You are on page 1of 5

Đề 1

I. ĐỌC HIỂU

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại
cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : “Tại sao mình lại
không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất
giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới
thôi.

      “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ,
cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen
cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước
đi.

      Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm
trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú
lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay
quá !”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

      Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe
cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại
chiếc ghế đá trống không.

      “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” — Một người trong
công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng
nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe ?

1. Phương thức biểu đạt?


2. Chủ đề văn bản?
3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai?
4. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên
5. Cuối cùng cô bé trong công viên đã làm gì?
6. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyên là gì?
7. Nhận xét nào để nói về cụ già?
8. Cụm từ trong câu “Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ
nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.” là thành phần mở
rộng cho từ nào?
9. Vì sao bài đọc có tên là “Đôi tai của tâm hồn”?
10.Thông điệp tâm đắc nhất của ngữ liệu trên là gì?

Đề 2

I. ĐỌC HIỂU

(...) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa
xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có
tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô
gái đẹp như thơ mộng...

(...) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt
thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng
giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ
không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi
hương man mác. (...)

(Mùa xuân của tôi-VŨ BẰNG)

1. Phương thức biểu đạt chính?


2. Tác giả tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí của vùng nào?
3. Câu văn nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả với mùa
xuân Hà Nôi?
4. Câu văn “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong”, từ “phong”
nghĩa là gì?
5. Trong đoạn trích trên, tác giả yêu thích mùa xuân vào thời điểm
nào?
6. Câu nói nào không nêu đúng đặc điểm thiên nhiên mùa xuân ở xứ
Bắc trong đoạn trích trên?
7. Biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn trích trên?
8. Dấu gạch ngang trong câu “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt,
mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh,
có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ
những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ
mộng...” dùng để làm gì?

Đề 3

I. ĐỌC HIỂU

CHIẾC BÌNH NỨT


Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi
gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào
về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt thấy dằn vặt, cắn rứt vì không
hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với ông chủ: “Tôi thực sự thấy xấu hổ về
mình. Tôi muốn xin lỗi ông.”
“Ngươi xấu hổ về chuyện gì?” – Người chủ hỏi.
“Chỉ vì tôi nứt mà ông không được nhận đầy đủ những gì xứng đáng với công
sức mà ông bỏ ra.” – Chiếc bình nứt nói.
“Không đâu!” – Ông chủ trả lời. “Khi đi về, ông có chú ý tới luống hoa bên
đường hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên đường phía của nhà
ngươi sao? Ta biết được vết nứt của ngươi nên ta đã gieo hạt giống hoa bên phía
ấy. Nếu không có ngươi, ngôi nhà của ta có ấm cúng và duyên dáng được thế
này không?”
1. Ngôi kể?
2. Kể bằng lời của ai?
3. Phó từ trong trích?
4. Thông điệp?
5. Chi tiết “Vết nứt trên chiếc bình” có ý nghĩa gì?
6. Tại sao người người nông dân không vứt chiếc bình nứt đi?
7. Từ “hoàn hảo” trong câu “Chiếc bình lành rất tự hào về sự hoàn hảo của
mình, còn chiếc bình nứt thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành
nhiệm vụ.” nghĩa là gì?
8. Cách ứng xử của người nông dân cho thấy ông là người thế nào?

I. ĐỌC HIỂU

CON SẺ
   Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt
đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ
non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.
   Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ
ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng
ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái
mõm há rộng đầy răng của con chó.
   Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng
hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ
hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất. 
   Con chó của tôi dừng lại và lùi... Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có
một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ất tránh ra xa, lòng
đầy thán phục.
   Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình
trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.
(Theo TUỐC-GHÊ-NHÉP)
1. Phương thức biểu đạt?
2. Ngôi kể?
3. Khi vào vườn, nhân vật tôi nhìn thấy gì?
4. Câu văn “Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ” sử dụng
biện pháp tu từ gì?
5. Đề tài?
6. Vì sao con chó dừng lại không vồ tới con sẻ non nữa?
7. Hành động của nhân vật chim sẻ già cho thấy điều gì?
8. Phó từ trong câu “Nó sẽ hi sinh” bổ sung ý nghĩa gì?
9. Vì sao nhân vật tôi lại cảm thấy “lòng đầy thán phục”?
10.Ý nghĩa câu chuyện?

You might also like