You are on page 1of 19

CHUYỄN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

Câu 1. Nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa động vật nguyên sinh và động vật bậc cao.

- Giống: đều là sinh vật nhân thực, đều có khả năng dị dưỡng, đều có khả năng di chuyển.
- Khác:
Động vật nguyên sinh Động vật bậc cao
Là động vật không xương sống. Là động vật có xương sống
Kích thước: hiển vi. Lớn.
Cấu tạo cơ thể: đơn bào. Đa bào phức tạp (phân hóa thành nhiều cơ
Sinh sản: vô tính (nhân đôi cơ thể theo chiều quan và hệ cơ quan khác nhau).
ngang hoặc dọc, nẩy chồi, liệt sinh), hữu tính. Hữu tính.
Không có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa
sữa mẹ. mẹ.
Không có hệ thần kinh và các giác quan. Có hệ thần kinh và các giác quan.
Câu 2. Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi khuẩn có thể phát triển trên môi trường với các thành
phần được tính theo đơn vị g/l như sau: CaCl2 0,01; (NH4)2SO4 2; MgSO4 7.H2O 2; Na2HPO4 16,4;
KH2PO4 1,5; Glucose 1; FeSO4.7H2O 0,005.

a. Môi trường trên là loại môi trường gì?


- Đây là môi trường tổng hợp vì trong môi trường này các chất đều đã biết thành phần và số lượng.
b. VSV phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì?
- Quang tự dưỡng
c. Nguồn cacbon, nguồn năng lượng và nito của VSV này là gì?
- Nguồn cacbon: CO2
- Nguồn năng lượng: Ánh sáng.
- Nguồn nito: NH4+ .

Câu 3. Để nghiên cứu kiểu hô hấp của 3 loại vi khuẩn A, B, C. Người ta đưa chúng và các ống nghiệm
không đậy nắp với môi trường nuôi cấy phù hợp, vô trùng. Sau 48 giờ, người ta quan sát thấy ở các ống
như sau:

- ống 1: VK phát triển tập trung trên bề mặt ống nghiệm.


- ống 2: VK phát triển khắp ống nghiệm.
- ống 3: VK phát triển tập trung ở đấy ống nghiệm.
a. cho biết kiểu hô hấp của A, B, C.
b. lấy VD cho từng loại VK A, B, C.
Vi khẩn Kiểu hô hấp Ví dụ
A Hiếu khí bắt buộc Vi khuẩn lam, vi tảo…
B Kị khí không bắt buộc Vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục….
C Kị khí bắt buộc Vi khuẩn sinh metan, vi khuẩn khử sunfat…
Câu 4.

a. Cho biết vai trò của các VSV trong qui trình sản xuất tương.
- Nấm mốc hoa cải (nấm sợi) tiết enzyme amylase biến đổi tinh bột chin thành đường đơn glucose.
- Vi khuẩn tiết enzyme protease biến đổi protein trong đậu tương thành acid amin.
b. Nêu sự giống và khác nhau cơ bản giữa hô hấp và lên men.
Giống nhau: phân giải carbon hydrate bằng enzyme của VSV.

Khác nhau: ở chất nhận electron cuối cùng.

- Hô hấp: Oxygen (hiếu khí), NO3-, SO42-, CO2 (kị khí).


- Lên men: chất hữu cơ (acid pyruvic ở lên men lactic và acetaldehyde ở lên men ethylic)

Câu 5. Tên gọi một kiểu dinh dưỡng được xây dựng trên những tiêu chuẩn nào? Hãy nêu các kiểu dinh
dưỡng ở VSV. Cho các VSV sau: trùng biến hình, vi tảo, vi khuẩn nitrobacter và vi khuẩn lục không
chứa lưu huỳnh. Hãy xếp chúng vào các kiểu dinh dưỡng phù hợp.

- Được dựa trên nguồn năng lượng, nguồn carbon


- Các kiểu dinh dưỡng ở VSV: Quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa tự dưỡng, hóa dị dưỡng.
- Sắp xếp:
 Trùng biến hình: hóa dị dưỡng.
 Vi tảo: quang tự dưỡng.
 Vi khuẩn nitrobacter: hóa tự dưỡng.
 Vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh: quang dị dưỡng.

Câu 6.

a. Hãy nêu các đặc điểm chung của các nhóm VSV.
- Kích thước nhỏ bé: từ 1 đến 10 micrometer.
- Hấp thu và chuyển hóa nhanh.
- Sinh sản, sinh trưởng nhanh.
- Năng lực thích ứng mạnh dễ phát sinh biến dị.
- Phân bố rộng và đa dạng chủng loại.
b. Một học sinh đã vội viết hai phương trình lên men như sau:
(1) C12H22O11 CH3CHOCOOH
(2) CH3CH2OH + O2 CH3COOH + H2O + Q

Theo em bạn viết đúng chưa? Giải thích. Căn cứ vào sản phẩm tạo ra, em hãy cho biết tác nhân gây
ra hiện tượng trên.

* Bạn viết sai vì:

+ Phương trình 1 là phương trình lên men lactic, nguyên liệu là Glucôzơ không phải saccarozo.

+ Phương trình 2 là phản ứng oxygen hóa không lên men.

* Tác nhân

- Phản ứng 1: VK lactic.

- Phản ứng 2: VK acetic.

c. Vi khuẩn acetic có khả năng oxy hóa rượu ethylic thành acid acetic để thu nhận năng lượng theo
phương trình:
C2H5OH + O2 CH3COOH +H2O + Q
- Xét kiểu dinh dưỡng, nhu cầu oxy vi khuẩn acetic thuộc nhóm VSV nào?
Quá trình oxy hóa rượu thành acid acetic của vi khuẩn acetic khác với quá trình lên men và khác
với quá trình hô hấp hiếu khí ở điểm nào?
 Xét về kiểu dinh dưỡng: vi khuẩn acetic thuộc nhóm hoa dị dưỡng.
 Xét về nhu cầu oxy: vi khuẩn acetic thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí.
 Điểm khác nhau:

Khác với lên men Khác với hô hấp hiếu khí


Nguyên liệu: ethylic không phải glucose. Nguyên liệu là ethylic không phải glucose.
Diễn ra trong điều kiện hiếu khí. Chất hữu cơ phân giải không hoàn toàn, sản
Chất nhận electron cuối cùng là oxy. phẩm tạo ra là chất hữu cơ.
Hiệu quả năng lượng cao hơn. Hiệu quả năng lượng thấp hơn.
Câu 7. Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hóa? Căn cứ vào đặc điểm
nào người ta phân biệt ba quá trình này?

- Vì: cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng.
- Căn cứ vào chất nhận electron cuối cùng:
 Hô hấp hiếu khí: oxy phân tử
 Hô hấp kị khí: oxy liên kết trong các phân tử vô cơ.
 Lên men: chất hữu cơ.

Câu 8.

a. Trong nước mắm và nước tương có rất nhiều acid amin. Chất này có nguồn gốc từ đâu? Do VSV
nào tác động để tạo thành?

- Axit amin trong nước mắm có nguồn gốc từ protein động vật (cá), vi sinh vật tác động để tạo thành là: vi
khuẩn.
- Axit amin trong tương có nguồn gốc từ protein thực vật (đậu tương), vi sin vật tác động để tạo thành là: Nấm
sợi ( nấm vàng hoa cau).
b. Làm nước siro quả trong bình nhựa kín. Sau một tời gian thì bình sẽ căng phồng. Hãy giải thích
tại sao.

Do nấm men sẽ lên men đường thành rượu ethylic và CO2.

Khí CO2 được tạo ra không thể thoát ra khỏi bình kín nên làm cho bình căn phồng lên.
Câu 9. Nêu ứng dụng về việc sử dụng enzyme ngoại bào ở VSV với đời sống con người.

+Amilaza và protein : làm tương.


+Proteaza: làm nước mắm.
+Pencillin amidaza: làm penciliin bán tổng hợp.
+ Proteaza kiềm: làm bột tẩy rửa, xà phòng.
Câu 10. Hãy nêu kiểu phân giải, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm khử của vi khuẩn lam, vi
khuẩn sinh metan, vi khuẩn sunfat nấm men rượu và vi khuẩn lactic đồng hình.

Vi sinh vật Kiểu phân giải Chất nhận điện tử Sản phẩm
Vk lam -Hô hấp hiếu khí O2 H2 0
Vk sinh metan -Hô hấp kị khí CO32- CH4
Vk sunfat -Hô hấp kị khí SO42- H2 S
Vk lactic đồng hình -Lên men Acetaldehyde Ethanol
Nấm men rượu -Lên men Acid pyruvic Acid lactic
Câu 11.

a. Dựa và nhu cầu oxy cần cho sinh trưởng thì động vật nguyên sinh, vi khuẩn uốn ván, nấm men
rượu và vi khuẩn giang mai được xếp và nhóm VSV nào?

- Động vật nguyên sinh: hiếu khí bắt buộc.


- Vi khuẩn uốn ván: kị khí bắt buộc.
- Nấm men rượu: kị khí không bắc buộc.
- Vi khuẩn giang mai: vi hiếu khí.
b. Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men ở VSV khác nhau như thế nào về sản phẩm và chất
nhận điện tử cuối cùng?

Các hình thức hô hấp Chất nhiện e cuối cùng Sản phẩm
Hô hấp hiếu khí O2 H20, CO2, ATP
Hô hấp kị khí NO3-, SO42-, CO2, Fe3+ H20, CO2, ATP, sản phẩm phụ (NO2, N2, H2S, CH4,
Fe2+,...)
Lên men Chất hữu cơ ATP, Chất hữu cơ
Câu 12. Thực vật có thể hấp thụ qua hệ rễ từ đất những dạng nito nào? Trình bày sơ đồ tóm tắt sự hình
thành các dạng nito đó qua các quá trình vật lí hóa học, cố định nito khí quyển và phân giải bởi các
VSV đất.

Trả lời: Thực vật có thể hấp thụ qua hệ rễ từ đất ở những dạng nito :
Thực vật có thể hấp thụ qua hệ rễ từ đất những dạng Nitơ sau:
 Nitơ hữu cơ:
- Hữu cơ đơn giản: Cây có thể hấp thụ các axitamin, các bazơ hữu cơ chứa Nitơ, các chất amit.
- Hữu cơ phức tạp: Cây hấp yhụ sau khi đã được phân giải thành hữu cơ đơn giản nhờ vi sinh vật như:
các cây công sinh, cây ăn thịt.
 Nitơ vô cơ:
- Chủ yếu là hai dạng: Dạng Nitơ ôxi hoá (NO3-) và dạng Nitơ khử (NH4+).
- Quá trình đồng hoá NO3- và NH4+.
Sự hình thành các dạng Nitơ:
 Quá trình vật lý-hoá học: Sự phóng điện trong cơn giông đã ôxi hoá N2 thành NO3- nhờ có sự xúc tác của
enzim nitrogenaza (hay hidrogenaza) có trong khí quyển.
𝑛ℎ𝑖ệ𝑡 độ,á𝑝 𝑠𝑢ấ𝑡
N2 → NO3-
𝑁𝑖𝑡𝑟𝑜𝑔𝑒𝑛𝑎𝑠𝑒
 Quá trình cố định Nitơ trong khí quyển: Nhờ có enzim nitrogenaza và lực khử mạnh, một số vi khuẩn
sống tự do và cộng sinh trong khí quyển đã thực hiện được việc khử N2 thành dạng Nitơ cây có thể hấp
thụ được: NH4+. Các vikhuẩn sống tự do có khả năng cố định Nitơ khí quyển như: Azotobacter,
Clostridium, Anabaena, Nostoc, …và các vi khuẩn cộng sinh (như: Rhizobium trong nốt sần cây họ đậu,
Anabaena azollae trong bèo hoa dâu). Quá trình đó có thể tóm tắt:
+2𝐻 +2𝐻 +2𝐻
N2 → N2 H2 → N2 H4 → 2NH3
𝑒𝑛𝑧𝑦𝑚𝑒 𝑒𝑛𝑧𝑦𝑚𝑒 𝑒𝑛𝑧𝑦𝑚𝑒

 Quá trình phân giải Nitơ bởi các vi sinh vật đất: Nitơ hữu cơ được phân giải nhờ các vi sinh vật đất tạo
thành amoni (NH4+).
𝑣𝑖 𝑘ℎ𝑢ẩ𝑛 𝑎𝑚𝑜𝑛 ℎó𝑎
Chất hữu cơ → NH4+

Câu 13. Em hãy chỉ ra cách thức để sản xuất giấm ăn từ nguyên liệu rỉ đường bằng cách sử dụng qui
trình công nghệ lên men của các VSV.

- Chuẩn bị môi trường: Cứ 100 lít rượu ethylic 10% cần 500g glucose (hoặc tinh bột đã phân hủy) , 25g
superphotphat, 25g sunfat amon, một số chất dinh dưỡng khác.
- Giống VSV: acetobacter schiitzenbachii hoặc acetobacter curvum.
- Nhiệt độ lên men: 24-37% ˚C
- Qúa trình sản xuất: sử dụng thùng lên men bằng gỗ hình trụ có đặt các phôi bào gỗ giẽ và sử dụng
giống VSV như trên nhiễm vào thoi phân bào. Cho dịch lên men chảy qua các phoi bào nhiều lần, vi
khuẩn tiếp xúc với môi trường lên men sẽ oxy hóa rượu thành giấm.
- Thu thành phẩm: sau thời gian 8-10 ngày, rượu dư có nồng độ 0,1-0,2%

Câu 14. Bằng các thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch 10% glucose và hai bình tam giác cỡ
100ml (kí hiệu A và B), cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia (saccharomyces cerevisiae)
có nồng độ 1003 tế bào nấm men/ml. Cả hai bình đều được đậy nút bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở
35˚C trong 18h. Tuy nhiên, bình A được để trên giá tĩnh, còn bình B được lắc liên tục (120 vòng/phút).
Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu hô hấp của các tế bào nấm men giữa hai
bình A và B. Giải thích?

Bình A: mùi rượu, đục nhạt.


Do bình này được để yên trên giá tĩnh nên chỉ có một số tế bào ở trên nhận được oxi, thực hiện hô hấp hiếu
khí cón các tế bào phần dưới thực hiện lên men, tạo ra ethanol (mùi rượu). Do lên men tạo ra ít năng lượng
nên sinh khối ít (đục nhạt). Hô hấp: chủ yếu là lên men
Glucozo 2 ethanol + 2CO2 + 2ATP
Bình B: không có nhiều mùi rượu, đục trắng.
Do bình này được đặt trên máy lắc oxi được hòa tan đều vào trong dung dịch, các vi khuẩn thực hiện hô hấp
hiếu khí, tạo ra nhiều năng lượng, sinh trưởng phát triển mạnh làm xuất hiện nhiều tế bào trong bình nên dẫn
đến đục hơn, ít ethanol, và nhiều CO2. Kiểu hô hấp: hiếu khí.
Glucozo + 6CO2 6H20 + 6CO2 + 38 ATP .
Câu 15. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hô hấp hiếu khí của VSV nhân thực và VSV nhân
sơ.
-Giống: Gồm 3 giai đoạn (phân giải đường, chu trình krept, chuỗi truyền điện tử), sử dụng nguyên liệu là
glucose, đều là quá trình oxy hóa glucose thành CO2 và nước đồng thời tích lũy ATP, NADH và FADH2, diễn
ra trong điều kiện có oxy, năng lượng tạo ra và khoảng 36-38 ATP.

-Khác:

Hô hấp hiếu khí ở VSV nhân sơ Hô hấp hiếu khí ở VSV nhân thực
Phân giải đường Xảy ra theo 3 con đường: Xảy ra theo 1 con đường:
- Đường phân glycolysis (EM) - Đường phân glycolysis (EM)
- Con đường pentose-phosphate
(PP/HMP)
- Con đường Entner-Doudoroff
(ED)
chu trình krept Xảy ra ở tế bào chất Xảy ra trong chất nền ty thể
Chuỗi truyền điện tử Xảy ra ở màng sinh chất Xảy ra ở màng trong ty thể
Câu 16. Tại sao khí trồng các cây họ đậu, người ta bón ít phân đạm?

Trả lời: Một đặc trưng nổi bật của các loài cây thuộc họ Đậu là chúng chúng có các nốt sàn ở rễ cây. Mà nốt
sần ở rễ cây họ đậu là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn có khả năng cố định nito như là vi khuẩn nốt rễ
rhizobium có khả năng lấy khí nitơ (N2) trong không khí và chuyển hóa nó thành các dạng chất mà cây có thể
hấp thụ được (NO3- hay NH3+). Hoạt động này được gọi là cố định đạm. Cây đậu đóng vai trò là cây chủ tạo
cung cấp nơi cư trú cho vi khuẩn, vi khuẩn nốt rễ đóng vai trò của nhà cung cấp nitrat có ích, tạo ra một mối
quan hệ cộng sịnh. Vì vậy khi trồng các cây họ đậu người ta bón rất ít phân đạm.

Câu 17. Trình bày phương thức đồng hóa CO2 của các VSV tự dưỡng. điểm khác nhau cơ bản giữa vi
khuẩn hóa tổng hợp và vi khuẩn quang tổng hợp về phương thức đồng hóa CO2 là gì?

Phương thức đồng hóa CO2 Của các VSV tự dưỡng. Nhóm VSV tự dưỡng gồm:

- VSV quang tự dưỡng: sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp, gồm:
+ Vi khuẩn lam, vi tảo:lấy nguồn hidro từ nước, quang hợp giải phóng oxy.
+Một số vi khuẩn thuộc họ Rhodospirillales: lấy hidro từ hidro tự do, từ H2S hoặc hợp chất hữu cơ có
chứa oxy. Quang hợp không giải phóng oxy.
- VSV hóa tự dưỡng: sử dụng năng lượng do oxy hóa hợp chất hữu cơ nào đó, gồm:
+Vi khuẩn nitrit hóa:sử dụng năng lượng khi oxy hóa amon thành nitrit.
+Vi khuẩn nitrat hóa: sử dụng năng lượng khi oxy hóa nitrit thành nitrat.
+Vi khuẩn sắt: lấy năng lượng khi oxy hóa Fe (II) thành Fe (III)
+Vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh: lấy năng lượng khi oxy hóa S thành các hợp chất chứa S.

Điểm khác nhau giữa vi khuẩn hóa tổng hợp và quang tổng hợp.

Quang tổng hợp: sử dụng năng lượng từ ánh sáng do các Hóa tổng hợp: sử dụng năng lượng từ các phản ứng
VSV quang tự dưỡng thực hiện để tổng hợp nên các chất oxy hóa khử do VSV hóa tự dưỡng thực hiện để đồng
hữu cơ từ các chất vô cơ hóa CO2
Câu 18.

a. Khi muối dưa, người ta thường cho them một ít nước dưa cũ và 1-2 thìa đường để làm gì? Tại
sao khi muối dưa, người ta phải đỗ ngập nước và nén đặt ra quả?
- Người ta cho thêm nước dưa cũ để cung cấp các vi khuẩn lactic và giảm độ pH của môi trường tạo điều
kiện cho vi khuẩn lactic phát triển.
- Thêm 1 - 2 thìa đường để cung cấp chất dinh dưỡng ban đầu cho vi khuẩn lactic, nhất là với loại rau, quả
có hàm lượng đường thấp (dưới 5%).

-Người ta phải đổ ngập nước và nén chặt rau, quả để tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic phát triển, đồng thời
hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối.

b. Vì sao khi bảo quản nông sản cần phải hạn chế tối thiểu hô hấp.

-Bản chất của hô hấp là quá trình dị nhằm cung cấp năng lượng, biến các chất hữu cơ phức tạp thành các chất
hữu cơ đơn giản. Vì vậy mà nông sản khi bảo quản phải hạn chế hô hấp để đảm bảo các chất dinh dưỡng trong
nông sản không bị biến chất, ngoài ra điều kiện hạn chế hô hấp còn đi kèm với những điều kiện khác làm giảm
quá trình dị hóa, trao đổi chất ở tế bào nông sản cũng vì mục đích trê

Câu 19. Khi trực khuẩn Gram dương (Bacillus brevis) phát triển trên môi trường lỏng, người ta them
lysozyme vào dịch nuôi cấy, vi khuẩn có tiếp tục sinh trưởng không? Vì sao?

Vi khuẩn không tiếp tục phát triển vì: Lisozyme làm tan thành tế bào của vi khuẩn. Vi khuẩn trở thành tế bào
trần không có khả năng phân chia. Mặc khác dễ bị phá hủy do nhiều tác nhân

Câu 20. Động vật vô khuẩn là những động vật được giữ trong môi trường vô khuẩn từ lúc mới được
sinh ra bằng cách đặt chúng và những phòng cách li đặc biệt. Một môi trường vô khuẩn sẽ có những
ưu điểm và nhược điểm gì đối với những động vật này?

+Ưu điểm: chúng sẽ không thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và do vậy sẽ không mắc phải các bệnh
nhiễm trùng

+Nhược điểm:

- Chúng phải sống trong môi trường kín không có nhưng mối quan hệ trực tiếp với các động thực vật và
thậm chí với chính bố mẹ chúng.
- Những động vật này cần có một khẩu phần ăn đặc biệt vì ở đó thiếu hăn khu hệ vi sinh vật bình thường
của ruột giúp phân hủy thức ăn thô và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như các acid amino và
vitamin

Câu 21. Trước đây người ta hay chuyển gen của người vào tế bào vi khuẩn để sản sinh ra những protein
nhất định của người với số lượng lớn. tuy nhiên, các nhà sinh học phân tử hiện nay lại ưa dùng tế bào
nấm men làm tế bào chuyển gen của người hơn là dùng tế bào vi khuẩn. Giải thích tại sao?

Vì tế bào nấm men là tế bào nhân thực có hệ gen xen lẫn các đoạn intron như người nên chúng có enzym để
loại bỏ intron khỏi ARN trong quá trình tinh chế để tạo mARN, còn tế bào nhân sơ như vi khuẩn do chúng
không có gen phân mảnh nên không có enzyme cắt intron

Câu 22. Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta đã sử dụng rộng rãi chúng trong các
nghiên cứu di truyền học hiện đại.

-Bộ gen đơn giản, thường gồm một NST và ở trạng thái đơn bội

-Sinh sản nhanh vì vậy có thể nghiên cứu trên một số lượng cá thể lớn trong thời gian ngắn
-Có thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm một cách dễ dàng

-Dễ tạo nhiều dòng biến dị

-Là vật liệu sinh học nghiên cứu các quá trình biến nạp, tải nạp và tiếp hợp trong di truyền VSV

Câu 23. Hóa tự dưỡng là gì? Viết PT tổng quát. Kể tên một số hóa tự dưỡng.

Hóa tự dưỡng là lấy năng lượng từ các phản ứng oxi hóa các hợp chất vô cơ và sử dụng CO2 làm nguồn Cacbon

PTTQ: A+O2  AO2 + Năng lượng

CO2 + HX  (CH2O)n + X

Một số hóa tự dưỡng:

+Nhóm VSV chuyển hóa hợp chất chứa Nito.

+Nhóm VSV chuyển hóa hợp chất chứa lưu huỳnh.

+Nhóm VSV chuyển hóa hợp chất chứa sắt.

+Nhóm VSV oxi hóa H2.

Câu 24. Muốn biết một chủng có phải là VSV hiếu khí hay không thì phải làm như thế nào?

Ta mang chủng VK này đi nuôi cấy ở 2 môi trường khác nhau

+MT1: Cung cấp đầy đủ oxi và chất dinh dưỡng, nếu sau một thời gian quan sát thấy chủng VK này phát triển
tốt trên bề mặt thì kết luận đây là chủng VK hiếu khí còn nếu thấy VK không phát triển hoặc phát triển không
tốt thì đây không phải là VK hiếu khí

+MT2: Cung cấp đầy đủ chát dinh dưỡng nhưng không cho oxi lọt vào MT nuôi cấy nếu VK phát triển bình
thường thì kết luận đây không phải là VK hiếu khí, còn nếu VK không phát triển đươc thì đây là VK hiếu khí

Câu 25. Một cốc rượu nhạt (khoảng 5-6% độ etanol) hoặc bia, cho thêm 1 ít chuối, đậy cốc bằng vãi
màng, để ở nơi ấm, sau vài ngày sẽ thây có váng trắng phủ lên bề mặt MT. Rượu đã biến thành giấm

Hãy điền chất thích hợp vào sơ đồ sau:

CH3CH2OH + O2  CH3COOH + H2O + Q

-Váng trắng do VSV nào tạo ra? Ở đáy cốc có loại VSV này không? Tại sao?

-Nhỏ một giọt nuôi cấy VSV lên bề mặt lam kính rồi nhỏ bổ sung H2O2 vào giọt trên sẽ thấy hiện tượng
gì ?

-Nếu để cốc giấm cùng váng trắng quá lâu thì độ chua của giấm sẽ như thế nào? Tại sao ?

Trả lời

-Váng trắng do các đám VK axit axetic liên kết với nhau tạo ra. Ở đáy cốc không có loại VK này, vì chúng là
những VSV hiếu khí bắt buộc

-Khi nhỏ giọt oxi già vào giọt nuôi cấy VK axit axetic sẽ thấy bọt nhỏ li ti hình thành do oxi thoát ra ngoài
𝑐𝑎𝑡𝑎𝑙𝑎𝑧𝑎
2H2O2 → H2 O + O 2

-Khi để giấm lâu ngày độ chua sẽ giảm do VK Acetobacter có khả năng tiếp tục biến giấm thành CO2 và H2O
làm pH tăng lên, giấm mất dần vị chua

Câu 26. Tại sao cho enzym lyzozym tác động lên thành tb VK và Archaea thì Archaea vẫn giữ được hình
dạng ổn định?

Vì Archaea có cấu trúc gần giống với VK gram + có thành dày gốm nhiều lớp peptidoglican nên khi cho enzim
lizozim vao vẫn giữ được hình dạng ban đầu.

Câu 27. Hãy giải thích như thế nào là hình thức sợi cộng bào (sợi nhiều nhân)? Hình thức này có ở loại
VSV nào?

Sợi cộng bào là môt khối nguyên sinh chất chứa nhiều nhân được bao trong một màng tb nguyên nhân là do có
sự phân chia nhân nhưng không có sự phân chia tb chất tạo nên sợi nhiều nhân

Có ở VSV nhân thực

Câu 28. VSV có phải là một đơn vị phân loại không? Vì sao?

VSV không là một đơn vị phân loại mà là bao gồm tất cả các SV có kích thước hiển vi. Nó bao gồm cả virus,
VK, Nấm, tảo, Động vật nguyên sinh.

Câu 29. Giải thích các hiện tượng sau:

a. Tại sao khi ủ rượu cần tránh các điều kiện hiếu khí? Các VSV lên men rượu thuộc loại kị khí không bắt
buộc nên khi có khí Oxy thì VSV này chuyển sang hô hấp hiếu khí do đó phải tránh điều kiện hiếu khí.
b. Tại sao khi hoa quả để lâu (bị hỏng) thì có mùi rượu? Trong trái cây có thành phần chính đó là đường
glucose và tinh bột. Khi ta để trái cây lâu thì đường và tinh bột sẽ lên men ethylic với tác nhân là vi sinh
vật. Do quá trình lên men này giống với quá trình lên men rượu nên hoa quả lên men xong (bị hư) sẽ có mùi
rượu.
c. Vì sao trẻ em ăn kẹo buổi tối, không đánh răng sẽ bị sâu răng? Khi trẻ ăn kẹo sẽ còn sót lại những
mảnh đường vụn bám ở chân răng. Nếu trẻ không đánh răng kĩ vi khuẩn lactic sẽ len men biến đường còn
sót ở chân răng thành axit lactic, hợp chất này ăn mòn chân răng tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác
xâm nhập ăn mòn chân răng. Do đó trẻ sẽ bị sâu răng
d. Vì sao thịt để lâu ngày thì nghe mùi thối, còn hoa quả để lâu (bị hỏng) thì nghe mùi chua?
- Để thịt lâu ngày nghe mùi thối vì các VSV sẽ phân thủy protein trong thịt gây mùi thối
- Hoa quả để lâu nghe mùi chua vì Trong trái cây có thành phần chính đó là đường glucose và tinh bột. Khi ta
để trái cây lâu thì đường và tinh bột sẽ lên men ethylic với tác nhân là vi sinh vật. Sau đó rượu tiếp tục được
VSV sử dụng để oxy tạo thành giấm do đó sẽ có mùi chua

Câu 30. Để nghiên cứu kiểu hô hấp của trực khuẩn gây bệnh mủ xanh (Pseudomoba aeruginosa) người
ta cấy sâu trực khuẩn này vào môi trường (hình A) có chứa các thành phần: 5g agar, 30g thịt bò, 5g
glucose, H2O tinh khiết 1000ml.

Sau khi nuôi cấy ở tủ ấm 35˚C trong 24h thì thấy trực khuẩn phát triển trên mặt thoáng của ống nghiệm
(hình B). Thêm vào môi trường 1g KNO3 thì thấy trực khuẩn phát triển trên cả mặt thoáng và trong
toàn bộ ống nghiệm (hình C).
a. Hãy xác định kiểu hô hấp của trực khuẩn và cho biết chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi truyền
electron khi chưa có KNO3.
- Kiểu hô hấp của trực khuẩn: hô hấp hiếu khí.
- Chất nhận electron khi chưa có KNO3 là: Oxy phân tử
b. Vì sao khi có KNO3, trực khuẩn lại phát triển được cả ở mặt thoáng và trong toàn bộ ống nghiệm?
- Vi khuẩn phát triển trong mặt thoáng và toàn bộ ống nghiệm chứng tỏ chúng có kiểu hô hấp kị khí không
bắt buộc. Khi có KNO3 thì NO3- sẽ thay thế oxy phân tử để trở thành chất nhận electron cuối cùng ở chuỗi
chuyền điện tử giúp vi khuẩn hô hấp dưới mặt thoáng (nơi không tiếp xúc được với oxy phân tử) tiến hành
hô hấp kị khí.
Câu 31.
a. Vì sao địa y không thuộc giới thực vật, mà xếp vào giới nấm cũng không hoàn toàn chính xác?
- Địa y không phải là thực vật vì không có cấu tạo tế bào đặc trưng của thực vật và cũng không có cấu
trúc mô, cơ quan của thực vật đa bào bậc cao.
- Địa y cũng không đơn thuần là nấm vì trong cấu tạo các tế bào sợi nấm còn có các tế bào tảo lục hay
vi khuẩn làm có chứa chất diệp lục.
b. Vì sao vi khuẩn lam vừa có khả năng quang hợp, lại vừa có khả năng cố định nito tự do?
- Trong tế bào Vi khuẩn lam vừa có chứa các phân tử sắc tố (bacterial chlorophyll a) Có khả năng
quang hợp, vừa có enzyme nitrogenase , có ATP , lực khử mạnh NADPH được cung cấp từ quang
hợp của diệp lục nên chỉ cần trong điều kiện kị khí là có thể cố định được nito tự do trong khí quyển.

Câu 32. Một VSV I có thể sinh trưởng trong một bình kín bỏ trong bóng tối với thành phần dinh dưỡng
trong bình là: glucose 200, (NH4)3PO4 0,2; KH2PO4 1,0; MgSO4 0,2; CaCl2 0,1; NaCl 0,5 (đơn vị gam/lít).

Một VSV II khác không sống được trong môi trường này mà sống được trong môi trường với thành phần
dinh dưỡng trong bình là giàu CO2, (NH4)3PO4 0,2; KH2PO4 1,0; MgSO4 0,2; CaCl2 0,1; NaCl 0,5; histidin
(đơn vị gam/lít), bỏ trong bóng tối.

Các VSV này dinh dưỡng theo kiểu nào? Giải thích vai trò các yếu tố trong môi trường dinh dưỡng.

VSV I:

- Kiểu dinh dưỡng: Hóa dị dưỡng.


- Vai trò của các yếu tố trong môi trường:

+ Glucose giữ vai trò là nguồn cung cấp cacbon.

+ Các chất (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, CaCl2, NaCl giữ vai trò làm nguyên liệu để vi khuẩn thực hiện
các phản ứng oxy hóa khử lấy năng lượng đồng thơi cung cấp các nguyên tố đại lượng và vi lượng cần thiết
cho vi khuẩn.

VSV II:

- Kiểu dinh dưỡng: Hóa tự dưỡng.


- Vai trò của các yếu tố trong môi trường:

+ CO2 giữ vai trò là nguồn cung cấp cacbon.


+ Các chất (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, CaCl2, NaCl giữ vai trò làm nguyên liệu để vi khuẩn thực hiện
các phản ứng oxy hóa khử lấy năng lượng đồng thơi cung cấp các nguyên tố đại lượng và vi lượng cần thiết
cho vi khuẩn.

Câu 33.

a. Trong quá trình làm sữa chua, vì sao sữa đang ở dạng lỏng chuyển thành dạng sệt?
Các vi sinh vật trong sữa như vi khuẩn lactic trong môi trường thiếu oxy sẽ lên men glucozo trong sữa,
chuyển chúng thành axit lactic dẫn tới độ pH của sữa giảm. Protein trong sữa do chịu tác động của độ pH
thấp sẽ bị biến tính, các protein sẽ duỗi thẳng để lộ ra các đầu ưa nước và kị nước, theo tương tác kị nước,
các đầu kị nước của các protein sẽ lập tức quay vào nhau, và đầu ưa nước quay ra ngoài => protein đông tụ
và đây là nguyên nhân khiến sữa ở trạng thái lỏng sau quá trình ủ chuyển thành sữa chua ở thể đặc.
b. Vì sao sữa chua tốt cho sức khỏe?

Vì thành phần của sữa chua chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như Protein, Chất béo, các loại vi tamin.
Các acid lactic trong sữa chua còn có khả năng duy trì độ pH trong đường ruột, khống chế các vi khuẩn gây
thối rửa thức ăn, acid lactic còn có lợi trong việc hấp thụ canxi.

Câu 34. Nêu kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrate hóa.
Vai trò của vi khuẩn này đối với cây trồng?

- Kiểu dinh dưỡng là hóa tự dưỡng.


- Vi khuẩn nitrat hóa gồm hai nhóm quan trọng nhất là nitrit hóa (nitrat hóa giai đoạn 1) gồm nitrosomonas và
nitrosococcus; và vi khuẩn nitrat hóa (nitrat hóa giai đoạn 2) gồm nitrobacter và nitrococcus.
- Nguồn năng lượng: oxy hóa NH3+ NO2- NO3- + năng lượng.
- Nguồn cacbon: tổng hợp cacbonhydrate từ CO2 và nước.
- Kiểu hô hấp: hiếu khí
- Vai trò đối với cây trồng: nitrate là nguồn nito dê hấp thu và chủ yếu của cây trồng

Câu 35. Người ta pha chế một dung dịch nuôi cấy VSV (môi trường D) gồm các thành phần sau: H2O;
NaCl; (NH4)2PO4; KH2PO4; MgSO4; CaCl2. Tiến hành nuôi cấy các chủng vi khuẩn A, B, C trong các
môi trường và điều kiện khác nhau, thu được kết quả như sau:

Môi trường nuôi cấy Chủng A Chủng B Chủng C


Môi trường D + 10g cao thịt bò, để trong Mọc Không mọc Không mọc
bóng tối
Môi trường D + để trong bóng tối có sục khí Không mọc Mọc Không mọc
CO2
Môi trường D, chiếu sáng có sục khí CO2 Không mọc Mọc Mọc
Xác định kiểu sinh dưỡng của mỗi chủng.

- Chủng A: hóa dị dưỡng. (nguồn năng lượng từ phản ứng hóa học, nguồn cacbon từ chất hữu cơ).
- Chủng B: hóa tự dưỡng. (nguồn năng lượng từ phản ứng hóa học, nguồn cacbon từ CO2).
- Chủng C: quang tự dưỡng. (nguồn năng lượng từ ánh sáng, nguồn cacbon từ CO2).

Câu 36. Hoạt động của coenzyme NADH trong hô hấp tế bào và quá trình lên men có gì khác nhau?

- Trong hô hấp tế bào (hô hấp hiếu khí), NADH trở thành 1 chất tích lũy năng lượng tạo ra, và năng lượng
đó sẽ được chuyển vào ATP qua chuỗi chuyền electron (NADH không phải là chất nhận e cuối).
- Trong lên men, NADH đóng vai trò chất khử, khử axit piruvic (hoặc axetaldehyt) giải phóng CO2, ATP
(NADH là chất nhận e cuối cùng).
Câu 37. Hãy giải thích sự tích nghi về cấu tạo và hoạt động chức năng để thực hiện cố định nito ở các loại
vi khuẩn nostoc (vi khuẩn lam), azotobacter (vi khuẩn hiếu khí sống tự do), Rhizobium là một loại vi
khuẩn cộng sinh với cây họ đậu.
- NOSTOC:

+Có các tế bào dị nang, màng dày ngăn không cho O2 xâm nhập vào thực hiện cố định đạm.

+Dị bào nang không xảy ra PSII ở pha sáng của quang hợp không giải phóng O2

+Có các không bào khí chìm hoặc nổi để tránh nơi có nhiều O2 hoặc tìm nơi có ánh sáng.

- AZOTOBACTER:

+Tế bào có màng dày ngăn không cho O2 vào

+Màng sin chất gấp nếp tạo túi nitrogenaza hoạt động trong đó

+Túi có nitrogenaza xúc tác phản ứng H+ + O2 H2O, không ảnh hưởng đến hoạt động của
enzyme cố định đạm.

- RHIZOBIUM:

+Vi khuẩn vào trong tế bào rễ cây hình thành thể giả khuẩn: Bacterioid, thể giả khuẩn tiết hem, tế bài rễ cây
tiết Noduline

+Noduline + Hem leghemoglobin hấp thụ O2 và giải phóng từ từ cho thể giả khuẩn hđ cố định đạm
và hô hấp.

Câu 38. Phân biệt quang hợp ở vi khuẩn lam với quang hợp ở vi khuẩn lưu huỳnh màu tía.

Quang hợp ở vi khuẩn lam Quang hợp ở vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
- Sắc tố quang hợp: chlorophyll (định khu trên - Sắc tố quang hợp: bacteriohodopsin,
phiến thylakoid trong tế bào chất). bacteriochlorophyll, bacteriopheophytin (định khu
- Quang lí: trung tâm phản ứng hấp thu năng lượng trên màng sinh chất).
của bước sóng p700 và p680. - Quang lí: trung tâm phản ứng hấp thu năng lượng
- Quang phân li nước: Chất cho điện tử là H2O. của bước sóng p840 và p870.
- Quang photphoryll hóa: có hai hệ quang hóa, vừa - Quang phân li nước: chất cho điện tử là H2S hoặc
sinh ATP, NADPH vừa sinh Oxy H2 .
- Quang photphoryll hóa: có một hệ quang hóa,
chỉ sinh ATP, NADPH không sinh Oxy.

Câu 39. Các phản ứng phân giải glucose trong môi trườn hiếu khí và kị khí ở nấm men có thể tóm gọn
tắt như sau:

C6H12O6 + 6O2 6CO2 +6H2O (1)

C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (2)


Trong một thí nghiệm, việc sử dụng hoàn toàn 0,5 mol glucose, trong điều kiện hiếu kí một phần và kị
khí một phần, thu được 1,8 mol CO2.

a. Hãy tính tỉ lệ phần trăm về số mol glucose được dùng trong phản ứng hiếu khí.
b. Hãy tính hệ số hô hấp được định nghĩa là tỉ lệ giữa số mol CO2 hình thành trên số mol O2 tiêu thụ.

Trả lời: C6H12O6 + 6O2 6CO2 +6H2O (1)

a => 6a => 6a

C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 (2)

b => 2b

𝑎 + 𝑏 = 0,5 𝑎 = 0,2
Theo đề bài ta có hệ phương trình: { {
6𝑎 + 6𝑏 = 1,8 𝑏 = 0,3
0,2
a. % 𝑠ố 𝑚𝑜𝑙 ℎô ℎấ𝑝 ℎ𝑖ế𝑢 𝑘ℎí = × 100 = 40%
0,5
b. Số mol của Oxy là: 𝑛 = 6 × 0,2 = 1,2
1,8
ℎệ 𝑠ố ℎô ℎấ𝑝 = = 1,5
1,2

Câu 40. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:

Cho 50ml dung dịch đường saccarozo 10% vào một chai nhựa, dung tích 75ml, cho khoảng 10 gram bánh
men rượu đã giã nhỏ vào chai, đập nắp kín và để nơi có nhiệu độ 30-35˚C. Sau vài ngày đem ra quan sát:

a. Hãy nêu và giải thích các hiện tượng quan sát được.

Hiện tượng quan sát được: Màu dung dịch bị đục, có mùi rượu, có bọt.

Giải thích: Do nấm men đã tiến hành lên men ethylic trong môi trường kị khí tạo ra sản phẩm là rượu etylic và
CO2. Vì vậy sau vài ngày đem ra, dung dịch sẽ bị đục có mùi rượu và có bọt.

b. Nếu sau khí cho bột bánh men vào chai mà không đậy nắp thì hiện tượng quan sát được có gì khác?

Hiện tượng: màu dung dịch trong suốt, không có mùi rượu, không có bọt.

Giải thích: do chai không đậy nắp nên nấm men được tiếp xúc với oxy phân tử trong không khí và tiến hành
hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là nước và CO2. Vì vậy dung dịch tạo ra trong suốt, không có mùi rượu, không
có bọt.

Câu 41. Nêu cơ sở khoa học của phương pháp nhuộm Gram? Ý nghĩa của phương pháp nhuộm Gram?

- Gram dương có thành dày nhưng không có màng ngoài nên khi nhuộm tím tinh thể toàn bộ thành PG bắt
màu => khi thẩy thì không tẩy được.
- Gram âm có thành mỏng và có màng ngoài nên khi nhuộm tím tinh thể toàn bộ màng ngoài giữ màu => khi
tẩy thì bị hòa tan.
- Do đó nhuộm lần 2 thì chỉ có gram âm bắt màu còn gram dươnng thì không.

Câu 42.

a. Phân biệt vi khuẩn cổ (Archaera) với vi khuẩn.


Vi khuẩn Vi khuẩn cổ
Thành tế bào Peptidoglican Hỗn hợp gồm peptidoglican, protein và
glycoprotein
Màng sinh chất Phostpholipid và protein Chứa lipid, hidro cacbon phân nhánh thay vì acid
béo
Cấu tạo DNA Không chứa intron Có chứa intron
Acid amino mở đầu dịch mã Foocmin methionin Methionin

b. Căn cứ vào đâu mà người ta lại cho rằng Archaera là ranh giới giữa vi khuẩn và sinh vật nhân thực?
- Những đặc điểm giống tế bào nhân sơ là: có plasmit, DNA trần vòng, có khả năng hình thành nội bào
tử, có vùng nhân.
- Những đặc điểm giống với tế bào nhân thực: DNA có đoạn intron, có cholesterol,

Câu 43. Nêu các đặc điểm của vi khuẩn giúp nó trở thành bậc thầy về khả năng thích nghi với môi
trường.

- Kích thước nhỏ: chỉ từ 1-10m.


- Cấu tạo tế bào đơn giản
- Hấp thu và chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh.
- Sinh trưởng, sinh sản nhanh
- Năng lực thích ứng mạnh, dễ phát sinh biến dị
- Phân bố rộn đa dạng chủng loại

Câu 44. VSV và các cơ thể đa bào bậc cao có những kiểu hô hấp nào giống nhau? Kiểu hô hấp tế bào nào
chỉ có riêng ở VSV? Ở mỗi kiểu hô hấp, với mỗi đối tượng cho một ví dụ. giải thích tại sao VSV lại có
kiểu hô hấp đa dạng như vậy?

- Các kiểu hô hấp: hiếu khí, kị khí, lên men.


- Chỉ có riêng ở VSV: kị khí, len men.
- Hiếu khí: Vi khuẩn Lam. Kị khí: VK uốn ván. Lên men: Nấm men rượu
- Các VSV có kiểu hô hấp đa dạng vì chúng phải thích nghi với các môi trường khác nhau và điều kiện
môi trường luôn luôn thay đổi

Câu 45. Để nghiên cứu kiểu hô hấp và kiểu dinh dưỡng của một loại vi khuẩn, người ta cấy chúng vào 4
loại môi trường:

 Môi trường A: nước, muối khoáng (một số muối phosphate và clorua).


 Môi trường B: gồm môi trường A và glucose.
 Môi trường C: gồm môi trường B và nước thịt.
 Môi trường D: gồm môi trường C và 2g KNO3.

Sau khi nuôi cấy 24h ở nhiệt độ phù hợp, kết quả thu được như sau:

 Ở môi trường A và B: vi khuẩn không phát triển.


 Ở môi trường C: vi khuẩn chỉ phát triển trên bề mặt.
 Ở môi trường D: vi khuẩn phát triển trong toàn bộ môi trường.

Hãy xác định kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của loại vi khuẩn này? Giải thích.
- Kiểu dinh dưỡng: Hóa dị dưỡng và khuyết dưỡng 1 vài acid amino. Vì môi trường A, B có đầy đủ các
chất vô cơ và hữu cơ mà VK vẫn không sống được, môi trường C, D có bổ sung thêm nước thịt là nuồn
cung cấp acid amino VK đã phát triển.
- Kiểu hô hấp: kị khí không bắt buộc vì ở môi trường C: Vk chỉ phát triển trên bề mặt => kiểu hô hấp
hiếu khí. Nhưng ở môi trường D thì vk phát triển trong toàn bộ ống nghiệm kể cả đáy => VK có thể hô
hấp kị khí
.=> vk có kiểu hô hấp kị khí không bắt buộc.
Câu 46.
a. Hãy nêu nhưng đặc điểm khác biệt giữa tế bào vi khuẩn và tế bào người khiến vi khuẩn có khả năng
sinh sản nhanh hơn tế bào người.
- Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn tế bài người nên tỉ lệ S/V ở tế bào vi khuẩn lớn hơn tế bào
người nên trao đổi chất giữa tế bào vk với môi trường sẽ diễn ra nhanh hơn, đồng thời sự vận chuyển
các chất bên trong tế bào cũng nhanh hơn.
- Tế bào vk không có màng nhân nên quá trình phiên mã dịch mã diễn ra đồng thời do đó quá trình tổng
hợp protein cũng xảy ra nhanh hơn so với tế bào người dẫn đến sự sinh sản nhanh.
b. Vì sao người ta có thể dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu chỉ để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong
cơ thể người nhưng lại không làm hại đến tế bào người.
- Bởi vì kháng sinh được chế tạo dựa trên sự khác biệt giữa tế bào người và tế bào vi khuẩn (kháng sinh
chỉ tác động đến những bào quan có ở vi khuẩn chứ không tác động đến đến những bào quan có trong
tế bào người như: thành peptidoglican, ribosome 70S…)

Câu 47.

a. Viết sơ đồ tóm tắt quá trình nitrate hóa trong đất từ amoni thành nitrit do vi khuẩn nitrosomonas
và từ nitrit thành nitrate do vi khuẩn nitrobacter?

+ Giai đoạn nitrit hóa do vi khuẩn Nitrosomonas.


3
NH4 + + O2 → NO2- + H2O + 2H+ + năng lượng
2

Hoặc viết: NH3 → NH2OH → NO2-

+ Giai đoạn nitrat hóa do vi khuẩn nitrobacter


1
NO2- + O2 → NO3- + năng lượng
2

Hoặc viết: NO2- → NO3-


b. Kiểu dinh dưỡng và kiểu hô hấp của hai loại vi khuẩn trên như thế nào?

+ Là những vi sinh vật hóa tự dưỡng. Vì nguồn năng lượng thu được từ quá trình oxi hóa NH3 → NO2- và
NO2- → NO3- nguồn C từ CO2 để tạo thành cacbon hidrat cho tế bào của mình.

+ Là những vi khuẩn hiếu khí bắt buộc cần oxi. Vì nếu không co oxi thì không thể oxi hóa amoni và sẽ không
có năng lượng cho hoạt động sống.

Câu 48. Một học sinh phân lập được 3 loài vi khuẩn (kí hiệu là A, B, C) và tiến hành nuôi 3 loài này
trong 4 môi trường có đủ chất hữu cơ cần thiết nhưng thay đổi về khí oxy và chất KNO3. Kết quả thu
được như sau:
Loài A Loài B Loài C
Có đủ O2 và KNO3 + + -
Có KNO3 + - +
Có O2 + + -
Không Có O2 và KNO3 - - +
Dấu (+) vi khuẩn phát triển; dấu (-) vi khuẩn bị chết.

a. Dựa vào kết quả thí nghiệm, hãy cho biết kiểu hô ấp của 3 loài vi khuẩn nói trên.
Loài A: Kị khí không bắt buộc (hiếu khí không bắt buộc)
- Loài B: Hiếu khí bắt buộc.
- Loài C: Kị khí bắt buộc.
b. Khi môi trường có đủ chất hữu cơ và chỉ có KNO3, loài vi khuẩn A sẽ thực hiện quá trình chuyển
hóa năng lượng có trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP bằng cách nào?
- Khi môi trường chỉ có KNO3 thì loài A sẽ thực hiện hô hấp kị khí và chất nhận điện tử cuối cùng là NO
(phản nitrat)
c. Giả sử trong 3 loài trên có một loài xuất hiện từ giai đoàn trái đất nguyên thủy thì đó là loài nào?
- Loài C là vi khuẩn xuất hiện từ giai đoạn trái đất nguyên thủy. Vì loài này hô hấp kị khí (trái đất nguyên
thủy chưa có O2).
49.Trình bày đặc diểm cấu tạo giúp vi khuẩn thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
- Thành tế bào: hỗ trợ vận động, bảo vệ vk (kháng áp suất, kháng chất độc hại), liên quan đến tính kháng
nguyên, tính gây bệnh, tính mẫn cảm với thực khuẩn thể (phage)
- Vỏ nhầy: bảo vệ vk khỏi các tác nhân bên ngoài.
- Vùng nhân: DNA trần vòng -> dễ bị thay đổi và phát sinh biến dị.
- Plasmit: tạo enzyme kháng kháng sinh, tham gia tiếp hợp.
- Nội bào tử: giúp Vk tái sinh khi tế bào cũ bị chết.
50.Phân biệt vi khuẩn (Bacteria) với vi khuẩn cổ về các đặc điểm sau: thành petidoglican, màng sinh
chất, cấu tạo DNA, acid amino mở đầu của chuỗi polipeptit.
Bacteria Archaera
Hỗn hợp gồm: polisaccarit, protein và
Thành tế bào Peptidolican
glycoprotein
Chứa lipid, hidro cacbon phân nhánh
Màng sinh chất Phospholipid và protein
thay vì acid béo
Cấu tạo DNA Không chứa intron Có chứa intron
Acid amin mở đầu Foocmin methionine Methionine

51.Căn cứ vào đâu mà người ta lại cho rằng vi khuẩn cổ là ranh giới giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân
thực.
- căn cứ vào những đặc điểm giống tế bào nhân sơ là: plasmit, DNA trần vòng, Có khả năng hình thành nội
bào tử, vùng nhân.
-căn cứ vào những đặc điểm giống với nhân thực: DNA có intron, có cholesterol, acid amin mở đầu là
methionine, có protein histon.
52.Các câu sau đây đúng hay sai giải thích.
a. Chlamidia thuộc nhóm vi khuẩn nguyên thủy có thể nuôi cấy trong môi trường nhân tạo.
 Sai vì chlamidia sống kí sinh nội bào bắt buộc.
b. Bằng mắt thường chỉ cần căn cứ vào độ dày của thành petidoglican có thể phân biệt Gram âm
và Gram dương.
=> Sai vì ta chỉ có thể quan sát peptidoglycan dưới kính hiển vi.
53.Trình bày cơ sở khoa học của phương pháp nhuộm Gram.
+ Gram dương có thành dày nhưng không có màng ngoài nên khi nhuôm tím tinh thể toàn bộ thành PG bắt
màu => Khi tẩy thì không tẩy được.
+ Gram âm có thành mỏng và có màng ngao2i nên khi nhuộm tím tinh thể toàn bộ màng ngoài giữ màu =>
khi tẩy thì bị hòa tan. => Sau đó nhuộm lần 2 thì chỉ có gram âm bắt màu còn Gram dương thì không
54.Tế bào trần là tế bào mất thành tế bào và chỉ có lớp màng sinh chất. Enzyme có khả năng phân hủy
petidoglican là Lizozym. Nếu cho tế bào vi khuẩn Gram âm, Gram dương, nấm mem vào môi trường
có Lizozym thì loại tế bào nào sẽ trở thành tế bào trần, loại nào không? Vì sao?
+ Gram dương có PG và màng sinh chất, không có màng ngoài => cho vào môi trường có lizozym thì thành
PG bị phân giải => Gram Dương Thành tế bào trần.
+ Gram âm không trở thành tế bào trần vì Gram âm có màng ngoài.
+ Nấm men không trở thành tế bào trần vì thành tế bào của nấm men là chitin
55.Biết penicillin là thuốc kháng sinh có khả năng ức chế tổng hợp thành tế bào. Trong các vi khuẩn
sau, đâu là vi khuẩn vẫn sống khi ta uống penicillin.
 Tụ cầu Staphylococus
 Vi khuẩn E.Coli
 Chlamidia
 Mycoplasma
 Bacillus
Trả lời: => con Vi khuẩn vẫn sống là mycoplasma vì nó căn bản không có thành tế bào
56.Người ta nuôi hai loại vi khuẩn, một loài là Gram âm, một loài là Gram dương. Sau một thời gian
nuôi cấy, tách chiết được hai loại chất có tính độc với bản chất hóa học khác nhau.
 Một loại là lipopolisaccarit sinh ra từ thành tế bào.
 Một loại có bản chất là protein sản xuất ra từ trong tế bào.

Hỏi trong hai loại độc tố này loại nào thuộc về Gram dương, loại nào thuộc về Gram âm? Loại nào có
độc tính cao hơn? Loại nào bền nhiệt hơn?

Trả lời:
- Độc tố thứ nhất thuộc về Gram âm vì Gram âm trên thành có nhiều lipopolisaccarit => nội độc tố.
 Độc tế thứ hai thuộc về Gram dương => ngoại độc tố.
- Về bền nhiệt
 Loại 1: bền nhiệt hơn vì nằm trên màng. Vừa sinh độc vừa bảo vệ tế bào nên bắt buộc các thành
phần phải chịu nhiệt tốt.
 Loại 2: kém bền nhiệt vì bản chất nó là protein.
- Về độc tính
 Loại 1: độc tính thấp vì chỉ khi thành bị phá vỡ mới giải phóng.
 Loại 2: độc tính cao vì protein liên tục được sản xuất và giải phóng khi có tác động.

57.Có hai ống nghiệm A và B. Ống A chứa trực khuẩn Bacillus, ống B chứa nấm men rượu. cho lizozym
vào hai ống. Sau một thời gian, làm tiêu bản và quan sát hình dạng của ai vi sinh vật trong hai ống.

Hình dạng của hai chủng vi sinh vật có gì thay đổi? Tại sao?
Trả lời:
- Bacillus có thành tế bào nên cho lysozyme vào thì bacillus mất tha2nhh trở thành tế bào trần có dạng
hình cầu.
- Nấm men có thành tế bào bằng chitin nên không bị lysozyme ảnh hưởng và giữ được hình dạng ban
đầu
58.Các sản phẩm đóng hộp sẽ được hấp tiệt trùng, chiếu UV và hàn kín để bảo quản được lâu. Nhưng
đôi khi 1 số hộp xuất hiện hiện tượng bị phù dù không hề va chạm mạnh. Giải thích lí do.
- Một số vk có khả năng tạo nội bào tử giúp tế bào tái sinh khi gặp điều kiện bất lợi. sau khi sấy hấp UV
có thể có một số vk trước khi chết đã kịp hình thành nội bào tử. do đó sau khi tái sinh vi khuẩn tiến
hành trao dổi chất thải khí và nước làm hộp bị phù
59. Các bào quan nào trong tế bào nhân thực chứa ribosome 70s, DNA trần vòng? Điều đó nói lên điều
gì?
- Là ty thể và lục lạp
- Nói lên rằng:
 Hai bào quan này xuất hiện trong tế bào nhân thực là kết quả nội cộng sinh của tê bào nhân thực với
1 loại vk sống hiếu khí hoặc vk lam bị thực bào nhưng không tiêu biến.
 Cả hai có thể nhân đôi riêng biệt.
 Có thể tự tổng hợp protein.
60. Có 6 ảnh chụp các tế bào, trong đó có hai tế bào gan bò, hai tế bào lá đậu, hai tế bào vi khuẩn.
Dựa vào ghi chú của các ảnh có thể phân biệt được ảnh nào của đối tượng nào không? Vì sao?
- Ảnh A: lục lạp, ribosome.
- Ảnh B: thành tế bào, màng sinh chất, ribosome.
- Ảnh C: ty thể, thành tế bào, màng sinh chất.
- Ảnh D: màng sinh chất, ribosome.
- Ảnh E: lưới nội chất, nhân.
- Ảnh F: vi ống, golgi.
Trả lời
 A: có lục lạp => chỉ có ở thực vật => tế bào lá đậu.
 B, C: một trong hai sẽ thuộc về vi khuẩn vì có thành nhưng C có ty thể => B vi khuẩn, C lá đậu.
 E, F có lưới nội chất, vi ống, nhân golgi => gan bò
 D vi khuẩn.
61. Nuôi 2 chủng VSV A Và B trong cùng một môi trường tối thiểu. thấy 2 chủng VSV sinh trưởng bình
thường. khi tách 2 chủng ra nuôi riêng cũng trong môi trường tối thiểu thì cả hai đều không sinh trưởng
được.
- Hai chủng VSV này là khuyết dưỡng và đồng dưỡng
Trường hợp 1: 2 loại này tạo ra hợp chất (nhân tố sinh trưởng) mà 1 bên còn thiếu.
Trường hợp 2: 2 VSV tạo ra 2 chất kết hợp lại thành một nhân tố sinh trưởng cả hai đang thiếu.
62. Trình bày điểm khác nhau giữa VSV hóa dưỡng và quang dưỡng. Trình bày phương thức đồng hóa
CO2 ở sinh vật tự dưỡng.
 VSV quang dưỡng: lấy năng lượng từ ánh sáng mặt trời
 VSV hóa dưỡng: Oxy hóa các chất vô cơ, hữu cơ để lấy năng lượng.
- Phương thức đồng hóa CO2:
 Nguồn C: CO2
 Nguồn năng lượng: Ánh sáng (Quang tự dưỡng), chất hóa học vô cơ (hóa tự dưỡng).
 Nguồn cung electron: nước, H2S (Quang tự dưỡng)
63. Tại sao ở đáy biển sâu phong phú VK hóa tự dưỡng nhưng ít Quang tự dưỡng.
- Phong phú hóa tự dưỡng: nước biển giàu CO2, dưới đáy biển có nhiều hợp chất có S
 Môi trường thuận lợi cho VSV hóa tự dưỡng.
- Ít quang tự dưỡng: dưới đáy biển có ít ánh sáng chiếu tới nên không đủ năng lượng cung cấp cho sinh vật
Quang tự dưỡng
64.
- Loài mốc trắng tổng hợp được pyrimidine.
- Loài mốc đỏ tổng hợp được tiazol.
Hai chất này là thành phần tổng hợp vitamin B1. Nếu nuôi 2 chủng mốc này riêng biệt trong môi trường
thiếu B1 thì không sinh trưởng được. nh87ng nuôi chung thì phát triển bình thường. hãy giải thích!!!
Trả lời: cả hai VSV đều là SV khuyết dưỡng B1 do
- Loài A khuyết dưỡng tiazol
- Loài B khuyết dưỡng pyrimidine
 Nuôi chung thì VSV tạo ra hai chất kết hợp lại thành B1 (nhân tố sinh trưởng mà cả hai đang thiếu)
 Nuôi riêng thì hai VSV vẫn khuyết dưỡng nên không sống được.
65. Để nghiên cứu dinh dưỡng của moit65 loài ck, người ta cấy chúng và 4 môi trường
 Môi trường A: nước + muối khoáng.
 Môi trường B: gồm Môi trường A + glucose.
 Môi trường C: gồm Môi trường B + nước thịt.
 Môi trường D: gồm Môi trường C + KNO3.
KẾT QUẢ: A, B không mọc : C, D mọc
Xác định kiểu dinh dưỡng của các vk. Giải thích
Trả lời: Hóa dị dưỡng và khuyết dưỡng một vài acid amin Vì:
 A, B có đầy đủ các chất vô cơ và hữu cơ mà vk vẫn không sống được.
 C, S có bổ sung them nước thịt là nguồn cunug cấp a.a, VK đã sống được.
66. Người ta pha chế một dd nuôi cấy VSV gồm: nước, NaCl, MgSO4. Tiến hành nuôi cấy 3 chủng vk: A,
B, C trong các môi trường với điều kiện khác nhau. Thu được kết quả như sau:
 Môi trường dinh dưỡng: có bổ sung cao thịt bò và để trong bóng tối => A mọc: B,C không
mọc
 Môi trường dinh dưỡng: để trong bóng tối có sục khí CO2 => B mọc: A,C không mọc
 Môi trường dinh dưỡng: chiếu sáng có sục khí CO2 => B, C mọc: A không mọc.
Xác định kiểu dinh dưỡng của ABC.
Trả lời:
- A: Hóa dị dưỡng
- B: Hóa tự dưỡng
- C: Quang tự dưỡng

You might also like