You are on page 1of 24

CỬA KHẨU TẠI VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ NAM BỘ

1. Tên cửa khẩu, vị trí địa lý, bản đồ/sơ đồ, địa chỉ:
* Tây Nguyên:
- Được quản lý bởi Cục Hải quan Đắk Lắk.
+ Cửa khẩu Buprăng:
 Cửa khẩu Bup'răng hay Cửa khẩu Bu Prăng là cửa khẩu ở vùng đất xã Quảng Trực
huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.
 Cửa khẩu B*u Prăng thông thương với cửa khẩu O Raing (hoặc Dak Dam), huyện
(srok) Senmonorom tỉnh Mondulkiri, Campuchia.
 Cửa khẩu Bu Prăng là cửa ngõ giao thông, buôn bán của tỉnh Đắk Nông với
Campuchia. Cửa khẩu nằm cách thành phố Gia Nghĩa khoảng 81 km, cách thành phố
Buôn Ma Thuột khoảng 125 km, và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 247 km.
+ Cửa khẩu Đắk Peur:
 Cửa khẩu Đăk Peur là cửa khẩu trên vùng đất xã Thuận An, huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk
Nông, Việt Nam
 Cửa khẩu Đăk Peur thông thương với cửa khẩu Nam Lieou thuộc huyện Pechr
Chenda tỉnh Mondulkiri, Campuchia (Toạ độ :12°25′37″B 107°33′17″Đ)
 Cửa khẩu đặt tên theo suối Đăk Peur, hồ Đăk Peur và buôn Đăk Peur ở địa phương,
các tên đã ghi trên bản đồ địa hình 1:100.000 do người Pháp lập hồi năm 1930. Tên
cửa khẩu còn viết là cửa khẩu Đăk Per hay cửa khẩu Đăk Pơ, nhưng phân biệt với
huyện Đăk Pơ ở phía đông tỉnh Gia Lai.
 Cửa khẩu Đăk Peur nằm cách Quốc lộ 14 khoảng 4 km, cách thị trấn Đăk Mil khoảng
8 km, cách thành phố Gia Nghĩa khoảng 60 km về phía tây nam. Cửa khẩu cách
Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km về phía đông bắc.
 Về phía Campuchia, từ cửa khẩu Đăk Per đến trung tâm huyện Pechr Chenda khoảng
35 km, đến tỉnh lỵ Muldulkiri, Campuchia khoảng 40km,đến trung tâm huyện lỵ Kaoh
Nheaek khoảng 100 km

- Do Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum quản lý

+ Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh:


 Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Ia Dom,
huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, Việt Nam
 Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thông thương với cửa khẩu Oyadav (hay O'Yadaw) huyện
Ou Ya Dav tỉnh Ratanakiri, Campuchia (Toạ độ: 13°46′01″B 107°29′33″Đ)
 Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh nằm ở điểm cuối quốc lộ 19 và cách thành phố Pleiku cỡ
75 km về phía tây-tây nam.

+ Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y:


 Thuộc vùng đất xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, Việt Nam
 Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y thông thương sang cửa khẩu Phoukeua (Phù Kưa) (Toạ độ:
14°42′26″B 107°33′08″Đ) ở muang Phouvong, tỉnh Attapeu, CHDCND Lào
Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là điểm cuối quốc lộ 40 trên đất Việt Nam, nối với Quốc lộ 11 của
Lào.
=> Đây cũng chính là hai khu kinh tế cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Nguyên

* Nam Bộ:
+ Đông Nam Bộ:
- Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước)
 Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất hai xã Lộc Hòa
và Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, Việt Nam.
 Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư thông thương với Cửa khẩu Trapeang Sre tại huyện Snuol,
tỉnh Kratié, Campuchia.
 Đây là điểm cuối của Quốc lộ 13 tại Km 140.
Tọa độ:  11°58′02″B 106°32′39″Đ
- Xa Mát (Tây Ninh):
 Cửa khẩu Xa Mát là cửa khẩu quốc tế đường bộ ở vùng đất Tân Lập, Tân Biên, Tây
Ninh
 Cửa khẩu Xa Mát thông thương với Cửa khẩu Trapeang Phlong (Campuchia)
[11°40′08″B 105°58′48″Đ.)
 Cửa khẩu Xa Mát có vai trò quan trọng trong việc phát triển giao lưu thương mại,
trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, sau này trở thành trung tâm giao dịch
thương mại quốc tế.

- Mộc Bài (Tây Ninh):


 Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Lợi Thuận,
huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
 Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài thông thương với Cửa khẩu Quốc tế Bavet tại thị xã
Bavet, tỉnh Svay Rieng, Campuchia 11°04′31″B 106°10′17″Đ.
 Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài là cửa khẩu lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới đất
liền Việt Nam - Campuchia. Cửa khẩu là thành tố chính lập ra Khu kinh tế cửa khẩu

Mộc Bài.

+ Tây Nam Bộ:


- Cửa khẩu Bình Hiệp (Long An)
 Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Bình Hiệp,
thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, Việt Nam
 Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp thông thương với cửa khẩu quốc tế Prey Voa ở khum
(xã) Thmei, huyện Kampong Rou, tỉnh Svay Rieng, Campuchia (10°50′33″B
105°55′47″Đ.)
 Cửa khẩu là điểm cuối quốc lộ 62
 .
- Dinh Bà (Đồng Tháp)
 Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Tân Hộ Cơ,
huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.
 Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà thông thương với cửa khẩu quốc tế Banteay Chakrei (còn
viết là Bântéay Chakkrei) ở xã Banteay Chakrei huyện Preah Sdach tỉnh Prey Veng,
Campuchia (10°57′59″B 105°25′25″Đ)
 Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà là điểm cuối của Quốc lộ 30 tại Km 120

- Tịnh Biên (An Giang):


 Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất thị trấn Tịnh
Biên huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang, Việt Nam
 Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên thông thương với cửa khẩu quốc tế Phnom Den ở huyện
Kiri Vong tỉnh Takéo, Campuchia (10°36′10″B 104°55′43″Đ.)
 Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên ở cuối quốc lộ 91.

- Hà Tiên (Kiên Giang):


 Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, trước đây gọi là cửa khẩu Xà Xía, là cửa khẩu quốc tế
đường bộ thuộc vùng đất phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt
Nam
 Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên thông thương với cửa khẩu quốc tế Prek Chak ở huyện
Kampong Trach, tỉnh Campot của Vương quốc Campuchia (10°25′40″B
104°27′10″Đ.)
 Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên là điểm cuối của Quốc lộ 80

2. Lược sử hình thành và phát triển:


a) Lịch sử hình thành:
* Cửa Khẩu Bu P'răng:
- Dựa trên các nguyên tắc quy định tại Hiệp ước 1983, Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp
ước hoạch định biên giới quốc gia ngày 27/12/1985, đính kèm 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ
1/100.000 và 40 mảnh bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 (hai loại bản đồ này có giá trị như nhau).
Điều 1 của Hiệp ước 1985 đã hoạch định đầy đủ và rõ ràng đoạn biên giới liên quan đến khu
vực Bu Prăng cả về lời văn và bản đồ đính kèm trên bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 (mảnh số
10, 192W-POSTE MAITRE) và bản đồ UTM (mảnh số 15, DAK DAM).
- Bên cạnh yếu tố pháp lý nêu trên, xét về mặt lịch sử và quản lý thực tế thì từ xưa tới nay,
khu vực Bu Prăng luôn thuộc chủ quyền của Việt Nam, được Việt Nam quản lý liên tục, hiệu
quả. Trước thời kỳ Pháp thuộc, khu vực này đã có người dân tộc thiểu số sinh sống, đến nay
vẫn còn lại mồ mả và các dấu tích của cư dân đã từng sinh sống. Dưới thời Pháp thuộc, khu
vực này đã có những đồn điền của người Pháp và người Việt. Một báo cáo của Ủy ban hoạch
định biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia năm 1913 cho thấy dân cư sinh sống ở đây chủ
yếu là người Stiêng và người Việt.
- Sau năm 1914, chính quyền thuộc địa Nam Kỳ đã lập ở khu vực này một số đồn binh để
kiểm soát khu vực “ba biên giới.” Sau khi cả ba nước Đông Dương giành được độc lập (năm
1955) chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức lại về mặt hành chính vùng “ba biên giới”
thành quận Bu Đốc và đặt quận lỵ tại Bu Prăng, thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Quảng Đức. Sau
năm 1975, khu vực Bu Prăng thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Lăk (nay là Đắk Nông), Việt
Nam. Đồn biên phòng cửa khẩu Bu Prăng được thành lập từ ngày 20/5/1975. Từ sau khi
thống nhất đất nước (năm 1975) đến nay, Việt Nam tiếp tục quản lý hoàn toàn khu vực này.
- Để phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, ngày 20/5/1975, Đồn Công an
nhân dân vũ trang Bu P’răng (tiền thân của Đồn biên phòng Cửa khẩu Bu P’răng) được thành
lập, với quân số ban đầu là 32 cán bộ, chiến sĩ công an vũ trang được chi viện từ tỉnh Sơn La
vào.

* Cửa Khẩu Đắk Peur:


- Cửa khẩu đặt tên theo suối Đăk Peur, hồ Đăk Peur và buôn Đăk Peur ở địa phương, các tên
đã ghi trên bản đồ địa hình 1:100.000 do người Pháp lập hồi năm 1930. Tên cửa khẩu còn
viết là cửa khẩu Đăk Per hay cửa khẩu Đăk Pơ, nhưng phân biệt với huyện Đăk Pơ ở phía
đông tỉnh Gia Lai.
* Cửa Khẩu quốc tế Lệ Thanh:
- Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (đường 19) tỉnh Gia Lai được thành lập theo Quyết
định số 139/2001/QĐ-TTg ngày 21/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ, gồm các xã: Ia Kla, Ia
Pnôn, Ia Nan, Ia Dom và thị trấn Chư Ty, với tổng diện tích tự nhiên 41.860 ha, dân số
khoảng 27.700 người, chiếm 58,3% diện tích, 50% dân số toàn huyện Đức Cơ. Cửa khẩu Lệ
Thanh được nâng cấp từ Cửa khẩu quốc gia lên Cửa khẩu quốc tế theo Quyết định 306/QĐ-
TTg ngày 13/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (huyện Đức Cơ) có nhiều điều kiện để
phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên, đến nay, khu kinh tế này vẫn chưa phát triển như mong đợi.
Để thay đổi điều này đòi hỏi phải có những “cú hích” mạnh mẽ từ nhiều phía.
- Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh nằm tại cửa ngõ tiếp giáp với các tỉnh Đông Bắc Campuchia
nên thuận lợi về các điều kiện tự nhiên cũng như giao thông. Tuy nhiên nhiều năm qua, nơi
đây khá đìu hiu. Hiện khu kinh tế này mới chỉ có 32 nhà đầu tư thực hiện 39 dự án với tổng
vốn đăng ký 541,8 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện ước đạt 232,6 tỷ đồng. Trong đó, 11 dự án
đã hoàn thành đi vào hoạt động, 19 dự án đang xây dựng, 9 dự án đang làm thủ tục. Các dự
án này chủ yếu là cho thuê kho, bãi và kinh doanh, xuất-nhập khẩu hàng nông sản.
- Khu chợ cửa khẩu khi mới xây dựng được kỳ vọng sẽ là điểm buôn bán nhộn nhịp ở vùng
biên. Thế nhưng, hiện tại, chợ gần như bỏ không. Hoạt động giao thương khu vực này cũng
mang tính thời vụ với các mặt hàng nông sản như mì, điều, cao su... Trong 6 tháng đầu năm
2022, tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu tại Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh chỉ đạt 88,81 triệu
USD; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 6,23 tỷ đồng, nguồn thu chủ yếu là thuế giá trị gia
tăng mặt hàng cao su nhập khẩu và thuế xuất khẩu mặt hàng phân bón.
- CKQT Lệ Thanh vần chưa thể "lôi kéo" được du khách tìm đến. Hiện tại, Khu Kinh tế
CKQT Lệ Thanh vẫn chưa có quy hoạch chung nên thiếu định hướng trong vấn đề đầu tư xây
dựng hạ tầng và thu hút đầu tư gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập quy hoạch sử dụng đất
và kế hoạch sử dụng đất. Khu KT này cũng chưa có bản đồ địa chính nên ảnh hưởng đển
công tác kiểm kê, thống kê, quản lý sử dụng đất; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
chưa được triển khai.

* Cửa Khẩu Quốc tế Bờ Y:


- “Một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe”, chính là ở cửa khẩu nơi đây, giữa đường biên Việt
Nam – Lào – Campuchia. Thấy rõ vị trí chiến lược đó, năm 1997, Tỉnh ủy Kon Tum đã xúc
tiến xây dựng dự án kinh tế - xã hội khu vực cửa khẩu Bờ Y – Ngọc Hồi và được Thủ tướng
Chính phủ chấp nhận thành lập theo Quyết định số 06/QĐ- TTg (ngày 5-1-1999), diện tích
tổng thể cửa khẩu Bờ Y – Ngọc Hồi là 67 nghìn ha (trong đó 400 ha là khu vực đô thị) bao
gồm các xã Sa Loong, Bờ Y, Đak Dục, Đak Sú, Đak Nông và thị trấn Plei Kần.
- Khu kinh tế này được xếp là một trong 8 Khu kinh tế cửa khẩu được lựa chọn để tập trung
đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước. Là điểm nhấn trong chiến lược liên kết nhằm
tạo cơ hội hợp tác, phát triển đồng đều giữa các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông là
giao điểm quan trọng nối liền các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ
Việt Nam với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Myanma. Có vị trí rất
thuận lợi đối với giao lưu phát triển với các vùng kinh tế trọng điểm của các nước.
- Với quy mô lớn, KKT Bờ Y sẽ trở thành khu kinh tế động lực, cửa khẩu quốc tế Bờ Y có vị
trí cực kỳ quan trọng về an ninh, quốc phòng. Dự tính năm 2025, Bờ Y sẽ trở thành đô thị
loại II vùng biên giới. Tuy nhiên, sau gần 18 năm đầu tư xây dựng, Khu kinh tế cửa khẩu
quốc tế Bờ Y mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan so với chính khả năng mà Khu kinh
tế này có được thì vẫn còn nhiều trăn trở phải toan tính.
- Đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang các tỉnh Nam Lào qua
cửa khẩu quốc tế Bờ Y đạt gần 1,7 tỷ USD chiếm khoảng 34% tổng số vốn các doanh nghiệp
Việt Nam đầu tư trên lãnh thổ Lào. Thế nên việc kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực thương mại, các
dịch vụ kho bãi ngoại quan, chuỗi logistics là phù hợp và có tính chất đón đầu. Lĩnh vực
thương mại cửa khẩu phát triển sẽ là động lực để thúc đẩy thu hút đầu tư vào các lĩnh vực liên
quan khác sau này.
- Theo báo cáo của BQL các Khu kinh tế tỉnh Kon Tum, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y
đã tiếp nhận một số dự án đầu tư vào lĩnh vực kho bãi ngoại quan, thương mại dịch vụ cửa
khẩu như: Dự án Kho ngoại quan do Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai đầu tư; dự án đầu tư
kinh doanh Thương mại dịch vụ cửa khẩu, Kho ngoại quan, Điểm tập kết kiểm tra hàng hóa
XNK do Công ty TNHH Nhân Thành 10B đầu tư. Hiện nay BQL Khu kinh tế đang chuẩn bị
hơn 30 ha đất phục vụ cho các doanh nghiệp vào đầu tư các dự án hạ tầng kho vận và phát
triển chuỗi dịch vụ Logistics…

* Cửa Khẩu Hoa Lư:


- Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, trước gọi là Khu kinh tế cửa khẩu Bonuê, được thành lập từ
tháng 1 năm 2005 là khu kinh tế cửa khẩu ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Phạm vi của
khu kinh tế này bao trùm 3 xã Lộc Thái, Lộc Tấn, Lộc Hòa và thị trấn Lộc Ninh. Toàn khu
rộng 283,64 km2.
- Việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư mang mục đích tạo tiền đề cho sự phát triển
mới cho một vùng kinh tế động lực của tỉnh Bỉnh Phước là vùng Hoa Lư - Chơn Thành.
Trong tương lai, đường sắt xuyên Á sẽ được xây dựng chạy qua cửa khẩu Hoa Lư và khu
kinh tế này. Quốc lộ 13 nối khu kinh tế với thành phố Hồ Chí Minh.
- Cuối năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch
chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư đến năm 2025.
- Chương trình du lịch qua cửa khẩu quốc tế Hoa lư (tỉnh Bình Phước ) cơ hội cho xây dựng
sản phẩm du lịch mới đã mở.
- Để khơi thông tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh .Từ ngày 30/4/2009 đến ngày 3/5/2009
đoàn cán bộ tỉnh Bình Phứơc và một số doanh nghiệp đã thực hiện đợt khảo sát mở tuyến du
lịch và làm việc với tỉnh Chăm Pa Xắc (CHDCND Lào). Sau 4 ngày làm việc và khảo sát cơ
sở hạ tầng du lịch trên toàn tuyến,đoàn đã thu được nhiều kết qủa tốt đẹp ngoài mong đợi:
xác định được điểm ăn, nghỉ, mua sắm và tham quan trên đất nước Cam Pu Chia ,Lào , Thái
lan.

* Cửa Khẩu Xa Mát:


- Theo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) Xa Mát được thành
lập theo Quyết định số 186/2003/QĐ-TTg ngày 11.9.2003 của Thủ tướng Chính phủ, có tổng
diện tích 34.197 ha, gồm 2 xã Tân Lập và Tân Bình, huyện Tân Biên.
- Quy hoạch chung xây dựng KKTCK Xa Mát (QHC2005) được UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 130a/2005/QĐ-UBND ngày 23.2.2005 xác định: có 17.301 ha thuộc xã Tân
Bình và 16.896 ha thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên. Sau hơn 15 năm triển khai thực hiện
công tác xây dựng, thu hút đầu tư theo QHC2005 đến nay, KKTCK Xa Mát có những bước
chuyển biến về kinh tế-xã hội, bộ mặt đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội và dịch vụ,
nhưng vẫn chưa đạt được kỳ vọng đặt ra.
- Trong định hướng QHC2005 xác định KKTCK Xa Mát là trung tâm thương mại, dịch vụ,
du lịch, công nghiệp và là đầu mối giao thông trong nước và quốc tế; là trung tâm văn hoá,
khoa học kỹ thuật quan trọng của Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ, với vị trí quan trọng về
an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai, có thể thấy rằng, việc tổ chức thực
hiện quy hoạch trung tâm đô thị Xa Mát thiếu nguồn lực, quyết tâm. Nhiều dự án đầu tư
chậm triển khai do công tác bồi thường đất gặp khó khăn, vướng mắc với các nguyên nhân
chủ yếu: chưa có chủ trương bồi thường hay không bồi thường đất vành đai biên giới trong
khu vực cửa khẩu; việc chống xâm lấn ranh quy hoạch giữa đất của khu đô thị cửa khẩu Xa
Mát với rừng văn hoá lịch sử Chàng Riệc và Dự án mở rộng Khu di tích lịch sử văn hoá “Ban
An ninh Trung ương Cục miền Nam” chưa được giải quyết triệt để, đất quy hoạch khu vực
cửa khẩu phần lớn là đất rừng, việc tổ chức thanh lý cây rừng khó khăn, kéo dài. Một số diện
tích không còn cây rừng, nông dân đã trồng cây cao su, nguồn gốc đất chưa được công nhận,
giá trị khai thác mang lại nhiều lợi ích cho người đang sử dụng nên công tác bồi thường giải
toả còn nhiều hạn chế.

* Cửa Khẩu Mộc Bài:


- Năm 1998, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài lần dầu được quy hoạch và áp dụng thí nghiệm
điểm một số chính sách phát triển, đến năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số.
1849/QÐ-TTg phê duyệt điều chính quy hoạch dự án chung xây dựng Khu kinh tế của khẩu
Mộc Bài đến năm 2020.
- Sau hơn 20 năm hình thành, Khu kinh tế của khẩu Mộc Bài đã có những bước phát triển
định hướng nhất, thu hút được một số dự án quan trọng. Tuy nhiên đến nay, việc thu hút các
nhà dầu tư trong và ngoài nước có chất lượng, tầm cỡ quốc tế vào khu kinh tế vẫn còn hạn
chế, bất cập, hầu hết là các dự án dầu tư trong nước, quy mô nhỏ , năng lực tài chính yếu.

* Cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp:


- Cửa khẩu Bình Hiệp được công nhận là cửa khẩu quốc tế Phó Thủ tướng Chính phủ - Phạm
Gia Khiêm vừa ký ban hành Quyết định số 1853/QĐ-TTg ngày 11 - 11 - 2009 về việc nâng
cấp cửa khẩu Bình Hiệp, tỉnh Long An từ cửa khẩu chính lên cửa khẩu quốc tế. Theo đó, căn
cứ Nghị định số 32/2005/ NĐ-CP ngày 14 - 3 - 2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu
biên giới đất liền và xét theo đề nghị của các Bộ, ngành Trung ương; Thủ tướng Chính phủ
quyết định công nhận cửa khẩu Bình Hiệp, tỉnh Long An (Việt Nam) – Prey Vo, tỉnh Svây
Riêng (Campuchia) nâng cấp từ cửa khẩu chính lên cửa khẩu quốc tế.

* Cửa khẩu Dinh Bà:


- Cửa khẩu được khai thông ngày 07-04-2004 để giao thương với cửa khẩu Bon Tia Chắc
Crây của Campuchia. Ngày 13-03-2007, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết
định số 306/QĐ-TTg, nâng cấp cửa khẩu Dinh Bà từ tầm quốc gia lên tầm quốc tế.
- Cửa khẩu được hy vọng là sẽ tạo điều kiện cho cư dân sinh sống ở hai bên biên giới; đẩy
nhanh hợp tác xuất khẩu, trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tạo điều
kiện thuận lợi cho người và phương tiện nước thứ ba qua lại biên giới dễ dàng.
- Cửa khẩu Dinh Bà có tổng diện tích quy hoạch là 276 ha, giá trị các hạng mục đã đầu tư gần
85 tỷ VNĐ bao gồm các công trình như: nhà lồng chợ, trạm kiểm soát liên ngành, trụ sở Hải
quan, trạm kiểm dịch động - thực vật, hệ thống điện, cấp thoát nước, trạm y tế, trường học và
nhiều hạng mục khác như: khu thương mại, khu tạm cư, hai cụm dân cư và một số công trình
khác…
- Ở giai đoạn tiếp theo, Cửa khẩu sẽ tiếp tục được đầu tư thêm nhiều hạng mục khác, trong
đó, phần do chủ đầu tư thực hiện trên dưới 680 tỷ VNĐ bao gồm: các công trình công nghiệp,
thương mại - dịch vụ, bãi đậu xe, cao ốc văn phòng, nhà phố và chợ nội địa…Phần do nhà
nước tiếp tục đầu tư bao gồm hệ thống điện trung - hạ thế, quảng trường, khu kiểm hóa Hải
quan, khu làm việc các cơ quan hành chính và bệnh viện 150 giường…với tổng trị giá trên
200 tỷ VNĐ.
- Tại khu vực cửa khẩu, Việt Nam đã đầu tư 7 tỷ VNĐ xây dựng chợ Dinh Bà với diện tích
12 ha từ năm 2004. Từ tháng 04-2009, thực hiện thỏa thuận giữa Chính phủ 2 nước Việt Nam
và Campuchia, Đồng Tháp đã khởi công xây dựng mặt đường DT 102 - trục đường chính nối
liền hai tỉnh Đồng Tháp (tại cửa khẩu Dinh Bà) và tỉnh Preyveng (Campuchia) với tổng chiều
dài 28,5 km. Tuyến đường này trước đây do tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ kinh phí giúp tỉnh
Preyveng xây dựng nền đường, nay tiếp tục hỗ trợ thi công xây dựng mặt đường đạt cường
độ chịu lực tải trọng xe trục đơn 10 tấn, quy mô thiết kế mặt đường rộng 5 m. Sắp tới, Việt
Nam và Campuchia sẽ mở tuyến giao thông liên vận Cao Lãnh - Phnompenh đi qua cửa khẩu
này.
- Ngày 08-02-2010, tỉnh Đồng Tháp khai trương siêu thị miễn thuế Dinh Bà, nhằm giúp cho
người dân nơi biên giới có điều kiện tiếp cận với các loại hàng hoá trong và ngoài nước, chủ
yếu là hàng Việt, đồng thời thu hút khách hàng là khách du lịch trong nước và người nước
ngoài đến tham quan mua sắm. Siêu thị miễn thuế Dinh Bà được xây dựng trên diện tích gần
02 ha, do Công ty TNHH Đại Niên Kỹ - quận 1 - thành Phố Hồ Chí Minh đầu tư với kinh phí
11 tỷ VNĐ. Đối tượng áp dụng chính sách mua hàng miễn thuế là khách du lịch trong và
ngoài nước. Khi vào Khu thương mại - công nghiệp Dinh Bà, khách du lịch được phép mua
hàng hoá nhập khẩu đưa vào nội địa Việt Nam (hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm
nhập khẩu) và được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
với trị giá không quá 500.000 đồng/người/ngày. Nếu trị giá hàng hóa vượt quá 500.000 đồng
thì phần vượt mức phải chịu sự điều chỉnh theo quy định hiện hành như đối với hàng hóa
nhập khẩu thông thường khác. Thời gian mở cửa hoạt động bán hàng miễn thuế trong ngày từ
08 giờ đến 16 giờ.

* Khu KTCK An Giang:


Căn cứ Quyết định số 456/QĐ-TTg, ngày ngày 22 tháng 03 năm 2016 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu An Giang.
Theo đó Khu kinh tế cửa khẩu An Giang gồm 03 khu vực:
- Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên: Thuộc huyện Tịnh Biên, cách thủ đô Phnôm Pênh,
Campuchia khoảng 120 km. Diện tích tự nhiên khoảng 10.100 ha, gồm các thị trấn: Tịnh
Biên, Nhà Bàng và các xã: An Nông, An Phú, Nhơn Hưng.
- Khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương: Thuộc thị xã Tân Châu, cách thủ đô Phnôm Pênh,
Campuchia khoảng 110 km. Diện tích tự nhiên khoảng 12.487 ha, gồm xã Vĩnh Xương,
Vĩnh Hòa, Tân An, Tân Thạnh, Phú Lộc, Long An và các phường Long Thạnh, Long Hưng,
Long Châu, Long Sơn và Long Phú.
- Khu vực cửa khẩu Khánh Bình: thuộc huyện An Phú, cách thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia
khoảng 75 km. Diện tích tự nhiên khoảng 8.140 ha, gồm thị trấn Long Bình và các xã Khánh
Bình, Khánh An, Quốc Thái, Nhơn Hội và Phú Hữu.
=> Chính phủ đã quyết định nâng cấp cửa khẩu Tịnh Biên (đường bộ) thuộc tỉnh An Giang
thành cửa khẩu quốc tế. Tại đây khách du lịch trong và ngoài nước sẽ được cấp thị thực, giấy
xuất nhập cảnh nhanh chóng và thuận tiện.
Ông Nguyễn Minh Nhị, Chủ tịch tỉnh An Giang, cho biết tỉnh sẵn sàng mời các nhà đầu tư
trong và ngoài nước tham gia các dự án phát triển kinh tế cửa khẩu tại Tịnh Biên và Vĩnh
Xương (cửa khẩu quốc tế đường sông). Theo ông Nhị, An Giang chủ trương phát triển kinh tế
cửa khẩu để tăng kim ngạch xuất nhập hàng hóa qua biên giới Tây Nam, chủ yếu là đưa hàng
Việt Nam chất lượng cao sang Campuchia.
Năm ngoái, kim ngạch hàng Việt Nam xuất qua hai cửa khẩu này đạt gần 102 triệu USD, chủ
yếu là bột giặt, mì gói, phân bón, sắt thép, và nhập về máy động cơ thủy, lưới cá...

* Khu KTCK Hà Tiên:


- Ngày 2/4/2020, tại thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang tổ chức công bố quyết định của Thủ
tướng Chính phủ thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên.
- Ngày 5/8/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 21/2020/QĐ-TTg thành lập
Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang với diện tích 1.600 ha, gồm 5 phường Pháo
Đài, Đông Hồ, Tô Châu, Bình San, Mỹ Đức.
- Khu kinh tế cửa khẩu có 7 khu chức năng: khu phi thuế quan, khu cửa khẩu quốc tế, khu du
lịch, khu hành chính, khu dân cư, khu công nghiệp và các khu chức năng khác.
- Khu kinh tế cửa khẩu này có Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên giáp với Cửa khẩu quốc tế Prek
Chach, tỉnh Kampot của Vương quốc Campuchia. Đây là khu kinh tế cửa khẩu duy nhất của
tỉnh Kiên Giang.
- Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Tiên Lê Quốc Anh nhấn mạnh, Khu kinh tế
cửa khẩu Hà Tiên được thành lập, đầu tư xây dựng sẽ tạo thêm lợi thế phát triển vượt bậc cho
thành phố Hà Tiên trong thời gian tới, tạo ra sức thu hút đầu tư mạnh mẽ, không chỉ đối với
các nhà đầu tư trong nước mà với các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần quan trọng đối với
phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng của địa phương.
Sự phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên còn tạo điều kiện hình thành các khu dân cư
tập trung dọc biên giới, góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh
khu vực biên giới, tạo nền tảng thúc đẩy kinh tế-xã hội thành phố Hà Tiên phát triển nhanh
hơn, mạnh hơn.
- Thành phố Hà Tiên kỳ vọng sẽ có bước đột phá về kinh tế để trở thành thành phố văn hóa-
du lịch và sinh thái, xanh, sạch đẹp, không có tệ nạn xã hội với cửa khẩu hiện đại, trung tâm
du lịch, dịch vụ lớn của khu vực và quốc tế.
=> Đây sẽ là một cực tăng trưởng phía Tây của tỉnh Kiên Giang, đô thị trọng điểm của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long.
- Hà Tiên là vùng đất biên thùy cuối trời Tây Nam của Tổ quốc được tạo hóa ưu ái ban tặng
nhiều cảnh đẹp với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng tạo nên tiềm năng, thế mạnh cho sự
phát triển mà không phải nơi nào cũng có được.
- Định hướng chiến lược là xây dựng thành phố Hà Tiên và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên trở
thành trung tâm kinh tế, thương mại, du lịch văn hóa-di sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
gắn phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh biên giới.
- Lãnh đạo thành phố Hà Tiên cho biết, các lĩnh vực khuyến khích thu hút đầu tư vào Khu
kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, gồm khu bảo thuế, chợ, cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan…;
các dự án sản xuất hàng xuất khẩu trong khu bảo thuế và các dự án sản xuất công nghiệp
trong Khu Công nghiệp Thuận Yên; các dự án trong lĩnh vực thương mại, du lịch.

b) Định hướng phát triển hệ thống cửa khẩu và khu kinh tế:

Đến năm 2030 vùng sẽ xây dựng 10 cửa khẩu, trong đó có 04 cửa khẩu quốc tế là: Bờ Y
(Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Bu Prăng (Đắk Nông), Đắk Ruê (Đắk Lắk); 01 cửa khẩu
quốc gia là Đắk Per (Đắk Nông); 05 cửa khẩu phụ Tà Bộp, Tà Dạt, Mô Rai, Hồ Le (Kon
Tum), Sa Thầy (Gia Lai). Xây dựng các cặp chợ đường biên cho nhân dân khu vực giáp biên
giới.

Đẩy mạnh phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ
Thanh, là những khu có vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây
Nguyên và Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

3. Hoạt động hiện nay:


- Cửa khẩu Lệ Thanh:
+ Năm 2022, Khu Kinh tế CKQT Lệ Thanh thu hút thêm 1 dự án với tổng vốn đăng ký 6 tỷ
đồng; cấp điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án, trong đó có 1 dự án tăng vốn
đầu tư thêm 8,765 tỷ đồng; cấp giấy phép xây dựng cho 4 dự án; thẩm định báo cáo nghiên
cứu khả thi đầu tư xây dựng cho 1 dự án. Tính đến nay, tại đây có 36 nhà đầu tư thực hiện 40
dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 556,6 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện là 242,85 tỷ đồng (đạt
43,6% tổng vốn đầu tư đăng ký). Trong số đó, 11 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, 20
dự án đang xây dựng, 9 dự án đang làm thủ tục. Các dự án chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
thương mại, dịch vụ, kinh doanh kho bãi phù hợp với đặc điểm tình hình khu vực cửa khẩu.
 + Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng gỗ tái xuất sang nước thứ 3, hàng bách
hóa tổng hợp, phân bón…
+ Hiện nay, việc tiêu thụ mặt hàng gỗ nhập từ Campuchia gặp khó khăn, ảnh hưởng đến
nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, do tuyến quốc lộ 19 đang trong giai đoạn thi
công nên hàng nông sản nhập khẩu từ Campuchia thường chuyển sang Cửa khẩu Hoa Lư
năm 2022, dịch Covid-19 được kiểm soát nên các chỉ số phát triển của Khu Kinh tế trở nên
sáng sủa.

- Cửa khẩu Bờ Y
Khu KTCK quốc tế Bờ Y được quy hoạch hơn 70.400ha, bao gồm các khu chức năng chính
như khu phi thuế quan, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu dịch vụ, thương mại, khu giải trí,
khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác.
Hoạt động xuất khẩu qua Lào chủ yếu là các mặt hàng như sắt thép, vật tư, xi măng, vôi sống,
phân bón, hàng bách hóa, cây giống, máy móc thiết bị,..
Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y cho biết, hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 40-50
lượt phương tiện chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua lại tại cửa khẩu Bờ Y. Gần Tết thì lượng
hàng lưu thông cũng có tăng lên nhưng không đáng kể. Các mặt hàng chủ yếu là trái cây, sắn
lát, cao su, gỗ nguyên liệu và xuất khẩu chủ yếu là vật tư, phân bón, cây giống…

Hiện nay các quốc gia Việt Nam, Lào, Thái Lan đã và đang tiến hành xây dựng nhiều tuyến
đường nối các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan qua cửa khầu
quốc tế Bờ Y như: Đường Hồ Chí Minh Việt Nam; quốc lộ 16A từ PakSế đến Thị xã Attapư
(Lào); cầu PăkSế qua sông Mê Kông (Lào - Thái Lan); đường 18B từ thị xã Attapư (Lào) đến
cửa khẩu PhuCưa nối với Quốc Lộ 40 của Việt Nam; 

- Cửa khẩu Đắk Peur:


Mặt hàng xuất khẩu gồm: Cà phê, hồ tiêu, hạt điều, đậu phụng sấy, gỗ,...
Trong những năm qua, hoạt động người xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu hàng hóa ở cửa
khẩu này liên tục tăng.
Khu kinh tế cửa khẩu Đắk Peur khi đi vào hoạt động sẽ mở thêm lối ra cho tỉnh, hội nhập khu
vực thành một điểm trung chuyển quốc tế trong hợp tác tam giác phát triển giữa 3 nước Việt
Nam – Lào – Campuchia, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Theo các tuyến quốc lộ 14, 26, 28 hiện có và trong tương lai sẽ xây dựng tuyến đường ngang
nối liền quốc lộ 14 với quốc lộ 27 thì từ cửa khẩu Đắk Peur có thể mở ra thị trường rộng lớn
cho các tỉnh Tây nguyên và Miền trung Việt Nam. Mạng lưới giao thông đó sẽ thu hút các
hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ không những của tỉnh Đắk Nông
mà còn từ các tỉnh khác trong vùng, cả nước đến cửa khẩu Đắk Peur và vươn tới các nước
trong khu vực.
- Cửa Khẩu Bu Prăng:
Các mặt hàng chủ yếu là trái cây, sắn lát, cao su, gỗ nguyên liệu và xuất khẩu chủ yếu là vật
tư, phân bón, cây giống…
tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Buprăng chi cục đã thu hút thêm 4 DN mới về làm thủ tục từ
đầu năm đến nay. Trên địa bàn cũng phát sinh một số dự án đầu tư điện gió lớn giúp nâng
kim ngạch XNK tại đơn vị đạt 198 triệu USD
+ Bên cạnh việc áp dụng chặt chẽ các quy định phòng chống dịch, kiểm tra giám sát địa bàn,
ngăn chặn gian lận thương mại, các đơn vị Hải quan cửa khẩu biên giới tiếp tục tập trung tạo
mọi điều kiện thuận lợi để thu hút cộng đồng DN đến làm thủ tục nhằm tăng trưởng nguồn
thu một cách bền vững cho đơn vị.
+ Hai tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng đã thống nhất mở tour du lịch từ Lâm Đồng sang Đắk
Nông qua tỉnh Mondunkiri của Campuchia thông qua cửa khẩu Bu Prăng của tỉnh Đăk Nông.
- Cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước):

Hàng tiêu dùng đi


Tại cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư, có rất nhiều loại hàng hóa tiêu dùng xuất quá cảnh
sang Campuchia. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đồng thời, cũng đảm bảo về an
ninh hàng hóa, lực lượng phòng, chống buôn lậu của Hải quan và BĐBP đã tăng
cường thực hiện các biện pháp giám sát các phương tiện qua lại.

Trong những ngày cuối tháng 4-2022, có 3 chiếc xe container chở khoảng 500 tấn xi
măng trắng xếp hàng chờ thủ tục để xuất khẩu sang Campuchia qua cánh gà phía bên
phải cửa khẩu. Còn phía cửa khẩu Trapeang Sre của Vương quốc Campuchia, thỉnh
thoảng lại có một xe tải nhỏ chở hàng hóa nhập cảnh về phía Việt Nam.

Ông Trần Công Tịnh, Chi cục phó Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hoa Lư cho
biết, đơn vị luôn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nên trong năm 2021, mặc
dù đại dịch Covid-19 xảy ra, nhưng hoạt động giao thương vẫn giữ nhịp độ bình
thường, tổng thu ngân sách đạt 127,75 tỷ đồng; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt
465,519 triệu USD.

Hoạt động giao thương ở cửa khẩu quốc tế Hoa Lư nhìn chung đã đi đúng tinh thần
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia
(nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ
Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tới Vương quốc Campuchia từ
ngày 21 đến ngày 22-12-2021), đó là: “Hai bên nhất trí đẩy mạnh triển khai Hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; tạo điều kiện
phát triển thương mại biên giới thông qua đẩy nhanh ký kết Hiệp định thương mại
biên giới, thực hiện hiệu quả Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại
biên giới, tiếp tục nghiên cứu xây dựng chợ biên giới và đặc khu kinh tế tại khu vực
các tỉnh giáp biên hai nước”.

Giao thương đổi đầu


Theo thống kê, năm 2021, kim ngạch thương mại giữa 2 nước Việt Nam - Campuchia
đạt 8,632 tỷ USD, tăng 84% so với năm 2020. Điều đó cho thấy, hoạt động xuất nhập
khẩu tại 10 cửa khẩu nối giữa Việt Nam - Campuchia nói chung và cửa khẩu quốc tế
Hoa Lư nói riêng luôn có chiều hướng phát triển mạnh, bất chấp đại dịch Covid-19
xảy ra.
+ Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, việc giao thương ở cửa khẩu quốc
tế Hoa Lư vẫn diễn ra, nhưng được các cơ quan chức năng tăng cường biện pháp kết
nối từ xa. Các chủ doanh nghiệp thường xuất, nhập hàng qua cửa khẩu được kết nối
Zalo trong nhóm để nhận thông báo; có doanh nghiệp bố trí 2 lái xe ở 2 đầu, khi xe tới
km số 0 thì chuyển cho lái xe khác sử dụng đầu container mới tiếp tục kéo rơ moóc.
Còn hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã thuê đầu rơ moóc để chuyên làm nhiệm vụ đổi
đầu.

Về giao thông, sau năm 2020, theo nhu cầu vận chuyển, nghiên cứu hình thành tuyến
đường bộ cao tốc từ KKTCK Hoa Lư đi Chơn Thành.
Quyết định nêu rõ, ưu tiên đầu tư đối với các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật gồm: Nâng
cấp, mở rộng tuyến quốc lộ 13 đoạn đi qua KKTCK Hoa Lư; xây dựng các nhà máy
nước, các trạm điện 220, 110 KV và các tuyến dây 220, 110 KV theo tiến độ phát
triển các khu chức năng đô thị; các dự án đấu tư xây dựng các khu xử lý nước thải và
rác thải; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu thương mại - công nghiệp.

- Cửa khẩu Xa Mát:

Thực trạng
Trong định hướng QHC2005 xác định KKTCK Xa Mát là trung tâm thương mại, dịch
vụ, du lịch, công nghiệp và là đầu mối giao thông trong nước và quốc tế; là trung tâm
văn hoá, khoa học kỹ thuật quan trọng của Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ, với vị trí
quan trọng về an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai, có thể thấy
rằng, việc tổ chức thực hiện quy hoạch trung tâm đô thị Xa Mát thiếu nguồn lực,
quyết tâm. Nhiều dự án đầu tư chậm triển khai do công tác bồi thường đất gặp khó
khăn, vướng mắc với các nguyên nhân chủ yếu: chưa có chủ trương bồi thường hay
không bồi thường đất vành đai biên giới trong khu vực cửa khẩu; việc chống xâm lấn
ranh quy hoạch giữa đất của khu đô thị cửa khẩu Xa Mát với rừng văn hoá lịch sử
Chàng Riệc và Dự án mở rộng Khu di tích lịch sử văn hoá “Ban An ninh Trung ương
Cục miền Nam” chưa được giải quyết triệt để, đất quy hoạch khu vực cửa khẩu phần
lớn là đất rừng, việc tổ chức thanh lý cây rừng khó khăn, kéo dài. Một số diện tích
không còn cây rừng, nông dân đã trồng cây cao su, nguồn gốc đất chưa được công
nhận, giá trị khai thác mang lại nhiều lợi ích cho người đang sử dụng nên công tác bồi
thường giải toả còn nhiều hạn chế.

Để giải quyết vấn đề trên, đề án phát triển các KKTCK trên địa bàn tỉnh đã được
UBND tỉnh phê duyệt xác định các giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề tồn tại trong
quy hoạch và quản lý phát triển các KKTCK trên địa bàn tỉnh. Ngày 16.6.2021,
UBND tỉnh có Văn bản số 1956/TTr-UBND về việc xin chủ trương điều chỉnh tổng
thể quy hoạch chung xây dựng KKTCK Xa Mát, huyện Tân Biên. Sau khi có ý kiến
Bộ Xây dựng theo Công văn số 3054/BXD-QHKT ngày 2.8.2021, Thủ tướng Chính
phủ ban hành Văn bản số 1188/TTg-CN ngày 17.9.2021 thống nhất chủ trương điều
chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng KKTCK Xa Mát.

Thực hiện Văn bản số 6282/VP-KT ngày 21.9.2021 của Văn phòng UBND tỉnh về
việc tham mưu triển khai lập nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung KKTCK
Xa Mát theo quy trình pháp luật về công tác lập quy hoạch xây dựng, cần tiến hành
lập nhiệm vụ quy hoạch theo các quy định pháp luật để trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt. Nhiệm vụ quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng triển khai Đồ
án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKTCK Xa Mát và các công việc có liên
quan. Hiện nay, Ban Quản lý Khu kinh tế đã lập nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng KKTCK Xa Mát và đang lấy ý kiến các cơ quan thẩm quyền liên
quan làm cơ sở trình UBND tỉnh xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo
quy định.

Tuyến vận tải

Có thể thấy, thời gian qua, dù tỉnh chú trọng nguồn lực để đầu tư hệ thống hạ tầng
giao thông nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, phải nhìn nhận một điều: để
thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ thì đầu tư hệ thống đường cao tốc là sự cần thiết.
Thực tế cho thấy, từ thành phố Tây Ninh đi đến cửa khẩu Xa Mát, tuyến quốc lộ 22B
hiện hữu dường như không thể đáp ứng việc phát triển công nghiệp, thương mại, kinh
tế cửa khẩu. Trong thời buổi chạy đua phát triển kinh tế thì thời gian vận chuyển hàng
hoá đối với doanh nghiệp được xem là một trong những yếu tố thu hút đầu tư. Tuy
nhiên, QL22B đi qua nhiều khu dân cư bị hạn chế về tốc độ, nên việc có một tuyến
đường cao tốc Gò Dầu - Xa Mát để kết nối vào tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh
- Mộc Bài được xem là yếu tố mấu chốt để kêu gọi, thu hút nhà đầu tư đến đầu tư tại
Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát.

Theo Sở GTVT, Dự án cao tốc Gò Dầu - Xa Mát giai đoạn 1 (đoạn từ Gò Dầu đến
thành phố Tây Ninh) đã được quy hoạch theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày
1.9.2021 của Thủ tướng Chính phủ có chiều dài 65km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu
tư sau năm 2030. Để dự án sớm được đầu tư, Sở GTVT tham mưu UBND tỉnh trình
Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT giao tỉnh làm cơ quan có thẩm quyền triển khai thực
hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (giai đoạn 1, thực hiện
đoạn Gò Dầu đến thành phố Tây Ninh trong giai đoạn 2021-2030); hiện Văn phòng
Chính phủ đã có Công văn số 8999/VPCP-CN ngày 9.12.2021 lấy ý kiến các bộ liên
quan.
Theo dự kiến, tuyến đường cao tốc Gò Dầu - Xa Mát gồm 2 đoạn, đoạn 1 từ Thành
phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài đến thành phố Tây Ninh; đoạn 2 từ thành phố Tây Ninh
đi cửa khẩu Xa Mát, tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 72,4km.

- Cửa khẩu Mộc Bài:

Du lịch
+ Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài được biết tới là cửa khẩu đường bộ lớn nhất phía nam,
có lưu lượng người và phương tiện xuất nhập cảnh lớn. Theo báo cáo từ Ban chỉ huy
Đồn biên phòng, vào thời điểm trước khi có dịch bệnh, hàng ngày có 5.000-7.000 lượt
khách qua cửa khẩu, thời điểm cao điểm là 10.000 khách từ Campuchia và các nước
thứ 3. Trong 2 năm dịch bệnh thì lượng khách giảm chỉ còn 100-200 khách/ngày.

+ Từ khi Chính phủ cho phép mở cửa hoạt động du lịch trở lại từ ngày 15/3/2022, lưu
lượng khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Mộc Bài đã tăng trở lại, nhất là từ ngày
15/5/2022 tạm dừng quy định xét nghiệm Covid-19 trước khi nhập cảnh.
+ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đã chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, trang
bị kỹ thuật sẵn sàng cho công tác đăng ký, làm thủ tục xuất nhập cảnh cho hành khách
sau khi mở cửa trở lại bình thường mới và dự kiến lượng khách sẽ tăng cao trong thời
gian tới, nhất là khách đoàn. Đại diện Sở VHTTDL Tây Ninh cho biết các cơ quan,
ban ngành như biên phòng, hải quan, kiểm dịch y tế thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu
luôn phối hợp chặt chẽ, tạo mọi điều kiện cho khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu
Mộc Bài một cách thuận lợi, thông thoáng song vẫn đảm bảo quy trình, thủ tục quy
định của pháp luật và công tác phòng chống dịch bệnh.

Hoạt động kinh tế


+ Từ năm 2013 đến nay, luôn được xác định là một trong những KKTCK trọng điểm,
được ưu tiên tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013
- 2015, giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 – 2025 để thúc đẩy phát triển kinh tế
toàn khu vực.

+ Tuy nhiên, đến nay sau 24 năm hình thành và phát triển, việc thu hút đầu tư vào
KKTCK Mộc Bài còn gặp nhiều khó khăn. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
đến nay, KKTCK Mộc Bài đã thu hút được 56 dự án đầu tư, trong đó có 20 dự án vốn
đầu tư nước ngoài và 36 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký
đạt 401 triệu USD và 8.600 tỷ đồng. Trong đó có 33 dự án đang triển khai hoạt động
gồm 11 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 22 dự án có vốn đầu tư trong nước.

Đóng góp của KKTCK Mộc Bài đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh còn
chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của khu, năm 2015 thu ngân sách đạt 149,45 tỷ
đồng, năm 2019 tăng lên 380,65 tỷ đồng, đến năm 2021 đạt 246,14 tỷ đồng.

+ Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu năm 2015 là 476,66 triệu USD đến năm
2019 là 878 triệu USD; năm 2021 đạt 718,49 triệu USD; Số lượt phương tiện thu phí
qua lại cửa khẩu là 2015 đạt 136.785 lượt phương tiện, đến năm 2019 tăng lên
234.948 lượt, năm 2021 đạt 154.935 lượt; Số lượt người qua lại cửa khẩu bình quân
mỗi năm trên 2 triệu lượt người; giải quyết việc làm cho 17.500 lao động địa phương.

- Cửa khẩu Dinh Bà và Thường Phước:

+ KKTCK Đồng Tháp có 2 cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Thường Phước (xã Thường
Phước 1, huyện Hồng Ngự) và Dinh Bà (xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng) và 5 cửa
khẩu phụ (Bình Phú, Thông Bình, Mộc Rá, Á Đôn, Sở Thượng) được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung, với tổng diện tích đất quy hoạch là 31.936ha
thuộc địa giới của huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng và TP Hồng Ngự. Đây là khu
kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm: công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du
lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp gắn với các cửa khẩu quốc tế, là khu vực đô thị
biên giới có ảnh hưởng và lan tỏa thúc đẩy sự phát triển vùng phía Bắc tỉnh Đồng
Tháp.

+ Thời gian qua, tổng vốn đầu tư các hạng mục công trình trong 2 CKQT Dinh Bà và
Thường Phước khoảng 290 tỷ đồng như: đường ra CKQT Dinh Bà (đường số 1),
đường ra bến nước chợ Dinh Bà (đường số 2), chợ Thường Phước, đường ra cửa khẩu
quốc tế Thường Phước... Đồng thời, tỉnh cũng tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật
KKTCK với các dự án quy mô lớn, trọng điểm, tổng vốn ngân sách nhà nước bố trí
gần 300 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 177,6 tỷ đồng. Đặc biệt, các
công trình hạ tầng dân cư sau khi đầu tư hoàn thành, có thể bố trí dân vào sinh sống
ổn định khoảng 450 hộ dân; tạo được quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư được khoảng
31ha.

+ Hiện nay, có 5 dự án đăng ký đầu tư (tổng mức vốn đăng ký đầu tư là 124,76 tỷ
đồng), trong đó có 3 dự án đang hoạt động, 2 dự án đang triển khai xây dựng. Các dự
án chủ yếu thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ kho bãi, lưu giữ hàng hóa, chợ, bến xe.
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của cửa khẩu ổn định và phát triển so với trước
đây, hàng hóa chủ yếu là lúa, xoài, cá,... góp phần giải quyết hơn 367 lao động địa
phương.

- Cửa khẩu Vĩnh Xương:

+ Những năm gần đây, hoạt động thương mại biên giới diễn ra thông thoáng và bảo
đảm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; thủ tục thông quan XNK hàng hóa tại các
cửa khẩu trên địa bàn tỉnh bảo đảm đúng quy định. Tổng kim ngạch XNK hàng hóa
chính ngạch qua địa bàn tỉnh An Giang trong 9 tháng năm 2022 ước đạt gần 1,8 tỷ
USD, tăng 12,41% so với cùng kỳ năm 2021. Xác định kinh tế biên mậu là động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thời gian qua, An Giang đã tập trung đầu
tư, nâng cấp, phát triển các loại hình thương mại ở khu vực biên giới như chợ biên
giới, siêu thị, cửa hàng tiện lợi... đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của cư dân biên
giới. Đến nay, trên địa bàn 5 huyện, thị xã, thành phố biên giới của tỉnh có 54 chợ;
trong đó có 13 chợ biên giới, 3 siêu thị và 21 cửa hàng tiện lợi, 4 địa điểm tập kết,
kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK ở biên giới được Tổng cục Hải quan công nhận tuân
thủ quy định hiện hành.

+ Khảo sát thực tế tại Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu), hoạt động
XNK và xuất cảnh sau dịch Covid-19 đã cơ bản ổn định; hàng nông sản của các tỉnh
phía Campuchia và An Giang được thông thương. Tuy vậy, các mặt hàng lưu thông
giữa hai bên chủ yếu là hàng nông sản, vật liệu xây dựng có giá trị, mức thu thuế thấp
và chưa nhiều; các sản phẩm thô, chưa qua chế biến, có giá trị gia tăng không
cao. Tần suất hàng thông quan cửa khẩu Vĩnh Xương luôn cao, lượng hàng hóa lớn
chủ yếu là do tàu, thuyền có tải trọng lớn chọn đường sông Tiền qua cửa khẩu Vĩnh
Xương để xuất khẩu hoặc tạm nhập tái xuất. Giá trị hàng hóa mua bán, trao đổi thực
tế ngay tại cửa khẩu dường như không đáng kể. Đây là lý do dù nhiều năm qua luôn
chiếm hơn 70% giá trị XNK toàn tỉnh nhưng nghịch lý ở chỗ, giá trị thực đóng góp
vào kinh tế địa phương lại không cao, khi hàng hóa thông quan chỉ trên con số làm
thủ tục, chủ yếu là hàng tạm nhập tái xuất.

+ 5 năm qua, hạ tầng thương mại như chợ cửa khẩu, chợ các xã biên giới, hệ thống
kho bãi, vận chuyển chưa được đầu tư đúng mức nên chưa tạo bước đột phá cho kinh
tế biên giới, dẫn đến khó thu hút được doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia các dự án
thuộc khu kinh tế cửa khẩu. Tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biên mậu chưa được
khai thác hiệu quả, chưa đạt kỳ vọng đề ra; nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng từ
ngân sách nhà nước hạn chế, chưa có nhà đầu tư chiến lược làm nhân tố tạo động lực
thu hút các thành phần kinh tế khác.

- Cửa khẩu Tịnh Biên:

+ Để thúc đẩy kinh tế biên mậu phát triển, năm 2008, An Giang đã đầu tư xây dựng
khu kinh tế cửa khẩu. Trong Khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên có Khu thương mại Tịnh
Biên, nằm gần ranh giới với Campuchia, được xây dựng hạ tầng hoành tráng. Khu
thương mại này đi vào hoạt động với hàng loạt doanh nghiệp thuê đất xây siêu thị,
bán nhiều chủng loại hàng hóa từ thấp đến cao giá, nhưng chủ yếu là hàng ngoại nhập
và được hưởng ưu đãi về thuế quan. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của hàng hóa phi thuế
quan tại đây nhanh chóng giảm sau hơn hai năm ăn nên làm ra. Ông Trần Hồng
Phước, Giám đốc Công ty TNHH Á Đông cho biết: “Siêu thị bán hàng miễn thuế của
Á Đông tại Khu thương mại Tịnh Biên trên diện tích 12.000m2 với tổng vốn đầu tư
200 tỷ đồng. Doanh nghiệp được miễn thu tiền thuê đất tới 11 năm, mà Khu thương
mại Tịnh Biên hoạt động chỉ gần 7 năm thì đã “chết lâm sàng”. Đến năm 2018, khu
phi thuế quan ở Khu thương mại Tịnh Biên đóng cửa do bãi bỏ cơ chế, chính sách tài
chính ưu đãi đối với khu kinh tế cửa khẩu. Tài sản hàng chục tỷ đồng của doanh
nghiệp phơi nắng nhiều năm nay chưa biết đến bao giờ chấm dứt.

+ Đề cập điểm nghẽn trong phát triển kinh tế biên mậu ở An Giang, theo Phó chủ tịch
UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư, An Giang là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh
tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng hiện chưa có chính sách ưu đãi
đầu tư đặc biệt và chưa có sự hỗ trợ đầu tư vượt trội so với các tỉnh khác trong vùng.
Tỉnh An Giang hiện có 3 khu kinh tế cửa khẩu gồm: Khánh Bình (huyện An Phú),
Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên) và Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu) với diện tích
26.500ha nhưng đến nay, 3 khu kinh tế cửa khẩu này cũng chỉ thu hút được 14 dự án
đầu tư với tổng vốn đăng ký là 877,17 tỷ đồng.

- Cửa khẩu Hà Tiên:

+ Năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kinh tế - xã hội Hà Tiên có những
khó khăn, bất lợi nhưng vẫn phát triển khá ổn định, đạt nhiều kết quả, vượt kế hoạch
như: Sản lượng nuôi trồng thủy sản, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu, thu ngân sách… Qúy I/2021, tiếp tục thực hiện
“mục tiêu kép”, Hà Tiên vừa chủ động phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát
triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19 trên
địa bàn, đặc biệt là tuyến biên giới. Một số lĩnh vực kinh tế của thành phố thực hiện
tăng so với cùng kỳ như: Doanh thu bán lẻ, kim ngạch xuất khẩu, sản lượng khai thác
và nuôi trồng thủy sản, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp…

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020
đạt xấp xỉ 9%/năm, đặc biệt là các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, xuất nhập
khẩu trở thành động lực chính để phát triển của Hà Tiên. Qua đó, góp phần vào việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, du lịch,
công nghiệp - xây dựng, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương, trong đó
ngành du lịch phát triển nhanh. Nếu như năm 2000, lượng du khách đến Hà Tiên tham
quan, du lịch chưa đến 500.000 lượt người thì giai đoạn 2016 - 2020, bình quân thu
hút khoảng 2,5 triệu lượt khách/năm, tăng gấp 5 lần so với năm 2000. Mỗi năm có
gần 600.000 lượt người tham gia xuất, nhập cảnh và xuất, nhập biên qua Cửa khẩu
quốc tế Hà Tiên. Du lịch Hà Tiên đã tạo nội lực phát triển các ngành dịch vụ như:
Giao thông vận tải, nhà hàng - khách sạn, ngân hàng, bưu chính - viễn thông và nhiều
lĩnh vực ngành nghề khác cho địa phương vùng biên thùy này.

- Cửa khẩu Bình Hiệp:


+ Dù được nâng cấp lên CKQT nhưng trước đây, việc giao thương hàng hóa qua
CKQT Bình Hiệp vẫn chưa được diễn ra do 2 bên chưa thống nhất được giấy phép
liên vận. Phải đến giữa năm 2019, các phương tiện vận tải đường bộ đã được phép
qua lại cửa khẩu. Mặc dù vậy, CKQT Bình Hiệp vẫn nằm ở “thế yếu” so với các cửa
khẩu khác trong khu vực. Thế nhưng, từ tháng 6-2020 đến nay, tại cửa khẩu, trung
bình 1 ngày có từ 50-100 xe container vận chuyển hàng hóa sang Campuchia, thậm
chí có ngày lên đến hơn 100 xe. “Dù chỉ là bước khởi đầu nhưng tín hiệu vui ấy cũng
đặt ra những kỳ vọng lớn hơn vào sự phát triển của khu vực trong tương lai.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận chuyển qua lại tại CKQT Bình
Hiệp, lực lượng hải quan đã áp dụng thủ tục thông quan điện tử VNACCS/VCIS khi
tiến hành mở thủ tục tờ khai hải quan. Đồng thời, địa phương cũng đang kiến nghị các
ngành liên quan đầu tư xây dựng thêm hệ thống kho bãi, gia cố, sửa chữa các tuyến
đường giao thông nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng
hóa qua cửa khẩu.
+ Ngoài hoạt động của CKQT Bình Hiệp, khu kinh tế cửa khẩu cũng đã thu hút được
2 công ty (Cty) vào hoạt động là Cty TNHH Tainan Enterprises Việt Nam với hơn
1.100 công nhân và Cty TNHH Victoria Internationnal với trên 800 công nhân, cùng
hệ thống các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, tạo ra cho thị
xã Kiến Tường diện mạo mới trong phát triển kinh tế.

You might also like