You are on page 1of 21

Chương 2.

Thiết bị của hệ thống lạnh

1
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG TẠO RA LẠNH

Để tạo ra lạnh (sinh lạnh), có thể sử dụng một trong các hệ thống sau:

- Máy lạnh nén hơi (cơ học) - Được sử dụng rộng rãi, chiếm
trên 90% tổng công suất lạnh
- Máy lạnh hấp thụ hiện có.
- Ưu điểm:
- Máy lạnh ejector + Gọn nhẹ
+ Dễ sử dụng
- Máy lạnh nhiệt điện + Phạm vi nhiệt độ tạo ra lạnh:
+ 20 ⁰C đến – 120 ⁰C
- Máy lạnh hiệu ứng xoáy + Công suất cao
+ Dùng điện, quá trình làm việc
an toàn và có độ tin cậy cao

2
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lanh nén hơi cơ học


(Máy lạnh nén hơi)
Thiết bị C
ngưng tụ

D B

Van Thiết bị
tiết lưu nén hơi

Thiết bị
E bốc hơi

Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống tạo lạnh bằng nén hơi cơ học


3
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học

4
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học


Biến đổi của tác nhân lạnh trong hệ thống làm lạnh bằng nén hơi cơ học:

- Tại vị trí D, trước khi đi vào van tiết lưu, tác nhân lạnh ở trạng thái lỏng bão hòa;
tại nhiệt độ hoặc nhỏ hơn nhiệt độ ngưng tụ. Sau khi đi qua van tiết lưu, tác
nhân lạnh giảm áp suất và do đó nhiệt độ giảm. Do giảm áp suất, một phần tác
nhân lạnh chuyển sang trạng thái khí.
- Hỗn hợp lỏng/khí đi vào thiết bị bốc hơi tại vị trí E. Trong thiết bị này, tác nhân
lạnh chuyển hoàn toàn sang trạng thái khí bằng cách thu nhận nhiệt từ môi
trường xung quanh.
- Hơi bão hòa hoặc quá nhiệt của tác nhân lạnh đi vào trong thiết bị nén tại vị trí
A. Tại đây, tác nhân lạnh được nén tới áp suất cao. Khi áp suất tăng cao, nhiệt
độ tăng và tác nhân lạnh trở nên quá nhiệt ở vị trí B.
- Hơi quá nhiệt được chuyển tới một thiết bị ngưng tụ. Sử dụng không khí hoặc
nước để làm mát. Tác nhân lạnh ngưng tụ về trạng thái lỏng tại vị trí D.
- Sau khi toàn bộ lượng tác nhân lạnh được chuyển thành trạng thái lỏng, nhiệt
độ giảm. Tác nhân lạnh đi vào van tiết lưu và chu trình lại tiếp tục.
5
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học

Hình 2.2. Đồ thị áp suất – enthalpy của 1 chu trình làm lạnh
bằng nén hơi ở điều kiện bão hòa
6
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học

Hình 2.3. Hệ thống lạnh nén hơi cơ học sử dụng ammonia


làm tác nhân lạnh
7
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học


Thiết bị bốc hơi (Evaporator)
Trong thiết bị bốc hơi, tác nhân lạnh ở trạng thái lỏng bay hơi chuyển
sang trạng thái khí. Sự thay đổi trạng thái này cần 1 lượng nhiệt ẩn.
Lượng nhiệt này được thu từ môi trường xung quanh.
Phân loại:
- Thiết bị bốc hơi trực tiếp (direct-expansion evaporator): tác nhân lạnh
bốc hơi bên trong lõi của thiết bị. Lõi tiếp xúc trực tiếp với vật thể hay
lưu chất được làm lạnh.
- Thiết bị bốc hơi gián tiếp (indirect–expansion evaporator): có sử dụng
chất tải lạnh (nước/nước muối). Chất tải lạnh được làm lạnh khi tác
nhân lạnh bốc hơi trong lõi. Sau đó chất tải lạnh được bơm đến nơi
cần làm lạnh. 8
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học


Thiết bị bốc hơi (Evaporator)

Ống trần Ống có cánh Loại tấm


(Bare pipe) (Finned tube) (Plate)

Hình 2.4. Một số loại lõi của thiết bị bốc hơi

9
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học


Thiết bị nén hơi (Compressor)

Tác nhân lạnh đi vào thiết bị nén ở trạng thái hơi tại áp suất thấp và
nhiệt độ thấp. Thiết bị nén làm tăng áp suất và nhiệt độ của tác nhân
lạnh. Nhờ vào tác động này của thiết bị nén mà sau đó ở thiết bị ngưng
tụ, nhiệt được lấy ra khỏi tác nhân lạnh.

Quá trình nén làm tăng nhiệt độ của tác nhân lạnh đủ lớn hơn nhiệt độ
xung quanh thiết bị ngưng tụ.

10
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học


Thiết bị nén hơi (Compressor)

Một số thiết bị nén hơi:


- Thiết bị nén kiểu pittong (reciprocating): gồm 1 pittong chuyển động
qua lại trong 1 xy lanh (Hình 2.5).
Được sử dụng rộng rãi nhất.
- Thiết bị nén kiểu ly tâm (centrifugal): gồm 1 tua bin quay với tốc độ cao
- Thiết bị nén kiểu quay (rotary): gồm 1 chong chóng quay bên trong 1 xy
lanh

! Thiết bị nén có thể được vận hành nhờ động cơ điện hoặc động cơ đốt
trong.
11
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học


Thiết bị nén hơi (Compressor)

Hình 2.5. Nguyên lý hoạt động của máy nén pittong

12
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học


Thiết bị ngưng tụ (Condenser)

Chức năng của thiết bị ngưng tụ trong một hệ thống lạnh là truyền nhiệt
từ tác nhân lạnh sang 1 môi trường khác, ví dụ như không khí và/hoặc
nước. Khi được loại bỏ nhiệt, tác nhân lạnh ở trạng thái khí sẽ ngưng tụ về
trạng thái lỏng bên trong thiết bị ngưng tụ.

Một số thiết bị ngưng tụ thường được sử dụng:


- Làm mát bằng nước
- Làm mát bằng không khí
- Bốc hơi (cả không khí và nước cùng được sử dụng)

13
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học

Thiết bị ngưng tụ (Condenser)

Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước gồm có các loại sau:
- Ống lồng ống (double pipe)
- Ống chùm (shell and tube)
- Shell and coil

14
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học


Thiết bị ngưng tụ (Condenser)
Ống lồng ống (double pipe):
Nước được bơm vào ống bên trong
và tác nhân lạnh đi ở không gian giữa
ống ngoài và ống trong. Hai lưu chất
chuyển động ngược chiều để tăng
hiệu quả trao đổi nhiệt.

Hình 2.6. Thiết bị ngưng tụ loại ống lồng ống

Thiết bị này về cấu tạo có nhiều miếng đệm (gioăng) và mặt bích khiến cho
việc bảo dưỡng khó khăn.
15
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học


Thiết bị ngưng tụ (Condenser)
Ống chùm (shell-and-tube):

- Nước được bơm vào các ống trong


khi đó tác nhân lạnh chảy trong
thùng, trong không gian giữa các ống.

Hình 2.7. Thiết bị ngưng tụ loại ống chùm

- Có thể tăng hiệu quả trao đổi nhiệt bằng cách sử dụng ống có cánh.
- Loại thiết bị này có chi phí thấp và dễ bảo dưỡng.
16
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học


Thiết bị ngưng tụ (Condenser)

Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí gồm có hai loại sau:
+ Tube and fin
+ Loại tấm (Plate)

- Có thể lắp thêm quạt để tăng hệ số truyền nhiệt đối lưu của không khí
- Loại thiết bị ngưng tụ này thường gặp trong các tủ lạnh gia đình.

17
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học


Thiết bị ngưng tụ (Condenser)

Hình 2.8. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí


18
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học


Van tiết lưu (Expansion valve)

Một van tiết lưu là 1 thiết bị đo dùng để điều chỉnh tốc độ của dòng tác
nhân lạnh vào thiết bị bốc hơi.
Van này có thể được vận hành bằng tay hoặc bằng các cảm biến áp suất
hoặc nhiệt độ đặt tại 1 vị trí khác trong hệ thống lạnh.

Một số loại van tiết lưu:


- Van tiết lưu vận hành bằng tay
- Van tiết lưu nổi low-side
- Van tiết lưu nổi high-side
- Van tiết lưu tự động
- Van tiết lưu nhiệt 19
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học


Van tiết lưu (Expansion valve)
- Van tiết lưu tự động duy trì 1 áp suất
không đổi trong thiết bj bốc hơi (Hình
2.9).
- Khi áp suất trong thiết bị bốc hơi tăng
làm cho màng ngăn (diaphragm) dâng
lên chống lại áp suất của lò xo (spring
pressure) làm cho van đóng lại. Hình 2.9. Van tiết lưu tự động
- Van sẽ mở ra khi áp suất trong thiết bị (Automatic expansion valve)
bốc hơi giảm xuống.
- Van được sử dụng trong các hệ thống yêu cầu lưu lượng tác nhân lạnh không
đổi và nhiệt độ bốc hơi không đổi.
Ví dụ: tủ lạnh, tủ đông dùng trong gia đình 20
THIẾT BỊ CỦA HỆ THỐNG LẠNH

Hệ thống lạnh nén hơi cơ học


Van tiết lưu (Expansion valve)
- Van có chứa 1 bầu nhiệt biểu kẹp ở 1
bên của ống hút của máy nén.
- Bầu nhiệt đo nhiệt độ của hơi quá nhiệt
đi ra khỏi thiết bị bốc hơi.
- Nhiệt độ tương đối cao của bầu nhiệt
làm cho chất lỏng trong bầu tăng áp
suất (chất lỏng đó cũng chính là tác
nhân lạnh được sử dụng trong hệ Hình 2.10. Van tiết lưu nhiệt
thống). (Thermostatic expansion valve)
- Áp suất đó sẽ được truyền qua ống nhiệt tới phía dưới của phòng màng
ngăn. Khi đó van sẽ mở để cho tác nhân lạnh lỏng chảy qua.
- Loại van này là thiết bị đo được sử dụng rộng rãi nhất trong công nghiệp
21
lạnh.

You might also like