You are on page 1of 5

"Mạng xã hội là một dạng kí sinh

trùng, chúng khiến bạn mất đi sức


sống"
Không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội,
nhưng nếu như bạn không thể rời bỏ chúng, có
nghĩa bạn đã bị chúng chi phối theo một cách
nào đó.
Không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội, nhưng nếu như bạn
không thể rời bỏ chúng, có nghĩa bạn đã bị chúng chi phối theo
một cách nào đó.

Thử xóa và ngừng dùng mạng xã hội

Anthony L. Fisher - một nhà phân tích chính trị của Business Insider,
thử làm một việc mà ít người sống trong thời buổi mạng xã hội chi
phối dám làm, đó là xóa toàn bộ app Facebook, Twitter, Instagram
trên smartphone của anh.
:
Lý do được Anthony đưa ra cho hành động này, đó là cảm thấy
chúng "ngốn" quá nhiều thời gian của anh - một ông bố của 3 đứa
con nhỏ. Trên thực tế, Anthony từ lâu đã nhận thấy những nội dung,
bài đăng và tương tác trên mạng xã hội không giúp ích gì cho cuộc
sống và công việc của anh.

"Ðối với tất cả các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp, hay những
mẩu thông tin đáng đọc, đôi khi là gây cười - rõ ràng mạng xã hội
không mang lại cho tôi bất cứ điều gì gần với giá trị cảm xúc mà tôi
đặt vào nó", Anthony cho biết.

"Nó đang nuốt chửng thời gian của tôi", Anthony nói thêm. "Xáo trộn
từng khoảng thời gian rảnh rỗi mà tôi có. Ðiều này khiến tôi thực sự
cân nhắc tới việc ngừng quan tâm đến những thứ 'tạp nham' trên
mạng xã hội".

Với việc xóa đi các ứng dụng mạng xã hội và đặt ra quy tắc không cài
đặt chúng trên smartphone (dù vẫn giữ tài khoản gốc), Anthony cảm
thấy có nhiều thời gian "được sống" hơn.

Những điều mà trước đây anh ít làm, thì nay thành thói quen khiến
anh cảm thấy thú vị, như đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện với các
:
con.

Theo Anthony, chính smartphone là thứ giúp mạng xã hội trở nên quá
sẵn sàng. Nó hứa hẹn với bạn không bao giờ có thời gian buồn chán
dù ở bất cứ đâu: ở nhà một mình, ở trong siêu thị, trong thang máy.
Và điều đó thật kinh khủng.

"Chúng ta cần phải cảm thấy nhàm chán, ít nhất là trong một chừng
mực nhất định", Anthony cho biết. "Sức khỏe tinh thần, sự sáng tạo,
và khả năng giải trí đòi hỏi bộ não phải chịu đựng ít nhất một chút
không gian trống".

Bạn không cần mạng xã hội. Chính chúng mới là người cần bạn

Theo Anthony, mạng xã hội là một dạng kí sinh trùng, và năng lượng
của nó đến từ những dòng trạng thái, những bức ảnh, trò trêu đùa và
những ý tưởng của bạn.

Ðiều hiển nhiên khi mạng xã hội thuyết phục bạn rằng việc tiếp tục
sử dụng chúng là điều cần thiết cho tinh thần và sự nghiệp của bạn,
bằng cách khiến bạn cảm thấy được "kết nối".
:
Tuy nhiên, đó là khi mạng xã hội lôi kéo bằng những lời hứa xác thực
và phần thưởng. Ý tưởng của bạn được chia sẻ rộng rãi. Cái tôi của
bạn được khuếch đại. Bạn nhận được sự quan tâm, liều thuốc động
viên từ các phản ứng tích cực, hay thậm chí bất đến từ kỳ phản ứng
nào của cư dân mạng, những người trong vòng kết nối.

Một hình ảnh liên tưởng tới chứng nghiện mạng xã hội trong bộ phim Parasite (Kí sinh trùng) của đạo
diễn Bong Joon-ho.

Trên thực tế, Twitter, Facebook, Instagram và phần còn lại, vốn dĩ
không phải là những trang web xấu. Nhưng tất cả đều hoạt động như
những "kẻ sát nhân": Ðó là luôn luôn vì lợi ích của riêng họ, không có
lương tâm, gây thiệt hại cho người khác.

Chẳng có gì bất ngờ khi bạn cảm thấy điều này, vì chúng được thiết
kế theo dạng tâm lý học giống như các máy đánh bạc ở sòng bạc,
khi chúng lôi kéo và níu giữ bạn bằng những phần thưởng.

"Ðể rồi sau cùng, chính mạng xã hội được hưởng lợi tối đa bằng cách
kích hoạt 'cơn nghiện' của người dùng", Anthony chia sẻ trong bài
viết của mình. "Nên nhớ rằng quy tắc duy nhất trong các sòng bạc,
đó là nhà cái luôn thắng, bất kể các người chơi có thành công và may
:
mắn tới đâu".

Do vậy, nếu như bạn cảm thấy đã quá phụ thuộc vào mạng xã hội,
hay không thể - dù chỉ một ngày - xa rời nó, hãy thử dũng cảm xóa
mạng xã hội, và cảm nhận những điều tuyệt vời của cuộc sống.

*Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả Anthony L. Fisher

(Theo Dân Trí, BI)

Tội phạm lừa đảo bị bắt vì khoe cuộc sống “sang chảnh” lên
mạng xã hội

Một tên tội phạm lừa đảo thường xuyên khoe những hình ảnh về
cuộc sống “sang chảnh” của mình trên mạng xã hội, cảnh sát đã sử
dụng những hình ảnh này như bằng chứng cho hành vi phạm tội của
y.
:

You might also like