You are on page 1of 2

Bài 1: Máu 1

1. Mục tiêu:
- Xác định nhóm máu
- Xác định thời gian máu chảy
2. Nội dung cụ thể:
2.1 Xác định nhóm máu ABO trên phiến đá (PP Huyết thanh mẫu)
2.1.1. Nguyên lý:
Dùng huyết thanh đã biết trước kháng thể, cho phản ứng với hồng cầu để xác định kháng
nguyên trên bề mặt hồng cầu, từ đó xác định nhóm máu của mẫu máu.
2.1.2. Dụng cụ:
- Đá men, pipet, đũa thủy tinh.
2.1.3. Hóa chất:
- NaCl 0,9%
- Huyết thanh mẫu (anti A, anti B, anti AB)
2.1.4 Tiến hành:
- Lấy 1ml máu tĩnh mạch vào ống chống đông EDTA,
- Pha dung dịch máu 10% trong NaCl 0,9% (1 giọt hồng cầu + 9 giọt NaCl 0,9%) .
- Chuẩn bị đá men với 4 vị trí 1, 2, 3, 4.

- Nhỏ vào các vị trí 1, 2, 3, 4 mỗi vị trí 2 giọt dung dịch tương ứng.
- Nhỏ vào các vị trí 1, 2, 3, 4 mỗi vị trí 1 giọt dung dịch hồng cầu 10%.
- Dùng đũa thủy tinh, trộn đều các vị trí thành các hình tròn có đường kính từ 2- 3cm.
- Lắc tròn đều viên đá men trong khoảng 2 – 3 phút.
- Đọc kết quả dựa trên hiện tượng ngưng kết hoặc không ngưng kết.
+ Nếu ngưng kết: Các hồng cầu sẽ đứng chụm với nhau thành một đám hay nhiều đám
+ Nếu không ngưng kết: Các hồng cầu đứng rời rạc.
- Bình thường sẽ có 4 trường hợp xảy ra tương ứng với 4 nhóm máu là:

2.2. Xác định nhóm máu Rh trên phiến đá (PP huyết thanh mẫu)
2.2.1. Nguyên lý:
Dùng huyết thanh chứa kháng thể anti D cho phản ứng với hồng cầu để xác định kháng
nguyên D trên bề mặt màng hồng cầu.
2.2.2. Dụng cụ:
- Đá men, pipet, đũa thủy tinh.
2.2.3 Hóa chất:
- NaCl 0,9%
- Anti D – IgM hoặc Anti D – IgG/IgM.
2.2.4. Tiến hành:
- Lấy 1ml máu tĩnh mạch vào ống chống đông EDTA,
- Pha dung dịch máu 50% trong NaCl 0,9% (hoặc dùng ngay máu toàn phần).
- Đánh số 2 vị trí trên đá men 1, 2.
- Vị trí 1 nhỏ 2 giọt Anti D (IgM hoặc IgG/IgM).
- Vị trí 2 nhỏ 2 giọt NaCl 0,9% (làm chứng).
- Nhỏ vào mỗi vị trí một giọt máu đã pha loãng (hoặc máu toàn phần)
- Dùng đũa thủy tinh trộn đều, lắc khoảng 2 – 3 phút.
- Đọc kết quả.
+ Nếu vị trí 1 ngưng kết -> bệnh nhân có kháng nguyên D hay Rh(+)
+ Nếu vị trí 1 không ngưng kết -> bệnh nhân không có kháng nguyên D, khi đó cần xác
định rõ bệnh nhân có kháng nguyên D yếu (Du) hay Rh (-) bằng phản ứng trên ống nghiệm.

You might also like