Case Presentation - Final (SCM)

You might also like

You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM


KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
🙠🙠🙠

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM


MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐỐI VỚI


HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ TRÊN TOÀN CẦU

Giáo viên hướng dẫn: Hồ Thị Hồng Xuyên


Sinh viên thực hiện: MSSV:
Huỳnh Nguyễn Trúc Ngân 19116107
Vũ Thị Bích Đào 19124089
Nguyễn Thị Hà Giang 19142140
Nguyễn Thiên Thiên 19124191

TPHCM, ngày 19 tháng 11 năm 2022


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Nhiệm vụ Hoàn
STT Họ & tên MSSV
thành

Huỳnh Nguyễn Trúc Thuyết trình + Phân tích


1 19116107 100%
Ngân thực trạng

Thuyết trình + Kết luận


2 Vũ Thị Bích Đào 19124089 100%
+ Tài liệu tham khảo

Thuyết trình + Lý do
chọn đề tài + Phân tích
3 Nguyễn Thiên Thiên 19124191 100%
thực trạng + Tổng hợp
bài + Powerpoint

Thuyết trình + Đề xuất


4 Nguyễn Thị Hà Giang 19142140 100%
giải pháp
MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................ 2
NỘI DUNG .................................................................................................................... 4
1. Phân tích thực trạng ............................................................................................ 4
2. Đề xuất giải pháp ................................................................................................ 7
3. Kết luận............................................................................................................... 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 9
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngay cả trước đại dịch COVID-19, chuỗi cung ứng đã phải chịu nhiều áp lực.
Mạng lưới cung ứng ngày càng phức tạp, toàn cầu hóa và các tác động bên ngoài (ví
dụ: thiên tai và các can thiệp chính trị) đã nhiều lần dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung
ứng (Theo Cộng sự & Stevenson, 2018; Lechler, Canzaniello, Roßmann, von der
Gracht, & Hartmann, 2019, được trích dẫn bởi Alexander Spieske, Hendrik Birkel). Tuy
nhiên, đại dịch COVID-19 là một trong những sự gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm
trọng nhất trong lịch sử và đã thách thức các nhà kinh doanh cải thiện khả năng phục
hồi của chuỗi cung ứng (Govindan, Mina, & Alavi, 2020; Pournader, Kach và Talluri,
2020, được trích dẫn bởi Alexander Spieske, Hendrik Birkel). Đại dịch đã buộc các
công ty phải ngừng hoạt động hoàn toàn từ việc tạm dừng sản xuất đến các vấn đề cung
và cầu. Nó mang lại những thách thức chưa từng có, làm gián đoạn hoạt động kinh
doanh và buôn bán toàn cầu, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động chuỗi
cung ứng. Giữa những tác động của dịch bệnh Covid-19, chuỗi cung ứng liên tục bị đứt
gãy cả ở thị trường quốc tế và nội địa. Việc này khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn
trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Những tình trạng này đáng báo động vì sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể gây ra
những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tổng thể của công ty
(Tang & Nurmaya Musa, 2011, được trích dẫn bởi Alexander Spieske, Hendrik Birkel).

Đại dịch đã dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng đáng kể như đã nêu trên, đặc
biệt là trong ngành công nghiệp ô tô. Với các lỗ hổng và thậm chí gián đoạn bởi dịch
bệnh đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô tô trên toàn cầu. Trong giai đoạn đầu của đại
dịch, các công ty ô tô đã trải qua sự giảm sút đáng kể trong cung và cầu, và những hạn
chế mới do sự lây lan của COVID-19. Đại dịch đã bộc lộ những lỗ hổng của nhiều công
ty sản xuất ô tô, đặc biệt là những công ty phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, quá
phụ thuộc vào các trung tâm sản xuất và các thị trường lớn, nhất là Trung Quốc. Do sự
gián đoạn này, cả cung và cầu về xe đều ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng. Do đó,
các công ty sản xuất ô tô đang gặp phải những bất tiện lớn hơn các công ty khác do sự
bùng phát COVID-19, đây là lý do đằng sau việc tạm thời ngừng hoạt động của hầu hết
các nhà máy sản xuất ở các quốc gia khác, dẫn đến việc thiếu các thành phần trong

2
chuỗi cung ứng và sản xuất. Để làm rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em đã chọn đề
tài “Tác động của COVID-19 đối với hoạt động chuỗi cung ứng của ngành công
nghiệp ô tô trên toàn cầu” để làm báo cáo và với mục tiêu phát triển một khuôn khổ
để cải thiện các hoạt động vận hành chuỗi cung ứng trong ngành ô tô để tồn tại trong
môi trường dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

3
NỘI DUNG

1. Phân tích thực trạng

Theo một báo cáo của Sea Harapko - nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng toàn cầu RPA,
đại dịch COVID-19 là một sự gián đoạn toàn cầu đối với các hệ thống sản xuất, thương
mại, tài chính, y tế, giáo dục và xã hội. Theo đó, sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã làm
ảnh hưởng tiêu cực đến 72% số đơn vị được khảo sát. Trong số đó, tất cả các công ty
sản xuất ô tô và 97% công ty sản xuất các sản phẩm công nghiệp đều cho biết Covid-
19 ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với họ. Ngoài ra 47% tổng số công ty cho biết
đại dịch đã làm gián đoạn lực lượng lao động của họ. Chỉ có một số ngành công nghiệp
(chiếm 11%) cho biết có tác động tích cực trong thời kỳ đại dịch.

Ngành công nghiệp ô tô hứng chịu những ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch
bệnh vượt ra ngoài biên giới của Trung Quốc, khi tình trạng thiếu hụt nguồn cung từ
nước này khiến việc sản xuất trên khắp thế giới bị đình trệ. Tất cả các hình thức khủng
hoảng, gián đoạn như giao hàng chậm trễ hoặc trì hoãn nguồn cung ở Trung Quốc liên
quan đến các linh kiện ô tô đều có tác động đáng kể đến các công ty trong các ngành ô
tô ở các khu vực khác trên thế giới do đóng cửa nhà máy, đóng cửa biên giới và các lý
do hạn chế khác. Các công ty chuyên sản xuất ô tô bị ảnh hưởng đáng kể, làm gián đoạn
các hoạt động trong chuỗi cung ứng bởi đại dịch do nhiều nguyên nhân. Lý do bị ảnh
hưởng lớn như vậy là do đa số các doanh nghiệp này quá phụ thuộc vào Trung Quốc,
đây như một trung tâm chuỗi cung ứng toàn cầu trong những năm gần đây. Mặc dù
Trung Quốc không phải là nước xuất khẩu xe lắp ráp nguyên chiếc, nhưng nước này đã
trở thành một phần quan trọng trong mạng lưới linh kiện và phụ tùng ô tô trên thế giới.
Các công ty linh kiện ô tô và chất bán dẫn, cung cấp các bộ phận thiết yếu cho các nhà
sản xuất ô tô toàn cầu hầu hết đang phải ngừng sản xuất tại một số nhà máy của họ ở
Trung Quốc và các nước khác. Sản lượng toàn cầu cho ngành Công nghiệp ô tô dự kiến
sẽ giảm 13%:

- Koito - nhà sản xuất đèn pha ô tô Nhật Bản đã khởi động sản xuất lại nhưng
không chắc chắn vì việc sử dụng nhà máy tại các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô không
ổn định.

4
- Do hạn chế đi lại và việc thiếu phụ tùng sản xuất, Volkswagen đã đóng cửa các
nhà máy sản xuất ô tô ở Trung Quốc.

- General Motors đã khởi động lại các nhà máy ở Trung Quốc nhưng với tốc độ
sản xuất rất thấp vì những lý do cơ bản giống nhau.

- Hyundai đã đóng cửa các nhà máy lắp ráp của họ ở Hàn Quốc, chủ yếu do thiếu
phụ tùng từ Trung Quốc.

- Các nhà máy của Nissan ở châu Á, châu Phi và Trung Đông đã ngừng sản xuất.

Tại Malaysia, nhân sự tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô và nhà máy sản xuất
linh kiện, phụ tùng chỉ giới hạn ở 10% công suất, sản lượng ở một số tiểu bang gần như
bị đình trệ trong một thời gian dài. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản ngày càng khó mua
linh kiện. Daihatsu Motor cho biết rằng họ đã tạm ngừng hoạt động tại bốn nhà máy lắp
ráp của Nhật Bản trong tối đa 17 ngày. Ngoài tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu,
nguồn cung các linh kiện khác từ Malaysia và Việt Nam đã bị đình trệ. Nissan Motor
đã đóng cửa một nhà máy lắp ráp ở bang Tennessee của Hoa Kỳ trong 2 tuần vì các vấn
đề mua sắm chất bán dẫn ở Malaysia. Theo trang Nikkei đưa tin, hãng mẹ Daihatsu,
Toyota Motor sẽ cắt giảm sản lượng sản xuất toàn cầu của tháng 9/2021 giảm 40% so
với mục tiêu trước đó.

Hầu hết các quốc gia đã hạn chế hoặc ngừng việc đi lại bằng đường hàng không,
lĩnh vực vận tải biển cũng bị ảnh hưởng do các tàu bị kiểm dịch trong nhiều tuần trước
khi được phép vào cảng, các container vận chuyển bị mắc kẹt tại các cảng, điều này đã
dẫn đến việc vận chuyển các linh kiện, phụ tùng ô tô bị chậm lại hoặc không thể vận
chuyển được.

Khu vực ASEAN đóng vai trò là trung tâm sản xuất của ngành công nghiệp ô tô
Nhật Bản. Theo Hiệp hội Công nghiệp Phụ tùng Ô tô Nhật Bản, đây là nơi tập trung
hơn 30% địa điểm sản xuất cho các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô Nhật Bản. Các nhà sản
xuất, lắp ráp ô tô đã xây dựng nhà máy ở nhiều quốc gia Đông Nam Á để duy trì đáp
ứng các điều kiện giao hàng, vận chuyển bền vững trên toàn cầu. Nhưng đại dịch Covid
đã làm thay đổi chiến lược đó.

5
Takashi Horii, trưởng nhóm nghiên cứu về châu Á tại Fourin - một công ty tình
báo công nghiệp ô tô có trụ sở tại Nagoya, cho biết: “Ở Đông Nam Á, có nhiều trường
hợp chuỗi cung ứng bổ sung đã được tạo ra trong toàn khu vực. Nếu việc sản xuất dừng
lại ở một quốc gia có nguy cơ nguồn cung từ cả khu vực đó sẽ bị gián đoạn. Các hạn
chế Covid ở các quốc gia Đông Nam Á đã trở thành rủi ro của nhiều quốc gia khác trên
thế giới". Cho thấy rằng các công ty lớn đã đánh giá thấp sự cần thiết của việc đề ra các
chiến lược ứng phó với khủng hoảng, các biện pháp xử lý rủi ro linh hoạt trước khi nó
trở nên nghiêm trọng. Hầu hết các công ty sản xuất ô tô toàn cầu có văn phòng và cơ sở
sản xuất ở Trung Quốc đều bị ảnh hưởng đầu tiên bởi đại dịch. Điều này làm ảnh hưởng
xấu đến tài chính của các công ty vì sự hạn chế tiếp cận với khách hàng, chuỗi cung ứng
bị gián đoạn, doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh.

Do sự gián đoạn này, cả cung và cầu về ô tô đều ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi
cung ứng. Vì thế các công ty sản xuất ô tô đang gặp phải những bất tiện lớn so với các
công ty khác vì sự bùng phát COVID-19, đây là lý do của việc tạm thời ngừng hoạt
động tại hầu hết các nhà máy sản xuất ở các quốc gia trên thế giới dẫn đến việc thiếu
các nguyên vật liệu trong chuỗi cung ứng. Nó gây ra các tổn thất về doanh thu, lợi nhuận
và tổn thất trong sản xuất khiến công ty không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của
mình.

Khu vực tác động Tác động cụ thể

Quản trị chuỗi cung ứng Thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu/sự cố bất ngờ
từ phía nhà cung cấp/gián đoạn nguồn cung cấp

Tác động trên toàn chuỗi cung Sự sụp đổ của chuỗi cung ứng
ứng (gây ra tác động trong các
Đóng cửa các cơ sở, bao gồm các cơ sở sản xuất
hoạt động nội bộ, thượng
của công ty và cơ sở của các đối tác trong chuỗi
nguồn và hạ nguồn)
cung ứng như nhà cung cấp và nhà phân phối.

6
2. Đề xuất giải pháp

Đại dịch COVID-19 và hậu quả của nó để lại là một trong những thách thức lớn
nhất mà doanh nghiệp gặp phải. Dưới đây là một số giải pháp giúp các doanh nghiệp
ứng phó với cuộc khủng hoảng Covid-19:

➢ Ổn định chuỗi cung ứng.

Đại dịch Covid đã gây ra hàng loạt rủi ro và ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung
ứng. Theo đó, quá trình cung cấp các linh kiện, phụ kiện ô tô từ cung ứng vào sản xuất
và phân phối đòi hỏi nhiều quyết định vô cùng phức tạp. Tại các thị trường nội địa, các
doanh nghiệp đang nỗ lực không ngừng nhằm tăng sự ổn định chuỗi cung ứng cho các
thị trường trong ngành công nghiệp ô tô, sẵn sàng chuẩn bị cho sự phục hồi kinh tế trong
mọi tình huống có thể xảy ra.

➢ Chính sách cho vay ưu đãi mua ô tô trong nước

Rà soát các loại thuế, chi phí liên quan đến ngành ô tô trên thị trường để điều
chỉnh cho phù hợp theo hướng thuận lợi hóa về việc sản xuất và tiêu dùng ô tô đồng
thời phát triển lành mạnh thị trường ô tô trong nước. Mặc khác ban hành các chính sách
tài chính, tiền tệ ví dụ như hạ lãi suất, giảm thuế, nâng khả năng tiếp cận nguồn vốn
vay… để hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời cho doanh nghiệp.

➢ Lấy khách hàng làm trọng tâm.

Doanh nghiệp cần tập trung vào cung cầu của khách hàng trong thời điểm đầy
biến động này. Lấy khách hàng là trọng điểm mà doanh nghiệp cần chú trọng, hướng
mục tiêu cụ thể vào nhu cầu của khách hàng. Tiêu chuẩn này sẽ có những tác động to
lớn đến việc thiết kế chuỗi cung ứng trong tương lai, nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày
càng phức tạp hơn của khách hàng.

➢ Mở rộng thêm nhà máy sản xuất ở các nước.

7
Trong bối cảnh môi trường đang bị thách thức bởi đại dịch Covid, việc mở rộng
này sẽ giúp cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp yên tâm về nguồn đáp ứng và chất lượng
của linh phụ kiện ô tô, cụ thể là trong giai đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị tắc
nghẽn như hiện nay thay vì chỉ tập trung vào một nước như Trung Quốc để tránh việc
gián đoạn vận chuyển cũng như sản xuất nếu có sự cố xảy ra như dịch Covid 19.

Đem lại sự ổn định cho chuỗi cung ứng là vấn đề vô cùng khẩn cấp để cải thiện
tình hình tài chính trong doanh nghiệp sản xuất ô tô. Tuy nhiên, để có được sự phục hồi
sau đại dịch thì đòi hỏi phải có sự cam kết chặt chẽ của các doanh nghiệp trước những
sự đổi mới trong thời kỳ đầy biến động này việc duy trì sự kết nối, truyền thông tin đến
các đối tác doanh nghiệp dưới nhiều hình thức trực tuyến để nắm bắt kịp thời các thay
đổi, hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra. Chú trọng đầu tư vào các thị trường tăng trưởng
mới sẽ là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp trong ngành.

3. Kết luận

Tóm lại, đại dịch COVID-19 là cú sốc mạnh mẽ, tác động lên mọi mặt của nền
kinh tế thế giới nói chung và chuỗi cung ứng ô tô nói riêng. Đại dịch đã khiến nhiều
doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng của mình trong dài hạn cũng như cân
nhắc nhắc về địa điểm đặt lại trụ sở kinh doanh. Do nhiều công ty phụ thuộc vào chuỗi
cung ứng, sản xuất tại các thị trường lớn, điển hình là Trung Quốc – nơi xuất phát của
sự lây lan đại dịch. Mặc dù Trung Quốc không phải là nước xuất khẩu xe nguyên chiếc,
nhưng nước này đã trở thành một phần quan trọng của mạng lưới phụ tùng ô tô thế giới.
Do sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch đã khiến các công ty phải tạm thời ngưng hoạt
động dẫn đến sự thiếu hụt của chuỗi cung ứng ngành ô tô. Ngay cả khu vực ASEAN
đóng vai trò là trung tâm sản xuất của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản cũng phải dừng
sản xuất và làm thay đổi các kế hoạch định hướng trong tương lai. Chính vì vậy, các
doanh nghiệp cần lập kế hoạch và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu các tác động tiềm
ẩn bằng cách phát triển các quy trình chuỗi cung ứng mạnh mẽ và sẵn sàng lập kế hoạch
phục hồi. Hiệu quả của việc chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp phụ thuộc phần lớn vào sự
hiểu biết thấu đáo về tác động của Covid-19 đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Đại dịch
đã buộc các công ty phải đánh giá lại hiệu quả và sự nhanh nhạy của chuỗi cung ứng
của họ trong trường hợp có sự cố xảy ra.

8
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Đầu tư online (1/11/2022). Đại dịch Covid-19 cản trở chuỗi cung ứng ô tô toàn
cầu. Truy cập tại: https://baodautu.vn/dai-dich-covid-19-can-tro-chuoi-cung-
ung-o-to-toan-cau-
d132468.html?fbclid=IwAR2msCm4Tjr_zqMPjFkNuwn7xbmG9x43cTwOlU
mxGXxZKBP6ZJo_ZdIsOG8

- Cổng thông tin điện tử huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ ( 1/11/2021). Sản xuất,
kinh doanh thời đại Covid. Truy cập tại: http://thanhba.phutho.gov.vn/tin-tuc-su-
kien/bai-viet/cat/tin-trong-tinh-3979/id/san-xuat-kinh-doanh-thoi-dai-dich-
covid-19-95079?fbclid=IwAR0t98MoemcEFP0LAj36qt3-
LlVblmPeg7HNq7767lfpHhukA__I7QCAkuA

- Công thương (1/11/2022). Nghiên cứu các tác động của dịch Covid-19 và vai trò
của công nghệ trên các hoạt động trong chuỗi cung ứng và logistic tại Việt Nam.
Truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-cac-tac-dong-
cua-dich-covid-19-va-vai-tro-cua-cong-nghe-len-cac-hoat-dong-trong-chuoi-
cung-ung-va-logistics-tai-viet-nam-
97794.htm?fbclid=IwAR0zSsoP1N7qA2yKBIpK4ieHyIjRQCDIYGssNtsa8hV
DadyCWzrUOXFvmLM

- Công thương (1/11/2022). Phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng tại Việt
Nam trong giai đoạn Covid-19: khuyến nghị và giải pháp. Truy cập tại:
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-ben-vung-trong-chuoi-cung-
ung-tai-viet-nam-trong-giai-doan-covid-19-khuyen-nghi-va-giai-phap-
87156.htm

- Burak Eldem , Aldona Kluczek và Bagiński (2022). The COVID-19 Impact on


Supply Chain Operations of Automotive Industry: A Case Study of
Sustainability 4.0 Based on Sense–Adapt–Transform Framework. Sustainability,
14(10):5855, 1-4.

9
- Maximilian Gebhardt, Alexander Spieske, Matthias Kopyto and Hendrik Birkel
. Increasing global supply chains’ resilience after the COVID-19 pandemic:
Empirical results from a Delphi study. Business research, 150, 59-72.

- Helena Carvalho, Bardia Naghshineh, Kannan Govindan, Virgílio Cruz-


Machado (2022). The resilience of on-time delivery to capacity and material
shortages: An empirical investigation in the automotive supply chain. Computers
& Industrial Engineering, 171, 108375

- Alexander Spieske, Hendrik Birkel. Improving supply chain resilience through


industry 4.0: A systematic literature review under the impressions of the
COVID-19 pandemic. Computers & Industrial Engineering, 158, 107452.

10

You might also like