You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN KHOA HỌC DỮ LIỆU
ỨNG DỤNG CỦA DATA SCIENCE TRONG DOANH
NGHIỆP TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn An Tế


Mã lớp học phần : 22C1INF50905956 – Sáng thứ Sáu
Khóa / Hệ : K47, Đại học chính quy
Nhóm sinh viên 5 :
Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên
Lê Trịnh Bích Lan 31211028302
Lê Thị Mỹ Linh 31211028305
Phạm Thị Thùy Linh 31211021261
Tào Bích Linh 31211028308
Nguyễn Minh Long 31211026233

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2022


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I : Tổng quan về Data Science ........................................................................ 2
1. Data Science là gì? ....................................................................................................... 2
2. Tầm quan trọng của Data Science: ........................................................................... 2
3. Vai trò, tính ứng dụng của data science trong thời kỳ công nghệ: ......................... 3
CHƯƠNG II : Ứng dụng Data Science trong doanh nghiệp trong và ngoài nước ...... 3
1. Sử dụng robot trong việc phục vụ khách hàng ........................................................ 3
1.1. Khách sạn sử dụng nhân viên robot trên thế giới ............................................. 4
1.2. Robot hỗ trợ khách hàng Connie tại Hilton Hotel ............................................ 4
1.3. Robot hành lý (Vali) - Travelmate ...................................................................... 4
1.4. Trợ lý robot dung cho Sân bay và Khách sạn .................................................... 4
1.5. Robot an ninh tại sân bay .................................................................................... 5
1.6. Một vài ví dụ về robot được ứng dụng trong ngành khách sạn ....................... 5
2. Trợ lý ảo - giải quyết các vấn đề của khách hàng và trong nội bộ ......................... 6
3. Ứng dụng trong việc cải thiện trải nghiệm khách hàng .......................................... 8
3.1. Hỗ trợ việc đặt phòng và các loại dịch vụ: ......................................................... 8
3.2. Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định về dịch vụ:.................................. 8
3.3. Hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định đầu tư: ............................................... 8
4. Nhận diện khuôn mặt.................................................................................................. 8
5. Ứng dụng Khoa học Dữ Liệu vào việc thu thập thông tin khách hàng ................. 9
CHƯƠNG III : Thảo luận ............................................................................................... 11
CHƯƠNG IV : Kết luận .................................................................................................. 12
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA

PHẦN TRĂM
STT TÊN CÔNG VIỆC
THAM GIA
- Bìa, Mục lục, Bảng đánh giá
1 Lê Trịnh Bích Lan - Sử dụng robot trong việc phục vụ 100%
khách hàng
- Tổng quan Data
2 Lê Thị Mỹ Linh - Trợ lý ảo - Giải quyết các vấn đề của 100%
khách hàng và trong nội bộ
- Thảo luận
3 Phạm Thị Thùy Linh - Ứng dụng trong việc cải thiện trải 100%
nghiệm của khách hàng
- Lời cảm ơn, Kết luận
4 Tào Bích Linh 100%
- Nhận diện khuôn mặt
- Tổng quan Data
5 Nguyễn Minh Long - Ứng dụng Khoa học Dữ liệu vào thu 100%
thập thông tin của khách hàng
LỜI CẢM ƠN

Qua môn học này, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy
Nguyễn An Tế đã tận tình chỉ bảo cũng như giảng dạy cho chúng em những kiến thức bổ
ích, giúp cho em hiểu được phần nào về bộ môn Khoa học dữ liệu, tạo được những hành
trang cũng như hiểu biết nhất định để có thể áp dụng và trở thành một công cụ đắc lực trong
tương lai

Bài tiểu luận này dựa trên những gì đã được giảng dạy, chúng em không chắc sẽ
tránh được những thiếu sót do kiến thức còn hạn chế. Rất mong nhận được lời nhận xét,
góp ý từ thầy để bài tiểu luận hoàn thiện nhất

Kính chúc thầy sức khoẻ và một lần nữa xin chân thành cảm ơn những bài học
cũng như sự tận tình chỉ bảo của thầy trong suốt thời gian qua

1
CHƯƠNG I : Tổng quan về Data Science

1. Data Science là gì?


Data Science hay còn gọi là khoa học dữ liệu, là một lĩnh vực liên quan đến việc sử
dụng các công cụ máy tính tiên tiến kết hợp với kiến thức toán học, thống kê để chuyển hóa
dữ liệu thành những thông tin quan trọng và có ích cho công ty.”

Ngoài ra, nó còn được định nghĩa là: “Tất cả những gì thu thập, khai thác và phân tích
dữ liệu để tìm Insight giá trị. Sau đó trực quan hóa các Insight cho các bên liên quan, để
chuyển hóa Insight thành hành động. Đây chính là lĩnh vực đa ngành dùng các cách, quy
trình khoa học để rút ra insight từ dữ liệu.” 1

Ví dụ như dự đoán tình hình xã hội, con người trên thế giới sau đại dịch Covid 19
hoặc khám phá về các xu hướng, hành vi của các khách hàng đi siêu thị, xem phim, đi du
lịch… thông qua các dữ liệu người dùng họ thu thập được.

2. Tầm quan trọng của Data Science:


Có thể thấy rằng ngày nay các doanh nghiệp hay công ty đều muốn nắm giữ được
lượng dữ liệu càng lớn thì càng nắm chắc trong tay ưu thế hơn các đối thủ còn lại. Vì sao,
ta lại khẳng định như vậy? Bởi khi thu thập được dữ liệu lớn giúp cho “Data Scientist” có
thể phân tích và dự đoán một cách chính xác hơn về các thực trạng về khách hàng, xã hội,
xu hướng... Mà nhờ đó ta có thể phát triển được các chiến lược hiệu quả, giảm chi phí, giảm

1
: Ho T.B. “Trao đổi về Khoa học dữ liệu và Khoa học dữ liệu trong kinh doanh 2019”

2
thiểu rủi ro. Và quan trọng hơn là giải quyết chính xác vào vấn đề mà khách hàng và xã hội
đang gặp phải.”

3. Vai trò, tính ứng dụng của data science trong thời kỳ công nghệ:
Data Science xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng “những ngành quan trọng với mọi lĩnh
vực” của tổ chức Glassdoor. Điều này cho thấy, không chỉ có những ứng dụng mạnh mẽ
trong công nghệ, Data Science còn là yếu tố cần thiết và quan trọng trong mọi loại hình
doanh nghiệp. Trong đó, ngành nhà hàng - khách sạn cũng ứng dụng Data Science trong
kinh doanh để giải quyết các vấn đề nội bộ cũng như mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Ngành du lịch trong và ngoài nước đang trên đà phát triển sau dịch. do đó, các doanh
nghiệp khách sạn cũng đang đẩy mạnh việc thu hút khách hàng, làm cho khách hàng hài
lòng và quay lại sử dụng dịch vụ của họ. tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến
phát triển ngành như:

- Đây là ngành dịch vụ nên đòi hỏi rất cao về việc làm cho khách hàng hài long.

- Việc thiếu nhân lực trầm trọng.

- Nhu cầu sử dụng khách sạn ngày càng cao do ngành du lịch đang dần hồi phục

trở lại.

- Bộ máy quản lý khách sạn còn nhiều lỗ hổng.

- Nguy cơ trở lại của các loại bệnh truyền nhiễm,....

Chính vì thế, các doanh nghiệp khách sạn trong và ngoài nước cần sử dụng Data
Science để quản lý doanh nghiệp của mình một cách tối ưu nhất.

CHƯƠNG II : Ứng dụng Data Science trong doanh nghiệp trong và


ngoài nước

1. Sử dụng robot trong việc phục vụ khách hang:


Trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những công cụ hỗ trợ mang đến nhiều lợi ích với nhiều
khả năng trong tương lai cho ngành du lịch và nhà hàng - khách sạn.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, AI hiện cũng đang được sử dụng dưới hình
thức là các chú robot phục vụ tương tác trực tiếp với khách hàng tại các doanh nghiệp.

3
1.1. Khách sạn sử dụng nhân viên robot trên thế giới
- Chuỗi khách sạn Henna tại Nagasaki (Nhật Bản), là khách sạn đầu tiên trên thế giới
sử dụng robot làm nhân viên kể từ năm 2015 với các vị trí như Bellboys, người gác cửa,
nữ tiếp viên,...
- Nhà hàng Hema ở Thượng Hải (Trung Quốc) cũng đang sử dụng robot để thay thế
100% nhân viên phục vụ, hàng chục “nhân viên” ra vào bê những khay đồ ăn nóng hổi phục
vụ khách hàng. Tại Việt Nam cũng có nhiều công ty dịch vụ ăn uống có nhân viên phục vụ
là robot. Quán cà phê tại Hà Nội là quán cà phê đầu tiên ở Việt Nam có robot phục vụ khách
hàng. Sau Hà Nội vài tháng, Sài Gòn cũng có nhà hàng đầu tiên sử dụng robot để phục vụ
thực khách, được đặt tên là Ba-san - chú robot mang hình dáng một nữ nhân viên phục vụ.
1.2. Robot hỗ trợ khách hàng Connie tại Hilton Hotel
- Bên cạnh đó, chú robot AI được khách sạn Hilton sử dụng có tên "Connie". Robot
mang trí tuệ nhân tạo và phân tích giọng nói để cung cấp cho khách hàng thông tin du lịch
thông qua các cuộc trò chuyện.

1.3. Robot hành lý (Vali) - Travelmate


Ngoài ngành khách sạn, robot còn được sử dụng cho các mục đích khác, chẳng hạn như
hành lý,... được gọi là Travelmate. Nói một cách dễ hiểu, nó là một chiếc vali được cập nhật
trí tuệ nhân tạo giúp chúng có thể chống va chạm, xoay 360 độ, không cần phải xách, kéo
hay đẩy.
1.4. Trợ lý robot dung cho Sân bay và Khách sạn
Các trợ lý robot đang ngày càng được tận dụng trong việc phục vụ, hỗ trợ tại các sân
bay và khách sạn. Nhiều nhiệm vụ khác nhau đều được thực hiện bởi những trợ lý này, như
cung cấp thông tin và dịch vụ phòng. Ngoài ra, một lợi thế vô cùng lớn của chúng là có thể
hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ khác nhau.
4
1.5. Robot an ninh tại sân bay
Một trong những lĩnh vực quan trọng nhất là an ninh sân bay - nơi những công nghệ
hiện đại được sử dụng và dĩ nhiên, ở đây cũng sử dụng robot. Một ví dụ đặc biệt nổi bật về
an ninh cho sân bay là robot của Knightscope. Nó có thể tự động phát hiện vũ khí được cất
giấu và góp phần giữ an toàn cho hành khách và phi hành đoàn trong chuyến bay.
1.6. Một vài ví dụ về robot được ứng dụng trong ngành khách sạn
Nhiều doanh nghiệp đang triển khai các ứng dụng robot ở những địa điểm đông đúc,
đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh, nơi mà xã hội là điều cần thiết. Việc các công ty áp
dụng công nghệ để đưa robot vào các khu vực chung đã giảm thiểu rủi ro khi tiếp xúc và
giúp các công ty giảm thiểu khối lượng công việc. Việt Nam hiện đã ứng dụng khá rộng rãi
công nghệ robot trong chế tạo thiết bị và dây chuyền sản xuất, nhưng vẫn còn e ngại trong
việc đưa công nghệ này vào ngành dịch vụ. Vì vậy, việc các khách sạn sử dụng thực tế
robot để cung cấp dịch vụ là bước đầu mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm mới
mẻ, thú vị và mang đến cho công ty những cơ hội cạnh tranh lớn để thu hút nhiều đối tượng
khách hàng đến dùng thử, sử dụng dịch vụ. Từ đó, lần đầu tiên công ty tăng đáng kể doanh
số và lợi nhuận.

Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Robot So Với Con Người


Có nhiều tranh cãi xoay quanh chủ đề về robot và việc robot được sử dụng để thực hiện
các công việc của con người. Về phía những chú robot, chúng chắc chắn sẽ có những ưu
điểm và nhược điểm riêng của mình. Về ưu điểm, robot có thể làm việc liên tục trong một
khoảng thời gian dài.
Trong một vài trường hợp, khả năng hoạt động của robot là nhất quán và chính xác hơn
con người rất nhiều, ít mắc lỗi hơn con người. Ngoài ra, trong môi trường nguy hiểm, robot
là giải pháp thích hợp nhất có thể thay thế con người. Một vài công việc mà con người
không thể làm được, nhưng robot thì có thể được thiết lập để hoàn thành nhiệm một cách
hoàn hảo nhất.
Tuy nhiên, nó cũng có những mặt hạn chế của nó. Tự động hóa gia tăng có thể dẫn đến
khủng hoảng việc làm vì ngày càng ít việc làm hơn, trong khi chi phí đầu tư và bảo trì ban
đầu liên quan đến robot có thể cao hơn. Robot cũng không thể hoạt động ngoài các thông
5
số được lập trình của chúng. Nói cách khác, nó không thể thích ứng với những tình huống
bất ngờ.
Đối với ngành khách sạn, robot và trí tuệ nhân tạo ngày càng trở nên có giá trị và đóng
một vai trò không thể thiếu đối với những người làm trong ngành này. Robot có thể làm
việc không mệt mỏi, khả năng tự động hóa cao và đặc biệt là có thể tùy chỉnh một cách linh
hoạt để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

2. Trợ lý ảo - giải quyết các vấn đề của khách hàng và trong nội bộ
Trợ lý ảo giúp phân tích và cảnh báo cho nhân viên về việc hết phòng hoặc hết món ăn
trong nhà hàng khách sạn

Quản lý danh tiếng: khi ai đó đưa ra những phản hồi về việc trải nghiệm dịch vụ, bằng
việc sử dụng AI và NLP (natural language processing), các doanh nghiệp dễ dàng phân tích
dữ liệu trải nghiệm khách hàng, giúp họ theo kịp tốc độ mà mọi người theo dõi thông tin
về dịch vụ của họ.
Giúp quan sát quy trình nội bộ, từ đó tìm ra những lỗi sai và giúp khách sạn tìm cách
khắc phục.
Các doanh nghiệp khách sạn có thể sử dụng trợ lý ảo để phân tích sự cạnh tranh cũng
như dự báo hành vi của khách hàng theo từng mốc thời gian (theo các mùa), theo dõi các
lượt nhắc đến tên thương hiệu trên truyền thông, mạng xã hội để phân tích các phản hồi từ
khách hàng hoặc xác định lý do tại sao người dùng web bắt đầu đặt phòng nhưng không
hoàn thành việc đó.
Khách sạn có thể dùng trợ lý ảo để thu thập dữ liệu hoạt động giữa các bộ phận để theo
dõi, đánh giá và cải thiện hiệu suất của họ.
Các khách sạn hướng tới việc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả. Các nền tảng quản
lý năng lượng thông minh được hỗ trợ bởi các thiết bị IoT (internet of things) thu thập thông
tin thời gian thực về việc sử dụng năng lượng và theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không
khí và chất lượng không khí bên trong toà nhà. Phần mềm này cũng có thể theo dõi dữ liệu
thời tiết và tỷ lệ tiện ích, đồng thời giám sát việc sử dụng để điều chỉnh hoạt động của hệ
thống sưởi ấm, thông gió và điều hoà không khí và hệ thống chiếu sáng. Các hệ thống đó

6
cung cấp cho khách sạn các mô hình sử dụng năng lượng hiệu quả nhất, giúp khách sạn sử
dụng ít tài nguyên hơn để đạt được mục tiêu hiệu quả năng lượng.

Sử dụng dữ liệu cảm biến để đưa ra dự đoán. Các hệ thống tự động gửi thông báo nếu
phát hiện sự bất thường, cho phép các kỹ thuật viên sửa chữa thiết bị một cách kịp thời.
Các khách sạn thường sử dụng trợ lý ảo do AI hỗ trợ để tự động nhắn tin và trả lời tin
nhắn từ khách hàng. Họ thông qua cách này để nâng cao sự hài lòng của khách hàng bằng
các khiến khách hàng cảm thấy mình đang được chào đón và quan tâm.

Công cụ hỗ trợ bằng giọng nói tại phòng. Nhắc đến công cụ hỗ bằng giọng nói, chắc
chắn các doanh nghiệp không thể không nhắc tới những cái tên quen thuộc như Siri, Google
Assistant hay Alexa. Việc doanh nghiệp sử dụng các công cụ hỗ trợ giọng nói được cho là
một trong những tác động chính thúc đẩy gia tăng khách hàng. Nhờ vào sự hỗ trợ của AI,
trợ lý ảo có thể dễ dàng trò chuyện với khách hàng, xác nhận đơn hàng hoặc đề xuất một
dịch vụ khác kèm theo.

7
3. Ứng dụng trong việc cải thiện trải nghiệm khách hang:
Các doanh nghiệp du lịch thường xuyên phải tạo các mối liên hệ và tương tác với khách
hàng. Trong quá trình giao tiếp và cung cấp dịch vụ, có rất nhiều dữ liệu và thông tin được
tạo ra mà các doanh nghiệp có thể tận dụng nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.
3.1. Hỗ trợ việc đặt phòng và các loại dịch vụ:
Thông qua thông tin từ các lần đặt phòng, việc lưu trữ thông sẽ hỗ trợ truy vấn lịch sử
đặt phòng, giúp kịp thời sửa chữa, tìm ra lỗi sai. Bên cạnh đó, tạo ra các ứng dụng đưa ra
các kiến nghị về các loại hình thường được sử dụng, hỗ trợ khách hàng trong việc đưa ra
quyết định.
3.2. Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định về dịch vụ:
Thông qua dữ liệu, doanh nghiệp sẽ biết được loại hình dịch vụ, các loại phòng nào thường
xuyên được yêu cầu, sử dụng, các nhận xét mà khách hàng đưa ra. Từ đó, doanh nghiệp có
thể đưa ra các lựa chọn về tăng hoặc giảm mức độ đầu tư và quy mô của loại hình dịch vụ
đó, thay đổi các chính sách, cách phục vụ để khách hàng có trải nghiệm tốt hơn. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp cũng có thể nghiên cứu về thời gian mà một loại hình dịch vụ được sử
dụng nhiều nhất, từ đó biết được xu hướng và thời cơ để đưa ra các chiến lược quảng bá,
chương trình khuyến mãi và các dịch vụ đi kèm.
3.3. Hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định đầu tư:
Dựa vào các loại hình được ưa chuộng, các doanh nghiệp có thể hiểu và đoán ra xu hướng
của thị trường. Từ đó, họ có thể đưa ra các loại hình phục vụ mới phù hợp với sở thích
khách hàng, đầu tư vào công nghệ và lựa chọn các địa điểm để thành lập địa điểm du lịch.
Thông qua các quá trình như trao đổi qua tin nhắn, lịch sử đặt phòng, số lượng khách
hàng của từng loại dịch vụ, các dữ liệu có thể được thu thập và gia tăng theo thời gian. Việc
sử dụng một các có hiệu quả sẽ tạo ra lợi thế lớn cho doanh nghiệp.

4. Nhận diện khuôn mặt


Thời gian trước, việc quản lý khách hàng đối với khách sạn có phần khó khăn khi lượng
khách ra vào trong một ngày quá nhiều. Nhưng giờ đây nhờ có trí tuệ nhân tạo (AI) mà ta
đã phát minh ra được công nghệ dùng để nhận diện mặt khách hàng
Công nghệ nhận diện này hoạt động dựa trên nguyên lý so sánh hình ảnh đang hiện hữu
với hình ảnh được lưu trong cơ sở dữ liệu, song song đó nó sẽ tìm và kết nối đặc điểm

8
khuôn mặt khách hàng với yếu tố sinh trắc học khác và cho chúng ta kết quả là đồng nhất
hay không.
Việc nhận diện này sẽ giúp ta tốn ít thời gian hơn để tìm hiểu xem khách hàng đứng
trước mặt ta thuộc loại khách hàng nào
Cũng như tạo được sự thuận lợi cho khách đến lưu trú khi tham gia sử dụng các dịch vụ
đặc biệt cần đến thẻ để minh chứng thì bây giờ khách chỉ cần quét khuôn mặt trong vài giây
ngắn ngủi là có thể sử dụng dịch vụ ngay lập tức, điều đó giảm thiểu rất nhiều thời gian chờ
đợi và cũng nâng cao được khâu quản lý một cách chính xác hơn
Đồng thời việc nhận diện khuôn mặt cũng giúp khách sạn giảm được những rủi ro về an
ninh, an toàn. Giúp khách sạn dễ siết chặt hơn khâu quản lý, tạo cảm giác an toàn và thuận
tiện cho khách hàng trong những ngày sử dụng dịch vụ lưu trú tại đây

5. Ứng dụng Khoa học Dữ Liệu vào việc thu thập thông tin khách hàng
Ngày nay, việc ứng dụng khoa học dữ liệu vào ngành du lịch là yêu cầu tất yếu trong
quá trình hội nhập, phát triển, không chỉ gia tăng các tiện ích cho du khách và nhà quản lý
mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước trên toàn thế giới, điển hình như:
- Thu thập thông tin qua các website (biểu mẫu, trang mạng xã hội):

9
+ Với xu thế phát triển của dữ liệu, việc xây dựng website dễ dàng đối với các doanh
nghiệp để có thể tiếp cận với khách hàng nhanh chóng, tiện nghi như việc tạo biểu mẫu
đăng ký (form đăng ký) phục vụ cho công ty du lịch. Trước khi có sự xuất hiện của công
nghệ, các công ty phải thực hiện bằng cách thủ công như: ghi chép thông tin, tính toán số
liệu… khá là phức tạp và hiển nhiên số lượng khách thì không hề giảm. Nên từ khi có sự
xuất hiện của Data (form biểu mẫu đăng ký) thì doanh nghiệp giảm được khối lượng công
việc xuống, thu thập số liệu nhanh chóng (họ tên, số điện thoại, địa chỉ,...), đơn giản hóa
việc phân loại khách hàng. “Đi kèm với những nội dung trên website mang lại, có thể thu
hút được lượng lớn khách hàng truy cập để từ đó khiến họ tự nguyện để lại những thông tin
ngay trên website của mình.”
+“Ngoài ra, thu thập data khách hàng ngành du lịch từ các trang mạng xã hội (social
media) có lẽ là nguồn tìm kiếm dữ liệu khổng lồ mà bạn có thể tìm đến. Hiện nay, các trang
mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Youtube, TikTok, Zalo,… có sức ảnh hưởng mạnh
mẽ đến mọi người, với lượng người dùng lớn, các công ty dễ dàng ghi nhận dữ liệu và
thông tin nhóm khách hàng tiềm năng thông qua lượt like, lượt share hay đăng ký thông tin
vào mẫu có sẵn của chương trình.”
+“Với những cách trên, các doanh nghiệp du lịch cũng nhận được mức doanh thu tăng
đáng kể. Đây được xem là một trong những cách hiệu quả và chất lượng mà các công ty
hay doanh nghiệp nên xem xét và lựa chọn để sử dụng.”

- Thu thập thông tin khách hàng bằng việc chạy quảng cáo:
+ Các hình thức chạy quảng cáo như: Google Ads, TikTok, Facebook Ads, Zalo… để
thu lại data khách hàng bằng việc điền thông tin vào link chỉ dẫn, hoặc chủ động nhắn tin,
liên hệ số điện thoại, comment để lại thông tin. Đây là cách phổ biến rộng rãi nhất hiện nay.
Đặc biệt ngày càng được đẩy mạnh trước sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ 4.0.

10
+ Chạy quảng cáo là cách doanh nghiệp quyết định đầu tư vào các chiến dịch quảng
cáo trên hệ thống mạng xã hội. Từ đó, chương trình về dịch vụ du lịch sẽ được hiển thị đến
khách hàng. Theo nhiều phương thức: có thể do họ tìm kiếm, hoặc cũng có thể là hiển thị,
trực tiếp đề xuất trước mắt khách hàng.
+ Cụ thể, tùy từng tệp khách hàng từ những chiến dịch quảng cáo khác nhau, mà
doanh nghiệp cũng cần đưa ra những kế hoạch chăm sóc khách hàng khác nhau. “Thông
thường, khách hàng sẽ được chia làm 3 loại khách hàng: Khách hàng thuộc Mục tiêu –
Tiềm năng – Trung thành” [1]. Do được phân loại trước đó hay được lưu lại ở data nào đó,
nên khi xem đến tên khách hàng, máy sẽ phân tích dữ liệu và cho ta biết tệp khách hàng đó
thuộc mục nào và sẽ áp dụng cách chăm sóc phù hợp cho từng tệp khách hàng.
“Tóm lại, thu thập dữ liệu khách hàng có tầm ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại và
phát triển của mỗi doanh nghiệp nên không thể bỏ qua việc này. Qua đó, doanh nghiệp sẽ
tìm được nhiều nhóm khách hàng khác nhau có nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch. Điều này
giúp phân loại khách hàng dễ dàng và chăm sóc họ một cách chu đáo. Bên cạnh đó là chuẩn
bị xây dựng kế hoạch tiếp thị các gói dịch vụ tốt nhất.

CHƯƠNG III : Thảo luận

Nhờ vào Data Science, các công ty du lịch có thể giải quyết các vấn đề về việc
phân tích nhu cầu, hành vi khách hàng, tìm ra được các phương pháp tiếp thị phù hợp và
cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có. Nhờ vào đó, doanh nghiệp sẽ có khả năng tránh
được các khoản chi phí khi đầu tư sai lĩnh vực dịch vụ.

Data Science đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ khâu tìm hiểu và phân tích hành vi người tiêu dùng, công cụ SAS là trợ thủ đắc lực
nhằm xử lý số liệu, giúp doanh nghiệp tìm ra các xu hướng của thị trường. Đến khâu quản
11
lý thông tin đặt phòng, các công cụ như PMS sẽ giúp việc lưu trữ và truy xuất diễn ra dễ
dàng hơn.

Trong quá trình vận hành và quản lý, các công ty cũng có thể ứng dụng Data
Science. Đơn cử như công cụ quản lý chấm công bằng phương pháp nhận diện khuôn mặt
Face ID, công cụ này sẽ giúp nhà quản lý nhân sự nắm được tình hình làm việc của nhân
viên, công cụ cũng cung cấp báo cáo về số ca làm việc, số ngày nghỉ,... và các thông tin
liên quan đến nhân sự. Các công cụ trợ lý ảo như AMI, Chatbot,.. sẽ có thể làm các công
việc Được lập trình sẵn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian. Từ đó tăng
hiệu quả làm việc và doanh thu.

CHƯƠNG IV : Kết luận

Có thể nhận thấy Data science đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống,
đặc biệt là trong thời đại công nghệ tiên tiến hiện nay. Nhờ có Data science mà cuộc sống
của chúng ta trở nên tiện lợi và thuận tiện hơn rất nhiều trong mọi lĩnh vực nói chung và du
lịch nói riêng.

Nhờ có Data science mà ta có thể siết chặt quản lý, nâng cao hiệu quả làm việc,
hỗ trợ thuận tiện cho việc đi du lịch cũng như giúp thúc đẩy nhu cầu du lịch, đem đến một
môi trường du lịch hiện đại, đầy đủ tiện nghi và đảm bảo nhu cầu được giải trí và phục vụ
tối ưu.

THE END.

12

You might also like