You are on page 1of 21

NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ KHO

1.1Chức năng nhiệm vụ kho thuốc


1.1.1.Chức năng
Kho hang hóa có vị trí quang trọng đối với sản xuất và lưu tho6g, một mặt
kho gắn chặt với sản xuất và lưu thông, là một bộ phận của doanh nghiệp sản xuất
hoặc lưu thông. Mặt khác, nó lại có vị trí độc lập nhất định đối với sản xuất và lưu
thông. Kho dược có các chức năng sau:
Kho dược có chức năng bảo quản
Bảo quản là chức năng chính của kho: Hàng hóa trong kho được bảo quản
tốt cả về số lượng và chất lượng, hạn chế hao hụt, hư hõng, quá hạn dung, mất
mát… Vì vậy, có thể nói kho dược góp phần đảm bảo chất lượng thuốc, tang năng
xuất lao động xã hội và thúc đẩy ngành công nghiệp dược phát triển. Đồng thời
góp phần cho mạng lưới phân phối lưu thông thuốc đạt hiệu quả kinh tế cao.
Kho dược là nơi dự trữ
Những nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, bao bì và hàng hóa cần thiết để đảm bảo
cho quá trình sản xuất được đồng bộ và liên tục, góp phần mở rộng lưu thông hang
hóa trong nền kinh tế quốc dân
Góp phần vào công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm nghiệm thuốc khi xuất,
nhập và trong lưu thông
Cùng với chức năng bảo quản, kho Dược góp phần tạo ra những sản phẩm
thuốc có đủ tiêu chuẩn chất lượng, ngăn ngừa hang giả, xấu, quá hạn… lọt vào lưu
thông; Bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng cũng như các doanh nghiệp sản xuất –
kinh doanh thuốc
Kho dược là nơi điều hòa vật tư hang hóa
Kho dược là nơi dự trữ, tập trung một số lượng lớn vật tư hàng hóa; Do đó,
nó đảm bảo cho việc điều hòa vật tư hang hóa từ nơi thừa sang nơi thiếu để đảm
bảo cung ứng kịp thời nhu cầu phòng, chữa bệnh, góp phần thực hiện cân đối cung
cầu hang hóa trên thị trường. Để thực hiện điều này, công tác quản lý lượng hang
hóa trongn kho có vai trò rất quan trọng.
1.1.2.Nhiệm vụ của một kho Dược
Tất cả các kho Dược, như các kho vật tư hang hóa nói chung, đều có chung nhiệm
vụ là “Tổ chức thực hiện việc dự trữ; Bảo quản và bảo vệ tốt vật tư, hang hóa trong
kho; Phát triển các hoạt động dịch vụ văn minh phục vụ sản xuất và lưu thông hang
hóa với chi phí lao động thấp nhất”.
Kho Dược có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc dự trữ, bảo quản và bảo vệ tốt
vật tư hàng hóa
Hàng hóa dự trữ trong kho Dược là nguyên vật liệu, bao bì làm thuốc, dược
liệu, hóa chất và thành phẩm các loại. Đây là tài sản của doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh và là điều kiện vật chất để đáp ứng nhu cầu phòng cà chữa bệnh của xã
hội. Nhiệm vụ của các bộ phận nhân viên làm công tác trong kho là phải có các
biện pháp kỹ thuật bảo quản thích hợp đối với từng loại hang hóa, không ngừng áp
dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, các máy móc trang thiết bị hiện đại
để tang cường công tác bảo quản, giảm sức lao động nặng nhọc của công nhân kho
Kho Dược có nhiệm vụ xuất, nhập hàng hóa chính xác, kịp thời và quản lý tốt
số lượng hàng hóa luân chuyển trong kho
Một trong những nhiệm vụ chính của kho là nhập hàng vào kho, dự trữ và
bảo quản chúng trong một thời gian, sau đó lại giao cho khách hang. Đó là cầu nối
giữa các nhà sản xuất và các nhà kinh doanh hoặc giữa các nhà kinh doanh với
nhau. Vì vậy, việc xuất nhập kho phải được thực hiện theo đúng lịch trình của hợp
đồng quy định. Đồng thời, trong quá trình suất nhập hàng hóa, kho phải thực hiện
đầy đủ, nghiêm túc các quy định về kiểm nhận (kiểm tra, kiểm soát, kiểm nghiệm),
để xác định đúng, chính xác số lượng, chất lượng và chi tiết các loại hàng hóa theo
đúng các thủ tục giao nhận quy định, trong thời gian ngắn nhất để không ảnh
hưởng đến các lần xuất, nhập tiếp sau.
Việc giao nhận hàng hóa chính xác, kịp thời không những góp phần thúc đẩy
quá trình sản xuất, phân phối lưu thông được bình thường và liên tục; Mà còn gây
được cảm tình tín nghiệm của khách hang, giảm được chi phí giao nhận, lưu kho;
Giải phóng nhanh các phương tiện vận tải bóc dở và nâng cao được tinh thần trách
nhiệm và trình độ kĩ thuật nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong kho.

Việc giao nhận hàng hóa chính xác còn giúp cho các nhà quản lý kho nắm được số
lượng hàng hóa trong kho, hàng luôn chuyển, hàng dự trữ để có kế hoạch phù hợp,
nâng cao hiệu quả công tác kinh doanh trong kho.
Kho dược có nhiệm vụ phát triển các hoạt động dịch vụ văn minh phục vụ
khách hàng
Dù là khó phục vụ cho sản xuất hay cho quá trình phân phối lưu thông, kho
đều phải phát triển các hình thức dịch vụ để phục vụ khách hàng một cách nhanh
chóng, đầy đủ và thuận tiện
Các dịch vụ phục vụ khách hàng ở kho bao gồm các dịch vụ mang tính chất
sản xuất như gia công, chế biến những nguyên vật liệu cho phù hợp với yêu cầu
của sản xuất, đồng thời bao gồm cả các dịch vụ có tính chất thương mại, như đóng
gói sẵn hàng hóa, vận chuyển đến tận nơi cho khách hang, bóc xếp lên phương tiện
cho khách hang, bảo quản thuê hàng hóa, lắp ráp, tu chỉnh, hiệu chỉnh máy móc,
hướng dẫn, bảo hành cho người sử dụng.
Những dịch vụ về kinh doanh kho như thuê kho, cho thuê các phương tiện
vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản… kể cả quảng cáo thuê cho khách hang
Tiết kiệm chi phí kho, góp phần hạ chi phí lưu thông và chi phí kinh doanh
của đơn vị mà kho phụ thuộc cũng là nhiệm vụ quan trọng.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ kho cần có các khoản: Chi phí xuất - nhập
hàng hóa, chi phí bốc vác, chuyên chở, hóa đơn giấy tờ… Chi phí bảo quản hàng
hóa như chi phí xây dựng kho, mua trang thiết bị bảo quản…Tiền lương, phụ cấp,
tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên…Ngoài ra, thì còn các khoản chi phí do sự
hư hao hàng hóa trong quá trình bảo quản (Hao hụt tự nhiên, hao hụt do nấm mốc,
côn trùng cắn phá dược liệu, hao hụt do nhầm lẫn, do thuốc giảm chất lượng, thuốc
hết hạn, hao hột do mất cấp hàng hóa… Hạ thấp được chi phí kho sẽ góp phần
giảm chi phí lưu thông hàng hóa, giảm chi phí kinh doanh
Như vậy kho là một bộ phận cấu thành của doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh
1.2.Địa điểm và thiết kế của một kho dược
1.2.1.Địa điểm
Tùy theo nhiệm vụ của kho để lựa chọn địa điểm xây dựng kho cho phù hợp:
Kho thu mua thì nhất thiết phải được đặt ở nơi có nhiều nguồn nguyên liệu.
Kho tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp nguyên liệu cho các xí nghiệp đó thì
phải được đặt ở gần các xí nghiệp đó.
Kho cung ứng phân phối thì phải được đặt ở các trung tâm tiêu thụ hàng
hóa…
Kho phải có diện tích đủ rộng để có thể phân chia thành các phòng, khu vực
riêng biệt. Kho không phải chỉ có nơi trực tiếp bảo quản, chất xếp hàng hóa mà còn
phải có các khu vực khác nữa (như kho xuất nhập, kiểm hàng hóa; khu vực đường
đi vận chuyển, bốc xếp hàng hóa…) Ngoài ra, khi chọn địa điểm xây dựng kho cần
phải nghĩ tới việc mở rộng quy mô kho trong tương lai, vì vậy diện tích khu đất
xây dựng kho là một trong những yếu tố hàng đầu cần được xem xét.
Lựa chọn địa điểm xây dựng kho cũng cần phải xem xét quy hoạch tổng thể
tổng thể của vùng hoặc địa phương nơi xây dựng kho (như xem địa điểm kho có
nằm trong vùng làm đường hoặc vùng xây dựng các công trình khác trong tương
lai…). Có như vậy, cơ sở kinh doanh mới có thể phát triển ổn định lâu dài và đáp
ứng được nhu cầu phát triển khi mở rộng kinh doanh.
Địa điểm xây dựng kho phải đảm bảo cho chi phí xây dựng và vận hành một
cách hợp lý.
Nơi xây dựng kho phải có địa chất công trình tốt, chịu được trọng tải lớn, đất
không bị lún, sụt lở… để giảm các khoản chi phí đầu tư xây dựng kho. Thuận tiện
đường giao thông cũng là yếu tố quan trọng đối với việc vận hành kho sau này.
Việc lựa chọn địa điểm xây dựng kho phải tránh xa được các nguồn gây ô
nhiễm (như khu chợ, khu bãi rác thải - nước thải của thành phố, của các bệnh
viện… để đảm bảo an toàn cho hàng hóa không bị ô nhiễm và cho sức khỏe của
cán bộ công nhân viên.
Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, tránh lụt lội, bùn lầy, nước động.
Đối với kho hóa chất như hóa chất độc, hóa chất dễ cháy nổ, phải được xây
dựng xa nơi tập chung dân cư.
1.2.2.Yêu cầu và thiết kế một kho dược
Những yếu tố sau quyết định việc lựa chọn thiết kế kho:
Số lượng và cấu thành hàng hóa lưu chuyển qua kho, vì đây là yếu tố quyết
định quy mô hoạt động của kho lớn hay nhỏ, kết cấu kho đơn giản hay phức tạp.
Ví dụ: kho của các công ty Dược phẩm phải có quy mô lớn hơn kho của nhà thuốc.
Loại hàng hóa bảo quản trong kho là yếu tố quan trọng quyết định tới việc
thiết kế kho. Mỗi loại hàng hóa yêu cầu phải có một kiểu thiết kế kho để bảo quản
cho thích hợp (như các loại dược liệu, hóa dược, thuốc thành phẩm, bán thành
phẩm, thuốc độc, thuốc thường, thuốc tiêm, viên…)
Qui trình nghiệp vụ kho: Là trình tự các bước cần phải thực hiện từ khi nhập
hàng đến khi xuất hàng có tính đến quy mô, vị trí, cơ cấu, thời gian và phương tiện
thực hiện từng khâu, từng giai đoạn. Các kho có nhiệm vụ khác nhau sẽ có các quy
trình nghiệp vụ khác nhau, ví dụ như quy trình nghiệp vụ của kho thu mua dược
liệu sẽ khác với kho phân phối dược phẩm, khác với kho với trung chuyển…
Việc xây dựng kho còn phải căn cứ vào vốn xây dựng đầu tư kho, chi phí
bình quân xây dựng 1m2 diện tích hoặc 1m³ dung tích nhà kho.
+Những yêu cầu đối với phương án thiết kế kho Dược
Để đảm bảo giữ gìn toàn vẹn về số lượng và chất lượng của thuốc, nguyên
liệu dùng làm thuốc, kể cả đồ bao gói trong kho, việc thiết kế kho phải đảm bảo 5
trống
Chống nóng, ẩm
Chống côn trùng, mối mọt, chuột
Chống cháy nổ
Chống bão, lụt
Chống mất trộm
Việc thiết kế kho phải đảm bảo những điều kiện thuận tiện nhất cho việc hợp
lý hóa dây chuyền của quy trình nghiệp vụ kho. Phải thuận lợi, liên tục cho việc
vận chuyển, xê dịch hàng hóa với đoạn đường và thời gian ngắn nhất, đảm bảo sử
dụng diện tích và dung tích kho một cách tối đa.
Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của phương tiện vận chuyển hàng hóa ra vào
kho, việc thiết kế kho phải tính cả đường ra, vào kho, đường đi lại trong kho, cấu
trúc của cửa kho… đảm bảo các phương tiện vận chuyển, nâng, chở hàng vận hành
một cách thuận tiện. Thông thường các kho chứa hàng có nền dốc thoai thoải và
được xây một tầng, các cửa đều rộng, trong kho có đường đi lại rộng đủ chỗ cho
hai xe chở hàng tránh nhau.
Để phát huy hiệu quả củ kho một cách cao nhất, việc thiết kế của mỗi loại
kho phải phù hợp với từng đối tượng bảo quản. Ví dụ: kho chứa dược liệu phải
rộng vì dược liệu rất công kềnh, trần kho có thể thiết kế thành sân phơi. Kho bảo
quản hóa chất dễ nổ phải được thiết kế có hai bức tường, cách cát, có tường chắc
chắn bao quanh.
Việc thiết kế kho cũng phải tính đến quy mô hoạt động, phát triển của kho
sau này. Đảm bảo từng bước cơ giới hóa các công việc trong kho, trước hết là các
công việc nặng nhọc. Cơ giới hóa trong kho sẽ làm tăng năng suất lao động và
giảm các chi phí vận chuyển bốc xếp hàng hóa.
Một yêu cầu nữa cũng phải tính đến là hình thức, kiểu nhà, kết cấu và bố trí
trong kho phải đẹp, khoa học, phù hợp với thẩm mỹ dân tộc, đồng thời phù hợp với
đặc điểm khí hậu thời tiết của Việt Nam; phù hợp với quy hoạch phát triển của địa
phương nơi có kho cũng phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành Dược.
Thiết kế kho cũng phải chú ý tới bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan
của khu vực ở nơi có kho, nhất là các kho có hóa chất độc, hóa chất bay hơi, dễ
cháy nổ.

1.3.Diện tích và cách bố trí kho dược


1.3.1.Diện tích kho
Kho Dược phải có diện tích đủ rộng để có thể phân chia thành các khu vực
hoặc phòng riêng biệt. Với những kho lớn, diện tích toàn bộ của khu vực kho phải
bao gồm diện tích của các bộ phận sau:
Diện tích nghiệp vụ: gồm một phần diện tích để xếp hàng và bảo quản hàng
hóa, diện tích này được gọi là diện tích hữu ích chiếm khoảng từ 1/3 đến 2/3 diện
tích của toàn khu vực kho và một phần diện tích được sử dụng cho công tác suất
nhập hàng hóa.
Diện tích phụ: là diện tích dùng làm đường đi lại, diện tích dùng để thực
hiện các công việc phụ cho các nghiệp vụ kho như: phòng thí nghiệm để kiểm
nghiệm hàng hóa, kho chứa bao bì, diện tích để đóng gói lẻ hoặc sửa chữa hàng .
Diện tích hành chánh sinh hoạt: văn phòng, câu lạc bộ, nhà ăn, nhà tắm, nhà
vệ sinh…
1.3.2.Cách bố trí một kho dược
Có thể có nhiều cách bố trí các phòng ban, các bộ phận trong khu vực khoa
Dược, tùy thuộc vào địa điểm và khả năng hoạt động của từng kho. Sau đây là một
vài kiểu bố trí tương đối thuận tiện cho công tác quản lý và suất nhập hàng theo
hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới.
Ghi chú
Khu vực bảo quản hàng hóa
Khu vực nhập hàng, kiểm tra, kiểm soát hàng
Nơi chuẩn bị hàng theo yêu cầu trước khi suất hàng
Khu vực suất hàng
Khu vực quản lý (phòng giám đốc, văn phòng…)

5 2
3

3
1
1

1
4 4 1

Hinh 1: Kho theo chiều dọc


1 1

1 1

2 5 4

Hình 2: Kho có dạng chữ T

Hình 3: Kho theo kiểu đường vòng

1 1

2 3

1 1

5
1.4.Các trang thiết bị trong kho dược
Các trang thiết bị trong kho Dược là những phương tiện kĩ thuật cần thiết để
thực hiện các nghiệp vụ kho, là điều kiện vật chất để nâng cao hiệu quả kinh doanh
trong kho hàng hóa theo đà phát triển của các tiến bộ khoa học - công nghệ, luôn
chú ý tới việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật mới nhằm cơ giới hóa và hiện đại
hóa các công việc quản lý kho.
Nói chung các kho Dược còn có các trang thiết bị sau:
Trang thiết bị văn phòng nhằm phục vụ cho công tác quản lý kho như: xuất
nhập hàng hóa, tính toán lượng hàng luân chuyển trong kho… Các trang thiết bị
văn phòng cần phải có trong kho như máy tính cá nhân, computer, máy in, máy
photocopy, hệ thống điện thoại, máy fax, hệ thống giấy tờ, sổ sách, tủ lưu trữ công
văn, giấy tờ, bàn làm việc…
1.4. Các trang thiết bị trong kho dược
Các trang thiết bị trong kho Dược là những phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực
hiện các nghiệp vụ kho, là điều kiện vật chất để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong kho
hàng hóa theo đà phát triển của các tiến bộ Khoa Học – Công nghệ, luôn chú ý tới việc sử
dụng các trang thiết bị kỹ thuật mới nhằm cơ giới hóa và hiện đại hóa của các công việc
quản lý kho.
Nói chung, các kho Dược cần có các trang thiết bị sau:
Trang thiết bị văn phòng nhằm phục vụ cho công tác quản lý kho như: xuất nhập
hàng hóa, tính toán lượng hàng luân chuyển trong kho… các trang thiết bị văn phòng cần
phải có trong khi như: máy tính cá nhân, Computer, máy in, máy photocopy, hệ thống
điện thoại, máy fax, hệ thống giấy tờ, sổ sách, tủ lưu trữ công văn – giấy tờ, bàn làm
việc…
Trang thiết bị dùng để vận chuyển hàng hóa (như đòn bẩy, con lăn, xe đẩy hàng,
cầu trượt, băng tải,xe tải, xe nâng dỡ hàng…) và trang thiết bị dùng để chất xếp hàng hóa
(gồm các loại tủ sắt hoặc gỗ, giá, kệ, bục).
Các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản hàng hóa trong kho gồm có: các
phương tiện máy móc chống ẩm (ẩm kế, các loại bình hút ẩm, máy hút ẩm), máy điều hòa
nhiệt độ không khí, các phương tiện chống nóng mốc, côn trùng (như các hóa chất diệt
côn trùng, các loại máy xay, rây để loại bỏ nấm mốc, côn trùng, tủ sấy…)
Các phương tiện phòng chống cháy (thang, xô múc nước, bể chứa nước hoặc cát,
bình chữa cháy, bơm nước, nguồn nước và hệ thống dẫn nước, hệ thống tín hiệu báo
cháy.
Các phương tiện làm vệ sinh (chổi, xẻng, các loại bột cọ rửa, xà phòng, nước
thơm, hóa chất, máy hút bụi,…) và bảo hộ lao động (quần áo bảo hộ, găng tay, mặt nạ
phòng độc, khẩu trang)
Công tác quản lý, sắp xếp và bảo quản hàng hóa trong kho Dược
Trong bảo quản, hàng hóa có thể bị giảm cả về số lượng và chất lượng, điều này
không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và gây nhiều tác
hại khác. Vì vậy, mục đích của việc tổ chức , sắp xếp và bảo quản thuốc trong kho là
nhằm giảm đến mức tối đa sự hư hao, tổn thất này.
Hạn dùng của thuốc (Expiry date)
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng mà việc tổ chức sắp xếp kho thuốc
phải quan tâm đến.
Hạn dùng của thuốc là mốc thời gian được ấn định cho một loại thuốc mà trước
thời gian này thuốc được bảo quản trong điều kiện qui định phải đảm bảo chất lượng theo
tiêu chuẩn đã đăng ký.
Hạn dùng của thuốc thường được tính đến tháng, thông thường hạn dùng của
thuốc thường được biểu diễn bằng các chữ số cúa tháng và năm hết hạn.
Tháng hết hạn được biểu diễn bằng 2 chữ số.
Năm hết hạn: biểu diễn bằng hai chữ số cuối cùng của năm. Ví dụ: Exp: 07.17
(dùng hết đến tháng 7 năm 2017) Aut.av (Autiliser avant):05.18 (dùng đến hết tháng 5
năm 2018) HD:01.16 (hạn dùng đến hết tháng 1 năm 2016.
Tháng hết hạn còn được biểu diễn bằng chữ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, ví dụ:
EXP:MAY.09 (dùng hết đến tháng 5 năm 2009). Aut.av:DEC.02 (dùng đến hết tháng 12
năm 2002)
Hạn dùng của thuốc là chỉ tiêu chất lượng quan trọng của thuốc mà lại rất dễ nhận
thấy:
- Khi xuất nhập kho phải chú ý tới hạn dùng:
Kiểm tra hạn dùng của thuốc trước khi nhập vào kho. Với những kho lớn, vòng quay
cuat thuốc dài,tức là thuốc nằm trong kho lâu (hoặc ở trong kho dự trữ chỉ được nhập
thuốc có hạn dài.
Tất cả các thuốc trước khi nhập vào kho phải có hạn dùng trên nhãn tới từng đơn
vị bao gói nhỏ nhất.
Phải dán nhãn có ghi hạn dùng của lô thuốc trên từng kiện hàng, conteiner lớn.
Phải có sổ theo dõi hạn dùng.
Nguyên tắc First in, First out (FIFO):”với cùng một loại thuốc, những thuốc nhập kho
trước thì phải cấp phát trước và ngược lại”.
Nước ta, nhiều khi việc sản xuất và phân phối lưu thông đồng bộ nên những thuốc
nhập kho sau. Để đảm bảo tốt về chất lượng, không có thuốc hết hạn nguyên tắc FIFO
được áp dụng là: Với cùng một loại thuốc, những thuốc sản xuất trước phải được cấp
phát trước và ngược lại những thuốc sản xuất sau được cấp phát sau
1.5.2. Nghiệp vụ sắp xếp hàng hóa trong kho:
Hàng hóa được nhập vào kho phải được phân loại thành từng nhóm khác nhau để
thuận lợi cho việc sắp xếp, bảo quản, cấp phát.
Với các thành phẩm thuốc, có thể có các cách phân loại sau:
- Phân loại theo độc tính: như thuốc độc A, B, thuốc gây nghiện
- Phân loại theo tác dụng dược như: thuốc kháng sinh, thuốc hạ nhiệt giảm đau,
thuốc tim mạch…
- Phân loại theo dạng thuốc: thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc đông dược…
Với nguyên liệu làm thuốc được phân loại theo yêu cầu bảo quản để bố trí ở các khu vực
bảo quản riêng biệt.
Dược liệu : nguồn gốc động vật, thực vật…
Hóa chất dễ cháy, dễ nổ, hóa chất độc, dễ ăn mòn…
Các loại bình khí nén.
1.5.2.1. Sắp xếp
Với mỗi nhóm thuốc, việc sắp xếp dựa vào tên thuốc theo trình tự A,B,C của danh pháp
thông dụng quốc tế.
Với mỗi loại thuốc, việc sắp xếp phải dựa trên nguyên tắc FIFO đã nói ở trên, tức là
những thuốc có hạn dùng ngắn, sắp hết hạn phải xếp ở phía ngài để tiện theo dõi, cấp
phát.
Các kho bảo quản phải có sơ đồ kho, sổ theo dõi hạn dùng, theo dõi số lượng, chất lượng
của hàng hóa đặt ở phía ngoài để tiện cho công tác quản lý.
1.5.2.2. Chất xếp hàng hóa trong kho
Việc chất xếp hàng hóa trong kho phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tiết kiệm diện tích, dung tích nhà kho và trang thiết bị bảo quản.
Đảm bảo an toàn cho hàng hóa (không bị đổ vỡ, bẹp…) và an toàn lao động trong kho
hàng hóa.
ở trong kho dược, hàng được xếp theo hai kiểu:
Xếp chồng đứng trên kệ, bục theo khối hình lập phương theo hình kim tự tháp.
Loại xếp chồng đứng được áp dụng cho những hàng nặng,có cùng kiểu, cùng kích thước
bao gói, ít bị vỡ.
Xếp theo giá: xếp trên giá được áp dụng đói với những loại hàng tương đối nhẹ, dễ
vỡ, nhiều loại, nhiều qui cách đóng gói khác nhau. Cách xếp được mô tả như sau:

Hàng nhẹ cồng kềnh


Hàng có khối lượng bình thường
hay xuất nhập
Hàng có kích thước nhỏ
Hàng hay xuất nhập
Hàng nặng, dễ đổ vỡ

Hình 4. Cách xếp hàng trên giá


Chú ý:
Tuyệt đối không được để trực tiếp trên nền kho(chống ẩm, mối, chuột quy định tối
thiểu khoảng cách 0.2-0.4m)
Trong kho phải có đường đi, khe hở giữa các khối hàng, để đảm bảo thông hơi,
thoáng giá và dễ xuất nhập, để đảm bảo yêu cầu này, người ta đưa ra hệ số sắp xếp hàng
hóa trong kho bao gồm:
Hệ số sử dụng diện tích kho (a=0,55-0,6):a-s/S
Diện tích trực tiếp xếp hàng
Diện tích kho
Hệ số sử dụng thể tích kho (k=0,45-0,50):K = a x (h/H)
H: chiều cao sắp xếp khối hàng
Chiều cao của kho
KỸ THUẬT BẢO QUẢN THUỐC, HÓA CHẤT, DƯỢC LIỆU
Bảo quản dạng thuốc
Thuốc bột
2.1.1.1. Đặc điểm
Dạng thuốc bột bao gồm các hợp chất có nguồn gốc tổng hợp hoặc là loại bột
dược liệu, động vât, thực vât… có khi là bột đơn, bột kép, một số là dạng bán thành phẩm
hay dùng cho pha chế, sản xuất.
Thuốc bột dưới dạng tiểu phân nhỏ, có diện tích tiếp xúc lớn nên dễ hấp thụ nước
ở bề mặt, dễ bị hút ẩm.
Nếu đồ bao gói có độ ẩm cao thì hàm lượng nước trong thuốc bột luôn thay đổi
theo sự thay đổi độ ẩm của độ ẩm môi trường bên ngoài; nếu đồ bao gói ít thấm ẩm thì
hiện tượng ngưng tự nước trên bề mặt đồ bao gói có thể xảy ra.
Sự ngưng tụ ẩm trong bao gói là nguyên nhân gây bết dính, vón cục và là điều
kiện tốt cho nấm mốc phát triển trong thuốc bột.
2.1.1.2. Việc bảo quản thuốc bột trong kho cần chú trọng các điểm sau:
Với thuốc mới nhập: phải kiểm tra nắp, nút xem đã kín chưa, bao bì có đảm bảo
được chất lượng thuốc với điều kiện khí hậu nước ta không. Nếu loại thuốc bột nào đóng
gói chưa phù hợp thì phải đóng gói lại.
Đóng gói lẻ: khi đóng gói lẻ để dễ cấp phát, có thể đóng trong túi polyethylen có
bề dày 0,05 -0,08mm. Nếu gói bằng túi giấy thì chỉ gói vừa đủ trong một tuần. Khi xuất
lẻ phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện cân đong, bao gói để hạn chế thời gian tiếp xúc với
không khí ở mức tối thiểu cho phép. Đối với các thuốc dễ bị chảy nước và dễ bị oxy hóa,
thì phải đóng gói trong điều kiện khô, tránh ánh sáng.
Thuốc bột có nguồn gốc từ đông vật như cao gan, pancreatin, pepsin… hút ẩm
mạnh, dễ bị nấm mốc và vi khuẩn gây hư hỏng. Khi bảo quản phải chú ý bảo vệ bao bì
luôn nguyên vẹn. Nếu bao bì bị thủng, rách phải xử lý kịp thời bằng các biện pháp thích
hợp như: làm khô bằng chất hút ẩm mạnh, găn si sáp vào nắp nút, cấp phát ngay trong
tuần…
Phân loại và sắp xếp hợp lý, bảo quản đúng yêu cầu đối với từng thuốc. ví dụ: với
các thuốc dễ bị hỏng bởi ánh sán và nhiệt độ thì phải bảo quản trán ánh sáng và nơi khô
mát.
2.1.2. Thuốc viên
Thuốc viên chiếm tỷ lệ rất cao trong các loại thành phẩm. Thuốc viên có nhiều loại: viên
nén, viên nang, viên tròn…
2.21.2.1. Các loại thuóc viên thường có đặc điểm sau:
Có thành phần phức tạp: gồm các hoạt chất và tá dược mang nhiều tính chất khác
nhau: dễ hút ẩm, dễ bị oxy hóa…
Chất bao viên có tác dụng bảo vệ và làm thuốc dễ uống nhưng các chất đó dễ chảy
dính, gây nấm mốc viên
Các viên nang khó bảo quản vì dễ hút ấm, ở độ ẩm cao (80-90%), nhiệt độ 25-
28 C rất dễ bị bết dính.
0

2.1.2.2. Để đảm bảo chất lượng của thuốc viên, cần tuân theo nguyên tắc sau:
Khi chưa xuất nhập phải kiểm tra bao bì, nắp nút, băng bảo đảm xem đã đúng yêu
cầu chưa.
Không chất vật cứng, nhiều góc cạnh lên bao bì mềm đựng thuốc viên, không nèn
chặt khi đóng gói…
Viên có hoạt chất dễ bay hơi thì không đóng gói trong túi PE.
Nếu đóng gói lẻ thì nên đóng đủ liều trong một đợt điều trị hoặc trong vài ngày,
không đóng gói quá nhiều.
Khi sắp xếp trong kho, phải chú ý tới sức chịu đựng của giá kệ, sức chịu nén của
hòm, hộp…
Cần phân loại và sắp xếp hợp lý cho các thuốc tránh ánh sáng, nhiệt độ…
2.1.3. Thuốc tiêm
Thuốc tiêm thường được đóng trong ống tiêm thủy tinh hoặc trong chai lọ thích hợp.
thuốc tiêm thường là dạng dung dịch, hỗn dịch, bột vô khuẩn pha tiêm.
2.1.3.1. Thuốc tiêm bị biến chất , hỏng do các nguyên nhân sau:
Do ống tiêm không đảm bảo chất lượng.
Do kỹ thuật pha chế không tốt.
Điều kiện bảo quản không đáp ứng yêu cầu.
2.1.3.2. Để giữ gìn phẩm chất của thuốc tiêm, cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
Thường xuyên kiểm tra để phát hiện thuốc kém chất lượng kịp thời như: có hiện
tượng đổi màu, vẩn đục, kết tủa…
Bảo quản đúng chế độ đối với các thuốc đặc biệt và có hạn dùng ngắn như: huyết
thanh, vaccin…
- Đối với các kháng sinh bột đóng lọ như: ampicillin, streptomycin… thì nhất thiết
phải kiểm tra phẩm chất và tiến hành phân loại. loại chưa bị nhiễm ẩm thì tiến
hành bao sáp, loại chớm nhiễm ẩm thì dùng chất hút ẩm làm cho khô rồi mới bao
sáp.
2.1.4. Thuốc dạng lỏng
Thuốc dạng lỏng bao gồm dung dịch thuốc, siro, potio. Trong thực tế các loại
thuốc này hay bị hư hỏng do nấm mốc và đổ vỡ do va chạm.
2.1.4.1. Muốn bảo quả tốt dạng thuốc này cần phải:
Tránh nấm mốc: khi pha chế phải đảm bảo về tỷ trọng, pH, … và đảm bảo đúng
kỹ thuật và chế độ vô khuẩn. Đóng gói phải thật kín. Đối với các thuốc ngọt như siro,
potio… không nên dự trữ lâu trong kho. Đối với các thuốc dạng hỗn dịch, nhũ dịch phải
lắc kỹ trước khi cấp phát.
Tránh đổ vỡ do va chạm: khi đóng gói phải cho thêm các vật chèn, lót thích hợp. Khi vận
chuyện hòm kiện phải nhẹ nhàng, phải có ký hiệu “ tránh đổ vỡ” và “ tránh lật ngược”.
2.1.5. Các loại dầu mỡ
2.1.5.1. Đặc điểm
Dầu mỡ thực vật hay động vật gồm các acid béo no hoặc không no, có bản chất là
ester của acid béo với glycerin nên dễ bị phân hủy thành các hợp chất khác, dễ bị ôi khét,
dễ bị biến màu khi để tiếp xúc với không khí một thời gian, nấm mốc và các tác nhân làm
tăng quá trình làm phân hủy dầu mỡ như ánh sáng, nhiệt độ cao, độ ẩm, và phương pháp
điều chế…
Sự oxy hóa dầu mỡ do oxy không khí gắn vào liên kết đôi, liên kết ba của acid béo
không no hoặc phá hủy mạch carbon của phân tử dầu mỡ.
Phương pháp điều chế có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của dầu mỡ: phương pháp
ép nóng dầu mỡ dễ bị khét do có nhiều yếu tố làm tăng quá trình oxy hóa như nhiệt độ
cao, độ ẩm. phương pháp ép nguội là tốt nhất, nhưng phải chú ý đến quy trình và đảm bảo
vệ sinh vô trùng, sau khi ép xong phải đóng gói ngay vào bao bì khô sạch, dầy, màu.. có
thể thêm chất bảo quản nếu cần thiết.
Hai loại dầu mỡ hay được dùng là:
Dầu mỡi làm nguyên liệu pha chế, sản xuất như dầu lạc, dầu thầu dầu, mỡ lợn. ..
thường được đóng trong thùng sắt.
Dầu mỡ dướu dạng bào chế như dầu gió, dầu xoa bóp, thuốc mỡ…
2.1.5.2. Để bảo quản tốt dầu mỡ cần phải thực hiện các nguyên tắc sau:
Để nơi mát, không bảo quản ở nhiệt độ quá lạnh sẽ gây hiện tượng ngưng kết acid stearic
trong dầu mỡ.
Đóng gói kín, đóng đầy để hạn chế dầu mỡ tiếp xúc với oxy không khí. Khi đóng
gói xong phải lau kỹ miệng thùng. Nếu lượng dầu mỡ còn lại ít, phải chuyển sang thùng
nhỏ có dung tích thích hợp. Có thể dùng thùng gỗ, nhựa, kim loại để đựng dầu mỡ.
Chú ý: khi dùng thùng gỗ phải lựa chọn gỗ chắc, ít thấm dầu hoặc lót thùng bằng
túi làm bằng chất dẻo có bề dày 0,8 -0,1 mm.
Không lèn chặt hoặc xếp các vật nặng lên ống tuýp, nắo ống tuýp phải vặn chặt để
tránh rò rỉ.
Chai lọ đựng thuốc mỡ nên dùng nút lie, có thể dùng nút gỗ, nút dút và cần bọc
nút 1-2 lần bằng giấy PE.
Trong sản xuất, thường cho thêm chất bảo quản như acid benzoic, tocoferol… để
ngăn ngừa sự biến chất của dầu mỡ.
2.1.6. Tinh dầu
Tinh dầu là một hỗn hợp nhiều thành phần, thường có mùi thơm, không tan trong nước,
tan trong các dung môi hữu cơ, bay hơi được ở nhiệt độ thường và có thể điều chế từ thảo
mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước.
2.1.6. Tinh dầu
Tinh dầu là một hổn hợp nhiều thành phần, thường có mùi thơm, không tan
trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, bay hơi được ở nhiệt độ thường và có
thể điều chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước.
2.1.6.1. Phân loại tinh dầu
- Theo thể chất tinh dầu được chia thành 02 loại:
+ Loại tinh dầu thô, thường đựng trong thùng.
+ Loại tinh dầu tinh khiết, thường được đựng trong chai, bình thủy tinh.
- Theo cấu tạo hóa học, có thể chia tinh dầu thành 04 nhóm chính:
+ Các dẫn chất của Monoterpen: limonen, alphaterpinen, methol,
alphaterpineol, citral, camphor, cineol…
+ Các dẫn chất của sesquiterpen: curcumen, zingibezen…
+ Các dẫn chất có nhân thơm: thymol, eugenol, vanilin, saftrol, aldehyd
cinamic, methyl salicylat…
+ Các dẫn chất chứa N và S: methylantranilat, alicin…
2.1.6.2. Đặc điểm của tinh dầu
Tinh dầu đa số ở thể lỏng, ở nhiệt độ thường, một số ở thể rắn như menthol,
borneol, camphor, vanilin… thường không màu hoặc có màu vàng nhạt (có màu
sẫm lại do bị oxy hóa), vị cay và có mùi đặc biệt, đa số có mùi thơm dễ chịu, một
số có mùi hắc như tinh dầu giun.
Thành phần của tinh dầu rất phức tạp, có loại là dẫn chất của phenol, ceton,
aldehyd, ester, alcol… nên tinh dầu rất dễ bị oxy hóa, sự oxy hóa thường xảy ra
cùng với sự trùng hiệp hóa, tạo thành nhựa kết dính, làm tinh dầu mất mùi thơm,
biến màu. Ví dụ như tinh dầu chanh bị oxy hóa dưới tác động của ánh sáng bị mất
màu và đặc quánh lại, terpen trong tinh dầu thông khi gặp nước bị biến thành
terpin. Quá trình oxy hóa tinh dầu càng nhanh khi nhiệt độ cao và dưới tác dụng
của ánh sáng, làm cho tinh dầu càng chóng hỏng.
Như vậy, nguyên nhân làm hỏng tinh dầu chủ yếu là do oxy, ánh sáng và các
tạp chất có trong tinh dầu do không thể loại bỏ trong quá trình tinh chế. Ngoài ra
còn do bao bì đóng gói tinh dầu như những tinh dầu có chứa nhóm alcol bậc nhất
thì sẽ có phản ứng hóa học với bao bì bằng kim loại như nhôm, hoặc những tinh
dầu là dẫn chất của phenol (tinh dầu đinh hương, tiểu hồi, mùi…) thì sẽ có phản
ứng màu với bao bì bằng sắt.
Tinh dầu còn là chất dễ bay hơi và dễ cháy khi gặp lửa.
2.1.6.3. Nguyên tắc bảo quản tinh dầu
Đóng đầy để loại hết oxy, nút kín, để nơi mát (nhiệt độ dưới 200 C), tránh
ánh sáng, xa lửa và phải để ở khu vực riêng biệt vì tinh dầu có thể ảnh hưởng đến
các dược liệu khác.
Khi ra lẻ phải chọn bao bì thích hợp, không được dùng túi PE để ra lẻ tinh
dầu. Cần chú ý là tinh dầu có thể hòa tan hay làm mềm cao su, xi sáp nên phải lưu
ý khi chọn nắp, nút. Mỗi lần sang rót, ra lẻ xong phải lau sạch tinh dầu đính ngoài
miệng bao bì để giảm tối đa nguy cơ bị oxy hóa.
Chai lọ đựng tinh dầu, dụng cụ đong đo phải sấy khô nước (vì nếu tinh dầu
có lẫn nước sẽ bị đục và bị giảm chất lượng), phải lau sạch miệng chai trước khi
đậy nút (Chú ý: không được dùng cồn để lau cho chai lọ mau khô, vì sẽ làm cho
tinh dầu bị nhiễm thêm tạp chất từ cồn như aldehyd). Bình hoặc chai, lọ đựng tinh
dầu phải bằng thủy tinh màu hoặc dùng giấy màu bọc bên ngoài, để trong dụng cụ
chắc chắn và có vật chèn lót cẩn thận. Nếu số lượng lớn thì dùng sành sứ hoặc
thùng có tráng thiếc hoặc thép không rỉ.
2.1.7. Các dạng bào chế thuốc đông dược
Các dạng bào chế thuốc đông dược gồm: tễ, cốm, hoàn, cao, rượu, siro, bao
sáp, thuốc dán, cao xoa, dầu xoa…
2.1.7.1. Các dạng bào chế này thường có những đặc điểm sau:
Trong công thức có nhiều chất khác nhau, đa số có nguồn gốc từ dược liệu
nên dê bị nhiễm nấm mốc.
Kỹ thuật và điều kiện sản xuất, pha chế, vệ sinh thường không đảm bảo chế
độ vô khuẩn như các dạng khác và bao bì đóng gói quá đơn giản không bảo quản
được thuốc tránh khỏi sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, sâu bọ, nấm mốc,
ruồi nhặng… Mặc dù, có thêm chất bảo quản như Nipazin, nipazol, natri benzoat
nhưng đây vẫn là loại thuốc khó bảo quản và thường không để lâu được, tuổi thọ
ngắn.
Việc kiểm tra, kiểm nghiệm đối với dạng thưốc đông dược rất khó khăn,
chưa có một tiêu chuẩn thống nhất của ngành nhằm đảm bảo kiểm soát chất lượng
lên men, hoàn thuốc bị mốc, cồn thuốc bị cặn tủa, màu sắc thay đổi…), nguồn gốc
không rõ ràng vẫn gây nguy hại cho người sử dụng.
2.1.7.2. Để bảo quản tố các chế phẩm đông dược cần phải
Đảm bảo nguyên liệu dùng để bào chế thuốc đông dược phải có phẩm chất
tốt, không bị nấm mốc, sâu bọ, không bị hư hỏng.
Nơi sản xuất phải đảm bảo vệ sinh vô trùng bằng hoặc ít ra cũng gần bằng
nơi sản xuất thuốc tân dược, có kiểm tra từng công đoạn sản xuất theo đúng quy
trình kỹ thuật.
Phải lựa chọn bao bì đóng gói phù hợp và các biện pháp bảo quản tốt với
từng loại thuốc đông dược.
Cần xử lý ngay thuốc kém phẩm chất như: kịp thời xử lý bảo quản đóng gói
lại, cách ly tránh lây lan nhất là thuốc bị sâu bọ, nấm mốc mới xâm nhập, hoặc trả
lại xí nghiệp những chế phẩm không đủ quy cách, tiêu chuẩn.
Kịp thời thay chai lọ nứt, vỡ, túi bị bục rách.
Sắp xếp trong kho phải chú ý tới sức chịu đựng của bao bì. Không được
chồng đè vật nặng hay quá cao làm bẹp, hỏng bao bì, hay làm dập nát các thuốc
bên trong như viên hoàn, tễ…
Cốm thuốc đóng gói trong túi chất dẽo cần phải bảo quản trong hòm kín để
tránh gián, chuột phá hoại.
Khi vận chuyển phải nhẹ nhàng, cho thêm vật chèn lót hòm đựng chế phẩm
ở dạng lỏng để tránh đổ vỡ.
Đối với các chế phẩm đông dược để bảo quản tốt đòi hỏi người quản lý như
thủ kho, cán bộ kỹ thuật phải có tinh thần trách nhiệm cao, siêng năng, chăm chỉ,
và có nghiệp vụ vững vàng.
2.2. BẢO QUẢN HÓA CHẤT
2.2.1. Phân loại hóa chất
Hóa chất dược sử dụng trong ngành có rất nhiều loại và thường được chia
thành 03 loại:
+ Hóa chất thường.
+ Hóa chất thí nghiệm.
+ Hóa chất dùng làm thuốc (hóa dược).
2.2.2. Đặc điểm của hóa chất
Các hóa chất thường có một đặc điểm chung cần phải chú ý trong quá trình
bảo quản là:
+ Thường là những hoạt chất có hoạt tính mạnh.
+ Dễ xảy ra các phản ứng hóa học nguy hiểm.
+ Có một số hóa chất dễ cháy nổ khi va chạm, cũng như khi gặp lửa, gặp
ẩm.
+ Có một số hóa chất dê bay hơi, hơi đó rất độc, có thể ăn mòn kim loại và
làm hỏng thuốc và đồ bao gói xung quanh. Một số hóa chất bay hơi, khi hơi đạt tới
một nồng độ nào đó thì có thể gây cháy nổ. Ví dụ: Ether, aceton, acid nitric…
2.2.3. Các biện pháp bảo quản hóa chất trong kho
Kho chứa hóa chất phải đảm bảo cách nhiệt, thông thoáng tốt, phải có trần
nhà, mái hiên rộng để tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào. Cần làm nhiều cửa ra vào
và cửa sổ để thông thoáng và thuận tiện cho việc thông gió.
Các hóa chất dễ cháy nổ phải được xếp ở trong kho riêng và phải thực hiện
tốt chế độ bảo quản.
Phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện phòng chống độc. Trong kho phải có
tủ thuốc cấp cứu gồm có: thuốc chống độc và phương tiển cấp cứu để xử lý khi tai
nạn lao động xảy ra.
Các thuốc và phương tiện cấp cứu thường dùng trong kho bảo quản hóa
chất:
+ Nước vôi;
+ Natri hydrocarbonat 3%;
+ Acid acetic 5% hoặc acid boric 2%;
+ Dầu chữa bỏng;
+ Bông hút;
+ Băng cuộn, băng dính;
+ Mặt nạ chống độc.
Kho chứa các loại hóa chất ăn mòn phải có giá kệ, tủ, bục làm bằng vật liệu
chịu được sự ăn mòn, nền kho phải rải một lớp cát dày từ 20-40cm.
Các chất dễ tương kỵ, các chất oxy hóa mạnh, kiềm mạnh, acid mạnh phải
được để trong từng khu vực riêng. Kho phải có lối đi đủ rộng để thuận tiện và dễ
dàng cho việc sắp xếp, xuất nhập.
Trong khu vực để hóa chất phải luôn luôn gọn gàng, không để chất dễ cháy
xung quanh chỗ xếp hóa chất. Khu vực đóng gói phải tiến hành ở nơi riêng biệt.
Cần có các trang thiết bị tối thiểu cho việc bốc dỡ, sắp xếp đảm bảo an toàn
lao động.
Vật liệu bao bì dùng để đóng gói hóa chất phải lựa chọn thận trọng để tránh
tương kỵ, tránh bục rách trong quá trình vận chuyển, bảo quản.
Bao bì đóng gói phải sạch, không dùng lẫn bao bì của hóa chất khác nếu
chưa xử lý sạch.
Hóa chất nhập nước ngoài phải dán thêm nhãn bằng tiếng Việt và có các ký
hiệu riêng như: độc, dễ cháy, nổ, dễ ăn mòn, hóa chất, hóa nghiệm… theo quy định
của Quy chế nhãn.
Các bình chứa hóa chất phải đặt trong dụng cụ có vật chèn, lót cẩn thận để
tránh va dập rung lắc.
Khi ra lẻ phải dùng ống hút có quả bóp cao su. Phải có giá đặc biệt để xếp và
rót hóa chất.
Các chất ăn mòn mạnh (I2, AgNO3) không được đóng gói trong bao bì bằng
giấy hoặc bằng kim loại.
Phải sử dụng các nút đậy thích hợp: Không dùng nút cao su đậy bình đựng
dung môi hữu cơ; Các chai lọ đựng NaOH, KOH… không được đậy bằng nút thủy
tinh, nút mài.
Ra lẻ các hợp chất bay hơi và độc với sức khỏa như Brom.… thì phải tiến
hành trong tủ hốt.
Các hợp chất dẽ bị hỏng bởi ánh sáng, khi đóng gói phải chọn bao bì có màu
(đỏ, vàng, đen, nâu) hoặc bọc giấy màu.
2.3. BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU, THẢO MỘC
2.3.1. Đặc điểm của dược liệu
Dược liệu thảo mộc có nhiều loại, có đặc điểm và tính chất khác nhau.
Nhưng dược liệu có đặc điểm chung là cồng kềnh, khối lương bảo quản thường
lớn, khó đóng gói kín và thường dùng các bao bì đóng gói đơn giản, không có khả
năng chống các yếu tố gây hư hỏng; khó sắp xếp, khó phơi xông sấy, vận chuyển
và khó để được lâu.
Dược liệu bị giảm phẩm chất trong quá trình bảo quản thường do các
nguyên nhân sau:
- Dược liệu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng.
Trong đó, ẩm ướt là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng dược liệu.
- Nấm mốc: dược liệu bị mốc là hiện tượng phổ biến trong điều kiện khí hậu
nóng ẩm như ở nước ta. Mốc phát triển làm cho dược liệu biến màu, biến mùi, vị
… và bị giảm chất lượng nhanh chóng. Nấm mốc thường gặp thuộc các chi
Aspergillus, penicillium, mucor, rhizopus.
- Sâu mọt: sâu mọt rất dẽ xâm nhập và phát triển trong dược liệu, làm cho
dược liệu hư hỏng, tạo mùi lạ và gây nhiễm bẩn cho dược liệu do chất thải của sâu
mọt. Sâu mọt hay gặp như mọt gạo, mọt thóc đỏ, mọt cà phê, mọt thuốc.
- Dược liệu thường hay bị mối xông, chuột cắn và phá hoại.
2.3.2. Các biện pháp bảo quản dược liệu
Bảo quản dược liệu nhằm giữ hình thức và phẩm chất của dược liệu không
bị giảm sút, giữ dược liệu tránh được các yếu tố thời tiết, sâu bọ, mối mọt, nấm
mốc gây tác động hoặc cắn phá làm giảm chất lượng, hao hụt hoặc hư hỏng.
Muốn bảo quản tốt, dược liệu phải được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn về
bao bì, kích thước, khối lượng, hình dáng. Chọn bao bì thích hợp với đặc điểm và
tính chất của từng dược liệu. Mục đích của việc đóng gói là để bảo vệ dược liệu về
mọi mặc trong thời gian vận chuyển hay bảo quản, Trên bao bì phải có nhãn ghi rõ:
Tên dược liệu, khối lượng nguyên, khối lượng cả bì, nơi sản xuất, số kiểm soát;
Nếu đóng gói nhỏ để dùng ngay thì phải ghi rõ công dụng, cách dùng, liều dùng,
hạn dùng.
Phải xây dựng kho đúng quy cách, kho thường được xây dựng bằng nguyên
liệu chống cháy. Kho phải thoáng mát, khô ráo. Giữa các giá phải có lối đi lại. Kho
phải sạch sẽ, sáng sũa đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ thích hợp cho từng loại dược liệu
trong quá trình bảo quản. Cần áp dụng các biện pháp chống ẩm, chống nóng cho
kho.
Dược liệu phải được xếp theo từng khu vực để dễ tìm, dễ kiểm soát. Các
dược liệu như cà độc dược, ô đầu, mã tiền… và các dược liệu có tinh dầu như đinh
hương, quế, bạc hà… phải để riêng.
Phải có các biện pháp phòng chống sự phát triển của nấm mốc, sâu bọ, mối
mọt, chuột xâm nhập và phải kiểm tra theo định kỳ. Khi dược liệu bị nấm mốc thì
phải xử lý như rửa, lau nước hoặc lau cồn, rồi phơi sấy lại, nếu nhiễm nặng thì loại
bỏ. Nếu dược liệu bị sâu mọt, phương pháp đơn giản nhất là sấy ở nhiệt độ 65 0C
hoặc có thể sử dụng bức xạ tia gama 80 Co (cobalt 80) chiếu từ 0.25-1 KG γ. Dược
liệu với số lượng ít và rất dễ sâu mọt thường được đựng trong hộp thùng sắt kín và
nhỏ xuống đáy thùng vài giọt cloroform.
Khi nhập dược liệu phải kiểm tra và có sự phân loại đối với từng dược liệu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Ds. Nguyễn Cảnh Toàn, Giáo trình bảo quản thuốc và dụng cụ y tế, trường Cao
Đẳng Y Tế Kotum, 2015.

You might also like