You are on page 1of 2

TRƯỜNG THPT CNN - ĐHNN ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ I 2022 - 2023

Tổ khoa học tự nhiên Môn: Hoá học 10

A. Lí thuyết trọng tâm


1. Thành phần nguyên tử, cấu hình electron của nguyên tử.
2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn.
3. Liên kết ion; liên kết cộng hoá trị.
B. Các dạng bài thường gặp
Dạng 1. Thành phần nguyên tử, cấu hình electron nguyên tử.
Dạng 2. Mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Dạng 3. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm.
Dạng 4. Liên kết ion; liên kết cộng hoá trị.
Dạng 5. Bài tập về oxide và hydroxide; tính theo phương trình phản ứng hoá học (nhóm IA, IIA,...).
C. Cấu trúc đề kiểm tra
1. Hình thức: trắc nghiệm (70%) & tự luận (30%).
2. Số lượng câu: 14 câu trắc nghiệm & 2 bài tự luận.
D. Đề minh hoạ.
I. Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Nguyên tử nguyên tố X có 17 proton, 18 neutron. Số electron trong nguyên tử X là
A. 17. B. 18. C. 35. D. 34.
Câu 2. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p5. Tổng số electron thuộc lớp M
của nguyên tử X là
A. 7. B. 5. C. 17. D. 3.
Câu 3. Anion X- có tổng số hạt proton, neutron, electron là 53. Trong hạt nhân nguyên tử X, số hạt mang
điện ít hơn số hạt không mang điện là 1. Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử X là
A. 11. B. 6. C. 7. D. 17.
Câu 4. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s 2s 2p 3s23p5. Nguyên tố X thuộc chu kỳ ?
2 2 6

A. 3. B. 5. C. 7. D. 17.
Câu 5. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s 2s22p63s23p5. Nguyên tố X thuộc nhóm ?
2

A. VIIA. B. VIIB. C. VA. D. VB.


Câu 6. Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxide cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo
với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 43,12% về khối lượng. Kim loại M là
A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 7. Tính kim loại của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái
sang phải là
A. F, O, Li, Na. B. Na, Li, O, F. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F.
Câu 8. Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự giảm dần từ trái
sang phải là
A. F, O, Li, Na. B. Na, Li, O, F. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F.
Câu 9. Cho X ( z = 12); Y (z = 13); T ( z = 16); R ( z = 8). Khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Thứ tự các nguyên tố xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần là X, Y, T, R.
B. Cation tương ứng của Y có cấu hình electron nguyên tử giống Ne ( z = 10).
C. Liên kết hoá học trong hợp chất tạo bởi T và R là liên kết cộng hoá trị.
D. Hydroxide tương ứng của X, Y là những base mạnh.
Câu 10. Cho giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố: Cl (3,16); O (3,44); C (2,55); H (2,20);
Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. NaCl. B. CO2. C. CH4. D. H2O.
Câu 11. Cho hai nguyên tố X (Z = 20), Y (Z = 17). Công thức hợp chất tạo thành từ nguyên tố X, Y và
liên kết trong phân tử là
A. XY: liên kết cộng hóa trị. C. X2Y3: liên kết cộng hóa trị.
B. X2Y: liên kết ion. D. XY2: liên kết ion.
Câu 12. Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực ?
A. N2, CO2, Cl2, H2. B. N2, Cl2, H2,HCl. C. N2, HI, Cl2, CH4. D. Cl2, O2, N2, F2.
Câu 13. Nguyên tố phi kim X có công thức oxide cao nhất là XO3. Nguyên tố X thuộc nhóm
A. IIIA. B. VIB. C. VIA. D. VA.
Câu 14. Nguyên tố X thuộc nhóm IIIA. Công thức oxide cao nhất của nguyên tố X là
A. XO3. B. X3O. C. X2O3. D. XO.

II. Tự luận (3 điểm)


Câu 15. Viết công thức electron, công thức cấu tạo các phân tử: Br2; CO2; C2H4; H2SO4.
Câu 16. Cho kim loại X thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn.
a. Viết công thức hydroxide (Y) tương ứng của X.
b. Hoà tan hoàn toàn 5,832 gam hydroxide Y bởi lượng vừa đủ 72,916 gam dung dịch HCl 10% thu
được dung dịch T. Tìm kim loại X và tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch T.
-------------------Hết-------------------

You might also like