cặp là
hoàn toàn ngẫu nhiên, một sự tăng lên về tỷ lệ của các phụ nữ có giáo dục cao
và thu nhập-cao sẽ dẫn đến một sự tăng lên quan sát được về sự hôn nhân
giữa các cá nhân có giáo dục cao. Tác động thứ hai có liên quan đến các sở
thích: Sự ghép đôi lựa chọn (assortative mating) đã tăng quá mức phát sinh từ
chỉ riêng tác động thứ nhất, hay, nói cách khác, ngày nay các cá nhân có một
sở thích lớn hơn cho việc kết hôn với những người giống họ?
27. Dữ liệu từ Open Secrets: Center for Responsive Politics, sẵn có tại
https://www.opensecrets.org/bigpicture/index.php?cycle=2012.
28. Một chính sách không được những người giàu ủng hộ chỉ có một cơ hội 18
phần trăm để được chấp nhận, versus 45 phần trăm cho một chính sách không
được những người không giàu [những người nghèo và trung lưu] ủng hộ
(Gilens and Page 2014). Các kết quả của Gilens (2012) là đặc biệt nổi bật trong
những trường hợp nơi các sở thích của những người giàu, giai cấp trung lưu,
và những người nghèo là khác nhau. Trong các trường hợp này, chỉ quan điểm
của những người giàu là quan trọng. Nếu các sở thích của ba nhóm là như
nhau, các chính trị gia có đáp ứng cho các sở thích của những người nghèo và

258
giai cấp trung lưu, nhưng chỉ bởi vì những người nghèo và giai cấp trung lưu
“ăn theo (free ride)” ảnh hưởng của những người giàu.
29. Được trích trong Hacker and Pierson (2010, 222).
30. Có lẽ có một nhân tố thứ sáu, phát hiện của van der Weide and Milanovic
(2014) rằng bất bình đẳng lớn hơn bây giờ có khuynh hướng ngụ ý một tỷ lệ
tăng trưởng cao hơn của những người giàu trong tương lai. Họ cho rằng tác
động này của bất bình đẳng hoạt động qua “chủ nghĩa phân lập xã hội,” bằng
cách đó những người giàu chọn không tài trợ các dịch vụ xã hội (bởi vì họ cung
cấp các dịch vụ tốt hơn cho bản thân họ một cách riêng tư). Sự thiếu chất lượng
dịch vụ xã hội như sức khỏe và giáo dục có một tác động đặc biệt tiêu cực lên
những người nghèo và cản trở tỷ lệ tăng trưởng thu nhập của họ. Ngụ ý của
công trình của van der Weide và Milanovic là những người giàu không có sự
quan tâm nào đến việc làm giảm bất bình đẳng bởi vì bất bình đẳng là tốt cho
sự tăng trưởng thu nhập của họ.
31. Các kinh Islamic không cấm một cách tường minh tình trạng nô lệ (không
nhiều hơn các kinh Kitô hay Do thái cấm) mà đúng hơn xem nó là đáng khiển
trách. Tuy vậy, trong vài nước đa số-Muslim (Mauritania, Sudan), tình trạng
nô lệ đã được chấp nhận cho đến gần đây.
32. Phần của những người dưới cận dưới giai cấp-trung lưu (thu nhập trung vị
trừ 25 phần trăm) đã tăng từ 32 lên 35 phần trăm của dân số Mỹ. Phần của
những người bên trên cận trên giai cấp-trung lưu (trung vị cộng 25 phần trăm)
đã tăng từ 36 lên 38 phần trăm. Những sự thay đổi này không nhất thiết kéo
theo cùng những người thật chuyển từ một hạng sang hạng khác, vì chúng ta
sử dụng dữ liệu mặt cắt ngang (cross-sectional) ở đây (dữ liệu LIS dựa vào các
Điều tra Dân số Mỹ Hiện hành cho 1979 và 2010).
33. Mọi người thăm Thành phố New York lần đầu tiên không thể không bị ấn
tượng bởi sự có mặt khắp nơi của các nhân viên bảo vệ trong hầu hết các cửa
hàng lớn ở Manhattan. Chỉ một cái nhìn đơn giản vào hàng tá người đứng
quanh trong quần áo đồng phục lạ lùng đeo tai nghe là một sự nhắc nhở rằng
một mảng đáng kể của lao động bị lãng phí trong các hoạt động bảo vệ (so với
cái cùng những người lao động có thể đóng góp ở nơi khác).
34. Sự tham gia bỏ phiếu tăng đơn điệu với mức thu nhập. Xem Demos cho các
cuộc bầu cử 2008, sẵn có tại http://www.demos.org/data-byte/voter-
turnout-income -2008-us-presidential-election (dữ liệu từ Tổng cục điều tra
dân số Mỹ).
35. Xem cả Kraus, Davidai, and Nussbaum (2015).
36. Tất nhiên có các ngoại lệ: giả như Ralph Nader đã không ứng cử như ứng viên
đảng thứ ba trong năm 2000, không chắc có khả năng rằng George W. Bush đã
được bàu.
37. Thật đáng chú ý rằng mặc dù Bartels tìm thấy rằng độ dốc (gradient) đáp ứng
thu nhập là dốc hơn cho các thượng nghị sĩ Cộng hòa so với cho các thượng

259
nghị sĩ Dân chủ, sự khác biệt giữa hai độ dốc là nhỏ. (Một gradient thu nhập
dương có nghĩa rằng sự đáp ứng của các thượng nghị sĩ với các vấn đề tăng
lên với mức thu nhập của các cử tri.) Xem Bartels (2010, 270, fig. 9.3).
38. Châu Âu cũng đã bị quấy rầy bởi sự tăng trưởng dân số thấp, sự rối loạn chức
năng thường xuyên của Liên Âu, và một tình trạng bất ổn chung, nhưng mặc
dù các nhân tố này đều ảnh hưởng đến chính trị Âu châu, các tác động của
chúng là thứ yếu.
39. Tôi biết rằng các sự khác biệt nhỏ “một cách khách quan” có thể hiện ra to
theo quan điểm của những người liên quan.
40. Tình hình ở Pháp đang thay đổi, như được cho thấy bởi sự phân tích thống
kê chi tiết đầu tiên về những người di cư, được công bố trong năm 2012
(INSEE 2012).
41. International Migration Outlook 2013 (OECD 2013), nghiên cứu toàn diện
nhất về các chi phí và lợi ích của sự di cư ở châu Âu, tìm thấy rằng, tính trung
bình, một hộ gia đình nhập cư đóng góp 2.000€ nhiều về thuế hơn nó nhận
được về trợ cấp.
42. Từ “ròng, thuần (net)” trong khung cảnh này đến từ Sumarto, Suryahadi, and
Pritchett (2003).
43. Thái độ này không chỉ hiện diện giữa các phong trào dân túy và bản địa chủ
nghĩa (nativist). Todd (1998) nhắm một mục tiêu tương tự vào toàn cầu hóa
bằng việc nhấn mạnh các giá trị gia đình và các văn hóa dân tộc.

5. Tiếp theo là Gì?

Đề từ: Machiavelli (1970, 502).


1. Theo Điều tra Xã hội Chung ở Hoa Kỳ được tiến hành trong 2010, 46 phần trăm
của những người Mỹ nghĩ rằng việc biết đúng người là quan trọng cho việc
thành công. Những người trả lời điều tra đã xếp hạng nó như đặc trưng quan
trọng nhất thứ ba cho sự thành công cá nhân, sau làm việc siêng năng và giáo
dục của cha mẹ. (Dựa vào bài trình bày của Leslie McCall tại Graduate Center
CUNY ở New York, 3 tháng Sáu 2015.)
2. Xem http://www.bloomberg.com/news/articles/2015-04-23/finance-
industry-tops-China-list-of-most-wanted-graft-fugitives.
3. Tuy vậy, kiểu này của sự làm ngang bằng là có thể, mặc dù không đáng mong
muốn, trong các hệ thống nhà nước-chỉ huy và quan liêu hơn nơi tiền lương
được định như một hàm của số năm học ở trường bất chấp chất lượng của nó,
và nơi việc không trả công cho một người lao động theo quy tắc đó có thể bị
thách thức về mặt pháp lý.
4. Piketty (2014, 485–486) viết rằng dữ liệu về thu nhập cha mẹ của những người
đi học các trường ưu tú là các bí mật được giữ kín. Tuy vậy, ông ước lượng

260
rằng thu nhập trung bình của cha mẹ của các sinh viên Đại học Harvard là
trong bách phân vị thứ hai từ đỉnh, trong khi cho các sinh viên của đại học
Pháp có uy tín Sciences Po, nó ở trong thập phân vị đỉnh.
5. Thảo luận về tính có thể mở rộng (scalability) và thu nhập đỉnh quay lại đến
bài báo của Sherwin Rosen (1981) về kinh tế học của các siêu sao. Trong một
công trình sớm hơn nhiều, Kuznets and Friedman (1954) đã thảo luận thu
nhập của những người trong “các nghề tự do”: các bác sĩ, các nha sĩ, các nhà
kế toán công, các luật sư, và các kỹ sư tư vấn.
6. Có thể cho rằng các sản phẩm được bán từ xa chỉ là các thay thế (proxies) của
các sản phẩm “thật”, và rằng để ăn một bữa ăn thật do một đầu bếp nấu hay
để có tình dục thật, bạn phải “đích thân” gặp nhà cung cấp dịch vụ. Nhưng đánh
giá từ sự phổ biến của các thay thế, chúng phải khá gần với bản gốc.
7. “Lunch with the FT,” John Sunyer phỏng vấn Josh Ostrovsky, Financial Times
online, 24 tháng Bảy 2015. Sẵn có tại http://www.ft.com/cms/s/2/15fe6c4a-
3127-11e5-8873-775ba7c2ea3d.html#axzz3pgehPaEK.
8. Khoảng cách tiền lương (wage gap) được đo như tỷ lệ giữa tiền lương của đàn
ông và đàn bà tại các trung vị của phân bố tương ứng của họ. Khoảng cách
không được điều chỉnh cho một số đặc trưng như giáo dục và kinh nghiệm; vì
các thứ này có khuynh hướng thiên vị đàn ông, khoảng cách lương “thật” có
thể ít hơn.
9. Chancel and Piketty (2015, 31) ước lượng phần của sự phát thải CO2 do 10
phần trăm đỉnh của những người phát thải (các cá nhân) trên thế giới gây ra
là 45 phần trăm. Điều đó giả thiết một độ co dãn (elasticity) thu nhập là 0,9.
10. Xem http://www.federalreserve.gov/faqs/currency_12773.htm. Lượng tiền
này bằng gần một phần ba của cung tiền mặt Hoa Kỳ trong năm 2015.
11. Ngoài ra, các đồng dollar này cung cấp một thu nhập từ sự phát hành tiền
(seigniorage revenue [giá trị đồng tiền – chi phí in tiền]) đáng kể cho Hoa Kỳ.

261
Tài liệu tham khảo
Acemoglu, Daron, and James Robinson. 2012. Why Nations Fail: The Origins of
Power, Prosperity, and Poverty. New York: Crown.

Albaquerque Sant’Anna, André. 2015. “A Spectre Has Haunted the West: Did
Socialism Discipline Income Inequality?” Unpublished ms. Available at
https://mpra.ub.uni-muenchen.de/64756/1/MPRA_paper_64756.pdf.

Alfani, Guido. 2010. “The Effects of Plague on the Distribution of Property:


Ivrea, Northern Italy 1630.” Population Studies 64(1): 61–75.

Alfani, Guido. 2014. “Economic Inequality in Northwestern Italy: A Long-term


View (Fourteenth to Eighteenth Century).” Dondena Working Paper No. 61,
Bocconi University, Milan. Available at
ftp://ftp.dondena.unibocconi.it/WorkingPapers/Dondena_WP061.pdf.

Alfani, Guido, and Francesco Ammannati. 2014. “Economic Inequality and


Poverty in the Very Long Run: The Case of the Florentine State (Late
Thirteenth–Early Nineteenth Centuries).” Dondena Working Paper No. 70,
Bocconi University, Milan. Available at
ftp://ftp.dondena.unibocconi.it/WorkingPapers/Dondena_WP070.pdf.

Allen, Robert C. 2003. “Poverty and Progress in Early Modern Europe.”


Economic History Review 56(3): 403–433.

Allen, Robert C. 2005. “Capital Accumulation, Technological Change, and the


Distribution of Income during the British Industrial Revolution.” University
of Oxford, Department of Economics Discussion Paper Series, no. 239.
Available at
http://www.economics.ox.ac.uk/materials/working_papers/paper239.pdf.

Allen, Robert C. 2007. “How Prosperous Were the Romans? Evidence from
Diocletian’s Price Edict (301 AD).” University of Oxford, Department of
Economics Discussion Paper Series, no. 363. Available at
http://www.economics.ox.ac.uk/materials/working_papers/paper363.pdf.

Allen, Robert C. 2011. Global Economic History: A Very Short Introduction.


Oxford: Oxford University Press.

Alvaredo, Facundo, Anthony B. Atkinson, Thomas Piketty, and Emmanuel Saez.


2013. “The Top 1 Percent in International and Historical Perspective.”
Journal of Economic Perspectives 27(3): 3–20.

Álvarez-Nogal, Carlos, and Leandro Prados de la Escosura. 2007. “The Decline


of Spain, 1500–1850: Conjectural Estimates.” European Review of Economic
History 11: 319–366.

262
Álvarez-Nogal, Carlos, and Leandro Prados de la Escosura. 2009. “The Rise and
Decline of Spain (800–1850).” Paper presented at the 15th World Economic
History Congress, Utrecht, Netherlands.

Álvarez-Nogal, Carlos, and Leandro Prados de la Escosura. 2013. “The Rise and
Fall of Spain (1270–1850).” Economic History Review 66(1): 1–37.

Anand, Sudhir, and Paul Segal. 2008. “What Do We Know about Global Income
Inequality?” Journal of Economic Literature 46(1): 57–94.

Atkinson, Anthony B., and John Micklewright. 1992. Economic Transformation


in Eastern Europe and the Distribution of Income. Cambridge: Cambridge
University Press.

Autor, David, and David Dorn. 2010. “The Growth of Low-skill Service Jobs and
the Polarization of the US Labor Market.” American Economic Review 103(5):
1553–1597.

Autor, David H., Lawrence F. Katz, and Melissa S. Kearney. 2008. “Trends in US
Wage Inequality: Revising the Revisionists.” Review of Economics and
Statistics 80(2): 300–323.

Bairoch, Paul. 1997. Victoires et déboires: Histoire économique et sociale du


monde du XVIe siècle à nos jours, vol. 2. Paris: Gallimard.

Bartels, Larry M. 2005. “Economic Inequality and Political Representation.”


Unpublished ms. Available at
http://www.princeton.edu/~bartels/economic.pdf .

Bartels, Larry M. 2010. Unequal Democracy: The Political Economy of the New
Gilded Age. Princeton: Princeton University Press.

Beitz, Charles. 1999. “International Liberalism and Distributive Justice: A


Survey of Recent Thought.” World Politics 51: 269–296.

Bell, Daniel. 1973. The Coming of Post-Industrial Society: A Venture in Social


Forecasting. New York: Basic Books.

Beloff, Max. 1984. Wars and Welfare: Britain, 1914–1945. Baltimore: E. Arnold.

Bértola, Luis, Cecilia Castelnovo, Javier Rodríguez, and Henry Willebald. 2009.
“Income Distribution in the Latin American Southern Cone during the First
Globalization Boom and Beyond.” International Journal of Comparative
Sociology 50: 452–485.

Bilmes, Linda, and Joseph Stiglitz. 2008. The Three-Trillion Dollar War: The
True Cost of the Iraq Conflict. New York: W. W. Norton.

263
Bolt, Jutta, and Jan Luiten van Zanden. 2014. “The Maddison Project:
Collaborative Research on Historical National Accounts.” Economic History
Review 67(3): 627–651.

Bourguignon, François, and Christian Morrisson. 2002. “Inequality among


World Citizens: 1820–1992.” American Economic Review 92(4): 727–744.

Bowles, Samuel, and Arjun Jayadev. 2005. “Guard Labor.” Santa Fe Institute
Working Paper, 2005-07-30. Available at
http://www.santafe.edu/media/workingpapers/05-07-030.pdf.

Brandolini, Andrea, and Giovanni Vecchi. 2011. “The Well-Being of Italians: A


Comparative Historical Approach.” Bank of Italy, Economic History Working
Papers, no. 19. Available at
https://www.bancaditalia.it/pubblicazioni/quaderni-storia/2011-
0019/index.html?com.dotmarketing.htmlpage.language=1.

Bukharin, Nikolai. 1929. Imperialism and World Economy. With an introduction


by V. I. Lenin. New York: Monthly Review Press; reprint of the 1929 Progress
Publishers edition. (Orig. Russian ed. pub. 1917.)

Canbakal, Hülya. 2012. “Wealth and Inequality in Ottoman Bursa, 1500–1840.”


Unpublished ms. Available at
http://www.econ.yale.edu./~egcenter/Wealth%20and%20Inequality%20i
n%20Ottoman%20Bursa-Canbakal.pdf.

Caney, Simon. 2002. “Cosmopolitanism and the Law of Peoples.” Journal of


Political Philosophy 10(1): 95–123.

Carr, E. H. (1952) 1973. The Bolshevik Revolution, 1917–1923, vol. 3.


Harmondsworth: Penguin Books.

Chancel, Lucas, and Thomas Piketty. 2015. “Carbon and Inequality: From Kyoto
to Paris.” Paris School of Economics, November. Available at
http://piketty.pse.ens.fr/files/ChancelPiketty2015.pdf.

Chau, Nancy H., and Ravi Kanbur. 2013. “On Footloose Industries and Labor
Disputes with Endogenous Labor Asymmetry.” Review of Development
Economics 17(2): 319–341.

Chi, Wei. 2012. “Capital Income and Income Inequality.” Journal of Comparative
Economics 40: 228–239.

Clark, Gregory. 2005. “The Condition of the Working Class in England, 1209–
2004.” Journal of Political Economy 113(6): 1307–1340.

264
Clemens, Michael, and Lant Pritchett. 2008. “Income per Natural: Measuring
Development for People Rather Than Places.” Population and Development
Review 34(3): 395–434.

Comin, Diego. 2014. “The Evolution of Technology Diffusion and the Great
Divergence.” Policy Brief for the Brookings Blum Roundtable on Global
Poverty, August. Available at
http://www.brookings.edu/~/media/Programs/global/bbr-final-briefs-
2014/Session-3—Leapfrogging—Comin_POST-FINAL.pdf?la=en.

Corak, Miles. 2013. “Income Inequality, Equality of Opportunity, and


Intergenerational Mobility.” Journal of Economic Perspectives 27(3): 79–102.

Crafts, Nicholas. 2000. “Globalization and Growth in the Twentieth Century.”


IMF Working Paper 00/44. Available at
https://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2000/wp0044.pdf.

Credit Suisse Research Institute. 2013. Global Wealth Databook 2013. Zurich:
Credit Suisse. Available at https://publications.credit-
suisse.com/tasks/render/file/?fileID=1949208D-E59A-F2D9-
6D0361266E44A2F8.

Credit Suisse Research Institute. 2014. Global Wealth Databook 2014. Zurich:
Credit Suisse. Available at https://publications.credit-
suisse.com/tasks/render/file/?fileID=5521F296-D460-2B88-
081889DB12817E02.

Davies, James B., Susanna Sandström, Anthony B. Shorrocks, and Edward N.


Wolff. 2011. “The Level and Distribution of Global Household Wealth.”
Economic Journal 121: 223–254.

Deaton, Angus. 2005. “Measuring Poverty in a Growing World (or Measuring


Growth in a Poor World).” Review of Economics and Statistics 87: 353–378.

Deaton, Angus. 2013. The Great Escape and the Origins of Inequality. Princeton:
Princeton University Press.

Deaton, Angus, and Bettina Aten. 2014. “Trying to Understand the PPPs in ICP
2011: Why Are the Results So Different?” National Bureau of Economic
Research Working Paper, no. 20244, June. Available at
http://www.nber.org/papers/w20244.

de Soto, Hernando. 1989. The Other Path: The Invisible Revolution in the Third
World. New York: Basic Books.

Ebenstein, Avraham, Ann Harrison, and Margaret McMillan. 2015. “Why Are
American Workers Getting Poorer? China, Trade and Offshoring.” National

265
Bureau of Economic Research Working Paper, no. 21027, March. Available at
http://www.nber.org/papers/w21027.

Ebenstein, Avraham, Ann Harrison, Margaret McMillan, and Shannon Phillips.


2014. “Estimating the Impact of Trade and Offshoring on American Workers
Using the Current Population Surveys.” Review of Economics and Statistics
96(4): 581–595.

Ehrlich, Paul R. 1968. The Population Bomb. New York: Ballantine.

Elsby, Michael W. L., Bart Hobijn, and Ayşegül Şahin. 2013. “The Decline of US
Labor Share.” Paper prepared for the Brookings Panel on Economic Activity
(September 2013), October 18, 2013, version. Available at
http://www.newyorkfed.org/research/economists/sahin/LaborShare.pdf.

Esping-Andersen, Gøsta. 1990. The Three Worlds of Welfare Capitalism.


Princeton: Princeton University Press.

Fanon, Frantz. 2005. The Wretched of the Earth. Translated by Richard Philcox.
New York: Grove Press. (Orig. French ed. 1961.)

Feenstra, Robert, and Gordon H. Hanson. 1999. “The Impact of Outsourcing and
High-Technology Capital on Wages: Estimate for the United States, 1979–
90.” Quarterly Journal of Economics 114: 907–940.

Feinstein, Charles H. 1988. “The Rise and Fall of the Williamson Curve.” Journal
of Economic History 48: 699–729.

Feinstein, Charles H. 1998. “Pessimism Perpetuated: Real Wages and the


Standard of Living in Britain During and After the Industrial Revolution.”
Journal of Economic History 58(3): 625–658.

Ferguson, Niall. 1999. The Pity of War: Explaining World War I. New York: Basic
Books.

Ferreira, Francisco H. G., Phillippe G. Leite, and Julie A. Litchfield. 2008. “The
Rise and Fall of Brazilian Inequality, 1981–2004.” Macroeconomic Dynamics
12(S2): 199–230.

Fochesato, Mattia. 2014. “Demographic Shocks, Labor Institutions and Wage


Divergence in Early Modern Europe.” Unpublished ms. Available at
http://econ.sciences-po.fr/sites/default/files/file/mattia-fochesato.pdf.

Freeman, Richard. 2006. “People Flows in Globalization.” National Bureau of


Economic Research Working Paper, no. 12315, July. Available at
http://www.nber.org/papers/w12315.pdf.

Frenkel, Herbert. 1942. “Presidential Address: World Economic Solidarity.”


South African Journal of Economics 10(3): 169–192.

266
Frick, Joachim, and Markus Grabka. 2009. “Wealth Inequality on the Rise in
Germany.” DIW Berlin, German Institute for Economic Research, Weekly
Report, vol. 5, no. 10. Available at
http://www.diw.de/documents/publikationen/73/diw_01.c.98509.de/diw_
wr_2009-10.pdf.

Galbraith, James K. 2012. Inequality and Instability: A Study of the World


Economy Just Before the Great Crisis. Oxford: Oxford University Press.

Gasparini, Leonardo, Guillermo Cruces, and Leopoldo Tornarolli. 2011. “A


Turning Point? Recent Trends in Income Inequality in Latin America.”
Economía 11(2): 147–190.

Gibbon, Edward. 1996. The History of the Decline and Fall of the Roman Empire.
3 vols. London: Penguin Classics.

Gilens, Martin. 2012. Affluence and Influence. Princeton: Princeton University


Press.

Gilens, Martin, and Benjamin I. Page. 2014. “Testing Theories of American


Politics: Elites, Interest Groups, and Average Citizens.” Perspectives on
Politics 12(3): 564–581.

Goldin, Claudia, and Lawrence F. Katz. 2010. The Race between Education and
Technology. Cambridge, MA: Belknap Press of Harvard University Press.

Goldsmith, Selma, George Jaszi, Hyman Kaitz, and Maurice Liebenberg. 1954.
“Size Distribution of Income since the Mid-Thirties.” Review of Economics
and Statistics 36(1): 1–32.

Goldsworthy, Adrian Keith. 2009. How Rome Fell: Death of a Superpower. New
Haven, CT: Yale University Press.

Grant, Oliver Wavell. 2002. “Does Industrialization Push Up Inequality? New


Evidence on the Kuznets Curve from Nineteenth Century Prussian Tax
Statistics.” University of Oxford, Oxford Economic and Social History
Working Papers, no. 48, September. Available at
http://www.economics.ox.ac.uk/materials/papers/2284/48grant.pdf.

Greenwood, Jeremy, Nezih Guner, Georgi Kocharkov, and Cezar Santos. 2014.
“Marry Your Like: Assortative Mating and Income Inequality.” American
Economic Review 104(5): 348–353.

Hacker, Jacob S., and Paul Pierson. 2010. Winner-Take-All Politics: How
Washington Made the Rich Richer—and Turned Its Back on the Middle Class.
New York: Simon and Schuster.

267
Hanson, Gordon H. 2010. “International Migration and Human Rights.” National
Bureau of Economic Research Working Paper, no. 16472, October. Available
at http://www.nber.org/papers/w16472.

Hellebrandt, Tomáš, and Paolo Mauro. 2015. “The Future of Worldwide Income
Distribution.” Peterson Institute for International Economics Working Paper,
no. 15-7, April. Available at https://www.piie.com/publications/wp/wp15-
7.pdf.

Herlihy, David. 1978. “The Distribution of Wealth in a Renaissance Community:


Florence 1427.” In Towns in Societies: Essays in Economic History and
Historical Sociology, edited by Philip Abrams and E. A. Wrigley, 131–157.
Cambridge: Cambridge University Press.

Hobson, John A. (1902) 1965. Imperialism: A Study. Introduction by Philip


Siegelman. Ann Arbor: University of Michigan Press.

INSEE. 2012. Immigrés et descendants d’immigrés en France: Édition 2012.


INSEE (Institut national de la statistique et des études économiques), Paris.
Press release (including figures and tables) available at
http://www.insee.fr/fr/ppp/comm_presse/comm/dossier_presse_complet_
web.pdf.

Jongman, Willem M. 2014. “Re-constructing the Roman Economy.” In The


Cambridge History of Capitalism, vol. 1: The Rise of Capitalism: From Ancient
Origins to 1848, edited by Larry Neal and Jeffrey G. Williamson, 75–100.
Cambridge: Cambridge University Press.

Kahn, Herman, and Anthony J. Wiener. 1968. The Year 2000: A Framework for
Speculation on the Next Thirty-Three Years. New York: Collier McMillan.

Karabarbounis, Loukas, and Brent Neiman. 2013. “The Global Decline of the
Labor Share.” Quarterly Journal of Economics 129(1): 61–103.

Keynes, John Maynard. (1936) 1964. The General Theory of Employment,


Interest and Money. New York: Harcourt, Brace and World.

Kraus, Michael W., Shai Davidai, and A. David Nussbaum. 2015. “American
Dream? Or Mirage?” New York Times, May 3, 2015, p. SR9.

Kraus, Michael W., and Jacinth J. X. Tan. 2015. “Americans Overestimate Social
Class Mobility.” Journal of Experimental Social Psychology 58: 101–111.

Kremer, Mark, and Eric Maskin. 2003. “Globalization and Inequality.”


Unpublished ms. Available at http://219.223.223.125/userfiles/2008-12-
17/20081217100448217.pdf.

268
Kristov, Lorenzo, Peter Lindert, and Robert McClelland. 1992. “Pressure Groups
and Redistribution.” Journal of Public Economics 48(2): 135–163.

Krugman, Paul R. 1995. “Growing World Trade: Causes and Consequences.”


Brookings Papers on Economic Activity, 1:1995, pp. 327–377. Available at
http://www.brookings.edu/~/media/Projects/BPEA/1995-
1/1995a_bpea_krugman_cooper_srinivasan.PDF.

Kuznets, Simon. 1955. “Economic Growth and Income Inequality.” American


Economic Review 45: 1–28.

Kuznets, Simon. (1958) 1965. “Regional Economic Trends and Levels of


Living.” In Economic Growth and Structure: Selected Essays. New York: W. W.
Norton. Originally published in Philip M. Hauser (ed.), Population and World
Politics: New York: Free Press, 1958. The paper was presented at the 30th
Institute of the Norman Wait Harris Foundation at the University of Chicago,
November 24–28, 1954.

Kuznets, Simon. 1966. Modern Economic Growth. New Haven, CT: Yale
University Press.

Kuznets, Simon, and Milton Friedman. 1954. “Income from Independent


Professional Practice.” National Bureau of Economic Analysis. Available at
http://papers.nber.org/books/frie54-1.

Lakner, Christoph, and Anthony Atkinson. 2014. “Wages, Capital and Top
Incomes: The Factor Income Composition of Top Incomes in the USA, 1960–
2005.” Unpublished ms., November version.

Lakner, Christoph, and Branko Milanovic. 2013. “Global Income Distribution:


From the Fall of the Berlin Wall to the Great Recession.” World Bank, Policy
Research Working Paper, no. 6719, December. Available at
http://elibrary.worldbank.org/doi/pdf/10.1596/1813-9450-6719.

Lakner, Christoph, and Branko Milanovic. 2015. “Global Income Distribution:


From the Fall of the Berlin Wall to the Great Recession.” World Bank
Economic Review, Advance Access published August 12, 2015, doi:
10.1093/wber/lhv039.

Landes, David. 1961. “Some Thoughts on the Nature of Economic Imperialism.”


Journal of Economic History 21(4): 496–512.

Landes, David. 1988. The Wealth and Poverty of Nations. New York: W. W.
Norton.

Lee, Sangheon, Deirdre McCann, and Jon C. Messenger. 2007. Working Time
around the World: Trends in Working Hours, Laws and Policies in a Global

269
Comparative Perspective. Routledge Studies in the Modern World Economy.
London: Routledge; Geneva: International Labour Office.

Levy, Frank, and Peter Temin. 2007. “Inequality and Institutions in the 20th
Century America.” MIT, Industrial Performance Center Working Paper 07-
002, June 27. Available at
https://ipc.mit.edu/sites/default/files/documents/07-002.pdf.

Lindbeck, Assar. 1994. “Welfare State Disincentives with Endogenous Habits


and Norms.” University of Stockholm, Institute for International Economic
Studies Seminar Paper, no. 589. Available at http://www.diva-
portal.org/smash/get/diva2:342937/FULLTEXT01.pdf.

Lindert, Peter H. 2014. “Private Welfare and the Welfare State.” In The
Cambridge History of Capitalism, vol. 2: The Spread of Capitalism: From 1848
to the Present, edited by Larry Neal and Jeffrey G. Williamson, 464–500.
Cambridge: Cambridge University Press.

Lindert, Peter H., and Jeffrey G. Williamson. 1982. “Revising England’s Social
Tables, 1688–1812.” Explorations in Economic History 19: 385–408.

Lindert, Peter H., and Jeffrey G. Williamson. 1983. “Reinterpreting Britain’s


Social Tables, 1688–1913.” Explorations in Economic History 20: 94–109.

Lindert, Peter H., and Jeffrey G. Williamson. 1985. “Essays in Exploration:


Growth, Equality, and History.” Explorations in Economic History 22: 341–
377.

Lindert, Peter H., and Jeffrey G. Williamson. 2012. “American Incomes 1774–
1860.” National Bureau of Economic Research Working Paper, no. 18396,
September. Available at http://www.nber.org/papers/w18396.

Lindert, Peter H., and Jeffrey G. Williamson. 2016. Unequal Gains: American
Growth and Inequality since 1700. Princeton: Princeton University Press.

Lydall, Harold. 1968. The Structure of Earnings. Oxford: Clarendon Press.

Ma, Debin. 2011. “Rock, Scissors, Paper: The Problem of Incentives and
Information in Traditional Chinese State and the Origin of Great Divergence.”
London School of Economics, Economic History Working Papers No. 152/11,
July. Available at
http://eprints.lse.ac.uk/37569/1/Rock%2C_Scissors%2C_Paper_the_Proble
mof_Incentives_and_Information_in_Traditional_Chinese_State_and_the_Orig
in_of_Great_Divergence%28lsero%29.pdf.

Machiavelli, Niccolò. 1970. The Discourses [on Livy]. Translated by Leslie J.


Walker and Brian Richardson. Edited by Bernard Crick. Harmondsworth:
Penguin Books.

270
Maddison, Angus. 2007. Contours of the World Economy, 1–2030 AD: Essays in
Macro-Economic History. Oxford: Oxford University Press.

Maddison, Angus. 2008. “World Population, GDP and Per Capita GDP, 1–2008
AD.” Available at http://www.ggdc.net/MADDISON/oriindex.htm.

Maddison Project. 2013. Available at


http://www.ggdc.net/maddison/maddison-project/home.htm.

Mankiw, N. Gregory. 2015. “Yes, r > g. So What?” American Economic Review


105(5): 43–47.

Marshall, Alfred. 1961. Principles of Economics, 9th (variorum) ed., with


annotations by C. W. Guillebaud. London and New York: Macmillan, for the
Royal Economic Society.

Marx, Karl. (1894) 1991. Capital: A Critique of Political Economy, vol. 3. Penguin
Classics.

Marx, Karl. 1965. Pre-capitalist Economic Formations. Translated by Jack Cohen.


Edited and with an introduction by E. J. Hobsbawm. New York: International
Publishers. Originally published as Grundrisse der Kritik der politischen
Ökonomie (Rohentwurf). Moscow: Verlag für Fremdsprachige Literatur,
1939.

Marx, Karl. 1973. Grundrisse: Foundations of the Critique of Political Economy.


Translated and with an introduction by Martin Nicolaus. London: Penguin
Classics.

McGuire, Martin C., and Mancur Olson. 1996. “The Economics of Autocracy and
Majority Rule: The Invisible Hand and the Use of Force.” Journal of Economic
Literature 34(1): 72–96.

Meadows, Donella H., Dennis L. Meadows, Jørgen Randers, and William W.


Behrens III. 1972. The Limits to Growth: A Report for the Club of Rome’s
Project on the Predicament of Mankind. New York: Universe Books.

Mendershausen, Horst. 1946. Changes in Income Distribution during the Great


Depression. Studies in Income and Wealth, vol. 7. New York: National Bureau
of Economic Research.

Mesarovic, Mihailo, and Eduard Pestel. 1974. Mankind at the Turning Point: The
Second Report to the Club of Rome. New York: Dutton.

Milanovic, Branko. 1994. “The Gini-type Functions: An Alternative Derivation.”


Bulletin of Economic Research 46(1): 81–90.

Milanovic, Branko. 1998. Income, Inequality, and Poverty during the Transition
from Planned to Market Economy. Washington, DC: World Bank.

271
Milanovic, Branko. 2000. “The Median Voter Hypothesis, Income Inequality and
Income Redistribution: An Empirical Test with the Required Data.” European
Journal of Political Economy 16(3): 367–410.

Milanovic, Branko. 2002a. “True World Income Distribution, 1988 and 1993:
First Calculations Based on Household Surveys Alone.” Economic Journal
112(476): 51–92.

Milanovic, Branko. 2002b. “The Two Faces of Globalization: Against


Globalization as We Know It.” World Development 31(4): 667–683.

Milanovic, Branko. 2005. “Globalization and Goals: Does Soccer Show the
Way?” Review of International Political Economy 12(5): 829–850.

Milanovic, Branko. 2010a. “Four Critiques of the Redistribution Hypothesis: An


Assessment.” European Journal of Political Economy 26(1): 147–154.

Milanovic, Branko. 2010b. “Income Level and Income Inequality in the Euro-
Mediterranean Region: From the Principate to the Islamic Conquest.”
Unpublished ms. Available at
https://www.gc.cuny.edu/CUNY_GC/media/CUNY-Graduate-
Center/PDF/Centers/LIS/Milanovic/papers/2010/Euro_mediterranean4.pd
f.

Milanovic, Branko. 2011a. The Haves and the Have-nots: A Short and
Idiosyncratic History of Global Inequality. New York: Basic Books.

Milanovic, Branko. 2011b. “A Short History of Global Inequality: The Past Two
Centuries.” Explorations in Economic History 48: 494–506.

Milanovic, Branko. 2012a. “Evolution of Global Inequality: From Class to


Location, from Proletarians to Migrants.” Global Policy 3(2): 124–133.

Milanovic, Branko. 2012b. “Global Inequality Recalculated and Updated: The


Effect of New PPP Estimates on Global Inequality and 2005 Estimates.”
Journal of Economic Inequality 10(1): 1–18.

Milanovic, Branko. 2015. “Global Inequality of Opportunity: How Much of Our


Income Is Determined by Where We Live.” Review of Economics and Statistics
97(2): 452–460.

Milanovic, Branko, Peter H. Lindert, and Jeffrey G. Williamson. 2007.


“Measuring Ancient Inequality.” National Bureau of Economic Research
Working Paper, no. 13550, October. Available at
http://www.nber.org/papers/w13550.

Milanovic, Branko, Peter H. Lindert, and Jeffrey G. Williamson. 2011. “Pre-


Industrial Inequality.” Economic Journal 121(551): 255–272.

272
Miller, David. 2005. “Against Global Egalitarianism.” Journal of Ethics 9: 55–79.

Minami, Ryoshin. 1998. “Economic Development and Income Distribution in


Japan: An Assessment of the Kuznets Hypothesis.” Cambridge Journal of
Economics 22: 39–58.

Minami, Ryoshin. 2008. “Income Distribution in Japan: Historical Perspective


and Its Implications.” Japan Labor Review 5(4): 5–20.

Minter, William. 2011. “Africa Migrations, Global Inequalities and Human


Rights: Connecting the Dots.” Nordiska Afrikainstitutet, Uppsala, Current
African Issues, no. 48.

Mistiaen, Johan, and Martin Ravallion. 2006. “Survey Nonresponse and the
Distribution of Income.” Journal of Economic Inequality 4: 33–55.

Moellendorf, Darrel. 2009. Global Inequality Matters. London: Palgrave


Macmillan.

Myrdal, Gunnar. 1968. Asian Drama: An Inquiry into the Poverty of Nations. New
York: Pantheon.

National Bureau of Statistics of China. 2014. China Statistical Yearbook 2013.


Available at http://www.stats.gov.cn/tjsj/ndsj/2014/indexeh.htm.

OECD. 2008. Growing Unequal? Income Distribution and Poverty in OECD


Countries. Paris: OECD. Available at
http://dx.doi.org/10.1787/9789264044197-en.

OECD. 2011. Divided We Stand: Why Inequality Keeps Rising. Paris: OECD.
Available at http://dx.doi.org/10.1787/9789264119536-en.

OECD. 2012. Closing the Gender Gap: Act Now. Paris: OECD. Available at
http://dx.doi.org/10.1787/9789264179370-en.

OECD. 2013. International Migration Outlook 2013. Paris: OECD. Available at


http://www.oecd-ilibrary.org/social-issues-migration-health/international-
migration-outlook-2013_migr_outlook-2013-en.

OECD. 2015. In It Together: Why Less Inequality Benefits All. Paris: OECD, 2015.
Available at http://dx.doi.org/10.1787/9789264235120-en.

Özden, Çağlar, Christopher R. Parsons, Maurice Schiff, and Terrie L. Walmsley.


2011. “Where on Earth Is Everybody? The Evolution of Global Bilateral
Migration, 1960–2000.” World Bank Economic Review 25(1): 12–56.

Page, Benjamin I., Larry M. Bartels, and Jason Seawright. 2013. “Democracy and
the Policy Preferences of Wealthy Americans.” Perspectives on Politics 11(1):
51–73.

273
Pamuk, Şevket. 2007. “The Black Death and the Origins of the ‘Great
Divergence’ across Europe, 1300–1600.” European Review of Economic
History 11(3): 289–317.

Pareto, Vilfredo. 1966. Vilfredo Pareto: Sociological Writings, edited by S. E.


Finer. New York: Praeger.

Piketty, Thomas. 2001a. Les Hauts revenus en France au 20e siècle: inégalités et
redistribution, 1901–1998. Paris: B. Grasset.

Piketty, Thomas. 2001b. “Income Inequality in France 1901–98.” Centre for


Economic Policy Research Discussion Paper, no. 2876, July. Available at
http://piketty.pse.ens.fr/fichiers/public/Piketty2001a.pdf.

Piketty, Thomas. 2003. “Income Inequality in France, 1901–1998.” Journal of


Political Economy 111(5): 1004–1042.

Piketty, Thomas. 2014. Capital in the Twenty-First Century. Translated by


Arthur Goldhammer. Cambridge, MA: Harvard University Press.

Piketty, Thomas, and Emmanuel Saez. 2003. “Income Inequality in the United
States, 1913–1998.” Quarterly Journal of Economics 118(1): 1–39.

Pogge, Thomas. 1994. “An Egalitarian Law of Peoples.” Philosophy and Public
Affairs 23: 193–224.

Polak, Ben, and Jeffrey G. Williamson. 1993. “Poverty, Policy, and


Industrialization in the Past.” In Including the Poor, edited by Michael Lipton
and Jacques van der Gaag. Washington, DC: World Bank.

Posner, Eric, and Glen Weyl. 2014. “A Radical Solution to Global Income
Inequality: Make the US More Like Qatar.” New Republic, November 6.
Available at http://www.newrepublic.com/article/120179/how-reduce-
global-income-inequality-open-immigration-policies.

Prados de la Escosura, Leandro. 2007. “Inequality, Poverty and the Kuznets


Curve in Spain: 1850–2000,” Working Papers in Economic History,
Universidad Carlos III, WP 07-13.

Prados de la Escosura, Leandro. 2008. “Inequality, Poverty and the Kuznets


Curve in Spain, 1850–2000.” European Review of Economic History 12: 287–
324.

Pritchett, Lant. 2006. Let Their People Come: Breaking the Gridlock on
International Labor Mobility. Washington, DC: Center for Global
Development. Available at
http://www.cgdev.org/sites/default/files/9781933286105-Pritchett-let-
their-people-come.pdf.

274
Prokopovitch, Sergey N. 1926. “The Distribution of National Income.” Economic
Journal 36: 69–82.

Quah, Danny. 2011. “The Global Economy’s Shifting Centre of Gravity.” Global
Policy 2(1): 3–9.

Radner, Daniel B., and John C. Hinrichs. 1974. “Size Distribution of Income in
1964, 1970, and 1971.” Survey of Current Business 54(10): 19–30.

Rawls, John. 1971. A Theory of Justice. Cambridge, MA: Belknap Press of


Harvard University Press.

Rawls, John. 1999. The Law of Peoples. Cambridge, MA: Harvard University
Press.

Redor, Dominique. 1992. Wage Inequalities in East and West. Cambridge:


Cambridge University Press.

Reshef, Ariell. 2013. “Is Technological Change Biased Towards the Unskilled in
Services? An Empirical Investigation.” Review of Economic Dynamics 16:
312–331.

Rodríguez Weber, Javier E. 2014. “La economic politica de la desigualdad en


Chile, 1850–2009.” Ph.D. diss., Universidad de la República, Montevideo.

Roemer, John. 2000. Equality of Opportunity. Cambridge, MA: Harvard


University Press.

Rosen, Sherwin. 1981. “The Economics of Superstars.” American Economic


Review 71(5): 845–858.

Rosenzweig, Mark R. 2010. “Global Wage Inequality and the International Flow
of Migrants.” Yale University, Economic Growth Center Discussion Paper, no.
983, January. Available at
http://www.econ.yale.edu/growth_pdf/cdp983.pdf.

Ryckbosch, Wouter. 2014. “Economic Inequality and Growth before the


Industrial Revolution: A Case Study of the Low Countries (14th–19th
century).” Dondena Working Paper No. 67, Bocconi University, Milan,
November. Available at
ftp://ftp.dondena.unibocconi.it/WorkingPapers/Dondena_WP067.pdf.

Sahota, Gian S. 1977. “Personal Income Distribution Theories of the Mid-


1970s.” Kyklos 30: 724–740.

Sakharov, Andrei. 1968. Progress, Coexistence and Intellectual Freedom. New


York: W. W. Norton.

Sauvy, Alfred. 1976. Zero Growth? New York: Praeger.

275
Say, Jean-Baptiste. (1821) 1971. A Treatise on Political Economy or the
Production, Consumption and Distribution of Wealth. New York: Augustus M.
Kelly, 1971. (Orig. French ed. pub. 1804.)

Scheidel, Walter, and Steven J. Friesen. 2009. “The Size of the Economy and the
Distribution of Income in the Roman Empire.” Journal of Roman Studies 99:
61–91.

Schiavone, Aldo. 2002. The End of the Past: Ancient Rome and the Modern West.
Translated by Margaret J. Schneider. Cambridge, MA: Harvard University
Press. (Orig. Italian ed. pub. 1996.)

Shachar, Ayelet. 2009. The Birthright Lottery: Citizenship and Global Inequality.
Cambridge, MA: Harvard University Press.

Singer, Peter. 2004. One World: The Ethics of Globalization. New Haven, CT: Yale
University Press.

Slaughter, Matthew J. 1999. “Globalisation and Wages: A Tale of Two


Perspectives.” World Economy 22(5): 609–629.

Slaughter, Matthew J., and Phillip Swagel. 1997. “The Effect of Globalization on
Wages in the Advanced Economies.” International Monetary Fund Staff
Studies for the World Economic Outlook, December.

Smolensky, Eugene, and Robert Plotnick. 1992. “Inequality and Poverty in the
United States: 1900 to 1990.” University of Wisconsin–Madison, Institute for
Research on Poverty, Discussion Paper no. 998-93. Available at
http://www.irp.wisc.edu/publications/dps/pdfs/dp99893.pdf.

Soltow, Lee, and Jan Luiten van Zanden. 1998. Income and Wealth Inequality in
the Netherlands 16th–20th Century. Amsterdam: Het Spinhuis.

Sumarto, Sudarno, Asep Suryahadi, and Lant Pritchett. 2003. “Safety Nets or
Safety Ropes? Dynamic Benefit Incidence of Two Crisis Programs in
Indonesia.” World Development 31(7): 1257–1277.

Tachibanaki, Toshiyaki, and Tadashi Yagi. 1997. “Distribution of Economic


Well-Being in Japan: Towards a More Unequal Society.” In Changing Patterns
in the Distribution of Economic Welfare: An International Perspective, edited
by Peter Gottschalk, Björn Gustaffson, and Edward Palmer, 108–131.
Cambridge: Cambridge University Press.

Taleb, Nassim N. 2007. The Black Swan: The Impact of the Highly Improbable.
New York: Random House.

276
Tan, Kok-Chor. 2006. “The Boundary of Justice and the Justice of Boundaries:
Defending Global Egalitarianism.” Canadian Journal of Law and Jurisprudence
19(2): 319–344.

Tinbergen, Jan. 1961. “Do Communist and Free Economies Show a Converging
Pattern?” Soviet Studies 12(4): 333–341.

Tinbergen, Jan. 1975. Income Distribution: Analysis and Policies. Amsterdam:


North Holland.

Todd, Emmanuel. 1998. L’Illusion économique: Essai sur la stagnation des


sociétés developpées. Paris: Gallimard.

Turchin, Peter, and Sergey Nefedov. 2009. Secular Cycles. Princeton: Princeton
University Press.

UBS. 2009. Prices and Earnings: A Comparison of Purchasing Power around the
Globe. Zurich: UBS AG.

van der Weide, Roy, and Branko Milanovic. 2014. “Inequality Is Bad for the
Growth of the Poor (But Not for That of the Rich).” World Bank Working
Paper, no. 6963, July. Available at
http://elibrary.worldbank.org/doi/pdf/10.1596/1813-9450-6963.

van Zanden, Jan Luiten. 1995. “Tracing the Beginning of the Kuznets Curve:
Western Europe during the Early Modern Period.” Economic History Review
48(4): 1–23.

van Zanden, Jan Luiten, Joerg Baten, Peter Foldvari, and Bas van Leeuwen.
2014. “The Changing Shape of Global Inequality, 1820–2000.” Review of
Income and Wealth 60(2): 279–297.

Varoufakis, Yanis. 2014. “Egalitarianism’s Latest Foe: A Critical Review of


Thomas Piketty’s Capital in the 21st Century.” Real-World Economics Review
69: 18–35.

Večernik, Jiři. 1994. “Changing Earnings Inequality under the Economic


Transformation. The Czech and Slovak Republics in 1984–92.” Unpublished
ms. Institute of Sociology, Prague.

Vries, Peer. 2013. Escaping Poverty: The Origins of Modern Economic Growth.
Göttingen: Vandenhoeck and Ruprecht.

Ward-Perkins, Bryan. 2005. The Fall of Rome and the End of Civilization. Oxford:
Oxford University Press.

Wesseling, H. L. 1996. Divide and Rule: The Partition of Africa, 1880–1914.


Translated by Arnold J. Pomerans. Westport, CT: Praeger.

277
Wieland, Volker, and Maik Wolters. 2012. “Macroeconomic Model Comparisons
and Forecast Competition.” EU Vox, February 13. Available at
http://www.voxeu.org/article/failed-forecasts-and-financial-crisis-how-
resurrect-economic-modelling.

Williamson, Jeffrey G. 2011. Trade and Poverty. Cambridge, MA: MIT Press.

Williamson, Jeffrey G., and Peter H. Lindert. 1980. American Inequality: A


Macroeconomic History. Institute for Research on Poverty monograph series.
New York: Academic Press.

Wolf, Martin. 2004. Why Globalization Works. New Haven, CT: Yale University
Press.

Wolff, Edward. 2010. “Recent Trends in Household Wealth in the United States:
Rising Debt and the Middle-Class Squeeze—an Update to 2007.” Levy
Economics Institute of Bard College, Working Paper no. 589, March.
Available at http://www.levyinstitute.org/publications/recent-trends-in-
household-wealth-in-the-united-states-rising-debt-and-the-middle-class-
squeezean-update-to-2007.

World Bank. 2006. Global Economic Prospects: Economic Implications of


Migration and Remittances. Washington, DC: World Bank. Available at
https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/7306/34
3200GEP02006.pdf?sequence=1.

Xu, Chenggang. 2015. “China’s Political-Economic Institutions and


Development.” Cato Journal 35(3): 525–545.

Zhang, Wenjie. 2014. “Has China Crossed the Threshold of the Kuznets Curve?
New Measures from 1987 to 2012 Show Declining Pay Inequality in China
after 2008.” University of Texas Inequality Project, Working Paper no. 67,
April 21. Available at http://utip.gov.utexas.edu/papers/UTIP_67.pdf.

Zucman, Gabriel. 2013. “The Missing Wealth of Nations: Are Europe and the
U.S. Net Debtors or Net Creditors?” Quarterly Journal of Economics 128(3):
1321–1364.

Zucman, Gabriel. 2015. The Hidden Wealth of Nations: The Scourge of Tax
Havens. Chicago: University of Chicago Press. (Bản tiếng Việt trong cuốn số
42 của tủ sách SOS2, xem ở đây).

278
Index
Các số trang trong Index tương ứng với số trang trong bản in giấy (có thể lệch ±1 trang trong bản
tiếng Việt này; nxy tiếp theo một số trang là phần ghi chú (n-note) số xy ở trang đó hay gần trang đó
[thí dụ 247n16 là n16 ở trang 247, tức là ghi chú số 16 tại trang 246] trong bản tiếng Việt này).

Acemoglu, Daron, 102 2011 và các thời kỳ khác; toàn cầu


hóa; thu nhập; bất bình đẳng bên
Albaquerque Sant’Anna, André, trong các nước; chu kỳ Kuznets (làn
249n33 sóng)
Alfani, Guido, 62–63, 247n16 bất bình đẳng liên ngành, 259n17
Allen, Robert, 111 bất bình đẳng ngang, 226–230
Álvarez-Nogal, Carlos, 59–61, 62, 63 bất bình đẳng thiên vị-địa điểm (phần
Ammannati, Francesco, 62, 247n16 thưởng tư cách công dân), 5, 125–
137, 143, 237–238, 254n10. Xem cả
Anand, Sudhir, 254n10 giai cấp trung lưu, toàn cầu và quốc
gia; di cư
Atkinson, Anthony, 184, 185, 256n22
bất bình đẳng thu nhập Hoa Kỳ trong
Autor, David, 252n49
1910, 1918, 245n1
Bairoch, Paul, 95
bất bình đẳng toàn cầu thời kỳ 1820–
“bàn tay vô hình,” 142 2011, 119–125, 127–132. Xem cả
Cách mạng Công nghiệp; thời kỳ
bảng xã hội, các, 82–84, 248n19, tiền-công nghiệp; thế kỷ thứ hai
253n3, 254n7 mươi
Barro-Lee bộ dữ liệu, 114 bất bình đẳng xã hội: chu kỳ Kuznets
và, 73; Chiến tranh Thế giới I và, 98,
Bartels, Larry M., 163, 189, 194,
99. Xem cả ý thức sai lầm; chủ nghĩa
262n37
xã hội; các bảng xã hội
bất bình đẳng bên trong các nước: bất
Beitz, Charles, 142
bình đẳng giữa các nước và, 2–5, 45,
125–132, 238; giả thuyết Kuznets Bell, Daniel, 156, 257n2
và, 4, 46–50, 250n36; tương lai của,
5; vốn và, 7, 183, 190; làm giảm, 7; Beloff, Max, 246n8
chu kỳ Kuznets và, 50–59, 91–117,
Bértola, Luis, 81
162–163; thu nhập trung bình đình
trệ và, 59–70; thu nhập trung bình Bertoli, Simone, 255n16
tăng lên và, 70–91; đỉnh của, 71, 75,
248n22; Chiến tranh Thế giới I và, biến lượng, các (stock variables), 39
93–97, 94–95; thế kỷ thứ mười chín, bình đẳng cơ hội, 238–239
119–120; 2015–2035, 175; quyền
sở hữu vốn và, 183; ngang, 226– Bolt, Jutta, 247n13
230; nghiên cứu về, 253n3. Xem cả
chủ nghĩa dân tộc phương pháp Bourguignon, François, 119, 121,
luận; những người giàu và tiền (kể 253n2
cả những người thuộc một-phần Bowles, Samuel, 197
trăm)
Brandolini, Andrea, 249n28
bất bình đẳng cơ hội, 137, 139–143,
203 Brown, Lester, 156

bất bình đẳng giữa các nước (bất bình Bukharin, Nikolai, 130
đẳng toàn cầu), 1–9. Xem cả 1820–

279
buôn người, 150–151 139; sự sinh ra của, 190; của cải và,
244n21. Xem cả các tỷ phú; những
Cách mạng Công nghiệp và công người giàu và tiền (kể cả những
nghiệp hóa: bất bình đẳng giữa các người thuộc một-phần trăm); của
nước và, 2, 119, 130; nước Anh và, cải
3; chu kỳ Kuznets và, 4, 72–73,
247n14; bất bình đẳng khả thi cực chế tác (manufacturing), 53, 93, 95,
đại và, 51–53; ảnh hưởng lành 103, 157. Xem cả vùng đô thị
tính/ác tính và, 55–57; đường cong
Kuznetss và, 65, 248n25; những chi tiêu hạ tầng cơ sở, 181
người đến muộn với, 65; chuyển chi tiêu như phần của GDP (Vương
giao lao động và, 70; sức mạnh tiêu quốc Anh và Hoa Kỳ), 246n10
dùng versus, 96; dịch hạch tiền-công
nghiệp và, 248n18; định nghĩa, Chi, Wei, 179
251n45. Xem cả thế kỷ thứ mười
Chiến tranh Lạnh, 94
chín; sự thay đổi công nghệ
Chiến tranh Thế giới I: nguyên
Cách mạng Thương mại, 65, 69
nhân/tác động của, 48–50, 93–97,
Canbakal, Hülya, 63–64 130, 251nn41,43; vốn/ lạm phát và,
64; San bằng Lớn và, 97–99; các bài
Caney, Simon, 141 học của, 102–103
cảnh sát, 197, 199 Chiến tranh Thế giới II: điểm Gini Hoa
Cannan, Edwin, 141–142 Kỳ và, 71; Nhật Bản và, 85; chủ nghĩa
tư bản và, 87, 125; Italy và, 89;
Cardoso, Fernando Henrique, 81 những người thuộc một-phần trăm,
249n32
Carr, E. H., 255n14
Chiến tranh Thế giới, các cuộc: thuế và,
chăm sóc sức khỏe, 99, 117, 207. Xem 72; Anh và, 75; Piketty nói về, 94,
cả các dịch vụ xã hội 250n36
Chancel, Lucas, 263n9 chiến tranh: nguyên nhân/tác động
Chau, Nancy H., 106 của, 4–5; tiếp cận dữ liệu và, 14; dự
đoán và, 21; các nước giàu (1918–
Chaudhuri, Nirad, 6 1980) và, 48; thời kỳ tiền-công
nghiệp và, 50–51, 56, 62, 69; tương
chế độ độc tài, 99
lai và, 56; Piketty nói về, 64, 97–98;
chế độ nhân tài (meritocracy), 187, Chile và, 84; Tây Ban Nha và, 89; đầu
188–189, 230 tư bên ngoài và, 95; giáo dục và, 102;
các thế kỷ thứ hai mươi mốt và hai
chế độ phúc lợi, các: chủ nghĩa bảo hộ mươi hai và, 163–164; Trung
của, 20; San bằng Lớn và, 53; những Quốc/Hoa Kỳ và, 163–164, 258n6;
năm 1980 và, 54–55; Anh thế kỷ thứ châu Phi và, 173; thời hiện đại và,
hai mươi và, 75; chu kỳ Kuznets và, 246n5; thuế và, 250n35. Xem cả
99; những người di cư và, 206–207; Chiến tranh Thế giới I và các cuộc
toàn cầu hóa và, 207–208, 217–222; chiến tranh khác
chủ nghĩa tư bản/giai cấp trung lưu
và, 207; chính trị và, 208; bất bình chính sách phát triển quốc tế, 99
đẳng thế kỷ hai mươi mốt và, 217–
chính trị: thương mại và, 1; những
222; các lực lành tính/ác tính và,
người giàu và, 7, 87, 113, 114, 189–
246n8. Xem cả tái phân phối,chính
190, 194, 199; bất bình đẳng bên
phủ; thuế; chuyển giao xã hội
trong các nước và, 45; chu kỳ
chế độ tài phiệt: dân chủ/toàn cầu hóa Kuznets và, 73; phần lên của làn
và, 7, 210; giai cấp trung lưu và, 10– sóng Kuznets thứ hai và, 113; bất
45; định nghĩa, 22; toàn cầu hóa và, bình đẳng thiên vị-địa điểm và, 125;
45, 214; Hoa Kỳ và, 75, 199, 200, giảm khoảng cách thu nhập và, 148;
204; luật trị (rule of law) và, 138– tiền và (Hoa Kỳ), 163, 189–190, 199,

280
262n37; các thế kỷ thứ hai mươi cầu, 192; Nga và, 192; Islam và, 192–
mốt và hai mươi hai và, 163, 164; 193; dân chủ và, 193–194; nhà nước
chế độ nhân tài và, 188–189; bảo vệ phúc lợi và, 207; Hoa Kỳ và, 214;
nhà nước-phúc lợi và, 207; toàn cầu quyền lực chính trị và, 218; giáo dục
hóa và, 214, 217; tiền lương và, 215– và, 221; bất bình đẳng sống còn
216; bất bình đẳng sống còn (existential) và, 229; Piketty nói về,
(existential) và, 228, 229; phản ứng 245n4; châu Á và, 250n38; khủng
nhanh nhạy của các thượng nghị sĩ hoảng và, 251n39. Xem cả tư bản;
Cộng hòa versus Dân chủ Mỹ, chủ nghĩa thực dân; lao động
262n37; dân số Âu châu và, 262n38.
Xem cả giả thuyết cử tri trung vị; các chủ nghĩa xã hội: San bằng Lớn và, 48,
lực chính trị 79, 99, 100–102; Piketty về, 94;
Chiến tranh Thế giới I và, 98; chủ
chủ nghĩa bản địa (nativism), 164, nghĩa tư bản và, 101, 156–157; thu
191, 204, 208, 210 nhập lao động/vốn và, 101, 260n23;
ý chí luận và, 248n23; ý chí luận
chủ nghĩa cộng sản: sự kết thúc của, 3, chính trị và, 248n24
6, 123; Piketty nói về, 94; vốn và, 99;
các tiên đoán sai lầm và, 157, 159; “chuẩn giàu,” 43
Trung quốc, 179, 180; toàn cầu hóa
và, 214 chuẩn mức (văn hóa) xã hội, các, 49,
188–189, 190, 206, 262n39,
chủ nghĩa dân tộc phương pháp luận 262n43. Xem cả hôn nhân
(methodological nationalism), 235–
239 chuyển giao giữa các thế hệ
(intergenerational transfer), 141
chủ nghĩa dân tộc phương pháp luận,
235–239 chuyển giao xã hội, các khoản, 12, 49,
82, 109, 255n19. Xem cả thu nhập
chủ nghĩa dân túy, 7, 204–211, 233. thị trường; thuế; các chế độ phúc lợi
Xem cả quản trị toàn cầu
chuyển giao, các khoản giữa các nước,
chủ nghĩa đế quốc, 95, 130, 251n40. 255n19
Xem cả chủ nghĩa thực dân
chuyển giao, các khoản, giữa thế hệ,
chủ nghĩa địa phương (localism), 192 141
chủ nghĩa kinh tế, ấu trĩ, 73 Clark, Gregory, 249n26
Chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism), Clemens, Michael, 237–238
20, 158
cố gắng, làm việc, 140
chủ nghĩa thế giới, 141
“cổ tức xã hội,” 260n23
chủ nghĩa thực dân, 95–96, 129–130,
250n38, 254nn11,13, 254nn11–13. Coase, định lý, 137–139
Xem cả chủ nghĩa đế quốc; các cường công đoàn, 75, 84, 98, 104–106, 116,
quốc thực dân riêng biệt 180, 182, 251n47
chủ nghĩa tư bản: đường cong Kuznets Cộng hòa Dân chủ Congo, 173
thế kỷ thứ hai mươi và, 47–50;
Chiến tranh Thế giới và, 48, 95, 125, công lý, 131, 137, 139–140, 141, 143
156–157, 251n41; tiền lương và, 51,
công nghệ tàu hơi nước, 258n7
186; toàn cầu hóa và, 55; thời kỳ
tiền-công nghiệp và, 69; thế kỷ thứ của cải (wealth): thu nhập/tiêu dùng
mười chín, 95–96; sự thay đổi công versus, 39, 40, 244n19; được che
nghệ thiên vị-kỹ năng và, 116; chủ giấu, 40, 244n23; ước lượng 2013
nghĩa xã hội hội tụ với, 156–157; về, 41; thời kỳ tiền-công nghiệp và,
Trung Quốc và, 178, 192; tài sản tài 62–64, 65–66, 69; bệnh tật và, 63;
chính và, 184; thu nhập lao động của phá hủy ~, 98; lựa chọn quốc gia và,
những người giàu và, 184–185; 139–142; thu nhập vốn và, 184; tiền
“mới,” 186–188, 193, 214, 216; toàn

281
lương và, 215; sự can thiệp bất bình dịch hạch, 62–64, 247n16, 247n18
đẳng và, 218; phần dân số Hoa Kỳ
của, 244n19; thay đổi tiêu cực về ~ Dịch vụ an ninh, 197, 261n33
của những người giàu, 244n20; như dịch vụ và bảo hiểm xã hội: thời kỳ
số đo, 244n21; mức giá và, 244n24; tiền-công nghiệp và, 70; chu kỳ
dịch hạch tiền-công nghiệp và, Kuznets và, 89, 93–94, 116–117;
247n16; hộ gia đình một-người và, toàn cầu hóa và, 163; giai cấp trung
248n23; trước năm-1929, 254n7; lưu suy tàn và, 197, 199; những
Hoa Kỳ và, 254n7; giai cấp trung lưu, người giàu và, 197, 199, 261n30;
260n20; tài sản tài chính và, San bằng Lớn Mỹ và, 222; “net” và,
260n21. Xem cả các tỷ phú; vốn; các 262n42. Xem cả chăm sóc sức khỏe;
nước giàu; những người giàu và tiền chuyển giao xã hội
(kể cả những người thuộc một-phần
trăm) doanh nghiệp gia đình, 157

cung và cầu, 245n2 dollar danh nghĩa, 244n24

cuộc đua (race), 47, 116, 252n49 dollar quốc tế, 15

dân chủ, 7, 164, 189–90, 193–194, dự báo. Xem tiên đoán


199–203, 210, 255n18. Xem cả quản
dữ liệu thuế, 12, 38, 186
trị toàn cầu
Đại Suy thoái (Great Depression), 71.
dân số quốc gia, 21, 51, 55, 94,
Xem cả khủng hoảng tài chính, toàn
248n23, 262n38. Xem cả dịch bệnh;
cầu
sự quan ngại Malthusian
định chế, các, 64, 73
dân số toàn cầu, 50–51, 63–64, 95.
Xem cả di cư đô thị hóa, 53, 69
de Soto, Hernando, 221 độc quyền hóa, 75
di cư: rent tư cách công dân và, 5; các “đơn vị tương đương,” 13
thế kỷ thứ hai mươi mốt và hai mươi
hai và, 7, 255n15; Hoa Kỳ và, 74–75, Đồng thuận Washington, xem
136, 144–145, 151–152, 153–154, Washington, Đồng thuận
206; thế kỷ thứ mười chín, 124; bất
“đường giới hạn khả năng bất bình
bình đẳng thiên vị-địa điểm và, 128;
đẳng,” 51–53, 69–70
phần thưởng tư cách công dân và,
131, 143; 1990–2013, 143–145, đường cong con voi, 242n8
149–150; bất bình đẳng giữa các
nước và, 143–154; 1980–2000, 144; đường cong tỷ lệ tăng trưởng, xem GIC
châu Âu và, 144–146, 164, 204–206, Đường hình dấu ngã, 23–24, 110, 118.
210, 231, 262n40; các rào cản đối Xem cả đường cong Kuznets; chu kỳ
với, 144–147, 256n25; các quyền để, (làn sóng) Kuznets
147, 148–149; căng thẳng và giải
pháp, 147–154, 256nn26–27; đối xử Ehrlich, Paul, 21
với người lao động và, 150–151;
chính sách và, 151–152, 206; thuế Elsby, Michael W. L., 182
và, 152, 206, 262n41; thu nhập giai End of History and the Last Man, The
cấp-trung lưu và, 204; dịch vụ phúc (Fukuyama), 157
lợi và, 206–207; chính sách toàn cầu
và, 230–231; chính trị và, 233; các Engels, Friedrich, 129, 255n14
nước nghèo hơn và, 233–234; so với
đầu-thế kỷ thứ hai mươi, 241n2. Fanon, Frantz, 128–129, 254n13
Xem cả các nước cụ thể Feinstein, Charles H., 248n25, 249n26
dịch bệnh, 50, 57, 62–63, 65, 69, 98. Ferguson, Niall, 96–97, 251n43
Xem cả các lực lành tính/ác tính;
dịch hạch Fochesato, Mattia, 64, 247n18

282
Forbes danh sách các tỷ phú, 37, 39, giáo dục: các thế kỷ thứ hai mươi mốt
41, 42–43, 244n25 và hai mươi hai và, 7, 181; tiến bộ
công nghệ thiên vị-kỹ năng và, 47;
Frenkel, Herbert, 149 thế kỷ thứ hai mươi và, 53, 93–94;
Frente Nacional, 84 thời kỳ tiền-công nghiệp và, 70;
Brazil và, 82; Chile và, 84; các nước
Friesen, Steven J., 67 cộng sản và, 99; chu kỳ Kuznets và,
99, 117; san bằng lớn xã hội chủ
Fukuyama, Francis, 157
nghĩa và, 100, 102; chiến tranh và,
Galbraith, James, 115, 163 102; mật độ công đoàn và, 106; cuộc
đua với kỹ năng và, 114; Hoa Kỳ,
Galbraith, John Kenneth, 156 114, 188, 189, 260n24; thuế di cư
và, 152; Trung Quốc và, 178; Hoa Kỳ
GDP trên đầu người (thu nhập trung
và, 181, 263n4; thu nhập vốn/lao
bình). Xem thu nhập
động và, 186–187, 216; toàn cầu hóa
gia đình, 112, 141, 215–216, 263n4. và, 207–208, 215–217; làm ngang
Xem cả giáo dục; thừa kế nhau, 218, 219–222; thu nhập vốn
và, 221–222; tiền lương và, 256n21,
giả thuyết cử tri trung vị, 113 263n3; ghép đôi lựa chọn và,
giai cấp trung lưu quốc gia: các nước 260n26; gia đình và, 263n4. Xem cả
nghèo versus giàu và, 19; Á châu, 26; các lực lành tính/ác tính; các dịch vụ
của các nước giàu/toàn cầu hóa và, xã hội
45, 132, 214–217; sự hội tụ thu ghép đôi lựa chọn (assortative
nhập và, 123; Islam, theo trào lưu mating) xem hôn nhân và ghép đôi
chính thống, và, 164; tính công bằng lựa chọn
và, 184; thời kỳ 1979–2010, 189–
190, 194–197; chính trị và, 189– Gibbon, Edward, 243n14
190, 194; những năm 1980–2010,
GIC (Growth Incidence Curves), 23
194–200; phương Tây và (những
năm 1980–2010), 195–197; chế độ Gilens, Martin, 189, 261n28
tài phiệt Mỹ và, 204; nhà nước phúc
lợi và, 207. Xem cả bất bình đẳng bên Gini, hệ số, 53, 121, 126, 128, 177,
trong các nước; tính di động hướng 245n3, 246n6, 247n12, 253n5,
lên 259n16

giai cấp trung lưu toàn cầu: Trung giới, 111–112, 227–228, 228–229,
Quốc và, 3, 164, 169; 1988–2008 sự 263n4
tăng thêm tương đối, 10–24, 29–30;
GNP, xem Gross National Product
chế độ tài phiệt và, 10–45; 1988–
2008 sự tăng thêm tuyệt đối, 24–30; Goldin, Claudia, 47, 94, 252n49
thời kỳ 2008–2011, 30–31; khủng
hoảng tài chính và, 30–36; phân bố Gramsci, Antonio, 201
dân cư theo thu nhập trên đầu người Greenwood, Jeremy, 188
(1988, 2011), 32–35; của cải và, 40–
41, 260n20; San bằng Lớn và, 98– Gross National Product (Tổng Sản
99; các chính sách phát triển quốc tế phẩm Quốc gia, GNP), 14, 237–238
của Hoa Kỳ và, 99; sự thay đổi công
nghệ và, 110; sự hội tụ thu nhập và, hacienda (chủ sở hữu trang trại), xem
115, 167, 169; nhà ở, của cải và, hệ thống hacienda
259n20. Xem cả sự hội tụ kinh tế; bất hạng điểm ngoặt [turning point rank]
bình đẳng giữa các nước; bất bình (hệ số Gini), 259n16
đẳng thiên vị-địa điểm
hàng hóa thiết yếu, bao cấp của, 101
giải thích cổ điển, 74, 80
Hanson, Gordon H., 148, 252, 257n30
giảm bất bình đẳng, 7, 103
Harrison, Ann, 109, 252n50

283
Harvard, Đại học, 263n4 Israel, 144–146, 158, 256n24
hệ số Gini, xem Gini Jayadev, Arjun, 197
hệ thống hacienda (chủ sở hữu trang Kanbur, Ravi, 106
trại), 84
Karabarbounis, Loukas, 181
Hellebrandt, Tomáš, 174–175
Katz, Lawrence, 47, 94, 252n49
Herlihy, David, 247n16
Kearney, Melissa S., 252n49
hộ gia đình một người, 248n23
Keynes, John Maynard, 95
Hobijn, Bart, 182
khảo sát hộ gia đình, các: dữ liệu sẵn
Hobson, John, 96 có, 3, 12–18, 43, 123; Trung Quốc và,
18, 123, 176–177, 242n11; những
hội tụ kinh tế, 5, 48, 132, 161–191, người thuộc một-phần trăm và, 40,
212–213. Xem cả hội tụ thu nhập, 243n18; Pháp và, 206; siêu-giàu có
toàn cầu và, 243n15
hội tụ thu nhập, toàn cầu: Trung Quốc khế ước xã hội (social compact), 142
và, 33–36, 115, 162, 167, 176–191,
243n13; giai cấp trung lưu toàn cầu, khu vực dịch vụ, 54, 93, 103–105, 112,
và, 115; bất bình đẳng bên trong 215, 246n9, 252n49, 253n52
quốc gia và, 115, 175; giai cấp trung
lưu, so sánh quốc gia, 123; toàn cầu khu vực tài chính, 216, 237
hóa và, 161–162; các thế kỷ thứ hai khu vực tư nhân, 259n17
mươi mốt và hai mươi hai và, 161–
191; chu kỳ Kuznets và, 162–163; khủng hoảng tài chính, Á châu, 169
các lực lành tính/ác tính và, 163–
khủng hoảng tài chính, toàn cầu (Đại
164; ý thức hệ và, 164; thời kỳ toàn
Suy thoái-Great Recession): thời kỳ
cầu hóa cao và, 165; các nước
toàn cầu hóa cao và, 11, 32; tác động
nghèo/giàu (1950–2013) và, 165–
của, 30–45; nhầm tên của, 31–32;
169; châu Á và, 169–176, 174–175;
điểm Gini và, 71; Hà Lan và, 80–81;
giới và, 228–229. Xem cả sự hội tụ
xử lý, 208; kinh tế học (môn) và,
kinh tế; bất bình đẳng giữa các nước
235; dự đoán ảm đạm về, 257n1
(bất bình đẳng toàn cầu)
King, Gregory, 248n19
hội tụ thu nhập: Indonesia và, 162,
167–168, 169, 213 kinh doanh, sự, tinh thần
(entrepreneurship), 100–101
hội tụ. Xem sự hội tụ kinh tế; sự hội tụ
thu nhập, toàn cầu kinh tế học, môn học, 234–239
homogamy (ghép đôi lựa chọn), 109, Kraus, Michael W., 203
112, 188, 190, 260, 260n26
Krugman, Paul, 252n49
hôn nhân và ghép đôi lựa chọn, 109,
112, 181, 188–189, 190, 248n23, Kuznets giả thuyết: bất bình đẳng bên
260, 260n26 trong các nước và, 4, 46–50,
250n36; 1980 và sau, 4, 71–72, 92–
index entropy, 254n10 93; trình bày, 4; Hoa Kỳ và, 4, 70, 72;
định nghĩa lại, 9; thời kỳ tiền-công
International Migration Outlook
nghiệp và, 59–61, 70–73; Cách mạng
(2013) (OECD), 262n41
Công nghiệp và, 65; nước Anh và, 70,
Iraq, 158, 163, 164 74–76; thu nhập trung bình tăng lên
và, 70; Đức và, 77–79. Xem cả San
Islam, 192–193, 261n31 bằng Lớn; đường hình dấu ngã
Islam, theo trào lưu chính thống, 164, Kuznets, chu kỳ (làn sóng): Brazil và
203 Chile và, 4, 81–85, 249n30; 1980 và

284
sau, 4, 72, 93; các thế kỷ thứ hai nghiệp, 70, 93, 99; chu kỳ Kuznets
mươi mốt và hai mươi hai và, 6, và, 72–73; giải thích cổ điển và, 80;
161–164, 161–191; thời kỳ tiền- cung lao động có kỹ năng, 84; thế kỷ
công nghiệp và, 50–51, 58, 76, 98; thứ hai mươi ngắn và, 86; Trung
định nghĩa, 50–59; bất bình đẳng Quốc và, 87, 106, 180; thay thế bằng
bên trong các nước và, 50–59, 91– vốn, 93, 109–110, 181–182; chính
117, 162–163; tổng quan, 50–59, trị thế kỷ thứ hai mươi và, 94; quyền
86–91; từ tiền-công nghiệp qua lực versus vốn, 106, 182; chi phí
tương lai, 57–62, 69; thu nhập trung hàng hóa vốn (tư liệu sản xuất) và,
bình đình trệ và, 59–66, 69–70, 109–110; cố gắng của những người
249n31; nước Anh và, 70, 74–76; giàus và, 140; quyền di chuyển và,
thu nhập trung bình tăng lên và, 70– 147; thu nhập từ vốn của những
86; các nước giàu và, 71–76, 87, người giàu (1979 và sau đó) và, 156,
113–117; Hoa Kỳ và, 71–76, 87, 89, 184–188, 216, 260n22; thu nhập lao
90–91, 93, 113, 162–163; toàn cầu động của những người giàu (1979–
hóa và, 72–73, 214; Vương quốc Anh 2013), 184–188; phụ nữ trong lực
và, 74–76, 86, 87, 89, 91, 111, lượng lao động (Hoa Kỳ những năm
248n25; Italy và, 76–78, 87, 89, 91; 1960 và sau đó), 188; không tự do
Tây Ban Nha và, 76–77, 86, 87, 89, (unfree), 192; so với một trăm năm
91; Đức và Hà Lan và, 78–81, 87, 89, trước, 241n2; giờ lao động trên
90, 91; phần đi xuống của làn sóng người trên năm (2013), 255n20,
thứ hai, 84, 93, 113–114, 217, 222; 256n21. Xem cả di cư; dịch vụ an
Nhật Bản (1895–2011) và, 85–86, ninh; khu vực dịch vụ; tiến bộ công
91; phần đi xuống của làn sóng thứ nghệ thiên vị-kỹ năng; công đoàn;
nhất, 87–88, 89, 90, 91–103; phần đi tiền lương
lên của làn sóng thứ hai, 87, 91, 93,
103–112; thu nhập trung bình tăng Lenin, Vladimir I., 96
lên và, 91–92; sự thay đổi công nghệ Lewis, Arthur, 178
và, 111; đỉnh của, 116–117; Trung
Quốc và, 162–163, 176–180; sự hội Limits to Growth (Câu lạc bộ Rome),
tụ thu nhập và, 162–163. Xem cả các 257n3
lực lành tính/ác tính; San bằng Lớn;
Lindert, Peter, 52, 71, 74, 207, 254n7
đường hình dấu ngã
Lithuania, 33
Kuznets, đường cong: sự thay đổi công
nghệs (những năm 1980) và, 54; loại trừ lãnh địa, 150
siêu, 69; văn liệu về, 245n1;
Prokopovitch và, 245n1; Cách mạng luật trị (rule of law), 137–139, 238
Công nghiệp và, 248n25. Xem cả San
luật và bình đẳng pháp lý, 227, 229–
bằng Lớn
230
Kuznets, Simon: về San bằng Lớn, 53,
lực ác tính, các. Xem lực lành tính/ác
246n7; về chiến tranh, 97, 98; về
tính
giảm khoảng cách thu nhập, 148; vai
trò của, 245n1; điểm Gini và, lực chính trị, các: xung đột và bất ổn
250n34; về thu nhập nghề tự do, định, 49, 50, 56, 62, 64, 98, 217; ý chí
263n5 luận, 74, 248n24; bầu cử, các cuộc
(Hoa Kỳ kể từ 2000), 79, 199–202,
Lakner, Christoph, 16, 18, 121, 122,
204, 262n34; Chile (1850–1970) và,
184, 185
84–85; chu kỳ Kuznets và, 86; các
lạm phát, 43, 64, 218 lực kinh tế và, 86–87; Tây Ban Nha
và, 89; châu Phi và, 173; Trung Quốc
Landes, David, 251n40 và, 178–180; toàn cầu hóa và, 217;
Liên Âu (EU) và, 262n38. Xem cả chủ
lao động: toàn cầu hóa và, 18, 87, 106,
nghĩa cộng sản; dân chủ; chính trị;
143, 192, 207–208, 215, 223–226,
chủ nghĩa xã hội
230–232; có giáo dục hơn, 53; sự
khan hiếm của, 63; chuyển từ nông

285
lực kinh tế, các: thời kỳ tiền-công Meadows, Donella H., 157
nghiệp và, 69; chu kỳ Kuznets và,
72–73; các lực chính trị và, 73–74, media (các phương tiện truyền thông),
86–87; Chile (1850–1970) và, 84– 202
85; san bằng (leveling) thế kỷ thứ Mendershausen, Horst, 248n22
hai mươi và, 93–94; Kuznets nói về,
98; khung khổ xã hội và, 99, 102; Mesarovic, Mihajlo, 257n3
1950–1980, 102. Xem cả vốn; Cách
Milanovic, Branko, 16, 18, 52, 121,
mạng Công nghiệp và công nghiệp
122, 253n3, 261n30
hóa; lao động; tiến bộ công nghệ
thiên vị-kỹ năng Miller, David, 255n19
lực lành tính/ác tính, các: mô tả, 4–5, mở rộng thị trường, 95–96
55–57; các chu kỳ Kuznets và, 53–
54, 86, 98–99, 113; San phẳng Lớn, Moellendorf, Darrel, 142
sự, (Great Leveling) và, 97–103; các
mối quan tâm môi trường, các, 232–
tiên đoán và, 163; sự hội tụ thu nhập
233, 234, 263n9
và, 163–164; nhà nước phúc lợi và,
246n8; toàn cầu hóa và, 251n41. Moraga, Jesús Fernández-Huertas,
Xem cả các sự kiện thảm họa; dịch 255n16
bệnh; các lực chính trị; chiến tranh
Morrisson, Christian, 119, 121, 253n2
lực nhân khẩu học, các, 248n23. Xem
cả tuổi và sự già đi; hôn nhân; di cư; mức [chỉ] đủ sống, 50, 52–53, 65, 67–
dân số, toàn cầu và quốc gia 68, 69, 84, 246n6

Lula da Silva, Luiz Inácio, 81 mức giá, 14–15, 17, 173, 242n11,
244n24. Xem cả PPP (purchasing
lương hưu, hưu bổng, 101, 207 power parity), các tỷ giá hối đoái
Luxemburg, Rosa, 96 Myrdal, Gunnar, 20–21
Maddison, Angus, 119, 247n13, 253n3 “năm chuẩn,” 14
mãi dâm, 228–229 năng suất: sự tiến bộ công nghệ và, 55;
San bằng Lớn xã hội chủ nghĩa và,
Malthusian, những cân nhắc, 50, 51
101; tiến bộ công nghệ thiên vị-kỹ
Mansholt, Sicco, 257n4 năng-thấp và, 115–116; việc làm có
thể mở rộng và, 223–226, 263nn5,7;
Marshall, Alfred, 158 tiền-công nghiệp, 247n15; khu vực
dịch vụ Mỹ và, 253n52
Marx, Karl, và chủ nghĩa Marx: bất
bình đẳng thiên vị-địa điểm và, 5, Nash, trò chơi cân bằng, 106
129; các thế kỷ thứ hai mươi-thứ hai
mươi mốt và, 5; về sự bành trướng Nefedov, Sergey, 247n17
nước ngoài, 96; về chiến tranh, 97;
Neiman, Brent, 181
các chính sách duy ý chí và, 102; về
sản xuất Roman (La mã), 111; về nền kinh tế thị trường mới nổi, các, 29
công nghệ, 156; về sức mạnh giai
cấp trung lưu, 197; về giai cấp hữu nền kinh tế, các, các đặc tính chính của,
sản, 199; về ý thức sai lầm, 201; về 246n12
tiêu dùng, 251n39; về chủ nghĩa New Deal, 72, 98
thực dân, 254n13
Ngày Lao động Quốc tế, 86
Mauro, Paolo, 174–175
nghề, các, 84, 103, 140, 263n5. Xem cả
McClelland, Robert, 207 khu vực tài chính; khu vực công
McGuire, Martin C., 96 nghiệp; khu vực dịch vụ

McMillan, Margaret, 109 người ghèo hơn, những: bỏ sót khỏi dữ


liệu và, 16; đánh giá thấp về, 16; thời

286
kỳ toàn cầu hóa cao và, 20; các số đo người thuộc một-phần trăm, các. Xem
tuyệt đối và, 28–29; ngưỡng nghèo, người giàu và tiền
43; thời kỳ tiền-công nghiệp và, 50;
sự tiến bộ công nghệ và, 55; di cư và, nhà nước pháp quyền, xem luật trị
152; công bằng và, 184; chính trị và, nhà ở, 260n20
189–190, 194; dân chủ và, 194, 200;
ý thức sai lầm và, 201–202; tính di “nhỏ là đẹp,” 157
động xã hội và, 202; thành tích sinh
những năm 1970–những năm 1980, 6,
viên Hoa Kỳ và, 260n24. Xem cả tính
11, 18, 22–23, 24, 157, 246n10
di động hướng lên
nóng lên toàn cầu, 232–233
người giàu và tiền, những, (kể cả
những người thuộc một-phần nông nghiệp, 70, 93, 99, 101. Xem cả
trăm): chế độ chính trị và, 7; 1988– vùng nông thôn
2008, 10–11, 22, 23, 24, 26, 36–41;
không tham gia vào các khảo sát và, nước giàu, các (các nền kinh tế tiên
16; đánh giá thấp về, 16; thời kỳ tiến): giai cấp trung lưu và, 7, 132;
toàn cầu hóa cao và, 21–22; các số các khảo sát hàng năm và, 14; tiêu
đo tuyệt đối và, 28–29; 2008–2011, chuẩn sống và, 15; thời kỳ toàn cầu
36–41; phần của dân số quốc gia, hóa cao và, 19–20, 21; giai cấp trung
37–39; phần của thu nhập/của cải lưu thấp và, 20; số những người giàu
toàn cầu, (2000, 2010), 37–41; thu và, 22; các số đo tuyệt đối và, 27, 28;
nhập thị trường versus khả dụng và, 2008–2011, 31, 36; khủng hoảng tài
38–39; đánh giá thấp về thu nhập chính và, 32; những người thuộc
của, 40, 122–123, 243n18; phần của một-phần trăm từ, 37; của cải ròng
giai cấp trung lưu toàn cầu versus (thuần) và, 39, 244n19; giả thuyết
của những người giàu, 40–41; chiến Kuznets và, 46–47; Piketty về, 48;
tranh và, 64; các lực kinh tế và, 87; chiến tranh và, 53; những năm 1980
Chiến tranh Thế giới và, 94, 97; quốc và, 54–55; bệnh tật và, 57; 1995–
hữu hóa và, 100–101; chính sách và, 2015, 78; chu kỳ Kuznets và, 87,
103, 194, 261n28; các hạt Hoa Kỳ 113–117, 162; mật độ công đoàn,
của, 115; bất bình đẳng giữa các 104–106; so sánh với giai cấp trung
nước và, 123; bất bình đẳng thiên vị- lưu Á châu, 123; di cư và, 150–151;
địa điểm và, 125, 127; quyền sở hữu 1980, 2000, 165; thay thế lao động
vốn và, 183–184, 260n19; thu nhập bởi vốn và, 181–182; toàn cầu
lao động và, 184, 260n22; thu nhập hóa/giai cấp trung lưu và, 214–217;
lao động (1979 và sau đó), 184–188, ngang, 226–230; lao động toàn cầu
216, 260n22; hôn nhân và, 188– hóa và, 230–231; tương lai của,
189; dân chủ và, 194, 200–203; tiêu 232–234; cân bằng sinh thái và, 234;
dùng và, 197; các dịch vụ xã hội và, những người thuộc một-phần trăm,
197, 199, 261n30; 5 phần trăm đỉnh 242n10; các lực xã hội và, 248n23;
Hoa Kỳ, 197; các nền dân chủ Tây giờ làm việc trên người trên năm và,
phương lựa chọn (1980–2010), 255n20. Xem cả sự hội tụ thu nhập
197; toàn cầu hóa và, 215; sự tăng toàn cầu; bất bình đẳng giữa các
trưởng và, 232; biến đổi khí hậu và, nước; bất bình đẳng bên trong các
233; các nước giàu và, 242n10; các nước; những người giàu và tiền; của
khảo sát hộ gia đình và, 243n15; các cải; các chế độ phúc lợi
nước WENAO và, 243n16; Chiến
nước nghèo hơn, các: thế kỷ thứ hai
tranh Thế giới II và, 249n32; Liên Xô
mươi mốt và hai mươi hai và, 7,
và, 250n33; thành tích sinh viên Mỹ,
232–234; tiêu dùng và, 12; khảo sát
260n24; tỷ lệ tăng trưởng tương lai
hàng năm và, 14; mức giás và, 14–
và, 261n30; tài trợ các dịch vụ xã hội
15; tiêu chuẩn sống và, 15; Western
và, 261n30. Xem cả các tỷ phú; vốn;
thu nhậps và, 21; các số đo tuyệt đối
chủ nghĩa tư bản; chế độ tài phiệt;
và, 27, 28; thu nhập trung bình đình
các nước giàu; những người giàu và
trệ và, 57; bất bình đẳng thiên vị-địa
tiền; của cải
điểm và, 127; phân bố công bằng và,
người lao động tạm thời, những, 152 139–140; di cư và, 147–148, 149,

287
151; hội tụ kinh tế và, 162; chu kỳ PPP (purchasing power parity-ngang
Kuznets và, 162; toàn cầu hóa và, sức mua) các tỷ giá hối đoái, 15–16,
165; các khoản chuyển giao và, 17, 18, 33–34, 121, 244n24
255n19; giáo dục và, 256n21; giờ
làm việc trên người trên năm và, Prados de la Escosura, Leandro, 59,
256n21; sự thay đổi công nghệ và, 62, 63, 81
258n7. Xem cả sự hội tụ thu nhập; Pritchett, Lant, 148, 149, 153, 237–
bất bình đẳng giữa các nước; bất 238, 262n42
bình đẳng bên trong các nước; mức
đủ sống Prokopovitch, Sergey N., 245n1

Olson, Mancur, 96 Proust, Marcel, 6

Page, Benjamin I., 163, 189 quá trình hòa bình, các, 103

Pamuk, Şevket, 63 quan hệ xã hội (social connectedness),


143, 215–216, 256n23, 262n1
Pareto, Vilfredo, 250n38
quản trị toàn cầu, 1–2, 9, 230–231.
patent, các quyền, 258n7 Xem cả dân chủ
Pestel, Eduard, 257n3 quốc hữu hóa, 100
phân bố. Xem định lý Coase; các chế độ quy tắc kẻ thắng-ăn-cả, 223–226
phúc lợi
quyền lực chính trị, 102, 103, 179,
phần thưởng tư cách công dân, 180, 181, 218. Xem cả chế độ tài
citizenship premium (bất bình đẳng phiệt; chính trị
dựa vào vị trí versus giai cấp), 5,
125–137, 143, 254n10. Xem cả di cư Rawls, John, 139–140, 141, 142, 230,
255n18
phát minh, các, 69
Reagan-Thatcher, cuộc cách mạng, 20,
phi thực dân hóa, 100 54, 87, 159
phi toàn cầu hóa, 192 rent (tô, tiền thuê), 65–66, 69, 77, 103,
Phổ và Saxony, 245n1 106, 114–115, 124, 140, 246n12

phụ nữ, 112, 188–189. Xem cả giới; Reshef, Ariell, 252n50


hôn nhân Ricardo, David, 64, 239
Pigou, Arthur, 260n23 Robinson, James, 102
Piketty, Thomas: lý thuyết của, 47–50; robot, 181–182, 252n49
về chiến tranh, 64, 94, 97–98,
250n36; về on San bằng Lớn, 97; về Rodríguez Weber, Javier, 82, 84,
thu nhập vốn, 107, 182; về những 249n31
người thuộc một-phần trăm, 184; về
Rosen, Sherwin, 263n5
thuế thừa kế, 221; về bình đẳng hình
thức, 227; bất bình đẳng trạng thái- Rosenzweig, Mark R., 256n21
dừng cực đại và, 245n4; về giả
thuyết Kuznets, 250n36; về các Ryckbosch, Wouter, 65, 69
trường elite, 263n4; về phát thải
Saez, Emmanuel, 184
CO2, 263n9
Şahin, Ayşegül, 182
Plotnick, Robert, 71
Sahota, Gian S., 245n2
Pogge, Thomas, 142
Sakharov, Andrei, 157
Polak, Ben, 74
Samuelson, Paul, 153
Posner, Eric, 152

288
San bằng Lớn (Great Leveling): các lực tái phân phối, chính phủ, 107, 114,
lành tính/ác tính và, 53, 97–103; 222. Xem cả thuế; các chế độ phúc
Chile và, 84–85; Chiến tranh Thế lợi
giới I và, 97–99, 102–103; giả thuyết
Kuznets và, 99; chủ nghĩa xã hội và, tài sản nước ngoài, 241n2
100–102; giáo dục/tái phân phối và, tài sản tài chính, 184, 221, 260n21
222. Xem cả chủ nghĩa xã hội; Chiến
tranh Thế giới I tài sản: thu nhập từ, 48, 64, 100; San
bằng Lớn xã hội chủ nghĩa và, 101;
sản xuất vũ khí (Hoa Kỳ 1970–2000), chu kỳ Kuznets và, 111; các quyền
197 đối với, 111, 138–139; quyền sở hữu
sản xuất, 112, 116, 181–182, 251n39 rộng hơn của, 221. Xem cả tỷ lệ lao
động/đất
Sauvy, Alfred, 258n4
Taleb, Nassim, 159, 223, 225
Say, Jean-Baptiste, 256n27
Tan, Kok-Chor, 203, 256n26
Scheidel, Walter, 67
thay đổi công nghệ: bất bình đẳng bên
Schiavone, Aldo, 111 trong các nước và, 23; thời kỳ tiền-
công nghiệp và, 70; thiên vị-vốn, 75;
Schumacher, Ernest F., 157 chu kỳ Kuznets và, 93; san bằng lớn
Seawright, Jason, 163 xã hội chủ nghĩa và, 101, 102; Liên
Xô và, 102, 156; làn sóng Kuznets
Segal, Paul, 254n10 thứ hai hướng lên và, 103; giai cấp
trung lưu toàn cầu, và, 110; chuyển
Shachar, Ayelet, 143, 256n23
lao động sang dịch vụ và, 112; rent
siêu giàu có. Xem các tỷ phú và, 114–115; nội sinh, 116; Hoa Kỳ
và, 156; Trung Quốc versus Hoa Kỳ
siêu-giàu có. Xem các tỷ phú (2013), 191; toàn cầu hóa và, 217,
252n49; việc làm có thể mở rộng và,
siêu-lạm phát, 218
223, 225, 263nn5,7; các nước nghèo
Singer, Peter, 142 hơn và, 258n7. Xem cả Cách mạng
Công nghiệp và công nghiệp hóa;
Slaughter, Matthew J., 252n49 tiến bộ công nghệ thiên vị-kỹ năng
Smith, Adam, 142, 246n11 thế kỷ thứ hai mươi mốt và thế kỷ hai
Smolensky, Eugene, 71 mươi hai, 155–211, 174–175, 212–
239; bất bình đẳng thiên vị-địa điểm
sở hữu đất, 167, 218 và, 5, 131–132, 143; tiên đoán và, 5–
6, 174–175; bất bình đẳng bên
Solow, Robert, 106 trong-các quốc gia và, 7; giảm bất
Stakhanov, Aleksei, 101 bình đẳng toàn cầu một cách hòa
bình và, 103; tiên đoán sai lầm và,
sự kiện kỳ dị (singular), các, 159 155–161; các kịch bản khả dĩ, 159–
161; chu kỳ Kuznets và, 161–164; sự
Sự kiện thảm họa, các, 21, 56, 57, 62– hội tụ thu nhập và, 165–191; Hoa Kỳ
65, 69, 98. Xem cả dịch bệnh; chiến và, 180–191; chế độ tài phiệt và chủ
tranh nghĩa dân túy và, 192–211; sự tăng
sức mạnh kinh tế, 102 trưởng kinh tế và, 232–234,
258nn10–11,13
sức mạnh quân sự, 250n33,
251nn40,41 thế kỷ thứ hai mươi và thế kỷ hai mươi
mốt, 158, 190–191; bất bình đẳng
Sumarto, Sudarno, 262n42 bên trong các nước và, 48–49; chu
kỳ Kuznets và, 50; các nước giàu và,
Suryahadi, Asep, 262n42
53; Hoa Kỳ so với bất bình đẳng toàn
Swagel, Phillip, 252n49 cầu, 124–125; bất bình đẳng toàn
cầu và, 174–175; Trung Quốc

289
(2013), 259n15. Xem cả toàn cầu 69, 98; ranh giới của, 58; giả thuyết
hóa; thời kỳ toàn cầu hóa cao Kuznets và, 59–61, 70–73; Tây Ban
(1988–2008) Nha (1326–1842), 60; dịch hạch và,
62–64, 247n16, 247n18; Italy và các
thế kỷ thứ hai mươi: chủ nghĩa tư bản Nước Thấp (Hà Lan, Bỉ), 62–63, 65,
và, 48–50; các lực hạn chế bất bình 247n16; sự tăng bất bình đẳng và,
đẳng, 80–81, 93–103; ~ ngắn, 100; 65–66, 69–70; output (đầu ra, sản
đầu ~, 241n2. Xem cả San bằng Lớn; lượng) trên đầu người và, 247n15
Chiến tranh Thế giới I
thời kỳ toàn cầu hóa cao (1988–2008):
thế kỷ thứ mười chín: so với cuối-thế Trung Quốc và, 3, 6, 11, 18, 19, 122,
kỷ thứ hai mươi mốt, 5; chiến tranh 123; 1988–1993, 3, 253n4; châu Á
Napoleonic và, 62, 80; thị trường và, và, 19, 20–21; phân bố dân số toàn
95; bất bình đẳng giữa các nước và, cầu 1988 và 2011, 32–35; siêu giàu
119–120; bất bình đẳng toàn cầu và có (1987 và 2013) và, 44–45; các
Hoa Kỳ, 124; bất bình đẳng ngang nguồn dữ liệu, 120–121; định lý
và, 225–226; nghiên cứu bất bình Coase và, 137–139; Nga và, 165; sự
đẳng, 253n3. Xem cả chủ nghĩa thực hội tụ thu nhập và, 165–166. Xem cả
dân; chủ nghĩa đế quốc; Cách mạng các tỷ phú; toàn cầu hóa; sự hội tụ
Công nghiệp và công nghiệp hóa thu nhập toàn cầu; bất bình đẳng
Theil, các số đo, 126, 128, 254n10 giữa các nước; giai cấp trung lưu
toàn cầu; di cư; các nước nghèo hơn;
Therborn, Göran, 226–227 các nước giàu (các nền kinh tế tiên
tiến); các thế kỷ thứ hai mươi và hai
thị trường “ngoại vi”, các, 18
mươi mốt
thiên đường thuế, các 16, 218
thu nhập hộ gia đình trên đầu người,
thỏa dụng, độ (utility), cá nhân, 28–29 định nghĩa, 241n1

thời đại “Lao động Mới”, 54 thu nhập thị trường (trước-thuế và
trước-chuyển giao), 38–39, 107–
thời đại “người Dân chủ mới”, 54 109, 218, 219–221,
thời kỳ 1970–2013, 169–170, 219–221 thu nhập trước-chuyển giao và trước-
thuế. Xem thu nhập thị trường
thời kỳ 1975–2015 (Trung Quốc), 176–
180 thu nhập: sai số và các sự khác nhau,
5–6, 16, 258n8; các nguồn dữ liệu và
thời kỳ 1980 và sau đó, 4, 54–55, 71–
các số đo, 12–18, 25–26, 27–29, 37–
72, 91, 92–93
38, 123, 176–177, 237, 247n13,
thời kỳ 1988–2008. Xem thời kỳ toàn 249n32, 249nn28,32, 255n16,
cầu hóa cao 258n8; trung vị, 19, 36, 242n4; trần,
24–25; khả dụng, 25–26, 38–39,
thời kỳ 1988–2011, 118–119. Xem cả 107–109, 197, 219–221; thị trường
các thế kỷ thứ hai mươi mốt và hai (trước-thuế và trước-chuyển giao),
mươi hai 38–39, 107–109, 218, 219–221;
thời kỳ 2008–2011: Trung Quốc và, GDP toàn cầu, 44, 244n26; đủ sống,
30–31, 33–34; dân số theo mức thu 50–53, 69–70; trung bình đình trệ,
nhập, 32–33; những người thuộc 55, 58, 59–65, 59–70, 70; trung bình
một-phần trăm, 36–41 tăng lên, 70–91, 91–92; nguyên lý
tối đa hóa, 147, 148–149; bình đẳng
thời kỳ 2011–2013 (Trung Quốc), 32, sống còn versus, 226–230; GNP và,
33–35, 259n15 237; như số đo, 244n1; phần thưởng
(premium), 255n16; tham gia bỏ
thời kỳ tiền-công nghiệp: Piketty và, phiếu và, 262n34. Xem cả vốn, thu
48–49; chu kỳ Kuznets và, 50–51, nhập từ; thời kỳ toàn cầu hóa cao và
58, 76, 98; các nước giàu và, 53; các các thời kỳ khác; sự hội tụ thu nhập
lực lành tính/ác tính và, 55–57; các (toàn cầu); bất bình đẳng giữa các
sự kiện thảm họa và, 56, 57, 62–65, nước; “đường giới hạn khả năng bất

290
bình đẳng”; bất bình đẳng bên trong tô (land rent) và, 59–61; bệnh tật và,
các nước; chu kỳ (làn sóng) Kuznets; 63; dịch hạch và, 64, 248n18; chiến
các nước cụ thể tranh và, 64; tỷ lệ lợi nhuận-tiền
lwong, 69; tỷ suất lợi tức trên vốn,
thừa hưởng, sự, các khoản 69; di cư và, 74–75, 153; Anh (thế kỷ
(endowments), 218, 220–222 thứ mười chín), 75, 129–130,
thừa kế, 186–187, 219, 221, 250n36 249n26; san bằng (leveling) thế kỷ
thứ hai mươi và, 79; Brazil và, 82;
thức ăn, thực phẩm, 12 Chile và, 82, 84; tỷ lệ đất/lao động
và, 84; quốc hữu hóa và, 100; san
thuế: các thế kỷ thứ hai mươi mốt và
bằng lớn xã hội chủ nghĩa và, 101;
hai mươi hai và, 7; các nguồn dữ
phần lên của chu kỳ Kuznets và,
liệu, 12; đường hình dấu ngã và, 23;
103–104; định mức trả lương đạo
thu nhập trước-thuế, 37–38; thu
đức, 109; toàn cầu hóa và, 109–110,
nhập sau thuế, 38–39; các nước giàu
214, 215, 223–226, 252n49; sự quá
(1918–1980) và, 48; những năm
xác định (overdetermination) của
1980 và, 54–55; chiến tranh và, 64,
các sự giải thích, 109–110; hội tụ
97, 250n35; 1980 và sau đó, 72; Hà
toàn cầu của, 115; cố gắng và, 140;
Lan thời kỳ tiền-công nghiệp và, 77;
những người lao động không có giấy
san bằng (leveling) thế kỷ thứ hai
tờ và, 153; các thế kỷ thứ hai mươi
mươi và, 94; San bằng Lớn và, 98;
mốt và hai mươi hai và, 163; khu
sức mạnh mặc cả vốn/lao động và,
vực công nghiệp, 178, 259n17; của
106; Hoa Kỳ, 107, 181; chu kỳ
cải và, 215; các triều đại chính trị và,
Kuznets và, 111, 113–114; toàn cầu
215–216; bất bình đẳng sống còn
hóa và, 112, 217–218; những người
(existential) và, 226–230; giới
di cư và, 152, 206, 262n41; tài sản
(OECD) và, 227, 263n8; thay đổi
tài chính và, 221; chủ nghĩa dân tộc
công nghệ và, 252n49; tỷ lệ GDP (thế
phương pháp luận và, 237; vốn di
kỷ thứ mười chín), 253n3; giáo dục
động và, 246n11. Xem cả thu nhập
và, 256n21, 263n3; bất bình đẳng
thị trường; tái phân phối, chính phủ;
liên ngành, 259n17; khu vực tư
chuyển giao xã hội; các chế độ phúc
nhân và, 259n17. Xem cả chủ nghĩa
lợi
tư bản; bất bình đẳng cơ hội; lao
thương mại, 1, 24, 75, 148–149, 211 động; việc làm có thể mở rộng; tiến
bộ công nghệ thiên vị-kỹ năng; chủ
tiến bộ công nghệ thiên vị-kỹ năng: nghĩa xã hội
giáo dục và, 47, 114, 256n21; tiền
lương và, 47, 54, 252n49, 256n21; tiền tệ, 14–15, 236, 239, 244n24,
những năm 1980 và, 54; kỹ năng 263n9, 263n11
thấp và, 55, 115–116, 178, 253n52;
tiền, 14–15, 236, 239. Xem cả những
hôn nhân và, 109; toàn cầu hóa và,
người giàu và tiền
109–112, 215; các thế kỷ thứ hai
mươi mốt và hai mươi hai và, 163; tiết kiệm theo quy mô, 13
Trung Quốc và, 178
tiêu chuẩn sống (standards of living),
tiên đoán, 5–6, 21, 28, 155–161, 14–15
257n1. Xem cả các thế kỷ thứ hai
mươi mốt và hai mươi hai tiêu dùng: các nguồn dữ liệu, 12–13,
16; các sự khác nhau về dữ liệu và,
tiền lương khu vực công nghiệp, 178, 16; các nước giàu và, 39, 197; cầu
259n17 lao động và, 64; “phân bố sai về sức
mạnh tiêu dùng” và, 96; giai cấp
tiền lương: Trung Quốc và, 36, 177,
trung lưu và, 195, 197; biến đổi khí
259n18; Hoa Kỳ, 36, 103–104, 106–
hậu và, 233; như số đo, 244n21;
107, 109, 181; tiến bộ công nghệ
Marx nói về, 251n39. Xem cả việc
thiên vị-kỹ năng và, 47, 252n49;
làm có thể mở rộng
những người giàu và, 48, 115, 214,
216, 260n22; chủ nghĩa tư bản và, Tinbergen, Jan, 47, 94, 116, 157, 178,
51, 186; những năm 1980 và, 54; địa 215

291
Tính di động hướng lên, 202–204, tuổi và dân số già đi, 6, 55, 94, 207,
261n32 248n23
tính di động xã hội, 202–203 tương lai. Xem tiên đoán; các thế kỷ
thứ hai mươi mốt và hai mươi hai
tổ hợp quân sự-công nghiệp, 163
Tự-quyết, 255n19
toàn cầu hóa: lao động và, 18, 87, 106,
143, 207–208, 215, 223–226, 230– Turchin, Peter, 247n17
232; các tác động mập mờ và, 29–
30; 2008–2011 và, 30; siêu-giàu và, tỷ giá hối đoái ngang sức mua (PPP),
42–43; giai cấp trung lưu và, 45, 15, 17, 18
132, 214–217; chế độ tài phiệt và, tỷ lệ đất/lao động, 124
45, 214; những năm 1980 và, 54;
chủ nghĩa tư bản và, 55; thời đại tỷ lệ địa tô (land rent)/tiền lương, 59–
Chiến tranh Thế giới I và, 98; vốn và, 61, 63, 64
106, 138–139, 165, 204; tiền lương
tỷ lệ lao động/đất, 84, 124
và, 109–110, 115, 214, 215, 223–
226, 252n49; đánh thuế và, 113; bất tỷ phú, các, (người siêu-giàu): khủng
bình đẳng giữa các nước và, 137– hoảng tài chính và, 37; của cải và, 39,
139; luật trị (rule of law) và, 137– 250n37; 1987–2013, 41–45; định
139, 238; các lực lành tính/ác tính nghĩa, 44; phần của GDP toàn cầu,
và, 163, 251n41; nhà nước phúc lợi 44–45, 244nn25,26; các khảo sát hộ
và, 207, 217–222; dân chủ và, 210; gia đình và, 243n15; giá, toàn cầu,
dân chủ/chủ nghĩa dân túy và, 210; và, 244n24. Xem cả chế độ tài phiệt;
sự hội tụ kinh tế và, 212–213; bất những người giàu và tiền (kể cả
bình đẳng ngang và, 226–230; những người thuộc một-phần
tương lai và, 232–234; sự tăng trăm); của cải
trưởng kinh tế thế kỷ thứ hai mươi
mốt và, 232–234; kinh tế học (môn) tỷ, ý nghĩa của, 42
và, 234–239; giá trị/văn hóa gia
van Zanden, Jan Luiten, 69, 74, 80,
đình và, 262n43. Xem cả chủ nghĩa
247n13, 253n3
thực dân; thời kỳ toàn cầu hóa cao
(1988–2008); sự hội tụ thu nhập; vàng chảy vào, 51
bất bình đẳng thiên vị-địa điểm
(phần thưởng tư cách công dân); di Vecchi, Giovanni, 249n28
cư; đường hình dấu ngã; sự thay đổi Večernik, Jiři, 101
công nghệ; các thế kỷ thứ hai mươi
và hai mươi mốt việc làm có thể mở rộng, 223–226,
263nn5,7
Todd, Emmanuel, 262n43
viện trợ nước ngoài, 255n18
Tổng Sản phẩm Quốc gia, xem GNP
vốn, tư bản (capital): bất bình đẳng
TOP (Techology [công nghệ], bên trong các nước và, 7, 183, 190;
Openness [mở cửa], Policy [chính những năm 1980 và, 54–55; tính di
sách]), 110, 112, 113 động của, 55, 113–114, 138–139,
tư cách công dân: bình đẳng cơ hội và, 218, 246n11; Chiến tranh Thế giới
139–143; di cư và, 147, 210; kỳ thị và, 64, 87, 94, 98; tỷ suất lợi tức
và, 150–152, 154; các quyền, 151– (rate of return) trên, 69, 70; thu
152; Pháp và, 205; toàn cầu hóa và, nhập từ, 74, 107, 179, 181, 186–187,
210, 231; chủ nghĩa dân tộc phương 190, 216–217, 259nn18,19; sự thay
pháp luận và, 237–238 đổi công nghệ và, 75; thay thế lao
động bởi, 93, 109–110, 181–182;
tự do (freedom), 147 quốc hữu hóa of, 99; chủ nghĩa xã
hội và, 101, 260n23; toàn cầu hóa
tư nhân hóa, luật trị (rule of law) và,
và, 106, 138–139, 165, 204; quyền
137–138
lực versus lao động, 106, 182; quyền
tự quyết quốc gia, 139–142 di chuyển và, 147; những người

292
thuộc một-phần trăm và, 183–184, Wolf, Martin, 251n41
260n19; giáo dục và, 186–187, 216,
221–222. Xem cả tài sản; rent (tô, Wolff, Edward, 183–184
tiền thuê); những người giàu và tiền Wolters, Maik, 257n1
Vries, Peer, 130 World Bank, dữ liệu, 13, 123, 258n8
vùng đô thị: so với vùng nông thôn, 19, World Development Indicators,
57, 70, 93, 176, 241n3, 242n11; 258n8
2008–2011, 30–31, 33; Trung quốc,
35–36, 178, 241n3, 242n11; Trung Xã hội của các Dân tộc (Society of
quốc so với Hoa Kỳ, 35–36; các Peoples), 255n18
thuộc địa và, 95; các nguồn dữ liệu
xã hội dân chủ, 98
Trung quốc và, 176. Xem cả chế tác;
đô thị hóa “xã hội mới,” 257n2
vùng nông thôn: Trung quốc, 19, 30– xã hội tiên tiến về công nghệ, các 91–
31, 35–36, 167, 176, 178, 241n3, 92
242n11; so với đô thị, 19, 57, 70, 93,
176, 241n3, 242n11; những người xuất khẩu, tài sản nước ngoài, di cư
nhập cư Mỹ và, 136. Xem cả nông trong năm 1913, 241n2
nghiệp
xuất khẩu, 24, 62, 143, 173, 235, 236–
Washington, Đồng thuận, 157 237, 241n2

Weyl, Glen, 152 ý chí luận chính trị, 74, 248n24

Wieland, Volker, 257n1 ý chí tự do (free will), 21, 142

Williamson, Jeffrey G., 52, 71, 74, ý thức sai lầm, 114, 200, 201–202, 217
254n7
Zhang, Wenjie, 177–178, 259n17
Williamson, tỷ lệ, 249n28
Zucman, Gabriel, 237, 244nn22–23

293

You might also like