You are on page 1of 5

Chương 4

Đại cương hóa học hữu cơ, Hidrocacbon, Andehit – Axitcacboxylic.


ĐỀ TỔNG HỢP CHƯƠNG 4 – SỐ 1
Câu 1: Ba hợp chất hữu cơ mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 và có các tính chất: X và Y đều tham gia
phản ứng tráng gương; X và Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. HCOOC2H5, HO-C2H4-CHO, C2H5COOH.
B. CH3COOCH3, HO-C2H4-CHO, HCOOC2H5.
C. HCOOC2H5, HO-C2H4-CHO, CHO-CH2-CHO.
D. HO-C2H4-CHO, C2H5COOH, CH3COOCH3.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Phenol là chất rắn, có thể tan tốt trong nước ở 700C.
(b) Tính axit của phenol mạnh hơn nước là do ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm -OH.
(c) Sục khí CO2 dư vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục.
(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen là do
ảnh hưởng của nhóm -OH tới vòng benzen.
(e) C6H5OH và C6H5CH2OH là đồng đẳng của nhau (-C6H5 là gốc phenyl).
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 3: Khi cho cùng một lượng chất hữu cơ X tác dụng với Na dư và với NaHCO3 dư thì thu được số mol
khí H2 gấp hai lần số mol khí CO2. Công thức phân tử của X là
A. C7H16O4. B. C6H10O5.
C. C8H16O4. D. C8H16O5.
Câu 4: Cho các chất sau: H2O (1), C6H5OH (2), C2H5OH (3), HCOOH (4), CH3COOH (5), HClO4 (6), H2CO3
(7). Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH là
A. (3), (1), (2), (7), (4), (5), (6). B. (1), (3), (2), (5), (4), (7), (6).
C. (3), (1), (2), (7), (5), (4), (6). D. (3), (1), (2), (5), (4), (7), (6).
Câu 5: Cho dãy các chất: o-xilen, stiren, isopren, vinylaxetilen, axetilen, benzen. Số chất trong dãy làm mất
màu nước brom là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 6: Số sản phẩm tạo thành khi cho buta-1,3-đien tác dụng với Br2 (tỉ lệ 1 : 1, ở 400C) là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7: Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất: (1) ancol propylic; (2) metylfomiat; (3) axit axetic là
A. (1)> (3)> (2). B. (1) > (2) >(3). C. (2)> (1)> (3). D. (3)>(1)>(2).
Câu 8: Chất nào sau đây không có đồng phân hình học
A. 2,3-điclobut-2-en. B. but-2-en. C. pent-2-en. D. isobutilen.
Câu 9: Cho V lít hơi anđehit mạch hở X tác dụng vừa đủ với 3V lít H2, sau phản ứng thu được m gam chất
hữu cơ Y. Cho m gam Y tác dụng hết với lượng dư Na thu được V lít H2 (các khí đo ở cùng điều kiện). Kết
luận nào sau đây không đúng.
A. Đốt cháy hoàn toàn a mol Y thu được b mol CO2 và c mol H2O, luôn có a = c - b.
B. Y hòa tan Cu(OH)2 (trong môi trường kiềm) ở nhiệt độ thường cho dung dịch xanh lam.
C. X là anđehit không no.
D. Khi cho 1 mol X tham gia phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 4 mol Ag.
Câu 10: Hiđrocacbon mạch hở có công thức tổng quát CnH2n+2-2a, (trong đó a là số liên kết ) có số liên kết 

A. n-a. B. 3n-1+a. C. 3n+1-2a. D. 2n+1+a.
Câu 11: Cho các chất sau: KHCO3, NaClO, CH3OH, Mg, Cu(OH)2, dung dịch Br2, CaCO3, C2H2. Số chất phản ứng
axit axetic là
A.  6. B.  7. C.  5. D. 8.
Câu 12: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H6O3. Khi đun nóng X với dung dịch NaOH dư thu
được 2 sản phẩm hữu cơ Y và Z; trong đó Y hòa tan được Cu(OH)2. Kết luận không đúng là
A. X là hợp chất hữu cơ đa chức. B. X có tham gia phản ứng tráng bạc.
C. X tác dụng được với Na. D. X tác dụng được với dung dịch HCl.
Câu 13: Có các nhận xét sau về ancol:
1) Ở điều kiện thường không có ancol no là chất khí.
2) Nhiệt độ sôi của ancol luôn nhỏ hơn nhiệt độ sôi của axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon.
3) Khi đun nóng các ancol no,mạch hở,đơn chức có số nguyên tử C nhỏ hơn 4 với H2SO4 đặc ở
180 C thì chỉ tạo được tối đa một anken.
o

4) Ở điều kiên thường .1lit dung dịch ancol etylic 45o có khối lượng 1,04kg.
Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng là:
A.2 B.3 C.4 D.5
Câu 14: Hiđrocacbon X tác dụng với O2(t ;xt) được chất Y. Cho Y tác dụng với H2 thu được chất Z . Cho Z
o

qua chất xúc tác thích hợp thu được hiđrocacbon E ,là monome để tổng hợp cao su buna. Nhận xét nào sau
về X,Y,Z,E không đúng?
A. X phản ứng được với H2O tạo Z.
B. Y là hợp chất no,mạch hở.
C. E có thể tạo ra trực tiếp từ butan.
D. X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa.
Câu 15: Chất nào sau không điều chế trực tiếp được ancol sec-butylic?
A. But-1-en B.but-2-en C.1,2- điclobutan D.2-clobutan.
Câu 16: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:
A. C3H7OH, HCOOCH3, CH3COOCH3, CH3COOH, C2H5COOH.
B. HCOOCH3, CH3COOCH3, C3H7OH, CH3COOH, C2H5COOH.
C. HCOOCH3, CH3COOCH3, CH3COOH, C2H5COOH, C3H7OH.
D. HCOOCH3, CH3COOH, C3H7OH, CH3COOCH3, C2H5COOH.
Câu 17: Sơ đồ phản ứng nào không đúng
A. Axetilen → vinylclorua → ancol vinylic → vinyl axetat.
B. Natri axetat → metan → axetilen → vinyl axetat.
C. Axetilen → anđehit axetic → axit axetic → vinyl axetat.
D. etilen → anđehit axetic → axit axetic → vinyl axetat.
Câu 18: Từ C6H5CHBrCH3 và NaOH trong điều kiện thích hợp có thể trực tiếp tạo ra sản phẩm hữu cơ nào
sau đây?
A. C6H5CH(OH)CH3 và C6H5CH=CH2. B. C6H5COONa
C. C6H5CH(OH)CH3 và C6H5COONa. D. C6H5COONa và C6H5CH=CH2.
Câu 19: Cho dãy các chất: but-2-en, axit acrylic, propilen, ancol anlylic, 2-metylhex-3-en, axit oleic,hexa-
1,4-đien. Số chất trong dãy có đồng phân hình học là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 20: Tên gọi nào sau đây thuộc loại tên gốc-chức:
A. but-1-en. B. axetilen. C. etyl hiđrosunfat. D. cloetan.
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một
(d) Natri phenolat tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ
(f) Dung dịch phenylamoni clorua làm quì tím hóa đỏ.
Các phát biểu sai là :
A. b, f. B. b, d, e. C. a, b, c, d. D. a, c, f.
Câu 22: Cho dãy gồm các chất: Na, O2, Cu(OH)2, Cu, C2H5OH, C6H5NH2. Số chất tác dụng được với axit
axetic (trong điều kiện thích hợp) là:
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(1) Etanal có nhiệt độ sôi cao hơn axit axetic.
(2) Etanal cho kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(3) Etanal ít tan trong nước.
(4) Etanal có thể được điều chế từ axetilen.
Những phát biểu không đúng là:
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (1), (2), (3). D. (3), (4).
Câu 24: Hiđrocacbon X có công thức phân tử C6H10. X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch
NH3 tạo kết tủa vàng. Khi hiđro hoá hoàn toàn X thu được 2,2-đimetylbutan. X là
A. 3,3-đimetylbut-1-in. B. 3,3-đimetylpent-1-in.
C. 2,2-đimetylbut-3-in. D. 2,2-đimetylbut-2-in.
Câu 25: Khi crăckinh dầu mỏ người ta thu được hỗn hợp 2 hiđrocacbon X, Y là đồng phân của nhau, chúng
có phân tử khối là 86. Halogen hoá mỗi đồng phân chỉ cho 3 dẫn xuất monohalogen. X, Y có tên gọi là
A. hexan; 2-metylpentan B. 2,3-đimetylbutan; 2,2- đimetyl butan
C. 3-metyl pentan; 2,3- đimetyl butan D. hexan; 2,2-đimetyl butan
Câu 26: Hai hiđrocacbon X và Y đều có công thức phân tử C6H6 và X có mạch cacbon không nhánh. X làm
mất màu dung dịch nước brom và dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường. Y không tác dụng với 2 dung
dịch trên ở điều kiện thường nhưng tác dụng được với H2 dư tạo ra Z có công thức phân tử C6H12. X tác dụng
với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo ra C6H4Ag2. X và Y là
A. Benzen và Hex-1,5-điin. B. Hex-1,5-điin và benzen.
C. Hex-1,4-điin và benzen. D. Hex-1,4-điin và toluen.
Câu 27. Từ các chất nào sau đây có thể điều chế được etyl metyl xeton bằng phản ứng cộng hợp nước?
A. CH3CH2CH = CH2. B. CH3CH2C ≡ CH.
C. CH3CH2C ≡ CCH3 . D. CH3CH2CH = CHCH3.
Câu 28. Hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H5Br3. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH loãng (dư) đun nóng
rồi cô cạn dung dịch thu được thì còn lại chất rắn trong đó có chứa sản phẩm hữu cơ của Na. X có tên gọi
là :
A. 1,1,2-tribrompropan. B. 1,2,3-tribrompropan.
C. 1,1,1-tribrompropan. D. 1,2,2-tribrompropan.
Câu 29: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Các xeton khi cho phản ứng với H2 đều sinh ra ancol bậc 2.
B. Axeton không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường.
C. Trừ axetilen, các ankin khi cộng nước đều cho sản phẩm chính là xeton.
D. Các hợp chất có chứa nhóm >C=O đều phản ứng với nước Brôm.
Câu 30: Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2 =CH-CH2-OH (4).
Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, t0C) cùng tạo ra một sản phẩm là:
A. (1),(3) , (4). B. (1),(2) , (4).
C. (2),(3), (4). D. (1),(2) , (3).
Câu 31: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trùng hợp buta-1,3 đien với stiren có xúc tác Na được cao su buna-S.
B. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol fomanđehit).
C. Tơ viso là tơ tổng hợp.
D. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hexametylen điamin với axit ađipic.
Câu 32: Phát biểu nào dưới đây sai:
A. Dung dịch propan-1,3diol hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
B. Dung dịch CH3COOH hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh.
C. Dung dịch axetandehit tác dụng với Cu(OH)2(đun nóng) tạo thành kết tủa đỏ gạch.
D. Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
Câu 33: Cho sơ đồ :

X4 là axit cacboxylic đơn chức. Vậy CTCT của X4 là:


A.CH3CH2COOH B.CH3COOH
C.CH2=CHCOOH D.CH3CH=CHCOOH.
Câu 34. Hidrocacbon x có công thức (CH3)3C – CH(C2H5) – CH2 – CH(CH3)2. Tên gọi của X theo danh
pháp quốc tế (IUPAC) là :
A. 5 – metyl – e – isopropylhexan B. 3 – etyl – 2,2,5 – trimetylhexan
B. 2 – metyl – 4 – isopropylhexan C. 4 – etyl – 2,5,5 – trimetylhexan
Câu 35. Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất nào trong dãy sau :
A. NaOH, Na, CaCO3 B. Na, CuO, HCl
C. NaOH, Cu, NaCl D. Na, NaCl, CuO
Câu 36. Cho các dãy chất : etan, etanol, etanal, axit etanoic. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy là :
A. etanol B. etanal C. etan D. axit etanoic
Câu 37. Với các công thức phân tử C2H6, C3H6, C4H8 và C5H10, số chất mạch hở có đồng phân cis – trans là :
A. 4 B. 1 C. 3. D. 2
Câu 38. Chọn mệnh đề sai:
A. Ancol tác dụng với Na nhưng không tác dụng với Zn ở điều kiện thường.
B. Ancol có nhóm –OH nên kh tan trong nước sẽ phân li ra ion –OH
C. Đung ancol C2H5OH C 2 H 5 OH trong H2SO4 H 2 SO 4 đặc có thể thoát ra CO2,SO2 CO 2 , SO 2
D. Từ etanol điều chế được buta-1,3-dien.
Câu 39.Cho 3 chất: CH3CH2CH2Cl (1);CH2=CHCH2Cl(2) và phenyl clorua(3).Đun nóng từng chất với
NaOH dư.Các chất tác dụng với NaOH là :
A.(2) và (3) B.(1);(3) C.(1);(2);(3) D.(1);(2)
Câu 40: Cho các nhận xét sau: phenol dễ dàng làm mất màu nước brom do nguyên tử hiđro trong vòng
benzen dễ bị thay thế (1) ; Phenol làm mất màu nước brom do phenol dế dàng tham gia phản ứng cộng brom
(2) ; phenol có tính axit mạnh hơn ancol (3) ; phenol tác dụng được với dd NaOH và dd Na 2CO3 (4) ; phenol
tác dụng được với Na và dd HCHO (5) ; phenol và ancol etilic đều tan tốt trong nước (6) ; Tất cả các đồng
phân ancol của C4H9OH đều bị oxi hóa thành anđehit hay ancol (7). Số nhận xét đúng là:
A. 3 B. 5 C. 6 D. 4
Câu 41: Tên gọi nào dưới đây không đúng với hợp chất (CH3)2CHCH2CH2OH
A. ancol isopentylic B. 3-metylbutan-1-ol
C. 2-metylbutan-4-ol D. ancol isoamylic
Câu 42: Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ
A. benzen B. p-xilen C. metyl benzen D. vinyl benzen.
Câu 43: Hợp chất X chứa chức ancol và anđehit. Đốt cháy X thu được số mol CO 2 bằng số mol H2O. Nếu cho
m gam X phản ứng với Na thu được V lít H 2, còn nếu cho m gam X phản ứng hết với H 2 thì cần V lít H2 (các
thể tích khí đều đo ở cùng đk, nhiệt độ và áp suất). CTPT của X có dạng:
A. HOCnH2nCHO , (n 1) B. (HO)2CnH2n-2(CHO)2 (n 1).
C. (HO)2CnH2n-1CHO (n 2) . D. HOCnH2n-1(CHO)2 (n 2).
Câu 44: Cho 2-metylpropan-1,2-diol tác dụng với CuO đun nóng thì thu được chất có CTPT nào sau đây?
A. C4H8O2 B. C4H8O3 C. C4H6O3 D. C4H6O2
Câu 45: Số liên kết σ (xích ma) có trong một phân tử propen là
A. 10. B. 7. C. 8. D. 6.
Câu 46: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?
A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. D. C4H10, C6H6.
Câu 47: Cho dãy các chất: C2H2. C2H4, C2H5COOCH3, CH3CHO, CH3COOC2H5, C2H5ONa. Số chất trong
dãy tạo ra C2H5OH bằng một phản ứng là
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 48: Trong điều kiện thích hợp, hidrocacbon X phản ứng với khí Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1, thu được tối đa
bốn dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau. Hiđrocacbon X là chất nào sau đây?
A. pentan. B. 2,2-đimetylpropan.
C. 2,2-đimetylbutan D. 2-metylbutan.
Câu 49: Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là C2H3O (phân tử chỉ chứa chức anđehit). Công
thức phân tử của X là
A. C2H3O. B. C4H6O2. C. C6H9O3. D. C8H12O4.
Câu 50: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C9H12. Khi cho X tác dụng với clo có mặt bột sắt hoặc tác dụng
với clo khi chiếu sáng đều thu được 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Tên gọi của X là
A. Cumen. B. Propylbenzen.
C. 1-etyl-3-metylbenzen. D. 1,3,5-trimetylbenzen.

You might also like