You are on page 1of 31

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH CUỐI KỲ

BỘ MÔN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG P1

Nhóm 2 - Lớp HP: 22C1BUS50300902

Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm bia của Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải
khát Sài Gòn

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Dũng

TP Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 12 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Họ và tên MSSV Email Phân công công việc Mức độ
đóng góp

Đặng Duy Sơn 31201026866 sondang.31201026866@s - Source 100%


(Nhóm trưởng) t.ueh.edu.vn - Return
- Đề xuất giải pháp
- Kết luận

Đào Thái Bảo 31201026875 baodao.31201026875@st. - Tóm lược 100%


ueh.edu.vn - Vẽ sơ đồ và mô tả
quy trình chuỗi
cung ứng
- Delivery

Nguyễn Phù Vinh 31191026915 vinhnguyen.31191026915 - Giới thiệu doanh 100%


@st.ueh.edu.vn nghiệp và sơ lược
bối cảnh ngành
- Make

Phạm Thanh Ngân 31201027187 nganpham.31201021722 - Bổ sung phần giới 100%


@st.ueh.edu.vn thiệu doanh nghiệp
và sơ lược bối
cảnh ngành
- Plan
- Đề xuất giải pháp
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC
Bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển, cùng với việc mở ra và phát triển các ngành nghề mới
thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu có sự phân cực và cạnh tranh ngày càng quyết liệt
và gay gắt hơn. Gần đây tại thị trường Việt Nam bắt đầu phát triển ngành Quản trị chuỗi cung
ứng - một ngành không còn xa lạ gì với hầu hết các nước đã và đang phát triển trên thế giới. Do
đó mà việc nhận thức, phát hiện những tiềm năng phát triển cũng như những vấn đề khó khăn,
những thực trạng chưa tốt trong lĩnh vực chuỗi cung ứng này các doanh nghiệp chưa thấy rõ,
khai thác và giải quyết triệt để. Bởi vì thực tế thực tế, quản lý chuỗi cung ứng ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng tiếp cận thị trường, chiếm lĩnh thị trường và lòng tin của khách hàng đối với một
doanh nghiệp. Nếu quản lý tốt chuỗi cung ứng, công ty không chỉ có thể thu được lợi nhuận lớn
mà còn có thể vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Ở bài báo cáo này, nhóm đã chọn nhóm ngành sản xuất bia, và công ty tiêu biểu để làm rõ tính
cấp thiết của vấn đề cung ứng đó là Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (
SABECO). Bởi vì SABECO là thương hiệu mang tính biểu tượng và tự hào của Việt Nam, là
một công ty điển hình mang giá trị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bia, rượu và nước giải khát.
Một điều làm nên được sự thành công này là nhờ việc tích hợp, tự động hóa quản lý chuỗi cung
ứng của công ty, mang lại nguồn nguyên vật liệu tốt nhất cho quá trình sản xuất, đáp ứng kịp thời
nhu cầu sử dụng các sản phẩm của công ty ngày một tăng lên, tuy nhiên điều này cũng khiến
mang một số bất lợi đến chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, liên quan đến vấn đề tồn kho. Do đó
dự án cuối kỳ này mang tên “ Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm bia của Tổng công ty Bia -
Rượu - Nước giải khát Sài Gòn”. Dự án là hệ thống những lý luận cơ bản về chuỗi cung ứng
nhằm đánh giá được thực trạng sản xuất kinh doanh và quy trình quản trị chuỗi cung ứng bia tại
Sabeco từ đó đề ra những giải pháp nhằm hướng công ty đến sự hoàn thiện hơn trong công tác
quản trị chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp.
Nội dung chính và ý nghĩa của bài báo cáo này chủ yếu làm rõ quy trình quản lý và hoạt động
chuỗi cung ứng nội địa của doanh nghiệp với độ bao quát cao bằng cách thu thập và phân tích
các dữ liệu mới và chuẩn xác nhất liên quan đến đề tài mà nhóm tìm hiểu được. Đồng thời cũng
áp dụng các kiến thức, tài liệu bộ môn Quản trị chuỗi cung ứng để từ đó có thể nhìn thấy những
ưu và nhược điểm trong chuỗi cung ứng này, chọn lọc các yếu tố hay để tạo ra cái nhìn tổng quát
hơn cho việc phát triển chuỗi cung ứng. Mặt khác cũng đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp
để khắc phục các lỗi, các nhược điểm của chuỗi cung ứng để ngày doanh nghiệp ngày một hoàn
thiện hơn trong việc phát triển công ty.
I. Giới thiệu về doanh nghiệp và sơ lược về bối cảnh ngành mà SABECO đang tham
gia, cập nhật hết năm 2021
1. Giới thiệu về doanh nghiệp
Tổng quan về doanh nghiệp:

Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) có tiền thân là Nhà máy bia Sài Gòn
được thành lập năm 1977. Năm 2004, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty
mẹ-công ty con và chính thức cổ phần hóa, đổi tên thành Tổng công ty CP bia rượu nước giải
khát Sài Gòn (Sabeco) vào đầu năm 2008. Sabeco là thương hiệu mang tính biểu tượng và đáng
tự hào của Việt Nam trong lĩnh vực bia rượu và nước giải khát, trở thành một trong những
thương hiệu hàng đầu và có giá trị nhất nước ta.

Lịch sử hình thành của công ty :

Tiền thân của công ty là một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp Tại Đông
Dương, lập ra tại Sài Gòn vào năm 1875. Ba mươi lăm năm sau, năm 1910, xưởng phát triển
thành một nhà máy hoàn chỉnh, sản xuất bia, nước ngọt và nước đá.

● Giai đoạn 1977-1988

1/6/1977: công ty bia rượu miền Nam chính thức tiếp nhận và quản lí Nhà máy Bia Chợ Lớn từ
hãng BGI và hình thành nên Nhà máy Bia Sài Gòn rượu bia miền Nam. Năm 1988: nhà máy bia
Sài Gòn trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc xí nghiệp liên hiệp rượu bia NGK II

● Giai đoạn 1988-1993

1989-1993: hệ thống tiêu thụ với 20 chi nhánh trên cả nước. Sản phẩm của công ty bia Sài Gòn
đã có mặt tại Nhật, Úc, Mỹ, EU, Singapore, HongKong. Năm 1993 nhà máy bia Sài Gòn phát
triển thành Công ty bia Sài Gòn

● Giai đoạn 1994-1998

1994-1998: hệ thống tiêu thụ đạt 31 chi nhánh trên cả nước 1995 : Công ty bia Sài Gòn được
thành lập thành viên mới xí nghiệp vận tải. Năm 1996-1998 thành lập các công ty liên kết sản
xuất bia Sài Gòn với các thành viên: nhà máy bia Phú Yên và nhà máy bia Cần Thơ.
Đến năm 2008, công ty chính thức cổ phần hoá thành Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước
giải khát Sài Gòn và khánh thành Nhà máy Bia Sài Gòn - Củ Chi với công nghệ, máy móc hiện
đại bậc nhất Đông Nam Á. Đến năm 2016, SABECO đã chính thức được niêm yết trên Sở Giao
Dịch Chứng Khoán TP.Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là SAB.

Các sản phẩm của công ty:

Hiện nay, SABECO chủ yếu kinh doanh các dòng sản phẩm: Bia Sài Gòn Special, Bia Sài Gòn
Export, Bia Sài Gòn Lager, Bia 333, Bia Lạc Việt, Bia Sài Gòn Chill, Nước Giải Khát Chương
Dương. Các sản phẩm của SABECO chủ yếu được đựng trong chai thủy tinh với nhiều dung tích
khác nhau như: 610ml, 450ml, 330ml,... và dạng lon kim loại với dung tích 330ml.

Nguồn: https://www.sabeco.com.vn/san-pham

Quy mô công ty:

SABECO hiện có 26 nhà máy với tổng công suất sản xuất đạt trên 1,8 tỷ lít bia/năm. Năm 2021,
doanh thu của SABECO đạt 26.374 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.929 tỷ đồng. Do ảnh hưởng
bởi dịch bệnh COVID19, doanh thu và lợi nhuận có phần giảm so với năm trước tuy nhiên công
ty đã có những hoạt động giúp phục hồi, phát triển sau đại dịch và những hoạt động đó đã mang
đến những tín hiệu khả quan cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Doanh thu:
Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO - SAB) đã công bố Báo cáo
tài chính kiểm toán năm 2021. Theo đó, công ty ghi nhận doanh thu thuần cả năm đạt gần 26.374
tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 3.930 tỷ đồng, lần lượt bằng 94% và 80% so với thực hiện
trong năm 2020.

Kết quả kinh doanh của Sabeco (2016-2021)

Gần đây nhất, theo kết quả thực hiện quý III/2022, doanh thu thuần hợp nhất của SABECO đạt
8.635 tỷ đồng, tăng 102% (hơn gấp đôi) so với doanh thu thuần quý III/2021. Trong khoảng thời
gian này, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty đạt 1.395 tỷ đồng, tăng 196%
(gần 3 lần) so với cùng kỳ năm trước.

Đối thủ cạnh tranh:

Các đối thủ cạnh tranh của Sabeco bao gồm Heineken, Habeco, Carlsberg, Sapporo, AB InBev,
Bia Hạ Long, Bia Sài Gòn Bình Tây, Hương Sen.

2. Sơ lược bối cảnh ngành


Sơ lược về bối cảnh ngành
Sản xuất đồ uống là một ngành kinh tế - công nghệ có đóng góp quan trọng vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đồ uống nói chung và đồ uống có cồn nói riêng ngày càng được
sử dụng rộng rãi, nhất là trong bối cảnh thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được
nâng cao. Thưởng thức đồ uống có cồn cùng với những món ăn phong phú là điều không thể bỏ
qua của du khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Ngành nước giải khát đảm bảo ổn định thị
trường, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ, thương mại, đóng góp đáng kể vào
ngân sách quốc gia ước tính khoảng 60 nghìn tỷ đồng hàng năm, mang lại lợi ích cho hàng triệu
lao động sản xuất và thương mại, tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp, tiêu dùng trực tiếp, bao gồm
cung cấp nguyên, vật liệu phụ cho sản xuất, đóng gói, bao bì, vận chuyển, bảo quản, phân phối
và dịch vụ.

Nói riêng về bia thì thị trường bia của Việt Nam được đánh giá là thị trường rất tiềm năng. Việt
Nam xếp thứ 9 thế giới về lượng bia tiêu thụ với hơn 3,8 triệu kilô lít trong năm 2020, chiếm
2,2% toàn cầu…

Trong năm 2021, SSI nhận định thị trường bia sẽ tiếp tục đà phục hồi, song phải đến năm 2022
nhu cầu tiêu thụ bia mới có thể phục hồi hoàn toàn như thời điểm trước dịch COVID-19.
Trong đó, ông lớn ngành bia là Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, Mã:
SAB), được dự báo doanh thu năm 2021 sẽ phục hồi 22,1% so với mức thấp nhất năm 2020, với
giá bán trung bình tăng 2% do sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm.

Tình hình của thị trường bia sau đại dịch Covid 19

Với độ phủ lớn và đặc thù ngành, ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) nói chung và lĩnh vực bia
nói riêng rất nhạy cảm với những tác động mang tính diện rộng như dịch bệnh Covid-19.

Năm 2020: Thị trường này đã chịu tác động kép từ quy định phòng chống tác hại của rượu bia theo Nghị
định 100/2019 (có hiệu lực từ 1/1/2020) và dịch Covid-19. Cùng với các mặt hàng trong ngành F&B, nhu
cầu tiêu thụ bia đã bị ảnh hưởng tiêu cực với sản lượng tiêu thụ 3 quý đầu năm giảm lần lượt 3,6%; 22,9%
và 11,9% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2021: Tính riêng quý III, Tổng cục Thống kê cho biết tổng lượng sản xuất bia đã giảm 33% so với
cùng kỳ, với gần 100% lượng bia bị hạn chế phân phối trong tháng 8-9 tại TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh
phía Nam. Trong khi đó, Nielsen ước tính nhu cầu tiêu thụ bia đã giảm 42% trong quý này so với cùng kỳ.
Phải đến quý IV/2021, khi dịch bệnh cơ bản được khống chế và các hoạt động tiêu dùng trong nước dần
được khôi phục, ngành bia mới ghi nhận tăng trưởng dương trở lại.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng bia Việt Nam sản xuất lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt 2,6
tỷ lít, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2019 - trước khi dịch bệnh
bùng phát và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực. Riêng tháng 6/2022, mức tăng trưởng so với cùng
kỳ năm trước lên đến 26,4%.

Quy mô thị trường bia


Trên thị trường bia việt nam hiện tại gồm có 3 công ty lớn tồn tại được đem ra so sánh với nhau:
+ Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)
+ Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco)
Tiền thân của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội là Nhà máy bia
Hommel được người Pháp xây dựng từ năm 1890. Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu -
Nước giải khát Hà Nội, tên giao dịch HABECO (Hanoi Beer-Alcohol-Beverage Joint
Stock Corporation). Đây là công ty bia lớn thứ ba tại Việt Nam và là chủ sở hữu của các
thương hiệu Bia Hà Nội và Bia Trúc Bạch.

Nguồn: https://vietnamnet.vn/
Danh mục sản phẩm
Những dòng sản phẩm nổi tiếng làm nên thương hiệu Habeco như Bia hơi Hà Nội, Bia
lon Hà Nội, Bia Trúc Bạch, Hanoi Beer Premium… đã nhận được sự tin yêu của người
tiêu dùng về cả chất lượng và phong cách, chinh phục những người sành bia trong và
ngoài nước.
Giá trị thương hiệu
Tại lễ công bố danh sách 40 thương hiệu công ty có giá trị nhất của Forbes Việt Nam,
Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) đã được vinh
danh với giá trị thương hiệu 48,6 triệu đô la Mỹ, xếp thứ 29 trong bảng xếp hạng.

+ Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam


Là liên doanh giữa HEINEKEN và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA),
HEINEKEN Việt Nam có bề dày lịch sử 30 năm với những dấu ấn và thành tựu đáng tự
hào. Từ nhà máy đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1991, đến nay HEINEKEN
Việt Nam đã có 6 nhà máy với hơn 3.000 nhân viên trên khắp Việt Nam.
Doanh thu
Trong 2 năm 2020 – 2021, Heineken đã vượt qua Sabeco trở thành thương hiệu bia nắm
thị phần số 1 Việt Nam với 44,4%. Không chỉ vượt qua về thị phần, doanh thu của Công
ty TNHH Bia và Nước giải khát Heineken Việt Nam (Heineken Trading) đang dần bỏ xa
đối thủ là Sabeco Trading có vai trò tương tự Heineken Trading.

Nguồn: https://cafef.vn/
Danh mục sản phẩm
Tại Việt Nam, HEINEKEN sản xuất và phân phối các nhãn hiệu bia: Heineken, Tiger,
Amstel, Larue, BIVINA, Sol, Desperados, Affligem và nước táo lên men Strongbow.
Giá trị thương hiệu
Theo bảng xếp hạng và đánh giá của Interbrand/Business Week hàng năm về 100 thương
hiệu mạnh nhất thế giới, thương hiệu Heineken trị giá 2.4 tỉ USD và gia tăng 6% giá trị từ
năm 2002-2003.

Phân khúc thị trường và thị phần bia tại Việt Nam:
Qua nhiều năm, thị trường bia được thống trị bởi nhóm 4 hãng lớn, đó là Heineken, Sabeco,
Carlsberg và Habeco. Bốn hãng này chiếm tới 94,4% thị phần ngành bia Việt Nam năm 2021,
trong đó riêng Heineken và Sabeco có tổng thị phần là 78,3%, áp đảo hai hãng còn lại.

Thị phần ngành bia của Việt Nam theo sản phẩm

II. Vẽ sơ đồ và mô tả sơ lược quy trình chuỗi cung ứng nội địa sản phẩm bia Saigon
của SABECO

2.1. Vẽ quy trình chuỗi cung ứng nội địa:


2.2. Mô tả sơ lược quy trình chuỗi cung ứng nội địa:
- SABECO nhập khẩu các nguyên liệu như Malt hai hàng vụ xuân và Houblon từ các quốc
gia châu Âu, Úc và Mỹ. Bên cạnh đó, việc phối hợp chặt chẽ với các nhà cung ứng bao bì
bởi các công ty như công ty Miguel Yamamura Phú Thọ, Công ty Crown Sài Gòn, Công
ty thủy tinh Malaya Việt Nam, … và sản xuất luôn được chú trọng nhằm đảm bảo nguồn
nguyên liệu với chất lượng ổn định. Còn với nguyên vật liệu và các chất phụ gia, Sabeco
lựa chọn những nhà cung cấp hàng đầu thế giới trong nước, đối với trong nước Sabeco
chủ trương đa dạng hóa nhà cung cấp nhằm đáp ứng được nhu cầu từ các nhà máy trải
khắp cả nước với chi phí hợp lý nhất, đồng thời gia tăng sự cạnh tranh giữa các nhà cung
cấp và hạn chế những rủi ro về chuỗi cung ứng.
- Tất cả các nguyên vật liệu trên sẽ được vận chuyển bằng nhiều phương thức vận tải như
xe tải, tàu hỏa, tàu thủy phân phối trải dài về các nhà kho thuận tiện vận chuyển đến cho
các nhà máy sản xuất ( tính tới thời điểm hiện tại có 26 nhà máy sản xuất ). Sau khi nhận
được nguồn nguyên vật liệu phù hợp với nhu cầu và năng suất nhà máy thì tại đây quy
trình sản xuất khép kín sẽ được diễn ra với sự giám sát nghiêm ngặt của các chuyên gia
trong ngành, đồng thời tích hợp với tự động hóa máy móc, trang thiết bị hiện đại.
- Sản phẩm được sản xuất ra đảm bảo chất lượng sẽ được vận chuyển đến kho hàng hóa để
lưu trữ và bắt đầu phân phát đến khắp các Công ty CPTM thành viên của Sabeco. Hiện
tại Sabeco có 10 nhà phân phối nội địa, đó là: SABECO Miền Bắc, SABECO Đông Bắc,
SABECO Bắc Trung Bộ, SABECO Miền Trung, SABECO Nam Trung Bộ, SABECO
Tây Nguyên, SABECO Miền Đông, SABECO Trung tâm, SABECO Sông Tiền,
SABECO Sông Hậu. Sau đó những công ty này sẽ phân bố hàng hóa đến các chi nhánh
phân phối. Hàng hóa từ những nhà phân phối này sẽ được vận chuyển hai luồng:
+ Một là được phân phối đến nhà bán buôn, người này sẽ tiếp tục làm công việc
phân phối đến người tiêu dùng. Hoặc là phân phối đến những người bán lẻ và giao
nhiệm vụ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cho họ.
+ Một là phân phối đến các nhà bán lẻ, những người này sẽ phân phối sản phẩm đến
người tiêu dùng.
- Vỏ lon kim loại, chai thủy tinh được thu gom sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm
thông qua các đại lý hoặc các địa điểm thu gom để tái chế và tiếp tục sử dụng.
- Dòng sản phẩm sẽ chảy từ nhà cung ứng đến thu hồi vỏ lon, chai. Dòng tài chính sẽ chảy
ngược lại từ khách hàng cho đến nhà cung ứng. Dòng thông tin sẽ chạy 2 chiều từ nhà
cung ứng đến với thu hồi vỏ lon, chai.
2.3. Đánh giá chung:
Nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp rất chất lượng song phần lớn nhập khẩu và áp
dụng từ nước ngoài nên chi phí khá đắt đỏ, đồng thời do Malt và Houblon là các loại
nguyên liệu tự nhiên cho nên nguồn cung chịu biến động mạnh mẽ của điều kiện thời tiết
tại các vùng trồng nguyên liệu cho nên nguồn cung của hai nguyên liệu này thường rơi
vào tình trạng thiếu hụt, không đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của cầu. Về khâu sản xuất
của Bia Sài Gòn thực hiện tốt quy trình S&OP đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm,
chất lượng sản phẩm và hiệu quả cao trong quá trình vận hành. Mạng lưới phân phối
của Sabeco vô cùng lớn mạnh, bền vững. Hệ thống chuỗi cung ứng của công ty đã đảm
bảo được việc duy trì sản phẩm mới, chất lượng cao, vận chuyển hàng hóa nhanh chóng
và dễ dàng tiếp cận đến người tiêu dùng hơn

III. Các hoạt động trong quản lý chuỗi cung ứng nội địa sản phẩm bia Saigon của
SABECO theo khung SCOR

1. Plan
Yếu tố cạnh tranh nhất trong chiến lược OSCM của Sabeco chính là chất lượng. Công ty luôn tạo
cho mình những chiến lược đầu tư vào thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm để phù hợp
với nhu cầu thị trường và xu hướng phát triển hiện nay. Do đó, chúng ta có thể thấy các sản
phẩm của SABECO cũng đang dần thay đổi hình ảnh với một bộ nhận diện mới trẻ trung và hiện
đại.

+ Về chất lượng thiết kế:


● Màu xanh đặc trưng trong thiết kế của Bia Saigon Special tượng trưng cho đặc tính tự
nhiên của nguyên liệu làm bia. Sử dụng lúa mạch mùa xuân làm thành phần, Bia Saigon
Special mang đến hương vị độc đáo và khác biệt. Màu sắc rực rỡ trong thiết kế của Bia
Sài Gòn Lager làm nổi bật hương vị tươi mát sảng khoái, dễ dàng thuyết phục khẩu vị
khó tính của những người sành bia hàng đầu. Đây là một trong những loại bia ngon nhất
thế giới và đã giành được giải Vàng tại Giải thưởng Bia Quốc tế (IBA). Cũng với công
thức độc đáo được người Việt Nam yêu thích qua nhiều thế hệ, Bia Saigon Export khoác
trên mình màu đỏ in đậm nét truyền thống. Với thiết kế mới lấy hình ảnh con rồng làm
trung tâm, tượng trưng cho quyền lực và thịnh vượng, đại diện cho đất nước Việt Nam,
hình ảnh mới của Bia Saigon đảm bảo tính thẩm mỹ và tính nhất quán trong các danh
mục sản phẩm của thương hiệu. Ngoài ra, hình ảnh mới còn thể hiện tinh thần không
ngừng vượt qua thử thách, sức trẻ và sự cầu tiến của thanh niên Việt Nam.
● Bia Saigon Special kế thừa chất lượng tinh túy của các loại bia sẵn có, sử dụng hoa bia
Yakima được tuyển chọn kỹ lưỡng để tăng hương vị và nâng tầm trải nghiệm vị giác
sảng khoái dài lâu. Đây là loại hoa bia nhập khẩu cao cấp được trồng ở Thung lũng
Yakima của Washington, vùng trồng hoa bia lớn nhất và lâu đời nhất ở Hoa Kỳ. Ngoài
ra, Saigon Special còn áp dụng kỹ thuật ủ bia đặc biệt gọi là 'dry hopping', bổ sung thêm
một lần hoa bia vào quá trình lên men để tạo ra hương vị bia đột phá với hương thơm
tươi mát đặc trưng, ​nhờ đó làm tăng cảm giác sảng khoái cho hương vị nguyên bản của
bia.
● Bên cạnh sự đột phá về hương vị, Bia Saigon Special cũng cải tiến diện mạo bao bì mới,
sử dụng kiểu dáng chai đặc trưng đã trở thành hình ảnh huyền thoại được người dùng
yêu thích suốt nhiều năm qua. Bia lon Saigon Special 330ml được nâng cấp với thiết kế
lon cao hiện đại, trên thân chai và lon bia đều có thông tin xuất xứ cùng hình ảnh hoa
bia Yakima đặc trưng. Những cải tiến này của Bia Saigon Special không chỉ thể hiện
bản lĩnh mạnh mẽ của Bia Sài Gòn trong việc đưa ra những thay đổi phù hợp với nhu
cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam, mà còn đề cao chất lượng vượt trội của
sản phẩm, đồng thời nhằm minh chứng cho đẳng cấp xa xỉ của dòng bia huyền thoại.
+ Về chất lượng quy trình sản xuất:
● Bia Sài Gòn luôn coi việc đảm bảo chất lượng - tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ
thuật trong kiểm soát chất lượng lên hàng đầu. Bia Sài Gòn đã triển khai và áp dụng
thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2008, ISO 1400 và HACCP tại công
ty mẹ và các công ty thành viên trên cả nước. Chất lượng của Bia Sài Gòn ngày càng
được khẳng định và công nhận bởi Hệ thống Quản lý Chất lượng - An toàn Thực phẩm -
Môi trường do Bureau Veritas Certification chứng nhận. Các sản phẩm của Bia Sài Gòn
được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, nhập khẩu từ các nước phát triển trên thế giới
và được lắp ráp trên dây chuyền tự động hóa, khép kín đảm bảo độ chính xác và đồng
bộ cao. Đội ngũ công nhân và kỹ thuật viên lành nghề đã kết hợp thành công khái niệm
lên men truyền thống lâu đời với công nghệ hiện đại để tạo ra một sản phẩm có chất
lượng ổn định và hương vị độc đáo tại thị trường Việt Nam.
● Bia Sài Gòn luôn đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ nhằm mang đến cho người tiêu
dùng trên khắp Việt Nam những sản phẩm chất lượng. Nhà máy bia được đặt trên khắp
đất nước. Nhà máy của Sabeco không chỉ hiện đại với quy mô trong nước mà còn áp
dụng hệ thống quốc tế “Green Factory” đạt 3 tiêu chuẩn: tiết kiệm nhiên liệu, hiệu suất
cao và quan trọng nhất là công nghệ lọc, không rác thải. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý
khoa học, hiện đại và nguồn nguyên liệu ổn định cũng là những yếu tố mang đến sự ổn
định cho chất lượng của Bia Sài Gòn. SABECO không ngừng cải tiến hệ thống kỹ thuật
trong cả khâu sản xuất và chuỗi cung ứng để giữ được hương vị tươi ngon trong từng
sản phẩm. Quy trình sản xuất khép kín và tự động hóa cao tại nhà máy SABECO được
giám sát và kiểm soát chặt chẽ bởi đội ngũ kỹ sư và hơn 50 chuyên gia sản xuất bia
được đào tạo tại Đức và Mỹ. Nhờ những nỗ lực đó, Bia Sài Gòn đã đạt được nhiều giải
thưởng danh giá trong và ngoài nước. Những chiến công vẻ vang ấy khiến SABECO
nói riêng và cả đất nước Việt Nam vô cùng tự hào.

Về tính hiệu quả của việc tập trung vào chất lượng của chiến lược OSCM này của Sabeco thì ta
sẽ so sánh thành công nó đem lại và những điểm hạn chế cần khắc phục của nó sau đó so sánh
với một vài đối thủ cạnh tranh của Sabeco.

+ Thành công:
● Trong quá trình phát triển, Sabeco không ngừng nghiên cứu học hỏi, phát triển cải tiến
mẫu mã, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, mang đến cho người tiêu dùng những sản
phẩm chất lượng cao nhất. Chính vì vậy, mỗi dòng sản phẩm đều có hương vị đặc trưng,
​đặc trưng cho một “gout” rất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu
dùng trên cả nước. Với chiến lược không ngừng nâng cao chất lượng để làm thỏa mãn sự
mong đợi của người tiêu dùng như vậy, Bia Sài Gòn hiện đang giữ vị trí thứ 2 ngành bia
Việt Nam và 5 năm liền được công nhận là thương hiệu quốc gia. Bia Sài Gòn cũng tự
hào trở thành thành viên thứ 351 của Học viện Bia Berlin, một trong những cái nôi của
văn hóa bia thế giới. Gần đây, với cải tiến mẫu mã bao bì và ra mắt dòng bia mới, thương
hiệu Bia Saigon và Bia 333 tiếp tục nâng cao sức hút, tiếp cận nhiều khách hàng hơn và
chiếm được cảm tình cũng như khẩu vị của người yêu bia tại Việt Nam và trên thế giới, là
nhãn hiệu bia nội địa đầu tiên được xuất khẩu sang 18 quốc gia, bao gồm những thị
trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Úc.
● Với những đầu tư vào chất lượng như thế này, Sabeco còn đạt được nhiều thành công
khác. Nhiều sản phẩm chủ lực của Sabeco đã đạt giải thưởng tại International Beer Cup
2019 (IBC) tổ chức tại Nhật Bản. Bia Sài Gòn Lager đoạt giải vàng hạng mục 'Light
Lager' và 'German Heritage'. Bia Saigon Special đạt giải Vàng hạng mục International
Style Pilsener. Bia 333 đạt huy chương bạc ở hạng mục International Style Pilsener
Runner-up. Tại International Beer Award (IBA) 2019, dòng bia Sài Gòn lager của Sabeco
đã giành giải Vàng ở hạng mục "Giải thưởng quốc tế dành cho dòng Bia Lager dung tích
nhỏ" nhóm 1 (nồng độ cồn: 2,9% - 4,4%) sau khi vượt qua hàng nghìn đề cử xuất sắc đến
từ nhiều quốc gia trên thế giới.
+ Hạn chế: Vì mục đích là đảm bảo chất lượng sản phẩm nên Sabeco đã chú trọng đầu tư
nguyên liệu đầu vào với giá thành cao. Công ty luôn ưu tiên các sản phẩm nhập khẩu từ
nước ngoài như malt (hạt đại mạch), hoa houblon, enzyme. Ngoài ra Sabeco còn áp dụng
hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn thống nhất áp dụng xuyên suốt quá trình sản xuất, tất cả
các công đoạn của quy trình sản xuất từ ​đầu vào cho đến khi hoàn thành sản phẩm cuối
cùng đều được kiểm soát và giám sát bởi Ban kiểm tra chất lượng của Sabeco với đội ngũ
đầy đủ cán bộ công nhân viên và cơ sở vật chất hiện đại… Những công việc trên đòi hỏi
công ty phải bỏ ra chi phí lớn. Hơn nữa, trong thị trường đầy biến động như hiện nay, công
ty có thể dễ dàng gặp rủi ro về chuỗi cung ứng, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao hơn và
buộc công ty phải tăng giá bán sản phẩm hoặc giữ nguyên giá nhưng giảm lợi nhuận.
+ So sánh chiến lược này của Sabeco với các đối thủ trong ngành:

Thị phần ngành bia ở Việt Nam năm 2021

Như trên biểu đồ, chúng ta có thể thấy vào năm 2021, Heineken nắm giữ thị phần lớn nhất cả
nước với 44,4%, đứng thứ 2 là Sabeco với 33,9%, xếp sau đó là Habeco (7,4%), Carlsberg
(8,7%) và các hãng bia khác. Ở đây, nhóm em sẽ so sánh Sabeco với 2 đối thủ là Heineken và
Habeco về chiến lược tập trung vào sản phẩm như trên.

Đầu tiên, cả Sabeco và Heineken đều tập trung vào chất lượng nhưng Heineken là một công ty
đa quốc gia nên có thể dễ dàng tiếp cận nhiều nguồn nguyên liệu và các công nghệ máy móc tiên
tiến hiện đại trên thế giới hơn, đó là một ưu thế. Tuy nhiên, việc người dân chúng ta từng bước
xây dựng được văn hóa “người Việt dùng hàng Việt” cũng đã mang lại nhiều lợi thế cho Sabeco
khi được nhiều người tin dùng với vai trò là sản phẩm nội địa, được ủng hộ hơn so với các sản
phẩm nước ngoài. Hơn nữa, với việc áp dụng chiến lược tập trung vào chất lượng khá thành công
và không ngừng đổi mới, cải tiến sản phẩm và quy trình sản xuất không những đem lại sự hài
lòng cho người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Cụ thể là gần
đây, với việc áp dụng dự án Sabeco 4.0 để tối ưu hóa, chuẩn hóa và tự động hóa các quy trình,
bắt đầu từ chuỗi cung ứng, vận hành kho bãi, bán hàng và hệ thống kinh doanh thông minh đã
giúp tiết giảm nguồn lực trong toàn bộ các quy trình và hoạt động, từ đó giúp tăng năng suất.
Tiếp đến, ở phân khúc phổ thông thì giá cả và chất lượng của Sabeco cạnh tranh rất tốt với
Heineken, nhưng ở phân khúc cao cấp, Heineken chiếm ưu thế hơn vì công ty luôn tạo cho người
tiêu dùng tâm lý giá thành của sản phẩm sẽ đi đôi với chất lượng, trước đó Heineken cũng là
công ty duy nhất có sản phẩm bia cao cấp với mạng lưới phân phối khắp cả nước cùng độ nhận
diện thương hiệu cao.

Còn với Habeco, doanh nghiệp này chủ yếu đẩy mạnh chiến lược giá hơn so với chất lượng, các
sản phẩm bia của công ty có giá thành rẻ tuy nhiên chất lượng lại không được người tiêu dùng
đánh giá cao so với Sabeco. Giá của Habeco và Sabeco không quá chệnh lệch nhưng nói đến
chất lượng thì Sabeco cao hơn nên có lợi thế cạnh tranh hơn.

2. Source
Với đặc trưng địa hình và khí hậu của Việt Nam không thích hợp cho công ty xây dựng vùng
nguyên liệu lúa mạch để phục vụ việc sản xuất nên công ty gần như là nhập khẩu 100%. Chính
vì vậy mà vị thế của các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước ở hiện tại và tương lai đều yếu thế
hơn so với các nhà cung ứng nguyên liệu.
Mức độ cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành dẫn đến áp lực cho các doanh nghiệp trong việc chủ
động tìm kiếm những nhà cung ứng nguyên liệu tốt nhất trên thị trường và ổn định, từ đó dẫn đến
sức mạnh của những nhà cung cấp được củng cố.
Nguồn: Các văn bản thực thi hiệp định TMTD
Các loại nguyên liệu tự nhiên cần có trong quy trình sản xuất của SABECO là lúa mạch, malt
(hạt đại mạch đã mạch nha hóa), gạo/ ngũ cốc, hoa houblon, men bia và hoa bia. Vì đều là
nguyên liệu tự nhiên nên biến động và chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết tại những vùng
trồng nguyên liệu. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung hoa bia thường xuyên xảy ra và không đủ
thỏa mãn tốc độ tăng trưởng nhanh chóng là một trong những hạn chế của quy trình sản xuất của
công ty.
Nhập khẩu 100% và nguồn nguyên liệu bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết nên nguồn cung
thường thấp hơn so với nhu cầu thực tế, điều này dẫn đến sức mạnh trả giá của nhà cung cấp
nguyên liệu đầu vào cho ngành bia ngày càng mạnh mẽ, khiến cho giá cung nguyên liệu ngày
càng tăng cao và dẫn đến ảnh hưởng biên lợi nhuận của toàn ngành.

Nguồn: Các văn bản thực thi Hiệp định TMTD


Các nhà cung ứng hiện tại của SABECO:
● Đối với nguồn nguyên vật liệu ở nước ngoài như malt, hoa houblon, enzyme,... được
nhập khẩu từ những khu vực ở Châu Âu, Châu Úc, và Mỹ, phụ gia đầu vào trong quá
trình sản xuất của Sabeco phải có chứng nhận an toàn thực phẩm. Những nhà cung ứng
nguyên vật liệu nhập khẩu cho SABECO phần lớn đều là những nhà cung cấp hàng đầu
của thế giới, có năng lực tốt, nổi tiếng và uy tín cao trong ngành.
● Đối với nguồn nguyên vật liệu được cung ứng trong nước thì SABECO luôn mang chủ
trương đa dạng hóa những nhà cung cấp nhằm đáp ứng được nhu cầu cho các nhà máy
trải dài trên cả nước để đạt được chi phí hợp lý nhất.
Tiêu chí để lựa chọn đối tác và thực hiện ký kết hợp đồng trong quá trình sản xuất của tổng công
ty đó là lựa chọn những công ty là nguồn cung ứng có chất lượng tốt và giá cả phải chăng.
Sau đây là danh sách các hợp đồng với những nhà cung ứng có giá trị lớn của SABECO:
● Các đối tác nước ngoài

● Các đối tác trong nước:


Đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng tại SABECO được tiến hành theo 3 bước như sau:
Đầu tiên: SABECO lựa chọn nhà cung ứng thông qua những hồ sơ năng lực, về kinh nghiệm
của nhà cung cấp, danh tiếng cũng như là so sánh các ưu và nhược điểm giữa các nhà cung cấp
và từ đó đưa ra lựa chọn nhà cung ứng phù hợp nhất.
Thứ hai, SABECO thông qua các công tác đánh giá về chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao
như là: thời gian giao hàng phải đúng hẹn, các điều khoản hợp đồng rõ ràng, và hơn hết là chi phí
sản phẩm hợp lý mà nhà cung ứng đưa ra.
Sau cùng, SABECO luôn duy trì mối quan hệ tốt với những nhà cung ứng cũ và tìm kiếm thêm
những nhà cung ứng mới phù hợp với những công tác đánh giá và kiểm định do công ty đặt ra và
được thực hiện hàng năm nhằm cải thiện chất lượng nhà cung ứng.

3. Make
SABECO hiện đang dẫn đầu trong tốc độ mở rộng và đầu tư các nhà máy sản xuất, loại hình hiện
tại của SABECO là sản xuất tồn kho và tiêu thụ dần. Tại SABECO yếu tố công nghệ, kỹ thuật
luôn được đặt lên hàng đầu trong quy trình sản xuất và phát triển của doanh nghiệp.

Hiện nay công ty có 26 nhà máy sản xuất bia trải dài trên cả nước Việt Nam, 1 nhà máy sản xuất
rượu và 1 nhà máy sản xuất nước giải khát đã được doanh nghiệp đầu tư dàn máy móc và trang
thiết bị hiện đại đồng bộ với công nghệ sản xuất được nhập khẩu từ những nhà cung cấp hàng
đầu thế giới, tại Châu Âu điển hình có thể kể đến là Krones, AG, KSH, … được tích hợp hệ
thống quản lý sản xuất với công nghệ tự động hóa cao, giảm tiêu hao năng lượng. Mỗi năm tổng
công suất của những nhà máy của SABECO có thể sản xuất đạt trên 1,8 tỷ lít bia/ năm.

SABECO luôn quản lý và kiểm tra gắt gao chất lượng sản phẩm thông qua những trang thiết bị
đo lường, kiểm định hiện đại. Quy trình tuyển chọn những nguyên vật liệu nghiêm ngặt và đội
ngũ kỹ sư công nghệ, các chuyên gia sản xuất có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất
bia, được đào tạo tại những quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất bia như Mỹ,
Đức,…

Hiện nay, các sản phẩm tại SABECO đều được chứng nhận đạt chuẩn ISO 9001 : 2008 (hệ thống
quản lý chất lượng), ISO 22000:2005 (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm), ISO 1400 và
HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong quá trình sản xuất) tại
tổng công ty và được công nhận bởi hệ thống quản lý Chất lượng - An toàn thực phẩm - Môi
Trường do Bureau Veritas Certification chứng nhận.

Những thành công của SABECO đến từ sản xuất trên dây chuyền hiện đại được nhập khẩu từ các
nước tiên tiến trên thế giới, từ đó đảm bảo độ chính xác cao đồng bộ cho từng sản phẩm, gắn kết
trong một dây chuyền tự động và khép kín, đội ngũ nhân viên và cán bộ kỹ thuật lành nghề mang
đến sự kết hợp thành công cho lên men truyền thống dài ngày và công nghệ hiện đại cho ra
những sản phẩm có chất lượng ổn định cùng với hương vị đặc trưng riêng biệt tại thị trường Việt
Nam.

Hiện nay SABECO đang sản xuất với quy trình Make To Stock, đây là một chiến lược sản xuất
truyền thống được doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng tồn kho phù hợp với dự báo về cầu
sản phẩm của người tiêu dùng.

Thay vì đặt định mức sản phẩm và sau đó cố gắng bán hết số hàng hóa đó, công ty sử dụng MTS
sẽ ước tính sản phẩm của họ có thể thu hút được bao nhiêu đơn đặt hàng, và sau đó cung cấp đủ
hàng tồn kho để đáp ứng số đơn đặt hàng đó để tối ưu hóa được số lượng sản phẩm cần bán.

Quy trình sản xuất bia tại SABECO sẽ lần lượt trải qua 12 bước:
Bước 1 Xay nghiền: Tại bước này những hạt malt (hạt gạo) sẽ được đưa đến máy nghiền và
nghiền nhỏ đạt kích thước yêu cầu đảm bảo sự hòa tan vào nước và có thể giải phóng ra enzyme
thúc đẩy xúc tác quá trình phân hủy sau đó.

Bước 2 Nồi nấu malt: Các hợp chất cao phân tử có thể kể đến như tinh bột, protein sẽ được tiến
hành thủy phân thành những hợp chất lên men được như là đường maltose, glucose, axit amin,…
Sau khi kết thúc quá trình nấu malt tại nồi sẽ thu được dịch ngọt vì vậy mà quá trình này còn
được gọi là quá trình đường hóa.

Bước 3 Nồi lọc dịch hèm: Đây là quá trình vỏ trấu của hạt malt được tách ra khỏi dịch đường.

Bước 4 Nồi đun sôi: Tại bước này hoa bia sẽ được đun sôi cùng với dịch đường trong để cho ra
vị đắng đặc trưng của bia, đồng thời quá trình đun sôi này cũng góp phần làm bay hơi và tạo ra
kết tủa giữa các hợp chất không mong muốn và tiệt trùng dịch nha.

Bước 5 Nồi tách cặn: Là quá trình loại bỏ các thành phần như cánh hoa bia, kết tủa hình thành
trong quá trình đun sôi.

Bước 6 Giải nhiệt nhanh: Sau khi dịch nha được đun sôi (100 độ C) được đưa về nhiệt độ thích
hợp để nấm men hoạt động (trong khoảng từ 10 - 15 độ C). Nhiệt độ sẽ tùy thuộc vào chủng loại
nấm men và loại bia.

Bước 7 Tank lên men: Dịch nha lạnh cùng nấm men sẽ được đưa vào tank lên men và tiến hành
quá trình lên men. Đường được hình thành trong quá trình nấu sẽ được kết hợp với nấm men
dùng để tạo nên cồn và khí CO2. Những hợp chất tạo mùi thơm bia cũng được nấm men hình
thành trong giai đoạn này. Khi đã kết thúc quá trình lên men, thì nấm men sẽ được thu hồi khỏi
tank lên men để tái sử dụng cho những lần tiếp theo. Dịch bia sau khi trải qua công đoạn lên men
sẽ được chuyển sang tank ủ bia và bắt đầu quá trình lên men phụ.

Bước 8 Tank ủ bia: Đây là quá trình chuyển hóa hay loại bỏ những hợp chất không mong muốn
hình thành trong quá trình lên men như diacetyl. Quá trình này sẽ kết thúc khi hàm lượng những
chất này giảm đến mức mong muốn và đạt thời gian theo yêu cầu của từng loại bia.
Bước 9 Làm lạnh lâu: Trước khi tiến đến bước lọc (bước 10) bia sẽ được làm lạnh sâu xuống
nhiệt độ -1 đến -2 độ C để hình thành cặn lạnh. Những cặn lạnh này sẽ được loại bỏ trong quá
trình lọc (tại bước 10).

Bước 10 Lọc trong bia: Những nấm men, cặn lạnh còn sót lại sẽ được loại bỏ để giúp bia trở
nên trong suốt.

Bước 11 Tank bia trong: Bia đã lọc sẽ được chứa trong tank bia trong để chờ đến quá trình
chiết và đóng gói.

Bước 12 Chiết bia: Keg bia thường có dung tích 2 lít, 5 lít, 20 lít, 30 lít hoặc 50 lít. Bia lon
thường được chiết vào lon với dung tích là 330ml, 500ml. Bia chai thì thường dung tích sẽ là
330ml, 450ml, 500ml, 750ml.

4. Delivery:
4.1. Hệ thống kênh phân phối

4.1.1. Sơ đồ hệ thống phân phối:

4.1.2. Phân tích sơ đồ hệ thống phân phối:

- Sabeco có hệ thống phân phối rộng lớn với 26 nhà máy sản xuất, 10 công ty thương mại
thành viên, 39 chi nhánh và hơn 200.000 điểm bán trải dài trên khắp dải đất Việt Nam.
Sabeco đã từng bước thận trọng và bền bỉ để đạt được thành công trên con đường chinh
phục thị trường của mình. Hiện tại Sabeco đã chiếm lĩnh hơn 40% thị phần bia Việt Nam
nhờ vào một phần lớn của việc thực hiện hiệu quả kênh phân phối của mình.

- Chuỗi giá trị sản phẩm của Sabeco bao gồm hệ thống phân phối ngày càng cải tiến
thông qua việc tối ưu hóa, chuẩn hóa và tự động hóa các quy trình, bắt đầu từ chuỗi cung
ứng, vận hành kho bãi, bán hàng và hệ thống kinh doanh thông minh. Các thành viên
trong kênh phân phối bao gồm: Sabeco, các Công ty CPTM thành viên, chi nhánh phân
phối, nhà bán buôn, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng. Chi nhánh phân phối ( trừ
đại diện nhà sản xuất ), nhà bán buôn, nhà bán lẻ thực hiện hoạt động thu mua và lưu kho.
Nhà bán buôn và nhà bán lẻ thường có quyền quyết định mức giá bán ra cho người tiêu
dùng dựa trên mức giá mà nhà phân phối cấp trước bán ra.

- Mô hình phân phối của Sabeco được tổ chức theo liên kết dọc và chỉ thực hiện kênh
phân phối gián tiếp, đồng thời phân phối theo phương thức đại trà. Cụ thể, Sabeco sẽ
phân phối hàng hóa chủ yếu bằng phương thức vận chuyển thông qua ký kết dịch vụ với
Công ty Cổ phần Vận tải và Giao nhận bia Sài Gòn. Đầu tiên, hàng hóa sẽ được giao đến
các Công ty CPTM thành viên, họ nhận được hàng sẽ tiếp tục phân phát rải rác các sản
phẩm xuống Chi nhánh phân phối, tại đây họ có nhiệm vụ tiếp tục phân phối hàng hóa
đến hai hướng: một là phân phối cho nhà bán buôn, một là phân phối cho nhà bán lẻ

+ Đối với nhà bán buôn, họ sẽ một lần nữa phân phối đến nhà bán lẻ rồi nhà bán lẻ
phân phối đến người tiêu dùng, hoặc là nhà bán buôn sẽ phân phối sản phẩm trực
tiếp đến người tiêu dùng.
+ Đối với nhà bán lẻ, nhà bán lẻ nhận được sản phẩm sẽ phân phối đến người tiêu
dùng - hay còn gọi là khách hàng cuối cùng.

4.1.3. Ưu điểm:

- Mạng lưới phân phối mới đã và đang mở rộng, phủ kín toàn quốc với sự tham gia trực
tiếp của khách hàng để sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và thuận
tiện nhất.
- Công ty cũng thực hiện chuẩn hóa 6 tiêu chí: vốn, phương tiện vận chuyển, kho bãi, nhân
sự, tâm huyết và nhà hàng hội quán. Việc này đã giúp độ nhận diện thương hiệu được
nâng cao một cách đáng kể đồng thời giúp gắn kết khách hàng với nhà phân phối.

4.1.4. Khuyết điểm:

- Mặc dù quy trình sản xuất, logistics đã được tích hợp tự động hóa, tuy nhiên trong các
quá trình này vẫn có thể xảy ra sơ soát dẫn đến chất lượng hàng hóa không đồng đều.
Đồng thời việc vận chuyển qua nhiều kênh trung gian và Sabeco có khá nhiều kho hàng
tồn kho nằm ở nhiều nơi, việc tiêu thụ của từng nơi không đồng đều cho nên nhiều khi
hàng hóa phải lấy từ kho hàng ở vị trí xa, nên khi sản phẩm đến tay các nhà phân phối
hàng hóa dễ bị trầy xước, hư hỏng, biến dạng, ảnh hưởng ít nhiều đến hương vị sản
phẩm.
- Do Sabeco không quy định giá bán đối với các nhà phân phối và để họ tự do trong việc
quyết định giá bán ra nên sẽ xảy ra tình trạng không thống nhất về giá giữa các khu vực
khác nhau và thường tình trạng này sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa các đại lý khi cạnh tranh
bán hàng với nhau.

4.2. Yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn kho bãi, nhà
máy

4.2.1. Yếu tố bên trong:

- Nguồn lực tài chính: Với nguồn lực tài chính dồi dào, SABECO xây dựng nhiều nhà máy
với máy móc hiện đại, thuê nguồn lực lao động am hiểu về quy trình sản xuất từ nước
ngoài như Đức, Nhật,...
- Đầu tư về công nghệ: hiện nay các nhà máy sản xuất bia của SABECO điều được đầu tư
máy móc hiện đại, nhập khẩu từ các nước phát triển.

4.2.2. Yếu tố bên ngoài:

- Kinh tế- xã hội: các địa điểm kể trên có nguồn lao động dồi dào (chủ yếu là dân cư địa
phương), có tay nghề, chi phí phải trả cho lao động cũng rẻ hơn so với các địa điểm trung
tâm.
- Vị trí địa lý: các địa điểm được đặt trải dài khắp cả nước tạo sự liên kết trong việc lưu
thông hàng hóa. Củ Chi, Vũng Tàu gần trung tâm Sài Gòn và đặt điểm của các vị trí đều
có khả năng kết nối đường thủy giúp việc vận chuyển hàng hóa đến các nhà phân phối trở
nên dễ dàng hơn. Hơn hết các địa điểm này đang nằm trong chính sách thúc đẩy phát
triển của đất nước nên được hưởng nhiều ưu đãi, giảm các thủ tục hành chính,..

5. Return
- Quy trình đổi trả hàng
Bước 1: Khi phát hiện sản phẩm lỗi, hư hại người tiêu dùng cần liên hệ đến Hotline của
SABECO để báo cáo về tình trạng trên.
Bước 2: Chuẩn bị hóa đơn chứng minh đã mua hàng tại các nhà phân phối, đại lý chính hãng của
SABECO.
Bước 3: Công ty sẽ cho người xuống tận nơi kiểm tra, nhận lại sản phẩm bị lỗi và chấp nhận đổi
trả hàng mới nếu sản phẩm lỗi được ghi nhận đúng.
- Chính sách đổi trả hàng
Lý do chấp nhận đổi trả:
● Người tiêu dùng nhận được sản phẩm có sai sót về thông tin, số lượng hoặc mẫu mã so
với đơn đặt hàng.
● Sản phẩm đến tay khách hàng bị lỗi thuộc về bên phía nhà sản xuất (chất lượng kém,
dung tích hoặc quá hạn sử dụng) hay xuất hiện lỗi trong quá trình vận chuyển (lon bia bị
xì, bể,...). Sản phẩm xuất hiện dị vật lạ không phải là thành phần nguyên vật liệu.
Điều kiện để được chấp nhận đổi trả
● Phải có hóa đơn chứng minh được khách hàng đã mua đúng sản phẩm của thương hiệu
SABECO tại các nhà phân phối chính hãng.
● Sản phẩm phải chưa có dấu hiệu đã qua sử dụng, đóng gói, vỏ lon phải còn nguyên vẹn,
tùy từng trường hợp riêng biệt sẽ được SABECO xác nhận. Từ đây, khách hàng và nhà
sản xuất cần có thương lượng để đưa ra một phương án hợp lý nhất. Trong trường hợp hai
bên vẫn chưa thể tự giải quyết và thống nhất ý kiến thì sẽ mời bên thứ ba có thẩm quyền
xem xét lại và xử lý.
● Trước khi nhận hàng, khách hàng vui lòng có nghĩa vụ tự kiểm tra hàng hóa trước khi
chấp nhận nhận hàng. Nếu sản phẩm khác mẫu mã, bao bì có dấu hiệu bị mở ra, hay bất
kỳ lỗi nào khác có thể thấy được ngay bên ngoài thì phải từ chối nhận hàng với bên vận
chuyển và báo về cho hệ thống phân phối mà khách hàng đã mua, trong trường hợp này
khách hàng sẽ được đổi trả ngay lập tức. Còn đối với chất lượng sản phẩm, khi sử dụng
mà phát hiện bất thường phải giữ lại làm bằng chứng và báo ngay cho SABECO để được
liên hệ, kiểm chứng và giải quyết hay mời bên thứ ba có thẩm quyền lập biên bản. Những
trường hợp không còn sản phẩm để điều tra đối chiếu sẽ bị xem là vu khống ảnh hưởng
đến hình ảnh thương hiệu và sẽ bị pháp luật xử lý thỏa đáng.”
IV. Đề xuất giải pháp

Để theo đuổi lâu dài chiến lược đầu tư vào chất lượng thì nhóm em đề xuất 2 giải pháp sau đây
để Sabeco có thể tiếp tục phát triển hơn nữa chuỗi cung ứng của mình.

Thứ nhất là đa dạng hóa nguồn cung: như nhóm em đã trình bày ở trên, Sabeco chủ yếu dựa
vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài để sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay việc gián đoạn
chuỗi cung ứng vẫn đang tiếp diễn, làm giảm đà phục hồi các hoạt động kinh tế, đầu tư, thương
mại hậu Covid-19. Ngoài ra, giá hàng hóa thiết yếu, giá cước vận tải mặc dù có dấu hiệu giảm
nhưng vẫn ở mức cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đà phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu, tạo ra
những khó khăn cho kinh tế, thương mại toàn cầu nói chung, trong đó có hoạt động nhập khẩu
hàng hóa của nước ta. Do đó, nhóm em có đề xuất doanh nghiệp nên tận dụng nguồn cung trong
nước, nhập khẩu nguyên liệu từ những quốc gia có khoảng cách địa lý gần hơn để giảm thiểu chi
phí vận tải, hoặc thậm chí bắt đầu đầu tư vào việc trồng các nguyên liệu trong nước để có thể
đảm bảo tránh việc sau này không cung ứng nguyên liệu kịp thời, gây đứt gãy chuỗi cung ứng
ảnh hưởng đến việc sản xuất.

Thứ hai là giải quyết vấn đề tồn kho: Sabeco là một công ty bia lớn, tuy nhiên cũng gặp phải
hiện tượng dự báo nhu cầu ảo diễn ra trong chuỗi cung ứng (tức là lượng sản phẩm sản xuất ra
luôn cao gấp nhiều lần so với nhu cầu thực tế của thị trường), điều này gây ra nhiều tác động tới
hàng tồn kho cũng như chi phí hao tổn và cả thói quen mua sắm của khách hàng. Chính vì vậy,
hệ thống của Sabeco cần có thông tin chính xác giữa mỗi đơn vị theo thời gian thực. Để đạt được
điều đó, cần chuyển từ hệ thống đặt hàng theo dự báo sang các biện pháp cho phép chia sẻ thông
tin với các đối tác trong chuỗi cung ứng và từ đó hoàn thành khả năng hiển thị nhu cầu thực tế
của khách hàng. Công ty có thể kết hợp một hoặc nhiều hệ thống và cách quản lý để không chỉ
có thể kiểm soát tốt về các nhân tố gây nên vấn đề tồn kho trong chuỗi cung ứng mà còn xây
dựng được mối quan hệ với các đối tác chiến lược lâu dài và tốt đẹp hơn.

V. Kết luận

Nhìn chung, có thể thấy SABECO đã xây dựng một quy trình chuỗi cung ứng đạt được hiệu quả
và có những giải pháp đồng bộ cho từng khâu. Nhờ dây chuyền hiện đại nhập khẩu từ các nước
tiên tiến trên thế giới cùng đội ngũ nhân viên và cán bộ kỹ thuật lành nghề, cùng việc hoạch định
và lên kế hoạch kỹ càng từ khâu tìm nguyên liệu đến khâu quan trọng nhất là sản xuất, công ty
đã cho ra những sản phẩm chất lượng và phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Hiện tại, hệ thống
chuỗi cung ứng của công ty đã đảm bảo được việc duy trì sản phẩm mới, chất lượng cao, vận
chuyển hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận đến người tiêu dùng. Tuy nhiên việc quản lý
hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Bên cạnh đó doanh nghiệp
cũng cần chú trọng hoàn thiện và xây dựng chuỗi cung ứng 4.0 cùng các sáng kiến đổi mới khác
để theo kịp đà phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra.
Đặc biệt qua tác động của đại dịch Covid-19 cùng với sự khủng hoảng của nền kinh tế, việc quản
lý chuỗi cung đối với doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, việc đứt gãy chuỗi
cung ứng toàn cầu do đại dịch đã đặt ra cho các nhà lãnh đạo bài học về việc cần các biện pháp
thích hợp nhằm đảm bảo sức đề kháng của chuỗi cung ứng, khi các cuộc khủng hoảng tương tự
như đại dịch Covid-19 hoàn toàn có thể tiếp tục xảy ra trong tương lai. Các doanh nghiệp có
chuỗi cung ứng nước ngoài như Sabeco cần có các biện pháp xác định và phát triển thêm các
nguồn cung thay thế cũng như lập kế hoạch chuỗi cung ứng kịp thời thích nghi với sự biến đổi
diễn ra. Quản lý chuỗi cung ứng chưa bao giờ là một bài toán dễ dàng song song đó là những vấn
đề, khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải hoặc tiềm ẩn. Do vậy, để có được một quy trình
chuỗi cung ứng đạt hiệu quả sẽ rất cần nhà lãnh đạo phải có những hướng đi cụ thể, tầm nhìn
tương lai tốt để thích ứng với môi trường xung quanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.sabeco.com.vn/truyen-thong/tin-tuc-su-kien/sabeco-ra-mat-dien-mao-moi-cua-th
uong-hieu-bia-saigon

https://www.sabeco.com.vn/chat-luong-tao-nen-su-tin-nhiem

https://www.bravo.com.vn/vi/Tin-tuc/Tin-kinh-te/sabeco-chon-huong-di-dau-tu-cho-chat-luong

https://www.sabeco.com.vn/khang-dinh-dang-cap

https://baodautu.vn/thu-cong-hoa-dong-bia-saigon-special-tru-danh-chien-luoc-moi-khon-ngoa
n-cua-bia-saigon-d164781.html

https://thoibaotaichinhvietnam.vn/sabeco-suc-manh-tu-dau-tu-kinh-doanh-gan-ket-voi-loi-ich-c
ong-dong-112462.html
https://tuoitrethudo.com.vn/sabeco-40-chia-khoa-giup-sabeco-tiet-kiem-chi-phi-va-gia-tang-loi-
nhuan-199425.html

https://tuoitre.vn/hanh-trinh-khang-dinh-vi-the-thuong-hieu-bia-cua-nguoi-viet-nam-20200729
152908739.htm

https://zingnews.vn/thi-truong-bia-tuoi-sac-tro-lai-post1343210.html

https://www.nguoiduatin.vn/nganh-dich-vu-khoi-sac-doanh-nghiep-bia-huong-loi-a563967.htm
l

https://bianhapkhau.com.vn/thuong-hieu-hang-dau-chi-co-the-la-heineken-1#:~:text=Theo%20
b%E1%BA%A3ng%20x%E1%BA%BFp%20h%E1%BA%A1ng%20v%C3%A0,tr%C6%B0%E1%BB%9D
ng%20ch%E1%BB%A7%20ch%E1%BB%91t%20%E1%BB%9F%20Anh.

https://kinhtedouong.vn/nganh-do-uong-viet-nam-trong-boi-canh-binh-thuong-moi-90457.html

You might also like