You are on page 1of 6

Chương 2:

2.1 Tổng quan về Học viện Chính sách và Phát triển


Học viện Chính sách và Phát triển trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan của chính
phủ, được thành lập theo quyết định số 10/QĐ- TTG ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính
phủ. Học viện là cơ sở đào tạo Đại học và sau Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân. Học viện định hướng trở thành trường đại học có uy tín trong hệ thông giáo dục quốc
dân về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách vĩ mô.
Hiện tại, Học viện Chính sách và Phát triển có 9 ngành và 18 chuyên ngành đào tạo hệ đại trà
hệ đại trà: Ngành Kinh tế: Chuyên ngành Đầu tư; Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công;
Chuyên ngành Đấu thầu và quản lý dự án; Ngành Kinh tế số: Chuyên ngành Kinh tế và kinh
doanh số;  Chuyên ngành Phân tích dữ liệu lớn trong Kinh tế và Kinh doanh (Big Data); Ngành
Kinh tế quốc tế: Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại; Chuyên ngành Thương mại quốc tế và
Logistics; Ngành Kinh tế phát triển:  Chuyên ngành Kinh tế phát triển; Chuyên ngành Kế
hoạch phát triển; Ngành Quản trị kinh doanh: Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp; Chuyên
ngành Quản trị Marketing; Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch; Ngành Tài chính –
Ngân hàng:  Chuyên ngành Tài chính; Chuyên ngành Ngân hàng; Chuyên ngành Thẩm định
giá; Ngành Quản lý Nhà nước: Chuyên ngành Quản lý công; Ngành Luật Kinh tế: Chuyên
ngành Luật Đầu tư - Kinh doanh; Ngành Kế toán: Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán
Có 3 ngành gồm 4 chuyên ngành đào tạo chuẩn quốc tế: Ngành Kinh tế quốc tế:  Chuyên
ngành Kinh tế đối ngoại; Ngành Tài chính – Ngân hàng: Chuyên ngành Tài chính; Chuyên
ngành Đầu tư; Ngành Quản trị kinh doanh:  Chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
Đào tạo sau đại học trình độ Thạc sỹ có 06 chuyên ngành:Chính sách công; Tài chính – Ngân
hàng; Kinh tế quốc tế; Kinh tế phát triển; Quản trị kinh doanh; Kinh tế quản lý công (Chương
trình liên kết đào tạo với trường Đại học  Rennes 1 – Pháp).
Học viện Chính sách và Phát triển tiến hành tổ chức đào tạo 100% các chương trình đào tạo
hệ đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên. Đây đều là những chuyên ngành
phù hợp với các lĩnh vực hoạt động của ngành Kế hoạch và Đầu tư và nhu cầu của xã hội.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu của Học viện bao gồm các Phó Giáo
sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ được đào tạo tại các trường Đại học uy tín ở Việt Nam
và nước ngoài. Để nâng cao tính thực tiễn trong đào tạo, Học viện đã mời các
chuyên gia từ các Cơ quan quản lý Nhà nước, Viện nghiên cứu, các doanh
nghiệp, giảng viên từ các Trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước
tham gia giảng dạy. Bên cạnh đó, cơ sơ vật chất phục vụ cho học tập, giảng
dạy và nghiên cứu được trang bị đầy đủ và hiện đại.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, Học viện đang triển khai nhiều chương trình hợp tác với các
tổ chức quốc tế như: Đại học Indiana, Đại học Purdure, Đại học Portland, Đại học tổng hợp
bang California (Hoa Kỳ), Đại học Middlesex, Đại học Loughborough, Học viện ngoại giao
London (Vương quốc Anh); Đại học Quốc tế Nhật Bản - IUJ, Viện Nghiên cứu chính sách công
GRIPS (Nhật Bản); Đại học Nantes, Đại học Rennes 1; Đại học Rouen, Đại học Paris 1
Pantheon – Sorbonne, Trường Hành chính công quốc gia – ENA (Pháp); Đại học Southern
Cross (Úc); Đại học tổng hợp Rome 2 (Ý), Học viện Anh ngữ EV (Philippines); Đại học
Lausanse (Thụy Sỹ); Đại học MESSI (Nga), Đại học UTA (Phần Lan); Đại học Quốc gia Seoul
(Hàn Quốc); Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore)…các tổ chức quốc tế như:
KOICA, USAID, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam,…

Trụ sở đào tạo chính của Học viện tọa lạc tại Khu đô thị Nam An Khánh, Huyện Hoài Đức, Hà
Nội. Ngoài ra, học viện có cơ sở 2 tại Tòa nhà D25 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngõ 7, phố Tôn
Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Với cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, hạ
tầng công nghệ thông tin, truyền thông, học liệu và những điều kiện vật chất, thiết bị khác
đảm bảo chất lượng sẽ thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về môi trường học tập, nghiên cứu, sinh
hoạt của giảng viên và sinh viên.

2.2.Thực trạng sử dụng sản phẩm trà sữa của Tocotoco của sinh viên Học viện Chính sách và Phát
triển

Lực lượng sinh viên là thành phần quan trọng trong xã hội, đóng góp cho cơ cấu lao động một lực
lượng lớn con người nhờ cống hiến trí tuệ, sức sáng tạo và hoạt động thể chất cho cộng đồng, là yếu
tố quan trọng để tiếp nối, xây dựng và phát triển đất nước thời kì hội nhập thế giới. Với tuổi trẻ năng
động và tinh thần hăng hái, đây là thành phần đòi hỏi sự đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu về thể chất
và tinh thần trong những không gian sinh hoạt cộng đồng. Trong đó nhu cầu về ăn uống được đánh
giá thiết yếu nhất trong quá trình học tập và sinh hoạt của sinh viên. Đáp ứng những nhu cầu thiết
yếu đó, ngày càng nhiều những dịch vụ giải trí, ăn uống xuất hiện phục vụ cho đối tượng giới trẻ nói
chung và sinh viên nói riêng. Việt Nam đang nổi lên là một thị trường lớn tiêu thụ những dịch vụ và
tiện ích dành cho giới trẻ, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tham gia vào chuỗi dịch vụ
cung ứng đồ ăn
nhanh và đây đã và đang trở thành những miếng mồi béo bở để thu hút lực lượng lao động hiện nay
đặc biệt đối với sinh viên – lực lượng khách hàng tiềm năng.

Bắt kịp với xu thế, ToCoToCo đã dần trở thành cái tên quen thuộc của sinh viên mỗi khi họ có nhu
cầu tiêu dùng và sử dụng. Có mặt tại hàng trăm cơ sở trên cả nước, trải dài từ Bắc vào Nam,
ToCoToCo là một trong những thương hiệu lớn trong ngành dịch vụ cung cấp về đồ uống nói chung
và trà sữa nói riêng. Đối với sinh viên cả nước nói chung và sinh viên của Học viện Chính sách nói
riêng nhu cầu uống trà sữa ngày càng phổ biến và nhân rộng đối với từng thế hệ sinh viên. Ngày càng
nhiều sinh viên tìm đến ToCoToCo như một thói quen thường trực hằng ngày để đáp ứng nhu cầu
vật chất và tinh thần của mình. Với những tiện ích và dịch vụ phù hợp như chất lượng sản phẩm đạt
chuẩn ngon và đa dạng, cơ sở vật chất hiện đại (điều hòa, bàn ghế,..),dịch vụ chăm sóc khách hàng
nhanh, lịch sự, chu đáo,… ToCoToCo đang trở thành một thương hiệu chất lượng và đáp ứng được
nhu cầu uống của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển nói riêng và sinh viên cả nước nói
chung.

2.3. Đánh giá về việc sử dụng sản phẩm trà sữa của Tocotoco đối với sinh viên APD
2.3.1.Phân tích kết quả về việc sử dụng sản phẩm trà sữa của Tocotoco của sinh viên Học viện Chính
sách và Phát triển

Dựa vào kết quả điều tra bằng phương pháp khảo sát trả lời câu hỏi nhanh. Đã có 151 sinh viên Học
viện Chính sách và Phát triển điền vào phiếu khảo sát nhanh, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những
phân tích về kết quả của việc sử dụng trà sữa ToCoToCo của sinh viên Học viện Chính sách và Phát
triển như sau:

Hình 2.1 Kết quả tỷ lệ sinh viên uống trà sữa ToCoToCo

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp, 2021)

- Có 125 sinh viên trong tổng số 151 sinh viên hiện đang uống trà sữa ToCoToCo chiếm 82,8%, và
17,2% không uống trà sữa ToCoToCo- tương ứng 26 sinh viên.

- Đa số sinh viên nữ trong học viện có nhu cầu uống trà sữa ToCoToCo nhiều và thường xuyên hơn so
với sinh viên nam. Qua khảo sát cho thấy có 90 sinh viên nữ đang tiêu dùng và uống trà sữa
ToCoToCo chiếm 72%, trong khi đó tỷ lệ nam giới uống trà sữa ToCoToCo ở mức thấp 28%, tương
đương 35 sinh viên.

Bảng 2.1 Thống kê số lượng sinh viên nữ uống trà sữa

Khóa Số lượng Tỉ lệ
K9 20 22,22%
K10 35 38,89%
K11 14 15,56%
K12 21 23,33%
Tổng 90 100%

Theo bảng 2.1, số sinh viên nữ uống trà sữa ToCoToCo nhiều nhất thuộc khóa 10 của học viện, với tỉ
lệ 38,89%, ít nhất thuộc về nhóm sinh viên khóa 11 với tỉ lệ 15,56%. Như vậy, có thể thấy rằng sở
sinh viên nữ khóa 10 thích uống trà sữa ToCoToCo hơn những sinh viên khóa 9,11,12 và nhóm sinh
viên nữ khóa 9, khóa 12 có sở thích uống trà sữa tại ToCoToCo là tương đương nhau.

Bảng 2.2 Thống kê số lượng sinh viên nam uống trà sữa

Khóa Số lượng Tỉ lệ
K9 11 31,43%
K10 12 34,29%
K11 5 14,28%
K12 7 20%
Tổng 35 100%

Theo bảng 2.2, số lượng sinh viên nam có nhu cầu uống trà sữa nhiều nhất là sinh viên khóa 10, với
tỉ lệ là 12/35 sinh viên; số lượng sinh viên nam ít có nhu cầu uống trà sữa nhất là sinh viên khóa 11,
với tỉ lệ 5/35 sinh viên.

10.4 4
10.4
53.6
21.6

Thỉnh thoảng 1 thàng 1 lần 1 tuần 1 lần


2 tuần 1 lần Khác

Hình 2.2 Tần suất sinh viên đi uống trà sữa ToCoToCo

Với hình 2.2, tỷ lệ sinh viên uống trà sữa có nhiều sự chênh lệch và khác nhau về tần suất sử dụng,
chiếm tỉ lệ cao nhất là lượng uống trà sữa ToCoToCo với tần suất “ thỉnh thoảng uống” với tỉ lệ
67/125 sinh viên, tương đương 53,6%; với tần suất “ 1 tháng 1 lần” thì có 27/125 sinh viên lựa chọn
phương án này, tỉ lệ là 21,6%; số sinh viên lựa chọn “ 1 tuần 1 lần” và “ 2 tuần 1 lần” có tỉ lệ bình
chọn giống nhau với 13/125 sinh viên, tỉ lệ là 10,4%. Ngoài ra còn 5 sinh viên lựa chọn ý kiến khác,
tương đương 4%.

Hình 2.3 Số lượng sinh viên đi uống trà sữa với từng nhóm đối tượng

- Đa số sinh viên đi uống trà sữa cùng nhiều người với tỷ lệ 84%, tức 105 sinh viên; còn lại 20 sinh
viên với tỉ lệ 16% thiểu số cho rằng họ uống trà sữa một mình. Với những sinh viên đi uống trà sữa
cùng nhiều người thì đa số họ đi uống cùng bạn bè với tỉ lệ 75,24% túc 79/105 sinh viên, số sinh viên
đi uống trà sữa cùng người yêu là 12 sinh viên với tỷ lệ 11,43%, với 8 sinh viên lựa chọn uống cùng
gia đình, tương ứng 7,62%; với 6 sinh viên chọn đáp án khác, tương ứng 5,71%.
Khác 10

Khi thèm 18

Có người rủ mới đi 10

Khi có khuyến mãi 50

Hẹn hò 37

0 10 20 30 40 50 60

Hình 2.4. Kết quả số lượng sinh viên đi uống trà sữa ToCoToCo trong từng khoảng thời gian

-Với câu hỏi khảo sát “ Bạn thường uống nhân dịp nào?”, đã có 37/125 sinh viên lựa chọn đáp án là “
hẹn hò”, tương ứng 29,6%; có 50/125 sinh viên lựa chọn đáp án “ khi có khuyến mãi” với tỷ lệ 40%;
số sinh viên lựa chọn “ có người rủ mới đi” là 10 sinh viên, tương ứng 8%; 18/125 sinh viên lựa chọn
đáp án “ khi thèm”, tương ứng 14,4%; 8% còn lại là sinh viên lựa chọn đáp án “ khác”.

Hình 2.5 Tỷ lệ sinh viên uống trà sữa tại từng địa điểm

Thông qua kết quả của cuộc khảo sát,đa số sinh viên lựa chọn uống trà sữa tại nhà với tỉ lệ 59,2%; tiếp
theo là 38,40% sinh viên lựa chọn uống trà sữa tại trường học; phần thiểu số với tỉ lệ 2,40% sinh viên
uống tại quán.Như vậy, đa số sinh viên lựa chọn uống tại nhà, có lẽ vì sự thuận tiện và thoải mái hơn khi
ở quán.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định uống trà sữa ToCoToCo:

Hình 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng KFC

- Về chất lượng dịch vụ: Có 22/125 sinh viên hoàn toàn không bị ảnh hưởng về chất lượng dịch vụ, 15/125
sinh viên không bị ảnh hưởng bởi chất lượng dịch vụ, 23/125 sinh viên không có ý kiến về chất lượng dịch
vụ, 45/125 sinh viên bị ảnh hưởng bởi chất lượng dịch vụ, 20/125 sinh viên hoàn toàn bị ảnh hưởng tới
chất lượng dịch vụ.

- Về sản phẩm: Có 20/125 sinh viên hoàn toàn không bị ảnh hưởng về sản phẩm, 12/125 sinh viên không
ảnh hưởng bởi sản phẩm, 32/125 sinh viên không có ý kiến về sản phẩm, 31/125 sinh viên bị ảnh hưởng
bởi sản phẩm, 30/125 sinh viên hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi sản phẩm.

- Về khuyến mãi: Có 21/125 sinh viên hoàn toàn không bị ảnh hưởng về khuyến mãi, 12/125 sinh viên
không ảnh hưởng bởi sản phẩm, 33/125 sinh viên không có ý kiến về sản phẩm, 37/125 sinh viên bị ảnh
hưởng bởi sản phẩm,22 /125 sinh viên hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi sản phẩm.

- Về giá cả: Có 21/125 sinh viên hoàn toàn không bị ảnh hưởng về giá cả, 12/125 sinh viên không ảnh
hưởng bởi giá cả, 33/125 sinh viên không có ý kiến về giá cả, 37/125 sinh viên bị ảnh hưởng bởi giá
cả,20/125 sinh viên hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi giá cả, 2 sinh viên không chọn.

- Về sự tiện lợi:

- Về không gian quán:

- Về thương hiệu:

2.3.2. Đánh giá về việc sử dụng sản phẩm trà sữa của Tocotoco đối với sinh viên Học viện Chính sách
và Phát triển

You might also like